Thắng cảnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Trần Huy Hùng Cường

pdf 27 trang phuongnguyen 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thắng cảnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Trần Huy Hùng Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthang_canh_ba_ria_vung_tau_tran_huy_hung_cuong.pdf

Nội dung text: Thắng cảnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Trần Huy Hùng Cường

  1. BÀ RỊA – VŨNG TÀU Trần Huy Hùng Cường Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh duyên hải thuộc miền Đông Nam bộ, là một trong ba tỉnh của miền Nam tiếp giáp với phần đất của miền Trung tổ quốc là tỉnh Bình Thuận về phía đông. Phía nam và đông nam của tỉnh giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển 100 km, trong đó có 72 km là bãi cát có thể khai thác làm bãi tắm. Phần đất liền giáp với Đồng Nai ở phía bắc và một huyện duyên hải của thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây. Vùng đất này được xem là nơi đón nhận đoàn quân Nam tiến đầu tiên từ hai miền Trung và Bắc vào khai hoang, lập làng. Trước năm 1979, Vũng Tàu thuộc tỉnh Đồng Nai. Sau đó được gọi là Đặc Khu Vũng Tàu Côn Đảo. Từ ngày 08/10/1991, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập. Hiện nay, tổng diện tích của tỉnh có khoảng 1.979 km 2. Địa hình gồm đồi, núi, đồng bằng nhỏ, các đồi cát và dải cát dọc theo bờ biển. Thềm lục địa của tỉnh tiếp giáp với quần đảo Trường Sa, nơi chứa đựng hai nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước là dầu mỏ và hải sản. Dân số đạt khoảng 885.000 người, gồm có các dân tộc đang sinh sống như Kinh, Hoa và Khmer. Thành phố Vũng Tàu là trung tâm hành chính của tỉnh, được thành lập cách nay 110 năm với danh hiệu thành phố du lịch đầu tiên của cả nước, nơi có nhiều bãi tắm đẹp và nhiều thắng cảnh tham quan, các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa bên cạnh núi Nhỏ và núi Lớn. Ngoài ra, Bà Rịa – Vũng Tàu còn có các khu du lịch nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế từ nhiều năm nay như bãi biển Long Hải, suối nước Nóng Bình Châu, bãi biển Hồ Cốc và Côn Đảo . Kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu rất phong phú. Bên cạnh việc khai thác du lịch, biển vẫn là tiềm năng vô tận để phát triển nghề đánh bắt hải sản của Bà Rịa – Vũng Tàu. Phước Tỉnh được xem là cảng cá lớn nhất của tỉnh, có thể cung cấp nguồn hải sản cho thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác thuộc miền Đông Nam bộ và miền Trung. Nghề sản xuất muối cũng là một nghề truyền thống lâu đời ở Bà Rịa. Là vùng đất đầu tiên tiếp nhận người Việt từ miền Trung và Bắc vào, là nơi tiếp giáp với mảnh đất miền Trung nên Bà Rịa – Vũng Tàu được xem là nơi 1
  2. giao thoa, kết hợp hài hòa nền văn hóa của dân tộc cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Các loại hình âm nhạc, các lễ hội truyền thống được người Việt mang theo trong quá trình tiến về phương Nam mở đất, hòa quyện vào nét văn hóa của người dân bản địa tạo nên một sắc thái văn hóa mới hình thành một nền văn hóa đầy bản sắc dân tộc. +Km 43: núi Thị Vải. Tương truyền có người cô gái con nhà họ Lê, giàu có nhưng lỡ thì. Sau khi cha mẹ mất, nàng mới lập gia đình. Sống với nhau trong thời gian ngắn thì chồng chết, nàng quyết định đi tu và lập một am nhỏ ở đỉnh núi này, nên ngừoi dân gọi là núi Thị Vãi hay núi Bà Vãi. +Km 54: núi Dinh +Km 57: ngã ba, quẹo phải, qua cầu Ba Nanh, tiếp tục đi vào khoảng năm km đến núi Nứa và khu di tích Nhà Lớn – đền ông Trần. NÚI NỨA Núi Nứa thuộc xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu. Quần thể núi Nứa nằm ở phía đông của đảo, dài hơn sáu km. Chiều ngang có nơi rộng nhất khoảng hai km. Quần thể núi Nứa chiếm gần 1/3 diện tích của đảo. Đây là đoạn cuối cùng của dãy núi Phước Hòa nhô ra biển. Nơi đây có những tảng đá lớn với nhiều hình dáng và nhiều cột đá chọc thẳng lên trời. Quần thể núi Nứa có ba đỉnh, cao nhất là đỉnh Bà Trao 183 mét, đỉnh Hố Rồng 120 mét và đỉnh Hố Vông ở phía nam cao trên 100 mét. Trên đỉnh Bà Trao có một cột đá cao năm mét, có tên là Hòn Một. Trong khu vực này còn có hai khối đá dài bắc ngang tựa như con tàu biển, nên được gọi là Hòn Tàu. Dưới chân quần thể núi Nứa có hồ Mang Cá chứa nước ngọt, có trồng nhiều sen, tỏa hương thơm ngát ở phía tây và đền ông Trần ở phía đông. DI TÍCH NHÀ LỚN – ĐỀN ÔNG TRẦN Di tích nhà Lớn – đền ông Trần là một khu di tích kiến trúc bề thế, tọa lạc tại thôn 5, thuộc xã đảo Long Sơn – thành phố Vũng Tàu. Ông Trần là người sáng lập ra một tín ngưỡng và thành lập khu dân cư ấp Bà Trao tại đảo Long Sơn từ năm 1898. Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, là một tín đồ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi, An Giang. Nhưng người dân thích gọi theo kiểu miền Nam, ông Trần, vì ông hay ở trần khi lao động nặng nhọc. 2
  3. Năm 1898, ông Trần cùng đoàn người trên năm chiếc thuyền lớn đã cập bến cù lao Núi Nứa, trên hành trình trốn chạy cuộc truy nã của giặc Pháp vì tội tham gia lực lượng khởi nghĩa. Đảo Long Sơn ngày ấy rất hoang vắng, xung quanh là rừng ngập mặn, ông đã ra sức phát quang tạo ruộng lập ấp, khai thác gỗ và đánh bắt hải sản để đoàn người được tồn tại và hình thành một cộng đồng dân cư trên đảo cho đến nay. Tín ngưỡng ở đền ông Trần kết hợp nhiều tôn giáo khác nhau như đạo Phật, Nho giáo, đạo thờ ông bà tổ tiên . Tất cả các vị Phật, thánh thần của các tôn giáo đều được thờ cúng trong nhà Lớn và tại nhà dân theo tín ngưỡng của ông Trần. Giáo phái này không có kinh kệ, giáo lý, chuông mõ và cũng không có giáo luật bắt buộc ăn chay, kiêng kỵ. Tín đồ tuân theo lời dạy của ông Trần được truyền khẩu trong dân gian. Việc cúng bái cũng rất đơn giản, có thức ăn gì cũng cúng được, không bắt buộc hay phân biệt chay mặn. Nếu không thức ăn, có thể cúng cơm và muối. Nhưng thời kinh, cúng bái phải giữ nghiêm. Mỗi ngày cúng bốn thời: 5 giờ sáng, 7 giờ 30 phút sáng kỉnh cơm, 2 giờ chiều, 5 giờ chiều kỉnh nhang. Khu di tích kiến trúc nhà Lớn rộng hơn hai hecta do ông Trần tự thiết kế, gồm có các công trình như khu đền thờ, nhà Long Sơn hội, trường học, dãy phố chợ, nhà hát, lăng mộ ông Trần. Khu đền thờ được khởi công xây dựng từ năm 1910 và hoàn thành vào năm 1935. Toàn bộ công trình này gồm có cổng tam quan, hai nhà khách, lầu, vườn hoa, trụ phướn, lầu Cấm hai tầng tám mái, nhà Thánh có bàn thờ Khổng Tử, bàn thờ ông Trần , lầu Trời, lầu Tiên, lầu Phật (chánh điện), nhà hậu thờ dòng họ trong thân tộc của ông Trần, lầu Dài, nhà kho, nhà máy đèn, hồ chứa nước mưa, nhà ghe sấm còn lưu giữ một trong năm chiếc ghe đầu tiên đoàn người theo ông Trần về Long Sơn lập nghiệp và nhà mát là trạm dành cho ghe thuyền bà con tránh mưa nắng . Tất cả được làm bằng gỗ quý và được gìn giữ gần như nguyên vẹn. Khu di tích đền ông Trần còn lưu giữ nhiều cổ vật quí giá trong khu nhà Thánh như bộ bàn ghế bát tiên gồm tám ghế và một bàn hình chữ nhật. Bộ bàn ghế này đã trên 200 năm tuổi, có thông tin cho biết đây là bộ bàn ghế của vua Thành Thái. Bên cạnh đó, còn có nhiều cổ vật trang trí nội thất thờ tự như bao lam, hoanh phi, câu liễn sơn son thếp vàng . Đặc biệt, bộ tủ thờ gồm 33 cái, được cẩn xà cừ, chạm khắc tinh xảo. Mỗi một tủ thờ là một bàn thờ Phật, thánh thần của các tôn giáo khác. Tất cả cổ vật nơi đây thể hiện khả năng nghệ thuật điêu khắc, trang trí của các nghệ nhân từ nhiều nơi trên đất nước khoảng 100 năm nay. Việc quản lý di sản đền ông Trần đều do người dân và con cháu của ông điều hành hoàn toàn tự nguyện. Việc cúng kỉnh, quét dọn, bảo trì hằng ngày do một phiên gồm năm người đảm nhiệm trong ba ngày. Hiện nay, ở đền ông Trần có 68 phiên và sau sáu tháng mới đáo lại một lần. Đây là dịp mà những người trực phiên muốn chủ yếu là xuất gia tu tâm dưỡng tánh trong ba ngày ở đây. Việc cưới hỏi của người dân theo tín ngưỡng ông trần cũng rất đơn giản, không xem ngày tháng. Họ chỉ chọn hai ngày trong 3
