Tài liệu Hệ sinh sản ở người và động vật

ppt 100 trang phuongnguyen 4270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hệ sinh sản ở người và động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttai_lieu_he_sinh_san_o_nguoi_va_dong_vat.ppt

Nội dung text: Tài liệu Hệ sinh sản ở người và động vật

  1. CHƯƠNG 1: SỰ SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG 1.1.SINH SẢN VÔ TÍNH: SỐNG 1.1.1.Khái niệm sinh sản vô tính: 1.1.2.Đặc điểm chung 1.1.3.Sự phân đôi: 1.1.3.1.Sinh vật đơn bào: 1.1.3.2. Sinh vật đa bào: 1.1.4. Sự đa phân: 1.1.5.Sự sinh sản sinh dưỡng: 1.1.5.1.Sự nảy chồi: 1.1.5.2.Tái sinh: 1.2.SINH SẢN HỮU TÍNH: 1.2.1.Khái niệm sinh sản hữu tính: 1.2.2.Đặc điểm chung: 1.2.3.Sự tiếp hợp: 1.2.4.Tự thụ tinh (tự phối): 1.2.5.Sự thụ tinh chéo: 1.2.6.Trinh sản:
  2. CHƯƠNG 2: SỰ SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG ▪ 2.1.SINH SẢN VÔ TÍNH: ▪ 2.1.1.Tái sinh ở một số bộ phận: ▪ 2.1.2.Ứng dụng nuôi cấy mô ở người: ▪ 2.1.3.Tạo dòng vô tính cừu Dolly: ▪ 2.2.SINH SẢN HỮU TÍNH: ▪ 2.2.1.Các hình thức sinh sản hữu tính: ▪ 2.2.1.1.Đẻ trứng: ▪ 2.2.1.2.Đẻ trứng thai (noãn thai sinh): ▪ 2.2.1.3. Đẻ con (thai sinh): ▪ 2.2.2.Sinh sản ở cá: ▪ 2.2.3.Sinh sản ở lưỡng cư: ▪ 2.2.4. Sinh sản ở bò sát: ▪ 2.2.5.Sinh sản ở chim: ▪ 2.2.6. Sự sinh sản ở thú: ▪ 2.2.7. Sự sinh sản ở người:
  3. CHƯƠNG 1: SỰ SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
  4. 1.1.SINH SẢN VÔ TÍNH: 1.1.1.Khái niệm sinh sản vô tính: Sinh sản vô tính là quá trình tạo ra các cơ thể mới từ các tế bào sinh dưỡng hoặc các tế bào sinh dục của cơ thể bố mẹ (bào tử, giao tử) bằng sự phân chia tế bào.
  5. 1.1.2.Đặc điểm chung: - Phổ biến nhất ở sinh vật bậc thấp - Không sản sinh giao tử - Không có sự phân biệt giới tính (con đực, con cái) - Không trải qua quá thình giao phối, thụ tinh tạo thành hợp tử. - Sao chép toàn bộ hệ gen - Ít tiêu hao năng lượng, cho phép số lượng cá thể tăng lên rất nhanh. - Không thuận lợi khi môi trường thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho sinh vật.
  6. 1.1.3.Sự phân đôi: Hình thức phân đôi là một hình thức sinh sản vô tính thường gặp ở các sinh vật đơn bào và một số sinh vật đa bào. Cơ thể mẹ co thắt ở giữa rồi tách thành 2 phần giống nhau, mỗi phần sẽ lớn lên dần cho tới lúc bằng mẹ.
  7. Sự phân đôi tế bào bao gồm cả chất nguyên sinh các bào quan và nhân. Nhân của các thể con vẫn giữ nguyên số NST là 2n như của mẹ. Ví dụ: trùng roi, trùng biến hình, trùng đế giày.Điển hình là các nhóm sinh vật như sau:
  8. 1.1.3.1.Sinh vật đơn bào: 1.1.2.1.1.Phân đôi theo chiều ngang: - Đại diện cho kiểu phân đôi này là trùng đế giày (Paramecium), còn gọi là trùng cỏ. - Cấu tạo cơ thể trùng đế giày:
  9. ▪ Đơn bào, hình đế giày,có lông bao quanh cơ thể làm nhiệm vụ di chuyển . ▪ Có bào khẩu (lỗ miệng) là nơi tiếp nhận thức ăn. Thức ăn được tiêu hóa trong các không bào tiêu hóa nhờ hệ enzyme tiêu hóa. ▪ Có hai nhân: một nhân lớn và một nhân bé ▪ Có hai túi bơm nước (không bào co bóp) nhằm điều hòa áp suất thẩm thấu
  10. - Sự phân đôi bắt đầu từ quá trình kéo dài của tế bào và 2 nhân, sau đó thắt lại và cắt đứt tại eo tế bào, một tế bào mẹ thành 2 tế bào con. 2 tế bào con có thể thiếu một số bào quan.Các bào quan này sẽ được hoàn thiện khi tế bào trưởng thành Hình 2 – Quá trình phân đôi của sinh vật đơn bào A.Amip có vỏ;B.Trùng roi máu; C.Trùng roi xanh; D.Trùng đế giày
  11. 1.1.3.1.2.Phân đôi theo chiều dọc: - Đại diện cho hình thức phân đôi này là trùng roi (Euglena), hay còn gọi là tảo mắt. ▪ Cơ thể đơn bào - Cấu tạo cơ thể trùng roi xanh: ▪ Có 1 roi dùng để vận chuyển ▪ Có 1 điểm mắt sậm màu, các không bào dùng để co bóp đẩy nước ra ngoài chống lại áp suất thẩm thấu ▪ Trong tế bào có chứa diệp lục để tiến hành quang hợp ▪ - Sự phân đôi của trùng roi xanh tương tự như trùng đế giày, nhưng mặt phẳng Hình 3 – Cấu tạo roi và lông của trùng roi phân đôi lại theo A. Roi; B. Lông chiều dọc của tế bào.
