Sổ tay ô tô (Phần 5)

pdf 18 trang phuongnguyen 3610
Bạn đang xem tài liệu "Sổ tay ô tô (Phần 5)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfso_tay_o_to_phan_5.pdf

Nội dung text: Sổ tay ô tô (Phần 5)

  1. Mặt sau của giấy phép lái xe hạng A1 Hạng B1: Dùng cho lái xe không chuyên nghiệp, được quyền điều khiển: - Ôtô dưới 9 chỗ, kể cả người lái. - Xe tải, xe chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. - Máy kéo 1 rơ-moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Hạng B2: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển các phương tiện hạng B1 và các xe cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế dưới 3.500 kg. Hạng C: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển: - Ôtô tải và xe chuyên dùng có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên. - Đầu kéo, máy kéo 1 rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc có tải trọng thiết kế từ 3.500 kg trở lên. - Cần cẩu bánh lốp có sức nâng thiết kế từ 3.500 kg trở lên. Hạng D: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển: - Ôtô chở người từ 10-30 chỗ, tính cả ghế lái. - Các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C. Hạng E: Cấp cho lái xe chuyên nghiệp, quy định quyền điều khiển: - Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, tính cả ghế lái.
  2. - Các loại xe quy định trong hạng B1, B2, C, D. Hạng F: Cấp cho người đã có giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E để điều khiển các loại xe tương ứng có kéo rơ-moóc trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg. Mặt sau của GPLX hạng B1 và B2 Thời hạn của giấy phép lái xe - Các hạng A1, A2, A3 không có thời hạn. - Khi có giấy phép lái xe hạng A2 phải tuân thủ quy định của Chính phủ về đối tượng được sử dụng loại xe 2 bánh từ 175 cc trở lên. - Hạng B1: 5 năm. - Hạng A4, B2, C, D, E, F: 3 năm. Trong vòng 30 ngày trước khi giấy phép lái xe hết hạn, người có giấy phép này phải làm đơn xin đổi kèm theo giấy chứng nhận sức khỏe, gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp lại bằng lái. GPLX của nước ngoài hoặc Quốc tế có hiệu lực tại Việt Nam không? Ở một số nước, những người đã có bằng lái xe có thể xin cấp bằng lái Quốc tế để sử dụng tại một vài nước khác. Việt Nam chưa tham gia vào cam kết Quốc tế nào về giấy phép điều khiển phương tiện cơ giới, nên người có bằng lái xe nước ngoài, bằng Quốc tế muốn điều khiển ôtô, xe máy 70cc trở lên ở Việt Nam phải xin cấp đổi giấy phép. Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, những người có giấy phép lái Thời hạn được ghi rõ trên xe của nước ngoài hoặc Quốc tế đều dễ dàng mặt trước của GPLX xin cấp bằng lái của Việt Nam mà không cần phải học lại kỹ thuật và thi sát hạch.
  3. Việc cấp đổi GPLX chỉ được xét khi GPLX Quốc tế đó còn giá trị sử dụng. Giấy phép mới do Việt Nam cấp có thời hạn sử dụng phù hợp với hạn sử dụng của GPLX nước ngoài nhưng không vượt quá giấy phép cùng loại của Việt Nam, không vượt quá thời hạn người nước ngoài hoặc người Việt Nam lưu trú tại Việt Nam. GPLX mới tương ứng với những hạng giấy phép mà người xin cấp đã được cấp ở nước ngoài. Ví dụ, GPLX nước ngoài có cả hạng ôtô, xe máy thì bằng lái được đổi cũng có hạng tương ứng. Trừ trường hợp môtô từ 175cc trở lên, trước đây do chính sách hạn chế trong nước mà người nước ngoài cũng không được cấp. Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ, với người nước ngoài, GPLX được giao vào thứ sáu hàng tuần, thời hạn tối đa là 10 ngày. Với người Việt Nam, theo quy định của Sở Giao thông Công chính Hà Nội, cứ 11 ngày sau thì người xin cấp tới nhận giấy phép mới. Giấy phép lái xe của Việt Nam có được công nhận ở nước ngoài? Hiện nay, Việt Nam đã ký thỏa thuận với các nước trong khối ASEAN về việc công nhận GPLX lẫn nhau. Theo đó, công dân Việt Nam khi đến làm việc ở các nước ASEAN có thể đổi GPLX để được lái xe tại các nước đó. Còn với các nước chưa có thỏa thuận về thủ tục ngoại giao trong việc đổi GPLX nên việc chấp nhận đổi GPLX của Việt Nam hay không là tùy từng nước. Với mối quan hệ mật thiết với Việt Nam, Pháp đã chấp thuận đổi GPLX của Việt Nam ra GPLX tại Pháp theo đúng hạng bằng lái xe được cấp.
