Thương mại quốc tế của Việt Nam (Phần 2)

pdf 50 trang phuongnguyen 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thương mại quốc tế của Việt Nam (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuong_mai_quoc_te_cua_viet_nam_phan_2.pdf

Nội dung text: Thương mại quốc tế của Việt Nam (Phần 2)

  1. 104 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Trên cơ sở lý luận và thực tiễn ở các chương trước, chương này tập trung đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Phần 3.1 rà soát bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới. Phần 3.2 đưa ra các quan điểm tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Phần 3.3 trình bày các giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. Các giải pháp được đề xuất theo nội dung của công việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (đã đưa ra trong chương 1). Các nội dung được trình bày trong mỗi giải pháp gồm có tính cần thiết, nội dung của giải pháp, địa chỉ áp dụng, và điều kiện thực hiện giải pháp. 3.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới Việt Nam đặt mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững để về cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp hoá vào năm 2020. Thúc đẩy xuất khẩu và tăng cường đầu tư đã được xác định là động lực tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế đã được nhìn nhận là một yếu tố của sự phát triển. Tất cả các yếu tố này tác động tới việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Các lịch trình cam kết mà Việt Nam đang và sẽ tham gia bao gồm lịch trình thực hiện chương trình AFTA và chương trình ASEAN mở rộng (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), lịch trình thực hiện APEC, lịch trình thực hiện
  2. 105 Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, lịch trình thực hiện cam kết trong WTO. Khi tham gia và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các lịch trình như: cắt giảm thuế quan xuống mức 0% vào năm 2015 và chậm nhất là vào năm 2018 trong ASEAN; chuyển đổi các sản phẩm từ danh mục này sang danh mục khác (trong ASEAN); tự do hoá thương mại trong APEC vào năm 2020; tự do hoá thương mại hàng hoá đối với Hoa Kỳ vào năm 2008 (trong khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ); lịch trình mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO. Khi trở thành một thành viên chính thức của WTO, các vấn đề hậu WTO sẽ yêu cầu Việt Nam tiếp tục thực hiện hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế một cách nhất quán. WTO rà soát chính sách thương mại quốc tế theo thể chế (cơ quan hoạch định và hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia), các công cụ tác động trực tiếp tới nhập khẩu và các công cụ tác động trực tiếp tới xuất khẩu. WTO cũng rà soát chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia theo ngành hàng. Mặc dù, khung phân tích chính sách thương mại quốc tế (nêu ra trong Chương 1) không thay đổi song mức độ giải quyết (cả về nội dung và cách thức) sẽ thay đổi. Việt Nam sẽ trực tiếp chịu tác động từ kết quả của vòng đàm phán Doha. Việc các nước phát triển sử dụng những biện pháp kỹ thuật và hành chính vẫn là một thực tế. Tuy nhiên, Việt Nam có thể được hưởng lợi từ các yêu cầu thực thi của các nước đang phát triển đối với các nước phát triển về các vấn đề như nông nghiệp, dệt may, chống bán phá giá, biện pháp kiểm dịch và vệ sinh thực vật, đối xử đặc biệt với các nền kinh tế nhỏ. Bên cạnh đó, Việt Nam phải xác định hoàn thiện chính sách mạnh mẽ hơn nữa bởi vì các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, Canada và EU, đang thúc đẩy các thành viên mau chóng đạt thoả thuận về ba vấn đề Singapore về tạo thuận lợi cho thương mại (đầu tư, cạnh tranh, mua sắm của chính phủ). Một số thành viên của WTO (Nhật Bản, Singapore, Thái
  3. 106 Lan) đang sử dụng các hiệp định thương mại song phương như là biện pháp thâm nhập thị trường khi mà các thoả thuận đa phương có chiều hướng bế tắc23. Hội nhập kinh tế quốc tế không thể tách rời việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Các mục tiêu này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010, trong đó nêu rõ mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2006-2010 là “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đạt được bước chuyển biến quan trọng theo hướng phát triển nhanh và bền vững. Cải thiện rõ ràng đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và từng bước phát triển kinh tế tri thức. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế” [8, tr.63]. Việc định hướng phát triển 19 ngành và lĩnh vực đã được nêu ra trong bản dự thảo. 24 Vấn đề thứ tự ưu tiên sẽ tiếp tục là vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới. Hậu WTO sẽ tạo ra những thay đổi về nhận thức và chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam nhiều hơn và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vươn ra thị trường thế giới mạnh mẽ hơn. 23 Ba vấn đề này được biết đến như các vấn đề Singapore vì các nước phát triển đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng WTO tổ chức tại Singapore vào tháng 12 năm 1996. 24 19 lĩnh vực này bao gồm phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nông dân; phát triển công nghiệp, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát triển các ngành dịch vụ; hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế; giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; khoa học và công nghệ; tài nguyên môi trường và phát triển bền vững; dân số và kế hoạch hoá gia đình; lao động, giải quyết việc làm; công tác xoá đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp pháp, chính sách với người có công, phát triển mạng lưới an sinh xã hội; công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; phát triển văn hoá, thông tin-nền tảng của tinh thần xã hội; phát triển thể dục thể thao; nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc ít người; thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng; thực hiện bình đẳng về giới, nâng cao vị thế của phụ nữ và bảo vệ quyền lợi của trẻ em; phát triển thanh niên Việt Nam; phòng chống các tệ nạn xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội. [8]
  4. 107 3.2. Quan điểm tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Quan điểm về hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế cần bao gồm những nội dung sau: Một là, việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế phải chủ động gắn liền với mục tiêu công nghiệp hoá và các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế chỉ là một trong 19 định hướng về phát triển các lĩnh vực, ngành tại Việt Nam. Việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế do đó phải được gắn kết chặt chẽ với các chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt là chính sách công nghiệp. Việc chủ động hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế liên quan tới các hàng loạt các vấn đề như nhận thức, trách nhiệm của các bên liên quan; và cả việc huy động và sử dụng các nguồn lực cần thiết. Việc chủ động hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế thể hiện ở nhận thức về mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch trong quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế cho phù hợp với bối cảnh của Việt Nam; hoàn thiện các công cụ thuế quan và phi thuế quan cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng hàng hoá cụ thể, và chủ động tổ chức phối hợp hoàn thiện chính sách. Việc chủ động hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế còn thể hiện ở việc chủ động đưa ra các nội dung và đề xuất cách thức giải quyết các vấn đề trong các quan hệ song phương và trong các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nhận thức của lãnh đạo và các cấp thực thi được thể hiện bằng tầm nhìn và các chương trình hành động. Các chương trình hành động về hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế cũng cần được gắn chặt chẽ với các nguồn lực về trang thiết bị, tài chính, và con người.
  5. 108 Hai là, việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế là một trong các hoạt động góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Thông qua việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng khả năng tiếp cận thị trường và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế sẽ tạo điều kiện tăng cường gắn kết sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia tăng xuất khẩu những mặt hàng chế biến, chế tạo và những mặt hàng có giá trị gia tăng cao và việc quản lý nhập khẩu (“kiềm chế nhập siêu”) sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Ba là, việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chung, thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ thành viên của các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt Nam tham gia nhưng không bó buộc trong một lịch trình nhất định. Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc như (i) không phân biệt đối xử thông qua thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT); (ii) nguyên tắc về thương mại tự do hơn (ngày càng giảm dần các biện pháp can thiệp vào thương mại); (iii) nguyên tắc về tính có thể dự đoán và đảm bảo minh bạch hoá quá trình thiết kế và thực thi chính sách; (iv) đảm bảo cạnh tranh công bằng; (v) khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế [1, tr.17-20]. Các quyền lợi về thâm nhập thị trường, tham gia đàm phán và các nghĩa vụ như mở cửa thị trường, báo cáo tình hình thực hiện cắt giảm các biện pháp can thiệp vào thương mại, đầu tư cần phải được thực hiện. Việt Nam phải điều chỉnh chính sách cho phù hợp với luật chơi chung trong các tổ chức đó. Việc quán triệt quan điểm này sẽ đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các tổ chức khu vực, quốc tế và chủ động tận dụng được các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế. Việc đàm phán thay đổi hoàn toàn lịch
  6. 109 trình thực hiện cam kết là điều không nên làm và khó có thể được chấp nhận. Việt Nam cần xác định thái độ tuân thủ nhưng không bó buộc trong các lịch trình thực hiện bởi vì những mốc thời gian là mục tiêu chung và các quốc gia được quyền chủ động đề xuất việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tại các cuộc đàm phán cũng như có những linh hoạt trong một khuôn khổ nhất định khi thực hiện (lộ trình cho từng mặt hàng, từng lĩnh vực cụ thể). Bốn là, việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế phải đảm bảo sự tham gia của không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước (hoạch định và thực thi chính sách) mà cả các đối tượng khác như cộng đồng doanh nghiệp (các hiệp hội, các doanh nghiệp) và giới nghiên cứu. Sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, và giới nghiên cứu thể hiện bằng việc chia xẻ trách nhiệm, nguồn lực và lợi ích trong việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. Nội dung hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế (đã được nêu ra ở trên) bao gồm hoàn thiện cách tiếp cận chính sách thương mại quốc tế; hoàn thiện các công cụ của chính sách thương mại quốc tế; tăng cường liên kết thương mại – công nghiệp và phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. Các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp phải chia xẻ trách nhiệm và nguồn lực trong quá trình này. Việc chia xẻ trách nhiệm, nguồn lực và lợi ích cụ thể như thế nào giữa các bên cần được làm rõ trong quá trình hoàn thiện chính sách. Năm là, việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế phải đảm bảo khai thác được lợi thế của nước đi sau trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào năm 1995, thành viên chính thức của APEC vào năm 1998, ký Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ vào năm 2000 và hy vọng trở thành thành viên của WTO vào năm 2006. ASEAN được thành lập vào năm 1967 và Hiệp định Chương trình ưu đãi thuế
