Tài liệu Hướng dẫn học tập kế toán quản trị - Ts. Lê Đình Trực

pdf 228 trang phuongnguyen 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hướng dẫn học tập kế toán quản trị - Ts. Lê Đình Trực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_hoc_tap_ke_toan_quan_tri_ts_le_dinh_truc.pdf

Nội dung text: Tài liệu Hướng dẫn học tập kế toán quản trị - Ts. Lê Đình Trực

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Biên soạn: TS. LÊ ĐÌNH TRỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2009 0
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 01 BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 07 BÀI 2: SỰ ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ 25 BÀI 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN 43 BÀI 4: QUÁ TRÌNH DỰ TOÁN 74 BÀI 5: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ 98 BÀI 6: ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ QUẢN LÝ 125 BÀI 7: PHÂN TÍCH QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ 157 BÀI 8: ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ 185 TÓM TẮT NỘI DUNG TOÀN BỘ MÔN HỌC 204 BÀI TẬP TỔNG HỢP 205 ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỔNG HỢP 210 1
  3. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MÔN HỌC: Chào các bạn! Kế toán quản trị liên quan đến cách thức nhà quản trị sử dụng thông tin kế toán ra sao trong tổ chức của họ. Các nhà quản trị cần thông tin để thực hiện ba chức năng chủ yếu trong một tổ chức: (1) hoạch định, (2) kiểm soát, và (3) ra quyết định. Mục đích của kế toán quan trị là chỉ ra loại thông tin nào nhà quản trị cần. thông tin đó có được từ đâu, và thông tin đó được các nhà quản trị sư dụng như thế nào khi thực hiện các chức năng hoạch đinh, kiểm soát và ra quyết định. II. MỤC TIÊU: Sau khi hoàn tất môn học này, các bạn có thể: - Lập được dự toán tổng hợp cho một doanh nghiệp. - Xây dựng được giá thành định mức và dự toán linh hoạt làm cơ sớ để kiếm soát chi phí san xuất. - Sử dụng được các công cụ của kế toán quán trị để ra các quyết định liên quan đến đánh giá thành quả của các bộ phận; đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị bộ phận; lựa chọn các phương án kinh doanh xác định giá bán của sản phẩm mới xác định giá trị của các dịch vụ. III. BỐ CỤC TÀI LIỆU: 2
  4. Để đạt được các mục tiêu trên, tài liệu này bao gồm 8 bài: - Bài l: Giới thiệu về kế toán quản trị - Bài 2: Sự ứng xử của chi phí - Bài 3: Phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận - Bài 4: Quá trình dự toán - Bài 5: Phân tích biến động của chi phí - Bài 6: Đánh giá thành quả quản lý - Bài 7: Phân tích quyết định quản lý - Bài 8: Định giá sản phẩm và dịch vụ Ba bài học đầu tiên đóng vai trò là các bài học cơ sở, làm nền tảng cho các bài học sau. Năm bài học còn lại sẽ đề cập đến nội dung chính của môn học kế toán quản trị: hoạch định (Bài 4: Quá trình dự toán), kiểm soát (Bài 5: Phân tích biến động của chi phí) và phân tích quyết định (từ bài 6 đến bài 8). Trong từng bài, có tám phần sau: - Giới thiệu khái quát. - Mục tiêu. Hai phần trên giúp các bạn nghiên cứu một cách hiệu quả hơn. - Hướng dẫn học nội dung cơ bản và các tài liệu tham khảo: Phần này cung cấp cho các bạn các tài liệu cần đọc liên quan đến các dữ liệu trong bài. - Những khái niệm cơ bản trong bài và cách học từng phần của bài: Phần này tóm tắt những điểm chủ yếu của bài. 3
  5. - Một số điểm cần lưu ý khi học: Phần này giúp các bạn nắm được những vấn đề cốt lõi của bài. - Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ: Phần này giúp các bạn nhìn lại khái quát toàn bộ nội dung của bài . - Bài tập: Phần này cung cấp các bài tập được yêu cầu thực hiện trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học. - Đáp án: Phần này giúp các bạn đối chiếu kết quả thực hiện các bài tập. IV. HƯỚNG DẪN KHÁI QUÁT CÁCH HỌC MÔN HỌC: Thông tin kê toán quản trị chỉ có giá trị khi nó thích hợp và kịp thời cho việc ra quyết định. Do đó, cách tiếp cận môn học này bao gồm hai bước: (l) học các kỹ thuật cơ bản của kế toán quản trị và (2) suy nghĩ cách thức sử dụng thông tin đạt được cho việc ra quyết định. Tài liệu này có thể được sử dụng trong quá trình tiếp cận môn học này. Khi sử dụng tài liệu này, các bạn nên theo các bước sau: Đọc phần “Giới thiệu khái quát” và “Mục tiêu” của bài học ở tài liệu này để biết được mối quan hệ của nội dung bài với các bài khác và tầm quan trọng của bài học. Đọc phần “Hướng dẫn học nội dung cơ bản và các tài liệu tham khảo” để biết những tài liệu nào – liên quan đến bài học – cần đọc và đọc phần nào trong các tài liệu đó. Đọc phần “Những khái niệm cơ bản trong bài và cách học từng phần của bài” trong tài liệu này đề nắm được những điểm chủ yếu của bài học. Nếu nội dung nào không hiểu. đọc lại các tài liệu tham khảo liên quan để được để cập kỹ hơn. Trong quá trình nghiên cứu các nội 4
  6. dung bài giảng, nếu được yêu cầu thực hiện bài tập nào trong phần “Bài tập” ở cuối bài học, các bạn cần thực hiện ngay để tự kiểm tra kiến thức mình vừa tiếp thu được. Các bạn chỉ nên xem đáp án sau khi đã tự thực hiện bài tập. Bài tập nào thực hiện không chính xác, các bạn cần đọc lại lý thuyết, sau đó tự thực hiện lại các bài tập đó. Đọc phần “Một số điểm cần lưu ý khi học” trong tài liệu này để nắm được những vấn để cốt lõi của bài học. Đọc phần "Tóm lược những vấn đề cần ghi nhớ " trong tài liệu này để củng cố lại các kiến thức đã được đề cập trong bài. Chúc các bạn thành công với tài liệu hướng dẫn học tập. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Tập thể tác giả Bộ môn Kế toán quản trị - Phân tích hoạt động kinh doanh, Khoa Kế toán Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Kế toán quản trị(Tái bản lần thứ tư), NXB. Thống kê, Năm 2006. - Belverd E. Needles, Henry R. Anderson, James C. Caldwell; Principles of Accounting (Fifth Edition): Houghton Mifílin Company; 1993. - Ray H. Garrison, Eric W. Noreen; Managerial Accounting (Tanh Edition); The McGraw-Hill Companies. lúc 2003 . - Charles T. Homgren, Srikant M. Datar, George Foster, Cost Accounting : A Managerial Emphasis (11 thEdition); 5
  7. Prentice - Hall; 2003 . 6
  8. BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT: Chào các bạn! Bài học này sẽ cung cấp cho các bạn các thuật ngữ, các kỹ thuật tính toán cơ bản, các kỹ năng trình bày báo cáo làm nền tảng cho các bài học sau. II. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, các bạn có thể: - Hiểu được kế toán quản trị là gì. - Phân biệt được kế toán quản trị và kế toán tài chính. - Phân biệt cách xác định giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất. - Phân biệt các khoản mục chi phí sản xuất - Xác định giá thành đơn vị sản phẩm - Biết các kỹ năng cơ bản khi lập các báo cáo III. HƯỚNG DẪN HỌC NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 7
  9. Để đạt được các mục tiêu trên, bài này bao gồm các nội dung sau: - Kế toán quản trị là gì ? - So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính. - Doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất. - Các khoản mục chi phí sản xuất. - Tính giá thành đơn vị. - Báo cáo. Các nội dung trên, các bạn có thể tham khảo ở các tài liệu sau: - Tập thể tác giả Bộ môn Kế toán quản trị - Phân tích hoạt động kinh doanh, Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Kê toán _quản trị, ( Tái bản lần thứ tư), NXB. Thống kê, Năm 2006. (Chương 1). - Belverd E. Needles, Henry Ra Anderson, James C. Caldwell; Principles of Accounting (Fifth Edition) ; Houghton Mifftin Company: 1993. (Chapter 21). - Ray H. Garrison, Eric W. Noreen; Managerial Accounting (Tenth Edition); The McGraw-Hill Companies, Inc.2003. (Chapter 1). - Charles T. Horngren, George Foster; Cost Accounting: A Manngerial emphasis (Eleventh Edition), Prentice - Hall, Inc.; 2003. (Chapter l). IV. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG BÀI VÀ CÁCH HỌC TỪNG PHẦN CỦA BÀI: 1. Kế toán quản trị là gì? 8
  10. Phần này giúp các bạn nhận biết một cách khái quát về kế toán quản trị: Một cách khái quát, chúng ta có thể định nghĩa kế toán quản trị như sau: “Kế toán quản trị là một hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin cho các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp đê ra quyết định”. Để nhận thức đầy đủ hơn về kế toán quản trị, chúng ta hãy so sánh kế toán quản trị với kế toán tài chính. 2. So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính: Phần này giúp các bạn phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính ở một số lĩnh vực cơ bản: đối tượng sử dụng thông tin; hệ thống xử lý thông tin; các ràng buộc trong quá trình xử lý thông lin; đơn vị đo lường; trọng điểm để xử lý thông tin; tính thường xuyên của việc báo cáo; và mức độ tin cậy của thông tin. Qua đó, giúp các bạn có thể nhận thức đầy đủ hơn về kế toán quản trị. Những điểm khác nhau cơ bản của kế toán tài chính và kế toán quản trị được chỉ ra ở bảng 1.1 9
  11. Bảng 1.1 So sánh kế toán tài chính và kế toán quản trị Các lĩnh vực so Kế toán tài chính Kế toán quản trị sánh 1. Những người Những cá nhân và tổ Các cấp quản lý nội bộ sử dụng thông tin chức bên ngoài doanh khác nhau chủ yếu nghiệp 2. Các loại hệ Hệ thống ghi sổ kép Không bị hạn chế bởi hệ thống kế toán thống ghi sổ kép; bất kỳ hệ thống nào có ích 3. Các nguyên tắc Tôn trọng các nguyên Không có những chỉ dẫn hạn chế tắc kế toán được thừa hoặc hạn chế; chỉ có nhận chung những tiêu chuẩn có ích 4. Đơn vị đo Giá trị lịch sử Bất kỳ đơn vị đo lường lường giá trị hoặc hiện vật – giờ lao động, giờ máy Nếu thước đo giá trị được sử dụng: chúng có thể là thước đo giá trị lịch sử hoặc tương lai 5. Trọng điểm để Doanh nghiệp như là Các bộ phận khác nhau phân tích một tổng thể của doanh nghiệp 6. Tính thường Định kỳ trên cơ sở đều Bất cứ khi nào được cần xuyên của việc đặn đến; không nhất thiết báo cáo trên cơ sở đều đặn 7. Mức độ đáng Những đòi hỏi mang Nặng tính chủ quan vì tin cậy tính khách quan; có các mục đích kế hoạch, tính chất lịch sử mặc dù các dữ liệu khách quan được sử dụng khi thích hợp; có tính chất tương lai 3. Doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất: Ở phần này, chúng ta sẽ phân biệt doanh nghiệp thương mại và 10
  12. doanh nghiệp sản xuất về mặt kế toán, nhằm làm quen với một số thuật ngữ, làm nền tảng cho các bài học sau. Sơ đồ 1.1 cho thấy các bước để tính giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp thương mại. Giá vốn hàng bán ở doanh nghiệp sản xuất tính toán phức tạp hơn như minh hoạ ở sơ đồ 1.2. Sơ đồ 1.1. Giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp thương mại 11
  13. 4. Các khoản mục chi phí sản xuất: Ở phần này, chúng ta sẽ xác định các khoản mục chi phí sản xuất làm cơ sở cho các bài học sau: - Chi phí vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung. a. Chi phí vật liệu trực tiếp: Vật liệu trực tiếp là những vật liệu trở thành một bộ phận của sản phẩm và có thề được ghi nhận thột cách thuận tiện và kinh tế cho các đơn vị sản phẩm cụ thể. Ví dụ: gỗ trong sản xuất bàn. Vật liệu trực tiếp khi được sử dụng vào sản xuất hình thành nên chi phí vật liệu trực tiếp. Lưu ý các từ thuận tiện và kinh tế ở định nghĩa trên. Trong một số trường hợp, tuy vật liệu trở thành một bộ phận của sản phẩm, nhưng giá tri không đáng kể, thời gian và chi phí để ghi nhận chi phí của nó cho từng đơn vị sản phẩm cụ thê vượt qua lợi ích mang lại. Ví dụ: đinh trong sản xuất đồ gổ; bu-lông trong sản xuất xe hơi Những vật liệu không được ghi nhận một cách thuận tiện và kinh tế cho các đơn vị sản phẩm cụ thể được gọi là vật liệu gián tiếp. Chi phí vật liệu gián tiếp là một bộ phận của chi phí sản xuất chung, được đề cập ở bên dưới. b. Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí sử dụng lao động, cho các công việc được thực hiện trên các sản phẩm cụ thể, có thể được ghi nhận một cách thuận tiện và kinh tế cho đơn vị sản phẩm. Tiền 12
  14. lương của các công nhân trực tiếp vận hành máy móc thiết bi sản xuất sản phẩm là một ví dụ. Chi phí sử dụng lao động ở nước ta, ngoài tiền lương, còn bao gồm các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người lao động: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; và kinh phí công đoàn. Các chi phí nhân công đối với các hoạt động có liên quan dấn sản xuất nhưng không thể được ghi nhận một cách thuận tiện và kinh tế cho một đơn vị sản phẩm được gọi là chi phí nhân công gián tiếp. Ví dụ: chi phí nhân công bảo trì máy móc thiết bị; chi phí nhân viên giám sát sản xuất Chi phí nhân công gián tiếp được ghi nhận như một bộ phận của chi phí sản xuất chung. c. Chi phí sản xuất chung: Chi phí sân xuất chung là tập hợp các chi phí liên quan đến sản xuất nhưng không được ghi nhận một cách thuận tiện và kinh tế trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. và chi phí sản xuất chung khác: khấu hao tài sản cố định dùng vào sản xuất, dịch vụ mua ngoài (điện thoại, intemet ) dùng vào sản xuất Một khoản chi phí sản xuất nào đó được phân loại là chi phí sản xuất chung khi nó không được ghi nhận trực tiếp cho sân phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, tổng chi phí của một sản phẩm rõ ràng Phải bao gồm chi phí sản xuất chung. Bằng cách này hay cách khác, chi phí sản xuất chung phải được nhận diện và phân bổ cho từng sản phẩm hay công việc cụ thể. Các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất sẽ 13
