Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Công nghệ lớp 6 (Phần 2)

pdf 148 trang phuongnguyen 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Công nghệ lớp 6 (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_giao_vien_mon_cong_nghe_lop_6_phan_2.pdf

Nội dung text: Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Công nghệ lớp 6 (Phần 2)

  1. PhÇn thø hai. TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 6 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI A. VỊ TRÍ, ĐẶC ĐIỂM MÔN CÔNG NGHỆ I. Vị trí - Môn học thuộc lĩnh vực Công nghệ, một trong các lĩnh vực học tập chủ chốt của chương trình giáo dục phổ thông giúp chuẩn bị cho HS sống và làm việc trong thế giới công nghệ; - Môn học được dạy ở cả ba cấp học. Ở Tiểu học là môn thủ công, kĩ thuật; ở THCS và THPT là môn Công nghệ, đề cập tới các lĩnh vực về nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp, kinh tế gia đình và giáo dục kinh doanh; - Môn học có mối liên hệ chặt chẽ với một số môn thuộc khoa học tự nhiên, theo nghĩa khoa học tự nhiên là cơ sở của môn học. Vì vậy, môn Công nghệ giúp HS có cơ hội kiểm nghiệm các tri thức và kinh nghiệm học tập để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đời sống và sản xuất, làm cho các tri thức học tập được trong nhà trường phổ thông gắn liền với thực tiễn và trở nên hữu ích với cuộc sống; - Môn Công nghệ giúp HS tiếp cận, làm quen với một số quy trình công nghệ chủ yếu, một số ngành nghề phổ biến của đất nước; nhận thức được giá trị của công nghệ và kĩ thuật, trau dồi tri thức, khả năng nghiên cứu công nghệ và tìm ra được định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp với hứng thú, năng lực của bản thân, đồng thời phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội; - Môn Công nghệ góp phần hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết của người lao động mới cho HS và chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên hoặc bước vào cuộc sống lao động; - Môn Công nghệ góp phần quan trọng vào việc rèn luyện phương pháp tư duy, giải quyết vấn đề, phát triển tư duy kĩ thuật, cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo cho HS. – 51–
  2. II. Đặc điểm - Công nghệ là môn học mang tính thực tiễn và tính thời sự cao. Vì vậy, mục tiêu, nội dung môn học phải xuất phát từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn và được vận dụng, thực hành, kiểm nghiệm trong thực tiễn, đồng thời phải đảm bảo đáp ứng được những đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn sản xuất và đời sống. Trong quá trình dạy học, phải luôn gắn lí thuyết với thực hành, gắn hoạt động học tập ở lớp với hoạt động trải nghiệm, vận dụng ở gia đình và cộng đồng, thường xuyên cập nhật những thành tựu mới của khoa học ứng dụng. - Công nghệ là môn học mang tính tổng hợp và tích hợp. Vì vậy, nội dung môn học phải được xây dựng theo nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp và hàm chứa, liên kết được với kiến thức của các môn học khác như Toán, Khoa học tự nhiên, Kinh tế - Công nghệ là môn học vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng được thể hiện thông qua việc đề cập tới các đối tượng, hệ thống kĩ thuật cụ thể cũng như các nguyên lí hoạt động trừu tượng của chúng. III. Định hướng phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá - Dạy học môn Công nghệ cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS thông qua các hoạt động học tập, các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực và các hình thức tổ chức dạy học thích hợp như: dạy học giải quyết vấn đề; dạy học theo dự án; Hoạt động trải nghiệm sáng tạo; kĩ thuật mảnh ghép, khăn trải bàn, ổ bi, Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng HS và điều kiện cụ thể mà sử dụng các hình thức tổ chức dạy học thích hợp như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ngoài lớp. - Phương tiện và đồ dùng dạy học là công cụ không thể thiếu để tiến hành các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Công nghệ. Do vậy, khi tổ chức dạy học, cần chuẩn bị đầy đủ và sử dụng, khai thác hợp lí các phương tiện, đồ dùng dạy học nhằm giúp HS lĩnh hội các kiến thức một cách hứng thú, thuận lợi và hiệu quả. - Tăng cường hoạt động thực hành, trải nghiệm, vận dụng kiến thức công nghệ vào thực tiễn ở gia đình, địa phương. Quan tâm tới các chủ đề dạy học tích hợp thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật nhằm khơi dậy tính sáng tạo của HS khi giải quyết các vấn đề thực tiễn. – 52–
  3. - Chú trọng đánh giá năng lực người học. Điều này có nghĩa là không tập trung vào đánh giá kiến thức, kĩ năng đơn lẻ như trước đây mà chuyển sang đánh giá năng lực vận dụng, năng lực giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống thực tế từ những kiến thức, kĩ năng đã thu nhận được. Kết quả đánh giá phản ánh đúng chuẩn đầu ra của môn Công nghệ ở từng cấp, lớp. - Coi trọng đánh giá thường xuyên, đánh giá theo quá trình giúp HS tiến bộ trong quá trình học tập, đánh giá bằng quan sát, nhận xét, đánh giá thông qua sản phẩm học tập của HS. - Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá như trắc nghiệm khách quan, tự luận, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. B. CHƯƠNG TRÌNH HỌC MÔN CÔNG NGHỆ I. Hướng dẫn chung Nội dung chương trình mô hình THM môn Công nghệ 6 được lựa chọn và xây dựng dựa trên một số căn cứ sau: - Kế thừa những ưu điểm của chương trình hiện hành; - Quán triệt tư tưởng tích hợp trong giáo dục công nghệ: tích hợp giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kinh doanh; - Đảm bảo tính phân hoá, phù hợp với đối tượng, năng khiếu, sở thích, đặc điểm tâm sinh lí, yếu tố vùng miền và địa phương; - Hướng đến hình thành và phát triển năng lực chung đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; hình thành và phát triển các phẩm chất về ý thức tổ chức lao động, tác phong công nghiệp; - Đảm bảo cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam; - Thiết thực, hữu ích, liên quan và định hướng nghề nghiệp; - Kế thừa xu hướng Quốc tế về giáo dục công nghệ phổ thông; - Xem xét mối liên hệ giữa Công nghệ với các lĩnh vực học tập khác. Nội dung chương trình môn Công nghệ 6 được biên soạn theo tinh thần tự chọn bắt buộc theo mô đun (tương đương với tự chọn 3 trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới). Theo đó, nội dung chương trình môn Công nghệ 6 được chia làm hai khối kiến thức: – 53–
  4. - Khối kiến thức bắt buộc (32 tiết): Cốt lõi, cơ bản của tất cả các nội dung và tất cả HS đều phải học (dự kiến học trong học kì I), bao gồm: NHÀ Ở, MAY MẶC VÀ ĂN UỐNG, THU CHI TRONG GIA ĐÌNH; - Khối kiến thức tự chọn (32 tiết): Định hướng lứa tuổi, giới tính, vùng miền để tự chọn bắt buộc (dự kiến học trong học kì II) HS sẽ chọn 2 trong 3 mô đun, mỗi mô đun có thời lượng 16 tiết, bao gồm: TRANG TRÍ NHÀ Ở, NẤU ĂN, TÌM HIỂU KINH DOANH. Việc lựa chọn của HS cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường có thể chủ động biên soạn thêm các mô đun khác phù hợp với đặc thù của địa phương, vùng miền. II. Chương trình chi tiết Thời lượng Ghi TT Tên bài Mức độ cần đạt (tiết) chú HỌC KÌ I - KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC (32 tiết) PHẦN I. NHÀ Ở (10 tiết) 1 Nhà ở đối 3 − Trình bày được vai trò của nhà ở đối với con người; với con − Mô tả được các khu vực của nhà ở và trình bày được người các yêu cầu đối với các khu vực trong nhà ở; − Nhận ra được các khu vực trong nhà ở đối với các kiểu nhà khác nhau; phát hiện được những yếu tố hợp lí, chưa hợp lí trong các khu vực đó. 2 Bố trí đồ đạc 4 − Mô tả được cách sắp xếp đồ đạc trong nhà một cách trong nhà ở hợp lí và có tính thẩm mĩ; − Đề xuất được phương án sắp xếp, bố trí đồ đạc trong nhà hợp lí, có tính thẩm mĩ; sắp xếp được nơi học tập của bản thân ở nhà gọn gàng, ngăn nắp. – 54–
  5. 3 Giữ gìn vệ 3 − Trình bày được ý nghĩa về sự sạch sẽ, ngăn nắp của sinh nhà ở nhà ở; các phương pháp giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp; − Đề xuất và thực hiện được những công việc cần phải làm để giữ gìn nhà ở của gia đình luôn sạch sẽ, ngăn nắp. PHẦN II. MAY MẶC VÀ ĂN UỐNG (14 tiết) 1 Các loại vải 2 − Trình bày được tính chất chủ yếu và nhận biết được thường dùng một số loại vải thường dùng trong may mặc; trong may − Lựa chọn được loại vải phù hợp với nhu cầu, sở mặc thích của bản thân; − Bảo quản và giặt giũ được một số loại vải thường dùng trong may mặc; − Ứng dụng được những hiểu biết về các loại vải thường dùng trong may mặc vào thực tiễn. 2 Trang phục 3 − Trình bày được khái niệm, chức năng của trang và thời trang phục. Phân biệt được trang phục và thời trang; − Mô tả được một số kiểu trang phục và thời trang phù hợp với lứa tuổi học trò; − Bước đầu lựa chọn được loại vải, kiểu may trang phục và thời trang phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi bản thân và điều kiện của gia đình; − Vận dụng được những hiểu biết về trang phục và thời trang vào cách ăn mặc của bản thân sao cho phù hợp. – 55–
  6. 3 Sử dụng và 3 − Trình bày được cách sử dụng trang phục phù hợp bảo quản với các hoạt động hằng ngày của bản thân và cách trang phục bảo quản trang phục để giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục. − Vận dụng được cách sử dụng, bảo quản trang phục hợp lí vào việc sử dụng, bảo quản trang phục của bản thân và mọi người trong gia đình. Có khả năng phát hiện, xử lí, giải quyết một số vấn đề đơn giản gặp phải khi sử dụng, bảo quản trang phục trong thực tế. − Rèn luyện thói quen sử dụng, bảo quản trang phục thân thiện với môi trường 4 Ăn uống 3 − Nêu được nhu cầu của cơ thể về các chất dinh dưỡng; hợp lí − Trình bày được thế nào là ăn uống hợp lí, vì sao phải ăn uống hợp lí; − Nêu được cách ăn uống để đảm bảo hợp lí, khoa học và vận dụng được vào thực tế cuộc sống. 5 Vệ sinh an 3 − Trình bày được vai trò và tầm quan trọng của việc toàn thực bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP); phẩm − Nguyên nhân gây mất VSATTP; − Mô tả được các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm; − Nhận biết và thực hiện được những việc đúng, nên làm và những việc sai cần tránh để bảo đảm VSATTP. – 56–
  7. PHẦN III. THU CHI TRONG GIA ĐÌNH (8 tiết) 1 Thu nhập 3 − Kể tên được các nguồn thu nhập của gia đình; của gia đình − Xác định được các nguồn thu nhập của gia đình; đề xuất được các biện pháp tăng thu nhập cho gia đình; tham gia các công việc, hoạt động vừa sức để tăng thu nhập cho gia đình; vận dụng các biện pháp tăng thu nhập gia đình của mình. 2 Chi tiêu 3 − Kể tên được các khoản chi tiêu trong gia đình; trong gia − Xác định được các khoản chi tiêu của gia đình; đề đình xuất được các việc làm nhằm tiết kiệm chi tiêu trong gia đình; xác định được các công việc cần làm để cân đối thu, chi trong gia đình. 3 Lập kế 2 − Trình bày được mục đích, lợi ích, trình tự lập kế hoạch chi hoạch chi tiêu cho bản thân và gia đình; tiêu − Lập được các kế hoạch chi tiêu trong một tuần, một tháng cho bản thân và gia đình. HỌC KÌ II - KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN BẮT BUỘC (Chọn 2 trong 3 mô đun) MÔ ĐUN I. TRANG TRÍ NHÀ Ở (16 tiết) 1 Trang trí 2 − Trình bày được vai trò của một số đồ vật trong nhà ở bằng trang trí nhà ở, một số điểm cần lưu ý khi trang trí đồ vật đồ vật trong nhà ở; − Nhận biết được các đồ vật sử dụng và trang trí trong nhà ở; lựa chọn được một số đồ vật thông thường để trang trí nhà ở của gia đình và nơi học tập ở nhà của bản thân. – 57–
  8. 2 Trang trí 2 − Trình bày được ý nghĩa của hoa và cây cảnh trong nhà ở bằng trang trí nhà ở; hoa và cây − Đề xuất được phương án sử dụng hoa và cây cảnh cảnh để trang trí nhà ở của gia đình mình. 3 Cắm hoa 4 − Trình bày được một số dụng cụ, vật liệu cắm hoa, trang trí một số nguyên tắc cơ bản và quy trình cắm hoa trang trí; − Nhận biết được một số loài hoa, cây cảnh thường có ở khu vực đang sinh sống; − Cắm được bình hoa ở một số dạng cơ bản, phù hợp với góc học tập và một số vị trí trong nhà. 4 Ngôi nhà 2 − Mô tả được các khu vực sinh hoạt trong nhà ở mà của em em biết trong thực tế. Từ đó nêu được những điểm hợp lí và chưa hợp lí của việc bố trí các khu vực đó; − Đề xuất được phương án thiết kế hình dáng ngôi nhà, bố trí các khu vực sinh hoạt chính hợp lí, có tính thẩm mĩ; thiết kế sơ bộ cổng, lối đi, vườn, ao, tuỳ theo địa phương nơi em ở. 5 Góc học tập 2 − Mô tả được cách sắp xếp, bố trí góc học tập đảm bảo của em tính khoa học và tính thẩm mĩ; − Đề xuất được phương án sắp xếp, bố trí đồ đạc nơi học tập của bản thân ở nhà gọn gàng, ngăn nắp, khoa học và thẩm mĩ. 6 Ngôi nhà 4 − Trình bày được các đặc điểm và chức năng của ngôi thông minh nhà thông minh; − Đề xuất những ý tưởng áp dụng cho ngôi nhà của mình theo hướng ngôi nhà thông minh. – 58–
