Tài liệu học phần 3 môn Giáo dục quốc phòng-an ninh

pdf 52 trang phuongnguyen 3130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu học phần 3 môn Giáo dục quốc phòng-an ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_hoc_phan_3_mon_giao_duc_quoc_phong_an_ninh.pdf

Nội dung text: Tài liệu học phần 3 môn Giáo dục quốc phòng-an ninh

  1. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG BỘ MÔN CHIẾN THUẬT – QUÂN SỰ CHUNG 000 HỌC PHẦN 3 MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN NINH ĐỐI TƯỢNG: SINH VIÊN CHÍNH QUY ĐHGTVT HÀ NỘI (Tài liệu này chỉ cung cấp một số đơn vị kiến thức cơ bản trong một số bài trong chương trình GDQP - AN theo QĐ số 81 của Bộ Giáo dục và đào tạo. Sinh viên tìm đọc thêm Giáo trình Giáo dục quốc phòng- An ninh tập 2 để nội dung kiến thức đầy đủ hơn.) NĂM 2010 1
  2. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 BÀI 1 : GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ BỘ BINH I- SÚNG TRUNG LIÊN RPD (CỠ 7,62mm 1- Tác dụng, tính năng chiến đấu a/ Tác dụng Súng trung liên RPD là hoả lực mạnh của aBB, trang bị cho cá nhân sử dụng. Dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực địch, hoả điểm của địch trong vòng 800m, chi viện cho BB xung phong. b/ Tính năng chiến đấu - Súng bắn liên thanh, có thể bắn loạt ngắn (từ 3-5 viên ), loạt dài (từ 6-10 viên). - Tần bắn ghi trên thước ngắm đến 1000 m - Tầm bắn thẳng hiệu quả + Mục tiêu cao 0,5m: 365m + Mục tiêu cao 1,5m: 540m - Bắn máy bay bay thấp và quân nhảy dù trong vòng 500m - Tốc độ bắn chiến đấu: 150 phát/phút mm - Sơ tốc đầu đạn (v0 ) = 739 m/s; cỡ đạn 7,62 - Súng dùng chung đ ạn với các loại súng: RPK, K63, AK, CKC, kiểu đạn K43 do Liên Xô, ho ặc K56 do Trung Quốc sản xuất. - Hộp tiếp đạn chứa được 100 viên - Súng nặng 7,4 kg, đạn: 16g, đầu đạn: 7,9g, chiều dài súng: 1,04 m 2. Cấu tạo và tác dụng các bộ phận của súng, đạn. a/ Cấu tạo các bộ phận chính của súng. Súng RPD gồm 11 bộ phận chính - Nòng súng: Để định hướng bay cho đầu đạn. Trong nòng súng có 4 rãnh xoắn, để tạo mô men quay giữ hướng cho đầu đạn khi bay. Đoạn cuối nòng súng rộng hơn và không có rãnh xoắn gọi là buồng đạn. Trên nòng có lỗ trích khí thuốc, khâu truyền khí thuốc ống điều chỉnh khí thuốc ) - Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn các mục tiêu ở các cự ly khác nhau.Cấu tạo gồm có đầu ngắm và thước ngắm. + Đầu ngắm: Đầu ngắm hình trụ, được lắp vào bệ di động bằng ren ốc để hiệu chỉnh súng về tầm. + Thước ngắm: Trên thân thước ngắm có các vạch để ghi số từ 1-10 tương ứng với cự ly bắn từ 100 –1000 m, các vạch khấc không ghi số là chỉ cự ly bắn lẻ 150 m, 250 m Mặt dưới có các khuyết để chứa then hãm của cữ thước ngắm.(Cữ thước ngắm để lấy thước ngắm ở từng cự ly đã chọn). - Hộp khoá nòng: Để liên kết các bộ phận của súng và hướng cho bệ khoá nòng, khoá nòng chuyển động. - Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp khoá nòng: Bộ phận tiếp đạn để kéo băng đạn đưa viên đạn tiếp theo vào sống đẩy đạn, đẩy viên đạn vào buồng đạn. Nắp hộp khoá nòng để liên kết bộ phận tiếp đạn và đậy phía trên hộp khoá nòng. 2
  3. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 - Bệ khoá nòng và thoi đẩy: Để làm cho khóa nòng chuyển động, mặt thoi chịu sức đẩy của áp suất khí thuốc làm cho bệ khoá nòng lùi. - Khoá nòng: Để đẩy đạn vào buồng đạn, đóng nòng súng làm đạn nổ, mở nòng súng kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn. - Tay kéo bệ khoá nòng: Để kéo bệ khoá nòng về sau khi nắp đạn. - Bộ phận cò và báng súng: Bộ phận cò để giữ bệ khoá nòng và khoá nòng ở phía sau thành thế sẵn sàng khi bắn. Báng súng để tỳ vào vai khi bắn. - Bộ phận đẩy về: Để luôn đẩy bệ khoá nòng về trước. - Băng đạn và hộp băng đạ: Để chứa đạn và chuyển đạn vào bộ phận tiếp đạn. - Chân súng:Để đỡ súng khi bắn b/ Cấu tạo các bộ phận của đạn. Gồm có 4 bộ phận: - Đầu đạn - Vỏ đạn - Thuốc phóng - Hạt lửa Đầu đạn có các loại: Đầu đạn thường, vạch đường, xuyên cháy. 3. Sơ lược chuyển động của súng, đạn. Sau khi đã lắp đạn (có 2 cách lắp đạn ), nạp đạn vào buồng đạn (kéo bệ khoá nòng về sau), mở khoá an toàn, bóp cò. Lò xo đẩy về dãn ra đẩy đẩy bệ khoá nòng, khoá nòng lao về trước đẩy viên đạn trên sống đạn vào buồng đạn, kim hoả chọc vào hạt lửa làm đạn nổ. Thuốc phóng cháy sinh ra áp lực đẩy đầu đạn chuyển động siết vào rãnh xoắn trong nòng súng tạo mô men quay cho đầu đạn bay ra khỏi nòng súng chuyển động thẳng hướng trong không gian. Khi đầu đạn vừa qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc được trích ra qua ống điều chỉnh khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy (ống điều chỉnh khí thuốc có 3 số: 1, 2, 3 – Tương ứng với lượng khí thuốc được trích ra tăng dần theo từng số), đẩy bệ khoá nòng lùi về sau, kéo khoá nòng lùi t heo, móc vỏ đạn ra khỏi buồng đạn gặp mấu hất vỏ đạn hất vỏ đạn ra ngoài qua cửa thoát vỏ đạn. Lò xo đẩy về bị ép lại, bộ phận tiếp đạn kéo băng đạn sang bên phải đưa viên đạn tiếp theo vào vào đường tiến của sống đẩy đạn. Nếu tiếp tục bóp cò thi lò xo đẩy về dãn ra đẩy bệ khoá nòng, khoá nòng tiếp tục lao về phía trước đẩy viên đạn trên sống đẩy đạn vào buồng đạn. Hoạt động của súng được lặp lại cho đến khi ngừng bóp cò hoặc súng hết đạn. Chú ý: Khi ngừng bóp cò tay kéo bệ khoá nòng ở phía sau là súng vẫn còn đạn; tay kéo bệ khoá nòng ở phía trước là súng đã hết đạn. 4. Động tác sử dụng súng. a. Tư thế bắn: Bắn súng trung liên có thể dùng t thế nằm, quỳ, đứng bắn tại chỗ hoặc bắn khi đang vận động. b.Đặt súng ở vị trí bắn : Phải đặt chân súng trên nền thăng bằng và đất cứng c. Lắp đạn: Có 2 cách + Khi băng đạn chứa đầy đạn : Đút lá thép đầu băng đạn từ trái qua phải, kéo lá thép cho viên đạn đầu tiên lọt vào vị trí tiếp đạn là đợc. 3
  4. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 + Khi băng đạn không chứa đầy đạn : Mở nắp hộp khóa nòng, để viên đạn đầu tiên vào vị trí tiếp đạn, dùng ngón tay ấn xuống và đóng nắp hộp khóa nòng. d. Ngắm bắn : Mở khóa an toàn, cầm cổ báng súng đẩy đi kéo lại cho chân súng bám và trượt theo rãnh ở mặt đất. - Tay phải nắm tay cầm, hộ khẩu tay ở chính giữa phía sau tay cầm, ngón trỏ đặt ngoài vành cò, ngón cái và 3 ngón còn lại nắm chắc tay cầm. - Tay trái nắm cổ báng súng, hộ khẩu tay ở chính giữa phía dưới cổ báng súng, ngón cái và ngón con nắm chắc lấy cổ báng súng hoặc phía dưới báng súng. - Nâng báng súng lên, đặt đế báng súng vào hõm vai, hai khủy tay mở rộng bằng vai, dùng sức của hai tay ghì súng vào vai sao cho chân súng ở độ rơ trung bình. II- SÚNG DIỆT TĂNG B40 (RPG-2) 1- Tác dụng, tính năng chiến đấu a/ Tác dụng - Súng chống tăng B40 là hoả lực mạnh của tiểu đội BB, trang bị cho cá nhân sử dụng. Dùng hoả lực để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, ụ súng, lô cốt của địch bằng luồng xuyên và nhiệt độ cao b/ Tính năng chiến đấu - Súng thiết kế theo ngyên lý không giật - Tầm bắn ghi trên thước ngắm là 150m - Tầm bắn hiệu quả với mục tiêu cao 2m là 100m - Tốc độ bắn chiến đấu từ 4- 6 phát/phút mm - Sơ tốc đầu đạn v0 = 83 m/s; cỡ đầu đạn (chỗ to nhất) 80 - Đạn thiết kế theo nguyên lý nổ lõm, ngòi chạm nổ. Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự ly bắn và tốc độ bay của đạn, mà phụ thuộc vào góc chạm của đạn với mục tiêu. Nếu góc chạm là 900 thì xuyên được thép 200mm, xuyên bê tông 600mm - Súng nặng: 2.75 kg, đạn: 1.84 kg, chiều dài súng: 0,95 m 2. Cấu tạo và tác dụng các bộ phận chính của súng, đạn a/ Cấu tạo, các bộ phận của súng. Gồm 4 bộ phận: - Nòng súng: Để định hướng bay cho đạn. Cấu tạo nòng súng gồm: Khuyết lắp đạn ở phía trên miệng nòng súng, tai lắp hộp cò, ổ chứa bộ phận kim hoả, lỗ thoát khí thuốc, ốp che nòng. - Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn các mục tiêu ở các cự ly khác nhau Cấu tạo gồm có đầu ngắm và thước ngắm: Đầu ngắm có thể gập hoặc dựng lên nhờ díp giữ. Thước ngắm có 3 khe ngắm ghi các số 50, 100, 150 ứng với các cự ly bắn 50m, 100m, 150m, thư ớc ngắm cũng có thể gập hoặc dựng lên nhờ díp giữ. - Bộ phận cò và tay cầm: Để khoá an toàn cho cho súng khi đã lắp đạn và khi mở khoá an toàn bóp cò búa đập vào kim hoả; giữ súng cho chắc khi bắn. - Bộ phận kim hoả: Để đập vào hạt lửa. b/ Cấu tạo, tác dụng các bộ phận của đạn. Đạn B40 gồm có quả đạn và thu ốc phóng. 4
  5. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 - Quả đạn gồm có: Đầu đạn, đuôi đạn và ngòi nổ. Đầu đạn hình chóp để giảm sức cản không khí và giữ tiêu cự cho lượng nổ lõm, phễu đạn để tạo lõi luồng xuyên tiêu diệt mục tiêu. Thuốc nổ loại T Γ - 50 ( 50%TNT, 50% Hêxôgen) Đuôi đạn để ổn định hướng bay cho đạn khi bay, sát đáy ống đuôi có hạt lửa để đốt cháy thuốc phóng khi bị kim hoả đập vào. Ngòi nổ làm đạn nổ khi đầu đạn chạm muc tiêu. Thuốc phóng: Khi cháy sinh công đẩy đầu đạn vận động đến tiêu diệt mục tiêu. 3. Sơ lược chuyển động của súng, đạn. Chuẩn bị đạn, lắp đạn vào súng giương búa, mở khoá an toàn (đẩy then an toàn sang trái ) bóp cò, búa đập vào kim hoả. Kim hoả đập vào hạt lửa quả đạn. Hạt lửa phát lửa đốt cháy thu ốc phóng. Phản lực khí phóng quả đạn bay đến mục tiêu. Muốn bắn quả đạn tiếp theo ph ải lặp lại những động tác, chuyển động như trên. Chuyển động của ngòi nổ: Ngòi nổ mở an toàn theo nguyên lý quán tính. Chạm nổ theo nguyên lý quán tính. Khi đạn chạm mục tiêu trường hợp góc chạm lớn, đạn đang bay nhanh đột nhiên bị mục tiêu chặn lại, đế kim hoả ép lò xo kim hoả lại đẩy kim hoả của ngòi nổ đập vào kíp mồi, làm kíp mồi nổ, làm đạn nổ. Trường hợp góc chạm nhỏ đế kim hỏa không đủ đà để ép lò xo lai nhưng khối quán tính theo đà trượt sang một bên đẩy đế kim hoả và kim hoả đập vào kíp mồi làm đạn nổ. 4. Động tác sử dụng súng. a. Tư thế bắn: Đặt súng lên vai phải. Có thể đứng, nằm, quỳ hay ngồi bắn. Khi nằm bắn phải chếch so với hướng bắn một góc 450. Khi bắn phía sau đuôi nòng súng 1m không có vật chắn thẳng góc với trục nòng súng. Trong phạm vi ít nhất 10 m phía sau nòng súng không được để chất dễ cháy nổ hoặc người qua lại. Trên đường bay của đạn cách miệng nòng súng 50 m trở lại không được có vật cản. Xung quanh miệng nòng súng cách ít nhất 20 cm không được có vật cản làm ảnh hưởng đến cánh đuôi đạn. b. Ngắm bắn : Căn cứ vào cự ly bắn để chọn khe ngắm 50 m, 100 m hay 150 m. Chọn điểm ngắm ở vị trí xung yếu nhất và hướng bắn vuông góc với bề mặt mục tiêu Khi bắn mục tiêu di động, phải ngắm đón, liên quan đến hướng và tốc độ xe chạy. Tay trái ngửa nắm ốp che nòng ( Sau bệ thớc ngắm ) Hai tay nhấc súng lên vai, sao cho ngắm tốt, mặt súng không bị nghiêng. Dùng ngón cái tay phải giơng búa. Dùng sức hai tay giữ súng chắc và cân bằng trên vai, hai khủyu tay mở tự nhiên. Bàn tay phải nắm chắc tay cầm, ngón trỏ đặt vào tay cò. Chú ý : Cấm bắn súng B.40 bằng vai trái III- SÚNG CHỐNG TĂNG B41 (RPG-7V) 1- Tác dụng, tính năng chiến đấu a/ Tác dụng 5
  6. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 - Súng chống tăng B41 là hoả lực mạnh của tiểu đội BB, trang bị cho cá nhân sử dụng. Dùng hoả lực để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép, ụ súng, lô cốt của địch bằng luồng xuyên và nhiệt độ cao. b/ Tính năng chiến đấu. - Súng thiết kế theo ngyên lý không giật - Tầm bắn ghi trên thước ngắm ( cơ khí và kính ngắm quang học) từ 200 - 500m - Tầm bắn hiệu quả với mục tiêu cao 2m là 330m - Tốc độ bắn chiến đấu từ 4 - 6 phát/phút - Sơ tốc đầu đạn v0 = 120 m/s - Vận tốc lớn nhất lúc tăng tốc là 300 m/s - Cỡ đầu đạn (chỗ to nhất) 85 mm - Đạn thiết kế theo nguyên lý nổ lõm, ngòi nổ theo nguyên lý áp điện, thời gian tự huỷ từ 4- 6 giây. - Sức xuyên của quả đạn không phụ thuộc vào cự ly và vận tốc mà phụ thuộc vào góc chạm của đạn với mục tiêu. Nếu góc chạm là 90 0 thì xuyên được thép dày 202 mm – 280mm, xuyên bê tông dày 900mm, xuyên cát trên 800mm - Súng nặng: 5.8kg(không lắp kính), đạn: 2,2 kg (có ống thuốc phóng) 2. Cấu tạo và tác dụng các bộ phận chính của súng, đạn. a/ Cấu tạo các bộ phận của súng. Gồm 4 bộ phận: - Nòng súng: Để định hướng bay cho đạn. Cấu tạo nòng súng gồm: Khuyết lắp đạn ở phía trên miệng nòng súng, tai lắp hộp cò, ổ chứa bộ phận kim hoả, lỗ thoát khí thuốc, ốp che nòng, bệ lắp kính ngắm quang học, loa giảm lửa - Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn các mục tiêu ở các cự ly khác nhau + Bộ phận ngắm cơ khí: Có 2 đầu ngắm mang dấu (+) và (-) dùng bắn ở nhiệt độ >O0c và < O0c. Ở Việt nam dùng đầu ngắm (+). Trên thân thước ngắm có vạch khấc ghi số 2, 3, 4, 5 tương ứng với cự ly bắn 200m, 300m, 400m, 500m + Kính ngắm quang học: Là bộ phận ngắm chính của súng (không có thời gian nghiên cứu sâu, chỉ giới thiệu sơ lược) - Bộ phận cò và tay cầm - Bộ phận kim hoả b/ Cấu tạo, tác dụng các bộ phận của đạn. - Đạn B41 gồm có đầu đạn, ống thuốc đẩy, đuôi đạn và thuốc phóng. - Đầu đạn hình chóp để giảm sức cản không khí và giữ tiêu cự cho lượng nổ lõm, phễu đạn để tạo lõi luồng xuyên tiêu diệt mục tiêu. - Vỏ đạn là mạch điện ngoài, phễu đạn là mạch điện trong - Thuốc nổ là loại AIX –1 (95% Hêxôgen và 5% paraphin) - Ngòi nổ: Gồm có bộ phận sinh điện, và bộ phận đầu nổ chứa kíp điện. 3. Sơ lược chuyển động của súng, đạn. Chuyển động của súng (Giống như súng B40 ) Chuyển động của đạn: khi thuốc phóng cháy, phản lực khí thuốc phóng quả đạn đi với với sơ tốc 120 m/s, có một lượng khí thuốc tác động vào đuôi đạn làm đạn 6
