Tạo chế phẩm sinh học từ giống vi khuẩn Bacillus spp. and Pseudomonas spp. có khả năng hòa tan lân

pdf 10 trang phuongnguyen 5660
Bạn đang xem tài liệu "Tạo chế phẩm sinh học từ giống vi khuẩn Bacillus spp. and Pseudomonas spp. có khả năng hòa tan lân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftao_che_pham_sinh_hoc_tu_giong_vi_khuan_bacillus_spp_and_pse.pdf

Nội dung text: Tạo chế phẩm sinh học từ giống vi khuẩn Bacillus spp. and Pseudomonas spp. có khả năng hòa tan lân

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 ___ TẠO CHẾ PHẨM SINH HỌC TỪ GIỐNG VI KHUẨN BACILLUS SPP. VÀ PSEUDOMONAS SPP. CÓ KHẢ NĂNG HÒA TAN LÂN NGUYỄN THỊ NGỌC SƯƠNG*, NGUYỄN ĐỖ THANH PHƯƠNG , TRẦN HẢI MY TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, tuyển chọn được dòng vi khuẩn Bacillus B68 và Pseudomonas T15 có chỉ số hòa tan lân cao và không gây độc đối với cây trồng. Môi trường nhân giống cấp 1, cấp 2 và chất mang thích hợp cho dòng B68 lần lượt là TSB, RĐ-TB và phân hữu cơ. Đối với dòng T15, môi trường nhân giống cấp 1, cấp 2 và chất mang thích hợp lần lượt là King’s B, NBRIP-RĐ và phân hữu cơ 75% - cám gạo 25%. Từ khóa: Bacillus, hòa tan lân, Pseudomonas. ABSTRACT Establishing procedure of biopreparation from Bacillus spp. and Pseudomonas spp. having phosphate solubilizing ability In this study, B68 isolate and T15 isolate were showed the highest phostphate solubilisation index and were non-toxic for plants. For B68 isolate, the suitable culture medium type I, medium type II and carrier are TSB, molasses - starch, and vermicompost, respectively. For T15 isolate, the suitable culture medium type I, medium type II and carrier are King’s B, NBRIP - molasses and 75% vermicompost - 25% rice screenings, respectively. Keywords: Bacillus, soluble phosphorus, Pseudomonas. 1. Mở đầu Lân là một nguyên tố đa lượng quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Tuy nhiên, hầu như lân tồn tại trong đất ở dạng khó tan nên cây trồng không thể hấp thu. Vì thế, lân thường được bổ sung vào đất dưới dạng phân bón hòa tan mà cây trồng dễ sử dụng nhưng lượng lân vô cơ hòa tan này nhanh chóng bị cố định và kết tủa thành dạng không hòa tan làm cây trồng không hấp thu được [7]. Hơn nữa, việc sử dụng phân bón hóa học gây ô nhiễm môi trường và tổn hại đến sức khỏe con người. Do đó, sự hiện diện của các vi khuẩn hòa tan lân thuộc các chi như Pseudomonas, Bacillus trong đất và vùng rễ của cây có vai trò rất quan trọng trong sự hòa tan những dạng lân khó tan thành dạng dễ tan mà cây trồng có thể hấp thu được. Tiềm * Kĩ sư Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao, TPHCM; Email: ngocsuongnguyen10@gmail.com ThS, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao, TPHCM Cử nhân, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao, TPHCM 100
