Tài liệu ôn thi Môn Sinh học lớp 12

pdf 28 trang phuongnguyen 4820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi Môn Sinh học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_on_thi_mon_sinh_hoc_lop_12.pdf

Nội dung text: Tài liệu ôn thi Môn Sinh học lớp 12

  1. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 Tài liệu ôn thi Môn Sinh học lớp 12 Thuộc dạng bài tập về cơ sở vật chất và cơ chế của di truyền: Bài 1 : Một gen có 60 vòng xoắn và có chứa 1450 liên kết hyđrô. Trên mạch thứ nhất của gen có 15% ađênin và 25% xitôzin. Xác định : 1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen; 2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen trên mỗi mạch gen; 3. Số liên kết hoá trị của gen GIẢI : 1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen : - Tổng số nuclêôtit của gen : 20 x 60 = 1200 (nu) - Gen có 1450 liên kết hyđrô. Suy ra : 2A + 3G = 1450 2A + 2G = 1200  G = 250 - Vậy, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen : G = X = 250 ( nu ) = 250/1200 x 100% = 20,8% A = T = 1200/2 - 250 = 350 ( nu ) = 50% - 20,8% = 29,1% 2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen : Mỗi mạch của gen có : 1200 : 2 = 600 ( nu ) A1 = T 2 = 15% = 15% .600 = 90 (nu) X1 = G 2 = 25% = 25% = 25%.600 = 150 (nu) T1 = A 2 = 350 - 90 = 260 (nu) = 260/600 x 100% = 43% G1 = X 2 = 250 -150 = 100 ( nu ) = 100/600 .100% = 17% 3. Số liên kết hoá trị của gen : 2N - 2 = 2 .1200 = 2398 liên kết Bài 2 : Một gen chứa 1498 liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit. Gen tiến hành nhân đôi ba lần và đã sữ dụng của môi trường 3150 nuclêôtit loại ađênin. Xác định : 1. Chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtit của gen 2. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp, số liên kết hyđrô bị phá vỡ và số liên kết hoá trị được hìn thành trong quá trình nhân đôi của gen GIẢI : 1.Chiều dài, số lượng từng loại nuclêôtit của gen : Gọi N là số nuclêôtit của gen. Ta có : N - 2 = 1498 => N = 1500 ( nu) -Chiều dài của gen : N/2 . 3.4 Antơron (A O ) = 1500/2 . 3,4 A O = 2050 A O -Theo đề bài ta suy ra : .: :. Page 1
  2. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 (2 3 -1). A = 3150 - Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen : A = T = 3150 / ( 2 3 -1 ) = 450 (nu) G = X = N/2 - A = 1500/2 -450 = 300 (nu) 2.Khi gen nhân đôi ba lần : - Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp : Amt = T mt = 3150 ( nu ) Gmt = Xmt = ( 2 3 - 1 ) .300 = 2100 (nu) - Số liên kết hyđrô bị phá vỡ : - Số liên kế hyđrô của gen : 2A + 3G = 2.450 + 3.300 = 1800 - Số liên kết hyđrô bị phá vỡ qua nhân đôi : ( 2 3 - 1 ).1800 = 12600 liên kết - Số liên kết hoá trị hình thành : ( 2 3 -1 ).1498 = 10486 liên kết Bài 3: Một gen dài 4080 A o và có 3060 liên kết hiđrô. 1. Tìm số lượng từng loại nuclêôtit của gen. 2. Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số giữa xitôzin với timin bằng 720, hiệu số giữa xitôzin với timin bằng 120 nuclêôtit. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen. 3. Gen thứ hai có cùng số liên kết hyđrô với gen thứ nhất nhưng ít hơn gen thứ nhất bốn vòng xoắn. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen thứ hai. GIẢI 1) Số lượng từng loại nuclêôtit của gen : Tổng số nuclêôtit của gen: N = 2 . L/3,4 = 2.4080/3,4 = 2400 (nu) Ta có: 2A + 3G = 3060 2A + 3G = 2400 => G = 660 (nu) Vậy, số lượng từng loại nuclêôtit của gen: G = X = 660 (nu) A = T = 2400 / 2 - 660 = 540 (nu) 2) Số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn : Số lượng nuclêôtit trên mỗi mạch gen : 2400 : 2 = 1200 (nu) Theo đề bài: X 1 + T 1 = 720 X 1 - T 1 = 120 Suy ra X 1 = (720 + 120) / 2 = 420 (nu) T 1 = 720 - 420 = 300 (nu) Vậy, số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen : X 1 = G 2 = 420 (nu) T 1 = A 2 = 300 (nu) A 1 = T 2 = A - A 2 = 540 - 300 = 240 (nu) G 1 = X 2 = G - G 2 = 660 - 420 = 240 (nu) .: :. Page 2
  3. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 3) Số lượng từng loại nuclêôtit của gen II : Số lượng nuclêôtit của gen II : 2400 - 4 . 20 = 2320 (nu) 2A + 3G = 3060 2A + 2G = 2320  G = 740 Gen II có : G = X = 740 (nu) A = T = 2320 / 2 - 740 = 420 (nu) Bài 4 : Hai gen dài bằng nhau - Gen thứ nhất có 3321 liên kết hyđrô và có hiệu số giữa guanin với một loại nuclêôtit khác bằng 20% số nuclêôtit của gen. - Gen thứ hai nhiều hơn gen thứ nhất 65 ađênin. Xác định : 1. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen thứ nhất. 2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen thứ hai. GIẢI 1. Gen thứ nhất : Gọi N là số nuclêôtit của gen, theo đề bài, ta có : G - A = 20% N G + A = 50% N Suy ra: G = X = 35% N A = T = 50% N - 35% N = 15% N Số liên kết hyđrô của gen : 2A + 3G = 3321 2 . 15/100 N + 3. G 35/100 N = 3321 135 N = 332100 => N = 2460 Số lượng từng loại nuclêôtit của gen: A = T = 15% . 2460 = 369 (nu) G = X = 35% . 2460 = 861 (nu) 2. Gen thứ hai: Số nuclêôtit của gen thứ hai bằng 2460. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen thứ hai: A = T = 369 + 65 = 434 (nu) = 434/ 2460 . 100% = 17,6% G = X = 50% - 17,6% = 32,4% = 32,4% . 2460 = 769 (nu) Bài 5 : Một đoạn ADN chứa hai gen: - Gen thứ nhất dài 0,51 µm và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất như sau : A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4 - Gen thứ hai dài bằng phân nửa chiều dài của gen thứ nhất và có số lượng nuclêôtit từng loại trên mạch đơn thứ hai là : A = T/2 = G/3 = X/4 .: :. Page 3
  4. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 Xác định: 1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của mỗi gen. 2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN 3. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn ADN GIẢI 1. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtlt trên mỗi mạch đơn của mỗi gen : a- Gen thứ nhất : Tổng số nuclêôtit của gen : ( 0,51 . 10 4 .2 )/ 3,4 = 3000 (nu) Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen : 3000 : 2 = 1500 (nu) Theo đề bài: A 1 : T 1 : G 1 : X 1 = 1 : 2 : 3 : 4 = 10% : 20% : 30% : 40% Vậy số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ nhất: A 1 = T 2 = 10% = 10% . 1500 = 150 (nu) T 1 = A 2 = 20% = 20% . 1500 = 300 (nu) G 1 = X 2 = 30% = 30% . 1500 = 450 (nu) X 1 = G 2 = 40% = 40% .1500 = 600 (nu) b- Gen thứ hai: Số nuclêôtit của gen: 3000 : 2 =1500 (nu) Số nuclêôtit trên mỗi mạch gen : 1500 : 2 = 750 (nu) Theo đề bài : A 2 = T 2/2 = G 2/3 = X 2/4 => T 2 = 2A 2, G 2 = 3A 2, X 2 = 4A 2 A 2 + T 2 + G 2 + X 2 = 750 A 2 + 2A 2 + 3A 2 + 4A 2 = 750  A2 = 75 Vậy, số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen thứ hai: T 1 = A 2 = 75 (nu) = 75/750 . 100% = 10% A 1 = T 2 = 2 . 10% = 20% = 20% .750 = 150 (nu) X 1 = G 2 = 3 . 10% = 30% = 30% . 750 = 225 (nu) G 1 = X 2 = 10% . 4 = 40% = 40% . 750 = 300 (nu) 2. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của đoạn ADN : Đoạn ADN có: 3000 + 1500 = 4500 (nu) .: :. Page 4