  7. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 vừa tiến vừa quay, Khi đạn ra khỏi nòng súng, lực ly tâm làm cho cánh đuôi được mở ra để ổn định hướng cho quả đạn trên đường bay. Do lực quán tính, bộ phận phát lửa của ống thuốc đẩy hoạt động, làm thuốc đẩy cháy, khí thuốc phụt mạnh ra 6 lỗ phụt khí phản lực làm cho tốc độ bay của đầu đạn tăng lên đến 300m/s. Khi đạn ra khỏi miệng nòng súng từ 2,5 – 18m lực quán tính làm bộ phận phát lửa tự huỷ hoạt động. Khi đạn chạm mục tiêu, bộ phận sinh điện tạo ra điện làm nổ kíp điện, làm đạn nổ. Thuốc nổ nổ, phễu đạn tập trung nhiệt độ và áp suất tạo thành luồng xuyên để xuyên thủng và đốt cháy mục tiêu. Khi đạn không chạm mục tiêu thuốc cháy chậm của bộ phận tự huỷ cháy hết ( khoảng 4-6 giây) làm cho kíp của bộ phận tự huỷ nổ, làm đạn nổ. 4. Động tác sử dụng súng. (Giống súng B40) IV- SÚNG TRƯỜNG BÁN TỰ ĐỘNG CKC (SKS). 1. Tác dụng, tính năng chiến đấu a/ Tác dụng Súng trường bán tự động SKS (CKC) cỡ nòng 7,62 mm trang bị cho cá nhân sử dụng, dùng hoả lực, lưỡi lê và báng súng để tiêu diệt sinh lực địch. b/ Tính năng chiến đấu - Súng trường CKC là loại súng bắn phát một, tự động lên đạn bằng cách trích 1 phần khí thuốc làm chuyển động các bộ phận bên trong của súng. - Tần bắn ghi trên thước ngắm đến 1000 m - Tầm bắn thẳng hiệu quả + Mục tiêu cao 0,5m: 350m + Mục tiêu cao 1,5m: 525m - Bắn máy bay bay thấp và quân nhảy dù trong vòng 500m - Tốc độ bắn chiến đấu: 35 - 40 phát/phút mm - Sơ tốc đầu đạn (v0 ) = 735 m/s; cỡ đạn 7,62 - Súng dùng chung đạn với các loại súng: RPD, RPK, K63, AK, kiểu đạn K43 do Liên Xô, ho ặc K56 do Trung Quốc sản xuất. - Hộp tiếp đạn chứa được 10 viên, lê lắp liền với súng - Súng nặng: 3,75 kg 2. Cấu tạo, các bộ phận chính của súng Súng CKC gồm 12 bộ phận chính - Nòng súng: Để định hướng bay cho đầu đạn. Trong nòng súng có 4 rãnh xoắn lượn từ trái sang phải, để tạo mô men quay giữ hướng cho đầu đạn khi bay. Đoạn cuối nòng súng rộng hơn và không có rãnh xoắn gọi là buồng đạn. Trên nòng có lỗ trích khí thuốc. - Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn các mục tiêu ở các cự ly khác nhau.Cấu tạo gồm có đầu ngắm và thước ngắm. + Đầu ngắm: Đầu ngắm hình trụ, được lắp vào bệ di động bằng ren ốc để hiệu chỉnh súng về tầm. 7
  8. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 + Thước ngắm: Trên thân thước ngắm có các vạch để ghi số từ 1-10 tương ứng với cự ly bắn từ 100 –1000 m, mặt dưới có các khuyết để chứa then hãm của cữ thước ngắm.(Cữ thước ngắm để lấy thước ngắm ở từng cự ly đã chọn). - Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng: Hộp khoá nòng để liên kết các bộ phận của súng và hướng cho bệ khoá nòng, khoá nòng chuyển động, nắp hộp khoá nòng đậy phía trên hộp khoá nòng để bào vệ các bộ phận chuyển động bên trong hộp khoá nòng. - Bệ khoá nòng: Để làm cho khóa nòng chuyển động - Khoá nòng: Để đẩy đạn vào buồng đạn, đóng nòng súng làm đạn nổ, mở nòng súng kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn. - Bộ phận cò: Để giữ búa ở thế giương, giải phóng búa khi bóp cò để búa đạp vào kim hoả làm đạn nổ. - Bộ phận đẩy về: Để luôn đẩy bệ khoá nòng về trước - Thoi đẩy, cần đẩy và lò xo cần đẩy: Để truyền áp lực khí thuốc đẩy bệ khoá nòng lùi - Ống dẫn thoi và ốp lót tay: Ống dẫn thoi để dẫn thoi chuyển động có lỗ thoát khí, ốp lót tay đẻ giữ súng và bảo vệ tay khỏi nóng khi bắn. - Báng súng: Để tỳ súng vào vai và giữ súng khi bắn. - Hộp tiếp đạn: Để chứa đạn và tiếp đạn - Lê: Để diệt địch khi đánh giáp lá cà 3. Sơ lược chuyển động của súng, đạn. Lắp đạn vào hộp tiếp đạn kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ rồi thả ra để lên đạn, mở khoá an toàn, bóp cò, búa được giải phóng, lo xo búa bung ra đẩy búa đạp mạnh về trước vào đuôi kim hoả, kim hoả chọc và hạt lửa, hạt lửa cháy đốt cháy thuốc phóngtạo áp lực đẩy đầu đạn vận động trong nòng súng. Khi đầu đạn vừa qua lỗ trích khí thuốc một phần khí thuốc được trích ra tác động vào mặt thoi đẩy, cần đẩy lùi về sau đẩy bệ khoá nòng và khoá nòng và khoá nòng lùi về sau kéo theo vỏ đạn gặp mấu hất voả đạn ra ngoài. Nếu tay vẫn giữ cò, lẫy cò chẹn vào dưới mấu đuôi búa nên búa không đập về trước được. Muốn bắn phát khác phải buông tay cò ra cúa như thế bắn cho đến khi hết đạn ở hộp tiếp đạn. Khi hết đạn bệ khoá nòng bị lẫy báo hết đạn chặn lại ở giữa hộp khoá nòng. Muốn bệ khoá nòng, khoá nòng về trước phải kéo tay kéo bệ khoá nòng về sau. V- SÚNG TIỂU LIÊN AK 1. Tác dụng, tính năng chiến đấu a/ Tác dụng - Súng tiểu liên AK cỡ nòng 7,62mm do Liên Xô chế tạo gọi tắt là AK, súng AK cải tiến có thêm bộ phận giảm nẩy, lẫy giảm tốc gọi là AKM, súng AK báng gập gọi là AKMS. - Súng tiểu liên AK trang bị cho cá nhân sử dụng. Dùng hoả lực, lưỡi lê và báng súng để tiêu diệt sinh lực địch. b/ Tính năng chiến đấu - Súng bắn được liên thanh và phát một - Tần bắn ghi trên thước ngắm đến 800m, AKM: 1000 m 8
  9. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 - Tầm bắn thẳng hiệu quả + Mục tiêu cao 0,5m: 350m + Mục tiêu cao 1,5m: 525m - Bắn máy bay bay thấp và quân nhảy dù trong vòng 500m - Tốc độ bắn chiến đấu: + Bắn liên thanh: 100 phát/phút + Bắn phát một: 40 phát/phút - Sơ tốc đầu đạn (v0 )AK = 710 m/s; (v0 )AKM = 715 m/s. - Súng dùng chung đ ạn với các loại súng: RPD, CKC, RPK, K63, kiểu đạn K43 do Liên Xô, ho ặc K56 do Trung Quốc sản xuất. - Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên, lê thường lắp rời với súng, có 2 loại lê tròn và bẹt - Súng AK nặng: 3,8 kg, AKM: 3,1 kg 2. Cấu tạo các bộ phận của súng. Súng AK gồm 11 bộ phận chính - Nòng súng: Để định hướng bay cho đầu đạn. Trong nòng súng có 4 rãnh xoắn lượn từ trái sang phải, để tạo mô men quay giữ hướng cho đầu đạn khi bay. Đoạn cuối nòng súng rộng hơn và không có rãnh xoắn gọi là buồng đạn. Trên nòng có lỗ trích khí thuốc. - Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn các mục tiêu ở các cự ly khác nhau.Cấu tạo gồm có đầu ngắm và thước ngắm. + Đầu ngắm: Đầu ngắm hình trụ, được lắp vào bệ di động bằng ren ốc để hiệu chỉnh súng về tầm. + Thước ngắm: Trên thân thước ngắm có các vạch để ghi số từ 1- 8 (hoặc từ 1- 10 đối với AKM) tương ứng với cự ly bắn từ 100m – 800 m (hoặc 100m –1000 m) mặt dưới có các khuyết để chứa then hãm của cữ thước ngắm.(Cữ thước ngắm để lấy thước ngắm ở từng cự ly đã chọn). - Hộp khoá nòng và nắp hộp khoá nòng: Hộp khoá nòng để liên kết các bộ phận của súng và hướng cho bệ khoá nòng, khoá nòng chuyển động, nắp hộp khoá nòng đậy phía trên hộp khoá nòng để bào vệ các bộ phận chuyển động bên trong hộp khoá nòng. - Bệ khoá nòng và thoi đẩy: Để làm cho khóa nòng chuyển động - Khoá nòng: Để đẩy đạn vào buồng đạn, đóng nòng súng làm đạn nổ, mở nòng súng kéo vỏ đạn ra khỏi buồng đạn. - Bộ phận cò: Để giữ búa ở thế giương, giải phóng búa khi bóp cò để búa đạp vào kim hoả làm đạn nổ. - Bộ phận đẩy về: Để luôn đẩy bệ khoá nòng về trước - Ống dẫn thoi và ốp lót tay: Ống dẫn thoi để dẫn thoi chuyển động có lỗ thoát khí, ốp lót tay đẻ giữ súng và bảo vệ tay khỏi nóng khi bắn. - Báng súng và tay cầm: Để tỳ súng vào vai và giữ súng khi bắn. - Hộp tiếp đạn: Để chứa đạn và tiếp đạn - Lê: Để diệt địch khi đánh giáp lá cà 3. Sơ lược chuyển động của súng, đạn. - Khi bắn liên thanh: 9
  10. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 Đặt cần định cách bắn và khoá an toàn ở vị trí liên thanh, lên đạn, bóp cò, búa đập vào kim hoả, kim hoả chọc vào hạt lửa, làm đạn nổ. Thuốc phóng cháy tạo áp lực đẩy đầu đạn ra khỏi nòng súng. Khi đầu đạn vừa đi qua lỗ trích khí thuốc, một phần khí thuốc được trích qua khâu truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy làm bệ khoá nòng, khoá nòng lùi về sau kéo theo vỏ đạn, gặp lẫy hất vỏ đạn hất v ỏ đạn ra ngoài qua cửa thoát vỏ đạn. Mấu giương búa đè búa ngả về sau, lò xo đẩy về bị ép lại. Khi bệ khoá nòng, khoá nòng lùi về sau hết mức, lò xo đẩy về giãn ra đẩy bệ khoá nòng, khoá nòng lao về phía trước, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn. Búa đập vào kim hoả, kim hoả chọc vào hạt lửa, làm đạn nổ, mọi hoạt động của súng lặp laị như ban đầu. Nếu vẫn bóp cò đạn nổ tiếp, ngừng bóp cò đạn không nổ nhưng viên đạn tiếp theo đã vào buồng đạn. Súng ở tư thế sẵn sàng bắn tiếp. - Khi bắn phát một: Đặt cần định cách bắn và khoá an toàn ở nấc bắn phát một, lên đạn, bóp cò đạn chỉ nổ 1 viên, muốn bắn phát tiếp theo phải thả tay cò rồi lại bóp cò đạn mới nổ. 4. Cách dùng súng. a/ Quy tắc chung Khi bắn súng tiểu liên AK, người bắn có thể dùng ở các tư thế đứng, quỳ, nằm bắn. Người bắn phải thành thạo cách dùng súngvà không ngừng quan sát mục tiêu để nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ bắn. b/ Chuẩn bị bắn Sau khi thực hiện động tác đứng, quỳ, nằm chuẩn bị bắn ( Động tác quy định trong điều lệnh đội ngũ có súng). Tiến hành lắp đạn vào súng: Tháo hộp tiếp đạn không có đạn ở súng ra trao cho ta trái kẹp giữ vào má phải ốp lót tay. Lấy hộp tiến đạn có đạn trong túi đựng (bao xe) lắp vào súng lên đạn, đóng khoá an toàn. Mắt luôn quan sát mục tiêu sẵn sàng chờ lệnh. c/ Bắn - Giương súng: Trước khi giương súng phải lấy thước ngắm. Gạt cần định cách bắn và khoá an toàn về vị trí bắn liên thanh hoặc phát 1 (tuỳ theo nhiện vụ bắn). Tay trái nắm ốp lót tay dưới hoặc hôp tiếp đạn tuỳ theo tay dài hay ngắn của từng người. Tay phải nắm tay cầm, hộ khẩu tay đặt phía sau tay cầm, ngón trỏ đặt vào vành cò, các ngón con còn lại và ngón cái nắm chắc tay cầm. Hai tay nâng súng lên tỳ đế báng súng vào hõm vai phải, giữ và ghì súng chắc vào vai, sức ghì của tay phải đều nhau và bền trong mỗi loạt bắn, hai cánh tay mở tự nhiên. Khi giương súng, phải giữ sao cho người và súng tạo thành một khối vững chắc, ít rung động - Ngắm: Khi lấy đường ngắm má áp sát và báng súng với sức vừa phải để đầu ngắm ít bị rung động. Mắt trái (hoặc phải) nheo tự nhiên, mắt phải (hoặc trái) ngăm qua khe ngắm đến đầu ngắm, lấy đường ngắm cơ bản và dóng đường ngắm cơ bản vào điểm ngắm đã xác định trước trên mục tiêu, mặt súng không nghiêng. - Bóp cò: Dùng cuối đốt thứ nhất, đầu đốt thứ hai của ngón trỏ tay phải ( hoặc trái) để bóp cò, mặt trong ngón tay không áp sát tay cầm. Bóp cò đều thẳng về sau theo hướng trục nòng súng cho đến khi đạn nổ. 10
  11. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 Khi đang bóp cò nếu đường ngắm bị sai lệch thì ngừng bóp cò, giữ nguyên áp lực trên tay cò, chỉng lại đường ngắm rồi lại tiếp tục bóp cò. Không bóp cò vội vàng làm súng rung động mạnh bắn sẽ không đạt kết quả. Khi bắn điểm xạ ngắn ( từ 2-3 viên)động tác bóp cò phải đều và vào hết cữ thả ngay, khi thả ngón tay bóp cò không được rời cò súng tránh thả cò quá nhanh (nháy cò ) dễ gây bắn phát 1. Khi bắn điểm xạ dài ( từ 6-10 viên ) thì bóp cò vào ếth cữ hơi dừng lại rồi thả ngay, khi thả ngón tay bóp cò không được rời cò súng tránh nháy cò. Chú ý: Trong quá trình bóp còđồng thời phải điều chỉnh đường ngắm đúng, muốn vậy phải ngừng thở tụ nhiên để người bớt rung động. d/ Thôi bắn - Thôi bắn tạm thời (ngừng bắn) Đang bắn khi có lệnh “ngừng bắn” ngón trỏ tay phải ( hoặc trái) thả cò súng ra khoá an toàn hai tay giữ súng như khi chuẩn bị bắn chờ lệnh. - Thôi bắn hoàn toàn Đang bắn khi có lệnh “thôi bắn” ngón trỏ tay phải ( hoặc trái) thả cò súng ra hai tay hạ súng xuống, tháo hộp tiếp đạn ra khỏi súng trao cho ta trái kẹp giữ vào má phải ốp lót tay. Tay trái vẫn giữ súng, mặt súng hướng lên trên. Dùng ngón cái tay phải kéo bệ khoá nòng từ từ về sau, ngón trỏ lướt trên cửa thoát vỏ đạn, 3 ngón con khép lại chắn cửa lắp hộp tiếp đạn để hứng viên đạn trong buồng đạn ra. Lắp viên đạn vào hộp tiếp đạn vừa tháo ở súng ra lấy hộp tiếp đạn không có đạn trong túi đựng lắp vào súng, cất hộp tiếp đạn có đạn vào túi đựng. CÂU HỎI ÔN TẬP Nêu tính năng chiến đấu các loại súng: RPĐ, B40, B41, CKC, AK? 11