  12. 1.1.3.1.3. Phân đôi theo mặt phẳng bất kỳ: - Đại diện cho hình thức sinh sản này là trùng biến hình Amip (Amoeba) . - Cấu tạo cơ thể trùng biến hình : Cơ thể đơn bào, không có hình dạng nhất định.Di chuyển bằng chân giả . Cơ thể ăn mồi bằng cách thực bào và tiêu hóa bằng các không bào tiêu hóa chứa enzyme. -Sự phân đôi ở trùng biến hình không theo một mặt phẳng cố định nào vì cơ thể chúng không có tính đối xứng và hình dạng không nhất định.
  13. 1.1.3.2. Sinh vật đa bào: - Đại diện nhóm sinh vật đa bào có hình thức sinh sản vô tính phân đôi là loại giun dẹp nước ngọt Planaria. - Cấu tạo cơ thể Planaria: Đa bào, tạo thành 1 phiến mỏng, dẹp, dài từ 1- 3 cm. Đầu có xúc tu và 2 mắt, miệng nằm ở vùng dưới bụng . Dọc cơ thể là mạng lưới dây, hạch thần kinh tỏa rộng. - Sự phân đôi của Planaria: loài giun dẹp này có khả năng nhân đôi cơ thể một cách vô tính nhờ vào khả năng tái sinh cực kỳ cao của mình.
  14. 1.1.4. Sự đa phân: - Sự đa phân là hình thức sinh sản mà chỉ từ một tế bào có thể hình thành nhiều tế bào khác trong thời gian ngắn. - Ở loài trùng sốt rét (Plasmodium falciparum sp), sống kí sinh trong cơ thể người. Cụ thể là tế bào gan và tế bào máu, người ta ghi nhận hiện tượng đa phân: từ một tế bào mẹ tiến hành đa phân thành nhiều tế bào con . Hiện tượng này giải thích sự phát triển nhanh chóng của trùng sốt rét trong cơ thẻ ngưới bệnh, làm người bệnh suy kiệt nhanh chóng do hệ miễn dịch đáp ứng không kịp thời . Ký sinh trùng sốt rét đang xâm nhập hồng cầu của con người
  15. 1.1.5.Sự sinh sản sinh dưỡng: 1.1.5.1.Sự nảy chồi: - Ở một số loài động vật như thủy tức (và nấm men thuộc giới Nấm) .trên cơ thể mẹ sẽ hình thành những u, chồi con. Khi các chồi con này phát triển đầy đủ các cơ quan và đạt đến độlớn nhất định, chúng sẽ tách khỏi cơ thể mẹ và sống tự lập.
  16. 1.1.5.2.Tái sinh: - Ở một số loài động vật không sương sống như giun đất, sao biển, tôm cua, côn trùng, sâu bọ .khi bị gãy hoặc mất 1 phần cơ thể thì có khả năng tự tái sinh mọc lại bộ phận đã bị mất đi. Tuy nhiên, mức độ tái sinh của các loài là khác nhau. - Ví dụ: tôm, cua, côn trùng khi bị mất các chi sẽ tự tái sinh lại được. Sao biển khi bị bẻ gãy các chân thì mỗi chân đều có khả năng hình thành nên cơ thể mới.
  17. - Ở một số động vật như bọt biển, giun dẹp Planaria, thủy tức có hình thức tái sinh rất cao. Khi cơ thể các loài này bị phân tán thành nhiều mảnh, các mảnh có khả năng tự tái sinh để hình thành nên cơ thể mới. - Ví dụ: thủy tức có khả năng tái sinh khi cơ thể bị cắt nhỏ ra 200 lần. Planaria có thể tái sinh khi cơ thể bị Hình dạng và cấu cắt nhỏ ra hơn 500 lần. tạo của sao biển
  18. ▪ 1.2.1.Khái niệm sinh sản hữu tính: ▪ 1.2.SINH SẢN HỮU TÍNH: ▪ - Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản mà có sự phối hợp của hai tế bào sinh dục (giao tử) qua thụ tinh, trong đó xảy ra kết hợp cấu trúc di truyền của hai cá thể cùng loài. Từ hợp tử sẽ phát triển thành cá thể trưởng thành. Nếu hai cá thể cùng loài mang những đặc tính di truyền không hoàn toàn giống nhau thì thế hệ con sẽ tập hợp các đặc tính di truyền của cả bố lẫn mẹ nên dễ thích nghi hơn.
  19. - Hình thức sinh sản hữu tính là tiến hóa hơn sinh sản vô tính. Trong sinh sản hữu tính thấy rõ sự hoàn thiện dần của các hình thức sinh sản liên quan tới sự hoàn thiện dần trong cấu tạo của các cơ quan sinh sản.
  20. ▪ 1.2.2.Đặc điểm chung: ▪ - Có hình thành giao tử đực, cái. Sự kết hợp giao tử đực và cái sẽ hình thành hợp tử. Hợp tử sẽ phát triển và hình thành cơ thể mới. ▪ - Tùy vào từng nhóm sinh vật nhất định mà sự sinh hữu tính bắt buộc hay không trong vòng đời simh vật. Ví dụ đối với trùng bào tử, trùng lỗ thì sinh sản hữu tính là một chu kỳ bắt buộc trong vòng đời; trùng đế giày thì sau khoảng 50 thế hệ nhân đôi vô tính thì có một lần sinh sản hữu tính để tăng sức sống cho quần thể.
  21. ▪ - Hiện tượng phân tích có thể xảy ra ở mức độ tế bào (tạo giao tử phân tính) hoặc ở mức nhân (tạo tiền nhân phân tính). Ở mức tế bào: tùy theo mức độ khác nhau của 2 giao tử mà ta có các hình thức: đẳng giao, dị giao, noãn giao. Các giao tử ▪ khác tính sau khi thụ tinh sẽ cho ra hợp tử. Ở mức tế bào có đại diện là sự kết hợp của trùng đế giày. ▪ - Nếu hai cá thể cùng loài mang những đặc tính di truyền không hoàn toàn giống nhau thì thế hệ con sẽ tập hợp các đặc tính di truyền của cả bố lẫn mẹ nên dễ thích nghi hơn.