  15. được đề cập ở môn học kế toán chi phí. 5. Tính giá thành đơn vị: Qua phần này, chúng ta sẽ biết giá thành đơn vị sản phẩm là gì; cách xác định ra sao – làm cơ sở cho các bài học sau. Giá thành đơn vị sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một sản phẩm đã hoàn thành. Giá thành đơn vị sản phẩm được xác định bằng cách chia tổng chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho tổng sản phẩm sản xuất. Để tự kiểm tra về tính giá thành đơn vị, các bạn hãy thực hiện bài tập 1.1. 6. Báo cáo: Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ thuật lập một báo cáo giá thành và báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp cho các nhà quản trị nội bộ một doanh nghiệp sản xuất. Qua đó, các bạn sẽ biết một số kỹ thuật tính toán cơ bản: kỹ thuật tính chi phí vật liệu sử dụng; kỹ thuật tính giá thành trong trường hợp có sản phẩm dở dang; kỹ thuật tính giá vốn hàng bán. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu báo cáo giá thành và báo cáo kết quả kinh doanh. Trước tiên, chúng ta hãy bắt đầu với báo cáo giá thành. a. Báo cáo giá thành: Báo cáo giá thành cung cấp cho các nhà quán trị thông tin về giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Thông qua báo cáo giá thành, 14
  16. nhà quản trị còn biết được dòng chi phí diễn ra ra sao từ khi vật liệu được mua đến khi tạo ra sản phẩm. Để lập báo cáo giá thành, chúng ta có thể tiến hành theo ba bước như sau: - Bước 1: Xác định chi phí vật liệu sử dụng (CPVLTT). Trường hợp 1: Không có tồn kho vật liệu. Chi phí vật liệu sử dụng = Giá trị vật liệu mua Trường hợp 2: Có tồn kho vật liệu. Chi phí Giá trị vật Giá trị Giá trị vật vật liệu sử = liệu tồn + vật liệu - liệu tồn dụng kho đầu kỳ mua kho cuối kỳ - Bước 2: Xác định Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ bao gồm: • Chi phí vật liệu trực tiếp (kết quả của bước 1 ) • Chi phí nhân công trực tiếp. • Chi phí sản xuất chung. Số lượng và tên gọi các khoản mục chi phí sản xuất chung phụ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. 15
  17. - Bước 3: Xác định Tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. Trường hợp 1: Không có sản phẩm dở dang. Tổng giá thành sản Tổng chi phí sản xuất = phẩm sản xuất trong kỳ phát sinh trong kỳ Trường hợp 2: Có sản phẩm dở dang. Tổng giá Chi phí SX Chi phí SX Chi phí SX thành sản của sản của sản = + phát sinh - phẩm SX phẩm dỡ phẩm dỡ trong kỳ trong kỳ dang đầu kỳ dang cuối kỳ Bảng 1 .2 minh họa một báo cáo giá thành. Để tự kiểm tra nhận thức của các bạn về các bước trên các bạn hãy thực hiện các bài tập 1.2, 1.3, 1.4. b. Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh được đề cập là báo cáo nhằm cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh cho các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chúng ta cần phân biệt báo cán kết quả.kinh doanh, cung cấp cho các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp với báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp cho bên ngoài. Xem bảng 1.3, minh họa một báo cáo kết quả kinh doanh phục 16
  18. vụ quản trị doanh nghiệp. Các bạn có nhận xét gì về thông tin “giá vốn hàng bán”; “chi phí bán hàng"; “chi phí quản lý doanh nghiệp " được trình bày trên báo cáo? Các thông tin trên được trình bày chi tiết hơn so với báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp cho các đối tượng bên ngoài đã được đề cập ở môn học kế toán tài chính. Bảng 1.2. Báo cáo giá thành Công ty W Bảo cáo giá thành Năm XI Vật liệu sử dụng Vật liệu tồn kho ngày 01/01/xl 17500 ngđ Vật liệu mua 142600 Vật liệu sẵn sàng sử dụng 160100 ngđ Trừ vật liệu lớn kho ngày 31/12/x 1 20400 Chi phí vật liệu sử dụng 139700 ngđ Chi phí nhân công trực tiếp 199000 Chi phí sản xuất chung Chi phí nhân công gián tiếp 46400 ngđ Năng lượng 25200 Khấu hao máy móc thiết bị 14800 Khấu hao nhà xưởng 16200 Công cụ, dụng cụ 2700 Bảo hiểm phân xưởng 1600 Chi phí Giám sát sản xuất 37900 Chi phí sản xuất chung khác 11400 Tổng chi phí sản xuất chung 156200 Tổng chi phí sản xuất 494900 ngđ Cộng Chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang ngày 01/01/x1 21200 17
  19. Tổng chi phí dở dang đầu năm và phát sinh trong năm 516100 ngđ Trừ Chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang ngày 31/12/x1 23500 Giá thành sản phẩm 492600 ngđ - Cách xác định giá vốn hàng bán: Trường hợp 1: Không có tồn kho thành phẩm. Giá vốn hàng bán = Tổng giá thành sản phẩm sản xuất Trường hợp 2: Có tồn kho thành phẩm. Giá vốn thành Tổng giá thành Giá vốn thành Giá vốn = phẩm tồn kho + sản phẩm SX - phẩm tồn kho bán hàng đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ - Trình bày chi tiết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Số lượng và tên gọi các khoản mục chi phí phụ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Bảng 1.3. Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty W Báo cáo kết quá kinh doanh Năm XL 18
  20. Doanh thu thuần 750000 ngđ Giá vốn hàng bán Tồn kho thành phẩm ngây 01/01/xl 70 000 ngđ Giá thành sản phẩm nhập kho trong năm 492600 Tổng cộng giá vốn của thành phẩm sẵn sàng để bán 562600 ngđ Trừ Thành phẩm tồn kho ngày 31/12/xl 76500 Giá vốn hàng bán 486100 Lợi nhuận gộp 263900 ngđ Chi phí hoạt động Chi phí bán hàng Tiền lương và hoa hồng 46 500 ngđ Quảng cáo 19 500 Chi phí bán hàng khác 7.400 Tổng cộng chi phí bán hàng 73400 ngđ Chi phí quản lý doanh nghiệp Tiến lương quản lý 65.000 ngđ Chi phí quản lý khác 83 300 Tổng cộng chi phí quản lý doanh nghiệp 148 300 Tổng cộng chi phí hoạt động 221700 ngđ Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 42200 Trừ chi phí lãi vay 4600 Lợi nhuận trước thuế 37600 ngđ Trừ thuê thu nhập doanh nghiệp 11548 Lợi nhuận thuần 26052 ngđ Để tự kiểm tra nhận thức của các bạn về cách xác định giá vốn hàng bán, các bạn hãy thực hiện bài tập 1.5. V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC: 19
  21. Các bạn cần đặc biệt lưu ý các kỹ thuật tính toán chi phí vật liệu sử dụng, giá thành sản phẩm sản xuất, giá vốn hàng bán. Các kiến thức đó là nền tảng cho các bài học sau. VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ: Như vậy là chúng ta sắp kết thúc bài học này. Trước khi kết thúc bài học, các bạn lưu ý một số nội dung cốt lõi của bài học này trong quá trình ôn tập: - Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính. - Phương pháp tính chi phí vật liệu sử dụng. - Phương pháp tính tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ. - Phương pháp tính giá vốn hàng bán trong kỳ. 20
  22. BÀI TẬP Bài 1: Tính giá thành đơn vị Công ty X đã sản xuất 5.500sp cho đơn đặt hàng A. Tổng chi phí vật liệu trực tiếp của đơn đặt hàng A là 51.700ngđ. Mỗi sản phẩm cần 0,6 giờ lao động trực tiếp với chi phí nhân công trực tiếp là 8,9ngđ/giờ. Tổng chi phí sản xuất chung của đơn đặt hàng A là 53.845ngđ. Giá thành đơn vị sản phẩm của đơn đặt hàng A là bao nhiêu? a. 14,74ngđ/sp b. 24.53ngđ/sp c. 19,19ngđ/sp d. 28,09ngđ/sp Bài 2: Xác định chi phí vật liệu trực tiếp được sử dụng Đầu tháng, giá trị vật liệu tồn kho là 32.000ngđ. Trong tháng, đã mua 276.000ngđ vật liệu. Cuối tháng, giá trị vật liệu tồn kho là 28.000ngđ. Chi phí vật liệu sử dụng trong tháng là: a. 276.000ngđ b. 272.000ngđ c. 280.000ngđ d. 2.000ngđ Bài 3: Xác định tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng chi phí vật liệu trực tiếp sử dụng trong tháng 280.000ngđ. Trong tháng, chi phí nhân công trực tiếp là 375.000ngđ và chi phí sản 21
  23. xuất chung là 180.000ngđ. Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong tháng là bao nhiêu? a. 555.000ngđ b. 835.000ngđ c. 655.000ngđ d. Không xác định được Bài 4: Xác định tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng Chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang đầu tháng là 125.000ngđ. Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng là 835.000ngđ. Chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối tháng là 200.000ngđ. Tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng là bao nhiêu? a. l.160.000ngđ b. 910.000ngđ c. 760.000ngđ d. Không xác định được Bài 5: Xác định giá vốn hàng bán Thành phẩm tồn kho đầu tháng là 130.000ngđ. Tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng là 760.000ngđ. Thành phẩm tồn kho cuối tháng là 150.000ngđ. Giá vốn hàng bán trong tháng là bao nhiêu? a. 20.000ngđ b.740.000ngđ c. 780.000ngđ d.760.000ngđ 22
  24. ĐÁP ÁN Bài 1: b Chi phí vật liệu trực tiếp: (51.700ngđ : 5500sp) = 9,40 ngđ/sp Chi phí nhân công trực tiếp: (0,6giờ/sp x 8.9ngđ/giờ) = 5,34 ngđ/sp Chi phí sản xuất chung: (53.845ngđ : 5.500sp) = 9,79 ngđ/sp Giá thành đơn vị sản phẩm: 24,53 ngđ/sp Bài 2: c Vật liệu tồn kho đầu tháng 32000 ngđ Vật liệu mua trong kỳ 276000 Vật liệu sẵn sàng sử dụng 308000 Vật liệu tồn kho cuối kỳ 28000 Vật liệu sử dụng trong kỳ 280000 Bài 3: b Chi phí vật liệu trực tiếp 280.000 ngđ Chi phí nhân công trvc tiếp 375.000 23
  25. Chi phí sản xuất chúng 180.000 Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 835.000 ngđ Bài 4: c Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng 125.000 ngđ Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 835000 Tổng CPSX dở dang đầu tháng và phát sinh trong tháng 960000 Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng 200000 Tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng 760000 Bài 5: b Thành phẩm tồn kho đầu tháng 130000 ngđ Tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng 760000 Giá vốn thành phẩm sẵn sàng để bán 890000 Thành phẩm tồn kho cuối tháng 150000 Giá vốn hàng bán trong tháng 740000 24
  26. BÀI 2: SỰ ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT: Chào các bạn! Bài học này sẽ đề cập đến một cách phân loại chi phí rất quan trọng trong kế toán quản trị: phân loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động. Hiểu biết về sự ứng xử của chi phí là vấn đề then chốt đê đưa ra các quyết định trong một tổ chức. Nhà quản trị có hiểu biết về sự ứng xử của chi phí sẽ dự đoán tốt hơn chi phí sẽ thay đổi ra sao trong điều kiện hoạt động thay đổi. Ra quyết định mà không hiểu biết các chi phí liên quan - và các chi phí này thay đổi ra sao - có thể dẫn đến tai họa. Để tránh những tai họa ấy, nhà quản trị phải có khả năng dự đoán một cách chính xác chi phí ở những mức.hoạt động khác nhau. Bài học này sẽ giúp các bạn thấy rằng vấn đề mấu chốt để dự đoán chi phí chính xác chính là sự hiểu biết vô sự ứng xử của chi phí. II. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, các bạn có thể: - Giải thích ảnh hưởng của sự thay đổi khối lượng hoạt động đến cả tống biến phí và biến phí đơn vị. 25
  27. - Giải thích ảnh hướng của sự thay đổi khối lượng hoạt động đến cả tổng định phí và định phí đơn vị. - Sử dụng công thức chi phí để dự toán chi phí ở một mức hoạt động mới. - Tách biến phí và tính phí ra hỏi chi phí hỗn hợp bằng phương pháp cao thấp - Tách biến phí và Định phí ra khỏi chi phí hỗn hợp bằng phương pháp đồ thị phân tán. - Tách biến phí và định phí ra khỏi chi phí hỗn hợp bằng phương pháp bình phương bé nhất. - Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo hình sức số dư đảm phí. III. HƯỚNG DẪN HỌC NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Để đạt được các mục tiêu trên, bài này bao gồm các nội dung sau: - Phân loại chi phí theo ứng xử của chi phí . - Tách biến phí và định phí ra khỏi chi phí hỗn hợp. - Báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí. Các nội dung trên, các bạn có thể tham khảo ở các tài liệu: - Tập thể tác giả Bộ môn kế toán quản trị phân tích hoạt động kinh doanh. Khoa Kế toán Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Kế toán quản trị, (T81 bản 26
  28. lần thứ tư), NXB. Thống kê, Năm 2006. (Chương 2). - Belverd E. Needles, Henry R. Anderson, James C. Caldwell; Principles of Accounting (Fifth Edition); Houhton Mifllin Company; 1993 . (Chapter 22) . - Ray H. Garrison, Eric W. Noreen; Managerial Accouting (Tenth edition); The McGraw-Hill Companies, Inc., 2003. (Chapter 5). - Charles.T. Horngren, George Foster; Cost Accounting: Managerial Emphasis (Eleventh Edition); Prentice – Hall, Inc ; 2003. (Chapter 2). IV. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG BÀI VÀ CÁCH HỌC TỪNG PHẦN CỦA BÀI: 1. Phân loại chi phí theo sự ứng xử của chi phí: Phần này giúp các bạn phân biệt các loại chi phí trong mối quan hệ với khối lượng hoạt động. Cụ thể, sau khi tìm hiểu phần này, các bạn có thể phân biệt biên phí, định phí, và chi phí hỗn hợp a. Biến phí: Biến phí - còn được gọi là chi phí biến đổi hay chi phí khả biến - là những chi phí thay đổi theo khôi lượng hoạt động. Khi tiến phí và khối lượng hoạt động có mối quan hệ tuyến tính: - Tổng biến phí biến động theo vùng tỷ lệ với biến động cơ khối lượng hoạt động. - Biến phí tính cho một đơn khối lượng hoạt động, gọi là biến phí đơn vị, không thay đổi. - Biến phí được minh họa ở Đồ thị 2.1. Ở Đồ thị 2.1, y: 27