  4. thánh là mồng một hoặc ngày 16 để tổ chức đám cưới, và giờ hành lễ vào lúc tám giờ sáng. Hiện nay khu di tích nhà Lớn – đền ông Trần là một điểm tham quan thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế, cũng như những nhà nghiên cứu, khảo cổ. Tín đồ ở đền ông Trần rất hiếu khách và ngoan đạo. Họ giữ lễ nghi rất nghiêm khắc trong bộ trang phục nguyên nét xưa là bộ bà ba đen và tóc búi củ hành. Hằng năm, con cháu ông Trần và tín đồ tổ chức hai lễ hội lớn: lễ vía ông vào ngày 20/02 âm lịch và cúng trùng cửu vào ngày 09/9 âm lịch. Năm 1991, quần thể kiến trúc Nhà Lớn đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa của quốc gia. +Km 65: thị xã Bà Rịa. BÀ RỊA Theo quyển “Monographie de Baria” của một tác giả người Pháp viết năm 1902, cho biết địa danh Bà Rịa xuất phát từ tên của người đàn bà là Nguyễn Thị Rịa. Người đã có công khai phá đất hoang, lập làng Phước Liêu vào năm 1789. Tuy nhiên, theo tài liệu Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, địa danh Bà Rịa là do đọc trại từ tên của một tiểu vương quốc là Bà Lỵ hay Bà Lợi. Tiểu vương quốc này tồn tại khoảng trước thế kỷ thứ bảy. Sau đó, họ bị quân Chân Lạp thôn tính. Vùng Bà Rịa xưa còn được gọi là vùng Mô Xoài hay Muỗi Xụy, là nơi tiếp nhận những người Việt đầu tiên từ miền Trung vào khai phá vùng đất Nam bộ. Truyền thuyết dân gian kể rằng: “ Vào khoảng thế kỷ 18, có người đàn bà giàu có tên Nguyễn Thị Rịa, từ Phú Yên – Bình Định vào khai khẩn vùng đất này. Bà đã bỏ tiền thuê dân vào khai khẩn đất hoang, lập làng mạc, mở nhiều nông trại. Bà đối xử rất tốt với những người đi khẩn hoang, giúp đỡ những người mới đến định cư, lập nghiệp. Bà Rịa mất năm 1803. Do bà không có con, nên tài sản để lại cho người dân vùng Tam Phước. Người dân nhớ ơn, nên lập miếu thờ bà và lấy tên bà đặt cho vùng đất này – Bà Rịa”. Hiện nay, ngôi mộ của bà vẫn còn ở ngọn núi Tam Phước (còn gọi là núi Cố).] +km 69: ranh giới thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu. 4
  5. THÀNH PHỐ VŨNG TÀU Thành phố Vũng Tàu được xem là trung tâm du lịch biển đầu tiên của cả nước, được thành lập ngày 01/5/1895. Sau năm năm, kể từ ngày thành phố này được thành lập, dân số tăng lên 14 lần và trở thành vùng đất hội tụ người từ nhiều nơi khác đến và là một trong những địa phương có nhiều người nước ngoài làm việc và đến nghỉ ngơi, chữa bệnh. Trước khi được thành lập, thành phố Vũng Tàu chỉ là phần đất của một tổng được gọi là làng Tam Thắng với ba làng Thắng Nhất do ông Phạm Văn Dinh chỉ huy, Thắng Nhì do ông Lê Văn Lộc chỉ huy và Thắng Tam do ông Ngô Văn Huyền. Kinh tế dựa vào những mảnh ruộng gầy, những cánh đồng khoai, bắp chỉ có thể có củ, có trái vào mùa mưa. Sau thời điểm được thành lập, bộ mặt thành phố Vũng Tàu có nhiều thay đổi. Ngoài dinh thự của Toàn Quyền Đông Dương Pháp là Bạch Dinh, còn có nhiều khách sạn, biệt thự, nhà nghỉ và khu du lịch được xây dựng. Về ý nghĩa tên gọi Vũng Tàu, có ý kiến cho rằng vùng đất này có ba mặt giáp biển, rất thuận lợi cho tàu bè đậu tránh gió trước khi vào Gia Định, nên được gọi là Vũng Tàu. Khi người Bồ Đào Nha đến đây, thấy hình dáng mũi đất này giống mũi của thánh Jacques nên gọi là “Cap Saint Jacques”. Còn người Pháp gọi là AUCAP, người Việt đọc trại thành Ô Cấp. Hiện nay, Vũng Tàu là một trung tâm du lịch tuyệt đẹp, đầy quyến rũ được kết hợp hài hòa giữa quần thể thiên nhiên biển, núi cùng các kiến trúc đô thị và các công trình tôn giáo như chùa chiền, nhà thờ, am miếu . Nhiều bãi tắm đẹp như bãi Dâu, bãi Dứa, bãi Nghinh Phong, bãi Trước và bãi Sau , mỗi bãi có một vẻ đẹp riêng. Khí hậu Vũng Tàu không có mùa đông nên thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế quanh năm. +Từ ngã tư cuối đường 30/4 có bùng binh quẹo phải, theo đường Nguyễn An Ninh và đường Trần Phú đi đến Thích Ca Phật Đài khoảng 1,5 km. Hoặc từ bãi Dâu đi theo đường ven bờ biển đến Thích Ca Phật Đài khoảng 6 km. THÍCH CA PHẬT ĐÀI Thích Ca Phật Đài là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Vũng Tàu, cách trung tâm thành phố khoảng ba km. Ngôi chùa tọa lạc trên sườn núi lớn, trong khuôn viên có diện tích sáu ha, kết hợp giữa kiến trúc tôn giáo do bàn tay khéo léo của con người tạo nên các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật kiệt tác và phong cảnh thiên nhiên để Thích Ca Phật đài và không gian nơi đây thêm hoành tráng và uy nghiêm, trở thành thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 5
  6. Ngày xưa, nơi này là vùng đất hoang vu. Đến năm 1957, ông quan Phủ Lê Quang Vinh nghỉ hưu, lên đây xây dựng ngôi Thiền Lâm tự để tu hành. Sau đó, có một nhóm khách hành hương thuộc Hội Phật giáo miền Nam lên viếng Thiền Lâm tự, thấy vị trí ngôi chùa rất tốt nên họ cùng nhau quyên góp để trùng tu và phát triển ngôi chùa rộng hơn. Ngày 20/ 7/1961, ngôi Thích Ca Phật Đài được khởi công xây dựng, theo phát kiến của ngài Đại đức Narada Mahathera, người Tích Lan. Sau gần hai năm thi công, ngôi chùa đã được khánh thành ngày 09/3/1963. Đặc biệt, nơi đây đang thờ 16 viên ngọc xá lợi cùng nhánh bồ đề của Phật tổ do các nước Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan hiến cúng. Qua cổng chùa dưới chân núi là một cổng tam quan có bốn trụ cột vươn lên vững chắc, theo các bậc đá men sườn núi có một ngôi bảo tháp cao ba mét, chứa di cốt của vị sư trụ trì đầu tiên là ông Lê Quang Vinh. Tiếp tục lên triền núi là ngôi Thiền Lâm tự trông rất đơn sơ, cũng là ngôi chánh điện của chùa, thờ Phật Thích Ca. Đáng chú ý là ngọn tháp Bát Giác cao 19 mét, là nơi thờ xá lợi Phật và tượng Phật Thích Ca ngồi thiền định trên tòa sen còn được gọi là tượng Kim Thân Phật tổ, pho tượng cao sáu mét, tòa sen cao hơn bốn mét, đường kính của bộ tượng khoảng sáu mét. Bên cạnh đó là khu vườn thánh tích, diễn tả sự tích cuộc đời của đức Phật Thích Ca từ khi đản sanh, xuất gia, thành đạo cho đến khi ngài nhập Niết Bàn . Đây cũng là khu vực thu hút nhiều khách du lịch nhất, sau khi leo lên dốc núi khá cao, khách dừng chân nghỉ ngơi và tham quan. Không khí trong lành, gió từ biển thổi vào mang theo lạnh tạo cho du khách có cảm giác dễ chịu giữa chốn tôn nghiêm. Từ vị trí này, du khách có thể quan sát biển ở nhiều phía hoặc có thể nhìn thấy đảo Long Sơn, mũi Cần Giờ của thành phố Hồ Chí Minh và tổ hợp dàn khoan dầu khí ngoài khơi. Du khách đến Vũng Tàu thường viếng thăm và tham quan ngôi Thích Ca Phật Đài. Ngoài niềm tin tôn giáo, nơi đây cũng là một điểm du lịch lý tưởng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước bởi đặc tính thiên nhiên, một bên là núi cao và một bên là biển rộng. Đứng giữa không gian hào phóng, con người luôn được mời gọi mở lòng mình với thiên nhiên và với nhân loại. Thích Ca Phật Đài vừa là điểm tham quan hành hương, vừa là di sản văn hóa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được công nhận di tích Lịch sử – Văn hóa danh thắng theo quyết định của Bộ Văn hóa – Thông tin ngày 14/12/1989. NÚI LỚN Núi Lớn còn có tên là Tương Kỳ, tọa lạc ở phía bắc của trung tâm thành phố Vũng Tàu. Núi có ba đỉnh lớn là Vũng Mây cao 220 mét, Núi Lớn cao 170 mét và Hòn Sụp cao 215 mét. Diện tích của núi Lớn khoảng 400 ha. Có tài liệu còn cho biết, ngày xưa núi Lớn có tên là Thác Cơ sơn, hoặc dân gian thường gọi là núi Ghềnh Rái, do ở đầu ghềnh núi Lớn có nhiều rái cá tập trung sinh sống. 6
