Tài liệu hướng dẫn học tập Biên mục Marc 21 - Ths. Nguyễn Quang Hồng Phúc

pdf 64 trang phuongnguyen 2360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn học tập Biên mục Marc 21 - Ths. Nguyễn Quang Hồng Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_hoc_tap_bien_muc_marc_21_ths_nguyen_quang.pdf

Nội dung text: Tài liệu hướng dẫn học tập Biên mục Marc 21 - Ths. Nguyễn Quang Hồng Phúc

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MIN H TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN HỌC BIÊN MỤC MARC 21 [ \ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Người biên soạn: Ths. NGUYỄN QUANG HỒNG PHÚC TP. Hồ Chí Minh - 2004 1
  2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG MARC 21 Biên mục đọc máy (MARC): là hệ thống do Thư viện Quốc hội Mỹ phát triển từ năm 1964 từ đó các thư viện có thể chia sẻ các dữ liệu thư mục đọc máy. Chuyên khảo (Monograph): một tài liệu hoặc đã hoàn tất trong một phần hoặc sẽ được hoàn tất trong một số phần. Cấp thư mục (Bibliographic level): mức độ phức hợp của mô tả tài liệu khi biên mục. Vị trí 07 của đầu biểu: giá trị thông thường nhất là “m” cho tài liệu chuyên khảo và “s” cho xuất bản phẩm nhiều kỳ. Cấu trúc biểu ghi (record structure): tổ chức một biểu ghi MARC theo đầu biểu, thư mục và các trường có độ dài cố định và thay đổi. Chỉ thị (indicator): là một ký tự cung cấp thông tin ddieeuf khiển và diễn giải về một trường. Chỉ thị sắp xếp (filing indicator): chỉ thị này thông báo với máy tính có bao nhiêu ký tự cần bỏ qua trong khi sắp xếp. Danh mục (Director): một chuỗi mục có độ dài cố định theo sau đầu biểu xác định nội dung của biểu ghi. Dữ liệu trường cố định (Fixed field data): dữ liệu trong một biểu ghi MARC mà ở đó độ lớn của trường đã được xác định trước. Dẫn to (entry element): một từ hay cụm từ, mở đầu (ghi ở đầu) một tiêu đề lập theo tên tác giả, nhân vật, tác giả tập thể Dẫn tư (Introductory phrase): là một từ hay cụm từ (ngữ) ghi ở đầu một phụ chú để giới thiệu nội dung của phụ chú đó. Dấu phân định (Delimiter): một ký hiệu sử dụng để giới thiệu một trường con mới hoặc để chỉ sự kết thúc của một trường; có thể thay đổi theo từng hệ thống. Đầu biểu ghi (Leader): 24 ký tự đầu tiên trong một biểu ghi MARC cung cấp thông tin về biểu ghi cho chương trình máy tính xử lý thông tin đó. Định danh nội dung (Content designation): là tất cả các nhãn, chỉ thị và mã trường con nhận dạng nội dung biểu ghi. Độ dài logic của biểu ghi (Logical record length): độ dài trọn vẹn biểu ghi MARC. Đơn vị hợp thành (Constifment unit): đơn vị thư mục là một phần của đối tượng khác nhưng về mặt vật lý tách rời đối tượng đó. Hình thức biên mục mô ta (Descriptive cataloguing form): mã một ký tự chỉ hình thức biên mục mô tả (AACR 2, ISBD. etc.) được phản ánh trong biểu ghi. Ký hiệu nhận dạng yếu tố (phần tử) dữ liệu (Data element identifier): Một chữ cái thường, nhận dạng phần tử dữ liệu trong trường con 2
  3. Mã (Code): một ký hiệu sử dụng để định danh một yếu tố dữ liệu cụ thể diễn đạt dưới dạng mà máy tính có thể sử dụng tìm thông tin. Mã trường con (Subfield code): Mã có 2 ký tự được đặt trước các yếu tố dữ liệu trong biểu ghi MARC. Mã trường con bao gồm một dấu phân cách và ký tự trướng con (thí dụ $a). Mẫu hiển thị cố định (Display constant): Một từ hoặc nhiều từ đứng trước một số dữ liệu khi hiển thị mà những từ này không cần nhập vào biểu ghi MARC, ví dụ: “nội dung:”. “tóm tắt:”. Xem thêm: Dẫn từ. Mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế (Internetional Standard Biblioraphic Description) ISBD: tập hợp chuẩn các yếu tố thư mục theo trật tự chuẩn và với các dấu ngắt câu chuẩn, do liên hội thư viện (IFLA) biên soạn. Mức mã hoa (Encodinglevel): mã một ký tự chỉ sự đầy đủ của thông tin thư mục và / hoặc định danh của biểu ghi MARC Nguồn biên mục (cataguingsource ): Tổ chức tạo lập và sửa đổi biểu ghi MARC. Nhan đề chạy (Running title): là nhan đề hoặc nhan đề rút gọn xuất hiện đầu trang hoặc cuối trang của tác một phẩm. Nhan đề khác (variant title): là một dạng khác của nhan đề. Nhan đề phân tích: Nhan đề của chuyên khảo (sách) là một phần của tùng thư; hoặc của sách nhiều tập; Nhan đề của một bài tạp chí, bài báo. Nhan đề song song (Parallel title): Nhan đề bằng các ngôn ngữ và hoặc chữ viết khác. Nhãn trường (Tag): là nhãn dạng các trường của biểu ghi MARC, ví dụ 245 nhận dạng nhan đề và thông tin trách nhiệm. Nội dung (Content): Thông tin thư mục trong biểu ghi MARC. Phần cấu thành (Component part): Một đơn vị thư mục được gắn kết vật lý hoặc chứa đựng trong một đơn vị chuyên khoả. Thí dụ: một chương, phần, bài trong tuyển tập (Phần cấu thành chuyên khảo); một bài báo hay tạp chí (Phần cấu thành xuất bản phẩm nhiều kỳ). Số chỉ thị (Indicator count): Số lượng các chỉ thị trong mỗi trường có độ dài thay đổi, trong một biểu ghi MARC số lượng này luôn là 2. Số mã trường con (Subfield code count): Số lượng ký tự luôn luôn là 2 trong một mã trường con (bao gồm dấu phân định và một dấu nnh dạng trường con). Sơ đồ mục/ánh xạ mục (Entry map) (dành cho thư mục): một mã có 4 chữ số (4500) xác định cấu trúc các mục trong thư mục. Sưu tập (Collection) là một tập hợp tài liệu mà xét về nguồn gốc không được xuất bản, phát hành hoặc sản xuất cùng với nhau. Tham chiến (Reference) đường dẫn từ một tiêu đề/ đề mục hoặc bản mô tả tới một tiêu đề/ đề mục hay bản mô tả khác 3
  4. Thuật ngữ chỉ trách nhiệm liên quan (Relator term) là thuật ngữ mô tả quan hệ giữa một tên người và một tác phẩm, ví dụ như người minh hoạ và dịch giả. Trạng thái của biểu ghi (Record status) Vị trí 05 của đầu biểu MACR: giá trị chung nhất là “n” cho một biểu ghi mới và “c” cho một biểu ghi sửa đổi. Trường (Field): một đơn vị thông tin trong một biểu ghi MARC tương đương với một vùng mô tả. Hoặc một đơn vị tin khác, ví dụ như điểm truy cập. Trường con (Subfield) hoặc các đơn vị thông tin nhỏ khác Trường dữ liệu (Data field): Một trường trong biểu ghi đọc máy sử dụng để lưu dữ liệu. Xuất bản phẩm kỷ niệm (Feschrift): Là xuất bản phẩm để tỏ lòng tôn kính với mọi người Xuất bản phẩm nhiều kỳ (serial) là một tài liệu được xuất bản thành các phần tiếp tục mang số thứ tự hoạc định danh thời gian và dự định sẽ được tiếp tục vô hạn. Trường điều khiển (controlfield):một trừơng biểu ghi MARC với các nhãn từ 001 – 009 và không có chỉ thị hoặc mã trường con .Các trường điều khiển chứa dữ liệu mã hoá được sử dụng trong quá trình xử lý dữ liệu một biểu ghi. Trường có độ dài thay đổi (Variablefield): Là trường chứa đựng dữ liệu điều khiển hoặc dữ liệu thư mục Yếu tố dữ liệu (dataclement): Một thông tin đơn lẻ ví dụ như năm xuất bản. 4
  5. Chương 1: VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CỦA KHỔ MẪU MARC 21 1. Trên thế giới: MARC là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Machine Readable Cataloguing có nghĩa là biên mục đọc bằng máy, ra đời vào thập niên 60 của thế kỷ trước do sự nỗ lực của Thư viện Quốc hội Mỹ. Đây là một khổ mẫu mô tả có cấu trúc dành riêng cho các dữ liệu thư mục được đưa vào máy tính điện tử và cho phép máy tính lưu trữ và truy xuất thông tin. Cấu trúc của khổ mẫu MARC là cấu trúc biểu ghi, trong đó các dữ liệu thư mục được sắp xếp trong các trường có độ dài xác định được mã hoá và trình bày theo một quy định chặt chẽ. Cấu trúc biểu ghi của nó đã tạo ra nhiều khả năng cho việc sắp xếp, chọn lọc, đánh chỉ số, tìm tin, hiệu đính và biên soạn, in ấn các ấn phẩm thư mục, in phích mục lục, Năm 1964, Thư viện Quốc hội Mỹ bắt đầu triển khai dự án thử nghiệm MARC, nhằm phân phối hàng tuần các băng đọc bằng máy cho 16 thư viện được chọn lọc. Các thư viện này xử lý các băng đọc bằng máy qua các phương tiện thiết bị máy tính của bản thân họ, với yêu cầu chung lúc bấy giờ là sản xuất mục lục bằng máy. Năm 1967, dự án nối tiếp là MARC II được thực hiện với sự tham gia ban đầu của khoảng 50 thư viện đặt mua băng đọc bằng máy. Phương án MARC II chính thức ra đời vào năm 1968 đã đưa ra một khái niệm rất quan trọng về trao đổi dữ liệu trên những vật mang tin từ tính. Cùng năm đó, Thư mục Quốc gia Anh bắt đầu hoạt động sau khi phát triển hệ thống MARC ở Anh và các băng đọc máy cũng được phân phối cho các thư viện cho đến năm 1969. MARC II đã khắc phục một số hạn chế của MARC I, làm cho khổ mẫu của biểu ghi linh hoạt và mềm dẻo hơn. MARC II sử dụng các trường có độ dài thay đổi, mỗi biểu ghi có thể chứa một khối lượng thông tin rất lớn (6.000) ký tự và một số lượng đáng kể các yếu tố dữ liệu. Ngoài các thông tin có trong một mô tả thư mục đầy đủ theo AACR2, còn có thêm nhiều trường nữa như ký hiệu phân loại thập tiến Dewey và ký hiệu phân loại của Thư viện Quốc hội Mỹ (LCC), các chỉ số chủ đề, Tất cả các yếu tố này đều có thể sử dụng làm điểm truy cập (access point). MARC II cũng dành chỗ cho các thông tin bổ sung có tính chất cục bộ như ký hiệu xếp giá và phụ chú về hiện trạng vốn tài liệu của từng thư viện cụ thể. Khổ mẫu MARC được sử dụng cho nhiều loại hình tài liệu như: sách, xuất bản phẩm nhiều kỳ, bản đồ, tài liệu điện tử, MARC không chỉ thông dụng trong phạm vi hai nước Anh, Mỹ và còn được sử dụng với những cải biên nhất định ở các nước như: Úc, Canada, Pháp, Đức, Ha Lan, Nhật, Nam Phi, Sau khi được chỉnh lý vào năm 1968, khổ mẫu MARC đã là cơ sở cho sự ra đời hàng loạt các khổ mẫu quốc gia như CANMARC của Canada, UKMARC của Anh, INTERMARC của Pháp, AUSMARC của Úc, IBERMARC của Tây Ban Nha, UNIMARC do Hiệp hội Thư viện Thế giới (IFLA) soạn thảo, MARC của Mỹ được gọi là USMARC, 5
  6. Năm 1997, Thư viện Quốc hội Mỹ và Thư viện Quốc gia Canada đã thống nhất USMARC và CANMARC để tạo thành MARC 21 (Format MARC for 21st century - khổ mẫu MARC dùng cho thế kỷ 21). Từ đó đến nay, MARC 21 đã trở thành khổ mẫu nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trên thế giới như một chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin – thư viện. Một khối lượng khổng lồ các biểu ghi theo MARC 21 hiện đanng được lưu trữ và trao đổi thông tin qua các mục lục liên hợp của Hoa Kỳ (800 triệu biểu ghi), của mạng OCLC (50 triệu biểu ghi), của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (20 triệu biểu ghi). Hầu hết các hệ quản trị thư viện lớn và nhỏ trên thị trường đều sử dụng MARC 21 như một lựa chọn chủ yếu. Mới đây hệ thống ISSN quốc tế cũng đã quyết định sử dụng MARC 21 làm cơ sở để biên mục và trao đổi dữ liệu về các xuất bản phẩm định kỳ trên phạm vi toàn cầu. Hai nhóm chịu trách nhiệm chính về MARC 21 là: Uỷ ban Thông tin Thư mục Đọc máy (Machine Readable Bibliographic Information committee – MARBI) của ALA. Uỷ ban Tư vấn về MARC: gồm các đại diện của các thư viện quốc gia, các tổ chức thư mục, các nhóm cung cấp dịch vụ sản phẩm (bán hàng). Cùng năm 1997, Thư viện quốc hội Mỹ đã ban hành tài liệu “MARC 21 – Những đặc tả cho cấu trúc biểu ghi, bộ mã ký tự và phương tiện trao đổi”. Cơ quan ban hành là Văn phòng Phát triển mạng và chuẩn MARC (Office of Network development and MARC standard). Các tài liệu hỗ trợ cho MARC 21 bao gồm: MARC 21 format for classification data: khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu phân loại MARC 21 format for holdings data: khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu về vốn tài liệu MARC 21 format for community information: khổ mẫu MARC 21 cho thông tin cộng đồng MARC 21 code list for countries: danh mục mã nước MARC 21 code list for geographic: danh mục mã các khu vực địa lý MARC 21 code list for languages: danh mục mã ngôn ngữ MARC 21 code list for organization: danh mục mã các tổ chức MARC 21 code list for relators, sources and descriptive conventions: danh mục mã cho các yếu tố liên quan, nguồn và quy ước mô tả MARC 21 specifications for record structure, character sets and exchange media: các đặc tả cấu trúc biểu ghi, chuỗi ký tự và phương tiện trao đổi Các thông tin này cũng được cung cấp trên Website của Thư viện Quốc hội Mỹ 2. Ở Việt Nam: Ở nước ta, việc trao đổi dữ liệu nhằm mục đích chia sẻ và tăng cường khai thác thông tin tư liệu trong cả nước hầu như chưa thực hiện được. Một 6
