Thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế tại ngành thuế thành phố Cần Thơ

pdf 10 trang phuongnguyen 1540
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế tại ngành thuế thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_boi_duong_nghiep_vu_thanh_tra_kiem_tra_thue_tai_n.pdf

Nội dung text: Thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế tại ngành thuế thành phố Cần Thơ

  1. THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ TẠI NGÀNH THUẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ The reality of professional training tax inspectors, tax auditors in Tax of Can Tho City Nguyễn Thành Vân Cục Thuế Thành Phố Cần Thơ Tóm tắt: Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những hoạt động mang tính chất đặc thù, đây là công việc không chỉ đảm trách chống thất thu thuế mà còn đảm bảo công bằng đối với các chủ thể kinh tế trong việc phát huy nguồn lực của mình đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Với công việc này người cán bộ công chức thuế phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc về thanh tra, kiểm tra thuế mới có thể bảo đảm chất lượng hoạt động công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Tuy nhiên, hiện nay nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế của cán bộ công chức ngành thuế nói chung và cán bộ công chức ngành thuế tại thành phố Cần Thơ nói riêng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Vì vậy, cần nâng cao năng lực nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế cho cán bộ công chức ngành thuế thông qua hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là một yêu cầu cấp bách, cần thiết trong giai đoạn xây dựng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Asbtract: Inspection, examination of tax is one of the specific nature activities, these works are not only responsible for Anti-tax losses, but also ensure fairness for economic actors in mobilizing resources to their boost production, improve labor productivity. With this work, the tax public servants who have professional capacity, solid professional inspection and test that can ensure the quality of the inspection activities, examination of tax. However, Inspection, examination of tax of tax servants in generally and tax servants in Can Tho City in particularly is limited and not enough to response full of these quirements of the inspection, examination of tax. So, It is necessary to improve the professional capacity for inspection, examination of tax for civil tax servants through professional training activities, professional requirements which is a urgent, necessary in the industrialization - modernization and international integration at present, it contributes to the development of economic sustainability - society of the country in general and in particular of each locality. 1
  2. Từ khóa: Nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế; bồi dưỡng. 1. Đặt vấn đề Thanh tra, kiểm tra là hoạt động tất yếu của quản lí nhà nước nói chung và quản lí thuế nói riêng. Thanh tra, kiểm tra thuế có mục tiêu đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế để từ đó có biện pháp xử lí kịp thời, nghiêm minh các trường hợp đã phát hiện nhằm ngăn ngừa các đối tượng có mục đích gian lận, trốn lậu thuế, đảm bảo công bằng xã hội và hiệu lực quản lí thuế. Để hoàn thành tốt công tác thanh tra, kiểm tra thuế đòi hỏi người cán bộ công chức (CBCC) đảm trách nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuế phải có đầy đủ năng lực về các kỹ năng của nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế. Nhưng trên thực tế, năng lực thực hiện nhiệm vụ của CBCC thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra nói chung CBCC tại ngành thuế thành phố Cần Thơ nói riêng còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế nâng cao năng lực và kỹ năng cho CBCC làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế là rất cần thiết để nâng chất lượng hoạt động trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế của cả nước và của từng địa phương. 