Tài liệu hướng dẫn khai thác mạng truyền dẫn - Phần 1: Truyền dẫn quang

pdf 76 trang phuongnguyen 15421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn khai thác mạng truyền dẫn - Phần 1: Truyền dẫn quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_khai_thac_mang_truyen_dan_phan_1_truyen_d.pdf

Nội dung text: Tài liệu hướng dẫn khai thác mạng truyền dẫn - Phần 1: Truyền dẫn quang

  1. BỘ QUỐC PHÒNG TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN KHAI THÁC MẠNG TRUYỀN DẪN PHẦN 1: TRUYỀN DẪN QUANG (Dành cho NVKT chi nhánh tỉnh/tp) LƯU HÀNH NỘI BỘ HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2011
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN QUANG SDH 2 1. Thiết bị BG-20 của hãng ECI 2 1.1. Giới thiệu chung: 2 1.2 . Khả năng kết nối 2 1.3. Cấu trúc vật lý 2 1.4. Khai báo thiết bị: 3 2. Thiết bị Metro 100 của hãng Huawei 7 2.1. Giới thiệu chung: 7 2.2. Khả năng kết nối: 8 2.3. Khai báo thiết bị 9 3. Thiết bị Metro 500 của Huawei 9 3.1. Giới thiệu chung 9 3.2. Khả năng kết nối 10 3.3. Khai báo thiết bị: 10 4. Thiết bị Optix Metro 1000 của Huawei 10 4.1. Giới thiệu chung: 10 4.2. Khả năng kết nối 11 4.3. Các card sử dụng trên thiết bị 11 4.4. Khai báo thiết bị. 11 5. Thiết bị OSN 500 của hãng Huawei. 12 5.1. Giới thiệu chung: 12 5.2. Cấu trúc vật lý của thiết bị 12 5.3. Một số loại card sử dụng: 13 5.4. Khai báo thiết bị: 13 6. Thiết bị S200 của hãng ZTE 14 6.1. Giới thiệu chung: 14 6.2. Cấu trúc vật lý: 14 6.4. Khai báo thiết bị: 15 7. Thiết bị S320 của hãng ZTE 15 7.1. Giới thiệu chung: 15 7.2. Cấu trúc vật lý: 16 7.3. Các loại card sử dụng trên thiết bị 16 7.4. Khai báo thiết bị: 17
  3. 8. Thiết bị 1642EMC (Edge Multiplexer Compact) của Alcatel-Lucent 18 8.1. Giới thiệu chung: 18 8.2. Khả năng kết nối 18 8.3. Cấu trúc vật lý 19 8.4. Khai báo thiết bị: 19 9. Thiết bị 1642EM (Edge Multiplexer) của Alcatel-Lucent 22 9.1. Giới thiệu chung: 22 9.2. Khả năng kết nối 22 9.3. Cấu trúc vật lý 23 9.4. Khai báo thiết bị: 23 - 26 1. Trình tự lắp đặt, thông tuyến truyền dẫn quang: 26 2. Nội dung hƣớng dẫn. 26 2.1. Chuẩn bị lắp đặt. 26 2.2. Kiểm tra các điều kiện lắp đặt. 27 2.3. Lắp đặt Rack thiết bị. 27 2.4. Lắp đặt thiết bị, DDF, ODF. 27 2.5. Lắp đặt các loại dây cáp và phụ kiện. 28 2.6. Ra luồng trên trên DDF 32 2.7. Cấp nguồn cho thiết bị, kiểm tra suy hao cáp, công suất thu, phát quang. 32 2.8. Thông tuyến truyền dẫn quang 32 2.9. Vệ sinh phòng máy, thu hồi vật tư, công dụng cụ lắp đặt. 32 2.10. Ghi chép số sách, hồ sơ sau lắp đặt 32 . 34 1. Hƣớng dẫn ứng cứu thông tin 34 1.1. Hàn nối măng xông, ODF: 34 1.2. Quy trình ứng cứu sự cố cáp quang: 36 1.3. Quy trình và quy định tác động mạng truyền dẫn 38 1.4. Quy định đánh giá suy hao mối hàn nung chảy: 40 . 40 2.1. Bảo dưỡng tuyến cáp treo số 8: 40 2.2. Bảo dưỡng tuyến cáp treo loại ADSS 42 2.3. Bảo dưỡng tuyến cáp chôn trực tiếp, cống bể. 43
  4. 3. Hƣớng dẫn bảo quản, bảo dƣỡng thiết bị truyền dẫn quang. 45 3.1. Bảo quản thiết bị truyền dẫn quang 45 3.2. Một số thao tác bảo dưỡng thiết bị truyền dẫn quang 46 4. Quy định và hƣớng dẫn công tác tuần tra bảo vệ tuyến cáp quang. 52 4.1. Quy định tuần tra bảo vệ tuyến cáp quang: 52 4.2. Hướng dẫn tuần tra bảo vệ tuyến cáp quang: 54 CHƢƠNG 4: HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO, MÁY HÀN 60 1. Hƣớng dẫn sử dụng máy đo OTDR AQ7260 60 1.1. Lưu đồ các bước thực hiện đo kiểm sử dụng máy đo OTDR AQ7260 60 1.2. Chi tiết các bước thực hiện đo kiểm sử dụng máy đo OTDR AQ7260 60 2. Hƣớng dẫn sử dụng máy hàn FSM-50S 64 2.1. Lưu đồ các bước vận hành FSM-50S thực hiện hàn sợi quang 64 2.2. Chi tiết các bước vận hành máy hàn FSM-50S 64 3. Hƣớng dẫn sử dụng máy đo OLP-55 68 3.1. Lưu đồ thực hiện đo kiểm sử dụng máy đo OLP-55: 68 3.2. Chi tiết các bước vận hành máy đo công suất OLP-55 68
  5. LỜI NÓI ĐẦU Theo quan điểm và định hướng của Tập đoàn việc đảm bảo nền tảng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành công việc là một nhiệm vụ của mỗi cán bộ công nhân viên trong toàn Tập đoàn. Vì vậy, để đảm bảo nguồn tài liệu cho việc tự đào tạo, tra cứu của Nhân viên kỹ thuật Chi nhánh tỉnh/thành phố, Trung tâm Đào tạo Viettel đã phối hợp với Phòng Truyền dẫn - Công ty Mạng lưới Viettel biên soạn tài liệu nghiệp vụ “Hướng dẫn khai thác mạng truyền dẫn - Phần 1: Truyền dẫn Quang”, tài liệu bao gồm 4 chương sau: Chương I: Giới thiệu các thiết bị truyền dẫn quang SDH. Chương II: Hướng dẫn lắp đặt - thông tuyến truyền dẫn quang. Chương III: Hướng dẫn ứng cứu thông tin và bảo dưỡng tuyến, thiết bị truyền dẫn quang. Chương IV: Hướng dẫn sử dụng máy đo, máy hàn Tài liệu đã hệ thống lại tất cả các đầu việc và hướng dẫn thực hiện một cách chi tiết, logic theo luồng việc đã được quy định trong Tập đoàn. Hy vọng rằng, tài liệu này có ý nghĩa thiết thực cho quá trình tự đào tạo của các đồng chí. Tài liệu cũng là nguồn thông tin tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm đến kiến thức về khai thác mạng truyền dẫn Quang. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng chí Lãnh đạo các cấp và đồng nghiệp để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Phòng Biên soạn Tài liệu - Trung tâm Đào tạo Viettel. M1 - An Khánh - Hoài Đức - Hà Nội Tel: 04.62650.329 - 0987.767.889. Email: Bienpt@viettel.com.vn Hoặc 0983.350.555. Email: Toannt@viettel.com.vn 1
  6. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN QUANG SDH 1. Thiết bị BG-20 của hãng ECI 1.1. Giới thiệu chung: BroadGate BG-20 là thiết bị truyền dẫn quang của hãng ECI, hoạt động ở lớp truy nhập với dung lượng STM1/4. Hình 1-1: Thiết bị BG-20 Hình 1-2: Mặt sau của BG-20 1.2 . Khả năng kết nối BG-20 cung cấp khả năng ghép và phân luồng cho các luồng số như sau: - 21 giao diện E1. - 6 giao diện Ethernet nhanh (FE) - 2 giao diện SFP cho 2 x STM-1/STM-4 - 2 Dslot cho giao diện luồng nhánh E2/DS-3 không cân bằng (tuỳ chọn). Loại lƣu lƣợng Số port tối đa 2 Mbit/s 21 34 Mbit/s 3 45 Mbit/s 3 STM-1 điện 6 STM-1 quang 6 STM-4 2 10/100 BaseT – Layer 1/ Layer2 6/4 1.3. Cấu trúc vật lý - Kích thước (mm): 240mm x 365mm x 44mm - Trọng lượng BG-20: 5kg - Nguồn: o Điện áp vào: -40V DC đến -72V DC o Điện áp nguồn danh định: -48V DC đến -60V DC 2
  7. o Năng lượng tiêu thụ: 70W 1.4. Khai báo thiết bị: 1.4.1. Công tác chuẩn bị vật tƣ, thiết bị: - Nguồn DC: - 48V. - Dây cáp mạng RJ45 (chéo), mã khoá Plug sử dụng cho LCT của ECI (USB). - Một PC có cài phần mềm LCT- BG40 và có lưu file version mới V0.42. Cần cài card mạng ở chế độ Auto Speed hoặc 10M full Duplex (vì thiết bị BG20 giao tiếp với máy tính ở tốc độ 10Mb/s). 1.4.2. Login thiết bị ở chế độ Boot Configuration Tool Khi Login vào thiết bị ở chế độ này thực hiện các bước sau: Bước 1: - Kết nối thiết bị với PC bằng dây cáp chéo, thiết bị ở trạng thái không bật nguồn. - Trên cửa sổ chính của máy tính lựa chọn: Start > All Programs > LCT > Boot Configuration Tool Bước 2: - Lựa chọn Boot Configuration Tool cửa sổ sau xuất hiện: Hình 1-3: Cửa sổ Boot Configuration Tool Bước 3: - Kích vào mục Login, trong khi đang thực hiện truy cập thì bật nguồn thiết bị BG20 lên (tiến trình này là bắt buộc và thực hiện trong vòng 3 phút) Hình 1-4: Cửa sổ Login Bước 4: - Lựa chọn MXC2X sau đó nhập địa chỉ IP là 192.100.xx.yy (4 số cuối của Serial, xem ở mặt trước bên trái của thiết bị). - Bấm OK để xác nhận Login thành công. Bước 5: - Trên cửa sổ chính chọn configure basic parameters cửa sổ sau xuất hiện: 3
  8. Hình 1-5: Cửa sổ Basic Paremeter Configuration - Tại mục NE Mode lựa chọn DCC only (không lựa chọn Gateway), sau đó lựa chọn Get - Sau khi Get thì số NE ID sẽ hiện lên (3 số cuối của Serial). - Lựa chọn Apply để hoàn thiện việc cấu hình tham số cơ sở cho thiết bị. 1.4.3. Nâng cấp phần mềm embedded cho thiết bị Trên cửa sổ chính của Boot Configuration Tool chọn download embedded software, xuất hiện cửa sổ: Hình 1-6: Cửa sổ Download embedded software Bước 1: - Trong mục Embedded area chọn Upper Area - Trong mục Activation bank chọn Lower Area Bước 2: - Kích vào Select file để lựa chọn file phiên bản V0.42 lưu trong máy. - Kích vào Download để thực hiện load dữ liệu vào vùng thấp của thiết bị (Thực hiện Download phần mềm vào thiết bị). Bước 3: - Trong mục Embedded area chọn Upper Area. 4
  9. - Trong mục Activation bank chọn Upper Area - Kích vào Apply để thực hiện load dữ liệu vào vùng cao của thiết bị (Thực hiện Activate phần mềm lên thiết bị). 1.4.4. Login vào thiết bị ở chế độ LCT và cấu hình cho thiết bị Cần chắc chắn rằng Hardware license key đã được cắm sẵn vào máy tính, nguồn cung cấp cho thiết bị đầy đủ và thiết bị đã upload xong dữ liệu. Sau khi đã Login vào thiết bị cần phải thiết lập được 3 nội dung: - Cài đặt và kích hoạt các khe cắm card đồng bộ giữa vật lý và logic. - Khai báo địa chỉ IP cho thiết bị. - Khai báo kênh DCC cho các cổng quang. Bước 1: - Kích đúp vào biểu tượng trên Desktop hoặc Start > All Programs > LCT. Cửa sổ Login của LCT GUI sẽ được mở ra: Hình 1-7: Cửa số Login Bước 2: - Nhập địa chỉ IP mặc định: 194.194.1934.193; Password: sdh123456 - Kích vào lựa chọn Ping để kiểm tra kết nối giữa LCT GUI đến NE. Nếu Ping thành công, kích vào biểu tượng Login để truy cập vào thiết bị, cửa sổ sau xuất hiện: Hình 1-8: Cửa sổ LCT-Login BG-20 Bước 3: Làm việc ở chế độ Master - Trên cửa sổ chính Chọn Security->Master mode, ở chế độ Master này mới cho phép cài đặt tất cả các thông số khác của thiết bị. Bước 4: Cài đặt và kích hoạt các khe cắm card đồng bộ giữa vật lý và logic. 5
  10. - Trên thanh Menu chính lựa chọn Configuration -> Slot Assignment, cửa sổ sau xuất hiện: Hình 1-9: Cửa sổ Assign card - Lựa chọn Physical ở góc trái phía trên cửa sổ. Ban đầu tất cả các khe cắm đều có màu xám, bấm vào Get để lấy toàn bộ dữ liệu từ các card cho các khe cắm vật lý. Bấm Apply để kích hoạt, bấm Query để kiểm tra lại trạng thái các khe cắm sau khi kích hoạt (các khe có cắm card sẽ màu xanh) - Tương tự như vậy ta cũng Upload dữ liệu cho phần Logical. Bước 5: Khai báo địa chỉ IP cho thiết bị. - Trên thanh Menu chích lựa chọn Configuration > Communication Mode cửa sổ sau xuất hiện: Hình 1-10: Cửa sổ cấu hình thông số IP - Có 3 lựa chọn trong phần Connection Mode tuỳ thuộc vào nhu cầu lắp đặt cho thiết bị mà ta có thể lựa chọn. Đối với tình hình thực tế, ta chỉ cần khai báo cho thiết bị ở chế đội DCC Only. - Chọn chế độ DCC Only, chỉ có một mục để nhập địa chỉ là mục DCC IP. Nhập địa chỉ theo mong muốn sau đó chọn Apply để kích hoạt địa chỉ này cho thiết bị. Phần Mask chọn cố định là: 255.255.255.0 Ví dụ: IP: 200.200.206.100 Mask: 255.255.255.0 6
  11. - Chọn Get để kiểm tra việc cài đặt IP đã thực sự tồn tại trên thiết bị chưa, nếu đã thành công thì bấm Close để thoát khỏi cửa sổ này. Bước 6: Khai báo kênh DCC cho các cổng quang. - BG20 có nhiều nhất 6 cổng quang, mỗi cổng quang bao gồm 2 phần MS và RS. Vì vậy nó hỗ trợ 12 kênh thông tin trong đó 6 kênh MS và 6 kênh RS. Khi tạo các kênh DCC cho các cổng quang thì phải chọn tương ứng MS hoặc RS của Port quang với MS hoặc RS của kênh thông tin. - Trên cửa sổ chính chọn XC->DCC Mode, xuất hiện: Hình 1-11: Cửa sổ khai DCC - Add các cặp tương ứng ở 2 phần Sink timeslot và Source timeslot xuống cửa sổ bên dưới rồi chọn Activate. 2. Thiết bị Metro 100 của hãng Huawei 2.1. Giới thiệu chung: Optix Metro 100 có các loại sau: - Dùng nguồn AC: 100V÷240V (với dải điện áp vào: 90V÷260V) Hình 1-12: Thiết bị Metro 100 dùng nguồn AC. - Dùng nguồn DC: -48V÷ -60V (với dải điện áp vào: -38,4V÷ -72V). hoặc: +24V (với dải điện áp vào: 19V÷ 29V). Hình 1-13: Thiết bị Metro100 dùng nguồn DC 7
  12. - Các giao diện trên mặt thiết bị: Số Giao diện Chức năng Chú thích DC: Ổ 4 chân 1 Giao diện nguồn Cung cấp nguồn cho thiết bị AC: Ổ 3 chân Đầu vào/ra của tín hiệu STM1 FC/SC, 2 STM1. quang FC/LC(SFP) 10/100Base-T 10M/100M Ethernet port RJ45 3 1000M Ethernet port quang LC(SFP)/RJ4 1000Base-X/T hoặc điện 5 4 E1 1-8 Cấp 8 luồng E1 DB44 Kết nối giữa thiết bị và NMS 5 NM-LAN RJ45 hoặc máy tính dùng để khai báo 6 Arlam (báo cảnh) Đầu vào/ra các báo cảnh RJ45 Dùng để kết nối tới dây ESD ESD(ElectroStatic 7 (Dây đeo vào cổ tay khi tiếp - Discharge) xúc với thiết bị) 8 Công tắc nguồn Bật/tắt nguồn - 9 LCD Hiển thị cấu hình và báo cảnh - Dùng để cấu hình thiết bị, xem 10 Các phím chức năng - các báo cảnh ACO (Audible alarm 11 Nút cắt âm thanh báo cảnh cut off button) 12 RST (RESET button) Dùng để Reset thiết bị Kiểm tra đèn LED Khi nhấn nút này thì tất cả các đèn LED sẽ sáng (LED bình 13 LAMP TEST thường), Khi nhả nút này thì các đèn LED trở về trạng thái lúc trước. - Cấu trúc vật lý của thiết bị Loại thiết bị Công suất tiêu thụ Trọng lƣợng (kg) Kích thƣớc (mm) OptiX Khoảng 15W < 4,5 436(W)x200(D)x42(H) Metro100 2.2. Khả năng kết nối: Loại lƣu lƣợng Số port tối đa 2 Mbit/s 8 STM-1 quang 2 10/100 BaseT – Layer 1 4 1000M Base-X/T 1 8
  13. 2.3. Khai báo thiết bị 2.3.1. Khai báo bằng LCD: - Các phím trên màn hình LCD: Dưới đây là màn hình LCD và các phím dùng để cấu hình cho thiết bị. Màn hình LCD hiển thị được 2 dòng. Hình 1-14: Các phím bấm trên bảng LCD Các phím Chức năng 1. Vào Login và Menu của LCD 2. Xác nhận menu được chọn: giống với phím enter của máy tính ENT/MENU 3. Di chuyển con trỏ sang phải khi cài đặt các tham số 4. Xác nhận việc cài đặt sau khi cài đặt các tham số 1. Quay lại menu cấp cao hơn 2. Di chuyển con trỏ sang trái khi cài đặt các tham số ESC 3. Cancel việc chọn các tham số và quay lại menu trước 4. Quay lại trạng thái ban đầu khi thiết bị hiện các báo cảnh 1. Chuyển sang menu tiếp theo 2. Di chuyển màn hình xuống dưới khi có nhiều hơn 2 dòng trong menu 3. Giảm giá trị của tham số xuống 1 đơn vị 1. Chuyển về menu trước 2. Di chuyển màn hình lên trên khi menu co nhiều hơn 2 dòng 3. Tăng giá trị của tham số lên 1 đơn vị 2.3.2. Các bƣớc thực hiện: Các bƣớc Hành động Nhấn phím ENT/MENU và vào Main menu để chọn User (Nếu màn 1 hình không ở trạng thái ban đầu -> nhấn phím ESC) Chọn user Admin (Có quyền cài đặt) ; Guest (Chỉ có quyền Query : 2 truy vấn các cấu hình hiện tại của thiết bị) Nhập password, với password ban đầu mặc định là 123. Dùng phím , để nhập các số. Sau đó nhấn phím ENT/MENU 3 Chú ý: Nên thay đổi password để tránh login trái phép. Password có thể thống nhất theo từng khu vực, . 3. Thiết bị Metro 500 của Huawei 3.1. Giới thiệu chung 9
  14. OptiXMetro 500 được thiết kế để mở rộng băng thông, truyền tải nhiều tốc độ dịch vụ STM1/E1/T1/Nx64k và Ethernet. Có 2 loại Metro 500 I và Metro 500 II, khác nhau là Metro 500II chỉ hỗ trợ nguồn 220V AC, nó có ắc qui dự phòng và hệ thống sạc ắc quy. Hình 1-15: Cấu trúc phần cứng của thiết bị : Cáp đất : Cáp nguồn : Dây nhảy quang : Cáp E1/T1 của mạch ISU : Dây tĩnh điện : Cáp E1 của khe mở rộng Kích thước : 436mm (rộng) x 293mm (dài) x 42mm (cao) Trọng lượng: 4.6 kg 3.2. Khả năng kết nối Loại lƣu lƣợng Số port tối đa 2 Mbit/s 32 STM-1 quang 2 10/100 BaseT – Layer 1 4 3.3. Khai báo thiết bị: 3.3.1. Chuẩn bị: - Máy tính cài phần mềm OptiX Nevigator. - Dây cáp mạng nối chéo nếu cắm trực tiếp máy tính với thiết bị - Dây cáp mạng nối thẳng nếu cắm máy tính và thiết bị qua Hub (khai báo từ xa ) 3.3.2. Các bƣớc thực hiện: Bước 1: Cắm dây mạng vào card mạng máy tính và đầu kia cắm vào cổng MNG thiết bị. Bước 2: Đổi IP máy tính sang dải 192.9.0.0; bật nguồn thiết bị và chờ cho nó khởi động xong. Bước 3: Chạy chương trình OptiX Nevigator khai báo : - Search thiết bị. - Connect thiết bị. - Chọn Caculator để đổi ID sang mã Hex (XY). - Gõ lệnh Set NEID: XY; Enter. - Đợi thiết bị Reboot xong thì kiểm tra lại bằng lệnh Get NEID: XY; enter. - Thấy ID của thiết bị đúng thì hoàn thành việc cài đặt. 4. Thiết bị Optix Metro 1000 của Huawei 4.1. Giới thiệu chung: Thiết bị Metro1000 cung cấp khả năng truyền dẫn STM-1/4 và có thể nâng cấp dung lượng từ STM-1 đến STM-4. 10
  15. Hình 1-16: Cấu trúc của Metro1000 4.2. Khả năng kết nối Loại lƣu lƣợng Số port tối đa 2 Mbit/s 80 STM-1 quang/điện 6 STM-4 quang 3 10/100 BaseT – Layer 2 14 4.3. Các card sử dụng trên thiết bị Khe Giao Loại Card Giao Diện Số giao diện Giao Tiếp Tiếp OI4 STM4 Quang 1 IU1/IU2/IU3 SC/PC OI2S/OI2D STM1 Quang 1/2 IU1/IU2/IU3 SC/PC SB2L/SB2R/SB2D STM1 Quang 1/1/2 IU1/IU2/IU3 FC/PC SLE/SDE STM1 Điện 1/2 IU1/IU2/IU3 SP1S/SP1D E1 4/8 IU1/IU2/IU3 SP2D E1 16 IU1/IU2/IU3 75Ω, 120Ω PD2S/PD2D/PD2T E1 16/32/48 IU4 ET1 FE 8E IU4 EF1 FE (E/O) 4/2 IU4 10/100M ET1D FE 2E IU1/IU2/IU3 EFS FE 4E IU1/IU2/IU3 4.4. Khai báo thiết bị. 4.4.1. Chuẩn bị: - Thiết bị Metro 1000. - ID cấp cho phần tử. 4.4.2. Các bước thực hiện: Bước 1: - Đổi ID cấp cho phần tử ra hệ nhị phân (hệ cơ số hai). - Bật thiết bị. Bước 2: Lần lượt theo chiều từ phải qua trái gạt n cần DIP switch tương ứng với n chữ số nhị phân của ID nhìn từ phải sang trái, (16-n) cần DIP switch còn lại gạt về trạng thái cân bằng. 11
  16. *Chú ý : „„n‟‟ là tổng số chữ số nhị phân („„0‟‟ ; „„1‟‟) trong mã nhị phân của ID, DIP switch gạt lên trên sẽ tương ứng với 1, gạt xuống dưới tương ứng với 0, DIP switch ở giữa tương ứng với trạng thái cân bằng. Hình 1-17: Cấu hình ID cho thiết bị Bước 3: Reset thiết bị để thiết bị cập nhập ID mới. 5. Thiết bị OSN 500 của hãng Huawei. 5.1. Giới thiệu chung: - OptiX OSN 500 có các loại sau (phân chia theo nguồn): + Dùng nguồn AC: 110 V/220 V Hình 1-18: OptiX OSN 500 dùng nguồn AC + Dùng nguồn DC: -48 V/-60 V Hình 1-19: OptiX OSN 500 dùng nguồn DC 5.2. Cấu trúc vật lý của thiết bị - Các khe cắm trên thiết bị: Hình 1-20: Slot layout của thiết bị OptiX OSN 500 - Thông số của thiết bị: Thiết bị Công suất tiêu thụ Trọng lƣợng Kích thƣớc (mm) OptiX Khoảng 46W Khoảng 4 kg 442(W)x220(D)x44(H) OSN 500 (cấu hình đầy đủ) (cấu hình đầy đủ) - Khả năng kết nối: Loại lƣu lƣợng Số port tối đa 2 Mbit/s 63 STM-1 quang/điện 6 STM-4 quang 2 10/100 BaseT – Layer 2 16 GbE 2 12
  17. 5.3. Một số loại card sử dụng: Board Mô tả Giao diện Khe cắm Tích hợp các khối SCC,  Giao diện slot 2 khối đấu chéo, khối quang: 2xSTM-1/4 đồng bộ, khối hạ luồng,  Giao diện điện: TNH1ISUA khối kết nối quang, và 21×E1/T1 khối kết nối Ethernet  Giao diện điện: (layer 1). 8×FE Tích hợp các khối SCC,  Giao diện slot 2 khối đấu chéo, khối quang: 2xSTM-1/4 TNH1ISUB đồng bộ, khối kết nối  Giao diện điện: quang, khối hạ luồng 21×E1/T1 (layer 1). ISU board Tích hợp các khối SCC,  Giao diện slot 2 khối đấu chéo, khối quang: 2xSTM-1/4 đồng bộ, khối hạ luồng,  Giao diện điện: TNH1ISUC khối kết nối quang, và 21×E1 khối kết nối Ethernet  Giao diện điện: (layer 1). 8×FE Tích hợp các khối SCC,  Giao diện slot 2 khối đấu chéo, khối quang: 2xSTM-1/4 TNH1ISUD đồng bộ, khối kết nối  Giao diện điện: quang, và khối hạ 21×E1 luồng. Board hỗ trợ 2 hướng Giao diện quang: slots 3 and TNH1SL1D kết nối quang tốc độ 2xSTM-1 4 STM-1 Board có khả năng hạ 3 Giao diện điện: slots 3 and Các board TNH1PL3T sử dụng luồng điện tốc độ E3/T3 3xE3/T3 4 cho khe Board có khả năng hạ Giao diện điện: slots 3 and TNH1SP3D cắm mở 42 luồng tốc độ E1/T1 42×E1/T1 4 rộng Board có khả năng hạ 1 Giao diện quang: slots 3 and TNH1EGT1 luồng GE 1×GE 4 Board có khả năng hạ 8 Giao diện điện: slots 3 and TNH1EFS8 luồng FE (layer 2) 8×FE 4 5.4. Khai báo thiết bị: 5.4.1. Chuẩn bị: - Máy tính cài phần mềm OptiX Nevigator. - Dây cáp mạng nối chéo nếu cắm trực tiếp máy tính với thiết bị - Dây cáp mạng nối thẳng nếu cắm máy tính và thiết bị qua Hub (khai báo từ xa ) - ID theo quy hoạch. 13
  18. 5.4.2. Các bước thực hiện: Bước 1: Cắm dây mạng vào card mạng máy tính và đầu kia cắm vào cổng MNG thiết bị. Bước 2: Đổi IP máy tính sang dải 129.9.0.0; bật nguồn thiết bị và chờ cho nó khởi động xong. Bước 3: Chạy chương trình OptiX Navigator khai báo: - Search thiết bị - Connect thiết bị - Chọn Caculator để đổi ID sang mã Hex (XY) - Gõ lệnh Set NEID: XY; enter - Đợi thiết bị Reboot xong thì kiểm tra lại bằng lệnh - Get NEID: XY; enter - Thấy ID của thiết bị đúng thì hoàn thành việc cài đặt 6. Thiết bị S200 của hãng ZTE 6.1. Giới thiệu chung: Thiết bị ZXMP S200 là dòng thiết bị của hãng ZTE, sử dụng trong mạng nội tỉnh có dung lượng STM1/4. 3 1 2 4 5 6 Hình 1-21: Thiết bị S200 1) Khe cắm modul quạt khối cố định, chỉ có duy nhất 01 loại 2) Khe cắm modul nguồn khối cố định, chỉ có duy nhất 01 loại 3) Khe cắm modul mở rộng có thể sử dụng cắm card Ethernet card ra luồng 4) Khe cắm Bản mạch chủ SMB, sẽ cắm các loại các khác nhau max cấu hình sẽ có 04 Giao diện kết nối quang 04 port quang để cắm module quang, xử lý luồng hạ tại trạm tối đa 21 luồng E1. 5) Giao diện kết nối Ethernet 6) Giao diện sử dụng kết nối dây hạ luồng. 6.2. Cấu trúc vật lý: Trọng Các thành phần Kích thƣớc lƣợng (kg) 45.0 cao × 482.6 rộng × 240 Khung thiết bị S200 lắp trong Rack 4.5 sâu. Khung thiết bị S200 lắp ngoài có giá 45.0 cao × 442 rộng × 240 sâu 4.5 đỡ Module nguồn 40.0 cao × 84.5 rộng × 227 sâu - 14
  19. Trọng Các thành phần Kích thƣớc lƣợng (kg) 44.5 cao × 27.2 rộng × 229.9 Module quạt - sâu Bản mạch mặt trước 20.6 cao × 156.7 rộng - 6.3. Khả năng kết nối: Loại lƣu lƣợng Số port tối đa 2 Mbit/s 42 34/45 Mbit/s 3 STM-1 quang/điện 4 STM-4 quang 2 10/100 BaseT – Layer 1 8 6.4. Khai báo thiết bị: 6.4.1. Chuẩn bị: - Thiết bị S200. - IP cho thiết bị theo quy hoạch. - Cáp mạng Ethernet (thẳng) - Máy tính xách tay/PC để kết nối với thiết bị. 6.4.2. Các bƣớc thực hiện: - Bước 1: Đổi địa chỉ IP của máy tính thành: 192.192.192.1, kết nối cáp Ethernet - Bước 2: Khởi động thiết bị S200 (để chuyển sang chế độ download mode phải giữ phím Belloff cho đến khi các đèn chỉ thị vào trạng thái ổn định). - Bước 3: ping địa chỉ 192.192.192.11 - Bước 4: nếu ping thấy Reply khi đó thực hiện đánh lệnh telnet 192.192.192.11. - Bước 5: Gõ lệnh: d-erase –dl để xóa dữ liệu đang có trên thiết bị. - Bước 6: Gõ lệnh: d –cfgnet để cấu hình cho thiết bị. - Bước 7: Nhập địa chỉ IP theo qui hoạch. - Bước 8: Gõ lệnh: d –reboot để khởi động và lưu cấu hình mới. - Bước 9: ping kiểm tra. 7. Thiết bị S320 của hãng ZTE 7.1. Giới thiệu chung: Thiết bị ZXWM S320 là một sản phẩm của ZTE, dung lượng STM1/4. Nó có khả năng cung cấp nhiều tốc độ truy nhập quang như các luồng PDH 2M, 34M, 140M hoặc các giao diện ATM, FE, các giao diện dịch vụ dữ liệu tốc độ thấp. 15
  20. B O O P P N C C S S E E E E O E W W I I C C C T S S T T T W B B T 1 1 1 1 B B B B P A A 1 1 1 7 6 15 14 13 12 11 10 9 8 5 4 3 2 1 Hình 1-22: Cấu tạo vật lý của S320 7.2. Cấu trúc vật lý: Các thành phần Kích thƣớc Trọng lƣợng Khung máy 199.6mm (cao) x 482.8mm (rộng) x 321.6mm 5.7 kg (sâu) Khối quạt 43.6mm (cao) x 394.4mm (rộng) x 220.5mm (sâu) 1 kg Bo mạch nguồn 128mm (cao) x 49.6mm (rộng) x 220mm (sâu) Bo mạch quang 118.5mm (cao) x 24.6mm (rộng) x 220mm (sâu) Bo mạch khác 128mm (cao) x 24.6mm (rộng) x 220mm (sâu) 7.3. Các loại card sử dụng trên thiết bị Loại Card Chức năng Số giao diện Khe Giao Tiếp PWA Card nguồn DC -48V 1 IU1/IU2 PWB Card nguồn DC +24V 1 IU1/IU2 NCP Card điều khiển IU3 SCB Card đồng bộ IU4/IU5 OW Card thoại nghiệp vụ 1 IU15 CSB/CSBE Card đấu chéo IU8/IU9 OIB1S/OIB1D Card quang STM-1 1/2 IU6/IU7 O4CSS/O4SCD Card quang STM-4 1/2 IU6/IU7 ET1 Card hạ luồng 2M 16 IU10-IU14 ET3E/ET3D Card hạ luồng 34/45M 1 IU10-IU12 SFE4 Card hạ luồng FE 4 IU10-IU14 16
  21. 7.4. Khai báo thiết bị: 7.4.1. Chuẩn bị: - Yêu cầu chuẩn bị thiết bị mang đi lắp đặt, địa chỉ IP đã quy hoạch theo Subnet. Nếu chưa có quy hoạch địa chỉ IP liên lạc với hệ điều hành truyền dẫn xin cấp địa chỉ IP theo quy hoạch. - Chuẩn bị cáp mạng Ethernet, cáp chéo để kết nối thiết bị với máy tính. - Chuẩn bị máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn có thể kết nối với thiết bị - Chuẩn bị phần mềm G-download của ZTE 7.4.2. Các bƣớc thực hiện: - Bước 1: Đổi địa chỉ IP của máy tính thành: 192.192.192.1, kết nối cáp Ethernet vào cổng Qx nằm ở phía sau thiết bị (RJ45). - Bước 2: Khởi động thiết bị S320 (để chuyển sang chế độ download mode phải giữ phím Belloff cho đến khi các đèn chỉ thị vào trạng thái ổn định). - Bước 3: ping địa chỉ 192.192.192.11 - Bước 4: nếu ping thấy Reply khi đó thực hiện chạy chương trình GDownloader (hình dưới) Hình 1-23: Cửa sổ chương trình Gdownloader Nhập IP 192.192.192.11 vào DesIP box, và click . Sau khi connect thành công tiếp tục click nút Erase để xóa bỏ IP cũ trên NCP. Sau khi xóa thành công chúng ta tiếp tục click vào nút để cấu hình IP mới từ cửa sổ config (hình dưới) 17
  22. Hình 1-24: Cửa sổ Config Nhập thông số IP mới vào ô NE IP và NE IP Mask. Còn thông số khác giữ nguyên không thay đổi. Click . Để hoàn thành quá trình khai báo IP. Tắt, bật lại thiết bị sau đó thiết lập IP của máy tính cùng dải với IP mới đã khai báo sau đó thực hiện lệnh Ping đến IP mới khai để kiểm tra cấu hình IP mới từ cổng Qx. 8. Thiết bị 1642EMC (Edge Multiplexer Compact) của Alcatel-Lucent 8.1. Giới thiệu chung: Dòng thiết bị nhỏ 1642EMC(1U) của hãng Alcatel-Lucent chỉ hỗ trợ tốc độ truyền dẫn SDH 02 giao diện STM1. Hỗ trợ nhiều giao diện kết nối với các mạng ngoài để chuyển tải dịch vụ trên nền TDM (SDH), các giao diện như E1(2M), 34M, 45M, FE (Layer1+Layer2), ATM. Hình 1-25: Thiết bị 1642EMC 8.2. Khả năng kết nối Thiết bị 1642EMC cung cấp khả năng ghép và phân luồng cho các luồng số như sau: 14 giao diện E1 01 card ISA-ES1: 8 cổng giao diện Ethernet (FE). 2 x STM-1 quang (S-1.1, L-1.1, L-1.2), giao diện SC/PC hoặc điện. 18
  23. Danh sách cho giao diện luồng nhánh: Loại lƣu lƣợng Số port tối đa 2 Mbit/s 14 34/45 Mbit/s 1 STM-1 quang/điện 2 10/100 BaseT – Layer 1/ Layer2 8/1ISA-ES1 Hỗ trợ tối đa 01 card ISA-ES1 8.3. Cấu trúc vật lý Kích thước (cao x rộng x sâu) (mm): 44 x 440 x 260 Nguồn: o Điện áp vào: - 48VDC(+/-20%), -24VDC(+/-20%), 230VAC(+/-10%). o Năng lượng tiêu thụ tối đa: + 48W (với nguồn vào -48 hoặc -24VDC). + 54W (với nguồn vào 220VAC). 8.4. Khai báo thiết bị: 8.4.1. Công tác chuẩn bị vật tư, thiết bị: - Thiết bị cần khai báo. - Nguồn DC - 48VDC, -24VDC hoặc 220VAC. - Dây cáp chuyển đổi DB9/RJ45 theo sơ đồ chân như sau: (DB9 kết nối tới PC, RJ45 kết nối tới cổng F của thiết bị) - Một PC hệ điều hành Windows có cài phần mềm 1320CT cho thiết bị 1642EMC. 8.4.2. Login thiết bị. Khi Login thực hiện các bước sau: Bước 1: Kết nối thiết bị với PC bằng dây cáp DB9/RJ45. Bước 2: Chạy chương trình 1320CT: Bước 3: o Khi đó trên giao diện 1320CT sẽ có biểu tượng kết nối với thiết bị. o Kích phải chuột chọn mục “Equipment view”. o Nhập User/pass: AMIN 8.4.3. Khai báo cấu hình cho thiết bị Trên cửa sổ thiết bị tiến hành các cấu hình như sau: 8.4.3.1. Đặt địa chỉ NSAP (ID) của thiết bị: - Trong mục “Configuration” chọn “Comm/Routing”  “Local configuration”, điền địa chỉ NSAP của thiết bị: o AFI: 39. o Area: 250F8000000000000001xxxx. o System ID: yyyyyyyyyyyy. 19
  24. Hình 1-26: Cửa số cấu hình thiết bị - Sau khi điền xong kích “OK” Hình 1-27: Đặt địa chỉ NSAP thiết bị - Sau lúc đó thoát ra khỏi chương trình và đợi khoảng 2-3 phút rồi Login vào lại thiết bị. 8.4.3.2. Đặt địa chỉ NSAP (ID) Server: - Trong mục “Configuration” chọn “Comm/Routing”  “OS configuration”, điền địa chỉ NSAP của Sever: o AFI: 39 o Area: 250F8000000000000001xxxx o System ID: yyyyyyyyyyyy 20
  25. Hình 1-28: Đặt địa chỉ NSAP Server - Sau khi điền xong kích “OK” 8.4.3.3. Khai báo kênh DCC: - Trong mục “Configuration” chọn “Comm/Routing”  “interface configuration” “LAPD configuration”. Hình 1-29: Giao diện configuration - Tiếp chọn mục “Create”  “Choose” chọn RsTTP, với Port quang 1 chọn tại mục “LAPD Role” là “Network”, Port2 chọn là “User”  “OK”. 21
  26. Hình 1-30: Khai báo kênh DDC 8.4.3.4. Cấu hình chế độ NTP (Network protocol synchronization time) - Trong mục “Configuration” chọn “Comm/Routing”  “NTP server configuration”. Hình 1-31: Cấu hình chết độ NTP - Nhập địa chỉ NSAP của Server gồm có các trường: AFI, Area, SystemID  “OK. 9. Thiết bị 1642EM (Edge Multiplexer) của Alcatel-Lucent 9.1. Giới thiệu chung: Dòng thiết bị nhỏ 1642EM(3U), thuộc dòng thiết bị NGN của hãng Alcatel- Lucent. Hỗ trợ nhiều giao diện kết nối với các mạng ngoài để chuyển tải dịch vụ trên nền TDM (SDH), các giao diện như E1(2M), 34M, 45M, FE(Layer1+Layer2), ATM. Hình 1-32: Thiết bị 1642EM 9.2. Khả năng kết nối Thiết bị 1642EM cung cấp khả năng ghép và phân luồng cho các luồng số như sau: - 28 giao diện E1 22
  27. - 01 card ISA-ES1: 8 cổng giao diện Ethernet(FE). - 2 x STM-1 + 2 x STM4. - Danh sách cho giao diện luồng nhánh: Loại lƣu lƣợng Số port tối đa 2 Mbit/s 28 34/45 Mbit/s 1 STM-4 quang 2 STM-1 quang 2 10/100 BaseT – Layer 1/ Layer2 8/1ISA-ES1 Có thể sử dụng các Slot card ra luồng và STM1 để cắm thêm card ISA-ES1. 9.3. Cấu trúc vật lý - Kích thƣớc (cao x rộng x sâu) (mm): 132 x 440 x 260 - Nguồn: o Điện áp vào: - 48VDC(+/-20%), -24VDC(+/-20%), 230VAC(+/-10%). o Năng lượng tiêu thụ tối đa: + 70W (với nguồn vào -48 hoặc -24VDC). + 80W (với nguồn vào 220VAC). 9.4. Khai báo thiết bị: 9.4.1. Công tác chuẩn bị vật tƣ, thiết bị: - Thiết bị cần khai báo. - Nguồn DC - 48VDC, -24VDC hoặc 220VAC . - Dây cáp chuyển đổi DB9/USB theo sơ đồ chân như sau : (USB kết nối tới PC, DB9 kết nối tới cổng F của thiết bị) - Một PC hệ điều hành Windows có cài phần mềm 1320CT cho thiết bị 1642EM. 9.4.2. Login thiết bị. Khi Login thực hiện các bước sau: - Bước 1: Kết nối thiết bị với PC bằng dây cáp DB9/USB. - Bước 2: Chạy chương trình 1320CT: - Bước 3: o Khi đó trên giao diện 1320CT sẽ có biểu tượng kết nối với thiết bị. o Kích phải chuột chọn mục “Equipment view”. o Nhập User/pass: AMIN 9.4.3. Khai báo cấu hình cho thiết bị Trên cửa sổ thiết bị tiến hành các cấu hình như sau: 23
  28. Hình 1-33: Cửa số cấu hình thiết bị * Đặt địa chỉ NSAP (ID) của thiết bị: - Trong mục “Configuration” chọn “Comm/Routing”  “Local configuration”, điền địa chỉ NSAP của thiết bị: o AFI: 39. o Area: 250F8000000000000001xxxx. o System ID: yyyyyyyyyyyy. - Sau khi điền xong kích “OK” - Sau lúc đó thoát ra khỏi chương trình và đợi khoảng 2-3 phút rồi Login vào lại thiết bị. * Đặt địa chỉ NSAP (ID) Server: - Trong mục “Configuration” chọn “Comm/Routing”  “OS configuration”, điền địa chỉ NSAP của Sever: o AFI: 39 o Area: 250F8000000000000001xxxx o System ID: yyyyyyyyyyyy - Sau khi điền xong kích “OK” * Khai báo kênh DCC: - Trong mục “Configuration” chọn “Comm/Routing”  “interface configuration” “LAPD configuration”. - Khai kênh DCC cho giao diện STM4: chọn mục “Create”  “Choose” chọn port quang slot1port1-MsTTP, tại mục “LAPD Role” là “Network”, slot1port2-MsTP chọn là “User”  “OK”. - Khai kênh DCC cho giao diện STM1: chọn mục “Create”  “Choose” chọn port quang slot4port1-RsTTP, tại mục “LAPD Role” là “Network”, slot5port1-RsTP chọn là “User”  “OK”. * Cấu hình chế độ NTP (Network protocol synchronization time) - Trong mục “Configuration” chọn “Comm/Routing”  “NTP server configuration”. - Nhập địa chỉ NSAP của Server gồm có các trường: AFI, Area, SystemID  “OK. 24
  29. Tóm tắt chƣơng 1: Chương 1 tập trung giới thiệu các nội dung cơ bản về các các thiết bị truyền dẫn quang SDH thuộc lớp truy nhập, dung lượng STM1,4 của các hãng ECI, Huawei, ZTE, Alcate Lucent đang sử dụng phổ biến trong mạng truyền dẫn Viettel hiện nay. Đối với mỗi loại thiết bị khác nhau, cần chú trọng những vấn đề sau: - Tính năng kỹ thuật của từng chủng loại thiết bị - Các bước khai báo địa chỉ IP, ID cho thiết bị trước khi đưa lên mạng. Với mỗi loại thiết bị có một cách khai báo khác nhau do vậy cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết, cần kiểm tra thiết bị trước khi mang đi lắp đặt, tránh tình trạng thiết bị mang đi bị hỏng hay thiếu phần mềm, cáp nối Trong quá trình lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, ứng cứu thông tin nhân viên truyền dẫn cần nắm chắc các nội dung cơ bản như trên. 25
  30. -THÔNG 1. Trình tự lắp đặt, thông tuyến truyền dẫn quang: Chuẩn bị lắp đặt Kiểm tra các điều kiện lắp đặt Lắp đặt Rack thiết bị Lắp đặt thiết bị, DDF, ODF. Lắp đặt các loại dây cáp và phụ kiện. Ra luồng trên DDF Cấp nguồn cho thiết bị, kiểm tra suy hao cáp công suất thu, phát quang Thông tuyến truyền dẫn quang Vệ sinh phòng máy, thu dọn vật tư, công dụng cụ lắp đặt Ghi chép sổ sách, hồ sơ sau lắp đặt Hình 2-1: Quá trình lắp đặt thiết bị truyền dẫn 2. Nội dung hƣớng dẫn. 2.1. Chuẩn bị lắp đặt. Chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật lắp đặt: Hồ sơ tiêu chuẩn kỹ thuật của phòng máy, các bản vẽ chi tiết khu vực và cách thức lắp đặt; tài liệu hướng dẫn kèm theo thiết bị của nhà cung cấp thiết bị. Chuẩn bị các thiết bị đo và dụng cụ: Tùy theo yêu cầu cụ thể của mỗi loại thiết bị và tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi loại phòng máy, giá máy mà chuẩn bị các thiết bị đo kiểm và dụng cụ lắp đặt phù hợp. Ví dụ, phải chuẩn bị đủ dụng cụ như các tô-vít có kích thước phù hợp, bộ cờ-lê, dao cắt vỏ cáp, thang, bút dấu và các thiết bị đo kiểm cần thiết như đồng hồ đo điện trở đất, đồng hồ vạn năng, máy đo công suất quang, máy đo OTDR 26
  31. 2.2. Kiểm tra các điều kiện lắp đặt. Trước khi tiến hành lắp đặt cần phải kiểm tra toàn bộ các vật tư, phương tiện lắp đặt, kiểm tra phòng máy, dây đất, dây nguồn, cáp quang, cáp tín hiệu và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ khi các điều kiện đã đảm bảo yêu cầu, người lắp mới tiến hành công việc theo trình tự đã quy định. (1) Kiểm tra kết cấu phòng máy: Cần phải tiến hành kiểm tra khu vực đặt Rack, thiết bị, chiều cao, khả năng chịu tải của sàn nhà, tường nhà, cửa sổ và máng cáp phải đảm bảo yêu cầu lắp đặt thiết bị truyền dẫn. Nếu các điều kiện không đảm bảo cần phải yêu cầu cơ quan chủ quản nâng cấp để đạt được chỉ tiêu đề ra. (2) Kiểm tra các điều kiện của phòng máy: - Nhiệt độ phòng máy phải đảm bảo yêu cầu. - Kiểm tra hệ thống nguồn (AC, DC), máy phát điện cấp cho trạm, thiết bị phải đảm bảo đủ công suất. - Kiểm tra các điều kiện của dây đấu đất: Tiếp đất tốt là điều kiện căn bản để thiết bị truyền dẫn hoạt động ổn định và chống lại các tác động của nhiễu và sét đánh. Đấu đất tốt cho thiết bị không chỉ đơn thuần là việc tạo nên đường dẫn thoát sét tốt cho các mạch chống sét mà còn phải tạo được khả năng chống lại các tác động của nhiễu điện từ bên ngoài thiết bị và hạn chế hiện tượng rò bức xạ điện từ của thiết bị ra môi trường ngoài. 2.3. Lắp đặt Rack thiết bị. Đối với thiết bị STM1&4 thường được lắp trên Rack hở 19" có sẵn tại trạm, các thiết bị SDH loại STM16 trở lên đều có Rack kín 19" hoặc 21" đi kèm. Các bước tiến hành lắp đặt Rack như sau: + Trường hợp lắp đặt Rack trong phòng máy có sàn giả: khoan lỗ, bắt 4 vít nở sàn, cố định chân đế vào 4 vít sàn, điều chỉnh độ cao chân đế ngang bằng sàn giả, sau đó cố định Rack vào chân đế. + Trường hợp lắp đặt Rack trong phòng máy sàn cứng, thang cáp nổi (sàn bê tông): khoan lỗ, bắt 4 vít nở sàn, cố định Rack vào 4 vít sàn. 2.4. Lắp đặt thiết bị, DDF, ODF. Chú ý: Thứ tự lắp đặt trên rack tính từ trên xuống dưới: ODF, subrack thiết bị, DDF(tham khảo hình 2.5). 2.4.1. Lắp đặt thiết bị STM1&4. - Để lắp đặt thiết bị STM1&4 cho một trạm BTS, thường sử dụng giá máy hở (open rack) loại 19" tiêu chuẩn. o Kích thước giá máy hở 19": o Cao - H: 2.200(mm). o Rộng - W: 730/600(mm). o Dày- D: 600(mm). Khi lắp xong giá máy, khoan và bắt 4 vít nở sắt xuống sàn nhà đúng vị trí quy định để cố định giá máy xuống sàn nhà tại 4 lỗ tròn trên chân đế giá máy. - Lắp khay đỡ thân máy, tai thiết bị. o Đối với thiết bị dùng khay đỡ thân máy: Trước tiên lắp hai tai cố định của khay đỡ thân máy. Sau đó lắp khay đỡ vào giá máy 19" đúng vị trí quy định. Tham khảo các hình dưới đây. 27
  32. 1) Tai cố định khay đỡ thân máy 2) Khay đỡ thân máy Hình 2-2: Lắp tai cố định vào khay đỡ thân máy 1) Tai bắt giá máy Hình 2-3: Lắp khay đỡ thân máy vào giá máy o Đối với thiết bị lắp trực tiếp vào rack ta chỉ cần bắt hai tai vào thiết bị cần lắp. - Lắp đặt thiết bị vào khay đỡ thân máy hoặc lắp trực tiếp vào rack. 2.4.2. Lắp thiết bị STM16, STM64. Sau khi lắp đặt Rack kín 19" hoặc 21" xong tiến hành lắp thiết bị (Subrack) STM16, STM64 lên rack bằng 6 vị trí ốc trên Rack. 2.4.3. Lắp đặt ODF, DDF - Lắp thiết bị và các phụ kiện (ODF, DDF, ) vào rack hở 19" đảm bảo ODF lắp trên cùng rồi đến thiết bị, phía dưới cùng là DDF. 2.5. Lắp đặt các loại dây cáp và phụ kiện. 2.5.1 Yêu cầu chung - Việc đi các dây cáp phải đảm bảo đúng kỹ thuật, mỹ quan, thuận tiện cho việc kiểm tra lỗi hoặc bảo dưỡng sau này. - Thiết bị phải được đấu vào 2 attomat của 2 nguồn DC có chỉ số dòng tải >dòng tải max của thiết bị, nguồn DC phải có tổng công suất đáp ứng được thiết bị mới lắp vào. - Dây nhảy quang phải được luồn bảo vệ bởi ống ruột mèo từ thiết bị đến ODF cùng rack, hoặc từ thiết bị sang ODF của rack khác, khi luồn trên thang cáp, hoặc sàn giả dây nhảy quang phải được đi vào máng cáp bảo vệ. - Các loại dây cáp nguồn AC, DC, dây nhảy quang phải được dán nhãn 2 đầu sợi (sử dụng giấy dán nhãn) để thuận tiện cho việc xác định vị trí đấu nối. 2.5.2. Bố trí, lắp đặt các loại dây cáp - Việc đi dây bên trong rack, trên thang cáp, trong máng cáp phải hạn chế tối đa tình trạng bắt chéo hoặc xoắn dây. 28
  33. - Nên đi dây cáp luồng, cáp đất, cáp nguồn phía ngoài dọc theo chiều dài giá máy (đảm bảo cáp luồng không được bó chung với cáp nguồn, cáp đất). Khi đi dây lên cầu cáp (thang cáp) cần tuân thủ nguyên tắc sao cho dây càng ngắn càng tốt cũng như các dây phải song song với nhau và được cố định chắc chắn. - Cách bó và cố định cáp quang như hình 2.4a, 2.4b, 2.4c. - Khi đi các loại dây trên cầu cáp yêu cầu cáp đất đi bên trong cùng thang cáp, sau đó đến cáp quang, cáp nguồn đi giữa thang cáp, hộp máng để đi dây nhảy quang (nếu có), cáp luồng đi ngoài cùng thang cáp. - Tham khảo minh họa các hình 2.5, về cách lắp đặt thiết bị, cách đi các loại dây cáp trong rack hở 19", và trên cầu cáp. Các hình dưới đây minh họa các cách bó và đi cáp bên ngoài thiết bị. Hình 2.4a: Cách bó cáp đúng tại các điểm uốn 3) Cách cắt lạt nhựa sai do không mịn 4) Cách cắt lạt nhựa đúng Hình 2.4b: Cách cố định cáp vào thanh ngang của cầu cáp bằng lạt nhựa Lưu ý: Khoảng cách giữa hai điểm bó cáp bằng 3 đến 4 lần chiều rộng của bó cáp Hình 2.4c: Cách bó cáp trên đoạn thẳng 29
  34. Cầu c á Dây p ngu ồn DC Dây tiếp đất hệ thống Cáp quang nhập trạm Cáp tín hiệu 2Mb/s (và đồng bộ) từ DDF tới thiết bị BTS Thiết bị truyền dẫn quang SDH Cáp tín hiệu 2Mb/s (và đồng bộ) từ thiết bị truyền dẫn tới DDF Hình 2.5: Bố trí thiết bị, đi dây trên giá máy loại 19" 2.5.3. Lắp đặt phụ kiện * Lắp đầu Cos cho dây tiếp đất, dây nguồn (tham khảo hình 2.6) - Cắt bỏ lớp vỏ nhựa bọc ngoài của dây tiếp đất, dây nguồn. Độ dài phần vỏ được cắt bỏ đúng bằng độ dài phần khuyên tròn của đầu Cos. - Lắp khuyên tròn của đầu Cos vào phần lõi của dây đất sao cho phần vỏ còn lại của dây đất nằm sát vào đầu cuối của khuyên. - Dùng kìm bóp Cos (chuyên dụng) kẹp chặt phần khuyên tròn vào đầu dây tiếp đất. - Dùng băng dính cách điện cuốn kín nơi tiếp giáp giữa vỏ bọc dây tiếp đất, dây nguồn và phần khuyên tròn của đầu Cos. Cắt bỏ phần vỏ bọc ngoài của dây đất với độ dài bằng phần khuyên tròn của đầu Cos Lắp khuyên tròn của đầu Cos vào phần lõi của dây đất sao cho phần vỏ còn lại của dây đất nằm sát vào đầu cuối của khuyên 30
  35. Hình 2.6: Lắp đầu connector vào dây tiếp đất * Lắp đầu đầu cos cho cáp tín hiệu (tham khảo hình 2.7) - Cắt bỏ lớp vỏ nhựa ngoài cùng tại đầu cuối của dây tín hiệu (phía DDF) với độ dài vừa đủ để có thể đấu các dây tín hiệu (các đôi dây xoắn trong lõi cáp) vào phiến đấu dây (phiến Krone). - Cắt lớp vỏ kim loại của cáp và để lại phần cuối của lớp này với độ dài bằng độ dài phần khuyên tròn của đầu Cos (độ dài phần vỏ kim loại để lại được tính từ điểm cắt lớp vỏ nhựa ngoài cùng về phía đầu cuối cáp). - Vuốt ngược phần vỏ kim loại còn lại để bao trùm lên lớp vỏ nhựa ngoài cùng. Lắp connector vào dây sao cho phần khuyên tròn bọc kín phần vỏ kim loại của cáp. - Dùng kìm bóp Cos (chuyên dụng) kẹp chặt phần khuyên tròn của đầu Cos vào cáp. - Dùng băng dính cách điện cuốn kín nơi tiếp giáp giữa vỏ cáp và phần khuyên tròn của đầu Cos. Điểm cắt Phần lõi cáp còn lại đủ Đầu cuối bỏ vỏ dài để đấu nối vào cáp ngoài phiến DDF (phía của DDF) cáp Các đôi dây xoắn trong lõi cáp Lớp vỏ nhựa Lớp vỏ kim loại Phần vỏ kim loại còn lại dài bằng phần khuyên tròn của đầu Cos Vuốt ngược phần vỏ kim loại còn lại bao trùm lên lớp vỏ ngoài cùng Lắp đầu Cos vào dây để phần khuyên tròn bọc kín vỏ kim loại của cáp Hình 2.7: Lắp đầu connector vào cáp tín hiệu 31
  36. 2.6. Ra luồng trên trên DDF - Ra luồng, gài phiến krone trên DDF: áp dụng cho các trạm sử dụng rack hở 19" (thường là các trạm BTS). + Cắt bỏ lớp vỏ bọc ngoài của cáp (phần lớp nhựa vỏ bọc và phần giấy bọc kim), độ dài phần cắt vỏ khoảng 20cm – 30cm. Phần lớp chống nhiễu cáp luồng phải được tách riêng, bọc băng dính, và bóp đầu cos lắp đặt các vị trí tiếp đất trên DDF. + Tùy từng chủng loại thiết bị tương ứng với các cáp luồng, luật màu luồng khác nhau do vậy nhân viên lắp đặt khi ra luồng phải nắm được luật màu luồng của từng chủng loại thiết bị. 2.7. Cấp nguồn cho thiết bị, kiểm tra suy hao cáp, công suất thu, phát quang. - Bật nguồn thiết bị, đo kiểm cáp, công suất hướng thu, hướng phát: + Sau khi kiểm tra cực tính nguồn cấp cho thiết bị, người lắp đặt bật 2 attomat ở 2 nguồn khác nhau cấp cho thiết bị (đảm bảo thiết bị đã được khai báo trước khi đưa lên tuyến sử dụng). + Đo kiểm chất lượng tuyến cáp: đảm bảo tuyến cáp phải đạt tổng suy hao cho phép khi thiết kế tuyến. + Đo kiểm tra công suất thu, phát của các Port quang trên thiết bị: đảm bảo công suất đầu ra của port quang tương ứng đạt trị số theo đúng chủng loại port (ví dụ đối với port STM1- S1.1 thì -15dBm<= Tx <=-8dBm). Việc kiểm tra công suất hướng thu yêu cầu phải có người phối hợp tại trạm đầu xa hoặc trạm đầu xa đã được kết nối quang sẵn. Theo Guideline của Tập đoàn, mức công suất thu P(dBm) trên các card quang phải đảm bảo thấp hơn ngưỡng Overload 5 dB và cao hơn ngưỡng độ nhạy thu Sensitivity 3 dB: (Sensitivity + 3 ≤ P (dBm) ≤ Overload – 5). 2.8. Thông tuyến truyền dẫn quang Sau khi công tác đo kiểm xong và đạt yêu cầu thì tiến hành thông báo cho bộ phận trực hệ điều hành thông trạm, tạo link kết nối, cấp luồng cho trạm theo yêu cầu. 2.9. Vệ sinh phòng máy, thu hồi vật tƣ, công dụng cụ lắp đặt. Tổ chức vệ sinh phòng máy sạch sẽ, thu dọn công dụng cụ lắp đặt và thu hồi vật tư thiết bị lắp đặt dư thừa nhập kho theo quy định. 2.10. Ghi chép số sách, hồ sơ sau lắp đặt Tiến hành ghi chép đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến quá trình lắp đặt, thông tuyến (công suất phát, công suất thu, chiều dài tuyến cáp, suy hao tuyến .) Vẽ lại các sơ đồ phòng máy, sơ đồ bố trí thiết bị, đấu nối nguồn, kết nối quang vào hồ sơ sau lắp đặt phục vụ cho việc hoàn công. 32
  37. Tóm tắt chƣơng 2: Chương 2 tập trung hướng dẫn các bước khi tiến hành lắp đặt thiết bị truyền dẫn quang, gồm có các việc: - Chuẩn bị lắp đặt - Kiểm tra các điều kiện lắp đặt - Lắp đặt Rack thiết bị - Lắp đặt thiết bị, DDF, ODF - Lắp đặt các loại dây cáp và phụ kiện - Ra luồng trên DDF - Cấp nguồn cho thiết bị, kiểm tra suy hao cáp, công suất thu, phát quang - Thông tuyến truyền dẫn quang - Vệ sinh phòng máy, thu dọn vật tư, công dụng cụ lắp đặt - Ghi chép sổ sách, hồ sơ sau lắp đặt 33
  38. ỨNG CỨU THÔNG TIN VÀ BẢO DƢỠ , THIẾT BỊ . 1. Hƣớng dẫn ứng cứu thông tin 1.1. Hàn nối măng xông, ODF: Chi tiết tham khảo HD.02.TD.01: Hướng dẫn hàn nối măng xông, ODF. 1.1.1. Hàn nối măng xông cáp treo Bƣớc 1: Chuẩn bị máy hàn: Theo hướng dẫn sử dụng máy hàn Bƣớc 2: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị: Chọn địa hình bằng phẳng, dải tấm bạt trải nền xuống đất và sắp xếp các dụng cụ vật tư, thiết bị cho hợp lý Bƣớc 3: Chuẩn bị 2 đầu cáp o Dùng cưa sắt cắt bỏ dây treo cáp (đối với cáp treo có dây dường khoảng 1,2m) o Dùng dao quay để tuốt vỏ ngoài của cáp chiều dài khoảng (1 ~ 1,2m). o Cắt bỏ các ống đệm, sử dụng cồn và vải sạch để lau sạch chất điền đầy lõi cáp. o Trước khi cắt bỏ phần tử gia cường trung tâm, thực hiện thử cáp vào măng xông, xác định vị trí cắt phần tử gia cường phù hợp với vị trí cố định phần tử gia cường của măng xông. o Vệ sinh ống cáp, lắp cáp vào măng xông, tiếp đất cho vỏ thép (nếu có thể). o Trước khi thực hiện cắt ống lỏng, đưa ống lỏng chứa sợi quang vào vị trí cố định ống lỏng trên khay hàn, cắt ống lỏng qua vị trí cố định khoảng 1cm. o Sử dụng cồn và giấy lau vệ sinh sợi quang. o Luồn ống nung cho sợi quang. o Tuốt vỏ màu sợi khoảng 3,5 ~ 4cm, vệ sinh bằng cồn và cắt sợi (tham khảo cách tuốt, làm sạch và cắt sợi trong Hướng dẫn sử dụng máy hàn FSM - 50S) Bƣớc 4: Hàn sợi quang. Thực hiện hàn nối theo hướng dẫn sử dụng máy hàn Bƣớc 5: Xếp sợi quang đã hàn nối vào khay của măng xông. Lưu ý tránh uốn cong sợi quang quá mức cho phép. Bƣớc 6: Đo suy hao mối hàn bằng OTDR, hiệu chỉnh mối hàn không đạt yêu cầu. Việc đo suy hao mối hàn bằng OTDR được thực hiện tại điểm đầu cuối. Người đo đạc phải phối hợp chặt chẽ với người thực hiện hàn nối để hiệu chỉnh mối hàn kịp thời, chính xác. Bƣớc 7: Lắp vỏ măng xông. Sử dụng cao su non để bịt những vị trí như lỗ cáp, các đường viền để trách nước xâm nhập vào măng xông. Vặn chặt các ốc vít của măng xông. Bƣớc 8: Treo cáp lên cột. Chú ý: Đối với cáp sợi quang có sợi đặc biệt G.655, khi thực hiện hàn nối NVKT cần chú ý cài đặt chế độ hoạt động của máy hàn cho phù hợp. Khi treo cáp lên cột cần đảm bảo độ uốn cong cho phép của cáp (có thể sử dụng gông C1 để dự phòng cáp trên cột). Phải gia cố măng xông cho chắc chắn tránh ảnh hưởng của gió bão. Điểm cáp đi vào măng xông phải hướng xuống đất theo chiều thẳng đứng để tránh nước mưa lọt vào măng xông. 34
  39. 1.1.2. Hàn nối măng xông cáp chôn Bƣớc 1: Chuẩn bị máy hàn: Theo hướng dẫn sử dụng máy hàn Bƣớc 2: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị: Chọn địa hình bằng phẳng, dải tấm bạt trải nền xuống đất và sắp xếp các dụng cụ vật tư, thiết bị cho hợp lý. Bƣớc 3: Chuẩn bị 2 đầu cáp. o Dùng dao quay để tuốt vỏ ngoài của cáp chiều dài khoảng (1 ~ 1,2m). o Cắt đai thép bảo vệ bằng dao kẹp hoặc cưa sắt. o Cắt bỏ các ống đệm, sử dụng cồn và vải sạch để lau sạch chất điền đầy lõi cáp. o Trước khi cắt bỏ phần tử gia cường trung tâm, thực hiện thử cáp vào măng xông, xác định vị trí cắt phần tử gia cường phù hợp với vị trí cố định phần tử gia cường của măng xông. o Vệ sinh ống cáp, lắp cáp vào măng xông, tiếp đất cho vỏ thép (nếu có thể). o Trước khi thực hiện cắt ống lỏng, đưa ống lỏng chứa sợi quang vào vị trí cố định ống lỏng trên khay hàn, cắt ống lỏng qua vị trí cố định khoảng 1cm. o Sử dụng cồn và giấy lau vệ sinh sợi quang. o Luồn ống nung cho sợi quang. o Tuốt vỏ màu sợi khoảng (3,5 ~ 4cm), vệ sinh bằng cồn và cắt sợi (tham khảo cách tuốt, làm sạch và cắt sợi trong Hướng dẫn sử dụng máy hàn FSM-50S). Bƣớc 4: Hàn sợi quang. Thực hiện hàn nối theo hướng dẫn sử dụng máy hàn Bƣớc 5: Xếp sợi quang đã hàn nối vào khay của măng xông. Lưu ý tránh uốn cong sợi quang quá mức cho phép. Bƣớc 6: Đo suy hao mối hàn bằng OTDR, hiệu chỉnh mối hàn không đạt yêu cầu. Bƣớc 7: Lắp vỏ măng xông. Sử dụng cao su non để bịt những vị trí như lỗ cáp, các đường viền để tránh nước xâm nhập vào măng xông. Vặn chặt các ốc vít Bƣớc 8: Đặt măng xông vào bể cáp. Lƣu ý: tránh uốn cong cáp quá mức cho phép khi đặt măng xông vào bể cáp. Dùng cuốc, xẻng lấp đầy bể cáp bằng vật liệu điền đầy quy định. 1.1.3. Hàn nối ODF (Giá phối quang). Bƣớc 1: Chuẩn bị máy hàn: Theo hƣớng dẫn sử dụng máy hàn Bƣớc 2: Chuẩn bị dụng cụ, vật tƣ, thiết bị: Chọn địa hình bằng phẳng, dải tấm bạt trải nền xuống đất và sắp xếp các dụng cụ vật tư, thiết bị cho hợp lý Bƣớc 3: Chuẩn bị đầu cáp o Dùng cưa sắt cưa bỏ dây treo cáp khoảng 1,2m (đối với cáp treo có dây dường) o Dùng dao quay để tuốt vỏ ngoài của cáp chiều dài khoảng (1 ~ 1,2m). o Cắt bỏ các ống đệm, sử dụng cồn, vải sạch để lau sạch chất điền đầy lõi cáp. 35
  40. o Trước khi cắt bỏ Phần tử gia cường trung tâm, thực hiện thử cáp vào măng xông, xác định vị trí cắt phần tử gia cường phù hợp với vị trí cố định phần tử gia cường của măng xông. o Vệ sinh ống cáp, lắp cáp vào măng xông, tiếp đất cho vỏ thép (nếu có thể). o Trước khi thực hiện cắt ống lỏng, đưa ống lỏng chứa sợi quang vào vị trí cố định ống lỏng trên khay hàn, cắt ống lỏng qua vị trí cố định khoảng 1cm. o Sử dụng cồn và giấy lau vệ sinh sợi quang. o Luồn ống nung cho sợi quang, vệ sinh và cắt sợi (tham khảo cách tuốt, làm sạch và cắt sợi trong Hướng dẫn sử dụng máy hàn FSM-50S) Bƣớc 4: Chuẩn bị dây Pigtail nhƣ sau: (lựa chọn dây Pigtail đúng chủng loại với sợi quang chuẩn bị hàn) o Cắt đôi sợi dây nhảy (Pathcord) thành 2 sợi Pigtail (nếu chưa có sợi Pigtail) o Dùng giấy đánh dấu để dán vào sợi Pigtail sát phía đầu Connector để khi lắp vào coupler của ODF không bị nhầm thứ tự sợi. o Tuốt vỏ bảo vệ dây Pigtail bằng dao tuốt vỏ mềm o Tuốt vỏ bảo vệ lõi sợi Pigtail (3,5 ~ 4cm), vệ sinh bằng cồn và cắt sợi. Bƣớc 5: Thực hành hàn nối: Thực hiện hàn nối theo hướng dẫn sử dụng máy hàn Bƣớc 6: Xếp sợi quang đã hàn vào khay: o Kết nối đầu connector của sợi Pigtail với các vị trí coupler tương ứng trên ODF không để nhầm thứ tự. o Sắp xếp các sợi vào khay, cho ống nung vào đúng rãnh. o Đậy nắp và siết ốc cho ODF. Bƣớc 7: Lắp ODF lên rack: Khi lắp đặt ODF lên rack máy, cần chú ý tránh để cáp bị uốn cong quá mức cho phép. Khi dùng lạt nhựa để cố định cáp vào khung giá máy tránh thít quá chặt có thể gây nguy hiểm cho sợi quang. 1.2. Quy trình ứng cứu sự cố cáp quang: (Chi tiết tham khảo quy trình QT.00.KC.55). Bƣớc 1: Trực sẵn sàng ƢCTT Tổ trực ƯCTT luôn sẵn sàng, trực 24/24 đảm bảo các điều kiện sau: - Sẵn sàng nhận thông tin sự cố, máy điện thoại phục vụ ƯCTT luôn luôn bật, đủ pin, đủ Sim nghiệp vụ (sim Viettel, Mobi, Vina ). - Sẵn sàng về lực lượng, luôn đảm bảo 03 đồng chí tại vị trí quy định trực. Trường hợp đặc biệt cần có tăng cường. - Sẵn sàng về phương tiện di chuyển: Đảm bảo 01 xe ô tô phục vụ ƯCTT. - Sẵn sàng vật tư, công dụng cụ ứng cứu: Luôn luôn đảm bảo các chủng loại vật tư cáp quang, măng xông, phụ kiện và đảm bảo về công dụng cụ, máy đo, máy hàn luôn ở trạng thái tốt sẵn sàng hoạt động. Bƣớc 2: Nhận lệnh xử lý sự cố Khi sự cố xảy ra trên mạng. Bộ phận trực HĐH thông báo cho tổ trực ứng cứu. Tổ trực ƯCTT nhanh chóng thực hiện: 36
  41. - Phối hợp bộ phận trực HĐH khoanh vùng sự cố (xảy ra tại khu vực nào, thuộc tuyến cáp nào ). - Thông báo cho đơn vị tuần tra bảo vệ và yêu cầu di chuyển đến ngay khu vực đứt cáp. - Kiểm tra lại trang thiết bị, vật tư công dụng cụ trên xe ƯCTT. - Ghi thông tin sự cố vào sổ theo biểu mẫu BM01/QT.00.KC.55 Bƣớc 3: Tìm điểm đứt cáp quang. Sau khi đánh giá, khoanh vùng được khu vực có khả năng xảy ra sự cố, tổ ƯCTT di chuyển đến trạm gần nhất để đo và xác định điểm đứt cáp, thực hiện như sau: - Dùng máy đo OTDR tiến hành đo từ ODF về hướng cáp bị mất kết nối. - Căn cứ vào kết quả đo để xác định vị trí đứt cáp cách trạm bao xa, đội ứng cứu di chuyển đến vị trí đó để tìm điểm đứt. - . * Trƣờng hợp đặc biệt: o Khi đo kiểm xác định sợi quang bị lỗi (đứt hoặc suy hao cao) thực hiện đổi sang sợi dự phòng. Việc sửa lỗi sợi và hoàn trả kết nối phải được thực hiện ngay theo Quy trình, quy định tác động trên mạng truyền dẫn QT.02.TD.02. o Trường hợp không có sợi dự phòng, tìm vị trí đứt cáp gặp khó khăn thì thực hiện mở măng xông đo kiểm để phân đoạn xác định vị trí đứt cáp hoặc lỗi sợi. Nếu vẫn không thể tìm thấy vị trí đứt cáp chính xác thì ta phải thay cả đoạn cáp. Trong trường hợp này tổ ứng cứu phải báo cáo bộ phận trực Hệ điều hành và cấp trên xin ý kiến chỉ đạo trước khi mở măng xông và thay thế đoạn cáp lỗi. Bƣớc 4: Thực hành hàn nối - Tùy theo tình hình cụ thể, có thể chia làm hai nhóm và thực hiện hàn nối măng xông theo “Hƣớng dẫn hàn nối măng xông, ODF- HD.02.TD.01” - Thứ tự ưu tiên hàn nối sợi trong cáp: o Sợi dùng tuyến Quốc tế, tuyến trục, tuyến liên tỉnh và tuyến nội tỉnh; o Sợi đang sử dụng trước, sợi chưa sử dụng sau. Chú ý: Khi tìm thấy điểm đứt và trước khi cắt cáp để hàn nối Tổ ƯCTT phải báo cáo với Bộ phận trực Hệ điều hành truyền dẫn. Bƣớc 5: Kiểm tra thông tuyến - Tổ ƯCTT liên hệ với Bộ phận trực Hệ điều hành để kiểm tra chất lượng tuyến quang vừa hàn nối. - Bộ phận trực Hệ điều hành có trách nhiệm kiểm tra chất lượng tuyến quang trên hệ thống. Nếu tuyến thông và chất lượng đảm bảo, kết luận đạt yêu cầu thì Tổ ƯCTT đóng măng xông. - Ngược lại khi Bộ phận trực Hệ điều hành kết luận tuyến quang không đạt, đội ứng cứu phải thực hiện lại, - 3h. Bƣớc 6: Kiểm tra chất lƣợng ứng cứu - Tổ ƯCTT thực hiện di chuyển về trạm kết cuối cáp. 37
  42. - Dùng máy đo OTDR tiến hành đo các sợi quang của tuyến cáp vừa hàn nối xong (chỉ đo các sợi chưa sử dụng). - Ghi kết quả đo vào phụ lục Biên bản sự cố theo biểu mẫu BM01/QT.00.KC.55 đồng thời lưu file đo kiểm làm cơ sở phân tích chất lượng tuyến cáp. Chú ý: Khi đo kiểm các sợi quang không sử dụng, nếu phát hiện có sợi quang bị lỗi do chất lượng mối hàn không tốt, đội ƯCTT phải thực hiện lập kế hoạch mở măng xông sửa sợi áp dụng Quy trình, quy định tác động trên mạng truyền dẫn QT.02.TD.02. Bƣớc 7: Thu hồi vật tƣ - Tổng hợp - Báo cáo kết quả - Thu hồi toàn bộ vật tư cũ (bị thay thế) sau khi ứng cứu cáp quang (cáp quang, măng xông, phụ kiện treo, néo, kẹp cáp ) để nhập kho theo quy định. Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc cáp chôn trực tiếp thì phải có bản giải trình theo mẫu đính kèm BM03/QT.00.KC.55, đồng thời phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên (Ban Giám đốc Chi nhánh). - Tổng hợp thông tin ghi vào sổ tiếp nhận sự cố BM01/QT.00.KC.55 - Lập biên bản xử lý sự cố theo mẫu BM02/QT.00.KT.55. Bƣớc 8: Rút kinh nghiệm - Lƣu hồ sơ - Tổ chức họp rút kinh nghiệm (nếu cần thiết). 1.3. Quy trình và quy định tác động mạng truyền dẫn 1.3.1. Quy trình tác động trên tuyến truyền dẫn: (Chi tiết tham khảo Quy trình tác động trên mạng truyền dẫn QT.02.TD.02). Bước 1: Yêu cầu tác động trên tuyến truyền dẫn gồm có: - Cắt cáp để di dời, nắn dịch, để hạ ngầm, để củng cố tuyến cáp (sửa sợi, thay măng xông, ODF ). - Mở măng xông để chèn trạm, sửa mối hàn sợi quang đang sử dụng - Thay thế, bảo dưỡng card, thiết bị truyền dẫn. - Quy hoạch hệ thống dây nhảy quang, nâng cấp bước sóng DWDM. - Thay thế, bảo dưỡng, đấu nối hệ thống nguồn DC. Bƣớc 2: Lập Kế hoạch tác động mạng lƣới Khi có các yêu cầu tác động trên tuyến truyền dẫn, đơn vị thực hiện (Phòng/Ban C.ty, TTKV, Chi nhánh Viettel tỉnh/Tp) lập kế hoạch tác động vào mạng lưới. Nội dung của kế hoạch phải chỉ ra được các bước tác động vào mạng lưới, mức độ ảnh hưởng, ai thực hiện, thời gian tác động Đặc biệt phải rà soát và chỉ rõ được mức độ ảnh hưởng, các đơn vị sẽ chịu ảnh hưởng khi tác động mạng lưới (nội bộ VTNet, khách hàng thuê kênh của TTCĐ-VTT, EVN, VTN, BTL vv ) để thông báo kịp thời. Thời gian tác động trên tuyến truyền dẫn: + Nếu tác động mạng lưới gây mất dịch vụ thì thời gian thực hiện bắt đầu từ 24h ngày N đến 5h ngày N+1. + Nếu tác động mạng lưới không mất dịch vụ do có vu hồi thì thời gian thực hiện tùy theo tính chất quan trọng của tuyến truyền dẫn. Tuy nhiên thời gian bắt đầu phải sau 22h30 đêm ngày N đến 5h ngày N+1. (Chi tiết tham chiếu Quyết định số 1460/QĐ-VTNet-TD ban hành Quy định về thời gian tác động mạng truyền dẫn QĐ.02.TD.01) Bƣớc 3: Phê duyệt kế hoạch 38
  43. Kế hoạch tác động mạng lưới sẽ được Phòng Truyền dẫn (Cty/KV) thẩm định và trình Ban Giám đốc (Cty/KV) phê duyệt. Cấp phê duyệt kế hoạch tác động vào mạng lưới như sau: + Phòng Truyền dẫn KV, BGĐ KV thẩm định và phê duyệt các kế hoạch tác động mạng lưới trên các tuyến truyền dẫn lớp truy nhập, lớp hội tụ hoặc tương ứng với STM1/STM4, STM16. + Phòng Truyền dẫn C.ty, BGĐ C.ty thẩm định và phê duyệt các kế hoạch tác động mạng lưới lên các tuyến truyền dẫn lớp core, lớp trục, quốc tế hoặc tương ứng với STM64, DWDM. Bƣớc 4: Kiểm tra mạng lƣới an toàn Đơn vị thực hiện phải đăng ký kế hoạch cắt cáp với trực Điều hành viễn thông (Z78) và thông báo kế hoạch tác động và mức độ ảnh hưởng với các đơn vị có liên quan. Trước khi cắt cáp phải phối hợp với Z78 để kiểm tra an toàn mạng lưới. Nếu mạng lưới an toàn thì Z78 sẽ cho đơn vị thực hiện tác động theo kế hoạch. Ngược lại, Z78 sẽ chỉ thị cho tạm dừng hoặc thay đổi kế hoạch tác động sang hôm sau. Bƣớc 5: Thực hiện tác động mạng lƣới Khi được lệnh của Z78, đơn vị thực hiện sẽ tác động vào mạng lưới theo kế hoạch đã được phê duyệt. Bƣớc 6: Kiểm tra kết quả tác động Sau khi đơn vị thực hiện tác động vào mạng lưới, Z78 phối hợp với trực hệ điều hành truyền dẫn phải tiến hành kiểm tra lại các thông số kỹ thuật. Nếu kiểm tra đạt yêu cầu thì kết thúc việc tác động vào mạng lưới. Ngược lại, kiểm tra không đạt, Z78 sẽ yêu cầu đơn vị thực hiện kiểm tra lại các bước tác động mạng lưới. Bƣớc 7: Báo cáo kết quả Đơn vị thực hiện sau khi kết thúc việc tác động vào mạng lưới phải báo cáo kết quả cho bộ phận trực Hệ điều hành truyền dẫn và Z78 qua điện thoại. Bƣớc 8: Đánh giá rút kinh nghiệm (nếu có) 1.3.2. Quy định về thời gian tác động mạng truyền dẫn trên tuyến: (Chi tiết tại Quyết định số 1460/QĐ-VTNet-TD về việc ban hành QĐ.02.TD.01). Điều 4: Quy định về thời gian tác động mạng truyền dẫn trên tuyến * Đối với tuyến cáp lớp truy nhập hoặc tương ứng STM1/STM4 Tác động không mất dịch vụ (cắt cáp, mở măng xông trên tuyến có vu hồi 1+1): thời gian thực hiện bắt đầu từ 22h30 ngày N đến 5h sáng ngày N+1 Tác động mất dịch vụ (cắt cáp chưa có vu hồi, thay thế thiết bị ): thời gian thực hiện bắt đầu từ 24h ngày N đến 5h sáng ngày N+1. * Đối với tuyến cáp lớp hội tụ hoặc tương ứng STM16 Tác động không mất dịch vụ (tuyến có vu hồi 1+1, 1+2): thời gian thực hiện bắt đầu từ 23h00 ngày N đến 5h sáng ngày N+1 Tác động mất dịch vụ: thời gian thực hiện bắt đầu từ 24h ngày N đến 5h sáng ngày N+1 * Đối với các tuyến cáp lớp core, lớp trục, quốc tế hoặc tương ứng STM64, DWDM Tác động không mất dịch vụ (tuyến có vu hồi 1+2 trở lên): thời gian thực hiện bắt đầu từ 23h00 ngày N đến 5h sáng ngày N+1 39
  44. Tác động không mất dịch vụ (tuyến có vu hồi 1+1): thời gian thực hiện bắt đầu từ 23h30 ngày N đến 5h sáng ngày N+1 Tác động mất dịch vụ: thời gian thực hiện bắt đầu từ 24h ngày N đến 5h sáng ngày N+1. 1.4. Quy định đánh giá suy hao mối hàn nung chảy: (Trích dẫn tại Quyết định số 2939/QĐ-VTNet-TD về việc ban hành Quy định đánh giá suy hao mối hàn nung chảy QĐ.02.TD.06). Điều 3. Thiết lập các tham số khi sử dụng máy đo OTDR - Thiết lập tham số máy đo OTDR phù hợp với tuyến cần đo. - Bước sóng đo: λ = 1550nm. - Thiết lập tham số máy đo OTDR phù hợp với loại cáp cần đo. Điều 4. Đối với tuyến cáp lớp trục và lớp lõi (core) - Suy hao trung bình tính cho các mối hàn trên toàn tuyến ≤ 0.1dB. - Giá trị suy hao cực đại cá biệt của mối hàn ≤ 0.3 dB/mối hàn. Điều 5. Đối với tuyến cáp lớp hội tụ và truy nhập - Suy hao trung bình tính cho các mối hàn trên toàn tuyến ≤ 0.2dB. - Giá trị suy hao cực đại cá biệt của mối hàn ≤ 0.5 dB/mối hàn. Điều 6. Trong quá trình đo kiểm, nếu phát hiện thấy các tuyến cáp có mối hàn suy hao vượt quá các giá trị nói trên phải thông báo cho các đơn vị liên quan tiến hành sửa tuyến chậm nhất không quá 30 ngày. . 2.1. Bảo dƣỡng tuyến cáp treo số 8: Bƣớc 1: Chỉnh lại độ chùng tuyến cáp - Để kiểm tra độ chùng của cáp ta có thể thông qua việc quan sát bằng mắt thường so sánh vị trí chùng nhất của tuyến, đoạn cáp với bảng độ chùng của cáp theo bảng 01 sau: Bảng 01 yêu cầu độ chùng của cáp (m) Khoảng cột 40 50 60 70 08 Nhiệt độ °C Độ chùng (m) 10 0,4 0,50 0,56 0,60 0,64 20 0,42 0,52 0,58 0,62 0,66 30 0,44 0,54 0,60 0,64 0,68 40 0,46 0,55 0,62 0,66 0,79 - Nếu độ chùng của cáp lớn hơn giá trị của bảng trên thì phải tiến hành căng lại đoạn, tuyến cáp chùng. - Có thể sử dụng tời cáp, một đầu của tời được cố định vào cột treo cáp, đầu còn lại phần bàn kẹp của tời bắt chặt vào dây dường của cáp, sau khi bắt chặt thì nới lỏng thanh kẹp cáp, tiến hành tời từ từ cho đến khi đạt yêu cầu về độ chùng của cáp, vít lại thanh kẹp cáp ở vị trí mới sao cho tuyến cáp được giữ ở độ căng vừa được tiến hành căng lại. - Nếu không có tời căng cáp thì có thể sử dụng phương pháp căng cáp phổ biến hiện nay là dùng kìm (mụp) hoặc ma-soa có ròng rọc. Trước tiên hạ hẳn đoạn tuyến cáp cần căng lại. Đem kìm hoặc ma-soa buộc vào gốc cột tiếp giáp với đoạn cột căng cáp ở 40
  45. cách mặt đất độ 30 cm bằng dây thép 4,0mm. Lấy kìm hoặc ma-soa kẹp chặt dây treo cáp lại, sau đó căng và tiến hành điều chỉnh độ chùng của cáp (phương pháp này bắt buộc phải kéo lại toàn bộ các đoạn tuyến sau đoạn tuyến cần căng lại) Bƣớc 2: Chỉnh lại phụ kiện của cáp treo - Đối với cáp quang treo hình số 8, phụ kiện chủ yếu là các thanh kẹp cáp, Côliê bằng mắt thường quan sát tình trạng của phụ kiện, dùng cà lê hoặc mỏ lết siết lại các bu lông của thanh kẹp, côliê nếu thiếu bu lông phải bổ sung ngay, đảm bảo các phụ kiện cáp được bắt chắc chắn không lệch lạc. - Quá trình bảo dưỡng nếu phát hiện mất thanh kẹp phải tiến hành bổ sung hoặc thanh kẹp hư hỏng, han rỉ không thể sử dụng được thì tiến hành thay thế. Bƣớc 3: Bảo dƣỡng măng xông cáp treo - Măng xông thường phải để mỗi đầu dư ra tối thiểu 12m khi lắp đặt tuyến cáp ban đầu. Phần dư ra này thường được cuốn tròn và được treo gọn và buộc trên cột, một số tuyến sử dụng gông C1 thì cáp dự phòng được cuộn và đặt trên giá đỡ của gông C1. - Khi bảo dưỡng cần tháo cuộn cáp dự phòng và hạ từ từ măng xông xuống đất để bảo dưỡng, nếu măng xông bị vào nước thì cần thiết phải mở măng xông để tháo xả nước, kiểm tra và siết lại các kẹp và vít giữ cáp và dây gia cường, thay gioăng cao su chống nước, dùng cao su non bít chặt các lỗ cáp vào sau đó tiến hành siết các vít, thao tác siết vít bao giờ cũng siết lần lượt các vít đối diện, siết đều để vỏ măng xông được khít. - Lưu ý bảo dưỡng măng xông cần thao tác cẩn thận đảm bảo không ảnh hưởng đến sợi quang trong khay, và sau khi bảo dưỡng treo măng xông lên cột hoặc để lên giá đỡ cáp trên gông C1, không để cáp gập quá bán kính uốn cong cho phép. Bƣớc 4: Phát cây trên tuyến cáp treo - Thường xuyên phát cây, cành cây mọc dọc theo tuyến cáp. Điều này rất quan trọng vì cây cối phát triển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến cáp có thể gây suy hao hoặc đứt cáp. - Do đó định kỳ hàng tuần, tháng phải đi tuần và phát quang kịp thời trên tuyến cáp. Bƣớc 5: Bổ sung thay thế biển báo cáp và biển báo độ cao tuyến cáp. - Nếu biển báo mờ cần thay thế biển báo mới, nếu trong quá trình khai thác tuyến cáp phát sinh các đường dân sinh đi ngang qua tuyến cáp thì cần bổ sung ngay các biển báo cáp và biển báo độ cao tuyến cáp. Bƣớc 6: Kiểm tra nối đất dây treo cáp - Tuyến cáp treo có sợi dường thường được nối đất tại cột nhập trạm, cột kết cuối của tuyến cáp, các cột góc, các vị trí quy định của tư vấn thiết kế. - Dùng mắt thường kiểm tra dây bện nối đất xem có gì bất thường không, nếu không đảm bảo phải có biện pháp khắc phục ngay. - Dùng đồng hồ đo điện trở tiếp đất đo giá trị tiếp đất nếu giá trị điện trở tiếp đất quá cao so với thiết kế thì phải làm lại tổ tiếp đất. Bƣớc 7: Đo kiểm và củng cố các điểm suy hao bất thƣờng trên tuyến cáp * Đo kiểm các sợi quang trên tuyến cáp Để bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình bảo dưỡng tuyến cáp, trước khi thực hiện đo kiểm phải phối hợp với Hệ điều hành để chuyển dịch vụ sang hướng vu hồi. Tiến hành đo kiểm các sợi quang chưa sử dụng trước, sau khi chuyển kết nối xong tiến hành kiểm tra các sợi quang còn lại. 41
  46. - Thực hiện vệ sinh coupler tại ODF, dây Pathcord kết nối máy đo và ODF. - Sử dụng máy đo OTDR để đo và kiểm tra chất lượng từng sợi quang trên tuyến cáp. Để kiểm tra mối hàn tại ODF có thể sử dụng cuộn đệm (nối giữa máy đo và ODF). - Căn cứ vào kết quả đo của các sợi quang, xác định các vị trí suy hao bất thường trên tuyến cáp. Thực hiện phương pháp đo kiểm phân đoạn (di chuyển đến vị trí măng xông gần điểm bất thường mở măng xông thực hiện đo sợi về 2 hướng) để xác định vị trí lỗi của sợi quang thuộc khoảng nào trên tuyến cáp. * Củng cố các điểm suy hao bất thường trên tuyến cáp - Trường hợp lỗi sợi tại măng xông tiến hành mở măng xông kiểm tra và hàn lại sợi quang bị lỗi. - Trường hợp vị trí lỗi sợi không phải ở măng xông. + Kiểm tra, xác định vị trí lỗi sợi cách măng xông khoảng cách bao xa để kiểm tra cáp xung quanh xem trong quá trình khai thác sử dụng cáp có bị cong gập, đè bẹp hay không. Cách khắc phục là tiến hành căng lại cáp đảm bảo bán kính cong. + Nếu sử dụng các biện pháp khắc phục như trên không được hoặc sau khi kiểm tra phát hiện cáp bị hư hỏng nặng phải báo cáo và lập kế hoạch để cắt cáp thay thế đoạn cáp lỗi. Sau các bước củng cố trên, tiến hành đo kiểm chất lượng các sợi quang trên toàn tuyến nếu chưa đảm bảo tiếp tục lặp lại các nội dung trên cho đến khi đạt chất lượng. 2.2. Bảo dƣỡng tuyến cáp treo loại ADSS Bƣớc 1: Chỉnh lại độ chùng tuyến cáp - Để kiểm tra độ chùng của cáp ta có thể thông qua việc quan sát bằng mắt thường so sánh vị trí chùng nhất của tuyến, đoạn cáp với bảng độ chùng của cáp theo bảng 01 ở trên - Nếu độ chùng của cáp lớn hơn giá trị của bảng trên thì phải tiến hành căng lại đoạn, tuyến cáp chùng. - Phương pháp căng tuyến cáp ADSS phải chọn khoảng có sử dụng néo để tiến hành căng cáp, sau khi cố định tời hoặc kìm (mụp) với cáp và cột, tiến hành nới lỏng ở những cột sử dụng treo, sau khi kéo căng cáp lần lượt cố định treo và néo cáp để cố định cáp ở vị trí vừa kéo căng. Bƣớc 2: Chỉnh lại phụ kiện của cáp treo - Quan sát tình trạng của treo và néo cáp nếu phát hiện nứt võ thì phải tiến hành thay treo, néo mới. - Nếu treo và néo cáp được bắt vào cột bị lệch phải tiến hành chỉnh lại ngay, mỗi lần chỉnh lại treo và néo đều phải căng lại cáp cho đạt độ chùng theo tiêu chuẩn. Bƣớc 3: Bảo dƣỡng măng xông cáp treo - Măng xông thường phải để mỗi đầu dư ra tối thiểu 12m khi lắp đặt tuyến cáp ban đầu. Phần dư ra này thường được cuốn tròn, treo gọn và buộc trên cột, một số tuyến sử dụng gông C1 thì cáp cuộn cáp được đặt trên giá đỡ của gông C1 - Khi bảo dưỡng cần tháo cuộn cáp hạ từ từ măng xông xuống đất để bảo dưỡng, nếu măng xông bị vào nước thì cần thiết phải mở măng xông để tháo xả nước, kiểm tra và siết lại các kẹp và vít giữ cáp và dây gia cường, thay gioăng cao su chống nước, dùng cao su non bít chặt các lỗ cáp vào sau đó tiến hành siết các vít, thao tác siết vít bao giờ cũng siết lần lượt các vít đối diện, siết đều để vỏ măng xông được khít. 42
  47. - Lưu ý bảo dưỡng măng xông cần thao tác cẩn thận đảm bảo không ảnh hưởng đến sợi quang trong khay, và sau khi bảo dưỡng treo măng xông lên cột hoặc để lên giá đỡ cáp trên gông C1, không để cáp gập quá bán kính uốn cong cho phép Bƣớc 4: Phát cây trên tuyến cáp treo - Thường xuyên phát cây mọc dọc theo tuyến cáp rất quan trọng vì cây phát triển sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến cáp có thể gây suy hao hoặc đứt cáp. - Do đó định kỳ hàng tuần, tháng phải đi tuần và phát quang kịp thời cây trên tuyến cáp. Bƣớc 5: Bổ sung thay thế biển báo cáp và biển báo độ cao tuyến cáp. - Nếu biển báo mờ cần thay thế biển báo mới, nếu trong quá trình khai thác tuyến cáp phát sinh các đường dân sinh đi ngang qua tuyến cáp thì cần bổ sung ngay các biển báo cáp và biển báo độ cao tuyến cáp Bƣớc 6: Đo kiểm và củng cố các điểm suy hao bất thƣờng trên tuyến cáp * Đo kiểm các sợi quang trên tuyến cáp. Để bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình bảo dưỡng tuyến cáp, trước khi thực hiện đo kiểm phải phối hợp với bộ phận trực Hệ điều hành để chuyển dịch vụ sang hướng vu hồi. Tiến hành đo kiểm các sợi quang chưa sử dụng trước, sau khi chuyển kết nối xong tiến hành kiểm tra các sợi quang còn lại. - Thực hiện vệ sinh coupler tại ODF, dây Pathcord kết nối máy đo và ODF. - Sử dụng máy đo OTDR để đo và kiểm tra chất lượng từng sợi quang trên tuyến cáp. Để kiểm tra mối hàn tại ODF có thể sử dụng cuộn đệm (nối giữa máy đo và ODF). - Căn cứ vào kết quả đo của các sợi quang, xác định các vị trí suy hao bất thường trên tuyến cáp. Thực hiện phương pháp đo kiểm phân đoạn (di chuyển đến vị trí măng xông gần điểm bất thường mở măng xông thực hiện đo sợi về 2 hướng) để xác định vị trí lỗi của sợi quang thuộc khoảng nào trên tuyến cáp. * Củng cố các điểm suy hao bất thường trên tuyến cáp - Trường hợp lỗi sợi tại măng xông tiến hành mở măng xông kiểm tra và hàn lại sợi quang bị lỗi. - Trường hợp vị trí lỗi sợi không phải ở măng xông. + Kiểm tra, xác định vị trí lỗi sợi cách măng xông khoảng cách bao xa để kiểm tra cáp xung quanh xem trong quá trình khai thác sử dụng cáp có bị cong gập, đè bẹp hay không. Cách khắc phục là tiến hành căng lại cáp đảm bảo bán kính cong. + Nếu sử dụng các biện pháp khắc phục như trên không được hoặc sau khi kiểm tra phát hiện cáp bị hư hỏng nặng phải báo cáo và lập kế hoạch để cắt cáp thay thế đoạn cáp lỗi. Sau các bước củng cố trên, tiến hành đo kiểm chất lượng các sợi quang trên toàn tuyến nếu chưa đảm bảo tiếp tục lặp lại các nội dung trên cho đến khi đạt chất lượng. 2.3. Bảo dƣỡng tuyến cáp chôn trực tiếp, cống bể. Bƣớc 1: Phát quang dọc theo tuyến cáp chôn trực tiếp, cống bể. - Thường xuyên phát cây mọc dọc theo tuyến cáp, do cây cối có thể gây khó khăn cho công tác tuần tra và bảo dưỡng. - Do đó định kỳ hàng tuần, tháng phải đi tuần và phát quang dọc theo tuyến cáp chôn và đặc biệt là các vị trí cống bể. Bƣớc 2: Bảo dƣỡng các bể cáp. 43
  48. - Được bố trí dọc theo tuyến cáp chôn, là các khoang ngầm dưới mặt đất dùng làm nơi thực hiện các công việc như kéo cáp, hàn nối cáp chứa măng xông. - Kiểm tra xem bể có bị ngập nước hay không nếu ngập phải tiến hành tát nước. - Kiểm tra nắp bể có bị vỡ hay không phải tiến hành khắc phục ngay nếu nứt vỡ. - Kiểm tra thành bể xem có bị bong tróc không nếu bong phải tiến hành khắc phục bằng vữa xi măng trát lại. Bƣớc 3: Bảo dƣỡng măng xông - Các măng xông tuyến cáp chôn cũng thường để dôi ra ở hai đầu măng xông để dự phòng và được cuốn gọn đặt trong các bể cáp dọc theo tuyến cáp chon. - Muốn bảo dưỡng măng xông, trước tiên phải mở lắp bể cáp, tháo cuộn cáp dự phòng và đưa măng xông lên khỏi bể cáp rồi tiến hành bảo dưỡng măng xông (việc bảo dưỡng măng xông tuyến cáp chôn cũng tương tự như với bảo dưỡng măng xông tuyến cáp treo). - Khi bảo dưỡng xong đưa măng xông vào bể cáp lưu ý khi cuộn cáp dự phòng không được cuộn gập quá bán kính cong cho phép của cáp. Bƣớc 4: Bổ sung thay thế các cọc mốc tuyến cáp. - Nếu cọc mốc bị gãy, bị đất vùi lắp hoặc bị mờ cần thay thế cọc mốc mới. - Nếu trong quá trình khai thác tuyến cáp phát sinh các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tuyến cáp cần có sự cảnh báo thì tại các vị trí đó sẽ bổ sung thêm cọc mốc. Chú ý: sử dụng cọc mốc không gây cản trở người và phương tiện đi lại. Bƣớc 5: Đo kiểm và củng cố các điểm suy hao bất thƣờng trên tuyến cáp. * Đo kiểm các sợi quang trên tuyến cáp. Để bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình bảo dưỡng tuyến cáp, trước khi thực hiện đo kiểm phải phối hợp với bộ phận trực Hệ điều hành để chuyển dịch vụ sang hướng vu hồi. Tiến hành đo kiểm các sợi quang chưa sử dụng trước, sau khi chuyển kết nối xong tiến hành kiểm tra các sợi quang còn lại. - Thực hiện vệ sinh coupler tại ODF, dây Pathcord kết nối máy đo và ODF. - Sử dụng máy đo OTDR để đo và kiểm tra chất lượng từng sợi quang trên tuyến cáp. Để kiểm tra mối hàn tại ODF có thể sử dụng cuộn đệm (nối giữa máy đo và ODF). - Căn cứ vào kết quả đo của các sợi quang, xác định các vị trí suy hao bất thường trên tuyến cáp. Thực hiện phương pháp đo kiểm phân đoạn (di chuyển đến vị trí măng xông gần điểm bất thường mở măng xông thực hiện đo sợi về 2 hướng) để xác định vị trí lỗi của sợi quang thuộc khoảng nào trên tuyến cáp. * Củng cố các điểm suy hao bất thường trên tuyến cáp. - Trường hợp lỗi sợi tại măng xông tiến hành mở măng xông kiểm tra và hàn lại sợi quang bị lỗi. - Trường hợp vị trí lỗi sợi không phải ở măng xông. + Kiểm tra, xác định vị trí lỗi sợi cách măng xông khoảng cách bao xa để kiểm tra cáp xung quanh xem trong quá trình khai thác sử dụng cáp có bị cong gập, đè bẹp hay không. Cách khắc phục là tiến hành căng lại cáp đảm bảo bán kính uốn cong. + Nếu sử dụng các biện pháp khắc phục như trên không được hoặc sau khi kiểm tra phát hiện cáp bị hư hỏng nặng phải báo cáo và lập kế hoạch để cắt cáp thay thế đoạn cáp lỗi. 44
  49. Sau các bước củng cố trên, tiến hành đo kiểm chất lượng các sợi quang trên toàn tuyến nếu chưa đảm bảo tiếp tục lặp lại các nội dung trên cho đến khi đạt chất lượng. 3. Hƣớng dẫn bảo quản, bảo dƣỡng thiết bị truyền dẫn quang. 3.1 . Bảo quản thiết bị truyền dẫn quang * Mục đích - Tăng cường khả năng tản nhiệt của thiết bị - Chống hiện tượng oxy hóa, chống chập mạch do tích tụ bụi bẩn * Yêu cầu - Phải xây dựng kế hoạch bảo quản được phê duyệt - Trước khi thực hiện phải báo cáo bộ phận trực giám sát mạng truyền dẫn. * Công tác chuẩn TT Tên thiết bị/vật tƣ Đơn vị tính Số lƣợng Ghi chú 1 Máy sấy Cái 1 2 Vòng chống tĩnh điện Cái 1 Đủ bộ: búa, cờ lê, kìm 3 Bộ dụng cụ cơ công Bộ 1 các loại, tuốc nơ vít các loại 4 Máy hút bụi Cái 1 5 Ghẻ mềm Kg 1 6 Nước sạch Lít 10 7 Xăng công nghiệp Lít 0.2 8 Dầu bôi trơn Lít 0.1 9 Giấy cuộn (sạch) Cuộn 01 * Nội dung bảo quản: a. Làm sạch rack, subrack (nếu có) đặt thiết bị truyền dẫn - Bước 1: Dùng giẻ mềm lau sạch mặt ngoài rack, trong quá trình lau kết hợp sử dụng máy hút bụi để tránh phát tán bụi bẩn ra ngoài. - Bước 2: Mở cửa rack, dùng ghẻ mềm lau mặt trong của rack, trong quá trình lau kết hợp sử dụng máy hút bụi để tránh phát tán bụi bẩn ra ngoài. Với những vị trí không thể đưa tay vào thì cuốn ghẻ lau vào đũa gỗ để lau các vị trí đó. - Bước 3: Dùng giẻ mềm lau sạch xung quanh subrack thiết bị truyền dẫn, trong quá trình lau có thể sử dụng máy hút bụi để tránh phát tán bụi bẩn ra ngoài. Chú ý hết sức cẩn thận không làm ảnh hưởng đến hoạt động của card, thiết bị và các kết nối quang. - Bước 4: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị b. Làm sạch tấm lọc bụi (nếu có) Một số thiết bị có tấm lọc bụi gồm: thiết bị Metro 1000, OSN 2500, OSN 3500 của Huawei, thiết bị S320, S330, S385 của ZTE, và thiết bị 1660SM của ALU. 45
  50. 1. Khối quạt 2. Tấm lọc bụi thiết bị Metro 1000 Hình 3-1: Thiết bị OptiX Metro 1000 - Bước 1: Rút tấm lọc bụi ra khỏi subrack - Bước 2: Dùng máy hút bụi hút bụi bẩn bám vào lớp màng lọc bụi - Bước 3: Rửa cả tấm lọc bụi bằng nước sạch, trong quá trình rửa chú ý không làm rách hoặc kéo căng lớp màng lọc. - Bước 4: Vẩy tấm lọc bụi cho ráo nước, sau đó dùng máy sấy sấy khô nước - Bước 5: Lắp tấm lọc bụi vào subrack như cũ - Bước 6: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị 3.2 . Một số thao tác bảo dƣỡng thiết bị truyền dẫn quang * Yêu cầu chung: Để thực hiện các thao tác bảo dưỡng thiết bị truyền dẫn quang, cần phải thực hiện theo quy trình Quy trình và quy định tác động mạng truyền dẫn đã nêu ở trên. Khi thực hiện kế hoạch bảo dưỡng thiết bị truyền dẫn quang tại trạm truyền dẫn, NVKT phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho việc bảo trì gồm: o Máy hàn, máy đo OTDR, Power metter. o Suy hao các loại, sợi dây nhảy quang. o Dụng cụ bảo dưỡng các loại. o Các vật tư khác Trước khi thực hiện tiến trình bảo dưỡng NVKT phải thông báo cho bộ phận trực giám sát truyền dẫn. Nhân viên trực giám sát truyền dẫn kiểm tra tình trạng mạng lưới, khi tình trạng mạng lưới cho phép thì thông báo để NVKT thực hiện tiến trình bảo dưỡng. 3.2.1. Bảo dƣỡng khối quạt * Mục đích - Tăng cường khả năng tản nhiệt của thiết bị - Chống hiện tượng oxy hóa, chống chập mạch do tích tụ bụi bẩn * Công tác chuẩn bị TT Tên thiết bị/vật tƣ Đơn vị tính Số lƣợng Ghi chú 1 Máy sấy Cái 1 2 Vòng chống tĩnh điện Cái 1 Đủ bộ: búa, cờ lê, kìm các 3 Bộ dụng cụ cơ công Bộ 1 loại, tuốc nơ vít các loại 4 Máy hút bụi Cái 1 46
  51. 5 Ghẻ mềm Kg 1 6 Nước sạch Lít 10 7 Xăng công nghiệp Lít 0.2 8 Dầu bôi trơn Lít 0.1 9 Giấy cuộn (sạch) Cuộn 01 * Hƣớng dẫn thực hiện Lưu ý: Thực hiện bảo dưỡng lần lượt từng khối quạt, không được làm đồng thời - Bước 1: Đeo vòng chống tĩnh điện (hình 3.2) Hình 3-2: Đeo vòng chống tĩnh điện khi làm việc với thiết bị Metro1000 - Bước 2: Tháo 1 khối quạt ra khỏi subrack - Bước 3: Dùng máy hút bụi hút sạch bụi bẩn bám vào khối quạt - Bước 4: Dùng tuốc nơ vít tháo 04 ốc vít ở mặt dưới của quạt để tháo tấm bảo vệ và tháo từng quạt ra - Bước 5: Dùng nước rửa sạch tấm lưới sắt bảo vệ, sau đó sấy khô - Bước 6: Dùng giẻ tẩm xăng công nghiệp đánh sạch các vết bẩn bám trong hộp quạt, dây dẫn, từng khối quạt, cánh quạt - Bước 7: Tra dầu cho quạt - Bước 8: Gắn quạt vào hộp quạt, lắp lại tấm bảo vệ, ốc vít, cắm quạt vào subrack - Bước 9: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị Các khối quạt tiếp theo làm tương tự. 3.2.2. Kiểm tra nguồn * Mục đích - Kiểm tra tính năng bảo vệ 1+1 hot backup đối với khối nguồn - Đảm bảo các chức năng bảo vệ phần cứng hoạt động tốt, card dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng thay thế card đang hoạt động. * Công tác chuẩn bị - Chuẩn bị card dự phòng thay thế nếu cần 47
  52. * Hƣớng dẫn thực hiện back up như sau: - Bước 1: NVKT tại trạm đề nghị nhân viên trực giám sát truyền dẫn sẽ kiểm tra báo cảnh nguồn cấp cho thiết bị, bảo đảm có nguồn - Bước 2: Đeo vòng chống tĩnh điện - Bước 3 1 khối nguồn - Bước 4: Nhân viên trực truyền dẫn kiểm tra các báo cảnh trên thiết bị, nếu xuất hiện báo cảnh “Power Fail” trên điều khiển của thiết bị đó và thiết bị hoạt động bình thường, không xuất hiện thêm báo cảnh gì thì đạt yêu cầu. Nếu xảy ra tình huống khác thì tùy theo nhân viên trực tr . - Bước 5 . - Bước 6 - Bước 7: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị 3.2.3. Bảo dƣỡng dây nhảy quang, ODF * Mục đích - Đảm bảo dây nhảy quang được đi gọn, đẹp, an toàn, đúng thiết kế - Đảm bảo suy hao dây nhảy quang nhỏ hơn 0.5 dB (tính cả suy hao connector) - Đảm bảo các đầu connector được đấu nối chắc chắn, tiếp xúc tốt, không bụi bẩn, không trầy xước, không mòn. - Đảm bảo dây quang trong ODF được đi gọn, đẹp, an toàn, không bị uốn cong với đường kính nhỏ hơn 5 cm. Ống nung được gài chắc chắn vào khe đặt ống nung trên khay. * Công tác chuẩn bị TT Tên thiết bị/vật tƣ Đơn vị tính Số lƣợng Ghi chú 1 Máy soi đầu connector cái 1 2 Máy phát công suất quang cái 1 3 Máy đo công suất quang cái 1 4 Giấy đánh dấu cái 10 5 Tăm bông chuyên dụng Gói (10 sợi) 1 6 Băng lau đầu connector cái 1 7 Đầu coupler cái 10 8 Bình xịt khí trơ Cái (200 sợi) 1 Giấy lau đầu connector 9 Gói (100 sợi) 1 chuyên dụng 10 Cồn 99,9% lít 0.1 11 Dây nhảy quang các loại cái 2 cái mỗi loại * Hƣớng dẫn thực hiện 3.2.3.1. Bảo dưỡng các đầu connector của dây quang Các đầu connector của dây quang bao gồm connector trên ODF, connector trên dây nhảy quang. 48
  53. Chú ý: trong quá trình bảo dưỡng không được chạm tay vào đầu tiếp xúc quang trên connector. - Bước 1: Rút connector quang ra khỏi vị trí cắm. - Bước 2: Dùng bình xịt khí trơ thổi sạch các bụi bẩn trên đầu nối. Hình 3-3: Bình xịt khí trơ - Bước 3: Vệ sinh đầu nối bằng giấy lau chuyên dụng hoặc giấy dai (đảm bảo độ mềm và không có bụi giấy) có tẩm cồn Hình 3-4: Giấy lau chuyên dụng Hình 3-5: Giấy dai có tẩm cồn - Bước 4: Sử dụng băng lau đầu connector để lau sạch bụi bẩn sau khi đã bị cồn hòa tan Hình 3-6: Lau đầu connector bằng băng lau chuyên dụng - Bước 5: Kiểm tra đầu connector bằng máy soi chuyên dụng, nếu soi thấy bụi bẩn thì phải lau lại, nếu soi thấy vết xước hoặc đầu nối bị mòn thì phải thay dây nhảy quang. Chú ý không soi đầu connector khi vẫn còn nguồn phát tín hiệu quang 49
  54. Hình 3-7: Máy soi đầu connector chuyên dụng Hình 3-8: Đầu connector bị xước Hình 3-9: Đầu connector bị mòn - Bước 6: Cắm lại dây nhảy quang. Chú ý chỉ cắm lại khi đã hoàn tất bảo dưỡng đầu coupler, đầu connector phía đối diện, đầu connector của thiết bị quang để tránh việc đầu connector vừa bảo dưỡng bị bẩn, xước trở lại khi tiếp xúc. - Bước 7: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị. 3.2.3.2. Bảo dưỡng đầu coupler trên ODF - Bước 1: Tháo hết các dây nhảy quang ra khỏi coupler. Tùy vào việc thao tác có thuận tiện hay không mà có thể tháo rời coupler ra khỏi ODF để bảo dưỡng. - Bước 2: Sử dụng tăm bông chuyên dụng để lau đầu coupler. Chú ý không chạm tay vào đầu tăm bông. Cắm đầu tăm bông từ từ vào coupler, vừa đưa vào vừa xoay nhẹ để lau cho sạch, khi tăm bông đã chui ra đầu kia của coupler thì rút tăm bông trở lại. Làm lại bước 2 tối thiểu 2 lần Tăm bông Hình 3-10: Làm sạch đầu coupler bằng tăm bông - Bước 3: Sử dụng bình xịt khí trơ xịt thẳng vào đầu coupler để thổi sạch bụi 50
  55. Hình 3-11: Dùng bình xịt khí trơ làm sạch đầu coupler - Bước 4: Cắm lại dây nhảy quang vào coupler. Chỉ cắm lại khi đã bảo dưỡng đầu connector của dây nhảy. - Bước 5: Ghi biên bản bảo dưỡng. Làm tương tự với các đầu coupler khác. 3.2.3.3. Bảo dưỡng đầu connector trên card quang - Bước 1: Rút dây nhảy quang ra khỏi card quang - Bước 2: Sử dụng bình xịt khí trơ xịt thẳng vào đầu connector của card quang để thổi sạch bụi. - Bước 3: Sử dụng tăm bông chuyên dụng, đưa đầu tăm bông từ từ vào lỗ cắm dây nhảy quang (port quang) trên card quang, vừa đưa vào vừa xoay nhẹ, khi đầu tăm bông chạm vào đầu connector của card quang thì dừng lại, xoay nhẹ tăm bông 1 vòng rồi sau đó rút ra. Làm lại bước 3 tối thiểu 2 lần. - Bước 4: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị Làm tương tự với các đầu connector khác 3.2.3.4. Bảo dưỡng ODF - Bước 1: Mở nắp đậy ODF - Bước 2: Kiểm tra xem sợi cáp (cable) có được cố định chặt vào ODF không, nếu không phải cố định lại cho chặt - Bước 3: Sắp xếp lại dây nhảy quang trong ODF cho gọn, đẹp, an toàn, không có sợi nào bị uốn cong với đường kính nhỏ hơn 5 cm. - Bước 4: Mở khay đựng ống nung - Bước 5: Sắp xếp lại ống nung, dây quang (nếu cần), đảm bảo ống nung không bị tuột khỏi khe cài, dây quang trong ODF được đi gọn, chắc chắn, không có dây nào bị uốn cong với đường kính nhỏ hơn 5 cm. - Bước 6: Đóng khay đựng ống nung. - Bước 7: Đóng nắp đậy ODF. Nếu phải bảo dưỡng đầu connector, coupler trong ODF thì có thể đóng nắp đậy sau khi hoàn thành tất cả các hạng mục công việc. Chú ý: nhiều đầu coupler trên ODF không được bịt lại để tránh bụi do đó người bảo dưỡng nếu thấy đầu couple nào chưa cắm dây nhảy quang mà không được bịt thì phải bịt lại bằng các nắp nhựa - Bước 8: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị. 3.2.3.5. Bảo dưỡng dây nhảy quang - Bước 1: Đi gọn dây nhảy quang theo đúng vị trí thiết kế, kiểm tra sợi để đảm bảo không có đoạn uốn cong đường kính nhỏ hơn 5 cm, sợi không bị dập, không có vết thắt. 51
  56. - Bước 2: Kiểm tra việc đánh nhãn trên dây nhảy quang, nếu nhãn bị mờ, hoặc chưa có, hoặc đánh sai thì đánh lại nhãn. - Bước 3: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị 3.2.1 Kiểm tra công suất phát, thu thực tế của các card quang * Mục đích - Đảm bảo card quang duy trì được các chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn vốn có: công suất phát, độ nhạy thu - Đo được công suất thu thực tế của card quang * Công tác chuẩn bị - Máy đo công suất quang - Dây nhảy quang các loại * Hƣớng dẫn thực hiện 3.2.4.1. Kiểm tra công suất phát quang - Bước 1: Kiểm tra xem card quang làm việc ở bước sóng nào (thông thường card quang làm việc ở bước sóng 1310 nm hoặc 1550 nm), điều chỉnh máy đo công suất quang về bước sóng đó, đặt đơn vị đo là dBm. - Bước 2: Lấy 1 sợi dây nhảy quang đảm bảo chất lượng (đã qua kiểm tra), 1 đầu cắm vào cổng phát (Tx) của card quang, 1 đầu cắm vào máy đo công suất quang - Bước 3: Ghi lại công suất thu trên máy đo. Chú ý: yêu cầu HĐH truyền dẫn đặt chế độ ALS on cho card để card luôn phát tín hiệu quang. Nếu giá trị đo được sai khác dưới 1 dB so với giá trị lý thuyết thì đạt yêu cầu, nếu sai khác trên 1 dB thì tùy vào điều kiện cụ thể mà trực HĐH truyền dẫn sẽ quyết định tiếp tục sử dụng hay thay thế card mới - Bước 4: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị 3.2.4.2. Kiểm tra công suất thu thực tế của card quang - Bước 1: Rút dây nhảy quang đang cắm vào cổng thu (Rx) của card quang - Bước 2: Cắm đầu dây nhảy quang đó vào máy đo công suất quang để đo. Chú ý đặt bước sóng đo giống như bước sóng phát của card quang đối diện (card đang kết nối với card đang đo), đơn vị đo là dBm. - Bước 3: Ghi lại giá trị đo được, so sánh với chỉ tiêu kỹ thuật của card. Nếu giá trị đo được thấp hơn ngưỡng Overload của card từ 5 dB trở lên và lớn hơn độ nhạy thu của card từ 3 dB trở lên là đạt yêu cầu (Sensitivity + 3 ≤ P (dBm) ≤ Overload – 5). Nếu nằm ngoài dải này thì tùy điều kiện thực thế có thể sửa ngay hoặc ghi lại để sửa sau. - Bước 4: Ghi nội dung vào sổ theo dõi bảo quản, bảo dưỡng thiết bị 4. Quy định và hƣớng dẫn công tác tuần tra bảo vệ tuyến cáp quang. 4.1 Quy định tuần tra bảo vệ tuyến cáp quang: (Trích dẫn tại Quyết định số 2695/QĐ-VTNet-TD về việc ban hành QĐ.02.TD.04). Điều 4: Phạm vi tuần tra bảo vệ tuyến cáp - Tất cả các tuyến cáp quang trên địa bàn các tỉnh/Tp đều phải được tuần tra, bảo vệ thường xuyên và liên tục. - Các tuyến cáp mới triển khai sau khi đưa vào khai thác sử dụng, yêu cầu trong vòng 1 tuần phải đưa vào kế hoạch và tổ chức tuần tra, bảo vệ. Điều 5: Lập kế hoạch tuần tra bảo vệ tuyến cáp. 52
  57. - Ngày 25 hàng tháng, Chi nhánh Viettel tỉnh/Tp (Phòng Điều hành khai thác) phải tổng hợp xong “Báo cáo kết quả công tác tuần tra bảo vệ tuyến cáp”. Nội dung báo cáo gồm 2 phần: đánh giá kết quả thực hiện trong tháng và kế hoạch thực hiện cho tháng tiếp theo. Trong phần Kế hoạch phải nêu rõ số lượng tuyến cáp phải tuần tra, tổ chức lực lượng, phân công giao nhiệm vụ cho các Cụm/Đội kỹ thuật vv (thực hiện theo Hướng dẫn tuần tra bảo vệ tuyến cáp quang BM05/HD.02.TD.17). - Thứ hai hàng tuần, các Cụm/Đội phải lập xong kế hoạch tuần tra, bảo vệ tuyến cáp trên địa bàn Cụm/Đội quản lý. Kế hoạch phải phân công chi tiết nhiệm vụ đến từng cá nhân (thực hiện theo Hướng dẫn tuần tra bảo vệ tuyến cáp quang BM01/HD.02.TD.17). Điều 6: Tần suất tuần tra của mỗi tuyến cáp sẽ tùy theo tình hình thực tế, tuy nhiên phải đảm bảo quy định “Mỗi tuyến cáp đƣợc tuần tra bảo vệ ít nhất 1 lần/tuần và 4 lần/tháng”. Điều 7: Khi tuần tra phát hiện ra tuyến cáp đi qua các công trình, dự án đang thi công có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của tuyến cáp, nhân viên tuần tra cần phải thực hiện: - Thông báo ngay với chủ công trình, dự án đang thi công về lộ trình tuyến cáp và yêu cầu có biện pháp để đảm bảo an toàn (trực tiếp làm việc hoặc gửi công văn). - Gắn các biển cảnh báo tại các vị trí không an toàn - Đề nghị cắt cử người bảo vệ tuyến cáp trong trường hợp cần thiết. - Đề xuất nắn dịch di chuyển tuyến cáp (nếu có thể) Điều 8: Trong các trường hợp đặc biệt như: - Cáp treo bị rơi xuống đường, tuột gông, kẹp, treo, néo vv - Cáp chôn bị lộ ra trên đường. Nhân viên tuần tra phải báo cáo Chỉ huy đơn vị, liên hệ về Cụm/Đội kỹ thuật và tổ chức khắc phục ngay trong ngày như công tác ứng cứu thông tin. Điều 9: Các Chi nhánh Viettel tỉnh/Tp, Cụm/Đội kỹ thuật phải tổ chức bảo quản, củng cố tuyến cáp thường xuyên trong tuần. Các công việc bảo quản, củng cố tuyến cáp gồm có: - Phát quang tuyến cáp chôn/treo - Gia cố lại măng xông tuyến cáp chôn/treo - Gia cố lại cột nghiêng - Căng lại độ chùng tuyến cáp. - Bổ sung thay thế các biển báo. - Các nội dung củng cố bảo trì bảo dưỡng khác. Điều 10: Các Chi nhánh Viettel tỉnh/Tp, các Cụm/Đội kỹ thuật phải làm tốt công tác dân vận với Chính quyền và nhân dân địa phương nơi có tuyến cáp đi qua để tham gia bảo vệ tuyến cáp. Đồng thời phải phối hợp với công an, chính quyền địa phương các cấp xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi phá hoại gây mất an toàn cho tuyến cáp. Điều 11: Giám sát các đơn vị thuê tuần tra bảo vệ các tuyến cáp trên địa bàn tỉnh (nếu có). - Các Chi nhánh Viettel các tỉnh/Tp, Cụm/Đội kỹ thuật chịu trách nhiệm giám sát các đơn vị do Công ty Mạng lưới thuê tuần tra bảo vệ tuyến cáp thuộc địa bàn quản lý (nếu có). 53
