Thị trường trái phiếu - Lê Văn Lâm

pdf 66 trang phuongnguyen 8870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thị trường trái phiếu - Lê Văn Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthi_truong_trai_phieu_le_van_lam.pdf

Nội dung text: Thị trường trái phiếu - Lê Văn Lâm

  1. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU Lê Văn Lâm 1
  2. Nội dung . Khái niệm . Đặc trưng - Đặc điểm . Các loại trái phiếu . Rủi ro và lợi suất . Các loại giá trái phiếu . Phát hành và giao dịch trái phiếu . Thị trường trái phiếu quốc tế 2
  3. Khái niệm ü Trái phiếu (bonds; notes) là một công cụ nợ xác nhận cho việc nhà phát hành đã vay người sở hữu trái phiếu một khoản nợ, do đó phải có nghĩa vụ trả lãi (interest/the coupon) định kỳ và hoàn trả vốn gốc (principal) tại một thời điểm trong tương lai gọi là ngày đáo hạn. ü Trong tiếng Anh, bills: công cụ nợ ngắn hạn; bonds/notes: công cụ nợ dài hạn. ü Tại Việt Nam, trái phiếu: công cụ nợ dài hạn; tín phiếu: công cụ nợ ngắn hạn. 3
  4. Đặc trưng trái phiếu ♦ Mệnh giá ♦ Lãi suất cuống phiếu ♦ Thời hạn 4
  5. Mệnh giá (Face Value; Par Value) . Là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in trên tờ phiếu (nếu trái phiếu tồn tại dưới hình thức các chứng chỉ), đại diện cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn. Ý nghĩa của mệnh giá . Là số vốn gốc hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn. . Là cơ sở để tính lãi trái phiếu định kỳ. 5
  6. Số vốn huy động Mệnh giá = Số trái phiếu phát hành Ví dụ: Công ty A muốn huy động 10 tỷ đồng, bằng cách phát hành 10,000 trái phiếu. Vậy mỗi trái phiếu có mệnh giá là 1,000,000 đồng. Tại VN, mệnh giá trái phiếu được quy định là 100,000 đồng hoặc là bội số của 100,000 đồng. Tại Mỹ, mệnh giá trái phiếu thường là $1000. 6
  7. ▪ Lãi suất cuống phiếu (Coupon Interest Rates) . Là lãi suất danh nghĩa quy định mức lãi nhà đầu tư được hưởng định kỳ/ chi phí của nhà phát hành. . Công bố theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá trái phiếu. . Thông thường có 2 phương thức trả lãi: 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần. 7
  8. Số tiền lãi nhận được = Lãi suất cuống phiếu x Mệnh giá ▪ Ví dụ: Trái phiếu công ty A - Mệnh giá: 1,000,000 đồng - Mức lãi ghi trên trái phiếu: 9%/năm ♦ Trường hợp 1: Định kỳ trả lãi 1 năm/lần Số tiền lãi nhận được = 9% x 1,000,000 = 90,000 đồng ♦ Trường hợp 2: Định kỳ trả lãi 6 tháng/lần Số tiền lãi nhận được = 9%/2 x 1,000,000 = 45,000 đồng 8
  9. LN TRƯỚC THUẾ & LÃI VAY (EBIT) - Lãi vay Thu nhập giữ lại LN TRƯỚC THUẾ trích quỹ - Thuế TNDN TỔNGTHU LN RÒNG NHẬP CỔ PHẦN - Tổng cổ tức THƯỜNG Tổng cổ tức cổ cổ phần ưu phần thường đãi 9
  10. Kỳ hạn trái phiếu Kỳ hạn trái phiếu là số năm mà theo đó người phát hành hứa hẹn sẽ đáp ứng những điều kiện của nghĩa vụ đối với trái chủ. 10
  11. Đặc điểm trái phiếu ♦ Có kỳ hạn nhất định, cuối kỳ phải hoàn lại vốn gốc cho trái chủ. ♦ Tỷ suất lãi trái phiếu được xác định trước và tính lãi trên mệnh giá. ♦ Trái chủ (bondholders) được ưu tiên hoàn trả trước cổ đông (shareholders) khi công ty bị giải thể, thanh lý tài sản. 12
  12. Các loại trái phiếu ü Trái phiếu ký danh (registered bonds): thông tin về người sở hữu được ghi nhận trong sổ phát hành của tổ chức phát hành; tên người sở hữu được in trên tờ phiếu nếu trái phiếu tồn tại dưới dạng chứng chỉ, hoặc được ghi nhận bằng tài khoản/ dữ liệu điện tử trên máy tính. ü Trái phiếu vô danh (bearer bonds): ngược lại với trái phiếu ký danh. 13
