Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh - Đề tài: Đẹp nhất tên Người

ppt 34 trang phuongnguyen 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh - Đề tài: Đẹp nhất tên Người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptthao_luan_tu_tuong_ho_chi_minh_de_tai_dep_nhat_ten_nguoi.ppt

Nội dung text: Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh - Đề tài: Đẹp nhất tên Người

  1. Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh Đề tài: Đẹp nhất tên Người
  2. Tổ 2, nhóm 7: 1. Vũ Thị Ngọc Vân 2. Nguyễn Thị Hằng 3. Bùi Thị Lê 4. Nguyễn Thị Huyền 5. Đặng Thị Thanh Huyền 6. Chu Thanh Hà 7. Đàm Thị Nhung 8. Vũ Thị Bích Ngọc
  3. Cấu trúc bài thảo luận Mở đầu Nội dung Kết luận Tên gọi và Ý nghĩa Mối liên hệ với Nguồn gốc cuả tên gọi hoạt động CM
  4. I. Nguyễn Sinh Cung 1. Nguồn gốc: Nguyễn Sinh Cung: Tên khai sinh do cha mẹ đặt dựa theo chữ Nho Hình ảnh: nhà Bác ở Kim Liên- Nam Đàn-Nghệ An
  5. II. Nguyễn Tất Thành 1. Nguồn gốc: Nguyễn Sinh Sắc làm lễ vào làng lấy tên cho con là Nguyễn Tất Thành 2. Ý Nghĩa: Cha của bác mong ước “Tất Thành” => làm việc gì cũng thành công, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
  6. 3. Mối liên hệ: Bác dùng tên này trong 20 năm, trong đó có thời gian học ở Huế => tiền đề của học thức và lý tưởng cách mạng. (tiếp thu được những tư tưởng của các nhà yêu nước tiến bộ và tìm được con đường giải phóng dân tộc phù hợp với hoàn cảnh VN bấy giờ)
  7. III. Văn Ba 1. Nguồn gốc: 3/6/1911 Bác lấy tên là Văn Ba, 5/6/1911 ra đi tìm đường cứu nước (ảnh: con tàu Amiral Lautuso tréville và khách sạn Parker Hause, nơi Bác từng làm việc khi mang tên là Văn Ba)
  8. 2. Ý nghĩa và mối liên hệ: - Che giấu thân phận - Với tên Văn Ba, Bác đã đi khắp các nước từ Châu Âu, Châu Mỹ đến Châu Phi học được rất nhiều điều có ích cho sự nghiệp cách mạng. - Với tên Văn Ba, nhiều người trên thế giới đã biết đến Bác.
  9. IV. Nguyễn Ái Quốc (ảnh:Nguyễn Ái Quốc 1919-1923) 1. Nguồn gốc và ý nghĩa: -Xuất phát từ tư tưởng yêu nước thương dân. -Bắt đầu một chặng đường hoạt động cách mạng mới. -Thể hiện lòng quyết tâm và ý chí giải phóng dân tộc.
  10. 2.mối liên hệ với sự nghiệp hoạt động cách mạng. - ngày 18-6-1919 Người gửi tới Hội nghị Véc-xây “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”, đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
  11. - Với bút danh Nguyễn Ái Quốc, Người viết các tác phẩm quan trọng phục vụ sự nghiệp cách mạng như:“Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925): “Đường cách mệnh” (1927).
  12. - Ngoài ra còn soạn thảo “Cương lĩnh đầu tiên của Đảng và nhiều bài báo khác, là sự phát triển và tiếp tục hoàn thiện tư tưởng cách mạng về giải phóng dân tộc. - Cái tên Nguyễn Ái Quốc đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Song Người chỉ khiêm tốn nhận mình là “Tôi vẫn là tôi ngày trước, một người yêu nước” đúng như tên của mình - Nguyễn Ái Quốc
  13. V. Lý Thụy 1. nguồn gốc và ý nghĩa: - Ngày 11-1-1924, Nguyễn Ái Quốc rời liên xô đến Quảng Châu và lấy bí danh là Lý Thụy. - Sở dĩ Bác lấy tên Lý Thụy để hoà nhập với phong tục tập quán của Trung Quốc để dễ dàng hơn cho việc hoạt động cách mạng. (hình ảnh Bác Hồ tới Quảng Châu)
  14. 2. Mối liên hệ với sự nghiệp hoạt động cách mạng - Năm 1925, Người thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu để truyền bá chủ nghĩa Max-Lenin vào Việt Nam. - Cùng năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, làm bí thư. Bác hồ trong cuộc họp lần cuối cùng về điều lệ của hội liên hiệp thuộc địa
  15. VI. Thầu Chín 1. Nguồn gốc và ý nghĩa: - Năm 1927, Bác tới Xiêm (Thái Lan) và lấy tên là Thầu Chín với mục đích truyền bá tư tưởng yêu nước cho những Việt Kiều yêu nước đang sống ở đây. - ( Hình ảnh Bác ở Xiêm)
  16. 2. Mối liên hệ với hoạt động cách mạng. - Truyền bá tư tưởng yêu nước và giúp Việt Kiều ở đây phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống. - Vận động bà con nơi đây mở lớp dạy chữ quốc ngữ cho con em Việt Kiều. - Nhờ có Bác mà bà con Việt Kiều ở đây đã biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong những lúc khó khăn, gian khổ.