  29. tổng biến phí, a: biến phí đơn vị, x: khối lượng hoạt động y hí p Y = ax ax Y = Chi 0 x Khối lượng hoạt động b. Định phí: Định Phí - còn được gọi là chi phí cố định hay chi phí bất biến - là những chi phí không hay đổi khi khối lượng hoạt động thay đổi. Do tổng định phí không thay đổi, nên định phí tính cho một đơn vị khối lượng hoạt động, gọi tắt là định phí đơn vị, sẽ tăng khi khối lượng hoạt động giảm và ngược lại. Tuy nhiên, tổng định phí chi không thay đổi trong giới hạn thích hợp của khối lượng hoạt động. Nếu khối lượng hoạt động vượt qua giới hạn thích hợp, tổng định phí sẽ thay đổi. Định phí được biểu diễn ở Đồ thị 2.2. Trong giới hạn của khối lượng hoạt động từ 0 đến xi, định phí y = Ai. Khi khối lượng hoạt động vượt qua x 1, định phí không còn là A1, mà là A2. Định phí y=A2 không đổi trong giới hạn mới từ x1 đến x2. 28
  30. y A4 Y=A4 A3 Y= A3 hí p A2 Chi Y = A2 A1 Y= A1 0 X1 X2 X3 X4 X c. Chi phí hỗn hợ:p Chi phí hỗn hợp là một loại chi phí có cả thành phần biến phí và định phí. Một phần của chi phí thay đổi theo khối lượng hoạt động. Một phần khác không hay đối trong suốt một kỳ. Các yếu tố biến phí và định phí của chi phí hỗn họp có thể được biểu diễn ở công thức chi phí sau: y = ax + A Trong đó: y: chi phí hỗn hợp a: biến phí đơn vị x: khối lượng hoạt động A: định phí Với công thức trên, nhà quản trị có thề dự đoàn chi phí những mức hoạt động khác nhau. 29
  31. Chi phí hỗn hợp dược biểu diễn ở Đồ thi 2.3. Ở Đồ thị 2.3 đường biếu diễn của chi phí hỗn hợp là đường thẳng không đi qua góc toạ độ y = ax + A y hí y = ax + A p Chi y = ax y = A 0 x Khối lượng hoạt động Các bạn hãy tự trắc nghiệm kiến thức của mình về sự ứng xử của chi phí bằng bài tập 2.1. Bài tập này có thể có nhiều câu trả lời chính xác? 2. Tách biến phí và định phí ra khỏi chi phí hỗn hợp: Tách biến phí và định phí ra khỏi chi phí hỗn hợp là một kỹ thuật quan trọng trong kế toán quản trị. Chỉ khi nào tách được biến phí và định phí ra khỏi chi phí hỗn hợp, chúng ta mới có thể tổng hợp toàn bộ biến phí và định phí trong kỳ. phục vụ cho mục đích phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, được đề cập ở bài học sau. Có ba phương pháp để tách biến phí và định phí ra khỏi chi phí hỗn hợp: Phương pháp cao thấp; Phương pháp đồ thị phân tán; và phương pháp bình phương bé nhất. Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng phương pháp. 30
  32. a. Phương pháp cao – thấp: Như minh họa ở Đồ thị 2.3, phương trình biểu diễn chi phí hỗn hợp là y ax + A, với s: biến phí đơn vị, x: khối lượng hoạt động, A: định phí. Để lách biến phí và định phí ra khỏi chi phí hỗn hợp, chúng ta có thể tiến hành như sau: - Xác định biến phí đơn vị (a) trước, từ đó xác định tổng biến phí (ax), rồi xác định định phí (A = y-ax). hoặc: - Xác định định phí (A), từ đó xác định tống biến phí (ax = y-A). Phương pháp cao – thấp được tiến hành theo cách thứ nhất: xác định biến phí đơn vị (a) trước. Từ đó xác định tổng biến phí (ax), rồi xác định Định phí (A = y-ax). Theo phương pháp cao – thấp, để xác định được biến phí đơn vị (a). chúng ta cần phải vẽ được đường biếu diễn của chi phí hỗn hợp lên đồ thị. Như đồ thị 2.3, đường biểu diễn của chi phí hỗn hợp trên đồ thị là đường thẳng không qua gốc tọa độ và cắt trục tung (biểu diễn chi phí hỗn hợp) tại điểm A (định phí). Để vẽ được đường biểu diễn của chi phí hỗn hợp lên đồ thị, chúng ta tiến hành như sau: - Thu thập dữ liệu về chi phí hỗn hợp và khối lượng hoạt động tương ứng qua nhiều kỳ. - Mỗi cặp dữ liệu về chi phí hỗn hợp và khối lượng hoạt 31
  33. tượng ứng từng kỳ là tọa độ của một điểm trên đồ thị. - Đường biểu diễn của chi phí hỗn hợp trên đồ thị chính là đường nối điểm thấp nhất và điểm cao nhất trong các điểm trên. Biến phí đơn vị (a) chính là hệ số gốc (tgα) của đường diễn chi phí hỗn hợp với trục hoành (biểu diễn khối lượng hoạt động). Biến phí đơn vị (a), có thể được tính dựa vào tọa độ của thấp nhất và điểm cao nhất trên đồ thị theo công thức sau: Chênh lệch giữa chi phí cao nhất và thấp nhất Biến phí đơn vị = Chênh lệch giữa khối lượng hoạt động cao nhất và thấp nhất Biến phí đơn vị được sử dụng để ước tính định phí trong chi phí hỗn hợp như sau: Chi phí hỗn hợp ở mức hoạt động cao nhất XXX Trừ: Biến phí trong chi phí hỗn hợp Biến phí đơn vị X Mức hoạt động cao nhất XXX Định Phí trong chi phí hỗn hợp XXX Bây giờ các bạn thử kiểm tra nhận thức của mình về phương pháp cao - thấp bằng cách thực hiện bài tập 2.2. Phương pháp cao – thấp tuy đơn giản, nhưng kém chính xác. Đường nối điểm cao – nhất và thấp nhất có thể không đặc trưng cho tất cả các điểm khi các điểm còn lại không được phân phối đều sang 32
  34. hai bên của mặt phẳng tọa độ được chia bởi đường nối điểm cao nhất và thấp nhất. Nhược điểm trên của phương pháp cao – thấp được minh họa ở Đồ thị 2.4. Để khắc phục nhược điểm trên, chúng ta có thể sử dụng phương pháp đồ thị phân tán. Đồ thị 2.5: Phương pháp cao – thấp y hí p y = ax+A Chi A 0 Khối lượng hoạt động x b. Phương pháp đồ thị phân tán: Theo phương pháp này, đường biểu diễn chi phí hỗn hơn là đường thẳng đi qua ít nhất một điểm và chia đều các điểm còn lại sang hai bên của mặt phẳng tọa độ được chia bởi đường này. Đường biểu diễn trên cắt trục tung tại điểm nào, thì tọa độ của điềm đó chính là định phí. Từ đó chúng ta có thể xác định được tổng biến phí và biến phí đơn vị từ tọa độ của điểm nằm trên đường biểu diễn chi phí hỗn hợp mà chúng ta đã xác định. Phương pháp đồ thị phân tán tuy khắc phục được nhược điểm của phương pháp cao - thấp, nhưng kết quả do phương pháp này mang lại không đồng nhất. do có nhiều đường biểu diễn chi phí hỗn hợp có thể thỏa mãn điều kiện trên. Phương pháp 33
  35. bình phương bé nhất có thể khắc phục nhược điểm trên của phương pháp đồ thị phân tán. Đồ thị 2.5. Phương pháp cao thấp y hí p y = ax+A Chi A 0 Khối lượng hoạt động x c. Phương pháp bình phương bé nhất: Theo phương pháp này đường biểu diễn chi phí hỗn hợp là đường thẳng duy nhất sao cho tổng bình phương chênh lệch của chi phí hỗn hợp thực tế và ước tính là bé nhất. Đồ thị 2.6 minh họa độ lệch của chi phí hỗn hợp thực tế và ước tính 34
  36. Đồ thị 2.6: Phương pháp bình phương y hí p y = ax + A Chi 0 Khối lượng hoạt động x Phương trình của đường thẳng biểu diễn chi phí hỗn hợp có dạng: y =ax+A Trong đó, a: biến phí đơn vị, và A: Định phí, là những đại lượng cần được xác định. Theo lý thuyết thống kê, a và A được xác định từ hệ phải trình: ∑xy = A∑x + a∑x2 ∑y = nA+a∑x Giải hệ phương trình trên, ta có: n (∑xy ) – (∑x) (∑y) a =  (2.1) n(∑x2) – (∑x) (∑x) (∑y) (∑x2) – (∑x)(∑xy) A =  ( 2.2) n(∑x2) – (∑x)(∑x) 35
  37. Sứ dụng dữ liệu bài tập 2. 2. các bạn thử thực hiện theo phương pháp bình phương bé nhất. 3. Báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí: Cách tiếp cận số dư đảm phí để lập báo cáo kết quả kinh doanh nhấn mạnh đến sự ứng xử của chi phí. Trên báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thúc truyền thống chi phí được phân loại theo hoạt động chức năng: Doanh thu XXX Trừ: Giá vốn hàng bán XXX Lợi nhuận gộp XXX Trừ: Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp XXX Lợi nhuận thuần XXX Theo cách tiếp cận số dư đảm phí chi phí được phân loại theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động (sự ứng xử) khi lập báo cáo kết quả kinh doanh. Doanh thu XXX Trừ: Biến phì XXX Số dư đảm phí XXX 36
  38. Trừ: Định Phí XXX Lợi nhuận thuần XXX Lưu ý rằng số dư đảm phí được xác định bằng cách trừ biến phí khỏi doanh thu. Cách tiếp cận số dư đảm phí rất có ích cho các nhà quản trị dễ báo cáo nội bộ vì nó nhấn mạnh đến sự ứng xử của chi phí. Như các bạn sẽ thấy ở các bài học sau, cách tiếp cận này rất vì quan trọng trong việc hoạch định, kiểm soát các hoạt động, và đánh giá thành quả. Tuy nhiên. đối với các báo cáo cung cấp cho bên ngoài. Hình thức truyền thống nhấn mạnh đến chi phí theo chức năng phải được sử dụng. V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC: Các bạn hãy tập trung thời gian cho mục “2.2. Tách biến Phí và định phí ra khỏi chi phí hỗn hợp”. Chú ý đặc biệt đến cách thức thiết lập công thức chi phí và cách thức sử dụng công thức chi phí đế dự đoán chi phí tương lai ở các mức độ hoạt động khác nhau. Hãy ghi nhớ các yếu tố của phương trình y = ax + A. Các bạn cần hiểu phương trình này để thực hiện hầu hết các bài tập ở cuối bài học, một hình thức mới của báo cáo kết quả kinh doanh được giới thiệu tập trung vào sự ứng xử của chi phí . Hãy ghi nhớ hình thức báo cáo này, các bạn sẽ sử dụng nó ở các bài học sau. 37
  39. VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ: Khả năng dự đoán chi phí sẽ phản ứng ra sao khi mức đó hoạt động thay đổi có ý nghĩa quan trọng trong việc ra quyết định và các chức năng quản lý khác. Ba loại chi phí đã được đã cập - biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Chi phí hỗn hợp bao gồm các yếu tố biến phí và định phí . Có ba phương pháp để tách biến phí và định phí ra khỏi chi phí hỗn hợp dựa trên các dữ liệu về chi phí hỗn hợp và khối lượng hoạt động quá khứ: phương pháp cao – thấp, phương pháp đồ thị phân tán và phương pháp bình phương bé nhất. Phương pháp cao thấp là phương pháp đơn giản nhất trong ba phương pháp vả có thể cho kết quả ước tính biến phí và định phí rất nhanh chóng, nhưng kém chính xác do chỉ dựa vào hai điểm dữ liệu. Phương pháp bình phương bé nhất nên được sử dụng đê thiết lập công thức chi phí, mặc dù phương pháp đồ thị phân tán cũng cho kết quả tốt. Các nhà quản trị sử dụng chi phí được phân loại theo sự ứng xử như là một căn cứ cho nhiều quyết định. Để thuận tiện cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định, bảo cáo kết quả kinh doanh được lập theo hình thức số dư đảm phí. Hình thức số dự đảm phí phân loại chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh theo sự ứng xử (nghĩa là theo biến phí vả định phí) chứ không phải theo các chức năng sản xuất bán hàng và quản lý doanh nghiệp. 38
  40. BÀI TẬP Bài 1: Sự ứng xử của chi phí Câu nào trong các câu sau về sự ưng xử của chi phí là đúng? a. Định phí đơn vị thay đổi theo khối lượng hoạt động. b. Biến phí đơn vị không thay đổi theo khối lượng hoạt động. c. Tống định phí không thay đổi trong giới hạn thích hợp của khối lượng hoạt động. d. Tổng biến phí không thay đổi theo khối lượng hoạt động. Bài 2: Phương pháp cao – thấp Chi phí điện và số giờ máy tương ứng trong 6 tháng cuối năm trước như sau: Tháng Chi phí điện (ngđ) Số giờ máy Bảy 60000 6000 Tám 53000 5000 Chín 49500 4500 Mười 46000 4000 Mười một 42500 3500 39
  41. Mười hai 39000 3000 Tổng cộng: 290000 26000 a. Biến phí mỗi giờ máy là bao nhiêu? b. Tổng định phí điện hàng tháng là bao nhiêu? c. Trình bày công thức chi phí đối với chi phí điện? 40
  42. ĐÁP ÁN Bài 1: a,b,c Câu d không chính xác vì tổng biến phí tăng khi mức hoạt động tăng và giảm khi mức hoạt động giảm. Bài 2: a. Biến phí mỗi giờ máy: Chi phí điện Số giờ máy Cao nhất 60.000 ngđ 6.000 giờ Thấp nhất 39.000 3.000 Chênh lệch 21.000 ngđ 3.000 giờ Chênh lệch phí 21000 ngđ Biến phí đơn vị = ————————— = —————= 7 ngđ /giờ Chênh lệch hoạt động 3000 giờ b. Tổng định phí điện hàng tháng: Chi phí điện ở mức hoạt động cao nhất 60000 ngđ Trừ: Biến phí trong chi phí điện: (7ngđ/g X 6.000g) 42000 Định phí trong chi phí điện 18000 ngđ 41
  43. c. Công thức chi phí đối với chi phí điện: Biến phí mỗi giờ máy 7ngđ/g Định phí điện hàng tháng 18000 ngđ Công thức chi phí đối với chi phí điện Y = 7x +18000 42
  44. BÀI 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT: Chào các bạn! Bài học này đề cập đến kỹ thuật phân tích chi phí – chất lượng – lợi nhuận (CVP (Cost – Volume – Profit). Phân tích CVP là một trong những công cụ mạnh nhất trong điều hành hoạt động của các nhà quản trị. Phân tích CVP giúp các nhà quan trị hiểu được mối quan hệ qua lại giữa chi phí khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận bằng cách nhấn mạnh đến những tác động qua lại của năm yếu tố sau: - Giá bán của sản phẩm. - Số lượng sản phẩm tiêu thụ. - Biến phí đơn vị. - Tổng định phí. - Kết cấu sản phẩm tiêu thụ. Do phân tích CVP giúp các nhà quản trị hiểu được mối quan hệ qua lại của chi phí, khối lượng tiêu thụ và lợi nhuận, phân tích CVP là công cụ quan trọng trong nhiều quyết định kinh doanh, chẳng hạn: nên sản xuất (hoặc tiêu thụ) sản phẩm nào; nên chọn giá bán nào; nên sử dụng chiến lược tiếp thị nào; năng lực sản xuất nên là bao nhiêu 43