  7. 110 quan có hiệu lực chung (CEPT) được ký vào tháng 1 năm 1992. APEC được thành lập vào năm 1993. WTO được thành lập vào năm 1995 nhưng tiền thân của WTO là GATT hoạt động từ năm 1947. So với các nước ở khu vực Đông Á thì Việt Nam là nước đi sau trong hội nhập kinh tế quốc tế. Là nước đi sau, Việt Nam vừa bất lợi (bỏ qua những cơ hội trong quá khứ) nhưng cũng vừa có lợi (rút kinh nghiệm từ quá khứ và khai thác được các cơ hội đang tới). Để đảm bảo khai thác lợi thế của nước đi sau, các quốc gia phải có những chuẩn bị về mặt tinh thần như tự tin là khai thác tốt các lợi thế của nước đi sau, thay đổi nhận thức về cách thức hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế ở các bên liên quan đến việc hoạch định và thực hiện chính sách. Lợi thế này thể hiện ở việc đúc rút kinh nghiệm trong hoàn thiện chính sách và khai thác các ưu đãi mà Việt Nam có thể được hưởng từ việc mở rộng hợp tác song phương, tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế. Việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách khả năng phân tích, đánh giá các cơ hội thị trường, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của quốc gia mình trong mối quan hệ với các quốc gia khác. Các phần tiếp theo sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế dựa trên lý luận và thực trạng đã phân tích ở các phần trước. Để tăng tính khoa học, tính thực tiễn và tính mới trong việc đề xuất các giải pháp trong phần 4.3, những phân tích và biện pháp đề xuất trong Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006- 2010 do Bộ Thương mại soạn thảo vào tháng 2 năm 2006 được tham khảo và đối chiếu [8]. Đề án này gồm bốn phần: Phần 1 đánh giá tình hình xuất khẩu giai đoạn 2001-2005. Phần 2 đưa ra định hướng phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-201025. Phần 3 đưa ra các giải pháp chủ yếu để 25 Đề án đã đưa ra định hướng xuất khẩu theo mặt hàng và theo thị trường. Thương mại hàng hoá được chia thành 3 nhóm: (i) nhóm hàng có khả năng gia tăng khối lượng xuất khẩu (dệt may, giày dép, điện tử và linh
  8. 111 thực hiện đề án26. Phần 4 tập trung vào các mục tiêu và giải pháp thực hiện cho năm 2006. 3.3. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 3.3.1. Tăng tính thống nhất trong nhận thức về giải quyết mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch Việc tăng tính thống nhất trong nhận thức về giải quyết mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch về chính sách thương mại quốc tế là công việc liên quan đến sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và sự thực thi của các cơ quan liên quan, đặc biệt là các bộ ngành (trực tiếp là Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại). Nghị quyết 07 của Ban chấp hành trung ương Đảng ngày 27 tháng 1 năm 2001 đã đưa ra rất rõ ràng quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Về mặt lý thuyết, Việt Nam không cần thiết phải giải quyết các vấn đề liên quan đến nhận thức hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bất cập thể hiện trong quá trình thực hiện là cách hiểu về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam còn chưa thống nhất. Thực tế này dẫn đến hai hiện tượng. Một là sự chần chừ trong quyết định liên quan đến cam kết của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế. Hai là đưa ra các quyết định chính sách không nhất quán kiện máy tính, đồ điện gia dụng, sản phẩm cơ khí, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, xe đạp và phụ tùng xe đạp; (ii) nhóm hàng cần nâng cao giá trị gia tăng để tăng kim ngạch xuất khẩu (thuỷ sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè); và (iii) nhóm hàng xuất khẩu mới (đóng tàu, thép, và các sản phẩm từ gang thép, máy biến thế và động cơ điện, giấy bìa và sản phẩm từ giấy bìa, túi xách – vali – mũ – ô dù, hoá chất – hoá mỹ phẩm – chất tẩy rửa, săm lốp ô tô xe máy. 26 Nhóm các giải pháp bao gồm (i) các giải pháp chung cho Nhà nước (đổi mới cơ chế chính sách, công tác xúc tiến thương mại, củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu, đẩy mạnh thuận lợi hoá thương mại, cải cách thủ tục hành chính; (ii) các giải pháp đối với hiệp hội và doanh nghiệp (chuyên nghiệp hoá, chủ động xác định chiến lược, nâng cao khả năng cạnh tranh); (iii) các giải pháp đối với 11 nhóm hàng (điện tử và linh kiện máy tính; sản phẩm nhựa; sản phẩm gỗ; thủ công mỹ nghệ; xe đạp và phụ tùng xe đạp; dây điện và cáp điện; nhân điều; dệt may và giày dép; thuỷ sản; rau quả; cà phê). Năm biện pháp tổ chức thực hiện liên quan tới sự phối hợp giữa Bộ Thương mại và các đơn vị liên quan; cung cấp thông tin; thành lập Hội đồng xuất khẩu quốc gia; đề án riêng cho một số mặt hàng trọng điểm; theo dõi và đánh giá đề án.
  9. 112 (không chỉ giữa các cơ quan khác nhau mà ngay cả trong một cơ quan). Một biểu hiện khác là diễn giải khác nhau của “tranh thủ ngoại lực” và “phát huy nội lực”. Việc giải quyết mối quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ mậu dịch trong chính sách thương mại quốc tế lại chưa được thống nhất giữa các cơ quan liên quan. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại chủ động đưa ra các ngành và lộ trình hội nhập các ngành cho phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Bên cạnh đó, Bộ Công nghiệp và các bộ khác mong muốn trợ giúp các doanh nghiệp mà mình quản lý theo ngành dọc, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc Bộ. Điều này dẫn đến những quan điểm và nỗ lực khác nhau trong quá trình thực hiện chính sách thương mại quốc tế. Mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế rõ ràng là nhằm vào phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nhưng nếu không có sự thống nhất thì những diễn giải khác nhau sẽ làm giảm tác động tích cực của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Để thực hiện tốt công việc này, trước hết, Chính phủ cần chỉ đạo thống nhất mục tiêu và phương pháp công nghiệp hoá và phương pháp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. Vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thị trường trong nước cần được chủ động giải quyết, trong đó chỉ rõ mục tiêu và vị trí của chính sách thương mại quốc tế. Kinh nghiệm của Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy các quốc gia này xác định rõ ràng mục tiêu và vị trí của Chính sách thương mại quốc tế. Hai nội dung này được Chính phủ đưa ra trong một văn bản định hướng chính sách. Đoạn trích dẫn sau đây về vai trò của xuất khẩu và nhập khẩu đối với nền kinh tế Nhật Bản sau thế chiến II có thể là một ví dụ dẫn chứng cho việc xác định rõ mục tiêu và vị trí của chính sách thương mại quốc tế đối với một quốc gia:
  10. 113 Là một đất nước có diện tích không lớn nhân dân chúng ta không thể tồn tại chỉ một ngày không có nhập khẩu Nếu không dựa vào thương mại, cả sản xuất nội địa lẫn công ăn việc làm sẽ giảm sút, và các luồng chu chuyển của nền kinh tế sẽ giảm xuống ở một mức thấp, do vậy mức sống sẽ không thể được duy trì ở một mức hợp lý” [49, tr.421]. Mục tiêu phù hợp nhất của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam là thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới (và trong nước). Định hướng chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam cần chỉ ra những ưu tiên chính trong số nhiều ưu tiên của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Định hướng chính sách cũng cần bao gồm các vấn đề như cách thức hỗ trợ các ngành hướng vào xuất khẩu và cách thức hỗ trợ các ngành thay thế nhập khẩu và những cam kết đảm bảo việc duy trì ổn định các chính sách hỗ trợ. Mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu trên thực tế đã đạt được sự thống nhất từ các bộ, ngành (đặc biệt cho các ngành hướng vào xuất khẩu). Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là đối với các ngành hướng vào thị trường nội địa (thay thế nhập khẩu), là nội dung cần nhiều sự phối hợp giữa các bộ, ngành. Các giải pháp chủ yếu về xuất nhập khẩu hiện mới chỉ tập trung nhiều cho xuất khẩu còn việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành thay thế nhập khẩu (thông qua chính sách thương mại quốc tế) chưa đạt được sự thống nhất giữa các bên liên quan. Chẳng hạn, những vấn đề như cách điều chỉnh biểu thuế ngành công nghiệp điện tử, cách điều chỉnh biểu thuế ngành thép cần được đưa vào như những nội dung ưu tiên trong việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Tất cả các biện pháp này cần đặt trong một hệ thống được theo dõi, đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi. Đối với các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, và Bộ Tài chính, việc thống nhất về cách thức hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình
  11. 114 hội nhập kinh tế quốc tế là công việc cần được thực hiện. Trong quá trình
  12. 115 thực hiện công việc này, sự tham gia của các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp và sự chủ trì của một cơ quan là hết sức cần thiết. Các nội dung này sẽ tiếp tục được đề cập sâu hơn ở các phần sau của chương này. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải tiếp tục đẩy mạnh tự do hoá thương mại (song phương, khu vực và đa phương) và bảo hộ có chọn lọc một số mặt hàng. Kết quả tính toán ở Chương 2 cho thấy Việt Nam hưởng lợi từ việc mở rộng ASEAN trong lĩnh vực rau củ quả. Kết quả tính toán cũng chỉ ra một số định hướng như sau: - Xác định các ngành thực hiện cạnh tranh với các quốc gia ASEAN khác: Nếu xem xét một cách độc lập, khi thực hiện thương mại với thế giới, ASEAN và Việt Nam là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau ở hầu hết các nhóm hàng dồi dào về lao động và tài nguyên thiên nhiên (Phụ lục 12, 13 và 14). - Định hướng lựa chọn ngành để thúc đẩy đàm phán ASEAN mở rộng: Nếu xem xét đồng thời, Việt Nam thể hiện sự vượt trội so với ASEAN trong 19 ngành mà cả ASEAN và Việt Nam đều có lợi thế với thế giới (Phụ lục 12). Khi mở rộng ASEAN với các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, các nhà hoạch định chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam nên tính toán RCA của Việt Nam và ASEAN với các quốc gia bạn hàng để xem xét xem ngành nào Việt Nam sẽ có lợi hơn khi Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc mở rộng thị trường cho hàng hóa của ASEAN. Những ngành được lựa chọn nên là những ngành mà Việt Nam đang thể hiện LTSSHH và KNCTHH so với ASEAN ở các thị trường tiềm năng này.