  22. ▪ 1.2.3.Sự tiếp hợp: ▪ - Ở trùng đế giày có hình thức sinh sản hữu tính thay thế cho hình thức sinh sản vô tính khi môi trường thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho sinh vật. ▪ - Trùng đế giày có 2 nhân: nhân lớn nhất là nhân sinh dưỡng, giàu AND; nhân nhỏ là nhân sinh sản, có nhiễm sắc thể nhân đôi trước mỗi lần nguyên phân
  23. ▪ - Hai tế bào trùng đế giày tiếp hợp với nhau tại bào khẩu. Hai cá thể kết hợp nhờ cầu nối. Các nhân lớn giảm phân, sau đó tiêu giảm. Nhân nhỏ của mỗi cá thể nguyên phân nhiều lần liên tiếp, sau đó tiêu giảm chỉ còn 2 nhân khác tính gọi là tiền nhân định cư và tiền nhân di động. Một nhân dịch sang tế bào kia và kết hợp với giao tử còn lại tạo lên hợp tử. Mỗi hợp tử phân chia tạo nên bốn hợp con.
  24. - Có trường hợp hiện tượng biến đổi nhân tương tự không gắn với ghép đôi mà hai nhân phân tính mới hình thành được phối hợp lại ngay trong cá thể đó. Hiện tượng này gọi là nội hợp Sinh sản tiếp hợp ở trùng đế giày
  25. 1.2.4.Tự thụ tinh (tự phối): - Tự phối – tự thụ tinh là hình thức sinh sản hữu tính mà một cá thể có thể hình thành cả giao tử đực và giao tử cái, rồi giao tử đực và giao tử cái của cá thể này thụ tinh với nhau. Các cá thể có thể sinh ra giao tử đực và cả giao tử cái gọi là lưỡng tính.
  26. ▪ - Đại diện là bọt biển. Cơ thể bọt biển chỉ gồm hai tế bào (ngoài và trong) chưa có cơ quan sinh sản phân hóa. Một loại tế bào của thành cơ thể giảm phân để hình thành tinh trùng có roi di động được hoặc trứng bất động, sau đó trứng và tinh trùng của bọt biển này kết hợp với nhau để hình thành một cơ thể mới
  27. 1.2.5.Sự thụ tinh chéo: - Một số loài như giun đất, sò, hến, tinh hoàn và buồng trứng không chính đồng bộ hoặc sản xuất tinh trùng và trứng vào những thời kỳ lệch nhau nên có sự thụ tinh từ cá thể khác, tuy chưa có cá thể cái và đực riêng biệt (thụ tinh chéo). - Giun đất là động vật lưỡng tính, nhưng giun đất không tự thụ tinh được mà thụ tinh chỉ xảy ra giữa tinh trùng và trứng của 2 cá thể khác nhau. - Cấu tạo giun đất có lỗ đực và lỗ cái nằm ở vị trí cách xa nhau. Khi thụ tinh Thụ tinh chéo ở giun đất chéo, 2 con giun đất sẽ quay đầu ngược nhau và trao đổi tinh trùng từ lỗ đực con này sang lỗ cái con kia và ngược lại .
  28. 1.2.6.Trinh sản: - Ong, mối, kiến, rệp là những đại diện cho hình thức trinh sản (trinh sinh) này. - Trứng được sinh ra có thể nở thành con non mà không cần có sự tham gia của giao tử đực. Trong đàn luôn có sự hiện diện của con chúa (con cái). Hình 7– Sự trinh sản ở ong A.Ong chúa đẻ trứng; B.Sự hình thành ong
  29. - Sơ đồ tóm tắt sự hình thành ong: → Có sữa ong chúa →con cái (2n) Giao tử cái + giao tử đực →Thiếu sữa ong chúa →con thợ (2n) →Con đực (1n) Giao tử cái
  30. CHƯƠNG 2: SỰ SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
  31. 2.1.SINH SẢN VÔ TÍNH: 2.1.1.Tái sinh ở một số bộ phận: - Ở các loài cá, khi bị tróc vảy, sau một thời gian vảy sẽ mọc lại như cũ. - Ở thằn lằn, khi gặp nguy hiểm, chúng sẽ rụng đuôi để đánh lạc hướng kẻ thù. Sau một thời gian đuôi của chúng sẽ mọc lại như cũ. Ngược lại nếu cắt đứt đuôi chuột chuột sẽ không mọc đuôi lại được. Đuôi thằn lằn đang mọc lại
  32. ▪ 2.1.2.Ứng dụng nuôi cấy mô ở người: ▪ - Năm 1907, Harison - nhà sinh vật học ngườiMỹ, được tôn là “cha đẻ” của kỹ thuật cấy mô động vật. Nhờ kỹ thuật này ta có thể tách mô từ cơ thể động vật để nuôi cấy trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp làm cho mô này tồn tại, sinh trưởng, phát triển, duy trì cấu tạo và chức năng. Trong đó gồm có nuôi mô, nuôi tế bào và nuôi phôi để sử dụng làm mô ghép.
  33. ▪ - Trong thực tiễn, nhiều khi bị tổn thương một mô hay một cơ quan nào đó cần phải thay thề bằng mô hoặc cơ quan khác (bị bỏng phải vá da, mất máu phải truyền máu, thận, tim hư phải cắt và ghép thận, ghép tim). Mô hoặc cơ quan khác có thể lấy từ phần khác của chính của cơ thể mình (tự ghép ) hoặc từ người có sự tương đồng về mặt di truyền như anh em đồng sinh cùng trứng, hoặc có quan hệ về mặt di truyền (đồng ghép) để tránh hiện tượng thải loại mô ghép do bất đồng sinh học (dị ghép)
  34. 2.1.3.Tạo dòng vô tính cừu Dolly: - Dolly là kết quả của một quá ❖Mẹ cho noãn bào tên là trình nghiên cứu lâu dài của Blackface: Một noãn bào không Viện Roslin dưới sự tài trợ của thụ tinh được trích ra từ Chính phủ Anh. Dolly có tới 3 Blackface. Noãn được rút hết mẹ: nhân ra để không một gen nào ❖Mẹ cho gen tên là Finn của Blackface có thể làm ô Dorsett: Một tế bào bình nhiếm thí nghiệm này. thường ( còn gọi là ❖Mẹ mang thai Dolly: Sau khi Somatique), được trích từ để cho phôi phát triển vài ngày tuyến vú của Finn Dorsett trong phòng thí nghiệm, phôi dùng để clone. Để tế bào quên được cấy vô tử cung cừu cái cách phát triển theo kiểu tế khác để mang thai cho đến bào tuyến vú, nó phải chịu ngày sinh ra Dolly. Dolly giống kiểu xử lý invitro để cho trở hệt Finn Dorsett từ hình dáng thành vô tính, uyển chuyển, lẫn tính tình. sẵn sang truyền lại ADN cho noãn.