  5. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 A = T = 150 + 300 + 75 +150 = 675 (nu) 675/400 . 100% = 15% G = X = 50% - 15% = 35% = 35% . 4500 = 1575 (nu) 3. Số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị của đoạn ADN : Số liên kết hyđrô : 2A + 3G = 2. 675 + 3. 1575 = 6075 liên kết Số liên kết hóa trị : 2N - 2 = 2 . 4500 -2 = 8998 liên kết Bài 6 : Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số ađênin với timin bằng 60% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có hiệu số giữa xitôzin với guanin bằng 10%, tích số giữa ađênin với timin bằng 5% số nuclêôtit của mạch (với ađênin nhiều hơn timin). 1. Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn và của cả gen . 2. Nếu gen trên 3598 liên kết hóa trị. Gen tự sao bốn lần. Xác định : a. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen tự sao. b. Số liên kết hyđrô chứa trong các gen con được tạo ra. GIẢI 1. Tỉ lệ từng loại nuclêôtit của mỗi mạch và của cả gen : Theo đề bài, gen có : A 1 + T 1 = 60% => T 1 = 60% - A 1 A 1 x T 2 = 5% => A 1 x T 1 = 5% Vậy : A 1 (60% - A 1) = 5% 2  (A 1) - 0,6A 1 + 0,05 = 0 Giải phương trình ta được A1 = 0,5 hoặc A1 = 0,1. Với A 2 > T 2 => A 1 Page 5
  6. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 A = T = 30% . 1800 = 540 (nu) G = X= 20% . 1800 = 360 (nu) Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen tự sao bốn lần : 4 A mt = T mt = (2 - 1) . 540 = 8100 (nu) 4 G mt = X mt = (2 - 1) . 360 = 5400 (nu) b. Số liên kết hyđrô trong các gen con : Số liên kết hyđrô của mỗi gen : 2A + 3G = 2 . 540 + 3 . 360 = 2160 Số liên kết hyđrô trong các gen con : 2160 x 2 4 = 34560 liên kết Bài 7 : Trên một mạch của gen có từng loại nuclêôtit như sau: A = 15%, T = 20%, G = 30%, X = 420 nuclêôtit Gen nhân đôi một số đợt và đã nhận của môi trường 2940 timin 1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch gen và của cá gen. 2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi. 3. Tất cả các gen con tạo ra đều sao mã một lần bằng nhau và trong các phân tử ARN tạo ra, chứa 13440 xitozin. Xác định số lượng từng loại ribônuclêôtit của mỗi phân tử ARN và số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho sao mã. GIẢI 1. Số lượng từng loại nuclêôtit : Gọi mạch của gen đã cho là mạch 1, ta có: A 1 = T 2 = 15% T 1 = A 2 = 20% G 1 = X 2 = 30%  X1 = G 2 = 100% - (15% + 20% + 30%) = 35% X1 = 35% = 420 (nu) Suy ra số lượng nuclêôtit trên mỗi mạch của gen : 420 x 100/35 = 1200 nu. ° Số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen : A 1 = T 2 = 15% . 1200 = 180 nu T 1 = A 2 = 20% . 1200 = 240 nu G 1 = X 2 = 30% . 1200 = 360 nu X 1 = G 2 = 420 nu. ° Số lượng từng loại nuclêôtit của cả gen: A = T = A 1 + A 2 = 180 + 240 = 420 nu G = X = G 1 + G 2 = 360 + 420 = 780 nu 2. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi : Gọi x là số lần nhân đôi của gen, suy ra số lượng timin môi trường cung cấp cho nhân đôi : x T mt = (2 - 1) . T = 2940  2x = 2940/T + 1 = 2940/420 + 1 = 8 = 2 3  x = 3 Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi : A mt = T mt = 2940 nu x G mt = X mt = (2 - 1) . G = (2 3 - 1) . 780 = 5460 nu. .: :. Page 6
  7. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 3. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi phân tử ARN: Số gen con được tạo ra sau nhân đôi : 2 3 = 8. Gọi K là số lần sao mã của mỗi gen. Suy ra số lượng xitôzin chứa trong các phân tử ARN: 8. K . rX = 13440  K = 13440/ 8. rX = 1680/ rX = 1680/ G mạch gốc Nếu mạch 1 của gen là mạch gốc, ta có: K = 1680/ G 1 = 1680 / 360 = 4,66, lẻ  loại Suy ra, mạch 2 của gen là mạch gốc và số lần sao mã của mỗi gen là: K = 1680/ G 2 = 1680 / 420 = 4 Vậy, số lượng từng loại ribônuclêôtit của mỗi phân tử ARN theo nguyền tắc bổ sung với mạch 2 : rA = T 2 = 180 ribônu rU = A 2 = 240 ribônu rG = X 2 = 360 ribônu rX = G 2 = 420 ribônu Tổng số lần sao mã của các gen: 8 . K = 8 x 4 = 32 Số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho các gen sao mã: rA mt = rA x 32 = 180 x 32 = 5760 ribônu rU mt = rU x 32 = 240 x 32 = 7680 ribônu rG mt = rG x 32 = 360 x 32 = 11520 ribônu rX mt = rX x 32 = 420 x 32 = 13440 ribônu Bài 8 : Trên một mạch đơn của gen có 40% guamin và 20% xitôzin. 1. Khi gen nói trên tự nhân đôi thì tỉ lệ từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp là bao nhiêu ? 2. Nếu gen nói trên có 468 ađênin tiến hành sao mã 7 lần và đã sử dụng của môi trường 1638 ribônuclêôtit loại xitôzin, 1596 ribônuclêôtit loại uraxin. Mỗi phân tử mARN được tổng hợp đều để cho số lượt ribôxôm trượt qua bằng nhau và trong toàn bộ quá trình giải mã đó đã giải phóng ra môi trường 13580 phân tử nước. Xác định : a. Số lượng từng loại ribônuclêôtit của mỗi phân tử mARN. b. Số lượt ribôxôm trượt qua mỗi phân tử mARN. GIẢI 1. Tỉ lệ từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp : Theo đề bài, suy ra gen có: G = X = (40% + 20%)/ 2 = 30% A = T = 50% - 20% = 30% Vậy, khi gen nhân đôi thì tỉ lệ từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp bằng tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen: A mt = T mt = 20% ; G mt = X mt = 30% 2. a. Số lượng từng loại ribônuclêôtit của mỗi phân tử mARN: Số lượng từng loại nuclêôtit của gen: A = T = 468 (nu)  G = X = (468.30%)/ 20% = 702 (nu) Số lượng từng loại ribônuclêôtit của mỗi phân tử mARN: rU = 1596/ 7 = 228 (ribônu) rA = A - rU = 468 - 228 = 240 (ribônu) rX = 1683/ 7 = 234 (ribônu) rG = G - rX = 702 - 234 = 468 (ribônu) .: :. Page 7