  9. MÔ ĐUN II. NẤU ĂN (16 tiết) 1 Dụng cụ nấu 2 − Trình bày được tác dụng, cách sử dụng, bảo quản ăn và ăn, các dụng cụ, đồ dùng nấu ăn trong gia đình; uống − Vận dụng được những hiểu biết về dụng cụ nấu ăn vào việc sử dụng, bảo quản dụng cụ nấu ăn của gia đình. 2 Bảo quản 2 − Trình bày được cách lựa chọn và bảo quản một số thực phẩm loại thực phẩm thông thường; − Vận dụng được vào việc lựa chọn và bảo quản thực phẩm trong gia đình. 3 Lựa chọn và 2 − Trình bày được mục đích, tác dụng, cách lựa chọn sơ chế thực và sơ chế một số loại thực phẩm thông dụng trước phẩm khi chế biến; − Ứng dụng được những hiểu biết về việc lựa chọn và sơ chế thực phẩm khi tham gia nấu ăn ở gia đình. 4 Chế biến 3 − Trình bày được mục đích của việc chế biến thức ăn; thức ăn − Nêu được cách chế biến và chế biến được một số món không sử ăn đơn giản bằng phương pháp không sử dụng nhiệt; dụng nhiệt − Vận dụng chế biến một số món ăn đơn giản, thông dụng ở gia đình bằng phương pháp không sử dụng nhiệt. 5 Chế biến 2 − Trình bày được cách chế biến và chế biến được một thức ăn có số món ăn có sử dụng nhiệt; sử dụng − Vận dụng chế biến một số món ăn có sử dụng nhiệt nhiệt đơn giản, thông dụng ở gia đình. – 59–
  10. 6 Sắp xếp 2 − Trình bày được cách bày dọn bữa ăn và sắp xếp, trang trí bàn trang trí các món ăn, bàn ăn; ăn − Vận dụng được để trang trí, sắp xếp món ăn, bàn ăn ở gia đình. 7 Tổ chức bữa 3 − Trình bày được khái niệm và cách tổ chức bữa ăn ăn hợp lí hợp lí trong gia đình; trong gia − Vận dụng được để tham gia tổ chức bữa ăn hợp lí. đình MÔ ĐUN III. TÌM HIỂU KINH DOANH (16 tiết) 1 Khái niệm, 4 − Trình bày được khái niệm, vai trò, các lĩnh vực kinh vai trò của doanh và những yếu tố cần thiết để kinh doanh kinh doanh thành công; − Nhận biết được các lĩnh vực kinh doanh hộ gia đình; − Có hứng thú tìm hiểu hoạt động kinh doanh. 2 Tạo lập ý 3 − Trình bày khái niệm, tầm quan trọng và cách thức tưởng kinh tạo lập ý tưởng kinh doanh. Vận dụng để tạo ý doanh tưởng kinh doanh phù hợp; − Có ý thức xây dựng ý tưởng sáng tạo trong học tập và công việc. 3 Xây dựng kế 3 − Trình bày được lợi ích, nội dung, các bước lập kế hoạch kinh hoạch kinh doanh; doanh − Vận dụng hiểu biết về lập kế hoạch để xây dựng kế hoạch hoạt động cho bản thân. 4 Chi phí và 2 − Liệt kê được các loại chi phí, tính được các khoản lợi nhuận thu và lợi nhuận khi tiến hành kinh doanh; trong kinh − Có ý thức tiết kiệm trong kinh doanh và cuộc sống. doanh – 60–
  11. 5 Em tập làm 4 − Vận dụng kiến thức về kinh doanh đã học để xác kinh doanh định được ý tưởng kinh doanh, xây dựng được một bản kế hoạch kinh doanh theo ý tưởng kinh doanh và tính toán được chi phí, lợi nhuận trong kinh doanh; − Có ý thức vận dụng kiến thức kinh doanh trong cuộc sống. C. GIỚI THIỆU CÁC PHẦN VÀ MÔ ĐUN PHẦN I. NHÀ Ở 1. MỤC TIÊU − Trình bày được vai trò của nhà ở với con người. − Kể tên được các khu vực của nhà ở và trình bày được các yêu cầu đối với các khu vực trong nhà ở. − Phân biệt được các khu vực trong nhà ở đối với các kiểu nhà khác nhau. − Biết được cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở một cách hợp lí và có tính thẩm mĩ. − Đề xuất được phương án sắp xếp, bố trí đồ đạc trong nhà ở hợp lí, có tính thẩm mĩ. − Trình bày được ý nghĩa về sự sạch sẽ, ngăn nắp của nhà ở; biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. − Đề xuất và thực hiện được những công việc cần phải làm để giữ gìn nhà ở của gia đình và trường, lớp luôn sạch sẽ, ngăn nắp. 2. NỘI DUNG CHÍNH Phần Nhà ở được cấu trúc thành ba bài với những nội dung chính sau: Bài 1. Nhà ở đối với con người (3 tiết) − Vai trò của nhà ở đối với con người. − Một số kiểu nhà ở. − Các khu vực trong nhà ở và yêu cầu đối với từng khu vực. – 61–
  12. Bài 2. Bố trí đồ đạc trong nhà ở (4 tiết) − Những đồ đạc chủ yếu thường sử dụng trong nhà ở và sự bố trí đồ đạc đó trong các khu vực của nhà ở. − Sự sắp xếp, bố trí đồ đạc trong nhà ở đảm bảo được tính hợp lí, thẩm mĩ, thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản và vệ sinh. Bài 3. Giữ gìn vệ sinh nhà ở (3 tiết) − Ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh nhà ở. − Những công việc cần phải làm để giữ gìn nhà ở của gia đình, của trường, lớp luôn sạch sẽ, ngăn nắp. 3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC Với nội dung sách HDH, GV sẽ thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức dạy học, có thể sẽ gặp một số khó khăn sau: - Nội dung kiến thức chính (còn gọi là nội dung chính) của bài không được trình bày gọn như SGK hiện hành mà thường được thể hiện rải rác trong nội dung các hoạt động; - Năng lực nhận thức của mỗi HS, của các nhóm HS không đồng đều; - Phong tục tập quán về nhà ở của mỗi địa phương cũng có những điểm khác nhau; quan niệm về sự bố trí khu vực sinh hoạt, về trang trí nhà ở cũng khác nhau; Sự phong phú, đa dạng về phong tục và sự khác nhau về quan niệm đó có thể sẽ dẫn đến những tranh luận về nội dung chính của bài học và các đáp án của bài tập. Do vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy các bài học này, ngoài các hoạt động giảng dạy bình thường, GV nên lưu ý một số công việc sau: - Trong khâu chuẩn bị bài lên lớp, GV cần nghiên cứu, xác định nội dung chính của bài học mà HS cần đạt được. Nội dung này được xác định hoặc xây dựng căn cứ theo mục tiêu và nội dung kiến thức nêu trong bài học. Nếu nội dung chính của bài học không được trình bày gọn, tường minh thì GV cần biên soạn nội dung này một cách ngắn gọn, đầy đủ. Việc thứ hai là GV cần nghiên cứu các bài tập, tìm hiểu phong tục, tập quán địa phương để xác định cách giải và đáp án các bài tập được trình bày trong nội dung các hoạt động của bài học; - Trong giờ lên lớp, khi kết thúc bài học, GV cần chỉ cho HS nội dung chính trình bày trong tài liệu hoặc cho HS ghi những nội dung chính mà mình đã biên soạn khi chuẩn bị. – 62–
  13. 4. MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO Để dạy học các bài học về nhà ở, GV nên tham khảo SGK và sách giáo viên (SGV) Công nghệ 6 hiện hành; tham khảo các sách báo, tài liệu về nhà ở nông thôn, trang trí nhà ở, trang website về không gian xanh, Ngoài ra, GV nên tham quan, tìm hiểu thêm phong tục, tập quán, quan niệm về nhà ở tại địa phương. 5. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Bài 1. NHÀ Ở ĐỐI VỚI CON NGƯỜI Hoạt động khởi động 1. Trong cuộc sống, con người thường phải chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thiên nhiên như: mưa, nắng, giông, bão, lốc xoáy, lũ lụt, gió rét, tuyết, mưa đá, thuỷ triều, núi lửa, Theo em, nhà ở giúp con người tránh được những ảnh hưởng nào trong những hiện tượng thiên nhiên nêu trên? Gợi ý. Trong cuộc sống, con người nói chung đều chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thiên nhiên nêu trên. Tuy nhiên, tuỳ từng vị trí địa lí mà có vùng không phải chịu một số hiện tượng như: tuyết, thuỷ triều, núi lửa, Nhìn chung, nhà ở giúp con người tránh được ảnh hưởng của một số hiện tượng bình thường như mưa, nắng, còn các hiện tượng khác thì tuỳ từng mức độ và tuỳ theo cấu tạo của ngôi nhà. 2. Kể tên các hoạt động chính diễn ra thường ngày trong gia đình em. Gợi ý. Đây là câu hỏi mở, GV có thể gợi ý một số hoạt động chính của con người như: ăn uống, tắm giặt, ngủ nghỉ, học tập, xem ti vi, tiếp khách, 3. Kể tên các khu vực trong nhà ở của gia đình em. Gợi ý. Đây là câu hỏi mang tính “khởi động”, HS có thể trả lời không đầy đủ hoặc sai. GV có thể dựa vào đó để tạo tâm thế cho HS nghiên cứu nội dung trong Hoạt động hình thành kiến thức. 4. Điền tên các khu vực chính trong nhà ở tương ứng với hoạt động cho trong bảng sau (theo mẫu). Gợi ý đáp án: STT Hoạt động Khu vực trong nhà ở 1 Tiếp khách Phòng khách hoặc nơi tiếp khách – 63–
  14. 2 Thờ cúng Phòng thờ hoặc nơi thờ cúng 3 Ngủ, nghỉ Phòng ngủ 4 Ăn uống Phòng ăn 5 Nấu ăn Bếp hoặc nơi nấu ăn 6 Tắm, giặt Phòng tắm hoặc nhà tắm 7 Vệ sinh Phòng vệ sinh hoặc nhà vệ sinh 8 Để xe Nơi để xe hoặc ga-ra 9 Chứa đồ đạc Kho 10 Nuôi gà, vịt, trâu, bò, Nơi chăn nuôi hoặc chuồng gà, vịt, Hoạt động hình thành kiến thức 1. Vai trò của nhà ở đối với con người 1. Nhà ở giúp con người tránh được những ảnh hưởng xấu nào của thiên nhiên? Gợi ý. Lưu ý rằng đối với con người thì các hiện tượng mưa, nắng, giông, bão, lốc xoáy, lũ lụt, gió rét, tuyết, mưa đá, thuỷ triều, núi lửa, đều gây ảnh hưởng xấu. Còn trong sản xuất chẳng hạn thì mưa, nắng, gió lại là sự cần thiết. 2. Hình ảnh nào nói về con người phải chịu cảnh “màn trời, chiếu đất”? Gợi ý. Hai hình A và B. 3. Hình ảnh nào nói về việc nhà ở đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người? Gợi ý. Hai hình J và K. 2. Một số kiểu nhà ở 1. Gọi tên các kiểu nhà ở được nêu trong hình 2. Gợi ý. Tên gọi của 8 kiểu nhà trên hình 2 được nêu trong cột “Kiểu nhà ở” của câu 2. Gọi được đúng tên kiểu nhà sẽ làm đúng được câu hỏi 2 dưới đây. 2. Ghép mỗi chữ cái trong cột Hình ảnh với một tên gọi kiểu nhà ở trong cột Kiểu nhà ở thành từng cặp cho phù hợp. – 64–
  15. Đáp án: Hình ảnh Kiểu nhà ở A Nhà mái tranh ở nông thôn B Nhà mái ngói ở nông thôn C Nhà sàn ở vùng cao D Nhà ở thành thị E Nhà ở ven sông F Nhà biệt thự ở thành thị G Nhà trên ao, đầm H Nhà chung cư 3. Các khu vực của nhà ở 1. Trong nhà ở thông thường phải có ít nhất những khu vực nào? Gợi ý. Theo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu thì trong nhà ở ít nhất phải có các khu vực như: nơi thờ cúng, nơi ngủ, nơi nấu – ăn, nơi tắm giặt, nơi vệ sinh. Câu này còn tuỳ thuộc vào từng địa phương. 2. Ngoài các khu vực nêu trên, nhà em còn có thêm khu vực khác nào nữa (ví dụ khu tập thể dục, khu sản xuất, vườn cây, )? Gợi ý. Câu này tuỳ thuộc vào đặc điểm nhà ở của từng địa phương. 3. Ở nhà em, các khu vực được bố trí như thế nào? Gợi ý. Câu này tuỳ thuộc vào cấu trúc nhà ở của từng HS. Sau khi HS trả lời xong, GV có thể hỏi tiếp HS là em có nhận xét gì về cách bố trí các khu vực đó của gia đình mình. 4. Tên gọi và vai trò của khu vực trong mỗi hình ảnh đó là gì? Gợi ý. Trên hình 3, các hình ảnh lần lượt từ trái qua phải, từ trên xuống dưới là: phòng khách hoặc nơi tiếp khách; phòng thờ hoặc nơi thờ cúng; phòng ngủ hoặc nơi ngủ; phòng ăn hoặc nơi ăn uống; phòng tắm hoặc nơi tắm giặt và vệ sinh; ga-ra hoặc nơi để xe. Vai trò của chúng được thể hiện ngay ở tên gọi của chúng. 5. Kể tên những đồ vật chủ yếu trong các khu vực đó. – 65–
  16. Gợi ý. Quan sát các hình ảnh và có thể tham khảo thêm bảng sau: Khu vực Một số đồ vật chủ yếu 1) Nơi thờ cúng Bàn thờ, bát hương, lọ hoa, bình gốm sứ, 2) Nơi tiếp khách Bàn, ghế, ấm chén, đèn, 3) Nơi ngủ, nghỉ Giường, đệm, chăn, gối, 5) Nơi ăn uống Bàn, ghế, tủ bếp (chạn bát), 7) Nơi tắm giặt và nơi vệ sinh Bồn tắm, vòi nước, chậu rửa, 9) Nơi để xe Đèn, giá treo mũ, 6. Ghép mỗi mục ở cột Khu vực với một mục trong cột Yêu cầu chủ yếu trong bảng sau thành từng cặp cho phù hợp. Đáp án: 1 - i; 2 - f; 3 - e; 4 - g; 5 - a; 6 - c; 7 - b; 8 - d; 9 - j; 10 - h. Hoạt động luyện tập 1. Trong nhà ở, một vài khu vực chính có thể được bố trí chung trong cùng một khu vực. Hãy ghép các khu vực trong nhà ở cho dưới đây thành từng nhóm sao cho phù hợp nhất. Ví dụ: Nơi thờ cúng (A) ghép với nơi tiếp khách (B). Đáp án: A – B; C – F; D – E; G – I; riêng kho và nơi chăn nuôi không thể ghép với nhau được (xem thêm trả lời câu 2). 2. Nếu cần ghép ba khu vực trong nhà ở với nhau thì đó là những khu vực nào và có khu vực nào không thể ghép chung được với các khu vực khác. Gợi ý. Có thể ghép ba khu vực với nhau như: Nơi thờ cúng ghép với nơi tiếp khách và nơi ngủ, nghỉ chung trong cùng một phòng. Nơi làm kho và nơi chăn nuôi thường không ghép chung được với nhau (chỉ có thể bố trí sát cạnh nhau). Tuy nhiên, việc ghép nơi làm kho và chăn nuôi ở câu này và câu 1 còn tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng địa phương. 3. Biện pháp phân chia khu vực trong điều kiện nhà ở chỉ có một hoặc hai phòng. Khi đó, có những khu vực nào không thể bố trí trong nhà ở được. Gợi ý. Ví dụ không thể ghép nơi chăn nuôi vào được. – 66–
  17. Hoạt động vận dụng 1. Hãy quan sát những khu vực trong nhà ở của gia đình em và một số gia đình xung quanh nơi em ở. Từ đó rút ra nhận xét về việc bố trí các khu vực đó. Gợi ý. GV có thể gợi ý HS lưu ý tới yêu cầu chủ yếu của các khu vực trong nhà ở khi nhận xét, đánh giá về việc bố trí các khu vực trong nhà ở của gia đình mình và một số gia đình xung quanh. 2. Đề xuất ý tưởng bố trí lại một vài khu vực trong nhà ở của gia đình em sao cho khoa học và hợp lí hơn. Trao đổi, bàn bạc với gia đình về ý tưởng của em và cách thực hiện. Gợi ý. GV động viên, khuyến khích, gợi ý cho HS cách thực hiện. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 1. Vì sao người dân ở vùng cao thường làm nhà ở kiểu nhà sàn? Gợi ý. Trước đây, xung quanh khu vực nhà ở của người ở vùng cao thường có nhiều thú dữ nên làm nhà sàn sẽ đảm bảo an toàn. Mặt khác, địa hình ở vùng cao thường không bằng phẳng, xung quanh lại thường có nhiều gỗ nên việc làm nhà sàn sẽ thuận lợi hơn. 2. Em hiểu câu: “An cư, lạc nghiệp” như thế nào? Gợi ý. “An cư, lạc nghiệp” nghĩa gốc là “sống yên ổn và làm ăn vui vẻ” nhưng thường được dùng theo ý là phải có nơi ở ổn định rồi, tốt rồi thì công việc làm ăn và cuộc sống mới tốt, mới phát triển được. Bài 2. BỐ TRÍ ĐỒ ĐẠC TRONG NHÀ Ở Hoạt động khởi động 3. Gia đình em phân chia ngôi nhà thành các khu vực nào? Kể tên một số đồ đạc chủ yếu thường được sử dụng trong từng khu vực đó. Gợi ý. Với ý thứ hai, HS sẽ kể tên rất nhiều đồ đạc khác nhau, GV chỉ cần ghi nhận mà chưa cần nhận xét gì. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đồ đạc trong nhà ở Điền tên các loại đồ đạc chủ yếu thường sử dụng của gia đình vào chỗ chấm theo từng khu vực của nhà ở cho trong các sơ đồ sau (số lượng đồ đạc trong từng khu vực có thể không cần phải đủ 8). – 67–