2. Các khái niệm và đặc điểm nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế 2.1 Khái niệm về thanh tra, kiểm tra thuế - Thanh tra thuế: là một chức năng thiết yếu trong quản lý thuế, kiểm tra, xem xét việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế thực hiện theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật về thuế, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý thuế, chính sách thuế, pháp luật thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế [1]. - Kiểm tra thuế là hoạt động xem xét tình hình thực tế của đối tượng được kiểm tra để đánh giá, nhận xét và xử lý của cơ quan thuế đối với việc thực hiện pháp luật thuế của người nộp thuế và công tác quản lý, hành thu, kiểm tra của cán bộ thuế [1]. 2.2 Đặc điểm nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người nộp thuế. Đặc điểm này chi phối đạo đức nghề nghiệp, văn hoá ứng xử, tác phong mẫu mực của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Ngoài ra, hoạt động thanh tra, kiểm tra người nộp thuế trong cơ chế thị trường vừa phải đối mặt với những cám dỗ, cạm bẫy dễ sa ngã; đồng thời phải đối đầu với sức ép, áp lực khác nhau, thậm chí ảnh hưởng đến danh dự và tính mạng của người làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Đây là một đặc điểm ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, tình cảm, hành vi công vụ của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế; đến hiệu lực hiệu quả của công tác thanh tra kiểm tra người nộp thuế; đến uy tín và danh dự của ngành thuế [1]. 2
  3. 3. Các kỹ năng về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế [6] - Kỹ năng kiểm tra hồ sơ khai thuế: CBCC kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của NNT và những dữ liệu thông tin của NNT đã được cập nhật vào hệ thống dữ liệu của ngành để phục vụ cho việc kiểm tra các hồ sơ khai thuế người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế. Qua kiểm tra phát hiện sai sót nếu có yêu cầu NNT kê khai điều chỉnh, bổ sung và xử phạt nếu kê khai không chính xác ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, số thuế được khấu trừ theo đúng quy định của Luật quản lý thuế. - Kỹ năng đánh giá, phân tích hồ sơ rủi ro: Kỹ năng này đòi hỏi CBCC thuế ngoài việc phải nhận biết từng chỉ tiêu của mỗi loại tờ khai bắt buộc NNT kê khai hiện hành để phát hiện các sai sót làm ảnh hưởng đến số thuế nộp ngân sách nhà nước. - Kỹ năng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế: Kỹ năng này đòi hỏi người lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải biết kết hợp thực tiễn quản lý (kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế) và kết quả phân tích hồ sơ khai thuế bằng ứng dụng phần mềm quản lý rủi ro TPR để lựa chọn doanh nghiệp có rủi ro cao lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế. - Kỹ năng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp: Kỹ năng này yêu cầu CBCC thuế phải “hiểu được các con số” hoặc để “nắm chắc các con số”, tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. - Kỹ năng tin học: ứng dụng công nghệ thông tin: Toàn ngành thuế đã đưa các phần mềm quản lý thuế vào sử dụng như: Phần mềm ứng dụng Quản lý thuế (TMS). Về phía người nộp thuế đều phải thực hiện các thủ tục hành chính thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế bằng phương thức giao dịch điện tử bao gồm: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và tiếp nhận các hồ sơ, văn bản khác của người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế bằng phương thức điện tử. 4. Thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế tại ngành thuế thành phố Cần Thơ Qua thực tiễn nghiên cứu điều tra, khảo sát 106 CBCC thuế, 18 CBQL ngành thuế, 09 GV hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế về hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế tại ngành thuế thành phố Cần Thơ. Kết quả khảo sát về các mặt được thể hiện như sau: 4.1 Về kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế của CBCC ngành thuế thành phố Cần Thơ Theo kết quả khảo sát của 106 CBCC thuế, 18 CBQL ngành thuế, 09 GV hướng dẫn bồi dưỡng về các kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế của CBCC đang làm công tác này được đánh giá ở các mức độ đạt được như: Kỹ năng phân tích báo cáo tài chính đánh giá CBCC thuế ở mức yếu (CBCC thuế: 36,8%, CBQL: 38,9%, GV: 22,2%), mức trung bình (CBCC thuế: 25,5%, CBQL: 27,8%, GV: 33,3%); Kỹ năng xử lý hồ sơ khai thuế: mức yếu (CBCC thuế: 52,8%, CBQL: 33,3%, GV: 33,3%) mức trung bình (CBCC thuế: 20,8 %, CBQL: 38,9%, GV: 33,3%); Kỹ năng phân tích đánh giá hồ sơ rủi ro: mức yếu (CBCC thuế: 68,9%, CBQL: 44,4%, GV: 44,4%) mức trung bình (CBCC thuế: 13,2%, CBQL: 33,3%, GV: 22,2%); Kỹ năng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế: mức yếu (CBCC thuế: 50,0%, CBQL: 38,9%, GV: 33,3%) mức trung bình (CBCC thuế: 23,6%, CBQL: 27,8%, GV: 33,3%); Kỹ năng nhận biết và phát 3