  8. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 b. Số lượt ribôxôm trượt trên mỗi mARN: Số phân tử nước giải phóng trong quá trình tổng hợp một phân tử prôtêin : N/2.3 - 2 = (A + G)/3 - 2 = (468 + 702)/ 3 - 2 = 388 Gọi n là số lượt ribôxôm trượt trên mỗi phân tử mARN. Ta có : 388.7.n = 13580 suy ra : n = 13580/ (388 x 7 ) = 5 Bài 9 : Một phân tử ARN có chứa 2519 liên kết hóa trị và có các loại ribônuclêôtit với số lượng phân chia theo tỉ lệ như sau : rA : rU : rG : rX = 1 : 3 : 4 : 6 1. Gen tạo ra phân tử ARN nói trên nhân đôi một số lần và trong các gen con có chứa tổng số 109440 liên kết hyđrô. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi. 2. Tất cả các gen con tạo ra nói trên đều sao mã một số lần bằng nhau. Các phân tử ARN tạo ra chứa 120960 ribônuclêôtit. Tính số lần sao mã của mỗi gen và số ribônuclêôtit mà môi trường cung cấp cho mỗi gen sao mã. GIẢI : 1. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi : Gọi rN là số ribônuclêôtit của phân tử mARN, suy ra số liên kết hóa trị của phân tử ARN : 2rN - 1 = 2519 => rN = 1260 ribônu Số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử ARN : rA = 1260 / 1+3+4+6 = 90 ribônu rU = 90 x 3 = 270 ribônu rG = 90 x 4 = 360 ribônu rX = 90 x 6 = 540 ribônu Số lượng từng loại nuclêôtit của gen : A = T = 90 + 270 = 360 nu G = X = 360 + 540 = 900 nu Số liên kết hyđrô của gen : H = 2A + 3G = 2 x 360 +3 x 900 = 3420 liên kết Gọi x là số lần nhân đôi của gen, suy ra số liên kết hyđrô chứa trong các gen con là : 2x . H = 109440  Số gen con : 2 x = 109440 / H = 109440 / 3420 = 32 = 2 5  x = 5 lần Số lượng từng loại nuclêôtit mà môi trường cung cấp cho gen nhân đôi : Amt = Tmt = ( 2x -1 ).A = ( 32 -1 ) .360 = 11160 nu Gmt = Xmt = ( 2x -1 ) .G = ( 32 -1 ).900 = 27900 nu 2. Số lần sao mã và số lượng từng loại ribônuclêôtit của môi trường Gọi K là số lần sao mã của mỗi gen, suy ra tổng số phân tử ARN được tổng hợp : 32 x K Số lượng ribônuclêôtit chứa trong các phân tử ARN : 32 x K x 1260 = 120960 Vậy số lần sao mã của mỗi gen là : K = 120960 / ( 32 x 1260 ) = 3 lần .: :. Page 8
  9. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 Số lượng từng loại ribônuclêôtit mà môi trường cung cấp cho mỗi gen sao mã : rA mt = rA x K = 90 x 3 = 270 ribônu rU mt = rU x K = 270 x 3 = 810 ribônu rG mt = rG x K = 360 x 3 = 1080 ribônu rX mt = rX x K = 540 x 3 = 1620 ribônu Bài 10 : Một gen điều khiển tổng hợp tám phân tử prôtêin đã nhận của môi trường 2392 axit amin. Trên mạch gốc của gen có 15% ađêmin, phần tư mARN được sao mã từ gen này có 180 guamin và 360 xitôzin 1. Xác định chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch đơn của gen . 2. Nếu trong quá trình tổng hợp prôtêin nói trên có 4 ribôxôm trượt một lần trên mỗi phân tử mARN thì trước đó, gen đã sao mã mấy lần và đã sử dụng từng loại ribônuclêôtit của môi trường là bao nhiêu ? 3. Số phân tử nước đã giải phóng ra môi trường trong quá trình giãi mã là bao nhiêu ? GIẢI : 1. Chiều dài và số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch đơn và của gen : Gọi N là số nuclêôtit của gen ta có : ( N/ 2.3 -1) . 8 = 2392 Số lượng nuclêôtit trên mỗi mạch của gen : N / 2 = ( 2392 / 8 + 1 ).3 = 900 (nu) Chiều dài gen : 900 x 3,4 AO Số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen : Agốc = Tbổ xung = 15%.900 = 135 (nu) Ggốc = Xbổ xung = rX = 360 (nu) Xgốc = Gbổ xung = rG = 180 (nu) Tgốc = Xbổ xung = 900 - ( 135 + 360 +180 ) = 225 ( nu) Số lượng từng loại nuclêôtit của gen : A = T = 135 + 225 = 360 (nu) G = X = 360 + 180 = 540 (nu) 2. Số lần sao mã và số lượng từng loại ribônuclêôtit của môi trường : Số lần sao mã của gen : 8 : 4 = 2 lần Số lượng từng loại ribônuclêôtit mà gen đã sử dụng của môi trường cho quá trình sao mã : rAmt = K.Tgốc = 2 . 225 = 450 (ribônu) rUmt = K. Agốc = 2 . 135 = 270 ( ribônu ) rGmt = K. Xgốc = 2 . 180 = 360 ( ribônu ) rXmt = K. Ggốc = 2 . 360 = 720 ( ribônu ) 3. Số phân tử nước giãi phóng ra môi trường trong quá trình giãi mã : ( N / [3 . 2] - 2 ) . 8 = ( 900 / 3 - 2 ) . 8 = 2384 phân tử Bài 11 : Hợp tử của một loài nguyên phân ba đợt : ở đợt nguyên phân cuối cùng, các tế bào đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương với 32 NST đơn. 1. Xác định tên của loài trên 2. Tế bào sinh giao tử đực và tế bào sinh giao tử cái của loài trên giảm phân bình thường, không có trao đổi chéo. Hãy xác định : a. Số loại giao tử chứa ba NST có nguồn gốc từ "bố". Tỉ lệ của loại giao tử trên. .: :. Page 9
  10. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 b. Số loại hợp tử chứa hai NST có nguồn gốc từ "ông nội". Tỉ lệ của loại giao tử trên c. Số loại hợp tử chứa ba nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "ông ngoại". Tỉ lệ của loại hợp tử này. d. Số loại hợp tử chứa hai nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "ông nội" và ba nhiễm sác thể có nguồn gốc gốc từ "ông ngoại". Tỉ lệ của loại hợp tử này. GIẢI 1. Tên loài: Số tế bào thực hiện đợt nguyên phân cuối cùng: 2 3 - 1 = 4. Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho đợt nguyên phân cuối cùng : (2 1 - 1) . 4 . 3 n = 32  2n = 8  n = 4 Loài ruồi giấm. 2. Khi không có trao đổi chéo : Số loại giao tử có thể được tạo ra = 2 n = 2 4 = 16 Số loại hợp tử có thể được tạo ra = 4 n = 4 4 = 256 a. Số loại giao tử có ba nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "bố": n!/ [3!(n - 3)!] = 4!/ [3!(4 - 3)! = 4 loại Tỉ lệ của loại giao tử trên : 4/16 = ¼ = 25% b. Số loại hợp tử có hai nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "ông nội": n!/ [2!(n - 2)! . 2 n = 4!/ [2!(4 - 2)! . 16 = 96 loại Tỉ lệ của loại hợp tử trên : 96/256 = 37,5% c. Số loại hợp tử chứa ba nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "ông ngoại": n!/ [3!(n - 3)! . 2 n = 4 x 16 = 64 loại Tỉ lệ của loại hợp tử trên: 64/256 = ¼ = 25% d. Số loại hợp tử chứa hai nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "ông nội" và ba nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ "ông ngoại": 4!/ [ 2!(4 - 2)! . 4!/ [3!(4 - 3)! = 6 x 4 = 24 loại Tỉ lệ của loại hợp tử trên : 24/256 = 9,375% Bài 12 : Củ cải có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Một tế bào sinh dưỡng của cải nguyên phân sáu đợt liên tiếp. Xác định : 1. Số nhiễm sắc thể mới hoàn toàn trong các tế bào con và số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho đợt nguyên phân cuối cùng. 2. Số tế bào con lần lượt xuất hiện và số thoi vô sắc hình thành trong quá trình nguyên phân nói trên. 3. Số nhiễm sắc thể cùng trạng thái của chúng trong các tế bào vào kỳ sau ở đợt nguyên phân cuối cùng. GIẢI 1. - Số nhiễm sắc thể mới hoàn toàn trong các tế bào con: (2 x - 2) . n = (2 6 - 2) . 18 = 1116 (NST) Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho đợt nguyên phân cuối cùng : (2 1 - 1) . 2 6 - 1 . 18 = 576 (NST) 2. Trong quá trình nguyên phân: .: :. Page 10