  7. trong những nguyên nhân là chúng ta chưa thống nhất được khổ mẫu trao đổi chung. Trên thực tế, ngoài khổ mẫu được soạn thảo một cách tự phát, một số cơ quan thông tin - thư viện lớn ở nước ta đã làm quen, được tập huấn và tham gia vào tờ nhập tin quốc tế như: Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tham gia trao đổi dữ liệu với Chương trình Thông tin – Thư mục Đông Nam Á sau này gọi là chương trình Thông tin – Thư mục Châu Á – Thái Bình Dương (BISA – Bibliographic Information on Southeast Asia) và sử dụng trực tiếp tờ nhập tin theo khổ mẫu AUSMARC. Từ năm 1989, Thư viện Bộ Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) là thành viên của Hệ thống Thông tin Nông nghiệp Quốc tế (AGRIS), nhập tin vào đĩa theo AGRIS. Từ năm 1993, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia (nay là Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia) với tư cách là Trung tâm Dịch vụ BIEF tại Việt Nam đã tham gia Ngân hàng dữ liệu Quốc tế của các nước nói tiếng Pháp và sử dụng trực tiếp khổ mẫu CCF/BIEF. Như vậy, chúng ta đã có quan hệ trao đổi dữ liệu thư mục song phương và sử dụng các khổ mẫu trao đổi khác nhau có liên quan đến MARC, nhưng chúng ta đều phải nhập tin hai lần cho cùng một tài liệu để đưa vào cơ sở dữ liệu trong nước và nước ngoài. Chúng ta chưa có chương trình chuyển đổi các biểu ghi theo khổ mẫu tự tạo trong nước sang khổ mẫu quốc tế. Theo kiến nghị của nhiều cơ quan thông tin – thư viện trong nước, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nacesti) đã đầu tư nghiên cứu về một khổ mẫu trao đổi chung và thông qua một đề án liên quan đến vấn đề này. Chủ trương này hoàn toàn phù hợp với trình độ và những thành tựu áp dụng tin học và viễn thông vào hoạt động thông tin – thư viện đã đạt được ở nước ta. Cụ thể là hầu hết các cơ quan thông tin – thư viện bộ, ngành và tỉnh, thành phố đã tin học hoá; một số đơn vị lớn đã nối mạng cục bộ, mạng diện rộng và mạng toàn cầu Internet. Để tạo lập một khổ mẫu chung có tính thuyết phục thì cần biên soạn lại khổ mẫu dựa trên nền tảng của một khổ mẫu quốc tế. Nhưng thực tế, chúng ta đã dành quá nhiều thời gian để tranh luận với nhau là nên sử dụng khổ mẫu UNIMARC hay MARC 21 làm nền tảng cho khổ mẫu của Việt Nam. Từ Hội thảo “Hệ thống và tiêu chuẩn cho thư viện Việt Nam” do Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne tổ chức vào ngày 26-28 tháng 9 năm 2001 tại Hà Nội với một khuyến nghị là thông qua MARC 21 như là một khổ mẫu thư mục chuẩn của Việt Nam. Tiếp đến là hội thảo quốc gia về MARC Việt Nam được tổ chức vào ngày 22-23 tháng 11 năm 2001 tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, đa số ý kiến trong hội thảo đều thống nhất rằng nên chọn MARC 21 làm cơ sở xây dựng MARC Việt Nam. Việc nghiên cứu và triển khai áp dụng MARC 21 đã được thực hiện ở các cơ quan thông tin – thư viện lớn ở nước ta. 7
  8. Từ đề án cấp cơ sở của Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia mang tên: Hoàn thiện khổ mẫu VN MARC dẫn đến ra đời “Tài liệu hướng dẫn sử dụng MARC 21 VN rút gọn” (còn đang ở dạng bản thảo). Bên cạnh đó phải kể đến tài liệu “Những kiến thức cơ bản về MARC 21” của tác giả Mary Mortimer do Công ty Nam Hoàng dịch. Đến nay đã có rất nhiều các buổi tập huấn về MARC 21 do Công ty Nam Hoàng thực hiện và các lớp đào tạo do Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia tổ chức trong khuôn khổ của Dự án Thư viện Điện tử – Thư viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và hệ thống thư viện công cộng. Các lớp về biên mục theo MARC 21 cũng được thực hiện trong khuôn khổ dự án Thư viên Đại học do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ. Một số công ty phần mềm ở Việt Nam như: CMC, Tinh Vân, Nam Hoàng, Lạc Việt, đã nhanh chóng ứng dụng MARC 21 trong môđun biên mục của mình và các công ty này cũng đã cung cấp các tài liệu hướng dẫn biên mục đến các thư viện có sử dụng phần mềm thư viện mà họ đã bán. Tuy nhiên, việc dịch các thuật ngữ, tên trường, trường con và các giá trị của chỉ thị trong các tài liệu hướng dẫn và các phần mềm chưa được chuẩn xác và thống nhất theo đúng nguyên bản của MARC 21. Ngày 18 tháng 08 năm 2004, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã tổ chức Hội thảo khoa học “MARC 21 rút gọn cho dữ liệu thư mục”. Mục đích của hội thảo là nhằm nhận được các ý kiến đóng góp của các chuyên gia biên mục để hoàn thiện bản thảo tài liệu “MARC 21 rút gọn: dùng cho các cơ quan thông tin, thư viện Việt Nam” trước khi xuất bản và đưa vào sử dụng. Vào ngày 10 và 11 tháng 12 năm 2004, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã tổ chức hội thảo “Áp dụng MARC 21”. Hội thảo đã nêu lên một số vấn đề thuận lợi và khó khăn trong quá trình ứng dụng MARC 21. Chính trong hội thảo này tài liệu “MARC 21 rút gọn cho dữ liệu thư mục” đã được chính thức xuất bản và tài liệu này đã được chỉnh lý và tải bản vào năm 2005 . Trên cơ sở đó, chúng ta đã có một khổ mẫu biên mục thống nhất mà cộng đồng thông tin – thư viện Việt Nam hằng mong mỏi bao năm nay. 8
  9. Chương 2: CẤU TRÚC KHỔ MẪU MARC 21 VÀ CÁCH NHẬP TIN VÀO CÁC TRƯỜNG 1. Cấu trúc của biểu ghi MARC 21: Một biểu ghi thư mục MARC 21 bao gồm 3 thành phần chủ yếu: đầu biểu, danh mục và các trường có độ dài biến động. 1.1 Đầu biểu (leader): Đầu biểu bao gồm những yếu tố dữ liệu cung cấp thông tin cho việc xử lý biểu ghi. Đầu biểu gồm 24 ký tự ứng với 24 vị trí, mỗi vị trí này được gán cho một ý nghĩa xác định và thể hiện bằng một mã (chữ in thường, chữ số hoặc khoảng trống) cho ta biết các thông tin về trạng thái và các thuộc tính của biểu ghi. Vị trí 00 - 04 : Độ dài biểu ghi Độ dài của biểu ghi là số lượng ký tự của toàn bộ biểu ghi, kể cả những ký hiệu kết thúc trường và kết thúc biểu ghi. Do có 5 vị trí, độ dài tối đa của biểu ghi sẽ là 99999 Dữ liệu này thường được máy tính tự động khi chuẩn bị dữ liệu để trao đổi. Vị trí 05 : Trạng thái biểu ghi Sử dụng các mã sau để chỉ thị tình trạng biểu ghi như sau: c = Biểu ghi đã sửa đổi (corrected record) d = Biểu ghi bị xóa (deleted record) n = Biểu ghi mới (new record) Vị trí 06 : Loại biểu ghi a = Văn bản (bao gồm cả tài liệu in, vi phim, vi phiếu, điện tử đọc được ở dạng chữ viết) c = Bản nhạc in d = Bản nhạc viết tay e = Tài liệu bản đồ in f = Tài liệu bản đồ vẽ tay g = Tài liệu chiếu hình hay video ( phim cuộn, phim đèn chiếu (slide), giấy chiếu trong, phim nhựa, băng hoặc đĩa ghi hình ) i = Băng hoặc đĩa ghi âm không phải nhạc (như ghi âm bài phát biểu, tiếng nói ) j = Băng hoặc đĩa ghi âm là nhạc. k = Tài liệu đồ họa hai chiều (ảnh, bản vẽ thiết kế, ) l = Tài liệu điện tử, tài liệu tên nguồn điện tử m = Tài liệu đa phương tiện (multimedia) 9
  10. o = Bộ tài liệu (kit), chứa tập hợp chứa nhiều thành phần trên các dạng khác nhau p = Tài liệu hỗn hợp r = Vật thể nhân tạo hình khối, vật chế tác hoặc đồ vật ba chiều tự nhiên t = Bản thảo viết tay Vị trí 07: Cấp thư mục a = Cấp phân tích (Analytic) Biểu ghi tài liệu được mô tả nằm trong một tài liệu khác: Bài trích từ một tuyển tập hoặc báo chí. m = Cấp chuyên khảo (Monographic) Biểu ghi về sách một tập hay nhiều tập. s = Cấp xuất bản nhiều kỳ (serial) Biểu ghi về tạp chí, báo, niên giám, tùng thư Vị trí 08 : Dạng thông tin kiểm soát Không xác định. Vị trí 09 : Bộ mã ký tự sử dụng: # = Bộ mã ký tự không xác định. a = Bộ mã UCSIUNICODE Vị trí 10 : Số lượng chỉ thị Giá tri vị trí này luôn luôn là 2. Vị trí 11 : Độ dài mã trường con Giá vị trí này luôn luôn là 2 Vị trí 12 – 16 : Địa chỉ gốc phân dữ liệu Mã này được chương trình máy tính tạo ra tự động. Vị trí 17 : Cấp mã hóa Cấp mã hóa cho biết tình hình sử dụng tài liệu khi tạo lập biểu ghi. # Cấp đầy đủ Tài liệu được mô tả trong biểu ghi có trong tay khi xử lý đưa vào cơ sở dữ liệu. 1 Cấp 1 Tài liệu được mô tả trong biểu ghi không có trong tay khi sử lý đưa vào biểu ghi mà chỉ dựa vào nguồn thông tin cấp 2 khác. u không có thông tin Vị trí 18 : Quy tắc biên mục áp dụng i = Biểu ghi tuân thủ quy tắc ISBD a = Biểu ghi tuân thủ quy tắc AACR2 10
  11. u = Không rõ quy tắc mô tả Vị trí 19 : Yêu cầu về biểu ghi liên kết Mã cho biết có cần biểu ghi liên kết hay không. # - Không cần biểu ghi liên kết Vị trí 20 – 23 : Sơ đồ thông tin về trường Được chương trình máy tính tạo ra tự động 1.2 Danh mục (directory): Tiếp theo đầu biểu là một loạt những mục trường trong đó mỗi mục chứa nhãn trường thông tin, độ dài, vị trí bắt đầu của mỗi trường có độ dài biến động trong biểu ghi. Mỗi mục trường có độ dài 12 ký tự. Những mục trường danh mục của các trường kiểm soát có độ dài biến động được trình bày trước và theo trình tự tăng dần. Tiếp sau là những mục trường của các trường có độ dài biến động được xếp theo thứ tự tăng dần theo ký tự đầu tiên của nhãn trường. Trình tự lưu trữ của các trường dữ liệu có độ dài biến động trong biểu ghi không nhất thiết phải trùng hợp với thứ tự của các mục trường trong vùng Danh mục. Những nhãn trường lặp lại được phân biệt bằng vị trí của những trường tương ứng trong biểu ghi. Danh mục được kết thúc bằng một ký tự kết thúc trường (một mã ASCII). Danh mục bao gồm nhiều mục thông tin về các trường trong biểu ghi. Cấu trúc mỗi mục gồm 3 thành phần như sau: Nhãn trường: Vị trí 00 - 02 Độ dài của trường: Vị trí 03 - 06 Vị trí bắt đầu của trường: Vị trí 07 – 11 1.2 Trường có độ dài biến động: Dữ liệu trong biểu ghi thư mục MARC 21 được tổ chức thành trường có độ dài biến động, mỗi trường được xác định bằng nhãn trường 3 ký tự được lưu trong mục trường tương ứng của trường tại vùng Danh mục. Mỗi trường kết thúc bằng một ký tự kết thúc trường. Trường có độ dài biến động cuối cùng trong biểu ghi kết thúc bằng một ký tự kết thúc trường và một ký tự kết thúc biểu ghi (mã ASCII). Trường kiểm soát có độ dài biến động (trường nhóm 00X): Những trường này được xác định bằng một nhãn trường trong danh mục nhưng chúng đồng thời không có cả vị trí chỉ thị lẫn mã trường con. Những trường kiểm soát có độ dài biến động có cấu trúc khác với các trường dữ liệu có độ dài biến động. Chúng có thể chứa hoặc một yếu tố dữ liệu đơn trị hoặc một loạt những yếu tố dữ liệu có độ dài cố định được quy định bằng vị trí ký tự tương ứng. Trường dữ liệu có độ dài biến động: Đây là những trường còn lại được xác định trong khổ mẫu. Cùng với việc được xác định bằng một nhãn trường trong Danh mục, trường dữ liệu có độ dài biến 11
  12. động chứa hai vị trí chỉ thị ở đầu của mỗi trường và mã trường con dài hai ký tự trước mỗi trường dữ liệu bên trong trường. Trường dữ liệu có độ dài biến động được sắp xếp thành khối trường theo ký tự đầu tiên của nhãn trường. Ký tự này (ngoại trừ một vài ngoại lệ) xác định chức năng của dữ liệu bên trong biểu ghi. Kiểu thông tin trong trường được xác định bằng những phần còn lại của nhãn trường. 0XX Thông tin kiểm soát, định danh, chỉ số phân loại, 1XX Tiêu đề chính 2XX Nhan đề và thông tin về trách nhiệm, địa chỉ xuất bản 3XX Mô tả vật lý 4XX Thông tin về tùng thư 5XX Phụ chú 6XX Các trường về truy cập chủ đề, từ khoá 7XX Tiêu đề bổ sung, trường liên kết 8XX Vốn tài liệu, nơi lưu trữ, 9XX Dành cho thông tin nội bộ Bên trong các khối trường 1XX, 4XX, 6XX, 7XX, 8XX có dự phòng một số cặp định nội dung. Những nội dung sau, ngoại trừ một ngoài ngoại lệ được dành cho 2 ký tự cuối của nhãn trường: X00 Tên cá nhân X10 Tên tổ chức X11 Tên hội nghị X30 Nhan đề thống nhất X40 Nhan đề tùng thư X50 Thuật ngữ chủ đề X51 Tên địa lý Bên trong các trường dữ liệu có độ dài biến động có 2 loại định danh nội dung được sử dụng: Chỉ thị: hai vị trí ký tự đầu tiên trong trường dữ liệu có độ dài biến động chứa thông tin để diễn giải hoặc bổ sung cho dữ liệu bên trong trường. Giá trị của chỉ thị được diễn giải một cách độc lập, nghĩa là ý nghĩa của từng giá trị của hai chỉ thị sẽ không liên quan với nhau. Giá trị của chỉ thị có thể được nhập ở dạng chữ cái hoặc số. Một khoảng trống được thể hiện bằng dấu (#), được sử dụng cho vị trí chỉ thị không xác định. Trong vị trí chỉ thị nhất định, một khoảng trống có thể thông báo ý nghĩa là “không có thông tin”. Mã trường con: hai ký tự để phân biệt những yếu tố dữ liệu bên trong một trường khi chúng đòi hỏi được xử lý riêng biệt. Một mã trường con gồm một ký tự phân cách trường (mã ASCII) được ký hiệu bằng dấu $, tiếp sau là một định danh phần tử dữ liệu. Định danh phần tử dữ liệu có thể là một ký tự chữ cái dạng chữ thường hoặc một ký tự dạng số. Mã trường con được xác định độc lập 12