  18. Gợi ý. Tuỳ HS thực hiện. GV lưu ý khi HS điền loại đồ đạc không hoặc chưa phù hợp với khu vực. Ví dụ HS điền xoong, nồi vào khu vực phòng khách chẳng hạn. Tuy nhiên, khi chữa bài tập cho HS, GV cũng cần lưu ý đến đặc điểm, điều kiện của địa phương. 2. Sắp xếp đồ đạc trong nhà ở hợp lí 1. Trình bày sự khác biệt về việc bố trí, sắp xếp đồ đạc trong các kiểu nhà: nhà ở thành phố, nhà ở nông thôn, nhà ở vùng cao. Gợi ý. Tuỳ thuộc vào kiểu nhà phổ biến ở địa phương mà HS đã biết, GV nên gợi ý bằng việc mô tả đặc điểm chính của các kiểu nhà khác để HS so sánh. Ví dụ kiểu nhà ở ở nông thôn thường chia ra hai khu: khu chính và khu phụ; có diện tích mặt bằng khá rộng, 2. Việc sắp xếp đồ đạc phụ thuộc vào các yếu tố nào? Gợi ý. Ngoài phụ thuộc vào quan điểm, sở thích của chủ nhân, việc bố trí đồ đạc trong nhà ở còn phụ thuộc vào vị trí, diện tích, không gian của khu vực, vào hướng gió, Ngoài ra, cần xem thêm đáp án của câu 5 dưới đây. 3. Việc sắp xếp đồ đạc cần thoả mãn các yêu cầu nào? Đưa ra các yêu cầu đối với việc sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực sinh hoạt. Gợi ý. Lưu ý một số yêu cầu như: giúp cho việc sử dụng và vệ sinh chúng được thuận tiện, tạo cảm giác thoải mái cho mọi thành viên trong gia đình. Đồng thời, sắp xếp đồ đạc phải cân đối, hài hoà để tạo ra thẩm mĩ chung cho căn nhà, 4. Em hãy nêu ưu điểm của những đồ vật có nhiều công dụng trong đoạn văn ở phần b. Gợi ý. Ưu điểm nổi bật của những đồ vật có nhiều công dụng là không chiếm nhiều diện tích và không gian trong khu vực mà lại đảm bảo thực hiện được nhiều chức năng, phù hợp với diện tích và không gian chật hẹp của khu vực. 5. Chọn một trong các từ/cụm từ cấu trúc, thuận tiện, sử dụng, vùng miền, quét dọn, nhu cầu, diện tích, sở thích, hợp lí, thoải mái để điền vào chỗ chấm ( ) cho thích hợp. Gợi ý đáp án: - Việc sắp xếp đồ đạc trong gia đình phụ thuộc vào: đặc điểm của từng vùng miền; cấu trúc và diện tích của ngôi nhà; nhu cầu và sở thích của mỗi gia đình. - Đồ đạc trong gia đình cần được sắp xếp một cách hợp lí để tạo sự thuận tiện, thoải mái trong sinh hoạt hằng ngày, giúp cho việc sử dụng, quét dọn được dễ dàng. – 68–
  19. Hoạt động luyện tập 1. Đánh dấu (×) vào cột Nên/Không nên trong bảng sau về việc để sắp xếp hợp lí đồ đạc trong nhà ở. Gợi ý đáp án: GV lưu ý đáp án của câu này có thể gây tranh luận. Sắp xếp đồ đạc trong nhà ở Nên Không nên 1 Kê giường gần cửa ra vào × 2 Kê giường gần cửa sổ × 3 Kê tủ chắn cửa sổ × 4 Kê ti vi đối diện với cửa × 5 Kê ti vi trong phòng khách × 6 Đặt bàn thờ trong phòng bếp × 7 Kê bàn học trong phòng khách × 8 Kê bàn học gần cửa sổ × 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S tương ứng với mỗi câu mô tả về bố trí khu vực của nhà ở trong bảng sau. Gợi ý đáp án: GV lưu ý đáp án của câu này có thể gây tranh luận. Nội dung Đúng/Sai 1 Ở nước ta, trong nhà ở thường có bố trí nơi thờ cúng. Đ 2 Phòng ngủ nên bố trí ở nơi riêng biệt và yên tĩnh. Đ 3 Khu vệ sinh bố trí trước nhà và đầu hướng gió. S 4 Nhà chật chội thì không thể sắp xếp đồ đạc hợp lí. S 5 Chỗ ngủ, nghỉ cần bố trí gần bếp hoặc kết hợp trong bếp. S 6 Nhà càng chật chội càng phải bố trí các khu vực thật hợp lí. Đ 7 Nhà tắm có thể kết hợp với nhà vệ sinh. Đ 8 Bàn học có thể bố trí trong phòng ngủ. Đ – 69–
  20. 3. a) Sắp xếp 6 đồ đạc trong phòng sao cho đảm bảo được sự hợp lí, thoáng mát và tiện lợi trong sinh hoạt và học tập. Gợi ý. GV gợi ý HS dựa vào kiến thức trong bài và vốn hiểu biết trong thực tế, dựa vào phong tục của địa phương để sắp xếp, bố trí đồ đạc trong phòng. GV cũng cần lưu ý câu này dễ gây tranh luận về kết quả. 4. Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy khổ lớn tượng trưng cho mặt bằng của phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh và một số miếng bìa nhỏ tượng trưng cho những đồ dùng chủ yếu thường được sử dụng ở những nơi đó. Các nhóm thảo luận, bố trí các miếng bìa tượng trưng cho đồ dùng chủ yếu trong nhà ở một cách hợp lí. Gợi ý. GV lưu ý HS về sự bố trí, sắp xếp đảm bảo được các yêu cầu chính. Ngoài ra cũng lưu ý tôn trọng nhu cầu, quan điểm và sở thích của HS. Hoạt động vận dụng 1. Liên hệ từ cuộc sống gia đình và với những hiểu biết trong thực tiễn, hãy điền tên các loại đồ đạc chủ yếu trong các khu vực của nhà em ở cho trong bảng dưới đây (theo mẫu). Gợi ý đáp án: STT Khu vực chính Đồ đạc chủ yếu 1 Nơi tiếp khách Bàn, ghế, tủ, ti vi 2 Nơi thờ cúng Bàn thờ hoặc tủ thờ 3 Nơi ngủ, nghỉ Giường, tủ, bàn trang điểm hoặc gương 4 Nơi học tập Bàn, ghế, bút, sách, vở 5 Nơi nấu ăn Bếp, xoong, chảo 6 Nơi ăn uống Bàn, ghế, bát, đũa 7 Nơi tắm giặt Chậu rửa, khăn tắm 8 Nơi làm kho Kệ để đồ 2. Xem xét về sự hợp lí trong việc bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của mình. Nếu thấy chưa hợp lí thì em hãy đề xuất phương án điều chỉnh, sắp xếp lại. – 70–
  21. Gợi ý. GV lưu ý HS căn cứ theo một số tiêu chí: quan điểm, sở thích của chủ nhân; vị trí, diện tích, không gian của khu vực; hướng gió; hợp lí, thuận tiện, thoải mái, Hoạt động tìm tòi, mở rộng 1. Tham khảo trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng về cách sắp xếp, bố trí đồ đạc trong nhà ở. Gợi ý. Tuỳ điều kiện thực tế, GV nên có hướng cho HS một số địa chỉ phù hợp. 2. Trao đổi với bạn bè để: a) Xác định kiểu nhà đặc thù ở địa phương em. b) Đề xuất một số ý kiến về việc sắp xếp đồ đạc hợp lí trong kiểu nhà ở đó. Gợi ý. GV đóng vai trò tổ chức, gợi ý, trọng tài, giám khảo. Lưu ý một số tiêu chí như câu 16 để định hướng cho HS thảo luận. Bài 3. GIỮ GÌN VỆ SINH NHÀ Ở Hoạt động khởi động Các câu hỏi trong hoạt động này GV để HS tự trả lời rồi từ những khó khăn, sai sót mà HS vấp phải sẽ khéo léo chuyển sang Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp 1. Em có nhận xét gì về sự đảm bảo vệ sinh, ngăn nắp của nhà ở trong các hình ảnh này? Gợi ý. GV có thể gợi ý một số tiêu chí: gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, vệ sinh. Lưu ý là có thể không gọn gàng, ngăn nắp nhưng vẫn có thể sạch sẽ, vệ sinh và ngược lại. 2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lộn xộn, thiếu vệ sinh của nhà ở là do thiên nhiên, con người hay điều kiện kinh phí? Gợi ý. Tất nhiên là do con người. Sự xáo trộn, không sạch sẽ, do thiên nhiên chỉ là nhất thời khi nhà ở chịu ảnh hưởng của giông bão, lũ lụt. 3. Ghép mỗi Đặc điểm với một nội dung Kết quả ở bảng sau thành từng cặp cho phù hợp. Gợi ý đáp án: 1) – c); 2) – f); 3) – d); 4) – e); 5) – b); 6) – a). 4. Chọn một trong các từ/cụm từ sức khoẻ, chăm sóc, sạch đẹp, tiết kiệm, vẻ đẹp, môi trường để điền vào chỗ chấm ( ) cho thích hợp: – 71–
  22. Gợi ý đáp án: - Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là ngôi nhà có môi trường sống luôn luôn sạch đẹp, thuận tiện và khẳng định có sự chăm sóc, giữ gìn bởi con người. - Giữ cho nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp để: đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình, tiết kiệm thời gian khi tìm vật dụng và làm tăng vẻ đẹp của nhà ở. 5. Quan điểm của Nam về việc dọn dẹp nhà ở ngăn nắp là gì? Quan điểm này đúng hay sai? Gợi ý. Quan điểm của Nam là chỉ khi nào cần thiết như có khách thì mới dọn dẹp nhà ở. Quan điểm này sai. 6. Nhà ở bừa bộn, mất vệ sinh có những nhược điểm, tác hại gì? Gợi ý. GV có thể gợi ý HS một số ý như: không đảm bảo sức khoẻ, mất thời gian tìm kiếm đồ đạc, không tạo nên sự mát mẻ, dễ chịu, 7. Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? Gợi ý. Một số tiêu chí: sắp xếp đồ đạc gọn gàng, hợp lí, phù hợp với điều kiện của nhà ở; luôn đảm bảo sự sạch sẽ, thoáng mát, 8. Tại sao cần phải giữ cho nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? Gợi ý. Để đảm bảo sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình, tiết kiệm thời gian khi tìm vật dụng và làm tăng vẻ đẹp của nhà ở, 2. Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp 1. Hãy kể những việc mà HS nên làm để góp phần giữ gìn trường, lớp sạch sẽ, ngăn nắp. Gợi ý. GV gợi ý cho HS một số việc phù hợp với điều kiện của trường lớp như: không xả rác bừa bãi; quét lớp, quét sân trường đúng lúc (nếu trường không có lao công, HS tự quét dọn phòng học của lớp mình và một khu vực trong trường mà lớp được phân công); chăm sóc cây, hoa trong trường; không viết, vẽ bậy lên tường, lên bàn, ghế; 2. HS nên làm những việc gì để trường, lớp luôn sạch đẹp? Gợi ý. GV có thể gợi ý thêm một số công việc khác như làm việc có kế hoạch, có phân công cụ thể; có thể phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, Hoạt động luyện tập Trong góc học tập có các bộ 10 thẻ chữ có nội dung. – 72–
  23. a) Mỗi nhóm lấy một bộ gồm 10 thẻ, thảo luận rồi đặt các thẻ chữ vào ô Nên làm hoặc Không nên làm trong bảng sau cho phù hợp với việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. Gợi ý đáp án: NÊN LÀM KHÔNG NÊN LÀM A F B H C I D J E G b) Trao đổi với nhau về những việc “nên làm” và “không nên làm” để giữ gìn nhà ở, trường lớp ngăn nắp, sạch đẹp. Gợi ý. GV chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, trọng tài và giám khảo. Hoạt động vận dụng 1. Em hãy quan sát nhà ở của mình và suy nghĩ tìm cách thực hiện để giữ gìn nhà ở sạch sẽ và ngăn nắp. Gợi ý. GV nên gợi ý cho HS một số tiêu chí về giữ gìn nhà ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ và vệ sinh. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 1. Em hiểu thế nào về câu: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”? Gợi ý. Đây là câu nói về sự sạch sẽ tạo nên tâm lí thoải mái, dễ chịu. GV có thể gợi ý HS về nhà hỏi người thân, cộng đồng. 2. Ngoài câu trên, em hãy tìm các câu ca dao, tục ngữ khác nói về lợi ích khi giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. Gợi ý. GV có thể gợi ý HS về hỏi người thân, cộng đồng; tra cứu trong sách tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam và các phương tiện thông tin khác. Số lượng không hạn chế. Khi HS báo cáo kết quả, GV nên phân tích để HS hiểu rõ hơn ý nghĩa của các câu đó. – 73–
  24. PHẦN II. MAY MẶC VÀ ĂN UỐNG 1. MỤC TIÊU − Nêu được tính chất chủ yếu và nhận biết được một số loại vải thường dùng trong may mặc; trình bày được khái niệm, chức năng của trang phục, cách sử dụng và bảo quản trang phục. − Nêu được khái niệm, vai trò của ăn uống hợp lí và biết cách ăn uống hợp lí, khoa học, đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng; trình bày được khái niệm, tầm quan trọng của việc đảm bảo VSATTP. Nhận biết được những việc đúng nên làm và những việc sai cần tránh để bảo đảm VSATTP. − Vận dụng được kiến thức đã học để lựa chọn được loại vải may mặc phù hợp với nhu cầu, sở thích, vóc dáng, lứa tuổi, hoạt động hằng ngày của bản thân; thực hiện được một số công việc sử dụng, bảo quản trang phục ở gia đình phù hợp với khả năng của bản thân. − Vận dụng được kiến thức đã học để thực hiện việc ăn uống hợp lí, đảm bảo VSATTP. − Rèn luyện, hình thành thói quen lựa chọn, sử dụng, bảo quản trang phục và ăn uống hợp lí; Tích cực tham gia các công việc bảo quản trang phục cho bản thân, gia đình; Ứng xử đúng trước những việc nên làm và không nên làm trong sử dụng trang phục và ăn uống hằng ngày. 2. NỘI DUNG CHÍNH Phần này được chia thành 5 bài học với các nội dung chính như sau: Bài 1. Các loại vải thường dùng trong may mặc (2 tiết) − Các loại vải thường được dùng trong may mặc; − Cách phân biệt các loại vải. Bài 2. Trang phục và thời trang (3 tiết) − Trang phục và chức năng của trang phục. Phân biệt trang phục, thời trang và mốt; − Lựa chọn trang phục đẹp và phù hợp với bản thân. Bài 3. Sử dụng và bảo quản trang phục (3 tiết) − Sử dụng trang phục hợp lí; − Bảo quản trang phục. Bài 4. Ăn uống hợp lí (3 tiết) − Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể; − Cách ăn uống hợp lí, khoa học. – 74–