  58. - Định kỳ hàng tuần tổ chức thực hiện kiểm tra các đơn vị được thuê tuần tra ít nhất 1 lần. Nếu phát hiện việc tuần tra không nghiêm túc, lập biên bản, thông báo cho Chỉ huy đơn vị được thuê tuần tra và làm văn bản báo về Công ty Mạng lưới Viettel. Điều 12: Ghi chép sổ sách - Nhân viên tuần tra phải ghi chép sổ sách đẩy đủ và tỉ mỉ theo các biểu mẫu (tham khảo Hướng dẫn tuần tra bảo vệ tuyến cáp quang HD.02.TD.17) gồm các nội dung sau: o Ghi sổ nhật ký: BM04/HD.02.TD.17. o Tổng hợp bảo quản củng cố tuyến cáp treo: BM02/HD.02.TD.17 o Tổng hợp bảo quản củng cố tuyến cáp chôn: BM03/HD.02.TD.17 Điều 13: Báo cáo công tác tuần tra bảo vệ - Các Cụm/Đội kỹ thuật phải tổng hợp báo cáo kết quả tuần tra bảo vệ hàng tuần, hàng tháng cho Chi nhánh. - Các Chi nhánh tổng hợp kết quả báo cáo và gửi mail về Công ty Mạng lưới Viettel vào ngày 25 hàng tháng. - Các báo cáo thực hiện theo biểu mẫu: BM05/HD.02.TD.17 - Đầu mối tiếp nhận báo cáo: Phòng Kế hoạch – Công ty Viễn thông Viettel, Phòng Quản lý tỉnh – VTNet, Phòng Truyền dẫn – TTKV1,2,3. 4.2. Hƣớng dẫn tuần tra bảo vệ tuyến cáp quang: (Chi tiết tham khảo HD.02.TD.17). Nội dung chính của hướng dẫn như sau: 4.2.1. Tuần tra bảo vệ tuyến cáp treo Bƣớc 1. Tiếp nhận nhiệm vụ. - Nhân viên tuần tra bảo vệ nhận nhiệm vụ theo kế hoạch tuần do Cụm trưởng phân công. - Yêu cầu NV TTBV khi nhận nhiệm vụ phải nắm được đặc điểm các tuyến cáp cần tuần tra như: hồ sơ tuyến cáp, khoảng cách tuyến, loại cáp, các vị trí măng xông, lộ trình tuyến (tuyến đi theo đường nào, lộ cột gì, loại cột), các vị trí vượt đường, băng qua suối, vượt sông, các vị trí qua cầu Bƣớc 2. Công tác chuẩn bị. - Chuẩn bị phương tiện di chuyển gồm: xe đạp, xe máy hoặc đi bộ. - Chuẩn bị quần áo, giầy dép bảo hộ lao động - Chuẩn bị công dụng cụ tuần tra như: sổ sách, bút, túi đựng đồ: kìm, tuốc nơ vít, cờ lê, mỏ lết, dây thép, lạt buộc, dao phát vv Bƣớc 3. Thực hiện tuần tra bảo vệ * Kiểm tra độ căng chùng các khoảng vƣợt của tuyến cáp. Để kiểm tra độ chùng của cáp ta có thể thông qua việc quan sát bằng mắt thường: so sánh vị trí chùng nhất của khoảng vượt tuyến cáp với bảng 1 và bảng 2 dưới đây: - Đối với cáp quang treo số 8: đảm bảo độ chùng tuân theo bảng 1 (áp dụng ở nhiệt độ 30°C): Bảng 1: Độ chùng yêu cầu của tuyến cáp quang treo số 8 Khoảng cột 40m 50m 60m 70m 80m Độ chùng 0,44m 0,54m 0,60m 0,64m 0,68m (30°C) 54
  59. - Đối với cáp quang treo ADSS: đảm bảo độ chùng tuân theo bảng 2 (áp dụng ở nhiệt độ 30°C): Bảng 2: Độ chùng yêu cầu của tuyến cáp quang treo ADSS Khoảng cột 50m 100m 150m 200m 250m Độ chùng 0,22m 0,36m 0,56m 0,70m 0,88m (30°C) * Kiểm tra độ cao an toàn của tuyến cáp. - Tuyến cáp treo vượt qua các công trình kiến trúc phải đảm bảo được độ cao tối thiểu (tính từ vị trí thấp nhất của cáp) theo bảng 3: Bảng 3: Độ cao yêu cầu của tuyến cáp vượt các loại kiến trúc STT Loại kiến trúc khác nhau K/C tối thiểu ( m) 1 Vượt đường ô tô có xe cần trục qua 5,5m 2 Vượt đường ô tô không có xe cần trục qua 4,5m 3 Dọc đường ô tô 3,5m 4 Vượt đường sắt trong ga (tính đến mặt đường ray) 7,5m 5 Vượt nóc nhà và các kiến trúc cố định 1m - Tuyến cáp treo ADSS treo trên cột điện lực phải đảm bảo khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất cho phép giữa cáp quang với dây dẫn điện không nhỏ hơn giới hạn theo bảng 4: Bảng 4: Khoảng cách an toàn tuyến cáp ADSS với các đường dây điện lực STT Loại đƣờng dây điện lực Khoảng cách tối thiểu (m) 1 Đường dây 220kV 2,5m 2 Đường dây 110kV 1,5m 3 Đường dây 35kV 0,7m 4 Đường dây 10kV và 6kV 0,6m 5 Đường dây 0,4kV 0,4m - Tuyến cáp treo số 8 treo trên cột điện lực phải đảm bảo khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất cho phép giữa cáp quang với dây dẫn điện không nhỏ hơn giới hạn theo bảng 5: Bảng 5: Khoảng cách an toàn tuyến cáp số 8 với các đường dây điện lực STT Loại đƣờng dây điện lực Khoảng cách tối thiểu (m) 1 Đường dây 220kV 10m 2 Đường dây 110kV 7m 3 Đường dây 35kV 5m 4 Đường dây 10kV và 6kV 3m 5 Đường dây 0,4kV 1,25m * Kiểm tra cột, măng xông, gông kẹp, treo, néo cáp, bộ chống xoắn cáp. - Kiểm tra độ an toàn cột (cột trồng của Viettel, cột trao đổi với EVN, VNPT) bằng trực quan: đảm bảo cột vững chắc, không bị nghiêng, đảm bảo cột không có nguy cơ gãy, đổ ảnh hưởng đến tính an toàn tuyến cáp. 55
  60. - Kiểm tra độ an toàn của các măng xông: đảm bảo măng xông được cuộn gọn gàng, bó chắc chắn và đúng kỹ thuật đảm bảo không bị nước vào trong măng xông. - Kiểm tra tính chắc chắn, thẩm mỹ của gông, kẹp đối với các tuyến cáp treo số 8: đảm bảo gông không bị lệch, kẹp chắc chắn, không bị tuột khỏi cáp. - Kiểm tra tính chắc chắn, thẩm mỹ của các bộ gông, bộ néo, bộ treo đối với cáp ADSS: đảm bảo gông, treo, néo không bị lệch. - Đối với các tuyến cáp ADSS treo các khoảng vượt ≥ 200m thì yêu cầu NV TTBV phải kiểm tra bộ chống xoắn: đảm bảo mỗi bộ treo, néo có đủ 2 bộ chống xoắn. * Kiểm tra biển báo, việc phát quang tuyến cáp. - Kiểm tra phát quang của tuyến cáp: đảm bảo cây cối, các vật kiến trúc không bám, phủ lên tuyến cáp. - Biển báo cáp phải chắc chắn, được sơn rõ ràng, đảm bảo các vị trí tuyến cáp vượt đường phải có biển báo. Bƣớc 4: Bảo quản, củng cố tuyến cáp. * Căng chỉnh độ chùng tuyến cáp: - Khi độ chùng tuyến cáp số 8 và cáp ADSS vượt quá chỉ tiêu kỹ thuật trong Bảng 1 và 2 thì tiến hành căng lại cáp như sau: o Căng chỉnh cáp số 8: có thể sử dụng tời cáp, một đầu của tời được cố định vào cột treo cáp, đầu còn lại phần bàn kẹp của tời bắt chặt vào dây giường của cáp, sau khi bắt chặt thì nới lỏng thanh kẹp cáp, tiến hành tời từ từ cho đến khi đạt yêu cầu về độ chùng của cáp, vít lại thanh kẹp cáp ở vị trí mới sao cho tuyến cáp giữ được độ căng. o Căng chỉnh cáp treo ADSS: phải sử dụng néo để tiến hành căng cáp, sau khi cố định tời hoặc kìm (mụp) với cáp và cột, tiến hành nới lỏng ở những cột sử dụng treo, sau khi kéo căng cáp lần lượt cố định treo và néo cáp để cố định cáp ở vị trí vừa kéo căng. * Nâng, hạ độ cao tuyến cáp - Nâng độ cao tuyến cáp: khi độ cao tuyến cáp vượt các loại kiến trúc không đạt theo bảng 3 thì tiến hành nâng độ cao tuyến cáp nếu có thể, chú ý phải đảm bảo khoảng cách an toàn so với các đường dây dẫn điện của đoạn tuyến cáp sau khi nâng theo bảng 4, bảng 5. Trước tiên tiến hành tháo gông, kẹp, bộ treo, bộ néo đoạn tuyến cần nâng độ cao. Tiến hành lắp gông lên vị trí mới, rồi căng chỉnh lại tuyến cáp. - Hạ độ cao tuyến cáp: khi khoảng cách an toàn tuyến cáp so với các đường dây dẫn điện vượt quá quy định theo bảng 4, bảng 5 thì tiến hành hạ độ cao tuyến cáp. * Chỉnh lại phụ kiện: gông, kẹp, bộ treo, bộ néo. Việc tiến hành chỉnh phụ kiện đối với gông, bộ néo thì cũng cần phải hạ đoạn cáp xuống sau đó lắp lại gông, néo, căng chỉnh lại đoạn cáp. * Phát quang tuyến cáp, thay biển báo cáp, cố định lại măng xông - NV TTBV phải thực hiện phát quang các tuyến cáp khi có cây cối che, phủ tuyến cáp, trong quá trình thực hiện phát cây đặc biệt chú ý đảm bảo an toàn cho cáp, tránh yếu tố chủ quan gây gãy, dập, đứt cáp. - Tiến hành thay các biển báo đã bị han rỉ, mờ sơn, bổ sung các biển báo cho các vị trí vượt đường, qua khu công nghiệp (nếu không có) vv 56
  61. - NV TTBV phải thực hiện ngay việc treo lại măng xông tuyến cáp khi có hiện tượng măng xông bị tuột ra khỏi gông C1, bị tuột khỏi cuộn cáp, treo không chắc chắn. Yêu cầu NV TTBV phải treo măng xông đảm bảo phần đầu và phần cổ măng xông được cố định chắc chắn vào bó cáp, vị trí măng xông được cố định nằm ngang phía trên cuộn cáp, vuông góc với thân cột đảm bảo nước mưa không thể thấm được vào măng xông. * Củng cố lại cột nghiêng. - Đối với cột trao đổi với đối tác ngoài như EVN, VNPT khi phát hiện cột nghiêng cần thông báo cho các đơn vị bạn kịp thời củng cố, trường hợp cột có nguy cơ bị đổ, NV TTBV phải liên hệ báo với Cụm để có người trực bảo vệ và sẵn sàng ứng cứu thông tin. - Đối với cột trồng của Viettel: khi phát hiện cột nghiêng có nguy cơ bị đổ NV TTBV phải báo cáo Cụm để cử lực lượng phối hợp xử lý, vận dụng linh hoạt các biện pháp để đảm bảo an toàn cho tuyến cáp như: cáp ra khỏi cột đảm bảo trường hợp xấu nhất cột đổ tuyến cáp vẫn an toàn, sau đó chống đỡ tạm thời cột bằng thang, cột gỗ, thực hiện gia cố bằng cách trồng lại cột, néo cột, trồng cột mới, đối với các vị trí địa thế yếu có thể trồng cột đôi Bƣớc 5: Ghi nhật ký – Tổng hợp báo cáo kết quả. - NV TTBV phải ghi chép sổ sách thật chi tiết, đầy đủ: o Ghi nhật ký: BM04/HD.02.TD.17. o Tổng hợp bảo quản củng cố tuyến cáp treo: BM02/HD.02.TD.17 - Báo cáo kết quả Tuần tra bảo vệ theo mẫu biểu BM05/HD.02.TD.17 o Hàng tuần Cụm Kỹ thuật phải báo cáo về cho Chi nhánh. o Hàng tháng Chi nhánh báo cáo về TTKV- VTNet Thời gian và đấu mối báo cáo xem “Quy định về công tác Tuần tra bảo vệ tuyến cáp QĐ.02.TD.04”. Bƣớc 6: Rút kinh nghiệm - Tổ chức rút kinh nghiệm (nếu cần thiết) 4.2.2 Tuần tra bảo vệ tuyến cáp chôn Bƣớc 1: Tiếp nhận nhiệm vụ. Tương tự Bước 1 mục 4.2.1 (TTBV tuyến cáp treo) Bƣớc 2: Công tác chuẩn bị. Tương tự Bước 2 mục 4.2.1 (TTBV tuyến cáp treo) Bƣớc 3: Thực hiện tuần tra bảo vệ * Kiểm tra việc phát quang tuyến cáp. Đảm bảo dọc theo tuyến cáp chôn, tuyến cáp cống bể phải được phát quang, không để cây cối mọc dọc tuyến cáp che các cột mốc, bể cáp gây khó khăn cho công tác tuần tra bảo vệ, khai thác tuyến cáp. * Kiểm tra các bể cáp, các cột mốc dọc tuyến. - Kiểm tra các tấm đan của bể cáp, thành bể phải lành lặn, không sứt mẻ, không bị vỡ, bong tróc, bể cáp không bị ngập nước, cáp trong bể phải được cuộn gọn gàng, vị trí đặt măng xông phải khô ráo, chắc chắn không bị ngập nước. - Kiểm tra số lượng các cột mốc tuyến, đảm bảo cột mốc sạch sẽ, không bị che lấp, không bị gãy, đổ, sơn cột mốc phải rõ ràng, không bị mờ. * Kiểm tra rãnh cáp dọc tuyến. 57
  62. - Đảm bảo rãnh cáp dọc tuyến không bị sụt, lún, bị thiếu đất. Rãnh cáp dọc tuyến không bị tác động, ảnh hưởng từ các công trình xây dựng đang thi công khác. - Các vị trí qua cầu đảm bảo ống sắt luồn cáp không bị han rỉ, biến dạng, các vị trí khớp nối ống, đai đỡ ống chắc chắn không bị hở. - Các vị trí đổ bê tông phủ ống sắt, phủ ống hai mảnh, phủ ống PVC Φ110 đảm bảo bê tông không bị bong tróc, ống không bị hở lên trên mặt đất. Bƣớc 4: Bảo quản, củng cố tuyến cáp chôn. * Phát quang dọc tuyến cáp: phát quang các cây cối che phủ rãnh cáp dọc tuyến đặc biệt các vị trí cột mốc, bể cáp, đảm bảo thuận lợi trong công tác tuần tra, khai thác tuyến cáp. * Củng cố rãnh cáp dọc tuyến: - Bổ sung phần đất rãnh chôn cáp bị hụt do bị trôi, sụt lún đất. - Sơn lại các ống sắt bị han rỉ, thay thế các đai bảo vệ ống sắt luồn cáp bị hư hỏng. - Đổ bê tông phủ lại các vị trí bê tông bị bong tróc làm hở ống luồn cáp. * Bảo quản bể cáp, măng xông tại bể cáp: - Vá lại các vết bong tróc tại thành bể, các tấm đan của bể cáp, trường hợp tấm đan bị vỡ không vá được cần bổ sung thay thế tấm đan khác. - Trường hợp bể bị ngập nước cần tát hết nước khỏi bể, kiểm tra lại măng xông nếu bị ngập nước cần dốc hết nước ra khỏi măng xông, bịt kín lại các lỗ hổng nước có thể chui vào măng xông bằng silicon hoặc cao su non (chú ý khi tác động vào măng xông phải được sự đồng ý của Hệ điều hành truyền dẫn). - Trường hợp bể cáp bị thấp so với mặt đường cần phải xây nâng cao bể cáp. * Cuộn gọn lại cáp dự trữ trong bể, cố định măng xông tại vị trí cao, đảm bảo măng xông không bị ngập khi nước vào bể. * Bảo quản tuyến cống bể: cần thực hiện thông ống luồn cáp bằng cuộn ghi, đảm bảo ống luồn cáp không bị tắc, đối với các ống luồn cáp chưa sử dụng cần bịt lại tạm thời. * Bảo quản, củng cố các cột mốc cảnh báo: - Sơn lại các cột mốc bị mờ, lau chùi, rửa sạch các cột mốc bị bùn vấy bẩn. - Chôn lại các cột mốc bị đổ, bổ sung các cột mốc cảnh báo tại những nơi giao cắt đường, qua khu đông dân cư, qua các khu công trường đang xây dựng Bƣớc 5: Ghi nhật ký – Tổng hợp báo cáo kết quả. - NV TTBV phải ghi chép sổ sách thật chi tiết, đầy đủ: o Ghi nhật ký: BM04/HD.02.TD.17. o Tổng hợp bảo quản củng cố tuyến cáp chôn: BM03/HD.02.TD.17 - Báo cáo kết quả Tuần tra bảo vệ theo mẫu biểu BM05/HD.02.TD.17 o Hàng tuần Cụm Kỹ thuật phải báo cáo về cho Chi nhánh tỉnh. o Hàng tháng Chi nhánh tỉnh báo cáo về TTKV- VTNet Thời gian và đấu mối báo cáo xem “Quy định về công tác Tuần tra bảo vệ tuyến cáp QĐ.02.TD.04”. Bƣớc 6: Rút kinh nghiệm - Tổ chức rút kinh nghiệm (nếu cần thiết). 58
  63. Tóm tắt chƣơng 3: Chương 3 mô tả các quy trình, quy định, các hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến hàn nối lắp đặt, ứng cứu thông tin, bảo quản, bảo dưỡng các tuyến truyền dẫn quang. Nội dung gồm có: - Hướng dẫn hàn nối cáp quang gồm: Hàn nối măng xông và hàn nối ODF với các loại cáp, măng xông, ODF khác nhau. - Quy trình ứng cứu sự cố cáp quang: Sự cố cáp quang xảy ra sẽ gây gián đoạn thông tin liên lạc. Nắm chắc quy trình ứng cứu sự cố cáp quang sẽ giúp quá trình ƯCTT được thực hiện tốt nhất, đảm bảo thông tin liên lạc. - Quy trình, quy định tác động mạng truyền dẫn: Việc tác động mạng truyền dẫn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các dịch vụ trên mạng, thực hiện sai hoặc sự phối hợp không tốt giữa các bên có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó cần thực hiên nghiêm túc các quy trình, quy định được đề ra. - Hướng dẫn bảo quản, bảo dưỡng tuyến cáp quang, thiết bị truyền dẫn quang. - Quy định và hướng dẫn công tác tuần tra bảo vệ tuyến cáp quang. 59