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Sương và tgk ___ năng ứng dụng vi khuẩn hòa tan lân trong sản xuất chế phẩm sinh học là rất lớn và là một trong những biện pháp hiệu quả để tăng năng suất cây trồng, giảm lượng phân bón hóa học cũng như giảm tác động xấu do phân hóa học gây ra, cải thiện đất trồng và bảo vệ môi trường. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Nguyên vật liệu Các giống Bacillus spp. có nguồn gốc từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM và bộ sưu tập của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao. Các giống Pseudomonas spp. có nguồn gốc từ Trường Đại học Nông lâm TPHCM và bộ sưu tập của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao. Than bùn, phân hữu cơ (phân trùn quế), cám gạo, rỉ đường. 2.2. Môi trường - Môi trường thử hoạt tính: Môi trường thạch đĩa Pikovskaya’s: Glucose 10 g/L, Ca3(PO4)2 (TCP) 5 g/L, (NH4)2SO4 0,5 g/L, NaCl 0,2 g/L, KCl 0,2g/L, MgSO4.7H2O 0,1 g/L, yeast extract 0,5 g/L, MnSO4.H2O 0,002 g/L, FeSO4.7H2O 0,002 g/L, agar 15 g/L. - Môi trường nhân giống: Môi trường Trypticase Soya Broth (TSB), Nutrient Broth (NB), Lubria - Bertani (LB), King’s B. Môi trường NBRIP biến đổi (NBRIP - BĐ) (Nautiyal, 1999): Glucose 20 g/L, Ca3(PO4)2 5 g/L, MgCl2.6H2O 10 g/L, MgSO4.7H2O 0,25 g/L, KCl 0,2 g/L, (NH4)2SO4 0,1 g/L. Môi trường NBRIP rỉ đường (NBRIP - RĐ): Rỉ đường 20g/L, Ca3(PO4)2 5 g/L, MgCl2.6H2O 10g/L, MgSO4.7H2O 0,25 g/L, KCl 0,2 g/L, (NH4)2SO4 0,1 g/L. Môi trường rỉ đường tinh bột (RĐ-TB): Rỉ đường 120 g/L, KH2PO4 1 g/L, tinh bột 20g/L. Môi trường Tryptone Glucose Yeast Extract (TGYE): Casein enzymic hydrolysate 5 g/L, yeast extract 3 g/L, glucose 1 g/L. Môi trường Tryptone yeast extract (TYE): Tryptone 10 g/L, yeast extract 5 g/L, NaCl 5 g/L. 2.3. Phương pháp 2.3.1. Tuyển chọn giống vi khuẩn Bacillus spp. và Pseudomonas spp. có khả năng hòa tan lân khó tan 101
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 ___ Tuyển chọn giống vi khuẩn có khả năng hòa tan lân: Các giống vi khuẩn được cấy điểm trên thạch đĩa PKV, ủ ở nhiệt độ phòng. Ghi nhận đường kính vòng phân giải và đường kính khuẩn lạc sau 5 ngày nuôi ủ. [10] Thử tính gây độc cho cây trồng của các chủng vi khuẩn đã tuyển chọn được: Ngâm hạt cà chua đã được xử lí bề mặt lần lượt bằng nước cất vô trùng, cồn 70% và nước Javen 50% và ủ đến khi nảy mầm, ngâm hạt đã nảy mầm với dịch khuẩn có mật độ 108 - 109 CFU/ml trong 30 phút, sau đó đặt 5 hạt vào trong ống thạch MS, ủ trong điều kiện 16 giờ sáng và 8 giờ tối ở nhiệt độ 28°C. Theo dõi và tính tỉ lệ cây chết, biến dị và bị bệnh, so sánh với cây đối chứng không xử lí vi khuẩn sau chủng 7-14 ngày. 2.3.2. Nghiên cứu môi trường nhân giống cấp 1 Nuôi cấy lắc (150 vòng/phút) vi khuẩn Bacillus lần lượt trong 3 môi trường: NB, TGYE, TSB trong 24 và 48 giờ ở 37°C và vi khuẩn Pseudomonas trong 3 môi trường: NB, TSB, King’s B trong 24 và 48 giờ ở 28°C. [1], [4], [5] 2.3.3. Nghiên cứu môi trường nhân giống cấp 2 Nuôi cấy lắc (150 vòng/phút) vi khuẩn Bacillus lần lượt trong 3 môi trường: RĐ - TB, LB, TYE trong 24 và 48 giờ ở 37°C và vi khuẩn Pseudomonas trong 3 môi trường: NBRIP - BĐ, TGYE, NBRIP - RĐ trong 24 và 48 giờ ở 28°C. [4], [10] 2.3.4. Nghiên cứu chất mang thích hợp cho vi khuẩn Công thức thí nghiệm chất mang: than bùn, than bùn (98%) + cám gạo (2%), than bùn (98%) + rỉ đường (2%), than bùn (98%) + phân hữu cơ (2%), phân hữu cơ, phân hữu cơ (70%) + cám gạo (30%) và phân hữu cơ (75%) + cám gạo (25%), sau đó bổ sung sinh khối vi khuẩn sao cho mật độ cao hơn 1011 CFU/g. Ủ ở nhiệt độ phòng trong 30 ngày [5], [8]. Xác định mật độ tế bào bằng phương pháp đếm gián tiếp trên môi trường TSA (đối với Bacillus) và King’s B (đối với Pseudomonas); chỉ số hòa tan lân (phosphate solubilizing index, SI). [10] 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tuyển chọn giống vi khuẩn Bacillus spp. và Pseudomonas spp. có khả năng hòa tan lân khó tan Qua quá trình tuyển chọn, giống vi khuẩn có khả năng hòa tan lân tốt dựa trên hai chỉ tiêu là chỉ số hòa tan lân và tính gây độc cho cây trồng, kết quả được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Khả năng hòa tan lân và tính gây độc cho cây trồng của Bacillus spp. Chủng Chỉ số hòa tan lân Tỉ lệ cây chết (%) C6 2,19 d 100 A18 2,34 c 0 A30 2,51 b 100 102
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Sương và tgk ___ B68 2,84 a 0 A76 2,32 c 0 BS1 0 - BS5 0 - BS8 0 - BS9 0 - B78 0 - Các số trung bình theo cột có cùng kí tự kèm theo không khác biệt có ý nghĩa ở mức xác suất p < 0,05 * Tỉ lệ cây chết, bị bệnh ở lô đối chứng là 0%. Bảng 2. Khả năng hòa tan lân và tính gây độc cho cây trồng của Pseudomonas spp. Chủng Chỉ số hòa tan lân Tỉ lệ cây chết (%) T13 3,64 b 100 T14 3,15 d 0 T15 3,98 a 0 T21 3,45 c 0 T6 3,50 bc 100 T1 0 - T12 0 - T17 0 - T18 0 - T5 0 - Các số trung bình theo cột có cùng kí tự kèm theo không khác biệt có ý nghĩa ở mức xác suất p < 0,05 * Tỉ lệ cây chết, bị bệnh ở lô đối chứng là 0% Trong 20 chủng vi khuẩn thí nghiệm, có 5 chủng Bacillus là C6, A18, A30, B68 và A76 và 5 chủng Pseudomonas là T13, T14, T15, T21 và T6 có khả năng hòa tan lân. Tuy nhiên, chỉ có 6 chủng A18, B68, A76, T14, T15 và T21 không gây độc cho cây trồng. Trong đó, chủng Bacillus B68 (SI = 2,84) và chủng Pseudomonas T15 có chỉ số hòa tan lân cao nhất (SI = 3,98). Theo nghiên cứu của Tripti và cs (2012), chủng Bacillus có chỉ số hòa tan lân cao nhất là 3,1 và chủng Pseudomonas là 3 [10]. Rath và cs (2013) đã nghiên cứu khả năng hòa tan lân của một số chủng vi khuẩn, trong đó các chủng Bacillus có hoạt tính hòa tan lân cao nhất có SI từ 1,22 đến 1,26, và chủng Pseudomonas 1,93 [6]. Sinha và cs (2013) đã phân lập và tuyển chọn một chủng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân, trong đó, chủng Bacillus JPSB16 có chỉ số SI cao nhất (3,14) và chủng Pseudomonas có chỉ số SI cao nhất là 2,83. [9] 103