  13. 116 Việt Nam cần tranh thủ việc mở rộng ASEAN với các đối tác chiến lược để mở rộng xuất khẩu các sản phẩm mà Việt Nam thể hiện LTSSHH và KNCTHH so với ASEAN khi thực hiện thương mại với thế giới nhưng lại
  14. 117 không thể hiện khi thực hiện thương mại nội bộ vùng. Lộ trình CEPT cũng không quá quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam ở những mặt hàng này (Phụ lục 14). - Định hướng ngành đẩy mạnh tự do hoá thương mại giữa ASEAN và thế giới: Thị trường tự do hơn sẽ giúp ích nhiều hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ở những nhóm hàng mà khi thực hiện thương mại với ASEAN, Việt Nam thể hiện LTSSHH so với thế giới (Phụ lục 15). - Định hướng những ngành mà Việt Nam nên ký kết các hiệp định song phương với các quốc gia ngoài ASEAN: Đây là những ngành mà Việt Nam có LTSSHH trên thế giới nhưng lại không thể hiện có LTSSHH so với ASEAN khi thực hiện thương mại với thế giới (Phụ lục 12 và 13). Cụ thể là 7 mã ngành sau: cây trồng và các loại cây trồng khác (6); chế phẩm từ rau, quả, quả hạch hoặc các phần khác của cây (20); quặng, xỉ và tro (26); cao su và các sản phẩm bằng cao su (40); gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ (44); lông vũ và lông tơ chế biến, các sản phẩm bằng lông vũ hoặc lông tơ; hoa nhân tạo; các sản phẩm làm từ tóc người (67); thiếc và các sản phẩm bằng thiếc (80). Với những ngành này, việc mở rộng ASEAN sẽ có lợi nhiều hơn cho các quốc gia ASEAN khác. Để xâm nhập thị trường thế giới ở những mặt hàng này, Việt Nam nên ký kết các hiệp định song phương để có lợi hơn các quốc gia ASEAN khác hoặc trong trường hợp các quốc gia ASEAN khác đã có các hiệp định song phương thì Việt Nam cũng phải ký hiệp định song phương để hàng hóa Việt Nam dễ dàng xâm nhập vào thị trường thế giới hơn ở các ngành này. 3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện các công cụ của chính sách thương mại quốc tế Phần này sẽ đề xuất các giải pháp hoàn thiện các công cụ của chính sách thương mại quốc tế đã được phân tích và đánh giá ở Chương 2 trên cơ sở kết
  15. 118 hợp với những lý luận nêu ra trong Chương 1. 3.3.2.1. Tiếp tục minh bạch hóa và vận dụng linh hoạt công cụ thuế quan Bộ Tài chính cần vận dụng linh hoạt biên thay đổi thuế để tạo sự thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam. Việc vận dụng linh hoạt biểu thuế là hành động phù hợp với các nguyên tắc và quy định của WTO. Trong khuôn khổ WTO, các quốc gia cần thực hiện bảo hộ đơn giản thông qua thuế. Việc áp dụng thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thay đổi biên thuế trong trường hợp khẩn cấp, thuế chống trợ cấp và bán phá giá là không vi phạm với WTO. Hệ thống thuế của Việt Nam đang được thay đổi theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này thể hiện ở những cam kết và thực hiện cam kết của Việt Nam trong AFTA, hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, điều chỉnh hệ thống thuế cho phù hợp với các quy định của WTO, cũng như những thay đổi, điều chỉnh thuế gián tiếp (thuế tiêu thụ đặc biệt của ô tô, quy định chi tiết thi hành thuế VAT). Tuy nhiên, để thuế quan thực sự là một công cụ của chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam không những cần đảm bảo sự nghiêm túc trong thực hiện các cam kết mà còn phải biết vận dụng linh hoạt công cụ này. Bộ Tài chính có thể xem xét vận dụng kinh nghiệm của Thái Lan như áp mức thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp khẩn cấp hay khi có yêu cầu từ các hiệp hội, các bộ ngành khác. Chẳng hạn, việc vận dụng linh hoạt biểu thuế Việt Nam, nếu áp dụng theo kinh nghiệm của Thái Lan, có thể giải quyết được những vấn đề về nhập khẩu thép kém chất lượng. Trên thực tế, kể từ năm 1994, biểu thuế xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại đảm nhận trọng trách đề xuất song việc thực hiện do Tổng cục Hải quan tiến hành. Theo ngành dọc, Bộ Tài chính là cơ quan cấp trên của Tổng cục Hải quan do đó việc vận dụng linh hoạt công cụ thuế quan nên do Bộ Tài
  16. 119 chính chủ động thực hiện. Hiện tại, toàn bộ 123 Điều của Luật cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2005 chưa có quy định về việc đề xuất các biện pháp này27. Toàn bộ 324 Điều của Luật Thương mại (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 cũng chưa có quy định về việc đề xuất các biện pháp này. Điều 22 trong Pháp lệnh về chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 8 năm 2004 cho phép Bộ trưởng Bộ Thương mại được áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời sau sáu mươi ngày kể từ ngày có quyết định điều tra đối với các hàng hoá nhập khẩu bị khiếu nại là có trợ cấp. Tuy nhiên, công việc tiếp theo liên quan tới việc áp dụng mức thuế tạm thời này như thế nào thì chưa được quy định cụ thể. Do đó, để đảm bảo thực hiện giải pháp này, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính cần ban hành thông tư liên bộ hướng dẫn các hiệp hội, doanh nghiệp thực hiện. Nội dung ban hành trong thông tư này cần bao gồm thủ tục và các tình huống mà Bộ Tài chính tiến hành điều chỉnh khẩn cấp một mức thuế đối với mặt hàng nhất định. Bộ Tài chính, các bộ ngành và các hiệp hội tiếp tục thực hiện minh bạch hóa thông tin về cắt giảm, điều chỉnh thuế và phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp để tăng tính dự đoán được trong việc điều chỉnh thuế. Đây là những nội dung được ưu tiên trong số các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nêu ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 (xử lý tốt mối quan hệ nhà nước – hiệp hội – doanh nghiệp và hoàn thiện hệ thống thuế, phí). 28 Trước hết, việc cập nhật văn bản mới nhất 27 Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh (Vietnam Competition Council). Hội đồng cạnh tranh có “chức năng thực thi quyền lực nhà nước độc lập, có chức năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh” [20]. 28 Ý kiến của các doanh nghiệp tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (hoạt động thường kỳ trước phiên họp các nhà tài trợ) ngày 5 tháng 5 năm 2006 là Chính phủ tiếp tục minh bạch hoá chính sách để hội nhập kinh tế
  17. 120 quốc tế. Ông Đặng Đình Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội, cho rằng Chính phủ cần ngay lập tức “công khai về lộ trình, các tiến độ chi tiết về gia nhập WTO. Bất cứ một quyết định hay cam kết nào với các nước đối tác cần công bố cho doanh nghiệp và công chúng ít nhất trước khi quyết định 6 tháng để
  18. 121 về những điều chỉnh thuế cần được tiếp tục đưa lên các trang web của Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan và các hiệp hội. Tiếp theo, việc áp dụng và điều chỉnh các loại thuế gián tiếp như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi nhuận cần được rà soát để đảm bảo phục vụ mục tiêu phát triển của ngành. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cho việc điều chỉnh thuế cần được quan tâm. Các hiệp hội cần đóng vai trò là cầu nối giữa các bộ ngành và doanh nghiệp để đảm bảo nguyên tắc lấy doanh nghiệp làm trung tâm trong quá trình hoàn thiện công cụ thuế quan. Doanh nghiệp cần có những diễn đàn trao đổi với các cơ quan liên quan về việc điều chỉnh thuế không phải sau khi việc điều chỉnh đã thực hiện mà cả trước và trong quá trình lên kế hoạch và thực hiện việc điều chỉnh. Để đảm bảo thực hiện giải pháp này, các hiệp hội phải chủ động đề xuất các diễn đàn và hình thức trao đổi với Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và các bộ ngành liên quan. Các bộ ngành cần tích cực tham gia; đảm bảo có phân công trách nhiệm cho các bộ phận liên quan; và tiến hành theo dõi đánh giá công tác phối hợp này. 3.3.2.2. Sử dụng một cách hệ thống một số công cụ phi thuế quan Bộ Thương mại nên là cơ quan chủ trì hệ thống hóa các biện pháp đang được các cơ quan khác nhau sử dụng như Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính (mua sắm của chính phủ), Ngân hàng Phát triển (tín dụng xuất khẩu), các bộ ngành khác (các biện pháp hành chính). Bên cạnh đó, Bộ Thương mại cần chủ trình phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp chủ động tăng cường sử dụng nhiều hơn và sử dụng có lựa chọn một số công cụ phi thuế quan như hạn ngạch thuế quan, các khoản mua sắm của chính phủ, giấy phép nhập khẩu.