  11. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 Số tế bào con lần lượt xuất hiện : 2 x + 1 - 2 = 2 6 + 1 - 2 = 126 tế bào Số thoi vô sắc hình thành: 2 x - 1 = 2 6 - 1 = 63 thoi vô sắc 3. Số nhiễm sắc thể cùng trạng thái trong các tế bào ở kỳ sau của đợt nguyên phân cuối cùng: Số tế bào thực hiện lần nguyên phân cuối cùng: 2 6 - 1 = 32 tế bào Số nhiễm sắc thể cùng trạng thái trong các tế bào: 32 x 4n đơn = 32 x 18 x 2 = 1152 (NST đơn) Bài 13 Có ba hợp tử thuộc cùng một loài nguyên phân với số lần không bằng nhau: - Hợp tử I đã nhận của môi trường 280 crômatit. - Hợp tử II đã tạo ra các tế bào con chứa 640 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. - Hợp tử III tạo ra các tế bào con chứa 1200 nhiễm sắc thể đợn mới hoàn toàn. Tổng số nhiễm sắc thể trong các tế bào con tạo ra từ ba hợp tử nói trên là 2240. Xác định: 1. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài; 2. Số tế bào con và số lần nguyên phân của mỗi hợp tử; 3. Số tế bào con đã từng xuất hiện trong quá trình nguyên phân của ba hợp tử. GIẢI 1. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài: Gọi x 1, x 2, x 3 lần lượt là số lần nguyên phân của mỗi hợp tử I, II, III. Ta có: - Ở hợp tử I: Số crômatit môi trường cung cấp: (2 x1 - 1 ) . 2n = 280  Số nhiễm sắc thể trong các tế bào con: 2 x1 . 2n = 280 + 2n - Ở hợp tử II:  Số nhiễm sắc thể trong các tế bào con: 2 x2 . 2n = 640 - Ở hợp tử III: Số nhiễm sắc thể mới hoàn toàn trong các tế bào con: (2 x3 - 2) . 2n = 1200  Số nhiễm sắc thể chứa trong các tế bào con: 2 x3 .2n = 1200 + 2 . 2n Tổng số nhiễm sắc thể chứa trong toàn bộ các tế bào con tạo ra từ cả ba hợp tử: 280 + 2n + 640 + 1200 + 2.2n = 2240  3.2n = 120  2n = 40 2. Số tế bào con và số lần nguyên phân của mỗi hợp tử - Hợp tử I: (2 x1 - 1) . 2n = 280  Số tế bào con tạo ra: 2 x1 = 280/40 + 1 = 8 tế bào x1 3 2 = 8 = 2  x 1 = 3 - Hợp tử II: 2 x2 . 2n = 640 .: :. Page 11
  12. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007  Số tế bào con tạo ra: 2 x2 = 640/40 = 16 tế bào x2 2 = 16 = 2  x 2 = 4 - Hợp tử III: (2 x3 - 2) . 2n = 1200  Số tế bào con được tạo ra: 2 x3 = 1200/40 + 2 = 32 tế bào 2 x3 = 32 = 2 5  x 3 = 5. 3. Số tế bào con đã từng xuất hiện trong quá trình nguyên phân của ba hợp tử: 2 x1+1 - 2 + 2 x2 + 1 - 2 + 2 x3 + 1 - 2 = 2 4 + 2 5 + 2 6 - 6 = 106 tế bào Bài 14: Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh sản của một cá thể cái có một số tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân bốn lần liên tiếp. Có 75% số tế bào con được chuyển sang vùng chín và sau đó đã có tất cả 5400 nhiễm sắc thể bị tiêu biến cùng với các thể định hướng. 1. Xác định số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu. 2. Các trứng tạo ra tham gia thụ tinh với hiệu suất 25%. Các hợp tử nguyên phân với số lần bằng nhau và đã nhận của môi trường nguyên liệu tương đương 7200 nhiễm sắc thể đơn. Xác định số nhiễm sắc thể, số crômatit trong các tế bào và mỗi giai đoạn sau; a. Kỳ trước của lần nguyên phân cuối cùng; b. Kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng; Cho biết 2n = 60. GIẢI 1. Số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu: Gọi a là số tế bào sinh dục sơ khai ban đầu. Suy ra số tế bào con sau nguyên phân: a.2 4 = 16a Số tế bào sinh trứng: 75% x 16a = 12a Số nhiễm sắc thể bị tiêu biến trong các thể định hướng: 3 x 12a x n = 5400  36a x 60/2 = 5400  a = 5400/ (36 x 30) = 5 tế bào 2. Số nhiễm sắc thể, số crômatit trong các tế bào: Số hợp tử được tạo ra: 25% . 12a = 15 Gọi x là số lần nguyên phân của mỗi hợp tử, ta có: (2 x - 1) . 15 . 60 = 7200 2 x = 7200/15.60 + 1 = 8 = 2 3 x = 3 Số tế bào tiến hành đợt nguyên phân cuối cùng: 15 . 2 x - 1 = 15 . 2 3 - 1 = 60 a. Vào kỳ trước của lần nguyên phân cuối cùng: Số nhiễm sắc thể trong các tế bào : 60 x 60 = 3600 NST Số crômatit trong các tế bào: 60 x 2 x 60 = 7200 crômatit b. Vào kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng: Số nhiễm sắc thể trong các tế bào : .: :. Page 12
  13. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 60 x 2 x 60 = 7200 NST Số crômatit trong các tế bào bằng 0 Bài 15 : Chuột có bộ nhiễm sắc thể 2n = 40. Quan sát hai nhóm tế bào đang ở vùng chín của ống dẫn sinh dục của một con chuột đực, người ta nhận thấy: - Nhóm I có 1100 nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của các thoi vô sắc, trong đó số nhiễm sắc thể kép xếp hai hàng nhiều hơn số nhiễm sắc thể kép xếp một hàng là 500. - Nhóm II có 1200 nhiễm sắc thể đang phân li về các cực của tế bào; trong đó số nhiễm sắc thể kép đang phân li ít hơn số nhiễm sắc thể đơn đang phân li là 240. 1. Xác định các tế bào của mỗi nhóm đang ở kỳ phân bào nào. 2. Tính số tế bào ở mỗi kỳ đã xác định trên. 3. Xác định số lượng giao tử được tạo ra khi hai nhóm tế bào trên kết thúc quá trình phân bào. GIẢI 1. Kỳ phân bào: • Nhóm tế bào I: - Các tế bào có nhiễm sắc thể kép xếp hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc thuộc kỳ giữa I của giảm phân. - Các tế bào có nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc thuộc kỳ giữa II của giảm phân. • Nhóm tế bào II: - Các tế bào có nhiễm sắc thể kép phân li về các cực tế bào thuộc kỳ sau I của giảm phân. - Các tế bào có nhiễm sắc thể đơn phân li về các cực tế bào thuộc kỳ sau II của giảm phân. 2. Số tế bào ở mỗi kỳ: • Nhóm tế bào I: - Số nhiễm sắc thể đang thuộc kỳ giữa I: (1100 + 500)/ 2 = 800 (NST) - Số nhiễm sắc thể đang thuộc kỳ giữa II: 800 - 500 = 300 (NST) - Số tế bào đang ở kỳ giữa I: 800/ 2n = 800/40 = 20 tế bào - Số tế bào đang ở kỳ giữa II: 300/ n = 300 : 40/2 = 15 tế bào • Nhóm tế bào II: - Số nhiễm sắc thể đang ở kỳ sau I: (1200 - 240)/ 2 = 480 (NST) - Số nhiễm sắc thể đang ở kỳ sau II: 1200 - 480 = 720 (NST) - Số tế bào đang ở kỳ sau I: 480/2n = 480/40 = 12 tế bào - Số tế bào đang ở kỳ sau II: 720/2n = 720/40 = 18 tế bào 3. Số giao tử (tinh trùng) được tạo ra: - Kết thúc phân bào (giảm phân), mỗi tế bào ở lần phân bào I tạo bốn tế bào con và mỗi tế bào ở lần phân bào II tạo hai tế bào con - Tổng số giao tử bằng tổng số tế bào con sau giảm phân: .: :. Page 13
