Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng

doc 85 trang phuongnguyen 5140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docthuc_trang_phat_trien_du_lich_cong_dong_tren_dao_cat_ba_than.doc

Nội dung text: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng

  1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng 1
  2. MỤC LỤC Chương I: Tổng quan về du lịch dựa vào cộng đồng8 Chương II: Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà 23 Chương III: Giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả hoạt động du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà 76 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế dịch vụ phát triển, nó được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, du lịch còn là một ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, nó có thể tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực trên nhiều phương diện mà chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời. Và nếu như hiện nay, các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên và những tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên đã được quan tâm thì các giá trị văn hóa xã hội cùng với những tác động mà du lịch đem lại cho tài nguyên văn hóa và cư dân bản địa, đặc biệt là các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc cũng đã bắt đầu nhận được sự chú ý quan tâm của các cấp, ngành ở Việt Nam. Như chúng ta đã biết, du lịch là một trong những ngành kinh tế “hết sức phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên cũng như các đặc trưng văn hóa xã hội của cư dân bản địa” (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam. “Xây dựng năng lực phục vụ các sáng kiến về du lịch bền vững”. Đề cương dự án, 1997). Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiều đến phát triển du lịch với mục đích đơn thuần là kinh tế đang đe dọa môi trường sinh thái và nền văn hóa bản địa. Hậu quả của các tác động này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vậy đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu “phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Một số loại hình du lịch đã được ra đời bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trường và văn hóa bản địa như: du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá, du lịch cộng đồng đã góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. 3
  4. Du lịch bền vững cũng như du lịch cộng đồng ở nước ta vẫn còn là một khái niệm mới. Tuy rằng trong thời gian gần đây cụm từ này đã được nhắc đến khá nhiều. Thông qua các bài học kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại các quốc gia trên thế giới, nhận thức về một phương thức du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tác dụng nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng đã xuất hiện tại Việt Nam dưới các hình thức du lịch tham quan, tìm hiểu với những tên gọi như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thiên nhiên Nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch vì sự phát triển bền vững dài hạn, đồng thời khuyến khích và tạo các cơ hội tham gia của người dân địa phương, trong những năm qua, loại hình du lịch này đã và đang được triển khai tại nhiều địa phương trong cả nước: Bản Lác – Mai Châu (Hòa Bình), Suối Voi – Lộc Tiên – Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), vườn quốc gia Ba Bể, thôn Sín Chải – Sa Pa, đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) Tuy nhiên việc phát triển một số mô hình tại các địa phương còn mang tính thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho từng khu vực. Do đó, công tác triển khai vẫn còn chậm và chưa đi vào nề nếp, chưa hoạt động hiệu quả theo đúng quy tắc của du lịch cộng đồng, du lịch bền vững. Thành phố Hải Phòng là một trong những điểm có tiềm năng to lớn về du lịch cộng đồng, đặc biệt là đảo Cát Bà, một địa danh vốn thường được gắn với loại hình du lịch sinh thái. Bên cạnh việc phát triển những loại hình du lịch sinh thái, trong những năm gần đây, thành phố triển khai mô hình du lịch cộng đồng tại bốn xã trên đảo, đó là Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu và Việt Hải. Mô hình du lịch cộng đồng đã được hình thành và xây dựng điểm tại ba xã gần thị trấn (Hiền Hào, Xuân Đám và Trân Châu) do tổ chức FFI hỗ trợ trong thời gian 2005 – 2007 chưa hoàn thành và chưa đạt hiệu quả nên thành phố tiếp tục xây dựng đề án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại 03 xã trên đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng” đã được đưa vào triển khai tại các xã từ năm 2008, đồng thời huyện Cát Hải cũng xây dựng đề án “Xây 4
  5. dựng mô hình du lịch cộng đồng tại xã Việt Hải, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng” nhằm đưa du lịch cộng đồng thành hướng đi cho vấn đề thoát nghèo và phát triển bền vững. Đây là hình thức xã hội hóa hoạt động du lịch môt cách triệt để nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, không chỉ tạo công ăn việc làm đem lại thu nhập cho người dân địa phương mà qua đó còn giáo dục ý thức giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, đến nay mô hình này đang bộc lộ nhiều hạn chế cần giải quyết kịp thời để phát triển hơn nữa loại hình du lịch này trên đảo. Xuất phát từ tình hình thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng tại đảo Cát Bà như vậy, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Tôi hy vọng với vốn hiểu biết có hạn và nguồn tài liệu ít ỏi, đề tài của tôi sẽ góp một phần nhỏ cho sự phát triển của mô hình du lịch cộng đồng tại đảo Cát Bà, hướng đến sự phát triển bền vững cho đảo Ngọc của thành phố hoa phượng đỏ. 2. Mục đích nghiên cứu Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch cộng đồng tại Cát Bà, đồng thời cũng chỉ ra những thực trạng trong công tác xây dựng và triển khai mô hình du lịch này tại bốn xã trên đảo Cát Bà, qua đó đưa ra những giải pháp cho việc phát triển và nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng cho toàn huyện Cát Hải. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, nơi có vườn quốc gia Cát Bà cũng là một trong số ít khu Dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam, một trong những danh thắng nổi tiếng của cả nước. Về nội dung: với thời gian và khả năng có hạn, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chính sau: 5
  6. - Lý thuyết về du lịch dựa vào cộng đồng - Những đặc trưng về tài nguyên của đảo Cát Bà trong việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng của đảo - Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại bốn xã trên đảo thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa mô hình du lịch cộng đồng tại các xã tham gia dự án. Về không gian: đề tài được giới hạn trong phạm vi huyện Cát Hải nói chung và đảo Cát Bà nói riêng, đặc biệt là bốn xã có trong mô hình du lịch cộng đồng của đảo Cát Bà, đó là các xã Hiền Hào, Trân Châu, Xuân Đám và Việt Hải. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện để hoàn thành bài khóa luận, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phân tích tư liệu và tổng hợp kết quả - Phương pháp khảo sát thực tế - Phương pháp điều tra, thăm dò ý kiến 5. Đóng góp của khóa luận - Khóa luận được trình bày trên cơ sở lý luận về du lịch dựa vào cộng đồng và thực tiễn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại bốn xã: Hiền Hào, Xuân Đám, Trân Châu và Việt Hải trên đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng nhằm đưa ra những giải pháp cho việc phát triển mô hình này. 6
  7. - Khóa luận hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo giúp các bạn hiểu thêm về loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, có thể sử dụng là nguồn tham khảo cho các đề tài sau. - Khóa luận còn có thể là tài liệu tham khảo cho các công ty, đơn vị kinh doanh lữ hành áp dụng bổ sung các chương trình du lịch dựa vào cộng đồng trên đảo Cát Bà làm phong phú thêm cho hoạt động du lịch của đảo. - Bên cạnh đó, những thông tin khóa luận cung cấp có thể sử dụng làm tài liệu cho các cơ quan, Ban quản lý các cấp của mô hình để có thể có những giải pháp khắc phục những hạn chế đồng thời phát triển hơn nữa hiệu quả của mô hình du lịch cộng đồng tại đảo Cát Bà. 6. Kết cấu khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận gồm ba chương như sau: Chương I: Tổng quan về du lịch dựa vào cộng đồng Chương II: Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà Chương III: Giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả hoạt động du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1.1. Du lịch cộng đồng trong sự phát triển bền vững 1.1.1. Lý thuyết về cộng đồng 7
  8. Cộng đồng – một khái niệm lý thuyết cũng như thực hành xuất hiện vào những năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh. Năm 1950, Liên hiệp quốc công nhận khái niệm phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này như một công cụ để thực hiện các chương trình viện trợ quy mô lớn về kĩ thuật, phương pháp và tài chính vào tập kỷ 50 – 60 Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với phạm vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng đồng đó. Theo Keith và Ary, 1998 thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm. Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị” (A community is a group of people, offen living in the same geographic area, who identify themselfves as belonging to the same group. The people in a community are offen related by blood or marriage, and may all belong to the same religious or political group, class or caste. (Keith and Ary, 1998) ) Như vậy, mặc dù các cộng đồng có thể có nhiều cái chung, nhưng sẽ trở nên phức tạp nếu cho rằng họ là một nhóm đồng nhất. Các cộng đồng có thể bao gồm nhiều nhóm riêng như nông dân và thị dân, người giàu và người nghèo, người định cư lâu và người mới định cư Các nhóm quyền lợi khác nhau trong một cộng đồng dường như bị các thay đổi liên quan đến du lịch tác động đến một cách khác nhau. Các nhóm ấy phản ứng trước những thay đổi đó như thế nào phụ thuộc vào mối quan hệ họ hàng, tôn giáo, chính trị và các mối ràng buộc mạnh mẽ đã được phát triển giữa các thành viên qua nhiều thế hệ. Tùy thuộc vào một vấn đề, một cộng đồng có thể đoàn kết hay chia rẽ về tư tưởng hay hành động (United Nation Food and Agriculture Organisation, 1990). 8
  9. Khái niệm Cộng đồng (community) là một trong những khái niệm xã hội học. Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách tương đối rộng rãi, để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô, đặc tính xã hội. Từ những khối tập hợp người, các liên minh rộng lớn như cộng đồng châu Âu, cộng đồng các nước Ả Rập, đến một hạng/kiểu xã hội, căn cứ vào đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo, như cộng đồng người Do Thái, cộng đồng người da đen tại Chicago. Nhỏ hơn nữa, danh từ cộng đồng được sử dụng cho các đơn vị xã hội cơ bản là gia đình, làng hay một nhóm xã hội nào đó có những đặc tính xã hội chung về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thân phận xã hội như nhóm những người lái xa taxi, nhóm người khiếm thị, Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúc khá phân tán, được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời, dài hay ngắn như phong trào quần chúng, công chúng, khán giả, đám đông, Bên cạnh đó, còn có một cách nhìn nhận khác, coi cộng đồng như một đặc thù chỉ có ở nền văn minh con người, ở đó con người hợp tác với nhau nhờ những lợi ích chung Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng được giới thiệu vào giữa những năm 1950 thông qua một số hoạt động phát triển cộng đồng tại các tỉnh phía nam, trong lĩnh vực giáo dục. Từ ngành giáo dục, phát triển cộng đồng chuyển sang lĩnh vực công tác xã hội. Đến những năm 1960, 1970, hoạt động phát triển cộng đồng được đẩy mạnh thông qua các chương trình phát triển nông thôn của sinh viên hay của phong trào Phật giáo. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước cho đến nay, phát triển cộng đồng được biết đến một cách rộng rãi hơn thông qua các chương trình viện trợ phát triển của nước ngoài tại Việt Nam, có sự tham gia của người dân tại cộng đồng như một nhân tố quyết định 9
