Tài liệu xác định và xếp hạng ưu tiên cho lĩnh vực thủy sản

pdf 92 trang phuongnguyen 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu xác định và xếp hạng ưu tiên cho lĩnh vực thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_xac_dinh_va_xep_hang_uu_tien_cho_linh_vuc_thuy_san.pdf

Nội dung text: Tài liệu xác định và xếp hạng ưu tiên cho lĩnh vực thủy sản

  1. XÂY DỰNG KHUNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM HỘI THẢO Tài liệu Xác định và Xếp hạng ưu tiên cho LĨNH VỰC THỦY SẢN Nha Trang, 17/12/2006
  2. 2 CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO Xác định ưu tiên nghiên cứu phát triển đối với Thuỷ sản Ngày: 17/12/2006 Địa điểm: Trường Đại học Nha Trang (2 đường Nguyễn Đình Chiểu, Thành phố Nha Trang, Khánh Hoà) Chủ trì: Ông Phạm Vân Thọ, Phó Vụ trưởng Vụ KHCN - Bộ Thuỷ sản Ông Vũ Văn Triệu, Q Vụ trưởng Vụ HTQT - Bộ Thuỷ sản Ông Keith Milligan, Chương trình CARD Thời gian Nội dung Người thực hiện 8.00 - 8.20 Đăng ký đại biểu Vụ KHCN và Chương trình CARD 8.20 - 8.30 Giới thiệu đại biểu và Chương trình Ông Nguyễn Quốc Nghị 8.30 - 8.45 Khai mạc Hội thảo Ông Phạm Vân Thọ 8.45 - 9.45 Hướng dẫn nội dung, phương pháp đánh giá và xác Ông Keith định ưu tiên, tập trung vào việc sử dụng Bản Ông Phạm Vân Thọ Thông tin và Bản Đánh giá thông tin Ông Vũ Văn Triệu - Thảo luận chung 9.45 - 10.00 Giải lao 10.00 - 12.00 Chia nhóm, thảo luận nhóm và từng đại biểu xếp Đại biểu, người hướng hạng các ARDO về: 1. Đánh giá lợi ích tiềm dẫn năng. 2. Đánh giá khả năng đạt được lợi ích tiềm năng 12.00 -13.00 Nghỉ trưa 13.00 -14.30 Thảo luận nhóm và từng đại biểu xếp hạng các Đại biểu, người hướng ARDO về: 3. Đánh giá tiềm năng nghiên cứu. 4. dẫn Đánh giá năng lực nghiên cứu 14.30 -15.00 Giải lao 15.00 - 15.30 Trình bày và giải thích kết quả xếp hạng ARDO Ông Keith Milligan 15.30 - 17.00 Chia đại biểu thành nhóm theo ARDO, đại biểu Đại biểu, trưởng nhóm sắp xếp thứ tự ưu tiên từng cây trong từng ARDO. Tổng hợp và báo cáo kết quả xếp hạng 17.00 - 17.15 Tổng kết Hội thảo. Những việc làm sau Hội thảo Ông Keith Milligan Ông Vũ Văn Triệu Ông Phạm Vân Thọ Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  3. 3 MỤC TIÊU HỘI THẢO • Đánh giá những ưu tiên quốc gia về Nghiên cứu & Phát triển (viết tắt là R&D) Thủy sản ở Việt Nam • Xây dựng kế hoạch để xác định các ưu tiên và chiến lược thực hiện cho mỗi Lĩnh vực Cơ hội Nghiên cứu Phát triển (viết tắt là ARDO) thông qua các Hội thảo quốc gia LÀM VIỆC THEO NHÓM Tất cả các đại biểu sẽ ngồi chung trong một phòng lớn nhưng theo các nhóm đã được lựa chọn trước. Công việc chủ yếu sẽ được thực hiện bởi các nhóm này. Thành phần tham gia của các nhóm sẽ được thay đổi trong quá trình Hội thảo khi thấy cần thiết. Một số quy tắc cơ bản để làm việc theo nhóm có hiệu quả là: • Công nhận ý kiến của mỗi người đều có giá trị. • Mọi người đều có trách nhiệm - Đóng góp ý kiến - Hiểu biết lẫn nhau • Quy tắc 2:1: Khi góp ý với người khác: đưa ra ý kiến tích cực (tốt) trước, sau đó mới nhận xét, bình luận • Nghe một cách chủ động • Sử dụng từ “và” thay cho từ “nhưng” • Trình bày súc tích • Sử dụng đúng thời lượng cho phép • Tắt điện thoại di động - chỉ sử dụng trong giờ giải lao Đối với mỗi phần Hội thảo: • Người được phân công có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ • Chú ý về thời gian Đối với các vấn đề chưa được giải quyết: Nhiều vấn đề có thể phát sinh trong quá trình Hội thảo mà không thể giải quyết ngay hoặc không thích hợp trong thời gian này. Các vấn đề này nên được ghi lại vào mục “Các vấn đề chưa được giải quyết”. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  4. 4 GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU/NHỮNG ĐIỀU MONG MUỐN TẠI HỘI THẢO [Mục đích để đại biểu biết thành viên của Hội thảo, họ đến từ đơn vị nào, kỹ năng gì sẽ được thể hiện và những mong đợi chung từ Hội thảo] Thảo luận nhóm Đối với mỗi đại biểu: • Giới thiệu về bản thân: tên, đơn vị công tác, nghề nghiệp/trách nhiệm, mối quan tâm, kinh nghiệm • Vấn đề mong muốn tại Hội thảo • Vấn đề không mong muốn tại Hội thảo [2 phút dành cho mỗi đại biểu] Đối với nhóm: • Những mong muốn chung • Mỗi nhóm ghi 3 thẻ những điều mong muốn từ Hội thảo và 3 thẻ những điều không mong muốn Báo cáo: một đại biểu trình bày tóm tắt nội dung viết trên các thẻ (thời gian: 2 phút /nhóm) Người Hướng dẫn thu thập, tập hợp và dán thẻ lên bảng [Báo cáo trình bày trên thẻ giúp nhìn thấy kết quả của từng nội dung thảo luận và ghi lại công việc đã làm trong thảo luận để phát cho các đại biểu.] Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  5. 5 BỐI CẢNH CHIẾN LƯỢC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN Ở VIỆT NAM [Mục đích nhằm xây dựng hiểu biết chung về các vấn đề chính mà các linh vực thuộc ngành Thủy sản Việt Nam đang đối mặt để đưa ra phạm vi xác định ưu tiên] Thảo luận • Vấn đề chính bên ngoài (trong nước và quốc tế) có ảnh hưởng quan trọng đối với tương lai của các lĩnh vực này là gì? • Vấn đề chính bên trong (nội tại) có ảnh hưởng quan trọng đối với tương lai của các lĩnh vực này là gì? Xác định vấn đề và mối quan hệ, sau đó ghi vào những thẻ có màu khác nhau Một nửa nhóm xem xét các vấn đề bên ngoài, một nửa nhóm xem xét các vấn đề bên trong GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  6. 6 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG NÉT CHÍNH CỦA PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN1 GIỚI THIỆU Mục tiêu chủ yếu của việc đánh giá ưu tiên Nghiên cứu & Phát triển (dưới đây viết tắt là R&D) là xác định các chương trình nghiên cứu một cách rộng rãi. Các chương trình này sẽ mang lại cho Việt Nam lợi ích lớn nhất từ việc đầu tư cho R&D được Chính phủ Việt Nam và những người có liên quan chính đưa ra. Xây dựng ưu tiên là vấn đề trọng tâm của R&D. Đây là một nhiệm vụ phức tạp, nó cần được làm theo một khung có tính hệ thống để cho phép các kết quả thu được sẽ hỗ trợ việc đưa ra quyết định về quản lý và phân bổ nguồn lực cho R&D một cách công khai và minh bạch. Những R&D có ưu tiên lớn nhất chính là những R&D mang lại giá trị cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường cho quốc gia. Kết quả lựa chọn là phải xác định được những Lĩnh Vực Cơ Hội Nghiên cứu & Phát triển nào (ARDO) được hỗ trợ hoặc ARDO nào không được hỗ trợ. Nếu không xác định được các ưu tiên thì kết quả lựa chọn rất có thể sẽ không mang lại lợi ích tối đa cho Việt Nam. Điều tệ nhất là các kết quả sẽ không phù hợp hoặc không thu được ích lợi từ việc đầu tư. 1 CSIRO Australia đã áp dụng mô hình cơ bản mô tả trên đây ở các cấp khu vực và hợp tác. Mô hình này được sử dụng trên 60 tổ chức nghiên cứu khác nhau thuộc Châu á, Úc, Niu-di-lân, Mỹ và Châu Âu. Khung phân tích khái niệm dựa trên một công bố của Viện nghiên cứu Công nghiệp New York năm 1986, R N Foster, L H Linden, R L Whiteley and A M Kantrow, Cải thiện lợi nhuận từ R&D-I, trong cuốn 'Biện pháp và tăng cường lợi ích từ R&D', IRI, New York (Bản chính được xuất bản trong cuốn Quản lý nghiên cứu, tháng 1- 1985). Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  7. 7 Hình 1: Sử dụng các ưu tiên để hỗ trợ việc lựa chọn các Chương trình/ Dự án nghiên cứu S S tr tr o o Selective Emphasis n n g g E E m m ITY p h p a h TIV s a C is s is ELE S ED S Limit REA INC ed Sup ATTRACTIVENESS po r t F E A S IB IL IT Y Trước đây, chương trình R&D được Bộ đưa ra theo qui trình phân bổ. Trong tương lai Bộ Thủy sản sẽ đầu tư kinh phí cho nghiên cứu thông qua việc cạnh tranh và công khai, không thiên vị. Mục đích là nhằm cải thiện hiệu quả của đầu tư nghiên cứu và xây dựng một môi trường nghiên cứu khuyến khích sự đổi mới. Để thực hiện quá trình này, Bộ Thủy sản sẽ xác định những ưu tiên cho việc đầu tư nghiên cứu và xác định những kết quả mong đợi từ sự đầu tư đó. Các nhà nghiên cứu sẽ nộp các đề xuất nghiên cứu và tài chính để đạt được kết quả nghiên cứu. Trong một “môi trường lý tưởng” đó, những dự án đưa ra được giá trị cao nhất của đầu tư thì sẽ được hỗ trợ. Có nhiều phương pháp luận xây dựng ưu tiên R&D. Sự lựa chọn phương pháp thích hợp nhất đối với Việt Nam được định hướng bởi: 1. Việc cần sử dụng quá trình tư vấn vì số lượng lớn và sự đa dạng của các bên tham gia 2. Việc cần xác định quyền sở hữu các ưu tiên giữa Bộ và cán bộ của viện nghiên cứu, nông dân, nhà xuất khẩu, nhà chế biến, nhà tiếp thị/kinhdoanh 3. Việc thiếu các số liệu thống kê chính xác và chi tiết về sản xuất, lợi nhuận và thị trường 4. Việc cần chuyển R&D từ tập trung vào sản xuất, an ninh lương thực/ tự cấp tự túc sang hướng tập trung vào lợi nhuận, chất lượng, hệ thống tiếp thị và thương mại 5. Việc cần sử dụng quy trình khách quan để đánh giá những lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường thích hợp với Việt Nam 6. Về năng lực để tổ chức thực hiện nghiên cứu thích hợp Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  8. 8 Một nguyên tắc quan trọng để thực hiện qui trình và rút ra bài học kinh nghiệm là nên làm những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn hơn là lo việc hoàn thiện về mặt lý thuyết . PHƯƠNG PHÁP LUẬN Các nguyên tắc cụ thể về xác định ưu tiên bao gồm: • Xem xét các lĩnh vực có liên quan dễ dàng đến lợi ích do nghiên cứu mang lại (mục đích nghiên cứu), chứ không phải là chuyên môn/chuyên ngành nghiên cứu. Những lĩnh vực đó được gọi là Lĩnh vực Cơ hội Nghiên cứu & Phát triển (dưới đây viết tắt là ARDO) • Các lĩnh vực này có tính riêng biệt, toàn diện, có cơ sở chắc chắn, có định hướng tương lai và có thể quản lý được bằng con số • Được liên kết và đồng nhất với nghiên cứu quy trình cấp vốn • Các tiêu chí để xác định ưu tiên là độc lập • Tiêu chí được sử dụng gồm: o Lợi ích tiềm năng về kinh tế, môi trường, xã hội, thể chế và khoa học từ những thành công của R&D. o Phạm vi mà các sản phẩm và dịch vụ R&D sẽ được sử dụng. o Tình trạng phát triển của trang thiết bị và kỹ thuật mà nghiên cứu đòi hỏi và sự phát triển của các chuyên ngành phù hợp o Mức độ sẵn sàng của các kỹ năng nghiên cứu và cơ sở hạ tầng • Điều quan trọng là các ưu tiên này chỉ là tương đối; càng hạ thấp sự ưu tiên của một lĩnh vực thì tính chọn lọc trong việc lựa chọn Dự án giữa chúng càng cao hơn, như được minh họa ở hình 1. Mô hình khuyến nghị sử dụng ở Việt Nam là một quá trình gồm 5 bước. 1. Đưa ra các ARDO ở cấp tiểu ngành 2. Xác định ưu tiên các ARDO ở cấp tiểu ngành 3. Từ kết quả xác định ưu tiên ARDO ở cấp tiểu ngành, xây dựng các ARDO ở cấp ngành (những ARDO của tiểu ngành này có thể kết hợp với một số ARDO của tiểu ngành khác thành một nhóm ARDO lớn hơn) 4. Xác định ưu tiên các ARDO ở cấp ngành 5. Viết báo cáo Hội thảo và Tờ trình về Chính sách và Danh mục đầu tư R&D cấp quốc gia Những thành viên trong mạng lưới Giám sát và Đánh giá đã được đào tạo về phương pháp xác định ưu tiên và đã điều khiển thử một Hội thảo được thiết kế sẵn nhằm phát triển năng lực về phương pháp luận và khả năng lãnh đạo, điều khiển Hội thảo. Các bước thực hiện như trên cũng hữu ích ở cấp tiểu ngành để xác định các chiến lược/kế hoạch (đầu vào) nghiên cứu như công nghệ sinh học, dinh dưỡng, quản lý sâu bệnh và dịch hại để có thể đạt được lợi ích lớn nhất trong các ARDO đã được ưu tiên cao. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  9. 9 MÔ TẢ ARDO Khuôn mẫu chính thức của các ARDO sẽ được quyết định và phê chuẩn. Một cách tiếp cận lôgíc để xây dựng ARDO trước hết là ở cấp tiểu ngành (Cây trồng, Vật nuôi, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp ) và sử dụng phương pháp luận để xác định ưu tiên cho các ARDO. Từ kết quả của những hội thảo tiểu ngành đó, một tập hợp các ARDO của từng lĩnh vực sẽ được xây dựng. Phương pháp luận xác định ưu tiên này gồm có sự tranh luận và thỏa hiệp trong một số trường hợp. Ở cấp tiểu ngành và cấp ngành, số ARDO nên ít hơn 15 vì nếu nhiều hơn thì sẽ khó quản lý. Những ARDO ưu tiên cao trong phạm vi cấp tiểu ngành có thể trở thành ARDO cấp ngành, còn những ARDO có ưu tiên thấp hơn và nhỏ hơn có thể được gộp lại. Ví dụ dê và cừu có thể gộp thành nhóm động vật nhai lại hoặc có thể cả bò, bò sữa, dê và cừu gộp thành nhóm động vật nhai lại. ARDO cần được xác định về Mục tiêu, Phạm vi và Đối tượng nghiên cứu. Mục tiêu: mô tả được những kết quả mong muốn từ tất cả những nghiên cứu trong ARDO. Ví dụ: đối với cây ăn quả thì mục tiêu là “tăng năng suất, chất lượng, an toàn và tiềm năng tiếp cận với các thị trường giá trị cao”. Lĩnh vực nghiên cứu xác định các lĩnh vực (chuyên ngành) đưa vào nghiên cứu và Đối tượng nghiên cứu là các loài (cây trồng, vật nuôi ) hoặc mức độ sản xuất. Dưới đây là một ví dụ về kết quả đã đạt được của “Hội thảo thí điểm” Lợn Mục tiêu quốc gia: Tăng năng suất và lợi nhuận của ngành thịt lợn. Phạm vi: nghiên cứu để tăng sinh sản, vật nuôi, dinh dưỡng, quản lý dịch bệnh, hệ thống sản xuất, vệ sinh, quản lý chất thải, quản lý chất lượng, vận chuyển, tiếp thị và hợp nhất hệ thống Đối tượng nghiên cứu: các trang trại chăn nuôi lợn vừa và nhỏ Động Mục tiêu quốc gia: Tăng năng suất và lợi nhuận của ngành công nghiệp vật nuôi động vật lấy sữa và động vật nuôi lấy thịt nhai lại Lĩnh vực nghiên cứu: tăng sinh sản, chăn nuôi, dinh dưỡng, quản lý dịch bệnh, vệ sinh, xử lý rác thải, quản lý chất lượng, vận tải, kinh doanh thịt và sữa. Đối tượng nghiên cứu: Bò, bò sữa, dê, cừu Cây Mục tiêu quốc gia: Tăng năng suất, diện tích sản xuất và lợi nhuận của công các cây công nghiệp nghiệp Lĩnh vực nghiên cứu: tăng sản lượng, quản lý dịch bệnh, chất lượng, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiếp thị các cây trồng mới và hiện có, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đối tượng nghiên cứu: cao su, tiêu, cà phê, mía, chè, dừa, đào lộn hạt, cây có hạt lấy dầu Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  10. 