  25. Bài 5. Vệ sinh an toàn thực phẩm (3 tiết) − Khái niệm, vai trò của VSATTP; − Nguyên nhân, các biểu hiện, biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Trong các bài học của phần II, bài 1, 2 và 3 thể hiện các kiến thức về may mặc, bài 4 và 5 thể hiện các các kiến thức về ăn uống. 3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC Những nội dung về may mặc và ăn uống được được lựa chọn để đưa vào chương trình Công nghệ lớp 6 là những kiến thức cần thiết, phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức của HS, đồng thời có tính ứng dụng cao nhằm giúp HS biết cách may mặc và ăn uống sao cho hợp lí, khoa học, đồng thời biết ứng xử đúng trước các tình huống về may mặc và ăn uống trong thực tế. Để đảm bảo thực hiện được mục đích, mục tiêu của phần này và các yêu cầu chung về tổ chức dạy học môn Công nghệ lớp 6 theo mô hình THM, khi tổ chức dạy học các bài học về may mặc và ăn uống, GV lưu ý một số điểm sau: - May mặc và ăn uống là những kiến thức rất gần gũi, đời thường. HS nào cũng có trải nghiệm về may mặc và ăn uống. Vì vậy, trước khi tổ chức Hoạt động hình thành kiến thức, GV cần khích lệ HS dựa vào những câu hỏi gợi ý trong Hoạt động khởi động để nêu những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân. Làm được điều này sẽ giúp GV có cơ sở để tổ chức Hoạt động hình thành kiến thức một cách hợp lí, không dạy lại những gì HS đã biết, đã hiểu, tránh được sự nhàm chán. - Trong mỗi bài học của phần II đều có những hình ảnh được đưa vào nhằm cung cấp thông tin và hỗ trợ việc lĩnh hội kiến thức cho HS. Khi tổ chức dạy học, GV chú ý tổ chức, hướng dẫn cho HS quan sát các hình ảnh trong mỗi bài học để HS có biểu tượng đúng về các nguyên liệu và phương pháp sản xuất vải; về các loại trang phục và cách lựa chọn, sử dụng trang phục hợp lí; về ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đối với cơ thể và sự cần thiết phải ăn uống hợp lí; về nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm. - Luôn liên hệ các kiến thức về may mặc hoặc ăn uống trong bài học với cách lựa chọn, sử dụng trang phục hoặc cách ăn uống của HS trong thực tế nhằm giúp HS thấy rõ những việc làm đúng và những việc làm chưa đúng trong may mặc, ăn uống hằng ngày, từ đó có hành vi, cách ứng xử đúng. – 75–
  26. - Khi bắt đầu tổ chức mỗi hoạt động trong bài học này, GV cần chuyển giao nhiệm vụ một cách cụ thể để HS theo đó thực hiện đạt kết quả. Luôn đến bên các nhóm để quan sát tiến độ hoàn thành nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. Có thể giải thích, hướng dẫn hoặc hỗ trợ cho những HS, nhóm HS có khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. Kết thúc hoạt động, GV cần có nhận xét, kết luận (chốt) các kiến thức cơ bản HS cần ghi nhớ và đánh giá chung kết quả hoạt động của HS. - Khi tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ được giao, GV nên tăng cường sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm tích cực hoá hoạt động của HS. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học và điều kiện cụ thể, GV lựa chọn, sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sao cho phù hợp, hiệu quả. - Trong mô hình THM, HS được học theo tiến độ và khả năng với hình thức dạy học chủ yếu là hoạt động nhóm, trong đó việc học tập tích cực, tự giác của mỗi cá nhân HS phải luôn được coi trọng. Vì vậy, với mỗi nhiệm vụ học tập, HS cần được hoạt động theo trình tự: 1. HS làm việc cá nhân để tự tìm hiểu kiến thức, trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các nhiệm vụ học tập; 2. HS hoạt động cặp đôi hoặc nhóm để trình bày, thảo luận và thống nhất kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập; 3. Báo với thầy/cô giáo nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ để GV đến vị trí của nhóm nghe đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm, đồng thời kiểm tra mức độ hiểu biết của các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, trong thực tế, tiến độ học tập của HS diễn ra rất khác nhau. Điều này đòi hỏi GV phải rất linh hoạt khi sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học trên cơ sở thường xuyên quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm. Nếu phát hiện trong lớp có nhiều HS, nhiều nhóm cùng mắc lỗi ở một nội dung hoặc không hiểu một nội dung nào đó trong tài liệu, GV có thể yêu cầu các nhóm ngừng hoạt động để nghe GV giải thích, hướng dẫn nội dung còn vướng mắc. Hoặc, nếu thấy các nhóm HS trong lớp đều đã hoàn thành nhiệm vụ học tập trong cùng một thời điểm thì GV không cần thiết phải đến vị trí từng nhóm nghe HS báo cáo mà chuyển sang tổ chức hoạt động chung cả lớp để đại diện một nhóm HS báo cáo trước lớp với sự nhận xét, bổ sung của các nhóm khác. - Chú ý tổ chức đánh giá thường xuyên kết quả học tập của HS. Hướng dẫn HS dựa vào yêu cầu cần đạt của hoạt động và kết luận, đáp án của các nhiệm vụ học tập để đối chiếu, đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân, nhóm. - Chú ý hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã lĩnh hội được vào những việc làm cụ thể liên quan đến may mặc và ăn uống ở gia đình. Chỉ khi HS vận dụng những điều đã học – 76–
  27. được vào thực tiễn may mặc và ăn uống, các em mới kiểm nghiệm được những kiến thức đã học và làm cho các kiến thức đó trở nên hữu ích. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO − SGK, SGV Công nghệ 6 hiện hành. − Ngoài ra, GV có thể đọc các nội dung về thiết kế thời trang, dinh dưỡng, VSATTP, trên mạng Internet, sách, báo, tạp chí thời trang. 5. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Bài 1. CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC Hoạt động hình thành kiến thức 1. Các loại vải thường dùng trong may mặc Câu 1. Dựa vào nội dung vừa đọc kết hợp với quan sát hình ảnh A, B, C, D (ở hình 8), em hãy cho biết: Vải sợi thiên nhiên được sản xuất bằng những loại sợi thiên nhiên và phương pháp nào? Vải sợi thiên nhiên được sản xuất từ các loại sợi thiên nhiên như sợi tơ tằm, sợi bông, Phương pháp sản xuất: dệt thủ công và dệt công nghiệp (dệt bằng máy). Câu 2. Quan sát hình ảnh E, F (ở hình 8), kết hợp với quan sát thực tế, em hãy nêu nhận xét của em về các loại vải thường được dùng trong may mặc hiện nay. Các loại vải may mặc rất phong phú và đa dạng, có nhiều màu sắc, hoa văn khác nhau. Câu 3. Nối tên loại vải ở cột A với tính chất chung của loại vải đó ở cột B sao cho phù hợp: Nối 1-d; 2-c; 3-a; 4-b. 2. Phân biệt các loại vải Câu 1. Nêu tác dụng của việc biết cách phân biệt một số loại vải. Biết cách phân biệt một số loại vải sẽ giúp cho việc lựa chọn, sử dụng, bảo quản, giữ gìn các sản phẩm may bằng vải phù hợp (với tính chất của vải), giữ được vẻ đẹp, độ bền của vải. Câu 2. Trình bày cách phân biệt một số loại vải thông thường. Phân biệt một số loại vải bằng cách vò vải và đốt sợi vải (rút từ mảnh vải ra). Căn cứ vào độ nhàu của vải sau khi vò và độ vụn của tro sau khi đốt để xác định đó là vải sợi thiên nhiên hay vải sợi hoá học hay vải sợi pha. – 77–
  28. Hoạt động luyện tập Bài tập 1: Không có đáp án chung vì HS có thể chọn loại vải nào mà HS thấy thích và phù hợp. Điều quan trọng là HS giải thích được vì sao em chọn loại vải đó dựa vào hiểu biết về tính chất của các loại vải đã học. Ví dụ: HS chọn vải sợi pha để may trang phục mặc đi học vì loại vải này mặc thoáng mát, dễ giặt sạch và ít bị nhàu; Chọn vải sợi bông hoặc vải lanh may trang phục lao động vì loại vải này thấm hút mồ hôi tốt, mặc thoáng mát Bài tập 2: Nối 1-d; 2-c; 3-a; 4-b. Thực hành phân biệt các loại vải: Mẫu 1 là vải sợi tự nhiên (vải sợi bông hoặc vải lanh, lụa tơ tằm); Mẫu 2 là vải sợi hoá học; Mẫu 3 là vải sợi pha. Có thể giải thích kết quả thử nghiệm. Bài 2. TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG Hoạt động hình thành kiến thức 1. Trang phục và chức năng của trang phục. Phân biệt trang phục, thời trang và mốt. Câu 1. Trang phục là gì? Nêu các chức năng chính của trang phục. Trang phục là những đồ để mặc như áo, quần, váy, và một số vật dụng có thể khoác, đeo, gắn lên người như mũ, giày, tất, khăn quàng, dây thắt lưng, túi xách, đồ trang sức, Trang phục có hai chức năng chính là bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người. Câu 2. Theo em, HS mặc đồng phục có những lợi ích gì? Em hãy nêu một vài nhận xét của em về đồng phục của trường mình? Mặc đồng phục có lợi ích: không mất công lựa chọn trang phục hằng ngày khi đi học. Nhìn vào đồng phục, mọi người biết được em đang học ở trường nào. Mặc đồng phục còn đem lại sự tự tin, bình đẳng cho mọi HS, không phân biệt giàu nghèo khi đến trường. Câu 3. Thế nào là thời trang? Phân biệt trang phục và thời trang. Thời trang chính là trang phục nhưng có sự thay đổi theo thời gian, không gian. Thời trang là cách mặc phổ biến trong xã hội ở thời gian nào đó, trong một không gian nhất định. Câu 4. Ghép tên cho mỗi hình ảnh A, B, C, D, E, F với một tiêu đề sao cho phù hợp Đáp án: A-6; B-3; C-5; D-2; E-1; F-4. – 78–
  29. 2. Lựa chọn trang phục đẹp và phù hợp với bản thân Thế nào là trang phục đẹp ? Trang phục đẹp là trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thế, lứa tuổi, hoạt động hằng ngày, đồng thời phù hợp với điều kiện gia đình và hoàn cảnh xung quanh. Hoạt động luyện tập Bài tập tình huống Bạn Mai nên chọn trang phục may bằng loại vải mềm như lụa, lanh , hoa văn nhỏ hoặc kẻ sọc, nền vải màu tối hoặc sẫm. Kiểu may có đường may dọc theo thân áo, rộng vừa phải, không may bó vào người. Bài 3. SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC Hoạt động hình thành kiến thức 1. Sử dụng trang phục hợp lí Câu 1. Hãy chọn và đặt tiêu đề cho các hình ảnh A, B, C, D, E, F sao cho phù hợp. A. Trang phục dân tộc; B. Trang phục thể thao; C. Đồng phục; D. Trang phục biểu diễn; E. Trang phục lao động; F. Trang phục đi chơi. Câu 2. Thế nào là sử dụng trang phục hợp lí? Tại sao phải sử dụng trang phục hợp lí? Sử dụng trang phục hợp lí là sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, môi trường và công việc mình tham gia, đồng thời biết cách phối hợp trang phục sao cho hài hoà, đẹp. Sử dụng trang phục hợp lí để tạo cho ta cảm giác tự tin, thoải mái, đồng thời gây được thiện cảm với người xung quanh. Không những vậy, sử dụng trang phục hợp lí còn giúp ta tôn được vẻ đẹp cơ thể. Câu 3. Theo em, HS phổ thông thường có những loại trang phục nào? Trang phục đi học, trang phục ở nhà, trang phục lao động, trang phục mặc vào những dịp đi chơi, lễ hội. Ngoài ra, có thể có trang phục thể thao. 2. Bảo quản trang phục Câu 1. Bảo quản trang phục có ý nghĩa như thế nào? – 79–
  30. Bảo quản trang phục giữ cho trang phục luôn sạch sẽ, đẹp, bền, lâu hỏng, tiết kiệm được chi tiêu cho may mặc. Bảo quản trang phục còn là cách làm cho mọi người xung quanh thấy mình là người sạch sẽ, cẩn thận, chăm chỉ. Câu 3. Giả sử không có bàn là (bàn ủi), em sẽ làm thế nào để trang phục được phẳng phiu? Em giặt quần áo bằng tay nhiều lần cho sạch, Trước khi phơi, em giũ mạnh, nhiều lần cho quần áo phẳng phiu rồi treo vào mắc áo để phơi. Khi quần áo khô, em treo vào mắc ở tủ hoặc nơi cất giữ quần áo. Hoạt động luyện tập Bài tập 1. Sử dụng trang phục khi tham gia lao động. Đáp án: C. Bài tập 3 Việc Bình cho luôn quần áo bị lấm lem, ướt đẫm mô hôi vào máy giặt để giặt cùng với quần áo của cả nhà là không đúng vì máy giặt khó có thể giặt sạch vết lấm lem. Lần sau, Bình nên giặt qua quần áo một lượt bằng nước sạch rồi dùng xà phòng sát vào những chỗ bị lấm lem trên quần áo để vò cho sạch vết bẩn. Sau đó mới cho quần áo vào máy giặt để giặt cùng với quần áo của mọi người. Bài tập 4 Khi phơi trang phục, Hà không giũ phẳng và không lộn mặt trái của trang phục ra ngoài là chưa đúng vì với cách làm như vậy, các trang phục của nhà Hà sẽ bị nhàu, mất nhiều công là ủi. Những trang phục màu còn bị phai màu ở mặt phải, chóng cũ khi phơi dưới nắng to. Bài 4. ĂN UỐNG HỢP LÍ Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập 1. Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể Câu 1: C. Câu 2: D. Câu 3: Chất đạm (protein), chất béo, chất bột đường, chất khoáng và vitamin. Câu 4: Gầy yếu, chân khẳng khiu, bụng to, tóc mọc lưa thưa, sức đề kháng giảm, dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển. – 80–
  31. Câu 5: Vận động khó khăn, mệt mỏi và dễ mắc các bệnh: cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, rất khó chữa trị. Người béo phì muốn giảm cân cần ăn uống hợp lí: giảm lượng ăn, hạn chế ăn chất béo và những chất nhiều năng lượng như chất bột, đường và tích cực vận động, tập thể dục, chơi thể thao. Câu 6: Hình ảnh Thể trạng Nguyên nhân A Cân đối Ăn uống hợp lí, vừa đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. B Quá béo Ăn nhiều quá so với nhu cầu, ăn nhiều chất béo, chất bột đường và ít vận động. C Quá gầy Thiếu dinh dưỡng, thiếu chất đạm và năng lượng. Câu 7: Để ăn uống cân bằng chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể, cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để cung cấp cho cơ thể đủ các chất dinh dưỡng: Chất đạm (protein), chất béo, chất bột đường, chất khoáng và vitamin với tỉ lệ cân đối, đủ đáp ứng cho cơ thể về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng. 2. Ăn uống thế nào cho hợp lí? a. Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí Câu 1: Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng: Chất đạm (protein), chất béo, chất bột đường, chất khoáng và vitamin, ngoài ra còn cần cung cấp cả chất xơ và nước. Tuy chúng không phải chất dinh dưỡng nhưng cũng rất cần cho cơ thể. Câu 2: Quan sát hình ảnh ba bữa ăn, nhận xét về mức độ cung cấp các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn rồi đánh dấu vào bảng sau theo kí hiệu: ( +: vừa đủ; + +: thừa; −: thiếu). Bữa ăn cung cấp Bữa ăn số 1 Bữa ăn số 2 Bữa ăn số 3 Chất bột đường + + + Chất đạm − ++ + Chất béo + + + Vitamin + − + – 81–