  7. Chuyện xưa kể rằng: “ Trên vùng núi hoang dã này có hai ông cháu sinh sống. Ông là thầy giáo Hiến, thầy dạy văn cho ba anh em nhà Tây Sơn. Một hôm, cháu gái của ông là Mai vào rừng hái nấm và gặp hổ dữ. Đang lúc cô gặp nguy, có một tráng sĩ tên Lê Tuấn, là võ tướng của Nguyễn Huệ xuất hiện. Chàng võ tướng này đã ra tay giết hổ cứu cô gái. Cụ giáo Hiến đã gả cô Mai cho Lê Tuấn để tỏ lòng cảm kích trước tấm lòng hào hiệp của chàng. Cụ Hiến chỉ tay lên vùng núi, nơi gặp gỡ và kết lương duyên của hai người, nên đặt tên núi là Tương Phùng”. Lên đỉnh núi Lớn có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Vũng Tàu, cảnh trời biển bao la và những vùng xung quanh. Không khí trên núi trong lành, mát lạnh. Du khách đến Vũng Tàu, thường đến bãi Dâu để tham quan núi Lớn. Từ khuôn viên nhà thờ bãi Dâu có đường đi lên núi. Dọc theo đường di là thánh tích Công giáo gồm 14 chặng đường thánh giá của chúa Giê-Su và tượng đài Đức Mẹ Hòa Bình có chiều cao khoảng 520 cm, đứng trên bục cao 110 cm được xây dựng trên núi. Hoặc du khách có thể lên Hòn Chụp tham quan thiền viện Chơn Không, một thắng cảnh đẹp tuyệt vời, một cơ sở tu tập của Phật giáo theo đường lối của sơ Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông sáng lập và được Thiền sư Thích Thanh Từ trùng kiến nhằm khôi phục Thiền tông Việt Nam. +Từ Thích Ca Phật đài tiếp tục theo đường Trần Phú dọc bãi biển đi đến các di tích, thắng cảnh và các bãi tắm của thành phố biển Vũng Tàu. BÃI DÂU Bãi Dâu nằm dưới chân núi Lớn, chạy dọc theo đường Trần Phú. Ở hai đầu bãi Dâu có nhiều mỏm đá nhô ra biển. Bãi tắm này nhỏ, nhưng rất yên tĩnh và bằng phẳng, không có vực thẳm, thích hợp cho du khách thích tắm biển nhưng không biết bơi hoặc người lớn tuổi và trẻ em. BÃI TRƯỚC Bãi Trước còn được gọi là bãi Tầm Dương chạy dọc theo đường Quang Trung, thuộc trung tâm thành phố Vũng Tàu. Bãi Trước giống như cái vịnh nhỏ, ít có sóng to. Bãi tắm này sạch, đẹp, có nhiều nhà hàng và khách sạn lớn, sang trọng tập trung ở đây. +Từ bãi Trước, theo đường Hoàng Diệu đi đến ngã tư mũi tàu. Tiếp tục theo đường Lê Lợi đi đến ngã ba đường Vi Ba bên tay trái. Theo đường Vi Ba lên Hòn Sụp – núi Lớn khoảng 400 mét có ngã ba, quẹo phải 500 mét đến thiền viện Chơn Không. 7
  8. THIỀN VIỆN CHƠN KHÔNG “Vũng Tàu biển đẹp, non xanh, Danh lam thắng cảnh mặc tình dạo chơi. Lại thêm điểm hẹn tuyệt vời, Chơn Không, núi Lớn xin mời đến thăm, Thiền tông Phật giáo ngàn năm, Trúc Lâm Yên Tử nẩy mầm hồi sinh”. Thiền viện Chơn Không tọa lạc trên triền Hòn Sụp - núi Lớn, thuộc phường sáu, thành phố biển Vũng Tàu. Thiền viện này được hình thành trong sự thôi thúc đi tìm một hướng đi mới mẻ cho Tăng Ni, và đó cũng là hoài bảo phục hưng Thiền Tông Việt Nam mà từ lâu Thiền đã bị quên lãng trong giới tu hành theo đạo Phật của Hòa thượng Thích Thanh Từ. Thiền viện Chơn Không đã đóng góp sức mạnh vào công cuộc hoằng truyền Chánh pháp của đức Như Lai đến những con người tầm cầu giác ngộ để được giải thoát thật là đáng kể. Thật vậy, Tu Viện Chơn Không đã làm dậy lên thiền phong gây cho sinh hoạt Phật giáo cả nước có thêm sinh khí mới, tạo cơ duyên cho những ai có ý hướng đến vận hội Thiền được dịp trổ hương khởi sắc. Khoảng tháng 4/1966, Hòa thượng Thích Thanh Từ là giảng sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất và cũng là cao đồ của Hòa thượng Thích Thiện Hoa – Viện Trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đương thời, đến đây khẩn hoang và dựng nên một ngôi thất đơn sơ mang tên Pháp Lạc Thất (quyết tìm vui trong pháp mầu), quyết chí một mình ẩn tu giữa sơn lâm chướng khí để thực hiện chí nguyện tìm đường khôi phục Thiền tông Việt Nam. Một ngôi thất được cất bằng cây lá, nhỏ gọn xinh xắn, tọa lạc trên một khu đất hơn ngàn thước vuông, hướng về phía biển Đông. Ngày Rằm tháng 4 năm Mậu Thân (1968) Thầy phát nguyện nhập thất, quyết tâm sống chết. Thầy nguyện, nếu không sáng, đường vào đạo không mở ngõ thì chết luôn không ra thất. “Đạo không sáng không ra thất”, một quyết tâm kiên cường, Thầy đã cài then khóa cổng Thất thật chặt. Ngày 20/7/1968 âm lịch, Ngài đã sáng ra nẻo đạo lý Sắc Không được liễu đạt, nhận ra thật lý Bát-nhã. Đến ngày mùng 8 tháng Chạp năm ấy, Thầy ra thất và đem sở đắc chỉ dạy cho đồ chúng. Hoài bảo ở Thầy đã đầy đủ nhân tố để thực hiện. Thầy chấn hưng lại Thiền tông Việt Nam. Từ năm 1969 và 1970, Thiền sư Thích Thanh Từ chuẩn bị cơ sở vật chất xây dựng thiền đường, tăng xá để quy tụ tăng chúng. Ngày 08/4/1971, nhận thấy đã đầy đủ cơ duyên nên Ngài quyết định công bố thành lập tu viện Chơn Không và mở khóa đầu tiên tu thiền ba năm, từ năm 1971 đến năm 1974, với đường lối tu tập cao siêu thanh thoát, trừ dẹp mê tín và lý 8
  9. thuyết suông. Chính nơi đây đã đào tạo và cống hiến cho Giáo Hội Phật giáo Việt Nam nhiều vị Tăng Ni tài giỏi để phục vụ cho sự nghiệp hưng thịnh nền Phật pháp, đồng hành cùng dân tộc và Phật tử xây dựng nước nhà vững mạnh, cùng nhau sống tốt đời đẹp đạo. Cơ sở vật chất ban đầu của tu viện rất đơn sơ, mộc mạc và giản dị. Đến những năm 1993, được sự khuyến khích của Đảng và Nhà nước kêu gọi phục hồi lại các chùa cũ đã bị hư hỏng đổ nát, nên từ tháng 4/1994 đến nay, tu viện Chơn Không đã được trùng tu và xây dựng thêm nhiều công trình hạng mục như cổng tam quan, Chánh điện, nhà Tổ, nhà khách, lầu chuông với quả chuông được đúc bằng đồng nặng 1.100 kg, nhà mát và sáu ngôi thất trải dài lên đỉnh núi . Đặc biệt, hòn non bộ được xây ở giữa trung tâm của khuôn viên Thiền viện, có bốn con sư tử đang quỳ chầu bốn hướng, chính giữa là một bàn tay nâng cao đóa hoa sen, là biểu tượng của Thiền tông đã làm nổi bật ý nghĩa và cảnh quan của Thiền viện thêm thanh thoát và thiêng liêng, trầm mặc. Suốt chiều dài lịch sử với bao thay đổi thăng trầm, Thiền viện Chơn Không vẫn trung thành với lý tưởng phụng sự đạo pháp và dân tộc. Thiền viện Chơn Không dưới sự hoằng truyền của Thượng tọa Viện chủ Thích Thanh Từ đã phát triển tốt đẹp. Biết bao nhiêu người được lợi lạc bởi nguồn pháp trong lành siêu thoát này. Đến nay, đã có thêm sáu thiền viện hình thành từ nền tảng khôi phục Thiền tông Việt Nam của Ngài như: thiền viện Thường chiếu, thiền viện Viên Chiếu, thiền viện Huệ Chiếu, thiền viện Linh Chiếu, thiền viện Phổ Chiếu và thiền viện Trúc Lâm ở Lâm Đồng. Mục đích Thiền Viện là giúp Thiền sinh giải thoát ngay trong cảnh triền phược, thấy vô sanh trong pháp sanh diệt, tìm Cực lạc trong cõi Ta bà. Tu là tạo một cuộc sống an tĩnh lành mạnh ngay nơi thân tâm. Tâm an tĩnh, thân lành mạnh là một điều kiện thiết yếu cho người tu nói riêng và cho nhân loại nói chung. Cho nên, Thiền sinh khéo điều hòa thân thể khoẻ mạnh, tâm an tĩnh là biết tu, có truyền bá cũng nhằm vào điểm cốt lõi ấy mà thôi. Thiền viện Chơn Không thật sự là thắng cảnh yên ắng đến tuyệt vời rất thích hợp cho Phật tử và du khách hành hương, tham quan và có dịp tìm hiểu về Thiền tông. Qua cổng tam quan để theo con đường Tiêu Dao với hai hàng dương xanh non mượt mà dọc lối đi, tạo cảm giác êm ái cho du khách khi nâng bước chân lên dốc đến đồi Tự Tại. Tiếp tục rẽ phải để lên Chánh điện lễ Phật, du khách có thể nhìn toàn cảnh thành phố Vũng Tàu có cảng, có sân bay, có đường ngang phố dọc, có biển vươn dài ngút ngàn đại dương , và phía sau khuôn viên Thiền viện có đỉnh Hòn Sụp làm bình phong che chắn. Và, khi màn đêm buông xuống, thật thú vị cho du khách được ngắm một đô thị hoa đăng sáng rực của phố biển Vũng Tàu. 9
  10. BÃI DỨA Bãi Dứa nằm gần bãi Nghinh Phong dưới chân núi Nhỏ, giữa bãi Trước và bãi Sau. Do trước đây ở khu vực này có nhiều cây dứa gai mọc ven bờ đá của bãi biển nên được gọi là bãi Dứa. Bãi tắm này tuy nhỏ, nhưng ít sóng và an toàn. NIẾT BÀN TỊNH XÁ Niết Bàn tịnh xá còn được gọi là chùa Phật Nằm, tọa lạc trên triền núi Nhỏ, mặt hướng ra biển, thuộc đường Hạ Long, bãi Dứa, thành phố biển Vũng Tàu. Thắng cảnh này cách trung tâm thành phố khoảng hai km. Niết Bàn tịnh xá được khởi công xây dựng từ năm 1969, đến năm 1974 hoàn thành. Đây là một công trình Phật giáo theo phong cách kiến trúc phương Đông, được kết hợp từ cảnh quan thiên nhiên và bàn tay khéo léo của con người trong một khuôn viên rộng khoảng 10 ha, tạo cho Niết Bàn tịnh xá có được một vẻ đẹp hài hòa, đặc sắc bên bờ biển. Đường lên Niết Bàn tịnh xá men theo triền dốc bên tay phải. Hai bên cổng có tượng ông Thiện và ông Ác cao lớn. Cổng chính có đính một bức phù điêu chạm hình rồng và ngựa bằng kỹ thuật ốp mảnh sứ men trắng vẽ lam cao bốn mét, rộng hai mét. Bên trong Niết Bàn tịnh xá có các pho tượng đức Phật đản sanh và thiền định, có nhiều công trình đắp nổi, được chạm khắc công phu với hình ảnh thiên nhiên cây cỏ và muông thú . Đặc biệt, Niết Bàn tịnh xá có nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tuyệt tác đầy sức thuyết phục như: Trụ phướn hình tượng tháp cổ hoa sen trước sân tịnh xá, cao 21 mét với 42 tầng ốp gạch men màu vàng đỏ, trên đỉnh có ba nhánh búp sen tỏa ra ba hướng. Đại hồng chung nặng 3.500 kg, cao 280 cm, được đặt trong một lầu chuông có bốn mái đao đắp nổi hình rồng ở tầng lầu. Thuyền Bát Nhã được thiết kế cách điệu hình tượng một con rồng lớn, dài 12 mét, bên ngoài được trang trí tranh ghép mảnh sứ men lam và men màu. Chiếc lư đồng lớn đặt ở trước chánh điện có hình tượng bốn con vật trong Tứ linh (long, lân, quy, phụng), được làm bằng công sức lao động nghệ thuật miệt mài của một nghệ nhân ở Bến Tre tặng năm 1971. Trong chánh điện có pho tượng đức Phật Thích Ca mâu ni nhập Niết Bàn, gối lên tay phải, đầu quay về hướng bắc, chân duỗi thẳng hướng nam, nằm nghiêng nhìn về hướng tây, gan bàn chân có khắc 52 điểm ấn, chiều dài 12 mét, đặt trên bệ cao 2,5 mét, tượng được đúc bằng bê tông cốt thép có lớp đá bao bọc bên ngoài bằng cẩm thạch được lấy từ vùng núi Ngũ Hành sơn. Niết Bàn tịnh xá là một công trình kiến trúc nghệ thuật và là thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đón tiếp rất nhiều khách trong nước và quốc đến hành hương, tham quan du lịch. Ngôi tịnh xá này đã 10