10 Thuỷ Mục tiêu quốc gia: Tăng dự trữ tài nguyên, năng suất và lợi nhuận của sản các ngành công nghiệp thủy sản Lĩnh vực nghiên cứu: tăng sản lượng giống, dinh dưỡng, nuôi trồng, quản lý dịch bệnh, quản lý tài nguyên thuỷ sản và quản lý môi trường. Đối tượng nghiên cứu: Loài Giáp xác (tôm, cua, tôm hùm); Fìnish (cá mú, cá rô, cá chép, cá chỉ vàng, cá vược, cá đối); Loài Nhuyễn thể (trai, sò, hầu, ngọc trai); Thực vật biển và sinh vật phù du Những ưu tiên ARDO Mô hình sử dụng để xây dựng các ưu tiên R&D là tương đối đơn giản. Nó yêu cầu đại biểu đánh giá toàn diện những lợi ích của việc đầu tư R&D cho mỗi ARDO về “tính hấp dẫn đối với Việt Nam” và “tính khả thi đối với Việt Nam”. Phương pháp cho điểm được sử dụng để so sánh và xếp hạng các ARDO. Cho điểm là cách làm hiệu quả cho phép nhóm đánh giá mọi nhân tố then chốt để đưa ra quyết định một cách logic và cởi mở. Điểm số tương đối cho mỗi ARDO được xác định dựa trên thảo luận của nhóm theo 4 tiêu chí độc lập như sau: 1. Lợi ích tiềm năng về sản xuất và thị trường đối với Việt nam 2. Những yếu tố thuận lợi và chống lại khả năng đạt được lợi ích tiềm năng 3. Đóng góp tiềm năng của R&D đối với phát triển NN và nông thôn 4. Năng lực R &D của Việt Nam Mối quan hệ giữa 4 tiêu chí này được thể hiện trong khung đánh giá dưới đây. Lợi ích tiềm năng (tác động) Tính hấp dẫn Những yếu tố thuận lợi và chống lại khả năng Lợi nhuận từ đầu đạt được lợi ích tiềm tư R&D tại Việt năng Nam Tiềm năng R&D đối với phát triển NN và nông thôn Tính khả thi Năng lực R&D của Việt Nam Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  11. 11 Vị trí và thứ hạng có tính tương đối của các ARDO là rất quan trọng. Chúng chỉ ra lĩnh vực tốt nhất cho đầu tư nghiên cứu và mở rộng. Vì nhóm xác định ưu tiên gồm những đại diện cho nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, nông dân, chính trị gia và các thành phần liên quan khác, nên phương pháp này đảm bảo có được những khuyến nghị có thể là tốt nhất tại thời điểm đưa ra. Ví dụ về kết quả của quá trình xác định ưu tiên Hình 1: Biểu đồ về sự hấp dẫn và tính khả thi về một tập hợp giả thuyết đối với 8 ARDOs cho thấy mức độ ưu tiên dựa vào lợi nhuận của các ARDO đem lại cho Việt nam. RETURN FROM R&D FOR EACH AREA OF RESEARCH OPPORTUNITY 100 90 8 80 1 70 3 60 5 Attractiveness 50 40 6 7 30 20 4 10 2 0 0 102030405060708090100 Feasibility Trong hình trên, 2 ARDO (số 1 và 8) có điểm cao nhất cả về sự hấp dẫn và tính khả thi. Hai ARDO này nằm ở góc trên cùng bên phải của biểu đồ. Chúng biểu hiện sự tập trung mạnh nghiên cứu và phát triển và chúng là nhóm ưu tiên cao nhất trong các ARDO. Những ARDO (số 3, 5, 6 và 7) nằm ở vị trí trung tâm của biểu đồ cũng nhấn mạnh đến nghiên cứu và phát triển có thể được lựa chọn và có thể là nhóm được ưu tiên vừa phải. Hai ARDO (số 2 và 4) có số điểm về sự hấp dẫn và tính khả thi thấp nhất nên thuộc khu vực hạn chế hỗ trợ và có sự ưu tiên thấp. Hai ARDOs số 3 và 5 có số điểm về hấp dẫn tương tự nhau, tuy nhiên ARDO số 5 có số điểm cao hơn về tính khả thi. Trong ví dụ có tính giả thuyểt này thì điểm về tính khả thi của ARDO số 3 thấp hơn là do các kỹ năng hiện có để thực hiện nghiên cứu và phát triển chưa đủ/chưa phù hợp. Khi đạt được những kỹ năng cần thiết, 2 ARDOs này có thể được yêu cầu cho nguồn lực nghiên cứu. Sự hấp dẫn được quyết định bởi các nhân tố khác ngoài nghiên cứu và phát triển như: thị trường, lợi nhuận, lao động, và các lợi ích về văn hóa và xã hội. Vì vậy trong khi ARDOs số 5 và 7 có số điểm về tính khả thi tương đương nhau, do ARDO số 5 có tính hấp dẫn cao hơn nên nó có thể được đưa vào nguồn để ưu tiên hơn cho nghiên cứu và phát triển so với ARDO số 7. . Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  12. 12 Cây trồng/Sản phẩm ưu tiên trong ARDOs Phạm vi/lĩnh vực nghiên cứu của ARDO liệt kê tất cả các sản phẩm/mặt hàng trong ARDO. Trong hội thảo cấp tiểu ngành, việc sử dụng một tiến trình đơn giản để xếp hạng những ARDO dựa trên quan điểm và sự hiểu biết của các đại biểu dự hội thảo là rất hữu ích. Cuối của tiến tình này là xác định những cây trồng được ưu tiên cao (trong nhóm ARDO được ưu tiên cao). Kết quả này sẽ cho biết nên tập trung những cố gắng nghiên cứu vào đâu (nghĩa là lĩnh vực nào) mà không phải vào nội dung/ khía cạnh nào. Các chiến lược nghiên cứu Một khi các cây trồng ưu tiên cao (nằm trong các ARDO ưu tiên cao) được xác định, cần phải xem xét lĩnh vực đầu tư R&D nào cần được tập trung. Câu hỏi đặt ra là đầu tư R&D vào cái gì (chuyên ngành R&D nào) để có thể mang lại tác động/hiệu quả cao nhất. Tác động là hàm số của độ lớn/qui mô các kết quả trông đợi, thời gian cần để thu được kết quả đó nếu kết quả là ổn định. Ví dụ: Công việc chọn tạo giống cổ truyền thường tạo ra kết quả tương đối nhỏ, yêu cầu thời gian dài để đạt được kết quả, nhưng kết quả nào đã đạt được thì lại lâu dài (hoặc gần như lâu dài). Trong khi bón phân thường đem lại lợi ích cao và nhanh trong một thời gian ngắn nhưng thường không lâu dài (vì mỗi vụ trồng trọt lại phải bón phân). Quá trình xác định ưu tiên cũng có thể được sử dụng để xây dựng các chiến lược nghiên cứu giữa các ARDO. Trường hợp thiếu các dữ liệu cụ thể về từng lĩnh vực ưu tiên cao (trong nhóm ARDO ưu tiên), một ma trận về các kế hoạch nghiên cứu rộng rãi là một phương pháp tiếp cận hữu ích. Dưới đây là một ví dụ: Lĩnh vực đầu tư Bao gồm ng/cứu hoặc chiến lược/kế hoạch 1. Đánh giá giống Khuyến cáo những cây trồng mới (cải thiện) cho các điều kiện môi trường và thị trường khác nhau của Việt Nam. Bao gồm lai tạo, chọn lọc và đánh giá cây trồng trong các điều kiện sinh thái NN khác nhau và khả năng chống chịu/kháng đối với sâu bệnh 2. Cải thiện gen Kiểu gen mới và cải thiện (chọn lọc), phát triển kiểu gen mới; lai tạo để tăng tính kháng, tính chống chịu sâu bệnh 3. Cải thiện nông Cải thiện kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng, gồm gieo học (kỹ thuật canh trồng, làm cỏ, tỉa cành, che phủ tác) 4. Dinh dưỡng cây Cải thiện năng suất, chất lượng và lợi nhuận thông qua sử dụng kỹ trồng thuật bón phân và quản lý tưới tiêu hiệu quả, ví dụ: đất đai phù hợp, yêu cầu về phân bón, loại phân bón, phân hữu cơ, tưới tiêu và che phủ 5. Quản lý sâu bệnh Phát triển kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp được cải thiện và phòng trừ sinh học đối với các loại sâu, bệnh và cỏ nguy hiểm. Bao gồm: biện pháp hóa học, cơ giới, sinh học, quản lý dịch hại Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  13. 13 tổng hợp, giám sát dịch hại 6. Quản lý thu Các kỹ thuật thu hoạch và sau thu hoạch cải tiến để tối đa chất hoạch/sau thu lượng và giá trị của cây trồng. Bao gồm thu hoạch phơi khô, chế hoạch biến, bảo quản, vận chuyển và quản lý chất lượng 7. Tăng giá trị sản Gia tăng giá trị cho các sản phẩm thô thông qua chế biến hoặc cải phẩm thông qua thiện các đặc tính, hình thái của sản phẩm ban đầu. Bao gồm xây chế biến dựng tiêu chuẩn chất lượng, phân loại/nâng cấp sản phẩm, chế biến, phát triển sản phẩm mới, sử dụng phế phụ phẩm 8. Tạo điều kiện Tăng thêm thông tin và sự hiểu biết cho nông dân và những nông thuận lợi cho thị dân làm thương mại hoặc bán thương mại về thị trường và yêu trường cầu của thị trường Bao gồm thông tin và yêu cầu của thị trường, phương tiện và cách thức tiếp cận thị trường, liên kết với những nhà/cơ sở chế biến, xuất khẩu, hệ thống thu mua 9. Đánh giá kinh tế Xây dựng và tư vấn những lựa chọn về sx nông trại, chế biến và tiếp thị, thị trường có lãi. Bao gồm phân tích tổng lợi nhuận, lợi nhuận, hiệu quả/tác động tài chính, phân tích lỗ lãi, phân tích lợi nhuận/chi phí 10. Những hệ thống Xây dựng và khảo nghiệm hệ thống sx cây trồng mới có khả năng sản xuất có thể lựa về lợi nhuận. Bao gồm hệ thống sx hữu cơ, hệ thống sx cây trồng chọn Alternative nhiều tầng (xen canh) như nông lâm kết hợp 11. Chuyển giao công Cải thiện hệ thống chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và sự tiếp thu nghệ những kỹ thuật mới của nông dân thông qua tư vấn, hợp tác và sự hiểu biết nhu cầu của nông dân. Bao gồm: hội thảo, thăm thực địa, truyền thông và hệ thống dịch vụ khuyến nông tổng hợp Phương pháp xây dựng ưu tiên có thể được sử dụng để xác định ưu tiên đầu tư nghiên cứu cho từng cây trồng hoặc sản phẩm đã được xác định. Cơ sở của ưu tiên là 2 tiêu chí: Tác động tiềm năng của đầu tư R&D đến sự phát triển và kiến thức và kỹ năng R&D tại Việt nam. Mối quan hệ bên trong của 2 tiêu chí này trong đầu tư nghiên cứu R&D được thể hiện như sau: Tác động tiềm năng của đầu tư R&D đến sự phát triển Tính khả thi của đầu tư R&D Kiến thức và kỹ năng R&D của Việt Nam Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  14. 14 LĨNH VỰC ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (ARDO) Hội thảo trước đã xác định các ARDOs cho Tiểu lĩnh vực Thủy sản. Các lĩnh vực dưới đây đã được lựa chọn theo nguyên tắc chúng được so sánh về: tính riêng biệt, tính toàn cục, cơ sở vững chắc, hướng lâu dài và có khả năng quản lý được. Điều quan trọng nữa là chúng độc lập về cơ cấu tổ chức, dễ dàng phản ánh lợi ích đạt được từ sự thành công của nghiên cứu và không dựa vào chuyên ngành. Những lĩnh vực được so sánh với nhau là những lĩnh vực cần thiết cho cơ hội Nghiên cứu & Phát triển (ARDO) mà từ đó lợi ích sẽ được tăng lên. Các lĩnh vực đó gồm: ARDO 1: Cá biển ARDO 2: Cá nước lạnh ARDO 3: Giáp xác ARDO 4: Nhuyễn thể ARDO 5: Cá nước ngọt ARDO 6: Sau thu hoạch, chế biến và tạo giá trị gia tăng ARDO 7: Chiết xuất hợp chất sinh học ARDO 8: Quản lý và bảo vệ nguồn lợi ARDO 9: Cơ khí hóa ngành Thủy sản Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  15. 15 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ƯU TIÊN Mục tiêu của những cố gắng trong nghiên cứu và mở rộng (phát triển) của Việt Nam đối với nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp là để tối đa thu nhập cho Việt Nam thông qua tăng thu nhập và tăng lợi ích về xã hội, môi trường. Do vậy ưu tiên phải được đánh giá về Tác động/Hiệu quả tiềm năng và Tính khả thi Cấu trúc dưới đây do Hội thảo M&EN xây dựng đã được cải tiến từ cấu trúc CSIRO của Úc: CẤU TRÚC ƯU TIÊN Lợi ích tiềm năng Tác động tiềm năng Tối đa hóa lợi nhuận Khả năng đạt được lợi thông qua tăng thu ích tiềm năng nhập và những lợi ích kinh tế -xã hội Tiềm năng khoa học Tính khả thi Năng lực nghiên cứu Các tiêu chí được xác định như sau: Tác động tiềm năng: • Lợi ich tiềm năng • Tối đa lợi ích thêm vào cho Việt Nam (kinh tế, môi trường, xã hội) từ những R & D thành công. • Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng • Khả năng những kết quả về R & D thành công được Việt Nam sử dụng. Tính khả thi: • Tiềm năng khoa học • Phạm vi để phát triển nhận thức/hiểu biết trong lĩnh vực khoa học liên quan và việc cải thiện kĩ thuật và trang thiết bị nghiên cứu, phát triển • Năng lực nghiên cứu • Khả năng của những nhóm nghiên cứu và phát triển có tính cạnh tranh để chuyển giao kết quả nghiên cứu tới người sử dụng. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  16. 16 ĐÁNH GIÁ ARDOs TRƯỚC KHI VÀO HỘI THẢO [Mục đích là đánh giá sơ bộ các lĩnh vực cơ hội ưu tiên (ARDO) có liên quan dựa vào các tiêu chí về Tác động tiềm năng và Tính khả thi để thảo luận trong Hội thảo] 1) Đọc Tài liệu thông tin của tất cả các ARDO • Đại biểu đọc kỹ toàn bộ Tài liệu thông tin về các ARDO (phát riêng) để nắm tổng thể 9 ARDOs • Ghi tóm tắt bên lề Tài liệu thông tin những nhìn nhận/quan điểm, kinh nghiệm, hiểu biết của mình mà cho là quan trọng đối với chương trình nghiên cứu phát triển đang tiến hành của từng ARDO 2) Chuẩn bị cho điểm sơ bộ đối với các ARDO i) Tham khảo bảng Phân tích SWOT của từng ARDO trong Tài liệu thông tin ii) Các bước cho điểm sơ bộ Đại biểu cho điểm từng ARDO trước khi vào Hội thảo và ghi chú những lý lẽ để bảo vệ ý kiến của mình khi tranh luận. Trong Tài liệu làm bài tập (Workbook) có một khoảng trống (GHI CHÚ) để đại biểu ghi chú cho mỗi ARDO. • Bước 1 - Đối với mỗi Tiêu chí, đại biểu đọc thông tin của từng ARDO, bắt đầu từ tiêu chí về Lợi ích tiềm năng. • Bước 2 - Chọn 3 ARDO có Lợi ích tiềm năng cao nhất, sau đó chọn 3 ARDO có Lợi ích tiềm năng thấp nhất. • Bước 3 - Cho điểm 3 ARDO cao nhất (thang điểm từ 7 đến 9, tối đa là 9). Sau đó cho điểm 3 ARDO thấp nhất (thang điểm từ 1 đến 3, thấp nhất là 1). Cuối cùng cho điểm những ARDO có Lợi ích tiềm năng trung bình (thang điểm từ 4 đến 6). Điểm của Tiêu chí Lợi ích tiềm năng được ghi vào trang 19. Mục đích của đánh giá là tìm ra sự khác nhau một cách tương đối giữa các ARDO, vì vậy hy vọng sẽ có sự khác biệt lớn về điểm giữa các ARDO. Lĩnh vực có điểm thấp không có nghĩa là lĩnh vực đó không quan trọng. • Bước 4 - Thực hiện lại quá trình trên đối với 3 tiêu chí còn lại là: Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng (cho điểm vào trang 39); Tiềm năng nghiên cứu (cho điểm vào trang 58) và Năng lực nghiên cứu (cho điểm vào trang 79). • Bước 5 - Sau khi đã cho điểm và ghi chú lý do cho điểm của từng Tiêu chí trên, tổng hợp điểm của 4 Tiêu chí vào trang 100 và mang vào Hội thảo. Thực hiện các bước trên nhằm đạt được càng nhiều suy xét/hiểu biết giữa các ARDO càng tốt vì mục đích là tập trung xem xét, phát hiện sự khác biệt tương Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  17. 17 đối giữa các ARDO. Xin nhớ là sự ưu tiên chỉ là tương đối, 1 ARDO nào đó điểm thấp không có nghĩa lĩnh vực này không quan trọng. Tuy nhiên khi nguồn lực bị hạn chế (không đủ đầu tư cho tất cả các lĩnh vực), lĩnh vực được quyết định chọn đầu tư sẽ là lĩnh vực mà nếu nó được đẩy mạnh thì sẽ tạo được hiệu quả lớn nhất cho Việt Nam. GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  18. 18 ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH TIỀM NĂNG [Mục dích đưa ra kết quả đánh giá các lợi ích tiềm năng có liên quan của từng ARDO] Những lợi ích tiềm năng phản ánh lợi ích gia tăng (được thêm vào) tối đa cho Việt Nam (kinh tế, môi trường, xã hộl) từ thành công của Nghiên cứu & Phát triển Những lợi ích tiềm năng càng tăng nhiều thì: – Sự phát triển càng nhanh – Giảm chi phí càng lớn – Mức độ tập trung nghiên cứu càng cao – Tác động tốt đến môi trường và xã hội càng lớn – Lợi ích lan toả càng lớn Cách làm: Thảo luận nhóm • Thảo luận lợi ích tiềm năng của mỗi ARDO bằng cách cho điểm sơ bộ • Ghi vào thẻ những vấn đề chính nảy sinh trong quá trình thảo luận từng ARDO – đặc biệt là những thông tin mới và đã được kiểm chứng. Đại biểu có trách nhiệm thảo luận tất cả các ARDO • Đại biểu trình bày và kết luận vấn đề • Đại biểu xem xét và sửa lại điểm (nếu cần) cho từng ARDO lần cuối • Thu thập bảng cho điểm GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  19. 19 LỢI ÍCH TIỀM NĂNG – ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM SƠ BỘ (Hoàn thành các đánh giá ban đầu trước khi tham gia Hội thảo) LĨNH VỰC ARDO Thang Những luận cứ và câu hỏi điểm Tại sao cho điểm như vậy; những vấn đề được đưa 1-9 ra từ Tài liệu thông tin là gì? 1: CÁ BIỂN 2: CÁ NƯỚC LẠNH 3: GIÁP XÁC 4: NHUYỄN THỂ 5: CÁ NƯỚC NGỌT 6: SAU THU HOẠCH, CHẾ BIẾN VÀ TẠO GIÁ TRỊ GIA TĂNG 7: CHIẾT XUẤT HOẠT CHẤT SINH HỌC 8: KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI 9: CƠ KHÍ HÓA NGÀNH THỦY LỢI Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  20. 20 ARDO1: CÁ BIỂN 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia Nhằm nâng cao sản lượng và phát triển bền vững các đối tượng nuôi biển, bao gồm sản xuất giống nhân tạo một số đối tượng nuôi có giá trị cao nhằm cung cấp cho nghề nuôi biển. Mục tiêu của Bộ thủy sản đến năm 2010, sản lượng nuôi cá biển đạt 300.000 tấn và gía trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4 tỷ đô la Mỹ. 1.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào lựa chọn các đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, cải thiện công nghệ nuôi cá bố mẹ, ương nuôi ấu trùng, và sản xuất giống cá biển. Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thức ăn tự nhiên trong ương nuôi ấu trùng, sử dụng thức ăn tổng hợp và thức ăn công nghiệp thay thế cá tạp trong nuôi thương phẩm. Phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững dựa vào việc áp dụng tổng hợp các biện pháp quản lý môi trường, ngăn chặn tác nhân gây bệnh, và đánh giá tác động của các yếu tố môi trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các đối tượng chính gồm cá song, cá giò, cá hồng mỹ, và cá chẽm 2. TÍNH HÁP DẪN 2.1 Lợi ích tiềm năng • Đây là ngành mới ở việt nam với nhiều tiêm năng phát triển mở rộng trong thời gian ngắn • Sự phát triển nhanh tróng của thị trường nội địa cũng như xuất khuẩu đã tạo cơ hội tốt cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. • Sự phát triển các loại hình ương ấu trùng, sản xuất giống và nuôi thương phẩm đa tạo ra công ăn việc làm và đa dạng hóa nguồn thu nhập cho các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. • Sự lựa chọn đối tượng nuôi là các loài cá biển có thể thay thế cho nghề nuôi tôm sú, ngành đang chịu tác động nặng lề của dịch bệnh đốm trắng. • Sự phát triển của ngành nuôi biển và các ngành công nghiệp liên quan sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho lao động tại địa phương và đóng góp vào chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ. • Nâng cao sản lượng NTTS biển là một phần định hướng của chính phủ nhằm gia tăng sản lượng NTTS đạt 2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ đô la Mỹ và tạo ra 4.7 triệu việc làm vào năm 2010. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  21. 21 GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  22. 22 ARDO 2: CÁ NƯỚC LẠNH 1 MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu Quốc gia: Nhằm đa dạng hoá các loài nuôi nước ngọt, để tăng giá trị của nuôi thuỷ sản nước ngọt, và đáp ứng nhu cầu hàng hoá cho thị trường trong và ngoài nước. 1.2. Lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong các hệ thống trang trại khác nhau. Định hướng các loại thức ăn phù hợp và cách thức cho ăn, quản lý dịch bệnh, kiểm soát và đánh giá tác động của môi trường đối với vùng nuôi và vấn đề an toàn thực phẩm. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nhóm cá hồi gồm cá Oncorhinchus mykiss và cá white fish; Họ Acipensidae bao gồm các loài: Acipenser baerri, và A. ruthenus. 2. TÍNH HÁP DẪN 2.1. Lợi ích tiềm năng: • Nhằm đa dạng thị trường (chủ yếu là giá nội địa cao trong thời gian ngắn) đối với các sản phẩm cá có giá trị cao và các sản phẩm của nó bao gồm trứng cá và các sản phẩm chế biến. • Thay thế nhập khẩu (dần dần từ quy mô nhỏ). • Nâng cao hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản các tỉnh miền núi bằng nguồn đầu tư từ các đơn vị cá nhân và tăng các mô hình sản xuất công nghiệp. • Tăng giá trị của các sản phẩm thuỷ sản nước ngọt, đồng thời sử dụng tối ưu nguồn nước trong nuôi trồng. • Góp phần đổi mới cơ cấu nông nghiệp và giảm nghèo tại các vùng xa hẻo lánh. • Đóng góp vào tổng thu nhập tại các vùng xa hẻo lánh (vùng nghèo) và tạo việc làm cho cư dân tại các vùng nuôi và chế biến sản phẩm (phi lê, xông khói). • Các tỉnh có tiềm năng nuôi cá nước lạnh sẽ nhận được hỗ trợ lớn để tổ chức lại cơ cấu kinh tế nông nghiệp. • Rủi ro của đa dạng sinh học (cạnh tranh với loài bản địa, có thể xuất hiện bệnh dịch mới). GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  23. 23 ARDO 3: GIÁP XÁC 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu Quốc gia: Đa dạng hoá hình thức nuôi một số loài giáp xác có giá trị kinh tế để nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về vệ sinh an toàn thực phẩm (HAACP). Mục tiêu của chính phủ đến năm 2010 là phát triển nuôi trồng thủy sản đạt sản lượng 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu lao động. Chỉ tiêu đề ra cho nhóm giáp xác phải đóng góp 60% tổng giá trị sản lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo, gia tăng số lượng, nâng cao chất lượng con giống và xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm bao gồm kiểm soát con giống nuôi, thức ăn thích hợp, quản lý môi trường nuôi và bệnh thủy sản. Đồng thời, nghiên cứu các giải pháp nuôi an toàn, cải thiện chất lượng sản phẩm và nghiên cứu thị trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng ưu tiên nghiên cứu nuôi ven bờ biển : Tôm sú, cua xanh - Đối tượng ưu tiên nghiên cứu nuôi trên biển : Tôm hùm - Đối tượng ưu tiên nghiên cứu nuôi ở các thủy vực nước ngọt : Tôm càng xanh 2 TÍNH HÁP DẪN 2.1 Lợi ích tiềm năng • Phát triển thị trường xuất khẩu, kéo theo mở rộng sản xuất và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thương mại hoá sản phẩm sẽ tăng thu từ xuất khẩu và thu nhập cho người sản xuất. • Thị trường nội địa lớn và tăng tương đương tỷ lệ tăng về thu nhập bình quân đầu người. • Sự phát triển ổn định sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài giáp xác sẽ có tác động lớn hơn về sử dụng lao động và xóa đói giảm nghèo trong các vùng sâu ven biển, tây nguyên và vùng nông thôn hẻo lánh. • Sự đa dạng hóa sản phẩm và giá trị gia tăng của sản phẩm có tác động cải thiện lớn nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu, tăng sự đóng góp của NN vào GDP. • Sự cải thiện về hiệu quả sản xuất, chất lượng và số lượng sản phẩm sẽ tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận cho ngư dân nuôi thủy sản. • Phân vùng sinh thái và quy hoạch vùng nuôi thích hợp để phát triển nuôi tôm cua sẽ tạo ra được những mô hình nuôi bền vững, sản lượng cao hơn và hiệu quả của sản xuất. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  24. 24 • Tận dụng được khả năng sử dụng tốt đối với các hệ thống sản xuất qui mô, có thể cải thiện khả năng quản lý chất lượng và cung ứng sản phẩm. • Phát triển mạng lưới quản lý chất lượng các sản phẩm hải sản, thành lập cơ quan cấp phép giấy chứng nhận nguồn gốc và an toàn thực phẩm, phát triển các hệ thống chứng chỉ và lưu trữ dữ liệu ở các cấp huyện và làng xã, quản lý và kiểm soát đầu vào như thức ăn, thuốc, hoá chất, con giống và đầu ra như các sản phẩm cỡ thương phẩm thực sự thúc đẩy cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu thị trường. GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  25. 25 ARDO 4: NHUYỄN THỂ 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia: Thúc đẩy phát triển, nghiên cứu và nuôi các đối tượng động vật thân mềm nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và phục vụ xuất khẩu. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất, tính cạnh tranh, chất lượng và an toàn thực phẩm của nghề nuôi nhuyễn thể tại Việt Nam. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng nghề nuôi nghuyễn thể nói chung và các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: Hàu, Điệp, Ngao, Bào ngư, Sò, Mực, Ốc, Bạch tuộc 2. TÍNH HÁP DẪN 2.1 Lợi ích tiềm năng • Nuôi nhuyễn thể được cho là rất quan trọng bởi vì giá trị thương mại của nó và mục tiêu phát triển đối tượng. • ĐốI tượng có tiềm năng cho cả thị trường nội địa và quốc tế. • Có tiềm năng mở rộng vùng nuôi nhuyễn thể. • Lựa chọn sản phẩm có giá trị cho cải tiến nâng cao chất lượng môi trường cho vùng nuôi, nơi còn tồn tại sự ô nhiễm. • Công nghệ kỹ thuật thấp tạo cơ hội việc làm cho lao động tại địa phương. • Nuôi nhuyễn thể nhằm đa dạng hoá nuôi trồng thuỷ sản, hình thức nuôi có rủi ro thấp với quy mô nuôi đơn loài lớn. • Đặc tính ăn lọc của nhuyễn thể tạo điều kiện nuôi ghép, nuôi đơn, nuôi ghép có thể kết hợp với tôm, cua, cá nhằm nâng cao chất lượng môi trường nuôi và tăng hiệu quả sử dụng của vùng nuôi. • Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm cho con người, sản phẩm nhuyễn thể còn được dùng trong nông nghiệp, công nghiệp, dược phẩm và mỹ nghệ. • Góp phần giảm nghèo đói cho ngư dân vùng xa, hẻo lánh. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  26. 26 GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  27. 27 ARDO 5: CÁ NƯỚC NGỌT 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia Thúc đẩy tăng trưởng, gia tăng lợi nhuận, nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất khẩu cá nước ngọt, đồng thời giảm tác động môi trường trong quá trình sản xuất. Các mục tiêu: Rô Phi: 300.000 tấn cá thương phẩm năm 2015 Cá da trơn (gồm cá Tra và cá Ba sa): Sản lượng 1 triệu tấn năm 2010 1.2. Lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển nguồn gen nhằm tăng tốc độ sinh trưởng đối với cá nuôi nước ngọt và nước lợ, lựa chọn đặc tính phù hợp cho các khu vưc nuôi có độ muối cao, phát triển đàn giống chất lượng tốt và bền vững, nâng cao công nghệ nuôi, hệ thống cho ăn, khả năng xử lý và kiểm soát bệnh tật, làm giảm tác động môi trường, an toàn thực phẩm và nâng cao vị trí trong cơ cấu các sản phẩm 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Rô phi: bao gồm O. niloticus, O. aureus, and Oreochromis spp Các da trơn: bao gồm Pangasianodon hypophthalmus và Pangasius bocourti 2. SỰ HẤP DẪN ĐỐI VỚI VIỆT NAM 2.1. Lợi ích tiềm năng Rô phi • Mở rộng thị trường nội địa cũng như xuất khẩu cung cấp đầu vào cho nông dân. Hiện tại giá tiêu thụ nội địa cao hơn so với giá xuất khẩu. Do không cạnh tranh được với giá cá rô phi xuất khẩu của Trung quốc • Cơ hội cho mở rộng thị trường xuất khẩu trong thời kỳ kinh tế mở. • Đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường cả thị trường nội địa và xuất khẩu, tạo thêm việc làm và phát tiển các dịch vụ liên quan • Có thể sẽ có một số tác động tiêu cực về môi trường bao gồm: ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học và dịch bệnh. Cá da trơn • Làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình từ việc tăng sản lượng và nâng cao chất lượng • Mở rộng thị trường hiện nay nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  28. 28 • Phát triển thành phần kinh tế cá thể qua các trung tâm giống và các nhà máy chế biến • Áp dụng công nghệ mới trong nâng cao sản lượng và chế biến phi lê tươi theo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh quốc tế. • Các tác động môi trường có thể sẽ rất quan trọng, có tác động đến việc nâng cao sản lượng cá da trơn, tác động tiềm năng đến sức khoẻ con người cũng như khả năng kháng các loại kháng sinh GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  29. 29 ARDO 6: SAU THU HOẠCH, CHẾ BIẾN VÀ TẠO GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia: Xây dựng ngành Thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, có kim ngạch xuất khẩu lớn, có khả năng tự đầu tư phát triển. Mục tiêu cụ thể: Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản (2006–2010) tăng với tốc độ bình quân 10,63%/năm; Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 4 tỉ USD; Số lao động nghề cá năm 2010 đạt 4,7 triệu người. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tìm các giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định có chất lượng cao, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu và nội địa cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản, hộ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là một số sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của quốc gia (tôm sú, cá tra, cá basa, cá ngừ đại dương) và sản phẩm nội địa phục vụ tiêu dùng, du lịch trong nước. 2. TÍNH HÁP DẪN 2.1 Lợi ích tiềm năng • Sau thu hoạch, chế biến và việc làm tăng giá trị sản phẩm thúc đẩy thị trường xuất khẩu và là cơ sở cho việc mở rộng nuôi trồng thuỷ sản. • Chất lượng sản phẩm thu hoạch đảm bảo và các sản phẩm cá chế biến trên thực tế đã theo kịp tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong các nước chính về xuất khẩu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản. • Ước tính có khoảng 4 triệu người tham gia làm việc trong ngành thuỷ sản và tương lai sẽ tạo cơ hội việc làm cho thêm nhiều người nữa. • Việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các sản phẩm thuỷ sản kéo theo việc tăng giá sản phẩm và tăng thu nhập. • Giảm thiểu hao phí, đặc biệt trong khai thác xa bờ và việc sử dụng các sản phẩm sinh học để gia tăng giá trị sản phẩm thuỷ sản. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  30. 30 • Phát triển công nghệ bao gồm hình thành các trung tâm nghề cá lớn đồng thời thành lập các khu công nghiệp chế biến công nghệ cao nhằm đảm bảo chất lượng các sản phẩm thuỷ sản hình thành thương hiệu sản phẩn thuỷ sản Việt Nam. • Ngư dân và nông dân có thể được hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng nguyên liệu, sự ổn định về giá của thị trường nội địa và quốc tế, và việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu thô. • Các thành phần tham gia ngành thuỷ sản như: ngư dân, thương lái, công ty thuỷ sản đều được hưởng lợi thông qua việc nâmg cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản (nhờ: công nghệ bảo quản, chế biến, sinh học ) GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  31. 31 ARDO 7: CHIẾT XUẤT HOẠT CHẤT SINH HỌC 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu Quốc gia: Thúc đẩy nâng cao năng lực nghiên cứu và sản xuất các hoạt chất sinh học từ sinh vật biển nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất dược học và ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác, nâng cao giá trị tài nguyên biển, và tiềm năng đa dạng hoá, tạo thêm việc làm. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chiết xuất các hoạt chất sinh học từ các hợp chất sinh học từ phế liệu và nguyên liệu biển. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chiết xuất chitosan, olygoglucosamin, glucosamin. Astaxanthin, alginate, agar, carrageenan, fucoidin, vitamin A, D, Insulin, Lysate, enzyme, guanine, các chế phẩm faty acid omega 3, các chế phẩm hoạt chất sinh học từ phế liệu vỏ tôm, cua, ghẹ, hải sâm, sao biển, cầu gai, cá ngựa, con víc biển, con sam biển, các loài nhuyễn thể 2 vỏ và tảo biển. Aplyziaxin, palitoxin từ động vật thân mềm, spongethimidin và sponridin từ bọt biển crypta, N-dimetylamin,1-2 litiolan từ loài giun biển, phopholipid từ sinh vật biển. 2 TÍNH HÁP DẪN 2.1 Lợi ích tiềm năng • Lợi nhuận thực sự tiềm năng với hàng triệu Đô la. • Thay thế nhập khẩu các dược phẩm cho sức khoẻ con người và cung cấp các bữa ăn kiêng. • Tiềm năng cho thị trường xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. • Các hoạt chất sinh học không thể tìm thấy ở động vật. • Phát triển công nghệ mới nhằm tăng cơ hội việc làm. • Giúp quản lý tốt hơn phụ phẩm thuỷ sản nhằm cải tại môi trường. • Các hoạt chất sinh học nói chung và hoạt chất sinh học từ biển nói riêng được dùng cho các mục đích công nghệ như: dược phẩm, nông gnhiệp, thực phẩm, và nhiều ngành công nghiệp khác GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  32. 32 ARDO 8: KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia Nhằm đánh giá hiện trạng các khu hệ và cộng đồng sinh vật thủy sinh, số lượng và hệ sinh thái và để thiết lập và quản lý khai thác các nguồn lợi ở các khu vực cụ thể thông qua việc xây dựng các phương pháp đánh bắt có lựa chọn và thân thiện với môi trường đảm bảo các hoạt động đánh bắt đạt năng suất và hiệu quả, đảm bảo rằng sử dụng các nguồn lợi thuỷ sản bền vững và bảo vệ môi trường. Tất cả để duy trì sản lượng đánh bắt hiện tại là 1,8 triệu tấn hàng năm một cách bền vững 1.2. Phạm vi nghiên cứu Đánh giá động thái của nguồn lợi thuỷ sản, bao gồm sự phân bố và quy luật di cư của các quần đàn cá, phát triển khai thác theo mùa vụ, các phương pháp đánh bắt, quản lý ngư trường (các vùng đánh bắt) và phát triển và xây dựng các khu vực bảo tồn cần được bảo vệ. Sử dụng các số liệu và thông tin định tính và định lượng để có thể đưa ra các văn bản áp dụng cho việc quản lý đánh bắt, từ đó có thể phát triển các quy định đánh bắt nhằm quản lý và nâng cao năng suất nguồn lợi. Nghiên cứu ứng dụng các công cụ đánh bắt phù hợp, lựa chọn các phương pháp đánh bắt hiệu quả và bảo vệ môi trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Quản lý nguồn lợi: các hệ sinh thái biển, các đặc điểm sinh học và sự biến đổi quần đàn của các loài cá có thể khai thác, đa dạng sinh học và mối quan hệ giữa sự phân bố nguồn lợi và môi trường. Các quy định tổ chức cho việc quản lý nguồn lợi. Khai thác thuỷ sản: xây dựng các công cụ khai thác; các phương pháp tổ chức và sử dụng các công cụ cho việc khai thác thuỷ sản; định lượng, thành phần của các sản phẩm khai thác. Hệ thống của các phương pháp để kiểm soát công suất khai thác được áp dụng tối đa. 2. TÍNH HÁP DẪN 2.1 Lợi ích tiềm năng • Có thể thiết lập vùng bảo tồn nước mặn, khoanh vùng và xác định thành phần loài và mùa vụ đánh bắt. • Tăng khả năng hiểu biết của cộng đồng về luật bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản lâu dài. Ứng dụng một cách rộng rãi việc quản lý dựa vào cộng đồng • Cung cấp kinh phí ổn định cho vùng bảo tồn quốc giá. Dự báo mùa vụ và thời gian đánh bắt, thành phần và khi vực các loài đánh bắt theo một mạng lưới quản lý nguồn lợi tự nhiên và các sở thuỷ sản. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  33. 33 • Đa dạng hoá thành phần người hưởng lợi trong chiến lược khai thác, bảo vệ nguồn lợi và thu hút hoạt động du lịch. • Và thuỷ sản có thể hỗ trợ cho các nghiên cứu khoa học. Đây là một vấn đề cần nhiều thời gian. • Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản sẽ hỗ trợ cho tính bền vững của nghề và và duy trì doanh thu xuất khẩu cao từ lĩnh vực này. • Bảo vệ và nâng cao các vùng sinh sản tự nhiên của các loài thuỷ sản sẽ bảo đảm cho sự mở rộng sản xuất nuôi trồng thuỷ sản có gá trị cao từ đo dẫn tới tăng cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất. • Phát triển hơn nữa các chính sách nhà nước về phát triển kinh tế hàng hải sẽ có tác động tích cực lên cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và phúc lợi của ngư dân GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  34. 34 ARDO 9: CƠ KHÍ HÓA NGÀNH THỦY LỢI 1. Mô tả ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia Tập trung phát triển các phương pháp đánh bắt thủy hải sản có chọn lọc và thân thiện với môi trường nhằm nâng cao hiệu quả và lợi nhuận của hoạt động khai thác thủy hải sản trong khi vẫn đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường. 1.2. Lĩnh vực nghiên cứu Nghiên cứu thiết kế và xây dựng đa dạng kiểu tàu đánh bắt thủy sản ngoài khơi, vùng biến xa bờ. Phát triển cơ khí hóa và công nghệ thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch. Nghiên cứu ứng dụng các dạng ngư cụ, thiết bị phân cỡ cá, phương pháp đánh bắt hiệu quả, khai thác có chọn lọc, bảo tồn đa dang sinh học và môi truờng. Nghiên cứu các thiết bi công nghệ có tác dụng cải thiện và nâng cao khả năng xử lý chất thải từ hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thiết kế và chế tạo tàu đánh bắt thủy hải sản ở tất cả kích cỡ và quy mô, ngư cụ khai thác, trang thiết bị trên tàu cá, phương tiện bảo quản và chế biến sản phẩm đánh bắt 2. TÍNH HẤP DẪN 2.1. Lợi ích tiềm năng • Phát triển xây dựng tàu cá có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, dịch vụ bảo trì bảo dưỡng cơ khí, và các trang thiết bị liên quan đến thủy sản. Tất cả sẽ tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và thu nhâp cho hàng nghìn lao động. • Tàu cá và các trang thiết bị khác sản xuất chế tạo tại Viêt nam được nhìn nhận rẻ hơn các sản phẩm cùng loại sản xuất ngoài nuớc là điều kiện thuận lợi nhằm hỗ trợ tốt hơn ngư dân và nhà chế biến trong việc gia tăng lợi nhuận. • Việc áp dụng công nghệ đánh bắt có chọn lọc các loài cá có giá trị kinh tế cao sẽ cải thiện hiệu quả đánh bắt. • Phương pháp thực hành và trang thiết bị xử lý sản phẩm sau thu hoạch hiện đại hơn sẽ đảm bảo giảm thiểu thất thoát kinh tế do sản phẩm xuống cấp hoặc hư hỏng. • Tàu cá có trang thiết bị đầy đủ, công suất cao, tỷ phần cơ khí hóa cao, có thể làm tăng sản lượng thủy hải sản đánh bắt cá xa bờ nhằm làm giảm áp lực khai thác vùng bờ. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  35. 35 • Phát triển có khí hóa có chiến lược và kế hoạch có thể chắc chắn nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế mở hiện nay. GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  36. 36 KHẢ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC LỢI ÍCH TIỀM NĂNG [Mục đích là đưa ra kết quả đánh giá khả năng đạt được lợi ích tiềm năng của mỗi ARDO] Khả năng tiếp thu/ chấp nhận: phản ánh khả năng sử dụng các kết quả nghiên cứu thành công tại VN. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng càng lớn thì: ƒ Mức độ/tốc độ tiếp thu càng cao và càng nhanh ƒ Lợi ích / phúc lợi càng dễ nhận thấy ƒ Các Chính sách và Nghị định của Chính phủ càng thuận chiều ƒ Hệ thống khuyến nông càng có hiệu quả ƒ Sự tập trung nghiên cứu và mức độ cải cách/tiến bộ càng cao ƒ Sự cạnh tranh quốc tế trong thương mại càng cao Cách làm: Thảo luận nhóm ƒ Thảo luận khả năng chấp nhận kết quả nghiên cứu đưa ra từ mỗi ARDO bằng cách cho điểm sơ bộ ƒ Ghi vào thẻ những vấn đề chính phát sinh trong khi thảo luận từng ARDO, đặc biệt là những thông tin mới và đã được kiểm chứng. Đại biểu có trách nhiệm thảo luận tất cả các ARDO ƒ Đại biểu báo cáo và cho điểm vào thẻ ƒ Đại biểu xem xét và sửa lại việc cho điểm cho từng ARDO lần cuối ƒ Thu thập thẻ cho điểm GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  37. 37 KHẢ NĂNG ĐẠT ĐƯỢC LỢI ÍCH TIỀM NĂNG – ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM SƠ BỘ (Đại biểu hoàn thành đánh giá sơ bộ theo bảng này để mang đến Hội thảo) LĨNH VỰC ARDO Thang Những luận cứ và câu hỏi điểm Tại sao cho điểm như vậy; những vấn đề được đưa 1-9 ra từ Tài liệu thông tin là gì? 1: CÁ BIỂN 2: CÁ NƯỚC LẠNH 3: GIÁP XÁC 4: NHUYỄN THỂ 5: CÁ NƯỚC NGỌT 6: SAU THU HOẠCH, CHẾ BIẾN VÀ TẠO GIÁ TRỊ GIA TĂNG 7: CHIẾT XUẤT HOẠT CHẤT SINH HỌC 8: KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI 9: CƠ KHÍ HÓA NGÀNH THỦY SẢN Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  38. 38 ARDO 1: CÁ BIỂN 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia Nhằm nâng cao sản lượng và phát triển bền vững các đối tượng nuôi biển, bao gồm sản xuất giống nhân tạo một số đối tượng nuôi có giá trị cao nhằm cung cấp cho nghề nuôi biển. Mục tiêu của Bộ thủy sản đến năm 2010, sản lượng nuôi cá biển đạt 300.000 tấn và gía trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4 tỷ đô la Mỹ. 1.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào lựa chọn các đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, cải thiện công nghệ nuôi cá bố mẹ, ương nuôi ấu trùng, và sản xuất giống cá biển. Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thức ăn tự nhiên trong ương nuôi ấu trùng, sử dụng thức ăn tổng hợp và thức ăn công nghiệp thay thế cá tạp trong nuôi thương phẩm. Phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững dựa vào việc áp dụng tổng hợp các biện pháp quản lý môi trường, ngăn chặn tác nhân gây bệnh, và đánh giá tác động của các yếu tố môi trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các đối tượng chính gồm cá song, cá giò, cá hồng mỹ, và cá chẽm 2 TÍNH HẤP DẪN 2.2 Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng • Ứng dụng công nghệ mới trong các lĩnh vực như kỹ thuật nuôi thương phẩm, kỹ thuật sinh sản nhân tạo, ương nuôi ấu trùng, sản xuất thức ăn nhân tạo, phương pháp quản lý phòng trị dịch bệnh, điều mà ngành nuôi cá biển của Việt Nam đang thiếu hoặc chưa hoàn thiện. • Nhu cầu đầu tư lớn của các hình thức nuôi có quy mô lớn sẽ gia tăng rủi ro như làm giảm số người mới tham gia trong lĩnh vực này cũng như làm giảm khả năng cạnh tranh của các hộ sản xuất có quy mô nhỏ. • Việc thu hồi vốn đầu tư nhanh chóng của nghề nuôi biển sẽ khuyến khích những nhà đầu tư mới tham gia vào lĩnh vực này • Phát triển và ứng dụng công nghệ chế biến sẽ đảm bảo cho việc đa dạng hóa các sản phẩm và đa dạng hóa thị trường cho các sản phẩm của ngành. • Thiếu sự ủng hộ của chính phủ trong việc cung cấp hành lang pháp lý, thị trường xuất khẩu, bao gồm cả vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm có thể làm giảm sự phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của ngành • Nghề nuôi cá biển là một ngành mới tại Việt Nam. Có rất nhiều vần đề cần đầu tư phát triển như công nghệ nuôi cá bố mẹ, công nghệ sản xuất giống nhân tạo, kỹ Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  39. 39 thuật ương nuôi ấu trùng, sản xuất thức ăn tự nhiên, sản xuất thức ăn nhân tạo, quản lý phòng trị dịch bệnh và môi trường. Điều này sẽ mất thời gian đê đạt được các công nghệ kỹ thuật trên GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  40. 40 ARDO 2: CÁ NƯỚC LẠNH 1 MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu Quốc gia: Nhằm đa dạng hoá các loài nuôi nước ngọt, để tăng giá trị của nuôi thuỷ sản nước ngọt, và đáp ứng nhu cầu hàng hoá cho thị trường trong và ngoài nước. 1.2. Lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong các hệ thống trang trại khác nhau. Định hướng các loại thức ăn phù hợp và cách thức cho ăn, quản lý dịch bệnh, kiểm soát và đánh giá tác động của môi trường đối với vùng nuôi và vấn đề an toàn thực phẩm. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nhóm cá hồi gồm cá Oncorhinchus mykiss và cá white fish; Họ Acipensidae bao gồm các loài: Acipenser baerri, và A. ruthenus 2. TÍNH HẤP DẪN 2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng • Khả năng nuôi cá nước lạnh chỉ có thể thực hiện được bằng các nguồn đầu tư lớn vào sản xuất từ các đơn vị cá nhân. • Thiếu nguồn giống bản địa và thức ăn nhập khẩu với giá cao làm giảm khả năng thích nghi. • Lãi cao từ các mô hình sản xuất lớn thực sự thu hút đầu tư từ các đơn vị tư nhân. • Các mô hình đầu tư nhỏ hơn cũng có thể thu được lợi nhuận từ việc thiết lập quy mô sản xuất tương tự và các cơ sở chế biến. • Mức đầu tư lớn thường kéo theo rủi ro chính là nguyên nhân làm giảm số lượng các nhà đầu tư mới. • Hiện nay còn thiếu các nghiên cưu về công nghệ và kỹ thuật, khuyến ngư, và các nhà sản xuất tốn nhiều thời gian cho việc thuần hoá đối tượng và phát triển công nghệ GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  41. 41 ARDO 3: GIÁP XÁC 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu Quốc gia: Đa dạng hoá hình thức nuôi một số loài giáp xác có giá trị kinh tế để nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về vệ sinh an toàn thực phẩm (HAACP). Mục tiêu của chính phủ đến năm 2010 là phát triển nuôi trồng thủy sản đạt sản lượng 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu lao động. Chỉ tiêu đề ra cho nhóm giáp xác phải đóng góp 60% tổng giá trị sản lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo, gia tăng số lượng, nâng cao chất lượng con giống và xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm bao gồm kiểm soát con giống nuôi, thức ăn thích hợp, quản lý môi trường nuôi và bệnh thủy sản. Đồng thời, nghiên cứu các giải pháp nuôi an toàn, cải thiện chất lượng sản phẩm và nghiên cứu thị trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng ưu tiên nghiên cứu nuôi ven bờ biển : Tôm sú, cua xanh - Đối tượng ưu tiên nghiên cứu nuôi trên biển : Tôm hùm - Đối tượng ưu tiên nghiên cứu nuôi ở các thủy vực nước ngọt : Tôm càng xanh 2. TÍNH HẤP DẪN 2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng • Nông dân ứng dụng nhanh các hệ thống sản xuất để cung cấp nhiều sản phẩm và tăng thu nhập, tuy nhiên trong nhiều trường hợp chưa gắn kết với việc quản lý dịch bệnh. • Ng− d©n nhËn thøc tèt vÒ nghÒ nu«i t«m, cua ®èi víi kÕ sinh nhai cña hä, g¾n bã víi nghÒ vµ s½n sµng ¸p dông kü thuËt míi ®Ó t¨ng n¨ng suÊt, s¶n l−îng t«m cua nu«i. • Nhà nước hỗ trợ mục tiêu chiến lược trong chiến lược nuôi tôm, cua ở ven biển và ở các vùng nông thôn xa, hẻo lánh trong thời gian ngắn phải thu hồi được vốn đầu tư. • Các hộ nuôi với quy mô nhỏ sẽ gặp khó khăn trong việc ứng dụng Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, điều kiện quan trọng khi ra nhập WTO. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  42. 42 Yêu cầu của WTO và AFTA, đặc biệt về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ thêm chi phí cho người sản xuất có thể dẫn đến sù t¨ng lªn vÒ gi¸ thµnh s¶n phÈm trong khi gi¸ thÞ tr−êng kh«ng t¨ng GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  43. 43 ARDO 4: NHUYỄN THỂ 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia: Thúc đẩy phát triển, nghiên cứu và nuôi các đối tượng động vật thân mềm nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và phục vụ xuất khẩu. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất, tính cạnh tranh, chất lượng và an toàn thực phẩm của nghề nuôi nhuyễn thể tại Việt Nam. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng nghề nuôi nghuyễn thể nói chung và các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: Hàu, Điệp, Ngao, Bào ngư, Sò, Mực, Ốc, Bạch tuộc 2. TÍNH HẤP DẪN 2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng • Công nghệ nuôi đơn giản, chi phí đầu vào thấp làm tăng khả năng ứng dụng cho người nghèo. • Loài có giá trị cao với tiềm năng thu hồi vốn làm tăng khả năng ứng dụng. • Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp cho phát triển nuôi nhuyễn thể để trở thành quốc gia cung cấp các sản phẩm nhuyễn thể trên thế giới. • Phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa và quốc tế sẽ khuyến khích nông dân tham gia nuôi nhuyễn thể. • Thiếu kinh nghiệm trong thị trường xuất khẩu đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian phát triển thị trường. • Dễ nhận thấy sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường quốc tế về sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. • Nông dân gặp vấn đề về bệnh dịch và chất lượng nước còn tồn tại trong nuôi trồng thuỷ sản thì có thể chuyển sang hình thức nuôi nhuyễn thể nhằm giảm thiểu tác động của bệnh dịch. • GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  44. 44 ARDO 5: CÁ NƯỚC NGỌT 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia Thúc đẩy tăng trưởng, gia tăng lợi nhuận, nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất khẩu cá nước ngọt, đồng thời giảm tác động môi trường trong quá trình sản xuất. Các mục tiêu: Rô Phi: 300.000 tấn cá thương phẩm năm 2015 Cá da trơn: Sản lượng 1 triệu tấn năm 2010 1.2. Lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển nguồn gen nhằm tăng tốc độ sinh trưởng đối với cá nuôi nước ngọt và nước lợ, lựa chọn đặc tính phù hợp cho các khu vưc nuôi có độ mặn cao, phát triển đàn giống chất lượng tốt và bền vững, nâng cao công nghệ nuôi, hệ thống cho ăn, khả năng xử lý và kiểm soát bệnh tật, làm giảm tác động môi trường, an toàn thực phẩm và nâng cao vị trí trong cơ cấu các sản phẩm 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Rô phi: bao gồm O. niloticus, O. aureus, and Oreochromis spp Các da trơn: bao gồm cá Tra Pangasianodon hypophthalmus và cá Ba sa Pangasius bocourti 2. TÍNH HẤP DẪN 2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng Cá Rô phi • Đầu tư ban đầu thấp, công nghệ không phức tạp dễ áp dụng nên khuyến khích được sự tham gia của số đông nông dân. • Sản phẩm nghiên cứu đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại sống còn của trung tâm sản xuất giống, của người nông dân, nhà máy chế biến thủy sản. • Nghiên cứu khuyến ngư gắn liến với nhà sản xuất, kinh nghiệm cho thấy công nghệ được ứng dụng rất nhanh và mang lại nhiều lợi ích cho nông dân tham gia hoat động nuôi trồng thủy sản. • Đầu tư vào sản xuất của khối tư nhân và công ty đã và đang tăng đáng kể, cả cường độ và quy mô sản xuất, phát triển trang thiết bị chế biến thủy sản. • Ứng dụng một số kĩ thuật mới và tiên tiến phụ thuộc nhiều vào kết quả thử nghiệm trình diễn và ứng dụng của công nghệ. • Thị trường hóa sản phẩm vẫn đang ở quy mô nhỏ và không có chiến lược có thể mang lại sự đình trệ trong sản xuất, và thời gian hoàn vốn dài hơn. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  45. 45 • Chính sách kính tế mở, công nghệ tiên tiến, và nguồn đầu tư từ chính phủ và tư nhân có tác động tích cực và hồ trợ mạng lưới khuyến ngư và chuyên giao công nghệ. • Các rủi ro như tác động xấu của môi trường, trộm cắp gây tác động xấu đến khả năng tham gia phát triển thủy sản của nông dân. Cá da trơn • Kinh nghiệm trong ứng dụng công nghệ đã và đang mang lại hiệu quả tích cực bao gồm làm thay đổi và mở rộng quy mô sản xuất giống nhân tạo, tăng giá trị sản phẩm khi xuất khẩu; việc áp dụng một số mô hình nuôi khác nhau như ao sâu, lồng gỗ, lồng tre, và dây chuyền chế biến. • Ứng dụng kết quả nghiên cứu và công nghệ mới đã giúp giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm và lợi nhuận. • Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học không chưa đựng nhiều rủi ro. Quan trong hơn, kế hoach nên đồng bộ; con giống, thức ăn và hóa chất sử dụng phải được kiểm tra quản lý chất lượng thường xuyên nhằm đảm bảo quy chuẩn quốc tế. • Khó khăn trong giai đoạn đầu lập kế hoạch, sự thống nhất trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tái định cư có thể gây trì hoãn kế hoạch cần thực hiện. • Tư nhân tham gia tích cực vào việc đầu tư phát triển quy mô sản xuất, tăng khả năng thâm canh của mô hình sản xuất. Đây là động lực quan trọng làm tăng sản lượng cá da trơn. GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  46. 46 ARDO 6: SAU THU HOẠCH, CHẾ BIẾN VÀ TẠO GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia: Xây dựng ngành Thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, có kim ngạch xuất khẩu lớn, có khả năng tự đầu tư phát triển. Mục tiêu cụ thể: Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản (2006–2010) tăng với tốc độ bình quân 10,63%/năm; Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 4 tỉ USD; Số lao động nghề cá năm 2010 đạt 4,7 triệu người. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tìm các giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định có chất lượng cao, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu và nội địa cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản, hộ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là một số sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của quốc gia (tôm sú, cá tra, cá basa, cá ngừ đại dương) và sản phẩm nội địa phục vụ tiêu dùng, du lịch trong nước. 2. TÍNH HẤP DẪN 2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng • Trong sản xuất, các vấn đề liên quan đến lưu giữ và bảo quản sản phẩm luôn được ứng dụng bởi khu nghề cá, và đặc biệt được ứng dụng trong khai thác xa bờ. • Việc hợp tác nghiên cứu giữa các Viện và các công ty chế biến, công ty thương mại sản phẩm thuỷ sản thực sự nâng cao tính thực tế của các công nghệ tiên tiến. • Một vài cơ sở chế biến và các các công ty xuất khẩu có thể không muốn hợp tác trong việc phát triển công nghệ mới cho việc tăng giá trị sản phẩm bởi vì họ ít được tiếp cận với kỹ thuật bảo quản tiên tiến, chất lượng nguyên liệu của họ thường thấp, hiệu quả kinh tế không cao. GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  47. 47 ARDO 7: CHIẾT XUẤT HOẠT CHẤT SINH HỌC 1. XÁC ĐỊNH ARDO 1.1. Mục tiêu Quốc gia: Thúc đẩy nâng cao năng lực nghiên cứu và sản xuất các hoạt chất sinh học từ sinh vật biển nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất dược học và ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác, nâng cao giá trị tài nguyên biển, và tiềm năng đa dạng hoá, tạo thêm việc làm. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chiết xuất các hoạt chất sinh học từ các hợp chất sinh học từ phế liệu và nguyên liệu biển. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chiết xuất chitosan, olygoglucosamin, glucosamin. Astaxanthin, alginate, agar, carrageenan, fucoidin, vitamin A, D, Insulin, Lysate, enzyme, guanine, các chế phẩm faty acid omega 3, các chế phẩm hoạt chất sinh học từ phế liệu vỏ tôm, cua, ghẹ, hải sâm, sao biển, cầu gai, cá ngựa, con víc biển, con sam biển, các loài nhuyễn thể 2 vỏ và tảo biển. Aplyziaxin, palitoxin từ động vật thân mềm, spongethimidin và sponridin từ bọt biển crypta, N-dimetylamin,1-2 litiolan từ loài giun biển, phopholipid từ sinh vật biển 2. TÍNH HẤP DẪN 2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng • Chưa có chính sách, quy chế riêng cho lĩnh vực các hoạt chất biển là nguyên nhân hạn chế sự phát triển. • Phát triển quy mô ứng dụng công nghệ chiết xuất cần có các chương trình hợp tác giữa các thành phần kinh tế, bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân. • Cần có thời gian nhằm thay đổi nhận thức về quản lý phế liệu thuỷ sản. • Việc quản lý chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải tiến hành trong thời gian dài nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. • Cần phải tăng cường mối quan hệ giữa các nhà sử dụng hoạt chất sinh học ở Việt Nam nhằm đảm bảo nhu cầu về số lượng và chất lượng của thị trường nội địa. • Các nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực ứng dụng hoạt chất sinh học còn hạn chế GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  48. 48 ARDO 8: KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia Nhằm đánh giá hiện trạng các khu hệ và cộng đồng sinh vật thủy sinh, số lượng và hệ sinh thái và để thiết lập và quản lý khai thác các nguồn lợi ở các khu vực cụ thể thông qua việc xây dựng các phương pháp đánh bắt có lựa chọn và thân thiện với môi trường đảm bảo các hoạt động đánh bắt đạt năng suất và hiệu quả, đảm bảo rằng sử dụng các nguồn lợi thuỷ sản bền vững và bảo vệ môi trường. Tất cả để duy trì sản lượng đánh bắt hiện tại là 1,8 triệu tấn hàng năm một cách bền vững 1.2. Phạm vi nghiên cứu Đánh giá động thái của nguồn lợi thuỷ sản, bao gồm sự phân bố và quy luật di cư của các quần đàn cá, phát triển khai thác theo mùa vụ, các phương pháp đánh bắt, quản lý ngư trường (các vùng đánh bắt) và phát triển và xây dựng các khu vực bảo tồn cần được bảo vệ. Sử dụng các số liệu và thông tin định tính và định lượng để có thể đưa ra các văn bản áp dụng cho việc quản lý đánh bắt, từ đó có thể phát triển các quy định đánh bắt nhằm quản lý và nâng cao năng suất nguồn lợi. Nghiên cứu ứng dụng các công cụ đánh bắt phù hợp, lựa chọn các phương pháp đánh bắt hiệu quả và bảo vệ môi trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Quản lý nguồn lợi: các hệ sinh thái biển, các đặc điểm sinh học và sự biến đổi quần đàn của các loài cá có thể khai thác, đa dạng sinh học và mối quan hệ giữa sự phân bố nguồn lợi và môi trường. Các quy định tổ chức cho việc quản lý nguồn lợi. Khai thác thuỷ sản: xây dựng các công cụ khai thác; các phương pháp tổ chức và sử dụng các công cụ cho việc khai thác thuỷ sản; định lượng, thành phần của các sản phẩm khai thác. Hệ thống của các phương pháp để kiểm soát công suất khai thác được áp dụng tối đa 2. TÍNH HẤP DẪN 2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng • Đời sống của nhiều hộ gia đình phụ thuộc vào việc khai thác đánh bắt thủy sản tự nhiên, và như vậy có khả năng họ sẽ bất chấp những quy định phục vụ phát triển bền vững để đạt được mục đích tăng thu nhập trong thời gian ngắn. • Nắm rõ quy luật biến động của nguồn lợi thủy sản, của đàn cá bố mẹ, và đương nhiên việc quản lý nguồn lợi Understasẽ gặp khó khăn khi có nhiều bên tham gia nhưng không phân rõ trách nhiệm. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  49. 49 • Trình diễn các biện pháp quản lí tiên tiến, đặc biệt các vùng sinh sản tụ nhiên chủ yếu, sẽ hỗ trợ cộng đồng trong việc nhận thức và hạn chế việc khai thác trái phép • Chi phí áp dụng công nghệ khai thác và thiết bị tiên tiến có thể sẽ không phù hợp với các nông hộ hạnn chế năng lực tài chính. • Tăng khả năng nhận thức của cộng đồng trong việc quản lý nguồn lợi thông qua mô hình quản lý dựa vào cộng đồng góp phần tăng hiểu biết và mức sống • Chính sách tham gia của nhiều cấp trong quản lí và khai thác nguồn lợi thủy sản đã và đang mang lại hiệu quả tích cực rõ rệt GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  50. 50 ARDO 9: CƠ KHÍ HÓA NGÀNH THỦY SẢN 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia Tập trung phát triển các phương pháp đánh bắt thủy hải sản có chọn lọc và thân thiện với môi trường nhằm nâng cao hiệu quả và lợi nhuận của hoạt động khai thác thủy hải sản trong khi vẫn đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường. 1.2. Lĩnh vực nghiên cứu Nghiên cứu thiết kế và xây dựng đa dạng kiểu tàu đánh bắt thủy sản ngoài khơi, vùng biến xa bờ. Phát triển cơ khí hóa và công nghệ thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch. Nghiên cứu ứng dụng các dạng ngư cụ, thiết bị phân cỡ cá, phương pháp đánh bắt hiệu quả, khai thác có chọn lọc, bảo tồn đa dang sinh học và môi truờng. Nghiên cứu các thiết bi công nghệ có tác dụng cải thiện và nâng cao khả năng xử lý chất thải từ hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thiết kế và chế tạo tàu đánh bắt thủy hải sản ở tất cả kích cỡ và quy mô, ngư cụ khai thác, trang thiết bị trên tàu cá, phương tiện bảo quản và chế biến sản phẩm đánh bắt 2. TÍNH HẤP DẪN 2.2. Khả năng đạt được lợi ích tiềm năng • Các phương pháp khai thác cá truyền thống, thiếu đầu tư tài chính vào mua sắm tàu cá mới và hiện đại sẽ tác động xấu đến các gia đình nghèo, đánh bắt quy mô nhỏ. • Các mô hình khai thác lớn hơn do tư nhân đầu tư là nhân tố kích thích sự táo bạo áp dụng công nghệ mới của nhiều gia đình khác. • Một số lượng lớn cán bộ có trình độ, các sinh viên sắp tốt nghiệp có động lực mạnh mẽ đóng góp phát triển ngành cơ khí tàu thuyền và thủy sản nói chung. • Là một thành phần của ngành thủy sản, cơ khí thủy sản đã được xem là linh vực kinh tế trọng điểm, mục tiêu quan tâm đầu tư phát triển. Điều này có thể đảm bảo đầu tư cao cả về tài chính và nhân lực. GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  51. 51 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOA HỌC [Mục đích là đưa ra kết quả đánh giá tiềm năng khoa học liên quan của từng ARDO] Tiềm năng khoa học: phạm vi phát triển kiến thức/hiểu biết về các lĩnh vực khoa học liên quan và những công cụ/trang thiết bị và kỹ thuật nghiên cứu có sẵn ở VN Tiềm năng khoa học càng cao thì: – Mức độ/tốc độ thay đổi trong các chuyên ngành càng nhanh – Khả năng về tiến bộ khoa học càng lớn – Công cụ/trang thiết bị và kỹ thuật nghiên cứu càng được sử dụng nhiều hơn và tốt hơn – Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu chiến lược càng cao hơn so với nghiên cứu áp dụng Cách làm: Thảo luận: • Thảo luận tiềm năng khoa học của từng ARDO bằng cách sử dụng cho điểm sơ bộ • Ghi vào thẻ những vấn đề chính phát sinh trong khi thảo luận từng ARDO, đặc biệt là những thông tin mới và đã được kiểm chứng. Đại biểu có trách nhiệm thảo luận tất cả các ARDO • Đại biểu báo cáo và cho điểm vào thẻ • Đại biểu xem xét và cho lại điểm cho từng ARDO lần cuối • Thu thập thẻ cho điểm GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  52. 52 TIỀM NĂNG KHOA HỌC– ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM SƠ BỘ ( Đại biểu hoàn thành đánh giá sơ bộ theo bảng này để mang đến Hội thảo) LĨNH VỰC ARDO Thang Những luận cứ và câu hỏi điểm Tại sao cho điểm như vậy; những vấn đề được đưa 1-9 ra từ Tài liệu thông tin là gì? 1: CÁ BIỂN 2: CÁ NƯỚC LẠNH 3: GIÁP XÁC 4: NHUYỄN THỂ 5: CÁ NƯỚC NGỌT 6: SAU THU HOẠCH, CHẾ BIẾN VÀ TẠO GIÁ TRỊ GIA TĂNG 7: CHIẾT XUẤT HOẠT CHẤT SINH HỌC 8: KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI 9: CƠ KHÍ Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  53. 53 ARDO 1: CÁ BIỂN 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia Nhằm nâng cao sản lượng và phát triển bền vững các đối tượng nuôi biển, bao gồm sản xuất giống nhân tạo một số đối tượng nuôi có giá trị cao nhằm cung cấp cho nghề nuôi biển. Mục tiêu của Bộ thủy sản đến năm 2010, sản lượng nuôi cá biển đạt 300.000 tấn và gía trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4 tỷ đô la Mỹ. 1.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào lựa chọn các đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, cải thiện công nghệ nuôi cá bố mẹ, ương nuôi ấu trùng, và sản xuất giống cá biển. Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thức ăn tự nhiên trong ương nuôi ấu trùng, sử dụng thức ăn tổng hợp và thức ăn công nghiệp thay thế cá tạp trong nuôi thương phẩm. Phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững dựa vào việc áp dụng tổng hợp các biện pháp quản lý môi trường, ngăn chặn tác nhân gây bệnh, và đánh giá tác động của các yếu tố môi trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các đối tượng chính gồm cá song, cá giò, cá hồng mỹ, và cá chẽm 3. TÍNH KHẢ THI 3.1. Tiềm năng khoa học: • Lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, cải thiện công nghệ nuôi cá bố mẹ, kỹ thuật sinh sản cá biển nhân tạo, phát triển và ứng dụng thức ăn tự nhiên trong ương nuôi ấu trùng và sản xuất giống, phát triển thức ăn công nghiệm cho giai đoạn nuôi thương phẩm, cải thiện quy trình công nghệ nuôi cá biển • Cải thiện công nghệ sản xuất giống một số đối tượng như song chấm nâu, (Epinephelus coioides), song vang (E. bleekeri), cá song chanh (E. lanceolatus), và cá song hổ (E. fuscoguttatus). • Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh sản, và kỹ thuật sản xuất giống của một số đối tượng cá song có giá trị cao như song chuột (Cromoleptis altivelis), song vang (E. bleekeri), song hổ (E. fuscoguttatus), song chanh, E. lanceolatus, và cá rạm san hô (Plectropomus leopadus). • Phát triển và ứng dụng công nghệ nuôi cá giò, cá hồng mỹ, cá chẽm cũng như công nghệ nuôi cá bố me, kỹ thuật ương nuôi ấu trùng, kỹ thuật sản xuất giống, và kỹ thuật nuôi thương phẩm các đối tượng nuôi biển phổ biến. • Nghiên cứu và phát triển thức ăn nhân tạo cho các hệ thống nuôi biển Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  54. 54 • Nghiên cứu, xác định các loại bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của nghề nuôi nhằm đưa ra biện pháp phòng trị phù hợp cho ngành công nghiệp còn non trẻ này. • Đánh giá tác động của các hệ thống nuôi lồng biển đến môi trường • Phát triển các quy định mang tính pháp lỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy phép đăng ký hệ thống nuôi • Phát triển công nghệ sau thu hoạch như công nghệ chế biến sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm thủy sản. GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  55. 55 ARDO 2: CÁ NƯỚC LẠNH 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu Quốc gia: Nhằm đa dạng hoá các loài nuôi nước ngọt, để tăng giá trị của nuôi thuỷ sản nước ngọt, và đáp ứng nhu cầu hàng hoá cho thị trường trong và ngoài nước. 1.2. Lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong các hệ thống trang trại khác nhau. Định hướng các loại thức ăn phù hợp và cách thức cho ăn, quản lý dịch bệnh, kiểm soát và đánh giá tác động của môi trường đối với vùng nuôi và vấn đề an toàn thực phẩm. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nhóm cá hồi gồm cá Oncorhinchus mykiss và cá white fish; Họ Acipensidae bao gồm các loài: Acipenser baerri, và A. ruthenus 3. TÍNH KHẢ THI 3.1. Tiềm năng nghiên cứu: • Phát triển nuôi thương phẩm và các mô hình nuôi trang trại. • Công nghệ sản xuất giống. • Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh. • Dinh dưỡng, thức ăn và cho ăn. • Chế biến sản phẩm. • Thị trường GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  56. 56 ARDO 3: GIÁP XÁC 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu Quốc gia: Đa dạng hoá hình thức nuôi một số loài giáp xác có giá trị kinh tế để nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về vệ sinh an toàn thực phẩm (HAACP). Mục tiêu của chính phủ đến năm 2010 là phát triển nuôi trồng thủy sản đạt sản lượng 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu lao động. Chỉ tiêu đề ra cho nhóm giáp xác phải đóng góp 60% tổng giá trị sản lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo, gia tăng số lượng, nâng cao chất lượng con giống và xây dựng quy trình công nghệ nuôi thương phẩm bao gồm kiểm soát con giống nuôi, thức ăn thích hợp, quản lý môi trường nuôi và bệnh thủy sản. Đồng thời, nghiên cứu các giải pháp nuôi an toàn, cải thiện chất lượng sản phẩm và nghiên cứu thị trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng ưu tiên nghiên cứu nuôi ven bờ biển : Tôm sú, cua xanh - Đối tượng ưu tiên nghiên cứu nuôi trên biển : Tôm hùm - Đối tượng ưu tiên nghiên cứu nuôi ở các thủy vực nước ngọt : Tôm càng xanh 3. TÍNH KHẢ THI 3.1. Tiềm năng khoa học: • TriÓn väng hîp t¸c nghiªn cøu víi c¸c tæ chøc chÕ biÕn, xuÊt khÈu thñy s¶n ®Ó c¶i thiÖn quy tr×nh kü thuËt trong kh©u b¶o qu¶n chÊt l−îng s¶n phÈm tõ khi thu ho¹ch ®Õn xuÊt khÈu theo tiªu chuÈn ISO vµ HAACP. • TiÕp thu c¸c tiÕn bé kü thuËt ®Ó t¨ng gi¸ trÞ s¶n phÈm vµ ®a d¹ng ho¸ c¸c mÆt hµng xuÊt khÈu th«ng qua c«ng nghÖ chÕ biÕn. • Nghiên cứu thị trường để xác định những thị trường có lợi nhất và những thị trường yêu cầu về số lượng, chất lượng và cung cấp liên tục. • Xây dựng thương hiệu và nh·n m¸c cña s¶n phÈm thñy s¶n, chøng nhËn chÊt l−îng vµ nguån gèc s¶n phÈm, đảm bảo tiªu chuÈn an toµn vÖ sinh thùc phÈm trong xuÊt khÈu vµ tiªu dïng néi ®Þa. • Tôm, cua và tôm càng xanh: o Nghiên cứu nâng cao công nghệ tái sản xuất, giảm giá con giống. o Phát triển hệ thống và công nghệ tái sản xuất, để đạt được kích cỡ thương phẩm đảm bảo về chất lượng và an toàn thực phẩm. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  57. 57 o Nghiên cứu thức ăn công nghiệp phù hợp cho nuôi cua và tôm càng xanh thương phẩm. o Nghiên cứu hiệu quả và mô hình nuôi kết hợp tôm, cua bền vững, mô hình nuôi kết hợp vớI các đối tượng khác, nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa, nuôi bán thâm canh trong ao và đăng. o Giải pháp quản lý môi trường và bệnh dịch của giáp xác. o Thiết lập công nghệ mới cho thu hoạch sản phẩm, chế biến và đa dạng hoá các sản phẩm tôm cua. • Tôm hùm: o Nghiên cứu giải pháp bảo vệ nguồn lợi tôm hùm bông trong tự nhiên. o Công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trên biển, quản lý môi trường, bệnh dịch và thức ăn. o Công nghệ tái sản xuất giống tôm hùm bông. GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  58. 58 ARDO 4: NHUYỄN THỂ 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia: Thúc đẩy phát triển, nghiên cứu và nuôi các đối tượng động vật thân mềm nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và phục vụ xuất khẩu. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất, tính cạnh tranh, chất lượng và an toàn thực phẩm của nghề nuôi nhuyễn thể tại Việt Nam. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng nghề nuôi nghuyễn thể nói chung và các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: Hàu, Điệp, Ngao, Bào ngư, Sò, Mực, Ốc, Bạch tuộc 3. TÍNH KHẢ THI 3.1 Tiềm năng khoa học: • Phát triển công nghệ sản xuất giống nhuyễn thể có giá trị cao. • Bổ sung và làm tăng nguồn giống tự nhiên để tăng dự trữ giống. • Tìm hiểu chung và kỹ thuật lưu giữ tảo làm thức ăn cho ấu trùng nhuyễn thể. • Phát triển công nghệ nuôi mới cho các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đảm bảo được sản lượng và chất lượng phục vụ cho xuất khẩu. • Sản phẩm của mô hình áp dụng Quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt quy định vùng nuôi đạt tiêu chuẩn quốc tế. • Phát triển dòng tam bội thể như là một giải pháp khoa học để nâng cao năng suất GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  59. 59 ARDO 5: CÁ NƯỚC NGỌT 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia Thúc đẩy tăng trưởng, gia tăng lợi nhuận, nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất khẩu cá nước ngọt, đồng thời giảm tác động môi trường trong quá trình sản xuất. Các mục tiêu: Rô Phi: 300.000 tấn cá thương phẩm năm 2015 Cá da trơn: Sản lượng 1 triệu tấn năm 2010 1.2. Lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển nguồn gen nhằm tăng tốc độ sinh trưởng đối với cá nuôi nước ngọt và nước lợ, lựa chọn đặc tính phù hợp cho các khu vưc nuôi có độ mặn cao, phát triển đàn giống chất lượng tốt và bền vững, nâng cao công nghệ nuôi, hệ thống cho ăn, khả năng xử lý và kiểm soát bệnh tật, làm giảm tác động môi trường, an toàn thực phẩm và nâng cao vị trí trong cơ cấu các sản phẩm 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Rô phi: bao gồm O. niloticus, O. aureus, and Oreochromis spp Các da trơn: bao gồm cá Tra Pangasianodon hypophthalmus và cá Ba sa Pangasius bocourti 3. TÍNH KHẢ THI 3.1. Tiềm năng khoa học: Cá Rô phi: • Chương trình chọn và sản xuất giống nhằm tìm ra các dòng thích hợp với điều kiện nuôi khác nhau (tỷ lệ tăng trưởng cao hơn trong nuôi nước ngọt, nước mặn, chụi nhiệt độ thấp • Tạo dòng GIFT có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn và chịu lạnh tốt hơn. Cải thiện chất lượng cá Rô phi trong điều kiện nuôi nước lợ (biến thiên độ mặn rộng). • Tăng cường và cải tiến việc quản lý đàn cá bố mẹ và cơ sở sản xuất giống. • Nghiên cứu cải thiện chất lượng và dây chuyền sản xuất cá rô phi đơn tính hiện nay nhằm tạo ra nhiều con giống hơn và chất lượng tốt hơn. • Cải thiện công nghệ nuôi, công thuc thức ăn, chế biến, phòng trị bệnh, quản lý và kiểm soát tốt các mô hình nuôi thâm canh. • Phát triển hệ nuôi kết hợp, chuỗi cung cấp từ ssản xuất giống tới nuôi thương phẩm và thị trường hóa sản phẩm. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  60. 60 • Sử dụng hiệu quả hơn nguồn nước, giảm nguy cơ phát sinh và bùng phát bệnh. • Cải thiện hiệu quả và tỷ lệ thịt phi lê và công nghệ chế biến • Sử dụng di truyền phân tử để hỗ trợ cải thiện nguồn gen cá Rô phi. • xác đinh tác động của việc nuôi cá Rô phi trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản của Việt nam và các tác động tiêu cực tiềm năng đến môi trường. • Giới thiệu các loài cá mới cho năng suất cao hơn, hõ trợ cho chiến lược xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và chất lượng sản phẩm. • Phát triển các liệu pháp thay thế chất kháng sinh trong việc kiểm soát bệnh như sử dụng chế phẩm sinh học, các vi khuẩn có lợi. Cá da trơn: • Lập kế hoạch tốt và quản lí tốt các vung nuôi tập trung và thâm canh để có thể cải thiện chất lượng nước và tác động môi trường. • Quản lý và kiểm soát các loại thuốc và hóa chất câm trong nuôi trồng thủy sản do bộ thủy sản ban hành nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giá trị xuất khẩu. • Ứng dụng công nghệ mã số, mã vạch nhằm hộ trợ truy xuất nguồn gôc và điều tra thị trường. • Tăng khả năng sinh sản để có thể cung cấp nhiêu giống hơn cho thị trường nuôi thương phẩm và tạo nhiêu sản lượng hơn. • Cải thiện chất lượng giống và thức ăn thong qua các nghiên cứu tăng cường về công thức chế biến thức ăn. • Các phương pháp xử lí nước nhằm giảm thiểu việc sử dụng hóa chất và kháng sinh cho môi trường nước. • Có khả năng kiểm soát và cách li giống và chất lượng giống, chất lượng thức ăn, sử dụng có kiểm soát các loại kháng sinh và hóa chất • Thực hiện thanh công công nghệ di truyền và lựa chọn giống, dinh dưỡng và thức ăn cho cá, thiết kế và tạo lập vùng nuôi bền vững và an toàn GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  61. 61 ARDO 6: SAU THU HOẠCH, CHẾ BIẾN VÀ TẠO GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia: Xây dựng ngành Thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, có kim ngạch xuất khẩu lớn, có khả năng tự đầu tư phát triển. Mục tiêu cụ thể: Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản (2006–2010) tăng với tốc độ bình quân 10,63%/năm; Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 4 tỉ USD; Số lao động nghề cá năm 2010 đạt 4,7 triệu người. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tìm các giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định có chất lượng cao, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu và nội địa cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản, hộ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là một số sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của quốc gia (tôm sú, cá tra, cá basa, cá ngừ đại dương) và sản phẩm nội địa phục vụ tiêu dùng, du lịch trong nước. 3. TÍNH KHẢ THI 3.1 Tiềm năng khoa học: • Các hoạt động cần được thực hiện trong thời gian tới: o Hiện đại hoá thuyền thu mua và vận chuyển nguyên vật liệu, để giảm thời gian bảo quản trên tàu khai thác. o Áp dụng công nghệ mới (ngoại trừ công nghệ truyền thống) trong bảo quản sản phẩm thuỷ sản để giảm thất thoát sau thu hoạch, đặc biệt trong bảo quản của khai thác xa bờ. o Mô hình quản lý tổng hợp để giám sát toàn bộ quy trình từ bảo quản, vận chuyển, đến việc xây dựng cảng cá, chợ cá phục vụ cho nghề cá thương phẩm. o Các sản phẩm sinh học trong bảo quản sản phẩm. o Biên soạn tài liệu và tập huấn về kỹ thuật bảo quản cá cho ngư dân. o Biên soạn tài liệu về công nghệ sinh học cho bảo quản cho các tàu cá khai thác xa bờ. o Nâng cao chất lượng đồ hộp xuất khẩu. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  62. 62 o Sử dụng sản phẩm thải để gia tăng giá trị sản phẩm. o Phát triển sản phẩm mới như: surimi, sản phẩm ăn liền. o Tăng giá tri và đa dạng hoá các sản phẩm khô và xông khói. o Nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nước mắm và các sản phẩm lên men khác. o Nâng cao hiệu quả của việc sản xuất và tách chiết rong biển. o Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao (các sản phẩm có giá trị), đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm mục đích đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế (đặc biệt là khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO). o Ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong chiết xuất, sản xuất và việc dùng các sản phẩm sinh học từ sản phẩm biển để tiết kiệm. Trong những năm tới, đây là vấn đề then chốt. o Nghiên cứu về vệ sinh an toàn thực phẩm cần cho các công đoạn từ đánh bắt cho đến bảo quản, vận chuyển và chế biến. Nhằm tăng chất lượng nguyên liệu sau bảo quản, đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm. o Sử dụng chế phẩm sinh học trong bảo quản. o Nghiên cứu quá trình lên men cho các loài khác nhau (hạn chế, ngăn chặn, ngăn cản tác động của enzymes kích thích phan huỷ) nhằm phát triển hợp lý quy trình kỹ thuật đóng gói cho các loài thuỷ sản khác nhau. • Các nghiên cứu cụ thể bao gồm: o Các sản phẩm đồ hộp: là các loại đồ hộp cá như cá trích, nục, cá ngừ. Đa số các sản phẩm đồ hộp tiêu thụ nội địa, đồ hộp nhuyễn thể và giáp xác có sản lượng nhỏ. Sản phẩm đồ hộp cá ngừ của Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trong khi đó đồ hộp cá ngừ là một trong những sản phẩm xuất khẩu chính của các nước trong khu vực như Thái lan, Philippines. Hàng năm, Thái lan xuất khẩu cá ngừ đóng hộp trị giá khoảng 500 triệu USD. o Surimi và các sản phẩm phối chế từ surimi: Nâng cao chất lượng surimi và các sản phẩm phối chế từ surimi để nâng cao giá trị của các loài cá có giá trị thấp. Thực tế là các sản phẩm surimi được xuất khẩu và chúng thường gặp các vấn đề về màu sắc và các tính chất vật lý khác. Các sản phẩm surimi có sẵn tại các chợ, thậm chí chất lượng rất thấp và không phong phú. o Sản phẩm xông khói: Sản phẩm xông khói phổ biến trên thị trường thế giới nhưng hầu như không được sản xuất tại Việt nam. Các nghiên cứu về các sản phẩm xông khói nhằm tăng giá trị của sản phẩm xông khói như cá xông khói và nghuyễn thể. o Nước mắm và các sản phẩm lên men truyền thống khác: cơ giới hoá các quá trình sản xuất nước mắm và các sản phẩm lên men để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất đồng thời đảm bảo an toàn vệ Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  63. 63 sinh thực phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng khẩu vị của nước nhập khẩu: như mùi vị, an toàn vệ sinh, bao bì của sản phẩm. o Các sản phẩm khô và cá tẩm gia vị: chế biến các loại cá kém giá trị thành sản phẩm khô tẩm gia vị xuất khẩu, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. o Các sản phẩm chiết xuất từ rong biển: nâng cao hiệu suất thu hồi sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm như Agar, Alginate và Carrageenan để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. o Các sản phẩm khác: bao gồm các sản phẩm chế biến từ phụ phế liệu như gelatine, bột cá, chiết xuất enzym, chiết xuất các hợp chất có hoạt tính sinh học từ sinh vật biển, các loại thực phẩm chức năng, các loại đặc sản. Đặc biệt, việc chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ phế liệu sẽ giảm ô nhiễm môi trường. GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  64. 64 ARDO 7: CHIẾT XUẤT HOẠT CHẤT SINH HỌC 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu Quốc gia: Thúc đẩy nâng cao năng lực nghiên cứu và sản xuất các hoạt chất sinh học từ sinh vật biển nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất dược học và ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác, nâng cao giá trị tài nguyên biển, và tiềm năng đa dạng hoá, tạo thêm việc làm. 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chiết xuất các hoạt chất sinh học từ các hợp chất sinh học từ phế liệu và nguyên liệu biển. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu chiết xuất chitosan, olygoglucosamin, glucosamin. Astaxanthin, alginate, agar, carrageenan, fucoidin, vitamin A, D, Insulin, Lysate, enzyme, guanine, các chế phẩm faty acid omega 3, các chế phẩm hoạt chất sinh học từ phế liệu vỏ tôm, cua, ghẹ, hải sâm, sao biển, cầu gai, cá ngựa, con víc biển, con sam biển, các loài nhuyễn thể 2 vỏ và tảo biển. Aplyziaxin, palitoxin từ động vật thân mềm, spongethimidin và sponridin từ bọt biển crypta, N-dimetylamin,1-2 litiolan từ loài giun biển, phopholipid từ sinh vật biển 3. TÍNH KHẢ THI 3.1. Tiềm năng khoa học: • Lĩnh vực nghiên cứu còn mới mẻ và có thể đạt được những thành tựu nhanh chóng trong điều kiện đầu tư hạn chế. • Sự phát triển nhanh chóng trong nghiên cứu vấn đề này trên thế giới có nhiều cơ hội cho sự hợp tác giữa các đối tác trong nước và quốc tế. • Tốc độ phát triển kiến thức trong lĩnh vực chiết xuất các hoạt chất sinh học ngày càng cao trên thế giới cũng như trong nước, nhiều nước đã chi những khoản tiền lớn cho lĩnh vực này. • Cần có ưu tiên cho cải tiến công nghệ trong chiết xuất và trong chất lượng của hoạt chất chitosan. • Các bước tiếp theo trong việc hình thành các hợp chất có nguồn gốc từ chitosan cũng như việc chiết xuất các hợp chất có giá trị và ưu tiên chiết xuất từ nguồn khác. • Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khá đầy đủ ở Việt nam như: trường đại học thủy sản và các viện thực hiên nghiên cứu đã được trang bị các phòng thí nghiệm hiện đại có đủ khả năng nghiên cứu chiết xuất các hoạt chất sinh học từ biển. • Lĩnh vực nghiên cứu cụ thể: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  65. 65 o Hoàn thiện và nâng cao năng lực chiết xuất và chất lượng của chitosan từ các phế liệu thuỷ sản như: vỏ tôm, cua, mai mực. Dành ưu tiên cho việc tiêu chuẩn hoá phương pháp chiết xuất (phương pháp hoá học, phương phát sinh học), nâng cao công nghệ sản xuất chitosan, fucoidin, agar-agar, carrageenan nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm (ưu tiên chính dành cho các phương pháp sản xuất sinh học, xử lý và tái sử dụng nước thải trong các phương pháp hoá học, cơ giới hoá quá trình sản xuất) và xác định thành phần của các hợp chất đặc biệt là các thành phần có hoạt tính cao. o Nghiên cứu chiết suât và ứng dụng chế phẩm sinh học từ chitosan: Nghiên cứu về chiết xuất và ứng dụng các hoạt chất như oligoglucosamine and glucosamine từ chitosan bằng phương pháp sinh học nhằm đảm bảo chất lượng cao, an toàn, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. o Hoàn thiện công nghệ và nâng cao năng lực chiêt suất cũng như ứng dụng các hoạt chất từ rong bển. o Nghiên cứu về chiết xuất hoạt chất quý hiếm từ sinh vật biển và phế liệu nghề cá. Nghiên cứu công nghệ chiết xuất các hoạt chất từ phế liệu thuỷ sản như: vỏ tôm cua, đầu và gan cá, rong biển, limuloid, sao biển, cá ngựa, giun biển, sea -urchin, nhuyễn thể, bạch tuộc, cá nóc. o Nghiên cứu về chiết xuất , thành phần và ứng dụng của các hợp chất có độc tính cao từ sinh vật biển trong dược học. Các hoạt chất có độc tố cao như, tetrodotoxin từ cá nóc, nereistoxin từ mang trần, toxi từ tảo biển, saxitoxin, neosatoxin and goniautoxin and DSP (diarrhetic shellfish poisons) từ nhuyễn thể, một số hoạt chất sinh học từ bọt biển, Gonganlax catanella, jelly fish, giun biển, hải sâm. GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  66. 66 ARDO 8: KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia Nhằm đánh giá hiện trạng các khu hệ và cộng đồng sinh vật thủy sinh, số lượng và hệ sinh thái và để thiết lập và quản lý khai thác các nguồn lợi ở các khu vực cụ thể thông qua việc xây dựng các phương pháp đánh bắt có lựa chọn và thân thiện với môi trường đảm bảo các hoạt động đánh bắt đạt năng suất và hiệu quả, đảm bảo rằng sử dụng các nguồn lợi thuỷ sản bền vững và bảo vệ môi trường. Tất cả để duy trì sản lượng đánh bắt hiện tại là 1,8 triệu tấn hàng năm một cách bền vững 1.2. Phạm vi nghiên cứu Đánh giá động thái của nguồn lợi thuỷ sản, bao gồm sự phân bố và quy luật di cư của các quần đàn cá, phát triển khai thác theo mùa vụ, các phương pháp đánh bắt, quản lý ngư trường (các vùng đánh bắt) và phát triển và xây dựng các khu vực bảo tồn cần được bảo vệ. Sử dụng các số liệu và thông tin định tính và định lượng để có thể đưa ra các văn bản áp dụng cho việc quản lý đánh bắt, từ đó có thể phát triển các quy định đánh bắt nhằm quản lý và nâng cao năng suất nguồn lợi. Nghiên cứu ứng dụng các công cụ đánh bắt phù hợp, lựa chọn các phương pháp đánh bắt hiệu quả và bảo vệ môi trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Quản lý nguồn lợi: các hệ sinh thái biển, các đặc điểm sinh học và sự biến đổi quần đàn của các loài cá có thể khai thác, đa dạng sinh học và mối quan hệ giữa sự phân bố nguồn lợi và môi trường. Các quy định tổ chức cho việc quản lý nguồn lợi. Khai thác thuỷ sản: xây dựng các công cụ khai thác; các phương pháp tổ chức và sử dụng các công cụ cho việc khai thác thuỷ sản; định lượng, thành phần của các sản phẩm khai thác. Hệ thống của các phương pháp để kiểm soát công suất khai thác được áp dụng tối đa 3. TÍNH KHẢ THI 3.1 Tiềm năng khoa học: • Nguồn thông tin toàn diện và cập nhật, phân tích qua các cuộc khảo sát nguồn lợi thủy sản sẽ hố trợ nhiều trong việc xác đinh các vùng trong yếu cần quan tâm, phát triển các phương pháp quản lý nguồn lợi bền vững nhằm tạo dựng cơ sở tin cậy cho các chính sách phát triển thủy sản bao gồm lập kế hoạch quản lý và phát triển. • Thiết lập và quản lý các khu bảo tồn, khu vực cấm xâm phạm, khu vực hạn chế khai thác sẽ hỗ trợ đáng kể trong việc bảo vệ và tái tạo hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  67. 67 • Thực hiện chính sach quản lý có sự tham gia của nhiều cấp, tầng lớp xã hội, tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo trách nhiệm của nhiều bên và liên tục. • Xác định quan hệ giữa sản lượng có thể khai thác và năng lực khai thác và điều kiện môi trường để hoạt động khai thác được bền vững. • Nghiên cứu ứng dụng việc sử dụng hiệu quả ngư cụ, lưới khai thác có chon lọc để loại bỏ những loài cá không mong muốn và có kích thước nhỏ. • Tập trung đặc biệt vào cải thiện phương pháp sử dụng sóng âm nhằm có được những kết quả nghiên cứu chính xác hơn, nghiên cứu khai thác các loại cá nhỏ ven bờ, khảo sát sản lượng vùng thềm lục địa. • Hoàn thiện truy nhập dữ liệu và thống kê thủy sản (theo loài và nhóm loài) ở từng vùng tạo điều kiện hỗ trợ đánh giá nguồn lợi, kết hợp quản lý cấp vùng, lãnh thổ. • Nghiên cứu điều kiện đất, nước, tài chính, lao động, thị trường, công nghệ phục vụ phát triển quản lý và khai thac bền vững. GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  68. 68 ARDO 9: CƠ KHÍ HÓA NGÀNH THỦY SẢN 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia Tập trung phát triển các phương pháp đánh bắt thủy hải sản có chọn lọc và thân thiện với môi trường nhằm nâng cao hiệu quả và lợi nhuận của hoạt động khai thác thủy hải sản trong khi vẫn đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường. 1.2. Lĩnh vực nghiên cứu Nghiên cứu thiết kế và xây dựng đa dạng kiểu tàu đánh bắt thủy sản ngoài khơi, vùng biến xa bờ. Phát triển cơ khí hóa và công nghệ thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản sau thu hoạch. Nghiên cứu ứng dụng các dạng ngư cụ, thiết bị phân cỡ cá, phương pháp đánh bắt hiệu quả, khai thác có chọn lọc, bảo tồn đa dang sinh học và môi truờng. Nghiên cứu các thiết bi công nghệ có tác dụng cải thiện và nâng cao khả năng xử lý chất thải từ hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thiết kế và chế tạo tàu đánh bắt thủy hải sản ở tất cả kích cỡ và quy mô, ngư cụ khai thác, trang thiết bị trên tàu cá, phương tiện bảo quản và chế biến sản phẩm đánh bắt 3. TÍNH KHẢ THI 3.1. Tiềm năng khoa học: • Cải tiến công cụ và công nghệ đánh bắt nhằm nâng cao tính chọn lọc và lợi nhuận của nghành khai thác thủy sản. • Cải thiện công nghệ bảo quản và cất giữ sau thu hoạch nhằm duy trì chất lượng sản phẩm trong thời gian lâu hơn. • Nghiên cứu và ứng dụng vật liệu mới vào sản xuất và chế tạo ngư cụ và tàu thuyền đánh bắt, góp phần làm tăng tính bền vững nguồn lợi và bảo vệ môi trường. • Thiết kế và sản xuất tàu cá và dụng cụ cơ khí phục vụ đánh bắt và chế biến sản phẩm nuôi trồng thủy sản nhằm thúc đẩy quy mô sản xuất, cải thiện an toàn lao động và tiết kiệm nhân công. • Thiết lập và sant xuất công cụ cơ khí đặc biệt cho nghề cá góp phần làm tăng sản lượng, an toàn sản xuất và tiết kiệm nhân công. • Cho đến năm 2020 định hướng cải thiện hệ thống sản xuất, chế tạo và dịch vụ sản phẩm cơ khí công nghệ cao đáp ứng 50% nhu cầu thị trường trong nước GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  69. 69 ĐÁNH GIA NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU [Mục đích đưa ra kết quả đánh giá năng lực nghiên cứu liên quan của từng ARDO] Năng lực nghiên cứ: phản ánh khả năng của Việt Nam trong việc tập hợp đội ngũ nghiên cứu đủ khả năng cạnh tranh và đội ngũ khuyến nông chuyển giao kết quả nghiên cứu cho người sử dụng. Năng lực nghiên cứu được cải thiện với: • Số lượng và chất lượng của các kỹ năng sẵn có • Khả năng cộng tác của các nhóm nghiên cứu giỏi • Hiệu quả vận hành/quản lý nghiên cứu • Chất lượng thiết bị và cơ sở hạ tầng • Chất lượng và hiệu quả của các hệ thống và nhân viên trợ giúp Cách làm: Thảo luận nhóm • Thảo luận năng lực nghiên cứu của từng ARDO bằng cách sử dụng cho điểm sơ bộ để khởi động sự thảo luận • Ghi vào thẻ những vấn đề chính phát sinh trong khi thảo luận từng ARDO, đặc biệt là những thông tin mới và đã được kiểm chứng. Đại biểu có trách nhiệm thảo luận tất cả các ARDO • Đại biểu trình bày và cho điểm vào thẻ • Đại biểu xem xét và cho điểm lại đối với từng ARDO lần cuối • Thu thập thẻ cho điểm GHI CHÚ: Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  70. 70 NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU – ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM SƠ BỘ (Đại biểu hoàn thành đánh giá sơ bộ theo bảng này để mang đến Hội thảo) LĨNH VỰC ARDO Thang Những luận cứ và câu hỏi điểm Tại sao cho điểm như vậy; những vấn đề được đưa 1-9 ra từ Tài liệu thông tin là gì? 1: CÁ BIỂN 2: CÁ NƯỚC LẠNH 3: GIÁP XÁC 4: NHUYỄN THỂ 5: CÁ NƯỚC NGỌT 6: SAU THU HOẠCH, CHẾ BIẾN VÀ TẠO GIÁ TRỊ GIA TĂNG 7: CHIẾT XUẤT HOẠT CHẤT SINH HỌC 8: KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỢI 9: CƠ KHÍ HÓA NGÀNH THỦY SẢN Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam
  71. 71 ARDO 1: CÁ BIỂN 1. MÔ TẢ ARDO 1.1. Mục tiêu quốc gia Nhằm nâng cao sản lượng và phát triển bền vững các đối tượng nuôi biển, bao gồm sản xuất giống nhân tạo một số đối tượng nuôi có giá trị cao nhằm cung cấp cho nghề nuôi biển. Mục tiêu của Bộ thủy sản đến năm 2010, sản lượng nuôi cá biển đạt 300.000 tấn và gía trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4 tỷ đô la Mỹ. 1.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào lựa chọn các đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, cải thiện công nghệ nuôi cá bố mẹ, ương nuôi ấu trùng, và sản xuất giống cá biển. Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thức ăn tự nhiên trong ương nuôi ấu trùng, sử dụng thức ăn tổng hợp và thức ăn công nghiệp thay thế cá tạp trong nuôi thương phẩm. Phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững dựa vào việc áp dụng tổng hợp các biện pháp quản lý môi trường, ngăn chặn tác nhân gây bệnh, và đánh giá tác động của các yếu tố môi trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các đối tượng chính gồm cá song, cá giò, cá hồng mỹ, và cá chẽm 3. TÍNH KHẢ THI 3.2. Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) Các cơ quan nghiên cứu chính bao gồm Bộ Thủy Sản • Viện nghiên cứu NTTS 1 • Viện nghiên cứu NTTS 2 • Viện nghiên cứu NTTS 3 • Viện Hải Dương học • Số lượng nghiên cứu viên tham gia vào nghiên cứu cá nuôi biển chưa được thống kê. Ước lượng mỗi viện nghiên cứu, trường đại học và cao đẳng có khoảng 10 nghiên cứu viên tham gia trực tiếp vào nghiên cứu cá nuôi biển. Trường đại học và cao đẳng • Trường đại học thủy sản Nha Trang • Viện nghiên cứu thủy sản thuộc trường đại học Cần Thơ • Khoa thủy sản trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Ưu tiên nghiên cứu và phát triển thủy sản cho Việt Nam