  12. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 BÀI 2 : THUỐC NỔ I. THUỐC NỔ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GÂY NỔ. 1. Khái niệm, tác dụng, yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ Trung Quốc là nước đầu tiên phát minh ra thuốc nổ, ở thế kỷ XVI. Thuốc nổ sơ khai đầu tiên là các chất dễ cháy kết hợp với các chất có khả năng hoạt tính cao như lưu huỳnh, diêm tiêu, than củi Sau đó phát minh này được truyền bá sang châu Âu, nhờ có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn nên thuốc nổ được phát triển mạnh ở châu Âu và lan rộng trên toàn thế giới. a - Khái niệm thuốc nổ. Thuốc nổ là một chất hoặc hỗn hợp hoá học gồm các phần tử không bền, khi bị kích thích có thể đột nhiên biến hóa rất nhanh tạo thành phản ứng nổ, sinh ra một lượng hơi lớn có áp suất cao với nhiệt lượng và nhiệt độ lớn, biến thành công cơ học, có khả năng phá hoại và làm thay đổi trạng thái các vật thể xung quanh. - Tốc độ truyền nổ rất nhanh: 2000 - 8000 m/s. - Tỏa ra nhiều nhiệt: 15000C – 45000C, và hàng nghìn Kilôcalo. - Tạo ra nhiều khí: 1 Kg Thuốc nổ sinh ra từ 600 đến 1000 lít khí. - Phản ứng sinh ra lửa, tiếng nổ và sóng xung kích với áp xuất cao đến 200.000 Kg/cm2. Uy lực của thuốc nổ phát triển ra xung quanh, làm phá vỡ môi trường xung quanh, phạm vi uy lực nổ được chia thành: Phạm vi ép, phạm vi phá hoại và phạm vi chấn động. b- Tác dụng của thuốc nổ. - Thuốc có sức phá hoại lớn nên có thể sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch, phá huỷ phương tiện chiến đấu, công sự vật cản của địch - Sử dụng thuốc nổ để phá đất, phá đá, làm công sự, khai thác gỗ c. Yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ - Phải căn cứ vào nhiệm vụ, cách đánh, tình hình địch, địa hình, thời tiết và lượng thuốc nổ hiện có để quyết định cách đánh cho phù hợp. - Chuẩn bị chu đáo, bảo đảm nổ. - Đánh đúng mục tiêu, đúng khối lượng, đúng lúc, đúng điểm đặt. - Dũng cảm, bình tĩnh, hiệp đồng chặt chẽ với xung lực, hoả lực. - Bảo đảm an toàn. 2. Một số loại thuốc nổ thường dùng a- Thuốc nhạy nổ (thuốc gây nổ ). Có đặc tính cơ bản là rất nhạy nổ với tác động bên ngoài. Khi nổ dù một lượng rất nhỏ, nếu trực tiếp tiếp xúc với các loại thuốc nổ khác, nó sẽ gây nổ 12
  13. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 thuốc nổ khác; loại thuốc này dễ hút ẩm, khi bị ẩm sức gây nổ kém và nó tác dụng mạnh với Axít ( nhất là A xít đặc ) tạo ra phản ứng nổ. Thuốc nhạy nổ bao gồm: - Phuyminát thuỷ ngân (sét thuỷ ngân): Hg(OCN)2 + Nhận dạng: Tinh thể màu trắng hoặc xám tro, khó tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước sôi. + Tính năng: • Rất nhạy nổ, dễ bắt lửa, khi bắt lửa nổ ngay; ở 160 0C – 1700C tự nổ, tốc độ nổ 5040 m/s; nhiệt độ khi nổ 4227oC; nhiệt lượng nổ 415 kcal/kg. • Tiếp xúc với nhôm sẽ ăn nát nhôm; • Dễ hút ẩm, khi bị ẩm sức gây nổ kém, hoặc không nổ (nếu sấy khô có thể nổ) • Tỷ trọng: 3,3 – 4 g/cm3 + Công dụng: Nhồi trong kíp, hạt lửa của các loại đầu nổ bom đạn, mìn. - Azôtua chì: Pb (N3)2 + Nhận dạng: Màu trắng, hạt nhỏ khó tan trong nước. + Tính năng:•Va đập, cọ xát kém nhạy nổ hơn Phuyminát thuỷ ngân, nhưng sức gây nổ mạnh hơn Phuyminát thuỷ ngân. • Đốt khó cháy, tự cháy và nổ ở nhiệt độ 3100 C, tốc độ nổ 5100 m/s; nhiệt độ khi nổ 4027oC; nhiệt lượng nổ 390 kcal/kg. • Ít hút ẩm hơn Phuyminát thuỷ ngân, tác dụng với đồng và hợp kim của đồng, do vậy thuốc nổ được nhồi trong kíp có vỏ bằng nhôm. + Công dụng: Nhồi trong kíp, hạt lửa của các loại đầu nổ bom đạn, mìn. b. Thuốc nổ mạnh. - Thuốc nổ Pentrit C(CH2ONO2)4 + Nhận dạng: Tinh thể màu trắng, không tan trong nước. + Tính năng: • Nh ạy nổ với va đập, cọ xát đạn súng trường bắn xuyên qua nổ. • Không hút ẩm, không tác dụng với kim loại. • Tự cháy ở nhiệt độ 140 – 142oC cháy tập trung trên 1kg có thể nổ. • Tốc độ nổ: 8300 – 8400 m/s; nhiệt độ khi nổ 4327 oC; nhiệt lượng nổ 1385 kcal/kg. + Công dụng: Làm thuốc nổ mồi để gây nổ các loại thuốc nổ khác; nhồi vào trong kíp để tăng sắc gây nổ; trộn với thuốc nổ TNT để làm dây nổ hoặc nhồi trong bom, đạn. - Thuốc nổ Hêxôgen C3H6O6N6 + Nhận dạng: Tinh thể màu trắng, không mùi vị, không tan trong nước, khi thuần hóa có màu hồng nhạt. 13
  14. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 + Tính năng: • Không tác dụng với kim loại, đạn súng trường bắn xuyên qua có thể nổ • Khi đốt cháy mạnh, lửa màu trắng, cháy tập trung > 1kg chuyển thành nổ, Tự chảy ở nhiệt độ 201-203oC, cháy ở nhiệt độ 230oC. • Tốc độ nổ: 8100 m/s; nhiệt độ khi nổ 4127oC; nhiệt lượng nổ 1320 kcal/kg. • Hêxôgen khó ép do vậy thường trộn với pharapin để ép đồng thời giảm độ nhạy nổ khi va đập, thuận tiện cho nhồi vào bom đạn. + Công dụng: Giống thuốc Pentrit c. Thuốc nổ vừa. - Thuốc nổ Tôlit (TNT- Tri-ni-trô-Tô-lu- en). Công thức hoá học : C6H2(NO2)3CH3 + Nhận dạng: Thuốc nổ Tôlít (TNT) có dạng tinh thể cứng, màu vàng nhạt, để ngoài ánh sáng chuyển sang màu nâu nhạt, có vị đắng, khi đốt khói đen (khói độc), lửa đỏ, mùi nhựa thông. + Tính năng: • An toàn khi va đập, cọ xát, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ, gây nổ từ kíp số 6 trở lên ( nếu thuốc đúc khi gây nổ phải có thuốc nổ mồi). • Không hút ẩm (trừ thuốc bột), không tan trong nước nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ như: Cồn, Este, Benzen, Acêtôn • Không tác dụng với kim loại, tác dụng với Bazơ tạo thành chất nhạy nổ. • Đốt khó cháy, ở 810C thì nóng chảy, 3100C thì cháy, cháy ở chỗ kín với khối lượng lớn có thể nổ. • Tốc độ nổ: 4700 - 7000 m/s; nhiệt độ khi nổ 3473 oC; nhiệt lượng nổ 1100 kcal/kg. • Tỷ trọng: 1,56 -1,62 g/cm2 + Công d ụng: Thu ốc được ép thành bánh 75g, 200g, 400g để cấu trúc các loại lượng nổ; nhồi trong bom đạn, mìn; trộn với thuốc nổ mạnh làm dây nổ. - Thuốc nổ C4. Là loại thuốc hỗn hợp gồm : 80% Hêxôgen và 20% Xăngcrếp (là chất kết dính, màu tr ắng đục). + Nhận dạng: Màu trắng đục, dẻo, mùi hắc, vị nhạt. + Tính năng: • Độ nhạy nổ va đập thấp hơn TNT, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ, gây nổ từ kíp số 6 trở lên, có thể nhào nặn theo mọi hình thu cho phù hợp với vật thể định phá. • Thuốc nổ C4 không tan trong nước, nhưng ngâm lâu bị ngấm nước, không tác dụng với kim loại. • Đốt khó cháy, ở 190o thì cháy, 201o thì nổ, khi cháy không có khói, cháy với khối lượng ≥ 50 kg có thể nổ. 14
  15. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 • Tốc độ nổ: 7380 m/s + Công dụng: Dùng để cấu trúc các loại lượng nổ theo hình dáng khác nhau phù hợp với đặc điểm chỗ đặt khi phá vật thể, dùng làm lượng nổ lõm. d. Thuốc nổ yếu Nitrat amôn. Nitrat amôn là tên gọi chung của loại thuốc nổ có thành p hần chính là nitrat amôn trộn với phụ gia và chất cháy khác. + Nhận dạng: Tinh thể màu trắng, hạt màu vàng khói không độc. + Tính năng: • An toàn khi va đập, cọ xát. Khi châm lửa đốt thì cháy, khi rút lửa ra thì tắt; • Ở nhiệt độ 169oC thì chảy và bị phân tích. • Dễ hút ẩm, khi bị ẩm vón hòn, tác dụng mạnh với axit, khó gây nổ, khi gây nổ phải có thuốc nổ mồi. + Công dụng: Thường gói thành thỏi dài, khối lượng mỗi thỏi 100 -200 g dùng trong phá đất, đào đường hầm 3. Phương tiện gây nổ. a. Kíp - Công dụng - Tính năng: + Dùng để gây nổ thuốc nổ hoặc dây nổ. + Kíp rất nhạy nổ nếu bị va đập, cọ xát, vật nặng đè lên; khêu chọc vào mắt ngỗng (thuốc gây nổ), tăng nhiệt độ đột ngột, tia lửa nhỏ phụt vào đều làm kíp nổ. - Phân loại kíp: + Căn cứ vào cách gậy nổ kíp được chia thành 2 loại: Kíp thường và kíp điện + Căn cứ vào cấu tạo vật liệu vỏ kíp có 3 loại: Kíp đồng, kíp nhôm, kíp giấy + Căn cứ vào kích thước và khối lượng thuốc nổ bên trong có: Kíp số 1 đến kíp số 10 ( cỡ số càng to khối lượng thuốc càng lớn), thực tế thường dùng kíp số 6,8,10. - Cấu tạo kíp: • Kíp thường: Vỏ kíp làm bằng đồng bằng nhôm hoặc bằng giấy, dưới đáy lõm để tăng sức gây nổ. Bên trong có thuốc nổ mạnh, trên thuốc nổ mạnh là thuốc gây nổ, lớp phòng ẩm và bát kim loại giữ thuốc gây nổ, giữa bát kim loại có lỗ gọi là mắt ngỗng, phần trên rỗng để lắp dây cháy chậm hoặc dây nổ. (Loại vỏ đồng thuốc gây nổ là Fuyminat Thủy ngân, loại vỏ nhôm thuốc gây nổ là Azôtua chì ) 15
  16. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 1. Vỏ kíp 2. ống chứa thuốc gây nổ 3. Vành mắt ngỗng 4. Thuốc gây nổ Tê-nê-rét 5. Thuốc Azôtua chì 6. Thuốc Fuyminat thuỷ ngân 7 . Thuốc nổ mạnh KÍP ĐỒNG KÍP NHÔM Nguyên lý hoạt độ ng: Khi dây cháy chậm cháy hết phụt lửa vào mắt ngỗng làm cho thuốc cháy bên trong cháy gây nổ kíp. • Kíp điện: Cấu tạo phần dưới giống kíp thường, chỉ khác phần trên có dây tóc (như dây bóng đèn 2,5V), quanh dây tóc có thuốc cháy, hai đầu dây tóc nối với 2 dây cuống kíp qua miếng nhựa cách điện. 2 4 1 3 1. Dây cuống kíp 2. Miếng nhựa cách điện 3. Thuốc phát lửa 4. Dây tóc 5. Phần giống kíp thường 5 Để gây nổ được kíp điện cần có một số phương tiện khác như: nguồn điện ( pin, ắc quy hoặc máy gây nổ), dây dẫn điện, ôm kế để kiểm tra kíp. Nguyên lý hoạt động: Khi có dòng điện chạy qua, dây tóc nóng đỏ làm cháy thuốc phát lửa, lửa phụt vào mắt ngỗng gây nổ kíp. b. Dây cháy chậm - Công dụng - Tính năng: + Dùng để dẫn lửa vào kíp, gây nổ kíp. Bảo đảm an toàn cho người gây nổ, bí mật không phát ra ánh sáng, có khoảng thời gian về vị trí ẩn nấp, ra khỏi bán kính nguy hiểm của lượng nổ. + Tốc độ cháy trong không khí trung bình là 1 cm/s, nếu cháy dưới nước thì nhanh hơn. + Dễ bắt lửa, khi bắt lửa cháy mạnh; dễ hút ẩm, khi bị ẩm tốc độ cháy thay đổi, cháy ngắt quãng hoặc không cháy - Cấu tạo: Vỏ bọc gồm nhiều sợi dây cuốn, bên ngoài quét nhựa đường, bên trong vỏ là lớp giấy, sợi tim và thuốc đen. Đường kính của dây: 4,5 mm ÷ 6 mm. 16
  17. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 Chiều dài cuộn: 10 m ± 0,15 m. Có loại vỏ bằng nhựa dùng ở dưới nước hoặc nới có độ ẩm cao. - Nguyên lý cháy: Khi nụ xoè phát lửa, đầu giây cháy chậm bắt lửa và cháy lõi thuốc đen với tốc độ cháy 1cm/s. Khi dây cháy hết phụt lửa vào kíp, gây nổ kíp. c. Nụ xòe - Công dụng - Tính năng: Dùng để phát lửa đốt dây cháy chậm hoặc gây nổ trực tiếp kíp thường. Nụ xoè phát nửa rất nhạy nhưng dễ hút ẩm. - Cấu tạo: Có thể làm bằng giấy, nhựa hoặc làm bằng đồng 1- Vỏ nụ xoè 1 2 2- Tay giật 7 3- Dây giật 4 - Phễu kim loại 5- Thuốc phát lửa 6 5 4 3 6 - Dây x ắn kim loại 7- Lỗ tra day cháy chậm - Nguyên lý phát lửa: Khi giật dây giật, dây kim loại xắn cọ sát vào thuốc phát lửa, thuốc phát lửa cháy, đốt cháy dây cháy chậm hoặc trực tiếp gây nổ kíp. d- Dây nổ - Công dụng- tính năng: + Dây truyền nổ dùng để truyền nổ cùng một lúc nhiều lượng nổ ngoài ra còn dùng dây nổ để phá một số mục tiêu nhỏ như đào hố, cắt cây, phá bãi mìn. + Va đập, cọ xát an toàn, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ. Tốc độ nổ: 6500 m/s. Đốt cháy tập trung trên 1 kg có thể nổ. - Cấu tạo: + Vỏ bằng nhựa ni lông hoặc vải cuốn chặt, quét một lớp nhựa phòng ẩm, (thường vỏ có màu đỏ), trong chứa thuốc nổ mạnh trộn lẫn với thuốc gây nổ. + Đường kính của dây: 5,5 mm ÷ 6 mm, lõi dây có màu trắng hoặc hồng nhạt. Chiều dài mỗi cuộn: 50 m. 4. Quy tắc kiểm tra, giữ gìn, vận chuyển a. Kiểm tra: Các loại thuốc nổ và khí tài gây nổ đều phải được định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng để có biện pháp phân loại, bảo quản và sử dụng hiệu quả. 17
  18. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 Biện pháp kiểm tra: - Nhìn giấy bọc ngoài xem có bị sờn rách không - Nhìn màu sắc của thuốc, hình dạng bên ngoài của phương tiện gây nổ xem có thay đổi không. Nếu có thay đổi sử dụng sẽ không an toàn, phải huỷ. - Dùng lửa đốt một đoạn dây cháy chậm để kiểm tra khói, lửa, tốc độ cháy. - Kiểm trâ khối lượng nếu khác với khối lượng quy định là thuốc đã bị ẩm, hoặc bị biến chất. b. Giữ gìn: - Thuốc nổ và phương tiện gây nổ phải để nơi khô ráo, thoáng khí, tránh ánh nắng trực ttiếp chiếu vào. - Các loại thuốc nổ không được để lẫn với nhau. Không để chung thuốc nổ với kíp, nụ xoè. Không để thuốc nổ với Axit, sơn, dầu, mỡ - Không được bóc giấy phòng ẩm khi chưa dùng thuốc nổ và phương tiện gây nổ c. Vận chuyển: - Thuốc nổ và kíp phải vận chuyển riêng, không để một người hoặc một phương tiện mang cùng một lúc, không để chung thuốc nổ với các loại hàng hóa, khí tài khác. - Khi vận chuyển cấm để kíp vào túi quần, túi áo. - Vận chuyển nhẹ nhàng, chằng buộc chắc chắn, không quăng quật va đập. - Xe vận chuyển thuốc nổ không dừng lại ở các công trình quan trọng, phố xá hoặc nơi đông người. II- ỨNG DỤNG THUỐC NỔ TRONG CHIẾN ĐẤU. Trong chiến đấu, ngoài việc sử dụng thuốc nổ nhồi vào trong các loại bom, mìn, lựu đạn, còn sử dụng thuốc nổ gói thành các lượng nổ khối, lượng nổ dài, thủ pháo, dùng uy lực của thuốc nổ khi nổ để sát thương sinh lực, phá huỷ các phương tiện chiến tranh của địch. 1- Lượng nổ khối. Là loại lượng nổ có tác dụng phá hoại lớn, uy lực tập trung. Thường dùng để tiêu diệt sinh lực địch tập trung, phá hoại các mục tiêu kiến trúc như: hầm ngầm, kho tàng, ụ súng, lô cốt, cầu cống, đường sá và các phương tiện chiến tranh (xe tăng, xe bọc thép, máy bay, pháo cối, ô tô, tàu xuồng, ) Khi gói lượng nổ khối tốt nhất gói khối lập phương hoặc khối hộp chữ nhật, nhưng cạnh lớn nhất không quá 3 lần cạnh nhỏ nhất. 2- Lượng nổ dài. Là loại lượng nổ có tác dụng phá hoại lớn, khi nổ uy lực thuốc nổ phát triển nhanh theo chiều dài nhưng ít ở 2 đầu lượng nổ thường dùng để phá các 18