  35. Hình 9 - Tóm tắt quá trình sinh ra cừu Dolly
  36. ❖Những giai đoạn cần thiết để tạo ra phôi: ▪ Đây là một trong 20 noãn bào ▪ Những tế bào vú được bảo quản trong lấy từ Blackface đã được điều trị môi trường cấy đặc biệt: ngăn chặn bằng hoocmon để có được số cho nó chậm phát triển đồng thời canh noãn bào cao hơn trung bình. chừng không để cho nó bị một ứng AND của noãn bào được gọi là suất (stress) quan trọng có thể làm nó Chromosome. Tế bào này được chết chận đứng lại lúc nó được một ▪ Nhờ những dụng cụ vô cùng tinh vi, ta cực cầu đầu tiên. sử dụng những tế bào tuyến vú và ▪ Ở giai đoạn này,muốn kiểm tra những noãn không còn nhân một cách xem công trình trước có thực cẩn thận để không làm tổn thương hiện tốt đẹp hay không,người ta AND. Dưới kính hiển vi, nhờ một micro- đã đánh dấu AND bằng chất pipette (ống hút vô cùng nhỏ có đầu huỳnh quang (flourchrome).Tiếp nhọn) ta cắt một cách tinh tế màng của theo ta có thể thấy được AND noãn. Bên phải của noãn bào là micro- bằng tia cực tím. Vậy là ta đã pipette đang chứa một tế bào của chuẩn bị noãn bào (rỗng vì đã tuyến vú, vô cùng nhỏ so với noãn bào. rút AND) để nhận một nhân mới ▪ Giai đoạn này ta vừa đưa vô noãn bào bởi sự chuyển nhân rỗng một tế bào tuyến vú còn nhân: tế bào nhỏ xíu nằm bên phải và phía trên ▪ Cùng lúc đó, ta lấy những tế (ngang hang với micro-pipette). Muốn bào của tuyến vú một con cừu đi đến giai đoạn tinh vi này ta phải thử trưởng thành (Finn Dorsett), ít nhất 277 lần. Phải cần mấy năm cố dung AND của tế bào này để gắng mới được phôi Dolly. truyền giống
  37. ▪ Giai đoạn trước khi kết thúc: 2 tế bào, noãn bào đã lấy mất nhân và tế bào tuyến vú, màng của chúng được hợp nhất nhờ ảnh hưởng của điện trường, gọi là eclectrofusion. Lúc đó nhân của tế bào vú (nhỏ tí) được vô trong noãn bào to lớn vừa mới được cho hoạt động trở lại. ▪ Cuối cùng phôi của cừu cái Dolly nổi tiếng đã được tạo ra.Đây là lần đầu tiên trên thế giới người ta tạo được một tế bào tổng năng tức là có khả năng tạo ra một sinh vật toàn diện. Đây là kết quả của bao nhiêu năm làm việc. Nó giống y hệt từ hình dáng đến tính cách của Dorsett. ▪ Tháng 3 năm sau Dolly cân Cừu Dolly nặng được 45kg.
  38. - Cừu Dolly là sinh vật nhân bản đầu tiên được tạo ra từ một tế bào động vật trưởng thành. Tuy vậy, quá trình nhân bản lại có hiệu quả rất thấp: từ 277 quả trứng thì chỉ có 29 phôi được tạo thành, trong đó chỉ có 3 con cừu được sinh ra và có duy nhất Dolly sống sót. V|iệc tạo ra Dolly đã được đánh dấu như một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của sinh học Cừu Dolly hiện đại.
  39. 2.2.SINH SẢN HỮU TÍNH: 2.2.1.1.Đẻ trứng: - Cá, ếch nhái, bò sát, chim, đa số côn trùng và nhiều động vật sống ở nước thường đẻ trứng. Trứng có thể thụ tinh trước khi đẻ (bò sát, chim, côn trùng) hoặc thụ tinh sau khi đẻ (cá, ếch nhái, cầu gai ).Trứng đã được thụ tinh sẽ nở ra con non, những động vật này là Ếch đẻ trứng động vật đẻ trứng .
  40. - Ở chim, con non khi nở ra có thể tự kiếm ăn sau khi sinh thuộc loại con non khỏe (như gà, vịt); ngược lại con non phải cần sự chăm sóc của bố mẹ gọi là con non yếu (chích chòe, tu hú). Con non khỏe
  41. 2.2.1.2.Đẻ trứng thai (noãn thai sinh): - Đẻ trứng thai là hiện tượng trứng được thụ tinh và phát triển trong cơ thể mẹ tới khi nở ra mới được đẻ ra bên ngoài. - Trứng giàu noãn hoàn. Một số cá như: cá kiếm, cá mún, cá hắc- mô-ni, cá mập, cá ngựa, cá nhà tang, diễn ra theo hình thức thụ tinh trong. Cá ngựa đẻ trứng thai - Một số hình ảnh về cá ngựa đẻ trứng thai:
  42. 2.2.1.3. Đẻ con (thai sinh): Trứng rất bé của động vật có vú được thụ tinh và phát triển trong dạ con, phôi được bảo vệ và thu nhận chất dinh dưỡng từ máu của mẹ cho đến lúc cơ thể phát triển đến giai đoạn có thể sống độc lập. Một số con sinh ra thuộc loại khỏe, tự đi kiếm ăn sau khi sinh, còn đa số thuộc loại con yếu, sau khi sinh được bố mẹ tiếp tục chăm sóc cho đến khi cứng cáp có thể tự đi kiếm ăn đó là những động vật đẻ con.