  11. được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 14/12/1989. BẠCH DINH (Villa Blanche ) Bạch Dinh được gọi theo tiếng Pháp là Villa Blanche, tọa lạc trong khu lâm viên chủ yếu là cây giá tỵ và cây hoa sứ có diện tích khoảng bảy ha trên sườn núi Lớn, thuộc bãi trước của thành phố biển Vũng Tàu. Công trình này được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành năm 1910 trên nền pháo đài đồn Phước Thắng triều Nguyễn, dùng để làm nơi nghỉ ngơi cho viên Toàn quyền Pháp là Paul Doumer. Bạch Dinh mang đậm kiến trúc kiểu Pháp ở cuối thế kỷ 19, uy nghi, bề thế. Chiều cao của công trình này là 15 mét, dài 28 mét, rộng 15 mét, gồm ba tầng: tầng hầm, tầng trệt và tầng lầu. Mặt ngoài của tòa Bạch Dinh được trang trí hoa văn cổ xưa và những hình vẽ chân dung các vị thánh thời cổ Hy Lạp. Sau viên toàn quyền Pháp Paul Doumer, còn có nhiều đời Toàn quyền Pháp khác cũng ở Bạch Dinh, nên còn được gọi là dinh Toàn Quyền (Villa du Gouverneur). Sau nay, Bạch Dinh cũng được dành làm chỗ nghỉ cho Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu. Đặc biệt, Bạch Dinh cũng là nơi giam lỏng vua Thành Thái từ tháng 7/1907 đến năm 1916, trước khi ông bị đày sang đảo Réunion ở châu Phi. Với lòng kính trọng ông, nên dân địa phương còn gọi Bạch Dinh là dinh Ông Thượng. Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm Bảo tàng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trưng bày các sưu tập di sản văn hóa cổ của địa phương như bộ tràng kỷ từ thời vua Khải Định vào năm 1921, cặp ngà voi châu Phi dài 170 cm, song bình “Bách điểu chầu phụng” cao 1,35 mét được làm từ thời nhà Thanh – Trung Quốc, bộ tam đa (Phước - Lộc – Thọ) thời kỳ nhà Nguyễn . Đặc biệt, tại đây có phòng trưng bày giới thiệu về những hiện vật được trục vớt từ một chiếc tàu buôn của Trung Quốc trên đường sang châu Âu đã bị đắm ở vùng biển Hòn Cau – Côn Đảo, thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Các cổ vật được trục vớt từ con tàu trưng bày ở đây như gốm sứ, đất nung, và đá rất đặc sắc, với nhiều kiểu dáng và trang trí hiếm thấy xưa nay, được chế tạo vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18 – Thời Khang Hy, nhà Thanh của Trung Quốc như: bộ sưu tập men trắng vẽ hoa lam gồm ly sứ, chân đèn, ấm trà, chén uống trà, hộp sứ, chén bát giác , ấm men đen, tô men trắng, tô vẽ men màu . Bộ sưu tập này là di sản lịch sử – văn hóa có giá trị đặc biệt, góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ mua bán giữa đông và tây bán cầu. 11
  12. Bạch Dinh là công trình kiến trúc đặc sắc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đã trở thành điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch. Trong khuôn viên thoáng mát, không khí trong lành, gió từ biển miên man thổi vào, có nhiều cây hoa sứ trắng cổ thụ tạo cho khung cảnh nơi đây thêm hữu tình. Đứng trên khu di tích kiến trúc Bạch Dinh, du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh biển bãi trước của Vũng Tàu, những vùng biển lân cận và đường Quang Trung - Hạ Long dưới chân núi, là một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam. Hiện nay, Bạch Dinh đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích Kiến trúc, Lịch sử – Văn hóa của quốc gia ngày 04/8/1992. VUA THÀNH THÁI VÀ CUỘC LƯU ĐÀY (1889 – 1907 ) Thành Thái là vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn – Việt Nam (1802 – 1945). Ông là hoàng tử Bửu Lân, con vua Dục Đức và bà hoàng hậu Từ Minh, lên ngôi đầu năm 1889. Lúc này, ông mới được 10 tuổi. Khi vua Dục Đức bị giết, hoàng tử Bửu Lân theo mẹ về ở bên ngoại. Đến khi vua Đồng Khánh lên ngôi, ông mới cùng mẹ đựoc trở lại Dục Đức đường. Mặc dù còn bé, nhưng hoàng tử Bửu Lân đã già dặn hơn những đứa trẻ cùng độ tuổi rất nhiều. Ông đã hiểu rõ hoàn cảnh của vua cha lên ngôi được ba ngày thì bị hai ông quan Phụ chính Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường phế và bắt giam ở Dục Đức đường, rồi tiếp tục cho giam vào lao Thừa Thiên, bỏ đói cho đến chết, nên lúc nào ông cũng rất thận trọng. Vua Đồng Khánh lên ngôi được hơn bốn năm (1885 – 1889) thì băng hà. Triều đình chọn hoàng tử Bửu Lân lên kế vị. Ngày 02/02/1889 (Mồng 02 Tết năm Kỷ Sửu), hoàng tử Bửu Lân được làm lễ tôn lên ngôi vua, lấy hiệu là Thành Thái tại điện Thái Hòa. Khi được chọn lên ngôi vua, ông vẫn về sống với mẹ tại Dục Đức đường trong cảnh cùng túng. Vua Thành Thái thường giả dạng dân thường đi di hành để tìm hiểu cuộc sống của người dân và tình cảm của họ đối với triều đình và đối với người Pháp đang thống trị tổ quốc mình như thế nào. Càng ngày vua càng tỏ ra ghét Pháp, vì được nghe người dân phản ảnh về những hành vi thô bạo, tàn nhẫn của thực dân Pháp. Từ đó, ông rất ghét Pháp và một số quan lại theo Pháp. Ông âm thầm tìm cách chống đối, làm cho Tòa Khâm Sứ điên đầu. Đến năm 1906, mâu thuẫn giữa vua Thành Thái và hội đồng Cơ Mật cùng với Tòa Khâm Sứ Pháp ngày càng căng thẳng. Viên Khâm Sứ Trung kỳ Levécque biết vua có ý chống đối nhưng không có bằng chứng chính đáng để hạ bệ, ngoài việc gán cho vua Thành Thái bị bệnh “điên”, nên họp bàn với Viện Cơ Mật từ từ tước quyền vua Thành Thái. 12
  13. Tháng 7/1907, Tòa Khâm Sứ Trung kỳ tước quyền và giam lỏng vua Thành Thái, đồng thời ra thông cáo công bố cho quốc dân biết vua bị điên để lập vua mới là Duy Tân. Một tuần sau, vua Thành Thái bị áo giải vào Sài Gòn, rồi đem quản thúc tại Vũng Tàu. Mãi đến năm 1916, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đến hồi quyết liệt, ông bị Pháp đày sang đảo Réunion của châu Phi cùng với người con trai là vua Duy Tân. Sau 40 năm sống lưu đày, ông mới được về Việt Nam và bị quản thúc tại Sài Gòn vào tháng 5/1947. Ông mất tháng 3/1954, linh cữu được đưa về an táng tại Huế, thọ 76 tuổi. NÚI NHỎ Núi Nhỏ còn được gọi là núi Tao Phùng, nằm ở phía nam trung tâm thành phố Vũng Tàu. Núi có diện tích khoảng 120 ha, cao khoảng 170 mét. Trên núi Nhỏ có tượng chúa Giê-Su đứng giang tay, mặt hướng ra phía biển, trận địa pháo cổ với vài khẩu đại bác có từ thế kỷ 19 và ngọn hải đăng do người Pháp xây dựng. Có hai đường để lên núi Nhỏ, một đường ở phía bắc nối với đường Hạ Long ở gần cầu Đá và một đường ở phía nam có 793 bậc tam cấp lên tượng chúa Kitô. Theo đường Hạ Long vòng quanh núi Nhỏ dài khoảng sáu km, có nhiều điểm du lịch đẹp như bãi Ô Quắn, bãi Trước, bãi Nghinh Phong, bãi Sau, Niết Bàn tịnh xá, hòn Bà . Truyền thuyết kể rằng: “ Thưở xưa, con gái vua Thủy Tề hoá cá vàng đi dạo chơi. Không may, cá vàng sa vào lưới của anh chàng ngư phủ.Thấy cá đẹp, anh mang lên núi Nhỏ và khoét đá thành một vũng nước nuôi cá. Một hôm đi biển về, anh không thấy cá vàng đâu cả, mà chỉ nghe tiếng chim hót vang trời, núi đầy hoa trái. Từ xa, một thiếu nữ tuyệt đẹp xuất hiện và bày tỏ sự tình cùng chàng. Sau đó, hai người trở thành vợ chồng và sống với nhau rất hạnh phúc. Một ngày nọ, thấy có người mang hộp ngọc vào nhà, nàng hoảng sợ nhưng không thể tránh khỏi. Người đó biến hóa nàng thành cá vàng và thu vào hộp ngọc mang về biển. Hằng năm, cá vàng được lên bờ gặp chồng một lần tại núi Nhỏ. Tên núi Tao Phùng có từ đó. Núi Nhỏ và núi Lớn là bức bình phong thiên nhiên che chắn cho thành phố Vũng Tàu và cửa biển Cần Giờ, là tượng đài kiên cố đứng báo cho tàu thuyền xuôi ngược qua bao đời nay. 13