  45. Đây là bài học cơ sở, làm nền tảng cho các bài học sau. II. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, các bạn có thể: - Giải thích những thay đổi phạm vi hoạt động ảnh hưởng ra sao đến số dư đảm phí và lợi nhuận. - Sử dụng tỷ lệ số dư đảm phí để tính toán những thay đổi của số dư đảm phí và lợi nhuận khi doanh thu thay đổi. - Chỉ ra ánh hưởng của những thay đổi biến phí, định phí, giá bán và số lượng sản phẩm tiêu thụ đến số dư đảm phí. - Xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn và doanh thu hòa vốn. - Xác định số lượng sản phẩm cần được tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mong muốn. - Tính toán và giải thích ý nghĩa của số dư an toàn. - Tính toán độ lớn đòn bẩy hoạt động và giải thích độ lớn đòn bẩy hoạt động có thể được sử dụng để dự đoán những thay đổi lơi nhuận ra sao. - Tính toán điểm hòa vốn đối với một công ty kinh doanh nhiều sản phẩm và giải thích ảnh hưởng của thay đổi kết cấu hàng bán đến số dư đảm phí và điểm hòa vốn. III. HƯỚNG DẪN HỌC NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Để đạt được các mục tiêu trên, bài này bao gồm các nội dung 44
  46. sau: - Các cơ sở để phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận – CVP). - Phân tích điểm hòa vốn. - Phân rích CVP trong việc lựa chọn kết cấu chi phí. - Xác định hoa hồng bán hàng. - Phân tích kết cấu hàng bán. - Các giả thiết khi phân tích CVP. Các nội dung trên, các bạn có thể tham khảo ở các tài liệu sau: - Tập thể tác giả Bộ môn Kế toán quản trị - Phân tích hoạt động kinh doanh, Khoa Kế toán Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Kế toán quản trị, (Tái bản lần thứ tư). NXB. Thống kê, Năm 2006. (Chương 3) . - Belverd E. Needles, Henry R. Anderson. James C. Caldwell; Principles of Accounting (Fifth Edition): Houghton Mifftin Company; 1993. (Chapter 22) . - Ray H. Garrison, Eric W. Noreen; Managerial Accounting (Tenth Edition); The McGraw-Hill Companies, Inc., 2003. (Chapter 6). - Charles T. Horngren, George Foster; Cost Accounting: A Managerial Emphasis (Eleventh Edition); Prentice - Han, Inc; 2003. (Chapter 3). IV. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG BÀI VÀ CÁCH HỌC TỪNG PHẦN CỦA BÀI: 45
  47. 1. Các cơ sở đế phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP): a. Số dư đảm phí: Số dư đảm phí là khái niệm quan trọng được sử dụng ở bài học này và các bài học sau. Số dư đảm phí là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi biến phí: Doanh thu XXX Trừ: Biến phí XXX Số dư đảm phí XXX Số dư đảm phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán và biến phí đơn vị: Đơn giá bán XXX Trừ: Biến phí đơn vị XXX Số dư đảm phí đơn vị XXX Số dư đám phí bằng số dư đảm phí đơn vị nhân với số lượng sản phẩm tiêu thụ: Số dư đảm phí đơn vị XXX Nhân: Số lượng sản phẩm tiêu thụ XXX Số dư đảm phí XXX Thuật ngữ "Tổng số dư đảm phí " cũng được sử dụng để diển 46
  48. ta số dư đảm phí. Lợi nhuận thuần bằng số dư đảm phí trừ định phí Doanh thu XXX Trừ: Biến phí XXX Số dư đảm phí XXX Trừ: Định phí XXX Lợi nhuận thuần XXX Khi số dư đảm phí bằng định phí, lợi nhuận sẽ bằng 0 => hòa vốn. Mối quan hệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận cung cấp cho các nhà quản trị một công cụ hoạch định mạnh. Các nhà quản trị có thể có thể dự đoán lợi nhuận ở những mức hoạt động khác nhau mà không cần phải lập báo cáo kết quả kinh doanh. Số dư đảm phí phải vượt qua định phí, nếu không sẽ bị lỗ. Khi chưa hòa vốn: mỗi sản phẩm tiêu thụ sẽ giảm lỗ.tương ứng với số dư đảm phí đơn vị. Khi đã hòa vốn cứ bán thêm một sản phẩm lợi nhuận sẽ tăng tương ứng với số dư đảm phí đơn vị. b. Tỷ lệ số dư đảm phí: Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ giữa số dư đảm phí với doanh thu một công cụ rất mạnh khác. Tỷ lệ số dư đảm phí có thể được tính theo hai cách: 47
  49. Số dư đảm phí Tỷ lệ số dư đảm phí = ——————— Doanh thu hoặc: Số dư đảm phí đơn vị Tỷ lệ số dư đảm phí = —————————— Đơn giá bán Tỷ lệ số dư đảm phí được sử dụng để xác định mức chênh lệch của tổng số dư đảm phí khi doanh thu thay đổi. Chênh lệch doanh thu XXX Nhân: Tỷ lệ số dư đảm phí XXX Chênh lệch số dư đảm phí XXX Nếu định phí không thay đổi, bất kỳ khoản tăng (hoặc giảm) số dư đảm phí nào đều làm tăng (hoặc giảm) lợi nhuận tương ứng. Để thực hành việc tính tỷ lệ số dư đảm phí, các bạn hãy thực hiện bài tập 3.1. c. Ứng dụng CVP: Các khái niệm về CVP có thể được sử dụng trong nhiều quyết định hàng ngày của các nhà quản trị. Chúng ta sử dụng dữ liệu ở ví dụ 3.1 để minh họa những ứng dụng của các khái niệm CVP trong việc hoạch định và ra quyết định ra sao. Ví dụ: Báo cáo kết quả kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí (Bảng 3.1). 48
  50. Bảng 3.1 Công ty A Báo cáo kết quả kinh doanh Tháng 6 Năm XI Tổng cộng Đơn vị Doanh thu (500spA) 250.000 ngđ 500 ngđ Trừ Biến phí 150000 300 Số dư đảm phí 100.000 ngđ 200 ngđ Trừ Định phí 80000 Lợi nhuận 20.000 ngđ Thay đổi định phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ: Chúng ta hãy giả sử rằng các nhà quản trị của Công ty A tin rằng có thể gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ từ 500sp lên 540sp nếu chi thêm lo10.000ngđ cho quảng cáo hàng tháng. Theo các bạn, Công ty A có nên thực hiện chiến dịch quảng cáo không? Bảng 3.2 cho thấy ảnh hưởng của đề nghị tăng chi phí quảng cáo Bảng 3.2 CÔNG TY A Báo cáo kết quả kinh doanh Tiêu thụ hiện hành Tiêu thụ dự kiến Chênh lệch% Doanh thu 500 spA 540spA 49
  51. Doanh thu 250000 ngđ 270000 ngđ 20000 ngđ 100% Trừ biến phí 150000 162000 12000 60% Số dư đảm phí 100000 ngđ 108000 ngđ 8000 40% Trừ định phí 80000 90000 10000 Lợi nhuận 20000 ngđ 18000 ngđ (2000) ngđ Như chúng ta thấy, mặc dù doanh thu tăng 20.000ngđ nhưng lợi nhuận lại giảm 2.000ngđ. Thực hiện chiến dịch quảng cáo chắc chắn không phải là ý tưởng hay. Chúng ta có thể giúp nhà quản trị thấy được vấn đề trước khi tiền được chi ra cho quảng cáo. Có hai cách tính ngắn hơn để giải quyết vấn đề. Cách thú nhất như sau: Tổng số dư đảm phí dự kiến: (270000 ngđ x 40% (tỷ lệ số dư đảm phí)) 108000 ngđ - Tổng số dư đảm phí hiện hành (250000 ngđ x 40% (tỷ lệ số dư đảm phí)) 100000 ngđ = Chênh lệch số dư đảm phí 8000 ngđ - Chênh lệch định phí: Tăng chi phí quảng cáo 10000 ngđ = Chênh lệch lợi nhuận (2000) ngđ Do trong trường hợp này chỉ có định phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi, nên chúng ta có cách tính khác gọn hơn như sau: 50
  52. Chênh lệch số dư đảm phí (540sp-500sp) X 200ngđ/sp (số dư đảm phi đơn vị)) 8.000 ngđ - Chênh lệch định phí: Tăng chi phí quảng cáo 10000 = Chênh lệch lợi nhuận (2.000) ngđ Thay đổi biến phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ: Các nhà quản trị Công ty A tin rằng sử dụng vật liệu chất lượng cao hơn sẽ tăng chất lượng sản phẩm từ đó số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng từ 500 sản phẩm lên 580 sản phẩm. Vật liệu chất lượng cao hơn sẽ làm tăng biến phí đơn vị thêm 10 ngđ/sp. Các bạn có đề nghị các nhà quản trị Công ty A sử dụng vật liệu chất lượng cao không? Bảng 3.3 cho thấy ảnh hưởng của đề nghị sử dụng vật liệu chất lượng cao. Bảng 3.3 Công ty A Báo cáo kết quả kinh doanh Tháng 6 Năm X1 Tiêu thụ hiện hành Tiêu thụ dự kiến Chênh lệch 500 spA 580spA Doanh thu 250000 ngđ 290000 ngđ 40000 ngđ Trừ biến phí 150000 179800 29800 51
  53. Số dư đảm phí 100000 ngđ 110200gđ 10200 ngđ Trừ định phí 80000 80000 0 Lợi nhuận 20000 ngđ 30200 ngđ 10200 ngđ Như các bạn thấy, thực hiện đề nghị trên, doanh thu sẽ tăng 40.000 ngđ, biến phí tăng 29.800 ngđ, số dư đảm phí tăng 10.200 ngđ, định phí không đổi, do đó lợi nhuận cũng tăng 10.200 ngđ. Sử dụng vật liệu chất lượng cao là một ý tưởng có lợi. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề bằng cách tính ngắn hơn như sau: Tổng số dư đảm phí dự kiến (580sp x (500ngđ/sp - 300ngđ/sp)) 110.200 ngđ (số dư đảm phi đơn vị) - Tổng số dư đảm phí hiện hành (500sp x 200ngđ/sp (số dư đảm phí đơn vị) 100.000 = Chênh lệch số dư đảm phí 10.200 ngđ Do định phí không đổi, nên số dư đảm phí tăng thêm 10.200ngđ cũng chính là lợi nhuận tăng thêm. Thay đổi định phí, giá bán và số lượng sản phẩm tiêu thụ: Các nhà quản trị của Công ty A tin rằng nếu giảm giá bán 20ngđ/sp, và tăng chi phí quảng cáo 15.000 ngđ mỗi tháng, thì số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng từ 500 sản phẩm lên 600 sản phẩm. Các bạn có ủng hộ phương án này không? Bảng 3.4. cho thấy ảnh hưởng của đề nghị trên đến lợi nhuận. Bảng 3.4 52
  54. Công ty A Báo cáo kết quá kinh doanh Tháng 6 Năm X 1 Tiêu thụ hiện hành Tiêu thụ dự kiến Chênh lệch 500 spA 575spA Doanh thu 250000 ngđ 287500 ngđ 37500 ngđ Trừ biến phí 150000 181125 31125 Số dư đảm phí 100000 ngđ 106000 ngđ 6375 ngđ Trừ định phí 80000 74000 (6000) Lợi nhuận 20000 ngđ 32375 ngđ 12375 ngđ Thực hiện phương án trên, số dư đảm phí sẽ tăng thêm 6.375ngđ, trong khi định phí lại giảm 6.000ngđ, do đó lợi nhuận sẽ tăng thêm 12.375ngđ. Rõ ràng đây là một ý tưởng đáng thực hiện ! Chúng ta có thể tính cách khác: Tổng số dư đảm phí dự kiến (575sp x (500ngđ/sp - 300ngđ/sp + 15ng/sp)) 106375 ngđ (số dư đảm phí đơn vị) - Tổng số dư đảm phí hiện hành (500sp x 200ngđ/sp (số dư đảm phí đơn vị) 100.000 = Chênh lệch số dư đảm phí 6375ngđ - Chênh lệch định phí (6000) = Chênh lệch lợi nhuận 12375 ngđ 53
  55. d. Thay đổi giá bán thông thường: Giả sử Công ty A có cơ hội bán sỉ 150 sản phẩm cho khách hàng B mà không ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán cho các khách hàng khác, cũng không thay đổi bất kỳ khoản định phí nào. Công ty A muốn qua cơ hội này sẽ mang lại lợi nhuận 3.000 ngđ. Giá bán Công ty A sẽ đưa ra cho khách hàng B là bao nhiêu? Giá bán cho khách hàng B được tính như sau: Biến phí đơn vị sản phẩm A 300 ngđ/jsp + Lợi nhuận mong muốn cho một sản phẩm A (300 ngđ ÷ 150 sp) 20 Giá bán đề nghị 320 ngđ/sp Chúng ta có thể kiểm tra lại: Doanh thu tăng thêm (150sp - 320ngđ/sp) 48.000 ngđ - Biến phí tăng thêm (150 sp X 300 ngđ/sp ) 45.000 Số dư đảm phí tăng thêm 3.000 ngđ Với giá bán 320 ngđ/sp – bán 150 sản phẩm cho khách hàng B sẽ mang lại 3.000 ngđ số dư đảm phí, định phí lại không đổi do đó lợi nhuận sẽ tăng thêm 3.000ngđ như mong muốn. Đến đây có lẽ các bạn bắt đầu thấy được sức mạnh tiềm tàng của phân tích CVP! 54
  56. Các bạn hãy lưu ý trong các trường hợp trên, trong quá trình tính toán đã sử dụng hoặc là số dư đảm phí đơn vị hoặc là tỷ lệ số dư đảm phí. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của hai khái niệm này. 2. Phân tích điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn là mức hoạt động mà doanh thu bằng chi phí hay lợi nhuận bằng 0. Phân tích điểm hòa vốn là trường hợp đặc biệt của phân tích CVP: lợi nhuận bằng 0. Chúng ta lần lượt tìm hiểu điểm hòa vốn được xác định bằng các công thức và đồ thị ra sao. a. Xác định điểm hòa vốn: Có ba cách tiếp cận để xác định điểm hòa vốn: Phương pháp phương trình. - Phương pháp số dư đảm phí. - Phương pháp đồ thị. Phương pháp phương trình: Phương pháp phương trình dựa vào biểu thức thể hiện mối quan hệ CVP: Lợi nhuận - (Doanh thu - Biến phí) - Định phí hoặc: Doanh thu - Biến phí + Định phí + Lợi nhuận (3.1 ) 55
  57. Tại điểm hòa vốn, lợi nhuận bằng 0, nên biểu thức (3.l) được viết lại như sau: Doanh thu - Biến phí + Định phí (3.2) Biểu thức (3.2) được gọi là biểu thức hòa vốn. Từ biểu thức hòa vốn, chúng ta có thể tính số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn và doanh thu hòa vốn. Định phí SL sản phẩm tiêu thụ hòa vốn = ——————————————— Đơn giá bán – Biến phí đơn vị Doanh thu hòa vốn = Đơn giá bán x SL sản phẩm tiêu thụ hòa vốn hoặc: Định phí Doanh thu hòa vốn = —————————— Biến phí đơn vị 1 - ———————— Đơn giá bán Phương pháp số dư đảm phí: Theo phương pháp số dư đảm phí, số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn và doanh thu hòa vốn được xác định bằng cách vận dụng các thuật ngừ liên quan đến số dư đảm phí. Chúng ta đã biết : Số dư đảm phí - Định phí = Lợi nhuận (3.3) 56
  58. Tại điểm hòa vốn, lợi nhuận bằng 0, biểu thức (3.3) trở thành: Số dư đảm phí - Định phí = 0 hay Số dư đảm phí = Định phí (3.4) Biểu thức (3.4) có thể viết lại như sau: Số lượng sản Số dư đảm phẩm tiêu thụ x = Định phí (3.5) phí đơn vị hòa vốn Từ biểu thức (3 .5), ta có công thức tính số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn như sau: Định phí Số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn = ———————————— Đơn giá bán - Biến phí đơn vị Biểu thức (3.4) có thể viết lại như sau: Doanh thu hòa vốn x Tỷ lệ số dư đảm phí = Định phí (3.6) Từ biểu thức (3.6), ta có công thức tinh Doanh thu hòa vốn như sau: Định phí Doanh thu hòa vốn = ————————— Tỷ lệ số dư đảm phí Chúng ta dễ dàng nhận thấy, về mặt toán học, kết quả tính toán số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn và doanh thu hòa vốn không thay 57