  10. để chương trình đạt được hiệu quả bền vững. Các đường lối và phương pháp cơ bản về phát triển cộng đồng đã được triển khai trên thực tiễn ở Việt Nam, bằng các nhân sự trong nước với cả những thành công và thất bại. Bộ môn “phát triển cộng đồng và tổ chức cộng đồng” được giảng dạy trong một số trường đại học ở phía Nam với giáo trình được biên soạn như một môn cơ bản. Gần đây, bộ môn này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức cấp mã ngành. 1.1.2. Lý thuyết phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 1.1.2.1. Các quan điểm về du lịch cộng đồng Thuật ngữ Du lịch dựa vào cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch làng bản từ những năm 1970 và khách du lịch tham quan các làng bản, tìm hiểu về phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể là một vài khách muốn khám phá hệ sinh thái đa dạng, địa hình hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu nhưng lại thưa thớt dân cư, các điều kiện sinh hoạt đi lại và hỗ trợ rất khó khăn, nhất là đối với khách tham quan. Những lúc như vậy, những khách này rất cần có sự trợ giúp như dẫn đường để tránh lạc, nơi ở qua đêm, ăn uống đã được người dân bản xứ tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ; lúc đó, khách du lịch thường gọi là chuyến du lịch có sự hỗ trợ của người bản xứ – đây là tiền đề cho phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng. Ngày nay, du lịch cộng đồng được chính phủ, tổ chức kinh tế, xã hội của các nước quan tâm nên đã trở thành lĩnh vực mới trong ngành công nghiệp du lịch. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào lĩnh vực này nên từ đó các vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế và sinh thái trong khuôn viên làng bản trở thành những tác nhân tham gia cung cấp dịch vụ cho du khách và thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, người dân bản xứ cũng có thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ và phục vụ khách tham quan nên loại hình du lịch dựa vào cộng đồng ngày càng được phổ biến và có ý nghĩa không chỉ đối với khách du lịch, chính quyền sở tại mà với cả cộng đồng. 10
  11. Trên thực tế, du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành, lan rộng và tạo ra sự phong phú, đa dạng cho các loại sản phẩm dịch vụ cho các loại khách du lịch vào thập kỷ 89 và 90 của thế kỷ trước tại các nước trong khu vực châu Phi, châu Úc, châu Mỹ La Tinh, du lịch cộng đồng được phát triển thông qua các tổ chức phi chính phủ, Hội thiên nhiên Thế giới. Du lịch dựa vào cộng đồng bắt đầu phát triển mạnh ở các nước châu Á, trong đó có các nước trong khu vực ASEAN: Indonesia, Philipin, Thái Lan; các nước khu vực khác: Ấn Độ, Nepal, Đài Loan. Về mặt lý luận về du lịch cộng đồng: Các nước ASEAN như Indonesia, Philipin, Thái Lan đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo về xây dựng mô hình và tập huấn, đào tạo kỹ năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Một số tên gọi thường dùng khi nói đến du lịch dựa vào cộng đồng: - Du lịch dựa vào cộng đồng (Community – based Tourism) - Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community – development in tourism) - (Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community – Based Ecotourism) - Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community – Participation in Tourism) Du lịch dựa vào cộng đồng là một phương thức hoạt động du lịch và có những điều kiện, tính chất hoạt động giống như loại hình du lịch sinh thái, du lịch bền vững như sau: - Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực cộng đồng của cộng đồng địa phương (Thế Đạt, Du lịch và du lịch sinh thái, 2003). Du lịch sinh thái nhấn mạnh và đề cao yếu tố giáo dục, nâng 11
  12. cao ý thức con người trong vấn đề bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa do con người tạo ra. - Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển các hoạt động du lịch trong tương lai (Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, 2001). Du lịch bền vững hướng đến việc quản lý các nguồn tài nguyên sao cho các nhu cầu kinh tế xã hội đều được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các đặc điểm sinh thái, sự đa dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ đời sống. Như vậy, du lịch cộng đồng chính là nét tinh túy của du lịch sinh thái và du lịch bền vững. Du lịch cộng đồng nhấn mạnh vào cả hai yếu tố là tự nhiên, môi trường và con người. 1.1.2.2. Một số khái niệm cơ bản về du lịch dựa vào cộng đồng Do vị trí về du lịch dựa vào cộng đồng, tùy theo góc nhìn, quan điểm nghiên cứu mà du lịch cộng đồng có những khái niệm khác nhau. Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đưa ra khái niệm: “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” (Nicole Hausler and Wolfang Strasdas, Community Based Sustainable Tourism A Reader, 2000). Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ quản lý. Du lịch cộng đồng là “phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội. Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ” (Rest: Respondsible Ecological Social Tours, Thailand, 1997) 12
  13. Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng, tiến sỹ Võ Quế đã rút ra khái niệm Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong cuốn sách của mình: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên” Tiến sĩ – Kiến trúc sư Dương Đình Hiển – Viện Nghiên cứu phát triển du lịch phân tích về du lịch cộng đồng: "Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của du lịch cộng đồng ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất là khai thác được các giá trị văn hoá bản địa. Thứ hai là tạo được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao được đời sống của cộng đồng và có ý nghĩa lớn trong xoá đói giảm nghèo. Để thành công được điều này, chúng ta phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng đầu tiên, từ đó phát huy giá trị của văn hoá bản địa để phục vụ du khách". 1.1.2.3. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng Từ những khái niệm cũng như những hiểu biết chung nhất về du lịch cộng đồng, Theo Viện nghiên cứu Phát triển Miền núi, để phát triển du lịch cộng đồng thì mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng phải bao gồm những điểm như sau: - Là công cụ cho hoạt động bảo tồn; - Là công cụ cho phát triển chất lượng cuộc sống; - Là công cụ để nâng cao nhận thức, kiến thức và sự hiểu biết của mọi người bên ngoài cộng đồng về những vấn đề như rừng trong cộng đồng, con người sống trong khu vực rừng, nông nghiệp hữu cơ, quyền công dân cho người trong bộ lạc; - Là công cụ cho cộng đồng cùng tham gia, thảo luận các vấn đề, cùng làm việc và giải quyết các vấn đề cộng đồng; 13
  14. - Mở rộng các cơ hội trao đổi kiến thức và văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng. - Cung cấp khoản thu nhập thêm cho cá nhân thành viên trong cộng đồng. - Mang lại thu nhập cho quỹ phát triển cộng đồng; Một số mục tiêu chính của du lịch cộng đồng đã được coi là kim chỉ nam cho loại hình phát triển này gồm: - Du lịch cộng đồng phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, bao gồm cả sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa, - Du lịch cộng đồng phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng địa phương. - Du lịch cộng đồng phải có sự tham gia ngày càng tăng của cộng đồng địa phương. - Du lịch cộng đồng phải mang đến cho khách một sản phẩm có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. 1.1.2.4. Các nguyên tắc tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Các nguyên tắc tham dự của cộng đồng đối với phát triển du lịch: - Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện và quản lý đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng. - Phù hợp với khả năng của cộng đồng: Khả năng bao gồm: + Khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của cộng đồng trong việc sử dụng tài nguyên. 14
  15. + Nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với tài nguyên, cộng đồng. - Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng. Theo nguyên tắc này, cộng đồng phải cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch. Nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia, đồng thời được trích lại để phát triển lợi ích chung của xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng - Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững. 1.1.2.5. Các điều kiện hình thành và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng - Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn được xem xét phong phú về số lượng, chủng loại, giá trị về chất lượng của từng loại, được đánh giá về độ quý hiếm. - Điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét đánh giá trên các yếu tố số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch. - Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch, nghiên cứu, tương lai sẽ thu hút được nhiều khách. - Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng. - Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và các 15
  16. công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan. 1.1.2.6. Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng hiện nay Một cuộc điều tra nghiên cứu thị trường khách du lịch sinh thái cộng đồng quy mô lớn của Hiệp hội du lịch sinh thái thế giới trong 3 năm từ 2002 đến 2004 đã cho thấy những xu hướng du lịch mới của nền công nghiệp du lịch toàn cầu. Khách có nhu cầu ngày càng cao trong việc tìm kiếm thông tin và học hỏi, tìm hiểu khi đi du lịch. Khách muốn tìm hiểu các vấn đề về văn hóa xã hội như: văn hóa bản địa, sự kiện nghệ thuật, tiếp xúc với người dân địa phương, ẩm thực địa phương hay nghỉ tại các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ của người dân bản địa. Các tác động môi trường và trách nhiệm của khách sạn tại điểm đến được khách quan tâm hàng đầu bởi có như vậy khách du lịch mới có cơ hội được đi du lịch ở những khu vực không bị ô nhiễm, không khí trong lành, tiếp cận các khu vực còn nguyên sơ, độc đáo. 1.1.3. Du lịch cộng đồng trong sự phát triển bền vững Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế thì “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Với ý nghĩa đó, du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống. (Hens L., 1998) Mục tiêu của du lịch bền vững là: - Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế, môi trường - Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển 16
  17. - Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa - Đáp ứng cao độ nhu cầu của khách - Duy trì chất lượng môi trường (Inskeep, 1991) Theo Hiến chương du lịch bền vững được đưa ra tại Hội nghị Thế giới về Du lịch bền vững tổ chức tại Lanzarote, Canary Islands, Tây Ban Nha năm 1995, phát triển du lịch trên cơ sở bền vững, có nghĩa là về mặt sinh thái phải được đảm bảo lâu dài, đồng thời phải có hiệu quả về khía cạnh kinh tế và phải công bằng về mặt xã hội và dân tộc đối với các cộng đồng địa phương. Du lịch phải góp phần vào sự bền vững và sự hòa nhập của phát triển bền vững với môi trường tự nhiên, văn hóa và con người; du lịch phải tôn trọng trạng thái cân bằng dễ bị phá vỡ là đặc trưng của điểm du lịch, đặc biệt là đảo nhỏ và các môi trường nhạy cảm Du lịch phải quan tâm đến các ảnh hưởng của nó đối với các di sản văn hóa và các yếu tố truyền thống, các hoạt động và động lực của từng cộng đồng địa phương. Việc công nhận các yếu tố địa phương này và hỗ trợ các nét đặc thù văn hóa và lợi ích cộng đồng của địa phương phải luôn là vấn đề trung tâm trong việc soạn thảo các chiến lược du lịch, nhất là ở các nước đang phát triển Du lịch bền vững xác định vai trò trung tâm của cộng đồng trong việc lập ra kế hoạch và ra quyết định phát triển du lịch. Du lịch bền vững là hoạt động phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tạo nên đa dạng các dịch vụ du lịch vừa đảm bảo phát triển bền vững các yếu tố khác. Du lịch bền vững là phục vụ cho mục đích phát triển con người, cho nên, du lịch bền vững không chỉ tập trung vào mục đích thu lợi nhuận mà còn nhằm phát triển xã hội gồm giáo dục, sức khỏe, môi trường và các vấn đề tôn giáo. Từ những phân tích trên, có thể nói, du lịch cộng đồng chính là nét tinh túy nhất của du lịch sinh thái và du lịch bền vững. Du lịch cộng đồng nhấn mạnh cả hai yếu tố tự nhiên, môi trường và con người. Du lịch cộng đồng hướng đến con người nhưng cũng không phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố tự nhiên và môi trường. Như vậy, du 17