  4. hiện sai sót trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế: mức yếu (CBCC thuế: 50,9%, CBQL: 33,3%, GV: 33,3%) mức trung bình (CBCC thuế: 24,5%, CBQL: 38,9%, GV: 33,3%); một số đánh giá ít đạt loại khá và tốt. Theo ý kiến các kỹ năng về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế của CBCC thuế được đánh giá ở mức trung bình và yếu chiếm tỷ lệ phần trăm cao do nguyên nhân lớn nhất là chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế phần lớn thiên về lý thuyết, thời gian rèn luyện thực hành còn ít, chưa được sát với thực tiễn hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, chưa đưa những tình huống thực vào giảng dạy để người học có thể nắm bắt và xử lý được các tình huống rủi ro xảy ra, mặt khác, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chưa kịp thời thay đổi bổ sung theo sự thay đổi của chủ trương, chính sách nhà nước về thuế, về kế toán Theo ý kiến khảo sát đã nhận định, chính từ những nguyên nhân chủ yếu này nên kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế của CBCC tại ngành thuế thành phố Cần Thơ vẫn còn nhiều hạn chế. 4.2 Về số lượng CBCC thuế tham gia bồi dưỡng Qua kết quả khảo sát có khoảng 64% CBCC thuế đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế, có khoảng 36% chưa được tham gia học tập bồi dưỡng. Nguyên nhân cao nhất khi được hỏi chưa tham gia học tập bồi dưỡng là do cơ quan chưa tổ chức (chiếm khoảng 57,9%), cơ quan chưa cử đi học tập bồi dưỡng (34,21%), ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như CBCC thuế nhận thấy không cần thiết tham gia học tập bồi dưỡng, tự bản thân sẽ tự học, tự nghiên cứu để trau dồi năng lực chuyên môn nghiệp vụ (2,63%), cá nhân CBCC thuế chưa sắp xếp được công việc để tham gia bồi dưỡng (5,26%). 4.3 Về chương trình, nội dung bồi dưỡng Đa số ý kiến của 106 CBCC thuế, 18 CBQL ngành thuế, 09 GV hướng dẫn bồi dưỡng cho rằng chương trình bồi dưỡng trong thời gian qua ít hiệu quả, cụ thể CBCC (64,2%), GV (66,7%), CBQL (55,6%). Nguyên nhân chủ yếu là do chương trình bồi dưỡng chưa được xây dựng một cách có hệ thống, chưa phù hợp mục tiêu đề ra, do đó, mặc dù đội ngũ CBCC thuế đã được tham gia học tập bồi dưỡng nhưng chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, kỹ năng về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế của CBCC thuế chưa được nâng lên. Trong thời gian tới cần có sự cải tiến chương trình theo một quy trình chặt chẽ, logic, khoa học và có hệ thống hơn nhằm mang lại hiệu quả tốt cho công tác bồi dưỡng. Về nội dung bồi dưỡng, theo kết quả khảo sát đa số ý kiến cho rằng nội dung bồi dưỡng quá nhiều những vấn đề không cần thiết: CBCC (75,5%), GV (55,6%), CBQL (55,6%). Công tác chuẩn bị nội dung bồi dưỡng còn sơ sài, nội dung chủ yếu thống kê những văn bản quy phạm pháp luật đang được áp dụng, những điểm được thay đổi, bổ sung, chưa quan tâm đến rèn luyện kỹ năng thực hành cho những tình huống, những rủi ro trong thực tiễn của công tác thanh tra, kiểm tra thuế. 4.4 Về phương pháp bồi dưỡng Phương pháp GV hướng dẫn bồi dưỡng chủ yếu thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình (84,9%) dễ gây nhàm chán và không thu hút được sự chú ý theo dõi của người học. Các phương pháp khác nhằm tích cực hóa người 4
  5. học chưa được sử dụng nhiều trong toàn bộ quá trình bồi dưỡng như: phương pháp dạy học khám phá, phương pháp dạy học theo tình huống thực. Phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống thỉnh thoảng mới được sử dụng hoặc rất ít khi sử dụng. Nhìn chung, GV hướng dẫn bồi dưỡng chủ yếu chỉ truyền đạt nội dung theo phương pháp dạy học truyền thống, còn mang nặng tính chất báo cáo chuyên đề, xem nhẹ việc rèn luyện thực hành các kỹ năng cốt lõi của nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế cần thiết, do đó chưa hấp dẫn được sự quan tâm theo dõi của người học. Vì vậy, hiệu quả đạt được sau bồi dưỡng chưa cao. 4.5 Về hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng Theo kết quả khảo sát của 106 CBCC thuế, 18 CBQL ngành thuế, 09 GV hướng dẫn bồi dưỡng cho rằng hình thức tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế trong thời gian qua thỉnh thoảng mới tổ chức (CBCC thuế: 89,7%, GV: 75,6%, CBQL: 77,9%). Lý do chủ yếu là các cơ quan thuế chỉ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế khi có sự thay đổi các chủ trương, chính sách của nhà nước về thuế, về thanh tra, kiểm tra, về kế toán Chỉ có một số ít cơ quan thuế nhận thấy cần tổ chức bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho CBCC đảm nhận công tác thanh tra, kiểm tra thuế, đặc biệt là CBCC trẻ, mới tốt nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm việc (CBQL: 11,1%, CBCC: 5,7%). 4.6 Về kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả người học của quá trình bồi dưỡng được sử dụng hình thức trắc nghiệm là thường xuyên (75,5%). Tuy nhiên, hiệu quả kiểm tra, đánh giá chưa cao, vì quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả người học còn quá dễ, chưa nghiêm túc nên kết quả chưa đánh giá chính xác năng lực của người đạt được sau khi bồi dưỡng. Các hình thức kiểm tra, đánh giá khác như: làm bài tập (68,5%), viết luận (56,6%), báo cáo cuối khóa (66,7%) nhận định là thỉnh thoảng được sử dụng, tuy nhiên, với 100% ý kiến của CBCC, CBQL, GV hướng dẫn bồi dưỡng cho rằng những phương pháp này chưa đánh giá được cụ thể kết quả người học đạt được sau bồi dưỡng. Mặt khác, theo họ, nguyên nhân các phương pháp này chưa được sử dụng thường xuyên một là do các lớp bồi dưỡng của ngành thuế Cần Thơ trong thời gian qua được tổ chức thời gian ngắn với nhiều nội dung, hai là nội dung chủ yếu của các lớp bồi dưỡng là triển khai, phổ cập chính sách mới nên không sử dụng hình thức viết bài luận hay làm báo cáo cuối khóa. Tóm lại: Thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế tại ngành thuế thành phố Cần Thơ trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao. Chương trình, nội dung bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ, còn nặng về lý thuyết, thiếu rèn luyện kỹ năng thực hành trong nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế. Phương pháp giảng dạy của GV hướng dẫn bồi dưỡng còn đơn điệu, nặng về thuyết trình, thiếu các phương pháp tích cực hóa người học, giúp người học phát huy tư duy trí tuệ, sáng tạo của bản thân trong các hoạt động của chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức bồi dưỡng chưa thường xuyên, còn mang tính thời vụ, chỉ tổ chức khi có thay đổi về chủ trương, chính sách, chưa 5
  6. chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế cho người CBCC thuế. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng chưa chính xác về kết quả học tập bồi dưỡng của đội ngũ CBCC thuế, chưa có hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn để làm nền tảng cho kiểm tra, đánh giá kết quả năng lực của người học đạt được sau bồi dưỡng chính xác hơn. Bên cạnh đó, chưa đánh giá đầu vào để xác định kiến thức, kỹ năng của người học nhằm chuẩn bị nội dung bồi dưỡng phù hợp. Sau bồi dưỡng, chưa tiến hành đánh giá toàn bộ quá trình bồi dưỡng để có thể rút kinh nghiệm cho những khóa bồi dưỡng sau đó đạt được kết quả tốt hơn. 5. Một số khuyến nghị về hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế tại ngành thuế thành phố Cần Thơ 5.1 Đối với Bộ Tài chính - Cần xây dựng hệ thống văn bản pháp lý cụ thể, rõ ràng về quy trình xây dựng, phát triển chương trình bồi dưỡng, nội dung, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế phù hợp tình hình thực tế hiện nay. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC ngành Tài chính đặc biệt là cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Hiện nay đội ngũ này có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ quá khiêm tốn. - Tạo nguồn kinh phí hỗ trợ về tài năng và các sáng kiến mới có hiệu quả trong công tác quản lý tài chính. 