  43. 2.2.2.Sinh sản ở cá: 2.2.2.1.Cấu tạo cơ quan sinh sản: - Cá trống có 2 tinh hoàn →2 ống dẫn tinh →lỗ niệu sinh dục.Ở lớp cá sụn có thêm cơ quan giao cấu - Cá mái có 2 buồng trứng → 2 ống dẫn trứng → lỗ niệu sinh dục
  44. 2.2.2.2.Hình thức sinh sản: - Đối với lớp cá xương (các loài cá nước ngọt như cá lóc, cá thu, cá rô ):đến mùa sinh sản, cá mái bơi trước đẻ trứng, cá trống bơi sau phóng tinh trùng lên theo hình thức thụ tinh ngoài. Do xác xuất thụ tinh và tồn tại của hợp tử là rất thấp nên số lượng trứng đẻ ra phải rất nhiều. Muốn tăng tỉ lệ cá thụ tinh, người ta dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
  45. - Đối với lớp cá sụn (các loài cá nước mặn như cá mập, cá nhà táng ):con đực có gai giao cấu nên thực hiện thụ tinh trong với cá mái. Trứng được thụ tinh phát triển trong cơ thể cá mái khi nở ra mới được cá mẹ đẻ ra ngoài. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đẻ trứng thai. Số lượng con sinh mỗi lứa từ 1 đến 2 con.
  46. 2.2.3.Sinh sản ở lưỡng cư: 2.2.3.1.Cấu tạo cơ quan sinh sản: - Con đực: 2 tinh hoàn →2 ống dẫn tinh → xoang huyệt →lỗ huyệt - Con cái: 2 buồng trứng → 2 ống dẫn trứng → xoang huyệt →lỗ huyệt Sự sinh sản ở ếch A.Ếch đực thụ tinh trứng trên lưng ếch cái ;B.Sư biến thái của ếch
  47. 2.2.3.2. Hình thức sinh sản: - Do con đực không có cơ quan giao cấu nên các loài lưỡng cư thụ tinh ngoài. Tuy nhiên, ếch nhái tiến hóa hơn cá ở đặc điểm là có hiện tượng ghép đôi. Con đực ngồi trên lưng ếch cái phóng tinh trùng lên trứng 1 cách trực tiếp, đảm bảo xác -Trứng ếch được thụ tinh phát triển dưới nước và có nhiều noãn hoàn. Phôi sẽ phát triển thành nòng nọc, trải qua quá trình biến thái hoàn toàn và trở thành ếch trưởng thành. - Loài ếch trun còn có tập tính quấn lấy trứng cho tới khi trứng nở.
  48. 2.2.4. Sinh sản ở bò sát: 2.2.4.1. Cấu tạo cơ quan sinh sản: - Con đực: 2 tinh hoàn →2 ống dẫn tinh → xoang huyệt → cơ quan giao cấu - Con cái: 2 buồng trứng → 2 ống dẫn trứng → xoang huyệt →lỗ huyệt 2.2.4.2.Hình thức sinh sản: - Do có cơ quan giao cấu nằm ở 2 bên hông nên thằn lằn có thể thụ tinh trong với thằn lằn cái. Tinh trùng được chuyển vào cơ thể con cái và thụ tinh với trứng. - Trứng đã thụ tinh được bọc một lớp vỏ dai, chứa nhiều noãn hoàng và đẻ ra ngoài.
  49. Điển hình chúng ta sẽ xét đến cấu tạo của rắn để thấy rõ hơn về cấu tạo sinh sản của bò sát: Cấu tạo chi tiết của rắn
  50. Cơ quan sinh sản của rắn A.Rắn cái; B. Rắn đực
  51. 2.2.5.Sinh sản ở chim: 2.2.5.1. Cấu tạo cơ quan sinh sản: - Chim trống: 2 tinh hoàn →2 ống dẫn tinh → túi tinh → lỗ huyệt - Chim mái: 1 buồng trứng phải →1 “loa kèn” →1 ống dẫn trứng phải →lỗ huyệt Do thích nghi đời sống bay lượn, cần giảm nhẹ trọng lượng cơ thể nên buồng trứng trái của chim bị tiêu biến thoái hóa.
  52. 2.2.5.2. Hình thức sinh sản: - Tùy loài chim mà tập tính bắt cặp đơn giản hay phức tạp. Tập tính làm tổ và nuôi con cũng khác nhau. - Chim thụ tinh trong. Tinh trùng từ con trống, qua lỗ huyệt vào cơ thể con mái, được thụ tinh với trứng. Trứng có chứa noãn hoàn rất nhiều (lòng đỏ), vỏ đá vôi bao bọc. Nếu chim mái rụng trứng mà không có chim trống đến thụ tinh thì trứng vẫn được đẻ ra . chim đang bắt cặp
  53. 2.2.6. Sự sinh sản ở thú: 2.2.6.1.Cơ quan sinh sản: - Ở con đực: 2 tinh hoàn →2 ống dẫn tinh → túi tinh →cơ quan giao cấu - Ở con cái: 2 buồng trứng →2 ống dẫn trứng → xoang huyệt → lỗ huyệt chim đang bắt cặp Hệ sinh sản của chó A. Chó đực : B. Chó cái
  54. 2.2.6.2.Hình thức sinh sản: Hầu như tất cả các loài thú đều thụ tinh trong, cơ quan giao cấu của chúng đã phát triển một cách hoàn thiện. Đến thời điểm động dục, con đực và con cái sẽ giao phối với nhau, nhờ cơ quan giao cấu mà tinh trùng từ cơ thể con đực sẽ đi vào cơ quan sinh dục của con cái. Tinh trùng của con đực sẽ tiếp hợp với trứng của con cáichim để đang tạo bắt thành cặp giao tử. Giao tử sẽ phát triển thành bào thai ở tử cung của con cái. Bào thai được nuôi dưỡng từ chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ, khi cơ thể đã phát triển tương đối hoàn thiện thì nó được sinh ra. Tùy theo loài mà số ngày mang thai và sinh con sẽ khác nhau.
  55. 2.2.7. Sự sinh sản ở người: 2.2.7.1. Cơ quan sinh sản: 2.2.7.1.1. Hệ sinh dục nam: 2 tinh hoàn → 2 phó tinh hoàn → 2 ống dẫn tinh →túi tinh →tuyến cowper → tuyến tiền liệt → dương vật. chim đang bắt cặp
  56. 2.2.7.1.2. Hệ sinh dục nữ: 2 buồng trứng →2 vòi fallope→2 ống dẫn trứng→ tử cung →âm đạo →âm vật chim đang bắt cặp
  57. 2.2.7.2.Sự sinh sản giao tử: 2.2.7.2.1.Sự sinh tinh ở động vật có vú: a. Các giai đoạn: - Cấu tạo tinh hoàn: +Bìu: bao bên ngoài tinh hoàn là một lớp da để bảo vệ, nâng đỡ gọi là bìu. Tinh hoàn phát triển tốt ở nhiệtchim đang 31 bắt - 32cặp 0C. +Tiểu thùy: Số lượng từ 120 – 200, hình thành từ sự cuộn xoắn của các ống tạo tinh.
