Sổ tay ô tô (Phần 7)

pdf 9 trang phuongnguyen 3010
Bạn đang xem tài liệu "Sổ tay ô tô (Phần 7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfso_tay_o_to_phan_7.pdf

Nội dung text: Sổ tay ô tô (Phần 7)

  1. Sau khi thay dầu mà giảm xóc vẫn cứng, xe vận hành không êm ái có nghĩa là lượng dầu đã vượt quá mức quy định, cần xả bớt dầu qua ốc xả ở cuối giảm xóc. Thông thường, chu kỳ thay dầu của giảm xóc trước từ 10.000 – 20.000 km. Kiểm tra bộ giảm xóc trước bằng cách bóp chặt phanh trước và nhún mạnh, giảm xóc còn tốt là mặt pít-tông phải sáng bóng suốt chiều dài, pít-tông và xi- lanh không được có độ “rơ”. Khi hoạt động, giảm xóc không được có màng dầu bám trên bề mặt.
  2. Cần chuẩn bị những gì trước khi đi xa? Chuẩn bị cho một chuyến đi xa - Các giấy tờ cần thiết trên xe: Giấy phép lái xe hợp lệ, đăng kiểm và bảo hiểm còn hiệu lực, đăng ký xe, các giấy phép đặc biệt khác tùy loại xe, hàng hoá và cung đường của xe. - Các vật dụng cần thiết: Túi cứu thương, đèn pin, bản đồ, bộ đồ sửa xe, lốp dự phòng, bình cứu hoả, tiền, giấy bút, nước uống, giấy vệ sinh. Điện thoại phải lưu các số của Bảo hiểm, Cứu hộ, Tư vấn kỹ thuật - Các dụng cụ kỹ thuật: Dây câu điện, bộ kích điện ắc-quy; dụng cụ vá săm xe; bóng đèn pha và đèn tín hiệu dự phòng; một chai dầu máy 1 lít; đèn pin, hộp đựng dụng cụ thông dụng (tuốc-nơ-vít, kìm, búa ) Kiểm tra xe trước khi đi xa - Kiểm tra dầu máy: Rất nhiều động cơ gặp sự cố do thiếu dầu bôi trơn hay dầu không được thay kịp thời. Kể cả khi mới thay dầu, bạn cũng cần có bước kiểm tra này. Để đo mức dầu động cơ, trước hết, bạn đưa xe tới vùng rộng, bằng phẳng và để máy nguội. Sau khi tắt động cơ vài phút bạn mới đo mức dầu bởi nếu đo ngay, dầu chưa về các-te hết khiến kết quả không chính xác. Kiểm tra dầu máy - Kiểm tra nước làm mát: Mực nước trong két nước làm mát có thể nhìn được từ bên ngoài. Mức nước này phải luôn ở giữa mức thấp nhất và mức cao nhất. Không nên tháo nắp bộ sưởi lúc đang nóng. Nếu mức nước còn ít quá thì có thể có rò rỉ, kiểm tra kỹ, nếu có thì phải đi sửa ngay. - Ắc-quy: Bạn hãy kiểm tra xem có rò rỉ, vết nứt hay có dấu hiệu nào của sự ăn mòn hay không. Nếu có bạn nên thay bình mới. Kiểm tra lại các đầu điện cực, nếu các đầu cực bị ăn mòn thì ắc quy sẽ rất dễ bị hỏng, nhất khi đi trên đường. - Đảm bảo đủ áp suất lốp: Khi đi xa, lốp không đủ độ căng tạo nên sóng cơ học mài mòn lốp và gây nguy hiểm khi điều khiển xe do không thể tăng tốc như ý muốn. Hơn nữa, độ căng không đồng đều giữa các bánh sẽ làm mất cân bằng và không an toàn khi lái.