5.2 Đối với Tổng cục Thuế - Căn Quyết định của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Tổng cục Thuế cần phải sửa đổi, bổ sung các quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC, trong đó Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành thuế và Quyết định về việc ban hành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành thuế với mục tiêu trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết về công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thuế nhằm nâng cao năng lực của công chức được giao thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hóa chức danh ”Thanh tra chuyên ngành thuế” theo quy định của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thuế. - Xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ theo hướng chuyên môn hóa sẽ tạo điều kiện cho CBCC làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế có điều kiện nâng cao trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ, giảm bớt chồng chéo trong hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra. 5.3 Đối với UBND TP.Cần Thơ - Chỉ đạo các Ban, Ngành phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thu thuế qua các buổi hội nghị, thảo luận trao đổi nghiệp vụ chuyên môn, từ đó tạo nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. - Chỉ đạo Ban, Ngành triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế; xây dựng và ban hành quy chế khai thác dữ liệu dùng chung giữa các Ban, Ngành nhằm phục vụ tốt cho việc cung cấp thông tin về NNT trong đó ứng dụng cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế. 5.4 Đối với Cục Thuế TP.Cần Thơ 6
  7. - Hàng năm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ thuế cho CBCC. - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thuế cho CBCC theo kế hoạch đã được duyệt. - Chọn, cử CBCC đúng thành phần, đối tượng tham gia các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch và theo yêu cầu của Tổng cục Thuế. - Tham gia biên soạn tài liệu, giảng dạy các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ thuế theo yêu cầu của Tổng cục Thuế. - Hàng năm lập dự toán, sử dụng kinh phí bồi dưỡng nghiệp vụ thuế cho CBCC. - Tạo điều kiện CBCC thuế tham gia học trên đại học, các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế. 6. Kết luận Qua thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế tại ngành thuế thành phố Cần Thơ cho thấy các kỹ năng cũng như hoạt động bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả cao, còn nhiều bất cập trong chương trình, nội dung bồi dưỡng, phương pháp, kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng chưa phù hợp với đối tượng người học (CBCC thuế), vì vậy cần có những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quá trình hoạt động bồi dưỡng, đồng thời cũng nâng cao năng lực nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế cho đội ngũ CBCC thuế. Qua công tác bồi dưỡng này sẽ giúp ngành thuế có một lực lượng CBCC đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế đáp ứng được yêu cầu công việc trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của thành phố Cần Thơ giai đoạn hiện nay. 7
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Nguyễn Cảnh Bảy (2014), luận văn thạc sỹ “ Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở Cục Thuế Hà Tĩnh” trường đại học quốc gia Hà nội. 2. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế 3. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. 4. Hội tư vấn thuế Việt Nam (2010), 306 tình huống giải đáp về thuế giá trị gia tăng, xuất nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và ưu đãi thuế - NXB Hà nội, 2010. 5. Thủ tướng Chính phủ (2013) Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định về phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. 6. Tổng cục Thuế (2015), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế – NXB Hà Nội. 8
  9. Thông tin liên hệ tác giả chính (người chịu trách nhiệm bài viết): Họ tên: Nguyễn Thành Vân Đơn vị: Cục Thuế thành phố Cần Thơ Điện thoại: 0913616564 Email: Vanthuect@gmail.com Thành phố HCM, ngày tháng 10 năm 2016 Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Ngô Anh Tuấn 9
  10. BÀI BÁO KHOA HỌC THỰC HIỆN CÔNG BỐ THEO QUY CHẾ ĐÀO TẠO THẠC SỸ Bài báo khoa học của học viên có xác nhận và đề xuất cho đăng của Giảng viên hướng dẫn Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH và TÁC GIẢ Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ĐỂ CÓ BÀI BÁO KHOA HỌC TỐT, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN! Thực hiện theo MTCL & KHTHMTCL Năm học 2017-2018 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.