  58. - Ống tạo tinh: có từ 1 – 5 ống, rất dài và cuộn xoắn bên trong tinh hoàn, hình thành các tiểu thùy. - Cắt dọc 1 tiểu thùy, ta quan sát cấu tạo trong của 1 ống tạo tinh bao gồm: mô kẻ, các tế bào Leydig có nhiệmchim đang vụbắt cặp tiết Testosterol; tế bào Steroli bảo vệ, tạo hàng rào máu nuôi tế bào dòng tinh, thực bào các chất từ tinh tử; các lớp tinh nguyên bào, tinh bào I, tinh bào II, tinh tử và tinh trùng
  59. b/Sự biệt hóa từ tinh trùng: - Tinh tử dài 7 – 8µm, có ribosome, trung tử, lưới nội bào, bộ Golgi. - Bộ Golgi làm thành túi, phủ lên nhân tạo thành thể đỉnh (cực đầu), trung tử chuyển về phía đối, ti thể hợp lại thành đuôi tinh trùng. - Nhân tinh tử kéo dài, tế bào thải bớt chất để biệt hóa thành tinh trùng.
  60. c/Các phần của tinh trùng: - Đầu: nhân và thể đỉnh có tác dụng tiết Hyaluronidase phá vòng tia của trứng. - Đoạn giữa (thân và cổ): có nhiều ti thể tạo năng lượng, khớp lỏng lẻo để đầu tinh trùng dể tách ra chui vào trong trứng. - Đuôi: vận tốc 2 - 3 mm/ phút giúp tinh trùng di chuyển (nhờ Prostaglandin + Oxytoxin).
  61. Cấu tạo của tế bào tinh trùng con người
  62. d/Hoạt động của tinh trùng: - Sống 3 - 4 ngày. Vận tốc 3mm/phút. - Nhiệt độ cao làm giảm sức sống, để bào quản có thể trữ trong N2 lỏng (-196)0C - pH trong âm đạo, áp suất thẩm thấu môi trường nếu không thuận lợi sẽ gây giảm hoạt động cho tinh trùng. - Các tia mang năng lượng, làm tăng hoạt động nhưng làm giảm sức sống nên phải bảo quản tinh trùng trong bóng tối.
  63. e/ Các yếu tố ảnh hưởng sinh tinh: -FSH (Folicle stimulating hormone) kích thích sự sinh trưởng ống tạo tinh, sản sinh các tinh bào. - Thời gian tạo tinh trùng là 64 ngày – 72 ngày. - Inhibin do ống tạo tinh ức chế FSH. - LH = ICSH: hormone kích thích vùng mô kẻ tạo testosterol và tuyến phụ tạo tinh dịch và phái tính II. Thời gian tạo tinh trùng là 64 ngày .
  64. 2.2.7.2.2.Sự sinh giao tử cái: a/Các gian đoạn: - Noãn bào: gồm 2 phần vỏ và tủy. - Trong giai đoạn còn trong bụng mẹ, bào thai đã có Noãn nguyên bào (oogonia) hình thành nên nguyên bào 1 (tháng thứ 3). Lúc sinh cơ thể cái đã có 700.000 noãn. Trưởng thành chỉ dùng 400-500 noãn. - Noãn bào 1 tiến đến nang trứng và phân chia 2 lần: Lần 1→ noãn bào II + thể cực I Lần 2→ noãn tử + thể cực 2 +2 thể cực II - Noãn bào 2 vào ống dẫn trứng, gặp tinh trùng mới chia lần II.
  65. b/Sự chín của trứng: - Sự giảm phân và gia tăng kích thước của nang trứng là do FSH- một loại hoocmon sinh dục - Trứng tích trữ các chất cần thiết, tạo ARN thông tin, enzyme. - Nang trứng di chuyển về phía bề vỏ mặt buồng trứng. Nang trứng vỡ, phóng thích noãn bào. Noãn bào có Φ =100µm. Noãn bào có nhiều ribosome, enzyme, acidamin, chất cần thiết cho phát triển phôi.
  66. 2.2.7.2.3.Sự rụng trứng: a/ Các giai đoạn: - Vỡ nang trứng, chất dịch tiết ra, noãn bào và vòng tia ra ngoài, 2 thể (tế bào) đính kèm. - Trứng rụng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nang noãn biến thành thể vàng. - Nếu trứng không thụ tinh thì thể vàng thoái hóa. Nếu thụ tinh, thể vàng tiếp tục hoạt động trong thời gian đầu (3 tháng). - Thể vàng tạo Progesteron, buồng trứng tiết Estrogen và Progesterol giúp thai bám vào tử cung, ngăn trứng khác chín và rụng.
  67. b/.Các yếu tố ảnh hưởng: - Hoocmon LH (Luteinizing hormon). - Ở động vật, chu kỳ quang, nhiệt độ mùa, thức ăn. - Chu kỳ quang là yếu tố quan trọng. c/.Đường đi của trứng. - Từ vòi Fallope, trứng đi tới ống dẫn trứng.Ở vị trí 1/3 đoạn đầu của ống dẫn trứng, nếu trứng được thụ tinh thì thuận lợi nhất. Nếu đi sâu hơn, trứng bị bọc albumin rất dày ngăn hoạt động của hyaluronidase từ tinh trùng. - Sau khi thụ tinh trong ống dẫn trứng, khoảng 6 -7 ngày sau trứng sẽ làm tổ trong tử cung.