  13. cho từng trường, tuy nhiên những ý nghĩa tương tự sẽ được duy trì bất kỳ lúc nào có thể. Mã trường con được quy định với mục đích để xác định mà không phải sắp xếp. Thứ tự trường con thường được xác định bằng tiêu chuẩn cho nội dung dữ liệu theo quy tắc biên mục. 2. CÁCH NHẬP TIN VÀO CÁC TRƯỜNG DỮ LIỆU Cấu trúc các trường dữ liệu OXX Khối trường điều khiển (số và mã) 1XX Khối trường tiêu đề chính 2XX Khối trường nhan đề và thông tin liên quan đến nhan đề 3XX Khối trường mô tả đặc trưng vật lý 4XX Khối trường tùng thư 5XX Khối trường phụ chú 6XX Khối trường điểm truy cập chủ đề hoặc từ khóa 7XX Khối trường tiêu đề bổ sung 8XX Khối trường liên quan đến vốn tài liệu, nơi và vị trí lưu giữ 9XX Khối trường cục bộ Cách nhập tin vào các trường dữ liệu KHỐI TRƯỜNG ĐIỀU KHIỂN (00X: 001- 005) 001 Mã số biểu ghi (KL) Do máy tự động Thí dụ: 001 14919759 003 Mã cơ quan tạo biểu ghi (KL) Ghi tên viết tắt theo quy định của cơ quan tạo lập biểu ghi. Chỉ điền khi tham gia trao đổi biểu ghi. Máy cục bộ có thể tự tạo. Thí dụ: 003 TVQG 003 TVĐN 003 DHXHHCM 005 Ngày hiệu đính lần cuối (KL) Do máy tự tạo. Thí dụ: 005 19940223 (Biểu ghi được hiệu tính lần cuối vào ngày 23 tháng 2 năm 1994) 008 Các yếu tố dữ liệu có độ dài cố định- Thông tin chung (KL) Trường này chứa 40 vị trí ký tự (00- 39) cung cấp thông tin mã hóa về biểu ghi nói chung và những đặc điểm thư mục riêng của tài liệu được 13
  14. biên mục. Những yếu tố dữ liệu mã hóa này có ích cho việc tìm và quản lý dữ liệu. Các yếu tố dữ liệu được xác định bằng vị trí. Các vị trí ký tự không xác định (#). Các vị trí khác phải nhập một mã xác định; Đối với vị trí trong trường 008 có thể sử dụng ký tự lấp đầy (l) trong trường hợp cơ quan biên mục không muốn mã hóa một vị trí ký tự nào đó trừ các vị trí 00- 05 (ngày nhập tin), 07 -10 (năm xuất bản 1), 15 - 17 (nơi xuất bản, sản xuất), 23 hoặc 28 (dạng tài liệu) của trường 008. Các vị trí ký tự 00 -17 và 35 - 39 được xác định chung cho tất cả các loại tài liệu, có chú ý đến đặc điểm của trường 06. Các vị trí 18- 34 được xử lý riêng biệt tùy theo loại tài liệu. 008 Các yếu tố dữ liệu có độ dài cố định – áp dụng cho tất cả các loại tài liệu Chương trình có thể tự nhập trên cơ sở lấy thông tin từ các trường dữ liệu. Vị trí ký tự 00 – 05 ngày nhập vào CSDL 06 loại năm xuất bản c- Cho xuất bản phẩm nhiều kỳ còn đang xuất bản (Vị trí 07 – 10 ghi năm bắt đầu xuất bản; còn vị trí 11 -14 ghi 9999) d- Cho xuất bản phẩm nhiều kỳ đã đình bản (Vị trí 07 -10 ghi năm bắt đầu xuất bản; còn vị trí 11 -14 ghi năm bắt đầu đình bản) m- Tài liệu có nhiều năm (xuất bản, sản xuất ) (Vị trí 07 -10 ghi năm bắt đầu; còn vị trí 11- 14 ghi năm kết thúc) r- Năm in lại và năm nguyên bản (Vị trí 07-10 ghi năm in lại hay phiên bản; còn vị trí 11 -14 ghi năm của nguyên bản, nếu biết) s- Chỉ biết một năm (Vị trí 07- 10 ghi năm biết được; còn vị trí 11- 14 ghi các dấu trống(####)) t- Năm xuất bản và năm bản quyền (Vị trí 07- 10 ghi năm xuất bản; còn vị trí 11- 14 ghi năm bản quyền) |- Không có ý định mã hóa 07-10 (năm 1) 11-14 (năm 2) 15-17 (mã nơi xuất bản, sản xuất ) : theo danh mục cuối tài liệu 35-37 (mã ngôn ngữ) : theo danh mục cuối tài liệu 38 (mã biểu ghi được biến đổi) #: Không xác định 39 (mã nguồi biên mục) # : Thư viện Quốc gia d: Do cơ quan khác 008 – Các yếu tố có độ dài cố định – sách Vị trí ký tự 14
  15. 18-22 sử dụng các ký tự lấp đầy(| ) ở vị trí này 23 Hình thức tài liệu Sử dụng một mã một ký tự chỉ hình thức vật lý của tài liệu: Vi phim Vi phiếu Vi phiếu mờ In chữ to Chữ nổi (cho người mù) s- Điện tử #- Các hình thức khác 24-34 Sử dụng các ký tự lấp đầy ở các vị trí này 008- Các yếu tố dữ liệu có độ dài cố định – bản đồ Vị trí ký tự 18-24 – Sử dụng các ký tự lấp đầy (l) ở các vị trí này 25- Loại bản đồ Sử dụng một mã 1 ký tự chỉ loại bản đồ được mô tả trong biểu ghi: Bản đồ tờ rời Nhóm (xêri) bản đồ Bản đồ xuất bản nhiều kỳ Địa cầu Atlát Bản đồ là phụ lục rời Bản đồ đóng liền với tài liệu khác u- Không biết z- Loại khác - Không mã hoá 29- Hình thức vật lý của bản đồ Sử dụng một mã 1 ký tự chỉ hình thức vật lý của bản đồ được mô tả trong biểu ghi: Vi phim Vi phiếu Vi phiếu mờ In chữ to Chữ nổi (cho người mù) r- An phẩm thông thường s- Điện tử #- Các hình thức khác 15
  16. |- Không mã hóa 30-34 – sử dụng ký tự lấp đầy(|) ở cac vị trí này 008 – Các yếu tố dữ liệu có độ dài cố định – xuất bản phẩm nhiều kỳ Vị trí ký tự 18- 20 sử dụng ký tự lấp đầy (|) ở các vị trí này 21 loại xuất bản phẩm nhiều kỳ Sử dụng một mã 1 ký tự chỉ loại xuất bản phẩm nhiều kỳ được mô tả trong biểu ghi: m- Tùng thư n- Báo p- Xuất bản phẩm định kỳ( tạp chí) #- Niên giám, báo cáo hàng năm và các loại khác |- Không mã hóa Sử dụng ký tự lấp đầy (| ) ở các vị trí này Hình thức vật lý của xuất bản phẩm nhiều kỳ Sử dụng một mã 1 ký tự chỉ hình thức vật lý của xuất bản phẩm nhiều ký được mô tả trong biểu ghi: Vi phim Vi phiếu Vi phiếu mờ In chữ to Chữ nổi (cho người mù) r- Ân phẩm thông thường s- Điện tử #- Các hình thức khác |- Không mã hóa 24-34 – sử dụng ký tự lấp đầy (| ) ở vị trí này KHỐI TRƯỜNG SỐ VÀ MÃ (01X-04X) 020. Chỉ số sách theo chuẩn quốc tế (ISBN) (L) Trường dùng dể nhập chỉ số sách và mã theo chuẩn quốctế (hiện chỉ có trên các xuất bản phẩm của nước ngoài). Điền 10 chữ số của chỉ số này vào trường con $a đúng như ghi trên tài liệu. Khi hiển thị chương trình tự tạo các chữ viết tắt ISBN và các dấu gạch nối xen giữa các nóm số. Trường này cũng có thể ghi giá tiền và điều kiện cung cấp (bìa mỏng, bìa da, biếu tặng ). Trước Sc có dáu (: ). Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định 16
  17. Chỉ thị 2:- Không xác định # (Khoảng trống ) – Không xác định Trường con $a – Số ISBN (International Standard Book Number) (KL) $c – Giá cả, điều kiện cung cấp (KL) Thí dụ: 020 ##$a0491001304 020 ##$a0394502884 (Random House) : $cUSD12.50 020 ##$a0877790019 : $cbìa da, USD14.00 022. Chỉ số xuất bản phẩm nhiều kỳ theo chuẩn quốc tế (ISSN) (L) Trường dùng để nhập chỉ số ISSN in trên báo, tạp chí, tùng thư, niên giám. Ghi 8 chữ số của chỉ số này vào trường con $a. Khi hiển thị, chương trình tự tạo các chữ viết tắt ISSN và các dấu gạch nối xen giữa 2 nhóm 4 chữ số. Chỉ thị chỉ thị 1: - Mức độ quan tâm quốc tế # Không đặc tả mức độ Chỉ thị 2: - Không xác định # Không xác định Trường con $a- Số ISSN (Internationnal Standard Serial Number) (KL) Thí dụ: 022 ##$a0376-4583 022 ##$a0046-225X 024. Những mã/ số chuẩn khác (L) Nếu trên tài liệu có một chỉ số hoặc mã chuẩn mà không thể đưa vào trường 020 (ISBN) hoặc 022 (ISSN) thì sử dụng trường này. Dạng chỉ số hoặc mã chuẩn được xác định ở vị trí chỉ thị thứ nhất hoặc trong trường con $a (nguồn của chỉ số hoặc mã): Chỉ thị Chỉ thị 1: - Dạng chỉ số hoặc mã chuẩn Mã tài liệu ghi âm chuẩn quốc tế (ISRC) Mã sản phẩm toàn cầu (UPC) Chỉ số nhạc phẩm chuẩn quốc tế (ISMN) Mã số vật phẩm quốc tế (EAN) 8- Các mã khác Chỉ thị 2: - Chỉ thị về sự khác biệt (giữa số quét và số thường) # (khoảng trống) – Không có thông tin Không có khác biệt 17
  18. Có khác biệt Trường con $a- Chỉ số hoặc mã chuẩn (KL) $d- Mã bổ sung cho chỉ số hoặc mã chuẩn (KL) $2- Nguồn của chỉ số hoặc mã (KL) Thí du: 024 0#$aFRZ039101231 024 0#$aNLC018413261 040 Cơ quan tạo biểu ghi biên mục gốc (KL) Trường này chứa mã hoặc tên cơ quan tạo nên biểu ghi gốc. Chỉ thị Chỉ thị 1 : Không xác định # (khoảng trống) – Không xác định Chỉ thị 2 : Không xác định # (khoảng trống) – Không xác định Trường con $a- Cơ quan biên mục gốc (KL) $b- Ngôn ngữ biên mục (KL) $c- Cơ quan chuyển tả biên mục(KL) $d- Cơ quan sửa đổi (L) $e- Quy tắc mô tả (KL) Thí dụ : 040 ##$aDLC$cTVQG$dTVQG$eisbd (Biểu ghi này được biên mục theo AACR2 do Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ thực hiện, TVQGVN chuyển tả; sau đos được TVQGVN sửa đổi, chuyển sang sử dụng quy tắc mô tả ISBD) 041 Mã ngôn ngữ (KL) Trường này ghi mã của các ngôn ngữ có liên quan đến tài liệu khi mã ngôn ngữ ở các vị trí 35-37 của trường 008 không cung cấp đủ thông tin. Trường này cũng dùng cho các biểu ghi của các tài liệu đa ngôn ngữ, các tài liệu có liên quan đến dịch. Nguồn lấy mã là danh mục mã ngôn ngữ quy định (Xem phụ lục). Mã ngôn ngữ đầu tiên trong trường con $a cũng được phản ánh trong vị trí ký tự 35-37 của trường 008, trừ khi những vị trí này có những dấu trống (###). Trong trường con $h, mã ngôn ngữ bản dịch trung gian ghi trước mã của nguyên bản. Chỉ thị Chỉ thị 1 :- Chỉ thị về dịch Tài liệu không phải là bản dịch/ không chứa phần dịch 18
  19. Tài liệu là bản dịch hoặc có chứa phần dịch Chỉ thị 2 : Không xác định # (khoảng trống) – Không xác định Trường con $a- Mã ngôn ngữ chính văn/ của âm thanh (L) $b- Mã ngôn ngữ tóm tắt hoặc phụ đề (L) $h- Mã ngôn ngữ của nguyên bản và / hoặc các bản dịch trung gian (L) Thí dụ : 041 0$#aeng $afre (tài liệu song ngữ bằng tiếng Anh và Pháp) 041 1$#avie$hfre$hger (Bản dịch tiếng Việt của một tài liệu gốc bằng tiếng Đức, qua ngôn ngữ trung gian là tiếng Pháp). 044 Mã nước xuất bản (KL) Trường này đã ghi mã của nước xuất bản tài liệu và mã khu vực địa lý liên quan theo Danh sách mã nước và mã khu vực địa lý (Xem phụ lục) *Chỉ thị Chỉ thị 1:-Không xác định # (Khoảng trống)-Không xác định Chỉ thị 2:-Không xác định # (Khoảng trống)-Không xác định Trường con $a- mã nước xuất bản/ sản xuất (tương đương với vị trí 008/15-17) $b- Mã thực thể địa lý nhỏ hơn (bang, tiểu bang, tỉnh ) thí dụ: 044 ##$avm 044 ##$axxu$bn-us-md KHỐI TRƯỜNG KÝ HIỆU PHÂN LOẠI KẾT HỢP VỚI SỐ THỨ TỰ TRONG KHO MỞ (05X-08X) 072 Mã phân loại chủ đề (L) Trường này ghi mã của đề mục chủ đề có liên quan đến tài liệu đang mô tả. Trong trường con $a chỉ ghi một chỉ số (mã) duy nhất. Nếu là một chủ đề rộng, thì có thể ghi cấp phân chia chi tiết hơn (mã tiểu mục) vào trường con $x. Ghi mã của khung đề mục/ thesaurus đã được sử dụng để định chỉ số (mã) vào trường con $2 khi chỉ thị 2 có giá trị là 7. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không xác định # (Khoảng trống – không xác định 19
  20. Chỉ thị 2:-Nguồn của mã 7- Nguồn mã được nêu trong trường con $2 * Trường con $a- Mã chủ đề (KL) $x- Cấp phân chia chi tiết của mã chủ đề (L) $2- Nguồn của mã chủ đề Thí dụ: 072 #7$aE$x510$2mesh (Chỉ số E5.510 của Khung đề mục chủ đề y học Mỹ (MESH) đã được sử dụng để phân loại tài liệu mô tả.) 072 #7$a68.53$x.53$2KĐM (Chỉ số 68.35.53 của Khung Đề mục Quốc gia VN đã được sử dụng để phân loại một tài liệu về cây ăn quả) 080. Ký hiệu phân loại thập phân bách khoa (UDC) (L) Trường này chứa ký hiệu phân loại thập phân bách khoa (UDC) và số thứ tự hoặc số cutter của tài liệu xếp trên giá. Chỉ thị Chỉ thị 1: # Không xác định Chỉ thị 2: # Không xác định Trường con $a- Chỉ số UDC $b- Số thứ tự trên giá của tài liệu Thí dụ: 080 ##$a631.321 $bCh115N 082. Ký hiệu xếp giá theo phân loại thập phân Dewey (DDC) (L) Trường này ghi chỉ số/ ký hiệu phân loại DDC và số thứ tự hoặc số Cutter của tài liệu xếp trên giá trong phạm vi một mục phân loại. Trường con $2 cho biết ấn bản (lần xuất bản) nào của DDC đã được sử dụng để phân loại tài liệu. Chỉ thị Chỉ thị 1: - Dạng của ấn bản # Không có thông tin Bản đầy đủ Bản rút gọn Chỉ thị 2: - Nguồn ký hiệu xếp giá # Không có thông tin Do Thư viện Quốc hội Mỹ (LC) 20
  21. 4- Do tổ chức không phải (LC) xác định Trường con $a- Chỉ số DDC (L) $b- Số thứ tự tên giá của tài liệu (KL) $2- Ấn bản DDC Thí dụ: 082 04$a343.7306/8$a347.30368$220 082 ##$a821.113.1$28th ed. 084. Ký hiệu xếp giá theo phân loại BBK hoặc phân loại khác (L) Trường này ghi chỉ số / ký hiệu phân loại BBK hay bất kỳ một hệ thống phân loại nào khác (ngoài UDC, DDC, LCC) và số thứ tự hoặc số cutter của tài liệu xếp trên giá trong phạm vi một mục phân loại. Trường con $2 cho biết ấn bản (lần xuất bản) nào của các hệ thống đã được sử dụng để phân loại tài liệu. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Chỉ thị 2:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Trường con $a- Chỉ số phân loại chính (L) $b- Số thứ tự trên giá của tài liệu (KL) $2- Ấn bản hoặc nguồn lấy chỉ số phân loại Thí dụ: 084 ##$aC32$2BBK 084 ##$aF89$2BBK 084 ##$a016$a014$a018$2frbnpnav 088. Mã số báo cáo (KL) Trường này ghi mã số của tài liệu là báo cáo kết quả nghiên cứu. Ghi đầy đủ chữ số và ký hiệu như trên tài liệu. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Chỉ thị 2: - Không xác định # Khoảng trống – Không xác định Trường con $a – Số báo cáo (KL) $z – Số báo cáo sai/ hủy (L) 21