  13. Các loại trái phiếu ü Trái phiếu được đảm bảo (secured bonds): là dạng trái phiếu doanh nghiệp được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp. Nếu được đảm bảo bằng tài sản thế chấp (thường là bất động sản) thì được gọi là mortgage bonds. Lưu ý: khái niệm này khác với thuật ngữ “trái phiếu có bảo đảm” theo pháp luật Việt Nam. ü Trái phiếu không được đảm bảo (unsecured bonds): là dạng trái phiếu doanh nghiệp không được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp mà chỉ được đảm bảo bằng uy tín của doanh nghiệp. ü Tại Mỹ, trái phiếu vừa được đảm bảo bằng tài sản và uy tín của nhà phát hành thì được gọi là covered bonds. 14
  14. Các loại trái phiếu Một số dạng chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản (quá trình này còn gọi là chứng khoán hóa – securitization): ü ABSs (Asset-backed securities) ü MBSs (mortgage-backed securities) ü CMOs (collateralized mortgage obligations) ü CDOs (collateralized debt obligations) 15
  15. Các loại trái phiếu ü Trái phiếu chiết khấu (zero coupon bonds/ discounted bonds): không trả lãi định kỳ và phát hành với giá khá thấp so với mệnh giá. ü Trái phiếu có lãi suất ổn định (fixed rate bonds): là trái phiếu truyền thống với coupon cố định. ü Trái phiếu có lãi suất thả nổi (floating rate bonds): coupon thay đổi, thường bằng với một mức lãi suất tham chiếu (ví dụ: LIBOR) cộng với phần bù (spread). Tại mỗi kỳ trả coupon, tỷ suất lãi bằng lãi suất tham chiếu tại thời điểm đó + phần bù. 16
  16. Các loại trái phiếu Trái phiếu lợi suất cao (high yield bonds/ junk bonds): là những trái phiếu của các tổ chức phát hành bị đánh giá bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp dưới chuẩn đầu tư (ví dụ từ mức BB trở xuống theo Standard & Poor’s hoặc Ba trở xuống theo Moody’s). 17
  17. Trái phiếu chính phủ (government bonds/ treasury bonds) ♦ Mục đích: . Bù đắp các khoản chi đầu tư của ngân sách Nhà nước . Quản lý lạm phát . Tài trợ cho công trình, các dự án của Nhà nước 18
  18. TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TẠI VIỆT NAM . Xuất hiện lần đầu tiên ở thập niên 80 dưới hình thức công trái . Tháng 7/1994, Nghị định 72 quy định về việc phát hành các loại trái phiếu được ban hành . Năm 2005, phát hành thành công trái phiếu tại thị trường chứng khoán New York . Nghị định 141/2003 . Nghị định 01/2011 19
  19. Trái phiếu chính quyền địa phương (local authority bonds/ municipal bonds) ♦ Tổ chức phát hành: Chính quyền của các địa phương. Tại Việt Nam là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. ♦ Mục đích: Huy động vốn để đầu tư xây dựng các công trình mang tính công cộng như đường xá, bến cảng, trường học, bệnh viện ♦ Tại Mỹ, các thành phố, các bang, các hạt, các quận, có thể phát hành trái phiếu, gọi là trái phiếu đô thị (municipal bonds) 20
  20. Trái phiếu chính quyền địa phương (local authority bonds/ municipal bonds) ü Ra đời khoảng đầu thế kỷ 19 tại Mỹ, với sự kiện phát hành của New York để xây kênh đào vào năm 1812. ü Nhiều thành phố phát hành vào khoảng những năm 1840s để phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục công và hệ thống đường sắt. ü Theo luật pháp tại Mỹ, lãi nhận được thường được miễn, giảm thuế thu nhập. 21
  21. TRÁI PHIẾU CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM . Việc phát hành TPCQĐP bắt đầu triển khai từ đầu những năm 1990. . TP.HCM là địa phương đầu tiên phát hành loại trái phiếu này. . Nghị định 141/2003/NĐ-CP ra đời quy định rõ về việc phát hành TPCQĐP ra đời. . Nghị định 01 ra đời năm 2011. 24
  22. Điều kiện phát hành trái phiếu CQĐP tại VN 1. Phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch năm (05) năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; hoặc các dự án được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xác định có khả năng hoàn vốn. Các dự án này phải hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan. 2. Có đề án phát hành trái phiếu đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua và Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản. 3. Tổng số vốn huy động tối đa bằng phát hành trái phiếu phải nằm trong hạn mức dư nợ từ nguồn vốn huy động hàng năm của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Đối với các dự án được xác định là có khả năng hoàn vốn, tổng giá trị vốn vay, bao gồm cả việc phát hành trái phiếu, để đầu tư vào một dự án không vượt quá tám mươi phần trăm (80%) tổng mức đầu tư của dự án đó. 25
  23. Trái phiếu doanh nghiệp (corporate bonds) Mục đích: đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tại Việt Nam: ü Năm 1994: Nghị định 120/CP về phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp nhà nước ra đời. ü Năm 2006, Nghị định 52/2006/NĐ-CP ü Năm 2011, Nghị định 90/2011/NĐ-CP 26
  24. Điều kiện phát hành TPDN ra công chúng . Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp Nhà nước có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam. . Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm. . Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu. . Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác. 27
  25. Một số loại trái phiếu khác Trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds) ü Là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty với một mức giá được ấn định trước gọi là giá chuyển đổi. ü Ra đời vào giữa thế kỷ 19 tại Mỹ. ü Tỷ suất lãi coupon thường thấp hơn một trái phiếu không chuyển đổi tương đương. ♦ Tỷ lệ chuyển đổi = Số lượng cổ phiếu/1 trái phiếu = Mệnh giá TPCĐ/giá chuyển đổi 28
  26. Một số loại trái phiếu khác Trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds) ü Là dạng công cụ lai (hybrid securities), ghép bởi trái phiếu và quyền mua cổ phiếu. ü Giá trị phụ thuộc vào một số yếu tố như: lãi suất thị trường, giá cổ phiếu, độ biến động giá cổ phiếu, ♦ Tỷ lệ chuyển đổi = Số lượng cổ phiếu/1 trái phiếu = Mệnh giá TPCĐ/giá chuyển đổi 29
  27. Trái phiếu có thể chuộc lại (callable bonds/ redeemable bonds) ü Là loại trái phiếu có kèm điều khoản được công ty chuộc lại sau một thời gian phát hành với giá chuộc lại (call price) cao hơn mệnh giá. ü Là công cụ giúp nhà phát hành phòng chống rủi ro giảm lãi suất trong tương lai. 30
  28. Các loại giá trái phiếu ▪ Mệnh giá (Par value, Face Value) ▪ Thị giá (Market Value) ▪ Giá trị nội tại (Intrinsic Value) 31 31
  29. Thị giá (Market Value) . Là giá trị mà chứng khoán thực sự mua bán trên thị trường, nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về chứng khoán. . Các yếu tố tác động: - Lãi suất thị trường - Thời gian đáo hạn - Dự kiến lạm phát - Thay đổi tỷ giá hối đoái - Các yếu tố khác 32