  68. 2.2.7.3.Chu kỳ kinh nguyệt: Là kết quả của sự phối hợp của các hormone LH, FSH, estrogen, progesterol và GnRH
  69. 2.2.7.3.1.Hiện tượng xảy ra ở buồng trứng: - FSH và LH tác động làm trứng mau chín và tiết estrogen. - LH kích thích tế bào vỏ nang tiết ra testosterol, FSH hoạt hóa các enzyme trong tế bào thể hạt chuyển testosterol thành estrogen. -Cụ thể là estrogen liên hệ ngược dương làm tăng FSH và LH cao nhất vào ngày 14. Lúc này thành nang trứng nứt ra giải phóng trứng rụng. Đây gọi là pha nang trứng. - Tế bào thể hạt biến thành thể vàng tạo progesterol. - Estrogen và progesterol liên hệ ngược âm ức chế FSH và LH không cho nang trứng nào hình thành tiếp.
  70. 2.2.7.3.2.Hiện tượng xảy ra trong tử cung: -Pha nang trứng: Tăng nồng độ estrogen, kích thích cơ trơn phát triển. Niêm mạc tử cung phát triển để tiếp nhận phôi - Pha thể vàng: Progesterol của thể vàng tiết ra làm biểu mô phát triển tổng hợp nhiều hơn, dự trữ glycogen, tăng sinh mạch máu để sẵn sàng tiếp nhận phôi.
  71. ❖2.2.7.4. Sự thụ tinh: 2.2.7.4.1. Các hình thức thụ tinh: - Thụ tinh ngoài: Đa số động vật ở nước thường đẻ trứng và xuất tinh trùng vào nước, các giao tử sẽ gặp gỡ nhau một cách ngẫu nhiên, đó là phương thức nguyên thủy nhất và ít kết quả đượcgọi là sự thụ tinh ngoài. Đối với các động vật thụ tinh ngoài, các cơ quan sinh dục chỉ có các ống dẫn làm nhiệm vụ dẫn giao tử ra ngoài (cá, ếch, nhái) Ếch đực thụ tinh trứng trên lưng ếch cái
  72. - Thụ tinh trong: Các động vật khác, đặc biệt là các động vật trên cạn có các cơ quan sinh dục phụ để vận chuyển tinh dịch từ cơ thể con đực vào cơ thể con cái, ở đây sự thụ tinh sẽ được xảy ra. Phương thức thụ tinh này gọi là thụ tinh trong, nó đòi hỏi phải có sự phối hợp hoạt động của cả con đực và con cái. Ở nhiều loài còn hình thành nhiều dạng tập tính phức tạp đảm bảo cho sự gặp gỡ và giao hợp của các cá thể khác giới trong Hưu cao cổ đang thụ tinh một thời gian nhất định.
  73. BẢNG TÓM TẮT HÌNH THỨC THỤ TINH TRONG VÀ THỤ TINH NGOÀI Hình thức Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong Tiêu chí - Cá, ếch nhái - Động vật khác, đặc biệt ở trên cạn (chó, Đại diện bò, lợn) - Ngoài cơ thể, MT - Trong cơ thể con cái. Nơi thụ tinh nước. - Con cái đẻ trứng ra - Con đực và con cái giao phối. nước. - Tinh dịch từ ống dẫn con đực qua cơ - Con đực bơi theo quan giao cấu vào ống dẫn con cái, và Diễn biến hoặc bám vào con gặp trứng tại đó. cái để tưới tinh dịch vào. - Đưa trứng và tinh - Chuyển tinh dịch từ con đực vào con Tác dụng của trùng ra ngoài môi cái. ống dẫn trường. Hiệu quả - Thấp - Cao
  74. - Qúa trình thụ tinh không chỉ là sự xâm nhập của tinh trùng vào trứng mà còn là sự kết hợp nhân của 2 giao tử và có sự tổ hợp vật chất di truyền. Sự thụ tinh ở người
  75. 2.2.6.4.2. Sự vận chuyển của tinh trùng đến trứng: - Tử cung và ống dẫn trứng co bóp chuyển tinh trùng đến chỗ thụ tinh (khoảng 5 phút kể từ lúc xuất tinh). - Protaglandin do tuyến tiền liệt tiết ra trong tinh dịch kích thích tử cung co bóp - Tinh dịch trung Tinh trùng đang tiến đến trứng hòa acid trong âm đạo.
  76. 2.2.7.4.3. Qúa trình thụ tinh: - Chỉ vài trăm tinh trùng đến được đích - Acid trong âm đạo làm thủng màng tinh trùng, tinh trùng khi tiếp xúc với trứng sẽ giải phóng hyaluronidase giúp phá vòng tia bao quanh trứng. - Tinh trùng chuyển vào giữa thể hạt và màng sáng, đuôi để lại ở ngoài. - Trứng phân chia lần 2, nhân đực và cái kết hợp tạo thành hợp tử. - Phản ứng vỏ được thực hiện lập tức nhằm ngăn hiện tượng đa tinh. - Thời gian tinh trùng tồn tại là khoảng 48 tiếng, trứng là khoảng 18 tiếng. - Không có hiện tượng đa tinh nhằm khôi phục lại số NST đặc trưng của loài.
  77. Tinh trùng chui vào trứng
  78. 2.2.7.5. Sự phát triển phôi người: - Hợp tử thụ tinh sẽ phân cắt thành các giai đoạn phôi: phôi dâu (morula)→ phôi nang (blastula) →phôi vị (gastrula) → phôi thần kinh (neurula) →Thai hoàn chỉnh.
  79. - Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ cũng có nhiều sự biến đổi phù hợp để chuẩn bị đón đứa con chào đời như sau: xương chậu nở ra, tuyến sữa bắt đầu hoạt động, tăng sinh hồng cầu, v.v -Cơ thể thai nhi cũng trải qua nhiều bước biến thái mang các đặc trưng của các lớp động vật khác như có đuôi, có mang, có lông Dần dần các đặc điểm trên bị tiêu biến và hình thành cơ thể người hoàn chỉnh.