  18. lịch cộng đồng đang là loại hình du lịch đáp ứng được các yêu cầu của du lịch bền vững, không chỉ là góp phần vào kinh tế địa phương, tăng thu nhập cho người dân mà còn bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của cộng đồng địa phương nơi tổ chức loại hình du lịch này. Khi du lịch cộng đồng được đưa vào khai thác tại các địa phương sẽ tạo ra doanh thu lớn, thu nhập du lịch cũng tăng cao, tăng cường ngân sách đầu tư trở lại cho cuộc sống của chính người dân, cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương. Và khi kinh tế phát triển sẽ dẫn đường cho các lĩnh vực khác phát triển như văn hóa, giáo dục. Điều kiện kinh tế ổn định, người dân sẽ không phải lo lắng nhiều về vấn đề kinh tế gia đình và có một nguồn thu nhập ổn định, họ sẽ tích cực hơn trong việc tham gia vào những hoạt động cộng đồng và việc đấu tranh để duy trì, bảo tồn các giá trị truyền thống cũng như bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Họ sẽ không phải khai thác quá mức các nguồn tài nguyên của mình. Bên cạnh đó, họ sẽ chú trọng đến việc giáo dục thế hệ trẻ hơn nữa trong việc bảo tồn và phát triển bền vững. Du lịch cộng đồng phát triển sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho người dân địa phương bởi bên cạnh việc giao lưu và tiếp thu những tinh hoa văn hóa mới của khách du lịch, họ sẽ có ý thức bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của chính dân tộc mình. Điều này đòi hỏi phải có sự nhận thức sâu sắc của cộng đồng địa phương, du khách và đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch. Đây cũng chính là điều kiện và là mục tiêu phát triển của loại hình du lịch này để tạo ra môi trường du lịch có văn hóa. Những mục tiêu mà du lịch cộng đồng muốn đạt được chính là những mục tiêu mà du lịch bền vững hướng tới. Chính vì lẽ đó, du lịch cộng đồng đang là hướng phát triển mới của du lịch thế giới trong những năm tới để du lịch đạt được mục tiêu phát triển bền vững. 1.2. Nguồn nhân lực địa phương 1.2.1. Nguồn nhân lực địa phương 18
  19. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay không thành công của trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của một địa phương, một quốc gia. Do vậy, tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có thể được hiểu là nguồn lực con người có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tổ chức, quốc gia và của thế giới. Nói về số lượng nguồn nhân lực của bất kỳ một địa phương nào thì vấn đề đầu tiên vẫn là có bao nhiêu người và sẽ có thêm bao nhiêu người nữa trong tương lai? Sự phát triển của số lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào hai yếu tố: yếu tố bên trong (nhu cầu thực tế của công việc đòi hỏi phải tăng bao nhiêu nhân lực) và yếu tố bên ngoài (sự gia tăng về dân số hay lực lượng lao động do di dân). Chất lượng nhân lực: là yếu tố tổng hòa của nhiều bộ phận khác: trí tuệ, trình độ, sự hiểu biết, kỹ năng đạo đức, trình độ thẩm mỹ của người lao động tại địa phương. Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Về cơ cấu nguồn nhân lực địa phương: đây là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đánh giá nguồn nhân lực. Cơ cấu thể hiện trong các phương diện khác nhau: cơ cấu giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, Tóm lại, nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung ở cả hiện tại cũng như tiềm năng tương lai của mỗi địa phương. Trong du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, nguồn nhân lực địa phương luôn là yếu tố quyết định đến việc hình thành và phát triển của loại hình du lịch này bởi họ không chỉ là đối tượng để khách đến tham quan và thẩm nhận những giá trị từ chính đời sống sinh hoạt thường ngày của mình mà họ còn là những người tham gia vào quá trình cung ứng các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Theo Tiến sĩ – Kiến trúc sư Dương Đình Hiển – Viện Nghiên cứu phát triển du lịch đã phân tích về du lịch cộng đồng thì 19
  20. dân cư địa phương chính là những người tạo ra và nuôi dưỡng các giá trị văn hóa bản địa, sản phẩm của du lịch cộng đồng cũng là nhân tố thu hút sự quan tâm của khách vào loại hình du lịch này. Do đó, đối với du lịch cộng đồng, nguồn nhân lực địa phương luôn là yếu tố đóng vai trò hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch của một địa phương. Tuy nhiên, để nguồn nhân lực địa phương trở thành nguồn nhân lực đủ trình độ phục vụ du lịch thì cũng cần có thời gian đào tạo kiên trì để tạo ra nguồn lao động du lịch thực sự chuyên nghiệp và lưu lại ấn tượng tốt cho du khách 1.2.2. Nguồn nhân lực du lịch Cũng như mọi ngành kinh tế – xã hội, hoạt động du lịch luôn gắn với yếu tố dân cư – lao động. Nó là nguồn lực chi phối trực tiếp đến hoạt động du lịch. Tại mỗi địa phương nơi hoạt động du lịch được diễn ra, nhân lực địa phương góp phần vào việc cung ứng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch. Như chúng ta đã biết, hoạt động du lịch đòi hỏi một lực lượng lao động khá lớn. Theo tỷ lệ thông thường cứ mỗi khách du lịch thì cần 3 – 5 lao động phục vụ. Nguồn lao động này trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch và hoạt động ngoài ngành du lịch tại các tuyến điểm du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách. Vì vậy, nơi nào có dân số đông, nguồn lao động dồi dào và có tay nghề cao, nơi đó sẽ rất thuận lợi để phát triển du lịch. Không chỉ vậy, dân cư địa phương chính là những người tạo ra môi trường du lịch tại điểm du lịch. Đó chính là thái độ ứng xử của cư dân tại tuyến điểm du lịch đối với du khách. Nơi nào có môi trường ứng xử tốt như tôn trọng du khách, niềm nở, ân cần đối với khách, không quấy rầy và làm phiền khách thì nơi đó sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Có thể nói, lực lượng lao động trong du lịch của nước ta dồi dào để cung ứng cho hoạt động dịch vụ du lịch do dân số trẻ và đông. Tại các điểm du lịch, lực lượng lao động này, ngoài một bộ phận nhỏ làm việc trong ngành du lịch, đa số còn lại trực tiếp làm các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, bán hàng lưu niệm, thẩm mỹ. Chính họ là 20
  21. đội quân đông đảo hỗ trợ cho các hãng lữ hành, khách sạn hoàn thành mục tiêu của mình, đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Họ chỉ chiếm một phần nhỏ của số dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Tuy nhiên, để lực lượng này có thể hoạt động tốt và tạo môi trường du lịch tốt thì cần thiết phải có công tác quản lý, nâng cao ý thức và chính sách đào tạo nhân lực địa phương để đáp ứng nhu cầu khách du lịch ngày càng tốt hơn và chuyện nghiệp hơn. Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐẢO CÁT BÀ 2.1 Tiềm năng du lịch đảo Cát Bà Đảo Cát Bà nằm ở phía Nam Vịnh Hạ Long – địa danh được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009. Cát Bà hôm nay đang là địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế, là trích đoạn của di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long. Trước năm 1957, Cát Hải – Cát Bà là hai tổng thuộc phủ Quảng Yên (Cát Bà là tổng Hà Sen và Cát Hải là tổng Đôn Lương). Từ năm 1957, tổng Hà Sen và tổng Đôn Lương được cắt nhập về Hải Phòng, từ đây, tổng Hà Sen được gọi là huyện Cát Bà và tổng Đôn Lương được gọi là huyện Cát Hải. Đến ngày 22/7/1957, huyện Cát Hải được 21
  22. thành lập theo nghị định số 318 – TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, huyện thuộc thành phố Hải Phòng gồm đất đai của thị xã Cát Bà cũ và 5 xã: Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận và Việt Hải. Thị xã Cát Bà được chuyển thành thị trấn Cát Bà cùng thuộc huyện Cát Hải. Điểm du lịch Cát Bà là toàn bộ khu thắng cảnh trên đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Từ lâu đảo Cát Bà với diện tích khoảng 150km 2 được ví như một viên ngọc quý của Hải Phòng, một hòn đảo đẹp và lớn nhất trong số các đảo đang soi bóng trên mặt biển Đông. Nếu Đồ Sơn là nơi con người đã khai phá nhiều năm thì Cát Bà là hòn đảo còn ấn giấu nhiều tiềm năng cùng muôn vàn bí mật. Đảo Cát Bà giàu đẹp và thơ mộng, nơi mà người dân địa phương và nhiều khách du lịch mệnh danh là “Hồng Kông thu nhỏ” trong tương lai khi nhưng quy hoạch phát triển du lịch hợp lý, thu hút vốn đầu tư nước ngoài được triển khai và có hiệu quả. Hòn đảo này không phải là viên ngọc lẻ loi mà nằm trong cả một dãy đảo gồm 366 đảo lớn nhỏ nằm quây quần bên vịnh Lan Hạ, là sự tiếp nối với vịnh Hạ Long. Quần đảo Cát Bà là một khu du lịch biển và rừng, nơi có vườn quôc gia Cát bà với diện tích được bảo vệ là 15.200 ha, chiếm 1/3 diện tích đảo, trong đó có 9.800 ha là rừng và 5.400 ha là biển, 300 loài cây quý hiếm và một số muông thú lạ, còn nguyên vẹn một khu rừng nguyên sinh được chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 79/CT, thành lập vào ngày 31/3/1986 vầ sau đó ngày 20/10/1988 đã có công văn 1737 NN về việc chuyển giao vườn quốc gia Cát Bà cho Bộ Lâm nghiệp quản lý, được Nhà nước xếp hạng là một trong 100 rừng nguyên sinh có giá trị trên toàn thế giới, có nhiều bãi tắm nhỏ, cát trắng, có núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú, nơi có di chỉ Cái Bèo, đặc trưng cho nền văn hóa Hạ Long có cách ngày nay 6.000 năm, nơi có đặc sản nổi tiếng như cá song, mực, tôm he, bào ngư, tu hài, nước mắm Cát Hải, không những có thể đáp ứng nhu cầu của du khách mà còn là nơi kết hợp du lịch với nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về du lịch, đảo Cát Bà đã trở thành điểm du lịch bừng sáng nối giữa hai trung tâm du lịch lớn nhất miền Bắc 22
  23. Việt Nam: Hạ Long và Hải Phòng, tạo thành một quần thể du lịch phong phú, độc đáo, có một không hai ở Việt Nam, thu hút mạnh mẽ khách du lịch theo con đường biển kết hợp với đường bộ và đường sắt (từ Hà Nội xuống thành phố Hải Phòng rồi từ thành phố Hải Phòng đi cano hoặc tàu thủy ra đảo). Hiện nay, Cát Bà có khoảng gần 15.000 dân (tổng số dân của huyện đảo Cát Hải đến năm 2007 là khoảng 29.000 người). Cả đảo Cát Bà có một thị trấn và 7 xã: thị trấn Cát Bà và các xã Trân Châu, Xuân Đám, Khe Sâu, Việt Hải, Hiền Hào, Gia Luận và Phù Long. Du lịch đang ngày càng trở nên là một hiện tượng phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới, đặc biệt là loại hình du lịch hướng vào những nơi có đặc trưng riêng về sinh thái kết hợp với những nét văn hóa riêng có của người dân bản địa tại điểm du lịch đó hay chính là loại hình du lịch cộng đồng. Cát Bà có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh về du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Chính vì lẽ đó, việc điều tra, đánh giá các tiềm năng du lịch của đảo Cát Bà trong sự phát triển du lịch và thực trạng phát triển du lịch của đảo có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển du lịch của đảo Cát Bà 2.1.1 Vị trí địa lý Tọa độ địa lý: Đảo Cát Bà ở khoảng vĩ độ 20048’ Bắc, kinh độ 1070 Đông. Đảo Cát Bà ở độ cao khoảng 200m so với mực nước biển, cách thành phố Hải Phòng khoảng 60 km về phía Đông và cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông. Vì vậy, Cát Bà nằm ngay phạm vi dải ven bờ biển và là nơi giao lưu của nhiều tuyến giao thông thủy quan trọng trong vùng thủy nội địa và quốc tế nên điều kiện giao lưu với đất liền rất dễ dàng, thuận lợi cho việc phát triển giao thông vận tải đường biển, thuận tiện cho việc chăm nom, đi lại, kết hợp với các tuyến du lịch của khách tham quan. 23
  24. Đảo Cát Bà nằm trong tổng thể vùng du lịch ven biển Hạ Long – Bái Tử Long, là cửa ngõ tới di sản thiên nhiên thế giới – vịnh Hạ Long và là điểm du lịch bừng sáng nối giữa hai cực của tam giác tăng trưởng kinh tế của miền Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – hai trung tâm du lịch lớn nhất miền Bắc Việt Nam: Hạ Long – Hải Phòng, tạo thành một tuyến du lịch theo đường biển kết hợp với đường bộ và đường sắt. Khách du lịch sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị với nhiều loại phương tiện khi đến Cát Bà du lịch. Hơn nữa, ngày nay, du khách thường đến thăm di sản thế giới vịnh Hạ Long, sau đó theo đường biển đến Cát Bà. Đây cũng là một thuận lợi cho du khách có dịp được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của núi non, biển cả Việt Nam, vừa hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ. Và nếu loại hình du lịch cộng đồng tại đảo Cát Bà được quan tâm phát triển hơn nữa sẽ đem lại cho khách du lịch ấn tượng không chỉ về cảnh đẹp đất nước mà còn cả sự thân thiện, lòng mến khách của con người Việt Nam. Tuy nhiên, để tới đảo Cát Bà khách du lịch phải đổi nhiều loại phương tiện: đường bộ và đường thủy. Điều đó góp phần làm phong phú thêm cho chuyến đi nhưng lại khiến du khách không tiện lợi cho sức khỏe trong chuyến đi. Thêm vào đó thời gian để khách ra đến đảo cũng mất một buổi trong ngày nên trong lịch trình thăm đảo, với sự hạn chế về số ngày của chuyến đi, du khách sẽ ít có dịp được thăm hết các điểm du lịch trên đảo, đặc biệt là làng Việt Hải – một làng được coi là cư dân gốc của đảo Cát Bà có nhiều đặc trưng văn hóa truyền thống để phát triển loại hình du lịch cộng đồng, nhưng lại nằm sâu trong vùng lõi của vườn quốc gia Cát Bà. 2.1.2 Tài nguyên du lịch 2.1.2.1 Tài nguyên tự nhiên  Địa hình Địa hình có ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc cảnh quan, vì thế, mỗi bộ phận địa hình đóng một vai trò như tài nguyên du lịch. Hay nói cách khác, mỗi một điểm du 24