  22. Thí dụ: 088 ##$a52D.05.01 088 ##$aKX.01.13 KHỐI TRƯỜNG VỀ TIÊU ĐỀ MÔ TẢ CHÍNH (1XX) Các trường 1XX chứa một tên người/ tên tập thể được sử dụng như tiêu đề mô tả chính trong các biểu ghi thư mục. Trừ các vị trí chỉ thị và các mã trường con là khác nhau tùy theo từng trường, các định danh nội dung cho từng loại tên là nhất quán cho các trường tiêu đề mô tả chính (100-111) 100. Tiêu đề mô tả chính – Tác giả cá nhân (KL) Trường này ghi tên của cá nhân dùng làm tiêu đề mô tả chính trong biểu ghi thư mục. Tiêu đề mô tả chính được xác đinh theo quy tắc biên mục: Tài liệu có từ 3 tác giả trở xuống mới lập tiêu đề mô tả chính. Tiêu đề mô tả chính thường là tác giả đầu tiên, nhưng cũng có thể là tên cá nhân chịu trách nhiệm chính (chủ biên) về nội dung của tài liệu. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Dạng dẫn tố trong tên người Tên riêng: Cho biết tiêu đề bất đầu bằng tên riêng hoặc bằng tên bao gồm các từ, cụm từ, chữ cái đầu, từng chữ cái riêng biệt hoặc số trình bày theo trật tự thuận. Tên riêng: Cho biết tiêu đề là họ tên bắt đầu bằng họ. Nếu không biết chắc chắn đâu là họ, đâu là tên thì sử dụng giá trị chỉ thị là 0. 3-Dòng họ Cho biết tiêu đề là tên dòng họ, triều đại. Chỉ thị 2: - Không xác định # (Khoảng trống)- không xác định Trường con $a- tên người (KL) Trường con $a dùng để nhập họ tên, tên đầy đủ, những chữ cái, chữ viết tắt, cụm từ hoặc số từ được dùng thay cho tên theo trật tự thuận hay đảo: dẫn tố bắt đầu bằng (tên) họ đối với người Việt Nam, Trung Quốc, (trật tự thuận). Dẫn tố bắt đầu bằng (tên họ) đối với người Âu Mỹ (trật tự đảo). Ngoại lệ là trong trường hợp vua chúa, giáo hoàng Âu Mỹ, dẫn tố bắt đầu bằng tên riêng. $b- Chữ số La Mã chỉ thứ bậc của vua chúa, giáo hoàng (đệ nhất, đệ nhị .) $c- Danh hiệu và từ khác đi kèm với tên (L) $d- Năm sinh, năm mất, năm trị vì, . $e- Thuật ngữ xác định vai trò trách nhiệm với tài liệu. 22
  23. Trường con $e dùng để lam rõ vai trò của cá nhân đối với tài liệu. Nếu cá nhân là tác giả thì không dùng trường con $e. Nếu cá nhân là người biên soạn, chủ biên, thì căn cứ vào quy tắc biên mục để nhập vào trường này. $q- Dạng đầy đủ hơn của tên (KL) Ghi chú: Trừ trường con $a và $e, các trường con khác chỉ nên áp dụng trong trường hợp có sự trùng tên. Chú ý đặt dấu phảy (,) giữa họ và tên trong trường hợp viết đảo và trước mã $c, $d, $e. Thí dụ: 100 0#$aHồ Chí Minh, $cChủ tịch, $d1890-1969 100 0#$aBà Huyện Thanh Quan 100 0#$aTạ Quang Bửu 100 0#$aVũ Ngọc Phan, $ebiênsoan 100 1#$aCurie, Marie 100 0#$aJohn Paul, $bII, $cPope, $d1920- 100 1#$aChurchill, Winston, $cSir 110. Tiêu đề mô tả chính- Tác giả tập thể (KL) Trường này ghi tên của cơ quan tập thể đứng danh nghĩa là tác giả của tài liệu và được dùng làm tiêu đề mô tả chính trong biểu ghi thư mục. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Dạng dẫn tố của tên tổ chức 1- Tên pháp lý (đơn vị hành chính lãnh thổ) Sử dụng giá trị chỉ thị bằng 1 khi tiêu đề mô tả là tên đơn vị lãnh thổ hành chính, đi sau đó là tên tổ chức. Tên viết theo trình tự thuận Sử dụng giá trị chỉ thị là 2 khi tiêu đề mô tả là tên của tổ chức/ cơ quan theo trình tự thuận. Chỉ thị 2:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Trường con $a- Tên tổ chức hoặc tên pháp lý dùng làm dẫn tố (KL) Trường con $a chứa tiêu đề chính. Giá trị trường này có thể là tên cơ quan hoặc tên pháp lý (địa danh). Trường hợp dùng tên pháp lý, thì ghi tên cơ quan vào trường con $b để làm rõ tiêu đề. $b- Tên tổ chức trực thuộc (L) Chú ý đặt dấu chấm (.) phân cách giữa 2 trường con. $a và $b $e- Thuật ngữ xác định trách nhiệm liên quan Chú ý đặt dấu phẩy (,) trước $e 23
  24. Thí dụ: Khi tiêu đề là tên cơ quan/ tổ chức: 110 2#$aTrường Đại học Quốc gia Hà Nội 110 2#$aHội Văn nghệ Dân gian Việt Nam 110 2#$aĐại học Bách khoa Hà Nội$bKhoa Công nghệ Thông tin 110 2#$aLibary of Congress 110 2#$aInstitute of Physics 110 2#$aJ.C.Penneyco. 110 2#$aInternaitional Labour Organization. $bEuropenan Regional Conference Khi tiêu đề làm pháp lý: 110 1#$aViệt Nam.$bBộ Văn hóa và Thông tin 110 1#$aTP Hồ Chí Minh.$bSở Văn hóa và Thông tin 110 1#$aHà Nội.$bSở Y tế 110 1#$aUnited States. $bCongess. $bJoint Committee on the library 111. Tiêu đề mô tả chính- tên hội nghị (KL) Trường này ghi tên của hội nghị, hội thảo được dùng làm tiêu đề mô tả chính trong biểu ghi thư mục. Ngoài tên hội nghị hội thảo, trường này cũng nhập cả tên các cuộc triển lãm, thám hiểm, festival, cuộc đua thể thao. Olympic, Chỉ thị Chỉ thị 1: - Dạng dẫn tố hội nghị, hội thảo trong tiêu đề Tên (người) đảo Sử dụng giá trị bằng 0 khi tên hội nghị bắt đầu bằng tên cá nhân viết theo trật tự đảo (trường hợp hội nghị kỷ niệm danh nhân Âu Mỹ). Tên pháp lý Sử dụng giá trị 1 trong trường hợp tiêu đề được lập theo tên pháp lý (tên đơn vị hành chính lãnh thổ), sau đó mới là tên hội nghị, hội thảo. Trong trường hợp này, địa danh không được coi là một bộ phận của tên hội nghị, hội thảo Tên viết theo trình tự thuận Sử dụng giá trị 2 khi tiêu đề bắt dầu bằng tên hội nghị, hôi thảo theo trật tự thuận, trong đó có thể có tên người viết (viết theo trật tự thuận) hoặc tên pháp lý như một bộ phận gắn liền với tên hội nghị. Ghi chú: thực tế biên mục Việt Nam ít sử dụng tên pháp lý làm tiêu đề hội nghị, do đó chỉ nên sử dụng giá trị 2 cho chỉ thị 1. Chỉ thị 2:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Trường con 24
  25. $a- Tên hội nghị, đoàn thám hiểm, (KL) $d- Thời gian hội nghị, (KL) $c- Địa diểm hội nghị, (KL) Trường con $c ghi tên địa điểm họp (có thể là địa danh mà cũng có thể là tên cơ quan, tổ chức, nơi diễn ra cuộc họp/ hội nghị) $n-Số thứ tự của lần/ họp hội nghị, Thí dụ: 111 2#$aHội nghị sinh học biển toàn quốc $n(lần thứ nhất:$d1995:$cNha Trang) 111 2#$aHội nghị Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương$d(1979) 111 0#$aSmith (David Nichol) memorial Seminar 111 2#$aExpo 70$c(Osaka,Japan) 111 2#$aCongress on Machinability$d(1965: $cRoyal Commonwealth Society) KHỐI TRƯỜNG NHAN ĐỀ VÀ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NHAN ĐỀ (2XX) 222. Nhan đề khóa (L) Trường này ghi nhan đê( khóa, là nhan đề đơn nhất của một xuất bản phẩm nhiều kỳ do trung tâm ISSN quốc gia cấp kèm với chỉ số ISSN (đã được phản ánh ở trường 022- chỉ số ISSN). Trường hợp nhan đề khóa hoàn toàn trùng lặp với nhan đề chính, thì không cần sử dụng trường này. Máy tính có thể tạo ra một phụ trú dưới dạng: ISSN [8 chữ số] = [nhan đề khóa], bằng cách kết hợp dữ liệu ở trường 222. Chỉ thị Chỉ thị 1: - Không xác định #- Không xác định Chỉ thị 2: - Các ký tự không sắp xếp Thể hiện bằng một giá trị từ 0 đến 9 chỉ số lượng ký tự có liên quan tới các mạo từ xác định hoặc bất định (a, an, the, le, la, les, un, une, ), không được tính đến khi sắp xếp theo nhan đề này. Trường con $a- Nhan đề khóa (Key Title) (KL) Nói chính xác đây là phần chính của nhan đề khóa, tức là nhan đề chính bị trùng lặp. $b – Thông tin định tính (KL) Thí dụ: 222 #0$aThông tin Môi trường$b(Hà Nội) 222 #4$aThông báo khoa học $bĐại học Quốc gia Hà Nội 25
  26. 222 #0$aNature$b(London) 242. Nhan đề dịch (do cơ quan biên mục dịch) (L) Trường này ghi nhan đề dịch do cơ quan biên mục thực hiện khi tới dịch không xuất hiện trên tài liệu như một nhan đề song song. Để làm một phụ chú, máy tính có thể tạo ra một lời dẫn “Nhan đề dịch:” dựa vào nhãn trường. Tùy theo yêu cầu trao đổi, trong biểu ghi có thể có các trường nhan đề dịch bằng ngôn ngữ khác nhau. Chỉ thị Chỉ thị 1: - Tiêu đề bổ sung cho nhan đề dịch Không lập tiêu đề bổ sung Lập tiêu đề bổ sung Chỉ thị 2:- Ký tự không sắp xếp 0-9- Số ký tự không sắp xếp Trường con $a- Nhan đề dịch (KL) $b- Phần còn lại của nhan đề (KL) $n- Số của phần/ loại (L) $p- Nhan đề của phần/ loại (L) $y- Mã ngôn ngữ của nhan đề dịch (KL) thí dụ: Tài liệu có nhan đề chính là “Forestry research”, dịch sang tiếng Việt. 245 10$aForestry research:$bNewtechnology 242 10$aNghiên cứu lâm nghiệp:$bCông nghệ mới.$evie Tài liệu có nhan đề chính là “Annals de chimie ”, dịch sang tiếng Anh. 245 10$aAnnals de chimie$nSérieC,$pChimien organique. 242 10$aAnals of chemistry $nSerie C, $pOrganic chemistry.$yeng Nhan đề chính là The Economics of online. 245 14$aThe Economics of online/$cedited by Peter Bysouth. 242 10$aKinh tế học thông tin trực tuyến.$yvie 245. Nhan đề và thông tin trách nhiệm (KL) Trường này ghi nhan đề chính, các nhan đề khác và các yếu tố bổ sung, giải thích cho nhan đề chính, thông tin về tác giả và những người tham gia biên soạn hay xây dựng tài liệu. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Lập tiêu đề bổ sung cho tiêu đề chính Không làm tiêu đề bổ sung 26
  27. Giá trị 0 cho biết không lập tiêu đề bổ sung. Giá trị 0 sử dụng khi các trường tiêu đề chính (1XX) không có trong biểu ghi đang xử lý. Có làm tiêu đề bổ sung Giá trị 1 cho biết sẽ lập tiêu đề bổ sung, dùng trong trường hợp biểu ghi đã có tiêu đề mô tả chính (1XX). Chỉ thị 2:- Ký tự không sắp xếp 0-9- Số ký tự không sắp xếp Thể hiện bằng một giá trị từ 0 đến 9 chỉ số lượng vị trí ký tự có liên quan đến các mạo từ xác định hoặc bất định (a, an, the, le, la, un, une ) ở đầu một nhan đề chính, không được tính đến khi sắp xếp theo nhan dề này. Thí dụ: Nếu mạo từ là A, chỉ thị 2 có giá trị là 2; Nếu mạo từ là An (hoặc La, le ), chỉ thị 2 có giá trị là 3; Nếu mạo từ là The (hoặc Les ), Chỉ thị 2 có giá trị là 4; Trường con $a – Nhan đề chính (KL) Trường con $a chứa nhan đề chính và nhan đề lựa chọn (alternative), nếu có trên tài liệu. Trường này cũng chứa nhan đề của tác phẩm đầu tiên trong một tập hợp tác phẩm không có nhan đề chung. $b – Phần còn lại của nhan đề (phụ đề và các nhan đề khác) (KL) Trường con $b chứa phần còn lại của các thông tin về nhan đề. Các dữ liệu này bao gồm: (các) nhan đề song song, (các) nhan đề tiếp theo nhan đề của tác phẩm đầu tiên trong một tập hợp tác phẩm không có nhan đề chung và các thông tin khác về nhan đề. Theo quy tắc biên mục, trường con $b chứa các thông tin đứng sau ký hiệu ngắt đầu tiên cho đến khi có hý hiệu về vùng thông tin trách nhiệm (dấu gạch chéo / ) và bao gồm cả ký hiệu này. Ghi chú: Không lặp lại mã trường con $b khi có nhiều nhan đề tiếp theo và các thông tin khác về nhan đề. $c- Thông tin trách nhiệm (KL) Trường con $c chứa các thông tin về những người và tập thể có trách nhiệm xây dựng tài liệu và vai trò của họ. Mã trường con $c không bao giờ lặp. Các dữ liệu trong trường con $c sử dụng các dấu phân cách theo ISBD, bắt đầu từ dấu vạch xiên (/). Trường con $c là trường được nhập cuối cùng. Sau trường con $c, sẽ không có trường con khác nữa. Theo AACR2, nếu tài liệu có từ 3 tác giả trở xuống, nhập tất cả các tên tác giả (theo đùng trật tự trên tài liệu) vào sau dấu gạch chéo (/). Nếu có từ 4 tác giả trở lên thì chỉ ghi tên tác giả đầu tiên rồi và[ et, al.]. $h – Phương tiện (Vật mang tin) (KL) 27
  28. Trường con $h chứa một định danh về phương tiện hay vật mang tin (Định danh chung về loại tài liệu). Định danh này ghi bằng chữ thường và đặt trong ngoặc vuông, thí dụ: [vi hình], [ghi âm]. Trường con $h ghi tếp ngay sau $a,4n,$p và đứng trước $b, $c. $n – Định danh và thứ tự phần/ loại của tài liệu (L) Trường con $n chứa định danh thứ tự bằng số hay chữ cái của phần hay loại thuộc một tài liệu, thí dụ: tập 2, loại 1, phần B. Định danh này ghi sau dấu chấm (.) $p – Nhan đề của phần/ loại (L) Trường con $p chứa nhan đề của phần hay tập thuộc một tài liệu. $p ghi sau $n và cách một dấu phẩy (,). Khi không có trường con $n, thì ghi sau trường con $a hoặc một trường con $b khác và cách các trường con này một dấu chấm (.) Ghi chú: Trường con $n và $p có thể lặp chỉ khi chúng đi sau trường $a và không có trường con $b và $c. khi có trường con $b và $c, không lặp lại trường con $n hoặc $p. Trình tự các trường con khi nhập được quy định theo trình tự các yếu tố mô tả như trong quy tắc biên mục. Trong các biểu ghi được lập theo ISBD, sử dụng các dấu ngắt câu trong trường theo quy định của ISBD tuỳ theo yếu tố dữ liệu tương ứng với vùng thứ nhất của tiêu chuẩn này. Thí dụ: 245 10$aTĩnh học : $btài liệu kỹ thuật chuyên nghiệp/ $c Phạm Văn Lãng 245 10$aPhương pháp giải các đề thi đại học.$pChuyên ngành toán/ $cNguyễn Đình Chí [et, al] 245 10$aLàm gì? : $bTiểu thuyết 2 tập / $cN.Tsemyishevski; Trương Chính, Vũ Lộc dịch. 245 10$aJournal of Chemistry$pSupplement 245 10$aAn introduction to Statistical science in agriculture/ $cbyD.J.Fillney. 245 10$aAsterix in switzeland/ $ctext by Goscinny; drawing by Uderzo; translated by Anthea Bell and Derek Hockridge. 245 10$aInternational review of applied psychology: $bthe journal of the international Association of applied psychology = Revue internationale de psychologie appliquée. 245 10$aRock mechanics : $bjournal of the International Society for Rock mechanics= Felsmechanik. 245 04$aThe Yearbook of medicine 245 10$aHamlet; $bRomeo and Juliette; Othello 28