  4. Mã VIN có ý nghĩa như thế nào? VIN là từ viết tắt của Vehicle Identification Number (số nhận dạng xe), bao gồm 17 ký tự và được đánh số theo nhiều cách khác nhau. VIN được coi như “chứng minh thư” của một chiếc xe và các nhà sản xuất thường ghi lên những phần dễ bị biến dạng và thay đổi nhất của xe như: cửa, động cơ hoặc thân phía góc. Tiêu chuẩn của mã VIN được ban hành chính thức theo chuẩn ISO 3779 vào tháng 2 năm 1977 và sửa lần cuối vào năm 1983. Mã VIN có ý nghĩa như thế nào? Số VIN đã được tiêu chuẩn hóa chứa 17 ký tự. Hệ thống số VIN ở châu Âu khác Bắc Mỹ và khác với ký hiệu VIN quốc tế. Tuy nhiên, chúng vẫn có một vài điểm chung như ký tự đầu tiên của VIN cho biết nước sản xuất như Mỹ (số 1 hoặc 4), Nhật Bản (J). Bên cạnh đó, ký tự thứ 10 của tất cả các hãng xe đều chỉ năm sản xuất. - Ký tự thứ nhất: cho biết nước sản xuất chiếc xe. Điều này rất quan trọng khi bạn mua xe vì cùng một loại xe nhưng có thể được lắp ráp ở những nước khác nhau và dĩ nhiên là chất lượng xe cũng phụ thuộc. (1 hoặc 4: Mỹ; S: Anh; J: Nhật; K Hàn Quốc; W: Đức ) - Ký tự thứ 2: thể hiện hãng sản xuất.(A: Audi- Jaguar, B: BMW; H: Honda; D: Mercedes; N: Nissan; T: Toyota; G: GM Mã VIN của một chiếc BMW - Ký tự thứ 3: chỉ loại xe - Ký tự thứ 4 đến thứ 8: thể hiện đặc điểm của xe: như loại thân xe, loại động cơ, đời xe, kiểu dáng, - Ký tự thứ 9: để kiểm tra sự chính xác của số VIN - Ký tự thứ 10: thể hiện năm chế tạo xe - Ký tự thứ 11: thể hiện nơi lắp ráp xe - Ký tự thứ 12 đến 17: thể hiện dây chuyền sản xuất xe, các công đoạn sản xuất. Bốn ký tự cuối luôn là các con số. Vị trí của mã VIN
  5. Nơi ghi mã VIN là một trong những "bí quyết" để các nhà sản xuất tránh gian lận khi chúng được bán lại cho người khác. Những tên trộm thường "cà" lại số VIN theo mã VIN của một chiếc xe mà chúng ăn trộm được trong khi các đại lý lại hay "đổi" bằng mã VIN của những chiếc xe đã bán trước đó. Để đảm bảo cho khách hàng, các hãng xe nghĩ ra phương pháp ghi mãVIN lên những phần dễ hỏng nhất khi xe bị va chạm như cửa, động cơ, thân phía góc. Khi gặp tai nạn, nếu người chủ đổi động cơ, cửa lấy từ những chiếc xe ăn trộm khác hoặc từ nhà sản xuất không chính hãng, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra. Mã VIN của xe thường có thể tìm thấy ở một vài vị trí khác nhau của xe, nhưng hầu hết thường đặt ở những nơi như: Các vị trí thông thường của mã VIN - Trên thân cửa hoặc khung cửa trước (thường phía cửa tài xế, đôi khi ở cửa hành khách) - Phía trên bảng đồng hồ dưới kính trước. - Được gắn trên động cơ (miếng nhôm phía trước động cơ) - Trên vách ngăn giữa động cơ và salon xe. - Trên nhãn hiệu xe, giấy đăng ký, sách hướng dẫn bảo quản xe hoặc trên tờ khai bảo hiểm xe Trong 17 số/ký tự, mã năm sản xuất của các năm sản xuất xe đều là số thứ 10. Đây là một trong những thông tin quan trọng nhất mà người mua cần biết khi kiểm tra xe cũ. Ký tự thứ 10 được ghi theo nguyên tắc sau: trước năm 2000 là chữ cái còn sau đó là chữ số. Ví dụ, 1990(L), 1991(M), 1992(N), 1993(P), 1994(R), 1995(S), 1996(T),1997(V), 1998(W), 1999(X), 2000(Y), 2001(1), 2002(2), 2003(3)