  25. lịch đều có những đặc điểm địa hình riêng biệt, độc đáo mà nhiều nơi, nó chính là yếu tố thu hút khách du lịch. Sự lôi cuốn của Cát Bà không chỉ ở vị trí trời phú mà còn ở điều kiện tự nhiên mà thiên nhiên đã ưu ái dành tặng cho hòn đảo ngọc này. Hình thái địa hình của đảo khá phức tạp. Đảo Cát Bà là một vùng đồi, núi pha trộn nhiều dạng địa hình. Dựa vào các chỉ tiêu về độ cao, độ dốc, mật độ chia cắt, có thể chia thành các dạng địa hình khác nhau: - Núi thấp, chia cắt mạnh là kiểu địa hình chủ yếu tại đảo Cát Bà. Hầu hết các đỉnh núi có độ cao khoảng 100 – 250 m. Đỉnh núi cao nhất – ngọn Cao Vọng 331m thuộc phần Tây đảo Cát Bà – có cảnh vật như “bồng lai tiên cảnh”, có “bàn cờ tiên” ẩn dưới những gốc cây cổ thụ và hương rừng đỗ quyên quyến rũ. Đặc điểm nổi bật nhất của núi trên đảo là đỉnh nhọn, sắc, sườn dạng răng cưa, dốc đứng, hiểm trở, lởm chởm tai mèo và nhiều hang động đẹp không kém vùng Ninh Bình, đặc trưng cho địa hình Karst nhiệt đới, Karst ngập nước ở Đông Bắc Việt Nam: Hang nàng Tiên, hang Trinh Nữ, hang Áng Vải, động Trung Trang (dài khoảng 1.000m), động Cô Tiên, động Đá Hoa, động Cao Vọng, động Hùng Sơn, Hầu hết các hang, động ở đây đều có độ dài dưới 200m, hang, động dài nhất không vượt quá 1.000m. Vị trí ở cửa hang đều tập trung ở các mức 4 – 6m; 15 – 20m; 30 – 40m so với mặt đất. Tuy về kích thước không lớn nhưng các hang lại có hình thái khá đẹp, nhiều thạch nhũ, nhiều ngách và thường gắn liền với quá trình chống ngoại xâm anh dũng của dân tộc. Một số hang trên đảo Cát Bà trước đây đã được các nhà khảo cổ khảo sát và tìm được hóa thạch răng người tiền sử và các công cụ bằng đá thời văn hóa Hạ Long. Vì vậy, đây là nguồn tài nguyên có giá trị lớn, không những hấp dẫn du khách bốn phương mà còn là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển du lịch địa phương trong thời điểm hiện tại và lâu dài. 25
  26. Những rặng núi cao sừng sững ở phía Đông Nam như những tấm bình phong khổng lồ kết hợp với nhiều vách núi đâm thẳng ra biển, ngăn chặn gió lạnh phương Bắc làm cho vùng đảo này sóng nước luôn êm ả, hiền hòa. Vùng trung tâm đảo, núi non đan xen trùng điệp tạo thành những thung lũng trù phú. Sự có mặt của kiểu địa hình đặc sắc này cũng chính là yếu tố thu hút khách du lịch đến với Cát Bà ngày càng nhiều. - Đồng bằng khá bằng phẳng chỉ có ở Phù Long với góc dốc bề mặt thường là 1 – 30. Độ chia cắt sâu trung bình 4 – 5 km, chia cắt dày lớn, trung bình 7 – 8 km/km2. - Đáy biển nguyên là đồng bằng lục địa lớn bị biển làm ngập trong thời gian biển tiến sau băng hà lần cuối cùng. Đáy biển có hình thái đồng bằng. Vùng đáy sâu 5 – 10m, cực đại là 39m. Trong phạm vi đồng bằng này có một số rạn san hô. Sự phức tạp của địa hình đáy biển với nhiều rạn san hô có giá trị ở vùng ven đảo Cát Bà là yếu tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch lặn ngầm, du lịch mạo hiểm. - Bờ biển xung quanh quần đảo Cát Bà mang kiểu bờ biển mài mòn hóa học. Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi, có đường biển khúc khuỷu, dáng hùng vĩ, độ dốc lớn, đới bờ hẹp, bị chia cắt mạnh dạng răng cưa. Bờ biển có nhiều mũi nhô đá gốc xen kẽ với các vụng nhỏ hình dáng không nhất định tạo thành do kết quả quá trình hòa tan đá vôi trong điều kiện ngập mặn. Nhiều vách núi đâm thẳng ra biển tạo thành các vịnh nhỏ, bãi cát trải dài, phẳng mịn, nước trong vắt, soi rõ cả đáy cát vàng như bãi Đá Bằng, bãi Cát Cò I và II, Đượng Gianh, Cát Dứa, Đó là những bãi tắm đẹp nổi tiếng có sức hút mạnh đối với du khách trong và ngoài nước. 26
  27. Danh mục các bãi biển có tiềm năng phát triển du lịch ở đảo Cát Bà Kích thước (m) Góc dốc Diện tích lộ ra khi trung bình thủy triều xuống Tên bãi Dài Rộng (m2) Tây Tắm 380 80 2047’ 23.289 Cát Cò I 250 104 2013’ 18.606 Cát Cò II 270 84 2056’ 17.868 Cát Quyền 140 38 5043’ 3.160 Cát Dứa 300 70 2038’ 15.335 Đượng Gianh 3.500 100 2048’ 577.200 Nguồn: Phân viện Hải dương học Hải Phòng Như vậy, đối với du lịch bờ biển thì mài mòn hóa học lại là yếu tố đặc biệt hấp dẫn khách du lịch. Ngoài ra, ở Phù Long còn có kiểu bờ biển cửa sông hình phễu. Xen kẽ các mũi nhô sóng mài mòn thành các vách dựng đứng là các cung lõm có các bãi tích tụ vật liệu giải phóng và vật liệu từ sông đưa ra. Phù Long thuộc nhóm đảo cát. Địa hình bằng phẳng, rìa biển có các bãi cát rộng, được cấu tạo bằng cát hiện đại có thể tổ chức các khu tắm biển. Ven rìa các đảo thường có bãi triều rộng. Các bãi biển này có nhiều thực vật ngập mặn mọc dày đặc, phát triển tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc sắc 27
  28. mang tính chất nhiệt đới có sức thu hút khách du lịch Châu Âu và góp phần làm phong phú thêm những chuyến du lịch của khách khi tới đảo ngọc này. - Các dạng san hô ngầm tập trung chủ yếu ở phía Đông Nam đảo Cát Bà. Các rạn san hô phát triển khá nhanh. Đây là các rạn san hô kiểu ven bờ, đôi khi cũng có dạng giống như các ám tiêu vòng nhỏ ở ngoài đại dương trông rất đẹp. Sự có mặt của các rạn san hô này đã tạo nên sức hút đặc biệt đối với du khách, nhất là khách du lịch thích lặn ngầm. - Luồng lạch đi lại là một vấn đề quan trọng trong việc đảm bảo tính khả thi của việc hoạch định các tuyến hành trình tham quan cũng như lưu lượng khách đến đảo du lịch. Cát Bà trong phạm vi bán kính 30m, chúng ta có thể thấy toàn bộ những điểm du lịch quan trọng như Đồ Sơn – Long Châu – nội thành Hải Phòng, cũng như các vùng Hạ Long – Bãi Cháy và lân cận đều được nối với nhau bằng một hệ thông luồng lạch tự nhiên trong vùng nước sâu khá tĩnh, chạy được các tàu có mớm nước 4 – 5m. Theo các con lạch nhỏ, các thuyền có mớm nước 1 – 2m có thể di chuyển khá dễ dàng. Các con lạch này cho phép tổ chức các chuyến hành trình một hoặc nhiều ngày trong khu vực đảo. Quanh đảo Cát Bà có nhiều bến đậu, trong đó phải kể đến những bến chính phân bố theo các hướng khác nhau như: Phù Long, Gia Luận, Việt Hải, Bến Bè, Cảng Cá. Nhìn chung, địa hình Cát Bà so với các khu vực khác ở miền Bắc và miền Trung là tương đối đặc biệt và khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo nên những nét đẹp độc đáo và phong phú cho phong cảnh mà trên đó có thể phát triển nhiều loại hình du lịch cùng một lúc: du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch nghiên cứu, du lịch lặn biển và du lịch thể thao dưới nước, du ngoạn bằng thuyền, Hơn nữa, địa hình đã tạo nên cho đảo Cát Bà một vụng kín gió, luồng lạch thuận tiện và nhiều chỗ neo đậu, tránh các biến động bất thường về sóng bão. Đó là 28
  29. những ưu đãi lớn và rất độc đáo mà địa hình nơi đây dành tặng cho hoạt động du lịch của đảo, cần được bảo tồn và phát huy nguồn tài nguyên phong phú này.  Khí hậu Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra môi trường du lịch. Các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của khách du lịch. Do vậy, việc phát triển có hiệu quả ngành du lịch tại đảo có tác dụng hạn chế những tác động xấu của thời tiết tạo nên khí hậu Cát Bà thuận tiện như hiện nay. Cát Bà có những ưu thế về khí hậu, cũng tương tự như những điểm du lịch khác ở ven biển phía Bắc, khí hậu Cát Bà bị chi phối sâu sắc bởi biển. Ảnh hưởng của biển làm điều hòa khí hậu khu vực đảo, giảm bớt các ảnh hưởng cực đoan về nhiệt độ và độ ẩm, mùa hè, thời tiết Cát Bà không quá oi bức, mùa đông không quá lạnh. Cát Bà có khí hậu đại dương, đặc biệt là nơi có khí hậu lý tưởng cho khách du lịch muốn thoát khỏi những ngày hè nóng nực oi ả trong đất liền. Do sự chi phối hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á, khí hậu Cát Bà mang tính nhiệt đới nóng ẩm và gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: - Mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm gần trùng với mùa mưa nhiều, rất thuận lợi cho hoạt động du lịch, đặc biệt là tắm biển. Mùa hè cũng là mùa đông khách của hoạt động du lịch trên đảo. Tháng 4 và tháng 10 là các tháng chuyển tiếp. - Mùa đông: mang tính lạnh, hạn chế các nhu cầu nghỉ ngơi tắm biển, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đồng thời cũng chính là mùa vắng khách trên đảo. Khí hậu Cát Bà thường xuyên biến động, rõ nhất là sự biến động của yếu tố nhiệt độ trong mùa đông và yếu tố mưa trong mùa hạ. Tuy nhiên, vì Cát Bà nằm giáp biển Đông nên hàng năm, Cát Bà vẫn xuất hiện các hiện tượng thời tiết bất thường: 29
  30. - Bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào khoảng các tháng 7, 8, 9, 10. Hàng năm, có từ 3 – 5 lần đổ bộ vào Cát Bà. Bão thường gây mưa lớn trên toàn khu vực, gây tổn hại lớn đến các công trình phục vụ khách du lịch của đảo. - Dông: Hàng năm, có khoảng 40 – 50 ngày có dông lớn. Dông thường xuất hiện vào mùa hạ. Đôi khi cơn dông có kèm theo cả gió lốc và mưa đá, hiện tượng vòi rồng gặp trên biển gây trở ngại rất lớn cho tàu bè qua lại và hạn chế việc tổ chức hoạt động du lịch trên địa bàn, đồng thời, hiện tượng này sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý du khách khi chọn Cát Bà là điểm đến trong mùa mưa bão. - Sương mù: Thường tập trung vào mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Thời điểm sương mù là từ 5 – 8 giờ sáng. Sau khi mặt trời lên cao, sương mù tan. Hiện tượng này làm giảm tầm nhìn từ xa, gây trở ngại nhiều cho việc tham quan biển và các hoạt động du lịch trên đảo vào buổi sáng. Là một hòn đảo trên biển Đông, Cát Bà không thể tránh khỏi những tác động có tính thay đổi khắc nghiệt của thời tiết. Tuy nhiên, nhờ có địa hình núi cao bao bọc nên phần lớn đã hạn chế được những trở ngại thiên nhiên này. Thực tế, so với nhiều nơi khác của Việt Nam, khí hậu Cát Bà khá thuận lợi cho đời sống của con người, thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động du lịch dài hạn. Do vậy, cần duy trì khí hậu đặc biệt mà thiên nhiên vốn ưu đãi cho đảo ngọc, đồng thời có những biện pháp phát triển du lịch phù hợp để không làm ảnh hưởng đến bầu không khí của đảo.  Tài nguyên nước Tài nguyên nước đóng một vai trò rất quan trọng trong nhu cầu sinh hoạt của cư dân trên đảo và khách du lịch. Một số nguồn tài nguyên nước đặc biệt như nước khoáng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động du lịch tại đảo. Đảo Cát 30
  31. Bà có nguồn nước biển, có suối ngầm cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, có suối khoáng chữa bệnh và làm nước giải khát. - Nước biển: Bao bọc xung quanh đảo Cát Bà là biển. Nước biển tại Cát Bà có độ đục thấp, thường là dưới 10g/m 3. Nước khá trong, vào những ngày thường có thể nhìn qua lớp nước xuống độ sâu 5 – 7m. Chế độ nhật triều lớn có biên độ lớn, 4 – 4,3m, tạo nên những thay đổi về diện mạo bờ, tăng thêm tính đa dạng cho cảnh quan bờ biển. Sóng thường xuyên có những nhô nhẹ, khi có bão cũng không cao quá 1m ở phía trong, không có những dòng chảy xoáy nên rất an toàn cho du khách ngay cả trong mùa mưa bão. Thủy triển dâng cao vào ban ngày, mùa hè rất thuận lợi cho các tuyến du lịch bằng thuyền nhưng lại hạn chế thời gian tắm ở các bãi trên đảo. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu về hàm lượng oxy tiêu hao bởi sinh học là không cao. Điều này chứng tỏ hoạt động của vi khuẩn và sinh vật phù du trong nước vào thời kỳ cuối xuân và đầu hè là khá cao, khả năng tự làm sạch nước tốt. Như vậy, vùng biển Cát Bà chưa đến giới hạn ô nhiễm, là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và cũng là điều kiện thuận lợi để ngăn chặn ô nhiễm môi trường kịp thời. - Tài nguyên nước khoáng: Cát Bà có nguồn tài nguyên nước khoáng có giá trị lớn về du lịch. Trên đảo có suối nước khoáng Thuồng Luồng thuộc xã Trân Châu, chảy ra từ chân núi đá vôi với lưu lượng lớn. Hiện nay, Cát Bà cũng phát hiện thêm một số khoáng ngầm là những “túi nước” có trữ lượng hàng vạn mét khối. Xã Xuân Đám có nguồn nước khoáng nóng, chảy quanh năm với độ nóng là 380C. Nước khoáng Cát Bà còn có tác dụng chữa một số bệnh về tuần hoàn, tiêu hóa, phụ khoa, hô hấp và giải khát. Năm 1985 – 1986, xí nghiệp điện nước Cát Bà xuất thử 500.000 chai nước khoáng, với điều kiện bình thường như hiện nay, có khả năng đảm bảo sản xuất và tiêu thụ 6 – 9 triệu chai/ năm. Điều này không chỉ giúp nhân dân địa phương có công ăn việc làm mà còn phục vụ khách du lịch đến thăm Cát Bà. 31