  29. 245 10$aHow to play chess/ $cK. Wicker; with aforeword by D. Pritchard; illustrated by K.Feuerstein 245 14$aThe Royal gazette $h[microfom]/$cNew Brunswick. 245 10$aAvavced calculus. $pStudent handbook 245 00$aDissertation abstracts. $nA, $pThe humanities and social sciences. 245 00$aAnnual report of the minister of Supply and Serviece Canada under the Corporation and labour Union Return Act. $nPart II, $pplabour Unions= $bRapport annuel du Ministre des approvisionnerments et services Canada presenté sous l’empire et des syndicates ouvriers. Partie II. Syndicats. 246. Các dạng khác của nhan đề (L) Trường này ghi một dạng của nhan đề xuất hiện ở những chỗ khác nhau trong tài liệu, hoặc là một dạng nhan đề lựa chọn khi có hình thức khác hẳn với nhan đề chính ở trường 245. Mục đích của trường này là giài quyết vấn đề có lập tiêu đề bổ sung hoặc phụ chú cho từng loại nhan đề khác (nhan đề bổ sung, nhan đề ngoài bìa, nhan đề song song ) hay không. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Điều khiển phụ chú/ tiêu đề bổ sung có phụ chú/ không lập tiêu đề bổ sung có phụ chú/ lập tiêu đề bổ sung không phụ chú/ không lập tiêu đề bổ sung không phụ chú/ có lập tiêu dề bổ sung Chỉ thị 2:- Dạng nhan đề Vị trí chỉ thị này có một trong những giá trị dưới đây, cho biết Dạng nhan để phản ánh ở trường 246 và kiểm soát tạo ra một phụ chú với một lời dẫn mặc định. #- Không đặc tả Là một phần của nhan đề Nhan đề song song Nhan đề tách biệt (độc đáo) Là một nhan đê( đặc biệt, khác với nhan đề thường lệ, trên những năm (tập) cá biệt của một xuất bản phẩm nhiều kỳ, nhờ vậy người ta có thể tìm được năm ( tập) này một cách dễ dàng. Lời dẫn “Nhan đề tách biệt:” Có thể được máy tính tạo ra cùng với một phụ chú. Nhan đề khác Là một nhan đề xuất hiện trên tài liệu, nhưng không tìm được giá trị thích hợp để phản ánh. Nhan đề ngoài bìa 29
  30. Là một nhan đề xuất hiện ngoài bìa khác với nhan đề trên trang nhan đề. Lời dẫn “Nhan đề ngoài bìa:” có thể được máy tính tạo ra cùng với một phụ chú Nhan đề trên trang bổ sung Là nhan đề bằng ngôn ngữ khác tìm thấy trên một trang tên mà không được coi là nguồn mô tả thư mục chính. Lời dẫn” Nhan đề trên trang bổ sung:” có thể được máy tính tạo ra cùng với một phụ chú. Nhan đề đầu trang nhất Là nhan đề xuất hiện ở đầu trang đầu tiên của chính văn. Lời dẫn “Nhan đề đầu trang nhất:” có thể được máy tính tạo ra cùng với một phụ chú Nhan đề chạy Là nhan đề xuất hiện ở lề đầu hoặc lề cuối mỗi trang của tài liệu. Lời dẫn” Nhan đề chạy:” có thể được máy tính tạo ra cùng với một phụ chú. Nhan đề gáy sách Là nhan đề xuất hiện ở gáy sách. Lời dẫn” Nhan đề gáy sách:” có thể được máy tính tạo ra cùng với một phụ chú Trường con $a- Nhan đề (KL) Nội dung giống như trường con $a của trường 245 $b- Phần còn lại của nhan đề (KL) Nội dung giống như trường con $b của trường 245 $f- Năm tháng hoặc số ký tự (KL) Định danh thời gian hay ký tự của tập số, liên hệ dạng nhan đề khác với bản mô tả thư mục khi có một phụ chú được tạo ra từ trường này. $g- Thông tin (hỗn tạp) khác (KL) Trường con này phản ánh những thông tin không thể đưa vào các trường con khác, thí dụ như “có thay đổi chút ít” đặt trong ngoặc đơn. $h- Vật mang tin/ phương tiện (KL) Nội dung giống như trường con $h của trường 245 $i- Lời hiển thị (lời dẫn ) (KL) Trường con này ghi một lời cần phải hiện thị khi không sử dụng các giá trị 2-8 của chỉ thị 2 và như vậy chỉ sử dụng trường con $i khi chỉ thị 2 có giá trị #. Trường con này luôn luôn đi trước $a. $n- Số của phần/ tập của tài liệu (L) Nội dung như trường con $n của trường 245 $p- Nhan đề của phần/ tập (L) Nội dung giống như trường con $p của trường 245 Thí dụ: 246 3#$iCũng có nhan đề:$aCOMPENDEX 30
  31. 246 14$iNhan đề ngoài bìa:$aBí quyết sống lâu 246 32$aCreating jobs$f1980 246 37$aB.E.E.C bulletin KHỐI TRƯỜNG VỀ XUẤT BẢN (250- 260) 250. Lần xuất bản (KL) Trường này ghi thông tin về lần xuất bản của tài liệu theo quy định của các quy tắc biên mục hiện hành. Đối với xuất bản phẩm nhiều kỳ, trường này không ghi những thông tin về thứ tự xuất bản lần thứ 2, thứ 3 mà có thể ghi các thông tin về dạng bản như: vi bản hoặc xuất bản dưới dạng vi hình, bản chữ nổi (dành cho người khiếm thị ). Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không xác định #- Khoảng trống Chỉ thị 2:- Không xác định #- Khoảng trống Trường con $a- Lần xuất bản (KL) Trường con này chứa thông tin về lần xuất bản, bao gồm các ký tự số và chữ cái, những từ đi kèm và/ hoặc các chữ viết tắt. $b Thông tin khác về lần xuất bản (KL) Thông thường đó là thông tin về trách nhiệm của cá nhân hoặc tập thể có liên qua đến lần xuất bản. Ký hiệu $b và nội dung dữ liệu được ghi sau dấu gạch chéo (/) Thí dụ: 250 ##$aXb. lần thứ 2 250 ##$aẤn bản đặc biệt 250 ##$aTái bản có bổ sung và sửa chữa 250 ##$aVi bản 250 ##$aMedium-hing voice ed 250 ##$aNew ed.,rev.and illustrated 250 ##$a4th ed./$brevised by M.Gorman 250 ##$a3rd draft/$bedited.by.P.Watson 255. Dữ liệu toán học của bản đồ (L) Trường này ghi thông tin về tỉ lệ xích, phép chiếu và/ hoặc giới hạn toạ độ, điểm phân. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không xác định 31
  32. Chứa một ký tự trống (#) Chỉ thị 2:- Không xác định Chứa một ký tự trống (#) Trường con $a- Thông tin về tỉ lệ xích (KL) Trường con $a ghi toàn bộ các thông tin về tỉ lệ của bản đồ. Thí dụ: 255 ##$aKhông ghi tỉ lệ 255 ##$aTỉ lệ xấp xỉ 1 : 90.000 260. Địa chỉ xuất bản (KL) Trường này ghi thông tin về xuất bản, in ấn, phát hành hay sản xuất tài liệu theo quy định của các qui tắc biên mục hiện hành. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không xác định #- Khoảng trống Chỉ thị 2:- Không xác định #- Khoảng trống Trường con $a- Nơi xuất bản/ phát hành (L) có thể chứa chữ viết tắt [s.l] khi không biết nơi xuất bản $b- Nhà xuất bản/ phát hành (L) Có thể chứa chữ viết tắt [s.n.] khi không biết tên nhà xuất bản $c- Năm xuất bản/ phát hành (L) Có thể chứa nhiều loại năm (thí dụ năm xuất bản và năm bản quyền). Trong trường hợp không có năm xuất bản thì ghi năm in vào trường con này, thêm từ “in” (printing) sau năm. $e- Nơi in/ sản xuất (KL) Nội dung trường con này thường đi kèm và ghi trong ngoặc đơn cùng với $f và $g. Hệ thống dấu phân cách theo ISBD được đặt trước các dấu phân định trường con tương ứng. $f- Nhà in/ sản xuất (KL) $g- Năm in/ sản xuất (KL) Thí dụ: 260 ##$aHà Nội:$bVăn hoá,$c1992$e(Hà Nội:$fDiên Hồng) 260 ##$aHà Nội;$aTP. Hồ Chí Minh$bKhoa học và kỹ thuật,$c1985 260 ##$aHà Nội :$b Tác phẩm mới ; $aTP. Hồ Chí Minh:$b Dân tộc,$c1976 260 ##$aLondon:$bMacmillan,$c19714g(1973 printing) 32
  33. 260 ##$a[ s.l. : 4bs.n.], $c1970 $e(London) : 4fHing Fidelity soune studios) 260 ##$aNew York, N.Y,:$belservier,$c1984 printing,C1980 260 ##$aParis:$bGauthier-Villars;4aChicago:4bUniversity of ChicagoPr.,$c1955 260 ##$a[S.l.$bs.n.,$c15-?] KHỐI TRƯỜNG MÔ TẢ ĐẶC TRƯNG VẬT LÝ (3XX) 300. Mô tả vật lý (L) Trường này ghi thông tin về khối lượng, minh hoạ, khổ cỡ của tài liệu và những chi tiết về tài liệu kèm theo. Sử dụng các dấu phân cách ISBD trong vùng mô tả vật lý trước các dấu trường con tương ứng. Chỉ thị Chỉ thị 1: Không xác định # (Khoảng trống)- Không xác định Chỉ thị 2:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Trường con $a- Khối lượng vật lý hay là quy mô của tài liệu(L) Trường con này ghi số trang, tập, đĩa, băng casstes, cuộn phim, thời lượng của tài liệu. $b- Các chi tiết vật lý khác (NR) Trường con này ghi các đặc trưng vật lý khác như: tài liệu minh hoạ, màu sắc, tốc độ quay, âm thanh, đặc trưng rãnh, số kênh, hình thức trình bày phim nhựa Trước $b, sử dụng dấu hai chấm (:) $c- Kích thước, khở cỡ (L) Trường con này ghi kích thước của tài liệu tính bằng centimét, milimét hoặc inches ; trước $c, sử dụng dấu chấm phảy (;) $e- Tài liệu kèm theo (KL) Trường con này ghi các thông tin về tài liệu kèm theo (sách, tập mỏng, phụ lục, rời, bản đồ, băng đĩa,vv ) và có thể ghi rõ các chi tiết mô tả vật lý các tài liệu kèm theo này trong ngoặc đơn. Trước $e sử dụng dấu cộng (+) Thí dụ: 300 ##$a149tr.;$c23cm 300 ##$a 4tr. :$bminh hoạ;$c24cm 300 ##$a 1 đĩa ghi âm(20’):$btương tự, 33 1/3 vòng/phút,stereo;$c12in 300 ##$a1 đĩa ghi âm (56’):$bsố, stereo; $c4 3/4in 300 ##$a160slide:$b mầu;$c2x2in 33
  34. 300 ##$a1 cuộn phim (312ft.):$bcâm, đen &trắng;$c16mm 300 ##$a271tr.:$bminh hoạ; $c21cm + $e a1tla1t (37tr.,19 phụ bản: 19 bản đồ màu; 37cm 300 ##$a1 đĩa mềm;$c31/2in.+$esách hướng dẫn 310. Định kỳ xuất bản hiện tại (KL) Trường này ghi thông tin về định kỳ xuất bản hiện tại của một xuất bản phẩm nhiều kỳ và kèm theo năm tháng bắt đầu xuất bản với định kỳ hiện tại, nếu như đã thay đổi so với định kỳ lúc mới bắt đầu xuất bản. Đối với một tài liệu đã đình bản, thì định kỳ xuất bản vẫn được ghi ở trường này, nhưng phải kèm theo cả năm xuất bản và năm kết thúc. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không xác định # (Khoảng trống)- Không xác định Chỉ thị 2:- Không xác định # (Khoảng trống)- Không xác định Trường con $a- Định kỳ xuất bản (KL) $b- Năm tháng bắt đầu/ kết thúc của định kỳ xuất bản (KL) Thí dụ: 310 ##$aHàng tháng 310 ##$aHai tháng một kỳ,$b1983- 310 ##$a5số một năm,$b1946-1948 355. Phân loại bảo mật (L) Trường này ghi những thông tin về phân loại bảo mật có liên quan đến toàn bộ tài liệu và biểu ghi. Ngoài ra còn có thể chứa những chỉ định xử lý và những thông tin về việc phổ biến ra bên ngoài các đối tượng nói trên. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Đối tượng bảo mật Tài liệu 5- Biểu ghi chị thị 2:- Không xác định # (Khoảng trống)- Không xác định Trường con $a- Phân loại bảo mật Trường con này chứa thông tin về phân loại múc độ bảo mật, thí dụ: hạn chế sử dụng, mật, lưu hành nội bộ $b- Chỉ định xử lý (L) 34
  35. Trường con này chứa những quy định về xử lý, thí dụ như ai trong nội bộ cơ quan, tổ chức được phép xử lý hoặc xem tài liệu. $c- Thông tin phổ biến bên ngoài (L) Trường con này chứa những quy định về phổ biến ra bên ngoài, thí dụ những nước ngoài nào có thể xem tài liệu hoặc biểu ghi. $d- Những thông tin về hạ cấp/ huỷ bảo mật (KL) Trường con này chứa những thông tin về hạ cấp/ huỷ bảo mật, thí dụ: “Theo quyết định của cơ quan soạn thảo, biên mục gốc”. Những thông tin về ngày thán hạ cấp và huỷ bảo mật ghi vào trường con $g và $h một cách tương ứng. $g- Ngày hạ cấp bảo mật (KL) $h- Ngày huỷ bảo mật $j- Thông tin về cơ quan cho phép thay đổi phân loại bảo mật (L) Thí dụ: 355 0#$aconfidential$bNOCONTRAT$cUK$G20281001 (Tài liệu sẽ được hạ cấp bảo mật vào ngày 1/10/2028) 355 0#$aTop Secret$bNOFOR$h20230301 (Tài liệu sẽ được huỷ bảo mật vào ngày 1/3/2023 362. Thời gian xuất bản và hoặc định danh thứ tự của xuất bản phẩm nhiều kỳ (L) Trường này ghi những thông tin về năm bắt đầu và năm kết thúc của tài liệu và/ hoặc định danh thứ tự được ghi trên mỗi số/ tập của xuất bản phẩm nhiều kỳ. Định danh thứ tự thường là số nhưng cũng có thể là chữ cái. Các thông tin này có thể định dạng (ghi theo mẫu) hoặc không định dạng (ghi tự do). Nếu thông tin về thời gian xuất bản lấy từ một nguồn không phải là số đầu tiên và số cuối cùng của tài liệu thì thông tin này được ghi không định dạng và có trích dẫn nguồn. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Dạng ngày tháng Có định dạng Không định dạng Chỉ thị 2:- không xác định Trường con $a- Thời gian xuất bản và/ hoặc định danh thứ tự (KL) Trường con này ghi định danh thời gian (năm bắt đầu và năm kết thúc) và/ hoặc định danh thứ tự của tài liệu. Khi sử dụng cả hai loại định danh, thì định danh thời gian ghi sau và để trong ngoặc đơn. $z- Nguồn thông tin Trường con này ghi nguồn lấy thông tin cho trường con $a, dưới dạng ghi chú không định dạng, sử dụng dấu chấm (.) trước $z 35
  36. Thí dụ: 362 0#$aVol.1,no.1(Apr.1981) 362 0#$a1968- 362 0#$aVol.1,no.1(Apr.1983)-vol.1,no.3(june 1989) 362 1##$aBengan with 1930 issue. $zCf. Letter from Ak Stte Highway Dept,.Aug.6,1975. KHỐI TRƯỜNG VỀ TÙNG THƯ (4XX) 490. Thông tin về tùng thư (L) Trường này ghi các thông tin về tùng thư, khi chỉ muốn hiển thị các thông tin đó trong mô tả thư mục chứ không có ý định lập một tiêu đề bổ sung cho tên tùng thư. Chỉ thị Chỉ thị 1:- có theo dõi tùng thư hay không? Không theo dõi tùng thư Giá trị 0 thể hiện tùng thư không can theo dõi, nghĩa là không lập tiêu đề mô tả bổ sung cho ten tùng thư. có theo dõi tùng thư Giá trị 1 thể hiện tùng thư đã được theo dõi, nghĩa là đã lập tiêu đề mô tả bổ sung cho tên tùng thư. Chỉ thị 2:-Không xác định #- Không xác định Trường con $a- Thông tin về tùng thư (KL) Trường con này chứa nhan đề tùng thư, thông tin giải thích nhan đề, thông tin về trách nhiệm, định danh số thứ tự của phần loại và tên phần loại. Các thông tin này phân cách nhau bằng các dấu theo quy định của ISBD. $v- Số thứ tự tập (KL) Trường con này ghi số thứ tự của tài liệu trong tùng thư Sử dụng các dấu chấm phẩy (;) trước mã trường con $v $x- Chỉ số ISSN của tùng thư (KL) Trường con $x ghi chỉ số ISSN của tùng thư. Trường con này bao giờ cũng xuất hiện ngay sau $a và trước $v. sử dụng dấu phẩy (,) trước mã trường con $x. Thí dụ: 490 0#$aVăn học hiện đại thế giới. Văn học Ấn Độ 490 1#$aThe rare book tepes. Series1; $v5 490 0#$aPolicy series/ CES;$v1 490 1#$aPapers and documents of the I.C.I. Series C, Bibliographies ; $vno.3 490 1#$aAnnual census of manufactures.$x0315-5587 36