  14. TƯỢNG ĐÀI CHÚA GIÊSU Tượng chúa Giê-Su tọa lạc trên núi Nhỏ (núi Tao Phùng), được xây dựng vào năm 1970, ở độ cao 136 mét. Phần tượng cao 31 mét, được xây trên bệ cao 10 mét. Hai cánh tay dang rộng 18,4 mét. Mặt hướng ra phía biển. Trong lòng tượng có 133 bậc thang xoáy trôn ốc lên đến phần vai của tượng. Hai cánh tay được thiết dang rộng như hai ban công, có thể chứa từ 10 – 15 người đứng ngắm cảnh Vũng tàu. +Giữa đoạn đường từ bến tàu cao tốc đi thành phố Hồ Chí Minh và đường Trương Công Định, thuộc khu vực bãi Trước và bãi Dứa có con đường lên núi Nhỏ để tham quan Hải đăng Vũng Tàu khoảng ba km. Đường nhựa tốt, thích hợp cho các loại xe gắn máy và xe du lịch trên dưới 15 chỗ. HẢI ĐĂNG VŨNG TÀU Ngọn Hải đăng ở Vũng Tàu được xây dựng sớm nhất nước, năm 1907. Ngọn Hải đăng này được xây ở mỏm cực nam của núi Nhỏ, trên độc cao 149 mét. Năm 1910, Hải đăng Vũng Tàu được chuyển lên vị trí hiện nay, được xây dựng thành tháp tròn có đường kính ba mét, cao 18 mét, ở độ cao 175 mét trên đỉnh núi Nhỏ. Đến năm 1988, Hải đăng Vũng Tàu được trùng tu, sữa chữa lớn. Từ năm 1910 đến năm 1984, Hải đăng Vũng Tàu hoạt động bằng đèn dầu. Từ năm 1984 đến nay, Hải đăng này được sử dụng đèn điện có lăng kínhvà thấu kính hội tụ, có thể rọi xa 35 hải lý (1 hải lý = 1.852 mét), có kính viễn vọng để theo dõi và hướng dẫn tàu thuyền trên biển. Tàu thuyền đi trên vùng biển Vũng Tàu cách xa 63 km có thể nhìn thấy Hải đăng này. Từ trên tháp Hải đăng, có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố Vũng Tàu và các vùng lân cận như Cần Giờ, Bà Rịa . Vì thế, Hải đăng Vũng Tàu là một điểm tham quan lý tưởng cho nhiều du khách. ĐÌNH THẦN THẮNG TAM Đình Thần Thắng Tam nằm trong khu di tích kiến trúc gồm ba công trình như đình Thần Thắng Tam, miếu Bà và lăng Cá Ông, tọa lạc trên đường Hoàng Hoa Thám, thuộc thành phố Vũng Tàu. Quần thể kiến trúc này gắn bó với nhau, mang sắc thái riêng của người dân xứ biển làng Thắng Tam. Đình Thần Thắng Tam được xây dựng vào khoảng năm 1840, để thờ ba ông: Phạm Văn Dinh, Ngô Văn Huyền và Lê Văn Lộc, là những người có 14
  15. công khai phá vùng đất này và lập nên làng Tam Thắng. Ban đầu, ngôi đình là một nhà trang vách lá và đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Ngôi đình có kiến trúc theo lối kết nối như hiện nay là do đợt trùng tu năm 1965 gồm có cổng tam quan và bốn ngôi nhà nối liền nhau như nhà Tiền Hiền, hội trường, đình Trung và võ ca. Nhà Tiền Hiền được lợp ngói âm dương. Đầu các đòn tay và đầu cột đều được chạm hình rồng. Trên mái có Lưỡng long chầu nguyệt đắp nổi. Bên trong có bốn bàn thờ: Thổ Công, Tiền Hiền, Hậu Hiền, Tiền Vãng và Hậu Vãng. Đình Trung có 10 bàn thờ: Thần Nông, Ngũ Đức, Thánh Phi, Thiên Y-A-Na, Cao Các, Tiên Sư, Tiền Hiền, Hậu Hiền . Võ ca là sân khấu diễn tuồng, hát bội khi đình tổ chức lễ hội. Đình Thần Thắng Tam mang nét văn hóa độc đáo đặc trưng của người dân miền duyên hải, những nét riêng trong việc thờ cúng và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, nhưng vẫn có những nét đặc điểm chung của đình làng Việt Nam. Hiện nay, ngôi đình còn lưu giữ được 12 đạo sắc phong của nhà Nguyễn dành cho các vị thần đang được thờ tại đình. Ngoài những giá trị mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử, đình Thần Thắng Tam còn duy trì những lễ hội in đậm văn hóa dân gian và bản sắc dân tộc được tổ chức vào những ngày từ 17 – 20/02 âm lịch hằng năm. Đây là lễ hội cầu an, mở đầu cho mùa đi biển và làm ăn của người dân trong năm mới. Trong phần lễ gồm có các nghi thức như cúng tế, lễ vật tế thần, dâng hương . Sau đó là phần hội, có nhiều chương trình giải trí như múa lân, hát bội bên cạnh là các trò vui chơi giúp bà con giải tỏa những căng thẳng, mệt nhọc sau những tháng ngày lao động vất vả. Hiện nay, đình Thần Thắng Tam là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với những du khách quan tâm đến lịch sử, văn hóa. Hằng năm, ngôi đình này thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về những nét văn hóa độc đáo của Việt Nam. MIẾU BÀ Miếu Bà còn được gọi là miếu Ngũ Hành, tọa lạc bên phải đình Thần Thắng Tam, trên đường Hoàng Hoa Thám, thuộc thành phố Vũng Tàu. Ban đầu, miếu Bà chỉ là một ngôi nhà tranh vách lá, do người dân làng Thắng Tam xây dựng vào cuối thế kỷ 19. Miếu Bà được xây dựng theo lối kiến trúc một gian hai chái. Trên mái có Lưỡng long chầu nguyệt. Bên trong miếu có tám bàn thờ. Hiện nay, miếu Bà thờ Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và hai vị nữ thần hộ quốc được vua phong Thượng đẳng thần là bà Thiên Y-A-Na và Thủy Long thần nữ. 15
  16. Hằng năm, miếu Bà được tổ chức lễ hội vào các ngày 16, 17, 18/10 âm lịch. Ngoài việc cúng tế thần linh, phần hội có các chương trình giải trí như hát bội, múa lân, kết hợp với các trò chơi dân gian, góp phần cho lễ hội thêm phong phú. Vào hội chính, có nhiều khách khắp nơi hành hương về đây phụng cúng, tham quan rất nhộn nhịp. LĂNG CÁ ÔNG Lăng Cá Ông ở phía bên trái đình Thần Thắng Tam, trên đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu . Lăng được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 19, cùng khoản thời gian xây dựng miếu Bà. Lăng thờ xương đầu Cá Ông khổng lồ trôi dạt vào bãi biển Tầm Dương, được ngư dân Vũng Tàu phát hiện và đem về thờ cách đây hơn 100 năm. Và một bộ xương Cá Ông dài 12 mét, chiều ngang 150 cm phát hiện sau xương đầu khoảng 40 năm. Năm 1846, vua Thiệu Trị ban sắc phong cho lăng Cá Ông là “Nam Hải Đại Tướng Quân”. Lăng Cá Ông cùng với đình Thần Thắng Tam và miếu Bà là một quần thể kiến trúc mang đậm nét văn hoá, lịch sử của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thu hút rất đông du khách đến tham quan và nghiên cứu. LINH SƠN CỔ TỰ Ngôi cổ tự này tọa lạc trong một khuôn viên có diện tích hơn một ha, trên đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu, chỉ cách bãi Trước một con đường. Kiến trúc của ngôi chùa không đồ sộ, mang nét kiến trúc giao thời giữa phương Đông và phương Tây, nhưng là ngôi chùa cổ nhất ở Vũng Tàu. Bởi vì tiền thân của chùa Linh Sơn hiện nay là một ngôi chùa được xây dựng trên triền dốc núi Nhỏ vào năm 1860. Sau đó, khu vực này bị người Pháp chiếm dụng để xây dựng biệt thự cho hoa tiêu Pháp, nên ngôi đạo tràng được dời về vị trí hiện nay vào năm 1921. Ban đầu, ngôi chùa được làm tạm bợ bằng tre, vách lá trên một khuôn viên đất do các Phật tử dâng cúng. Hiện nay, chùa cổ Linh Sơn có các công trình hạng mục như chánh điện, hậu tổ, nhà khách, trụ sở của Ban Tương tế, điện Thiên vương và tháp thờ Quán Thế Âm Bồ Tát. Sân sau của chánh điện có trồng cây bồ đề từ năm 1975, gốc tỏa nhiều nhánh tạo bóng mát và tạo cảnh quan cho ngôi chùa thêm vẻ thâm nghiêm. Nơi chánh điện của Linh Sơn cổ tự thờ một pho tượng Phật cổ được làm bằng đá xanh có thếp vàng, chạm khắc rất khéo léo, tinh xảo và sống động. Chiều cao của tượng 120cm, chiều ngang được tính tại vị trí hai đầu 16
  17. gối ngồi thế thiền định bán già là 100 cm. Pho tượng nặng khoảng từ 600 – 800 kg, mười hai người đàn ông nhấc lên không nổi. Truyền thuyết kể lại: “ Cách đây hơn 100 năm, có đoàn ghe thuyền chài lưới từ miền Trung vào đánh bắt cá ở bãi Trước của Vũng Tàu. Một hôm, họ lên bờ kiếm củi và nấu cơm ở khu vực núi Lớn, gần khu vực sân vận động Lam Sơn hiện nay. Khi kê hai hòn đá tháp vào một hòn đá có cố định sẵn để làm bếp nấu, họ phát hiện hòn đá cố định kia có điều gì lạ. Sau đó, họ quyết định đào hòn đá ấy lên và phát hiện đó chính là pho tượng Phật Thích Ca được làm bằng đá bị vùi dưới đất. Nhưng không phải chỉ có một tượng Phật mà là hai, một tượng lớn và một nhỏ hơn. Sau khi đào lên, họ chờ đến hôm sau mang về, nhưng dân địa phương biết tin liền kéo đến xem và quyết giữ lại, vì cho rằng đây là tài sản di tích lịch sử của địa phương. Nhóm ngư dân miền Trung năn nỉ mãi và cuối cùng, họ thỏa thuận để pho tượng Phật lớn lại cho dân địa phương và mang pho tượng nhỏ đi”. Pho tượng lớn được người dân Vũng Tàu rước về thờ chính là pho tượng hiện nay ở Linh Sơn cổ tự, còn pho tượng Phật nhỏ hơn được ngư dân thỉnh về miền Trung và thờ tại chùa Đức Phổ, Quảng Ngãi. Về sau, trong một cơn hỏa hoạn xảy ra tại chùa, tượng Phật nhỏ đã bị hư hỏng. Theo lời của vị sư trụ trì chùa Linh Sơn hiện nay, vào khoảng năm 1990, có một