  19. 122 cùng tham gia góp ý kiến” [40].
  20. 123 Trong khuôn khổ của WTO, các quốc gia thành viên được quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan. Bộ Thương mại cần xem xét sử dụng nhiều hơn công cụ này, đặc biệt khi đã trở thành thành viên của WTO. Sự khác biệt giữa mức thuế trong và ngoài hạn ngạch rất lớn (thường là gấp đôi). Mặt hàng được áp dụng hạn ngạch thuế quan là những mặt hàng mà quốc gia sử dụng mong muốn bảo hộ. Chẳng hạn, theo công bố của Nhóm rà soát chính sách thương mại quốc tế của WTO [160 và 161] thì Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch thuế quan cho nhiều mặt hàng nông nghiệp, thuỷ sản và dệt may. Thái Lan áp dụng hạn ngạch thuế quan cho 23 nhóm hàng nông nghiệp. Số mặt hàng nằm trong diện điều chỉnh hạn ngạch thuế quan tương đối lớn (1,9% ở Hoa Kỳ và 1% ở Thái Lan). Tất nhiên, với những cam kết trong AFTA, hạn ngạch thuế quan sẽ không áp dụng với các thành viên ASEAN. Do đó, khi áp dụng công cụ này, Việt Nam nên lựa chọn những ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh hiện hữu và khả năng cạnh tranh trong ASEAN nhưng không có lợi thế so sánh hiện hữu và khả năng cạnh tranh khi thực hiện thương mại với thế giới. Trên cơ sở những tính toán ở Chương 2, chúng ta thấy những ngành này không nhiều. Việc tăng cường sử dụng công cụ hạn ngạch thuế quan trong khuôn khổ kết hợp chính sách thương mại thương mại quốc tế và chính sách ngành sẽ biến công cụ này thành một biện pháp hữu hiệu của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các ngành có thể tăng cường sử dụng công cụ này theo mã HS 2 số là ngành 11 (các sản phẩm xay xát; malt; tinh bột; inulin; gluten mía), 12 (hạt và quả có dầu; các loại ngũ cốc; hạt và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cây làm thức ăn gia súc), 25 (muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng), 81 (các sản phẩm từ gốm kim loại và kim loại cơ bản khác ngoài sắt, thép, đồng, niken, nhôm, chì, kẽm, thiếc). Tuy nhiên, việc quyết định sử dụng hạn ngạch thuế quan cho mặt hàng nào không thể chỉ phụ thuộc vào một tính
  21. 124 toán về lợi thế so sánh hiện hữu đơn giản (như Chương 2) bởi vì chỉ số này chỉ mang tính tham khảo và chưa phản ánh đầy đủ việc gia tăng hay kiềm chế tự do hoá, yếu tố chính sách của các chính phủ hay nỗ lực của doanh nghiệp. Do đó, khi quyết định lựa chọn mặt hàng thực hiện áp dụng hạn ngạch thuế quan, Bộ Thương mại cũng cần dựa trên phương pháp chuyên gia và thực hiện lấy ý kiến từ doanh nghiệp trong ngành. Một thực tế ở Việt Nam là ngày càng hạn chế sử dụng giấy phép nhập khẩu và lệnh cấm nhập khẩu. Lý do được đưa ra là các quy định này không phù hợp với các quy định của WTO và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, kinh nghiệm thế giới cho thấy không quốc gia nào bỏ hoàn toàn hai công cụ này. Malaysia thậm chí tăng cường việc cấp giấy phép nhập khẩu khi đã trở thành thành viên của WTO. Việt Nam không nên vận dụng kinh nghiệm “tăng cường” này của Malaysia nhưng cũng không nên loại bỏ hoàn toàn việc cấp giấy phép nhập khẩu, đặc biệt là khi Việt Nam cần tiếp tục bảo hộ một số ngành trong nước. Các mặt hàng nên được áp dụng giấy phép nhập khẩu và lệnh cấm nhập khẩu bao gồm một số mặt hàng nguyên vật liệu như thép xây dựng và tiêu dùng như hoa quả, thực phẩm, đồ chơi trẻ em. Các thành viên của WTO vận dụng việc sử dụng giấy phép và lệnh cấm với nhiều lý do như bảo vệ ngành công nghiệp, bảo vệ sức khoẻ, môi trường, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ các di sản và truyền thống văn hoá. Để sử dụng hiệu quả việc cấp giấy phép nhập khẩu, Bộ Thương mại cần phối hợp với Bộ Công nghiệp, các bộ chuyên ngành, và cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể xem xét kinh nghiệm của Thái Lan về việc tạm thời cấm nhập khẩu một mặt hàng khi hàng hoá nhập khẩu cạnh tranh gay gắt với hàng hoá trong nước. Đề nghị về tạm thời cấm việc nhập khẩu cần thiết phải dựa trên yêu cầu đưa ra từ các bộ, cơ quan ngang bộ chuyên ngành, hiệp
  22. 125 hội và cộng đồng doanh nghiệp. Các bộ ngành, hiệp hội doanh nghiệp và các
  23. 126 doanh nghiệp có thể vận dụng triệt để các quy định trong Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, Luật Thương mại, Luật cạnh tranh. Hai vấn đề cần giải quyết là bổ sung những quy định cần thiết cho các văn bản quy phạm pháp luật đã có và hướng dẫn việc vận dụng những quy định này. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu như chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, chính sách thưởng kim ngạch, thưởng thành tích đang được sửa đổi tại Việt Nam trong thời gian vừa qua cho phù hợp với các quy định liên quan đến trợ cấp xuất khẩu và thương mại liên quan đến đầu tư (TRIMs) và yêu cầu của đối tác trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong khuôn khổ WTO phân loại trợ cấp xuất khẩu thành ba loại: trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ); trợ cấp không thể bị kiện (trợ cấp đèn xanh); và trợ cấp có thể bị kiện (trợ cấp đèn vàng)29. Chính sách về hỗ trợ lãi suất, thưởng xuất khẩu thuộc loại trợ cấp bị cấm trong khuôn khổ WTO nên trong tương lai không thể tiếp tục áp dụng. Việc hỗ trợ các hoạt động thương mại (xúc tiến thương mại) được coi là các loại trợ cấp đèn vàng. Tuy nhiên, khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam có thể được hưởng chế độ ưu đãi (tiếp tục duy trì các khuyến khích xuất khẩu) vì là nước đang phát triển có GNP bình quân đầu người dưới 1000 đôla Mỹ một năm. Chế độ ưu đãi sẽ huỷ bỏ với một mặt hàng nào đó sẽ huỷ bỏ khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đó có được coi là có khả năng cạnh tranh xuất khẩu, cụ thể là thị phần chiếm ít nhất 3,25% thương mại thế giới trong hai năm liên tiếp [13]. Chẳng hạn, ngành dệt may đã phải chấp nhận việc huỷ bỏ quy định nhận hỗ trợ từ Bộ Tài chính để phát triển ngành trong quá trình đàm phán song
  24. 127 29 Các biện pháp về miễn thuế, hoàn thuế, và chính sách thu hút FDI cũng được WTO điều chỉnh trong Hiệp định này.