  37. KHỐI TRƯỜNG PHỤ CHÚ (5XX) Khối trường 500-53X chứa các phụ chú có liên quan đến những khía cạnh của tài liệu đang mô tả bất kể là dạng tài liệu gì hay hình thức kiểm soát như thế nào. Các trường phụ chú riêng (đặc thù) được sử dụng khi can truy nhập đến các dữ liệu cụ thể và/ hoặc khi phụ chú cần có các từ hoặc dẫn từ. 500. Phụ chú chung (L) Trường này để nhập những thông tin (phụ thêm) nói chung về tài liệu mà không thuộc các trường phụ chú đặc thù (phụ chú riêng). Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không xác định # (Khoảng trống)- Không xác định Chỉ thị 2:- không xác định # (Khoảng trống)- Không xác định Trường con $a- Nội dung phụ chú chung (KL) Nhập tự do. Không quy định cụ thể. Tuy nhiên cần ngắn gọn. Nếu cần thiết có thể thêm những câu chỉ dẫn làm rõ thêm phụ chú. Thí dụ: 500 ##$aSau này còn được tái bản nhiều lần bởi các nhà xuất bản khác nhau. 500 ##$aĐúc lại bằng đồng từ nguyên bản thạch cao của năm 1903 500 ##$aKèm theo một danh sách các chữ viết tắt 500 ##$aKèm theo phần chỉ mục (bảng tra) 52. Phụ chú luận văn, luận án (L) Trường này chứa phụ chú về luận án hoặc luận văn khoa học và cơ quan nơi luận án được bảo vệ. Nó cũng bao gồm bằng cấp mà tác giả đạt được liên quan đến luận văn và năm được công nhận. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Chỉ thị 2:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Thí dụ: 502 ##$aLuận án tiến sĩ – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 1999. 504. Phụ chú thư mục, (L) Trường nhập thông tin về sự có mặt của một hay nhiều thư mục (tài liệu tham khảo), thư mục đĩa thư mục phim, và/ hoặc các loại tham chiếu thư mục khác trong tài liệu được mô tả hoặc trong tài liệu kèm theo. Đối với xuất bản 37
  38. phẩm nhiều tập, kể cả xuất bản phẩm nhiều kỳ, phụ chú ghi ở trường này có thể liên quan đến tất cả các tập hay chỉ liên quan đến một tập hay một số riêng lẻ. Trường này thường ghi thông tin về thư mục kèm theo vị trí (số trang) của nó trong tài liệu. Có thể kết hợp thông tin về bảng tra (chỉ mục) với thông tin về thư mục trong trường này. Có thể sử dụng trường 500 để ghi các thông tin về thư mục không cụ thể, tuy nhiên vẫn nên dùng trường 504 thay cho trường 500. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Chỉ thị 2:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Trường con $a- Phụ chú về thư mục (KL) $b- Số lượng tài liệu tham khảo hay tham chiếu (KL) Thí dụ: 504 ##$aThư mục tr. 238-239 504 ##$a Nguồn: tr.140-145 504 ##$aTài liệu tham khảo:tr. 210 504 ##$aCó thư mục và bảng tra 504 ##$aTài liệu tham khảo:tr. 67-68.$b19 505. Phụ chú nội dung/ phần tập (L) Trường dùng để nhập thông tin thêm về nhan đề các tác phẩm riêng lẻ, phần, chương trong tài liệu được mô tả hoặc có thể dùng để phản ánh trong mục lục của tài liệu ấy. Có thể có cả thông tin về trách nhiệm, số tập (phần) hoặc các loại định danh thứ tự khác. Các thông tin được trình bày theo dạng mẫu quy định. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Cho biết phụ chú phản ánh nội dung tài liệu ở mức nào và điều khiển hiển thị/ trình bày dẫn từ nội dung. Nội dung đầy đủ Sử dụng giá trị 0, khi phụ chú chứa nội dung đầy đủ của tài liệu. (Phụ chú toàn bộ nội dung). Kết thúc phụ chú có dấu chấm (.). Nội dung không đầy đủ Sử dụng giá trị 1 khi phụ chú phản ánh phần lớn nội dung của tài liệu. kết thúc phụ chú không có dấu chấm. Một phần nội dung Sử dụng giá trị 2 khi phụ chú chỉ thông báo một phần nội dung. Chỉ thị 2:- Mức độ dịnh danh nội dung 38
  39. # Cơ bản Sử dụng giá trị # khi nội dung phụ chú chỉ đơn giản có số thứ tự và nhan đề của các phần tập không thôi và chỉ phản ánh liền trong một trường con $a duy nhất. 0- (chi tiết nâng cao) Sử dụng giá trị 0 khi nội dung phụ chú có trên thông tin trách nhiệm của các phần tập. Mỗi nhan đề kèm theo thông tin trách nhiệm tương ứng và các thông tin này được ghi lần lượt vào các trường $t và $r (không sử dụng trường con $a). Trường con $a- Nội dung phụ chú (KL) $r- Thông tin trách nhiệm $t- Nhan đề Ghi nhan đề của các phần riêng biệt trong tài liệu đang được sử lý. những nhan đề này có thể kèm theo thông tin trách nhiệm đối với chính phần tập này. Thí dụ: 505 0#$aPhầnI cacbon-PhầnII.Nittrogen-PhầnIII.Lưu huỳnh-Phần IV.Kim loại. Trong thí dụ này, nội dung của tài liệu gồm xó 4 phần. Tất cả các phần đều được nêu trong phụ chú ở mức cơ bản, không chi tiết; kết thúc phụ chú có dấu chấm. Thí dụ: 505 1#$aPhần 1. Khảo sát chung- Phần 2. Phương pháp luận Nội dung (mục lục) có nhiều phần, nhưng chỉ đưa vào phụ chú hai phần (dùng chỉ thị 1 bằng 1). Thí dụ: 505 1#$aNgười thủ quỹ và bị tiền bất ly thân; hy sinh tình riêng vì nghĩa lớn; cô gái mặc áo tím hoa cà Nội dung tài liệu văn học “Người của một thời” của tác giả Nguyễn Thị Kim Khánh có nhiều bài, nhưng chỉ đưa vào phụ chú 3 bài đầu (dùng chỉ thị 1 là 1 chỉ thị 2 để trống) Thí dụ: 505 00$t Chí Phèo; $tSống mòn/$rNam Cao. $tNhững ngày thơ ấu;$tBỉ vỏ/ $rNguyên Hồng. Phụ chú giới thiệu nội dung đầy đủ của tuyển tập Nam Cao – Nguyên Hồng. Thí dụ: 505 00$tThe Venice train / $rAlatair Halminton dịch;$tMagret and the millionaires / $rJean Sterward dịch;$tThe innocents / $rE.Ellenbogen dịch. Tài liệu có các phần với nhan đề (khác với nhan đề chung) và tác giả chung) và tác giả riêng, có thể nhập phụ chú đầy đủ, với mức chi tiết về các phần. Trong 39
  40. trường hợp này, không dùng trường con $a mà dùng trường con $t và $r. Sử dụng các dấu phân cách ISBD thích hợp trước các dấu phân biệt trường con. 520. Tóm tắt / chú giải (L) Trường này chứa thông tin tóm tắt hoặc chú giải tài liệu. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Chỉ thị 2:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Trường con $a- Nội dung bài tóm tắt / chú giải (KL) $3- Tài liệu đặc tả Thí dụ: 520 ##$aSưu tập có minh hoạ của nhịp điệu tronng nhà kính tác động bởi âm nhạc. 534. Phụ chú nguyên bản (L) Trường này sử dụng để nhập thông tin về nguyên bản của tài liệu nếu tài liệu đang sử lý khác nhiều với nguyên bản. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không xác định # (Khoảng trống)- Không xác định Chị thị 2:- Không xác định # (khoảng trống)- Không xác định Trường con $p- Dẫn từ $a- Tiêu đề chính của nguyên bản $b- Thông tin về lần xuất bản của nguyên bản $c- Địa chỉ xuất bản của nguyên bản $e- Mô tả vật lý của nguyên bản (KL) $t- Nhan đề nguyên bản Cách nhập Thí dụ: 534 ##$pNguyên bản: $aFrederick,Jonh. $tLuck. $c1919. 534 ##$pXuấtbảnlầnđầu:$cNewYork: harper&Row,1972 534 ##$pBản in lại. Xuất bản lần đầu: $cOxford; New York: Pergamon Press, 1963. 534 ##$pPhiên bản của: $tPhố cổ Hà Nội,$c1930. $é bức tranh: sơn dầu 40
  41. 546. Phụ chú ngôn ngữ (L) Trường dùng để nhập thông tin nêu rõ ngôn ngữ của tài liệu được xử lý. Không sử dụng mã về ngôn ngữ trong trường này. Mã ngôn ngữ được nhập trong trường 008 (vị trí 35-37) hoặc trường 041 (mã ngôn ngữ). Chỉ thị Chỉ thị 1: Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Chỉ thị 2: - Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Trường con $a- Nội dung phụ chú (KL) Thí dụ: 008/35-37 hun 041 0#$ahun$bfre$brus 546 ##$aTiếng Hungari, tóm tắt tiếng Anh và tiếng Nga. (Tài liệu viết bằng tiếng Hungari, tóm tắt bằng tiếng Anh, Nga) 008/35-37 vie 041 0#$avie$aeng 546 ##$aNội dung bằng tiếng Việt và tiếng Anh. (Tài liệu viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tiếng Việt là chính) KHỐI TRƯỜNG ĐIỂM TRUY CẬP CHỦ ĐỀ TỪ KHOÁ (6XX) Khối trường 600- 65X (trừ trường 653) chứa các đề mục chủ đề từ khoá hoặc các thuật ngữ làm điểm truy cập tới biểu ghi thông qua một đề mục chủ đề từ khoá hoặc một thuật ngữ được tạo lập dựa theo nguyên tác biên mục chủ đề hoặc tài liệu hướng dẫn xây dựng từ vựng có kiểm soát. Tên danh mục hay từ chuẩn (từ điển chuẩn, khung đề mục chủ đề, từ bộ khoá, ) được ghi ở trường con $2 (kết hợp với giá trị 7 của chỉ thị 2). 600. Tên người là chủ đề (L) Trường này dùng để lập tên người (và các thông tin liên quan) là chủ đề, được đề cập đến trong nội dung tài liệu. Trường được sử dụng để làm tiêu đề mô tả bổ sung về chủ đề, trong đó tên người được ghi đầu tiên (dẫn tố). Từ khoá/ đề mục chủ đề nhân vật ghi ở đây. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Dạng dẫn tố của tên người (Xem trường 100) Trật tự thuận Trật tự đảo 3- Tên dòng họ Chỉ thị 2:Bộ từ vựng có kiểm soát (từ điển tiêu chuẩn), nơi chọn ra tên người. Không xác định nguồn của thuật ngữ chủ đề 41
  42. 7- Nguồn được ghi trong trường con $2 Trường con $a- Tên người (KL) $b- Chữ số chỉ thứ bậc vua chúa, giáo hoàng (đệ nhất, đệ nhị, ) $c- Chức danh và từ khác đi kèm với tên (L) $q- Dạng đầy đủ hơn của tên (KL) $t- Nhan đề của tác phẩm $v- Phụ đề hình thức $x- Phụ đề chung $y- Phụ đề thời gian $z- Phụ đề địa lý $2-Nguồn của thuật ngữ tiêu đề Ghi chú: Cách nhập trường này tương tự với trường 100. Tên người có thể lấy từ danh mục tên đã được kiểm soát. Nếu danh mục này có thì đưa dữ liệu nó vào trường con $2. Chỉ cần nhập trường con $a (nếu là tài liệu bình luận về tác giả/ tác phẩm thì phải nhập thêm trường con $t). Các trường con khác chỉ sử dụng khi có thể gây ra nhầm lẫn, hoặc theo yêu cầu quy định lập chủ đề đầy đủ (chủ đề chính+ phụ đề). Thí dụ: 600 04$aHồ Chí Minh 600 04$aNguyễn Du.$tTruyện Kiều 600 34$aNhà Nguyễn 600 07$aNorodom Xihanouk, $bPrince, $21csh 610. Tên cơ quan là chủ đề (L) Trường này dùng để nhập tên cơ quan/ tổ chức (và các thông tin liên quan) là chủ đề, được đề cập đến trong nội dung tài liệu. trường được sử dụng để làm tiêu đề mô tả bổ sung về chủ đề, trong đó tên cơ quan/ tổ chức được ghi đầu tiên (dẫn tô). (Chú ý: không phải là tác giả tập thể). Chỉ thị Chỉ thị 1:- Dạng dẫn tố của tên tổ chức 1-Tên pháp lý (đơn vị hành chính lãnh thổ) Tên viết theo trình tự thuận Chỉ thị 2:- Từ điển chuẩn Không xác định nguồn 7- Nguồn của chủ đề ghi trong trường con $2 Trường con 42
  43. $a-Tên tổ chức hoặc tên pháp lý (KL) $b- Tên tổ chức/ hội nghị trực thuộc (L) $c- Địa điểm hội nghị (KL) $d- Năm tổ chức hội nghị (L) $t- Nhan đề tài liệu $v- Phụ đề hình thức $x- Phụ đề chung $y- Phụ đề thời gian $z- Phụ đề địa lý $2- Nguồn của tiêu đề hoặc thuật ngữ Ghi chú: Cách nhập tương tự như trường 110. Chỉ cần nhập 4 trường con đầu. Các trường con khác chỉ sử dụng khi có thể gây ra nhầm lẫn, hoặc theo yêu cầu của quy định lập chủ đề đầy đủ (chủ đề chính + phụ đề). Khi không xác định rõ nguồn lựa chọn tiêu đề, thì chỉ thị 2 có giá trị là 4. Thí dụ: 610 24$aTrường Đại học Bách khoa Hà Nội 610 24$aHội Thông tin tư liệu Việt Nam.$bĐại hội lần thứ nhất.$cHà Nội.$d2000 610 14$aViệt Nam.$tHiến pháp (1946) 610 14$aViệt Nam.$bBộ Văn hoá và Thông tin 610 14$aHà Nội.$bSở Y tế 610 24$aInstitute of Physics 610 24$aInternational Labour Oganization.$bEuropean Regional Conference 610 14$aUnited States. $bCoingess. $bJoint Committee on the library. 650. Đề mục chủ đề/ từ khoá có kiểm soát (L) Trường dùng để nhập các từ/ cụm từ chủ đề (đề mục chủ đề/ từ khoá) làm tiêu đề bổ sung theo chủ đề. Các đề mục chủ đề/ từ khoá này là các điểm truy cập tới biểu ghi thư mục. Các từ chủ đề/ từ khoá đưa vào trường này phải là những thuật ngữ được kiểm soát như khung đề mục chủ đề, từ điển chuẩn, bộ từ khoá có kiểm soát, được thông báo trong trường con $2. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Cấp độ của chủ đề #- Không có thông tin MARC 21VN không xác định cấp độ chủ đề. Do đó, chỉ sử dụng dấu #. Chỉ thị 2:- Từ điển từ chuẩn sử dụng để chọn đề mục chủ đề 0 - TVQH Mỹ 43