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 ___ Như vậy, có thể nói chủng Bacillus B68 và chủng Pseudomonas T15 có chỉ số hòa tan lân khá cao, có tiềm năng ứng dụng cao cho việc hòa tan lân khó tan trong đất. Hình 1. Khả năng hòa tan lân trên môi trường thạch đĩa Pikovskaya’s của một số chủng vi khuẩn Bacillus và Pseudomonas sau 5 ngày ủ A30 và B68: các chủng Bacillus; T6, T13, T15, T14, T21 và T1: các chủng Pseudomonas Hình 2. Tính gây độc cho cây trồng của các chủng Bacillus và Pseudomonas có khả năng hòa tan lân ở thời điểm 10 ngày ĐC: Đối chứng; A30, C6, A18, A76 và B68: các chủng Bacillus; T6, T13, T14, T21 và T15: các chủng Pseudomonas 104
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Sương và tgk ___ 3.2. Nghiên cứu môi trường nhân giống cấp 1 Sau khi nhân giống trên 3 môi trường thí nghiệm, vi khuẩn B68 còn khả năng hòa tan lân với chỉ số hòa tan lân lần lượt là 2,85; 2,84 và 2,86. Như vậy, các môi trường không có ảnh hưởng nhiều đến hoạt tính phân giải lân của vi khuẩn Bacillus B68. Bảng 3. Mật độ tế bào vi khuẩn Bacillus B68 sau 24 giờ và 48 giờ nuôi cấy ở các môi trường nhân giống cấp 1 Mật độ tế bào (CFU/mL) Môi trường 24 giờ 48 giờ NB 1,54 x 1010 a 1,78 x 109 a TGYEB 2,07 x 109 b 1,74 x 109 a TSB 2,03 x 1010 a 8,75 x 109 a Các số trung bình theo cột có cùng kí tự kèm theo không khác biệt có ý nghĩa ở mức p < 0,01 Từ Bảng 2 cho thấy sau 24 giờ nuôi cấy ở môi trường TSB, vi khuẩn Bacillus B68 đạt mật độ trung bình cao nhất (2,03 x 1010 CFU/mL). Tuy nhiên, mật độ vi khuẩn trung bình ở môi trường TSB không có sự khác biệt về mặt thống kê (p<0,01) so với môi trường NB. Sau 48 giờ nuôi cấy, mật độ vi khuẩn trung bình ở cả 3 môi trường đều giảm. Cả 2 môi trường TSB và NB đều thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn Bacillus B68. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu, môi trường TSB được sử dụng cho việc nhân nuôi Bacillus sp. như sử dụng môi trường TSB để lên men Bacillus thuringiensis [3], sử dụng môi trường TSB để nhân nuôi B. methanolicus MGA3 và B. licheniformis [1], môi trường TSB cũng là môi trường thích hợp để nhân nuôi Bacillus subtilis EAG-2 [2] Vì thế, môi trường TSB với thời gian nuôi cấy 24 giờ được lựa chọn để tiến hành tăng sinh cấp 1 cho vi khuẩn Bacillus B68. Đối với Pseudomonas T15, chỉ số hòa tan lân sau khi nuôi cấy trên ba môi trường NB, TSB và King’s B lần lượt là 4,55; 4,45 và 4,48 và không có sự khác biệt về mặt thống kê ở 3 môi trường này. Điều này cho thấy cả 3 môi trường đều không ảnh hưởng đến khả năng hòa tan lân của vi khuẩn Pseudomonas T15. Bảng 4. Mật độ tế bào vi khuẩn Pseudomonas T15 sau 24 giờ và 48 giờ nuôi cấy ở các môi trường nhân giống cấp 1 Mật độ tế bào (CFU/mL) Môi trường 24 giờ 48 giờ NB 3,35 x 1014 b 3,23 x 1011 c TSB 1,52 x 1014 c 6,26 x 1013 b King’s B 2,31 x 1018 a 1,65 x 1015 a Các số trung bình theo cột có cùng kí tự kèm theo không khác biệt có ý nghĩa ở mức p < 0,01 105