  59. đổi, dù chúng ta áp dụng phương pháp phương trình hay phương pháp số dư đảm phí. Để tự kiểm tra nhận thức của mình về phương pháp xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn và doanh thu hòa vốn, các bạn hãy tự thực hiện bài tập 3.2 và 3.3. Đồ thị 3.1: Đồ thị hòa vốn 450000 400000 Tổng doanh thu 350000 hi 300000 Tổng chi phí p chi 250000 , 200000 150000 Doanh thu 100000 Định phí 50000 100 200 300 400 500 600 700 800 Số lượng sản phẩm tiêu thụ Phương pháp đồ thị: Xác định bằng các công thức như trên, điểm hòa vốn còn có thể xác định bằng đồ thị. Đồ thị 3.1. Đồ thị hòa vốn Chúng ta đã biết tại điểm hòa vốn, doanh thu bằng chi phí, lợi nhuận bằng không. Chính vì vậy, đường biểu diễn của doanh thu và chi phí - theo số lượng sản phẩm - gặp nhau tại điểm nào trên đồ thị, đó chính là điểm hòa vốn. 58
  60. Từ dữ liệu của Công ty A ở ví dụ 3.1. chúng ta có đồ thị hòa vốn 3.1. 450000 400000 350000 hi 300000 Tổng chi phí Lãi p chi 250000 , 200000 Điểm hòa vốn 150000 Doanh thu 100000 50000 100 200 300 400 500 600 700 800 Số lượng sản phẩm tiêu thụ b. Phân tích lợi nhuận mong muốn: Phân tích lợi nhuận mong muốn được sử dụng khi nhà quản trị bán bao nhiêu sản phẩm để đạt lợi nhuận mong muốn Chúng ta có thể thể sử dụng phương pháp phương trình và phương pháp số dư đảm phí để xác định số lượng sản phẩm cần bán để đạt lợi nhuận mong muốn. Phương pháp phương trình: Từ biểu thức (3.1), số lượng sản phẩm cần bán để đạt lợi nhuận mong muốn được tính theo công thức (3.7): 59
  61. Định phí + Lợi nhuận mong muốn SL sản phẩm cần bán = ——————————————— (3.7) Đơn giá bán – Biến phí đơn vị Phương pháp số dư đảm phí: Biểu thức (3.7) được viết lại như sau: Định phí + Lợi nhuận mong muốn SL sản phẩm cần bán = ——————————————— (3.8) Số dư đảm phí đơn vị Cả hai phương pháp có cùng kết quả! Để thực hành kỹ thuật tính số lượng sản phẩm tiêu thụ để đạt lợi nhuận mong muốn, các bạn hãy thực hiện bài tập 3.4 c. Số dư an toàn: Số dư an toàn là phần vượt qua doanh thu hòa vốn của doanh thu dự toán (hoặc thực tế). Số dư an toàn là số tiền doanh thu có thể giảm trước khi phát sinh lỗ. Công thức tính như sau: Tổng doanh thu dự toán (hoặc thực tế) XXX Trừ: Doanh thu hòa vốn XXX Số dư an toàn XXX Số dư an toàn còn được trình bày dưới hình thức số tỷ lệ % và số lượng sán phẩm tiêu thụ. Số dư an toàn Tỷ lệ số dư an toàn = ——————— Tổng doanh thu 60
  62. Số dư an toàn Số dư an toàn = ——————— (Số lượng) Đơn giá bán Số dư an toàn giúp các nhà quản trị đánh giá mức hoạt động hiện tại cách điểm hòa vốn ra sao. Để thực hành kỹ thuật tính số dư an toàn, các bạn hãy thực hiện bài tập 3.5. 3. Phân tích CVP trong việc lựa chọn kết cấu chi phí: Kết cấu chi phí là quan hệ tương quan giữa biến phí và định phí trong một tổ chức. a. Kết cấu chi phí và sự ổn định của 1ợi nhuận: Kết cấu chi phí ảnh hưởng đến sự ổn định của lợi nhuận ra sao? Công ty nào có tỷ trọng của định phí trong kết cấu chi phí nhỏ hơn, sẽ có tỷ lệ số dư đảm phí thấp hơn. Công ty này sẽ có lợi nhuận ít thay đổi, nhưng lại đánh mất lợi nhuận đáng kể khi doanh thu tăng. Doanh nghiệp nào có định phí nhỏ trong kết cấu chi phí, tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, doanh thu hòa vốn thấp, số dư an toàn cao; thiệt hại số dư đảm phí thấp khi doanh thu giảm: độ an toàn trong kinh doanh cao. b. Đòn bẩy hoạt động: Đòn bẩy hoạt động là thước đo độ nhạy cảm của lợi nhuận khi 61
  63. doanh thu thay đổi. Độ lớn đòn bẩy hoạt động tại một mức doanh thu đã cho được tính như sau: Tỷ lệ biến động của lợi nhuận Độ lớn đòn bẩy hoạt động = ———————————— Tỷ lệ biến động của doanh thu Số dư đảm phí Độ lớn đòn bẩy hoạt động = —————— Lợi nhuận Độ lớn Số dư đảm phí 1 đòn bẩy hoạt động = Lợi nhuận Từ độ lớn đòn bẩy hoạt động, chúng ta có thể tính tỷ lệ biến động của lợi nhuận dựa vào tỷ lệ biến động của doanh thu: Tỷ lệ biến động của doanh thu XXX Nhân: Độ lớn đòn bẩy hoạt động XXX Tỷ lệ biến động của lợi nhuận XXX Các nhà quản trị có thể sử dụng độ lớn đòn bẩy hoạt động để ước tính nhanh ảnh hưởng của biến động doanh thu (%) đến biến động của lợi nhuận (%), mà không cần lập báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết. Độ lớn đòn bẩy hoạt động không phải là một hằng số. Độ lớn đòn bẩy hoạt động càng giảm khi mức hoạt động của công ty càng xa mức hoạt động hòa vốn. Để thực hành về đòn bẩy hoạt động, các bạn hãy thực hiện các bài tập 3.6 và 3.7. 62
  64. 4. Xác định hoa hồng bán hàng: Hoa hồng bán hàng được xác định trên cơ sở nào để vừa có lợi cho nhân viên bán hàng đồng thời lại vừa có lợi cho công ty? Các công ty thường chi trả cho nhân viên bán hàng hoặc là hoa hồng trên doanh thu hoặc là tiền lương cộng thêm khoản hoa hồng bán hàng. Hoa hồng dựa vào doanh thu có phải là một giải pháp tốt? Nhân viên bán hàng sẽ tìm cách gia tăng số lượng sản phẩm bán ra của sản phẩm có giá bán cao, bất kể khả năng sinh lợi của sản phẩm đó. Có giải pháp nào để công ty tránh được mâu thuẫn trên? Thay đổi cơ sở tính hoa hồng trả cho nhân viên bán hàng chính là giải pháp. Thay vì dựa vào doanh thu, chúng ta có thể dựa vào số dư đảm phí để tính hoa hồng cho nhân viên bán hàng. Thậm chí không cân quan tâm đến kết cầu hàng bán ra nhân viên bán hàng sẽ tự động tìm kết cấu sản phẩm bán ra sao cho tối đa hóa số dư đảm phí. Kết quả là bằng việc tối đa hóa lợi ích riêng, nhân viên bán hàng cũng nỗ lực tối đa hóa một cách tự động lợi ích của công ty – giả sử định phí không đổi. 5. Phân tích kết cấu hàng bán: - Thay đổi kết cấu hàng bán sẽ ảnh hưởng ra sao đến lợi nhuận của công ty? - Điểm hòa vốn sẽ được xác định ra sao nếu một doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng có giá bán khác nhau kết cấu chi phí khác nhau và số dư đảm phí khác nhau? Phần nào sẽ giải quyết các vấn đề trên. a. Kết cấu hàng bán: 63
  65. Kết cấu hàng bán là mối quan hệ tương quan giữa các sản phẩm được bán ra. Kết cấu hàng bán ra sao thì có lợi hơn cho công ty ? Tăng tỷ trọng bán ra của sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao hay ngược lại? Khi phân tích CVP liên quan đến nhiều sản phẩm, tỷ lệ số dư đảm phí chung thường được sử dụng. Số dư đảm phí chung Tỷ lệ số dư đảm phí chung = ————————— Doanh thu chung Như vậy, sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí càng lớn chiếm tỷ trọng càng cao trong tổng doanh thu. doanh nghiệp càng có b. Kết cấu hàng bán và phân tích điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn được xác định ra sao trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng? Khi kết cấu hàng bán thay đổi, ảnh hưởng ra sao đến điểm hòa vốn? Doanh thu hòa vốn toàn công ty được tính như sau: Định phí Doanh thu hòa vốn = ——————————— Tỷ lệ số dư đảm phí chung Doanh thu hòa vốn được phân bổ cho từng sản phẩm theo kết câu hàng bán. Doanh thu hòa vốn sẽ thay đổi ra sao nếu kết câu hàng bán thay đổi? Sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí lớn chiếm tỷ trọng cảng cao 64
  66. trong tổng doanh thu, tỷ lệ số dư đảm phí chung sẽ càng lớn. doanh thu hòa vốn sẽ càng nhỏ, doanh nghiệp càng dễ hòa vốn. Tóm lại, nhờ phân tích kết cấu hàng bán, các nhả quản trị sẽ đi đến quyết định đúng trong việc lựa chọn kết cấu hàng bán. 6. Các giả thiết khi phân tích CVP: Phân tích CVP dựa trên bốn giả thiết chủ yếu sau: - Giá bán không đổi trong giới hạn thích hợp của khối lượng hoạt động. Đơn giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ không thay đổi khi khối lượng hoạt động thay đổi. - Trong giới hạn thích hợp của khối lượng hoạt động chi phí có thể được phân chia một cách chính xác thành biến phí và định phí. Biến phí đơn vị không đổi và tổng định phí không đổi trong giới hạn thích hợp của khối lượng hoạt động. - Đối với những doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, kết cấu sản phẩm bán ra không thay đổi. - Đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho không thay đổi.Số lượng sản phẩm sản xuất bằng số tượng sản phẩm tiêu thụ. Tất cả các giả thiết trên nhằm đảm bảo các kỹ thuật phân tích CVP có thể thực hiện được (phân tích điểm hòa vốn; hoạch định lợi nhuận ). Nếu các giả thiết trên bị vi phạm, cần điều chỉnh mô hình phân tích ứng với từng trường hợp cụ thể. 65
  67. V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC: Bài học này là một trong những bài học chú yếu của môn học kế toán quản trị. Nhiều bài học sau, phụ thuộc vào các khái niệm được đề cập trong bài học này. Nhiều nội dung trong bài học này, các bạn cần nghiên cứu cẩn thận. Đầu tiên là “Số dư đảm phí”. Hãy lưu ý, ảnh hưởng của thay đổi số dư đảm phí trên lợi nhuận ra sao. Nội dung thứ hai cần nghiên cứu cẩn thận là "Tỷ lệ số dư đảm phí". Tỷ lệ số dư đảm phí được sử dụng ở nhiều nội dung phân tích trong bài học này. Nội dung khác cần chú ý là "Một số ứng dụng của CVP". Dữ liệu của các bài tập thường được rút ta từ nội dung này. "Phân tích điểm hòa vốn" cũng là một nội dung cần chú ý. Các bạn cần nhớ các công thức trong phần này. Cuối cùng là "Phân tích kết cấu hàng bán". Phần này cho biết cách phân tích CVP trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm. Các bạn lưu ý đến ý nghĩa kinh tế của các thuật ngữ được đề cập trong bài học này hơn là các kỹ thuật tính toán: số dư đảm phí đơn vị tỷ lệ số dư đảm phí, điểm hòa vốn, kết cấu hàng bán VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ: Phân tích CVP liên quan đến việc tìm ra sự kết hợp có lợi nhất giữa biến phí, định phí, giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ và kết cấu hàng bán. Phân tích CVP cung cấp cho các nhà quản trị một công cụ mạnh để đưa ra các quyết định nhằm cải thiện khả năng sinh lợi. Để có thể kết hợp một cách tốt nhất các loại chi phí, giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, đòi hỏi các nhà quản trị phải hiểu được các 66
  68. thuật ngữ số dư đảm phí đơn vị, điểm hòa vốn, tỷ lệ số dư đảm phí, kết cấu hàng bán, và các khái niệm khác được đề cập trong bài học này. 67
  69. BÀI TẬP Bài 1: Tỷ lệ số dư đảm phí Giá bán bình quân của Công ty B là 1,49ngđ/sp và biến phí đơn vị bình quân là O,36ngđ/sp. Định phí bình quân hàng tháng là 1300ngđ. 2100 sản phẩm được bán bình quân mỗi tháng. Tỷ lệ số dư đảm phí của Công ty B? a. 131.9% b. 75,8% c. 24,2% d. 413,9% Bài 2: Số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn Giá bán bình quân của Công ty B là l,49ngđ/sp và biến phí đơn vị bình quân là 0,36ngđ/sp. Định phí bình quân hàng tháng là 1300ngđ. 2.100 sản phẩm được bán bình quân mỗi tháng. Số lượng sản phẩm tiêu thụ hòa vốn của Công ty B là bao nhiêu? a. 872 sp b. 3.611 sp c.l.200 sp d. 1.150 sp Bài 3: Doanh thu hòa vốn Giá bán bình quân của Công ty B là l.49ngđ/sp và biến phí đơn vị bình quân là 0.36ngđ/sp. Định phí bình quân hàng tháng là 1300ngđ. 2.100 sản phẩm được bán bình quân mỗi tháng. Doanh thu hòa vốn của Công ty B là bao nhiêu? 68
  70. a. l.300ngđ b. 1715 ngđ c. l.788ngđ d. 3.129ngđ Bài 4: Phân tích lợi nhuận mong muốn Giá bán bình quân của công ty B là 1.49ngđ/sp và biến phí đơn vị bình quân là 0.36ngđ/sp. Định phí bình quân hàng tháng là 1300ngđ. Cần bán bao nhiêu sản phẩm để đạt lợi nhuận mong muốn 2500ngđ mỗi tháng? a. 3.363 sp b. 2.212 sp c. 1150 sp d. 4.200 sp Bài 5: Số dư an toàn Giá bán bình quân của Công ty B là 1.49ngđ/sp và biến phí đơn vị bình quân là 0.36ngđ/sít. Định phí bình quân hàng tháng là 1300ngđ. 2.100 sản phẩm được bán bình quân mỗi tháng - Số dư an toàn là bao nhiêu sản phẩm? a. 3.250 sp b. 950 sp c. 1.150 sp d. 2.100 sp Bài 6: Đòn bẩy hoạt động Giá bán bình quân của Công ty B là l.49ngđ/sp và biến phí đơn vị bình quân là 0.36ngđ/sp. Định phí bình quân hàng tháng là 1300ngđ. 2.100 sản phẩm được bán bình quân mỗi tháng. Độ lớn đòn bảy hoạt động của Công ty A? a. 2.21 b. 0.45 c. 0.34 d. 2.92 69
  71. Bài 7: Đòn bẩy hoạt động Giá bán bình quân của Công ty B là 1.49ngd/sp và biến phí đơn vị bình quân là 0.36ngđ/sp. Định phí bình quân hàng tháng là l.300ngđ. 2100 sản phẩm được bán bình quân mỗi tháng. Nếu doanh thu tăng 20% lợi nhuận sẽ tăng bao nhiêu? a. 30% b. 20% c. 22% d. 44,2% 70
  72. ĐÁP ÁN Bài 1: a,b,c Câu d không chính xác vì tổng biến phí tăng khi mức hoạt động tăng và giảm khi mức hoạt động giảm. Bài 2: c Chi phí điện Số giờ máy Cao nhất 60000 ngđ 6000 giờ Thấp nhất 39000 3000 Chênh lệch 21000 ngđ 3000 giờ Chênh lệch chi phí 21000 ngđ Biến phí đơn vị = ————————— = ————— = 7 ngđ/giờ Chênh lệch hoạt động 3000 giờ Bài 3: b Số dư đảm phí đơn vị 1.49 ngđ – 0,36 ngđ Tỷ lệ số dư đảm phí = —————————— = ———————— = 75,58% Đơn giá bán 1,49 ngđ Bài 4: d 71
  73. Số lượng sản phẩm Định phí 1300 ngđ Tiêu thụ hòa vốn = —————————— = —————————— Số dư đảm phí đơn vị 1,49 ngđ/sp -0,36ngđ/sp = 1.150 sp Bài 5: b Định phí 1300 ngđ Doanh thu hoà vốn = ————————— = ——————— Tỷ lệ số dư đảm phí 75,8 % = 1.712 ngđ Bài 6: a Số lượng sản phẩm Định phí + Lợi nhuận mong muốn cần bán = —————————————— Số dư đảm phí đơn vị 1300 ngđ + 2500ngđ = ——————————— = 3363sp 1,49 ngđ/sp - 0,36ngđ/sp Bài 7: b Số dư an toàn = Số lượng sản phẩm - Số lượng sản phẩm (Số lượng) tiêu thụ tiêu thụ hoà vốn = 2100 sp – 1150 sp = 950 sp Bài 8: a Tiêu thụ hiện hành 72