  25. 128 phương với Hoa Kỳ về việc gia nhập WTO của Việt Nam. Trên thực tế, những khoản hỗ trợ xúc tiến thương mại được lấy từ nguồn tiền do doanh nghiệp nộp phí quota hàng năm30 [94]. Những quy định về mua sắm của Chính phủ cần được xem như một công cụ của chính sách thương mại quốc tế. Luật Thương mại của Việt Nam hiện không có quy định về mua sắm của Chính phủ mà những quy định này được thể hiện trong Luật đấu thầu. Việc đưa các quy định về mua sắm vào trong Luật Đấu thầu hoàn toàn phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế. Trong khuôn khổ WTO, các quy định về mua sắm của Chính phủ sẽ bị coi là hàng rào phi thuế quan nếu tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá trong nước và hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với các nước đang thực hiện công nghiệp hoá, các quy định về mua sắm của Chính phủ có thể là một công cụ tốt để Chính phủ hỗ trợ khu vực sản xuất trong nước. Hoa Kỳ đi tiên phong trong việc kêu gọi minh bạch hoá các quy định về mua sắm của Chính phủ song cũng cho phép dành một biên độ ưu tiên nhất định cho các nhà sản xuất trong nước so với các nhà sản xuất nước ngoài. Việc sử dụng các quy định về mua sắm của Chính phủ như là một công cụ của chính sách thương mại quốc tế cần thể hiện trên hai nội dung. Một là, thực hiện tốt các quy định của Luật đấu thầu, trong đó đặc biệt chú ý tới việc thực hiện minh bạch hoá các quy định này. Hai là, Chính phủ khẳng định tạm thời chưa tham gia vào Hiệp định mua sắm Chính phủ trong khuôn khổ WTO khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Các quy định về mua sắm của Chính phủ hiện đã tuân thủ 30 Theo Quyết định 55, việc huy động vốn cho ngành dệt may là 35 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn 2001-2005 và 30 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn 2006-2010 (tổng cộng tương đương 4 tỷ đôla Mỹ). Đây là các khoản huy động chủ yếu từ các nguồn vốn tư nhân và đầu tư nước ngoài. Các khoản vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển (thời gian và
  26. 129 lãi suất) trong giai đoạn 2002-2005 của cả ngành dệt may là 1.900 tỷ đồng (tương đương 118 triệu đôla Mỹ). Về các biện pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp trong ngành dệt may nộp khoảng 290 tỷ đồng phí quota nhưng mới chỉ được hỗ trợ lại 19 tỷ đồng trong giai đoạn 2003-2005. Thưởng xuất khẩu trong cùng thời kỳ là 8 tỷ đồng, một con số rất nhỏ bé và không thể được coi là trợ cấp [94]
  27. 130 tương đối tốt Luật đấu thầu cũng như các quy định khác của Nhà nước. Tuy nhiên, để sử dụng có định hướng, liên bộ (Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cần thực hiện các biện pháp quán triệt, tuyên truyền thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế (dành cho cán bộ quản lý và doanh nghiệp) và thông qua các biện pháp khác (diễn đàn trao đổi, hội thảo). Bộ Thương mại nên mở rộng đối tượng chủ trì chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 279/2005/QQĐ-TTg ngày 3 tháng 11 năm 2005 về xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010 là một động thái tích cực. Việc thực thi quy định này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam về thông tin cũng như một số chi phí trong nghiên cứu thị trường nước ngoài. Hiện tại, các đơn vị chủ trì chương trình bao gồm: “các tổ chức xúc tiến thương mại Chính phủ thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ; các tổ chức phi chính phủ; các Hiệp hội ngành hàng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam; Tổng công ty ngành hàng (trong trường hợp ngành hàng không có hiệp hội)” [82, tr.3]. Quyết định này cũng nêu rõ rằng: “việc thực hiện chương trình nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, không nhằm mục đích lợi nhuận”. Tuy nhiên, hai quy định như trên sẽ hạn chế sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động. Về mặt nguyên tắc, hai quy định này đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Chính phủ vào xúc tiến thương mại song chưa thực sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong một số ngành hàng, các hiệp hội hoạt động rất tốt nhưng cũng có những ngành hàng vai trò của hiệp hội rất mờ nhạt. Một số doanh nghiệp Việt Nam, vì mục đích lâu dài của công ty hoặc vì lợi nhuận, có thể sử dụng tốt nguồn tài chính này của Chính
  28. 131 phủ để thực hiện các chương trình mà Chính phủ đề ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ về khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế nói chung và sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác xúc tiến thương mại nói riêng31. Tuy nhiên, thực tế là các chương trình xúc tiến thương mại sử dụng nguồn vốn nhà nước mới chỉ do khối nhà nước thực hiện mà chưa mở rộng việc thực hiện cho các đối tượng ngoài khu vực nhà nước. Cơ sở để lựa chọn người thực hiện là bản kế hoạch do các đối tượng đề xuất và khả năng thực hiện kế hoạch. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Bộ Thương mại sẽ đánh giá việc thực hiện chương trình theo một trình tự, thủ tục và tiêu chí thống nhất. Nếu triển khai theo cách này, Bộ Thương mại, các Sở Thương mại các tỉnh, và các hiệp hội sẽ công bố mục tiêu và các phạm vi dự kiến của công tác xúc tiến thương mại tới các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Để tránh thất thoát nhưng cũng tránh tạo các thủ tục phiền hà trong triển khai thực hiện, các thủ tục về đăng ký, trình bày kế hoạch, giải trình các vấn đề liên quan và các tiêu chí đánh giá cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Các tiêu chí nên được xem xét (theo thứ tự quan trọng) là (i) đầu ra của bản kế hoạch (hội chợ, website, báo cáo thị trường, các khoá đào tạo, hội thảo); (ii) các tác động dự kiến (số lượng doanh nghiệp thâm nhập được vào thị trường mới, số lượng doanh nghiệp mở rộng thị trường, năng lực của cán bộ nhân viên, năng lực cạnh tranh của ngành ); (iii) số lượng doanh nghiệp được hưởng lợi từ chương trình; (iv) năng lực thực hiện của tổ chức. Bên cạnh đó, công tác theo dõi việc thực hiện cũng như thường xuyên rút kinh nghiệm cần được đưa vào như một nội dung hoạt động bắt buộc của tất cả các
  29. 132 31 Điều này cũng được thể hiện trong phần các giải pháp chủ yếu để thực hiện Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 do Bộ Thương mại dự thảo, theo đó “khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại để xoá bỏ dần tình trạng các doanh nghiệp trông chờ vào kinh phí và những chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước” [12, tr.50]
  30. 133 doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia vào chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm. 3.3.2.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin về thị trường, ngành hàng và rào cản thương mại đầy đủ và dễ truy cập Đây là công việc không chỉ của Bộ Thương mại mà cả các bộ ngành khác và đặc biệt là các hiệp hội ngành hàng. Việt Nam phải sẵn sàng đương đầu với các tranh chấp thương mại. Việt Nam không thể tránh khỏi việc tham gia vào các tranh chấp thương mại như trợ cấp, chống bán phá giá, biên tính thuế, khi gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, các tranh chấp thương mại còn được sử dụng như một phần trong số các công cụ gây ảnh hưởng chính trị từ các nước lớn. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp, các hiệp hội và các bộ ngành kể trên cần có kế hoạch sẵn sàng đương đầu với các tranh chấp liên quan đến thương mại như chống trợ cấp hay chống bán phá giá. Việt Nam cần làm nhiều việc để chủ động giảm thiểu tác động tiêu cực của các tranh chấp này. Bộ Thương mại đã đưa ra biện pháp về “chủ động nghiên cứu các cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN, WTO” [12, tr.49]. Tuy nhiên, việc chủ động nghiên cứu này mới chỉ là một trong số các biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu. Những phần dưới đây sẽ trình bày rõ hơn về hệ thống thông tin hay cơ sở dữ liệu ngành hàng, mặt hàng và thị trường mà Bộ Thương mại, các bộ ngành và hiệp hội, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp cần phối hợp thực hiện. Cụ thể là Bộ Thương mại cần xây dựng một hệ thống thông tin về các biện pháp phi thuế, về phá giá và chống bán phá giá; xây dựng cơ chế cảnh báo về khả năng tranh chấp hay bị kiện phá giá và chống bán phá giá (trực thuộc Bộ Thương mại), dự kiến những mặt hàng có khả năng bị các quốc gia bạn hàng áp dụng các biện pháp phi thuế, đặc biệt là kiện phá giá; xây
  31. 134 dựng cách thức tận dụng có hiệu quả các thủ tục điều tra và giải
  32. 135 quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO cũng như thủ tục ở các quốc gia bạn hàng. Chẳng hạn, khi bị áp dụng thuế chống bán phá giá, quốc gia bị áp thuế có thể tăng giá hàng hoá của mình để chịu mức thuế chống bán phá giá thấp hơn ở giai đoạn xem xét lại hành vi phá giá. Việc Nam cũng cần tích cực tham gia vào các diễn đàn của các nước đang phát triển để xây dựng một cơ chế chống bán phá giá chặt chẽ hơn trong khuôn khổ WTO. Bộ Thương mại cũng cần cập nhật danh mục các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị áp dụng các biện pháp phi thuế hay có khả năng xảy ra tranh chấp thương mại. Tính đến hết năm 2005, Việt Nam mới chỉ bị kiện phá giá ở một số mặt hàng là giày dép, cá tra cá basa, bật lửa gas, gạo, bột ngọt, tỏi và tôm. Số liệu về các vụ kiện phá giá cho thấy những ngành bị kiện nhiều nhất là kim loại thường; hoá chất; cao su và nhựa; máy móc và thiết bị điện tử; dệt may; giấy; đá, xi măng, thuỷ tinh, gốm sứ; các sản phẩm chế tạo; khoáng sản; thuốc lá, dấm ăn và đồ uống. Khi lập danh sách ngành hàng và mặt hàng có khả năng bị áp dụng các biện pháp phi thuế, bị kiện phá giá hay dễ xảy ra tranh chấp thương mại, Chính phủ cần thiết phải dựa trên thực tiễn Việt Nam song không thể tách rời với thực tế áp dụng và thủ tục áp dụng các biện pháp ở từng quốc gia. Về mặt lý thuyết, Việt Nam hoàn toàn có thể tính toán được khả năng bị áp đặt các biện pháp phi thuế hay bị kiện cho mỗi mặt hàng. Các yếu tố như chi phí của nước thứ ba, mức độ ảnh hưởng của các chính trị gia, mức giá có thể bị các doanh nghiệp ở các quốc gia xuất khẩu là những thông tin cần thu thập để phục vụ công tác dự báo. Để xây dựng được danh mục ngành hàng và mặt hàng Việt Nam có khả năng bị áp dụng các biện pháp phi thuế quan, Bộ Thương mại cần rà soát theo quốc gia và theo ngành cũng như theo tình hình sản xuất và ngoại thương của Việt Nam. Công tác tuyên truyền phải đảm bảo chuẩn bị về mặt tinh thần cũng như nguồn lực từ các bên liên quan tới quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế tại Việt Nam. Các bên liên quan như các bộ, các uỷ ban nhân dân, các