  19. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 loại vật cản như: hàng rào dây thép gai, tường, bãi mì, của địch để mở đường cho bộ đội ta xung phong tiêu diệt địch trong trận địa của chúng. Khi cần thiết có thể dùng để dánh phá các loại mục tiêu khác. 3- Thủ pháo. Là lượng nổ khối có khối lượng nhỏ (từ 400 g- 1000g). Trang bị phổ biến cho từng người có thể đặt, ném, tung, lăng diệt địch tập trung trong và ngoài công sự, trong nnhà trong hầm ngầm và phá huỷ một số loại phương tiện chiến tranh của địch. III- ỨNG DỤNG THUỐC NỔ TRONG SẢN XUẤT. Trong lĩnh vực kinh tế dùng thuốc nổ kết hợp với sức ngời và xe máy để phá đất đá đạt năng xuất cao, rút ngắn thời gian, hạ giá thành. Nhng dùng thuốc nổ phải đúng lúc, đúng kỹ thuật, nếu không sẽ tốn kém gây nguy hiểm tại nạn lao động 1. Phá đất - Lượng nổ dùng để phá đát có nhiều loại. Căn cứ vào hiện tợng nổ và kết quar nổ phân thành các loại lợng nổ sau: Lợng nổ bắn tung; lợng nổ phá om; l- ợng nổ nén ép. 2. Phá đá. - Phá ốp: Thờng tốn thuốc nổ chỉ vận dụng khi thời gian ngắn, không có dụng cụ khoan, đục lỗ nhồi thuốc nổ (khi phá dới nớc phảI gói lợng nổ sao cho phòng ẩm tốt và gây nổ bằng kíp điện, nếu gây nổ bằng kíp thờng phải tính toán chiều dài dây cháy chậm đảm bảo đủ chiều dài cho ngời gây nổ bơI và bờ hoặc lên thuyền an toàn. - Phá tung, phá om: Dùng choòng, búa máy khoan thànhỗ lcắt ngang hoặc cắt chéo các thớ đá, nhồi, lèn thuốc nổ và chèn đất chắc chắn đầy lỗ sau đó tiến hành gây nổ. 3. Phá các vật thể khác. - Phá gỗ tròn, gỗ vuông, chữ nhật và phá cây. - Phá thép tấm, thép ống, thép tròn, đay cáp. - Phá các vật kiến trúc CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Đặc tính của thuốc nổ: Phuyminát Thuỷ ngân, Azôtua Chì, Pentrit, Hê xôgen, Tôlít, C4 ? 2. Nêu quy tắc kiểm tra, giữ gìn, bảo quản, vận chuyển thuốc nổ và đồ dùng gây nổ ? 19
  20. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 BÀI 3 : PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HỦY DIỆT LỚN I/ VŨ KHÍ HẠT NHÂN A/ KHÁI NIỆM VŨ KHÍ HẠT NHÂN - Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt lớn, gây sát thương, phá hoại chủ yếu bằng năng lượng hạt nhân được giải phóng trong quá trình phản ứng hạt nhân. - Vũ khí hạt nhân bao gồm bom đạn, tên lửa và các phương tiện đua vũ khí hạt nhân tới mục tiêu (máy bay, tên lửa, pháo, tầu ngầm ) và các phương tiện điều khiển. B/ PHÂN LOẠI 1/ Phân theo đương lượng nổ Đương lượng nổ được ký hiệu: (q) Đơn vị tính: kilôtôn (kt) Mêgatôn (Mt) + Loại cực nhỏ: q 1000 tấn (thuốc nổ TNT) 1 Mt = 1000 kt hoặc 106 thuốc (TNT) 2/ Phân loại nguyên lý cấu tạo: Gồm 2 loại a/Loại gây nổ: Bao gồm - Vũ khí nguyên tử hay còn gọi là vũ khí phân hoạch (thế hệ 1- Ký hiệu: A, tên gọi: ATôn nguyên tử ) Vũ khí nguyên tử dựa trên nguyên lý sử dụng năng lượng của phản ứng phân hạch (Urani: U235 và Plutôni: Pu239) - Vũ khí nhiệt hạch hay còn gọi vũ khí hạt nhân thế hệ 2 (Tên gọi: Hyđrôgen, ký hiệu: H) + Vũ khí nhiệt hạch: Dựa trên nguyên lý sử dụng năng lượng của phản ứng nhiệt hạch để phá hủy, sát thương đối phương. + Vũ khí nhiệt hạch thường có đương lượng nổ lớn từ 100 kt trở lên. + Khi điều khiển đầu nổ nguyên tử nổ, sẽ tạo ra nhiệt độ cao là điều kiện cho phản ứng nhiệt hạch - Vũ khí Nơtrôn hay còn gọi là vũ khí nhiệt hạch cực nhỏ thế hệ 3(vũ khí nhiệt hạch cực nhỏ). + Vũ khí Nơtrôn là ngòi nổ nguyên tử được cải tiến sao cho năng lượng vừa đủ để phản ứng nhiệt hạch. 20
  21. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 + Vũ khí Nơtrôn thường có đương lượng nổ nhỏ nhằm sát thương đối phương chủ yếu bằng các tia bức xạ Nơtrôn là chủ yếu. b/ Loại không gây nổ: Là các chất phóng xạ chiến đấu. 3/ Phân theo mục đích quân sự: gồm 2 loại a/ Vũ khí hạt nhân chiến thuật: - Thường có đương lượng nổ nhỏ (từ loại cực nhỏ đến loại vừa) dùng để tập kích các mục tiêu cấp chiến thuật, chiến dịch như sở chỉ huy, trận địa tên lửa, pháo, ra đa. b/ Vũ khí hạt nhân chiến lược: - Từ loại lớn đến loại cực lớn: Dùng để tập kích các mục tiêu có tính chất chiến lược như: Trung tâm kinh ế,t văn hóa, chính trị, quân sự, an ninh quốc phòng và các phương tiện phòng chống vũ khí hạt nhân chiến lược then chốt như: sân bay, kho tàng,bến cảng. C/ PHƯƠNG THỨC NỔ CỦA VŨ KHÍ HẠT NHÂN - Tùy theo mục đích sử dụng vũ khí hạt nhân của đối phương mà người ta điều khiển vũ khí hạt nhân nổ ở các độ cao thấp khác nhau như: Nổ vũ trụ, nổ trên cao, nổ trên không, nổ mặt đất, nổ dưới đất hoặc nổ dưới nước. - Dựa vào phương thức nổ ta có thể đoán, nhận biết được mục đích sử dụng vũ khí hạt nhân của đối phương, để có biện pháp phòng chống cho phù hợp. 1/ Nổ vũ trụ: (Ký hiệu : VT) - Là nổ ở độ cao từ 65 km trở lên nhằm tiêu diệt các phương tiện đang bay trong tầng khí quyển như: vệ tinh, tầu vũ trụ, máy bay, tên lửa - Cảnh tượng: mắt thường khó quan sát thấy; ở độ cao 65 đến 85 km, quan sát thấy ánh chớp, lan rộng sau vài giây bao quanh là lớp khí phát sáng đỏ hồng lan rộng hàng 100km2 2/ Nổ trên cao: (Ký hiệu : C) - Là nổ ở độ cao từ 16 đến 65 km nhằm tiêu diệt các phương tiện đang hay trong tầng bình lưu, trong khí quyển như máy bay, tên lửa - Cảnh tượng nổ: Thấy cấu lửa tròn sáng chói, lan rộng rồi bốc lên cao gần tán nấm tạo thành mây phóng xạ toả tán đi. 3/ Nổ trên không: (Ký hiệu : K) - Là nổ dưới 16 km (bán kính cầu lửa không chạm vào mặt đất, mặt nước) nhằm tiêu diệt các sinh lực ngoài công sự hoặc trong công sự không kiên cố bền vững phá hủy các phương tiện chiến tranh và những công trình kém bền vững trên mặt đất. - Cảnh tượng nổ: Thấy vùng nổ sáng chói sau đó tiếng nổ xé, rền vang rồi hình thành cầu lửa, nhanh chóng, nổ to ra, lan rộng rồi bốc lên cao, sau vài giây cầu lửa tan dần chuyển thành mây phóng xạ. Rồi từ mặt đất bụi đất đá cuốn lên thành cột 21
  22. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 bụi giống như thân cây nấm, kết hợp với tán nấm hình thành một cây nấm khổng lồ gọi là “nấm mây nguyên tử”. 4/ Nổ mặt đất (KH: Đ) hoặc nổ mặt nước (KH: N) - Là nổ ngay trên mặt đất (mặt nước) hoặc ở độ cao cầu lửa chạm vào mặt đất (mặt nước). Nhằm tiêu diệt các sinh lực trong công sự, hầm phòng tránh kiên cố, phá hủy các phương tiện chiến tranh và các công trình kiến trúc trên mặt đất (mặt nước) tạo ra 1 khu vực nhiễm xạ rộng lớn với mức độ bức xạ cao. - Cảnh tượng nổ: Thấy ánh chớp sáng chói và nghe tiếng nổ vang, mặt đất rung chuyển như động đất nhẹ. Sau đó mặt nước sôi lên dữ dội hình thành những đợt sóng cao, vỗ mạnh như sóng thần. Vùng nổ hình thành bán cầu lửa dẹt phía dưới rồi nhanh chóng nổ to ra, lan rộng rồi bốc lên cao. Sau vài giây cầu lửa tan dần thành đám mây phóng xạ hình thành tán nấm, kết hợp với bụi, đất, đá (nước) cuộn lên thành nấm mây nguyên tử. Khu vực tâm nổ tạo thành hố bom sâu phủ một lớp xỉ phóng xạ dầy. 5/ Nổ dưới đất: (KH:DĐ) hoặc nổ dưới nước (DN) - Là nổ ở độ sâu dưới đất (dưới nước) từ 1 vài mét đến 100 m nhằm phá hủy các mục tiêu kiên cố bền vững dưới mặt đất (mặt nước) như: tầu ngầm, xe điện ngầm, hầm chống bom nguyên tử. Tạo ra khu vực nhiễm xạ rộng lớn với mức độ bức xạ cao - Cảnh tượng: + Nổ dưới đất: Thấy ánh chớp sáng chói nghe thấy tiếng nổ trầm, mặt đất rung chuyển ( như động đất mạnh). Bụi đất đá tung lên giống như hình nón cụt, lật ngược mầu nâu thẫm, bắn tung toé bụi mù mịt. Rồi sau đó không khí nguội dần thành mây phóng xạ, ở mặt đất tạo thành hố bom sâu. + Nổ dưới nước: Tại vùng nổ, nước sôi, bốc hơi, hình thành những đợt sóng khổng lồ, dữ dội cao hàng chục mét, đồng thời một khối nước tung lên tạo thành cột sóng cao hàng 100 m. Rồi rơi xuống mặt nước tung toé tạo thành sương mù phóng xạ hoặc mây phóng xạ rồi ngưng tụ thành mưa phóng xạ hàng giờ. D/ ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SÁT THƯƠNG PHÁ HOẠI CỦA VŨ KHÍ HẠT NHÂN. 1/ Sóng xung kích: ( Sóng xung đ ộng ) Chiếm 50% năng lượng của vụ nổ hạt nhân - Khái niệm: Sóng xung kích là một miền của môi trường nổ (khí, lỏng, rắn), bị nén rất mạnh và đột nhiên lan truyền đi mọi phương, với vận tốc lớn hơn vận tốc âm trong môi trường đó. - Đặc điểm tác hại: Sát thương trực tiếp con người, bằng sức ép của không khí làm cho cơ thể bị tổn thương, vũ khí bị hư hỏng, biến dạng. Sát thương gián tiếp do sóng xung kích làm đổ sập nhà cửa, hầm hào, công sự, cây cối và các vật liệu khác đè lên hoặc quăng quật vào người gây nên chấn thương. 22
  23. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 2/ Bức xạ quang: Chiếm 30%năng lượng của vụ nổ hạt nhân. - Khái niệm: Bức xạ quang là chùm tia sáng phát ra từ cầu lửa của vụ nổ hạt nhân, với nhiệt độ cực kỳ cao ( hàng chục triệu độ C ). Bao gồm các tia hồng ngoại và tia tử ngoại, tia ánh sáng nhìn thấy truyền thẳng đi mọi phương với vận tốc ánh sáng, thời gian gây tác hại từ ( 1/10 – 10 s) - Đặc điểm tác hại: Gây cháy da, mù m ắt, nóng chảy vũ khí trang bị, phá huỷ các công trình kiến trúc quân sự, dân sự. Uy lực sát thương phụ thuộc vào điều kiện địa hình, thời tiết khí hậu. 3/ Bức xạ xuyên: Chiếm 5% năng lượng vụ nổ hạt nhân - Khái niệm: Bức xạ xuyên gồm chùm tia Gama (ó) và dòng Nơtrôn (n) phát ra từ vùng nổ truyền thẳng đi mọi phương với sức xuyên rất mạnh. - Đặc điểm tác hại: + Sát thương sinh lực bằng bệnh phóng xạ (người mệt mỏi, kém ăn, rụng tóc, sốt cao). + Làm thay đổi tính chất của một số dụng cụ điện tử và bán dẫn. Làm hỏng kính ngắm quang học và hỏng phim ảnh khi có lượng chiếu xạ lớn + Gây nhiễm phóng xạ trong đất, trong nước, trong không khí và lương thực, thực phẩm gây tác hại gián tiếp kéo dài. 4/ Chất phóng xạ: Chiếm 10% năng lượng của vụ nổ hạt nhân. - Nguồn gốc: Các chất phóng xạ gây nhiễm xạ gồm các mảnh vỡ hạt nhân và các chất đồng vị phóng x ạ cảm ứng, các hạt nhân chưa phản ứng hết của chất nổ hạt nhân. * Đặc điểm tác hại: + Nhằm sát thương sinh lực bằng các tia phóng xạ (ỏ,õ,ó) gây bệnh phóng xạ hoặc bỏng phóng xạ ( do tia õ) + Gây nhiễm xạ mặt đất trong phạm vi rộng. + Nhiễm xạ vũ khí trang thiết bị kỹ thuật lương thực, thực phẩm, nước uống không khí gây mưa phóng xạ. 5/ Hiệu ứng điện từ: Chiếm 5% năng lượng vũ khí hạt nhân - Khái niệm: Hiệu ứng điện từ là do sự ion hoá các phân tử, nguyên tử không khí dưới tác dụng các tia bức xạ của vụ nổ hạt nhân tạo thành khối lượng lớn các phân tử mang điện tích trong khí quyển gồm electron và các ion. -Đặc điểm tác hại: + Gây ra xung điện từ và tăng mật độ electron trong khí quyển 23
  24. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 + Gây hỏng máy điện tử và máy bán dẫn. + Gây trở ngại cho rađa khi bắt mục tiêu E/ BIỆN PHÁP CHUNG PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN - Khi phát hi ện đối phương sử dụng VKHN phải nhanh chóng triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, binh khí kỹ thuật để ẩn nấp, chú ý tránh xa những vật dễ vỡ, dễ cháy. - Xây dựng hầm hào phải vững chắc, kiên cố, có đủ độ dầy, làm bằng các vật liệu khó cháy. - Kịp thời sử dụng các khí tài chế sẵn hoặc ứng dụng để bảo vệ cơ quan hô hấp và cơ thể. Đồng thời theo dõi sự di chuyển của đám mây phóng xạ để có biện pháp phòng tránh cho phù hợp. - Trường hợp đang vận động trên địa hình bằng phẳng phát hiện vụ nổ hạt nhân phải nằm sấp xuống đất, chân quay về phía tâm nổ hai tay đỡ ngực, dùng ngón tay trỏ nút lỗ tai, đầu cúi xuống đất, úp mặt vào cánh tay, mắt nhắm, mồm há, thở đều. - Khi chất phóng xạ dính bám vào cơ thể phải tiến hành tẩy rửa bề mặt nhiễm xạ bằng các chất tẩy rửa như: nước xà phòng, nước muối, nước axít béo hay luồng không khí nóng lạnh. - Nhanh chóng phân loại bệnh nhân đưa bệnh nhân đi điều trị, cứu chữa kịp thời tại các bệnh viện nơi gần nhất. - Cấm tuyệt đối không được sử dụng nước uống, lương thực, thực phẩm nghi bị nhiễm phóng xạ. II/ VŨ KHÍ HOÁ HỌC 1/ Khái niệm vũ khí hóa học: (VKHH) - VKHH Là loại vũ khí huỷ diệt lớn, mà tác dụng sát thương của nó do độc tính của các chất độc quân sự để gây cho người, sinh vật và phá hủy môi trường sinh thái. - VKHH bao gồm các chất độc quân sự và các phương tiện sử dụng chúng gây tác hại qua con đường ( hô hấp, tiêu hoá, tiếp xúc da, vết thương ). 2/ Phân loại chất độc a/ Phân loại theo thời gian gây tác hại. Theo cách phân loại này chất độc được chia thành 2 nhóm chính: Đó là là chất độc lâu tan và chất độc mau tan. - Chất độc lâu tan: Là loại chất độc sau khi sử dụng vẫn giữ được tính chất sát thương từ vài giờ đến nhiều ngày ( Như: Vx, Ypêrít, Ypêrítnitơ ) - Chất độc mau tan: Là loại chất độc sau khi sử dụng vẫn giữ được tính chất sát thương từ vài phút đến vài chục phút ( Như: CS, BZ, Điphốtgien, Axitxyanhydríc ) b/ Phân theo bệnh lý: gồm 6 loại - Chất độc thần kinh - Chất độc loét da 24