  32. Chất khoáng + + + Nước + + + Chất xơ + − + Kết luận: bữa ăn có Không hợp lí vì thiếu Không hợp lí vì thiếu Bữa ăn cân đối vì có hợp lí không? Vì sao? chất đạm rau nên thiếu vitamin đủ các chất với tỉ lệ và chất xơ cân đối b. Ăn đúng bữa, đúng cách và hợp vệ sinh Câu 1: Phân chia số bữa ăn trong ngày hợp lí sẽ thuận lợi cho việc tiêu hoá thức ăn và cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp cơ thể có sức khoẻ tốt. Câu 2: Mỗi ngày cần ăn ba bữa chính: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Vì: Khi dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn được tiêu hoá hết trong 4 giờ. Vì vậy, các bữa ăn cách nhau khoảng 4 - 5 giờ là hợp lí. Câu 3: D. Câu 4: Quan sát bảng sau và nhận xét xem bạn nào biết cách bố trí thời gian bữa ăn trong ngày hợp lí nhất và giải thích sự lựa chọn của mình: Thời gian bữa ăn Bạn Lan Bạn Hoa Bạn Long Bữa sáng 6 giờ 30 phút 8 giờ 9 giờ Bữa trưa 11 giờ 30 phút 11 giờ 12 giờ Bữa tối 18 giờ 19 giờ 20 giờ Kết luận Hợp lí nhất Bữa sáng hơi muộn, gần với Bữa sáng muộn, gần bữa bữa trưa trưa. Bữa tối muộn. Câu 5: D Hoạt động vận dụng Câu hỏi tình huống: Ăn xúc xích trừ bữa không có lợi cho sức khoẻ vì: Bữa ăn không cân đối, không hợp lí. Nếu chỉ ăn xúc xích, bữa ăn chỉ có protein và chất béo, thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác như: – 82–
  33. chất bột đường, vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước. Ăn như vậy nhiều và lâu dài sẽ phát sinh các bệnh do dinh dưỡng. Bài 5. VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Hoạt động hình thành kiến thức 1. Tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm Câu 1. Vì sao cần đảm bảo VSATTP? − Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. − Thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập, phá huỷ. − Khi không bảo đảm vệ sinh, thực phẩm không những không giữ được giá trị dinh dưỡng vốn có, mà còn là nguồn gây bệnh, độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Câu 2. Ghép mỗi nội dung trong bảng sau với hình ảnh A, B, C, D cho phù hợp. Ghép: 1 - B ; 2 - D ; 3 - C ; 4 – A. 2. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Xếp tình huống theo nhóm nguyên nhân. Nhóm nguyên nhân Các tình huống A. Nhiễm vi sinh vật 2; 4; 6; 7; 8; 9; 10; 11. B. Nhiễm hoá chất độc hại 1; 3; 5; 6 C. Thực phẩm biến chất ôi hỏng 2; 7; 8; 9; 10. D. Thực phẩm có sẵn chất độc 12 3. Các biểu hiện khi ngộ độc thực phẩm Câu 1. Có hai dạng ngộ độc thực phẩm là: ngộ độc cấp tính và nhiễm độc tiềm ẩn. Câu 2. Phân biệt các dạng ngộ độc thực phẩm, điền thông tin vào bảng sau cho phù hợp: Ngộ độc cấp tính Nhiễm độc tiềm ẩn Thời gian Xảy ra ngay sau khi ăn (từ vài giờ Xảy ra từ từ, do sự nhiễm độc tích luỹ dần đến vài ngày). trong thời gian dài – 83–
  34. Biểu hiện Nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, Không có biểu hiện ngay nhưng diễn ra âm triệu khát nước, mạch nhanh, yếu, thầm, chậm chạp trong cơ thể. Hậu quả gây chứng/ hậu chóng mặt, nhức đầu, Nếu ra những bệnh nguy hiểm như vô sinh, quái quả nặng, không cấp cứu kịp thời có thai, ung thư và rối loạn nhiều chức năng của thể tử vong. cơ thể. 4. Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm Cho HS chơi trò chơi với những nội dung như trong sách HDH để HS ghi nhớ những việc cần phải làm để đảm bảo VSATTP, phòng tránh ngộ độc. Hoạt động luyện tập Em hãy xác định những việc “nên” hay “không nên” làm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Đánh dấu (×) vào cột tương ứng trong bảng sau: Đáp án: Nên: 2; 4; 8. Không nên: 1; 3; 5; 6; 7. Hoạt động vận dụng Câu 1. Rửa táo bằng nước sạch, ngâm nước muối trước khi ăn để đề phòng ngộ độc. Giải thích cho bé Hoa về tác hại của ngộ độc thực phẩm để lần sau em không ăn táo hay trái cây khi chưa được rửa sạch. Câu 2. Thức ăn ăn dở thường đã bị nhiễm khuẩn. Muốn thực phẩm không bị vi khuẩn phá huỷ, sau khi ăn xong, bạn Mai cần dồn phần thức ăn còn lại vào hộp hay chén/bát sạch đậy lại và cất vào tủ lạnh. Nhiệt độ trong tủ lạnh giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, trước khi ăn bữa sau cần đun lại cho sôi kĩ. Nếu không có tủ lạnh thì phần thức ăn còn dư cần được đun lại để diệt khuẩn trước khi bảo quản (trong nhiệt độ thường), chống ôi thiu để sử dụng ở bữa sau. Nếu thức ăn không đun lại, không để tủ lạnh, đến bữa chiều đã có mùi ôi thiu thì không được đun lại để tiếp tục ăn vì khi vi khuẩn hoạt động, không những phá huỷ chất dinh dưỡng của thức ăn mà còn sinh ra các chất độc có hại cho cơ thể. PHẦN III. THU CHI TRONG GIA ĐÌNH 1. MỤC TIÊU − Hiểu khái niệm thu nhập, chi tiêu, nguồn thu nhập, các khoản chi tiêu của gia đình. − Các biện pháp tăng thu nhập gia đình, các khoản chi tiêu trong gia đình. – 84–
  35. − Vận dụng các biện pháp tăng thu nhập gia đình trong đời sống, sinh hoạt. − Xác định được vai trò, nhiệm vụ của bản thân góp phần tăng thu nhập gia đình, tiết kiệm trong chi tiêu và làm các công việc vừa sức giúp đỡ gia đình. − Vận dụng hiểu biết về chi tiêu để xác định được việc cân đối thu, chi trong gia đình; quan tâm tới việc chi tiêu và tiết kiệm chi tiêu. − Có định hướng trong việc lập kế hoạch, lập được kế hoạch chi tiêu cho gia đình. − Vận dụng kiến thức được học và vốn sống thực tiễn để xác định được mục đích, trình tự lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình. − Có ý thức xây dựng kế hoạch chi tiêu cho gia đình. 2. NỘI DUNG CHÍNH − Khái niệm thu nhập, các nguồn thu nhập của gia đình, của các loại hộ gia đình; − Các biện pháp tăng thu nhập của gia đình; − Khái niệm chi tiêu và các khoản chi tiêu của gia đình và các loại hộ gia đình; − Các biện pháp cân đối thu, chi trong gia đình; tiết kiệm trong chi tiêu; − Khái niệm lập kế hoạch chi tiêu; mục đích, trình tự lập kế hoạch chi tiêu; lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình. 3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC Để tổ chức dạy học hiệu quả, GV cần chú ý một số điểm sau: - Nắm vững cấu trúc của bài dạy trong sách HDH; - Hiểu được nội dung của bài dạy và ý đồ của tác giả trong việc lựa chọn các kiến thức; - Định hướng cho HS các hoạt động để phát huy tính tích cực, chủ động khi học tập; - Tổ chức các hoạt động linh hoạt, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học, trường học và địa phương. GV không nên can thiệp sâu vào quá trình trao đổi thảo luận của HS khi xây dựng bài học. GV chỉ giúp đỡ các nhóm HS và cá nhân khi gặp khó khăn do kiến thức quá khó hoặc các em chưa được tiếp cận, chưa có hiểu biết thực tế. Cấu trúc của sách HDH có khác so với SGK Công nghệ 6 hiện hành, vì vậy GV cần chú ý hiểu được nội dung các hoạt động mới: – 85–
  36. - Hoạt động khởi động: là hoạt động để HS liên hệ với kiến thức đã được học trong môn Công nghệ và các môn học khác và kiến thức trải nghiệm trong thực tế cuộc sống để tiếp cận với nội dung bài học mới. Qua hoạt động này, GV nắm bắt được mức độ hiểu biết của HS để có điều chỉnh khi giảng dạy. - Hoạt động hình thành kiến thức: Là hoạt động hình thành kiến thức mới cho HS, đây là hoạt động trọng tâm trong năm hoạt động. Khi tổ chức hoạt động này GV cần chú ý một số điểm sau: o Thông tin là những kiến thức có liên quan đến nội dung học tập có thể là kênh chữ hoặc kênh hình, HS phải quan sát đối với các hình, đọc kĩ nội dung chữ để hiểu và vận dụng trả lời được các câu hỏi thảo luận. o Trong nội dung sách HDH có nhiều loại câu hỏi khác nhau, GV chủ động giúp các em tháo gỡ khó khăn khi thực hiện các câu hỏi. - Hoạt động luyện tập: Mục đích để HS vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết một số vấn đề nhằm củng cố kiến thức vừa học. - Hoạt động vận dụng: Mục đích để HS vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết một số vấn đề thực tế liên quan đến nội dung bài học. - Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Mục đích nhằm mở rộng những hiểu biết trên cơ sở những kiến thức được học trong bài học và những kiến thức đã trải nghiệm. 4. MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO - Bộ tài liệu Giáo dục kinh doanh trong nhà trường, các cơ sở đào tạo nghề và kĩ thuật, tài liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). - SGK Công nghệ 6, Tổng chủ biên Nguyễn Minh Đường, chủ biên Nguyễn Thị Hạnh, Tác giả Triệu Thị Chơi, Vũ Thuỳ Dương. - SGV Công nghệ 6, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. - Giáo trình kinh tế và quản trị doanh nghiệp, tác giả TS. Ngô Xuân Bình, TS. Hoàng Văn Hải, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2006. – 86–
  37. 5. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Bài 1. THU NHẬP CỦA GIA ĐÌNH Hoạt động hình thành kiến thức 1. Thu nhập của gia đình a) Thu nhập bằng tiền Dựa vào “Thông tin thu nhập gia đình” điền vào các ô trống các từ và cụm từ: tiền lương, tiền thưởng của Bố; tiền lãi xuất gửi tiết kiệm của gia đình; tiền làm thêm giờ của bố Hà, tiền học bổng của chị Hà, tiền bán các sản phẩm lao động như gà, vịt, cá do mẹ Hà chăn nuôi, trồng trọt b) Thu nhập bằng hiện vật Câu 1. Dựa vào “Thông tin thu nhập gia đình” điền vào các ô trống (hình 18) các hình vẽ hoặc bằng các từ và cụm từ về sản phẩm nông nghiệp như quả nhãn, quả vải, chuối hoặc trứng gà, vịt và các sản phẩm thêu, ren, tranh sơn mài, Chú ý: Tuỳ theo mỗi địa phương, vùng miền và điều kiện của mỗi từng gia đình HS có các em thể điền các thu nhập khác nhau. Câu 2. Đúng điền Đ, sai điền S. Sản phẩm nào là nguồn thu nhập bằng hiện vật của các gia đình? STT Tên sản phẩm Đúng/Sai 1 Hạt điều thu hoạch trên đồi của các gia đình ở Tây Nguyên. Đ 2 Các loại hoa quả trong các sạp kinh doanh ở các chợ. S 3 Gà nuôi của gia đình ở nông thôn. Đ 4 Tranh thêu của các gia đình làng nghề. Đ 5 Cà phê hạt ở trong quán cà phê. S 6 Các hải sản tự đánh bắt của các gia đình vùng biển. Đ 7 Quần áo ở cửa hàng các gia đình kinh doanh. S – 87–
  38. 2. Thu nhập của các loại hộ gia đình Khi hướng dẫn HS đọc thông tin, cần cho các em hiểu khái niệm Hộ gia đình được hiểu là các hộ gia đình có các thành viên trong gia đình làm các công việc khác nhau như: công chức, viên chức; gia đình tham gia lao động, sản xuất; gia đình kinh doanh, buôn bán. Tìm các từ/cụm từ để điền vào chỗ chấm ( ) trong các câu sau để được câu đúng. − Thu nhập của người làm việc ở cơ quan, xí nghiệp: Tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ. − Thu nhập của người sản xuất nông nghiệp: sản phẩm nông nghiệp (lúa gạo, hoa quả, ). − Thu nhập của người làm nghề đánh bắt cá: Tiền bán các loại thuỷ sản (cá, tôm ). − Thu nhập của người thợ cắt tóc: tiền công cắt tóc. − Thu nhập của người làm muối: Tiền bán muối. − Thu nhập của sinh viên: Tiền học bổng, tiền làm gia sư. − Thu nhập của người làm nghề thủ công mĩ nghệ: Tiền bán sản phẩm mĩ nghệ. − Thu nhập của người đã nghỉ hưu: Tiền lương hưu, tiền đi làm thêm. − Thu nhập của người trồng cây ăn quả, làm vườn: Tiền bán các loại rau, hoa quả. − Thu nhập của người sửa chữa đồ điện tử, xe máy, xe đạp: tiền công sửa chữa. − Thu nhập của người bán hàng: tiến lãi do bán các mặt hàng kinh doanh. − Thu nhập của thương binh và gia đình liệt sĩ: tiền trợ cấp, thu nhập từ các khoản thu khác của các thành viên trong gia đình. 3. Các biện pháp tăng thu nhập của gia đình a) Phát triển kinh tế gia đình bằng các làm thêm nghề phụ Câu 1. Thảo luận với bạn để điền tên Tỉnh/Thành phố tương ứng với Tên nghề phụ trong bảng sau: Với bài tập này, tuỳ theo mức độ hiểu biết của các em không yêu cầu điền tất cả các ô trong bảng. Tên nghề phụ Tỉnh/Thành phố 1) Nghề làm bánh đa canh Thái Bình, Hưng Yên, – 88–
  39. 2) Nghề dệt chiếu cói Thái Bình, Thanh Hoá 3) Nghề đúc đồng Nam Định, Hà Nội 4) Nghề dệt lụa tơ tằm Hà Đông (Hà Nội) 5) Nghề làm nón bài thơ Hà Nội, Thừa Thiên Huế 6) Nghề làm bánh đậu xanh Hải Dương 7) Nghề làm mứt hoa quả Đà Lạt (Lâm Đồng) 8) Nghề sản xuất rượu vang Đà Lạt, Ninh Thuận 9) Nghề sản xuất vải thổ cẩm Lào Cai, Điện Biên, Sơn La Câu 2. Thảo luận để điền vào chỗ chấm ( ) những từ/cụm từ cho thích hợp. - Người lao động tăng thu nhập bằng cách làm thêm giờ. - Người đã nghỉ hưu có thể làm thêm nghề phụ để tăng thu nhập. - Sinh viên có thể làm gia sư để tăng thu nhập. - HS lớp 6 có thể làm nghề phụ phù hợp, phụ giúp gia đình để góp phần tăng thu nhập cho gia đình. - Người làm vườn có thể áp dụng biện pháp khoa học kĩ thuật tiên tiến để tăng thu nhập. b) Những việc học sinh có thể làm để góp phần tăng thu nhập gia đình Khi dạy học nội dung này, cần hiểu những việc HS có thể làm là công việc trực tiếp như phụ giúp nghề phụ của gia đình, làm sản phẩm thủ công mĩ nghệ, , gián tiếp như làm vườn, trồng rau, dọn nhà cửa, chăm chỉ học tập (tham khảo thêm SGK Công nghệ 6, trang 127). Điền tên các hình tương ứng với Hành động mà HS có thể tham gia để tăng thu nhập gia đình và đánh dấu (×) Nên hoặc Không nên cho thích hợp. Hành động Hình ảnhNên Không nên Thức ăn không hợp khẩu vị nên đổ đi G × Học tập chăm chỉ A × Đam mê chơi điện tử F × Thấy đồ chơi đẹp xin tiền mẹ mua ngay B × – 89–