  30. Thị giá (Market Value) . Các yếu tố có thể tác động đến cầu trái phiếu: - Nguồn lực/ của cải (+) - Lạm phát kỳ vọng (-) - Lãi suất thị trường kỳ vọng (-) - Độ thanh khoản của trái phiếu (+) - Rủi ro trái phiếu so với các tài sản khác (-) - Lợi nhuận kỳ vọng trái phiếu so với các tài sản khác (+) 33
  31. Thị giá (Market Value) . Các yếu tố có thể tác động đến cung trái phiếu: - Lợi nhuận kỳ vọng của các cơ hội đầu tư khác (+) - Thâm hụt chính phủ (+) - Lạm phát kỳ vọng (+) Câu hỏi: 1. Mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng, giá trái phiếu và lãi suất? 2. Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế, giá trái phiếu và lãi suất? 34
  32. Giá sạch (clean price) và giá tạp/ giá bẩn (dirty price): Giá sạch là giá của trái phiếu đã loại bỏ phần lãi còn dư tính theo ngày kể từ lần trả coupon gần nhất, trong khi giá tạp bao gồm cả phần lãi này (là khoản tiền thực sự mà người mua phải trả cho người bán). Thị trường trái phiếu Mỹ thường yết giá sạch trong khi thị trường trái phiếu Châu Âu thường yết giá tạp. Ví dụ: Trái phiếu tại Mỹ mệnh giá $1000, lãi suất coupon 7,2%/năm, thanh toán 4 lần/năm vào ngày 15 tháng Giêng, tháng Tư, tháng Bảy, tháng Mười. Cách tính ngày là 30/360. Trái phiếu được bán vào 25/1 với giá là $985,5. Lãi 10 ngày (từ 15-25) = 7,2%*1000*10/360 = $2. Vậy giá còn lại sau khi đã trừ lãi (giá sạch) là $983,5. 35
  33. Giá trị nội tại (Intrinsic Value) . Là giá trị hiện tại của dòng tiền nhận được từ trái phiếu . Phụ thuộc vào dòng tiền trái phiếu (coupon và mệnh giá) và rủi ro khi đầu tư (lãi suất thị trường) . So sánh với thị giá để đưa ra chiến lược: mua những trái phiếu bị thị trường định giá thấp và bán những trái phiếu bị thị trường định giá cao 36
  34. Định giá trái phiếu thông thường Mô hình DCF: n CF PV t = ∑ t t=1 (1+ r ) Dòng tiền (CF) trong mô hình định giá trái phiếu là gì? 37
  35. Định giá trái phiếu thông thường n PV PV() C PV () F =+∑ j j=1 CC C F =+12 +++ n (1++rr ) (1 )2 (1 + r )nn (1 + r ) CC C F =+ +++ (1++rr ) (1 )2 (1 + r )nn (1 + r ) ⎛⎞1(1)−+rF−n =C ×⎜⎟+ n ⎝⎠rr(1+ ) 38
  36. Định giá trái phiếu chiết khấu Trái phiếu chiết khấu là trái phiếu không trả lãi (coupon) định kỳ, do đó: n PV PV() C PV () F =+∑ j j=1 F ==PV() F (1+ r ) n 39
  37. Ví dụ Trái phiếu công ty ABB: -Phát hành 1/7/2000, kỳ hạn 9 năm -Mệnh giá 1,000,000 đồng -Lãi suất coupon: 8%/năm, trả lãi 6 tháng/lần Yêu cầu: 1. Tính giá trị trái phiếu ngày 1/1/2003 nếu: a. LSTT 7%/năm b. LSTT 8%/năm c. LSTT 12%/năm 2. Thực hiện yêu cầu tương tự câu 1 tại các thời điểm 1/7/2005 và 1/7/2007 3. Nhận xét 40
  38. Rủi ro khi đầu tư trái phiếu Khi đầu tư trái phiếu có thể có những rủi ro như sau: . Rủi ro lãi suất . Rủi ro lạm phát . Rủi ro tỷ giá . Rủi ro thanh khoản . Rủi ro thanh toán 41 41
  39. Lợi suất trái phiếu . Lợi suất danh nghĩa (Coupon rate/ Norminal yield) . Lợi suất tức thời (Current yield) . Lợi suất đáo hạn (Yield to maturity) . Lợi suất chuộc lại (Yield to call) . Lợi suất chênh lệch giá (Capital gain yield) 42
  40. Lợi suất danh nghĩa - NY . Quy định mức lãi nhà đầu tư (trái chủ) lãnh hàng năm . Tính tỷ lệ phần trăm theo mệnh giá Ví dụ: Trái phiếu mệnh giá 1.000.000 đồng; lợi suất danh nghĩa 9,5%/năm. Mỗi năm nhà đầu tư sẽ nhận được 95.000 đồng 43