phụ nữ người Pháp đến đây đặt vấn đề để được mua pho tượng Phật cổ này với bất cứ giá nào. Qua lời của người thông dịch, bà cho biết sau khi tiếp nhận được thông tin trên một tờ báo của Liên Xô cũ đưa tin: “Hiện nay, tại miền Nam Việt Nam còn lưu giữ một pho tượng Phật cổ có giá trị đã trên một ngàn năm”, bà quyết định bay sang Việt Nam tức tốc để truy tầm với hy vọng sẽ mua được pho tượng này. Nhưng vị sư trụ trì ngày đó quyết từ chối thẳng thừng, vì đây là tài sản văn hóa vô giá của quốc gia, có giá trị đến muôn đời sau của dân tộc Việt. Ngoài ra, nơi chánh điện của ngôi Linh Sơn cổ tự còn thờ một tượng Phật Di Lặc được đúc bằng đồng đỏ, có nguồn gốc từ miền Nam nước Lào, được thỉnh về từ năm 1972. Tượng Phật này có chiều cao khoảng 60 cm, chiều ngang hơn 40 cm, nặng hơn 30 kg, được đặt tại bàn thờ chính cùng với tượng cổ Phật Thích Ca để Phật tử và ddu khách chiêm bái và chiêm ngưỡng. Ngày 26/8/1991, Linh Sơn cổ tự của thành phố biển Vũng Tàu đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích văn hóa – lịch sử của quốc gia. BÃI DỨA Bãi Dứa nằm gần bãi Nghinh Phong và bãi Trước dưới chân núi Nhỏ. Do trước đây ở khu vực này có nhiều cây dứa gai mọc ven bờ đá của bãi biển nên được gọi là bãi Dứa. Bãi tắm này tuy nhỏ, nhưng ít sóng và an toàn. 17
  18. NIẾT BÀN TỊNH XÁ Niết Bàn tịnh xá còn được gọi là chùa Phật Nằm, tọa lạc trên triền núi Nhỏ, mặt hướng ra biển, thuộc đường Hạ Long, bãi Dứa, thành phố biển Vũng Tàu. Thắng cảnh này cách trung tâm thành phố khoảng hai km. Niết Bàn tịnh xá được khởi công xây dựng từ năm 1969, đến năm 1974 hoàn thành. Đây là một công trình Phật giáo theo phong cách kiến trúc phương Đông, được kết hợp từ cảnh quan thiên nhiên và bàn tay khéo léo của con người trong một khuôn viên rộng khoảng 10 ha, tạo cho Niết Bàn tịnh xá có được một vẻ đẹp hài hòa, đặc sắc bên bờ biển. Đường lên Niết Bàn tịnh xá men theo triền dốc bên tay phải. Hai bên cổng có tượng ông Thiện và ông Ác cao lớn. Cổng chính có đính một bức phù điêu chạm hình rồng và ngựa bằng kỹ thuật ốp mảnh sứ men trắng vẽ lam cao bốn mét, rộng hai mét. Bên trong Niết Bàn tịnh xá có các pho tượng đức Phật đản sanh và thiền định, có nhiều công trình đắp nổi, được chạm khắc công phu với hình ảnh thiên nhiên cây cỏ và muông thú . Đặc biệt, Niết Bàn tịnh xá có nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tuyệt tác đầy sức thuyết phục như: Trụ phướn hình tượng tháp cổ hoa sen trước sân tịnh xá, cao 21 mét với 42 tầng ốp gạch men màu vàng đỏ, trên đỉnh có ba nhánh búp sen tỏa ra ba hướng. Đại hồng chung nặng 3.500 kg, cao 280 cm, được đặt trong một lầu chuông có bốn mái đao đắp nổi hình rồng ở tầng lầu. Thuyền Bát Nhã được thiết kế cách điệu hình tượng một con rồng lớn, dài 12 mét, bên ngoài được trang trí tranh ghép mảnh sứ men lam và men màu. Chiếc lư đồng lớn đặt ở trứoc chánh điện có hình tượng bốn con vật trong Tứ linh (long, lân, quy, phụng), được làm bằng công sức lao động nghệ thuật miệt mài của một nghệ nhân ở Bến Tre tặng năm 1971. Trong chánh điện có pho tượng đức Phật Thích Ca mâu ni nhập Niết Bàn, gối lên tay phải, đầu quay về hướng bắc, chân duỗi thẳng hướng nam, nằm nghiêng nhìn về hướng tây, gan bàn chân có khắc 52 điểm ấn, chiều dài 12 mét, đặt trên bệ cao 2,5 mét, tượng được đúc bằng bê tông cốt thép có lớp đá bao bọc bên ngoài bằng cẩm thạch được lấy từ vùng núi Ngũ Hành sơn. Niết Bàn tịnh xá là một công trình kiến trúc nghệ thuật và là thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đón tiếp rất nhiều khách trong nước và quốc đến hành hương, tham quan du lịch. Ngôi tịnh xá này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 14/12/1989. BÃI NGHINH PHONG Bãi Nghinh Phong có nghĩa là đón gió, còn có tên là bãi Ô Quắn , gần bãi Dứa, ở phía cực nam của thành phố biển Vũng Tàu. Đây là bãi tắm sạch 18
  19. và đẹp nhưng hẹp, có nhiều du khách có thú vui câu cá và thích mạo hiểm tập trung. Ở vị trí của bãi biển này luôn có sóng gió dồn dập, có ba phía vách đá cheo leo với mũi Nghinh Phong hùng vĩ nhô ra biển. HÒN BÀ Hòn Bà tọa lạc trên một đảo nhỏ, cách chân núi Tao Phùng khoảng 200 mét. Năm 1881, ông Hồ Quang Minh gốc người miền Trung vào đây lập nghiệp, đã xây dựng ngôi miếu nhỏ nơi đây và đặt tên là miếu Bà. Có câu chuyện kể lại rằng: “ Năm 1939, quân Pháp ra lệnh cho viên sĩ quan Archinard bắn phá miếu. Những phát súng của viên sĩ quan chỉ trúng vào góc miếu. Sau đó, Archinard chết do tai nạn súng, nên người Pháp gọi miếu Bà là Hòn Archinard”. Vào giờ thủy triều xuống thấp, du khách có thể men theo một lối đi có đá nhỏ để ra tham quan miếu Bà. Hòn Bà tạo cho cảnh quan dưới chân núi Nhỏ thêm kỳ thú. Nhất là lúc sóng biển đánh tung bọt trắng xóa, trông hòn Bà rất thơ mộng. Vào các ngày mồng một và ngày rằm, người dân thường ra hòn viếng miếu Bà và thắp hương cầu phúc lành. BÃI SAU Bãi Sau có chiều dài khoảng 8 km, chạy dọc theo đường Thùy Vân từ chân núi Nhỏ đến cửa Lấp, thuộc phía đông nam thành phố Vũng Tàu. Đây là một bãi tắm nổi tiếng của Việt Nam, đẹp và rộng, thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Bãi sau thường có nhiều sóng, thích hợp đối với du khách yêu thích cảm giác mạnh từ biển. Do đó, bãi Sau luôn đông vui, náo nhiệt hơn so với các bãi biển khác ở thành phố biển Vũng Tàu. Khu vực bãi Sau có rất nhiều dịch vụ từ bình dân đến cao cấp tập trung để phục vụ du khách như nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, quán giải khát, dịch vụ hàng lưu niệm, dịch vụ bãi tắm cho đến các loại hình dịch vụ phim ảnh . Đặc biệt, bãi biển này có đội cứu hộ luôn làm việc với trách nhiệm cao, luôn có mặt trên bãi biển để bảo vệ du khách tắm biển. +Trở lại quốc lộ 51 tại km 65 là thị xã Bà Rịa.Vào trung tâm thị xã, tiếp tục theo quốc lộ 55 đi bãi biển Hồ Cốc và suối nước nóng Bình Châu. Hoặc theo đường 44A đi Long Hải. Dọc bên đường 44A, từ ngã ba tại thị xã Bà Rịa đến Long Hải có nhiều ruộng muối. Đây là một trong những nghề truyền thống lâu đời ở đây. 19
  20. NGHỀ LÀM MUỐI Ở BÀ RỊA Ruộng muối được lập ở vùng đất trũng thấp, có ba bộ phận: đùn, sân và ruộng. Mỗi bộ phận đều có đất bao quanh thành khu vực riêng biệt. Phần ruộng tức là nơi thu hoạch muối được lập rất công phu sau khi chặt bỏ mọi cây cối trên diện tích dự định làm ruộng, người ta phải đào bỏ lớp đất bùn trên mặt ruộng, đào lấy rễ cây lớn nhỏ, đưa đất cứng đến đắp lại nền ruộng và nện cho thật kỹ, thật bằng phẳng để sau này có thể dùng cào để lấy muối. Bờ đất xung quanh càng đắp kỹ hơn để nước bên ngoài không thể thấm hoặc theo lổ mọt chảy vào ruộng làm tan muối. Nước biển được dẫn theo các kênh nhỏ vào “đùn“, tức khu vực bốc hơi lần thứ nhất, sau đó đưa vào sân một, sân hai, sân ba, nồng độ muối mỗi lúc một tăng. Cuối cùng đưa vào ruộng muối. Muối kết tinh ở đáy ruộng được cào lên bờ gom thành đống lớn. Tùy theo trời nắng người ta có thể khai thác muối từ 21 ngày đến một tháng. Ở khu vực Bà Rịa người ta thường sản xuất muối vào mùa khô, sản lượng ở đây khoảng 35.000 tấn/năm. Khi đi qua ngang khu vực này chúng ta thấy có nhiều cánh quạt gió, những quạt này được người dân dùng sức gió để bơm nước vào ruộng muối. Hiện nay ở Việt Nam chỉ có ở Bà Rịa là còn sử dụng kỹ thuật này. Ngoài ra, ở các tỉnh miền Trung người ta cũng sản xuất muối vào mùa mưa với kỹ thuật khác. Muối ở Việt Nam tốt nhất ở khu vực Cà Ná, thành phần NaCl cao cho nên được sử dụng vào công nghiệp. +Từ thị xã Bà Rịa đi theo đường Cách Mạng Tháng Tám và đường Võ Thị Sáu đến thị trấn Long Điền khoảng năm km, tiếp tục đi qua khỏi cơ quan Ủy ban Nhân dân huyện Long Đất có đường dẫn vào chùa Long Bàn. CHÙA LONG BÀN Chùa Long Bàn là một ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Bà Rịa, còn được gọi là chùa Làng, tọa lạc ở số 36 đường Lê Hồng Phong, thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chùa được hai anh em Hòa thượng Bảo Thanh, là vị sư trụ trì đầu tiên trực tiếp cho xây dựng vào năm 1845, do dân trong làng quyên góp. Cổng chùa được xây vào năm 1963. Tổng diện tích khuôn viên chùa khoảng 3.000 m 2, có nhiều cây cổ thụ. Đặc biệt, cây cọ phía sau chánh điện được trồng từ khi xây chùa, cao trên 20 mét. Chùa Long Bàn mang nét kiến trúc cổ theo kiểu chữ Tam, có năm gian, gồm nhà giảng có lầu chuông và lầu trống hai bên, chánh điện, hậu tổ, 20