  40. Ngủ sớm, dậy muộn, lười học bài D × Chăm sóc ao cá giúp bố mẹ C × Chăm sóc vườn rau giúp bố mẹ H × Dọn nhà cửa sạch sẽ E × Hoạt động luyện tập Em hãy liên hệ, tìm hiểu, điền vào bảng năm việc làm trong gia đình và ba việc làm của các gia đình khác ở xung quanh để tăng thu nhập cho gia đình. Đây là bài tập cần vận dụng kiến thức được học và liên hệ với thực tiễn ở gia đình HS và nơi ở, tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể các em có thể điền như sau: Việc làm của gia đình em Việc làm của gia đình khác - Bố làm thêm giờ - Làm nghề phụ - Mẹ chăn nuôi lợn, gà, trồng rau sạch - Mở cửa hàng kinh doanh - Gửi tiết kiệm - Sửa chữa đồ điện - Học bổng của chị - Em phụ giúp mẹ trồng rau sạch Hoạt động vận dụng Em hãy tìm hiểu về các thu nhập, mức độ thu nhập của gia đình và điền vào bảng: 1. Tìm hiểu các thu nhập bằng tiền (nếu có) và bằng sản phẩm (nếu có) quy đổi ra tiền của các thành viên trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị). Là bài tập vận dụng, vì vậy GV hướng dẫn HS về gia đình hỏi về các thu nhập của các thành viên trong gia đình và điền vào bảng. Cộng thu nhập để có tổng thu nhập của gia đình. Chú ý: Ngoài tiền lương, tiền thưởng và tiền lãi xuất tiết kiệm các thu nhập khác điền vào cột “Tiền thu nhập từ công việc khác”. 2. Em hãy tìm hiểu những việc làm của các thành viên trong gia đình để tăng thu nhập. Là bài tập vận dụng, vì vậy GV hướng dẫn HS về gia đình tìm hiểu qua việc hỏi các thành viên trong gia đình để biết các công việc làm thêm để điền vào bảng. Ví dụ: Bố – 90–
  41. làm thêm giờ, làm nghề phụ lúc rỗi, trồng cây cảnh để bán; Mẹ làm thêm nghề phụ như thêu, làm đậu phụ, làm bánh, Bài 2. CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH Hoạt động hình thành kiến thức 1. Chi tiêu trong gia đình Hãy đánh dấu (×) vào cột “Chính đáng” hoặc “Không chính đáng” tương ứng với mỗi mục chi tiêu cho các nhu cầu của con người trong bảng dưới đây. Chi tiêu cho các nhu cầu Chính đáng Không chính đáng 1 Ăn (ăn sáng, trưa, tối, ) × 2 Chơi điện tử × 3 Thuốc lá để hút × 4 Vật dụng phục vụ cho việc sinh hoạt, học tập, làm việc, × 5 Ma tuý để tiêm chích × 6 Nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí × 7 Rượu, bia để uống × 8 Mặc (các loại trang phục) × 3. Chi tiêu của các loại hộ gia đình ở Việt Nam Hãy đánh dấu (×) vào các cột ở bảng sau đây cho thích hợp và rút ra kết luận về sự khác nhau giữa chi tiêu chủ yếu của các loại hộ gia đình. Trong bảng này “Hộ gia đình” được hiểu là các các hộ gia đình sống ở miền núi, nông thôn và thành phố, “Đi lại” hiểu là phương tiện phục vụ việc đi lại (xe đạp, xe máy, nhiên liệu ). Căn cứ vào nội dung trong thông tin để đánh dấu vào các ô trống, cụ thể: Miền núi Nông thôn Thành phố Hộ gia đình Mua hoặc Mua hoặc Mua hoặc Nhu cầu Tự cấp Tự cấp Tự cấp trao đổi trao đổi trao đổi 1) Ăn uống × × × × × × 2) May mặc × × × × × × – 91–
  42. 3) Đi lại × × × 4) Ở (nhà, điện, × × × × × 5) Bảo vệ sức khoẻ × × × 6) Học tập × × × 7) Nghỉ ngơi, giải trí × × × × × × Hoạt động luyện tập Xác định các chi tiêu cho như cầu vật chất của các thành viên trong gia đình (ăn, mặc, ở, điện nước, phương tiện đi lại, ; nhu cầu tinh thần (du lịch, giải trí, luyện tập thể dục thể thao, học tập ). Ghi vào ô trống trong bảng đồng thời các biện pháp tiết kiệm các khoản chi tiêu, ví dụ: xây dựng kế hoạch giải trí phù hợp với điều kiện thu nhập của gia đình, hạn chế mua sắm các đồ dùng chưa cần thiết, Tuỳ theo địa bàn GV hướng dẫn HS tập trung làm các bài tập 1 hoặc bài tập 2 hoặc bài tập 3. Hoạt động vận dụng Các khoản chi tiêu trong gia đình và mức độ chi tiêu ở gia đình em trong một tháng. Xác định các khoản chi tiêu theo các mục chi của các thành viên, điền vào chỗ chấm ( ), cộng tổng số tiền đã chi tiêu và so sánh với thu nhập của gia đình để đánh giá đã cân đối chưa. Bài 3. LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊU Hoạt động hình thành kiến thức 1. Lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình Bài tập tình huống: Các khoản chi tiêu Cố định hoặc biến động Khoản tiết kiệm (giải thích) Hai cái áo giống nhau Biến động, mua các vật Không mua 2 cái giống nhau, mua 1 cho con gái của cô dụng. cái để tiết kiệm chi tiêu. Thức ăn Cố định, bảo đảm cho nhu Mua đủ để phục vụ nhu cầu ăn, không cầu ăn để duy trì sự sống. mua nhiều thứ, số lượng nhiều để tiết kiệm chi tiêu. – 92–
  43. Hai đôi giày giống nhau Biến động, mua trang bị Không mua 2 đôi giống nhau, mua 1 cho con trai của cô phục vụ cho cuộc sống. đôi để tiết kiệm chi tiêu. Rau, củ, quả Cố định, đảm bảo nhu cầu Mua đủ phục vụ cho nhu cầu ăn của về vật chất, đủ chất cho gia đình, không mua nhiều để tiết thành viên trong gia đình. kiệm tiền hoặc có thể tự trồng. Mua thêm máy ảnh mới Biến động, không phải Không mua máy ảnh mới nếu máy cũ khoản chi tiêu thường còn dùng được. xuyên, phát sinh do nhu cầu sinh hoạt. Hoa quả Cố định, phục vụ cho nhu Mua các loại hoa quả phù hợp nhu cầu vật chất cho sinh hoạt cầu của cơ thể, không mua nhiều, trong gia đình. dùng không hết, lãng phí; mua sản phẩm trong nước cùng loại. 2. Lợi ích của việc lập kế hoạch chi tiêu Dưới đây là những nội dung về lợi ích của việc lập kế hoạch chi tiêu. Hãy đánh dấu (×) vào ô Đúng hoặc Sai tương ứng. Lợi ích của việc lập kế hoạch chi tiêu Đúng Sai 1) Cân đối được các khoản thu, chi của bản thân và gia đình. × 2) Chủ động trong các khoản vay nợ ngoài kế hoạch. × 3) Đảm bảo cho việc chi tiêu có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. × 4) Làm chủ được tài chính của bản thân và gia đình. × 5) Không có tiền tiết kiệm. × 6) Ngăn chặn được việc chi tiêu ngoài kế hoạch. × 7) Thiếu tiền sinh hoạt hằng ngày. × 8) Đi vay khi có việc phát sinh như: ốm phải đi viện, đi xa, sửa nhà, × 9) Tạo khả năng chi tiêu hợp lí cho bản thân và gia đình. × – 93–
  44. Hoạt động luyện tập - Đây là bài tập luyện tập, GV hướng dẫn HS thực hiện các bài tập sao cho phù hợp với điều kiện vùng, miền và sống ở gia đình các em và thực hiện theo các bước: o Xác định được tổng thu nhập của gia đình trong 1 tháng; o Xác định tổng các khoản chi tiêu cho các nhu cầu của các thành viên trong gia đình; o So sánh chi tiêu với thu nhập để xác định khoản tiền tích luỹ. - GV hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc GV đánh giá căn cứ vào: o Mức độ hợp lí trong thu nhập của bản kế hoạch với thực tế vùng, miền và gia đình; o Mức độ hợp lí trong chi tiêu của bản kế hoạch với thực tế vùng, miền và gia đình; MÔ ĐUN I. TRANG TRÍ NHÀ Ở 1. MỤC TIÊU − Trình bày được vai trò của một số đồ vật trong trang trí nhà ở, một số điểm cần lưu ý khi trang trí đồ vật trong nhà ở. Trình bày được ý nghĩa của hoa và cây cảnh trong trang trí nhà ở. − Nhận biết được các đồ vật sử dụng và trang trí trong nhà ở; lựa chọn được một số đồ vật thông thường để trang trí nhà ở của gia đình và nơi học tập ở nhà của bản thân. Nhận biết được một số loài hoa, cây cảnh thường có ở khu vực đang sinh sống. − Trình bày được dụng cụ, vật liệu cắm hoa; một số nguyên tắc cắm hoa cơ bản và quy trình cắm hoa trang trí. − Trình bày được một số yếu tố thiết kế ngôi nhà có ảnh hưởng tới năng lượng và môi trường. − Đề xuất được phương án sử dụng hoa và cây cảnh để trang trí nhà ở của gia đình mình. − Cắm được bình hoa ở một số dạng cơ bản, phù hợp với góc học tập và một số vị trí trong nhà. − Biết cách bố trí các khu vực trong nhà ở một cách hợp lí; cách sắp xếp, bố trí góc học tập đảm bảo tính khoa học và tính thẩm mĩ. − Đề xuất được phương án bố trí các khu vực hợp lí, có tính thẩm mĩ; thiết kế sơ bộ nhà ở của mình tuỳ theo địa phương nơi em ở. Đề xuất được phương án sắp xếp, bố trí đồ đạc nơi học tập của bản thân ở nhà gọn gàng, ngăn nắp, khoa học và thẩm mĩ. − Đề xuất được phương án thiết kế ngôi nhà, bố trí các khu vực phù hợp về hướng gió, ánh sáng, ánh nắng mặt trời; đảm bảo mát mẻ, ấm áp, sáng sủa và thân thiện với môi trường. – 94–
  45. 2. NỘI DUNG CHÍNH Mô đun trang trí nhà ở được cấu trúc thành 6 bài học với những nội dung chính sau: Bài 1: Trang trí nhà ở bằng đồ vật (2 tiết) − Phân loại các đồ vật thường được sử dụng trong gia đình. − Trang trí nhà ở bằng đồ vật. − Một số điều lưu ý khi trang trí nhà ở bằng đồ vật. Bài 2: Trang trí nhà ở bằng hoa và cây cảnh (2 tiết) − Ý nghĩa của hoa và cây cảnh trong trang trí nhà ở. − Một số loại cây cảnh thường dùng trong trang trí nhà ở. − Một số loại hoa thường dùng trong trang trí nhà ở. Bài 3: Cắm hoa trang trí (4 tiết) − Dụng cụ và vật liệu cắm hoa trang trí. − Nguyên tắc cắm hoa cơ bản. − Quy trình cắm hoa. − Thực hành cắm hoa. Bài 4: Ngôi nhà của em (2 tiết) − Sự bố trí các khu vực trong nhà ở một cách hợp lí. − Bố trí các khu vực hợp lí, có tính thẩm mĩ, phù hợp với địa phương. Bài 5: Góc học tập của em (2 tiết) − Vị trí đặt góc học tập. − Thiết kế góc học tập. Bài 6: Ngôi nhà thông minh (4 tiết) − Một số yếu tố khi thiết kế ngôi nhà thông minh. − Thiết kế ngôi nhà thông minh. 3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC Để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy các bài học của mô đun này, GV cần chú trọng thực hiện thêm một số công việc như: xác định hoặc biên soạn nội dung chính của bài học mà HS cần – 95–
  46. đạt được; nghiên cứu các bài tập, tìm hiểu phong tục, tập quán địa phương để xác định cách giải và đáp án các bài tập được trình bày trong các hoạt động của bài học. Trong giờ lên lớp, khi kết thúc bài học, GV cũng cần chỉ cho HS nội dung chính trình bày trong tài liệu hoặc cho HS ghi những nội dung chính mà mình đã biên soạn khi chuẩn bị. 4. MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO Để dạy học các bài học về nhà ở, GV nên tham khảo SGK và SGV Công nghệ 6 hiện hành; tham khảo các sách báo, tài liệu về nhà ở nông thôn, trang trí nhà ở, trang website về không gian xanh, chương trình dạy cắm hoa trên truyền hình, Ngoài ra, GV nên tham quan, tìm hiểu thêm phong tục, tập quán, quan niệm, kể cả tìm hiểu về phong thuỷ về nhà ở tại địa phương. 5. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Bài 1. TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG ĐỒ VẬT Hoạt động khởi động GV gợi ý để HS tự do trả lời các câu hỏi. Kết quả HS báo cáo có thể đúng hoặc sai, thừa hoặc thiếu. GV có thể chỉ nhận xét, đánh giá sơ bộ, khái quát rồi hướng HS vào Hoạt động hình thành kiến thức. Sau khi kết thúc Hoạt động hình thành kiến thức hoặc sang Hoạt động luyện tập, GV mới đề nghị HS rà soát lại kết quả ban đầu của mình. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Những đồ vật thường được sử dụng và trang trí trong nhà ở Quan sát ảnh của các đồ vật trong hình 22 và chia các đồ vật đó thành ba nhóm theo mục đích sử dụng. Gợi ý. Trước hết, GV đề nghị HS liệt kê tên gọi các đồ vật có trong các ảnh trên hình 22. Ví dụ như: bàn, ghế, lọ hoa, giường, giá sách, tủ tường, rèm, gương, đồng hồ treo tường, đèn bàn, tranh, tượng gỗ, sáo gió, nồi cơm điện, chảo, tủ lạnh, bàn là, ấm đun nước, bếp điện. Sau đó mới xếp những đồ vật này vào các nhóm. Có đồ vật sẽ chỉ được xếp ở một nhóm như chảo chỉ được xếp vào nhóm 1, tranh chỉ được xếp vào nhóm 2; nhưng có đồ vật có thể được xếp vào cả hai nhóm như đồng hồ treo tường sẽ được xếp vào nhóm 1 và nhóm 3. 2. Trang trí một số khu vực trong nhà ở Câu 1. Những đồ vật nào trong các ảnh ở hình 23 dùng để trang trí? Gợi ý. GV đề nghị HS liệt kê đồ vật trước rồi mới xác định các đồ vật dùng để trang trí. – 96–
  47. Câu 2. Chọn các từ sau điền vào chỗ chấm ( ) cho phù hợp: tranh, ảnh, gương, rèm cửa, mành. Gợi ý đáp án: GV lưu ý đáp án này có thể vẫn gây tranh luận tuỳ theo quan niệm. Chẳng hạn có thể coi rèm cửa cũng là loại đồ vật dùng để trang trí, treo trên tường nhà. (1)- tranh, ảnh; (2)- tranh, ảnh, gương, rèm cửa, mành; (3)- gương; (4)- gương; (5)- rèm cửa, mành; (6)- rèm cửa, mành; (7)- gương, rèm cửa, mành; (8)- ảnh; Câu 3. Sắp xếp các đồ vật trên theo ba nhóm: đồ vật để sử dụng phục vụ sinh hoạt, đồ vật dùng để trang trí, đồ vật vừa dùng để sử dụng vừa dùng để trang trí. Gợi ý. GV lưu ý ảnh lãnh tụ và ảnh danh nhân không xếp vào ba nhóm này. Câu 4. Bổ sung thêm các đồ vật thường dùng trong gia đình mình mà chưa được nêu ở trên. Gợi ý. Câu hỏi này thuộc loại câu mở, GV gợi ý HS tìm những đồ vật có trong gia đình mình nhưng không được nêu ở đây. Hoạt động luyện tập Câu 1. B. Câu 2. B. Lưu ý đáp án này cũng có thể gây tranh luận. Bởi đáp án D có thể cũng hợp lí nếu phòng hẹp. Câu 3. C. Câu 4. D. Câu 5. Khi trang trí đồ vật trong nhà ở, cần lưu ý những gì? Hãy ghép mỗi mục trong cột A với một mục trong cột B trong bảng sau thành từng cặp để có câu trả lời phù hợp. Gợi ý đáp án: 1) - b; 2) - c; 3) - e; 4) - d; 5) - a. Lưu ý đáp án có thể gây tranh luận giữa hai đồ vật là rèm, mành và đồ vật làm bằng gỗ. – 97–
  48. Hoạt động vận dụng Một số điểm cần lưu ý khi trang trí đồ vật trong nhà ở. Gợi ý. GV lưu ý HS khi sử dụng đồ vật để trang trí cần đảm bảo tính hợp lí, tính thẩm mĩ, sự an toàn và phù hợp với đặc điểm của khu vực trong nhà ở. Bài 2. TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG HOA VÀ CÂY CẢNH Hoạt động hình thành kiến thức 1. Ý nghĩa của hoa và cây cảnh trong trang trí nhà ở Hoạt động này có thể cho HS đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi như trong sách HDH; có thể chơi trò chơi đóng vai hoặc tiểu phẩm có chuẩn bị trước với một nhóm HS theo nội dung câu chuyện. a) HS trả lời được các ý sau: - Trang trí hoa và cây cảnh làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng hay ngôi nhà. - Làm cho con người cảm thấy gần gũi với thiên nhiên, đem lại niềm vui, thư giãn cho con người sau những giờ lao động, học tập mệt mỏi. - Làm trong lành không khí - Ngoài ra, nghề trồng hoa và cây cảnh còn góp phần tăng thu nhập cho gia đình. b) HS trả lời và giải thích tuỳ theo suy nghĩ và điều kiện thực tế của các em. 2. Một số loại cây cảnh thường dùng trong trang trí nhà ở a) Đọc nội dung và trả lời câu hỏi: - HS có thể kể tên các loại cây cảnh có trong nội dung bài đọc hoặc có thể kể thêm những cây cảnh thực tế có ở địa phương. - Để vừa làm đẹp cho ngôi nhà, vừa đảm bảo cho cây xanh tốt cần lưu ý vị trí đặt của cây sao cho phù hợp và có đủ ánh sáng tự nhiên, chú ý chăm sóc cây, thỉnh thoảng nên đưa cây ra ngoài trời. - Không nên trồng quá nhiều cây trong phòng ở vì khi cây hô hấp sẽ hút oxi và thải ra nhiều khí cacbonic, nhất là vào ban đêm không tốt cho sức khoẻ con người. – 98–