  25. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 - Chất độc toàn thân - Chất độc ngạt thở - Chất độc kích thích - Chất độc tâm thần b/ Phân theo độ độc: gồm 2 loại - Loại gây chết người - Loại gây mất sức chiến đáu 3/ Đặc điểm tác hại cơ bản của vũ khí hóa học. a/ Sát thương sinh lực chủ yếu bằng tính độc. - Vũ khí hóa học gây sát thương người, động vật, thực vật, gây nhiễm độc địa hình không khí bằng độc tính cao, gây tổn thương các bộ phận bên trong cơ thể dẫn đến mắc bệnh toàn thân. - Vũ khí hóa học gây nhiễm độc địa hình, vũ khí trang bị, công sự trận địa gây khó khăn cho hoạt động của đối phương, đồng thời gây ô nhiễm môi trường sinh thái. b/ Pham vi gây tác hại rộng. - Vũ khí hóa học gây sát thương trong phạm vi rộng, và để lại hậu quả lâu dài cho đối phương. - Tác hại của chất độc hóa học phụ thuộc vào điều kiện địa hình thời tiết. c/ Thời gian gây tác hại kéo dài. - Tùy theo ddiiefu kiện khí tượng, địa hình, mật độ nhiễm độc mà mức độ nguy hiểm có thể kéo dài trong khoảng thời gian nhất định. Có những loại chất độc kéo dài đến hàng năm, để lại hậu quả lâu dài. 4/ Một số chất độc chủ yếu gây tác hại cho con người: a/ Chất độc thần kinh Vx: - Tính chất: Thể lỏng, không màu, không mùi, khi sử dụng chuyển sang thể hơi sương, giọt gây nhiễm độc không khí và địa hình. Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và tiêu hóa gây tê liệt hệ thần kinh trung ương, là loại chất độc có độc tính cao nhất hiện nay (chất độc Vx có độc tính cao hơn GB vài lần qua đường hô hấp và hàng chục lần nếu tiếp xúc qua da). - Triệu chứng trúng độc: Đồng tử mắt thu nhỏ, sùi bọt mép, nôn mửa, khó thở, đi đứng không vững, co giật cơ bắp sau chuyển sang co giật toàn thân dẫn đến tê liệt và chết sau ít phút nếu bị liều độc cao và không cấp cứu kịp thời. 25
  26. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 b/ Chất độc loét da Ypêrit (HĐ). - Tính chất: Thể lỏng, sánh như dầu, không mầu, khi sử dụng chuyển sang sương, giọt lỏng gây nhiễm độc không khí và địa hình. Khi xâm nhập vào cơ thể gay tổn thương cơ quan hô hấp và cơ quan tiêu hóa, da, mắt và vết thương dẫn đến nhiễm độc toàn thân. - Triệu chứng trúng độc: + Da bị nhiễm độc thời gian từ 4 đến 6 ngày, da bị tấy đỏ sau đó chuyển sang rộp, phồng và loét da. + Nếu hít phải chất độc loét da sau 1 giờ thấy khô cổ, ho khan, khản tiếng, chảy nước mắt, nước mũi dẫn tới viêm phổi cấp. Giọt độc loét da rơi vào mắt có thể bị mù. + Ăn uống phả i lương thực (thực phẩm) hoặc uống nước nhiễm độc gây bệnh đường ruột, viêm loét bộ máy tiêu hóa, dẫn đến nhiễm độc toàn thân gây hậu quả trầm trọng và có thể chết. c/ Chất độc kích thích CS. - Tính chất: Thể rắn, mầu trắng hoặc vàng nhạt, khi sử dụng chuyển sang thể khói gây nhi ễm độc không khí, kích thích mạnh đường hô hấp và kích thích da. - Triệu chứng trúng độc: Chảy nước mắt, nước mũi, ho khan, đau rát họng, tức ngực, khó thở, da rát đỏ, rộp phồng. d/ Chất độc tâm thần BZ - Tính chất: Thể rắn, mầu trắng hoặc vàng nhạt, không mùi khi sử dụng chuyển sang thể khói mầu trắng hay vàng xanh, gây nhiễm độc không khí. Xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, gây tác hại hệ thần kinh, làm mất sức chiến đấu tạm thời. - Triệu chứng trúng độc: Sau 1 giờ bị nhiễm độc thấy nhức đầu, tức ngực, khó thở, miệng và da khô, nhìn ảo ảnh, nhịp đập của tim tăng, nhiệt độ tăng cao, chảy nước mắt, nước mũi, chân tay run rẩy, hành động như người điên. Sau 5 ngày mới trở lại bình thường. e/ Chất đầu độc - Tính chất chung: Những chất độc hóa học được sử dụng làm chất đầu độc phải có độc tính cao, không màu, không mùi, không vị, dễ hoà tan trong n- ớc và các dung môi hữu cơ. Bền với nhiệt và môi trường, gây tác dụng từ từ. Như: Nicotin; Nọc rắn; Các hợp chất flo hữu cơ ; Các hợp chất vô cơ - Triệu chứng: Khi người bị nhiễm chất đầu độc xuất hiện các triệu chứng: nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng quằn quại, co giật, loạn nhịp tim, khó thở, choáng váng, mất khả ngăng vân động. Nếu bị nhiễm độc nặng có thể dẫn đến tử vong. 26
  27. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 g/ Chất độc diệt cây: Là những hoá chất độc hoặc các dạng pha chế của nó có tác dụng lên cây cối, được dùng để huỷ diệt các loại thực vật gây tổn thất một cách gián tiếp cho đối phương. Chất độc diệt cây ngoài tác hại đối với thực vật còn gây tác hại đối với con người. Như: Chất độc da cam; Chất độc trắng; Chất độc xanh. - Tính chất: Trạng thái thường là thể giọt hoặc bột dùng để diệt cây cối, gây nhiễm độc cho người và gia súc. - Triệu chứng trúng độc: Ăn phải thức ăn bị ngộ độc, đau bụng, viêm loét dạ dày, bị đau bụng. Hít thở phải bị ho, nhức đầu, chất độc rơi vào da gây ngứa, mẩn đỏ. Cây cối bị nhiễm sau vài giờ đến 1 ngày cây bị héo, úa. 5/ Biện pháp chung phòng chống vũ khí hóa học - Khi phát hiện đối phương sử dụng vũ khí hóa học phải nhanh chóng triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, binh khí kỹ thuật để ẩn nấp, đồng thời sử dụng khí tài phòng chống cho phù hợp. - Nếu bị nhiễm độc vào da phải nhanh chóng tiến hành tẩy rửa chất độc ra khỏi cơ thể, tiêu độc cho người và vũ khí trang thiết bị kỹ thuật bằng các vật liệu chế sẵn như. Tiêm thuốc (Atrôpin) vào bắp hoặc uống thuốc tiêu độc khác, hay ứng dụng bằng các dung dịch có tính ô xi hoá khử hay tính kiềm hoặc dùng nước vôi trong, nước tro bếp, nước xà phòng để tiến hành tẩy rửa vết thương và vũ khí, trang thiết bị. - Trường hợp ăn uống phải lương thực, thực phẩm hoặc nước uống nhiễm độc phải gây nôn, làm hô hấp nhân tạo, hút đờm rãi, thấm hút, giữ ấm cho cơ thể đồng thời đưa bệnh nhân đến bệnh viên nơi gần nhất để cứu chữa kịp thời. - Phải chấp hành nghiêm các nội quy,quy định của người chỉ huy và cơ quan chuyên môn khi hoạt động trong khu vực nhiễm độc. III/ VŨ KHÍ SINH HỌC 1/ Khái niệm vũ khí sinh học (VKSH) - VKSH Là loại vũ khí huỷ diệt lớn dựa vào đặc tính gây bệnh hoặc truyền bệnh của vi sinh vật hay độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây bệnh truyền nhiễm cho ngư ời, động vật, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái. - Vũ khí sinh học thường sử dụng trong chiến tranh hiện đại kết hợp với VKHN và VKHH làm mất sức chiến đấu đối phương trên chiến trường và ngay tại hậu phương gây các loại bệnh dịch phá hoại mùa màng, làm rối loạn đời sống nhân dân đối phương. - VKSH: bao gồm bom đạn chứa vi trùng gây bệnh và các thiết bị phun rải đưa vũ khí sinh học đến mục tiêu. Như máy bay, đạn pháo hoặc biệt kích thám báo 2/ Phương tiện sử dụng, cỏch nhận dạng vũ khí sinh học 27
  28. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 - VKSH thường sản xuất dưới dạng đạn pháo và các thiết bị phun rải đặc biệt hoặc thùng chứa các vật đã nhiễm bệnh đưa tới mục tiêu bằng cỏc phương tiện như: tên lửa, pháo, máy bay, tàu chiến Hoặc thông qua lực lượng biệt kích thám báo, gián điệp mang bao gói chứa sinh vật gây bệnh thả vào nguồn nước, lương thực thực phẩm, nhà ở để gieo rắc mầm bệnh cho đối phương. - Vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh là nhân tố chính gây tác hại sát thương của VKSH. - Trạng thái chiến đấu của VKSH thường ở dạng khí, ngoài ra còn dùng các loại côn trùng, chuột đã mang mầm bệnh gây tác hai trực tiếp và lâu dài. - Các loại bom đạn chứa vi trùng đều có cấu tạo kích th ước nhỏ, vỏ mỏmg. Chủ yếu là vỏ bằng can xi, sành sứ, giấy nến. Lợng thuốc nổ thường là ít hoặc là không có. 3/ Một số loại bệnh và cách phòng chống a/ Bệnh dịch hạch - Triệu chứng: Nhức đầu, sốt cao, buồn nôn, đau mình, mắt đỏ, mạch đập nhanh, hạch nổi ở bẹn, nách, cổ. Thời gian ủ bệnh: từ ngày 2 – 5 ngày - Cách phòng chống: Bảo vệ cơ quan hô hấp, tiêm chủng, diệt chuột, tiêm kháng sinh và thuốc đặc hiệu. b/ Bệnh dịch tả - Triệu chứng: Ỉa chảy, nôn mửa nhiều lần, mất nước, cơ thể hạ nhiệt ( 30- 320 C) tim đập nhanh nhưng yếu, huyết áp thấp. Thời gian ủ bệnh: từ ngày 2 – 3 ngày - Cách phòng chống: Vệ sinh ăn uống, tiêm chủng, diệt ruồi, uống kháng sinh, truyền huyết thanh. c/ Bệnh đậu mùa - Triệu chứng: sốt cao ( 39-40)0c, rùng mình nhức đầu, nôn mửa, nổi mẩn khắp người dần dần thành nốt bỏng ( mụn mủ). Mụn vỡ thành vẩy để lại sẹo lõm (rỗ). Thời gian ủ bệnh: Từ 12 – 13 ngày - Cách phòng chống: Chủng đậu, cách ly bệnh nhân đẻ điều trị d/ Bệnh sốt phát ban, chấy rận - Triệu chứng: Sốt cao trên 390c, nhức đầu dữ dội, mắt đỏ, đau bắp thịt, sốt xuất huyết ở ngực, cánh tay. Thời gian ủ bệnh: Từ 10-14 ngày - Cách phòng chống: Diệt chấy rận, vệ sinh thân thể, tiêm vắc xin đặc chủng, dùng kháng sinh trợ tim và truyền huyết thanh e/ Bẹnh thương hàn 28
  29. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 - Triệu chứng: Sốt li bì, mê man và đại tiện ra máu, thủng ruột dẫn đến tử vong nhanh. - Cách phòng chống: Bảo vệ tốt nguồn thức ăn, lơng thực thực phẩm. Cách li ngời bệnh với ngời lành, tiêm chủng vắcxin phòng bệnh. f/ Bệnh than: - Triệu chứng: Sốt nhẹ, có lúc tới 39-400c, kéo dài 5 – 6 ngày, xuất hiện nốt đỏ ngứa sau biến thành nốt sần, sau vài giờ xuất hiện mụn nước, trong chứa dịch đục có máu, mụn vỡ ra để lộ vết loét, hình thành vẩy mỏng mầu đen xuất hiện ở chi,cổ , mặt. - Cách phòng chống: Dùng Pênicilin tiêm vào bắp (một triệu đơn vị) ngày 4 lần trong 7 ngày. Nếu nặng dùng Gamaglobulin, vết loét bôi mỡ Pênicilin truyền dịch, cho thở ô xi thuốc trợ tim, vitamin liều cao. f/ Bệnh cúm: - Triệu chứng: Sốt cao liên tục 39 – 400C kéo dài 4 – 7 ngày, mệt mỏi, ăn ngủ kém, môi khô, lỡi bẩn, mạch đập nhanh, huyết áp dao động, nước tiểu vàng. - Cách phòng chống: Cách li ngời bệnh với người lành, nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Uống thuốc an thần, xông hơi, ăn cháo hành tía tô, ngâm chân tay bằng nước ấm, nhỏ mũi bằng nước tỏi, vệ sinh răng miệng. 4/ Biện pháp chung phòng chống VKSH a. Vệ sinh - Đề phòng vũ khí sinh học *. Vệ sinh phòng dịch: - Thực hiện nếp sống vệ sinh - Tiêm chủng phòng dịch cho người và súc vật. - Diệt côn trùng, diệt chuột gây bệnh truyền nhiễm. *. Đề phòng khi địch sử dụng VKSH : - Sử dụng khí tài phòng hóa chế sẵn hay ứng dụng. - Uống thuốc phòng dịch. - Quan sát, trinh sát, phát hiện kịp thời địch sử dụng VKSH. Nhanh chóng thông báo, báo đ ộng cho các phân đội biết dể có biện pháp chống hiệu quả. b. Biện pháp khắc phục hậu quả - Quan sát, trinh sát, phát hiện kịp thời địch sử dụng VKSH. Nhanh chóng thông báo, báo động cho các phân đội có biện pháp phòng chống hiệu quả. - Đánh dấu khoanh vùng khu nhiễm, xác định ranh giới với khu vực bị nhiễm trùng với khu vực sạch. 29
  30. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 - Diệt trùng khu vực nhiễm. - Tiêu hủy các nguồn gây bệnh, bao gồm các loại côn trùng trung gian mang mầm bệnh như chuột, bọ xít, ruồi, muỗi, ve và các đồ vật quân trang bị nhiễm trùng do địch thả xuống. - Tổ chức theo dõi bệnh dịch và tình trạng sức khỏe của nhân dân trong khu vực nghi ngờ bị địch tập kích VKSH. - Tổ chức cấp cứu, điều trị khi xác định chính xác đối phương sử dụng các loại vi khuẩn gây bệnh. IV/ VŨ KHÍ LỬA 1. Khái niệm - Vũ khí lửa (VKL) là vũ khí tác dụng sát thương phá hoại dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng chất cháy có nhiệt độ cao và ngọn lửa mạnh khi cháy tạo nên. - VKL dùng để sát thương sinh lực và thiêu huỷ vũ khí trang bị kỹ thuật, công trình quốc phòng, kho tàng và các mục tiêu quan trọng khác. - VKL bao gồm: Chất cháy và các phương tiện sử dụng như: Bom, mìn , thùng chứa, lựu đạn, súng phun lửa Chất cháy là cơ sở gây tác hại của VKL. 2. Phân loại a. Phân loại chất cháy theo trạng thái tồn tại - Chất cháy thể rắn. - Chất cháy thể lỏng. - Chất cháy thể khí. b. Phân loại theo thành phần hóa học - Chất cháy cần oxy của không khí - Chất cháy không cần oxy của không khí c. Phân loại theo nguồn gốc của chất cháy - Chất cháy có nguồn gốc từ sản phẩm dầu mỏ ( Xăng, dầu, napan, dầu keo OP – 2, crep - Chất cháy kim loại: Tecmit, Electron, Natri - Chất cháy hỗn hợp: Pyrogen, Trietyl nhôm Chất cháy photpho trắng. 3. Một số chất cháy chủ yếu a. Chất cháy Napan. (NP) - Thành phần: Xăng 92 – 98% + Chất đông dầu M1 hoặc M2 (2 – 8%) + M1 là xà phòng nhôm của một số axit hữu cơ: Axit Panmitic 50%, Axit Oleic 25%, Axit Naphtaric 25%. + M2 gồm 95% M1 với 5% Silicagen ( Để chống vón cục. ) - Đặc tính: Độ dính bám cao, thời gian cháy kéo dài, cần oxy của không khí, dễ mồi cháy, cháy nhiều khói đen; có thể cháy nổi trên mặt nớc. Nhiệt độ cháy: 9000C – 10000C. 30