  6. Những loại xe nào được quyền ưu tiên? Luật Giao thông Đường bộ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được phê chuẩn năm 2002 quy định quyền ưu tiên và cấp độ ưu tiên của một số loại xe như sau: + Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ. + Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp. + Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu. + Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật. + Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường. + Đoàn xe tang. + Các xe khác theo quy định của pháp luật. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ Ngoại trừ đoàn xe tang, các loại xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định. Những loại xe này không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ. Tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Nghiêm cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên. Tín hiệu cụ thể của các loại xe ưu tiên - Tín hiệu của xe chữa cháy: Xe chữa cháy có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ hoặc xanh và có còi phát tín hiệu ưu tiên. - Tín hiệu của xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp:
  7. + Xe quân sự có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái và có còi phát tín hiệu ưu tiên. + Xe công an có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu xanh hoặc đỏ, cờ hiệu công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái và có còi phát tín hiệu ưu tiên. - Tín hiệu của xe cứu thương: Xe cứu thương có dấu chữ thập màu đỏ trên thành xe, đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ và có còi phát tín hiệu ưu tiên. Xe cứu thương - Tín hiệu của xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai khẩn cấp: + Xe làm nhiệm vụ cứu hộ đê có biển "xe hộ đê" gắn ở kính phía trước của xe và có cờ hiệu hộ đê. + Xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp và xe cứu nạn giao thông : có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu vàng và có còi phát tín hiệu ưu tiên. - Tín hiệu của xe cảnh sát dẫn đường: + Xe ô tô có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu xanh - đỏ, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái và có còi phát tín hiệu ưu tiên. + Xe mô tô có đèn phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau, cờ hiệu công an cắm ở phía trước đầu xe và có còi phát tín hiệu ưu tiên. Xe cảnh sát
  8. Xe ưu tiên chỉ được sử dụng tín hiệu của xe ưu tiên khi đi thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp. Các Bộ quản lý xe ưu tiên phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể về tiêu chuẩn còi, đèn của xe ưu tiên và có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng tín hiệu của xe ưu tiên thuộc ngành mình quản lý. Tất cả các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không thuộc loại xe ưu tiên sử dụng còi, cờ, đèn, biển hiệu của xe ưu tiên là hành vi vi phạm pháp luật.