  74. 2100 sp Doanh thu (2100sp X 1,49ngđ/sp) 3129 ngđ Trừ Biến phí (2100 sp X 0,36 ngđ/sp) 756 Số dư đảm phí 2373 ngđ Trừ Định phí 1300 Lợi nhuận 1073 ngđ Độ lớn đòn bẩy hoạt Số dư đảm phí 2373 ngđ động của công ty B = —————— = —————— = 2,21 Lợi nhuận 1073 ngđ Bài 9: d Tỷ lệ tăng doanh thu 20,00% x Độ lớn đòn bẩy hoạt động 2,21 Tỷ lệ tăng lợi nhuận 44,20% 73
  75. BÀI 4: QUÁ TRÌNH DỰ TOÁN I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT: Chào các bạn! Bài học này đề cập đến lĩnh vực hoạch định. Qua bài học này, các bạn sẽ được trang bị các kỹ thuật để lập dự toán tổng thể một công cụ để kiêm soát hoạt động. Bằng việc so sánh kết quả thực tế với các mục tiêu đã đề ra ở dự toán, các nhà quản trị sẽ đánh giá được thành quả hoạt động. Đây là nội dung thuộc lĩnh vực kiểm soát, sẽ được đề cập ở bài học sau. II. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, các bạn có thể: - Hiểu được vai trò của dự toán. - Phác thảo quá trình dự toán. - Lập một dự toán tổng thể vả giải thích các mối liên hệ giữa các dự toán thành phần của dự toán tổng thể. III. HƯỚNG DẪN HỌC NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 74
  76. Để đạt được các mục tiêu trên. bài này bao gồm các nội dung sau: - Vai trò của dự toán. - Quá trình dự toán. - Dự toán tổng thể. Các nội dung trên, các bạn có thê tham khảo ở các tài liệu sau: - Tập thể tác giả Bộ môn kế toán quản trị - Phân tích hoạt động kinh doanh. Khoa Kế toán Kiểm toán Trường Dại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Kế toán quản trị, (Tái bản lần thứ tư). NXB. Thống kê, Năm 2006. (Chương 4). - Belverd E. Needles, Henry R. Anderson, James C. Caldwell; Principles of Accounting (Fifth Edỉtion): Houghton Mifflin Company. 1993. (Chapter 25). - Ray H. Garrison, Eric W. Noreen; Managerial Accounting (Tenth Edition); The McGraw-Hill Companies, Inc. ; 2003. (Chapter 9). - Charles T. Horngren, George Foster; Cost Accounting: A Managerial Emphasis (Eleventh Edition}; Prentice - Hall, Inc. ; 2003 . (Chapter 6). IV. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG BÀI VÀ CÁCH HỌC TỪNG PHẦN CỦA BÀI: 1. Vai trò của dự toán: Dự toán là một kế hoạch chi tiết để đạt được và sử dụng các nguồn lực trong kỳ cụ thể. 75
  77. Dự toán đóng vai trò là: - Kế hoạch hoạt động. - Cơ sở để phân bổ các nguồn lực. - Phương tiên đề truyền đạt kế hoạch và mệnh lệnh. - Phương tiện để động viên và hướng dẫn thực hiện. - Nguyên tắc chỉ đạo cho các hoạt động và là tiêu chuẩn để kiểm soát các hoạt động. - Cơ sở để đánh giá thành quả hoạt động 2. Quá trình lập dự toán: Quá trình lập dự toán thường bao gồm: - Thành lập ủy ban dự toán; - Xác định kỳ dự toán; - Xác định các nguyên tắc chỉ đạo dự toán; - Dự thảo dự toán; - Thương lượng, xem xét lại và phê duyệt dự toán; - Điều chỉnh dự toán. Ủy ban dự toán giám sát tất cả những vấn đề dự toán và thường có quyền cao nhất trong một tổ chức đối với tất cả các vấn đề liên quan đến dự toán. Dự toán thường được lập cho một kỳ nhất định, phổ biến nhất là một năm với những dự toán cho từng qui hoặc tháng. Dự toán liên tiếp là một hệ thống dự toán có sự liên đới ảnh hưởng qua một số kỳ liên tiếp. Thông tin cuối kỳ dự toán nào là cơ sở để lập dự toán mới cho kỳ dự toán tiếp theo trong hệ thống dự toán liên tiếp. Ủy ban dự toán có trách nhiệm đối với việc cung cấp những 76
  78. hướng dẫn dự toán ban đầu để đặt quan điểm chung cho dự toán và quản lý việc soạn thảo nó. Việc thực hiện một cách tuyệt đối một dự toán như là một qui định ngay cả khi những sự kiện thực tế đã khác đánh kể với mong đợi không phải là một sự ứng xử thích hợp. Trong những trường hợp như vậy, các nhả quản trị không nên xem dự toán như là một hướng dẫn tuyệt đối cho các hoạt động. Việc xem xét lại định kỳ, có hệ thống các dự toán đã được phê chuẩn; các công dụng của dự toán liên tục có thể có lợi cho các hoạt động năng động. 3. Dự toán tổng thể: Dự toán tống thể là một hệ thống các dự toán hoạt động, dự toán vốn và dự toán tài chính trình bày chi tiết các kế hoạch tài chính của một tổ chức trong một kỳ cụ thể. Dự toán hoạt động là những dự toán liên quan đến các hoạt động chức năng diễn ra hàng ngày trong một tổ chức. Trong doanh nghiệp sản xuất, các dự toán hoạt động gồm có: - Dự toán tiêu thụ. - Dự toán sản xuất. - Dự toán mua và sử dụng vật liệu trực tiếp. - Dự toán lao động trực tiếp. - Dự toán chi phí sản xuất chung. - Dự toán giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ. - Dự toán giá vốn hàng bán. - Dự toán chi phí bán hàng và quản lý. 77
  79. Dự toán vốn là dự toán liên quan đến các hoạt động đầu tư. Dự toán tài chính là những dự toán về tình hình và kết quả tài chính trong kỳ dự toán, bao gồm: - Dự toán tiền mặt. - Báo cáo kết quả kinh doanh dự toán. - Bảng cân đối kế toán dự toán. Sơ đồ 4. 1 minh họa cho chúng ta quá trình lập dự toán tổng thể. a. Dự toán tiêu thụ: Dự toán tiêu thụ cho biết số lượng sản phẩm bán ra mong muốn với giá bán mong muốn. Doanh nghiệp lập dự toán tiêu thụ trong kỳ dựa trên mức tiêu thụ đã dự báo, năng lực sản xuất trong kỳ dự toán kế hoạch dài hạn và mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp. Dự toán tiêu thụ là dự toán của việc lập dự toán do doanh nghiệp chỉ có thể xây dựng kế hoạch cho các hoạt động khác khi mức tiêu thụ mong muốn được xác định. Dự toán tiêu thụ sau khi đã được lập, chúng ta chuyển sang lập dự toán sản xuất. b. Dự toán sản xuất: Doanh nghiệp lập dự toán sản xuất sau khi đã xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ mong muốn từ dự toán tiêu thụ. Dự toán sản xuất là một kế hoạch nhằm đạt được các nguồn lực cân thiết để tiến hành hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng nhu câu sản phẩm tiêu thụ và tồn kho cuối kỳ. 78
  80. Sơ đồ 4.1. Dự toán tổng thể Dự toán tiêu thụ Dự toán mua vật liệu trực tiếp Dự toán chi phí bán Dự toán sản xuất hàng và chi phí quản lý Dự toán sử dụng Dự toán lao động vật liệu trực tiếp trực tiếp Dự toán chi phí sản xuất chung Dự toán giá vốn Dự toán giá thành phần tồn kho Dự toán tiền mặt vốn hàng bán Bảng kết quả họat động kinh doanh dự toán Bảng cân đối kế toán dự toán Tống sản phẩm sản xuất phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu thụ số lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ, và số lượng thành phẩm tôn kho đầu kỳ. Xác định số lượng sản phẩm sản xuất dự toán: 79
  81. Số lượng Số lượng sản Số lượng sản Số lượng sản sản phẩm phẩm tồn kho = phẩm tiêu thụ + - phẩm tồn kho sản xuất dự cuối kỳ mong dự toán đầu kỳ toán muốn Dự toán sản xuất có các chỉ tiêu như sau: Số lượng sản phẩm tiêu thụ XXX Cộng: Số lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ XXX Tổng nhu cầu XXX Trừ: Số lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ XXX Số lượng sản phẩm cần sản xuất XXX Để thực hành về dự toán sản tuất, các bạn hãy thực hiện bài tập 4.1. Sau khi biết được bao nhiêu sản phẩm cần sản xuất từ dự án sản xuất, chúng ta hãy chuyển sang lập dự toán mua và sử dụng vật liệu để biết có bao nhiêu vật liệu cần dùng và cần mua trong kỳ dự toán. c. Dự toán mua vật liệu trực tiếp: Dự toán mua vật liệu cung cấp cho chúng ta thông tin về số lượng vật liệu cần mua và giá trị vật liệu cần mua. Số lượng vật liệu cần mua được xác định từ công thức sau: Giá trị vật liệu cần mua được xác định bằng cách nhân số lượng vật liệu cần mua với đơn giá mua. 80
  82. Dự toán mua vật liệu có các chỉ tiêu như sau: Số lượng sản phẩm cần sản xuất XXX Nhân: Định mức vật liệu cho một sản phẩm XXX Số lượng vật liệu cần dùng XXX Cộng: Tồn kho vật liệu cuối kỳ XXX Tổng nhu cầu vật liệu XXX Tin Tồn kho vật liệu đầu kỳ XXX Số lượng vật liệu cần mua XXX Nhân : Đơn giá mua XXX Giá trị vật liệu cần mua XXX Để thực hành về dự toán mua vật liệu, các bạn hãy thực hiện bài tập 4.2. Sau khi lập xong dự toán mua vật liệu, chúng ta tiếp tục lập dự toán sử dụng vật liệu. d. Dự toán sử dụng vật liệu: Dự toán sử dụng vật liệu cung cấp cho chúng ta thông tin vê chi phí vật liệu trực tiếp trong kỳ dự toán. Chi phí vật liệu trực tiếp trong kỳ dự toán được xác định theo công thức sau: 81
  83. Chi phí vật liệu = Số lượng vật liệu x Đơn giá vật liệu trực tiếp dự toán cần cho sản xuất dự toán Dự toán sử dụng vật liệu bao gồm các chỉ tiêu sau: Số lượng vật liệu cần dùng XXX Nhân: Đơn giá mua XXX Chi phí vật liệu trực tiếp XXX Ở dự toán sử dụng vật liệu, thông tin để lập cả hai chi tiêu Số lượng vật liệu cần dùng và Đơn giá mua đều từ dự toán mua vật liệu. Tiếp theo chúng ta lập dự toán lao động trực tiếp. e. Dự toán lao động trực tiếp: Dự toán lao động cung cấp thông tin về chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ dự toán. Dự toán lao động được lập dựa vào dự toán sản xuất. Dự toán lao động giúp bộ phận nhân sự chủ động trong việc tuyển dụng và bố tri lao động. Dự toán lao động bao gồm các chỉ tiêu sau: Số lượng sản phẩm cần sản xuất XXX Nhân: Định mức lao động cho một sản phẩm XXX Số lượng lao động cần dùng XXX Nhân: Đơn giá lao động XXX 82
  84. Chi phí nhân cõng trực tiếp XXX Bây giờ chúng ta lập dự toán chi phí sản xuất chung. f. Dự toán chi phí sân xuất chung: Dự toán chi phí sản xuất chung cung cấp cho chúng ta thông tin về chi phí sản xuất chung trong kỳ dự toán. Dự toán chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi phí sản xuất khác với chi phí vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Không giống như chi phí vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp đều là biến phí khi xem xét trong mối quan hệ với khối lượng sản xuất, chi phí sản xuất chung là một loại chi phí hỗn hợp. Do đó, chúng ta cần lưu ý cần phân biệt các chỉ tiêu biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung khi lập dự toán chi phí sản xuất chung. Số lượng lao động cần dùng XXX Nhân:Tỷ lệ biến phí sân xuất chung XXX Biên phí sản xuất chung XXX Cộng: Định phí sản xuất chung XXX Tổng chi phí sản xuất chung XXX Trừ: Chi phí không chi tiền XXX Chi phí sản xuất chung bằng tiền XXX Chỉ tiêu Số lượng lao động cần dùng từ dự toán lao động. Chỉ tiêu Chi phí sản xuất chung bằng trên sẽ được sử dụng để lập dự toán 83
  85. tiền mặt sau này. Chúng ta tiếp tục lập dự toán giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ. g. Dự toán giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ: Dự toán giá vốn thành phẩm tổn kho cuối kỳ cung cấp cho chúng ta thông tin về giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ dự toán. Đây là thông tin được sử dụng để lập dự toán giá vốn hàng bán và bảng cân đôi kế toán dự toán sau này. Dự toán giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ bao gồm các chỉ tiêu sau: Số lượng X Chi phí đơn vị = Tổng cộng Chi phí vật liệu trực tiếp XXX XXX XXX Chi phí nhân công trực tiếp XXX XXX XXX Chi phí sản xuất chung XXX XXX XXX Giá thành đơn vị: XXX Giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ: Số lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ XXX Giá thành đơn vị XXX Giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ XXX 84
  86. Sau khi lập dự toán giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ, chúng ta tiếp tục lập dự toán giá vốn hàng bán. h. Dự toán giá vốn hàng bán: Dự toán giá vốn hàng bán cung cấp cho chúng ta thông tin về giá vốn hàng bán dự toán - một chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh dự toán sau này. Giá vốn hàng bán được xác định theo công thức: Tổng giá Giá vốn Giá vốn Giá vốn thành thành sản thành phẩm hàng bán = phẩm tồn kho + - phẩm sản xuất tồn kho cuối dự toán đầu kỳ trong kỳ kỳ Dự toán giá vốn hàng bán bao gồm các chỉ tiêu sau: Chi phí vật liệu trực tiếp XXX Chi phí nhân công trực tiếp XXX Chi phí sản xuất chung XXX Tổng giá thành sản phẩm XXX Cộng: Giá vốn thành phẩm tồn kho đầu kỳ XXX Giá vốn.thành phẩm sẵn sàng để bán XXX Trừ : Giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ XXX Giá vốn hàng bán XXX 85
  87. Chi phí vật liệu trực tiếp từ Dự toán sử dụng vật liệu; Chi phí nhân công trực tiếp từ Dự toán lao động trực tiếp; Chi phí sán xuất chung từ Dự toán chi phí sản xuất chung; Giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ từ Dự toán giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Chúng ta tiếp tục lập dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. i. Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cung cấp thông tin về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ dự toán. Dự toán này đóng vai trò như một nguyên tắc chỉ đạo cho các hoạt động bán hàng và quản lý trong kỳ dự toán. Dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu sau: Số lượng số tiêu thụ dự toán XXX Nhân: Biến phí bán hàng và quản lý đơn vị XXX Tổng biến phí bán hàng và quản lý XXX Định phí bán hàng và quản lý XXX Tổng chi phí bán hàng và quản lý XXX Trừ: Chi phí không chi tiền mặt XXX Chi phí bán hàng và quản lý bằng tiền mặt XXX 86