  14. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 (20 + 12) . 4 + (15 + 18) . 2 = 194 giao tử Bài 16 : Khi lai một gà trống trắng với một gà mái đen đều thuần chủng, người ta đã thu được các con lai đồng loại có lông xanh da trời. 1. Tính trạng trên di truyền theo kiểu nào ? 2. Cho những gà lông xanh da trời này giao phối với nhau, sự phân li những tính trạng trong quần thể gà con thu được sẽ như thế nào ? 3. Cho lai gà trống lông xanh với gà mái lông trắng, sự phân li ở đời sau sẽ ra sau ? Có cần kiểm tra độ thuần chủng của giống ban đầu hay không ? GIẢI 1. Kiểu di truyền của tính trạng: Lai giữa gà trống trắng với gà mái đen, F 1 xuất hiện gà có lông màu xanh da trời, F 1 xuất hiện tính trạng trung gian. Suy ra tính trạng màu lông của gà di truyền theo hiện tượng trội không hoàn toàn. Giả sử quy ước gen A quy định màu lông đen, trội không hoàn toàn so với gen a quy định màu lông trắng: - Gà trống trắng P có kiểu gen aa; - Gà mái đen P có kiểu gen AA; - Gà F 1 có màu lông xanh da trời đều có kiểu gen Aa. 2. Cho gà xanh da trời F 1 giao phối với nhau: F 1: Aa (xanh da trời) x Aa (xanh da trời) GF 1: A, a A, a F 2: 1AA : 2Aa : 1aa Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2: 25% số gà có lông đen 50% số gà có lông xanh da trời 25% số gà có lông trắng 3. a. Cho lai gà trống lông xanh với gà mái lông trắng: P: gà trống lông xanh x gà mái lông trắng Aa aa GP: A, a a F 1: 1Aa : 1aa Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 1: 50% số gà có lông xanh : 50% số gà có lông trắng b. Không cần kiểm tra độ thuần chủng của giống ban đầu vì gà lông trắng luôn mang kiểu gen aa (tức thuần chủng), con gà lông xanh luôn mang kiểu gen Aa (tức không thuần chủng). Bài 17: Khi lai hai dòng ngô thuần chủng (dòng hạt xanh, trơn và dòng hạt vàng, nhăn) người ta thu được F 1 đồng loạt có hạt tím, trơn 1. Nếu những kết luận có thể rút ra từ phép lai này ? 2. Khi cho các cây F 1 giao phấn với nhau, các loại giao tử nào đã được sinh ra, tỉ lệ của mỗi loại giao tử là bao nhiêu ? Lập sơ đồ lai từ P đến F 2. Ở F 2 có sáu loại kiểu hình là những loại nào ? Tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu ? Khi kiểm tra thấy có ½ số hạt màu tím. Kết quả này có thể dự đoán được không ? Cho biết tỉ lệ các hạt vàng, xanh và nhăn, trơn. 3. Những hạt F 2 thuộc dòng thuần về một hay hai tính trạng được biểu hiện bằng kiểu hình nào ? 4. Nếu giao phối các cây hạt nhăn, tím với nhau, sự phân li sẽ xảy ra như thế nào ? .: :. Page 14
  15. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 5. Lai cây hạt trơn, xanh với cây hạt nhăn, vàng thu được những cây hạt trơn, màu sắc của chúng sẽ như thế nào ? Có thể rút ra kết luận gì về kiểu gen của cây hạt trơn đã sử dụng. GIẢI 1. Những kết luận rút ra từ phép lai: Theo đề bài, hai dòng P đều thuần chủng về hai cặp tính trạng tương phản (hạt xanh, trơn với hạt vàng, nhăn). F 1 đồng loạt có hạt tím, trơn. - Về màu hạt: F1 xuất hiện hạt tím là tính trạng trung gian giữa bố và mẹ (xanh và vàng). Vậy màu hạt di truyền theo hiện tượng tính trội không hoàn toàn. - Về hình dạng hạt : F 1 xuất hiện hạt trơn. Suy ra hạt trơn là tính trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Vậy hình dạng hạt di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn. 2. Khi cho F 1 giao phối với nhau: Quy ước gen: Giả thuyết: gen A: hạt vàng trội không hoàn toàn so với gen a: hạt xanh. AA: hạt vàng; Aa: hạt tím; aa: hạt xanh Gen B: hạt trơn, gen b: hạt nhăn Do P thuần chủng về hai cặp tính trạng tương phản suy ra F 1 đều dị hợp hai cặp gen : AaBb (hạt tím, trơn). Vậy nếu cho F 1 là AaBb giao phấn với nhau. • Có 4 loại giao tử F 1 là: AB, Ab, aB và aa. Tỉ lệ mỗi loại giao tử trên là: ¼ • Sơ đồ lai từ P đến F 2: P: hạt xanh, trơn x hạt vàng, nhăn aaBB AAbb GP: aB Ab F 1: AaBb Kiểu hình 100% hạt màu tím, trơn. F 1 : giao phấn với nhau F 1 : AaBb x AaBb GF 1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F 2 : AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb AB AaBB AaBb aaBB aaBb Ab AaBb Aabb aaBb aabb Kiểu gen F 2 Tỉ lệ mỗi loại Kiểu hình ở F 2 1 AABB 2 AABb   3 hạt vàng, trơn 2 AaBB 4 AaBb   6 hạt tím, trơn 1 AAbb  1 hạt vàng, nhăn .: :. Page 15
  16. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 2 Aabb  2 hạt tím, nhăn 1 aaBB 2 aaBb   3 hạt xanh, trơn 1 aabb  1 hạt xanh, nhăn • Khi Kiểm tra thấy có số hạt màu tím: Kết quả này có thể dự đoán được. Vì nếu xét riêng về màu hạt: F 1 : Aa x Aa  F 2 : 1AA : 2Aa :1aa F 2 có 1 vàng : 2 tím : 1 xanh Vậy tỉ lệ hạt màu tím ở F 2 là: 2/4 = ½ Tỉ lệ hạt vàng : xanh ở F 2 là 1 : 1 Nếu xét riêng về hình dạng hạt: F1 : Bb x Bb  F2 : 1BB : 2Bb : 1bb Tỉ lệ hạt nhăn : trơn bằng 1 : 3 3. KIểu hình của F 2 thuộc dòng thuần về một hay hai tính trạng: • Dòng thuần về một tính trạng : AABb có kiểu hình hạt vàng, trơn AaBB có kiểu hình hạt tím, trơn Aabb có kiểu hình hạt tím, nhăn AaBb có kiểu hình hạt xanh, trơn • Dòng thuần về hai tính trạng: AABB có kiểu hình hạt vàng, trơn AAbb có kiểu hình hạt vàng, nhăn AaBB có kiểu hình hạt xanh, trơn Aabb có kiểu hình hạt xanh, nhăn 4. Giao phấn các cây hạt tím, nhăn (Aabb) với nhau: P: Aabb x Aabb GP: Ab, ab Ab, ab F 1: AAbb : 2Aabb : aabb Kiểu hình F 1: 1 vàng, nhăn : 2 tím, nhăn : 1 xanh, nhăn 5. Lai cây hạt xanh, trơn (aaBB hoặc aaBb) với cây hạt vàng, nhăn (AAbb) : • Trường hợp 1: P: aaBB x AAbb GP: aB Ab F 1: AaBb 100% hạt màu tím, trơn • Trường hợp 2: P: aaBb x AAbb GP: aB, ab Ab F 1: AaBB : Aabb 1 hạt tím, trơn : 1 hạt tím, nhăn Vậy ở F 1 những cây hạt trơn đều có màu tím Kiểu gen của cây hạt trơn đã sử dụng: • 1 cây thuần chủng : aaBB • 1 cây không thuần chủng : aaBb .: :. Page 16