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 ___ Kết quả từ Bảng 3 cho thấy sau 24 giờ nuôi cấy ở môi trường King’s B, vi khuẩn Pseudomonas T15 phát triển tốt và đạt mật độ tế bào trung bình cao nhất (2,31 x 1018 CFU/mL). Tuy nhiên, sau 48 giờ nuôi cấy mật độ tế bào của dòng vi khuẩn T15 ở cả 3 môi trường đều giảm. Từ kết quả trên, môi trường King’s B với thời gian nuôi cấy là 24 giờ được lựa chọn để tiến hành tăng sinh cấp 1 cho vi khuẩn Pseudomonas T15. 3.3. Nghiên cứu môi trường nhân giống cấp 2 Kết quả cho thấy chỉ số hòa tan lân của vi khuẩn Bacillus B68 trong cả 3 môi trường RĐ – TB, LB, TYE lần lượt là 2,87; 2,86; 2,86 và không có sự khác biệt về mặt thống kê. Vì thế, cả 3 môi trường đều không ảnh hưởng đến hoạt tính hòa tan lân của vi khuẩn Bacillus B68. Bảng 5. Mật độ tế bào vi khuẩn Bacillus B68 sau 24 giờ và 48 giờ nuôi cấy trong các môi trường nhân giống cấp 2 Mật độ tế bào (CFU/mL) Môi trường 24 giờ 48 giờ RĐ - TB 4,47 x 1011 a 2,97 x 1011 a LB 2,11 x 1010 b 7,72 x 109 b TYE 1,44 x 1010 b 9,67 x 109 b Các số trung bình theo cột có cùng kí tự kèm theo không khác biệt có ý nghĩa ở mức p < 0,01 Kết quả ở Bảng 4 cho thấy sau 24 giờ cấy trong môi trường RĐ - TB, mật độ tế bào trung bình của dòng vi khuẩn Bacillus B68 cao nhất (4,47 x 1011 CFU/mL). Trên cả ba môi trường, số lượng tế bào ở thời điểm 48 giờ nuôi cấy đều giảm so với thời điểm 24 giờ nuôi cấy. Như vậy, trong 3 môi trường đã khảo sát, môi trường RĐ - TB với thời gian nuôi cấy 24 giờ là thích hợp nhất cho việc tăng sinh cấp 2 Bacillus B68 với mật độ tế bào tương đối ổn định. Hơn nữa, môi trường RĐ - TB với thành phần như rỉ đường và tinh bột là nguồn nguyên liệu sẵn có với giá thành thấp. Vì vậy, việc sử dụng môi trường RĐ - TB làm môi trường tăng sinh cấp 2 có ý nghĩa về mặt kinh tế. Đối với vi khuẩn Pseudomonas T15, chỉ số hòa tan lân lần lượt là 4,47; 4,53; 4,77 không có sự khác biệt về thống kê giữa cả 3 môi trường NBRIP-BĐ, TGYE, NBRIP- RĐ. Điều này cho thấy cả 3 môi trường đều đều không ảnh hưởng đến hoạt tính hòa tan lân của vi khuẩn Pseudomonas T15. 106
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Sương và tgk ___ Bảng 6. Mật độ tế bào vi khuẩn Pseudomonas T15 sau 24 giờ và 48 giờ cấy trong các môi trường nhân giống cấp 2 Mật độ tế bào (CFU/mL) Môi trường 24 giờ 48 giờ NBRIP-BĐ 1,39 x 1012 c 1,54 x 108 c TGYE 1,73 x 1020 b 1,10 x 1020 b NBRIP-RĐ 2,04 x 1021 a 1,42 x 1021 a Các số trung bình theo cột có cùng kí tự kèm theo không khác biệt có ý nghĩa ở mức p < 0,01 Kết quả từ Bảng 5 cho thấy sau 24 giờ nuôi cấy, ở môi trường NBRIP-RĐ mật độ tế bào trung bình cao nhất (2,04 x 1021 CFU/mL). Sau 48 giờ nuôi cấy, mật độ tế bào ở cả 3 môi trường đều giảm. Vì thế, môi trường NBRIP-RĐ và thời gian nuôi cấy là 24 giờ được chọn làm môi trường nhân giống cấp 2 cho dòng vi khuẩn T15. 3.4. Nghiên cứu chất mang thích hợp cho vi khuẩn Đối với vi khuẩn Bacillus B68, kết quả cho thấy chỉ số hòa tan lân sau 30 ngày bảo quản ở hầu hết các nghiệm thức đều giảm không đáng kể và không có sự khác biệt có ý nghĩa về thống kê ở 7 nghiệm thức. Điều này chứng tỏ các nghiệm thức này đều không ảnh hưởng đến hoạt tính hòa tan lân của vi khuẩn Bacillus B68. Bảng 6. Mật độ vi khuẩn Bacillus B68 trong chất mang sau thời gian bảo quản 30 ngày Mật độ tế bào (CFU/g) Nghiệm thức 02 ngày 30 ngày NT1 5,64 x 1013 c 9,40 x 1012 b NT2 4,71 x 1013 c 2,32 x 1013 b NT3 4,15 x 1013 c 1,47 x 1013 b NT4 4,94 x 1013 c 5,74 x 1013 b NT5 2,60 x 1014 b 5,42 x 1014 a NT6 4,04 x 1014 ab 1,91 x 1015 a NT7 5,21 x 1014 a 1,66 x 1015 a Các số trung bình theo cột có cùng kí tự kèm theo không khác biệt có ý nghĩa ở mức p < 0,01 Kết quả từ Bảng 6 cho thấy sau 30 ngày bảo quản, mật độ tế bào ở nghiệm thức 6 (phân hữu cơ 70% + cám gạo 30%) cao nhất (1,91 x 1015 CFU/g) và không có sự khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức 5 (phân hữu cơ) và 7 (phân hữu cơ 75% + cám gạo 25%) (p<0,01). Vi khuẩn Bacillus trước khi chủng vào chất mang đã được sốc nhiệt ở 80ºC trong 15 phút để tạo bào tử do Bacillus có khả năng tạo bào tử giúp chúng có thể tồn tại trong điều kiện bất lợi. Tuy nhiên, có thể vẫn còn một lượng ít vi khuẩn chưa tạo bào tử mà ở nghiệm thức 1, 2 và 3 có thành phần môi trường chất mang chủ yếu là than bùn ở dạng vật chất trơ (mặc dù có bổ sung 2% cám gạo hoặc 2% rỉ đường) nên sau 107
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 ___ một thời gian bảo quản vi khuẩn không được cung cấp dinh dưỡng, khả năng sống suy giảm dẫn đến sau 30 ngày mật độ tế bào Bacillus ở các nghiệm thức này giảm. Thành phần chủ yếu ở nghiệm thức 5, 6 và 7 là phân hữu cơ (ở đây là phân trùn quế) chứa hàm lượng dinh dưỡng nên sau khi bào tử Bacillus B68 được chủng vào, bào tử Bacillus B68 có thể nảy mầm lại và tiếp tục phát triển dẫn đến tăng mật độ tế bào. Vì thế, cả 3 nghiệm thức 5, 6 và 7 đều đảm bảo mật độ Bacillus B68 sau thời gian 30 ngày bảo quản nên nghiệm thức 5 với thành phần là phân hữu cơ có giá thành rẻ và dễ kiếm được chọn là chất mang thích hợp cho Bacillus B68. Đối với vi khuẩn Pseudomonas T15, chỉ số hòa tan lân giảm không đáng kể sau 30 ngày bảo quản và không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức. Điều này cho thấy các chất mang thí nghiệm đều không ảnh hưởng nhiều đến khả năng hòa tan lân của vi khuẩn Pseudomonas T15. Bảng 7. Mật độ vi khuẩn Pseudomonas T15 trong chất mang sau thời gian bảo quản 30 ngày Mật độ tế bào (CFU/g) Nghiệm thức 02 ngày 30 ngày NT1 7,47 x 1023 c 1,98 x 1010 f NT2 2,13 x 1024 ab 3,17 x 1012 d NT3 8,69 x 1023 c 1,29 x 1011 e NT4 1,81 x 1024 b 7,30 x 1013 c NT5 3,57 x 1024 a 9,54 x 1015 b NT6 3,75 x 1024 a 2,11 x 1017 a NT7 3,65 x 1024 a 1,92 x 1017 a CV (%) 0,40 1,10 Các số trung bình theo cột có cùng kí tự kèm theo không khác biệt có ý nghĩa ở mức p < 0,01 Bảng 7 cho thấy mật độ vi khuẩn của tất cả nghiệm thức môi trường chất mang đều giảm đáng kể sau 30 ngày ủ. Trong đó, nghiệm thức 6 và 7 với thành phần là phân hữu cơ và cám gạo có mật độ vi khuẩn còn sống cao hơn (lần lượt là 2,11 x 1017 CFU/g và 1,92 x 1017 CFU/g). Mật độ vi khuẩn Pseudomonas T15 giảm do chúng không có khả năng tạo bào tử để tồn tại lâu dài nên sau một thời gian bảo quản, khả năng sống suy giảm dẫn đến mật độ giảm đi. Nghiệm thức 6 (phân hữu cơ 70% + cám gạo 30%) và nghiệm thức 7 (phân hữu cơ 75% + cám gạo 25%) không có sự khác biệt về thống kê (p<0,01). Điều này cho thấy 2 nghiệm thức này đều là chất mang phù hợp cho vi khuẩn Pseudomonas T15. Tuy nhiên, do tính kinh tế, nghiệm thức 7 có thành phần phân hữu cơ 75% + cám gạo 25% được chọn là chất mang thích hợp cho vi khuẩn Pseudomonas T15. 