  32.  Tài nguyên động, thực vật Tài nguyên động, thực vật góp phần làm sinh động thêm cho điểm du lịch và cũng là đặc sản làm nên nét riêng biệt của mỗi địa phương, là tài sản quý, hiếm của mỗi điểm du lịch và của cả nước. Vì vậy, bảo tồn hệ động, thực vật là việc làm cần thiết của bất kỳ nơi nào để phát triển bền vững. Đảo Cát Bà là thảm rừng nhiệt đới xanh quanh năm, có khu rừng nguyên sinh với nhiều loài chim, thú, bò sát và thảm thực vật quý hiếm. Ngoài ra, đảo còn có giá trị lớn về hải sản, hệ sinh thái rừng ngập mặn, có ao hồ trên núi đá vôi, góp phần làm phong phú về các hình thức du lịch trên đảo. - Động, thực vật rừng + Thực vật: Cát bà có khí hậu nhiệt đới gió mùa bị chi phối mạnh bởi biển nên thực vật xanh tốt và sinh trưởng mạnh mẽ quanh năm. Rừng trên đảo nguyên là rừng rậm nhiệt đới, nhưng do bị tác động mạnh của con người nên hầu hết đã bị thay bằng thực bì thứ sinh nghèo nàn hơn: thành phần cây ít, chủ yếu là loại ưa đá vôi, tăng trưởng chậm nên thường không cao, ít tầng tán, ít cây leo. Tại trung tâm đảo Cát Bà hiện vẫn còn rừng rậm nhiệt đới xanh quanh năm được bảo tồn khá nguyên vẹn. Thực bì hồ trên núi đá – rừng ngập nước ngọt ở Ao Ếch, đường từ Trung Trang vào Việt Hải có một loại rừng rất độc đáo. Đó là rừng phát triển trên vùng đất thường xuyên bị ngập nước ngọt giữa các núi đá vôi. Đây là loại rừng đơn ưu của loài cây ưa nước. Về đa dạng sinh học, trong VQG đã xác định có 745 loài thực vật bậc cao thuộc 495 chi và 149 họ thực vật. Trong số thực vật đã xác định có thể chia thành: + Cây gỗ lớn 145 loài + Cây gỗ nhỏ 120 loài 32
  33. + Cây bụi 81 loài + Thân thảo đứng 237 loài + Thân thảo leo 56 loài + Quyết thực vật 56 loài + Cây nửa bụi dây leo 50 loài Những đặc điểm nổi bật của hệ thực vật rừng Cát Bà - Có nhiều loài thực vật vùng đảo đá Đông Bắc đều có mặt ở Cát Bà. - Có nhiều loại gốc quý, hiếm ở Việt Nam như kim giao (đặc hữu), lát hoa (quý), chò đãi (đặc hữu), trai (quý), đinh (quý), gội nếp (quý), cọ Bắc Sơn (đặc hữu). - Bên cạnh các loài thực vật có nguồn gốc tại chỗ còn nhiều loài thực vật có nguồn gốc từ các khu hệ lân cận như long não, sồi giẻ, sau, gạo, hoan hài, - Vườn còn có nhiều loài có thể làm thuốc quý 250/745 loài có thể làm thuốc chữa bệnh, đáng chú ý nhất là thuyết giáo, hương nhu, bình vôi, kim ngâu, lá khôi + Động vật rừng Theo kết quả điều tra, quan sát và phân loại, động vật rừng Cát Bà gồm các loại chim, thú, ếch, nhái, bò sát. STT Tên lớp Số bộ Số họ Số giống Số loài 1 Thú 5 10 6 20 2 Chim 13 34 60 69 3 Bò sát 2 9 15 15 4 Ếch nhái 1 5 11 11 33
  34. Cộng 21 58 92 115 Nguồn: Hội khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam Toàn bộ động vật VQG Cát Bà có thể chia theo các nhóm sau: - Động vật đặc hữu 1 loài - Động vật quý hiếm 5 loài - Động vật có thể làm thuốc 20 loài - Động vật cho da và lông quý 9 loài - Động vật làm cảnh xuất khẩu 15 loài - Động vật cho thịt 23 loài Sự phân bố các loài động vật quý hiếm trên đảo không đều. Hiện tại các loài khỉ vàng, sơn dương phân bố rải rác ở các thung, áng dân cư như Re Bờ Đá, Nước Lụt, Man Dớp. Voọc đầu trắng – loài động vật đặc hữu duy nhất trên thế giới – tập trung ở các vách núi bên cửa sông Việt Hải, Lạch Tàu, Trà Báu, Áng Ong Cam, Toàn đảo Cát Bà ước tính số lượng Voọc đầu trắng khoảng trên dưới 300 cá thể. Đây là loài động vật cực kỳ quý hiếm, là biểu tượng của VQG Cát Bà. Chim quý, đặc biệt là chim Cu Gáy phân bố dọc tuyến Trung Trang – Áng Sỏi, Trung Trang – Mốc Trắng, Trung Trang – Gia Luận. + Động, thực vật biển Số lượng sinh vật biển của đảo Cát Bà rất đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng. Điều đó góp phần làm phong phú các nguồn hải sản và nhiều loại đặc sản quý của cả nước lợ và nước biển, làm tăng giá trị, chất lượng các đặc sản địa phương cũng như cảnh quan môi trường nước. 34
  35. Theo thống kê, vùng biển Cát Bà có những loài động thực vật biển với số lượng: - Động vật phù du 98 loài - Thực vật phù du 199 loài - Rong biển 75 loài - San hô 177 loài - Thực vật ngập mặn 23 loài Sinh vật biển đảo Cát Bà được đánh giá là phong phú và đa dạng vào bậc nhất của vùng biển đảo miền Bắc Việt Nam. Đây không chỉ là nơi lưu giữ và phát tán nguồn gen lớn của vịnh Bắc Bộ mà còn có nhiều loại kinh tế quý hiếm: Rong biển (8 loài: rong guột, rong đá cong, rong mơ mềm, ), động vật đáy (7 loài: ốc đun đục, trai ngọc, ), bò sát (5 loài: đồi mồi, rùa da, vích, ), chim biển (4 loài: cốc đế, cò thìa, yến núi, mang biển đen) Ngoài ra, đảo Cát Bà còn thu hút khách du lịch bởi các rạn san hô tại vùng biển Đông Nam đảo kéo dài đến Hang Trai – Đầu Bê rất có giá trị cho bảo tồn và du lịch và cũng là một trung tâm phát tán nguồn gen của Vịnh Bắc Bộ. Tại các rạn này, có nhiều loài cá sinh sống như: cá Bướm, cá thìa, cá nóc, cá bàng chài, cá bống Cát Bà có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng và phong phú, được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tố địa chất – địa hình, khí hậu, thủy văn, lớp phủ thực vật và thế giới động vật. Điều này đã tạo nên cho Cát Bà một dáng vẻ riêng có thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với hòn đảo ngọc của vịnh Hạ Long này. Sự kết hợp giữa việc khai thác nguồn tài nguyên quý hiếm này phục vụ du lịch với các hoạt động phát triển bền vững sẽ đem lại cho Cát Bà không chỉ là điểm đến thân thiện của thành phố Hải Phòng mà còn là của đất nước Việt Nam. 35
  36. 2.1.2.2 Tài nguyên nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở để phát triển loại hình du lịch văn hóa, một trong những loại hình du lịch phổ biến nhất trên thế giới. Để đóng góp vào sự phát triển thành công của một vùng thì sự kết hợp giữa hai loại tài nguyên: tự nhiên và nhân văn là hết sức quan trọng. Hơn nữa, nằm trong cùng một quần thể thì sự hỗ trợ bổ sung cho nhau của hai loại hình du lịch: sinh thái và văn hóa là thực sự cần thiết, tạo nên sức hấp dẫn và sự đa dạng cho sản phẩm du lịch của mỗi vùng. Do vậy, để phát triển du lịch cộng đồng tại Cát Bà, thì việc nghiên cứu tìm hiểu về tài nguyên du lịch nhân văn lại càng có ý nghĩa quan trọng không thể thiếu.  Dân cư Cát Bà là một đơn vị hành chính thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, trung tâm hành chính, kinh tế của cả huyện đảo lại được đặt tại Cát Bà. Điều này cũng đem lại sự thuận lợi cho việc quản lý và tổ chức hoạt động du lịch trên đảo Cát Bà của huyện Cát Hải, đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng. Trên một diện tích 200km2 của toàn bộ hòn đảo hiện có khoảng 15.000 dân sinh sống, phân bố tại thị trấn Cát Bà và 6 xã còn lại là: Gia Luận, Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải, Hiền Hào và Khe Sâu. Mật độ dân cư phân bố không đều tập trung tại thị trấn khá đông, số còn lại rải rác ở các xã. Người dân trên đảo Cát Bà hầu hết là dân di cư từ đất liền ra sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi trồng trọt và kinh doanh dịch vụ. Hiện tại thành phần dân cư trên đảo khá đa dạng do các cuộc di dân, do cư dân nơi khác đến làm ăn, buôn bán, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Ngoài ra, tại Cát Bà luôn có một số lượng nhất định ngư dân từ miền Trung (Quảng Ngãi, Thanh Hóa, ) neo đậu trong những chuyến đi biển dài ngày. Điều đó góp phần tạo nên sự sôi động của đời sống trên hòn đảo du lịch này. 36
  37. Ngoài ra, các cư dân trên đảo, có một số lượng không nhỏ cư dân sống trôi nổi trên biển, phần nhỏ là trên các thuyền đánh cá kiêm nhà ở. Phần còn lại, họ sống trên các nhà nổi gần bờ mà thực chất là bè nuôi cá. Hiện tại, xung quanh đảo Cát Bà có hàng trăm ngôi nhà nổi như vậy hình thành nên các cụm dân cư riêng biệt. Khách du lịch đến Cát Bà rất thích thú khi được ngắm nhìn các “khu” dân cư trên biển này. Vào ban đêm, các nhà thuyền này thường bật điện sáng để đánh bắt mực tạo nên một khung cảnh lung linh thu hút sự chú ý của khách du lịch. Đặc biệt, Cát Bà hôm nay còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi làng Việt Hải. Đây là làng có cư dân sinh sống lâu nhất ở đảo Cát bà hiện nay. Làng nằm trong vùng lõi của vườn quốc gia Cát Bà. Đời sống nhân dân vẫn dựa vào thiên nhiên là chủ yếu. Tuy vậy nhưng nơi đây lại thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu nét văn hóa bản địa và tham gia vào những hoạt động sinh hoạt thường ngày cùng với người dân nơi đây. Hiện tại, huyện Cát Hải đang đầu tư xây dựng Việt Hải thành điểm đến của du lịch cộng đồng tại đảo Cát Bà vừa khôi phục, bảo tồn vừa phát huy những truyền thống văn hóa của người dân trong làng, đồng thời thu hút thêm lượng khách đến Cát Bà và kéo dài thêm thời gian của du khách khi đến tham quan đảo. Nhìn chung, đời sống cư dân trên đảo Cát Bà khá ổn định. Đảo có diện tích không lớn nhưng có nhiều địa phương khác nhau, làm phong phú thêm nét đẹp truyền thống văn hóa của đảo, bởi dân trên đảo đều có chung cốt cách của người đi khai phá mạnh mẽ và táo bạo. Do đó, họ dễ tiếp thu những cái mới có lợi cho họ. Đó cũng chính là tiềm năng, thuận lợi cho sự phát triển du lịch cộng đồng tại Cát Bà.  Truyền thống lịch sử và các di tích cách mạng. Cát Bà có lịch sử hình thành từ hàng vạn năm nhưng có dạng biệt lập như ngày nay thì vào khoảng 7.000 năm trước đây. Đây là trung tâm của huyện đảo Cát Hải – đơn vị hành chính được thành lập vào loại xưa nhất của thành phố Hải Phòng. Thời 37
  38. Bắc thuộc gọi là Ân Phong, sau là Chi Phong, Hoa Phong, Nghiêu Phong. Thời Pháp thuộc lấy tên là Cát Hải, Cát Bà như ngày nay. Do có vị trí đặc thù nên Cát Bà luôn được xác nhận là tiền đồn của dải đất ven biển khu Đông Bắc. Quá trình xây dựng và bảo vệ từ hàng ngàn năm đã tạo nên những truyền thống lịch sử - văn hóa cao đẹp. Trong “Đại Nam nhất thống chí” đã viết về Cát Bà như sau: “một vùng non nước dựng lên như viên ngọc, cá tôm nhiều như đất, dân đua nhau thu lượm, lúa má không có, thuế đánh không nhiểu. Sóng vỗ đập dồn vách núi, thuyền xuyên vỉa đá mà đi. Nhân dân vui hưởng thái bình, đã hơn bốn mươi năm không biết đến binh đao ”. Do địa hình núi rừng hiểm trở, tài nguyên phong phú như vậy mà từ xưa các nhà cầm quân đã rút ra một kết luận: “Thắng đế vi vương Cát Bà vi cứ” Tạm dịch là: Thắng làm đế làm vương Thua (thì) về lấy Cát Bà làm căn cứ Truyền thuyết còn ghi lại đây là hậu cứ của các bà trồng trọt, hái lượm cung cấp cho các ông phía trước chống lại giặc ngoại xâm khi chúng tới đánh chiếm đảo. Trên thị trấn Cát Bà ngày nay còn lại dấu tích đền thờ các bà trong cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược phương Bắc. Và hòn Cẩm Thạch của làng Gia Luận đã từng là nơi tập kết cọc gỗ lấy từ Vân Đồn để làm nên chiến thắng quân Nam Hán của tướng Ngô Quyền vào năm 938. Còn vào năm 1750, thủ lĩnh nông dân Nguyễn Hữu Cầu (tức Quận He) khi dấy quân chống lại chế độ phong kiến nhà Trịnh đã lấy đảo Cát Bà làm căn cứ khi triều đình bán rẻ đất nước. Năm 1893 khi quân Pháp đổ bộ lên đảo Cát Bà, ngư dân trên đảo đã tổ chức chiến đấu đánh trả quyết liệt. Mở đầu là cuộc kháng chiến của Hoàng Thống Tề, người con trai làng Trân Châu. Ông đã dựng cờ khởi nghĩa chống lại hành động bán nước của nhà Nguyễn (từ năm 1874 đến 1874). Từ đất Cát 38
  39. Bà, nghĩa quân đi tới đâu, bọn giặc bị đánh tan tới đó, quân ta càng đánh càng mạnh. Khi cuộc kháng chiến lan tới Quảng Yên - Hải Dương tràn xuống Thái Bình, triều đình nhà Nguyễn đã phải tập trung lực lượng đối phó. Trên đường biển, em gái của Hoàng Thống Tề là Hoàng Lan Vũ đã huy động một đạo quân tiến theo bờ biển về hợp với đạo quân của anh trai tại Thái Bình. Trước lực lượng quá đông và mạnh của triều đình, cuộc khởi nghĩa đã bị dập tắt nhanh chóng. Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của hai anh em Hoàng Thống Tề và Hoàng Lan Vũ đã khẳng định lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và ước muốn hòa bình độc lập của người dân trên đảo nói chung và người phụ nữ Cát Bà nói riêng. Trước sự nhu nhược và đớn hèn của triều đình nhà Nguyễn, phong trào đấu tranh của người dân cả nước ngày càng dấy lên mạnh mẽ, đặc biệt là vào thời kỳ 1889 – 1893. Thực dân Pháp và triều đình phong kiến càng điên cuồng đàn áp các cuộc khởi nghĩa. Và Tiền Đức, thủ lĩnh quân miền duyên hải đã lui về Cát Bà để xây dựng lực lượng, vùng núi non hiểm trở Cát Bà đã trở thành một trong những căn cứ chính của nghĩa quân. Tiền Đức đã dựa vào địa hình vùng núi Trung Trang, Mái Gợ, Trà Báu xây dựng đồn điền, đồn trung đồn hậu. Cả căn cứ được bố phòng như một trận địa cố thủ kiên cố với bẫy đá hầm chông. Dân trên đảo đã tích cực tham gia vào phong trào của nghĩa quân. Tiền Đức đã chọn một số dân địa phương trong đội quân của mình để giao cho những nhiệm vụ quan trọng. Trong thời kỳ chiến tranh chống đế quốc Mỹ, Cát Bà cũng trở thành điểm trọng yếu thuộc căn cứ chống Mỹ của tỉnh Quảng Ninh và sau này là của thành phố Hải Phòng. Trước cuộc chiến tranh hủy diệt của đế quốc Mỹ, người dân cùng với nhân dân cả nước đã dũng cảm, kiên cường chiến đấu, giáng trả kẻ thù những đòn đích đáng. Nhân dân Cát Bà đã đánh địch trên 500 trận, bắn và phá hủy 23 máy bay, 4 tàu chiến, phá nổ hàng trăm thủy lôi, bắt sống tên phi công Mỹ đầu tiên ở vùng biển Hải Phòng. 39