  88. Số lượng sản phẩm tiêu thụ dự toán từ Dự toán tiêu thụ. Chi phí bán hàng và quản lý bằng tiền mặt sẽ được sử dụng để lập dự toán tiền mặt sau này. Trước khi lập dự toán tiền mặt, chúng ta cần lập dự toán thu tiền bán chịu và dự toán chi trả tiền mua chịu vật liệu. j. Dự toán thu tiền bán chịu: Dự toán này cung cấp cho chúng ta thông tin về số tiền ước tính thu được trong kỳ dự toán từ bán chịu. Để thực hành về dự toán thu tiền bán chịu, các bạn hãy thực hiện bài tập 4.3. Tiếp theo, chúng ta lập dự toán chi trả tiền mua chịu vật liệu k. Dự toán chi trả tiền mua chịu vật liệu: Dự toán này cung cấp cho chúng ta thông tin về số tiền sẽ chi trả cho các nhà cung cấp vật liệu trong kỳ dự toán. Để thực hành về dự toán chi trả tiền mua chịu vật liệu các bạn hãy thực hiện bài tập 4.4. Bây giờ chúng ta tiếp tục lập dự toán tiền mặt. l. Dự toán tiền mặt: Dự toán tiền mặt cho thấy ảnh hưởng của các hoạt động đã được dự toán lên tiền mặt. Bằng việc lập dự toán tiền mặt, nhà quản trị có thể: 87
  89. - Tiến hành các nước đê đảm bảo đủ tiền đê tiến hành các hoạt động đã dự toán; - Đủ thời gian cho phép để chuẩn bị nguồn tài trợ bổ sung cần thiết trong kỳ dự toán (và như thế sẽ tránh được chi phí cao đối với những khoản vay khẩn cấp); - Dự kiến các khoản đầu tư từ số tiền vượt mức tồn quỹ để thu được lợi nhuận cao nhất. Dự toán tiền mặt bao gồm tất cả các chỉ tiêu ảnh hưởng đến các dòng tiền từ dữ liệu ở hầu hết các dự toán bộ phận của dự toán tổng thể. Dự toán tiền mặt nói chung gồm bốn phần chính: - Tiền có thể sử dụng. - Các khoản chi. - Thừa (Thiếu) tiền. - Tài trợ. Dự toán tiền mặt bao gồm các chỉ tiêu sau: Số dư tiền mặt đầu kỳ XXX Cộng: Tiền thu trong XXX Tổng số tiền có thể sử dụng XXX Trừ: Tiền chi trong kỳ XXX Thừa (Thiếu) tiền XXX Tài trợ XXX 88
  90. Số dư tiền mặt cuối kỳ XXX Để thực hành về dự toán tiền mặt, các bạn hãy thực hiến bài tập 4.5. Chúng ta tiếp tục lập báo cáo kết quả kinh doanh dự toán. m. Báo cáo kết quả kinh doanh dự toán: Báo cáo kết quả kinh doanh dự toán ước tính lợi nhuận hoạt động mong đợi từ các hoạt động đã dự toán. Báo cáo kết quả kinh doanh dự toán cho phép nhà quản trị có cái nhìn vắn tắt kết quả hoạt động sau khi thực hiện các hoạt động đã dự toán. Khi báo cáo kết quả kinh doanh dự toán được duyệt, nó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá thành quả hoạt động trong kỳ. Báo cáo kết quả kinh doanh dự toán bao gồm các chỉ tiêu: Doanh thu XXX Trừ: Giá vốn hàng bán XXX Lợi nhuận gộp XXX Trừ: Chi phí bán hàng và quản lý XXX Lợi nhuận trước chi phí lãi vay XXX Trừ: Chi phí lãi vay XXX Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh XXX 89
  91. Doanh thu từ Dự toán tiêu thụ; Giá vốn hàng bán từ Dự toán giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng và quản lý từ Dự toán chi phí bán hàng và quản lý. Chi phí lãi vay từ Dự toán tiền mặt. Cuối cùng, chúng ta sẽ lập bảng cân đối kế toán dự toán. n. Bảng cân đối kế toán dự toán: Bước cuối cùng trong chu trình lập dự toán thường là lập Bảng cân đối kế toán dự toán. Khởi điểm trong việc lập Bảng cân đối kế toán dự toán - tình hình tài chính mong đợi vào cuối kỳ dự toán - là các số dư đầu kỳ dự toán từ bảng cân đối kế toán đầu kỳ dự toán. Bắt đầu với số dư đầu kỳ, bảng cân đối kế toán dự toán tổng hợp ảnh hưởng của các hoạt động trong kỳ dự toán và chỉ ra số dư cuối kỳ dự toán. V. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI HỌC: Các bạn lưu ý nghiên cứu kỹ dòng dữ liệu dự toán ở sơ đồ 4.1. Dự toán tổng thế. Sơ đồ 4.1 giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát tốt về bài học này và quá trình lập dự toán. Hãy lưu ý một cách đặc biệt các dự toán ảnh hưởng đến dự toán tiền mặt ra sao. Các bạn cũng đặc biệt lưu ý mối quan hệ giữa các dự toán. VI. TÓM LƯỢC NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GHI NHỚ: Bài học này trình bày khái quát quá trình dự toán và cho thấy 90
  92. mối quan hệ qua lại giữa các dự toán. Dự toán tiêu thụ là cơ sở của toàn bộ quá trình dự toán. Khi dự toán tiêu thụ đã được lập, dự toán sản xuất và dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có thể được lập do hai dự toán này phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ dự toán. Dự toán sản xuất cho biết số lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ dự toán, vì vậy sau khi dự toán sản xuất được lập, có thể lập các dự toán chi phí sản xuất khác. Tất cả các dự toán trên sẽ cung cấp thông tin để lập dự toán tiền mặt, báo cáo kết quả kinh doanh dự toán và bảng cân đối kế toán dự toán. Dữ liệu ở bài học này liên quan đến lĩnh vực hoạch định. Ở các bài học sau, chúng ta sẽ thấy cách sử dụng dự toán để kiểm soát các hoạt động hàng ngày và cách sử dụng dự toán để đánh giá thành quả. 91
  93. BÀI TẬP Bài 1: Dự toán sản xuất Công ty A dự toán sẽ bán 30.000 sản phẩm trong tháng 4,40.000 sản phẩm trong tháng 5 và 60.000 sản phẩm trong tháng 6 . Công ty có 6 .000 sản phẩm tồn kho vào ngày 01 tháng 4. Nếu số lượng sản phẩm tồn kho cuối tháng là 20% nhu cầu bán ra trong tháng sau, số lượng sản phẩm cần sản xuất trong tháng 5 là: a. 32.000 sp b. 44.000 sp c. 36.000 sp d. 40.000 sp Bài 2: Dự toán mua vật liệu Công ty K dự toán sản xuất cho năm tới như sau: Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4 Số lượng sản phẩm sản xuất: 20.000 24.000 32.000 28.000 Cần 5kg vật liệu để sản xuất một sản phẩm. Có 5.000 kg vật liệu tồn kho đầu năm. Vật liệu tồn kho cuối mỗi quí bằng 10% nhu cầu sản xuất của quí sau. Số lượng vật liệu cần mua trong quí 2 là: a. 24.800 kg b. 116.000 kg c. 124.000 kg d.160.000 kg 92
  94. Bài 3: Dự toán thu tiền bán chịu Doanh thu của Công ty P bao gồm 50% bằng tiền và 50% bán chịu. 70% doanh thu bán chịu thu được trong tháng bán hàng; 20% trong tháng tiếp theo; 5% trong tháng thứ hai sau tháng bán hàng; số còn lại không thu được. Dữ liệu từ dự toán tiêu thụ như sau: Tháng 9 Tháng 10 Tháng11 Tháng 12 Tổng doanh thu (ngđ) 50000 70000 60000 80000 Tổng số tiền thu được trong tháng 12 theo dự toán là: a. 28.000 ngđ b. 75.750 ngđ c. 68.000 ngđ d. 83.500 ngđ Bài 4: Dự toán chi trả tiền mua chịu vật liệu Công ty B dự toán mua chịu 90.000ngđ vật liệu trong tháng 10; 70.000ngđ vật liệu trong tháng 11 và 40000ngđ vật liệu trong tháng 12. Công ty trả 40% trong tháng mua chịu; 60% trong tháng tiếp theo. Dự toán chi trả tiền mua chịu vật liệu trong tháng 12 là a. 40.000ngđ b. 70.000ngđ c. 58.000ngđ d.200.000ngđ Bài 5: Dự toán tiền mặt 93
  95. Nếu số dư tiền mặt đầu kỳ là 15.000ngđ, cuối kỳ cần tồn quỹ 12.000ngđ, tiền chi trong kỳ 125.000ngđ, và tiền thu từ khách hàng 90.000ngđ, công ty phải vay bao nhiêu? a. 32.000ngđ b. 20.000ngđ c. 8.000ngđ d. 38.000ngđ 94
  96. ĐÁP ÁN Bài 1: b Số lượng số tiêu thụ dự toán 40000sp Cộng Tồn kho cuối kỳ (20% x 60.000sp) 12000 Tổng nhu cầu 52000sp Trừ: Tồn kho đầu kỳ (20% x 40.000sp) 8000 Số lượng sp cần sản xuất 44000 sp Bài 2: c Số lượng sp cần sản xuất (sp) 24000 Định mức vật liệu cho một sp(kg/sp) 5 Số lượng vật liệu cần dùng (kg) 120000 Cộng: Tồn kho vật liệu cuối kỳ(kg) (10% x 32.000sp x 5kg/sp) 16000 Tổng nhu cầu vật liệu (kg) 136000 Trừ: Tồn kho vật liệu đầu kỳ (kg) (10% x 24000 sp x 5 kg/sp) 12000 95
  97. Số lượng vật liệu cần mua (kg) 124000 Bài 3: b Tháng 12 Từ Doanh thu tháng 10 (70000 ngđ x 50% x 5%) 1750 ngđ Từ Doanh thu tháng 11 (60000 ngđ x 50% x 20%) 6000 Từ Doanh thu tháng 12 (80000 ngđ x 50% x 70%) + (80000 ngđ x 50%) 68000 Tổng cộng 75750ngđ Bài 4: c Tháng 12 Từ Mua vật liệu táhng 11 (60% x 70000 ngđ) 42000 ngđ Từ Mua vật liệu tháng 12 (40% x 40000 ngđ) 16000 Tổng cộng tiền chi trả 58000 ngđ Bài 5: a Tổng cộng số tiền có thể sử dụng 105000 ngđ 96
  98. Trừ: Tiền chi trong kỳ 125000 Tiền thừa (thiếu) -20000 ngđ Tài trợ Vay 32000 Số dư tiền mặt cuối kỳ 12000 ngđ 97
  99. BÀI 5: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT: Chào các bạn! Bài học này đề cập đến lĩnh vực kiểm soát. Qua bài học này, các bạn sẽ được trang bị các kỹ thuật để kiểm soát chi phí sản xuất. II. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, các bạn có thể: - Biết cách xây dựng giá thành định mức. - Biết cách lập một dự toán linh hoạt và hiểu được tính chất tinh hoạt của một dự toán linh hoạt. - Biết cách phân tích biến động của các khoản mục chi phí sản xuất nhằm kiểm soát chí phí tốt hơn cho các kỳ sau. III. HƯỚNG DẪN HỌC NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Để đạt được các mục tiêu trên, bài này bao gồm các nội dung 98
  100. sau: - Giá thành định mức - Dự toán linh hoạt - Phân tích biến động của chi phí sán xuất. • Biến động của chi phí vật liệu trực tiếp • Biến động của chi phí nhân công trực tiếp. • Biến động của chi phí sản xuất chung Các nội dung trên, các bạn có thể tham khảo ở các tài liệu: - Tập thể tác giả Bộ môn Kế toán quản trị - phân tích hoạt động kinh doanh, Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Kế toán quản trị, (Tái bản lần thứ tư). NXB. Thống kê, Năm 2006. (Chương 6) . - Belverd E. Needles, Henry R. Anderson, James C. Caldwell; Principles of Accounting (Fifth edition); Houghton Mifflin Company; 1993. (Chapter 26) . - Ray H. Garrison, Eric W. Noreen; Managerial Accounting (Tenth Edition); The McGraw-Hill Companies, Inc 2003. (Chapter 10,11). - Charles T. Horngren, George Foster; Cost Accounting: A Managerial Emphasis (Eleventh Edition); Prentice - Hall, Inc; 2003. (Chapter 7,8}. IV. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG BÀI VÀ CÁCH HỌC TỪNG PHẦN CỦA BÀI: Trước khi tìm hiểu các kỹ thuật phân tích biến động của chi phí 99
  101. sản xuất, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các nội dung làm cơ sở cho các kỹ thuật phân tích: Giá thành định mức và Dự toán linh hoạt. 1. Giá thành định mức: Giá thành định mức là chi phí sản xuất mong muốn cho một sản phẩm. Giá thành định mức là tiêu chuẩn để đánh giá thành quả. Trong kế toán quản trị có hai loại định mức được sử dụng phổ biến: định mức về lượng và định mức về giá. Định mức về lượng chỉ rõ có bao nhiêu nguồn lực nên được sử dụng để tạo ra một sản phẩm hoặc cung cấp một dịch vụ. Định thức về giá chỉ rõ nên trả bao nhiêu cho mỗi đơn vị nguồn lực. Quản lý theo nguyên tắc loại trừ là một hệ thống mà các định mức được xây dựng cho các hoạt động khác nhau, các kết quả thực tế được so sánh với các định mức này. Bất kỳ những chênh lệch nào được xem là đáng kể sẽ được các nhà quản trị lưu ý như là những “trường hợp đặc biệt”. Ở bài này, chúng ta sẽ áp dụng quản lý theo nguyên tắc loại trừ đối với các định mức về lượng và giá ở các doanh nghiệp sản xuất. Xây dựng giá thành định mức đòi hỏi sự kết hợp của mọi người có trách nhiệm với việc mua và sử dụng các nguồn lực: các nhân viên kể toán quản trị, các kỹ sư, các nhà quản trị ở bộ phận mua, các nhà quản trị sản xuất, các công nhân sản xuất. Các định mức được xây dựng nhằm khuyến khích các hoạt động tương lai có hiệu quả, tránh lập lại các hoạt động kém hiệu quả trong quá khứ. 100
  102. Phương pháp xác định giá thành định mức cho một đơn vị sản phẩm (Zđm/đv) Giá thành định mức cho luật đơn vị sản phẩm được xác định theo công thức: (5.1) Chi phí vật Chi phí sản Giá thành Chi phí nhân liệu trực tiếp xuất chung định mức công trực tiếp = định mức + + định mức cho một sản định mức cho cho một sản cho một sản phẩm một sản phẩm phẩm phẩm Ở công thức (5.l) trên. Chi phí vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp và Chi phí sản xuất chung định mức cho một sản phẩm lần lượt được xác định theo các công thức (5.2); (5.3) và (5.4) như sau: (5.2) Chi phí vật liệu trực Lượng vật liệu Đơn giá vật liệu tiếp định mức cho một = định mức cho một X định mức sản phẩm sản phẩm (5.3) Chi phí nhân công Lượng lao động Đơn giá lao trực tiếp định mức cho = định mức cho một X động định mức một sản phẩm sản phẩm (5.4) 101
  103. Định phí sản Chi phí sản xuất Biến phí sản xuất xuất chung định chung định mức cho = chung định mức + mức cho một một sản phẩm cho một sản phẩm sản phẩm. Ở công thức (5.2): Lượng vật liệu định mức cho một sản phẩm được xác định dựa vào các thiết kế chi tiết kỹ thuật của sản phẩm. Đơn giá vật liệu định mức dựa vào đấu giá cạnh tranh trên cơ sở số lượng và cơ lượng mong muốn. Ở công thức (5.3): Lượng tao động định mức cho một sản phẩm được xác định dựa vào những nghiên cứu về thời gian và động tác đối với từng hoạt động tao động. Đơn giá lao động định mức dựa vào kết quả khảo sát tiền lương và hợp đồng lao động. Ở công thức (5.4): Biến phí sản xuất chung định mức cho một sản phẩm được xác định như sau: (5.5) Biến phí sản xuất Tỷ lệ biến phí sản Định mức năng chung định mức cho = xuất chung định X lực sản xuất cho một sản phẩm mức một sản phẩm. 102