  44. 4 - Không xác định nguồn 7 - Nguồn của đề mục ghi trong trường con $2 Trường con $a- Đề mục chủ đề/ Từ khoá (KL) $2- Nguồn của thuật ngữ đề mục chủ đề/ từ khóa Thí dụ: 650 #4$aNông nghiệp 650 #7$aXử lý nước thải$2Bộ từ khoá KHCN 650 #4$aArchitecture 650 #7$aDentistry$2Lcsh 651. Địa danh là chủ đề (L) Trường dùng để nhập tên địa danh (được đề cập trong tài liệu) làm tiêu đề chủ đề và làm điểm truy cập theo địa danh. Từ khoá địa lý (chuẩn) nhập vào trường này. Dùng cụm từ để ghi danh, không dùng mã nước hoặc khu vực địa lý để nhập trường này. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không xác định # (Khoảng trống)- không xác định Chỉ thị 2:- Từ điển từ chuẩn sử dụng để chọn đề mục chủ đề 4- Không xác định nguồn 7- Nguồn của thuật ngữ/ đề mục ghi trong trường con $2 Trường con $a- Địa danh (KL) $2- Nguồn của từ khoá/ đề mục Thí dụ: 651 #4$aHà Nội 651 #4$aChâu Âu 651 #7$aUnited States$2Lcsh 653. Đề mục/ từ khoá tự do (chỉ số chưa kiểm soát) (L) Trường dùng để nhập đê’ mục chủ đề/ từ khoá tự do (chưa kiểm soát) làm tiêu đề/ điểm truy cập theo chủ đề. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Không có thông tin # (Khoảng trống) – Không có thông tin Chỉ thị 2:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Trường con 44
  45. $a- Đề mục chủ đề/ từ khoá tự do (L) Nhập một từ/ cụm từ thể hiện nội dung tài liệu, song chưa được kiểm soát (nghĩa là không có trong một bộ từ vựng có kiểm soát hoặc khung đề mục nào). Thí dụ: 653 ##$aMôi trường sinh thái 653 ##$aTế bào nhiên liệu 655. Từ khoá chỉ thể loại/ hình thức trình bày (L) Trường dùng để nhập từ khoá chỉ thể loại, hình thức trình bày nội dung và / hoặc đặc tính vật lý của tài liệu xử lý. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Loại tiêu đề #- Cơ bản (Chỉ có một $a) Sử dụng giá trị # để chỉ rằng thuật ngữ về thể loại/ hình thức được ghi một lần duy nhất trong trường con $a. Chỉ thị 2:- Nguồn của thuật ngữ 4- Không xác định 7- Nguồn của thuật ngữ ghi trong trường con $2 Sử dụng giá trị 7 để chỉ có nguồn của thuật ngữ ghi trong trường con $2 Trường con $a- Thuật ngữ về thể loại/ hình thức (KL) $2- Nguồn của thuật ngữ/ đề mục. Thí dụ: 655 #4$aTừ điển 655 #4$aTiểu sử 655 #4$aẢnh chụp 655 #4$aPhim hoạt hình 655 #4$aTranh Đông Hồ KHỐI TRƯỜNG TIÊU ĐỀ BỔ SUNG (70X-75X) Khối trường tiêu đề bổ sung 70X- 75X chứa những dữ liệu là tên người, tên cơ quan tổ chức hoặc thuật ngữ dùng làm điểm truy cập đến biểu ghi mà chưa được đưa vào các trường tiêu đề chính (1XX), các trường về chủ đề (6XX), tùng thư (4XX). 700. Tác giả cá nhân khác (tác giả hợp biên và những tác giả tham gia) (L) Trường này sử dụng để nhập tên các tác giả cá nhân khác, không được chọn làm tiêu đề mô tả chính. Cách lập trường này tương tự như trường 100. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Dạng dẫn tố trong tên người 45
  46. Trật tự thuận: Dẫn tố bắt đầu bằng tên riêng đối với người Âu Mỹ (chỉ đối với vua chúa, giáo hoàng, người Hunggari, ), dẫn tố bắt đầu bằng họ – đệm – tên đối với người Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Trật tự đảo: Dẫn tố bắt đầu bằng tên ho đối với người Âu Mỹ. Dòng họ Chỉ thị 2:- Không xác định # (Khoảng trống)- Không xác định Trường con $a- Tên người (KL) Ghi họ và/ hoặc tên riêng; những chữ cái, chữ viết tắt, cụm từ hoặc số được dùng thay cho tên (theo trật tự thuận hay trật tự đảo) $b- Chữ số La Mã chỉ thứ bậc vua chúa, giáo hoàng (đệ nhất, đệ nhị, ) $c- Danh hiệu và từ khác đi kèm với tên (L) $d- Năm sinh, năm mất, năm trị vì, $e- Thuật ngữ xác định vai trò với tài liệu $q- Dạng đầy đủ hơn của tên (KL) Thí dụ: 700 0#$aHoàng Tuỵ 700 0#$aNguyễn Đổng Chi, $esưu tầm 700 1#$aVerez Peraza, Elena,$edịch 700 1#$aHecht,Ben, $eWriting, $eDirection, $eProduction. 710. Tiêu đề bổ sung tên tập thể (L) Trường này ghi tên cơ quan tập thể khác với cơ quan tổ chức đứng danh nghĩa là tác giả của tài liệu đã được nhập vào trường 110 (tiêu đề mô tả chính- tên tập thể) và cũng được dùng để lập tiêu đề mô tả bổ sung cho tên một tập thể trong biểu ghi thư mục đã có tiêu đề chính là tác giả cá nhân hoặc nhan đề. Cách nhập trường này giống như trường 110. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Dạng dẫn tố của tên tổ chức 1- Tên pháp lý (đơn vị hành chính lãnh thổ) Tên viết theo trình tự thuận Chỉ thị 2:- Không xác định # (Khoảng trống) – Không xác định Trường con $a- Tên tổ chức hoặc tên pháp lý dùng làm dẫn tố (KL) Thành phần bắt đầu tên của tác giả tập thể $b- Tên tổ chức trực thuộc (L) $e- Thuật ngữ xác định trách nhiệm liên quan 46
  47. Thí dụ: 710 2#$aTrường Đại học Quốc gia Hà Nội 710 2#$aHội Văn nghệ Dân gian Việt Nam 710 2#$a Library of Congress 710 2#$aInstutite of Physics 710 2#$aJ.C.Penney Co 710 2#$aInternational Labour Organization. $bEuropean Regional Conference 710 1#$aViệt Nam. $bBộ Văn hoá và Thông tin 710 1#$aHà Nội. $bSở Y tế 710 1#$aUnited States. $bAmy Map Service KHỐI TRƯỜNG LIÊN KẾT (76X-78X) Khối trường 760-78X chứa các thông tin xác định những biểu ghi thư mục có liên quan với nhau. Những trường liên kết trong nhóm này chỉ ra những quan hệ giữa tài liệu được mô tả trong biểu ghi và tài liệu liên quan. 756- Nguyên bản (L) Trường này nhập thông tin về nguyên bản (bản gốc) khi tài liệu mô tả là bản dịch (quan hệ ngang). Phụ chú được tạo ra từ trường này có thể sẽ bắt đầu bằng dẫn từ mặc định “Bản dịch của:” hoặc “Nhan đề nguyên bản:” Chỉ thị Chỉ thị 1:- Điều kịên phụ chú 0- Hiển thị phụ chú Chỉ thị 2:- Điều khiển hiển thị #- Là bản dịch của Trường con $a- tiêu đề chính (KL) Trường con $a nhập tiêu đề chính của bản gốc $b- Lần xuất bản (KL) $d- Địa chỉ xuất bản (nơi XB, nhà XB, năm XB) (KL) $g- Thông tin về quan hệ liên kết (năm, tập, )(L) $h- Đặc trưng vật lý (KL) $i- Văn bản hiển thị (KL) $n- Phụ chú (L) $o- Những đặc trưng khác (KL) $t- Nhan đề (KL) Trường con $t nhập nhan đề của bản gốc, bằng ngôn ngữ bản gốc. $w- Mã số biểu ghi (L) Trường con $w nhập mã số biểu ghi mô tả bản gốc. 47
  48. $x- Chỉ số ISSN (KL) $z- Chỉ số ISBN (L) Thí dụ: 245 10$aCông nghệ sinh học và phát triển = $bBiotechnology and development / $cAlbert Sason; Nguyễn Hữu Thước, [et. al.] dịch 765 10$aSasson, Albert. $tBiotechnologies and development. $dParis : UNESCO, 1988. 767- Bản dịch (L) Trường này nhập thông tin về bản dịch của tài liệu đang mô tả (quan hệ ngang). Phụ chú được tạo ra từ trường này có thể sẽ bắt đầu bằng dẫn từ mặc định: “nhan đề bản dịch:” Chỉ thị Chỉ thị 1:- Điều khiển phụ chú 0- Hiển thị phụ chú Chỉ thị 2:- Điều khiển hiển thị #- Nhan đề bản dịch Trường con $a- Tiêu đề chính (KL) Trường con $a nhập tiêu đề mô tả chính (nhan đề đồng nhất của bản dịch) giống như trường con $a của trường 245. Tiếp sau là thông tin về ngôn ngữ của bản dịch. $b- Lần xuất bản (KL) $d- Địa chỉ xuất bản (nơi XB, nhà XB và năm XB) (KL) $g- Thông tin liên kết (L) $h- Đặc trưng vật lý (KL) $i- Lời hiển thị (dẫn từ) (KL) $n- Phụ chú (L) $o- Những đặc trưng khác (KL) $t- Nhan đề (KL) Trường con $t nhập nhan đề của bản dịch, bằng ngôn ngữ của bản dịch. $w- Mã số biểu ghi (L) Trường con $w nhập mã số của biểu ghi mô tả bản dịch. $x- Chỉ số ISSN (KL) $z- Chỉ số ISBN (L) Thí dụ 245 00$aAstrofizicheskie issledovanija. 767 0#$aAstrofizicheskie issledovanija. Englisch. $tBullentin of the Special Astrophysical Observatory-North Caucasus. $w(DLC)86649325. 48
  49. Tài liệu đang mô tả là bằng tiếng Nga. Tài liệu này được dịch sang tiếng Anh. Biểu ghi của bản tiếng Anh có mã số biểu ghi là (DLC)86649325 245 00$aFinance & development. 767 1#$tFinance & development. French. Finance et dévelopment. 767 1#$tFinance & development. German. Finanzierung & Entwcklung. Tài liệu đang mô tả là bằng tiếng Anh, được dịch sang một số ngôn ngữ. Nhan đề chính của tài liệu được mô tả trong trường 245. Thông tin về bản dịch được thông báo trong trường 767. 773- Tài liệu chủ (nguồn trích) (L) Trường này chứa dữ liệu về nguồn trích của một bài trong một tuyển tập (sách, đĩa, băng, ), một số báo hay tạp chí, được mô tả trong biểu ghi hiện tại. Trường có mục đích giúp định vị tài liệu hiện chứa bài trích đang được mô tả. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Điều khiển phụ chú 0- Hiển thị phụ chú 1- Không hiển thị phụ chú Chỉ thị 2:- Điều khiển hiển thị #- Trong: Trường con $a- Tiêu đề chính (KL) $b- Lần xuất bản (KL) $d- Địa chỉ xuất bản (nơi XB, nhà XB và năm XB) (KL) Trường $d ghi nơi, nhà và năm xuất bản của cuốn sách được trích $g- Thông tin liên kết (L) Trường $g chứa các dữ liệu thể hiện mối quan hệ của bài trích đang mô tả với nguồn trích, cụ thể là: + ghi số thứ tự tập (nếu là sách nhiều tập) và/ hoặc những số trang có chứa bài trích sách. + ghi năm, số và những số trang có chứa bài trích tạp chí Việt Nam + ghi số thứ tự tập (volume), số, năm tháng tương ứng (trong ngoặc đơn) và những số trang có chứa bài trích tạp chí nước ngoài. + ghi năm, ngày tháng và những số trang có chứa bài trích báo. $i- Văn bản (lời, dẫn từ) hiển thị (KL) $n- Phụ chú (L) $o- Những mã số nhận dạng khác (KL) Trường con $o ghi các số nhận dạng (trừ ISBN hoặc ISSN) của nguồn trích, thí dụ: số đăng ký cá biệt, $t- Nhan đề nguồn trích (KL) 49
  50. $w- Mã số biểu ghi (L) Trường $w ghi mã số biểu ghi của nguồn trích $x- Chỉ số ISSN (KL) Trường $x ghi chỉ số ISSN của nguồn trích là tạp chí, báo $z- Chỉ số ISBN (L) Trường $z ghi chỉ số ISBN của nguồn trích là sách Thí dụ: 245 10 $aTiếng Việt dễ mà khó / $cNguyễn Hưng Quốc 773 0# $tKhoa học và tổ quốc $g2003, số 13, tr18-20 $x0868-2775 245 10 $aVai trò của chủ doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế của quốc gia / $cNguyễn Đắc Thắng 773 0# $tKhoa học- Công nghệ- Môi trường $g1997, số 4, tr.6 $x0868- 7713 245 10$aBưu chính viễn thông Việt Nam trong thời kỳ đổi mới : $bthành tựu và bài học / $cĐỗ Trung Tá. 773 0#$tTạp chí hoạt động khoa học $gsố 7/2001, tr.2-3 (Nguồn trích là tạp chí) 245 10$aUtilization of atomic enegy for peaceful purposes / $cJohn Smith 773 0#$tHorizol $gVol.17,no.98 (Feb.1948),p.78-159 (Nguồn trích là tạp chí) 773 0#$t40 năm Thư viện Quân đội nhân dân $dHà Nội: Quân đội nhân dân, 1997$gtr.46-66 (Nguồn trích là sách) 774- Đơn vị hợp thành (L) Trường này ghi thông tin về đơn vị hợp thành (một phần) của một tài liệu lớn hơn, thí dụ: một tùng thư, một chuyên khảo hay một tập hay nhiều tập (sách bộ), một sưu tập ảnh, sưu tập bản đồ đang được mô tả trong biểu ghi, thể hiện mối liên kết theo chiều dọc. Khi một phụ chú được tạo ra từ trường này, thì dẫn từ: “Đơn vị hợp thành: ” có thể được tự động tạo ra từ nhãn trường. Chỉ thị Chỉ thị 1:- Điều khiển phụ chú 0- Hiển thị phụ chú 1- Không hiển thị phụ chú Chỉ thị 2:- Điều khiển hiển thị dẫn từ #- Hiển thị dẫn từ “Đơn vị hợp thành:” 8- Không hiển thị dẫn từ Trường con 50
  51. $a- Tiêu đề mô tả chính (KL) $b- Lần xuất bản (KL) $d- Địa chỉ xuất bản (nơi XB,nhà XB và năm XB) (KL) Trường $d ghi năm xuất bản của đơn vị hợp thành $g- Thông tin liên kết đối tượng mục tiêu (L) Trường $g chứa các dữ liệu thể hiện mối quan hệ của đơn vị hợp thành với tài liệu đang mô tả, cụ thể là ghi số thứ tự phần, tập, tấm, của đơn vị hợp thành trong bộ sách hay sưu tập ảnh, tranh, bản đồ $h- Đặc trưng vật lý (KL) Trường $h ghi số trang, tờ của đơn vị hợp thành. $i- Lời (dẫn từ) hiển thị (KL) Nếu cần. Trường con này bao giờ cũng ghi trước $g Thí dụ: “bao gồm:”, “gồm ba tập:” $n- Phụ chú (L) $o- Những mã số nhận dạng khác (KL) Trường $o ghi các số nhận dạng (trừ ISBN hoặc ISSN), thí dụ: số đăng ký cá biệt, của đơn vị hợp thành. $t- Nhan đề (KL) $w- Mã số biểu ghi liên quan (L) Trường $w ghi mã số biểu ghi của tập (nếu được mô tả riêng) $z- Chỉ số ISBD Trường $z ghi chỉ số ISBD của đơn vị hợp thành. Thí dụ: 245 10 $aCơ học lý thuyết : $bTài liệu kỹ thuật chuyên nghiệp 774 08 $gT.1.$a Phạm Văn Lãng $tTĩnh học $d1960 $h196tr. 774 08 $gT.1.$aNgô- Văn Thảo $tĐộng học $d1960 $h110tr. 774 08$gT.3.$aNgô Văn Thảo $tĐộng lực học $d1961 $h104tr. 245 10 $a Những người khốn khổ / $cVíchto Hugo; Nhóm Lê Quý Đôn dịch 774 08 $gT.1.$tPhăngtin $g1960 $h287tr. 774 08 $gT.2.$t Côdét$d1960 $h395tr. 774 08$gT.3. $tTình ca phố Pôluymê và anh hùng ca phố Xanhđơnni $d1961 $h343tr. 774 08$gT.4.$t Giăng Văn Giăng $d1961 $h327tr. 245 10 $aSưu tập ảnh Võ An Ninh$h[tranh ảnh] 774 08 $gH.10.$tChùa Một Cột $d1940 $h1 ảnh 774 08$gH.14.$tHồ Gươm $d1934 $h 1 tờ 2 ảnh 245 10 $a[136 th Street, southeastem section of the Bronx]$h[graphic] 51