  40. Ngày nay, trên đảo còn nhiều chứng tích minh chứng cho tinh thần anh dũng của nhân dân huyện đảo, đặc biệt là của quân đội Việt Nam. Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, từ năm 1960, quân đội ta đã cho xây dựng một bệnh viên Quân y trong lòng động Hùng Sơn. Công việc xây dựng kéo dài trong 3 năm, đến năm 1963 thì hoàn thành. Dù được xây dựng trong hang động nhưng bệnh viện Quân y cũng có đầy đủ trang thiết bị và các phòng bệnh không khác bệnh viện ở mặt đất: phòng mổ, phòng ngủ, phòng đánh bóng bàn, phòng chiếu phim, phòng họp, phòng sinh hoạt câu lạc bộ, Cùng một lúc, bệnh viện đủ sức điều trị cho từ 100 – 150 sỹ quan cao cấp. Sau khi hòa bình, các thiết bị của bệnh viện được tháo dỡ và ngày nay, Quân Y đã trở thành một điểm du lịch ý nghĩa thu hút nhiều khách tham quan của hòn đảo Cát Bà.  Các di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội Trên đảo Cát bà hiện còn nhiều di tích lịch sử - văn hóa chứng tỏ truyền thống văn hiến của địa phương. Trên mảnh đất của làng Nghĩa Lộ ngày nay vẫn còn ngôi miếu thờ người phụ nữ đã sinh ra người trai dũng cảm Hùng Sơn. Theo truyền thuyết thì Hùng Sơn là người đã có công trong cuộc kháng chiến chống giặc Ân vào đời vua Hùng thứ 6. Tại thị trấn Cát Bà còn phát hiện dấu tích, nơi là đền thờ các bà có công trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc. Tuy ngôi đền ngày nay không còn nữa nhưng điều đó chứng tỏ được truyền thống lịch sử của mảnh đất này. Ngoài ra, trên địa bàn xã Xuân Đám còn sót lại một phần kiến trúc bức tường thành xếp đá được xây dựng từ thời nhà Mạc thế kỉ XVI. Ngày 1/4/1959, nhân dân đảo Cát Bà đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Bác đã thăm làng cá của đảo và trò chuyện cùng bà con và ngư dân của làng. Để kỉ niệm sự kiện này, hàng năm cứ vào ngày 1/4, nhân dân Cát Bà lại long trọng tổ chức lễ hội “Bác Hồ về thăm làng cá”. Ngày này hiện nay cũng đã trở thành ngày truyền thống 40
  41. của ngành thủy hải sản Việt Nam. Gần đây, khi ngành kinh tế du lịch ngày càng phát triển, ngày 1/4 cũng được chọn là ngày khai trương mùa du lịch Cát Bà. “Cát Bà ơi! Mỗi lần mùa hạ đến Mồng một tháng tư ngày hội lớn tưng bừng Cờ đỏ tung bay sáng biển, sáng rừng Thuyền rồng như bay ra từ trống đồng Ngọc Lũ Những hậu duệ của Âu Cơ bổ chèo đè sóng dữ Cho Cát Hải – Cát Bà rạng rỡ thế rồng bay” Đến với lễ hội này, du khách sẽ có dịp được tham gia vào nhiều trò chơi truyền thống, đặc trưng của miền biển Cát Bà như: đua thuyền rồng trên biển. Hấp dẫn nhất phải kể đến lướt ván trên biển và lắc thuyền thúng trên biển. Trên mỗi thuyền rồng là hàng chục tay chèo khỏe mạnh, cường tráng. Họ là những ngư dân đến từ các xã trong huyện Cát Hải. Trong trang phục thi đấu ngày hội hè, nhịp chèo cũng trở nên hối hả như nhịp sống và lao động của ngư dân trên biển. Đây là hoạt động thu hút nhiều nhất sự chú ý quan tâm của khách tham quan. Hoạt động này thường được tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng ba, một ngày trước ngày hội chính. Đây vốn là lễ hội có nguồn gốc từ hội bơi chèo truyền thống từ ngày 21 tháng Giêng hàng năm của ngư dân xã Gia Lộc - trước đây là ngày hội xuống nước của ngư dân để cầu một năm mưa thuận gió hòa, chài lưới bội thu. “Hai mốt tháng Giêng người dân biển cả Gia Lộc Hòa Quang, làng cá hội mùa Sóng biển dâng trào không nản tay đua Thuyền về đích điềm may mùa chài lưới” 41
  42. Và cứ mùng 10 tháng 6 hàng năm, du khách lại có dịp tham gia vào các hoạt động vui chơi mang đậm bản sắc dân tộc của hội làng Hoàng Châu và nhiều nghi lễ truyền thống như rước kiệu, xa mã: “Tháng sáu hội làng vẫn đón đợi thủy chung Nghèo khó đến đâu hội vẫn tưng bừng Nữ quan vẫn má hồng, môi thắm đỏ Đãn đến hội một lần thôi là nhớ Kiệu Ngài bay, ngựa gỗ cũng bay lên ” Ngoài ra, vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm, nhân dân xã Hiền Hào lại tổ chức lễ hội đền Hiền Hào, nơi thờ thành Hoàng của mình. Như vậy, lễ hội 1/4 là lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất của đảo Cát Bà. từ chỗ là lễ hội xuống nước của ngư dân, ngày nay nó trở thành lễ kỉ niệm ngày Bác Hồ về thăm đảo và sau đó là ngày khai trương mùa du lịch Cát Bà. Sự kết hợp của lễ hội truyền thống với các sự kiện, họat động và ý nghĩa mới đã tăng thêm sức mạnh cho cả hai và đạt được hiệu quả về nhiều mặt. Đây là một cách đi đúng hướng để bảo tồn và phát huy hơn nữa các giá trị văn hóa cũng như góp phần vào sự phát triển du lịch của Cát Bà.  Các di tích khảo cổ Môi trường và thiên nhiên thuận lợi của Cát Bà chính là điều kiện tốt để con người có thể định cư sinh sống ở đây. Chính vì lẽ đó mà Cát Bà đã từng là cái nôi của người cổ xưa. Các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật 17 điểm trên đảo Cát Bà. Kết quả cho thấy, có đến 15 điểm phát hiện được dấu tích của người cổ xưa như: hang Eo Bùa thuộc xã Hiền Hòa, Tùng Bà thuộc vườn quốc gia, Khoăn Mui thuộc xã Trân Châu, Áng Giữa tại xã Việt Hải. Đặc biệt phải kể đến là di chỉ Cái Bèo do các nhà khảo cổ người Pháp phát hiện năm 1938. Họ đã tiến hành khai quật di chỉ này nhiều 42
  43. lần vào các năm 1972, 1973 và 1981, thu được 479 hiện vật có giá trị gồm các công cụ lao động như: chày, bàn nghiền, bàn kê, rìu bồn, bàn mài, chỉ lưới, di tích bếp, di cốt người (có thể thuộc nhóm Otxtrolo, Melanedieng), xương cá, xương răng động vật (lợn rừng, nai, dê núi ). Kết quả phân tích Dioxide Carbon cho thấy, người Việt cổ đã có mặt ở đây cách ngày nay khoảng 6.475 – 4.200 năm (sau đó vùng Cát Bà bị chìm trong biển). Họ có thể là lớp cư dân đầu tiên chiếm lĩnh vùng biển Đông Bắc Việt Nam, biết khai thác biển và làm nông nghiệp. Giữa hai tầng trên và dưới để lại dấu tích giữa hai nên văn hóa sớm và muộn. Một số tư liệu cho rằng người cổ Cái Bèo là khâu thời đại đồ đá mới cách ngày nay khoảng 4.000 năm. Như vậy, có thể thấy được giá trị lịch sử to lớn của Cái Bèo. Nó khẳng định người Việt cổ đã cư trú tại vùng đất này từ rất xa xưa. Hiện nay Bến Bèo là một cảng rất nhộn nhịp và rất đông đúc của đảo Cát Bà. Hàng ngày có nhiều tàu du lịch từ Hạ Long vào đón và đưa khách và các tàu đưa du khách từ Cát bà đến thăm vịnh Lan Hạ. Cách đó không xa là khu bè cá với những nhà nổi trên biển. Hàng trăm bè cá nuôi trồng với những đặc sản biển quý hiếm, phục vụ nhu cầu của khách tham quan, đồng thời cũng để tăng thu nhập cho ngư dân Cát Bà.  Truyền thuyết, truyện kể về Cát Bà Trên hòn đảo ngọc Cát Bà đã có biết bao truyền thuyết, thần thoại được thêu dệt không chỉ bằng trí tưởng mà còn bằng trí tuệ và tình cảm người dân trên đảo từ bao đời. Để giải thích về nguồn gốc của tên gọi Cát Bà, có một truyền thuyết kể rằng: ngày xưa, vùng biển đảo này từng là hậu cứ của các bà trồng tía, hái lượm, cung cấp lương thực, thực phẩm cho các ông ở phía trước chống giặc, khi chúng tới chiếm đảo. Cũng từ trận chiến đấu này đã xuất hiện nhiều nữ tướng dũng cảm nên người xưa đã đặt tên cho đảo này là đảo Các Bà mà sau này sau này dân gian hay gọi chệch là Cát Bà. 43
  44. Một truyền thuyết khác thì kể lại rằng, hòn đảo này, xưa kia vốn là hậu cung của người đàn ông đầu tiên đến khai sơn phá thạch ở vùng này khi ông phát hiện ra nhiều cái vịnh quý giá với nhiều hòn đảo xinh đẹp mà sau này có tên là Vịnh Hạ Long, thì cũng là lúc mà ông phải cưu mang nhiều số phận nữ nhi đơn côi mà chồng họ đã vĩnh viễn không trở về sau những chuyến đi biển đầy bất trắc. Để rảnh tay khai phá vùng Hòn Gai, Bãi Cháy, ông đã tập hợp các bà ra sống trên những hòn đảo xinh đẹp, trù phú và biệt lập giữa biển khơi này. Vì thế mà sau này vùng đất Bãi Cháy, Hòn Gai lại có tên gọi là đất của Ông, còn hòn đảo xinh đẹp kia thì gọi là đảo Các Bà. Theo thời gian, nhân dân gọi chệch đi thành Cửa Ông và Cát Bà như ngày nay. Trong khu rừng ở trung tâm vườn quốc gia Cát Bà ngày nay có một loại cây rất đặc biệt có tên là Kim Giao. Đây là một loài cây đặc hữu, quý hiếm. Gỗ của cây Kim Giao có một tính năng đặc biệt là khi tiếp xúc với chất độc, gỗ cây sẽ đổi màu. Vì vậy, ngày xưa, gỗ kim giao thường được làm đũa để cúng tiến cho vua. Nếu gặp chất độc, đũa sẽ đổi sang màu đỏ, như vậy, vua thưởng thức món ăn sẽ thấy an toàn và sạch sẽ. Một điều đặc biệt của cây kim giao nữa là kim giao là một loài cây đơn tính, chỉ khi có cây mọc san sát nhau thì mới đơm hoa kết trái. Đây cũng chính là cơ sở để ra đời truyền thuyết tình yêu lãng mạn về chàng trai tài hoa Kim Ngân và nàng công chúa xinh đẹp Giao Thuỷ. Chàng trai, do sự ghen ghét, đố kị của đám nịnh thần mà bị đầu độc chết trong buổi yến tiệc. Thương nhớ người yêu, nàng công chúa đã khóc thương và rồi nàng cũng ngủ yên bên mộ chàng để tỏ lòng chung thuỷ. Về sau, từ nấm mồ đó đã mọc lên hai cây xanh tốt. Người ta đã lấy chữ đầu tiên trong tên của hai người để đặt tên cho nó là Kim Giao. Ngày nay, trong khu rừng kim giao ở chân đỉnh Ngự Lâm còn có hai hòn đá chồng lên nhau mà người dân địa phương nói là ngôi của hai người. Đến thăm rừng kim giao, dưới tán cây xanh tốt, du khách không khỏi cảm thương cho đôi tình nhân và mến phục lòng sắc son chung thuỷ của họ. Trên đảo Cát Bà còn vô số những truyền thuyết, thần thoại cũng bay bổng, hùng tráng như truyền thuyết về chàng trai nghèo Hùng Sơn đã dũng cảm lên đường giết giặc Ân vào thời kỳ 44
  45. trị vì của vua Hùng Vương thứ 6. Ngày nay vẫn còn ngôi miếu thờ nơi làng quê chàng để tưởng nhớ người đã sinh ra vị anh hùng của đảo Cát Bà, người con tài hoá của đất nước. Hay như truyền thuyết về bãi Cát Tiên (gồm Cát Cò 1, Cát Cò 2 và Cát Cò 3) là nơi các nàng tiên thường xuống đây tắm biển. Có thể nói, tại Cát Bà tồn tại cả một hệ thống truyền thuyết, thần thoại, truyện kể rất phong phú nhằm giải thích về các địa danh, các sản vật Dưới góc độ nhân văn, nó thể hiện tình yêu, sự gắn bó máu thịt của những con người nơi đây với mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình. Đến với Cát Bà không chỉ là thưởng thức những huyền thoại để ngày càng thêm hiểu và yêu mến mảnh đất và con người nơi đây hơn. Qua những tìm hiểu trên, chúng ta có thể thấy Cát Bà không chỉ là một nơi giàu có vào loại bậc nhất tài nguyên du lịch tự nhiên mà nơi đây còn ẩn chứa những “mỏ” tài nguyên du lịch văn hóa hết sức đa dạng. Các di tích khảo cổ học, di tích lịch sử – văn hóa – cách mạng, các truyền thuyết giàu tính nhân văn, tất cả đã tạo nên một Cát Bà giàu truyền thống văn hóa và văn hiến. Đây chính là cơ sở để phát triển loại hình du lịch văn hóa mà trong đó, hình thức du lịch dựa vào cộng đồng là chủ yếu, nhằm đa dạng thêm sản phẩm du lịch của Cát Bà. Loại hình du lịch này phát triển sẽ là một sự bổ sung, hỗ trợ lớn cho loại hình du lịch sinh thái ở đây Nếu như những tài nguyên du lịch sinh thái giàu có thu hút khách du lịch đến với Cát Bà để tìm hiểu, khám phá thì những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống với chiều sâu của mình lại là chất keo níu bước chân du khách ở lại với Cát Bà lâu hơn để thưởng thức và cảm nhận vẻ đẹp viên ngọc quý của thành phố Hải Phòng. 2.1.2.3 Đánh giá chung về tài nguyên du lịch của đảo Cát Bà Nhìn chung, Cát Bà có tiềm năng lớn để phát triển mạnh về du lịch, bằng chứng là lượng khách đến tham quan đảo không ngừng tăng trong những năm qua và còn tiếp tục tăng mạnh trong các năm tới. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn tài nguyên này phục vụ du lịch của đảo vẫn chưa khai thác hết tiềm năng vốn có. 45
  46. Có thể nói, tài nguyên du lịch tự nhiên của đảo rất phong phú và đa dạng tạo ra những cảnh quan khá hoàn hảo, một môi trường du lịch có chất lượng cao về giá trị nguyên sơ. Bên cạnh các nguồn thực vật quý hiếm tạo nên địa thế cho cảnh quan núi rừng hoang sơ mà hùng vĩ của đảo thì nguồn động vật đặc hữu cũng làm nên nét đặc trưng có một không hai cho Cát Bà. Với nguồn tài nguyên này, Cát Bà hội tụ đủ ba yếu tố mở đầu bằng chữ S (Sun – Sand – Sea). Tất cả tạo nên cho đảo Ngọc những tiềm năng du lịch vô giá. Đó là điểm mạnh lợi thế của đảo thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch phát triển, đưa Cát Bà trở thành một trong những địa chỉ du lịch nổi tiếng của Việt Nam cũng như trên thế giới. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá ấy, Cát Bà có tiềm năng lớn về phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch núi, du lịch chữa bệnh, Về tài nguyên nhân văn, nhìn chung chưa thật phong phú và hấp dẫn. Đáng chú ý là di chỉ Cái Bèo và lễ hội đua thuyền nhưng cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ tài nguyên du lịch tự nhiên, trong khi đó, lễ hội đua thuyền lại chỉ tổ chức một lần trong năm nên vào khoảng tháng 4, tháng 5 thì du lịch Cát Bà hoạt động trong tình trạng quá tải. Một số tài nguyên có giá trị trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa của đảo nhưng chưa được quan tâm, phát triển, chưa được đưa vào trong các chương trình du lịch của đảo. Hoạt động văn hóa tại địa phương cũng là một trong những điểm nhấn quan trọng để thu hút khách. Tuy nhiên, tại Cát Bà thì các hoạt động này lại không nhiều nên phần nhiều khách du lịch đến với Cát Bà chủ yếu là khách của loại hình du lịch sinh thái mà chưa phải là du lịch văn hóa. Hiện nay, thành phố Hải Phòng và huyện Cát Hải đang triển khai nhiều dự án phát triển du lịch cộng đồng trên đảo. Nếu được chú ý phát triển thì đây chính là loại hình thu hút một lượng khách khá lớn cho đảo, vừa bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người dân trên đảo, 46