  17. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 Bài 18 : Như Menđen đã phát hiện, màu hạt xám ở đậu Hà Lan là trội so với hạt trắng. Trong các thực nghiệm sau, bố mẹ có kiểu hình đã biết nhưng chưa biết kiểu gen, đã sinh ra đời con được thống kê như sau : Bố, mẹ Con Xám Trắng a. Xám x trắng 82 78 b. Xám x xám 118 39 c. Trắng x trắng 0 50 d Xám x trắng 74 0 e. Xám x xám 90 0 1. Hãy viết các kiểu gen có thể có của mỗi cặp cha, mẹ trên 2. Trong các phép lai b,d và e có thể dự đoán có bao nhiêu hạt xám mà cây sinh ra từ chúng, khi thụ phấn sẽ cho cả hạt xám và hạt trắng. GIẢI: 1. Kiểu gen có thể có của mỗi cặp cha, mẹ : Theo đề bài, quy ước : A : hạt xám ; a : hạt trắng a. Phép lai a: P : Xám ( A-) x trắng ( aa ) F1: 82 xám : 78 trắng xấp xỉ 1:1 F1 xuất hiện cây hạt trắng (aa). Suy ra, cây hạt xám P tạo được giao tử a. Vậy kiểu gen của cặp P mang lai: P hạt xám : Aa P hạt trắng : aa b. Phép lai b : P : xám (A-) x xám ( A-) F1 : 118 xám : 39 trắng xấp xỉ 3:1 F1 có tỉ lệ của định luật phân tính của Menđen. Suy ra kiểu gen của hai cây P hạt xám mang lại là dị hợp Aa c. Phép lai c : Hai cây P đều mang hạt trắng, đều mang kiểu gen aa d. Phép lai d : P : Xám (A-) x trắng (aa) F1: 74 cây đều tạo hạt xám, F1 đồng tính trội . Suy ra cây P có hạt xám chỉ tạo một loại giao tử A, tức có kiểu gen AA e. Phép lai e : P : Xám ( A-) x xám (A-) F1: 90 cây hạt xám, F1 đồng tính trội. Suy ra ít nhất một trong hai cây P chỉa tạo một loại giao tử A, tức có kiểu gen AA Vậy kiểu gen của cặp P mang lai chỉ có thể là một trong hai trường hợp sau : P : AA x AA hoặc P : AA x Aa 2. Dự đoán số cây hạt xám tạo ra từ phép lai b,d,e: Cây đậu hạt xám khi tự thụ phấn cho cả hạt xám và hạt trắng phải có kiểu gen Aa • Trong phép lai b : F 1 có 118 cây hạt xám P : Aa(xám) x Aa( xám) Gp : A,a A.a F1 : 1AA : 2Aa : 1aa .: :. Page 17
  18. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 F1 có 118 cây hạt xám ( gồm 1/3 AA và 2/3 Aa ) Vậy số hạt xám F1 có kiểu gen Aa là : 118 x 2/3 = 78 cây • Trong phép lai d : F 1 có 74 cây hạt xám P : AA ( xám) x aa ( trắng ) Gp : A a F1 : 100% Aa Số cây hạt xám F 1 có kiểu gen Aa là 74 chiếm 100%. • Trong phép lai e : F 1 có 90 cây hạt xám - Trường hợp 1 : P : AA ( Xám ) x Aa ( xám ) Gp : A A,a F1 : AA : Aa Số cây hạt xám ở Aa ở F 1 chiếm ½ bằng : 90 x ½ = 45 cây - Trường hợp 2 : P : AA (Xám) x AA ( xám ) Gp : A A F1 : 100% AA F1 không có cây mang kiểu gen Aa Bài 19 : Một trâu đực trắng (1) giao phối với một trâu cái đen (2), đẽ lần thứ nhất được một nghé trắng (3) và lần thứ hai được một nghé đen (4). Con nghé đen này lớn lên giao phối với một trâu đực đen (5) sinh ra một nghé trắng (6). Hãy xác định kiểu gen của 6 con trâu trên. GIẢI : Theo đề bài, ta có sơ đồ sau: Đực trắng x Cái đen (1)  (2) ______   Nghé trắng Nghé đen x đực đen (3) (4)  (5)  Nghé trắng (6) Xét phép lai giữa (4) đen và (5) đen sinh ra (6) trắng, Suy ra tính trạng lông đen trội so với lông trắng. Quy ước gen : A : lông đen ; a : lông trắng - Đực trắng (1) có kiểu gen aa - Cái đen (2) là A- sinh được nghé trắng (3); suy ra, nghé (3) có kiểu gen aa và cái đen (2) tạo được giao tử a; cái đen (2) có kiểu gen Aa - Nghé trắng (6) có kiểu gen aa ; suy ra, nghé đen (4) và được đen (5) đều tạo được giao tử a nên (4) và (5) đều mang kiểu gen Aa - Tóm lại : kiểu gen của càc cá thể đã cho là : (1) : aa , (2) : Aa ,( 3) : aa (4) : Aa, (5) : Aa, (6) : aa .: :. Page 18
  19. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 Bài 20: Ở chó, màu lông đen là trội so với màu lông trắng, lông ngắn trội so với lông dài. Nếu các tính trạng này được quy định bởi hai cặp gen phân li độc lấp, hãy viết các kiểu gen có thể ở các cặp cha mẹ của mỗi phép lai sau: GIẢI Kiểu hình con Theo Kiểu hình cha mẹ đề Đen ngắn Đen dài Trắng ngắn Trắng dài bài, quy 1. Đen, ngắn x đen, ngắn 89 31 29 11 ước: 2. Đen ngắn x đen, dài 18 19 0 0 A: 3. Đen ngắn x trắng, ngắn 20 0 21 0 lông đen, 4. Trắng, ngắn x trắng, ngắn 0 0 28 9 a: lông trắng 5. Đen, dài x đen, dài 0 32 0 10 6. Đen, ngắn x đen ngắn 46 16 0 0 B: lông 7. Đen, ngắn x đen dài 29 31 9 11 ngắn, b: lông dài 1. Phép lai 1: P : đen, ngắn (A-B-) x đen, ngắn (A-B-) F1: 89 đen, ngắn : 31 đen, dài : 29 trắng, ngắn : 11 trắng, dài F1 có tỉ lệ xấp xỉ 9 : 3 : 3 :1. F1 có 16 tổ hợp = 4 giao tử x 4 giao tử Suy ra hai cây P đều tạo bốn loại giao tử, tức có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen AaBb. 2. Xép phép lai 2: P: đen, ngắn (A-B-) x đen, dài (A-bb) F1: 18 đen, ngắn : 19 đen, dài xấp xỉ 1 : 1 Phân tích từng tính trạng ở con lai F 1: - Về màu lông : F1 có 100% lông đen Suy ra phép lai P của cặp tính trạng này là P : AA x AA hoặc P : AA x Aa - Về độ dài lông : lông dài : lông ngắn = 1 : 1, tỉ lệ của phép lai phân tích  phép lai P của cặp tính trạng này : P : Bb x bb Tổ hợp hai tính trạng suy ra kiểu gen của cặp P mang lai là một trong ba trường hợp sau: P : AABb (đen, ngắn) x AAbb (đen, dài) P : AABb (đen, ngắn) x Aabb (đen, dài) Hoặc P : AaBb (đen, ngắn) x AAbb (đen, dài) 3. Xét phép lai 3: P : đen, ngắn (A-B-) x trắng, ngắn (aaB-) F1 : 20 đen, ngắn : 21 trắng, ngắn xấp xỉ 1 : 1 Phân tích từng tính trạng ở con lai F 1: - Về màu lông : lông đen : lông trắng = 1 : 1 là tỉ lệ của phép lai phân tích  P : Aa x aa - Về độ dài lông : F 1 có 100% lông ngắn Suy ra : P : BB x BB hoặc P : BB x Bb Tổ hợp hai tính trạng suy ra kiểu gen của cặp P mang lai là một trong ba trường hợp sau: P: AABB (đen, ngắn) x aaBB (đen, ngắn) P: AaBB (đen, ngắn) x aaBb (trắng, ngắn) Hoặc P: AaBb (đen, ngắn) x aaBB (trắng, ngắn) 4. Xét phép lai 4: P : trắng, ngắn (aaB-) x trắng, ngắn (aaB-) .: :. Page 19
  20. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 F1: 28 trắng, ngắn : 9 trắng, dài xấp xỉ 3 : 1 Xét con lai F 1 có kiểu hình trắng dài (aabb)  2 cơ thể P mang lai đều tạo được giao tử ab. Vậy kiểu gen của hai cơ thể P đều là aaBb. 5. Xét phép lai 5: P : đen, dài (A-bb) x đen, dài (A-bb) F1 : 32 đen, dài : 10 trắng, dài xấp xỉ 3 : 1 Xét con lai F 1 có kiểu hình trắng, dài (aabb)  2 cơ thể P mang lai đều tạo được giao tử P Vậy kiểu gen của hai cơ thể P đều là Aabb. 6. Xét phép lai 6: P : đen, ngắn (A-B-) x đen, ngắn (A-B-) F1 : 46 đen, ngắn : 16 đen, dài xấp xỉ 3 : 1 Phân tích từng tính trạng tở F1: - Về màu lông : F 1 có 100% lông đen  P : AA x AA hoặc P : AA x Aa. - Về độ dài lông : F 1 có lông ngắn : lông dài = 3 : 1  P : Bb x Bb Suy ra kiểu gen của cặp P mang lai là một trong hai trường hợp sau: P: AABb (đen, ngắn) x AABb (đen, ngắn) Hoặc P: AABb (đen, ngắn) x AaBb (đen, ngắn) 7. Xét phép lai 7: P : đen, ngắn (A-B-) x đen, dài (A-bb) F1 : 29 đen, ngắn : 31 đen, dài : 9 trắng, ngắn : 11 trắng, dài F1 xấp xỉ 3 : 3 : 1 : 1 F1 có 8 tổ hợp = 4 giao tử x 2 giao tử Suy ra: - Cơ thể P tạo bốn loại giao tử tức dị hợp hai cặp gen, có kiểu gen AaBb (đen, ngắn) - Cơ thể P tạo hai loại giao tử tức di hợp một cặp gen, có kiểu gen Aabb. Bài 21: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn (h) liên kết với giới tính gây ra. 1. Một người đàn ông bị bệnh máu khó đông lấy vợ là người mang gen gây bệnh đó. Họ có thể có con trai, con gái bình thương được không? 