  3. - Bộ phận treo và tay lái: Khi đi xa, hành trình của bạn phải phụ thuộc rất nhiều vào bộ phận treo và tay lái. Nhưng để kiểm tra các bộ phận này một cách chính xác, bạn phải đem xe ra ngoài gara. Kiểm tra bằng mắt thường bốn thanh giảm xóc (ở gần các bánh xe), nếu như có vết dầu rỉ ra, bạn nên thay. Nếu giảm xóc bị thiếu dầu, chiếc xe rất khó khăn khi đi qua những đoạn đường xấu. Kiểm tra các thiết bị điện - Lốp “sơ cua”, kích: Kiểm tra áp suất của lốp xe dự phòng khi bạn kiểm tra áp suất của các lốp xe khác (đảm bảo chúng có cùng áp suất và phải đúng theo quy định của nhà sản xuất), bạn có thể xem trong sách hướng dẫn sử dụng xe hoặc có thể tìm trên thành lốp. Kiểm tra xem kích nâng có còn tốt không, nếu bạn có lắp khóa bánh xe, nhớ là phải luôn có chìa khóa và cờ-lê để tháo con ốc đó ra. - Kiểm tra đèn và các thiết bị khác: Ngoài những chi tiết trên, hoạt động của đèn pha, cần gạt nước cũng quan trọng không kém. Bạn nên thử độ sáng của đèn pha để có thể thay nếu thấy cần thiết. Cần gạt nước phải hoạt động tốt, không bị mòn, bình nước rửa phải đầy. Hệ thống điện ổn định, còi hoạt động tốt là những yêu cầu khác cần chuẩn bị cho một chuyến đi thật an toàn và suôn sẻ. Một số kinh nghiệm khi lái xe - Lái xe trên đường đèo dốc: Kiểm tra xe cẩn thận trước khi lên và xuống đèo: nhiệt độ máy, áp suất dầu bôi trơn, áp suất khí nén, phanh, dầu phanh, các-đăng, vật chèn lốp. Chất lượng phanh và lái tốt là điều kiện an toàn bắt buộc khi qua đèo, ghi nhớ nguyên tắc lên đèo số nào thì xuống đèo bằng số ấy. Nên hãm tốc bằng số và động cơ, không lạm dụng phanh, chú ý đồng hồ vòng tua và nhiệt độ máy. Chú ý các biển Chú ý biển báo, gương cầu báo, gương cầu khi xe vào các khúc cua, con khi xe vào cua dốc - đó luôn là cạm bẫy, hạn chế vượt, chỉ vượt khi thật an toàn. Bóp còi trước khi vào cua, luôn phải đi đúng phần đường. - Lái xe khi mưa - gió: Khi có mưa luôn phải bật đèn và giảm tốc độ, nên chạy ở tốc độ bằng một nửa so với bình thường. Đường mới ướt sẽ trơn hơn nên phải xử lý: phanh, lái, xi-nhan sớm hơn. Luôn giữ khoảng cách lớn hơn với xe cùng chiều, sử dụng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt nhất. Nếu mưa to, không được chạy quá 90 km/h vì hiệu ứng trượt lướt sẽ xảy ra, nếu thấy xe tròng trành, phải giữ lái và giảm ga, tuyệt đối không phanh. Không cho xe chạy nhanh qua những vũng nước vì xe sẽ bị lệch hướng đáng kể. Khi bị ướt các má phanh sẽ ăn lệch hoặc không ăn sẽ rất nguy hiểm nếu phanh gấp, nên tì nhẹ vào chân phanh để sấy chúng khô trở
  4. lại. Nếu trời bão hoặc gió to tốt nhất tìm chỗ trú vì sẽ có nhiều cây đổ, dây điện chùng võng, tai nạn bất ngờ rình rập. - Lái xe đêm: Lái xe đêm nguy hiểm hơn ban ngày rất nhiều bởi tầm nhìn bị thu hẹp. Ban đêm, dùng tín hiệu đèn là chính khi tránh, vượt, gặp xe ngược chiều. Không đi nếu hệ thống đèn pha, đèn tín hiệu không đảm bảo. Khi gặp xe ngược chiều, bật đèn cốt, không nhìn trực tiếp vào đèn pha xe đó, mà nhìn chéo sang phải vào cạnh đường, vạch sơn