  47. vừa nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Để phát triển loại hình du lịch này, thành phố và huyện cần có sự quan tâm hơn nữa đến các tài nguyên nhân văn của đảo. Bên cạnh đó, việc khai thác các tài nguyên du lịch trên đảo, đặc biệt là tài nguyên nhân văn phục vụ cho du lịch cộng đồng vẫn còn hạn chế. Lý do là chưa được đầu tư chính đáng và công tác tổ chức khai thác vẫn còn kém, đồng thời cũng do đặc thù tài nguyên nhân văn trên đảo chưa thực sự thu hút khách du lịch, chưa có những đặc trưng văn hóa riêng biệt nên khách đến du lịch Cát Bà chủ yếu là khách của loại hình du lịch sinh thái, chưa phải là khách của loại hình du lịch cộng đồng. Thêm vào đó, sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề tồn tại chưa tốt, vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc quản lý, tôn tạo các nguồn tài nguyên nói chung, nhất là tài nguyên nhân văn. Tóm lại, tính nổi trội của tài nguyên du lịch Cát Bà là tài nguyên du lịch tự nhiên. Do đó, để hoạt động du lịch cộng đồng phát triển hơn nữa, bên cạnh việc khai thác tối đa lợi thế tài nguyên tự nhiên, ngành du lịch cần có biện pháp khôi phục và bảo tồn nguồn tài nguyên nhân văn vừa là phục vụ cho mục đích phát triển du lịch vừa phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đảo để quá trình khai thác được lâu dài và có hiệu quả. Với vị trí địa lý thuận lợi và giàu tiềm năng tài nguyên du lịch, cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, cùng với những chính sách phù hợp với cơ chế mở cửa, hội nhập của thành phố Hải Phòng và của huyện Cát Hải, tiềm năng du lịch đảo Cát Bà được đánh thức để trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng và sự phát triển du lịch của cả nước. 2.2. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà 47
  48. Trên thực tế loại hình du lịch cộng đồng đã được sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng đưa vào khai thác và phát triển tại xã Đồng Minh thuộc huyện Vĩnh bảo và 4 xã thuộc huyện Cát Hải: Xuân Đám, Trân Châu, Hiền Hào và Việt Hải. Trong đó bốn xã này đều nằm trên đảo Cát Bà, riêng xã Việt Hải, Sở đã kết hợp với phòng văn hóa huyện Cát Hải tổ chức phục vụ khách từ năm 2005 tuy nhiên, do xã nằm trong vùng lõi của VQG nên điều kiện xa khu trung tâm, giao thông không thuận tiện, cở sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch không đạt tiêu chuẩn thêm vào đó, điều kiện bảo vệ môi trường cho khu dự trữ sinh quyển nên hoạt động du lịch cộng đồng khó được thực hiện trong những năm qua. Năm 2008, thành phố có “Đề án xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại ba xã trên đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng” đã loại Việt Hải trong danh sách các xã triển khai mô hình du lịch cộng đồng, thay vào đó là các xã Xuân Đám, Trân Châu và Hiền Hào. Tuy nhiên, nhận thấy các điều kiện lợi thế của Việt Hải trong phát triển du lịch cộng đồng nên vào năm 2008, UBND huyện Cát Hải cũng đề xuất “Đề án xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại xã Việt Hải, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng” tạo điều kiện phát triển đồng bộ hoạt động du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà để đảo Ngọc trở thành điểm đến thân thiện của du khách năm châu. 2.2.1. Sự cần thiết của mô hình du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà. Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng là hình thức du lịch đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành và có hiệu quá cao như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Malaysia, Thái Lan, là hình thức du lịch phát huy lợi thế về tài nguyên tự nhiên, nhân văn của một quốc gia dựa trên sự phát triển kinh tế xã hội mang nặng bản sắc văn hóa dân tộc Ở nước ta cũng đã có nhiều nơi hoạt động du lịch này đạt hiệu quả cao: Hòa Bình, Lào Cai (Sa Pa), Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu và đồng bằng Sông Cửu Long. 48
  49. Đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải nằm ở phía Bắc thành phố Hải Phòng có vị trí đặc thù và tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú đã được xác định là trung tâm du lịch của Hải Phòng. Địa hình Cát Bà được hình thành từ những dãy núi đá vôi với độ cao trung bình là 150m so với mặt nước biển, tạo ra những hang động kỳ thú xen kẽ những bãi biển tuyệt đẹp, những cánh rừng nguyên sinh đa dạng hệ sinh thái tạo nên vườn quốc gia Cát Bà 15.200 ha trong đó 9.800 ha là rừng và 5.400 ha là biển đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Những cảnh quan và tài nguyên trên đảo Cát Bà thực sự là địa điểm để phát triển du lịch của Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung. Thực tế, trong những năm qua, với sự quan tâm của Nhà nước và thành phố Hải Phòng, cùng với sự cố gắng nỗ lực của chính quyền và nhân dân huyện đảo Cát Hải nói chung, đảo Cát Bà nói riêng, kinh tế du lịch đã giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện Cát Hải. Tốc độ phát triển du lịch hàng năm đều đạt trên 30%. Các chỉ tiêu du lịch cơ bản của Cát Bà 5 năm 2005 – 2009 Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 tính Lượt khách Lượt 435.000 500.000 729.000 760.000 1.005.000 du lịch Khách quốc Lượt 122.000 171.000 224.000 250.000 286.200 tế Khách nội Lượt 313.000 329.000 505.000 510.000 718.800 địa 49
  50. Tổng doanh Tỷ đồng 75 104,5 170 212,5 335,4 thu Nguồn: Phòng Nghiệp vụ du lịch – Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hải Phòng Riêng các cơ sở kinh doanh lưu trú, nếu như năm 2003, Cát Bà mới có 74 cơ sở thì đến năm 2007, con số đó đã tăng lên 105 cơ sở. Hiện nay, Cát Bà có thể đáp ứng 5.000 chỗ cho khách du lịch mỗi ngày. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch mới chỉ tập trung tại khu vực thị trấn Cát Bà nên đã tạo ra sự mâu thuẫn cần phải được giải quyết kịp thời đó là: việc xây dựng các cơ sở kinh doanh du lịch và khả năng tiếp nhận khách vào các mùa trong năm. - Mùa du lịch (mùa hè) vào các tháng 4, 5, 6, 7, 8 không đáp ứng được nhu cầu của khách, đặc biệt là các ngày lễ và thứ bảy, chủ nhật. - Mùa đông vào các tháng 9, 10, 11, 12, 1, 2, 3 thì các cơ sở kinh doanh lại có công suất thấp do lượng khách ít. Mặt khác, tuy tài nguyên du lịch phong phú song sản phẩm du lịch lại nghèo nàn, chủ yếu là loại hình du lịch sinh thái, tắm biển, thăm vịnh, thăm vượn quốc gia, dựa trên khai thác các điều kiện tự nhiên sẵn có, chưa được đầu tư nhiều, việc tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ chưa thích ứng gây nên sự quá tải vào mùa hè đã làm cho giá cả dịch vụ tăng cao, môi trường đang có nguy cơ bị xâm hại và hiệu quả kinh tế thấp vào mùa đông. Để khắc phục tình trạng trên với mục tiêu đưa hòn đảo Cát Bà trở thành hòn đảo du lịch, khai thác và quản lý tốt các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của đảo để kinh tế du lịch trở thành kinh tế chủ yếu, tạo điều kiện xóa đói, giảm nghèo, tăng sự hấp dẫn đối với khách du lịch thì phải xã hội hóa phát triển du lịch trên toàn đảo. Du lịch cộng đồng là loại hình được chọn để đạt được những mục tiêu trên. Phát triển du lịch cộng đồng với mục đích: 50
  51. - Làm phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch dựa trên các tài nguyên du lịch của đảo. - Khai thác các mảng tài nguyên du lịch văn hóa, phong tục tập quán, các sản phẩm của cộng đồng dân cứ với các nghề trồng, khai thác rừng, các miệt vườn trái cây nhiệt đới, các sản vật nuôi trồng, đánh bắt hải sản - Thu hút các nguồn vốn và lao động cộng đồng của đảo vào hoạt động du lịch - Mở rộng hoạt động du lịch để tăng việc làm, tăng nguồn thu cho người dân trên cơ sở đó mà tổ chức tốt việc bảo vệ môi trường để phát triển du lịch một cách bền vững. 2.2.2. Tiềm năng du lịch và các điều kiện để xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại bốn xã: Xuân Đám, Trân Châu, Hiền Hào và Việt Hải. Tiềm năng du lịch và những điều kiện thuận lợi Mô hình du lịch cộng đồng ở Cát Bà – Cát Hải đã được hình thành và xây dựng điểm ở ba xã gần thị trấn do tổ chức FFI (Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế) hỗ trợ trong thời gian từ năm 2005 – 2007 nhưng chưa hoàn thiện và chưa đạt hiệu quả cao. Đây là những điểm du lịch cách thị trấn từ 10 – 15 km chứa đựng đầy đủ các yếu tố tiềm năng du lịch của Cát Bà với các nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, trồng rau xanh để cung cấp cho đảo, các loại cây nhiệt đới như hoa hồng, na, chuối, nhãn, vải và các nghề nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ong lấy mật, khai thác đánh bắt thủy sản với tập hợp dân cư nhỏ được bố trí xen kẽ các đồi rừng, thung lũng, tạo nên cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn có môi trường thiên nhiên hoang sơ trong lành không bị ảnh hưởng tác hại của các ngành sản xuất độc hại cũng như khí thải của các khu công nghiệp. 51
  52. Điều rất thuận lợi cho cả ba điểm du lịch này là đều có hệ thống giao thông thuận lợi vào tận các gia đình, các loại xe du lịch dưới 30 chỗ có thể tiếp cận dễ dàng với các điểm du lịch này, thuận tiện để dẫn khách tham quan vườn quốc gia và các hang động trên đảo như hang Quân Y, động Trung Trang, hang ma, hang Giếng Tiên, hang Vọng Gác và cũng là những nơi rất gần để tổ chức cho khách xuống thuyền thăm vịnh Lan Hạ hoặc tắm trên những bãi cát nhỏ của đảo. Một điều không thể thiếu được và cũng rất cần cho hoạt động du lịch cộng đồng là vấn đề an ninh xã hội do tập hợp dân cư nhỏ lại sống trong các đồi, thung lũng trong rừng nên vấn đề an ninh chủ yếu được thiết lập bằng sự đoàn kết đùm bọc trong hương ước quy ước của cộng đồng: các cộng đồng dân cư ở đây không có chỗ cho các tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy, cướp giật hoặc gây mất trật tự trị an. Các đặc sản của những điểm du lịch này chủ yếu là những sản vật được sản xuất tại chỗ dựa trên điều kiện tự nhiên của rừng cà biển nhưng ít nhiều cũng mang đậm bản sắc địa phương của đảo như: - Hoa quả nhiệt đới: vải, nhãn, na, hồng, chuối, cam, - Rau xanh các loại do trồng trọt và lấy từ rừng - Các loại hải sản như: ngao, tu hài, cua, ốc, cá biển, sứa, - Các động vật tự sản như: ong mật từ hoa rừng, gà, vịt, ngan, đặc biệt là gà Liên Minh, một loại gia cầm quý hiếm, nổi tiếng mà những nơi khác không có được (hiện loài này đã được đưa vào danh sách bảo tồn và phát triển). Về cơ sở hạ tầng: tại các điểm dân cư này đều được xây dựng tương đối tốt như giao thông liên xã, liên thôn, liên nhà, các cụm dân cư đều có trọm y tế, nhà văn hóa cũng như các trường học. Diện tích đất cho các gia đình lớn, có nhiều gia đình diện tích tới vài ha cây ăn quả có thể xây dựng nhà miệt vườn theo kiểu đồng bằng Sông Cửu Long. 52
  53. Với những điều kiện thuận lợi trên cùng với vị trí nằm trong các vùng dân của khu sự trữ sinh quyển thế giới trong quần đảo Cát Bà, các điểm này có thể tổ chức hình thức du lịch cộng đồng làm phong phú thêm cho hình thức du lịch trên đảo, cũng như có thể níu chân du khách lưu lại trên đảo nhiều ngày, hấp dẫn khách dàn đều vào các tháng trong năm, giảm bớt sự tập trung vào mùa hè và làm sôi động lại mùa đông. Những khó khăn khi xây dựng mô hình du lịch cộng đồng Trước hết, những xã thuộc đảo Cát Bà nói chung và 4 xã: Hiền Hào, Trân Châu, Xuân Đám, Việt Hải nói riêng trình độ dân trí còn hạn chế, kinh tế chậm phát triển, vẫn còn nhiều hộ nghèo. Do vậy, các điều kiện vệ sinh, cơ sở vật chất của những hộ gia đình đón khách, các lao động thường ở trình độ thấp, khó khăn cho việc tiếp cận, giao lưu, đặc biệt là với khách du lịch nước ngoài. Tính cộng đồng trong sinh hoạt và tính xã hội trong sản xuất kinh doanh dịch vụ vẫn còn hạn chế, mang dáng dấp người Việt Nam thời phong kiến là sản xuất nhỏ, tự sản, tự tiêu. Công tác vệ sinh môi trường còn nhiều điều bất cập như vệ sinh lương thực, thực phẩm, vệ sinh sinh hoạt (các hệ thống cấp nước sạch, xử lý nước thải, nhà vệ sinh tự hoại, vệ sinh tại nơi nuôi gia súc, gia cầm), các loại còn tập trung gây hại đến đời sống con người do tự nhiên mang lại như muỗi, gián, mối, mọt, rắn, rết, Bên cạnh đó, cơ chế về việc cho khách lưu trú qua đêm tại địa phương chưa được đồng bộ do sự quản lý chồng chéo giữa Vườn quốc gia Cát Bà với địa phương. Chưa có cơ chế mở về vay vốn đầu tư trong khi tiềm lực kinh tế của đại bộ phận dân cư còn thấp. Những vấn đề trên cần được quan tâm hỗ trợ của chính quyền các cấp cũng như của Nhà nước trong việc giáo dục, đào tạo, hỗ trợ ban đầu cũng như bằng kết quả hoạt động du lịch cộng đồng để tái tạo, nâng cấp khắc phục. 53