  31. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 - Phương pháp sử dụng : Được nạp trong bom, đạn, súng phun lửa và các phương tiện khác b. Chất cháy Tecmit : - Thành phần: Oxit sắt :( Fe2O3 ; Fe3O4 ) 76% + Bột nhôm (Al) 24%. Ngoài ra còn một số phụ gia nh Ba(NO3)2, lu huỳnh, chất kêt dính. - Đặc tính: Cháy không cần oxy của không khí, do phản ứng nhiệt nhôm. Cháy ngọn lửa sáng chói, không khói. Nhiệt độ mồi cháy : 11500C – 12500C. + Nhiệt độ cháy ≥ 22000C - Phơng pháp sử dụng: Đợc nhồi, nạp trong bom, đạn, lựu đạn cháy. c. Chất cháy Etylen oxit. - Thành phần: Fropan : C3H8 + Etylenoxit : CH2CH2O - Đặc tính: Là chất cháy thể khí, khi cháy tạo ra đám cháy lan rộng nhanh, tạo ra nớc và CO2 , tạo ra tiếng nổ, áp suất cao phá sập hầm hào + Nhiệt độ cháy tạo ra : 20000C - Phơng pháp sử dụng: Đ ợc nhồi, nạp trong bom, đạn, sử dụng máy bay, pháo binh cho nổ trên không là chủ yếu. d. Chất cháy Phốt pho trắng. - Loại rắn ( WP): Giống sáp ong màu vàng nhạt, mùi khét. - Loại dẻo ( PWP) Gồm WP pha với cao xu trắng tổng hợp có độ ổn định hơn có thời gian cháy dai hơn. - Đặc tính: + Không tan và ấtr ổn định trong nước dùng nước để bảo quản và dập cháy + Tan trong dầu thông (Không dùng thuốc mỡ để bôi và chỗ bỏng + Tự bốc trong khô ng khí ngọn lửa sáng xanh, toả nhiều khói trắng dày đặc, cháy cần nhiều ô xi, nhiệt độ khi cháy đạt 12000C + Khi cháy phốt pho nóng chảy gây cháy ngầm, toả ra khi độc , người bị boảng có thể bị nhiễm độc ảnh hưởng hệ thần kinh, dùng dung dịch CuSO4 để dập cháy và tiêu độc e. Chất cháy Pyrogien: (PT - 1). - Gồm xăng (dầu hoả), bột Magiê hoặc ô xít Magiê và một số chất phụ khác ở dạng dẻo. - Đặc tính: Màu sám dễ bắt cháy, nhiệt độ cháy 1400 - 16000C ngọn lửa vàng khói đen. 4/ Biện pháp chung phòng chống vũ khí lửa a. Biện pháp đề phòng : - Huấn luyện và phổ biến cho mọi ngời những kiến thức về chất cháy, vũ khí lửa - Trang bị cho mọi người trong chiến đấu bao tiêu độc cấp cứu, các dung dịch chữa bỏng. 31
  32. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 - Mọi người thành thạo biện pháp dập cháy trên các đối tượng, biết sử dụng các phương tiện dập cháy ứng dụng tại chỗ như cành cây, vảI bạt, chăn chiếu - Cơ quan, đơn vị phải xây dựng kế hoạch phòng chống cháy nổ. - Bố trí kho tàng phải phân tán, phát quang vành đai chống cháy rộng 20 – 25 m. - Công sự phải làm bằng vật liệu khó cháy. Dọn sạch các vật dễ cháy xung quanh hầm hào. b. Dập cháy: - Phương pháp dập cháy. + Phương pháp làm lạnh (hạ nhiệt độ). + Phương pháp làm loãng: Dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy để làm loãng các chất tham gia phản ứng cháy. + Phương pháp kìm hãm phản ứng cháy. + Phương pháp cách ly: Dùng các chất cháy phủ lên bề mặt, cách ly chất cháy với ô xy trong không khí. - Nguyên tắc dập cháy: + Xác định đám cháy thuộc loại nào ( Chất cháy, diện tích, hớng gió, Ph- ơng án chữa cháy.) + Dập cháy phải dứng đầu gió. + Khi 2 đám cháy cùng lúc thì dập đám nguy cơ lan rộng tr ớc Tập trung lực lơng, phơng tiện chia cắt, ngăn chặn lan truyền + Cấm không phun nớc, bọt vào đám cháy nơi có điện, đất đèn, kiềm . - Thực hành dập cháy: + Dập tắt cháy dầu keo: Lấy đất, cát, hoặc chăn chiếu, bạt trùm lên đám cháy. Sử dụng bình CO2, bình bọt, xe cứu hỏa + Đập tắt đám cháy Photpho trắng: Lấy đất cát, bùn phủ len đám cháy. Phun nớc liên tục, xúc gạt chôn lấp các mảnh Photpho. Th ờng dùng dùng khí tài chế sẵn và ứng dụng để phòng khói độc Photpho. + Dập tắt đám cháy kim loại: Dung nhiều nớc và có áp lực cao phun liên tục. c. Cấp cứu người bị bỏng: * Nguyên tắc chung: - Nếu người vừa bị bỏng vừa bị thương, phải băng bó cầm máu vết thương trước, xử lý vết bỏng sau. - Nếu có triệu chứng nhiễm độc toàn thân thì cấp cứu nhiễm độc trước, xử lý vết bỏng sau. - Xử lý vết bỏng phải kịp thời, chính xác, không để tổn thương thêm hoặc nhiễm trùng, gây khó khăn cho chuẩn đoán và điều trị bệnh ở tuyến sau. 32
  33. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 * Cấp cứu: - Dùng băng vô trùng băng ại,l nếu vết bỏng rộng thì dùng vải sạch phủ lên, không sờ tay vào vết bỏng, không bôi các loại nước vôi, nước mắm, nước giải, nước lá cây đề phòng bị nhiễm trùng. - Không làm vỡ nốt phồng rộp, nếu quần áo bị dính vào vết bỏng để nguyên băng lại. Có thể dùng n ước chè ấm, thuốc tím KMnO4 5%, rượu rửa xung quanh vết bỏng trước khi băng. - Giữ ấm cho bệnh nhân, ăn uống nóng, khiêng nhẹ nhàng về Trạm quân y hoặc bệnh viên nơi gần nhất. - Bị bỏng chất cháy Photpho trắng thì phải dùng nước sạch để dập cháy, sau đó dùng một trong các dung dịch CuSO4 5%, Na2CO3 2 - 8%, H2O2 3% tẩm vào miếng gạc đắp lên vết bỏng băng lại. Chú ý : Không bôi thuốc mỡ lên vết bỏng P hotpho trắng. Không dùng dung dịch CuSO4 quá nhiều để tránh nhiễm độc đồng. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu biện pháp chung phòng chống VKHN ? 2. Nêu biện pháp chung phòng chống VKHH ? 3. Nêu khắc phục hậu quả do VKSH ? 4. Nêu biện pháp dập cháy do VKL ? 5. Nêu biện pháp cấp cứu người bị bỏng? 33
  34. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 BÀI 4: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ QUÂN SỰ I. KHÁI NIỆM CHUNG 1. Khái niệm bản đồ: Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ và khái quát hóa một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất, lên mặt giấy phẳng, theo những tỷ lệ nhất định. Dựa trên cơ sở toán học và những dụng cụ đo đạc chính xác. Các yếu tố trên mặt đất được thể hiện bằng hệ thống ký hiệu. Bản đồ quân sự thường là Bản đồ địa hình: Là tổng hợp các yếu tố dáng đất và địa vật một cách chính xác và chi ếtti thông qua hệ thống các ký hiệu cụ thể, thống nhất rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu theo một quy luật nhất định. 2. Phân loại bản đồ: - Phân loại theo tỷ lệ Bản đồ : + Bản đồ tỷ lệ lớn: ≥ 1: 200.000 + Bản đồ tỷ lệ trung bình : từ 1: 250.000 đến 1: 106 , + Bản đồ tỷ lệ nhỏ: < 1: 106 - Phân loại theo nội dung : + Bản đồ địa lý đại cương: Có tỷ lệ < 1: 106 + Bản đồ địa hình. Có tỷ lệ ≥1: 106 - Phân loại theo mục đích quân sự : + Bản đồ cấp chiến thuật : 1:10.000 – 1:100.000. + Bản đồ cấp chiến dịch : 1: 200.000 – 1:300.000. + Bản đồ cấp chiến lược : 1:500.000 – 1:1000.000. II. CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH 1. Tỷ lệ bản đồ: Tỷ lệ bản đồ là tỷ số so sánh giữa độ dài trên bản đồ và độ dài ngoài thực địa. - Biểu diễn tỷ lệ bản đồ theo 3 cách : + Bằng số : 1: 25.000 + Bằng chữ : 1cm trên bản đồ bằng 250 m thực địa. + Bằng thước tỷ lệ : Biểu diễn bằng hình vẽ ngoài khung phía nam bản đồ * Ba cách biểu diễn trên đều thể hiện trên bản đồ 2- Phép chiếu bản đồ. a- Phương pháp chiếu đồ. Là phương pháp chuyển hình dạng mặt cong của trái đất lên mặt giấy phẳng (bản đồ). Khi chiếu đồ thường có sự sai lệch về cự ly, diện tích và góc hướng. Vì vậy tùy theo các nghành, nghiệp vụ chuyên môn mà người ta ưu tiên chọn phương pháp chiếu đồ cho phù hợp, để hạn chế những sai xót trên. Hiện có 3 Phương pháp chiếu đồ đó là : + Phương pháp chiếu đồ hình trụ. + Phương pháp chiếu đồ hình nón. + Phương pháp chiếu đồ trên mặt phẳng. 34
  35. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 b- Phương pháp chiếu đồ Gauss. - Phương pháp chiếu đồ Gauss là phương pháp phép chiếu theo hình trụ nằm ngang, dựa trên số liệu kích thước quả đất của nhà Bác học người Nga: Kraxovski (1878- 1948) xác định năm 1946 (Ra = 6378245 m; Rb = 6356863 m). Trái đất được chia thành 60 múi dọc theo kinh tuyến, mỗi múi rộng 6 0 kinh độ. Tiến hành chiếu lần lượt từng múi, Đường kinh tuyến chạy giữa múi là đường tiếp xúc của Trái đất và hình trụ (tưởng tượng) gọi là đường kinh tuyến trục, hai đường kinh tuyến hai bên gọi là kinh tuyến mép múi. Sau 60 lần chiếu, cho ta 60 hình chiếu, cắt bổ dọc hình trụ tưởng tượng ra, rồi trải ra trên mặt phẳng thì ta sẽ được hình chiếu của toàn bộ bề mặt trái đất, 60 hình chiếu đó gọi là 60 dải chiếu đồ. 60 Hình dạng của các dải chiếu đồ như sau : Kinh tuyến trục Đường xích đạo K.tây dải chiếu đồ số1 - Số thứ tự của dải chiếu đồ : 1740 1800 1740 Đánh ngược chiều kim đồng hồ bắt đầu từ 1800 - 1800 ÷ 1740 kinh tây dải ch. đồ số 1 - 1740 ÷1680 kinh tây dải ch. đồ số 2 - - 60 ÷ 00 kinh tây dải ch. đồ số 30 - 00 ÷ 60 kinh đông dải ch. đồ số 31 - 60 00 60 - 1740 ÷ 1800 là kinh đông dải ch. đồ số 60. * Với cách đánh thứ tự giải chiếu đồ như vậy Việt nam nằm ở dải chiếu đồ thứ 48 và 49 - Đặc điểm phương pháp chiếu đồ Gauss : - Trái đất được chia thành 60 múi để chiếu, nên đã hạn chế được sự sai số về diện tích, hình dạng, cự ly. - Thực hiện chiếu riêng biệt từng múi, do đó sai số chỉ giới hạn trong từng dải. - Các đường KTTW và đường xích đạo trên bản đồ đều là những đường thẳng và vuông góc với nhau. Đường KTTW được giữ nguyên độ dài như ngoài thực địa. 35
  36. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 - Các đường kinh tuyến mép múi là những đường cong càng xa đường KTTW càng cong nhi ều. Sai số chỉ bằng 1/1000 so với thực tế. c- Lưới ô vuông Gauss. - Cách thành lập lưới ô vuông. Trái đ ất có 60 dải chiếu đồ sẽ thành lập 60 lưới ô vuông riêng bi ệt. Trong mỗi dải chiếu đồ lấy đường kinh tuyến trung ương làm trục dọc và lấy đường xích đạo làm trục ngang làm gốc. Từ đó người ta kẻ những đường thẳng song song, cách đều nhau về hai phía hợp thành lưới ô vuông hay còn gọi là lưới km. (Vì tùy theo tỷ lệ của bản đồ mà các đường thẳng song song này cách nhau một số chẵn km). X Y - Số thứ tự lưới ô vuông . Đánh ngược chiều kim đồng hồ bắt đầu từ 00 1740 1800 1740 - Từ 00 – 60 là kinh đông lưới ô vuông số 1 - - Từ 1740 – 1800 là kinh đông lưới ô vuông số 30. - Từ 180 0 - 1740 là kinh tây lưới ô vuông số 31 XĐ - - Từ 60 – 00 là kinh tây lưới ô vuông số 60 K.đông l.ô Việt Nam nằm ở lưới ô vuông thứ 18, 19 vuông số1 60 00 60 - Quy định của lưới ô vuông. * Quy định kích thước ô vuông theo tỷ lệ bản đồ. - Bản đồ 1 : 25.000. C ứ 4 cm kẻ 1 đường song song, tương ứng với cự ly ngoài thực địa là 1 km. - Bản đồ 1 : 50.000. C ứ 2 cm kẻ 1 đường song song, tương ứng với cự ly ngoài thực địa là 1 km. - Bản đồ 1 : 100.000. C ứ 2 cm kẻ đư1 ờng song song, tương ứng với cự ly ngoài thực địa là 2 km - Bản đồ 1 : 200.000. C ứ 5 cm kẻ 1 đường song song, tương ứng với cự ly ngoài thực địa là 10 km. * Quy định dời trục toạ độ Để trị số Km không mang dấu âm.trong 1 dải chiếu đồ, người ta quy ước dời trục dọc (KTTW) sang phía Tây 500 km, trục ngang ( đường xích đạo) giữ nguyên. 36
  37. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 Kinh tuyến TW 0 km X Đường X đạo Y 500 km * Quy định đổi trục toạ độ. Do góc trong địa lý ngược chiều so với góc trong toán học nên quy định đổi trục toạ độ: Trục dọc theo KTTW ký hiệu là trục X, trục ngang theo đường xích đạo ký hiệu là trục Y. 3- Cách chia mảnh và ghi số hiệu mảnh bản đồ. - Diện tích của bề mặt trái đất rộng khoảng 510 triệu km2. Diện tích của 1 dải chiếu đồ 60 kinh độ rộng khoảng 8.482.000 km2. Vì vậy khi thành lập bản đồ phải thu nhỏ lại rất nhiều lần. Tuỳ theo tỷ lệ thu nhỏ để chia mảnh bản đồ thành nhiều mảnh. Để tiện cho việc sử dụng được dễ dàng người ta phải đặt tên cho các mảnh bản đồ với những ký hiệu riêng gọi là số hiệu mảnh bản đồ. Có 2 cách chia m ảnh bản đồ: + Chia theo lư ới kinh vĩ độ. + Chia theo lư ới ô vuông. Hiện nay thường dùng cách chia theo lưới kinh vĩ độ a - Chia m ảnh bản đồ 1:106 - Trong từng dải chiếu đồ lấy đường xích đạo làm gốc chia lên phía bắc và xuống phía nam từng khoảng 40 theo Vĩ độ, và ghi ký hiệu các khoảng vừa chia bằng chữ cái in hoa: A, B, C, D, Việt Nam nằm trong khoảng C, D, E, F , trong dải chiếu đồ thứ 48, 49. 0 0 Cách chia d ải chiếu đồ với 6 theo Kinh độ và 4 theo Vĩ độ như trên là mảnh bản đồ 1/1000.000. - Cách ghi s ố hiệu:Các mảnh bản đồ nằm phía Bắc đường xích đạo ghi thêm ch ữ N. Các m ảnh bản đồ nằm phía Nam đường xích đạo ghi thêm chữ S trước ký hiệu. Ví dụ: N.F – 48 320 S.F – 48 280 0 H 24 0 G 20 F-48 160 F 1: 1000000 120 E D 80 18 40 C 48 0 B 0 A Đường xích đạo 37
  38. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 b - Chia m ảnh bản đồ 1:100.000 Lấy mảnh bản đồ 1:106 chia thành 144 ô đều nhau và đánh số 1,2,3, .144. theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Mỗi ô có chiều ngang là 30 phút Kinh độ và có chiều dọc là 20 phút Vĩ độ là mảnh bản đồ 1: 100.000. Cách ghi số hiệu: VD: F-48-116 F - 48 - 116 1/ 100.000 F- 48 - 116 - A 1/50.000 A B F- 48 - 116 - D - b 1/ 25.000 C a Db c d c - Chia m ảnh bản đồ 1:50.000 Lấy mảnh bản đồ 1:100.000 chia thành 4 ô đều nhau và ký hiệu A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Mỗi ô có chiều ngang là 15 phút Kinh độ và có chiều dọc là 10 phút Vĩ độ là mảnh bản đồ 1: 50.000. Cách ghi số hiệu: VD: F-48-116-A d - Chia m ảnh bản đồ 1:25.000 Lấy mảnh bản đồ 1:50.000 chia thành 4 ô đều nhau và ký hiệu a, b, c, d theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Mỗi ô có chiều ngang là 7phút 30 giây Kinh độ và có chiều dọc là 5 phút Vĩ độ là mảnh bản đồ 1: 25.000. Cách ghi số hiệu: VD: F-48-116-A- b III. KÝ HIỆU TRÊN BẢN ĐỒ 1. Khái niệm. Ký hiệu là tiếng nói của bản đồ được thể hiện bằng màu sắc, hình vẽ, chữ và số thể hiện theo một quy ước nhất định, thống nhất cụ thể, rõ ràng nhưng đơn giản dễ nhớ, dễ hiểu. Yêu cầu : Hệ thống ký hiệu phải sinh động và mang tính tượng trưng, tượng hình cao, phải bảo đảm độ chính xác. 2. Các hình thức thể hiện ký hiệu. a. Ký hiệu bằng hình vẽ. - Ký hiệu vẽ đúng theo tỷ lệ bản đồ: Được dùng thể hiện những địa vật có kích thước lớn ( như làng mạc, thành phố); biểu thị đúng mối liên hệ giữa các địa vật trên bản đồ và ngoài thực địa. - Ký hiệu vẽ 1/2 tỷ lệ : Là ký hiệu biểu thị đúng mối tương quan về chiều dài còn chiều rộng thì không biểu thị đúng tỷ lệ được. Ký hiệu này thường dùng cho những địa vật dài như đường sá, sông, đường điện 38