trắng hoặc hàng cọc tiêu để căn lái, khi đến ngang nhau bật ngay đèn Lái xe trong sương mù vô pha để quan sát đường (khắc phục khoảng "mù" cùng nguy hiểm của mắt người). Chỉ dừng xe khi thật cần thiết, nhớ tắt đèn pha, chỉ để đèn đăng-téc và xi-nhan đi thẳng. - Lái xe khi bị nắng chói: Nắng chói thường gặp khi sáng sớm hoặc chiều muộn. Cần lau kính trước sạch, dùng kính râm, chắn nắng. Nếu xe ngược chiều hoặc xe sau bạn bị chói nắng thì cẩn thận trước khi rẽ vì họ khó phát hiện ra bạn đang bật đèn xi-nhan. Nên đi với tốc độ vừa phải vì tầm nhìn bị hạn chế. - Lái xe trong sương mù: Trong sương mù kinh nghiệm tốt nhất là không lái, nếu phải lái nên bật cả đèn cốt, đăng-téc, đèn sương mù, xi- nhan đi thẳng. Nên đi theo đoàn, cách nhau một tầm nhìn, kiên nhẫn và đi với tốc độ chậm, không dùng radio, điện thoại. Dùng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt nhất. Nếu xe bị hỏng, cố gắng đưa xe vào bên phải lề đường, cùng mọi người rời xe càng sớm càng Chuyển số thấp khi đi qua tốt để tránh nguy hiểm, chỉ đến khi trời quang lầy hãy sửa xe. Chú ý với những quãng đường sương mù hoặc khói xuất hiện theo từng đoạn cách nhau, phải giảm tốc ngay vì sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu trong đám mù là chướng ngại vật, người đi bộ hoặc hướng đi thay đổi, đáng sợ nhất là một vụ tai nạn đã nằm đó từ trước. - Lái xe trên đường trơn lầy: Chuyển về số thấp, giữ vô-lăng thẳng, đi ga nhẹ, tránh làm bánh xe bị trượt (patine), cho xe di chuyển đều càng xa càng tốt. Nếu bị trượt thì nhẹ nhàng lùi lại một quãng đến chỗ đường bám tốt rồi lại tiến lên, lùi lại, tiến lên đến khi xe vượt qua được chỗ lầy. Dùng các mảnh ván, cành cây, cát lót dưới bánh xe bị trượt để tăng ma sát hoặc dùng sợi xích, thừng quấn vào lốp để vượt qua quãng lầy. Nếu không được thì tìm xe khác kéo hoặc nhờ người hỗ trợ. Ngoài ra để đảm bảo an toàn bạn cần chú ý: tư thế lái đúng, chỉnh ghế lái phù hợp, điều chỉnh gương chuẩn và hiểu biết về chiếc xe mình đang lái.
  5. Không lái xe khi sức khoẻ yếu, đang dùng thuốc an thần, xúc động hay cơ thể đang bị ảnh hưởng của rượu cho dù từ ngày hôm trước.
  6. Chọn mua xe máy cũ như thế nào? Thực tế, việc chọn mua một chiếc xe cũ vừa ý không dễ. Thông thường người mua chỉ nhìn vào giá cả theo chủng loại, cũ hay mới, căn cứ theo công-tơ-mét, biển số, giấy đăng ký , nhưng trên thực tế những thông số này thường không chính xác. Tốt nhất, chỉ nên mua xe đã sử dụng không quá 3 năm, bởi với thời gian này, động cơ của xe vẫn còn hoạt động tốt. Những con số trên công-tơ-mét Thuận lợi nhất trong việc mua xe máy thường không chính xác cũ là biết rõ chiếc xe cũng như người sử dụng, qua đó cũng biết được ưu và nhược điểm của chiếc xe để tiện lợi cho việc vận hành, chăm sóc bảo dưỡng sau này. Nếu bắt buộc phải mua một chiếc xe lạ, người tiêu dùng nên lưu ý một số điểm sau: Kinh nghiệm chọn mua xe máy cũ - Tổng thể chiếc xe: Để đánh giá chính xác tổng thể một chiếc xe đã qua sử dụng, cách chính xác nhất là