2. Trong một gia đình, bố bị bệnh máu khó đông, còn mẹ bình thường, có hai người con: người con trai bị bệnh máu khó đông, người con gái bình thường. Kiểu gen của người mẹ phải như thế nào? 3. Kiểu gen và kiểu hình của bố mẹ phải thế nào nếu các con trong gia đình sinh ra với tỉ lệ 3 bình thường : 1 bệnh máu khó đông là con trai. 4. Bằng sơ đồ, hãy chứng minh, nếu như gen quy định bệnh máu khó đông ở người không nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X thì sự di truyền tính trạng này không liên quan gì đến giới tính và nó cũng tuân theo các định luật Menđen. GIẢI Theo đề bài, quy ước X H : máu đông bình thường X h : máu khó đông 1. - Người chồng máu khó đông, mang kiểu gen X hY. Người vợ mang gen gây bệnh có thể mang kiểu gen X HXh (bình thường) hoặc X hXh (máu khó đông) Có thể xuất hiện một trong hai trường hợp sau: .: :. Page 20
  21. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 • Nếu người vợ mang kiểu gen X HXh thì vẫn có thể sinh co trai và con gái bình thường nếu cơ thể con tạo ra được tiếp nhận giao tử X H của mẹ trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử X HY (con trai bình thường) hoặc X HXh (con gái bình thường). • Nếu người vợ mang kiểu gen X hXh thì không thể sinh con bình thường, do cả vợ chồng đều không có mang gen trội H. 2. Kiểu gen của mẹ: Bố bị máu khó đông: X hY, tạo hai loại giao tử X h và Y. • Con gái nhận X h từ bố nhưng có kiểu hình bình thường  con gái nhận X H từ mẹ. • Con trai bị máu khó đông X hY con trai nhận X h từ mẹ. Vậy mẹ tạo được hai loại giao tử là X H và X h nên kiểu gen của mẹ là X HXh 3. Kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ: Con trai bị máu khó đông: X hY  mẹ tạo được giao tử X h . Các con bình thường có thể cả con trai và con gái. • Con trai bình thường: X HY  mẹ tạo được giao tử X H. Suy ra, mẹ có kiểu gen X HXh và có kiểu hình bình thường. • Con gái có thể nhận X h từ mẹ nhưng có kiểu hình bình thường  con gái nhận X H từ bố. Suy ra, bố có kiểu gen X HY, kiểu hình bình thường. Sơ đồ minh họa: P: bố X HY (bình thường) x mẹ X HXh (bình thường ) Gp : X H,Y X H,Xh H H H h H h F 1 : X X : X X : X Y : X Y Kiểu hình : 3 bình thường : 1 máu khó đông (con trai ) 4. Nếu gen không nằm trên NST giới tính X : Nếu gen H và h nằm trên NST thường : P : HH ( bình thường ) x hh ( máu khó đông ) Gp : H h F1 : Hh 100% bình thường F1 lớn lên lập gia đình , giả sử phép hôn phối xảy ra giữa hai cơ thể đều dị hợp : F1 : Hh x Hh GF1 : H,h x H,h F2 : 1HH : 2Hh : 1hh Kiểu hình : 3 bình thường : 1 máu khó đông Nhận xét : - P thuần chủng về cặp tính trạng tương phản thì F 1 đồng tính và F 2 phân tính với tỉ lệ 3 trội : 1 lặn, tuân theo định luật Menđen. - Các tính trạng xuất hiện ở con không có sự phân biệt giới tính. Bài 22 : Khi lai giữ hai dòng đậu ( một dòng có hoa đỏ, đài ngã và dòng kia có hoa xanh, đài cuốn ) người ta thu được cây lai đồng loạt có hoa xanh, đài ngã. 1. Những kết luận có thể rút ra từ kết quả của phép lai này là gì ? 2. Cho các cây F1 giao phấn với nhau đã thu được : 98 cây hoa xanh , đài cuốn 104 cây hoa đỏ, đài ngã 209 cây hoa xanh, đài ngã có thể rút ra kết luận gì từ phép lai này ? viết sơ đồ lai từ P đến F 2 .: :. Page 21
  22. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 GIẢI : 1. Kết luận từ phép lai : P : hoa đỏ, đài ngã x hoa xanh, đài cuốn P mang hai cặp tính trạng tương phản, F 1 đồng loạt có hoa xanh, đài ngã. Suy ra : - Hoa xanh, đài ngã là hai tính trạng trội hoàn toàn so với hai tính trạng hoa đỏ, đài cuốn - P thuần chủng về hai cặp gen. 2. F1 giao phấn với nhau : Quy ước gen : A : hoa xanh, a : hoa đỏ B : đài ngã, b : đài cuốn Phân tích từng tính trạng ở con lai F 2 : - Về màu hoa : Hoa xanh 98 + 209 = Hoa đỏ 104 Xấp xỉ 3 : 1, là tỉ lệ của định luật phân tính  F1 : Aa x Aa - Về hình dạng của đài hoa : Đài ngã 104 + 209 = Đài cuốn 98 Xấp xỉ 3 : 1 là tỉ lệ của định luật phân tính  F1 : Bb x Bb a. Kết luận rút ra từ phép lai : F1 có các gen liên kết hoàn toàn. b. Sơ đồ lai từ P đến F 2 : P : hoa xanh , đài cuốn x hoa đỏ, đài ngã Ab aB ¯¯¯¯ ¯¯¯¯ Ab aB Gp : Ab x aB ¯¯¯¯ ¯¯¯¯ F 1 : Ab aB 100% hoa xanh, đài ngã F 1 : giao phấn với nhau F 1 : Ab x Ab aB aB GPF 1 : Ab, aB Ab, aB F 2 : Ab Ab aB = 2 = Ab aB aB Kiểu hình : 1 hoa xanh, đài cuốn 2 hoa xanh, đài ngã 1 hoa đỏ, đài ngã .: :. Page 22
  23. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 Bài 23 : Ở ruồi giấm, gen B quy định tính trạng mình xám, gen b : mình đen, gen V : cánh dài, gen v : cánh cụt. Hai cặp gen Bb và Vv nằm trên cùng một cặp NST tương đồng nhưng liên kết không hoàn toàn. Trong quá trình phát sinh giao tử có sự hoán vị giữa B và b với tần số 20%. 1. Người ta lai ruồi đực mình xám, cánh dài thuần chủng với ruồi cai mình đen, cánh cụt rồi lại cho các con lai F 1 giao phối với nhau. Hãy xác định tỉ lệ phân tính ở F 2 . 2. Trong một thí nghiệm khác, cho ruồi cái F 1 giao phối với ruồi đực mình đen, cánh cụt người ta đã thu được ơ đời con 4 loại kiểu hình như sau : Mình xám, cánh dài : 128 con Mình đen, cánh cụt : 124 con Mình đen, cánh dài : 26 con Mình xám, cánh cụt : 21 con Xác định bản đồ di truyền của hai gen B và V GIẢI : 1. Tỉ lệ phân tính ở F 2 : Theo đề bài : • Ruồi đực P mình xám, cánh dài thuần chủng có kiểu gen BV / BV • Ruồi cái P mình đen, cánh cụt thuần chủng có kiểu gen bv / bv Ở ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái. Sơ đồ lai : BV bv P : đực x cái BV bv BV bv Gp : BV bv BV F1 : bv 100% mình xám, cánh dài F1 : giao phối với nhau BV BV F1 : Cái x đực bv bv GF 1 : 40% BV , 40% bv 50% BV , 50% bv ¯¯¯¯¯ ¯¯¯¯¯ ¯¯¯¯¯ ¯¯¯¯¯ 10% Bv , 10% bV ¯¯¯¯¯ ¯¯¯¯¯ F2 : 40% BV 40% bv 10% Bv 10% bV 50% BV 20% BV / BV 20% BV / bv 5% BV / Bv 5% BV / bV .: :. Page 23