  39. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 - Ký hiệu không vẽ theo tỷ lệ : Dùng để thể hiện cho những địa vật có kích thước nhỏ, nhưng có tính chất quan trọng cần thể hiện trên bản đồ, chủ yếu về mặt định hướng. Thường dùng ký hiệu bằng phương pháp tượng trưng hoặc tượng hình ( VD: Cây độc lập, đình, chùa ) b. Ký hiệu bằng màu sắc. Là phương tiện tạo hình mạnh tăng tính trực quan của bản đồ cho sinh động - Màu đen : Chỉ vị trí địa vật như : Cầu, nhà máy, nhà ga, địa vật độc lập (đình, chùa, cây độc lập). - Màu xanh nhạt: Chỉ nước - Màu nâu : Chỉ dáng đất, đường sá. - Màu xanh lục : Chỉ rừng. - Màu đỏ : Chỉ khu vực dân cư thành phố, thị xã ( Có trên 60% là nhà vĩnh cửu) c. Ký hiệu bằng chữ, số Chữ và số dùng trên bản đồ rất hạn chế. Chữ thường dùng để chỉ địa danh, số dùng giải thích rõ thêm tính chất của địa vật. VD : HÀ NỘI ; HÀ TÂY; Cây thông : - Cây cao 15m - Đường kính: 0,5m 15 0,5 Tất cả các ký hiệu trên được ghi chú ở phía nam ngoài khung bản đồ 3. Quy định vị trí chính xác ký hiệu trên bản đồ a. Ký hiệu có dạng hình học cơ bản cân đều . . . - Vị trí chính xác tại tâm hình. b. Ký hiệu có hình cân đáy - Vị trí chính xác tại điểm chính giữa đường đáy . . c. Ký hiệu có hình chân góc vuông - Vị trí chính xác tại chân của góc vuông . . d. Ký hiệu có hình đáy rỗng - Vị trí chính xác tại điểm giữa của đường tưởng . . tượng của đáy e. Ký hiệu có hình dạng hỗn hợp - Vị trí chính xác là lấy theo hình dưới. 39
  40. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 4. Ký hi ệu dáng đất Ký hiệu dáng đất được thể hiện trên bản đồ thông qua đường bình độ. a- Cách xây dựng đường bình độ Giả sử có một trận mưa lũ làm nước dâng ngập toàn bộ địa hình cứ mỗi khoảng cao đều h để lại trên địa hình một đường ngấn nước. Chiếu bằng những đường ngấn nước đó lên mặt phẳng (bản đồ ), thu theo tỷ lệ của bản đồ ta được các đường cong kép kín gọi là đường bình độ. Vậy đường bình độ là những đường cong kép kín nối liền các điểm có cùng một độ cao trên mặt đất so với mặt nước quy ước (Mặt nước Biển) h h llll l - h: Là khoảng cao đều Đường bình độ - l : Là cự ly phẳng ngang b. Các lo ại đường bình độ trên bản đồ - Đường bình độ con (Đường bình độ cơ bản): Thể hiện dáng đất một cách cơ bản, được vẽ bằng nét liền mảnh màu nâu - Đường bình độ cái: Thể hiện dáng đất một cách tổng quát được vẽ bằng nét liền đậm màu nâu trên đường này có ghi trị số độ cao. - Đường bình độ giữa: Dùng để biểu diễn nửa khoảng cao đều h ở những nơi đường bình độ quá thưa (chỗ dốc thoai thoải) được vẽ bằng nét mảnh đứt đoạn dài màu nâu - Đường bình độ phụ: Biểu diễn nơi địa hình thay đổi đặc biệt, được Vẽ bằng nét đứt đoạn ngắn màu nâu c. Đặc điểm của các đường Bình độ - Đường Bình độ luôn là những đường cong khép kín. - Hai đường Bình độ đối xứng nhau có cùng độ cao. - Đường Bình độ càng xít độ dốc càng lớn và ngược lại. - Đường Bình độ cách đều nhau biểu thị độ dốc đều. - Đường Bình độ lúc thưa lúc xít trên một sườn dốc biểu thị sườn dốc hình lồi lõm 40
  41. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 - Đường Bình độ ở chân núi xít càng lên đỉnh càng thưa biểu thị mặt dốc lồi. Ngược lại chân núi thưa càng lên đỉnh càng xít, biểu thị mặt dốc lõm. d. Bảng quy định độ cao các đường bình độ theo tỷ lệ bản đồ TỶ LỆ BẢN ĐỒ 1 : 25.000 1 : 50.000 1: 100.000 1: 200.000 ĐƯỜNG BÌNH ĐỘ Đường bình độ con ( cơ bản ) 5 m 10 m 25 m 50 m Đường bình độ cái 25 m 50 m 100 m 200 m Đường bình độ giữa 2,5 m 5 m 12,5 m 25 m Đường bình độ phụ Tùy theo địa hình có ghi chú cụ thể III- GIẢI THÍCH KHUNG BẢN ĐỒ. 1- Khung bản đồ Là những đường nét thẳng vẽ xung quanh bản đồ, đường khung trong in nét mảnh, đường khung ngoài in nét đậm, hai đường này cách nhau 1 cm. Đường khung trong là đường giới hạn mảnh bản đồ. 2. Giải thích phần ngoài khung bản đồ a- Hướng của bản đồ Trên bản đồ người ta quy định mép trên là hướng bắc, dưới là hướng nam, mép phải là hướng đông, mép trái là hướng tây. Trong thực tế có 3 hướng bắc: Hướng Bắc thật, Bắc từ ( địa bàn) và Bắc ô vuông. Ba góc này thường lệch nhau và người ta ghi chú độ lệch đó ở phía nam khung bản đồ. Căn cứ vào giản đồ góc lệch đó để điều chỉnh lấy hướng Bắc thật b- Mép trên + Phần chính giữa : Tên mảnh và số hiệu mảnh. + Góc trái : Ghi tên địa phương có trong mảnh. + Góc phải : Thước chia độ từ thiên, độ mật, sơ đồ chắp ghép mảnh. c- Mép dưới + Phần chính giữa : Tỷ lệ bản đồ, thước tỷ lệ, sơ đồ góc lệch của 3 hướng bắc. + Góc trái : Ghi một số ký hiệu thường gặp. + Góc phải : Ghi tiếp ký hiệu, thước đo độ dốc, nơi và năm sản xuất bản đồ, hệ thống cao độ làm bản đồ, số lượng điều chỉnh. 3. Giải thích giữa 2 đường khung bản đồ Chính giữa các đường khung có ghi số hiệu của các mảnh tiếp giáp. 41
  42. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 a. Lưới ô vuông ( lưới km) Ở đầu các đường kẻ ngang và dọc của lưới ô vuông có ghi các trị số. Trong đó gần góc khung bản đồ chân đường ngang, đường dọc có ghi đầy đủ các trị số, còn lại chỉ ghi 2 chữ số nét đậm và to hơn (đó là trị số Km) dùng để xác định toạ độ chẵn. Ý nghĩa của các số đó như sau : VD1 : Tại chân đường dọc ghi 186 05 Hai số đầu ( 18 ) là số thứ tự của lưới ô vuông. Ba số còn lại ( 605 ) Chỉ trị số Km từ đường dọc ô vuông đó cách trục 0 km của dải chiếu đồ là 605 km. Vì vậy nó sẽ cách đường KTTW của dải chiếu đồ đó là: 605 km – 500 km = 105 km. VD2 : Tại chân các đường kẻ ngang ghi : 17 83 Ghi trị số Km của đường ngang cách đường xích đạo là 1783 Km. b. Lưới kinh, vĩ độ. - Lưới kinh, vĩ độ được biểu diễn trên bản đồ bằng các đốt đậm, nhạt nằm sát đường khung ngoài của bản đồ. Trong đó mép phía Bắc và phía Nam là các đốt kinh độ; mép phía Đông và phía Tây là các đốt vĩ độ. Ở 4 góc khung bản đồ ghi đầy đủ trị số Kinh độ, Vĩ độ của đường khung trong bản đồ, còn lại được thể hiện bằng các đốt đậm nhạt. VD: Vĩ độ 20010’ Kinh độ 1050 30’ 00” ’ - Các bản đồ có tỷ lệ từ: 1: 25.000 đến 1: 200.000 mỗi đốt kinh, vĩ độ tương ứng là 001 . Các đốt ở góc khung bản đồ được chia thành 6 khoảng mỗi khoảng tương ứng là 10” - Bản đồ tỷ lệ: 1:25.000 Chiều dài 1 đốt kinh độ là 69 mm. Chiều dài 1 đốt vĩ độ là 73,5 mm - Bản đồ tỷ lệ : 1/ 50.000 Chiều dài 1 đốt kinh độ là 36 mm. Chiều dài 1 đốt vĩ độ là 37,5 mm IV. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ Khi sử dụng Bản đồ chúng ta phải biết đo đạc, tính toán các số liệu cần thiết cho việc lập kế hoạch tác chiến hành quân. Như tính toán xác định tọa độ cho việc chỉ thị mục tiêu; xác định độ cao cho việc lập đài quan sát hay xác định độ dốc cho việc sử dụng binh khí kỹ thuật, phương tiện cơ động chiến đấu.v.v Có vậy mới phát huy hết tác dụng của Bản đồ trong việc chỉ huy bộ đội chiến đấu. 1- Đo cự ly, diện tích a - Đo cự ly - Đo đoạn thẳng và đường gấp khúc: Dựa và tỷ lệ bản đồ và thước tỷ lệ thẳng trên bản đồ để đo tính - Đo đường cong: Dùng sợi chỉ màu dúng nước uốn theo đường cong đánh dấu hai đầu duỗi thẳng và đo như đoạn thẳng. - Dùng La bàn nhiều tác dụng để đo. 42
  43. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 b. Đo tính diện tích trên bản đồ Dựa vào lưới ô vuông trên bản đồ để đo tính diện tích - Đo tính diện tích ô vuông đủ: S = a 2 S là diện tích của 1 ô vuông a là cạnh của 1 ô vuông - Đo tính diện tích ô vuông thiếu: Xác định St nằm trong ô vuông đủ ta làm như sau : Chia mỗi cạnh ô vuông thành 10 phần bằng nhau, sau đó kẻ các đường giao nhau vuông góc ta sẽ có 100 ô vuông nhỏ. S St = Px 100 Trong đó : St Là diện tích ô vuông thiếu cần tìm P Là tổng số ô vuông nhỏ đủ + với số ô vuông nhỏ thiếu đã quy chẵn. S /100 Là diện tích 1 ô vuông nhỏ đủ ⇒ Công thức tính diện tích 1 khu vực: A = n.S + ∑St Trong đó: A là diện tích khu vực cần tính n là số ô vuông lớn đủ * Ngoài cách tính nêu trên ta có thể tính diện tích một khu vực bằng cách chia khu vực thành các dạng hình học cơ bản để tính diện tích, hoặc tính bằng phương pháp tích phân. 2. Xác định toạ độ, chỉ thị mục tiêu. a. Tọa độ sơ lược(4 số) - Trờng hợp sử dụng: trong ô vuông tọa độ chỉ có một đối tượng mục tiêu M hoặc nhiều mục tiêu có tính chất khác nhau. - Khi xác định tọa độ sơ l ược phải tìm 2 số cuối cùng của đường hoành độ (Đường ngang bên dưới Xc) và 2 số cuối của đường tung độ (Đường dọc bên trái Yc ) - Khi chỉ thị mục tiêu viết tên hoặc ký hiệu mục tiêu (XY), tọa độ XY viết liền không có dấu chấm phẩy gạch ngang. Ví dụ: toạ độ sơ lược: Trạm xăng (1653) b. Toạ độ ô 4. Sử dụng khi trong ô vuông ọat độ có nhiều mục tiêu tính chất giống nhau, khi dùng tọa độ sơ lợc dễ nhầm lẫn. - Cách xác định: Chia ô vuông tọa độ sơ lược thành 4 phần bằng nhau, đánh dấu bằng chữ cái in hoa A, B, C, D từ trái qua phải từ trên xuông dưới. Chỉ thị mục tiêu: Viết tên, ký hiệu mục tiêu (M) kết hợp với tọa độ sơ lược XY và ký hiệu chữ của từng ô. Ví dụ: Trạm xăng (1653C) c. Tọa độ ô 9 Khi chỉ thị mục tiêu viết tên mục tiêu (M) với tọa độ sơ lợc (XY) và ký hiệu số của từng ô. Ví dụ: trạm xăng: (16539) 43
  44. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 d.Toạ độ chính xác - Là toạ độ dùng trị số độ dài để xác định toạ độ của một điểm nằm trong một ô vuông toạ độ, ta tìm ra độ chênh về mét so với hệ trục gốc hoặc toạ độ sơ lược của điểm đó. Độ chênh về X gọi là ∆x, độ chênh về Y gọi là ∆y - Muốn xác định tọa độ ô vuông chính xác của điểm trên mặt phẳng bản đồ khi biết vị trí điểm đó trên bản đồ ta tiến hành theo 3 bước sau : + Bước 1 : Xác định tọa độ ô vuông chẵn chứa điểm đó: ( Tọa độ sơ lược ). Tọa độ ô vuông chẵn gồm 4 số. Được xác định bằng 2 số cuối của đường ngang bên dưới là giá trị (Km) theo trục X. Và 2 số cuối của đường dọc bên trái là giá trị (Km) theo trục Y. của ô vuông chứa điểm đó Khi đọc hay viết bao giờ cũng viết tung độ trước và hoành độ sau, viết liền (XY) VD : Cây thông có toạ độ chẵn: Xc = 06 km Yc = 53 km + Bước 2: Xác định tọa độ ô vuông lẻ Từ điểm cần xác định toạ độ kẻ 2 đường vuông góc đến đường ngang phía dưới và đường dọc bên trái của ô vuông chứa điểm đó . Đo khoảng cách từ điểm đó đến chân đường vuông góc. Theo trục X ký hiệu là ∆X, theo trục Y ký hiệu là ∆Y Nhân các khoảng cách đó với mẫu số tỷ lệ Bản đồ ta được giá trị ∆X và ∆Y ngoài thực địa (toạ độ ô vuông lẻ), đơn vị tính bằng (m) + Bước 3: Toạ độ ô vuông chính xác của điểm cần xác định là: Ký hiệu địa vật X = X + ∆X M c Y = Yc + ∆Y Như vậy toạ độ ô vuông chính xác của điểm M bất kỳ thực chất là xác định độ chênh l ệch về m của điểm M đó so v ới trục toạ độ gốc (X,Y). - Cách viết toạ độ chính xác: M(XY) - Ví dụ: Xác định toạ độ ô vuông chính xác của cây thông như hình vẽ sau: Biết tỷ lệ bản đồ 1: 25.000 mm + Xác định toạ độ ô vuông chẵn ∆Y =15 Xc = 06 ( km ) mm Y c= 53 ( km ) ∆X = 20 + Xác định toạ độ ô vuông lẻ: 06 Áp dụng tỷ lệ bằng chữ ta có: 53 1cm trên bản đồ tương ứng bằng 250 m ngoài thực địa ⇒ ∆X = 2. 250 = 500 (m) ∆Y = 1,5 . 250 = 375 (m) + Tọa độ chính xác của cây thông là: X = 06 km + 500 m = 06500 m Y = 53 km + 375 m = 53375 m Cách viết toạ độ ô vuông chính xác của cây thông là: (0650053375 ) 44
  45. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 BÀI 5: CẤP CỨU BAN ĐẦU VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH I. HỆ THỐNG NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BĂNG BÓ CHUYỂN THƯƠNG 1. Nguyên tắc băng: - Băng kín vết thương, không bỏ sót vết thơng: cần kiểm tra vết thương trước khi băng, đặc biệt khi bị thương vào ban đêm, khi bị nhiều vết thương trên cơ thể. - Băng đủ chặt: không băng lỏng quá vì gây chảy máu hoặc tuột băng trong quá trinh vận chuyển, không băng chặt quá vì gây cản trở quá trình lu thông máu. Không làm ô nhiễm vêt thương, làm bẩn vết thương trong quá trình băng. - Băng sớm, băng nhanh nhằm giảm đau, hạn chế sự mất máu và tránh ô nhiễm vết thương giúp cho các tuyến sau điều trị có hiệu quả. Nếu vết th ương nhẹ, băng sớm vẫn có thể tiếp tục chiến đấu. 2. Các kiểu băng cơ bản : a. Băng vòng xoắn : Băng vòng xoắn là đa cuộn băng đi nhiều vòng từ dới lên trên theo chiều xoắn lò xo hoặc nh hình con rắn cuốn quanh thân cây. Cách băng: Sau khi ã đ đặt gạc phủ kín miện g vết th ương, đặt đầu ngoài cuộn băng ở dưới vết thương. Tay trái quay đầu cuộn băng, tay phải giữ cuộn băng ngửa lên trên, vòng băng sau đè lên 2/3 vòng băng tr ớc cho đế khi vết thương được phủ kín. Đầu cuối của băng đợc cố định cho thật chặt bằng cách dùng kim băng hoặc xé đôi đoạn cuối cuộn băng sau đó buộc chặt vừa phải ở phía trên vết thương. Chú ý: Kiểu băng này th ường áp dụng để băng các vết thương ở các đoạn chi trên, chi dới, vùng ngực, vùng bụng. Các vòng băng phải cuốn đều nhau và xiết tư- ơng đối chặt. b. Băng số 8 : Là kiểu băng đa cuộn băng vòng theo hình số 8. Kiểu băng này phức tạp hơn, nhưng rất phù hợp với những vết thương ở vùng vai, nách, bẹn mông, cẳng tay, gót chân, đùi, cẳng chân, tuỳ theo vị trí vết thơng định băng mà đa cuộn băng số 8 to hay nhỏ khác nhau. 3. Thực hành băng vết thương ở một số vị trí trên cơ thể : a. Băng vai - băng nách theo kiểu số 8 : Băng 2 vòng đầu ở phía trên vết thương, để cố định đoạn đầu của băng. Đa cuộn băng vòng theo hình số 8, hai v òng số 8 luồn dới 2 nách và bắt chéo nhau ở trớc vùng vai bị thương, đầu còn lại cố định và cánh tay trên b. Băng ngực : Đặt đường băng đầu tiên đi chéo từ dới rốn lên vai trái vòng ra sau lng, đầu băng để tha một đoạn đủ để buộc 2 đầu băng với nhau. Băng vòng xoắn quanh ngực từ 45