  41. Lợi suất tức thời - CY . Tại một thời điểm nhất định, lợi suất tức thời của trái phiếu được tính bằng tỷ lệ giữa phần lãi thanh toán hằng năm và thị giá trái phiếu tại thời điểm đó C CY = P 44
  42. Lợi suất đáo hạn - YTM . Lợi suất đáo hạn của một trái phiếu là tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) của nhà đầu tư mua trái phiếu hôm nay với giá thị trường, với giả định rằng trái phiếu được giữ đến đáo hạn, đồng thời các khoản lãi và mệnh giá được trả đúng như kế hoạch. CC C F −P + + ++ + = 0 (1++YTM ) (1 YTM )2 (1 + YTM )nn (1 + YTM ) hay : ⎛⎞1(1−+YTM )−n F PC=×⎜⎟+ n ⎝⎠YTM(1+ YTM ) 45
  43. Ví dụ Trái phiếu công ty ABC: -Phát hành 1/1/2000, đáo hạn 1/1/2010 -Mệnh giá 1.000.000 đồng -Lãi suất coupon: 10%/năm, trả lãi hàng năm Yêu cầu: Tính CY và YTM trái phiếu ngày 1/1/2005 nếu: a. TP bán với giá 1.050.000 đồng b. TP bán bằng mệnh giá c. TP bán với giá 950.000 đồng 46
  44. Lợi suất chuộc lại - YTC . Là một trường hợp của YTM . Áp dụng đối với trái phiếu có thể chuộc lại (Callable bonds), với giả định trái phiếu sẽ được chuộc lại. Do đó dòng tiền sẽ ngắn hơn trái phiếu thông thường. CC C F' −P + + ++ + = 0 (1++YTC ) (1 YTC )2 (1 + YTC )mm (1 + YTC ) hay : ⎛⎞1(1−+YTC )−m F ' PC=×⎜⎟+ m ⎝⎠YTC(1+ YTC ) 47
  45. Ví dụ Trái phiếu công ty Bình Minh: -Phát hành 1/1/2000, đáo hạn 1/1/2010 -Mệnh giá 1,000,000 đồng -LSDN: 10%/năm, trả lãi hàng năm -Cho phép chuộc lại sau 7 năm kể từ ngày phát hành với giá cao hơn mệnh giá 5% Yêu cầu: - Xác định YTC vào ngày 1/1/2004 nếu tại thời điểm này TP được bán với giá 950,000 đồng? 48
  46. Lợi suất chênh lệch giá – CGY PP− CGY = 10 P0 Total_ yield=+ CY CGY CGY: Lợi suất chênh lệch giá P1: Giá bán trái phiếu P0: Giá mua trái phiếu CY: Lợi suất tức thời Total yield: Tổng lợi suất 49
  47. Hoạt động phát hành trái phiếu: ü Phát hành thông qua nhà bảo lãnh (underwriting). ü Phát hành thông qua đại lý (agency) Ví dụ: Chính phủ bán lẻ trái phiếu qua Kho bạc. ü Phát hành thông qua đấu giá (auction) thường áp dụng cho trái phiếu chính phủ. 50
  48. § Tại Việt Nam, đấu giá trái phiếu chính phủ còn được gọi là đấu thầu trái phiếu (tham khảo thông tư 111/2015/TT-BTC) § Hình thức: ü Đấu thầu cạnh tranh lãi suất ü Kết hợp đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất.
  49. ü Đấu thầu đơn giá: mức lãi suất phát hành trái phiếu là mức lãi suất trúng thầu cao nhất và áp dụng chung cho các thành viên đấu thầu. ü Đấu thầu đa giá: mức lãi suất phát hành trái phiếu đối với mỗi thành viên trúng thầu bằng lãi suất dự thầu của thành viên đó. ü Khung lãi suất chỉ đạo từ Bộ tài chính
  50. ü Lãi suất phát hành là lãi suất trúng thầu (yield), dùng để tính giá phát hành trái phiếu. ü Lãi suất danh nghĩa (coupon rate), dùng để tính lãi trả định kỳ: là lãi suất trúng thầu làm tròn xuống 1 số thập phân trong trường hợp đơn giá, là bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu làm tròn xuống 1 số thập phân trong trường hợp đa giá.
  51. Xác định kết quả trúng thầu dưới hình thức cạnh tranh lãi suất Đấu thầu đơn giá: lãi suất trúng thầu là mức lãi suất dự thầu cao nhất, áp dụng chung cho các thành viên đấu thầu, xét chọn theo thứ tự từ thấp đến cao và thỏa mãn đồng thời: 1.Trong khung lãi suất chỉ đạo của BTC 2.Khối lượng trái phiếu phát hành tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu không vượt quá khối lượng gọi thầu.