  49. b) Điền tên hình ảnh và tên cây vào bảng Loại cây cảnh Tên hình và Tên cây cảnh Cây có hoa B. Cây lộc vừng; D. Cây ti-gôn; F. Cây mai Cây thường chỉ có lá A. Cây cọ cảnh; C. Cây vạn niên thanh; E. Cây tùng Cây leo, cho bóng mát C. Cây vạn niên thanh; D. Cây ti-gôn Cây thế E. Cây tùng 3. Một số loại hoa thường dùng trong trang trí nhà ở b) Điền thông tin để hoàn thành nội dung trong bảng Các loại hoa Hoa tươi Hoa khô Hoa giả Ưu điểm Đẹp, đa dạng, phong Đẹp, giữ được lâu Đẹp, đa dạng, phong phú, bền, có phú thể làm sạch khi bị bẩn Nhược điểm Không giữ được lâu Giá thành cao Không có mùi thơm như hoa thật c) HS lựa chọn theo sở thích của các em, và giải thích hợp lí cách chọn của mình. GV có thể chuẩn bị trước các hình ảnh khác để thay thế hoặc cho HS chuẩn bị trước ở nhà một số hình ảnh các em sẽ chọn. Hoạt động luyện tập 1. Hãy đánh dấu vào cột Đúng/Sai tương ứng với nội dung các câu trong bảng sau: Nội dung Đúng Sai 1. Cây có hình dáng thanh, cao phù hợp với chậu thấp, miệng rộng. × 2. Cây có hình dáng thanh, cao phù hợp với chậu có dáng cao, miệng rộng vừa phải. × 3. Cây có thân thấp và tán rộng phù hợp với chậu có dáng cao, miệng nhỏ. × 4. Cây có thân thấp và tán rộng phù hợp với chậu có dáng thấp, miệng rộng. × 2. Khoanh vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: a) (D) b) (D) – 99–
  50. 3. Thảo luận, lựa chọn các loại hoa hoặc cây cảnh cho các vị trí khác nhau của ngôi nhà: Nên để HS chọn theo thực tế và giải thích hợp lí. 4. Nối mỗi cụm từ ở cột A với một mô tả ở cột B để được câu đúng: 1 – b; 2 – a; 3 – c. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng GV giao nhiệm vụ và tạo cơ hội cho HS báo cáo kết quả vận dụng, tìm tòi mở rộng của mình và động viên, khuyến khích những HS thực hiện tốt. Việc này có thể thực hiện trước khi bắt đầu buổi học tiếp theo hoặc cho HS trưng bày những sản phẩm của mình ở góc học tập của lớp, dưới dạng tranh vẽ, ảnh chụp, hoặc viết thành một đoạn văn ngắn để chia sẻ trong góc học tập của lớp. Mỗi em có thể chọn một nhiệm vụ khác nhau theo gợi ý trong sách HDH hoặc có thể chọn một hoạt động khác phù hợp với bản thân và gia đình. Với những HS không có sản phẩm, GV có thể giao cho các em đọc và viết nhận xét một sản phẩm bất kì mà em thích của các bạn khác trong lớp. Bài này GV có thể tổ chức dạy học theo hai cách: Cách 1: Tổ chức thực hiện các hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập trên lớp, sau đó chuyển giao nhiệm vụ của hoạt động vận dụng và hoạt động tìm tòi, mở rộng ở gia đình, cộng đồng để HS thực hiện các nội dung, câu hỏi, nhiệm vụ đã trình bày trong sách HDH. Cách 2: Tiết 1 tổ chức thực hiện hoạt động khởi động và hoạt động hình thành kiến thức ở trên lớp, sau đó hướng dẫn HS thực hiện dự án theo PPDH dự án để HS thực hiện ở gia đình, cộng đồng. Tiết 2, HS báo cáo và đánh giá kết quả sản phẩm dự án. GV có thể chia nội dung kiến thức thành các tiểu chủ đề về hoa và cây cảnh để giao cho các nhóm, mỗi nhóm thực hiện một tiểu chủ đề. GV có thể đọc tham khảo ở các bài hướng dẫn cách 1 và cách 2 đã có trong tài liệu HDGV Công nghệ 6. Bài 3. CẮM HOA TRANG TRÍ Hoạt động hình thành kiến thức 1. Dụng cụ và vật liệu cắm hoa trang trí b) Để cắm một bình hoa đẹp, có thể sử dụng những nguyên liệu và dụng cụ cắm hoa nào? Hãy điền vào bảng sau: – 100–
  51. Dụng cụ và nguyên liệu cắm hoa Kể tên một số loại 1. Bình cắm hoa Bát thuỷ tinh, chậu, giỏ, li, cốc, vỏ chai, vỏ lon nước ngọt, 2. Dụng cụ để cắt Dao, kéo, 3. Dụng cụ giữ hoa Mút xốp, bàn chông, 4. Dụng cụ phụ trợ Dây kẽm, băng dính, HS có thể kể thêm những loại có sẵn tại địa phương. c) Quan sát và chọn tên cành lá thích hợp điền vào chỗ chấm ( ) phía dưới mỗi hình cho phù hợp. A. Cành lá thông B. Lá lưỡi hổ C. Cành tre D. Vạn tuế E. Lá dương xỉ F. Cành thuỷ trúc 2. Nguyên tắc cắm hoa cơ bản b) Quan sát các hình ảnh dưới đây kết hợp với thông tin vừa đọc để thực hiện các nhiệm vụ sau: Ý 1: GV có thể chuẩn bị trước các hình ảnh khác với hình ảnh trong sách HDH. Nhìn chung các hình ảnh trong tài liệu đều đảm bảo các yếu tố phù hợp về hình dáng, màu sắc, kích thước. Tuy nhiên mỗi hình ảnh sự phù hợp theo một tiêu chí khác nhau, GV nên hướng dẫn HS cách phân tích sự phù hợp theo các tiêu chí khác nhau này. Ví dụ hình A: kích thước cành hoa phù hợp với chiều cao của bình, màu sắc của hoa hồng đỏ trên nền trắng của bình cắm tạo sự nổi bật của bình hoa. Hoặc ở hình C màu cam của hoa rất hài hoà với màu gỗ của bình cắm Ý 2: Nhận xét vị trí các bông hoa phụ thuộc vào độ nở của hoa như thế nào: Hoa nụ thường cắm cao hơn hoa nở. Ý 3: HS trả lời và giải thích theo sự lựa chọn của mình Ý 4: Nối mỗi mục ở cột A với một mục ở cột B để được câu đúng: 1 – b; 2 – c; 3 – a. – 101–
  52. 3. Tìm hiểu quy trình cắm hoa b) Hãy nối mỗi bước ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B sao cho đúng với quy trình cắm hoa: Bước 1: Lựa chọn hoa, lá, bình cắm hoa, dạng cắm hoa. Bước 2: Cắt cành và cắm các cành chính, cắt các cành phụ có độ dài khác nhau, cắm cành, lá phụ. Bước 3: Đặt bình hoa vào vị trí cần trang trí. c) Trong quy trình cắm hoa, theo em, bước nào là quan trọng nhất? Vì sao? Cả ba bước. 4. Các dạng cắm hoa cơ bản b) Quan sát và sắp xếp những hình ảnh sao cho phù hợp với các dạng cắm hoa trong bảng phía dưới. 1. A, F (C và D là dạng vận dụng của dạng thẳng đứng) 2. B 3. E Hoạt động luyện tập, vận dụng và tìm tòi mở rộng Đối với bài học này GV có thể tiến hành theo nhiều cách: Cách 1: như trong sách HDH. Cách 2: dạy học theo dự án. Cách 3: liên hệ để tổ chức cho HS học và thực hành tại một cơ sở dạy cắm hoa hoặc tại một cửa hàng bán hoa (nếu có). Bài 4. NGÔI NHÀ CỦA EM Hoạt động khởi động Em hãy cho biết nhà của em thuộc loại nào trong số các loại nhà sau đây? Gợi ý. GV lưu ý có thể có tranh luận khi HS không biết nhà ở của mình thuộc vào kiểu nhà nào trong số các loại kể trên. Ví dụ nhà sàn lợp ngói, nhà xây cao tầng lợp ngói, nhà chung cư có phải là nhà khu tập thể hay không, GV lưu ý khéo léo chuyển những vướng mắc, khó khăn, sai sót của HS khi trả lời các câu trên để tạo tâm thế cho các em tích cực nghiên cứu trong Hoạt động hình thành kiến thức sau đó. – 102–
  53. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Bố trí khu vực trong nhà ở Quan sát ảnh một số mặt bằng của nhà ở trong hình 28 và làm bài tập sau: a) Từ hình vẽ mặt bằng của nhà ở, em có thể nêu tên kiểu nhà ở đó. Gợi ý. Theo bản vẽ mặt bằng, có thể phán đoán: - Hình A là mặt bằng nhà sàn, vì bếp đặt khu trung tâm và có vẽ cầu thang ngắn. - Hình B là mặt bằng nhà mái bằng, nhà ngói hoặc nhà sàn. - Hình C là mặt bằng nhà ngói, nhà mái bằng hoặc nhà tranh vì kiểu nhà một tầng, có khu chăn nuôi riêng, có chia hai khu là nhà chính và nhà ngang (bếp), có sân chung của nhà chính và bếp. - Hình D là mặt bằng nhà cao tầng vì mới chỉ vẽ phòng ngủ 1, có vẽ cầu thang. b) Liệt kê tên các khu vực trong mỗi nhà. Gợi ý. Nhìn chung, các khu vực đã được viết cụ thể. Tuy nhiên, vẫn có một số khu vực của hình A và B chưa được viết rõ như sàn ngoài trời ở hình A hoặc hành lang ở hình B. GV nên phân tích gợi ý cho HS tự xác định. c) Chỉ ra những điểm hợp lí và không hợp lí trong từng cách bố trí nhà đó. Gợi ý. Các mặt bằng trên hình 28 thuộc loại khá điển hình, vì vậy sự hợp lí hay không hợp lí có thể còn do quan niệm, sở thích và điều kiện sinh sống của gia đình khác nhau. 2. Bố trí hợp lí một số khu vực trong nhà ở Trên cơ sở những gì em biết được trong thực tế từ những nhà ở của gia đình em, của bạn bè, họ hàng, khu vực em ở, em hãy cho biết những điểm hợp lí và chưa hợp lí của việc bố trí các khu vực trong nhà ở bằng cách đánh dấu (×) vào các ô tương ứng trong bảng dưới đây. Gợi ý. Lưu ý đây chỉ hỏi về sự hợp lí hay chưa hợp lí chứ không phải là đúng hay sai. Vì thế có thể có phương án gây tranh luận thì tuỳ tình hình cụ thể mà GV có sự lí giải phù hợp. Bố trí các khu vực Hợp lí Chưa hợp lí Nơi thờ cúng và nơi tiếp khách trong cùng một phòng. × Nơi nấu ăn và nơi ăn uống trong cùng một phòng. × – 103–
  54. Nơi tắm giặt và nơi vệ sinh trong cùng một phòng. × Nơi học tập và nơi tiếp khách trong cùng một phòng. × Nơi học tập và nơi ngủ, nghỉ trong cùng một phòng. × Nơi tiếp khách và nơi sinh hoạt chung trong cùng một phòng. × Nơi tiếp khách và nơi ăn uống trong cùng một phòng. × Nơi chăn nuôi cạnh nơi làm kho. × Bố trí chuồng lợn, gà, trâu, bò, dưới sàn nhà. × Bố trí chuồng lợn, gà, trâu, bò, cuối hướng gió. × Bài 5. GÓC HỌC TẬP CỦA EM Hoạt động khởi động Lựa chọn và xếp các đồ vật được liệt kê dưới đây vào bảng theo từng cột: đồ dùng của góc học tập, dụng cụ học tập và đồ vật trang trí góc học tập. Gợi ý đáp án: Đồ dùng của góc học tập Dụng cụ học tập Đồ vật trang trí bàn, ghế, bản đồ, bảng ghi công thức đáng nhớ, cặp bút, tẩy, compa, êke, búp bê, gương, lọ sách, đèn bàn, đồng hồ, giá sách, hộp bút, sọt đựng máy tính, thước kẻ. hoa, tranh ảnh. giấy loại, gọt bút chì. Có thể HS liệt kê lẫn lộn giữa đồ dùng trong góc học tập và dụng cụ học tập. Điều đó không quan trọng, GV có thể lấy đó làm cơ sở để tạo tâm thế cho các em bước vào Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đồ dùng của góc học tập và dụng cụ học tập a) Hãy liệt kê các đồ dùng góc học tập và dụng cụ học tập có trong mỗi ảnh. Gợi ý. GV gợi ý HS quan sát thật kĩ các ảnh để liệt kê. Lưu ý HS những đồ vật thuộc loại để trang trí thì không kê vào. – 104–
  55. b) So sánh và nhận xét về cách sắp xếp đồ dùng, dụng cụ học tập trong các ảnh. Gợi ý. GV gợi ý HS nhận xét và có thể đề xuất việc bố trí, sắp xếp lại nếu thấy cần thiết. 2. Bố trí góc học tập a) Mô tả vị trí góc học tập của em tại nhà. Gợi ý. Câu trả lời tuỳ thuộc vào sự mô tả của HS. GV có thể gợi ý một số điểm chính cần mô tả như vị trí, sự thoáng mát, yên tĩnh, sự đủ ánh sáng, d) So với những nội dung chỉ dẫn nêu trên, em thấy sự sắp xếp, bố trí góc học tập của mình còn có những hạn chế gì? Gợi ý. Câu trả lời tuỳ thuộc vào sự mô tả của HS. GV có thể gợi ý một số tiêu chí như vị trí, sự thoáng mát, yên tĩnh, sự đủ ánh sáng, Hoạt động luyện tập Câu 1: A. Câu 2: B. Câu 3: A. Lưu ý đáp án này có thể vẫn gây tranh luận vì các phương án còn lại không sai. Bài 6. NGÔI NHÀ THÔNG MINH Hoạt động hình thành kiến thức 1. Đặc điểm của ngôi nhà thông minh b) Những dấu hiệu về ngôi nhà thông minh: bộ điều khiển trung tâm cho nhiều thiết bị trong ngôi nhà, hệ thống kiểm soát cửa ra vào, các thiết bị bảo vệ, các thiết bị trợ giúp con người di chuyển, c) Những thứ gì chưa có trong đặc điểm của ngôi nhà thông minh: chưa thể hiện tối đa tận dụng năng lượng mặt trời và gió tự nhiên. 2. Các yếu tố kĩ thuật trong ngôi nhà thông minh Hệ thống các tiêu đề theo thứ tự dưới đây: 1. Trực quan với màn hình cảm ứng 3D; 2. Kết nối không giới hạn; 3. Hệ thống ánh sáng thông minh; 4. Hệ thống kiểm soát môi trường; 5. An toàn với hệ thống an ninh; – 105–
  56. 6. Hệ thống giải trí đa phương tiện; 7. Kịch bản ngữ cảnh thông minh. Hoạt động luyện tập Đánh dấu (×) vào đặc điểm tương ứng cho từng chức năng. Đặc điểm Chức năng 1 2 3 4 5 Ở một vài nơi, ánh sáng tự bật lên khi trời tối, tắt đi khi trời sáng × Có tấm pin mặt trời ở mái nhà × Cửa sổ thiết kế rộng, có gió lùa vào phòng trong nhà × Khi nằm vào giường ngủ, sau 15 phút đèn sẽ giảm ánh sáng × Có màn hình cho biết hình ảnh của người khách đang đứng ở cửa ra vào × Người đi tới đâu, hệ thống đèn tương ứng tự động bật để chiếu sáng × Ánh sáng bật lên và chuông kêu khi có người lạ di chuyển trong nhà × Hệ thống âm thanh tự giảm độ lớn khi đêm về khuya × Ti vi có thể dùng để truy cập Internet × Tại vị trí phòng ngủ, có hệ thống bật, tắt ánh sáng cho tất cả các vị trí trong nhà × Trước khi có người về, nhiệt độ trong phòng tăng lên cho đủ ấm × Có nút bấm để mở cửa cho khách vào mà không cần ra tận nơi để mở × Hoạt động tìm tòi, mở rộng TT Thuật ngữ Tiếng Anh Thuật ngữ Tiếng Việt 1 Smart House Ngôi nhà thông minh 2 Appliance Dụng cụ 3 Security An ninh 4 Entertainment Giải trí 5 Lighting Ánh sáng 6 Heating Sưởi 7 Solar Energy Năng lượng mặt trời – 106–