  46. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 dưới lên trên, các vòng băng cuốn tương đối chặt, nhất là đối với vết thương ngực hở. Đường băng cuối cùng vòng ra sau lng vắt qua vai trước để buộc với đầu băng. c. Băng bụng : Đầu tiên phủ gạc lên vết thương, nếu có phủ tạng lòi qua vết thương không được nhét vào ổ bụng mà cuốn gạc vòng tròn hình vành khăn. Sau đó úp lên trên vết thương,băng hai đầu đè lên nhau giữa cuộn băng. Tiếp đó băng theo kiểu số 8 một vòng, đi trên vành khăn một vòng đi d ới vành khăn cho tới khi phủ tới vết thương, đầu còn lại của băng cố định bằng kim băng. d. Băng bẹn, băng mông theo kiểu số 8 : Băng hai vòng đè lên nhau, ở vị trí 1/3 trên đùi để cố định đầu băng. Băng theo hình số 8, vòng trên cuốn lên hai màu chậu, bắt chéo trước bẹn, rồi vắt ra sau đùi. Băng nhiều vòng số 8 cho đến khi che kín vết thương, đầu còn lại của băng cố định bằng kim băng. e. Băng đầu gối, gót chân khuỷu tay : Băng theo kiểu số 8 đầu tiên cố định hai vòng bên d ới gối(gót chân, khuỷu tay), đa tiếp cuộn băng theo hình số 8 quia kheo vòng lên gối cho đế khi kín vết thư ơng, sau đó cố định đầu băng bằng kim băng. g. Băng bàn chân, bàn tay theo kiểu số 8 : Băng vòng đầu tiên gốc ngón tay, ngón chân, sau đó đa cuộn băng theo hình số 8 vòng sau cổ chân, cổ tay và bắt ở mu bàn tay, bàn chân đầu còn lại cố định buộc vào bàn tay, bàn chân. h. Băng trán theo kiểu vành khăn : Băng theo kiểu hình tròn từ trán ra sau gáy sao cho đường băng trán nhích dần lên từ trên xuống dới và đường băng sau gáy nhích dần lên từ dưới lên trên. i. Băng đầu theo kiểu quai mũ : Buộc một đầu băng vào vai trái ( nếu người bị thương nhẹ có thể cho thương binh cầm một đầu băng) đa cuộn băng vắt ngang từ đầu trái sang phải, sau đó gấp ngược trở lại xoắn vào đoạn băng chỗ mang tai, vòng một vòng qua trán, qua gáy từ đó qua mang tai vắt lên đỉnh đẫu xoắn đoạn mang tai bên đầu cố định vắt tiếp tục che kín vết thương đầu còn lại buốc cố định với đầu băng chờ ở vai trái dới cằm như quai mũ. 4. Chuyển thuơng: Tuỳ theo địa hình, điều kiện thời tiết tình trạng của vết thương, khoảng cách vận chuyển mà sử dụng phơng tiện tải thơng cho phù hợp nh: Cõng thơng binh, mang Thương binh bằng đai số 8, dìu th ương binh, bò vận chuyển th ương binh khênh thương binh bằng káng, bằng võng. a. Mang thương binh bằng tay : Mang thương binh bằng tay áp dụng trong chiến đấu để chuyển th ương binh ở những khoảng cách ngắn nh: bò chuyển thương binh, bế chuyển th ương binh, cõng chuyển thương binh. b. Mang thương binh bằng dây đai : 46
  47. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 Biện pháp mang thương binh bằng dây đai rất phù hợp với địa hình rừng núi vì hai tay người tải thương được tự do để có thể bám nắm, leo trèo, ( không áp dụng đối vơi thương binh bị gãy xương cột sống và gãy xương chi dưới) c. Khiêng thương binh bằng cáng - Bằng võng : Vận chuyển thương binh bằng káng, bằng võng là biện pháp phổ biến, thường dùng nhất. Cáng võng là biện pháp an toàn thuận lợi nhất cho thương binh. II. CẤP CỨU BAN ĐẦU VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH. 1. Đặc điểm của vết thơng chiến tranh. a. Vũ khí lạnh : Các tổn thương do vũ lạnh gây ra nhìn chung tư ơng đối đơn giản, ít để lại di chứng. b. Vũ khí nổ thông thường : Vũ khí nổ sát thơng bằng tác động trực tiếp của đầu đạn, mảnh phá, viên bi trong bom đạn gây nên vết thương chợt vết thơng xuyên, vết thương dập nát nhiều ngõ ngách, vết thư ơng gãy, vết th ơng mạch máu, vết thương thần kinh, vết thương các tạng trong cơ thể. Các loại vũ khí nổ sát thương bằng tác động của sức nổ như: bom, mìn, phá nổ, gây sức ép m ạnh đối với người ở gần tâm nổ tạo chấn thương kín ở các tạngcó khi rấ nặng. c. Vũ khí hạt nhân : Vũ khí hạt nhân nổ tạo ra các nhân tố sát thương như: sóng xung kích, bức xạ quang, bức xạ xuyên, chất phóng xạ gây nên các tổn thương hỗn hợp làm cho vết thương năng và phức tạp. Một người có thể bị đồng thời các tổn thương như: bỏng và bệnh phóng xạ, bỏng và trấn thương. d. Vũ khí hoá học : Loại vũ khí sử dụng chất độc hoá học chứa đựng trong tên lửa, bom, đạn pháo, VKHH gây ô nhiễm khí quyển, mặt đất, gây tổn thương hàng loạt đối với người và động vật, gây ô nhiễm nguồn nớc, lương thực, thực phẩm phá hoại cây cối, mùa màng. Đặc điểm của những tổn thương do vũ khí hoá học gây ra là: Nhiễm độc toàn thân Nhiễm độc thân kinh Gây loét da Gây ngạt thở. d. Vũ khí sinh học : Vũ khí sinh học là các loại vũ khí chứa các loại vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố do một số loại vi c trùng tiết ra để gây bênh và truyền bệnh cho người. Địch có thể dùng gián điệp, biệt kích trực tiếp làm ô nhiễm các nguồn thức ăn, nớc uống; hoặc có thể dùng đạn pháo, bom chứa côn trùng, vi sinh vật gây bệnh. Khi bom đạn nổ vi sinh vật, côn trung tung ra xung quanh làm ô nhiễm hoặc dùng máy bay phun thành các đám mây vi sinh vật dạng sương làm nhiễn một vùng rộng lớn. 47
  48. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 Vũ khí sinh học thường gây bùng nổ các vụ dịch lớn, nhiều người mắc trong một thời gian ngắn, triệu chứng rất da dạng, khó chuẩn đoán. Tuy nhiên khi mầm bệnh vào cơ thể ngời có gây bệnh được hay không còn phụ thuộc vào sức đề kháng (miễn dịch) của từng người. 2. Cấp cứu ban đầu vết thương do vũ khí nổ ( Vũ khí thông thường ) a. Khái niệm về vết thương kín - Vết thương hở : Vết thương kín : Là vết th ương không bị rách da hoặc chảy máu bên ngoài, thư ờng gọi là chấn thương như: chấn thương ngực kín, chấn thương bụng kín do sức ép của bon, đạn nổ sập hầm, đổ cây loại vết thương này cũng rất nguy hiểm cần đợc phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Vết thương hở : Là loại vết thương rách da và các mô, gặp rất phổ biến trong các vết thương chiến tranh. Tuỳ theo tính chất tổn th ơng để phân biệt vết th ơng phần mềm, vết thơng mạch máu, vết thương gãy xương, vết bỏng, vết thương có tổn thương phủ tạng. b. Vết thương phần mềm : Là vết thương có tổn thương da, gân cơ trong đó cơ là chủ yếu. Đặc điểm của vết thương phần mềm : Vết thương ở các bộ phận khác đều kết hợp có tổn thương phần mềm Vết thương phần mềm đợc sử lý tốt là cơ sở cho việc điều trị tốt đối với các tổn thương khác như: gãy xương, vết thương thần kinh, Những vết thương do mảnh phá bom đạn thương bị dập nát nhiều ngỏ ngách. Biến chứng: Tất cả vết thương do vũ khí nổ đều bị ô nhiễm. Nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ ở vết thương phụ thuộc vào những yếu tố sau: + Các mô dập nát và hoại tử, di vật càng nhiều nhiễm khuẩn càng nặng. + Vùng bị thương càng nhiều khối cơ dày ( mông, đùi, bắp chân ) càng bị nhiễm khuẩn nặng. + Sức đề kháng của thương binh kém cũng làm cho nhiễm khuẩn nặng thêm. Cấp cứu đầu tiên ( sơ cứu ) : + Băng vết thương: Nhằm bảo vệ vết thương không bị ô nhiễm thêm, cầm máu tại vết thương, hạn chế đợc những biến chứng xấu. + Nhanh chóng đa thương binh ra khỏi nới nguy hiểm, cất dấu th ương binh vào nơi tương đối an toàn, tổ chức vận chuyển về cơ sở điều trị. c. Vết thương mạch máu: Đặc điểm của vết thương mạch máu: + Phần lớn vết thương mạch máu là có kết hợp với các tổn thương phần mềm, gãy xương, đứt dây thần kinh, thường là phức tạp cấp cứu điều trị tương đối khó khăn. 48
  49. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 + Vết thương do đạn súng trường, súng máy, hoặc do mảnh đạn đều có thể gây tổn thương mạch máu từ nhỏ đến dập nát, đứt hẳn. + Vết thương gãy xương có nhiều mảnh x ương sắc cạnh cũng có thể gây thủng, rách hoặc đứt mạch máu trong quá trình vận chuyển thương binh. + Nguy hiểm nhất là các loại tổn thương động mạch lớn, tổn thương động mạch tứ chi ( loại này thờng hay gặp ). Biến chứng : + Choáng do mất máu nhiều dẫn đến tử vong. + Vết thương mạch máu đều bị ô nhiễm + Chảy máu lần thứ 2 ( chảy máu thứ phát ). Cấp cứu đầu tiên ( sơ cứu ) : Khi có vết th ương mạch máu phải cầm máu tạm thời nhanh và tôt ở tại nơi bị thương là rất quan trọng và cần thiết để cứu sống thương binh. Yêu cầu cầm máu tạm thời là : Khẩn trương nhanh chóng, đúng chỉ định theo yêu cầu của vết th ơng, biện pháp cầm máu tạm thời phải tùy theo tính chất chảy máu. d. Vết thương gẫy xơng : Nhng vết thương gãy xương trong chiến tranh phần lớn là gãy xương hở do mảnh đạn, bom, mìn gây nên, nhng cũng có thể gãy xơng kín. Đặc điểm của vết thơng gãy xương : + Đối với vết thương gãy xương kín : da không rách, có thể da chỗ gãy xương bị bầm tím, cũng có thể đầu xương gãy đội mặt da lên, ấn vào chỗ xương gãy có tiếng kêu lạo sạo. Chi bị gãy không tự vận động đợc mà bị biến dạng so với bên lành. + Đối với vết thơng gãy xơng hở: da bị rách mô xung quanh chỗ gãy xơng bị dập nát có thể nhìn thấy đầu xơng gãy hoặc một số mảnh xơng vụn theo ra ngoài vết th- ơng. Chi bị gãy không tự vận động đợc mà bị biến dạng so với bên lành. Biến chứng : Choáng do đau đớn và mất máu ( nhất là vết thương gãy xương lớn nh xương đùi, xương chậu), nhiễm khuẩn nặng. Cấp cứu đầu tiên ( sơ cứu ): Khi thương binh gãy xương, động tác cấp cứu phải làm theo thứ tự sau: + Cầm máu tạm thời ( Nếu kèm theo đứt mạch máu ) + Băng ( đối với vêt thương hở ) + Cố định tạm thời gãy xương + Đa thương binh và nơi tương đối an toàn để chờ vận chuyển về tuyến sau. e. Bỏng : Bỏng trong chiến tranh do các loại vũ khí gây cháy nh: bom Napan, chất lân trắng, súng phun lửa, đạn và mìn cháy, các loại tên lửa và vũ khí hạt nhân, 49
  50. Môn học: Giáo dục Quốc phòng –An ninh Tài liệu học phần 3 Cấp cứu khi bị bỏng : + Dập tắt lửa bằng nước, chăn, vải, cát, nếu lửa Napan phải ngâm vùng cơ thể đang cháy xuống nước mới dập tắt được. + Bỏng do chất lân phải dùng băng ướt có thể dùng Sunfast đồng 5% hoắc thuốc tím 3% hoặc n ớc vôi 5% đắp lên vết bỏng ( không đợc bôi thuốc mỡ lên vết bỏng trước khi băng ) + Băng các vết bỏng, không làm vỡ nốt phồng, băng hơi ép chặt để tránh thoát huyết tương, băng phải vô khuẩn ( không đợc bôi bất cứ một thứ gì lên vết bỏng trư- ớc khi băng, trừ bỏng do lân ) + Nếu bỏng quá rộng không thể băng đợc, có thể dùng vải, chăn, màn sạch dắp lên vết bỏng. + Về trạm quân y cho thuốc giảm đau, cho uống nớc muối và Nabica, cho uống từng ngụm nế thương binh nôn ngừng cho uống khi hết nôn lại tiếp tục cho uống, ủ ấm và vận chuyển nhẹ nhàng về tuyến sau. f. Tổn thương do vùi lấp : Nguyên nhân gây ra tổ thơng vùi lấp : Trong chiến tranh bom, đạn có thể làm sập đổ nhà cửa, hầm, hào, công sự; đ- ường hầm gây tai nạn vùi lấp. Trong hoà bình tại nạn này cũng thờng gặp nh ma bão làm sụt nở đất đá, nhà cửa, Bệnh nhân bị vùi lấp có khi cả ngời hoặc một phần cơ thể. Khi bị vùi lấp nguy cơ trớc mắt là ngạt thở do thiếu ôxi, kèm theo các tổn thư- ơng khác nh chấn thơng xọ não, cột sống, gãy xương tứ chi. Hội chứng đè ép : + Thời ký đầu: trong 10 -12 giờ đầu sau khi người bị vùi lấp đợc bới ra có khi họ cha có dấu hiệu gì đặcc biệt ngoài cảm giác kiến bò ở vùng bị vùi lấp. + Thời kỳ toàn phát: 10 -12 giờ sau khi đợc bới ra, nạn nhân có thể có những dấu hiệu rõ ràng và nặng dần lên, ở chi thể bị đè ép phù nề lan rộng, căng to, biến dạng, đau. Nạn nhân không cả động đợc hoặc cử động khó khăn, da nhợt nhạt, lạnh xám. + triệu chứng choáng xuất hiện: Mạch nhanh và nhỏ huyết áp tụt nhanh, n ước tiểu giảm dần, sau không tiểu tiện được, báo hiệu suy thận cấp dễ dẫn tới tử vong. Cách xử trí : Phải nhanh chóng đào bới lấy nạn nhân ra, nhng cũng phải hết sức bình tĩnh, quan sát khu vực sập đổ và tư thế của nạn nhân để tránh vì đào bới có thể nạn nhân sẽ bị vùi lấp thêm. Trong chiến tranh còn phải đề phòng bom bi nổ chậm, mìn lá có thể gây thương vong cho cả nạn nhân và ngời cứu chữa. + Khi đào bới đợc phần đầu, cổ, ngực nạn nhân việc làm trước tiên là là lấy sạch dị vật, đất cát, trong mũi miệng rồi thổi ngạt, nếu nạn nhân không thể tự thở được. + Khẩng trương đào bới tiếp các phần còn lại, nhng không vội vàng gây đau đơn thêm cho nạn nhân. khi chi thể bị chèn ép đừng vội gỡ ngay mà phải đạt 1 ga rô sát trên chỗ bị đè ép với áp lực vừa đủ làm cho máu chảy chậm lại khi chi được giải phóng. 50