  52. Xác định kết quả trúng thầu dưới hình thức cạnh tranh lãi suất Đấu thầu đa giá: lãi suất trúng thầu áp dụng cho mỗi thành viên trúng thầu là mức lãi suất dự thầu của thành viên đó, sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao và thỏa mãn 2 điều kiện: 1. Bình quân gia quyền các mức lãi suất trúng thầu không vượt quá khung lãi suất chỉ đạo của BTC 2.Khối lượng trái phiếu phát hành tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu không vượt quá khối lượng gọi thầu.
  53. Xác định kết quả trúng thầu dưới hình thức cạnh tranh lãi suất Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu cao nhất, khối lượng trái phiếu dự thầu tính lũy kế đến mức lãi suất trúng thầu cao nhất vượt quá khối lượng gọi thầu thì sau khi đã trừ đi khối lượng trái phiếu dự thầu ở các mức lãi suất thấp hơn, phần dư còn lại sẽ được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng khối lượng trái phiếu dự thầu.
  54. Xác định kết quả trúng thầu dưới hình thức không cạnh tranh lãi suất: ü Tổng khối lượng trái phiếu phát hành cho thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu trong phiên phát hành. ü Lãi suất phát hành trái phiếu là lãi suất trúng thầu cao nhất (đấu thầu đơn giá) hoặc là bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu làm tròn xuống 2 số thập phân (đấu thầu đa giá).
  55. Xác định kết quả trúng thầu dưới hình thức không cạnh tranh lãi suất: ü Khối lượng trái phiếu phát hành cho mỗi thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất tương đương với khối lượng trái phiếu dự thầu của thành viên đó. ü Trường hợp tổng khối lượng dự thầu vượt quá giới hạn 30% tổng khối lượng gọi thầu, khối lượng trái phiếu phát hành cho mỗi thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng trái phiếu dự thầu của thành viên đó. Về cách tính giá phát hành cho các trường hợp: SV tham khảo các công thức từ TT111.
  56. Ví dụ: TPCP phát hành với khối lượng gọi thầu là 1000 tỷ đồng. Lãi suất chỉ đạo là 10,5%. Xác định kết quả trúng thầu cho các trường hợp: ü Đấu thầu cạnh tranh lãi suất, đơn giá ü Đấu thầu cạnh tranh lãi suất, đa giá ü Đấu thầu kết hợp, đơn giá ü Đấu thầu kết hợp, đa giá
  57. Cạnh tranh lãi suất, đơn giá Khối lượng đăng Kết quả phiên phát hành Nhà đầu Lãi suất đăng ký Khối lượng cộng dồn Số thứ tự ký Khối lượng trúng thầu Lãi suất trúng thầu tư (%/năm) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (%/năm) 1 A 10,15% 150 150 150 10,49% 2 A 10,20% 100 250 100 10,49% 3 A 10,25% 100 350 100 10,49% 4 B 10,35% 200 550 200 10,49% 5 D 10,35% 200 750 200 10,49% 6 D 10,40% 200 950 200 10,49% 7 B 10,49% 100 1.050 50 10,49% 8 B 10,50% 100 1.150 - 9 c 10,50% 200 1.350 - 10 D 10,50% 200 1.550 - 11 F 10,50% 200 1.750 - 12 C 10,60% 300 2.050 - 13 D 10,60% 200 2.250 - 14 D 10,70% 200 2.450 - 15 E 10,70% 50 2.500 - 16 B 11,00% 100 2.600 - 17 G 11,00% 100 2.700 - 18 H 11,20% 200 2.900 - Tổng 2.900 1.000