  80. Qúa trinh phát triển của thai nhi trong bụng mẹ qua các tuần Sự phát triển của thai 4 tuần tuổi
  81. Sự phát triển của thai 8 tuần tuổi
  82. Sự phát triển của thai Ở tuần 12
  83. Sự phát triển của thai Ở tuần 16
  84. Sự phát triển của thai 20 tuần tuổi
  85. Thời điểm siêu âm
  86. Sự phát triển của thai 24 tuần tuổi
  87. Sự phát triển của thai 28 tuần tuổi
  88. Sự phát triển của thai 36 tuần tuổi
  89. 2.2.7.6. Sự đẻ và cho con bú: 2.2.7.6.1. Sự đẻ: - Sự đẻ là quá trình mà thai nhi đã phát triển đầy đủ được tống ra khỏi tử cung. Ở người sự sinh đẻ thường xuất hiện từ tuần thứ 38 tới tuần thứ 42 sau khi thụ thai, trung bình vào khoảng 40 tuần. Tử cung co bóp hàng giờ, hàng ngày, thậm chí hàng tuần trước khi sinh để chuẩn bị tống thai ra, nó giúp cho thai quay đầu xuống dưới. Trong giai đoạn này túi ối vỡ ra và dịch ối chảy ra ngoài âm đạo và người ta thường gọi đó là “vỡ ối” .Các co bóp mạnh của tử cung kèm theo sự co chủ động của các cơ thành bụng của các người mẹ có tác dụng đẩy đứa trẻ qua cổ tử cung và âm đạo.
  90. . Trong giai đoạn này nhau thai vẫn còn bám lấy thai nhi qua dây rốn, nhưng ngay sau khi sinh cả những mạch máu của thai nhi và của mẹ ở nhau thai đều co hoàn toàn và nhau thai tự tách ra khỏi thành của tử cung và được đẩy ra nhờ sự co bóp của tử cung
  91. - Các cơ chế khơi mào cho sự đẻ cho đến nay chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng rõ ràng là thai giữ vai trò chủ yếu trong việc định ngày sinh cho nó. Trong giai đoạn trước khi sinh, tuyến yên đang phát triển của thai nhi tiết ra hoocmon hướng tuyến trên thận (ACTH), nó tác động lên tuyến trên thận của thai nhi làm tiết ra một hoocmonchim thuộcđang bắt nhómcặp glucocoocticoit. Sự co bóp tử cung chủ yếu do hoocmon oxytoxin gây ra. Các prostaglandin cũng chính là nguyên nhân gây ra sự co bóp của tử cung. Có thể là hoạt động của hoocmon kích thích sự đẻ xuất phát từ sự giảm mạnh việc tiết progesteron diễn ra vài ngày trước khi sinh.
  92. chim đang bắt cặp
  93. 2.2.7.6.2.Sự thích nghi của trẻ khi vừa lọt lòng: Biến cố lớn nhất của đứa trẻ sau khi sinh là phải thích nghi với một môi trường mới đầy thử thách. Phổi của nó cho đến khi sinh vẫn xẹp và chứa đầy dịch nay bắt đầu tiếp nhận không khí. Qúa trình chuyền hóa của cơ thể bắt đầu phải sử dụng một lượng lớn mỡ và glycogen dự trự chim đang bắt cặp để sinh nhiệt. Những biến đổi lớn hơn xuất hiện trong máu, hệ thống tuần hoàn kèm theo những dấu hiệu bên ngoài của sự độc lập. Khi phổi và hệ thống tiêu hóa của trẻ thực hiện các chức năng mà trước đây do nhau thai đảm nhiệm, thì hai kênh tuần hoàn phải đóng kín lại, đó là lỗ bầu dục nối hai tâm nhĩ của tim thai và ống động mạch nối động mạch phổi với động mạch chủ.
  94. 2.2.7.6.3. Sự cho con bú : - Tất cả các con mẹ của loài động vật có vú đều có thể cho con mình ăn sữa tiết ra từ tuyến vú. Tuyến vú của phụ nữ phát triển dưới ảnh hưởng của ostrogen và progesteron. Khi có thai, vú to ra một cách chim đang bắt cặp đáng kể, đó là sự tăng sinh của các mô tiết sữa. Sữa được sản xuất từ các tế bào tuyến và được tiết vào nhóm các túi nhỏ được gọi là nang sữa. Các nang nối với nhau bằng các ống dẫn và cuối cùng tập trung vào một điểm ở núm vú.
  95. - Sữa được tiết ra từ núm vú do phản xạ kích thích của động tác mút của trẻ em. Hoocmon oxytoxin làm co các cơ nhỏ ở thành ống sữa và nang sữa mà do đó đẩy sữa ra. Mặc dù đây là một phản xạ tự động nhưng nó có thể xuất phát từ các trung khu thần kinh cấp cao của não do đó sữa vẫn có thể tiết ra khi người mẹ nghe thấy con mình khóc. chim đang bắt cặp - Sự tiết sữa bị ức chế lúc mang thai, yêu cầu phải có sự hoạt động của một hoocmon khác nữa là prolactin. Prolactin được sản xuất ra bởi thùy trước tuyến yên trong thời kỳ có thai nhưng hoạt động của nó bị ức chế bởi nồng độ ostrogen và progesteron cao ở thời điểm này nó trở nên hoạt động chỉ ngay trước khi sinh, khi nồng độ của những hoocmon trên giảm xuống.
  96. - Sữa đầu tiên được sản xuất ra được gọi là sữa non. Đó là một hỗn hợp rất phong phú của protein, lactoz, bạch hầu, huyết thanh và các kháng thể bảo vệ, đó là nguồn cung cấp tốt nhất các chất bảo vệ giúp trẻ chống lại bệnh tật. Sữa người bình thường là một nhũ tương nướcchim đang bắt cặp chứa mỡ, protein, muối và đường lactoz. Sự tiết sữa còn tiếp tục khi vẫn còn cho con bú chậm thậm chí trong vài năm, nhưng sự tiết sữa sẽ dừng lại ngay sau khi thôi không cho con bú nữa.
  97. 2.2.7.6.4. Tập tính chăm sóc con: - Sự chăm sóc con không chỉ là việc cho con ăn và bào vệ con. Trẻ em cần sự quan tâm của mẹ dài hơn so với các loài động vật có vú khác bởi vì trong thời gian này diễn ra phần lớn quá trình học tập. Đặc chimbiệt đang quan bắt cặp trọng trong giai đoạn này là sự tiếp nhận ngôn ngữ, đó là kỹ năng giao tiếp giúp cho kiến thức của các thế hệ được tích lũy lại và giúp cho xã hội con người phát triển ở mức cao hơn và phức tạp hơn nhiều so với các loài động vật khác.
  98. Bài tập về nhà: sách giáo khoa trang 177