  52. ` 774 08 $oNYDA.1993.010.00132 $n[DIAPimage]$tMap of area with hinglighted street 774 08 $oNYDA.1993.010.00132 $n[DIAPimage]$tView SE from Mill Brook house on rooftop on Cypress Ave.between 136th St. and 137th St.,$đ3/05 780- Nhan đề cũ (L) Trường này dùng để nhập thông tin về nhan đề cũ của tài liệu đang xử lý. Phụ chú được tạo lập sẽ bắt đầu dẫn từ : “Tiếp tục:” hoặc “thay thế:”. Chỉ thị: Chỉ thị 1:- Điều khiển phụ chú 0- Hiển thị phụ chú Chỉ thị 2:- Loại quan hệ 0- tiếp tục 2- thay thế 4- hình thành do hợp nhất .và . 5- sát nhập 7- tách ra từ Trường con $a- Tiêu đề chính (KL) $b- Lần xuất bản (KL) $d- Địa chỉ xuất bản (nơi XB, nhà XB và năm xB) (KL) $g- Thông tin liên kế (L) $h- Đặc trưng vật lý (KL) $i- Lời hiển thị (KL) $n- Phụ chú (L) $o- Những đặc trưng khác (KL) $t- Nhan đề (KL) $w- Mã số biểu ghi (L) $x- Chỉ số ISSN (KL) $z- Chỉ số ISBN (L) Thí dụ: Tiếp tục: (chỉ thị 2 bằng 0) 245 10$aTạp chí thông tin & Tài liệu 780 00$tTập san thông tin học $d1977-1984; 1988-1991. (Tạp chí “Tạp chí thông tin tài liệu” là kết quả đổi tên từ tập “ Tập san thông tin học (1974-nò/1985)”) 245 10$aHospitals 52
  53. 780 00$aAmerican Hospital Association.$tbulletin of the American Hospital Association$w(DLC) 1777831 (Tạp chí Hosspitals là tiếp tục của tạp chí Bullentin of the American Hospital Asscociation (có mã số biểu ghi là 1777831). Thay thế cho (chỉ thị 2 bằng 2) 245 104aHesperis tamuda 780 02$tHesperis $w(OCoLC) 1752037 Tạp chí Hesperis Tamuda thay thế cho tạp chí Hesperis (có mã số biểu ghi (OCoLC) 1752037). Hình thành do hợp nhất và (chỉ thị 2 bằng 4) 245 00$a Annales geophysique 780 14$tAnnales de geophysique 4x0003-4029 780 14$tAnnali de geofizica (Tạp chí Annales geophysique là sát nhập từ hai tạp chí: Annales de geophysique (ISSN 0003-4029) và Annali de geofizica) 785- Nhan đề mới (L) Trường chứa thông tin về tên mới của tài liệu đang mô tả trong biểu ghi. Phụ chú được tạo lập sẽ bắt đầu bằng dẫn từ: “Nhan đề mới:”, “Tiếp tục bởi ”, “Thay thế bằng: ” Chỉ thị Chỉ thị 1:- Điều khiển phụ chú 0- Hiển thị phụ chú Chỉ thị 2:- Loại quan hệ 0- Tiếp tục bởi (tên mới) 2- Thay thế bằng 4- Nhập vào 6- Tách thành và 7- Nhập với để tạo thành Trường con $a- Tiêu đề chính (KL) $b- Lần xuất bản (KL) $d- Địa chỉ xuất bản (nơi XB, nhà xB và năm XB) (KL) $g- Thông tin liên kết (L) $h- Đặc trưng vật lý (KL) $i- Lời hiển thị (KL) $n- Phụ chú (L) $o- Những đặc trưng khác (KL) $t- Nhan đề (KL) 53
  54. $w- Mã số biểu ghi $x- Chỉ số ISSN (KL) $z- Chỉ số ISBN (L) Thí dụ: Tiếp tục bởi: (tên mới) (chỉ thị 2 bằng 0) 245 00$aTập san thông tin 785 10$tTạp chí thông tin & Tài liệu $x0866-779 (Tập san thông tin học được đổi thành “Tạp chí thông tin & Tài liệu) 245 00$aPreliminary seismological bulletin 785 10$tTEIC quarterly seismological bulletin $x0741-1898 $w(DLC) 83007721 (Tạp chí preliminary seismological bulletin được tiếp tục bởi TEIC quarterly seismological bulletin) Thay thế bằng: (tên mới) (Chỉ thị 2 bằng 2) 245 00$aBulluetin of the Vancouver medical association 785 12$tbritish Columbia medical journal $x0007-0556 Tạp chí Bullentin of the Vancouver medical association ngừng xuất bản và thay thế bằng British Columbia medical journal. Sát nhập vào: (tên mới) (chỉ thị 2 bằng 4) 245 10$aThông tin các công trình nghiên cứu KHCN trong nước.$pBáo cáo kết quả nghiên cứu 785 14$t Tạp chí tóm tắt tài liệu khoa học và công nghệ Việt Nam (Tờ thông tin các công trình NCKH trong nước được sát nhập vào Tạp chí tóm tắt Tài liệu KHCN Việt Nam) Tách thành: (tên mới) (chỉ thị 2 bằng 6) 245 00$aHospital practice 785 16$tHospital Practice (Office Ed.) $x8755-4542 $w(DLC) 84001694 785 16$tHospital Practice (Office Ed.) $x8750-2856 $w(DLC) 10716242 (Tạp chí Hospital practice tách thành Hospital Practice (Hospital Ed.) và Hospital Practice( Office ed) Sát nhập với thành (tên mới) (chỉ thị 2 bằng 7) 245 00$aThông tin chuyên đề 245 17$tNhững vấn đề phát triển khoa học kỹ thuật 785 17$t Tổng quan khoa học kỹ thuật kinh tế (Tờ “thông tin chuyên đề” (Viện thông tin KHKT TU), sát nhập với “những vấn đề phát triển khoa học và kỹ thuật” thành “tổng quan khoa học kỹ thuật kinh tế” 54
  55. KHỐI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN THÔNG TIN VỀ VỐN TÀI LIỆU, NƠI VÀ VỊ TRÍ LƯU GIỮ, (8XX:841-88X) 852. Nơi lưu giữ/ ký hiệu kho (L) Trường dùng để nhập thông tin mở rộng giúp định vị tài liệu. Trường có thể chứa thông tin về tên cơ quan lưu giữ, tên kho, ký hiệu xếp giá của tài liệu, Chỉ thị Chỉ thị 1:- Hệ thống xếp giá #- Không có thông tin Chỉ thị 2:- Thứ tự xếp gía #- Không có thông tin Trường con $a- Nơi lưu giữ (KL) $b- Kho (L) $c- Phân kho (L) $h- Chỉ số phân loại $i- Số thứ tự trong một mục phân loại (cutter, năm, từ chủ đề ) (L) $j- Số kiểm soát xếp giá (Số xếp giá không theo phân loại, thí dụ đăng ký cá biệt, ) $t- Số bản (số thứ tự của các bản trùng ) $x- Phụ chú công khai $2- Nguồn của bảng phân loại Cách nhập Thí dụ: 852 ##$aNACESTID$bKho mở $hU755 $iT14 $2BBK 852 ##$aNACE STID$bKho chính$cKhu vực sách quý$jVđ 69/2001 866- Thông tin về vốn tài liệu- Đơn vị thư mục cơ bản (L) Trường này nhập thông tin mô tả bằng văn bản (lời thuyết minh liệt kê) về vốn tài liệu cụ thể của một tài liệu (thường là xuất bản phẩm nhiều kỳ) trong kho thư viện. Chỉ thị Chỉ thị 1: - Mức độ mã hoá trường #- Không có thông tin Chỉ thị : - Loại ký hiệu tiêu chuẩn Một giá trị cho biết các số liệu trình bày trong $a theo tiêu chuẩn nào 0- Không có thông tin 1- ISO 10324 hoặc ANSI/NISO Z39.71 Trường con 55
  56. $a- Chuỗi số liệu về vốn tài liệu (KL) $x- Phụ chú không công khai (L) $z- Phụ chú công khai (L) Thí dụ: 866 #0$aVol.36-49 (1961-1974)$xCác tập đều thiếu số, không đóng bìa 866 #0$aVol.1-86 (1941-1974)$xMỗi năm đóng thành 2 tập$zThiếu một vài số 866 #0$a981-1988$xLưu trên vi hình. 866 #0$a974-1980$xĐóng quyển theo năm 56
  57. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ quy tắc biên mục Anh – Mỹ rút gọn, 1988 : Ấn bản Việt ngữ lần thứ nhất / Michael Gorman ; Lâm Vĩnh Thế, Phạm Thị Lệ Hương dịch. –California : LEAF-VN, 2002. – 290 tr. 2. Giáo trình biên mục mô tả / Vũ Văn Sơn. – H. : Đại học Quốc gia Hà Nôi, 2000. – 284 tr. 3. Tài liệu hướng dẫn mô tả ấn phẩm : Dùng cho mục lục thư viện / Thư viện Quốc gia Việt Nam. – H. : Thư Viện Quốc Gia. Phòng Phân loại biên mục, 1994. – 115tr. 4. Tài liệu hướng dẫn sử dụng khổ mẫu thư mục rút gọn MARC 21 Việt Nam / Vũ Văn Sơn, Cao Minh Kiểm. – H. : Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2002. – 113tr. 5. Website của Thư viện Quốc hội Mỹ: 6. Website của Trường Đại học sư Phạm TP. Hồ Chí Minh: 7. Website của Thư viện Quốc gia Việt Nam: 8. Website của Trường Đại học Cần Thơ: PHỤ LỤC 57
  58. BẢNG MÃ TÊN CÁC QUỐC GIA THEO CHUẨN MARC21 Bảng mã đầy đủ tên các quốc gia được in trong ấn phẩm MARC code list for countries hoặc trên Internet tại địa chỉ: Hầu hết mã địa lý chỉ cấp quốc gia. Tuy nhiên, khổ mẫu quy định rằng trong giới hạn một nước hoặc một vùng, người biên mục có thể mã hoá ở cấp bang hoặc dưới vùng. Mã Tên quốc gia (vùng địa lý) Mã Tên quốc gia hoá hoá (vùng địa lý) at Australia dk Đan Mạch axa Miền Nam cực Autralia ua Ai Cập aca Khu vực thủ đô của Autralia enk Anh xaa Khu vực đảo Chrismas fj Fiji xga Khu vực đảo biển san hô fi Phần Lan xna Khu vực miền Nam của Wales fr Pháp nxa Khu vực đảo Norfolk gw Đức xoa Miền Bắc gr Hy Lạp qea Khu vực Qeensland hu Hungary xra Nam Autralia ii Ấn Độ tma Vùng Tasmania io Inđônêxia Vra Vùng Victoria ie Ai Len wea Miền Tây Autralia is Ixraen ppa Papua it Italia ay Nam cực ja Nhật Bản ag Achentina kn Bắc Triều Tiên au Áo ko Hàn Quốc bg Băngladet ls Lào be Bỉ lv Latvia bn Bosnia & Hexegoovina li Lithuania bl Braxin xn Maxedonia bu Bulgary my Malayxia br Miến Điện mm Malta cb Campuchia ne Hà Lan xxc Canada nz New zi Lân cc Trung Quốc xx Không biết hoặc chưa 58
  59. xác định ch Trung Hoa nik Bắc Ailen ci Croatia no Nauy cu Cuba pk Pakistan sr Cộng hoà Séc pp Tân Ghinê pl Ba Lan ph Philipin po Bồ Đào Nha sw Thuỵ Điển rm Rumani sz Thuỵ Sĩ ru Nga th Thái Lan si Singapo xxk Anh xo Slovakia xxu Hoa Kỳ xv Slovenia vp Các nơi khác sa Nam Phi vm Việt Nam ce Sri Lanka ya Nam Tư BẢNG MÃ KHU VỰC ĐỊA LÝ THEO CHUẨN MARC 21 Những mã này được sử dụng trong trường 043, trường thể hiện nội dung địa lý của một tài liệu. Bảng mã các khu vực địa lý được in trong USMARC code lis for geographic areas hoặc trên địa chỉ Internet: Mã hoá Tên khu vực địa lý Mã hoá Tên địa lý a Châu Á cl Mỹ La Tinh a-bg Bănglađét d Các nước đang phát triển a-bn Borneo e Châu Âu a-br Miên Điện e-fr Pháp a-bx Brunây e-gr Hy Lạp a-cb Campuchia e-gx Đức a-cc Trung Quốc e-it Italia a-cc-hk Hồng Kông e-ne Hà Lan a-ce Srilanca e-ru Liên Bang Nga a-ch Đài Loan e-sp Tây Ban Nha a-ii Ấn Độ e-sw Thuỵ Điển a-io Inđônêxia e-sz Thuỵ Sĩ a-ja Nhật Bản e-uk Vương Quốc Anh a-kn Bắc Triều Tiên e-uk-en Anh a-ko Nam Triều Tiên e-uk-st Scotlen 59
  60. a-kr Hàn Quốc ec Trung Âu a-ls Lào ee Đông Âu a-my Malaixia ew Tây Âu a-ph Philipin f Châu Phi a-pk Pakistan f-ke Kênya a-pp Tân ghi nê f-nr Nigeria a-si Singapo f-sa Nam Phi a-th Thái Lan f-tz Tanzania a-vt Việt Nam f-ua Ai Cập ae Đông Nam Á fw Tây Phi af Vịnh Thái Lan i Ấn Độ Dương ag Sông Mê Kông ma Các nước A Rập ai Đông Dương n Bắc Mỹ am Malayxia n-cn Canada as Châu Á, Đông Nam n-us Hoa Kỳ az Châu Á, Nam nc Trung Mỹ b Các nước liên hiệp Anh p Thái Bình Dương s Nam Mỹ po Châu Đại Dương t Nam Cực w Các nước vùng nhiệt đới u Autralia xb Bắc bán cầu u-at Autralia xc Nam bán cầu u-nz Niuzilan xd Tây bán cầu BẢNG MÃ NGÔN NGỮ THEO CHUẨN MARC 21 Mã hoá một số ngôn ngữ thông thường. Bảng mã đầy đủ được in trong cuốn MARC code list for languages hoặc có thể tìm trên địa chỉ Internet: MÃ NGÔN NGỮ MÃ NGÔN NGỮ HOÁ HOÁ afr Tiếng Châu Phi khm Tiếng Khơ me alb Tiếng An Ba Ni kor Tiếng Triều Tiên ara Tiếng Ả Rập lao Tiếng Lào arm Tiếng Ac mêni lat Tiếng Latinh arc Tiếng Xy ri lav Tiếng Latvi (Vùng Ban Tích ) 60
  61. bel Tiếng Bê ra rut lit Tiếng Lituani ben Tiếng Băng gan mac Tiếng Ma xê đô ni bul Tiếng Bungari may Tiếng Mã Lai cat Tiếng Catalan mul Tiếng Đa ngôn ngữ chi Tiếng Trung Quốc nor Tiếng Na Uy cze Tiếng Séc pan Tiếng panjabi dan Tiếng Đan Mạch per Tiếng Ba Tư dut Tiếng Hà Lan pol Tiếng Ba Lan egy Tiếng Ai Cập por Tiếng Bồ Đào Nha eng Tiếng Anh rum Tiếng Rumani enm Tiếng Anh Trung (1100-1500) rus Tiếng Nga est Tiếng estoni san Tiếng Phạn fij Tiếng Fiji sco Tiếng Scốtlen fin Tiếng Phần Lan slo Tiếng Slovác fre Tiếng Pháp slv Tiếng Sloven geo Tiếng Georgi spa Tiếng Tây Ban Nha ger Tiếng Đức srd Tiếng Thuỵ Điển grc Tiếng Hylạp cổ (từ 1453) tgl Tiếng Tagalog gre Tiếng Hy Lạp hiện đại (1453-) tam Tiếng Ta min heb Tiếng Hê brơ (Do Thái cổ) tha Tiếng Thái hin Tiếng Hinđi tib Tiếng Tây Tạng hun Tiếng Hungari tur Tiếng Thổ Nhĩ kỳ ice Tiếng Aixơ len ukr Tiếng Ukraina ind Tiếng Inđônêxia urd Tiếng Hind u (Pakitan) ita Tiếng Ý vie Tiếng Việt Nam jpn Tiếng Nhật yid Tiếng I đít (Đức cổ) BẢNG KÝ HIỆU TÊN TÁC GIẢ VÀ TÀI LIỆU (DÙNG CHO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT) ÂM MÃ ÂM MÃ ÂM MÃ ÂM MÃ A-Ă-Â HOÁ E – Ê HOÁ I HOÁ O HOÁ A 100 E 200 I 300 O 400 Ac 101 Ec 201 Ia 301 Oa 401 Ach 102 Em 202 Ich 302 Oac 402 Ai 103 En 203 Iêc 303 Oach 403 Am 104 Eng 204 Iêm 304 Oai 404 61
  62. An 105 Eo 205 Iên 305 Oam 405 Ang 106 Ep 206 Iêng 306 Oan 406 Anh 107 Et 207 Iêp 307 Oang 407 Ao 108 Ê 250 Iêt 308 Oanh 408 Ap 109 Êc 251 Iêu 309 Oao 409 At 110 Êch 252 Im 310 Oap 410 Au 111 Êm 253 In 311 Oat 411 Ay 112 Ên 254 Inh 312 Oay 412 Ăc 113 Êng 255 Ip 313 Oăc 413 Ăm 114 Ênh 256 It 314 Oăm 414 Ăn 115 Êp 257 Iu 315 Oăn 415 Ac 101 Ec 201 Ia 301 Oa 401 Ach 102 Em 202 Ich 302 Oac 402 Ai 103 En 203 Iêc 303 Oach 403 Am 104 Eng 204 Iêm 304 Oai 404 An 105 Eo 205 Iên 305 Oam 405 Ang 106 Ep 206 Iêng 306 Oan 406 Anh 107 Et 207 Iêp 307 Oang 407 Ao 108 Ê 250 Iêt 308 Oanh 408 Ap 109 Êc 251 Iêu 309 Oao 409 At 110 Êch 252 Im 310 Oap 410 Au 111 Êm 253 In 311 Oat 411 Ay 112 Ên 254 Inh 312 Oay 412 Ăc 113 Êng 255 Ip 313 Oăc 413 Ăm 114 Ênh 256 It 314 Oăm 414 Ăn 115 Êp 257 Iu 315 Oăn 415 Ăng 116 Êt 258 Oăng 416 Ăp 117 Êu 259 Oăp 417 Ăt 118 Oaêt Oăt Ău 119 Oc Oc Âm 120 Oe 420 Ân 121 Oec 421 Âng 122 Oem 422 Âp 123 Oen 423 Ât 124 Oeng 424 Âu 125 Oeo 425 Ây 126 Oep 426 Oet Oet Oi Oi Om Om On On Ong Ong 62
  63. Ooc Ooc Oong Oong Op Op Ot Ot ÂM MÃ ÂM MÃ ÂM MÃ ÂM MÃ Ô - Ơ HOÁ U HOÁ Ư HOÁ Y HOÁ Ô 450 U 500 Ư 550 Y 600 Ôc 451 Ua 501 Ưa 551 Ych 601 Ôi 452 Uân 502 Ưc 552 Yêm 602 Ôm 453 Uâng 503 Ưi 553 Yên 603 Ôn 454 Uât 504 Ưm 554 Uêng 604 Ông 455 Uây 505 Ưn 555 Yêt 605 Ôông 456 Uc 506 Ưng 556 Yêu 606 Ôp 457 Uê 507 Ươc 557 Ym 607 Ôt 458 Uêch 508 Ươi 558 Yn 608 Ơ 460 Uênh 509 Ưum 559 Ynh 609 Ơc 461 Ui 510 Ươn 560 Yp 610 Ơi 462 Um 511 Ương 561 Ơm 463 Un 512 Ươp 562 Ơn 464 Ung 513 Ươt 563 Ơng 465 Uôc 514 Ươu 564 Ơp 466 Uôi 515 Ưt 565 Ơt 467 Uôm 516 Ưu 566 Uôn 517 Uông 518 Uôt 519 Uơ 520 Up 521 Ut 522 Uy 523 Uya 524 Uych 525 Uyêc 526 Uyên 527 Uyêt 528 Uym 529 Uyn 530 Uynh 531 Uyp 532 63
  64. Uyt 533 Uyu 534 64