  21. nhà tăng và nhà bếp. Một chuông lớn cao 120 cm, có đường kính 80 cm đúc bằng đồng. Nơi chánh điện thờ đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Quan Thế Âm và nhiều tượng Ngọc Hoàng, Quan Thánh, thập bát La Hán, Long Thần, Hộ Pháp . Tất cả được làm bằng đất sét, đồng hoặc gỗ mít, có từ khi xây dựng chùa. Tuy nhiên, có tượng Quán Thế Âm mới, được làm bằng thạch cao đặt ở nhà giảng. Chùa cổ Long Bàn còn lưu giữ những kiến trúc đặc trưng và kiến trúc nghệ thuật điêu khắc cổ, trang trí mỹ thuật độc đáo. Đặc biệt, bao lam chạm hình chim phụng, hoa lá vá các khám thờ chạm hình rồng phượng. Các hoành phi, câu đối được chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng. Chùa cổ Long Bàn đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích Kiến trúc nghệ thuật vào ngày 04/6/1993. Đây một điểm tham quan rất thú vị cho du khách quan tâm đến văn hóa và kiến trúc nghệ thuật của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. +Cách trung tâm thị trấn Long Hải khoảng hơn hai km gặp ngã ba. Nếu đi thẳng đến thị trấn Long Hải và bãi tắm Long Hải, nếu rẽ phải là xã Phước Tỉnh, nơi có cảng cá lớn nhất Bà Rịa – Vũng Tàu. CẢNG CÁ PHƯỚC TỈNH Cảng Phước Tỉnh nằm ở cuối một vịnh nhỏ thuộc phía đông bắc của bán đảo Vũng Tàu, rất thuận lợi cho tàu bè cập bến. Từ lâu, cảng cá Phước Tỉnh được xem là cảng cá lớn nhất của Bà Rịa – Vũng Tàu, có tổng sản lượng đánh bắt khoảng 35.000 tấn/năm, có thể cung cấp nguồn hải sản cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Mỗi ngày, tàu thuyền đánh cá ra vào tấp nập với hàng trăm chiếc. Hiện nay, có nhiều tàu được trang bị hiện đại như rađa, máy phát sóng dò tìm đàn cá, hệ thống thông tin liên lạc với đất liền, khoang lạnh. Nhiều tàu có khả năng ra khơi đánh bắt nhiều tháng liền. Từ những năm 1990, thời kỳ kinh tế mở cửa, nghề đánh bắt hải sản ở Phước Tỉnh càng phát triển mạnh so với thời kỳ trước những năm 1975. Mặc dù là một đơn vị hành chánh cấp xã thuộc huyện Long Đất, nhưng Phước Tỉnh có phố chợ sầm uất, người dân có nhà cửa khang trang. Bên cạnh nghề đánh bắt cá, địa phương này cũng nổi tiếng về làm nước mắm và sản xuất muối. Có dịp đến Phước Tỉnh mới thấy được sự thịnh vượng và giàu có của một vùng đất mới ở xứ biển. Cảng cá Phước Tỉnh được đưa vào tham quan du lịch kết hợp với tuyến tham quan du lịch Long Hải sẽ là một điểm dừng 21
  22. chân lý tưởng cho du khách, tạo nên một loại hình du lịch phong phú của vùng duyên hải. +Từ ngã ba Phước Tỉnh, tiếp tục đi khoảng ba km là thị trấn Long Hải. Tiếp tục đi thêm khoảng hai km, bên phải là bãi tắm Long Hải. BÃI TẮM LONG HẢI Long Hải có nghĩa là Rồng Biển, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 30 km về hướng đông. Nơi đây có bãi tắm đẹp với bãi cát vàng chạy dài, cảnh quan thiên nhiên đầy thơ mộng, yên tĩnh, rất thích hợp cho những người yêu biển. Một bên là núi có rừng cây xanh tốt. Một bên là đại dương sóng vỗ ầm ào, nhộn nhịp tàu, ghe qua lại. Nơi đây có khu di tích Dinh Cô, du khách đến thăm viếng quanh năm, kết hợp thành một khu du lịch hành hương và tham quan xứ biển tuyệt vời. DINH CÔ Dinh Cô là một khu đền tráng lệ, trang nghiêm, có kiến trúc truyền thống in đậm màu sắc dân gian, tọa lạc bên sườn một ngọn đồi nhỏ có tên Kỳ Vân bên bờ biển Long Hải, thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dinh được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, để thờ một người trinh nữ tên Nguyễn Thị Hồng, giàu lòng nhân ái, sống ẩn dật. Bà đã bị nạn trong một lần đi biển. Tiền thân của Dinh Cô là một ngôi miếu nhỏ được là bằng lá. Năm 1930, ngư dân Long Hải đã dời miếu thờ lên đồi Kỳ Vân cho đến ngày nay. Năm 1987, Dinh Cô được xây dựng và trùng tu lớn. Theo tục lệ của người dân đi biển nơi đây, vào ngày xuất hành, họ thường đến đây quay mũi thuuyền vào Dinh Cô để cúng tế trước khi ra biển đánh cá. Tương truyền: “ Cô Nguyễn Thị Hồng con ông Nguyễn Văn Khương và bà Thạch Thị Hà, quê ở Phan Rang. Năm 16 tuổi, cô theo cha mẹ vào Nam buôn bán. Trên đường về quê, họ neo thuyền tại vùng Mù U để nghỉ ngơi. Thấy cảnh thanh vắng, hữu tình, cô muốn sống ẩn dật nơi đây, nên xin cha được ở lại. Trong một lần đi biển, cô bị lâm nạn và sóng đánh xác cô trôi vào Hòn Hang. Ngư dân Long Hải phát hiện xác cô và đưa đi an táng tại đồi Cô Sơn và lập miếu thờ cô bên bãi biển. Người ta thường thấy bóng dáng cô xuất hiện thấp thoáng trên biển trong những đêm cô tịch. Trong thời gian đó, làng có dịch bệnh và người dân lập đàn cầu khẩn. Cô mộng báo điềm lành và giúp dân diệt trừ dịch bệnh. 22
  23. Người dân ghi ơn nên lập miếu cô và phong tặng danh hiệu: “LONG HẢI THẦN NỮ BẢO AN CHÁNH TRỰC NƯƠNG CHI THẦN”. Hiện nay, Dinh Cô đã được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa vào tháng 5/1995. Từ khu di tích nhìn ra biển về phía trái, có một ngọn đồi nhỏ nằm cạnh bãi biển chính là đồi Cô Sơn, nơi có phần mộ của Long Hải thần nữ. Hằng năm, vào ngày lễ hội Dinh Cô được tổ chức vào các ngày 10, 11 và 12/02 âm lịch, với sự tham gia của hàng ngàn du khách và dân địa phương về đây hành hương và tham quan thắng cảnh. *Khu vực biển mũi Kỳ Vân: từ Dinh Cô tiếp tục đi sẽ gặp một đoạn đường đẹp lý tưởng. Một bên là núi Minh Đạm, một bên là biển với nhiều tảng đá nổi trên khu vực bờ biển Kỳ Vân, tạo nên một phong cảnh đẹp tuyệt vời. Ve đẹp của bãi biển nơi này được so sánh với bãi biển Cà Ná của tỉnh Ninh Thuận, và được mệnh danh là bãi biển Cà Ná thứ hai của Việt Nam. Vừa qua mũi Kỳ Vân lại thêm một cảnh quan rất hữu tình, hai bên đường có rất nhiều hoa anh đào. Đẹp nhất là vào mùa xuân, hoa anh đào nở rộ tạo cho cảnh vật thiên nhiên nơi đây có một vẻ đẹp huy hoàng, rực rỡ. Khu căn cứ cách mạng Minh Đạm, thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Huyện Đất Đỏ và Long Điền được tách ra từ huyện Long Đất. KHU CĂN CƯ CÁCH MẠNG NÚI MINH ĐẠM Núi Minh Đạm nằm cạnh quốc lộ và bờ biển Phước Hải, ở phía đông nam huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trước đây núi có tên Châu Long – Châu Viên, có chiều dài khoảng tám km, nơi có đỉnh cao nhất là 355 mét, ba mặt giáp biển. Năm 1948, dãy núi này được đổi tên Minh Đạm, để tưởng niệm hai chiến sĩ cách mạng Bí thư và Phó bí thư huyện Long Điền đã hy sinh khi bị phục kích dưới chân núi là Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm. Trong dãy núi có nhiều hang động và suối nước ngọt, rừng rậm phủ đầy sườn núi, nên Tỉnh ủy và nhân dân Bà Rịa – Long Khánh đã lợi dụng địa bàn hiểm trở này để thành lập khu căn cứ kháng chiến qua hai thời chống Pháp và chống Mỹ, lấy tên chiến khu Minh Đạm. Khu căn cứ Minh Đạm là nơi đóng quân của các cơ quan, đơn vị trọng yếu của huyện Long Điền xưa, có bốn khu vực chính như khu Đá Chẻ, khu chùa Giếng Gạch, khu Châu Viên và khu Đá Giăng. Khu căn cứ ở lưng chừng núi, có hang là nơi làm việc của bí thư Huyện ủy, hang chứa quân trang quân dụng, hang chứa vũ khí, hang dùng làm phòng họp . Ngày 18/01/1993, Bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận chiến khu Minh Đạm là di tích Lịch sử – Văn hóa của quốc gia. Hiện nay, khu vực Đá Chẻ đang được phát triển thành một điểm tham quan, du lịch. 23