  58. Cạnh tranh lãi suất, đa giá Kết quả phiên phát hành Lãi suất đăng ký Khối lượng đăng ký Khối lượng cộng dồn Khối lượng trúng Số thứ tự Nhà đầu tư Lãi suất trúng thầu thầu (%/năm) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (%/năm) 1 A 10,15% 150 150 150 10,15% 2 A 10,20% 100 250 100 10,20% 3 A 10,25% 100 350 100 10,25% 4 B 10,35% 200 550 200 10,35% 5 D 10,35% 200 750 200 10,35% 6 D 10,40% 200 950 200 10,40% 7 B 10,49% 100 1.050 50 10,49% 8 B 10,50% 100 1.150 - 9 c 10,50% 200 1.350 - 10 D 10,50% 200 1.550 - 11 F 10,50% 200 1.750 - 12 C 10,60% 300 2.050 - 13 D 10,60% 200 2.250 - 14 D 10,70% 200 2.450 - 15 E 10,70% 50 2.500 - 16 B 11,00% 100 2.600 - 17 G 11,00% 100 2.700 - 18 H 11,20% 200 2.900 - Tổng 2.900 1.000
  59. Kết hợp, đơn giá Kết quả phiên phát hành Khối lượng dự thầu Lãi suất đăng ký Khối lượng đăng ký Khối lượng trúng Lãi suất trúng Số thứ tự Nhà đầu tư cộng dồn thầu thầu (%/năm) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (%/năm) A. Dự thầu không cạnh tranh lãi suất 1 A 100 100 100 10,49% 2 B 100 200 100 10,49% 3 D 100 300 100 10,49% Tổng dự thầu không cạnh tranh lãi suất 300 300 B. Dự thầu cạnh tranh lãi suất 1 A 10,20% 100 100 100 10,49% 2 A 10,30% 100 200 100 10,49% 3 B 10,35% 100 300 100 10,49% 4 D 10,45% 200 500 200 10,49% 5 C 10,47% 100 600 100 10,49% 6 B 10,49% 100 700 100 10,49% 7 B 10,55% 100 800 - 8 D 10,55% 200 1.000 - 9 F 10,55% 200 1.200 - 10 c 10,60% 300 1.500 - 11 D 10,60% 200 1.700 - 12 D 10,70% 200 1.900 - 13 E 10,70% 50 1.950 - 14 G 11,00% 100 2.050 - 15 H 11,20% 200 2.250 - Tổng dự thầu cạnh tranh lãi suất 2.250 1.000
  60. Kết hợp, đa giá Kết quả phiên phát hành Khối lượng dự thầu Nhà đầu Lãi suất đăng ký Khối lượng đăng ký Lãi suất trúng Số thứ tự cộng dồn Khối lượng trúng thầu tư thầu (%/năm) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (%/năm) A. Dự thầu không cạnh tranh lãi suất 1 A 100 100 100 10,38% 2 B 100 200 100 10,38% 3 D 100 300 100 10,38% Tổng dự thầu không cạnh tranh lãi suất 300 300 B. Dự thầu cạnh tranh lãi suất 1 A 10,20% 100 100 100 10,20% 2 A 10,25% 100 200 100 10,25% 3 B 10,35% 100 300 100 10,35% 4 D 10,45% 200 500 200 10,45% 5 B 10,50% 100 600 100 10,50% 6 C 10,50% 100 700 100 10,50% 7 B 10,55% 100 800 - 8 D 10,55% 200 1.000 - 9 F 10,55% 200 1.200 - 10 C 10,60% 300 1.500 - 11 D 10,60% 200 1.700 - 12 D 10,70% 200 1.900 - 13 E 10,70% 50 1.950 - 14 G 11,00% 100 2.050 - 15 H 11,20% 200 2.250 - Tổng dự thầu cạnh tranh lãi suất 2.250 1.000
  61. Hoạt động giao dịch trái phiếu: ü Tại nhiều thị trường, trái phiếu được giao dịch tương tự như cổ phiếu, chủ yếu bằng phương thức khớp lệnh. ü Tại Việt Nam, trái phiếu được giao dịch thỏa thuận giữa các nhà đầu tư. Đối với TPCP tại Hà Nội, thỏa thuận dưới hai hình thức: Mua đứt, bán đoạn (outright) Thỏa thuận mua lại (Repos) 64
  62. Thị trường trái phiếu quốc tế: ü Trái phiếu quốc tế thanh toán bằng đồng ngoại tệ của nơi phát hành (foreign bonds): Chẳng hạn, Chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu trên thị trường Mỹ và thanh toán bằng đồng USD. ü Một số thị trường tiêu biểu: Yankee bonds market (USA); Samurai bonds market (Nhật); Kangaroo bonds market (Úc) 65
  63. Thị trường trái phiếu quốc tế: ü Trái phiếu quốc tế thanh toán bằng đồng ngoại tệ của quốc gia khác (eurobonds): Chẳng hạn, Chính phủ Úc phát hành trên thị trường Singapore nhưng thanh toán bằng đồng USD. ü Ra đời từ Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô. ü Các thị trường Eurobonds có quy mô lớn: Luân Đôn, Singapore và Tokyo. 66