  17. VII. Tống Văn Sơ 1. Nguồn gốc và ý nghĩa: - Mùa thu năm 1929, Bác từ Xiêm về Hương Cảng để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Lần này, Bác lấy tên là Tống Văn Sơ. ( hình ảnh Tống Văn Sơ)
  18. - Với mục đích có thể trực tiếp chỉ đạo cách mạng - Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về phong trào cách mạng vô sản vào trong nước - Cũng từ đó mà chúng ta thấy được tình cảm của nhân dân thế giới dành cho Bác (tiêu biểu là luật sư Luseby năm 1957 và luật sư Porit )
  19. 2. Mối liên hệ với hoạt động cách mạng: - Trong quá trình hoạt động tại Hồng Kông Bác đã bị thực dân Anh bắt nhằm dập tắt ý chí cứu nước của dân tộc
  20. VIII. Già Thu (ông Ké) ở Pác Bó: 1. Nguồn gốc: - 28/01/1941 Bác trở về nước, Người đã chọn Pác Bó - Cao Bằng là nơi dừng chân đầu tiên khi người trở về để lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng của dân tộc. - ( ) tên Thu Sơn (Già Thu) Bác lấy từ: “Sáu sán” là vào núi có nghĩa là “Thu Sơn”
  21. ảnh Bác Hồ ở hang Pác Bó và Hình ảnh hang Pác Bó, núi Các Mác, suối LeNin
  22. 2. Ý nghĩa: - Cho thấy đức tính giản dị và nét sống chan hoà của Bác với mọi người. - Thấy được tình cảm mà các chiến sĩ và đồng bào ở đây dành cho Bác. - Gắn với một giai đoạn lịch sử có thể coi là giai đoạn đầu của quá trình đấu tranh dành độc lập dân tộc
  23. 3. Mối liên hệ với hoạt động cách mạng: - xây dựng lực lượng chính trị, cách mạng, mở rộng căn cứ địa, xuất bản báo . - Sáng tác nhiều tác phẩm với nội dung ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước, con người, đồng thời qua đó bác gửi gắm tâm tư tình cảm, niềm tin và khát vọng của mình
  24. IX. Hồ Chí Minh 1. Nguồn gốc: 13 /8/ 1942, Người lấy tên Hồ Chí Minh, sang TQ, đại diện của Việt Minh để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc thì bị chính quyền địa phương bắt ngày 29/8 và bị giam >1 năm (trải qua khoảng 30 nhà tù). Cái tên Hồ Chí Minh được sử dụng tới khi Người qua đời.
  25. 2. Ý nghĩa: - Ngày nay, tên Hồ Chí Minh được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo chữ Nho: + Chí: Ý chí, ý tưởng, Viết: 志 + Minh: Sáng suốt rõ ràng, Viết: 明 “Hồ Chí Minh”: người có ý chí, tư tưởng sáng suốt, rõ ràng
  26. - Có cách hiểu thứ hai: Trong chữ Hán: Hồ là Cổ và Nguyệt, Chí là Sĩ và Tâm, Minh là Nhật và Nguyệt Những người yêu nước (sĩ tâm) phải biết chọn con đường đúng mà đi (Minh). =>Tên của Người có ý nghĩa: kêu gọi tất cả các tầng lớp tập hợp lại một lòng vì dân tộc, vì sự nghiệp chống Pháp.
  27. 3. mối liên hệ với hoạt động cách mạng: - Dưới tên Hồ Chí Minh, Người đã viết nhiều tác phẩm, kí và duyệt nhiều văn kiện, tham gia nhiều hoạt động, giữ nhiều cương vị quan trọng - Cái tên quen thuộc nhất mà dân tộc VN cũng như thế giới thường gọi khi nhắc tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc chính là Hồ Chí Minh. - Unesco đã công nhận Hồ Chí Minh là danh nhân văn hoá thế giới.
  28. - Nhật kí trong tù (từ 8/1942 đến 9/1943):
  29. - 12/1944, Người chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân:
  30. - Cách mạng tháng 8/1945 và Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập 2/9/1945:
  31. - 2/9/1969, Bác đã ra đi trước sự thương tiếc của toàn thể dân tộc Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Đó là sự tổn thất lớn không gì có thể bù đắp được. (hình ảnh Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh và đám tang khi người qua đời)
  32. KẾT LUẬN: Thông qua những tên gọi, bút danh, bí danh ấy chúng ta thấy được phần nào những khó khăn, gian khổ mà Bác đã trải qua. Mặc dù đã trải qua một chặng đường dài của lịch sử nhưng nền móng tư tưởng của Bác về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp vẫn không hề thay đổi. Những công lao to lớn của Bác sẽ luôn sống mãi cùng dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh-đẹp mãi tên người!
  33. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi!