Tài liệu Tập huấn công tác y tế trường học

pdf 115 trang phuongnguyen 4510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Tập huấn công tác y tế trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_cong_tac_y_te_truong_hoc.pdf

Nội dung text: Tài liệu Tập huấn công tác y tế trường học

  1. BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH – Y TẾ CÔNG CỘNG TP. HCM TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC TP. HỒ CHÍ MINH - 2012
  2. MỤC LỤC Bài 1: Yêu cầu vệ sinh phòng học, phòng chức năng, khu nội trú, bán trú, bếp ăn - các công trình vệ sinh 2. 1.1. Vệ sinh môi trường trường học 2. 1.2. Vệ sinh phòng học 6. 1.3. Vệ sinh phòng thí nghiệm 9. 1.4. Vệ sinh phòng công nghệ thông tin 10. 1.5. Vệ sinh phòng thư viện 11. 1.6. Vệ sinh phòng y tế 11. 1.7. Vệ sinh phòng thực hành lao động hướng nghiệp 12. 1.8. Vệ sinh các công trình vệ sinh, cung cấp nước sạch, xử lý chất thải 12. 1.9. Vệ sinh sân, bãi tập, nhà đa năng 13. 1.10.Vệ sinh khu nội trú, bán trú 14. 1.11.Vệ sinh bếp ăn tập thể 14. Bài 2: Yêu cầu vệ sinh bảng, bàn ghế và một số thiết bị đồ dùng học tập 17. 2.1. Vệ sinh bàn ghế học sinh 17. 2.2. Vệ sinh bảng phòng học 20. 2.3. Vệ sinh học cụ, học phẩm 20. Bài 3: Kỹ thuật đo các yếu tố vệ sinh trong lớp học 21. 3.1. Kỹ thuật đánh giá vi khí hậu trong trường học 21. 3.2. Kỹ thuật đánh giá ánh sáng trong môi trường trường học 31. 3.3. Kỹ thuật đánh giá tiếng ồn trong môi trường trường học 39. 3.4 Kỹ thuật đánh giá khí O2 & CO2 trong môi trường trường học 43. 3.5. Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh trường học 46. Bài 4: Khám, phân loại và quản lý sức khỏe học sinh, thực hành khám, phân loại và quản lý sức khỏe học sinh 54. Bài 5: Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe 66. 5.1. Kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe trong trường học 66. 5.2. Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên 75. 5.3. Giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, phòng chống một số bệnh tật học đường và các bệnh truyền nhiễm 81. 1
  3. Bài 1 YÊU CẦU VỆ SINH PHÒNG HỌC, PHÒNG CHỨC NĂNG, KHU NỘI TRÚ, BÁN TRÚ, BẾP ĂN - CÁC CÔNG TRÌNH VỆ SINH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC Người trình bày: Bs CKII.Nguyễn Doãn Thành TRƯỜNG MẦM NON Yêu cầu vệ sinh môi trường Vị trí xây dựng: - Vị trí để xây dựng: ở khu vực trung tâm của một khu trung cư (xã, phường, cụm nhà máy ), phù hợp với quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ tới trường, nhà trẻ. Đảm bảo các quy định về an toàn và VSMT - Khoảng cách từ gia đình trẻ tới trường, nhà trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn không được quá 1 km. Đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không được quá 2 km - Nơi xây dựng phải ở vị trí cao ráo, sáng sủa, gần nguồn cung cấp nước sạch, xa các nguồn gây ô nhiễm Diện tích xây dựng: Diện tích khu đất xây dựng gồm diện tích xây dựng, diện tích sân chơi, diện tích cây xanh, đường đi Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12 m2/1 trẻ đối với khu vực nông thôn, miền núi. Còn khu vực thành phố và thị xã là 8m2/1 trẻ Khuôn viên nhà trường phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, tre, kim loại hoặc bằng hàng cây xanh tùy theo điều kiện và hoàn cảnh từng vùng. Các công trình và phòng ban trong trường mầm non: Phải đảm bảo đúng quy cách về tiêu chuẩn thiết kế và cách quy định về vệ sinh trường học hiện hành. Bố trí các công trình phải đảm bảo độc lập giữa các khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phục vụ (tr.12 – 13 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật VSTH). Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục đối với từng độ tuổi. Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Đảm bảo điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được xây dựng tương ứng với số nhóm, lớp theo các độ tuổi của nhà trường, nhà trẻ, đảm bảo mỗi nhóm, lớp có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em riêng. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục gồm: 2
  4. - Phòng sinh hoạt chung - Phòng ngủ - Phòng vệ sinh - Hiên chơi Khối phòng phục vụ học tập - Phòng giáo dục thể chất - Phòng giáo dục nghệ thuật (phòng đa chức năng) Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực bếp và nhà kho Khối phòng hành chính quản trị - Văn phòng trường - Phòng hiệu trưởng - Phòng phó hiệu trưởng - Phòng hành chính quản trị - Phòng y tế - Phòng bảo vệ - Phòng dành cho nhân viên - Khu vực vệ sinh cho giáo viên, CBNV - Khu vực để xe cho giáo viên, CBNV - Khu vực vệ sinh cho giáo viên, CBNV Sân vườn: - Sân chơi của các nhóm, lớp - Sân chơi chung - Sân chơi – cây xanh Trang thiết bị trong các phòng của trường mầm non Phòng sinh hoạt chung - Có diện tích từ 1,5 – 1,8 m2/1 trẻ - Phòng phải thoáng khí, đủ ánh sáng tự nhiên - Nền nhà được láng bằng xi măng hoặc gạch màu sáng hay bằng gỗ. Có thể sử dụng phòng sinh hoạt chung làm nơi ăn ngủ cho trẻ mẫu giáo, phòng này cần được trang bị các phương tiện sau: . Bàn ghế đúng kích thước của trẻ theo quy định và đủ số lượng cho trẻ trong lớp . Bàn ghế và bảng cho giáo viên . Hệ thống tủ, kệ, giá dựng đồ chơi, đồ dùng và tài liệu giảng dạy - Đầy đủ hệ thống đèn điện và hệ thống quạt Phòng ngủ - Có diện tích từ 1,2 – 1,5 m2/1 trẻ 3
  5. - Phòng phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng phải được cung cấp các trang thiết bị sau: . Giường, phản, chiếu, đệm, chăn gối, màn, quạt tùy theo khí hậu và điều kiện kinh tế của từng vùng, miền . Hệ thống tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng phục vụ trẻ ngủ Phòng vệ sinh Có diện tích từ 0,4 – 0,6m2 /1 trẻ. Riêng đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo phải có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh có các thiết bị sau: - Với nhà trẻ phải có vòi nước rửa tay, ghế ngồi bô, có thể bố trí máng tiểu, bệ xí cho trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi, vòi tắm, có thể có bể hoặc bồn chứa nước nhưng phải đảm bảo an toàn cho trẻ - Với trẻ mẫu giáo: có vòi nước rửa tay, chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái, vòi tắm, bể hoặc bồn chứa nước nhưng phải đảm bảo an toàn cho trẻ Hiên chơi: có diện tích từ 0,5 – 0,7 m2/1 trẻ. Chiều rộng không dưới 2,1 m, có lan can bao quanh cao từ 0,8 – 1,0 m Nhà bếp Nhà bếp là nơi chế biến thức ăn hàng ngày cho trẻ, có nhiều liên quan đến sức khỏe và bệnh tật của trẻ do đó nhà bếp phải được đặc biệt quan tâm - Có diện tích từ 0,30 – 0,35m2 /1 trẻ. Trong nhà bếp gồm có các khu như sau: Khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn, các khu này phải được thiết kế theo nguyên tắc một chiều - Nhà bếp phải được cung cấp các trang thiết bị sau đây . Có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường . Có dụng cụng chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, ATTP . Có tủ lạnh để lưu giữ thực phẩm của trẻ em ăn bán trú . Có đủ nước sử dụng, chất lượng nước phải được cơ quan y tế kiểm định . Đảm bảo việc xử lý các chất thải đúng quy định . Đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ Yêu cầu vệ sinh về trang thiết bị, đồ dùng học tập, đồ chơi và tài liệu - Nhà trường, nhà trẻ phải có đủ thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cá nhân, tài liệu theo quy định của BGDĐT; Sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng , chăm sóc và giáo dục trẻ - Nhà trường, nhà trẻ sử dụng các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu ngoài danh mục do Bộ GDĐT ban hành phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ mầm non. - Nhà trường, nhà trẻ phải có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung và nâng cấp các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu 4
  6. TRƯỜNG PHỔ THÔNG Quy hoạch xây dựng trường học Vị trí xây dựng trường học phải đảm bảo các yêu cầu sau: Trường học phải được xây dựng ở gần khu dân cư, có địa hình cao ráo, có độ dốc 3% để dễ thóat nước, thoáng mát, yên tĩnh cho việc giảng dạy và học tập. Bán kính phục vụ của trường tùy theo cấp học: không quá 1000m đối với học sinh tiểu học, không quá 1500m đối với học sinh trung học cơ sở và không quá 3000m đối với học sinh trung học phổ thông. Riêng đối với miền núi, khoảng cách từ nhà đến trường không quá 2000m đối với học sinh tiểu học và không quá 3000m đối với học sinh trung học cơ sở. Trường học cần đảm bảo để học sinh đi học không đi qua các trục đường giao thông lớn có mật độ xe cộ qua lại cao, không phải đi đò hoặc lội qua sông suối. Trường học đặt vị trí sao cho thời gian đi tới trường của học sinh tiểu học và THCS ở nông thôn khỏang 20 phút, của học sinh THPT nếu bằng xe đạp khỏang 35 phút Trường học nằm xa các cơ sở thường xuyên có tiếng ồn hoặc các chất độc hại như nhà máy, xí nghiệp, chợ, bến xe, bệnh viện, cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm. Theo tiêu chuẩn về khỏang cách vệ sinh 3733/2002/QĐ – BYT thì cơ sở sản xuất có ô nhiễm lọai 1 phải cách trường học tối thiểu 1000 m, lọai 2 phải cách tối thiểu 500 m và lọai 3 tối thiểu phải cách 100 m Diện tích trường Diện tích xây dựng trường học được tính toán dựa vào số học sinh của trường, đảm bảo cho diện tích trung bình cho một học sinh không dưới 6m2 (đối với thành phố), không dưới 10 m2 (đối với nông thôn, miền núi) Số tầng nhà cho mỗi cấp học: 2 – 3 tầng cho THCS và tiểu học và 3 – 4 tầng cho THPT Khuôn viên của trường Khuôn viên của trường phải có hàng rào bảo vệ (tường xây hoặc hàng rào cây xanh) cao tối thiểu 1,5m. Mặt bằng của trường được chia thành 3 khu vực chính là: khu vực trồng cây xanh, khu vực sân chơi, bãi tập và khu vực xây dựng các công trình. Khu vực trồng cây xanh bao gồm các thảm cỏ, dải cây ngăn cách và điểm bảo vệ, chiếm tỷ lệ 20 - 40% tổng diện tích. Nếu khu đất xây dựng trường tiếp giác với vườn cây, công viên thì cho phép giảm tỷ lệ diện tích cây xanh nhưng không quá 10% tỷ lệ diện tích cây xanh cho phép. Khu vực sân chơi, bãi tập chiếm từ 40 – 50% tổng diện tích. Khu vực khối công trình xây dựng chiếm từ 20 – 30% tổng diện tích. 5
  7. Cơ cấu khối công trình Khối phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, xưởng trường: số phòng được xây dựng tương ứng với số lớp học của trường và đảm bảo mỗi lớp có một phòng học riêng. Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục rèn luyện thể chất hoặc nhà đa năng; phòng giáo dục nghệ thuật; thư viện; phòng thiết bị giáo dục; phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập. Khối phòng hành chính quản trị và khu nghỉ của giáo viên: Phòng Hiệu trưởng (những trường quy mô lớn cần có phòng Phó hiệu trưởng); phòng giáo viên; văn phòng; phòng y tế học đường; kho; phòng thường trực, bảo vệ ở gần cổng trường. Khu nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều kiện sức khỏe cho học sinh học bán trú (nếu có). Khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, giáo viên, học sinh; khu chứa rác và hệ thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh. Khuyến khích xây dựng khu vệ sinh riêng cho mỗi tầng nhà, mỗi dãy phòng học và ở cuối chiều gió chính so với khu lớp học và khu hành chính, cách xa nguồn nước sinh họat nếu nguồn nước sinh họat là nước giếng Khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên. Vệ sinh phòng học Kích thước phòng học Hình dáng phòng học tốt nhất là hình chữ nhật, bố trí hướng lấy ánh sáng chính từ phía không có hành lang và tạo cho ánh sáng chiếu lên bàn học sinh từ bên trái. Tỷ lệ các cạnh của lớp học hợp lý là 3: 4, trong đó chiều ngang lớp học trong khoảng từ 6 – 6,5m , chiều dài lớp học khoảng từ 8 – 8,5m. Yêu cầu về diện tích lớp học tối thiểu cho 1 học sinh từ 1,10 đến 1,25m2. Chiều cao hợp lý sẽ làm cho phòng học thông thoáng, kết hợp với cửa thông gió và quạt để đáp ứng các yêu cầu về vi khí hậu. Chiều cao phòng học không được thấp hơn 3,6m. Cửa sổ phòng học Cần phải có diện tích đủ lớn để đảm bảo chiếu sáng tự nhiên tốt. Cửa sổ phải có cửa chính và cửa chớp để chắn nắng che mưa. Hình dáng cửa sổ tốt nhất là hình chữ nhật, không nên xây cửa sổ hình ô van hay gô tích. Tỷ lệ chiều cao mép trên cửa sổ và chiều ngang phòng không nhỏ hơn 1/2, khoảng cách giữa hai cửa sổ từ 50 – 90cm. Màu sơn của phòng học có ảnh hưởng tới cường độ chiếu sáng trong phòng học. Tường nên sơn màu vàng nhạt, trần sơn màu trắng. Tường sơn màu sáng có thể làm tăng cường độ chiếu sáng trong phòng học lên 20 – 30% nhờ ánh sáng phản xạ. 6
  8. Thông khí phòng học Môi trường không khí trong phòng học có ảnh hưởng tới tỷ lệ bệnh tật, tình trạng sức khỏe và khả năng học tập của học sinh. Nếu phòng học không được thông khí tốt thì chất lượng không khí có sự thay đổi đáng kể về thành phần hóa học cũng như tính chất lý học, học sinh sẽ có cảm giác khó chịu, ngột ngạt. Tiêu chuẩn cho phép của hàm lượng CO2 là dưới 0,1%. Vi khí hậu trong phòng học Ba tiêu chuẩn quan trọng nhất của vi khí hậu lớp học là: nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ chuyển động không khí. Nhiệt độ Dưới tác động của nhiệt độ, nhiều biến đổi sinh lý khác nhau diễn ra trong các cơ quan của cơ thể. Tùy theo nhiệt độ trong phòng cao hay thấp mà có thể nhận thấy học sinh bị lạnh hay bị nóng. Khi nhiệt độ trong phòng tăng (25 - 35oC), các quá trình oxy hóa trong cơ thể giảm đi một chút, nhưng sau đó có thể lại tăng lên. Nhịp thở nhanh và nông. Thông khí phổi đầu tiên tăng lên, sau đó thì không thay đổi. Nếu nhiệt độ cao kéo dài, ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, hệ thần kinh (giảm chú ý, các phản ứng vận động chậm, định hướng chuyển động kém), quá trình trao đổi vitamin, nước và muối khoáng bị rối loạn. Nhiệt độ tốt nhất trong các phòng học đóng kín cửa là nhiệt độ mà đại đa số người ở trong phòng đó cảm thấy dễ chịu thường là 18 – 22oC theo kết quả nghiên cứu ảnh hưởng tổng hợp của các điều kiện vi khí hậu đối với cơ thể trẻ em. Khi nhiệt độ vượt quá mức trên 4 – 5oC thì học sinh sẽ hết cảm giác dễ chịu. Độ ẩm Độ ẩm là lượng hơi nước chứa trong không khí. Người ta chia độ ẩm thành 3 loại là: độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm cực đại và độ ẩm tương đối. Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước có trong không khí tính bằng gam/m3 vào thời điểm nhất định và ở nhiệt độ nhất định. Độ ẩm cực đại hay độ ẩm bão hòa là lượng hơi nước bão hòa trong không khí tính bằng gam/m3. Độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm bão hòa. Trong thực hành vệ sinh trường học, người ta thường sử dụng giá trị độ ẩm tương đối để đánh giá điều kiện vi khí hậu trong phòng học. Vận tốc chuyển động của không khí Vận tốc chuyển động của không khí được đo bằng m/giây. Chuyển động của không khí có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể. Chuyển động của không khí có ý nghĩa vệ sinh quan trọng là làm sạch không khí trong phòng học và loại bỏ các chất ô nhiễm (bụi, hơi khí vi khuẩn ) 7
  9. Tác động tổng hợp của các yếu tố vi khí hậu Cảm giác về nhiệt rất khác nhau khi độ ẩm thay đổi. Trong điều kiện nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm thấp, con người cảm thấy dễ chịu hơn trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cũng cao do tăng độ ẩm không khí làm giảm khả năng tỏa nhiệt trên bề mặt da nhờ bay hơi nước. Không khí bão hòa hơi nước trong điều kiện nhiệt độ thấp có khả năng làm cho cơ thể nhiễm lạnh. Chúng ta biết rằng tiết và bay hơi mồ hôi khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 35oC là con đường chính để truyền nhiệt vào môi trường không khí. Người ta nhận thấy rằng trong điều kiện khí hậu bình thường độ ẩm tương đối thích hợp là 60 – 80%. Gió mạnh làm tăng khả năng truyền nhiệt của cơ thể bằng con đường đối lưu và bay hơi nước. Trong những ngày nóng nực, gió làm cơ thể dễ chịu. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, gió có thể làm cơ thể nhiễm lạnh. Nghiên cứu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố đối với cơ thể cho phép chúng ta xác định được giá trị tối ưu của chúng đối với môi trường sống; nhiệt độ từ 18 – 20oC, độ ẩm 40 – 60% và tốc độ chuyển động của không khí từ 0,1 – 0,2 m/giây. Chiếu sáng phòng học Chiếu sáng trong phòng học cần phải đủ, ổn định và đảm bảo tính đồng đều, nhằm phòng ngừa sự tái thích nghi liên tục dẫn tới mệt mỏi thị giác. Chiếu sáng tự nhiên Độ rọi chiếu sáng tự nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí địa lý, thời gian trong năm và trong ngày, thời tiết và hướng lấy ánh sáng của tòa nhà, của phòng học, bóng của các tòa nhà và cây to cạnh nhà. Cửa sổ cũng đóng một vai trò rất quan trọng: thiết kế cửa sổ, hình dáng cửa sổ, hướng lấy ánh sáng, đặc điểm và độ sạch của kính, khung cửa sổ, màu của trần nhà và màu tường, thiết kế kích thước phòng học. Hệ số ánh sáng là tỷ lệ của tổng diện tích cửa sổ so với diện tích phòng học. Tổng diện tích cửa sổ càng lớn thì phòng học càng được chiếu sáng tốt. Yêu cầu vệ sinh của hệ số ánh sáng là không nhỏ hơn 1/5. Hệ số chiếu sáng tự nhiên: hệ số chiếu sáng tự nhiên là tỷ lệ phần trăm của độ rọi ánh sáng khuếch tán trong phòng học và độ rọi ánh sáng khuếch tán ngoài trời được đo cùng một thời điểm và trên trong một mặt phẳng không gian. Đây là chỉ số đặc trưng nhất cho chiếu sáng tự nhiên. Nó khá ổn định, ít thay đổi theo thời tiết, khí hậu trong năm và thời điểm trong ngày. Nói cách khác, nó là chỉ số phản ánh hiệu quả tổng hợp của việc tổ chức chiếu sáng tự nhiên trong phòng học. Hệ số chiều sâu là tỷ lệ của chiều cao cạnh trên cửa sổ so với chiều sâu phòng học. Chiều cao cạnh trên cửa sổ càng cao thì ánh sáng càng đi sâu hơn vào trong phòng học, tạo cho phòng học có chiếu sáng tốt và đồng đều hơn. Hệ số chiều sâu cần phải lớn hơn 1/2. Hướng của các cửa sổ lấy ánh sáng chính có ý nghĩa quyết định đến chất lượng chiếu sáng tự nhiên trong phòng học. Hướng nam là hướng có ánh sáng tốt nhất. 8
  10. Chiều cao của bệ cửa sổ cần phải đảm bảo cho học sinh có thể đưa mắt nhìn ra xa phía ngoài nhằm giảm căng thẳng cho bộ máy điều tiết của mắt. Chiều cao bệ cửa sổ hợp vệ sinh là khoảng từ 70 – 80 cm. Khoảng cách giữa các cửa sổ hợp lý góp phần làm cho ánh sáng trong phòng học đồng đều hơn, nhất là ở những vị trí sát tường ở giữa 2 cửa sổ. Nên để khoảng cách giữa 2 cửa sổ từ 50 – 90 cm. Một điều cần phải quan tâm là bố trí học sinh ngồi học sao cho nguồn chiếu sáng chính phải nằm ở bên trái để tránh tạo bóng trên vở khi học sinh viết bài. Do vậy, ngay từ khi xây bục giảng và treo bảng cần phải tính đến yêu cầu trên. Chiếu sáng nhân tạo Do ánh sáng ngoài trời thay đổi nhiều theo mùa, thời tiết và thời điểm trong ngày nên ánh sáng tự nhiên trong phòng học bị ảnh hưởng và nhiều khi không đảm bảo. Do vậy các phòng học phải được trang bị thêm các nguồn chiếu sáng nhân tạo. Trong trường học, ánh sáng nhân tạo được bổ sung nhờ bố trí hệ thống đèn điện chiếu sáng. Sử dụng bóng đèn nung sáng cho chiếu sáng phòng học sẽ tỏa nhiệt nhiều, làm tăng nhiệt độ và ảnh hưởng tới điều kiện vi khí hậu trong phòng học. Độ chói của bóng đèn nung sáng thường vượt từ 2 – 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Các bóng đèn trong phòng học cần phải có chụp để tăng thêm độ sáng cho các bàn học và độ đồng đều của chiếu sáng được tốt hơn. Chụp đèn cần phải có tính chất hấp thụ ánh sáng thấp và có khả năng tán xạ ánh sáng. Bảng lớp học nên lắp bổ sung thêm bóng đèn để đảm bảo tính chiếu sáng là 500 lux. Bóng đèn được lắp song song với bảng, cao hơn bảng 30cm và cách tường treo bảng 60 cm. Áp dụng tiêu chuẩn cũ là chiếu sáng phòng học không dưới 100 lux, Quy định về vệ sinh trường học của nước ta là mỗi phòng học cần lắp 4 bóng đèn nung sáng công suất từ 150 – 200W hoặc 6 – 8 bóng huỳnh quang dài 1,2m. Để đảm bảo chiếu sáng phòng học không dưới 300 lux theo quy định mới, thì số lượng bóng đèn cần cho mỗi phòng học là 10 – 12 bóng 36W (theo Dự án chiếu sáng học đường do nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông đang triển khai) Vệ sinh phòng thí nghiệm Phòng thí nghiệm bao gồm các phòng thí nghiệm vật lý, hóa học, sinh học. Tại đây, học sinh tiến hành các thí nghiệm với các trang thiết bị tùy theo môn học. Để quá trình thực hành được thuận tiện và bố trí các thiết bị, diện tích phòng thí nghiệm phải đủ lớn. Diện tích chung của mỗi phòng từ 66 – 70 m2, đảm bảo diện tích cho mỗi học sinh từ 1,65 đến 1,75 m2. Các phòng thí nghiệm cần phải được chiếu sáng đầy đủ bằng chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Độ rọi ánh sáng không được dưới 300 lux và đảm bảo đồng đều. Phòng học phải thông thoáng, hàm lượng CO2 trong không khí không được vượt quá 0,1%. Trong các phòng thí nghiệm hóa học, nồng độ các chất hóa học trong 9
  11. không khí không được vượt quá quy định trong Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 3733/2002/QĐ-BYT năm 2002. Các đường dẫn điện, các ổ cắm, đường dẫn khí đốt phải đảm bảo an toàn cho học sinh khi tiến hành thí nghiệm. Vệ sinh phòng công nghệ thông tin Yêu cầu vệ sinh kỹ thuật Phòng công nghệ thông tin phải có “Quy tắc làm việc với máy vi tính”, đảm bảo an toàn về điện và an toàn điện từ trường cho học sinh, thuận tiện cho giáo viên và học sinh đi đến mỗi vị trí đặt máy tính. Diện tích trung bình cho 1 học sinh đối với phòng công nghệ thông tin từ 6m2 trở lên, thể tích trung bình là 24 m3/học sinh. Nếu xây dựng phòng công nghệ thông tin mới thì nên xây phòng cao từ 4m trở lên. Phòng công nghệ thông tin cần phải được đảm bảo tốt chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo, độ rọi trên bàn máy vi tính từ 300 – 500 lux. Không nên để học sinh học khi chiếu sáng không đủ. Phòng học cần được thông thoáng khí tốt. Bàn ghế máy tính là loại bàn ghế 1 chỗ ngồi, kích thước bàn ghế cũng phải phù hợp với kích thước nhân trắc của học sinh theo quy định. Cách bố trí máy tính: Các máy tính có thể được xếp dọc theo tường phòng học có cửa sổ hoặc đối diện cửa sổ với khoảng cách từ 10 đến 20 cm. Khoảng cách giữa 2 màn hình ít nhất phải đạt 1,2m. Nếu xếp máy tính theo dãy từ trên xuống dưới, thì khoảng cách từ màn hình tới lưng học sinh ngồi ở phía trước không dưới 2m, khoảng cách giữa 2 màn hình không nhỏ hơn 1,2m. 10
  12. Yêu cầu vệ sinh trong giờ học Khi ngồi học với máy vi tính, học sinh ngồi thẳng đối diện với màn hình, tầm mắt ngang với trung tâm của màn hình hoặc dao động trong khoảng ± 5 đến ± 100. Khoảng cách từ mắt đến màn hình không được dưới 50cm, tối ưu là 60 - 70 cm. Những học sinh bị cận thị hoặc viễn thị trên 3D khi học cần phải đeo kính và giữ khoảng cách từ mắt đến màn hình là 60 – 70cm. Thời gian làm việc liên tục với máy vi tính không quá 10 phút đối với học sinh lớp 1 (6 tuổi), 15 phút (đối với học sinh từ lớp 2 đến lớp 5), 20 phút (đối với học sinh từ lớp 6 - 7), 25 phút (đối với học sinh từ lớp 8 - 9), 30 phút (đối với học sinh từ lớp 10 - 12). Cuối giờ học, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh thư giãn mắt, tập những bài thể dục ngắn để phục hồi trạng thái chức năng của mắt, hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hô hấp, hệ cơ xương và những cơ quan khác của cơ thể. Vệ sinh phòng thư viện Thư viện trường phổ thông phải được đặt ở trung tâm hoặc nơi thuận tiện trong nhà trường để phục vụ việc đọc và mượn sách, báo của giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý giáo dục. Mỗi thư viện cần đảm bảo diện tích tối thiểu là 50 m2 để làm kho sách, nơi làm việc của các cán bộ làm công tác thư viện, phòng đọc (cho giáo viên tối thiểu 20 chỗ ngồi, phòng đọc cho học sinh tối thiểu 25 chỗ ngồi). Có giá, tủ chuyên dùng trong thư viện để đựng sách, báo, tạp chí, bản đồ tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa. Có đủ bàn ghế, ánh sáng cho phòng đọc và cho cán bộ làm công tác thư viện làm việc. Có tủ hoặc hộp mục lục, sổ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc. Những trường có điều kiện về kinh phí, từng bước trang bị máy vi tính, các phương tiện nghe nhìn, máy hút bụi, máy hút ẩm, quạt điện, máy điều hòa không khí, máy photocopy Các trường có điều kiện cần nối mạng Internet để khai thác dữ liệu. Phòng y tế Trường học phải có phòng y tế để chăm sóc sức khỏe học sinh. Diện tích phòng y tế phải đạt từ 12 m2 trở lên. Trong phòng y tế được trang bị đầy đủ các dụng cụ y tế và thuốc thiết yếu theo danh mục ban hành kèm theo Quyết định 1221/QĐ-BYT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Nếu trường học có học sinh nội trú, bán trú thì phải có phòng cách ly và nhân viên y tế trực 24/24 giờ. 11
  13. Vệ sinh phòng thực hành lao động hướng nghiệp Các phòng thực hành, lao động cần đảm bảo có diện tích trung bình từ 1,5 – 2,0 m2 cho 1 học sinh. Riêng xưởng thực hành kỹ thuật chuyên dụng (xưởng may, xưởng mộc, xưởng cơ khí, xưởng điện) thì diện tích bình quân là 3 – 6m2 cho 1 học sinh. Xưởng phải nằm cách xa phòng học và ở cuối hướng gió chính để không gây ảnh hưởng đến các lớp học (tiếng ồn, hơi khí độc, bụi). Dụng cụ lao động phải có kích thước và trọng lượng phù hợp với tầm vóc và lứa tuổi học sinh. Các phương tiện lao động phải có nội quy vệ sinh và an toàn lao động và nội quy vận hành. Phải có các phương tiện, công cụ bảo hộ lao động phù hợp để phòng tai nạn, chấn thương. Điều kiện chiếu sáng, tiếng ồn, bụi và các yếu tố vệ sinh khác phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh công nghiệp. Vệ sinh các công trình vệ sinh, cung cấp nước sạch, xử lý chất thải Cung cấp nước sạch Nguồn nước sạch sử dụng trong trường có thể là nước máy, nước giếng khơi, giếng khoan để cung cấp nước sạch cho học sinh tắm rửa. Nếu dùng nước máy thì 200 học sinh có 1 vòi nước. Nếu dùng nước giếng thì trữ lượng nước giếng phải đủ từ 4 – 6 lít cho 1 học sinh trong 1 ca học. Đối với các trường có học sinh bán trú và nội trú, nước sạch phải được cung cấp đầy đủ cho học sinh sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt. Dung lượng nước bình quân cho mỗi học sinh trong 24 giờ cần 100 đến 150 lít. Các công trình vệ sinh Hố xí, hố tiểu Hiện nay có nhiều Bể Bể loại hố xí, hố tiểu có thể lắng lắng phân phân áp dụng để xây dựng Bể tự Bể tự hoại hoại trong trường học như hố xí tự hoại, hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh, hố xí thấm dội tùy theo địa điểm và hoàn cảnh địa điểm Bể nýớc của từng trường mà áp dụng. 42 Ở các thành phố, thị trấn, thị xã (có điện, nước) nên xây dựng các cụm hố tiểu, hố xí tự hoại. Ở các vùng nông thôn, đồng bằng, vùng sâu nếu không có điều kiện xây dựng hố xí tự hoại thì nên xây dựng cụm hố tiểu, hố xí hai ngăn hoặc thấm dội. Hố chứa phân 12
  14. Hố xí, hố tiểu xây dựng cho nam nữ, cho giáo viên và học sinh riêng biệt. Theo tiêu chuẩn hiện nay, trung bình từ 100 đến 200 học sinh mỗi ca học có 1 hố xí và 50 học sinh có 1 m hố tiểu. Đối với trường có học sinh nội trú hoặc bán trú thì cứ 25 học sinh có 1 hố xí và 1 hố tiểu. Cạnh các hố xí, hố tiểu, trong khu vực vệ Hố sinh phải có vòi nước phân hoặc thùng đựng nước để học sinh rửa tay sau khi đi vệ sinh. Xử lý chất thải Nhà trường phải có hệ thống cống rãnh kín để dẫn nước mưa và nước thải từ trường vào hệ thống cống rãnh chung. Tránh không được để nước đọng ở trong trường làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường, là nơi cho các loại côn trùng truyền bệnh sinh sản. Trong các trường học phải có thùng chứa rác để thu gom rác từ các phòng học và rác khi làm vệ sinh trường. Nếu ở địa bàn thành phố, thị xã thì hàng ngày lượng rác thu được phải đem đổ vào các địa điểm thu gom rác tại địa bàn. Đối với các vùng nông thôn, miền núi không có hệ thống thu gom rác thải chung thì phải tiến hành ở nơi xử lý rác đốt hoặc chôn lấp hợp vệ sinh. Vệ sinh sân, bãi tập, nhà đa năng Đối với sân chơi, bãi tập Tùy theo điều kiện của từng nơi, các trường có thể bố trí các bãi tập thể dục thể thao riêng cho từng bộ môn hoặc sân tập thể thao tập trung. Sân bãi tập phải bằng phẳng, không có hố rãnh chạy ngang qua. Sân bóng đá phải được trồng cỏ. Đường chạy có nền cứng và có rãnh thoát nước hai bên. Hố nhảy đổ cát sạch, không lẫn đất đá, sỏi. Nơi ném đĩa, tập tạ phải là nền đất cứng. Vùng rơi của tạ, đĩa là vùng đất xốp, mềm và không có người đang chờ hoặc đứng xem. Không được tổ chức luyện tập, thi đấu thể thao trên sân bãi có nhiều bùn, nước đọng. Nếu sân bị khô, nhiều bụi thì phải tưới nước cho sân trước 30 phút khi luyện tập. Đối với nhà tập đa năng Nhà tập đa năng nên xây dựng ở khu vực riêng, nếu nằm chung với khu vực các phòng học thì nên bố trí ở tầng 1, có phòng tập, phòng để dụng cụ và phòng thay quần áo, phòng tắm riêng cho nam và nữ và được cung cấp đẩy đủ nước uống và nước tắm rửa. Phòng tập phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, không khí thông thoáng, nồng độ CO2 trong không khí phòng tập không vượt quá 1%, chiếu sáng phải đạt trên 100 lux. 13
  15. Sàn phải bằng phẳng và lát bằng vật liệu chống trơn. Các phương tiện luyện tập phải đảm bảo sạch sẽ và an toàn tuyệt đối. Trước khi luyện tập, giáo viên thể dục phải kiểm tra độ an toàn của các dụng cụ tập luyện. Vệ sinh khu nội trú, bán trú Nhà ở khu nội trú, bán trú phải có nội quy về trật tự vệ sinh, phòng ở của học sinh phải sạch sẽ, gọn gàng, được dọn vệ sinh hàng ngày. Nhà ăn trong khu nội trú, bán trú phải thực hiện đúng theo thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT – BYT-BGDĐT ngày 8 tháng 7 năm 2008 của Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục. Khu nội trú, bán trú phải được cung cấp đầy đủ nước sạch để học sinh sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Dung lượng nước bình quân cho mỗi học sinh trong 24 giờ từ 100 – 150 lít. Số lượng hố tiêu đảm bảo trung bình 25 học sinh/hố tiêu và 25 học sinh/hố tiểu. Khu vực vệ sinh dành cho nam nữ riêng. Trong khu vệ sinh phải có vòi nước và xà phòng để học sinh rửa tay sau khi đi vệ sinh. Phải có thùng chứa rác để thu gom rác thải hàng ngày từ phòng ở và khu sử dụng chung và được xử lý hàng ngày. Có hệ thống kín dẫn nước mưa, nước thải sinh hoạt vào hệ thống chung. Không để nước đọng trong khu vực làm mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường và làm nơi cho các loại côn trùng truyền bệnh sinh sống. Vệ sinh bếp ăn tập thể Thực phẩm được coi là sản phẩm đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con người. Việc cung cấp thực phẩm, nước uống đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn là rất cần thiết. Thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nói giống của dân tộc. Điều kiện vệ sinh an toàn bếp ăn tập thể Tiêu chí: Theo Quyết định số 4128/2001/QĐ-BYT về việc “Quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn”. Cơ sở vật chất Vị trí nhà bếp, nhà ăn, cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, phải cách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác. Bếp ăn phải được thiết kế và tổ chức theo nguyên tắc một chiều từ khu vực tập kết, bảo quản, xử lý nguyên liệu, thực phẩm tươi sống, khu vực chế biến đến khu vực phân 14
  16. phối hoặc bán thức ăn đã chế biến. Bếp ăn phải được thiết kế, xây dựng bằng vật liệu không thấm nước, dễ lau chùi cọ rửa. Phòng ăn, bàn ăn, bàn chế biến thực phẩm, kho chứa hoặc nơi bảo quản thực phẩm phải được giữ vệ sinh sạch sẽ. Thùng chứa rác phải có nắp đậy, không để rác rơi vãi ra xung quanh và nước thải rò rỉ ra ngoài. Rác được tập trung xa nơi chế biến, xa phòng ăn và phải được chuyển đi hàng ngày không để ứ đọng. Thùng chứa thức ăn thừa có nắp đậy và kín, không để thức ăn thừa vương vãi ra ngoài, không để nước thức ăn thừa rò rỉ. Cống rãnh khu vực chế biến, nhà bếp phải thông thoáng, không ứ đọng, không lộ thiên, hoặc cống phải có nắp đậy. Cơ sở phải có đủ nước sạch để đuy trì các sinh hoạt bình thường của cơ sở, cũng như để cho người ăn rửa tay trước và sau khi ăn: Nếu dùng nước giếng, bể chứa thì phải có nắp dậy, miệng giếng, mặt bể cách mặt đất ít nhất 1 mét, không bị ô nhiễm từ bên ngoài. Nhân viên bếp ăn Phải được học kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và nắm vững trách nhiệm về công việc của mình. Phải được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng, được khám sức khỏe định kỳ hàng năm sau khi tuyển dụng và xét nghiệm phân ít nhất mỗi năm một lần (không kể cơ sở nằm trong vùng đang có dịch lây qua đường tiêu hóa). Những người bị bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm (lao, kiết lỵ, thương hàn, ỉa chảy, tả, mụt nhọt, són đái, són phân, viêm gan siêu vi trùng, viêm mũi, viêm họng mủ, các bệnh ngoài da, các bệnh da liễu, những người lành mang vi khuẩn gây bệnh đường ruột) phải tạm thời nghỉ việc hoặc tạm chuyển làm việc khác cho tới khi điều trị khỏi để không được tiếp xúc với thức ăn chín, thức ăn ngay, bát đũa và dụng cụ ăn trực tiếp, các loại bao bì nhằm bao gói chứa đựng thực phẩm ăn ngay. Phải giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cắt ngắn và giữ sạch móng tay; rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, phục vụ, bán thức ăn chín. Không được để quần áo và tư trang của các nhân viên trong khu vực chế biến. Phải dùng dụng cụ để chia thức ăn, không được dùng tay để bốc hoặc chia thức ăn chín. Không được ăn uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc lá khi đang tham gia chế biến, phục vụ ăn uống Dụng cụ chế biến thức ăn Bát, đĩa, thìa, đũa, cốc, tách, các dụng cụ khác dùng cho khách ăn uống phải được rửa sạch, giữ khô. 15
  17. Các dụng cụ khác như dao, thớt, nồi và các dụng cụ khác khi dùng xong phải cọ rửa ngay và giữ gìn ở nơi sạch sẽ. Mặt bàn chế biến thực phẩm phải được làm từ các vật liệu không thấm nước và dễ lau sạch. Có dao, thớt riêng cho thực phẩm chín và riêng cho thực phẩm sống. Chỉ dùng các chất tẩy rửa được phép sử dụng trong sinh hoạt và chế biến thực phẩm; không dùng chất tẩy rửa công nghiệp. Vệ sinh trong chế biến, bảo quản thực phẩm: Vệ sinh nguồn nước cấp: cơ sở tự gửi mẫu nước đến Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (được gọi chung là tỉnh) để kiểm nghiệm ít nhất mỗi quý 1 lần và 1 lần/tháng. Nghiêm cấm sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, phẩm mầu, chất ngọt tổng hợp không nằm trong Danh mục Phụ gia thực phẩm do Bộ Y tế quy định. Không dùng thực phẩm bị ôi thiu, ươn, dập nát; thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bị bệnh để chế biến thức ăn. Thức ăn đã nấu chín, bày bán hoặc phục vụ phải được che đậy để chống ruồi, bụi và các loại côn trùng gây nhiễm bẩn và tuyệt đối không dùng vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn. Thức ăn chín có thịt gia súc, hải sản, nếu không được bảo quản mát (< 100c), thì sau 2 giờ phải nấu lại trước khi đem ra phục vụ. Các loại rau quả tươi phải được ngâm kỹ và rửa ít nhất ba lần nước sạch hoặc được rửa sạch dưới vòi nước chảy. 16
  18. Bài 2 YÊU CẦU VỆ SINH BẢNG, BÀN GHẾ VÀ MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP VỆ SINH THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Người trình bày: BsCKII.Nguyễn Doãn Thành Vệ sinh bàn ghế học sinh Tiêu chuẩn kích thước bàn ghế Do đặc điểm phát triển thể lực, học sinh trong độ tuổi tới trường có chiều cao rất khác nhau. Vì vậy, để đa số học sinh có được bộ bàn ghế phù hợp với kích thước của cơ thể mình thì chúng ta phải thiết kế sản xuất nhiều cỡ bàn ghế. Theo Quyết định 1221, có 6 loại bàn ghế được quy định sử dụng theo chiều cao học sinh. Tiêu chuẩn bàn ghế học sinh (Theo Quyết định 1221/2000/QĐ-BYT) Cỡ số Kích thước bàn ghế I II III IV V VI Chiều cao ghế (cm) 27 30 33 38 44 46 Chiều cao bàn (cm) 46 50 55 61 69 74 Hệ số giữa bàn và ghế (cm) 19 20 22 23 25 28 Dành cho học sinh có 100 – 109 – 120 – 130 – 140 – ≥155 chiều cao (cm) từ 109 119 129 139 154 Quy định về kích thước bàn ghế trong Quyết định 1221/QĐ-BYT dựa vào quy định được ban hành từ năm 1962. Quy định này có những điểm không phù hợp với đặc điểm nhân trắc học sinh trong giai đoạn hiện nay. Do đó, chúng ta nên đánh giá theo TCVN 5470-2005. Cỡ số Thông số Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Loại VI Chiều cao ghế (cm) 26 28 30 34 37 41 Chiều sâu ghế (cm) 26 27 29 33 36 40 Chiều rộng ghế (cm) 23 25 27 31 34 36 Hiệu số bàn ghế (cm) 19 20 21 23 26 28 Chiều cao bàn (cm) 45 48 51 57 63 69 Chiều sâu bàn (cm) 45 45 45 50 50 50 17
  19. Cỡ số Thông số Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Loại VI Chiều rộng bàn 1 chỗ ngồi (cm) 60 60 60 60 60 60 Chiều rộng bàn 2 chỗ ngồi (cm) 120 120 120 120 120 120 Dành cho học sinh có chiều 100 – 109 – 120 – 130 – 145 – 160 – cao (cm) từ 109 119 129 144 159 175 Lựa chọn bàn ghế Khi xác định kích thước bàn ghế phù hợp cho học sinh, chúng ta tiến hành đo chiều cao của từng học sinh hoặc dựa vào kết quả chiều cao học sinh khi khám sức khỏe đầu năm học. Chiều cao học sinh được cộng từ 2 – 3 cm. So sánh chiều cao này với tiêu chuẩn bàn ghế học sinh sẽ biết được học sinh cần phải ngồi học ở loại bàn ghế nào. Do học sinh có chiều cao cơ thể khác nhau, nên trong cùng 1 lớp học có thể phải bố trí 2 đến 3 loại bàn ghế. Đối với những trường tổ chức học 2 ca ở trong cùng các phòng học thì các lớp học song song được xếp không quá 2 – 3 khối lớp (lớp II xếp cùng phòng học với lớp III, lớp III – IV, lớp IV – V, lớp III – V) để đa số học sinh có thể ngồi học ở những bàn ghế phù hợp về kích thước. Sắp xếp vị trí học sinh trong lớp học Kích thước nhân trắc của học sinh phải phù hợp với kích thước bàn ghế. Những học sinh có thính lực kém nên xếp ngồi ở những hàng bàn đầu. Học sinh có thị lực giảm, chưa được điều chỉnh bằng kính thì xếp ở hàng bàn đầu và gần cửa sổ, nơi có ánh sáng tốt. Nếu học sinh giảm thị lực đã được điều chỉnh bằng kính thì có thể sắp xếp vị trí ngồi bất kỳ trong lớp học. Học sinh có tiền sử hay bị viêm nhiễm đường hô hấp nên xếp ngồi ở vị trí xa cửa sổ, tránh bị lạnh về mùa đông. Trong 1 năm học nên đổi chỗ cho học sinh ít nhất 2 lần trở lên. Sắp xếp bàn ghế Khi sắp xếp bàn ghế cho học sinh chúng ta nên xếp bàn thấp lên trên và giữa, bàn cao xếp ở dưới và gần tường. Cần chú ý các khoảng cách sau đây: 18
  20. Khoảng cách từ hàng đầu tới bảng Đây là khoảng cách tính từ bảng tới cạnh sau của bàn nằm ở hàng đầu tiên. Theo quy định, khoảng cách từ bàn đầu đến bảng từ 1,8 – 2m. Tuy nhiên, hiện này nhiều phòng học sử dụng bảng có kích thước rất lớn, do đó, khoảng cách từ bàn đầu đến bảng cần phải lớn hơn. Chúng ta có thể đánh giá sự phù hợp của khoảng cách từ bàn đầu tới bảng theo công thức sau: L= 0,29 x (R + r) Trong đó: L: khoảng cách bàn đầu – bảng R: khoảng cách giữa 2 học sinh ngồi ở 2 mép ngoài cùng của hàng bàn đầu tiên r: chiều rộng bảng Khoảng cách giữa các dãy bàn Khoảng cách này cần đủ lớn để 2 học sinh ngồi ở 2 dãy sát nhau có thể đồng thời đi ra. Khoảng cách từ hàng bàn cuối tới tường hậu: (tính từ cạnh sau của mặt ghế) Khoảng cách này dùng để học sinh đi lại trong khi ra chơi và tiện lợi khi vệ sinh lớp học, đồng thời giữ cho khoảng cách từ học sinh ngồi ở bàn cuối tới bảng không vượt quá 8 m. Khoảng cách từ bàn cuối tới bảng Khoảng cách bàn cuối tới bảng không lớn hơn 8m. Khoảng cách cạnh bàn tới tường Phía bên phải lớp: 50 cm (đủ cho 1 học sinh đi qua) Phía bên trái lớp: 50 -60 cm. 19
  21. Vệ sinh bảng phòng học - Theo quy định thì chiều dài bảng từ 1,8 đến 2,0 m; chiều rộng từ 1,2 – 1,5 m. - Yêu cầu bảng phải được treo ở chính giữa, cách mặt sàn từ 0,8 – 1m, lưng bảng áp sát vào tường. - Bảng cần phải được chống lóa. Màu sắc của bản phải tạo được độ tương phản cao với phấn viết. Thường dùng bảng đen và phấn trắng. - Mặt bảng phải phẳng, nhẵn để dễ viết, độ bám dính của phấn tốt để tránh phấn viết rơi bụi xuống học sinh và giáo viên. - Chất liệu bảng có thể được làm bằng gỗ, chất dẻo tổng hợp. - Chữ viết trên bảng tốt nhất có chiều cao không nhỏ hơn 4 cm để đảm bảo cho học sinh ngồi ở bàn cuối nhìn rõ chữ mà mắt không bị căng thẳng. Vệ sinh học cụ, học phẩm Đồ dùng học tập của học sinh bao gồm học cụ, sách, vở, bút, thước, phấn, cặp sách. Các đồ dùng này hỗ trợ cho các em tiếp thu kiến thức trong nhà trường. Nếu đồ dùng học tập không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Học cụ, tranh ảnh minh họa: phải sạch sẽ, bền màu và an toàn cho học sinh. Sách giáo khoa: nguyên tắc chung là sách giáo khoa cho lứa tuổi càng nhỏ thì chữ càng to, viết thưa, nhẹ, dễ cầm, dễ đọc. Giấy và bìa phải có chất lượng tốt, bìa phải dày, bền, có hình minh họa, trang trí màu sắc sặc sỡ, lôi cuốn. Giấy in phải trắng nhưng không gây lóa. Vở viết: yêu cầu vở viết phải trắng, đẹp, khi viết không nhòe, có đủ độ dày để khi in không bị sang mặt bên. Thước kẻ: yêu cầu thước kẻ phải nhẵn, phẳng, màu tươi, không thôi màu ra tay khi sử dụng. Nguyên liệu làm thước kẻ có thể là gỗ, nhựa, chất dẻo nhưng phải đảm bảo không gây tai nạn cho học sinh. Bút chì: màu của bút chì phải rõ và dễ viết, loại có lõi chì cứng dùng cho lớp nhỏ, loại mềm quá thì chì dễ gãy. Bảng cá nhân: vật liệu làm bảng có thể bằng gỗ, mica, nhựa. Bảng có màu đen hoặc màu xanh, chú ý phấn viết phải có màu tương phản với bảng. Cặp sách: nên sử dụng cặp có 2 quai vì có tác dụng tốt trong việc phòng chống cong vẹo cột sống. Phấn viết: yêu cầu phấn phải dễ viết, dễ xóa, không gây bụi, không ăn tay, có độ cứng nhất định và có độ tương phản cao đối với bảng. 20
  22. Bài 3 KỸ THUẬT ĐO CÁC YẾU TỐ VỆ SINH TRONG LỚP HỌC KỸ THUẬT ÐÁNH GIÁ VI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG HỌC Người trình bày: Ks Đào Viết Hoàng 1. Khái niệm: Vi khí hậu trong môi trường trường học là tổng hợp trạng thái lý học trong một khoảng không gian nhỏ hẹp trong phòng học, bao gồm các yếu tố: nhiệt độ không khí, ẩm độ không khí, tốc độ lưu chuyển không khí (tốc độ gió), áp suất không khí và bức xạ nhiệt. Vi khí hậu lớp học thường có 3 chỉ tiêu chính được khảo sát: nhiệt độ không khí, ẩm độ không khí, tốc độ lưu chuyển không khí, còn bức xạ nhiệt và áp suất không khí chỉ đo khi trong lớp học có nguồn nhiệt lớn hoặc có ánh nắng mặt trời chiếu vào và khi thay đổi độ cao từng vùng. 2. Ý nghĩa và ảnh hưởng sức khỏe của vi khí hậu: Vi khí hậu lớp học ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh và hiệu quả học tập của học sinh. Vi khí hậu xấu có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch, máu, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, đặc biệt dễ thấy nhất là ảnh hưởng đến sự bài tiết mồ hôi. Sự bài tiết mồ hôi bao giờ cũng liên quan tới sự mất các chất điện giải của cơ thể trong đó có các ion Na+, K+, Cl- và các yếu tố vi lượng khác. 3. Mục đích khảo sát, đánh giá vi khí hậu: Ðánh giá vi khí hậu lớp học ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Ðánh giá hiệu quả thông thoáng khi thiết kế phòng học. Ðánh giá sự thay đổi của môi trường vi khí hậu ở thời gian khác nhau trong mùa, trong năm (mùa nóng và mùa lạnh). 4. Phương pháp khảo sát, xác định vị trí đo và số mẫu đo: * Thời điểm đo: giữa các buổi học sáng hoặc chiều. * Vị trí đo - số mẫu đo: - Ðo tại vị trí học sinh ngồi, đo ngang tầm học sinh ngồi học (từ vai cho đến tai học sinh). - Tại mỗi phòng học đo 7 mẫu vi khí hậu tại 7 điểm trong lớp học gồm: 4 điểm ở 4 góc và 1 điểm ở giữa lớp học, 1 điểm tại bàn giáo viên và 1 điểm tại giữa bục giảng. - Khi đo vi khí hậu trong môi trường trường học bắt buộc phải đo vi khí hậu ngoài trời tại thời điểm tương ứng để so sánh, đo vi khí hậu ngoài trời trong bóng mát, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ngoài trời, cách cửa ra vào phòng học không quá 10m. 21
  23. 5. Phương pháp xác định các yếu tố vi khí hậu: 51. Nhiệt độ không khí: *Ðịnh nghĩa : Nhiệt độ là một đại lượng vật lý đặc trưng cho trạng thái nhiệt của vật, đặc trưng cho mức độ nóng của vật, là cơ sở để đánh giá so sánh vật này nóng nhiều hay nóng ít hơn vật khác. Nhiệt độ trong phòng học gồm có 3 nguồn chính : -Thân nhiệt -Nhiệt thiết bị dạy học -Nhiệt mặt trời *Ðơn vị đo nhiệt độ: oC. Hiện nay có 4 thang đo và đơn vị đo nhiệt độ. *Hệ SI : -Thang đo bách phân : oC (Celsius) -Thang đo tuyệt đối (Kevin) : K, chủ yếu dùng trong kỹ thuật. *Hệ Anh - Mỹ : -Thang đo Farenheit : oF - Thang đo Reaumur : oR, chủ yếu dùng trong kỹ thuật. *Công thức chuyển đổi 4 loại thang đo nhiệt độ : ToC ToK - 273,15 ToR ToF - 32 = = = 5 5 4 9 * Thiết bị dụng cụ đo nhiệt độ : Hiện nay có rất nhiều loại thiết bị, dụng cụ đo nhiệt độ không khí của nhiều hãng sản xuất khác nhau, cơ bản gồm có hai loại : thiết bị cơ và thiết bị điện tử. 1). Nhiệt kế chất lỏng: Dụng cụ thông thường để đo nhiệt độ không khí là các loại nhiệt kế chất lỏng (Hg, rượu), loại nhiệt kế này phổ biến nhất vì vừa rẻ tiền, đơn giản lại chính xác. -Nguyên tắc: ở mỗi nhiệt độ không khí nhất định, chất lỏng bên trong bầu nhiệt kế sẽ thay đổi thể tích và cột chất lỏng sẽ có một độ cao nhất định trên thang chia độ. Nhiệt kế chất lỏng phải có độ chính xác từ 0,2oC, gồm các phần chủ yếu sau: + Bầu nhiệt kế + Chất lỏng (Hg, rượu) bên trong nhiệt kế + Thang chia độ - Cách đo: Cố định nhiệt kế thẳng đứng tại vị trí cần đo (thường là treo trên giá, đặt ở vị trí dễ tiếp xúc với không khí, tránh chỗ bị tác động của lò lửa, bức xạ mặt trời ) Sau 5 - 10 phút đọc kết quả trên thang chia độ (đối với nhiệt kế thủy ngân hoặc sau 1 phút đọc kết quả (đối với nhiệt kế rượu). -Người ta cũng có thể dùng nhiệt kế khô của ẩm kế Assman hoặc ẩm kế quay để đo nhiệt độ. - Ðể đo nhiệt độ có nguồn nhiệt cao và đo từ xa, người ta dùng nhiệt kế điện trở, cặp nhiệt điện, nhiệt kế ghi, nhiệt ký và nhiệt hồng ngoại. 22
  24. 2). Thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ điện tử hiện số Model 407445, hãng EXTECH - Ðài Loan. - Cấu tạo, chức năng: Bộ phận cảm ứng là thanh nhựa cầm tay bên trong có nhiệt kế điện trở đo nhiệt độ và ẩm độ không khí. Thân máy gồm màn hình hiện số và các phím chức năng. - Các phím chức năng : +Phím Power: bật hoặc tắt máy +Phím Hold: ấn phím Hold để giữa giá trị nhiệt độ và ẩm độ vừa đo. Ấn phím Hold lần nữa thoát khỏi chế độ Hold. +Phím C/F: để chọn đơn vị đo o o nhiệt độ là C hay F. +Phím RECORD: Nhấn phím - Nguyên tắc: bộ phận cảm ứng là nhiệt kế RECORD máy sẽ bắt đầu đo các giá trị điện trở (điện cực) ghi lại những biến đổi Max, Min, AVG. tính chất điện học của điện cực do tác động +Phím RECALL: nhấn phím của nhiệt độ môi trường, dựa trên tính chất RECALL để xem các giá trị Max, Min, biến đổi điện trở kim loại, oxyt kim loại, AVG. Ðể thoát ra, nhấn phím muối khi nhiệt độ thay đổi. RECORD. - Cách đo : Ðem máy đến vị trí cần đo, lắp đầu cảm ứng vào máy. Ấn phím Power để bật máy. Ðưa đầu cảm ứng vào vị trí người lao động, ngang ngực người lao động, cách thân nhiệt người đo 0,5m. Ðợi kết quả ổn định trên mặt hiện số (khoảng 30s) đọc kết quả. Xong bấm phím Power để tắt máy. 5. 2. Ðộ ẩm không khí : * Ðịnhnghĩa: độ ẩm không khí là lượng hơi nước có trong không khí ở một thời điểm, một vị trí khảo sát nhất định (tính bằng g/m3 không khí). Ðộ ẩm trong không khí là độ ẩm tương đối (Hr%) Ðộ ẩm tương đối (Hr): tỷ lệ % giữa độ ẩm tuyệt đối (Ha) và độ ẩm bảo hòa hay độ ẩm cực đại (Hm): Hr (%) = Ha 100% Hm Ðộ ẩm tuyệt đối Ha: lượng hơi nước có trong một đơn vị thể tích không khí tính bằng g/m3 vào thời điểm và nhiệt độ nhất định. Ðộ ẩm cực đại Hm: Là lượng hơi nước bảo hòa trong không khí tính bằng g/m3. 23
  25. Ðộ ẩm tương đối cho biết trong không khí còn có thể nhận được bao nhiêu % hơi nước nữa để đạt đến trạng thái bảo hòa. Ví dụ: độ ẩm tương đối là 70% có nghĩa là ở nhiệt độ lúc đó không khí còn có thể hấp thụ 30% hơi nước nữa mới bảo hòa hoàn toàn. *Ðơn vị đo độ ẩm: % (Hr) *Thiết bị, dụng cự đo đậ ẩm: có 2 loại, thiết bị cơ và thiết bị điện tử. 1). Ẩm kế Assman: - Nguyên tắc: sự bay hơi nước nhanh hay chậm phụ thuộc vào không khí khô hay ẩm, căn cứ vào sự chênh lệch nhiệt độ của nhiệt kế khô (TD) và nhiệt độ của nhiệt kế ướt (TW), biết được độ hạ nhiệt ∆T = TD - TW . Từ độ hạ nhiệt này dùng các bảng tương ứng hoặc thước kéo suy ra ẩm độ tương đối. - Cấu tạo và chức năng: Ẩm kế gồm 2 nhiệt kế thủy ngân và rượu được cố định trong khung bảo vệ, có bộ phận hút gió quay được nhờ hệ thống dây cót. Phía dưới của khung có 2 ống kim loại bảo vệ nhiệt kế và tránh bức xạ. Bầu thủy ngân hoặc rượu của 1 nhiệt kế được bọc vải mỏng gọi là nhiệt kế ướt, nhiệt kế còn lại gọi là nhiệt kế khô. - Cách đo: Thấm nước vào bầu nhiệt kế bọc vải Lên dây cót vừa chặt tay Treo hoặc giữ nhiệt kế theo hướng thẳng đứng tại vị trí cần đo Sau 3 - 5 phút ghi kết quả nhiệt độ trên 2 nhiệt kế. - Cách tính kết quả : Tính độ ẩm tương đối dựa vào hiệu nhiệt độ giữa nhiệt độ nhiệt kế khô và nhiệt độ nhiệt kế ướt : ∆T = TD - TW . Sau đó tra bảng cho sẵn để tính kết quả. Ví dụ : nhiệt độ khô TD = 30oC, nhiệt độ ướt TW = 28oC T = 30 – 28 = 2oC T 2,0 0 0,5 1,0 1,5 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 TD 28 29 30 84% 31 2). Ẩm kế quay Casella : - Cấu tạo : Ẩm kế quay gồm hai nhiệt kế thủy ngân gắn song song trong khung. Khung được nối với một tay cầm kiểu con quay sao cho có thể quay quanh trục nằm ngang. Bầu của một nhiệt kế bao bởi miếng vải bấc gọi là nhiệt kế ướt, đầu kia của vải bấc nằm trong ngăn chứa nước gắn liền với khung, Nhiệt kế còn lại gọi là nhiệt kế khô. 24
  26. - Cách đo: Ðổ nước vào ngăn chứa nước của ẩm kế làm ướt miếng vải ở nhiệt kế ướt. Ðem ẩm kế đến vị trí cần đo, điều chỉnh 2 nhiệt kế cho thấy rõ thang chia độ. Quan sát xung quanh tránh ẩm kế quay va đập vào người hoặc vật xung quanh, cầm tay quay ẩm kế, đưa cách thân nhiệt người đo 0,5m và ngang tầm người lao động, rồi quay khoảng 30 - 40s. Ðọc kết quả nhiệt độ khô và nhiệt độ ướt. - Cách tính kết quả: Dựa vào nhiệt độ khô và nhiệt độ ướt đọc được trên 2 nhiệt kế cùng với thước kéo Casella nhà sản xuất cung cấp tính được độ ẩm không khí. Thước kéo gồm 2 thước : +Thước bên ngoài trên một mặt ghi thang đo oC và mặt bên kia ghi thang đo oF. +Thước bên trong có thang khắc vạch % độ ẩm, mỗi vạch là 2%, vạch cao nhất là 100%. Ví dụ : nhiệt độ khô TD = 30oC, nhiệt độ ướt TW = 28oC Kéo thước bên trong để vạch 100% Hr trùng vào vạch nhiệt độ khô (30oC) ở thước ngoài. Từ nhiệt độ ướt của thước ngoài (28oC) dóng lên vạch ẩm độ ở thước trong và đọc được kết quả ẩm độ ở thước trong. 3). Thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ điện tử hiện số Model 407445, hãng EXTECH - Ðài Loan. Giống như phần đo nhiệt độ. 5.3. Tốc độ lưu chuyển không khí (tốc độ gió). *Khái niệm: Gió là sự chuyển động của không khí do sự khác biệt (chênh lệch) giữa nhiệt độ và áp suất ở các nơi trên mặt đất tạo thành. Tốc độ gió là khoảng dài mà gió thổi được trong 1 đơn vị thời gian tính bằng m/s Trong phòng học, không khí nóng nhẹ bốc lên cao và không khí lạnh chuyển đến thay thế tạo thành gió. *Ðơn vị đo tốc độ gió: m/s. *Thiết bị đo tốc độ gió có 2 loại: thiết bị cơ và thiết bị điện tử. Vận tốc gió thường đo bằng phong tốc kế cần tay khi tốc độ gió trong MTLÐ >0,5m/s và nhiệt kế Kata khi tốc độ gió 0,5m/s) 25
  27. - Nguyên lý cấu tạo : Máy gồm một chong chóng cánh quạt bằng nhôm gắn trên một trục quay nằm ngang đặt trong một ống ngắn. Ðầu trục đặt trên một điểm tựa, cuối trục có hệ truyền lực liên quan tới một hệ đồng hồ đếm vòng quay gồm một hệ bánh xa do tác động của khí động học, cánh quạt quay làm kim đồng hồ quay tỷ lệ với tốc độ gió đi qua cánh quạt. Trên mặt đồng hồ có 4 loại đồng hồ ghi tốc độ tính ra m. +Mặt số 1 là mặt lớn nhất để chỉ hàng đơn vị gồm 100 vạch mỗi vạch là 1m. +Mặt thứ 2 bên trái, chỉ hàng trăm đơn vị từ 100 - 1.000 m. +Mặt thứ 3 ở giữa, chỉ hàng ngàn đơn vị từ 1.000 - 10.000 m +Mặt thứ 4 bên phải, chỉ hàng chục ngàn đơn vị từ 10.000 - 100.000 m. Mặt sau đồng hồ có nút bật ON/OFF, nút được điều chỉnh bới tay gạt. Dưới đế có một tay cầm có thể tháo ra lắp vào. - Nguyên tắc: Chuyển động thẳng của gió được biến thành chuyển động quay của cánh quạt, chuyển động này được truyền qua hệ thống kim quay trên mặt các bảng số. Trị số đường dài gió chuyển động bằng tổng trị số của các kim chỉ thị. - Cách sử dụng: Trước khi đo phải ghi lại số chỉ của 4 loại kim đồng hồ hoặc điều chỉnh cho kim về không nếu có. Ðem phong tốc kế đến vị trí cần đo, hướng chong chóng theo đúng hướng gió chính cho chạy vài phút. Sau đó dùng mgón tay gạt nhẹ nhàng nút ON/OFF đến vị trí ON, đồng thời bấm đồng hồ đếm giây. Có thể cho chạy từ 1 phút trở lên. Ðể thuận tiện khi tính nên cho chạy 100 giây. Khi đúng thời gian thì gạt nút ON/OFF sang OFF đồng thời bấm dừng đồng hồ đếm giây. -Tính kết quả : Ðối với phong tốc kế hiệu chỉnh Ðối với phong tốc kế không hiệu được về O chỉnh được về O A B - A V = V = t T A: số m đọc trên mặt đồng hồ sau khi đo. B: số m đọc trên mặt đồng hồ sau khi đo. t: Thời gian đo (s) A: số m đọc trên mặt đồng hồ trước khi đo t: Thời gian đo (s) 26
  28. 2). Nhiệt kế Kata (Cata thermometre): ( v 0,6 thì tốc độ gió v> 1m/s. H/Q - 0,13 2 V = (m/s) 0,47 Các chỉ số 0,20, 0,40, 0,13, 0,47 là các số thu được từ thực nghiệm. 27
  29. Tra bảng: Nếu H/Q 0,6 thì tốc độ gió v > 1m/s. Bảng 1. Tính tốc độ lưu chuyển không khí theo nhiệt kế Kata khi v>1m/s V V V V H/Q H/Q H/Q H/Q (m/s) (m/s) (m/s) (m/s) 0,60 1,0 0,77 1,85 0,94 2,97 1,28 5,95 0,61 1,04 0,78 1,91 0,95 3,04 1,30 6,24 0,62 1,09 0,79 1,97 0,96 3,12 1,35 6,73 0,63 1,13 0,80 2,03 0,97 3,13 1,40 7,30 0,64 1,18 0,81 2,09 0,98 3,26 1,45 7,88 0,65 1,22 0,82 2,16 0,99 3,35 1,50 8,49 0,66 1,27 0,83 2,22 1,00 3,43 1,55 9,13 0,67 1,32 0,84 2,28 1,03 3,66 1,60 9,79 28
  30. 0,68 1,37 0,85 2,34 1,05 3,84 1,65 10,50 0,69 1,42 0,86 2,41 1,08 4,08 1,70 11,20 0,70 1,47 0,87 2,48 1,10 4,26, 1,75 11,90 0,71 1,52 0,88 2,54 1,13 4,52 1,80 12,60 0,72 1,58 0,89 2,61 1,15 4,71, 1,85 13,40, 0,73 1,63 0,90 2,68 1,18 4,99 1,90 14,20 0,74 1,68 0,91 2,75 1,20 5,30 1,95 15,00 0,75 1,74 0,92 2,82 1,23 5,48 2,00 15,80 0,76 1,80 0,93 2,90 1,25 5,69 3). Máy đo tốc độ gió điện tử hiện số VELOCICALC hãng TSI - Mỹ. - Nguyên lý và cấu tạo : Máy gồm 2 bộ phận : đầu cảm ứng và thân máy +Ðầu cảm ứng là một nhiệt kế điện trở đo tốc độ gió và nhiệt độ không khí +Thân máy gồm các phím chức năng chính: Phím ON/OFF: bật hoặc tắt máy Phím VELOCITY: khi nhấn phím này máy đo tốc độ gió không khí nơi làm việc với đơn vị đo là m/s Phím TEMP: khi nhấn phím này máy sẽ đo nhiệt độ không khí, đơn vị đo oC. Các phím còn lại dùng để đo thể tích không khí trong không gian làm việc, lưu giá trị đo Cách đo : . Mang máy đến vị trí cần đo. . Nhẹ nhàng kéo đầu nhiệt kế điện trở ra khỏi thanh cầm tay. . Ðưa đầu cảm ứng ngang tầm người lao động, cách xa thân nhiệt người đo 0,5m. . Bật nút ON/OFF để khởi động máy. . Ấn phím VELOCITY để đo tốc độ gió hoặc phím TEMP để đo nhiệt độ. . Ðợi chỉ số máy ổn định (khoảng 30s) đọc kết quả trên mặt hiện số. 29
  31. 6. Phương pháp đánh giá:  Quy định về Vệ sinh trường học: Quyết định số 1221/2000/QÐ-BYT, ngày 18/4/2000  TCVN 5508:2009  TCVSLÐ : Quyết định số 3733/2002/BYT-QÐ Nhiệt độ Ðộ ẩm Vận tốc gió Phòng học (oC) (Hr%) (m/s) Thông gió tự nhiên 18-28 ≤80 0,1-0,3 Có máy điều hòa 24-26 ≤80 0,2-0,5 Không có máy điều hòa ≤32 ≤80 0,5-2,0 30
  32. KỸ THUẬT ÐO ÁNH SÁNG TRONG MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC Người trình bày: Ks Đào Viết Hoàng 1. Khái niệm : Ánh sáng là các sóng điện từ, (các chùm photon của nhiều bức xa) là nguồn năng lượng của vật chất phát ra trong không gian, có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo, có bước sóng khoảng 380 - 760 nm. Mắt người chỉ chịu đựng độ chiếu sáng cực đại từ 4000 - 5000Lux, nếu quá giới hạn này sẽ ảnh hưởng xấu. Ánh sáng mặt trời khi nắng gắt là 80000 - 100.000Lux. 2. Ý nghĩa và lợi ích chiếu sáng : +Tránh được các bệnh tật chủ yếu ở mắt do ánh sáng +Giảm mệt mỏi cho cơ thể +Tạo yếu tố tâm sinh lý thoải mái 3. Ðơn vị đo ánh sáng : Lux và FC (Footcandals) 4. Phương pháp đo ánh sáng : 4.1. Ðo cường độ chiếu sáng (Ðộ rọi) Ðộ chiếu sáng và độ sáng của một vật được chùm sáng chiếu vào. Ðơn vị: Lux. Cách đo: Ðặt ngửa tế bào quang điện trên mặt phẳng cần đo, vặn nút đo lên thang cao nhất rồi chuyển từ từ xuống nấc thấp (sao cho giai đo tương ứng với cường độ chiếu sáng) chờ số hay kim chỉ ổn định, đọc kết quả. Vị trí đo: Vị trí đo, số mẫu đo và thời gian đo cần được xác định tùy theo tính chất công việc đang khảo sát. Khi đo cần tránh bóng che ngẫu nhiên (bóng của người đo ) Trong đo môi trường lao động số mẫu đo và vị trí đo có thể đo theo cách xác định vi khí hậu và chủ yếu theo tầm nhìn của người lao động. 4.2. Xác định đặc điểm của nền Ðặc điểm của nền được xác định bằng hệ số tương phản của nền (Contrast Ratio). Ký hiệu: CR Ñoä phaûn chieáu CR = Ñoä roïi Ðo độ phản chiếu bằng cách để tế bào quang điện hướng về nền cần đo và cách nền 5 - 7cm, dưới một góc 450. Đo 4 lần theo 4 hướng rồi lấy số trung bình của các trị số đo được. Kết quả đó chính là độ phản chiếu của nền và cũng tính bằng Lux. Sau đó tính CR theo công thức trên (với độ rọi đo như cách xác định cường độ chiếu sáng). Nếu CR < 0,2 thì độ tương phản của nền là tối (nền tối). 0,2 ≤ CR ≤0,4 thì độ tương phản của nền là trung bình (nền trung bình) 31
  33. Nếu CR >0,4 thì độ tương phản của nền sáng (nền sáng). 4.3. Xác định độ tương phản giữa chi tiết vật cần phân biệt và nền CR (neàn) - CR (vaät) K = CR (neàn) Nếu K 0,5 thì độ tương phản lớn. 4.4. Ðánh giá chiếu sáng tự nhiên tương đối: 4.4.1. Phương pháp gián tiếp: Xác định tỷ số diện tích cửa sổ sử dụng được nguồn sáng tự nhiên chiếu qua diện tích phân xưởng sản xuất : tỷ lệ 1/6 - 1/5 là bảo đảm đủ ánh sáng. 4.4.2. Phương pháp trực tiếp: Xác định tỷ lệ cường độ chiếu sáng trung bình trong phân xưởng sản xuất (E1 - E5) với cường độ chiếu sáng ngoài trời cùng thời gian đo. Ðược tính theo công thức sau :  (E1 – E5) : 5 = x 100 Số Lux ngoài trời Nếu công việc rất chính xác: 5 - 7% Chính xác trung bình : 3 - 5% Công việc bình thường: 2 - 3% 5. Thiết bị đo ánh sáng có 2 loại: thiết bị cơ và thiết bị điện tử. Ðo độ chiếu sáng bằng LUXMETRE Luxmetre được cấu tạo bằng hai bộ phận chính: tế bào quang điện và điện kế. Tế bào quang điện làm bằng một tấm kim loại có phủ vàng (Au) và Selen (Se). Khi có nguồn sáng chiếu vào, tế bào quang điện biến quang năng thành điện năng và được đo bằng điện kế. Kim điện kế chỉ kết quả tính ra Lux. Ðộ nhạy của tế bào quang điện đối với phổ nhìn thấy khác nhau. Thường thì Luxmetre được chia độ theo đèn dây tóc, cho nên khi đo cường độ chiếu sáng của các nguồn sáng khác nhau thì phải nhân với hệ số điều chỉnh: + Với ánh sáng đèn sợi đốt hồng ngoại = 1 + Ánh sáng tự nhiên = 0,8 + Ðèn huỳnh quang = 1,15 + Ðèn ánh sáng ban ngày = 0,9 1). Máy đo ánh sáng điện tử hiện số DX - 200 - Anh : -Nguyên tắc: Tất cả các thiết bị đo ánh sáng đều dựa trên cơ sở của các tế bào quang điện, khi ánh sáng chiếu vào sẽ chuyển quang năng thành điện năng. Từ đó với các dòng điện tương ứng với cường độ ánh sáng và đo được kết quả trên mặt hiện số. 32
  34. -Cấu tạo : Máy gồm 2 bộ phận chính: bộ phận cảm ứng ánh sáng có chứa tế bào quang điện và thân máy có các phím chức năng. - Cách đo: . Mang máy đến vị trí cần đo. . Ðặt ngửa tế bào quang điện trên mặt phẳng cần đo. . Bấm phím ON để bật máy, đợi chỉ số máy ổn định đọc kết quả trên mặt hiện số. . Khi đo cần tránh bóng che ngẫu nhiên. . Lưu ý: không được đo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, lấy tay sờ vào tế bào quang điện, tránh va đập. 2) Máy đo cường độ chiếu sáng điện tử hiện số Model 407026- EXTECH - Ðài Loan -Cấu tạo : + Phím Power: bật hoặc tắt mát + Phím Hold : giữ giá trị vừa đo Máy gồm 2 bộ phận chính: bộ phận cảm ứng + Phím LUX/FC: chọn đơn vị đo là ánh sáng có chứa tế bào quang điện và thân LUX hay FC. máy có các phím chức năng. + Phím RECORD: Nhấn phím RECORD máy sẽ bắt đầu đo các giá trị Max, Min, AVG. + Phím RECALL: nhấn phím RECALL để xem các giá trị Max, Min, AVG. + Phím LIGHT SOURCE: chọn nguồn chiếu sáng. L = Ðèn Vonfram/Ánh sáng ban ngày. F = Ðèn Huỳnh quang S = Ðèn kim loại (Na, K ) C = Ðèn cao áp thủy ngân. Ðối với nguồn sáng Halogen hoặc Metal Halide, chọn L. + Phím ZERO : dùng để hiệu chỉnh máy về O. Phím %: dùng để so sánh cường độ chiếu sáng nơi đo với nguồn chiếu sáng chuẩn. 33
  35. + Phím RANGE : chọn dải đo ánh sáng thích hợp từ 200 – 2.000 Lux, 2.000 – 20.000 Lux, 5.000 – 50.000 Lux. - Cách đo : . Chuẩn máy về O : . Máy phải được chuẩn trước mỗi lần sử dụng để bảo đảm độ chính xác cao nhất. . Ðậy nắp đầu đo tế bào quang điện lại. . Chọn dải 2.000Lux bằng phím trượt RANGE . Ấn phím ZERO, chờ kết quả hiển thị trên màn hình là O nếu không ấn phím ZERO lần nữa cho đến khi về O. . Tháo nắp đầu tế bào quang điện và bắt đầu đo. . Bắt đầu đo : Mang máy đến vị trí cần đo. Ðặt ngửa tế bào quang điện trên mặt phẳng cần đo. Bấm phím Power để bật máy, chọn dải đo cao nhất 5.000 - 50.000 Lux, nếu màn hình hiển thị “ “ phải trượt phím RANGE vào dải đo thích hợp để màn hình hiện thị cường độ chiếu sáng. Ðợi chỉ số máy ổn định đọc kết quả trên mặt hiện số. Khi đo cần tránh bóng che ngẫu nhiên. Lưu ý: không được đo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, lấy tay sờ vào tế bào quang điện, tránh va đập. 6. Tiêu chuẩn vệ sinh Quy định về Vệ sinh trường học : Quyết định số 1221/2000/QÐ-BYT, ngày 18/4/2000 Phòng học 100 – 300 lux Phòng thí nghiệm 300 lux - Tiêu chuẩn Vệ sinh Lao động theo quyết định số 3733/2002/QÐ - BYT. - Yêu cầu chiếu sáng : Chiếu sáng tại vị trí làm việc cần đạt 5 yêu cầu : . Chiếu sáng đủ . Không gây chói . Ðộ tương phản thích hợp . Màu sắc chuẩn . Không gây xung và sấp bóng Bảng 1: Cường độ chiếu sáng Loại công Cường độ chiếu sáng (Lux) Kiểu nội thất, công việc việc Ðèn huỳnh Ðèn nung quang sáng* Các vùng chung trong nhà Vùng thông gió, hành lang D – E 50 30 Cầu thang, thang máy C – D 100 50 Nơi gởi áo khoác ngoài, nhà vệ sinh C – D 100 50 34
  36. Loại công Cường độ chiếu sáng (Lux) Kiểu nội thất, công việc việc Ðèn huỳnh Ðèn nung quang sáng* Nhà kho D – E 100 50 Nhà xưởng lắp ráp Công việc thô, lắp máy to nặng C – D 200 100 Công việc nặng vừa, lắp ráp ôtô B – C 300 150 Công việc chính xác, lắp ráp điện tử A – B 500 250 Công việc chính xác, lắp ráp dụng A – B 1000 500 cụ Hoá chất Các quá trình tự động D – E 50 30 Nơi sản xuất ít có người ra vào C – D 100 50 Vùng nội thất chung C – D 200 100 Phòng kiểm nghiệm, phòng thí C – D 300 200 nghiệm Bào chế dược phẩm C – D 300 200 OTK A – B 500 250 So màu A – B 750 400 Chế tạo phần đệm bằng cao su A – B 300 150 Công nghiệp may mặc May A – B 500 250 OTK A – B 750 375 Là A – B 300 150 Công nghiệp điện Chế tạo cáp B – C 200 100 Lắp ráp mạng điện thoại A – B 300 200 Lắp đường dây A – B 500 250 Lắp ráp radio, vô tuyến A – B 750 400 Lắp ráp các bộ phận cực kỳ chính xác, A – B 1000 500 điện tử Công nghiệp thực phẩm Vùng làm việc chung C – D 200 100 Các quá trình tự động D – E 150 75 Trang điểm bằng tay, OTK A – B 300 200 Công nghiệp đúc Nhà xưởng đúc D – E 150 75 Ðúc thô, đúc phần lõi C – D 200 100 Ðúc chính xác, làm lõi, OTK A – B 300 200 Công nghiệp kính và gốm sứ Xưởng lò D – E 100 50 Phòng trộn, khuôn, đúc C – D 200 100 Hoàn thiện, tráng men, đánh bóng B – C 300 150 Vẽ màu, trang trí A – B 500 250 Mài kính, công việc chính xác A – B 750 400 35
  37. Loại công Cường độ chiếu sáng (Lux) Kiểu nội thất, công việc việc Ðèn huỳnh Ðèn nung quang sáng* Công nghiệp sắt thép Nơi sản xuất không đòi hỏi thao tác bằng D – E 50 30 tay Nơi SX thỉnh thoảng phải làm bằng D – E 100 50 tay Nơi làm cố định trong nhà sản xuất D – E 300 150 Nơi giám sát và OTK A – B 300 200 Công nghiệp da Vùng làm việc chung B – C 200 100 Dập, cắt may, sản xuất giầy A – B 500 250 Phân loại, so sánh, kiểm tra chất A – B 750 400 lượng Máy và thử máy Công việc không cố định D – E 150 75 Làm việc thô, bằng máy, hàn C – D 200 100 Làm bằng máy, có tự động B – C 300 150 Công việc chính xác, bằng máy, A – B 500 250 máy chính xác, thử nghiệm máy Công việc rất chính xác, đo kích cỡ, A – B 1000 500 OTK, các chi tiết phức tạp Sơn và phun màu Nhúng và phun sơn thô D – E 200 100 Sơn thông thường, phun và hoàn A – B 500 250 thiện Sửa và so màu A – B 750 400 Công nhiệp giấy Làm giấy bìa C – D 200 100 Làm tự động D – E 150 75 OTK, phân loại A – B 300 150 In ấn và đóng sách Phòng máy in C – D 300 150 Phòng biên soạn, đọc thử A – B 500 250 Thử chính xác, sửa lại, khắc axít A – B 750 375 Chế bản màu và in A – B 1000 500 Khắc thép và đồng A – B 1500 750 Ðóng sách A – B 300 150 Sắp xếp, in nổi A – B 500 250 Công nghiệp dệt Vẽ hoa D – E 200 100 Xe sợi, cuộn, đánh ống, nhuộm C – D 300 150 Xe sợi nhỏ, dệt A – B 500 250 May, OTK A – B 750 375 36
  38. Loại công Cường độ chiếu sáng (Lux) Kiểu nội thất, công việc việc Ðèn huỳnh Ðèn nung quang sáng* Phân xưởng mộc và đồ gỗ Bộ phận cưa D – E 150 75 Công việc ngồi, lắp ráp C – D 200 100 So chọn gỗ B – C 300 150 Hoàn thiện, OTK A – B 500 250 Văn phòng Các phòng chung A – B 300 150 Phòng kế hoạch chuyên sâu A – B 500 250 Phòng đồ họa A – B 500 250 Phòng họp A – B 300 150 Các cửa hang Chiếu sáng chung ở các cửa hàng Ơû các trung tâm buôn bán lớn B – C 500 250 Ơû các cửa hàng nhỏ B – C 300 150 Siêu thị B – C 500 250 Trường học Chiếu sáng chung A – B 300 150 Văn phòng A – B 300 150 Phòng phác thảo A – B 300 150 Phòng trưng bày A – B 500 250 Phòng thí nghiệm A – B 300 150 Phòng trưng bày nghệ thuật A – B 300 150 Ðại sảnh C – D 150 75 Bệnh viện Các khu vực Chiếu sáng chung A – B 50 30 Phòng khám A – B 200 100 Phòng đọc A – B 150 100 Trực đêm A – B 3 Các phòng khám Chiếu sáng chung A – B 300 150 Khám khu trú A – B 750 375 Ðiều trị tăng cường Ðầu giường A – B 30 20 Nơi quan sát A – B 200 100 Nơi làm, trực của y tá A – B 200 100 Phòng phẩu thuật Chiếu sáng chung A – B 500 250 Chiếu sáng tại chỗ A – B 10.000 5.000 Phòng kiểm tra tự động Chiếu sáng chung A – B 500 250 Chiếu sáng tại chỗ A – B 5000 2.500 37
  39. Loại công Cường độ chiếu sáng (Lux) Kiểu nội thất, công việc việc Ðèn huỳnh Ðèn nung quang sáng* Phòng xét nghiệm và dược Chiếu sáng chung A – B 300 150 Chiếu sáng tại chỗ A – B 500 250 Phòng tư vấn Chiếu sáng chung A – B 300 150 Chiếu sáng tại chỗ A – B 500 250 Ghi chú: - A: Công việc đòi hỏi rất chính xác - B: Công việc đòi hỏi chính xác cao - C: Công việc đòi hỏi chính xác - D: Công việc đòi hỏi chính xác vừa - E: Công việc ít đòi hỏi chính xác 38
  40. KỸ THUẬT ÐÁNH GIÁ TIẾNG ỒN TRONG TRƯỜNG HỌC Người trình bày: Ks Đào Viết Hoàng 1. Khái niệm: 1.1. Âm và tần số âm thanh: -Âm hay âm thanh: là những dao động của các vật thể gây ra và lan truyền trong các môi trường đàn hồi như khí, lỏng, rắn. -Tần số âm: là số dao động âm xảy ra trong 1 giây đo bằng Hertz (Hz). -Áp suất âm: khi âm thanh truyền trong môi trường gây ra một sức nén gọi là áp suất âm (áp âm hay âm áp). -Dao động âm tai người có thể nghe được từ 16Hz - 20.000Hz. Dưới tần số 16Hz tai người không nghe thấy được gọi là hạ âm và trên tần số 20.000Hz gọi là siêu âm. 1.2. Tiếng ồn : -Tiếng ồn: là những âm thanh hỗn tạp gây ra những cảm giác khó chịu và có thể gây bệnh cho cơ thể. -Cường độ tiếng ồn: là năng lượng của các âm thanh hỗn độn di chuyển trong không khí trong thời gian 1 giây trên mặt phẳng chắn ngang hướng đi của tiếng ồn trên diện tích 1 cm2 (egr/cm2/s). -Phân lọai tiếng ồn: 2 lọai +Tiếng ồn ngắt quãng : là tiếng ồn có cường độ cực đại cao hơn cường độ cực tiểu > 10dB. +Tiếng ồn liên tục : là tiếng ồn có cường độ cực đại cao hơn cường độ cực tiểu 130dB -Tiếng ồn trong đời sống : +Gió thoảng thì thầm: 10 - 12dB +Tiếng nói thường: 40dB +Tiếng nói to: 60dB +Tiếng nói rất to: 80dB +Hét to : > 90dB 39
  41. +Tàu điện :> 70dB +Còi tàu thủy : > 85dB +Tàu hỏa tốc hành : 90 - 95dB +Máy bay : 130dB +Máy bay phản lực : >130dB 2. Nguyên tắc đo, đơn vị đo: 2.1. Ðơn vị đo: dB (deciBel) là đơn vị cường độ biểu thị độ mạnh hay yếu của âm thanh. dB là đơn vị đo mức âm chung đo theo lưới tuyến tính (line). P dB = 10lg Po - Ngưỡng nghe Lmin= 0 dB: mức tối thiểu tai người có thể nghe thấy mức công suất 2 âm P0 = 10 -16 W/cm , tương ứng với 0 dB ở tần số 1000 Hz - Mức công suất âm cần đo: P - Ngưỡng chói tai Lmax = 130 dB: là mức tối đa tai người có thể cảm nhận được, tương ứng với P = 10 -3W/cm2. - Thang đo ồn : từ 0 - 130 dB  Quy định về Vệ sinh trường học : Quyết định số 1221/2000/QÐ-BYT, ngày 18/4/2000: dBA.  Lưới A là lưới đã suy giảm bớt mức âm ở các tần số thấp làm cho kết quả đo được phản ánh đúng với lực sinh học tác dụng của tiếng ồn lên tai người. 2.2. Nguyên tắc đo: -Tiếng ồn trong phòng học là tiếng ồn ổn định, liên tục nên đo mức ồn tiếp xúc (LPA) ở mức áp âm chung và theo đặc tính lưới A. Ðo ít nhất 3 lần và lấy kết quả trung bình. Vị trí đo và số mẫu đo : -Vị trí đo ngang tầm thính lực của học sinh ngồi học tại 5 điểm : 4 điểm ở 4 bàn góc và 1 điểm ở giữa lớp học. - Ngoài ra khi những người lao động luôn phải di chuyển (tốt nhất phải sử dụng máy đo liều tiếng ồn “Noise dosimeter” gắn trên người lao động (Chủ yếu ở nước ngoài). 3. Thiết bị đo tiếng ồn: 3.1.Nguyên tắc: Các máy đo tiếng ồn đều nhờ bộ phận Microphone (Vi âm tụ) biến năng lượng âm thanh thành năng lượng điện và kết quả hiện trên mặt hiện số. 3.2. Ðơn vị đo tiếng ồn: dBA 3.3. Máy đo tiếng ồn hiện số NL-04 và bộ phân tích tần số NL-14, hãng RION - Nhật. 3.3.1. Các bộ phận của máy: 1. Mút che Microphone: nhằm cản bụi, các ảnh hưởng bên ngòai có thể tác động đến microphone, tránh được các âm thanh siêu tầng do tiếng rít, tiếng hú của động cơ, gió. 2. Microphone: là bộ phận quan trọng nhất của máy, rất nhạy cảm với âm thanh, được bảo quản kỹ lưỡng tránh các yếu tố bất lợi như sự va đập, nhiệt độ cao, ẩm ướt. 40
  42. 3. Màn hình: màn hình LCD có đèn bật sáng hiện kết quả đo và một vạch phổ tương ứng với kết quả đo được. 4. Các phím chức năng: -Mode : Chọn hoặc giá trị liên tục tức thời (Lp) hoặc các giá trị được xử lý (Lep :mức áp âm liên tục tương đương, LE : mức ồn tiếp xúc, Lmax : mức ồn cực đại). -Weight : Chọn lưới đo tần số : “Flat, A, C”. -Time Const : Chọn lưới đo thời gian “Fast, Slow”. -Level Range : Chọn dải mức ồn cần đo. -Start/Stop : Dùng để khởi động hoặc dừng khi đo các giá trị Lep, LE, Lmax. -Pause/Cont : Ðể tạm dừng và tiếp tục đo hoặc quá trình lưu tự động. -Filter : Bật hoặc tắt chức năng phân tích tần số. -fc : Chọn tần số phân tích chính (31,5Hz - 16.000Hz) -Lx : Gọi giá trị xử lý Lx. -Cal : Kích họat bộ dao động chuẩn điện để hiệu chuẩn máy. -M.Time : Dùng để cài đặt thời gian đo cho quá trình xử lý Lep, LE, Lmax, Lx. -Light : Kích họat màn hình bật sáng. -2nd : Chọn chức năng phím thứ 2. -Store Mode : Chọn chế độ để lưu dữ liệu. -Address : Dùng để chọn địa chỉ gọi dữ liệu. -Recall : Dùng để gọi dữ liệu từ bộ nhớ trong. -Print : Dùng để in dữ liệu. -Nút Power (bên hông máy): dùng để bật hoặc tắt máy. 3.3.2. Phương pháp đo tiếng ồn: 3.3.2.1. Hiệu chuẩn máy: 1. Hiệu chuẩn điện (hiệu chuẩn trong) : - Bật phím Power sang ON - Ấn phím Cal để kích họat chế độ chuẩn điện. Dấu “Cal 94.0dB” sẽ xuất hiện trên màn hình. - Ðiều chỉnh phím Cal control với 1 vít được cung cấp để chỉ số đọc là “94.0dB”. 2. Hiệu chuẩn bằng Pistonphone NC-72 (hiệu chuẩn ngòai) - Pistonphone cho một nguồn âm chuẩn ở 1.000Hz là 114dB. - Lắp cẩn thận microphone vào trùng khớp với pistonphone. - Bật ON trên pistonphone. - Chỉnh nút Calcontrol hoặc Adj cho chỉ số đọc trên máy về “114dB” với 1 vít được cung cấp. -Tắt pistonphone về OFF, tháo cẩn thận microphone ra khỏi pistonphone. 41
  43. 3.3.2.2. Phương pháp đo : 1. Ðo tiếng ồn chung: . -Trượt phín Power về ON để bật máy . -Ấn phím Mode chọn giá trị đo là LpA . -Ấn phím Weight chọn lưới đo là A . -Ấn phím Timeconst chọn giá trị đo là Fast nếu là tiếng ồn ngắt quãng và Slow nếu là tiếng ồn liên tục. . -Ấn phím Level Range để chọn dải mức ồn đo thích hợp sao cho dấu vạch phổ nằm khỏang giữa dải mức ồn đo. . -Ðợi chỉ số đọc ổn định, đọc kết quả trên mặt hiện số. 2. Ðo tiếng ồn phân tích tần số : . -Bật bộ phân tích tần số NX-04 (phía sau máy ở vị trí ON ). . -Ấn phím Filter để khởi động dải tần số phân tích. . -Ấn phím fc (,) để chọn lần lượt tần số cần đo . -Ðọc kết quả lần lượt từng tần số trên mặt hiện số. 3. Nguyên tắc đo: - Ðo trực tiếp tại chổ làm việc của người tiếp xúc. - Micro phải để ngay tầm tai người lao động, hướng về phía nguồn ồn. - Máy đo để cách người đo 0,5 m. 4. Tiêu chuẩn vệ sinh: 1. Quy định về Vệ sinh trường học : Quyết định số 1221/2000/QÐ-BYT, ngày 18/4/2000 2.TCVN 3985 : 1999 3. Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động : số 3733/2002/QÐBYT Phòng học ≤ 50 Dba 42
  44. KỸ THUẬT ĐO KHÍ O2 & CO2 TRONG MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC Người trình bày: Ks Đào Viết Hoàng 1. Giới thiệu :  O2 và CO2 là hai khí hô hấp có tầm quang trọng đặc biệt đối với sự sống, lao động sinh hoạt và phân áp của chúng trong không khí tác động rất rõ đến hoạt động trí lực của con người.  Tỷ lệ O2 trong không khí sạch trung bình là 20,5%. Tiêu chuẩn vệ sinh phải đạt là 20% trong không khí nơi làm việc học tập.  Ngoài nhu cầu hô hấp của người, O2 còn cần cho sự cháy. Nhìn ngọn lửa cháy bằng nhiên liệu người ta có thể phỏng đoán được tỷ lệ O2. Tỷ lệ O2 thấp làm tắt một số loại đèn sau : . Ðèn dầu hỏa : 17,7-18,6% . Ðèn benzen : 16% . Nến (đèn cầy) : 13-14% . Khí thắp sáng : 10,9% . Ðèn đất (gió đá - C2H2): 10%  Không khí thở có tỷ lệ cao hơn bình thường cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thở O2 với tỷ lệ 60% có thể bị tai biến. Thở nhiều O2 tinh khiết trong nhiều ngày liền có thể gây ra các triệu chứng nhiễm độc, có ảnh hưởng về hô hấp, máu, sinh hóa học, tổ chức học và có thể chết.  Tỷ lệ CO2 trong không khí khí quyển trái đất từ 0,3 - 0,4%o và tỷ lệ CO2 trong không khí thở ra của người từ 3 - 4%. Vì vậy nguồn CO2 trước hết là từ hô hấp của con người nên khi có nhiều người ở trong một không gian kín, kém thoáng khí thì CO2 có thể tăng cao hơn bình thường.  CO2 là sản phẩm đốt cháy hoàn toàn các chất hữu cơ thường dùng hàng ngày như khí đốt (gas), dầu hỏa, củi, than  Quá trình phân hủy chất hữu cơ cũng như quá trình hô hấp của thực vật tạo ra nhiều CO2.  Một đặc điểm lý tính của CO2 cần được lưu ý là CO2 không bị than hoạt tính hấp phụ nên không thể phòng chống CO2 bằng mặt nạ kiểu hộp lọc được 2. Phương pháp xác định khí O2 và CO2 trong phòng học 2.1. Vị trí đo và số mẫu đo :  Ðo O2 & CO2 trong phòng học ở 5 điểm: 4 điểm ở 4 góc bàn và 1 điểm ở giữa phòng học. Ðo ngang tầm hô hấp của học sinh, tránh hơi thở trực tiếp học sinh. 2.2. Phương pháp lấy mẫu khí O2 & CO2  Có hai phương pháp.  Phương pháp 1: bơm (hút) không khí có chất độc tại hiện trường vào trong một dụng cụ chứa có thể tích nhất định. Ðây là kĩ thuật đơn giản  Dụng cụ chứa :- Gaz pipet (Anpoule) - Chai - Bóng cao su (có van) - Túi polyetylen  Bơm:- Máy hút chân không. - Bơm bóp tay hay dụng cụ bơm đẩy khí. 43
  45.  Phương pháp 2: Hút không khí có chất độc tại hiện trường qua một dụng cụ giữ lại, phần không khí sạch đi qua phần không khí độc được giữ lại ở dung dịch hấp thu.  Dụng cụ giữ lại: - Ống hấp thu hay phin lọc.  Máy hút khí: máy chuyên dùng có lưu lượng kế và lấy mẫu được trong thời gian dài.  Lưu lượng kế: chỉnh vận tốc khí.  Dung dịch hấp thu: tùy vào loại hơi khí độc. 2.3. Phương pháp phân tích khí O2 & CO2 1. Phương pháp chuẩn độ  Phương pháp chuẩn độ là phương pháp phân tích thể tích dựa trên sự tác dụng hoá học của các chất bằng đương lượng của chúng. V1N1 = V2N2  Hoá chất, dụng cụ:- Dung dịch chuẩn độ ở nồng độ 0,1N. - Chất chỉ thị màu. - Buret, bình tam giác và pipet có bầu. 2. Phương pháp so màu bằng máy quang phổ hấp thụ khả kiến  Nguyên tắc: Phương pháp dựa trên sự tác dụng của dung dịch phân tích với thuốc thử trong điều kiện nhất định tạo ra một màu. Cường độ màu tạo ra tỉ lệ với lượng chất có mặt trong dung dịch, sau khi màu ổn định ống dung dịch phân tích đem so sánh với ống dung dịch chất chuẩn bằng máy quang phổ hấp thu khả kiến. 3. Phương pháp sắc kí khí  Nguyên lý: Sắc kí khí (GC) là phương pháp tách và phân tích dựa trên 2 quá trình hấp thụ (hoặc hấp phụ) và giải hấp liên tục giữa hai pha: một pha rắn hoặc lỏng (pha tĩnh) và một pha khí (pha động). Pha động là khí mang (thường được dùng Hêli, Nitơ, Hydro, Argon - là khí trơ) vận chuyển chất phân tích dọc theo cột sắc kí, nơi đây quá trình tách chất được diễn ra.  Sau khi được phân tách, các cấu tử ra khỏi cột và được detector ghi lại bằng các tín hiệu điện và chuyển qua bộ ghi như một hàm của thời gian hay sắc kí đồ - sắc kí đồ cung cấp cho chúng ta hai thông tin: - Thời gian lưu của các cấu tử trong cột đặc trưng cho tương tác của các cấu tử với pha tĩnh là các thông tin cho phép định tính. - Các tín hiệu của detector tỉ lệ thuận với lượng chất được đưa vào cột do đó dùng làm cơ sở cho phép định lượng. 44
  46. 4. Phương pháp ống phát hiện  Cấu tạo ống: Ống phát hiện là ống thủy tinh có đường kính trong không thay đổi. Bên trong chứa vật liệu trơ (là các gel vô cơ) có tẩm thuốc thử hóa học gọi là gel phản ứng. Khi chất ô nhiễm trong không khí tác dụng với gel phản ứng hay gel chỉ thị sẽ tạo ra hợp chất màu, căn cứ vào sự đổi màu ứng với thang chuẩn trên ống biết được nồng độ chất ô nhiễm.  Sử dụng ống kèm theo một dụng cu, thiết bịï bơm hút không khí qua ống.  Cách thể hiện màu theo:  Chiều dài cột màu, đọc nồng độ trên thang đo dán trên ống.  So sánh màu với thang mẫu chuẩn kèm theo ống phát hiện.  Vòng màu xuất hiện phải tương ứng với vòng in trên ống chuẩn. 5. Phöông phaùp ño O2 & CO2 baèng maùy ñieän töû hieän soá Tiêu chuẩn đánh giá  Quy định về Vệ sinh trường học : Quyết định số 1221/2000/QÐ-BYT, ngày 18/4/2000  TCVSLÐ : Quyết định số 3733/2002/BYT-QÐ Phòng học O ≥ 20% 2 CO ≤ 1% = (0,1%) 2 o Các biện pháp dự phòng 1.Biện pháp Kỹ thuật 2.Biện pháp Y tế 3.Biện pháp Dinh dưỡng 4.Biện pháp Bảo hộ lao động 5.Biện pháp Cơ chế chính sách 45
  47. HƯỚNG DẪN VỆ SINH TRƯỜNG HỌC THEO BỘ Y TẾ - CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG Người trình bày: BsCKII.Nguyễn Doãn Thành (Đề nghị học viên tham khảo thêm trong tài liệu đã in và ban hành của Bộ Y tế) Đo vì khí hậu (VKH) phòng học Đo ánh sáng trong phòng học Đo đạc và tính toán hệ số độ rọi tự nhiên của phòng học (Ke) Đo đạc và tính toán hệ số chiếu sáng của phòng học (Kc) a. Tính độ che chắn (K) b. Tính hệ số chiều sâu phòng học (Ks) c. Khảo sát và đánh giá chiếu sáng nhân tạo 1.1. Đo tiếng ồn 1.2. Kỹ thuật đo bụi toàn phần bằng giấy lọc a. Nguyên tắc: Không khí được hút vào đầu lấy mẫu có chứa giấy lọc bằng một bơm hút, khi không khí đi qua giấy lọc, các hạt bụi sẽ đượcgiữ lại trên giấy lọc. Cân giấy lọc trước và sau khi lấy mẫu, dựa vào lượng bụi thu được và thể tích không khí đã 3 lấy mẫu để tính nồng độ bụi toàn phần trong không khí. Đơn vị tính bằng mg/m Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều đầu lấy mẫu khác nhau. Ở đây áp dụng cho đầu lấy mẫu của hãng SCK – Mỹ b. Dụng cụ lấy mẫu Bơm lấy mẫu Bầu giữ giấy lọc và giấy lọc Ống cao su hoặc ống nylon có đường kính 10mm, dài 1,5 – 2 m, nối từ đầu lấy mẫu đến bơm lấy mẫu Giá 3 chân để đầu lấy mẫu có thể chỉnh được hướng và chiều cao Pince mũi thẳng để gắp giấy lọc Bao đựng giấy lọc Cân phân tích với độ chính xác 0,1 mg Hộp bảo quản mẫu Lưu lượng kế và đồng hồ bấm giây (nếu bơm lấy mẫu không có gắn kèm) c. Kỹ thuật: Chuẩn bị tại phòng thí nghiệm + Rửa sạch và lau khô đầu lấy mẫu + Kiểm tra tình trạng của bơm lấy mẫu và lưu lượng hút + Sấy giấy lọc trước khi cân ở nhiệt độ 500C trong thời gian 2 giờ + Cân giấy lọc ngay sau khi sấy xong, ghi lại thứ tự bao giấy lọc và trọng lượng từng bao 46
  48. + Lắp giấy lọc vào đầu lấy mẫu Lấy mẫu tại hiện trường + Đặt đầu lấy mẫu lên giá 3 chân, điều chỉnh chiều cao sao cho ngang tầm hô hấp học sinh + Nối ống dây cao su từ bầu lọc và bơm lấy mẫu + Bật máy ghi địa điểm lấy mẫu, số thứ tự đầu lấy mẫu + Ghi lại điều kiện vi khí hậu +Thời gian lấy mẫu phụ thuộc vào phòng học bụi nhiều hay ít. Thường lấy mẫu trong thời gian từ 90 – 120 phút Chú ý: Khi thay đầu lấy mẫu phải chọn nơi kín gió, ít bụi Phân tích tại phòng thí nghiệm Sau khi lấy mẫu, các giấy lọc được được đặt vào trong bao theo thứ tự ban đầu. Xếp vào hay và sấy ở nhiệt độ 500C trong 2 giờ. Cân ngay sau khi sấy xong theo đúng thứ tự như cân trước khi lấy mẫu, ghi lại trọng lượng giấy lọc Mỗi lô giấy lọc 7 – 10 giấy phải để lại 2 giấy làm chứng. Các giấy này cũng đem ra hiện trường nhưng không lấy mẫu Chú ý: nên cân mẫu trên cùng một chiếc cân và cùng một người cân d. Tính kết quả Các loại giấy lọc đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm. Để tránh sai số do độ ẩm gây ra, cần sử dụng giá trị hiệu chỉnh k. Giá trị này được tính từ mẫu chứng: K= (Pls – Plt) +(P2s – P2t) Trong đó: 2 Pls là trọng lượng giấy lọc chứng số 1 sau lấy mẫu (mg) Plt là trọng lượng giấy lọc chứng số 1 trước lấy mẫu (mg) P2s là trọng lượng giấy lọc chứng số 2 sau lấy mẫu (mg) P2t là trọng lượng giấy lọc chứng số 2 trước lấy mẫu (mg) Giá trị K có thể >0 hoặc 0 thì trọng lượng phải trừ đi K; Nếu K<0 thì trọng lượng bụi phải cộng với K Nồng độ bụi trong không khí được tính theo công thức sau: Trong đó: C là nồng độ bụi (mg/m3) [(P’ – P) ± K]. 1000 P’ là trọng lượng giấy lọc sau khi lấy mẫu (mg) C = P là trọng lượng giấy lọc trước khi lấy mẫu V K là giá trị hiệu chỉnh mẫu 1000 là hệ số quy đổi từ đơn vị lít ra m3 V là thể tích không khí đã lấy mẫu (= thời gian x lưu lượng) Chú ý: V phải tính theo điều kiện tiêu chuẩn: 47
  49. 298. V. P V0= 273 + T0 Trong đó V0 là thể tích không khí quy về điều kiện tiêu chuẩn (lít) V là thể tích không khí đã lấy mẫu (lít) P là áp suất không khí tại nơi lấy mẫu, đo trong thời gian lấy mẫu (mmHg) T0 là nhiệt độ không khí tại vị trí lấy mẫu (0C) 760 là áp suất không khí tại điều kiện tiêu chuẩn (mmHg) e. Trả lời kết quả Kết quả được biểu hiện bằng nồng độ bụi hô hấp (mg/m3). Giới hạn hàm lượng bụi cho phép là 0,3mg/m3 1.3. Định lượng CO2 trong không khí a. Thiết bị và kỹ thuật đo: máy đo hồng ngoại Model R1 – 411, máy đo điện tử b. Vị trí đo: Đo phòng học tại 5 điểm (1 điểm ở giữa phòng học, 4 điểm ở 4 góc phòng học, đo ở tầm hô hấp của học sinh c. Thời điểm đo: vào đầu buổi, giữa buổi và cuối buổi học 0 d. Đánh giá: theo quyết định 1221/2000/BYT (không vượt quá 1 /00) 1.4. Kỹ thuật xác định vi sinh vật trong không khí Trong không khí, ngoài bụi ra còn có các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, mốc các thành phần này có liên quan mật thiết với nhau, bụi càng nhiều thì số lượng vi sinh vật càng cao. Điều kiện, hoàn cảnh và thời tiết cũng ảnh hưởng đến tình hình và số lượng vi sinh vật. Mùa khô trong không khí có nhiều VSV hơn mùa ẩm. Trong các trường học ở thành phố, không khí có nhiều VSV hơn ở ngoại ô và nông thôn. Trong không khí, ngoài những tạp khuẩn chúng ta thường hay gặp các loại cầu khuẩn gây bệnh, trực khuẩn lao Mỗi loại vi khuẩn tìm được là một chỉ điểm cho ta biết nguồn gốc nhiễm khuẩn của không khí. Nếu thấy trong không khí có E.Coli, Cl.Welchii tức là không khí có trực khuẩn Proteus chứng tỏ là chất hữu cơ bị thối rữa, bốc lơ lửng trong các hạt nước to Có rất nhiều phương pháp để xác định vi khuẩn trong không khí nhưng pp đơn giản và thông dụng hiện nay là pp lắng bụi trực tiếp của Koch. Kỹ thuật xác định VSV trong không khí được tiến hành theo 2 bước: a. Chuẩn bị môi trường và kiểm tra Có 3 loại môi trường thường được sử dụng để nuôi cấy. Thạch thường, còn gọi là thạch dinh dưỡng dùng để kiểm tra tổng số vi khuẩn ưa khí. Thạch máu dùng để kiểm tra các cầu khuẩn tan máu. Thạch Saburo hay thạch glucose có pH 4 -5 để kiểm tra nấm mốc 48
  50. Đổ thạch vào hộp lồng (1 hộp khoảng 18 – 20ml). Trước khi đặt môi trường ra ngoài không khí, phải để thạch vào tủ ấm lại và mặt thạch khô. Vào phòng học, mở hộp thạch ra (nắp hộp thạch úp nghiêng kê lên cạnh đáy hộp thạch) hứng trong 5 – 10 hay 15 phút, tùy tình hình dự kiến mức độ ô nhiễm của không khí phòng học Trong phòng lấy mẫu ở 5 vị trí: giữa phòng và 4 góc phòng. Mỗi nơi 5 đĩa thạch (2 đĩa dinh dưỡng, 2 đĩa Saburo, 1 đĩa thạch máu) Sau thời gian quy định, đậy nắp hộp lồng lại, để vào tủ ấm 370C đối với các hộp thạch máu, thạch thường, còn các đĩa thạch Saburo thì để nhiệt độ phòng thí nghiệm từ 22 – 250C. Theo dõi 24 – 48 h đối với các loại vi khuẩn và 7 – 10 ngày đối với các loại nấm b. Đọc kết quả Không khí tốt: trong 1 đĩa hộp lồng mở 10 phút có 5 khuẩn lạc VSV Không khí vừa: trong 1 đĩa hộp lồng mở 10 phút có 20 khuẩn lạc VSV Không khí xấu: trong 1 đĩa hộp lồng mở 10 phút có >25 khuẩn lạc VSV 2. Đo kích thước trường học, phòng học, bàn ghế và bảng 2.1. Nguyên tắc chung Dụng cụ đo chính xác Tuân thủ các kỹ thuật và quy trình đo theo hướng dẫn chuyên môn Kết quả đo đạc được đánh giá theo các quy định vệ sinh hiện hành 2.2. Đo diện tích trường học a. Yêu cầu Dựa vào kết quả đo đạc có thể tính toán được tổng diện tích của nhà trường, diện tích phủ xanh, diện tích sân chơi, bãi tập, diện tích xây dựng các công trình. b. Kỹ thuật đo Tổng diện tích: Tùy theo hình dạng khuôn viên của nhà trường để tiến hành đo đạc các kích thước cho phù hợp. Ví dụ, khuôn viên hình chữ nhật thì cần đo kích thước của chiều rộng và chiều dài, các hình khác có thể chia thành từng khu vực để đo, sau đó tính tổng diện tích bằng cách cộng tổng diện tích từng khu vực. Diện tích phủ xanh: là toàn bộ phần đất được trồng cỏ, vườn cây và tán cây trồng làm bóng mát ở trong sân trường. Diện tích sân chơi, bãi tập: bao gồm sân trường, sân vận động, sân tập thể thao nằm trong khuôn viên của trường Diện tích xây dựng: là tổng diện tích xây dựng các khối công trình như phòng học, nhà ban giám hiệu, nhà bếp, nhà ăn, nhà để xe, nhà thực hành, thử nghiệm (lưu ý: nếu nhà trường có sơ đồ quy hoạch xây dựng thì có thể sử dụng các kích thước trong bản vẽ thiết kế để tính toán các diện tích. Tuy nhiên, cần phải quan sát trên thực tế xem có điểm gì khác hoặc mới bổ sung so với bản vẽ thiết kế không). 49
  51. c. Đánh giá: Yêu cầu về diện tích trung bình/ 1 học sinh Tổng diện tích của trường Diện tích trung bình/ 1 học sinh (m2)= Tổng số học sinh của ca học Lấy tổng diện tích trường chia cho tổng số học sinh. Nếu trường học 2 ca thì lấy tổng diện tích chia cho số học sinh của ca có số lượng học sinh nhiều hơn. Sau đó so sánh với quy định. Nếu diện tích trung bình/học sinh đạt trên 10 m2 (đối với trường ở vùng nông thôn, miền núi) và trên 6 m2 (đối với trường ở thành phố) thì đạt yêu cầu vệ sinh. Diện tích sân chơi, bãi tập Tổng diện tích sân chơi, bãi tập x 100 Tỷ lệ diện tích sân chơi, bãi tập (%) = Tổng diện tích của trường Tổng diện tích của trường Diện tích phủ xanh Tổng diện tích phủ xanh x 100 Tỷ lệ diện tích phủ xanh (%) = Tổng diện tích của trường Diện tích xây dựng Tổng diện tích xây dựng x 100 Tỷ lệ diện tích xây dựng (%) = Tổng diện tích của trường 2.3. Đo kích thước phòng học a. Kỹ thuật đo: Dùng thước dây để đo chiều dài, chiều rộng và chiều cao của phòng học b. Đánh giá: Kích thước phòng học đạt yêu cầu khi Chiều rộng ≤ 6,5 m Chiều dài ≤ 8,5 m Chiều cao ≥ 3,6 m 2.4. Đo kích thước cửa sổ và cửa ra vào a. Yêu cầu: Dựa vào các kích thước đo đạc tính được hệ số chiều sâu phòng học và hệ số chiếu sáng b. Kỹ thuật đo: Dùng thước để đo chiều cao từ mép trên cửa sổ đến sàn 50
  52. Để đơn giản cho việc tính toán, chúng ta có thể đo các kích thước của cả khung cửa sổ và cửa ra vào, sau đó tính diện tích chung của chúng. Để tính toán hệ số chiếu sáng phòng học thì phải trừ đi 20% diện tích khung cửa c. Đánh giá Chiều cao cạnh trên cửa sổ Hệ số chiều sâu phòng học = ≥ 0,5 Chiều rộng phòng học Tổng Tổng diện diện tích tích cửa cửa sổ, sổ,cửa cửa ra vào ra vào – 20% – 20% Hệ số chiếu sáng phòng học= ≥ 1,5 Diện tích phòng học Diện tích phòng học 2.5. Đo kích thước bàn ghế a. Kỹ thuật đo Đo chiều cao ghế: dùng thước đo chiều thẳng đứng từ mép trên của cạnh trước mặt ghế tới sàn (1) Đo chiều cao bàn: dùng thước đo chiều thẳng đứng từ mép trên của cạnh sau bàn tới sàn (2) Hiệu số bàn ghế: Dùng thước đo khoảng cách thẳng đứng từ mép dưới cạnh sau mặt bàn đến mặt ghế (3) Để đơn giản, có thể lấy chiều cao bàn trừ đi chiều cao ghế Chiều sâu của bàn: Dùng thước đo khoảng cách từ cạnh trước tới cạnh sau của bàn hoặc khoảng cách từ khoang để bút đến cạnh sau của mặt bàn (4) Chiều sâu ghế: Dùng thước đo khoảng cách từ cạnh trước đến cạnh sau của mặt ghế. Khi đo chú ý đến vị trí của tựa lưng. Nếu tựa lưng nằm sâu về phía trước hơn so với mặt ghế thì đo như miêu tả ở hình vẽ trên (5) Cự ly lưng: Dùng thước đo khoảng cách nằm ngang từ mặt tựa lưng đến mép sau của mặt bàn (6) Khoảng trống bàn ghế: Dùng thước đo khoảng cách thẳng đứng mép dưới của ngăn bàn đến mặt ghế (7) 51
  53. Chiều rộng của ghế: Dùng thước đo khoảng cách ngang của mặt ghế (8) Chiều rộng của bàn Dùng thước đo khoảng cách ngang của mặt bàn (9) Chiều rộng tựa lưng ghế: (10) Cự ly ngồi: Dùng thước đo khoảng cách ngang từ cạnh trước của ghế đến cạnh sau của mặt bàn (11) b. Kỹ thuật đánh giá Hiện nay, chúng ta nên đánh giá theo TCVN 5470 – 2005: Đánh giá sự phù hợp của bàn ghế đối với học sinh Quy định về kích thước bàn ghế trong Quyết định 1221/QĐ-BYT dựa vào quy định được ban hành từ năm 1962. Quy định này có những điểm không phù hợp với đặc điểm nhân trắc học sinh trong giai đoạn hiện nay. Do đó, chúng ta nên đánh giá theo TCVN 5470-2005. Cỡ số Thông số Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V Loại VI Chiều cao ghế (cm) 26 28 30 34 37 41 Chiều sâu ghế (cm) 26 27 29 33 36 40 Chiều rộng ghế (cm) 23 25 27 31 34 36 Hiệu số bàn ghế (cm) 19 20 21 23 26 28 Chiều cao bàn (cm) 45 48 51 57 63 69 Chiều sâu bàn (cm) 45 45 45 50 50 50 Chiều rộng bàn 1 chỗ ngồi (cm) 60 60 60 60 60 60 Chiều rộng bàn 2 chỗ ngồi (cm) 120 120 120 120 120 120 Dành cho học sinh có chiều 100 – 109 – 120 – 130 – 145 – 160 – cao (cm) từ 109 119 129 144 159 175 Nếu bàn ghế không đúng tiêu chuẩn thì có thể đánh giá theo tỷ lệ sau: Chiều cao của bàn= 42 – 47% chiều cao cơ thể Chiều sâu, chiều rộng của bàn 40 -50 cm Chiều cao ghế: 26 -27% chiều cao cơ thể Chiều sâu ghế= 40 – 45 cm, chiều rộng 30 – 40 cm 2.6. Đo kích thước bảng a. Kỹ thuật đo Đo chiều rộng bảng: Đo khoảng cách ngang của bảng (không tính khung) Đo khoảng cách từ mép dưới bảng đến sàn: Nếu bục giảng rộng, không trực tiếp đo được khoảng cách từ mép dưới của bảng tới sàn thì đo khoảng cách từ mép dưới của bảng tới bục giảng và đo chiều cao bục giảng, sau đó cộng 2 kết quả với nhau. 52
  54. b. Đánh giá So sánh chiều rộng và chiều cao bảng so với quy định trong quyết định 1221/QĐ – BYT. Chiều rộng của bảng từ 1,8 – 2m là đạt yêu cầu vệ sinh. Nếu chiều rộng của bảng lớn hơn quy định trên thì phải căn cứ thêm vào khoảng cách từ bàn đầu đến bảng để đánh giá. Nếu khoảng cách từ bàn đầu đến bảng không nhỏ hơn giá trị được tính theo công thức L= 0,29 x (R +r) trong đó L là khoảng cách từ bàn đầu đến bảng, R là chiều rộng của hàng bàn đầu, r là chiều rộng bảng thì vẫn coi là phù hợp với phòng học Chiều cao từ mép dưới của bảng đến sàn: đối với tiểu học là 80 cm, đối với THCS, THPT là 100cm thì đạt yêu cầu vệ sinh. 3. Phương pháp và kỹ thuật xét nghiệm nguồn nước sạch (xem tài liệu trang 76 – 91) 53
  55. Bài 4 KHÁM, PHÂN LOẠI VÀ QUẢN LÝ SỨC KHỎE HỌC SINH - THỰC HÀNH KHÁM, PHÂN LOẠI VÀ QUẢN LÝ SỨC KHỎE HỌC SINH 1. KHÁM ĐỊNH KỲ, PHÂN LOẠI VÀ QUẢN LÝ SỨC KHỎE HỌC SINH Người trình bày: BsCKII.Nguyễn Doãn Thành 1.1. Khám sức khỏe định kỳ 1.1.1. Yêu cầu của việc khám sức khỏe định kỳ Yêu cầu về cải tiến các kỹ thuật thăm khám cũng như áp dụng những phương tiện khoa học kỹ thuật mới, tiến tới ngày càng tăng cường chất lượng khám. Khám sức khỏe cũng đòi hỏi phải thống nhất phương pháp tiến hành, cách đánh giá để có các số liệu thống nhất giúp cho sự đánh giá chung nhằm xây dựng các phương pháp xử trí, dự phòng hiệu quả cho từng cá nhân cũng như tập thể. 1.1.2. Nội dung khám Khám lâm sàng theo phương pháp khám thông thường, ngoài ra cần quan tâm đến một số bệnh thường gặp ở lứa tuổi trường học. Hồ sơ khám sức khỏe sử dụng biểu mẫu quy định của Bộ y tế (bên dưới) 1.1.2.1. Khám đánh giá sự phát triển thể lực Việc đánh giá phát triển thể lực được dựa chính vào các số liệu chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực và nếu cơ sở khám nào có điều kiện có thể làm thêm một số chỉ số dung tích sống, lực cơ Chỉ số chiều cao khẳng định sự phát triển của bộ xương. Chỉ số cân nặng, lực cơ đánh giá về quá trình phát triển của hệ cơ và sự tích lũy của cơ thể như độ béo gầy. Chỉ số vòng ngực và dung tích sống cho phép phán đoán về sự phát triển bộ máy hô hấp ở trẻ em. Đánh giá sự phát triển về thể lực của từng cá nhân, phải đối chiếu với bảng tiêu chuẩn phát triển cơ thể của học sinh Việt Nam theo từng lứa tuổi, giới. Những trường hợp bình thường thì nằm trong số trung bình của bảng tiêu chuẩn. Bảng tiêu chuẩn này cứ 10 năm nên xây dựng lại một lần. 1.1.2.2. Khám mắt 54
  56. Đo thị lực là một xét nghiệm nhằm đánh giá một trong những chức năng quan trọng nhất của mắt là khả năng nhìn rõ vật và cũng là một xét nghiệm bước đầu nhằm phát hiện một trong những tật thường gặp ở lứa tuổi trường học đó là tật khúc xạ, các bệnh thường gặp như: lác hai mắt, thiếu Vitamin A, Glôcôm bẩm sinh ở trẻ em khi có giảm thị lực cần gửi đi chuyên khoa mắt để khám và điều trị sớm. Khám các bệnh như mắt hột và các bệnh mắt thường gặp khác ở lứa tuổi trường học. 1.1.2.3. Khám tai mũi họng Gồm các bệnh về họng, mũi và tai cần lưu ý tới các dịch tiết về màu sắc, dịch hay mủ đặc, mùi (tanh, thối). Trong khám tai cần phân biệt các loại đau nhức tai đơn giản: ấn nắp tai, kéo vành tai ra đau nhói, đau nhức, nghĩ đến nhọt ống tai; ấn sau tai đau thì nghĩ đến viêm xương chũm. Những trường hợp cần thiết có thể đo thính lực đánh giá chức năng nghe của tai và giúp cho việc chẩn đoán phân biệt loại giảm thính lực trên lâm sàng, cũng như có phương pháp xử lý thích hợp. 1.1.2.4. Khám răng, miệng Ở trẻ em sự phát triển răng qua các giai đoạn từ mọc răng sữa rồi thay và mọc răng vĩnh viễn. Do đó đòi hỏi phải khám thật kỹ để tránh nhầm lẫn và đồng thời cũng đòi hỏi phải có chỉ định đúng khi nhổ răng, vì nếu nhổ răng sữa quá sớm thì rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến vẻ đẹp và có thể làm cho răng vĩnh viễn mọc lệch. Vị trí và tầm quan trọng của răng sữa: Răng sữa là bộ răng tồn tại ở vào giai đoạn quan trọng nhất của sự tăng trưởng và sự phát triển của trẻ em. Răng sữa gồm 20 chiếc (10 răng ở hàm trên, 10 răng ở hàm dưới). Ngoài chức năng nhai, nói, răng sữa còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương hàm và giữ đúng vị trí cho răng vĩnh viễn mọc sau này. Chân răng sữa tiêu dần khi đến tuổi thay, răng vĩnh viễn tương ứng mọc dần thay thế vào vị trí răng sữa. Do đó, để tránh cho trẻ có bộ răng vĩnh viễn lệch lạc cần phải chăm sóc theo dõi răng sữa, để tránh phải nhổ sớm khi chưa đến tuổi thay. Răng vĩnh viễn: tổng số 28, 30 hoặc 32 chiếc. 55
  57. 1.1.2.5. Khám ngoài da Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ: Bệnh chàm (đôi khi có liên quan đến TMH như viêm tai giữa hoặc chàm do giun kim); Các bệnh cơ địa với các nguyên nhân không rõ rằng như vảy nến.; Các bệnh viêm da do nấm (hắc lào, lang ben, nấm móng tay, nấm tóc, nấm kẽ ), ghẻ, các bệnh viêm da mủ, do Streptococcus, Staphylococcus , bệnh viêm da mủ hay có nguy cơ dẫn đến viêm thận. Với mục đích dự phòng nên cần phát hiện sớm để có các biện pháp xử trí kịp thời tránh để lại những hậu quả lâu dàilàm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. 1.1.2.6. Khám nội tiết Chú ý đến các bệnh nội tiết thường gặp như bệnh bướu cổ, ở nước ta tỷ lệ mắc bệnh ở một số vùng núi còn cao. 1.1.2.7. Khám thần kinh, tâm thần Phương pháp khám thông thường. Ngoài ra có thể sử dụng thử nghiệm IQ để đánh giá trí thông minh. 1.1.2.8. Khám cơ xương khớp Chú ý các bệnh cong vẹo cột sống, các bệnh khớp đặc biệt hiện nay vấn đề xơ hóa cơ delta đang được xã hội quan tâm, đây là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây giảm sút khả năng hoạt động của trẻ, để lâu sẽ dẫn đến dị tật do kìm hãm sự phát triển của xương, cơ 1.1.2.9. Khám nội khoa: theo các phương pháp khám thông thường, cần lưu ý thêm: Hệ thống tim mạch: xác định nhịp, vị trí mỏm tim, tiếng tim, lưu ý đến bệnh thấp tim nếu có điều kiện và cần thiết đo huyết áp với băng quấn có kích thước phù hợp lứa tuổi, đo điện tâm đồ Bảng tham khảo về tần số mạch và huyết áp: Bảng 1: Tần số mạch của trẻ theo lứa tuổi (theo Tua): Tuổi Trung bình Tuổi Trung bình Sơ sinh - 1 120 – 160 7 85 – 90 2 110 – 115 8 – 9 80 – 85 3 105 – 110 10 – 11 78 – 85 4 100 – 105 12 – 14 72 – 82 5 98 – 100 15 70 – 76 56
  58. Tuổi Trung bình Tuổi Trung bình 6 90 – 95 2: Huyết áp của trẻ em Việt Nam theo lứa tuổi (Chu Văn Tường): Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Tuổi (X ± δ mmHg) (X ± δ mmHg) 3 96,8 ± 3,3 55,2 ± 4,7 4 100,6 ± 4,1 62,5 ± 4,4 5 101,5 ± 3,5 62,9 ± 4,5 6 103,8 ± 5,5 63,6 ± 4,7 7 103,2 ± 5,5 63,5 ± 6,4 8 – 9 104,6 ± 4,2 62,5 ± 4,9 10 – 11 104,3 ± 4,2 63,0 ± 5,5 * Thực tế cần nhớ: Huyết áp tối đa của trẻ được tính theo công thức: Huyết áp tối đa = 80 + 2n. (mmHg) (Với n là tuổi của trẻ; 80 là huyết áp tối đa của trẻ 1 tuổi) Huyết áp tối thiểu được tính: Huyết áp tối đa Huyết áp tối thiểu = + 10mmHg 2 Khám cơ quan hô hấp: tiến hành gõ,2 nghe phổi nếu có điều kiện, cần thiết có thể làm thêm đo chức năng hô hấp, chụp X-Quang phổi. 57
  59. Mẫu số : ./YTTH/QLSK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hồ sơ số : Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc HỒ SƠ QUẢN LÝ HỌC SINH Tỉnh, Thành phố: Họ tên học sinh: Quận, huyện: . Sinh: ngày tháng năm . Trường: Giới: Lớp: . Những đính chính (do thay đổi) Phần lý lịch: 1. Họ và tên bố: tuổi nghề nghiệp: 2. Họ và tên mẹ: tuổi nghề nghiệp: 3. Học sinh là con thứ mấy: Tổng số trong gia đình: 4. Địa chỉ đang sống: (Địa chỉ nếu có thay đổi) Điện thoại: 5. Tiểu sử sức khỏe gia đình: 6. Tiền sử sức khỏe bản thân: 7. Học sinh đã được tiêm chủng: Tháng, năm Trường Lớp Tên vac xin Ghi chú 8. Các diễn biến về sức khỏe học sinh (điền đầy đủ theo bảng sau) Các bệnh đã mắc Thời gian Tình trạng sau khi Năm Ghi chú phải nằm viện nằm viện xuất viện 9. Các bệnh đã mắc cần lưu ý, theo dõi: Thời gian Phương pháp điều Vấn đề lưu Bệnh Năm điều trị trị ý 58
  60. PHẦN KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ Trường: Lớp: Ngày tháng năm 20 Thể lực: chiều cao: Cân nặng: . . Mắt: thị lực: phải: . trái: . phải: . Trái: . Các bệnh về mắt: Tai mũi họng: tai: mũi: họng Răng, miệng: Da liễu: Hệ cơ xương vận động: (chú ý thêm bệnh cong vẹo cột sống) Các bệnh nội khoa: -Tim và hệ tuần hoàn: - Hô hấp: - Tiêu hóa: - Tiết niệu: Thần kinh: Bệnh nội tiết: Các xét nghiệm (cần thiết) Phân loại thể lực (đánh giá theo lứa tuổi) Phân loại sức khỏe Nhận xét: các vấn đề cần quan tâm và đề nghị của y, bác sĩ (thầy thuốc viết rõ họ tên, ký tên) Cơ sở Y tế khám: (có dấu của cơ sở y tế và chữ ký của trưởng đoàn khám) 59