chiếc xe phải được rửa sạch sẽ và quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Theo kinh nghiệm chọn xe cũ, một chiếc xe còn tốt là phải “đều xe”, nghĩa là tất cả các chi tiết, phụ tùng trên xe có độ mới/cũ đồng đều nhau. Một chiếc xe vận hành bình thường, ổn định không thể có những chi tiết quá mới hoặc quá cũ so với tổng thể chiếc xe. - Giấy tờ: Cần kiểm tra đăng ký của xe và đối chiếu với biển kiểm soát. Kiểm tra rõ ràng số khung, số máy, đây là công đoạn mà rất nhiều người mua xe ngại làm bởi những hàng số này dài và đôi khi nằm ở những khu vực rất khó nhìn. Chỉ một nhầm lẫn nhỏ trên giấy tờ với những con số cũng đã đủ đem lại rất nhiều điều phiền toái cho người sử dụng. - Sơn xe: Quan sát màu sắc của sơn ở Kiểm tra rõ ràng số máy, số những chỗ khuất rồi so sánh với những khung nơi khác, nhìn theo chiều nghiêng của thân xe để có thể dễ dàng nhìn thấy những khu đã vực được “tút” lại bởi màu sơn và độ bóng sẽ không đều nhau. Nước sơn “gin”, được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp thường không thể bị bong tróc, theo thời gian sử dụng, bề mặt sơn chỉ mòn dần đi. - Động cơ: Động cơ là phần quan trọng nhất của chiếc xe và cũng là nơi khó kiểm tra nhất, động cơ xe còn tốt sẽ có những đặc điểm sau:
  7. + Bề mặt, hình dạng những con ốc trên động cơ không móp méo hay trầy xước. + Dễ khởi động, tiếng nổ chậm, đều (khi để garanti) và ổn định. Bất cứ một trục trặc nào của các bộ phận trong động cơ (ly hợp, xích cam, xúp-páp, tay biên ) đều có những tiếng động khác lạ đặc trưng khi động cơ vận hành. + Vặn hết ga mà không thấy khói ở ống xả + Sang số nhẹ nhàng (xe số). Động cơ hoạt động ngay khi kéo ga (xe ga). + Kiểm tra dầu bôi trơn sau khi động cơ làm việc (không được quá ít so với quy định, không được có ánh kim loại trong dầu) - Điện, ắc quy: Nên yêu cầu người bán tháo cốp, mở yên để kiểm tra kỹ hệ thống điện, ắc quy, IC, đi-ốt nạp. Một chiếc ắc-qui còn tốt thể hiện ở việc khởi động xe dễ dàng, đèn xi-nhan/còi hoạt động ổn định khi xe không nổ máy. - Giảm xóc: Để kiểm tra giảm xóc trước cần bóp chặt phanh trước rồi nhún mạnh nếu thấy tiếng kêu lục cục là giảm xóc đã kém hoặc bị chảy dầu, giảm xóc trước Nước sơn tốt không thể bị bong, còn tốt có độ nhún sâu và êm ái, bề mặt tróc như thế này ống nhún bóng sáng không có tỳ vết hay vệt dầu loang. Với giảm xóc sau, có thể kiểm tra bằng cách tải nặng (2 - 3 người) nếu không có tiếng kêu lạ, xe cân bằng, êm ái chứng tỏ chất lượng còn tốt. - Cảm giác khi lái: Một chiếc xe tốt phải tạo cảm giác an toàn, êm ái khi vận hành. Máy xe hoạt động ổn định khi tải nặng, xe đi qua chỗ xóc không có tiếng kêu lạ. Nên kiểm tra hệ thống lái tại những đoạn đường thật phẳng để đánh giá độ cân bằng của xe. Những chiếc xe đã từng bị đâm mạnh hay có lỗi kỹ thuật sẽ không thể có độ cân chuẩn của xe. Tìm mua một chiếc xe cũ còn tốt và giá cả hợp lý là việc làm rất khó. Nhưng nếu biết được chính xác chất lượng của chiếc xe, từ đó ta có thể định giá xe một cách chuẩn nhất.