  104. Định phí sản xuất chung định mức cho một sản phẩm được xác định như sau: (5.6) Định phí sản xuất Tỷ lệ định phí sản Định mức năng chung định mức cho = xuất chung định X lực sản xuất cho một sản phẩm mức một sản phẩm. Ở công thức (5.5). Tỷ từ biến phí sản xuất chung định mức chính là biến phí sản xuất chung định mức cho một đơn vị năng lực sản xuất. Tùy tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung mà năng lực sản xuất có thể được đo lường bằng số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy Tỷ lệ biến phí sản xuất chung định mức được xác định như sau: Tổng biến phí sản xuất chung dự toán Tỷ lệ biến phí sản = —————————————————— xuất chung định mức Năng lực sản xuất dự toán (Số giờ máy, số giờ lao động trực tiếp) Ở công thức (5.6), Tỷ lệ định phí sản xuất chung định mức chính là định phí sản xuất chung định mức cho một đơn vị năng lực sản xuất. Tỷ lệ định phí sản xuất chung định mức được xác định như sau: Tỷ lệ định phí sản Tổng định phí sản xuất chung dự toán xuất chung định mức = ———————————————— Năng lực sản xuất dự toán (Số giờ máy, số giờ lao động trực tiếp ) 103
  105. Ở các công thức (5.7). (5.8), thông tin về biến phí sản xuất chung dự toán, định phí sản xuất chung dự toán, năng lực sản xuất dự toán chúng ta có được từ các dự toán tương ứng ở dự toán tổng thể (Bài 4). 2. Dự toán linh hoạt: Dự toán linh hoạt là gì? Nó khắc phục nhược điểm của dự toán tĩnh ra sao? Tính chất linh hoạt của dự toán linh hoạt thể hiện ra sao? Lợi ích của dự toán linh hoạt ra sao? Phân này sẽ giải quyết các vấn đề trên. a. Dự toán tĩnh: Dự toán tĩnh - còn được gọi là dự toán cố định - là loại dự toán chỉ xây dựng cho một mức hoạt động duy nhất. Mức hoạt động thực tế và mức hoạt động dự toán thường khác nhau. Do đó, chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất dự toán thường chênh lệch. Chênh lệch này không phản ánh thành quả kiểm soát chi phí do chịu ảnh hưởng của cả sự khác nhau của mức hoạt động thực tế so với dự toán. Để thông tin chênh lệch giữa chi phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất dự toán có ý nghĩa trong quản lý, chúng ta phải điều chỉnh dự toán về mức hoạt động thực tế. Dự toán linh hoạt sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này. b. Dự toán linh hoạt: Dự toán linh hoạt - còn được gọi là dự toán biến đổi - cung cấp các thông tin ước tính có thẻ được điều chỉnh cho nhiều mức hoạt động khác nhau trong giới hạn thích hợp. 104
  106. Các khoản biến phí đơn vị không thay đổi theo các mức hoạt động khác nhau. Tính chất linh hoạt của dự toán linh hoạt được thể hiện ra sao ? Tính chất linh hoạt của dự toán linh hoạt được thể hiện thông qua công thức dự toán linh hoạt. Mỗi dự toán linh hoạt có một công thức dự toán linh hoạt. Nhờ công thức dự toán linh hoạt, chứng ta có thê điều chỉnh dự toán về bất kỳ mức hoạt động nào. Chúng ta biết rằng mỗi dự toán linh hoạt, định phí và biết phí đơn vị không thay đổi theo khối lượng hoạt động. Do đó mỗi dự toán linh hoạt, chúng ta có công thức dự toán linh hoạt như sau: Tổng chi phí (Biến phí Số lượng sản Định phí sản xuất dự toán = đơn vị x phẩm sản xuất) + dự toán Kỹ thuật phân tích các chênh lệch ra sao chúng ta sẽ đề cập ở phần còn lại của bài học này . Như vậy nhờ kỹ thuật dự toán linh hoạt, chúng ta có thể điều chỉnh dự toán về mức hoạt động thực tế, từ đó thông tư chênh lệch giữa dự toán và thực tế có ý nghĩa trong quản lý. c. Phân biệt định mức và dự toán: Chúng ta cần phân biệt định mức và dự toán. Chi phí định mức và chi phí dự toán đều là chi phí mong muốn. Tuy nhiên, chi phí định mức là cách tiếp cận về chi phí mong muốn tính cho một khối lượng hoạt động. Chi phí dự toán lại là cách tiếp cận về chi phí mong muốn tính cho một kỳ hoạt động. Hai cách tiếp cận này khác nhau ở cách tính toán định phí. Định phí dự toán không phụ thuộc vào khối lượng hoạt động trong kỳ dự toán Định phí định mức lại phụ thuộc vào khối 105
  107. lượng hoạt động trong kỳ dự toán. 3. Phân tích biến động của chi phí sản xuất: Quá trình phân tích biến động của chi phí sản xuất để kiểm soát chi phí sản xuất được tiến hành theo ba bước như minh họa ở sơ đồ 5.1. Đầu tiên. chúng ta tính toán các chênh lệch. Nếu các chênh lệch là đáng kể, chúng ta sẽ tiến hành phân tích để tìm nguyên nhân; người chịu trách nhiệm. từ đó đưa ra giải pháp thích hợp để kiêm soát chi phí sản xuất tốt hơn cho các kỳ sau. Sơ đồ 5. 1 . Sử dụng phân tích chênh lệch để kiểm soát chi phí Bước 1: Tính toán các chênh lệch Không Không cần giải pháp Chênh lệch có đáng kể Chênh lệch có đáng kể điều chỉnh không ? Có Bước 2: Phân tích các chênh lệch để xác định nguyên nhân Đưa ra các giải pháp hành Bước 3: động tốt nhất để điều chỉnh 106
  108. Để tính toán các chênh lệch, chúng ta có mô hình chung như Sơ đồ 5.2. Nếu gọi: Q1 : lượng thực tế Qo: lượng định mức P1 : Giá thực tế Po: giá đinh mức ∆P: chênh lệch giá ∆Q: chênh lệch lượng Từ mô hình chung, chúng ta có các công thức để tính chênh lệch giá và chênh lệch lượng như sau : ∆P = Q1P1 - Q1Po = Q1(P1-Po) (5.10) ∆Q = Q1Po - QoPo= Po(Q1-Qo) (5.11) Chúng ta sẽ vận dụng mô hình chung để lần lượt phân tích biến động của từng khoản mục chi phí sản xuất. Sơ đồ 5.2. Mô hình chẳng để phân tích biến động chi phí vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Lượng thựa tế Lượng thực tế X Lượng định mức X Giá thực tế Giá định mức X Giá định mức Chênh lệch giá Chênh lệch lượng 107
  109. 4. Phân tích biến động của chi phí vật liệu trực tiếp: Chi phí vật liệu trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là lượng vật liệu sử dụng (gọi tắt là nhân tố lượng) và chi phí đơn vị vật liệu (gọi tắt là nhân tố giá). Các bạn cần lưu ý: - Chênh lệch giá được tính khi vật liệu được mua. - Chênh lệch lượng được tính khi vật liệu được sử dụng cho sản xuất. Sơ đồ 5.3 minh họa cách xác định chênh lệch giá và chênh lệch lượng vật liệu. Sơ đồ 5.3. Phân tích chi phí vật liệp trực tiếp Lượng thực tế mua Lượng thực tế mua Lượng thực tế sử dụng Lượng định mức X Giá thực tế mua X Giá định mức X Giá định mức X Giá định mức Chênh lệch giá Chênh lệch lượng Các nhà quản trị của bộ phận mua thường chịu trách nhiệm về chênh lệch giá và nhà quản trị bộ phận sản xuất thường chịu trách nhiệm về chênh lệch lượng vật liệu. Giá định mức được sử dụng trong tính toán chênh lệch lượng để các nhà quản trị sản xuất không bị ảnh hưởng bởi thành quả quản lý của các nhà quản trị ở bộ phận mua. Việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến các chênh lệch có ý nghĩa quan trọng trong quản lý. Khi đã xác định được nguyên nhân dân đến các chênh lệch, đặc biệt là các chênh lệch bất lợi, sẽ xác định được người chịu trách nhiệm, từ đó, sẽ có các giải pháp quản lý thích hợp 108
  110. để kiểm soát tốt hơn hơn cho các kỳ sau. Nguyên nhân của chênh lệch lượng vật liệu thường bao gồm: - Chất lượng vật liệu. - Tay nghề công nhân. - Máy móc thiết bị - Nguyên nhân của chênh lệch giá vật liệu thường bao gồm : - Chất lượng vật liệu. - Nguồn mua. Để thực hành các kỹ thuật tính toán các chênh lệch vật liệu các bạn hãy thực hiện các Bài tập 5.1 đến 5.4 5. Phân tích biến động của chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp cũng chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là lượng lao động sử dụng (gọi tắt lả nhân tố lượng) và đơn giá lao động (gọi tắt là nhân tố giá). Nguyên nhân của chênh lệch lượng lao động thường bao gồm: - Tay nghề công nhân - Chất lượng vật liệu. - Máy móc thiết bị - Nguyên nhân chênh lệch giá lao động thường bao gồm: - Tay nghề công nhân . - Hợp đồng lao động 109
  111. - Các chênh lệch lao động có thể được kiểm soát một phần bởi các nhà quản trị sản xuất. Ví dụ, các nhà quản trị sản xuất có thể tác động đến: - Bố trí tay nghề công nhân phù hợp với yêu cầu công việc - Động viên công nhân. - Chất lượng giám sát sản xuất. - Chất lượng đào tạo công nhân. Tuy nhiên. các chênh lệch lao động không thể được kiểm soát hoàn toàn bởi một cá nhân hay một bộ phận. Ví dụ: - Bộ phận sửa chữa có thể thực hiện công việc bảo trì thiết bi kém. Điều này có thể làm gia tăng thời gian xử lý cho một sản phẩm, là nguyên nhân của chênh lệch lượng lao động bất lợi. - Bộ phận mua có thể mua vật liệu chất lượng kém, phải mất nhiều thời gian để xử lý hơn khi sản xuất. làm phát sinh các chênh lệch lượng lao động bất lợi. Để thực hành các kỹ thuật tính toán các chênh lệch vật liệu các bạn hãy thực hiện các bài tập từ 5.5 đến 5.8. 6. Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung: Khác với chi phí vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp - đều là biến phí- chi phí sản xuất chung lả một loại chi phí hỗn hợp, kỹ thuật tính toán các chênh lệch chi phí sản xuất chung phức tạp hơn. 110
  112. Chúng ta lần lượt tìm hiểu kỹ thuật phân tích biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung. a. Phân tích biến động biến phí sản xuất chung: Mô hình chung để phân tích biến động của biến phí sản xuất chung được tóm tắt qua Sơ đồ 5.4. Sơ đồ 5.4. Mô hình chung để phân tích chênh lệch biến phí sản xuất Lượng thực tế mua X Lượng thực tế mua X Lượng định mức X Tỷ Tỷ lệ BPSXC thực tế Tỷ lệ BPSXC định mức lệ BPSXC định mức Chênh lệch chi tiêu Chênh lệch hiệu quả Nếu gọi: - Q1: lượng thực tế (năng lực sản xuất thực tế sử dụng ở mức sản xuất thực tế - được đo lường bằng số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy ) - Qo: lượng định mức (năng lực sản xuất mong muốn sử dụng ở mức hoạt động thực tế) - R1 : tỷ lệ biến phí sán xuất chung thực tế (biến phí sản xuất chung thực tế chi tiêu cho một đơn vị năng lực sản xuất). - Ro: tỷ lệ biến phí sản xuất chung định mức (biến phí sản xuất chung mong muốn chi tiêu cho một đơn vị năng lực sản xuất) - ∆R: chênh lệch chi tiêu - ∆Q: chênh lệch hiệu quả 111
  113. Từ mô hình chung, chúng ta có các công thức để tính chênh lệch chi tiêu và chênh lệch hiệu quả như sau: ∆R = Q1R1 - Q1Ro = Q1(R1 -Ro) (5.12) ∆Q = Q1Ro - QoRo = Ro (Q1 - Qo) (5.13) Ý nghĩa của các chênh lệch biến phí sản xuất chung - Chênh lệch chi tiêu: Chênh lệch chi tiêu hay.còn gọi là chênh lệch có thể kiếm soát là kết quả từ việc chi tiêu thực tế nhiều hơn hoặc ít hơn mong muốn đối với các khoản biến phí sản xuất chung. Bằng việc tính toán chênh lệch chi tiêu chi tiết cho từng khoản mục biến phí sản xuất chung, các nhà quản trị sẽ biết được khoản mục nào biến động theo chiều hướng tốt (F), khoản mục nào biến động theo chiều hướng xấu, từ đó có thể tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp thích hợp để kiểm soát biến phí sản xuất chung tốt hơn cho các kỳ sau. - Chênh lệch hiệu quả: Chênh lệch hiệu quả phản ánh anh hưởng của hiệu quả hoạt động đến biến động của biến phí sản xuất chung. Chênh lệch hiệu quả không phản ánh thành quả kiểm soát biến phí sản xuất chung. Để thực hành các kỹ thật tính toán các chênh lệch biến phí sản xuất chung, các bạn hãy thực hiện các bài tập từ 5.9 đến 5.11. b. Phân tích biến động định phí sản xuất chung: 112
  114. Mô hình chung để phân tích biến động của định phí sản xuất chung được tóm tắt qua Sơ đồ 5.5: Sơ đồ 5.5. Mô hình chung để phân tích chênh lệch định phí sản xuất Định phí sản xuất Định phí sản xuất Định phí sản xuất chung thực tế chung dự đoán chung định mức Chênh lệch chi tiêu Chênh lệch khối lượng Ý nghĩa của các chênh lệch định phí sản xuất chung - Chênh lệch chi tiêu: Tương tự biến phí sản xuất chung, chênh lệch chi tiêu hay còn gọi là chênh lệch có thể kiểm soát là kết quả từ việc chi tiêu thực tế nhiều hơn hoặc ít hơn mong muốn đối với các khoản định phí sản xuất chung. Bằng việc tính toán chênh lệch chi tiêu chi tiết cho từng khoản mục định phí sản xuất chung, các nhà quản trị sẽ biết được khoản mục nào biến động theo chiểu hướng tốt (F), khoản mục nào biến động theo chiều hướng xấu, từ đó có thể tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp thích hợp để kiểm soát định phí sản xuất chung tốt hơn cho các kỳ sau. - Chênh lệch khối lượng: Chênh lệch khối lượng phản ánh ảnh hưởng của khối lượng 113
  115. hoạt động đến biến động của định phí sản xuất chung. Chúng ta đã biết, định phí sản xuất chung dự toán không thay đổi theo khối lượng hoạt động, trong khi định phí sản xuất chung định mức nhiều hay ít phụ thuộc vào khối lượng hoạt động cao hay thấp. Do đó, nếu khối lượng hoạt động thực tế Vượt qua khối lượng hoạt động dự toán, định phỉ sản xuất chung định mức sẽ tớn hơn định phí sản xuất chung dự toán. phát sinh chênh lệch khối lượng thuận lợi (F). Ngược lại, nếu khối lượng hoạt động thực tế nhỏ hơn khối lượng hoạt động dự toán, định phí sản xuất chung định mức sẽ nhỏ hơn định phí sản xuất chung dự toán, phát sinh chênh lệch khối lượng Bất lợi (U) Như vậy: chênh lệch khối lượng không phản ánh thành quả kiểm soát định phí sản xuất chung: chỉ là thước đo phản ánh ảnh hưởng của khôi lượng hoạt động đến biến động của đỉnh phí sản xuất chung. Trên đây là kỹ thuật phân tích biến động chi phí sản xuất chung theo mô hình Phân tích bổn chênh lệch chi phí sản xuất chung. Ở mô hình này, biến phí sản xuất chung có hai chênh lệch: Chênh lệch chi tiêu và Chênh tích hiệu quả định phí sản xuất chung cả hai chênh lệch: Chênh lệch chi tiêu và Chênh lệch khối lượng. Ngoài mô hình phân tích bốn chênh lệch trên, phân tích biến động chi phí sản xuất chung còn có các mô hình phân tích ba chênh lệch; hai chênh lệch và một chênh lệch chi phí sản xuất chung. Mô hình Phân tích ba chênh lệch chi phí sản xuất chung được tóm tắt ở Sơ đồ 5.6. 114