  24. +Từ khu vực núi Minh Đạm, mũi Kỳ Vân đi tiếp tục khoảng một km có bãi tắm đẹp được xây dựng năm 1995. Tại khu vực bãi tắm này có khách sạn và các dịch vụ vui chơi trên biển . SUỐI NƯỚC NÓNG BÌNH CHÂU Suối nước nóng Bình Châu thuộc xã Bình Châu, huyện Xuyên Một, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Suối nước nóng là một bàu nước sôi với hơn 70 điểm phun nước lộ thiên, chảy len lỏi qua các gốc cây tràm, tọa lạc trong khu rừng cấm nguyên sinh của quốc gia có diện tích khoảng bảy ha, do người Pháp phát năm 1905, có tên gọi suối khoáng nóng Cù Mi. Suối nước khoáng này được nhiều người biết đến từ những năm 1928, do bác sĩ người Pháp đến đây nghiên cứu và giới thiệu là Mạch Cháy Cù Mi trên tạp chí có uy tín tên “Nghiên Cứu Đông Dương”. Khu vựa có nước nóng hoạt động rộng khoảng hơn một km vuông, có nhiều hồ lớn nhỏ hợp thành các dòng chảy với lưu lượng nhỏ. Nhiệt độ từ 35 0c đến 84 0c, tuỳ ở mỗi hồ hoặc trên mặt hay đáy hồ. Năm 1976, có nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế đến đây tìm hiểu, phân tích và cho biết có khoảng 24 thành phần hóa học khác nhau trong nước như Fe 2O3, NH 3, H 2S, CO 2 . Tuy nhiên, suối nước khoáng này không uống được. Các nhà khoa học cho rằng, suối khoáng nóng Bình Châu là quá trình hậu của núi lửa. Tức là khi núi lửa ngừng phun, các lò “mắc ma” vẫn tiếp tục đưa hơi nóng, khí và khoáng chất lên trên mặt đất tạo thành một dòng suối nóng. Suối nước khoáng Bình Châu có hồ rộng nhất khoảng 100 m 2, độ sâu hơn một mét, nước nóng nhất và lúc nào cũng sủi tăm, bốc hơi như một nồi xông hơi thiên nhiên khổng lồ. Nhiệt độ trên mặt nước khoảng 64 0c và dưới đáy hồ khoảng 84 0c. Những nơi có nước nóng trên dưới 40 0c có thể tắm, ngâm chân tay để chữa bệnh. Điều thú vị là trong khu vực nước nóng này, rừng tràm và các loại cây cỏ khác vẫn phát triển xanh tươi, tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn, kỳ lạ của thiên nhiên. Hiện nay, khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu là nơi nghỉ dưỡng chữa bệnh có giá trị. Trong hệ thống khu rừng nguyên sinh này còn có nhiều khu vui chơi giải trí, nhà và khách sạn phục vụ khách lưu trú. Mỗi năm, khu du lịch này đón rất nhiều du khách yêu thiên nhiên kết hợp với nghỉ ngơi và chữa bệnh đến đây qua các loại hình du lịch như: tắm nước nóng có hồ ngâm chân và hồ tắm nước nóng, săn bắn, dã ngoại . CÔN ĐẢO Côn Đảo là một quần đảo nằm ở vùng đông nam nước ta, cách Vũng Tàu 97 hải lý (1 hải lý = 1.852 mét), cách cửa sông Hậu 45 hải lý, gồm 16 hòn 24
  25. đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 76 km 2. Quần đảo này mang tên hòn đảo lớn nhất có diện tích 51,52 km 2 là Côn Lôn, tức Côn Đảo ngày nay. Côn Lôn có thị trấn Côn Đảo nằm trên thung lũng hình bán nguyệt, là nơi tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả quần đảo. Nhìn trên bản đồ, quần đảo Côn Đảo giống như một con gấu khổng lồ đang vươn mình giữa biển khơi. Côn Đảo có cùng kinh độ 106 036 kinh đông với thành phố Hồ Chí Minh và có cùng vĩ độ 8 040 vĩ bắc với tỉnh Cà Mau. Như vậy, có thể nói quần đảo Côn Đảo ở ngay góc vuông của vị trí hai đường kinh độ và vĩ độ này giao nhau. Hòn đảo Côn Lôn lớn nhất, còn có 15 hòn đảo khác bao quanh như: hòn Côn Lôn Nhỏ còn được gọi là Hòn Bà, hòn Bảy Cạnh còn được gọi là Phú Cường, hòn Cau còn gọi Phú Lệ, hòn Bông Lan còn gọi là Phú Phong, hòn Vung còn gọi Phú Vinh, hòn Trọc còn gọi Phú Nghĩa, hòn Trứng còn gọi Phú Thọ, hòn Tài Lớn còn gọi Phú Bình, hòn Tài Nhỏ còn gọi Phú An, hòn Trác Lớn còn gọi Phú Hưng, hòn Trác Nhỏ còn gọi Phú Thịnh, hòn Tre Lớn còn gọi Phú Hòa, hòn Tre Nhỏ còn gọi Phú Hội, hòn Anh và hòn Em còn gọi là hòn Trứng Lớn và hòn Trứng Nhỏ nằm cách Côn Lôn về phía tây khoảng 25 hải lý. Trước khi Pháp đánh chiếm, Côn Đảo là nơi sinh sống của người Việt và người Khmer di cư từ đồng bằng sông Cửu Long đến. Họ trốn chạy khỏi ách áp bức, bóc lột tàn nhẫn của địa chủ thời kỳ phong kiến. Vào lúc 10 giờ sáng ngày 28/11/1861, đại diện của thực dân Pháp là Hải quân Trung úy Lespès hoàn tất việc đánh chiếm đảo với một bản tuyên cáo mang tính chất xâm lược. Sau đó, họ xây dựng một khu nhà tù để giam giữ những người yêu nước và các chiến sĩ cách mạng, biến vùng đất núi non hùng vĩ, bãi biển trong lành của Côn Đảo thành “Địa ngục trần gian”. Côn Đảo được xem như một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp với nhiều cảnh quan và gần 20 bãi tắm sạch, đẹp và hoang sơ, nước trong xanh, không khí trong lành. Đẹp nhất là bãi Đầm Trầu, bãi Hàng Dương và bãi Phi Yến . Bên cạnh đó, còn có những khu rừng nguyên sinh bạt ngàn, núi non hùng vĩ. Kinh tế đất nước phát triển, Côn Đảo cũng tấp nập tàu thuyền ra vào, những kho chứa hàng, kho xăng dầu, bến cầu tàu đều hiện đại. Từ lâu, quần đảo Côn Lôn đã từng được mệnh danh là “thiên đường du ngoạn ở phương Đông” đối với người phương Tây. Lịch sử hàng hải thế giới đã từng ghi nhận: năm 1284, nhà thám hiểm người Y lừng danh, tên Marco Polo đã ghé lại quần đảo xa xôi trên biển Đông để tránh bão trong chuyến khám phá châu Á. Năm 1895, nhà soạn nhạc người Pháp nổi tiếng, tên Camille Saint Saens đã hoàn thành ba chương cuối của vở nhạc kịch bất hữu Brunenhilda tại vùng đảo hoang sơ này. Ngày nay, Côn Đảo đang được quan tâm phát triển du lịch để làm thỏa lòng bao du khách gần xa. Hiện nay, đã có nhiều khách sạn vừa và nhỏ, khu nghỉ mát được xây dựng với tiện nghi đầy đủ 25
  26. để phục vụ khách du lịch. Phương tiện đi lại Côn Đảo có thể bằng máy bay hoặc tàu thủy. Từ tháng ba đến tháng sáu là mùa biển êm, rất lý tưởng đối với khách du lịch đến Côn Đảo. AN SƠN MIẾU An Sơn miếu là một ngôi miếu cổ trên đảo Côn Sơn, do dân trên đạo xây dựng năm 1785 và xây dựng lại vào năm 1958, để thờ bà Phi Yến. Bà là một người phụ nữ tài sắc, giàu lòng yêu nước đã dám can đảm ngăn chồng cầu viện ngoại bang “cõng rắn cắn gà nhà”. Tương truyền rằng: “Cuối thu năm 1783, Nguyễn Ánh bôn ra Côn Sơn để tránh sự truy đuổi của quân Tây Sơn. Ông mang theo vợ con và khoảng 100 gia đình thuộc hạ chạy ra đảo. Cùng với những người dân chài đang sinh sống tại đây, ông thành lập ba làng là An Hải, An Hội và Cỏ Ống. Vì thất bại liên tục, Nguyễn Ánh có ý định gởi con là hoàng tử Hội An vừa được bốn tuổi tháp tùng cùng linh mục người Pháp là Bá Đa Lộc, sang Pháp làm con tin để cầu viện. Bà Phi Yến là vợ thứ của ông đã cương quyết can ngăn. Nguyễn Ánh không nghe lời khuyên, còn nghĩ bà Phi Yến có ẩn ý thông đồng với quân Tây Sơn, nên định giết bà. Trước cảnh gươm đao trong cơn tức giận của chồng, bà vẫn giữ lập trường không để chồng con làm cái việc muôn đời sau chê trách. Nhờ quân thần can xin, bà Phi Yến đã thoát khỏi tội chém đầu, nhưng Nguyễn Ánh đã cho tống giam bà vào một động đá trên hòn đảo Côn Lôn hoang vắng. Khi quân Tây Sơn tấn công ra đảo, Nguyễn Ánh cùng đoàn tùy tùng chạy ra đảo Phú Quốc. Hoàng tử Hội An khóc đòi mẹ, kêu gào thảm thiết. Trong cơn tức giận, Nguyễn Ánh đã nhẫn tâm ném con xuống biển. Con hắc hổ được hoàng tử Hội An mang theo trong cuộc chạy loạn rất mến Hoàng tử, nửa bước không rời. Khi thấy hoàng tử Hội An lao đầu xuống nước, con hắc hổ vội vàng phóng theo. Nhưng con hổ đen kia đã bơi được vào bãi cạn, còn Hoàng tử chết đuối giữa biển. Xác Hoàng tử trôi vào bãi biển Cỏ Ống và được dân làng chôn cất. Con hắc hổ vẫn trung thành với chủ, ngày đêm nằm bên nấm mồ của Hoàng tử. Dân làng cảm động trước tình cảm của một con vật đối với chủ, nên lập miếu thờ Hoàng tử. Miếu đó ngày nay được gọi là miếu Cậu. Theo truyền thuyết bà Phi Yến được con hắc hổ và con vượn cứu ra khỏi hang và dẫn bà đến trước nấm mồ của Hoàng tử. Dân làng Cỏ Ống biết tin, họ kéo đến rất đông và kể cho bà nghe về cái chết của hoàng tử Hội An. Đau lòng trước cảnh bi thương của bà Phi Yến, dân làng cùng nhau dựng lên một căn nhà bên cạnh mồ của Hoàng tử, để bà sớm hôm trông nom mộ phần của đứa con vô phúc. Xưa bà Phi Yến có tên riêng là Nguyễn Thị 26
  27. Răm và hoàng tử Hội An là hoàng tử Cải, người dân thương cảm cho tình cảnh bi đát của hai mẹ con, nên sáng tác ra câu hát lịch sử: “Gió đưa cây cải về trời, Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”. Trong thời gian sống tại làng Cỏ Ống, bà Phi Yến có sáng tác nên bài thơ còn truyền miệng cho đến ngày nay: “Đốt nén hương thề tạ chúa công, Can vua nên nỗi tội thông đồng. Ngai vàng một thưở ngồi chưa vững, Bia đá nghìn năm vết vẫn còn. Máu chảy ruột mềm đau phận thiếp, Nồi da xáo thịt thỏa tình ông. Sông sầu, núi thảm, hoa mờ lệ, Đã khóc cho con, lại khóc chồng”. Về sau, bà Phi Yến bị tên đồ tể của làng An Hải là biện thi xúc phạm, bà đã tự tử để thủ tiết với chồng. Bà đã được người dân Cỏ Ống mai táng và lập miếu thờ, có cúng bái hàng năm. Riêng tên Biện Thi bị giao nộp cho giới chức và dân làng Cỏ Ống hành quyết”. Ngôi miếu này rất linh thiêng đối với người dân trên đảo. Họ truyền rằng bà Phi Yến và hoàng Hội An đã hiển thánh báo cho dân chúng biết điềm lành hay dữ sắp xảy ra. Bà đã nêu cao tấm gương ái quốc, giữ vững lòng cương trực dù phải chịu tang thương. Nguồn: nxb Trẻ 27