  33. 136 hiệp hội và các doanh nghiệp cần nhận thức được sự cần thiết phải phối hợp và tham gia phối hợp vào việc điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế ở Việt Nam. Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, chẳng hạn, sẽ thành công hơn nếu thông tin được chia xẻ rộng rãi tới tất cả các doanh nghiệp và giải pháp thực hiện xúc tiến được đưa ra từ chính các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chứ không phải từ một số cá nhân làm công tác quản lý nhà nước. Bộ Thương mại nên phối hợp với các hiệp hội ngành hàng và các cơ quan xúc tiến thương mại của nước ngoài hướng dẫn và đào tạo các doanh nghiệp xuất khẩu những vấn đề liên quan đến thủ tục xuất khẩu vào thị trường nước ngoài, các biện pháp phi thuế quan được áp dụng ở thị trường nước ngoài cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp về các biện pháp phi thuế quan trong khuôn khổ WTO. Tài liệu giảng dạy và tham khảo có thể lấy từ trang web của WTO và các cơ quan quản lý thương mại và các cơ quan quản lý ngành ở các nước lựa chọn. Đội ngũ giảng viên nên là kết hợp giữa chuyên gia nước ngoài và chuyên gia Việt Nam. Chính phủ cần giữ vị trí chủ động trong việc lựa chọn chuyên gia chứ không nên hoàn toàn dựa vào sự giới thiệu của các tổ chức quốc tế. Các hiệp hội ngành hàng cần phối hợp với các bộ ngành hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin về các thị trường, ngành hàng và các rào cản thương mại ở các thị trường được lựa chọn. Tài liệu tham khảo và thông tin cập nhật có thể tìm thấy trên mạng từ trang web của các tổ chức quốc tế và các cơ quan nghiên cứu, quản lý của nước ngoài như WTO, Bộ Thương mại Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Nhật Bản, các cơ quan quản lý và nghiên cứu thương mại của Hoa Kỳ, Canada, EU, Nam Phi. Dữ liệu thông tin về thị trường, ngành hàng và các rào cản thương mại nên được xây dựng bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Các
  34. 137 tình huống kiện phá giá, các vấn đề liên quan cần được chia theo ngành,
  35. 138 theo quốc gia áp dụng và ưu tiên theo đặc thù của nền ngoại thương Việt Nam. Chẳng hạn, thời gian trước mắt, các thông tin liên quan đến các vụ kiện tôm, dệt may, giày dép và khoáng sản cần được ưu tiên thu thập. Cơ quan thu thập thông tin và các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý rằng việc nắm bắt và có đầy đủ thông tin về các vụ kiện trong cùng ngành cũng như những lập luận của các bên trong vụ kiện là sự chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng đương đầu với các tranh chấp thương mại trong thời gian tới. Hiện nay, Việt Nam đã có Trung tâm thông tin thương mại trực thuộc Bộ thương mại. Các cơ quan khác như Phòng thương mại và công nghiệp, các Bộ và Hiệp hội cũng có các trung tâm làm công tác thu thập và xử lý thông tin song không có một cơ sở dữ liệu nào của Việt Nam chuyên phục vụ cho Nhà nước và các doanh nghiệp về các thị trường, ngành hàng và các rào cản thương mại ở các thị trường được lựa chọn. Hệ thống thông tin về thị trường, ngành hàng và rào cản như trên cần đảm bảo tính dễ dàng truy cập đối với đối tượng sử dụng. Đối tượng sử dụng không những chỉ là các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu mà cả các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp. Tính dễ dàng truy cập thể hiện ở việc doanh nghiệp hay các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp không mất thời gian để xác định nội dung và phạm vi thông tin mà mình cần ở một kênh nhất định. Để làm được điều này, hai hoạt động sau đây cần được cơ quan xây dựng cơ sở dữ liệu chú ý. Một là, thường xuyên truyền tải vắn tắt nội dung và phạm vi thông tin tới các doanh nghiệp và tổ chức quan tâm (thông qua các bản tin thường kỳ hay các hình thức truyền tin khác). Hai là, liên tục mở rộng đối tượng sử dụng cơ sở dữ liệu (thông qua việc quảng bá về cơ sở dữ liệu và cơ quan cung cấp cơ sở dữ liệu). Ba là, đảm bảo việc có được và xử lý thông tin phản hồi từ các đối tượng
  36. 139 sử dụng (phản hồi về chất lượng và tính đầy đủ của cơ sở dữ liệu, phản hồi về tính dễ dàng truy cập của cơ sở dữ liệu, phản hồi về các thông tin bổ sung để cập nhật vào cơ sở dữ liệu). Bốn là, đảm bảo nguồn lực, đặc biệt là con người và tài chính, cho công việc vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu này. Đối với đối tượng sử dụng hệ thống thông tin (doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp), công việc đòi hỏi sự hợp tác của doanh nghiệp là chủ động đặt hàng về thông tin và đưa ra những yêu cầu trợ giúp cụ thể khi tiếp cận thị trường thế giới. Doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ cũng cần tích cực tham gia vào các diễn đàn trao đổi về thâm nhập thị trường, về rào cản thương mại đối với từng mặt hàng. Chẳng hạn, những hoạt động của Hiệp hội dệt may và Hiệp hội thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian vừa qua có thể là những ví dụ tốt trong việc xây dựng hệ thống thông tin ngành hàng, thông tin về thị trường và rào cản thương mại. Mặc dù ban đầu các hiệp hội này tương đối bị động với những phản ứng từ thị trường Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu song khi mà nhận thức của Chủ tịch hiệp hội và các thành viên đã rất rõ ràng rằng các doanh nghiệp trong ngành cần hợp tác để vượt qua các rào cản và trở ngại và nâng cao năng lực cạnh tranh thì việc trao đổi thông tin, hợp tác nâng cao năng lực đã trở nên rất tích cực chủ động. Hàng loạt các diễn đàn trao đổi, các yêu cầu về thông tin thị trường đã được doanh nghiệp chủ động đặt hàng với hiệp hội. Mối liên kết giữa hai hiệp hội với các doanh nghiệp trong ngành và các cơ quan quản lý nhà nước đã ngày càng chặt chẽ hơn. Chủ tịch hiệp hội là những người năng động và trực tiếp gắn kết lợi ích với ngành. Tuy nhiên, việc duy trì cơ chế trao đổi thông tin, tiến tới xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu như đề cập tới ở trên còn chưa đạt yêu cầu bởi vì còn thiếu sự đảm bảo về nguồn lực
  37. 140 thực hiện. 3.3.3. Tăng cường phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế giữa các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp 3.3.3.1. Tăng cường nhận thức kết hợp chỉ đạo quyết liệt về việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế Những tin tức về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thường xuyên được truyền tải tới cộng đồng doanh nghiệp qua nhiều phương tiện truyền tin khác nhau (báo chí, hội thảo, hội nghị, gặp mặt, trao đổi kinh nghiệm, ). Chẳng hạn, mức độ đạt được thoả thuận trong đàm phán song phương về gia nhập WTO được quan tâm như là tin tức kinh tế nóng nhất trong năm 2005 và năm 2006. Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra cho việc triển khai thực hiện để vừa đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa đạt được các mục tiêu công nghiệp hoá của Việt Nam đòi hỏi sự phối hợp hoàn thiện chính sách từ các đơn vị khác nhau (trong và ngoài Bộ Thương mại). Quá trình này yêu cầu sự nhận thức đúng đắn vai trò của công việc phối hợp hoàn thiện chính sách này. Đối tượng mục tiêu cho việc nâng cao nhận thức về vai trò của việc phối hợp này bao gồm các cơ quan quản lý bộ ngành, các cơ quan được phân công triển khai thực hiện cam kết và cộng đồng doanh nghiệp. Lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đã nhìn rõ những hạn chế trong việc phối hợp hoạch định và triển khai thực hiện chính sách và có hàng loạt chỉ đạo về sự phối hợp giữa các bộ ngành. Tuy nhiên, kết quả đạt được về việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế nói riêng việc hoàn thiện chính sách nói chung còn chưa được như mong đợi. Vấn đề là nhận thức về sự cần thiết của việc phối hợp hoàn thiện đã có nhưng mức độ quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện công việc này còn chưa đủ. Trong thời gian tới, Chính phủ cần nâng cao nhận thức
  38. 141 về việc này (tính quyết liệt trong chỉ đạo phối hợp hoànthiện chính sách thương mại quốc tế), đặc biệt sau khi gia nhập WTO. Nếu việc nâng cao nhận thức về phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế được chỉ đạo thống nhất, mạnh mẽ từ Chính phủ tới từng bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp thì việc triển khai thực hiện phối hợp sẽ thuận lợi hơn. Để tăng cường nhận thức về vấn đề này, công việc phối hợp hoàn thiện chính sách cần được đưa vào như một nội dung họp giao ban thường kỳ giữa các thành viên chính phủ. Việc làm tương tự được thực hiện tại các bộ ngành, cộng đồng doanh nghiệp (thông qua các hiệp hội). Để đảm bảo thực hiện được điều này, tại mỗi cấp cần có một bộ phận làm công tác rà soát, tổng hợp và lên kế hoạch cho việc thực hiện phối hợp hoàn thiện chính sách. Các nội dung, lịch trình và điều kiện phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế (và có thể cả các chính sách khác) cần được đệ trình lên Chính phủ (thông qua cơ quan đầu mối phối hợp). Đối với việc hoàn thiện chính sách thương quốc tế, đơn vị chủ trì phối hợp nên là Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế. 3.3.3.2. Điều chỉnh hợp lý lộ trình tự do hóa đối với các ngành chế tạo ở khu vực thay thế nhập khẩu Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi trở thành thành viên của WTO, đặt ra vấn đề về cách thức hỗ trợ các nhóm doanh nghiệp, các ngành hướng vào xuất khẩu và cách thức hỗ trợ các ngành thay thế nhập khẩu và những cam kết đảm bảo việc duy trì ổn định các chính sách hỗ trợ. Những nội dung như như cách điều chỉnh biểu thuế ngành công nghiệp điện tử, cách điều chỉnh biểu thuế ngành thép, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành ô tô và quản lý nhập khẩu ô tô cũ cần được đưa vào như những ưu tiên trong việc xem xét lộ trình tự do hoá các ngành chế tạo. Đây là công việc liên quan tới hàng loạt các đơn vị liên quan như Bộ Công nghiệp, Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học Công nghệ, các hiệp hội ngành hàng
  39. 142 (Hiệp hội thép, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, Hiệp hội điện tử) và các doanh nghiệp. Các đơn vị này phải tạo ra các diễn đàn, các nhóm làm việc chung để thống nhất một lộ trình và cách thức triển khai thực hiện rõ ràng trong dài hạn. Bên cạnh đó, Chính phủ nên hỗ trợ các hoạt độngở các ngành phụ trợ theo cách tiếp cận lấy doanh nghiệp làm trung tâm (xem thêm ở giải pháp 3.3.3.5). Để đảm bảo thực hiện được điều này, tất cả các đơn vị liên quan kể trên cần đưa ra các lý do và dẫn chứng xác đáng cho lập luận về lộ trình tự do hoá mà đơn vị mình đề xuất. Các học giả cũng nên được mời tham gia vào thảo luận chính sách để tăng luận cứ khoa học cho các thoả thuận đạt được giữa các đơn vị. Dưới đây là một số đề xuất liên quan tới việc điều chỉnh lộ trình tự do hoá hai mặt hàng chế tạo quan trọng hiện vẫn đang nhận được sự bảo hộ của Chính phủ phải kể đến bao gồm ô tô và điện tử gia dụng. Hai ngành này không giống nhau nhưng nếu nhìn vào chi tiết các mặt hàng thì việc hợp lý lộ trình tự do hoá hai ngành này liên quan tới một loạt các ngành như nhựa và các sản phẩm bằng nhựa (mã HS là 39), cao su và các sản phẩm bằng cao su (mã HS là 40), các loại kim loại (mã HS từ 72 đến 83), các loại xe cộ (mã HS là 87), Tính toán ở chương 2 cho thấy, ngoại trừ cao su còn hầu hết các sản phẩm này đều thể hiện rằng Việt Nam không có lợi thế so sánh hiện hữu và cả khả năng cạnh tranh hiện hữu so với thế giới và so với ASEAN. Điều này càng cho thấy những khó khăn khi phải thực hiện hợp lý lộ trình tự do hoá các ngành có liên quan đến công nghiệp chế tạo. Việc diễn giải kết quả tính toán ở chương 2 cần hết sức cẩn trọng bởi vì bản chất của việc tính toán là dựa trên thực tiễn xuất khẩu đã xảy ra và chưa tính tới các phản ứng về chính sách của các chính phủ cũng như đầu tư của các doanh nghiệp trong tương lai. Hơn nữa, mỗi một ngành trong kết quả tính toán lại có thể bao gồm rất nhiều các ngành nhỏ hơn (các loại nhựa và sản phẩm từ nhựa, các loại kim khí và sản phẩm từ kim khí). Mỗi nhóm ngành nhỏ này lại có năng lực cạnh tranh khác nhau tuỳ vào đặc điểm của từng ngành. Đối với ngành ô tô, trước hết, cũng như với nhiều nước thực hiện công nghiệp hoá, Chính phủ Việt Nam hy vọng sự phát triển của ngành ô tô sẽ tạo điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp trong nước. Việt Nam là quốc gia đi sau
  40. 143 so với Thái Lan và một số thành viên ASEAN khác trong việc thực hiện mở cửa, tự do hoá thương mại. Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillippinese đã đều theo đuổi chính sách thuế nhập khẩu ô tô cao trước AFTA. Chẳng hạn, năm 2003, Bumiputra Commerce Bank Bhd tổng kết thuế nhập khẩu nguyên chiếc và thuế linh phụ kiện của Thái Lan là 68,5% và 20% đối với xe khách; của Malaysia là 140-200% và 5-42% (riêng linh phụ kiện sử dụng trong Proton là 13%). Thuế ô tô nguyên chiếc ở Philippinese là 40% và Indonesia là hơn 100% [113]. Rõ ràng là Việt Nam phải thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế và Việt Nam không thể không đương đầu với các thách thức về tự do hoá thương mại trong ASEAN, tham gia WTO, cạnh tranh với Trung Quốc. Những thách thức này cộng với vị trí láng giềng với Trung Quốc và thành viên ASEAN buộc Việt Nam32 phải tìm ra cho mình một thị trường ngách. Thái Lan đã tìm ra ngách cho mình là xuất khẩu linh phụ kiện. Việt Nam nên học Thái Lan cách rà soát về nhu cầu thế giới và rà soát về năng lực sản xuất và cung cấp của các doanh nghiệp và các tổ chức, viện nghiên cứu trong nước khi tìm ngách thị trường. Việt Nam cũng cần khai thác điểm mạnh của quốc gia là đội ngũ công nhân kỹ thuật và kỹ sư có khả năng học hỏi 32 Trần Văn Thọ (2005) cho rằng trong ngành điện, điện tử, Việt Nam có thể chuyển từ công đoạn lắp ráp có giá trị gia tăng thấp sang công đoạn có giá trị gia tăng cao như thiết kế. Trong năm 2004-2005, Nhật Bản đã đầu tư 60 dự án trong ngành công nghệ thông tin để khai thác công đoạn thiết kế ở Việt Nam [77].
  41. 144 nhanh. Việt Nam chủ yếu đang ở công đoạn lắp ráp (công đoạn D) với giá trị gia tăng thấp nhất. Cách tốt nhất đối với Việt Nam khi dự đoán tình hình nhu cầu của thế giới và khả năng cạnh tranh của các quốc gia, doanh nghiệp là thu thập những quy hoạch đã có của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia để học hỏi và chọn lọc những nội dung mà các nước đi trước này đã nghiên cứu, thực hiện và điều chỉnh. Việc phân tích cơ hội và thách thức trên thị trường đã khó song việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các quốc gia bạn hàng và đối thủ cạnh tranh cũng gây không ít khó khăn cho việc hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô. Để hoàn thành phân tích này, việc rà soát quy hoạch công nghiệp và chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia khác có thể giúp ích một phần. Tuy nhiên, một cách hiệu quả hơn để có được thông tin một cách chất lượng là khảo sát thực tế. Những chuyến đi kéo dài 1 tuần hay 10 ngày, gặp gỡ những đối tượng khác nhau (các nhà hoạch định chính sách, giới doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ và tư nhân) mang lại những thông tin bên trong hữu ích cho việc ra quyết định của nước đi sau. Ba công việc quan trọng đảm bảo thành công là nghiên cứu kỹ các thông tin thứ cấp để đặt đúng câu hỏi; lập lịch trình chặt chẽ có xác nhận của các cơ quan sẽ ghé thăm và duy trì mối liên hệ sau chuyến khảo sát. Đối với ngành điện tử gia dụng, việc thực hiện các cam kết trong ASEAN và hiệp định khung ASEAN-Trung Quốc đặt các nhà sản xuất tại Việt Nam vào thể phải đương đầu với thách thức cạnh tranh khốc liệt từ các nước ASEAN khác (Thái Lan, Malaysia) và Trung Quốc. Việc hợp lý hoá lộ trình của ngành này liên quan tới các yếu tố đầu vào. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các nhà sản xuất trong nước mong muốn được mua nguyên vật liệu đầu vào từ các nguồn rẻ nhất chứ không phải chỉ trong ASEAN. Kết hợp với những tính toán ở chương 3 (khả năng cạnh tranh yếu của các ngành phụ trợ nhựa, cơ khí), việc tăng tốc lộ trình tự do hoá đối với các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào cho ngành là hoàn toàn hợp lý. Điều này không mâu thuẫn với mục tiêu công nghiệp
  42. 145 hoá vì khi mà các nhà sản xuất trong nước nâng cao được vị thế cạnh tranh, họ sẽ đứng vững ở thị trường trong nước. Trong dài hạn, khả năng xuất khẩu hàng hoá điện tử sẽ tăng lên. Và tiếp đến, các ngành nhựa, cơ khí, sẽ phát triển hơn thông qua việc liên kết với các nhà sản xuất này. 3.3.3.3. Khuyến khích xuất khẩu của khu vực FDI bằng việc tăng cường các dịch vụ sau đầu tư Việc sử dụng các công cụ tài chính để thu hút FDI là một hoạt động nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Các chính sách ưu đãi về tài chính đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc loại trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ). Như vậy, Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng các ưu đãi này khi trở thành thành viên của WTO. Tuy nhiên, thực tiễn Việt Nam cho thấy doanh nghiệp khu công nghiệp đóng góp rất tốt vào tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI và qua đó đóng góp tốt vào tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ như thế nào để không vi phạm các cam kết quốc tế cũng là một nội dung cần chú ý. Các doanh nghiệp khu công nghiệp cần được hỗ trợ bằng các biện pháp và thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng cộng với hệ thống cơ sở hạ tầng tốt phục vụ cho xuất khẩu. Nói chung, các doanh nghiệp FDI khu công nghiệp hướng về xuất khẩu không gặp khó khăn gì lớn về thủ tục hành chính (so với các doanh nghiệp hướng vào khai thác thị trường nội địa). Các doanh nghiệp FDI hướng vào xuất khẩu mong muốn một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt để việc vận tải tới các quốc gia nhập khẩu được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Chính sách thương mại quốc tế cần xem xét yếu tố này như là một công cụ để thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp khu công nghiệp xuất khẩu. Khi thực hiện khuyến khích các doanh nghiệp FDI xuất khẩu, Chính phủ cần khẳng định quan điểm định hướng (chứ không phải can thiệp hay ép buộc). Việc quyết định xuất khẩu bao nhiêu và bán tại thị trường nội địa bao nhiêu là quyết định của nhà đầu tư chứ không phải là quyết định của Chính phủ.