4. Kết luận Đã tạo ra chế phẩm hòa tan lân từ vi khuẩn Bacillus B68 và vi khuẩn Pseudomonas T15 có khả năng hòa tan lân khó tan khá cao và không gây độc cho cây trồng. 108
  10. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Sương và tgk ___ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chi O.C. (2008), Growth of B. methanolicus MGA3 and B. licheniformis in artificial seawater media, Master's Theses and Graduate Research, San Jose State University. 2. Ghafoor A. and Hasnain S. (2009), “Production dynamics of Bacillus subtilis strain AG-1 and EAG-2, producing moderately alkaline proteases”, African Journal of Microbiology Research, 3(5), pp.258-263. 3. Khanh Dang Vu, Tyagi R.D., Surampalli R.Y. and Valéro J.R. (2012), “Mathematical relationships between spore concentrations, delta-endotoxin levels, and entomotoxicity of Bacillus thuringiensis preparations producedin different fermentation media”, Bioresource Technology, 123, pp.303-311. 4. Nautiyal C.S. (1999), “An efficient microbiogical growth medium for screening phosphate solubilizing microorganisms”, FEMS Microbiology Letters, 170, pp.265-270. 5. Parani K. and Saha B.K. (2012), “Prospects of using phosphate solubilizing Pseudomonas as bio fertilizer”, European Journal of Biological Sciences, 4(2), pp. 40-44. 6. Rath C.C. and Jena S.K. (2013), “Optimization of culture on conditions of phosphate solubilizing activity of bacterial sp. isolated from similipal biosphere reserve in solid-state cultivation bay response surface methodology”, International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences, 2(5), pp. 47-59. 7. Rodríguez H. and Fraga R. (1999), “Phosphate solubilizing bacteria and their role in plant growth promotion”, Biotechnol. Adv., 17(4-5), pp. 319-339. 8. Shariati S., Alikhani H.A. and Pourbabaei A. (2013), “Application of vermicompost as a carrier of phosphate solubilizing bacteria (Pseudomonas fluorescens) in increase growth parameters of maize”, Intl. J. of Agron. and Plant. Pro., 4(8), pp. 2010-2017. 9. Sinha S.N. and Paul D. (2013), “Phosphate solubilizing activity of some bacterial strains isolated from jute mill effluent exposed water of river Ganga”, Indian Journal of Fundamental and Applied Life Sciences, 3(3), pp.39-45. 10. Tripti, Vipin K. and Anshumali (2012), “Phosphate solubilizing acitivity of some bacterial strains isolated from chemical pesticide exposed agriculture soil”, International Journal of Enigineering Research and Development, 3(9), pp.01-06. (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 04-9-2015; ngày phản biện đánh giá: 01-02-2016; ngày chấp nhận đăng: 17-3-2016) 109