  24. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 50% bv 20% BV / bv 20% bv / bv 5% Bv / bv 5% bV / bv Tỉ lệ phân ly tính trạng ở F2 : BV 70 % mình xám, cánh dài bv 20% mình đen, cánh cụt bv Bv 5% mình xám, cánh cụt bv bV 5% mình đen, cánh dài bv 2. Bản đồ di truyền : Ruồi cái F1 mình xám, cánh dài ( BV / bv ) lai với ruồi có mình đen, cánh cụt ( bv / bv ). Thực chất, đây là phép lai phân tích. Con lai cho bốn kiểu hình có số lượng không bằng nhau là 128 : 124 : 26 : 21. Suy ra đã có hoán vị gen ở ruồi cái F1 với tần số : 21 + 26 x 100% = 16% 128+124+26+21 Hai gen B và V ở ruồi cái F 1 có tần số hoán vị 16% bằng 16cM ( xănti moocgan) = 16 đơn vị bản đồ Vậy hai gen cách nhau 16cM hay 16 đơn vị bản đồ. Bài 24: Trong một phép lai giữa hai giống gà thuần chủng màu lông trắng khác nhau về nguồn gốc, người ta đã thu được các con lai F 1 đồng loạt có lông màu, F 2 phân li theo tỉ lệ 180 lông màu, 140 lông trắng. 1. Xác định kiểu gen của hai giống bố, mẹ P. 2. Nêu đặc điểm di truyền màu sắc lông ở gà trong thí nghiệm này. 3. Viết sơ đồ lai từ P đến F 2 . GIẢI 1. Kiểu gen của hai giống P : Xét tỉ lệ kiểu hình ở F 2 : 180 lông màu 9 lông màu 140 lông trắng 7 lông trắng Tỉ lệ 9 : 7 là tỉ lệ của tác động gen không alen kiểu bổ trợ, F 2 có 9 + 7 = 16 tổ hợp. Suy ra, F 1 dị hợp hai cặp gen AaBb (theo đề bài có lông màu). Vậy phân bố kiểu hình ở các kiểu gen là: A-B- : lông có màu, các kiểu gen còn lại (A-bb, aaB- và aabb) : đều biểu hiện lông trắng. Suy ra, kiểu gen của hai giống P thuần chủng có màu lông trắng nhưng khác nhau về nguồn gốc là AAbb và aaBB. .: :. Page 24
  25. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 2. Đặc điểm di truyền của màu lông ở gà: Màu lông của gà di truyền theo hiện tượng tác động gen không alen, kiểu bổ trợ. - Kiểu gen A - B - : hai gen trội không alen tác động cùng quy định lông có màu. - Các kiểu gen còn lại (A-bb, aaB- và aabb) : thiếu một trong hai hoặc thiếu cả hai gen trội không alen quy định màu lông trắng. 3. Sơ đồ lai từ P đến F 2 : P : AAbb (lông trắng) x aaBB (lông trắng) GP : Ab aB F1 : AaBb 100% lông có màu F1: AaBb x AaBb GF 1 : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2 lập bảng, ta co kết quả 9A-B-  9 gà lông có màu 3A-bb  3aaB  7 lông gà không có màu 1aabb  Bài 25 : Khi lai chó nâu với chó trắng thuần chủng, ở F 1 người ta thu được toàn chó trắng. Cho các con F 1 giao phối với nhau thì thấy đến F 2 phên li theo tỉ lệ 37 trắng, 9 đen, 3 nâu. 1. Xác định kiểu gen của hai giống bố, mẹ 2. Nêu đặc điểm di truyền màu lông của hai giống chó trên. 3. Viết sơ đồ lai từ P đến F 2 GIẢI 1. Kiểu gen của hai giống bố, mẹ thuần chủng: Xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 : 37 trắng : 9 đen : 3 nâu xấp xỉ bằng 12 trắng : 3 đen : 1 nâu. Tỉ lệ 12 : 3 : 1 là tỉ lệ của tác động gen không alen, kiểu át chế. F2 có 12 + 3 + 1 = 16 tổ hợp. Suy ra F 1 dị hợp hai cặp gen AaBb (theo đề bài đều có lông trắng). Vậy sự biểu hiện kiểu hình của các kiểu gen như sau: Kiểu gen A-B- hoặc A-bb quy định lông trắng Kiểu gen aaB- : quy định lông đen Kiểu gen aabb : quy định lông nâu Suy ra, kiểu gen của hai giống bố mẹ P là :  Chó trắng thuần chủng P : AABB  Chó nâu thuần chủng P : aabb 2. Đặc điểm di truyền màu lông : Màu lông của chó trong phép lai trên di truyền theo hiện tượng tác động gen không alen, kiểu át chế. Quy ước: A : gen át chế sự biểu hiện của các gen khác, đồng thời quy định màu trắng. a : gen không át chế và tham gia tương tác tạo màu với gen khác. B : gen quy định màu lông đen. b : gen quy định màu lông màu. Kiểu gen A-B-, A-bb: cho màu lông trắng theo gen át chế A. Kiểu gen aaB- : B được a tương tác và biểu hiện màu lông đen. .: :. Page 25
  26. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 Kiểu gen aabb : b được a tương tác và biểu hiện màu lông nâu. 3. Sơ đồ lai từ P đến F 2 P: AABB (lông trắng) x aabb (lông nâu) GP: AB ab F1: AaBb 100% lông trắng F1: AaBb x AaBb GF 1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2: lập bảng, a có kết quả 9A-B- 3A-bb   12 lông trắng 3aaB  3 lông đen 1aabb  1 lông nâu Bài 26 : Ở ngô (bắp) có ba gen (mỗi gen gồm hai alen) phân li độc lập, tác động qua lại với nhau để hình thành chiều cao cây. Cho rằng cứ mỗi alen trội làm cho cây lùn đi 20 cm. Người ta tiến hành lai cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Hãy xác định: 1. Kiểu gen của cây thấp nhất và cây cao nhất; 2. Chiều cao của cây thấp nhất; 3. Kiểu gen và chiều cao các cây F 1 4. Sự phân tính về kiểu gen và chiều cao của các cây F 2. GIẢI 1. Kiểu gen của cây thấp nhất và cây cao nhất: Theo đề bài các gen tác động qua lại và mỗi alen trội làm cây bị lùn đi 20cm. Suy ra, chiều cao của cây được chi phối bởi quy luật tác động gen không alen, kiểu cộng gộp. Quy ước: - Gen thứ nhất gồm hai alen: A và a - Gen thứ hai gồm hai alen: B và b - Gen thứ ba gồm hai alen: D và d Suy ra: ° Cây thấp nhất mang toàn alen trội, tức có kiểu gen AABBDD ° Cây thấp nhất mang toàn alen lặn, tức có kiểu gen aabbdd. 2. Chiều cao của cây thấp nhất (AABBDD): Mỗi alen trội làm cây lùn đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Nên chiều cao của cây thấp nhất mang 6 alen trội là: 210 - 20cm x 6 = 90cm 3. Kiểu gen và chiều cao các cây F 1: Sơ đồ lai từ P đến F 1: P : cây cao nhất x cây thấp nhất ,aabbdd AABBDD GP : abd ABD F 1 : AaBbDd Chiều cao của F 1 : 210cm - (20cm . 3) = 150cm 4. Sự phân tính về kiểu gen và chiều cao của các cây F 2: F1 : AaBbDd x AaBbDd .: :. Page 26
  27. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 Lập sơ đồ lai, F2 có 64 tổ hợp và phân phối tỉ lệ cho từng kiểu hình như sau: Đặc điểm kiểu gen Kiểu hình (Chiều cao; cm ) Tỉ lệ Số gen trội Số gen lặn 90 6 0 1 110 5 1 6 130 4 2 15 135 3 3 20 170 2 4 15 190 1 5 6 210 0 6 1 .: :. Page 27
  28. Trần Nhật Quang 097 6457 093 Y!M : trnhquang_2007 Forever I stand alone in the darkness Tôi đứng một mình trong bóng tối The winter of my life came so fast Tuổi già mới đến nhanh làm sao Memorise go back to childhood Khi nghĩ về thuở ấu thơ To days I still recall Đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ Oh how happy I was then Khi đó mới hạnh phúc biết bao There was no sorrow there was no pain Không có những phiền muộn hay nỗi đau Walking though the green fields Đi ngang qua những cánh đồng xanh Sunshine in my eyes Ánh mặt trời lấp lánh trong đôi mắt Chorus: I’m still there everywhere Tôi vẫn ở sẽ đi (khắp mọi nơi) I’m the dust in the wind Tôi như hạt bụi trong gió I’m the star in the northern sky Tôi như ngôi sao trên bầu trời phương bắc I never stayed anywhere Tôi sẽ không bao giờ dừng chân I’m the wind in the trees và như ngọn gió lướt qua thật nhanh Would you wait for me forever? Em sẽ mãi đợi tôi không? .: :. Page 28