  43. 146 Chính phủ cần đưa ra các biện pháp khuyến khích xuất khẩu nhưng những biện pháp này cần đảm bảo tuần thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài xuất khẩu, Chính phủ cũng cần mở rộng đối tượng thụ hưởng trong các chương trình xúc tiến thương mại. Theo đó, các đối tượng này cũng cần bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để khuyến khích xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI, Bộ Thương mại cần tăng cường phối hợp với các địa phương, các địa phương thông qua việc cung cấp các “dịch vụ sau đầu tư”. Về nghĩa rộng, dịch vụ này bao gồm việc duy trì một môi trường chính sách minh bạch, ổn định và công bằng cho các nhà đầu tư yên tâm kinh doanh và phát triển kinh doanh từ Việt Nam. Về nghĩa hẹp, dịch vụ này bao gồm việc cung cấp thông tin, hỗ trợ xúc tiến thương mại như Bộ Thương mại đang thực hiện với các doanh nghiệp trong nước. 3.3.3.4. Tập trung việc điều phối hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế vào Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế Các phần trên đã đề xuất việc các bộ, ngành phối hợp với nhau để chủ động xác lập một lộ trình hội nhập hợp lý trên cơ sở những cam kết đã ký và những điều chỉnh dự kiến. Trong toàn bộ quá trình này, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế nên là cơ quan chủ trì hoạt động phối hợp. Uỷ ban cần là cơ quan thay mặt Thủ tướng kết luận các vấn đề về đàm phán thương mại quốc tế và hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. Hiện tại, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đã làm công tác đôn đốc, theo dõi, xây dựng chương trình hợp tác của Việt Nam trong các tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế. Trang web của Uỷ ban là nguồn tài liệu rất tốt phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Về mặt nguyên tắc, Uỷ ban là cầu nối giữa các bộ, ngành trong vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù hội nhập về thương mại quốc tế là một mảng công việc lớn của Uỷ ban song thực hiện hội nhập trên cơ sở hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế hiện mới chỉ là một hoạt động của Uỷ ban. Việc gắn kết hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế với mục tiêu công nghiệp hoá của Việt Nam là
  44. 147 công việc cần được Uỷ ban chú trọng hơn trong thời gian tới. Các uỷ viên Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế hiện đang làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và đại diện cho bộ, ngành của mình. Khả năng phát triển mạng lưới bên ngoài và giao tiếp nội bộ của các uỷ viên ảnh hưởng tới việc những vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và những thay đổi, điều chỉnh trong chính sách thương mại quốc tế được thực hiện và tuyên truyền như thế nào trong từng ngành. Mỗi bộ, ngành nên cử một hoặc một nhóm cán bộ chuyên trách trong thời gian 10 năm (2006-2015) để tham gia vào việc thực hiện và hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các cán bộ chuyên trách này sẽ là thành viên của các nhóm làm việc chung giữa các bộ, ngành (Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, các bộ khác và các hiệp hội) với mục tiêu chính là hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. Sau thời gian 10 năm, nhóm làm việc chuyên trách này có tiếp tục tồn tại hay không phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của Việt Nam. Bên cạnh nhóm công tác về hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế, Việt Nam cần xây dựng các nhóm làm việc chuyên trách tương tự về chính sách công nghiệp và các chính sách khác (chẳng hạn như chính sách cơ sở hạ tầng). Tất cả các nhóm làm việc này nên được hoạt động trong khuôn khổ của Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và thực hiện trao đổi thường xuyên giữa các nhóm thông qua các cuộc họp trình bày đề xuất chính thức và phi chính thức. Kết quả nghiên cứu và đề xuất chính sách, trước khi được công bố chính thức, cần được lấy ý kiến từ thành viên của các nhóm khác. Việc xây dựng các nhóm làm việc sẽ giúp tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, hiệp hội và phối hợp việc phát triển công nghiệp, tăng cường nhận thức chung về việc sử dụng một cách hệ thống chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam. 3.3.3.5. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế
  45. 148 Khi trở thành thành viên của WTO, sự tham gia của doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp vào quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế cần được thay đổi. Nhà nước không thể hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp mà phải thông qua các hiệp hội để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, Tại Việt Nam, cách thức doanh nghiệp tham gia vào quá trình hoạch định chính sách cũng cần được tăng cường. Các doanh nghiệp tham gia rất có hiệu quả vào quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế ở Thái Lan, Malaysia và Hoa Kỳ. Thực tiễn Việt Nam cho thấy, Việt Nam hiện đã có sự tham gia của khu vực doanh nghiệp vào quá trình hoạch định và hoàn thiện chính sách song tồn tại dưới các hình thức khác nhau như gặp mặt Thủ tướng với doanh nghiệp, gặp mặt Bộ trưởng với doanh nghiệp, thư trao đổi giữa Bộ trưởng với doanh nghiệp và doanh nghiệp với Bộ trưởng, các cuộc hội thảo, đào tạo do các bộ, ngành và hiệp hội chuyên ngành tổ chức. Tuy nhiên, kết quả thu được từ các kênh này không hệ thống và không hướng đích. Trong quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế, Việt Nam rất cần sự tham gia của doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Những doanh nghiệp này cần được mời thường xuyên tới các cuộc họp lấy ý kiến từ các kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách cho Bộ Thương mại và các bộ ngành, cho Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và cho các nhóm làm việc đề cập ở trên. Như đã đề cập đến ở phần trên, các doanh nghiệp ở các công đoạn sản xuất khác nhau có những mong muốn khác nhau từ chính sách của chính phủ. Tất nhiên, chính phủ không thể đi theo để đáp ứng toàn bộ các nhu cầu này. Để giải quyết vấn đề này, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế cần tuyên truyền về mục tiêu, cách thức thực hiện, lý do thực hiện và cả những báo cáo đánh giá kết quả thực hiện tới các bộ, ngành và doanh nghiệp. Trong quá trình này, vai trò của các hiệp hội ngành hàng rất cần được phát huy. Các hiệp hội là người đại diện cho doanh nghiệp và giúp đỡ chính phủ trong việc hoạch định và thực hiện chính sách thương mại quốc tế. Một công việc cần lưu ý là Chính phủ cần mạnh dạn và chủ động phát huy vai trò của các hiệp hội bằng cách đặt hàng các vấn đề cần
  46. 149 giải quyết và yêu cầu hiệp hội tuyên truyền và lấy ý kiến, đề xuất giải quyết từ toàn bộ các hội viên và thành viên trong ngành (chứ không chỉ một số đơn vị thuộc hiệp hội). Chủ tịch hiệp hội cần là những người có kinh nghiệm trong ngành, có uy tín với chính phủ và các doanh nghiệp trong ngành và chấp nhận di chuyển nhiều để trực tiếp lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp khác nhau và từ các cấp quản lý khác nhau. Tóm lại, Chương 3 rà soàt bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam trong thời gian tới; đưa ra các quan điểm về hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam vừa phải tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, vừa phải đảm bảo tính chủ động và hướng tới mục tiêu
  47. 150 công nghiệp hoá 2020. Việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam cần khai thác được lợi thế của nước đi sau cũng như thu hút được sự tham gia, phối hợp của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu chính sách. Chính phủ cần đưa đưa ra các mục tiêu rõ ràng là thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhận thức về việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi việc tăng cường về nhận thức không những chỉ là nhận thức về tính cần thiết của việc thực hiện mà cả nhận thức về tính quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện. Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế cần là cơ quan điều phối việc hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trên phạm vi quốc gia. Việc vận dụng linh hoạt và vận dụng có hệ thống các hoat các công cụ thuế quan và phi thuế quan là một công việc cần thực hiện song phải đảm bảo tính dự đoán được của hệ thống các công cụ này đối với doanh nghiệp. Một số công cụ phi thuế quan nên được xem xét để sử dụng nhiều hơn (đảm bảo phù hợp với những quy định của các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt Nam đang và sẽ tham gia cũng như khai thác lợi thế của nước đang phát triển) như công cụ hạn ngạch thuế quan và các khoản mua sắm của chính phủ. Để khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ cần mở rộng đối tượng chủ trì Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010. Bộ Thương mại, các bộ ngành, các hiệp hội cần phải hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường theo ngành hàng và theo các rào cản thương mại có thể gặp để trợ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất đang đóng góp tốt cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Việc thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp này xuất khẩu cần được thực hiện liên tục, rõ ràng, không ép buộc và có tính gắn kết chặt chẽ với các dịch vụ hỗ trợ phù hợp
  48. 151 với các nguyên tắc và quy định của WTO.
  49. 152 KẾT LUẬN Vấn đề hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển đang thực hiện công nghiệp hoá như Việt Nam, nội dung và cách thức hoàn thiện đặt ra những yêu cầu cần giải quyết về nhận thức mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch, hoàn thiện các công cụ của chính sách thương mại quốc tế, và đặc biệt là việc phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy bên cạnh việc minh bạch hoá chính sách, các quốc gia thường tập trung quyền phối hợp hoàn thiện chính sách vào một cơ quan. Sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp vào hoàn thiện chính sách là yếu tố đảm bảo sự thành công trong việc thực hiện chính sách. Thực tiễn cho thấy Việt Nam thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế. Việt Nam không còn nhiều lựa chọn trong việc lựa chọn lộ trình hội nhập trong AFTA (và cả WTO). Luận án đã đề xuất các quan điểm và giải pháp để tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới như tiếp tục đẩy mạnh tự do hoá thương mại (kể cả sau khi đã trở thành thành viên của WTO); hợp lý hoá lộ trình tự do hoá đối với ngành chế tạo; đẩy mạnh thu hút FDI; chủ động thu hút sự tham gia của các bộ ngành, cộng đồng doanh nghiệp vào quá trình hoàn thiện chính sách; Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế nên đóng vai trò điều phối việc phối hợp trên cơ sở gắn kết chặt chẽ chính sách này với chính sách công nghiệp; tiếp tục minh bạch hoá và vận dụng linh hoạt công cụ thuế quan; sử dụng hệ thống một số công cụ phi thuế quan, Quá trình thay đổi chính sách là quá trình hoàn thiện chính sách, vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách đề phù hợp với hội nhập, đặc biệt là phù hợp với các quy định của WTO