  57. MÔ ĐUN II. NẤU ĂN 1. MỤC TIÊU − Nêu được tính năng, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản các loại dụng cụ thường dùng trong nấu ăn ở gia đình. − Nêu được mục đích, cách lựa chọn, sơ chế, bảo quản các loại thực phẩm thông thường. − Ở gia đình, đảm bảo vệ sinh, an toàn và giữ được chất dinh dưỡng của thực phẩm. Trình bày được các phương pháp chế biến một số món ăn thông thường trong bữa ăn hằng ngày và yêu cầu kĩ thuật cần đạt của món ăn; Nêu được cách sắp xếp trang trí các món ăn, bàn ăn cho thuận lợi và đẹp mắt; Trình bày được khái niệm và cách tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình. − Vận dụng được kiến thức đã học để tham gia sử dụng, bảo quản các dụng cụ nấu ăn ở gia đình đúng cách, hợp vệ sinh; Làm được một số công việc lựa chọn, sơ chế, bảo quản thực phẩm; chế biến được một số món ăn thông thường, đơn giản ở gia đình, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật; tham gia sắp xếp, bày dọn, tổ chức bữa ăn ở gia đình đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng, hợp lí, đẹp mắt và thuận tiện. − Có ý thức thực hiện vệ sinh, tiết kiệm trong nấu ăn và tổ chức bữa ăn. Quan tâm đến nhu cầu dinh dưỡng, sở thích ăn uống của người thân trong gia đình. Ham thích học hỏi và tích cực tham gia các công việc chuẩn bị, chế biến món ăn để góp phần cải thiện bữa ăn ở gia đình. 2. NỘI DUNG CHÍNH Mô đun Nấu ăn được cấu trúc thành 7 bài học với các nội dung chính như sau: Bài 1. Dụng cụ và đồ dùng nấu ăn (2 tiết) − Sử dụng bảo quản các dụng cụ nấu ăn và ăn, uống; − Những điểm cần chú ý để đảm bảo an toàn khi nấu ăn. Bài 2. Bảo quản thực phẩm (2 tiết) − Bảo quản thực phẩm trước khi chế biến; − Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn. Bài 3. Lựa chọn và sơ chế thực phẩm (2 tiết) − Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc lựa chọn và sơ chế thực phẩm; − Cách lựa chọn thực phẩm; − Sơ chế thực phẩm. – 107–
  58. Bài 4. Chế biến thức ăn không sử dụng nhiệt (3 tiết) − Mục đích, ý nghĩa của việc chế biến thực phẩm; − Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt. Bài 5. Chế biến thức ăn có sử dụng nhiệt (3 tiết) − Tìm hiểu phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt. Bài 6. Sắp xếp, trang trí bàn ăn (2 tiết) − Bày dọn bàn ăn và trang trí món ăn; − Phục vụ và thu dọn bàn ăn. Bài 7. Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình (2 tiết) − Tìm hiểu đặc điểm và nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình; − Phân chia bữa ăn hợp lí; − Các bước tổ chức bữa ăn. 3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC Mô đun Nấu ăn là một trong ba mô đun được đưa vào chương trình Công nghệ lớp 6 để HS được tự chọn học trong học kì II. Mục đích chủ yếu của việc đưa mô đun tự chọn này vào chương trình là giúp các em có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, cần thiết về nấu ăn và có khả năng vận dụng được những điều đã học để tham gia thực hiện các công việc nấu ăn ở gia đình cũng như những buổi liên hoan nhỏ do các em tổ chức. Không những vậy, qua việc tự chọn và tham gia học mô đun Nấu ăn còn giúp các em rèn luyện đôi tay khéo léo, tính cẩn thận, ham học hỏi và hứng thú thực hành ứng dụng để trở thành người nội trợ giỏi trong gia đình. Để đạt được mục đích và mục tiêu như đã xác định, khi tổ chức dạy học bài học này, GV lưu ý một số điểm sau: - Nấu ăn là công việc hằng ngày của mọi gia đình. Nhiều HS lớp 6 đã sử dụng các dụng cụ nấu ăn và tham gia thực hiện một số công việc nấu ăn ở gia đình. Do vậy, trước khi kết thúc mỗi bài học, GV nên hướng dẫn, động viên HS tìm hiểu cách thực hiện công việc nấu ăn liên quan với nội dung của bài học kế tiếp. Làm được điều này sẽ giúp HS có cơ sở để đối chiếu những kinh nghiệm, hiểu biết đã có của bản thân với kiến thức cơ bản trong bài học mới. Qua đó có nhận thức đầy đủ, thực tế hơn đối với mỗi công việc nấu – 108–
  59. ăn ở gia đình và có cách ứng xử phù hợp đối với những việc làm đúng cũng như việc làm chưa đúng trong nấu ăn. - Luôn tạo hứng thú cho HS trong quá trình tham gia học tập các bài học trong mô đun bằng cách lựa chọn và kết hợp sử dụng nhiều phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung của bài học như phương pháp trò chơi, phương pháp thực hành kĩ thuật, phương pháp trực quan bằng phim ảnh, PPDH dự án, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép Nên tăng cường đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tổ chức dạy học để giúp HS hiểu rõ hơn về cách tiến hành các công việc nấu ăn. - Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động tự học của HS với hướng dẫn mang tính định hướng của GV. Cuối mỗi hoạt động, GV cần tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận với GV hoặc cả lớp, sau đó nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động trước khi chuyển sang hoạt động tiếp theo. - Dành nhiều thời gian cho hoạt động thực hành trong mỗi bài học để HS vận dụng các kiến thức được hình thành qua hoạt động cơ bản vào việc làm bài tập thực hành, giải quyết tình huống có thể xảy ra trong thực tiễn nấu ăn. Nếu có điều kiện, nên tổ chức cho HS thực hành một số công việc nấu ăn như lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn không sử dụng nhiệt tại lớp. - Chú trọng hướng dẫn HS thực hành vận dụng các công việc nấu ăn ở gia đình do các trường không có đủ điều kiện tổ chức cho HS thực hành nấu ăn tại lớp. - Kết thúc mô đun Nấu ăn, GV có thể tổ chức cho HS làm một bữa liên hoan nhỏ, coi như là bài thực hành tổng hợp để các em vận dụng tất cả những kiến thức của các bài học, từ việc lựa chọn, chuẩn bị dụng cụ nấu ăn và thực phẩm để chế biến món ăn cho đến việc sắp xếp, trang trí món ăn và thu dọn sau bữa ăn. Làm được điều này không những giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học mà làm cho HS có ấn tượng sâu sắc và hứng thú đối với công việc nấu ăn. 4. MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO − SGK Công nghệ 6 hiện hành. − Sách hướng dẫn nấu ăn có bán tại các hiệu sách − Giáo trình Thủ công- Kĩ thuật và PPDH Thủ công- Kĩ thuật, Tài liệu đào tạo GV của Dự án phát triển GV tiểu học, NXB giáo dục, 2006. – 109–
  60. 5. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP Bài 1. DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN, UỐNG Hoạt động luyện tập Tổ chức buổi liên hoan Để chế biến và bày các món ăn là gà luộc, nem rán, lòng gà xào súp lơ, canh bí, lạc rang, cơm, cần có: Dụng cụ chung cần có khi chế biến các món ăn: Bếp đun, đũa nấu. Xoong, nồi (có kích thước lớn đủ để ngập con gà trong nước luộc) để luộc gà và nấu canh bí; dao, thớt để chặt thịt gà; Chảo rán, tốt nhất là chảo chống dính; chảo chuyên dùng để xào nấu; nồi cơm điện hoặc nồi chuyên dùng để nấu cơm; đĩa to để bày thịt gà luộc, món xào, nem rán, đĩa nhỡ để đựng lạc rang, bát to để đựng canh bí đao, bát nhỏ để đựng nước chấm nem, muối chấm thịt gà. Bài tập giải quyết tình huống Việc Lan cất trữ thức ăn trong nồi để vào tủ lạnh là chưa đúng vì nếu để lâu, vị mặn (muối) của thức ăn sẽ ăn mòn, làm hỏng nồi. Cách sử dụng bếp gas của Nam là không đúng và không an toàn vì khi sử dụng bếp gas, phải đặt nồi lên bếp trước rồi mới bật bếp. Nấu xong, phải tắt bếp rồi mới nhấc nồi ra khỏi bếp. Việc Mai cho tất cả dụng cụ ăn và dao, thớt vào chậu rửa cùng nhau là chưa đúng vì không đảm bảo an toàn, dễ gây dứt tay nếu sơ ý chạm tay vào lưỡi dao khi rửa bát. Việc Mai úp các dụng cụ vào rổ đem hong khô ngoài nắng là đúng vì sẽ làm cho dụng cụ ăn uống khô ráo, vệ sinh. Bài 2. BẢO QUẢN THỰC PHẨM Hoạt động hình thành kiến thức 1. Bảo quản thực phẩm trước khi chế biến Câu 1. Vì sao cần bảo quản thực phẩm? Thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và những chất có cấu trúc không bền, dễ hư hỏng như chất thơm, sắc tố, vitamin Nếu không được bảo quản cẩn thận, thực phẩm dễ bị phá huỷ, không chỉ mất chất dinh dưỡng mà còn trở nên độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng. – 110–
  61. Câu 2. Thực phẩm thường bị hỏng do những nguyên nhân nào? Thực phẩm thường bị hư hỏng do những nguyên nhân sau: − Do tiếp xúc với môi trường: nhiệt độ, ẩm độ cao, tiếp xúc với không khí làm cho các chất trong thực phẩm bị biến đổi. − Do vi sinh vật xâm nhập, làm tiêu hao chất dinh dưỡng và sản sinh ra độc tố. Câu 3. Kể tên những phương pháp bảo quản thực phẩm. Nguyên tắc bảo quản thực phẩm là: giảm sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật, giảm nhiệt độ, độ ẩm và sự tiếp xúc với không khí của thực phẩm. Vì vậy, các phương pháp bảo quản thường dùng là: Phơi hoặc sấy khô, ướp lạnh, hút chân không, muối chua, bảo quản ngọt, ướp muối, Câu 4. Điền phương pháp bảo quản cho phù hợp với hình: Hình Phương pháp bảo quản Hình Phương pháp bảo quản A Phơi khô F Muối chua B Phơi/ sấy khô G Sấy khô C Giữ trong tủ lạnh H Hút chân không D Ngâm dấm I Đông đá E Làm mắm K Bảo quản ngọt (làm mứt) 2. Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn Câu 1. Vì sao cần chú ý bảo quản thực phẩm trong quá trình chế biến? Trong quá trình sơ chế và chế biến thức ăn, nếu xử lí không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn và làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn. Đặc biệt các loại vitamin tan trong nước rất dễ bị mất mát trong quá trình rửa và chế biến. Câu 2. Kể tên các loại vitamin tan trong nước và vitamin tan trong chất béo. − Các vitamin tan trong chất béo gồm: vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K. − Các vitamin tan trong nước gồm: vitamin C, các vitamin nhóm B, vitamin PP, Câu 3. Những việc cần làm để hạn chế mất vitamin nhóm B. − Chỉ cắt, thái thực phẩm sau khi đã rửa sạch. Không ngâm rửa lại sau khi cắt, thái. – 111–
  62. − Không sát gạo trắng quá và không vo gạo quá kĩ khi nấu cơm. − Cho gạo nào nấu cơm khi nước đã sôi. Tính lượng nước vừa đủ, không chắt bỏ nước cơm, để hạn chế mất vitamin B1. − Đậy vung khi đun nấu, không nên quấy đảo nhiều. − Nấu xong nên ăn ngay. Không hâm lại thức ăn nhiều lần. Câu 4. Để hạn chế mất các loại vitamin tan trong chất béo, khi chế biến cần chú ý: các món rán không nên rán lâu, không để lửa to, còn làm thức ăn cháy và sinh ra chất độc. Câu 5. Cần bảo quản thực phẩm thế nào để tránh thức ăn bị nhiễm khuẩn? − Không để chuột, gián, ruồi, nhặng, tiếp xúc để tránh nhiễm khuẩn. − Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp để tránh ôi hỏng. − Rửa thực phẩm bằng nước sạch. Hoạt động luyện tập Đáp án: 1 – S; 2 – Đ; 3 – S; 4 – S; 5 – Đ; 6 – S; 7 – S; 8 – Đ. Bài 3. LỰA CHỌN VÀ SƠ CHẾ THỰC PHẨM Hoạt động hình thành kiến thức 1. Mục đích, ý nghĩa của việc lựa chọn và sơ chế thực phẩm Câu 1. Tác dụng của việc lựa chọn thực phẩm? Điều gì sẽ xảy ra nếu không tiến hành lựa chọn thực phẩm để nấu ăn? Tác dụng của việc lựa chọn thực phẩm là giúp ta chọn ra được những thực phẩm đảm bảo tươi, ngon, sạch sẽ, hợp vệ sinh, an toàn và phù hợp với yêu cầu chế biến món ăn của gia đình. Nếu không tiến hành lựa chọn thực phẩm sẽ dễ bị ăn phải những thực phẩm ôi thiu, mất phẩm chất, không đảm bảo VSATTP, gây hại cho sức khoẻ con người. Câu 2. Khi sơ chế thực phẩm cần làm những công việc gì? Tác dụng của việc sơ chế thực phẩm? Điều gì sẽ xảy ra nếu không sơ chế thực phẩm? Khi sơ chế thực phẩm cần thực hiện các công việc: loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm; làm sạch thực phẩm; cắt, thái, tạo hình thực phẩm, tẩm ướp gia vị vào thực phẩm trước khi chế biến. – 112–
  63. Tác dụng của việc sơ chế thực phẩm: làm cho thực phẩm trở nên sạch sẽ, có kích thước phù hợp với yêu cầu chế biến, giữ được chất dinh dưỡng trong nguyên liệu thực phẩm, khi nấu sẽ chóng chín, tăng mùi vị thơm ngon và tạo sự hấp dẫn cho món ăn. Nếu không sơ chế thực phẩm thì thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh, không loại bỏ được những phần không ăn được của thực phẩm; kích thước của thực phẩm không đảm bảo cho việc chế biến và gây khó khăn cho người ăn. 2. Cách lựa chọn thực phẩm Câu 1. Nêu yêu cầu của việc chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Gia đình em thường chọn rau, củ, quả để làm thức ăn như thế nào? Yêu cầu chung của việc chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật là rau, củ, quả mới hái, còn tươi, non, không bị úa héo lá, không có mùi lạ. Câu 2. Nêu yêu cầu chung của việc chọn thực phẩm có nguồn gốc động vật. Nếu em được giao nhiệm vụ đi chợ mua thịt lợn để làm món ăn, em sẽ chọn thịt lợn bằng cách nào? Yêu cầu chung của việc chọn thực phẩm có nguồn gốc động vật là thực phẩm còn tươi, không bị chết (tôm, cá) hoặc không có mùi ôi, không bị nhớt. Nếu em được giao nhiệm vụ đi chợ mua thịt lợn để làm món ăn, em sẽ chọn thịt lợn bằng cách quan sát, ngửi và cầm vào tay. Em sẽ chọn mua thịt mới mổ, phần nạc có màu hồng tươi, cầm tay vào thấy thịt chắc, ráo và phần thịt nạc hơi dính. Câu 3. Nếu không may mua phải thực phẩm bị nhiễm chất độc hại, em sẽ xử lí như thế nào? Nếu không may mua phải thực phẩm bị nhiễm chất độc hại, em sẽ không sử dụng thực phẩm này để nấu ăn nữa vì ăn vào sẽ dễ bị ngộ độc hoặc gây hại cho sức khoẻ. 3. Cách sơ chế thực phẩm a) Nêu những phần không ăn được, cần loại bỏ khi sơ chế những thực phẩm sau: rau muống, rau dền, rau ngót, quả bí, quả mướp, củ khoai tây, cá, tôm. Những phần không ăn được, cần loại bỏ khi sơ chế: - Rau muống: lá già, úa, sâu và phần cuống già; - Rau dền: Gốc rễ và cuống già, lá già, úa; - Rau ngót: phần cuộng của rau ngót (tuốt lấy lá, bỏ cuộng); - Quả bí: vỏ và ruột bí; – 113–