  9. Autogas là gì? Autogas và nhiên liệu LPG Autogas nếu hiểu theo nghĩa thông thường có nghĩa là ô tô dùng nhiên liệu thể khí. Autogas sử dụng khí đốt thiên nhiên thông thường NG (natural gas) hoặc gaz nén CNG (compressed natural gas) có áp suất từ 50 – 200 kg/cm2, với thành phần chủ yếu là khí methal. Loại hình Autogas này đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước và cho đến nay trên thế giới đã có hơn 1 triệu xe Autogas dùng gaz nén NGV (natural gas for vehiche). Ưu điểm của nhiên liệu CNG là dễ sử dụng chuyển đổi cho xăng và diesel mà không gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng nhiên liệu NG và CNG đạt hiệu quả kinh tế cao và kéo dài tuổi thọ động cơ. Tuy nhiên, sử dụng nhiên liệu gaz nén CNG kết cấu cồng kềnh và việc ứng dụng cho những dòng xe hiện đại gặp không ít khó khăn. Vì vậy ngày nay người ta đã dùng khí hóa lỏng Autogas LPG (liquefied petroleum gas) làm nhiên liệu thay thế cho xăng và diesel của tất cả các loại ô tô hiện đại. Nhiên liệu LPG đang phát triển rất nhanh, Autogas LPG đã có hơn 4 triệu chiếc ở 38 nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Khí hóa lỏng LPG là sản phẩm phụ của nhà máy chế biến dầu mỏ và nhà máy tách khí. Thành phần chủ yếu của LPG là Butal và Propal hỗn hợp theo tỷ lệ nhất định và được chứa trong bình với áp suất dưới 20 kg/cm2. LPG có tỷ trọng từ 0,5 – 0,25, không màu, không mùi và không có tính độc. LPG chính là một sản phẩm dầu mỏ được dùng rất phổ biến từ lâu trong các ngành kinh tế quốc dân như là một nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế tạo hóa chất, chế tạo phân bón, tổng hợp các chất mỹ phẩm LPG dùng làm nhiên liệu cho Autogas có những ưu điểm sau: - Là nhiên liệu sạch không gây ô nhiễm môi trường. - Có trị số octan rất cao (95 – 100) rất có lợi cho việc chống kích nổ, tăng hiệu suất nhiệt của động cơ, có thể dùng tỷ số nén cao (10 – 12). - Sử dụng nhiên liệu LPG ít hao mòn xúp-páp, xi-lanh, séc-măng. Tăng tuổi thọ của động cơ. Bởi nhiên liệu LPG dễ cháy và cháy hoàn toàn, khi cháy không tạo muội, không khói. - Động cơ sử dụng nhiên liệu LPG không gây tác động xấu đối với dầu nhờn, nên quá trình lão hóa dầu nhờn kéo dài. Công nghệ chuyển đổi thành Autogas
  10. Theo nguyên lý của động cơ đốt trong, tất cả các xe ô tô dùng xăng và diesel đều có thể sử dụng khí hóa lỏng LPG làm nhiên liệu với những thay đổi kết cấu phù hợp. Công nghệ chuyển đổi thành Autogas có những dạng sau: - Chuyển đổi song song nhiên liệu: phương tiện trang bị động cơ xăng sau khi chuyển đổi có thể đồng thời chạy bằng cả xăng và khí. - Chuyển đổi đơn nhiên liệu: p tiện lắp động cơ diesel sau khi chuyển đổi chỉ có thể sử dụng nhiên liệu khí. - Chuyển đổi đồng nhiên liệu: xe lắp động cơ Các chi tiết chuyển đổi diesel sau khi chuyển đổi sử dụng cả diesel và Autogas nhiên liệu khí, trong đó diesel đóng vai trò làm mồi. Tùy thuộc từng kiểu xe, bình chứa khí sẽ ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến thể tích khoang xe. Ví dụ như dòng xe sedan sẽ mất khoảng 10 - 15% thể tích khoang chứa đồ. Tuy nhiên, với một số loại xe, có thể lắp bình chứa bên ngoài hoặc lắp vào hộc đựng bánh dự phòng. Autogas hoạt động theo nguyên lý sau: - LPG lỏng từ bình chứa cao áp, đặt khoang sau xe, đi qua van cách ly đầu bình tới van solenoid LPG bằng đường ống dẫn. Van solenoid này sẽ đóng khi công tắc nhiên liệu bật sang vị trí xăng hoặc khi xe không hoạt động. - LPG được hóa hơi và giảm