  54. 2.2.3. Thực trạng về công tác quản lý Trước hết, xác định mô hình du lịch cộng đồng là các cộng đồng địa phương làm du lịch bằng điều kiện sẵn có của mình phù hợp với thị hiếu của khách du lịch. Do vậy, mô hình du lịch cộng đồng tại các xã của huyện Cát Hải phù hợp với tổ chức hoạt động của cộng đồng dân cư với mục đích mang lại lợi ích trực tiếp cho người hoạt động, đầu tư cho du lịch, sau đó đóng góp cho lợi ích cộng đồng và xã hội. Xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện về môi trường pháp lý, tạo điều kiện cho người tham gia, hỗ trợ các biện pháp đào tạo, hỗ trợ một phần ban đầu, hỗ trợ công tác tuyên truyền quảng bá. Chính quyền địa phương là người tổ chức và quản lý điều hành trực tiếp, xây dựng quy chế hoạt động, xây dựng giá dịch vụ. Mô hình du lịch cộng đồng tại huyện Cát Bà tạm dừng ở bốn nội dung sau: - Dịch vụ hướng dẫn tham quan - Dịch vụ nội trú - Dịch vụ ăn uống - Dịch vụ vui chơi giải trí, văn nghệ, bán hàng. Mô hình tổ chức được xác lập theo sơ đồ sau: Dịch vụ hướng dẫn: thuyết minh, tổ chức dịch vụ tham quan Ban Khách quản Dịch vụ lưu trú du lý điều lịch hành 54
  55. Dịch vụ ăn uống Dịch vụ vui chơi, giải trí: văn nghệ, bán hàng lưu niệm, - Về bộ phận ban quản lý điều hành: Bộ phận này do UBND xã hoặc xóm (thôn) đảm nhiệm là những người có điều kiện am hiểu nghiệp vụ kinh doanh du lịch và là những người được chính quyền xã, xóm cử, được sự tín nhiệm cao của cộng đồng, có nhiệm vụ tổ chức khai thác, ký kết hợp đồng đón khách với các đơn vị lữ hành hoặc trực tiếp nhận các thông tin về khách hoặc bộ máy đưa về xử lý thông tin, giao trách nhiệm phục vụ cho các tổ dịch vụ, theo dõi giám sát chất lượng phục vụ, thanh toán với khách theo hợp đồng, thanh toán với các bộ phận theo quy chế hoạt động tài chính, tiếp thu ý kiến phản hồi của khách, rút kinh nghiệm trong công tác phục vụ định kỳ. Bộ phận ban điều hành trực tiếp chỉ đạo các bộ phận còn lại: bộ phận dịch vụ hướng dẫn, bộ phận lưu trú, bộ phận dịch vụ ăn uống và bộ phận vui chơi giải trí, văn nghệ, bán hàng lưu niệm để tạo ra dịch vụ tổng hợp phục vụ du khách. Trong đó quy định những công việc cụ thể cho mỗi bộ phận là: - Bộ phận dịch vụ hướng dẫn: là tập hợp những thành viên được đào tạo hướng dẫn du lịch cơ bản, nắm được những di tích lịch sử, văn hóa cũng như kết cấu địa lý tự nhiên, các thông tin kinh tế văn hóa trong vùng để giới thiệu cho du khách khi tham quan và có nhiệm vụ: + Tiếp nhận nội dung yêu cầu của khách than quan mà ban quản lý điều hành chuyển giao. + Xây dựng chương trình tham quan hợp lý, hấp dẫn thuận tiện cho khách, trực tiếp thuyết minh những điểm cần thiết tại nơi khách tham quan. + Tổ chức bố trí phương tiện phục vụ khách tham quan phù hợp với yêu cầu và kinh phí của khách. + Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách trong chuyến đi 55
  56. + Phối hợp với các bộ phận khác để tổ chức cho khách sử dụng những dịch vụ đã kí kết trong hợp đồng. + Có nhiệm vụ đón và tiếp khách, theo dõi khách trong suốt hành trình du lịch và tiễn khách. - Bộ phận lưu trú: Là tập hợp các gia đình có điều kiện được ban quản lý điều hành lựa chọn để phục vụ nhu cầu lưu trú của khách, có nhiệm vụ: + Tiếp nhận khách đến nghỉ với thái độ vui vẻ, ân cần theo nội dung của ban quản lý điều hành. + Vệ sinh sạch sẽ những nơi khách nghỉ và khách sử dụng cũng như vệ sinh trong khuôn viên gia định, xếp đặt các trang thiết bị ngăn nắp gọn gàng theo đúng phong tục địa phương. + Đảm bảo cho khách nghỉ an toàn tuyệt đối về sức khỏe và tài sản riêng của khách. + Kết hợp với các bộ phận khác để cung cấp các dịch vụ mà khách yêu cầu. - Bộ phận dịch vụ ăn uống: Bao gồm những thành viên có điều kiện chế biến thức ăn, đồ uống để phục vụ khách, được trang bị về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức cơ bản trong phục vụ ăn uống của ngành du lịch, biết chế biến một số món ăn thông dụng cơ bản cho các đối tượng khách, thành thạo điêu luyện trong chế biến các món đặc sản địa phương có nhiệm vụ cụ thể được ban quản lý giao cho như sau: + Tiếp nhận nội dung của Ban chỉ đạo điều hành về nhu cầu của khách. + Xây dựng thực đơn, tổ chức khai thác lương thực thực phẩm, thực hành chế biến món ăn theo yêu cầu của khách phù hợp với thị hiếu của khách, đảm bảo mỹ thuật, an toàn. 56
  57. + Tổ chức phục vụ chu đáo, nhiệt tình. + Phối hợp với các bộ phận khác trong việc cung cấp các dịch vụ khác cho khách. - Bộ phận vui chơi giải trí, văn nghệ, cung cấp hàng hóa bao gồm những thành viên có khả năng văn nghệ, có hình thức ưa nhìn, có kiến thức giao tiếp thể hiện sự duyên dáng, chân thực khi tiếp xúc với khách có nhiệm vụ: + Tổ chức các chương trình văn nghệ, chương trình giao lưu theo yêu cầu của khách mang đậm tính dân gian cổ truyền địa phương. + Tổ chức giới thiệu các mặt hàng, những sản phẩm đặc thù của địa phương để phục vụ khách khi có yêu cầu. + Phối hợp với các bộ phận khác để cũng cấp dịch vụ tổng hợp có chất lượng cao phục vụ khách du lịch. Bên cạnh các nhóm dịch vụ, ban chỉ đạo và tổ chức xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, các xã còn thành các tổ chức như: ban bảo vệ an toàn cho khách, ban bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên, ban dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho khách khi cần thiết. Ngay từ khi dự án đi vào hoạt động, ban quản lý đã làm khá tốt vai trò là một đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại các xã trên đảo. Ban quản lý đã khắc phục được những tồn tại trước đây về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, tạo mối quan hệ gắn bó giữa Ban quản lý khu du lịch với nhân dân và khách du lịch. Tuy nhiên vì đây là đơn vị cấp cơ sở quản lý về du lịch mới được thành lập và chưa có chuyên môn nghiệp vụ nên hoạt động còn mang tính vùng và địa phương, chưa có sự gắn kết chặt chẽ với các xã khác cùng dự án. Ngoài ra, Ban quản lý cũng gặp khá nhiều khó khăn khi tạo mối quan hệ gắn bó với cộng đồng cư dân địa phương trong việc chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch và tạo mối quan hệ với hướng dẫn viên 57
  58. cũng như với du khách. Hiện tại, các xã này đã thành lập các tổ chức quản lý nhưng do lượng khách không nhiều nên cũng chỉ tồn tại lúc ban đầu, lâu dần cũng ít người quan tâm đến hoạt động của du lịch cộng đồng tại đơn vị mình quản lý. 2.2.4 Thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật 2.2.4.1 Cơ sở hạ tầng xã hội Có thể nói, cơ sở hạ tầng xã hội là điều kiện, là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển du lịch cộng đồng tại đảo Cát Bà. Hiện nay, về cơ bản, hệ thống đường giao thông trên đảo đã hoàn thành và hoạt động khá tốt. Do đặc thù địa hình đảo cách xa đất liền nên khách du lịch mỗi khi đến đảo thường phải qua nhiều loại phương tiện cả đường thủy và đường bộ, do đó khoảng thời gian khách đến đảo thường mất một buổi, chưa kể nếu khách muốn đến làng Việt Hải sẽ lại phải đi tàu khá lâu. Chính vì lẽ đó, thành phố đã đầu tư xây dựng đường xuyên đảo phục vụ việc vẩn chuyển khách du lịch thăm đảo. Vào này 31/3/2003 con đường xuyên đảo Hải Phòng – Đình Vũ – Cát Hải – Cát Bà dài trên 31km đã được khánh thành và đi vào hoạt động. Đây là con đường huyết mạch đóng vai trò động mạch chủ của Hải Phòng đối với Cát Hải – Cát Bà trên mọi lĩnh vực kinh tế biển, quốc phòng và phát triển du lịch. Từ thị trấn Cát Bà, con đường xuyên đảo thứ hai từ bãi tắm Cát Cò III chạy lên phía Bắc của đảo lớn, đường đi xuyên giữa lòng đảo qua Vườn quốc gia Cát Bà tới bến Gia Luận cũng được đưa vào phục vụ khách du lịch từ 26/7/ 2003. Cũng từ bến Gia Luận du khách có thể tiếp tục qua phà để đến Tuần Châu – Quảng Ninh hoặc ngược lại từ Tuần Châu đến Cát Bà. Con đường này thực sự đã mở ra một hành lang rộng lớn nhằm khai thác có hiệu quả các tuyến du lịch trên đảo. Ngoài ra, trên đảo còn có con đường xuyên đảo chạy dọc đảo Cát Hải với 7km qua bốn xã nằm trong dự án và thị trấn Cát Bà. Đây cũng chính là con đường rất thuận tiện cho du khách thăm đảo theo hình thức du lịch cộng đồng, bởi từ các xã hoạt động du lịch theo mô hình này, du khách có thể tham gia vào các hoạt động khác tại khu trung tâm đảo. Để tạo điện kiện thuận lợi cho việc 58
  59. đi lại của khách du lịch, 6 đơn vị kinh doanh vận chuyển thuỷ bộ đã xây dựng các tuyến vận tải nối từ trung tâm 2 tỉnh, thành phố là Quảng Ninh và Hải Phòng với đảo Cát Bà thông qua các tuyến vận tải: Cát Bà – Hải Phòng bằng đường thuỷ; Tuyến liên vận (thuỷ, bộ) Cát Bà – Đình Vũ – Hải Phòng; Tuyến Cát Bà – Tuần Châu – Hạ Long (Quảng Ninh) và tuyến xe buýt nội đảo. Huyện còn bố trí 40 chiếc ô tô cho khách du lịch thuê đi lại trên đảo và hơn 70 chiếc thuyền du lịch cỡ lớn để phục vụ nhu cầu tham quan trên các vịnh Lan Hạ, Cái Bèo Một phương tiện mà khách du lịch đến Cát Bà thường dùng, đó là xe máy. Đây là phương tiện rất thuận lợi cho việc di chuyển trong địa hình đồi núi và thuận tiện cho khách đi sâu vào trong các làng. Du khách có thể thuê xe khi đến đảo. Về cung cấp điện và nước: ngày 12/5/1998, lễ khánh thành mạng điện quốc gia 35KV ra đải Cát Bà đã trở thành một dấu ấn khó phai, một niềm ao ước bấy lâu của người dân trên đảo đã thành hiện thực. Ngoài ra, ngày 19 tháng 8 năm 2009, đường điện quốc gia đã được đưa về xã Việt Hải, xã nằm trong vùng lõi của Vườn quốc gia. Sự kiện này đã góp phần nâng cao chất lượng của các cơ sở dịch vụ tại đây tạo điều kiện phục vụ khách du lịch ngày một tốt hơn. Việc đưa điện về đảo có ý nghĩa lớn trong việc hoàn thiên cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển hơn nữa du lịch cộng đồng trong tương lai của đảo Cát Bà. Tuy nhiên, một điều đáng quan tâm là hiện tại các xã trong dự án vẫn chưa có điện đường nên buổi tối khách du lịch thường chỉ ở nhà các hộ gia đình mà không thể đi đến các xã khác cũng như đến trung tâm thị trấn bởi địa hình đồi núi và cũng cách xa khu trung tâm. Đây cũng là một khó khăn cho hoạt động du lịch cộng đồng của Cát Bà trong việc phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho khách về đêm. Từ năm 1979, đảo Cát Bà đã có một trạm cung ứng điện nước, nay là Xí nghiệp cấp nước và dịch vụ xây lắp. Với tốc độ tăng trưởng “nóng” của ngành du lịch trong những năm gần đây, sản lượng tiêu thụ điện trong các năm vẫn không ngừng tăng. Trong số các xã tham gia vào dự án du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà, xã Việt Hải 59
  60. được coi là xã gặp khó khăn nhất về nguồn nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất và phục vụ du lịch thì đến nay cũng đã đáp ứng được nhu cầu của du khách. Việc đảm bảo nước sạch cho sinh hoạt và nước hợp vệ sinh cho sản xuất là một vấn đề cần được quan tâm để Cát Bà ngày càng phát triển hơn nữa du lịch cộng đồng để Cát Bà không chỉ là điểm đến của du lịch sinh thái mà còn là điểm đến của những ai muốn khám phá về đời sống cư dân trên đảo, để Cát Bà luôn là một trung tâm du lịch của thành phố Hải Phòng, của vùng và của cả nước. Về thông tin liên lạc: Mặc dù vẫn còn ở mức thấp so với các điểm du lịch khác của thành phố Hải Phòng, song gần đây, ngành bưu chính viễn thông Cát Bà đã có rất nhiều tiến bộ. Các xã trong dự án hiện tại đã phủ sóng điện thoại, các hộ gia đình tổ chức đón khách đều có điện thoại liên lạc, các trang thiết bị như ti vi, truyền hình cáp đều được các hộ sắm đầy đủ. Tuy vậy, nhưng tại các xã này, hiện tại mới có sóng điện thoại của mạng Viettel, đặc biệt tại khu du lịch sinh thái cộng đồng Suối Gôi Xuân Đám tại xã Xuân Đám hiện tại đã có sóng Viettel và đang triển khai lắp đặt cột thu sóng của mạng mobifone trong thời gian tới sẽ đi vào hoạt động. Hiện tại, khu du lịch còn phủ sóng wifi đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, hứa hẹn là điểm đến của du lịch cộng đồng tại xã Xuân Đám nói riêng và của đảo Cát Bà nói chung. Hiện nay, tại các xã, hệ thống các trạm y tế cũng được chính quyền quan tâm trong việc theo dõi sức khỏe của người dân và khách du lịch. Tại các xã đều có các trạm y tế, riêng xã Trân Châu có tới 2 trạm y tế. Tuy nhiên, để phục vụ tốt hơn nữa sức khỏe của người dân cũng như du khách trong thời gian khách lưu trú trên đảo, Cát Bà cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ y tế, đưa vào sử dụng các trang thiết bị hiện đại nhằm chuẩn đoán và điều trị tốt hơn nhất là cho các khách du lịch người nước ngoài chưa quen với điều kiện khí hậu và môi trường rừng núi. 2.2.4.2 Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch 60