  8. Mô-tô, xe máy có cấu tạo như thế nào? Sự phát triển của mô-tô 2 bánh Năm 1885, lịch sử thế giới ghi nhận chiếc mô-tô đầu tiên ra đời do Gotthieb Daimler (1834 - 1900 ) sáng chế, thời gian đầu xe mô-tô 2 bánh phát triển chậm do điều khiển khó khăn và tốc độ quá chậm. Đến thế kỷ XX mô-tô 2 bánh mới được sử dụng rộng rãi ở châu Âu. Thời kỳ đầu, động cơ của xe được đặt hình ảnh của chiếc mô-tô đầu tiên ngay trục bánh xe, xe không có giảm (1885) xóc. Dần dần, sau nhiều cải tiến, động cơ được đưa vào giữa khung xe để đảm bảo cân bằng. Các bộ phận khác như khung, li hợp (côn), hộp số, phanh, giảm xóc cũng phát triển và hoàn thiện để xe dễ điều khiển và có tốc độ tối ưu. Phân loại mô-tô, xe máy: Mô-tô, xe máy được phân loại chủ yếu dựa vào động cơ: - Nguyên lý hoạt động: 2 kỳ hoặc 4 kỳ. - Kết cấu và cách lắp đặt động cơ: + Động cơ đặt đứng + Động cơ đặt ngang + Động cơ hình chữ V - Dung tích xi-lanh: Có nhiều loại với dung tích xi-lanh thông thường từ 50 – 1500 cm3 Ngoài ra, mô-tô/xe máy còn được phân loại theo năm sản xuất, hệ thống đánh lửa, xe nam/nữ/tay ga hay các xe chuyên dùng như: thể thao, việt dã, địa hình Cấu tạo cơ bản của mô-tô/xe máy Động cơ hình chữ V - Động cơ: Là bộ máy gồm nhiều chi tiết, liên quan mật thiết với nhau. Đây là nơi đốt cháy nhiên liệu, nhiệt năng biến thành cơ năng và sinh ra động lực truyền sang hệ thống truyền động làm cho xe chạy. Động cơ gồm có các hệ thống chính: + Hệ thống trục khuỷu, thanh truyền + Hệ thống nhiên liệu + Hệ thống đánh lửa + Hệ thống bôi trơn, làm mát
  9. + Hệ thống phân phối khí - Hệ thống điện: Tùy theo loại xe hệ thống điện có thể là hệ thống đánh lửa điện từ hay hệ thống đánh lửa bán dẫn. Hệ thống điện trên mô-tô/xe máy có nhiệm vụ sau: + Tạo tia lửa điện cao áp vào đúng thời điểm nhất định để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trong xi-lanh động cơ. + Cung cấp điện năng có điện áp ổn định cho hệ thống đèn, còi tín hiệu. Hệ thống đánh lửa bán dẫn + Khởi động động cơ (đề) + Theo dõi mức nhiên liệu ở bình chứa - Hệ thống truyền động: Có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ đến bánh xe chủ động, thay đổi mô-men cho phù hợp với tải trọng và hệ thống đường sá. Hệ thống này gồm: Bộ li hợp, hộp số, nhông trước, nhông sau và xích. Ở một số loại xe dùng trục các-đăng hoặc dây cu-roa (Vespa) để truyền động. - Hệ thống chuyển động: Có tác dụng biến chuyển động quay của hệ truyền động thành chuyển động tịnh tiến của xe, nó còn có tác dụng làm cho xe chuyển động êm hơn trên mặt đường không bằng phẳng. Hệ thống này gồm: bánh trước, bánh sau và giảm xóc. - Hệ thống điều khiển: Hệ thống này có tác dụng thay đổi hướng chuyển động của xe, cho xe chạy chậm hay dừng hẳn. Hệ thống này gồm tay lái, các cần điều khiển và hệ thống phanh. Giảm xóc - Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Hệ thống này có tác dụng chiếu sáng, tạo tín hiệu còi hay đèn khi phanh xe, khi quay xe để đảm bảo an toàn giao thông cho người sử dụng. Hệ thống này gồm: các đèn pha, cốt, đèn phanh, đèn xi-nhan, các đèn báo số và còi. Ngoài những hệ thống trên, mô-tô/xe máy còn có những bộ phận khác như ống xả để giảm tiếng ồn, cần khởi động, bàn đạp phanh, tay phanh, cần số, yên xe