áp xuống xấp xỉ áp suất khí trời nhờ bộ điều áp hóa hơi. Bộ điều áp này có nhiệm vụ tiết lưu lượng LPG hóa hơi đi vào bộ trộn để phù hợp với mọi chế độ tải của động cơ. - Sau khi được giảm áp, LPG ở dạng hơi đi tới bộ trộn (lắp phía trước van tiết lưu thông không khí) và đi vào buồng đốt. Bộ trộn hỗ hợp của Autogas - Trong quá trình giảm áp, nhiệt độ bộ giảm áp hoá hơi giảm rất nhiều. Để bù nhiệt, nước từ hệ thống làm mát sẽ được dẫn qua thiết bị này. - Quá trình hoạt động của hệ thống nhiên liệu LPG được kiểm soát một cách chặt chẽ nhờ một hệ thống điều khiển điện tử và hàng loạt các cảm biến áp suất, nhiệt độ, nồng độ, khí thải. Tại nước ta năm 1983 đã chuyển đổi xe Zin 130 chạy bằng gaz nén (CNG), năm 1997 Công ty Sài Gòn Petro đã cho chạy 20 xe taxi ở tp Hồ Chí Minh sử
  11. dụng gaz hóa lỏng LPG và xây dựng trạm cấp LPG cho xe taxi. Từ năm 2001 tới nay, việc chuyển đổi bắt đầu cho nhiều loại xe từ Lada đến Nissan
  12. AMG có lịch sử như thế nào? AMG, vinh quang từ những đường đua Mercedes-AMG GmbH là một bộ phận của Daimler Chrysler AG, có trụ sở tại Affalterbach (Đức). Mercedes-AMG chuyên phát triển và cải tiến các loại xe đua và dân dụng. Cái tên AMG bắt nguồn từ những chữ cái đầu của các nhà sáng lập: Werner Aufrecht và Erheard Melcher, kết hợp với Grossasphach (tên quê hương của Aufrecht) nơi 2 người khởi nghiệp vào năm 1967. AMG đáp ứng và thỏa mãn mọi đam mê Những ngày đầu mới khai sinh ở Old Mill, quy mô của AMG chỉ là 2 chiếc ga- ra. Kể từ đó đến nay, lịch sử công ty đã có rất nhiều thay đổi. tuy nhiên, điều mà hầu như không thể thay đổi chính là bầu nhiệt huyết của AMG đối với tính năng của những chiếc xe. Chất lượng, sự an toàn cũng như niềm đam mê và sự tận tụy trong công việc của các kỹ sư, tất cả chỉ nhằm tạo mục đích tạo ra những chiếc Mercedes có thể đáp ứng và thỏa mãn mọi đam mê của người hâm mộ. Năm 1971, AMG giành được thành công với chiếc xe thể thao đầu tiên khi cải tiến và giúp chiếc Mercedes 300 SEL về nhất trong cuộc đua 24 giờ tại trường đua Spa -Francorchamps (Bỉ). Năm 1989, sau bảy lần về nhất tại các chặng đua, Klaus Ludwig và Johnny Cecotto giúp hãng vô địch giải Touring Car toàn nước Đức. Kể từ ngày đó, AMG đã gặt hái 11 danh hiệu vô địch, Biểu tượng của AMG trong đó có 5 danh hiệu dành cho cá nhân và 6 danh hiệu dành cho nhà sản xuất. Đội đua của Mercedes-AMG là đội đua thành công nhất trong lịch sử của giải đua German Touring Car Championship. Có một điều đặc biệt, các mẫu xe AMG từ xưa đến nay chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế. Năm 2000, số lượng xe AMG tiêu thụ trên toàn thế giới chỉ khoảng 10.000 chiếc. Trong đó có khoảng 40% được tiêu thụ tại thị trường Mỹ. Cũng tại thị trường tiềm năng nhưng khó tính này, AMG có mặt tại hơn
  13. 300 nhà cung cấp xe Mercedes, đối thủ của AMG chính là những mẫu xe hạng sang của các hãng: BMW, Audi, Ford, Jaguar Sự khác biệt dành cho niềm đam mê Với tính năng đầy ấn tượng, những thiết kế sắc sảo và tiêu chuẩn an toàn là hàng đầu, mỗi chiếc Mercedes đã là một kiệc tác cơ khí. Mercedes-AMG nâng những đặc điểm đó lên một tầm cao mới với thiết kế thể thao hơn, hấp dẫn hơn và có những tính năng đáng nể hơn. Ngoài nâng cấp động cơ và cải tiến một số chi tiết liên quan đến tính năng vận hành của chiếc xe, AMG còn quan tâm đến nhu cầu của khách hàng ở từng khu vực khác nhau. Đó chính là lý do khiến các mẫu xe AMG ở Mỹ có những tính năng khác biệt nhất định so với các mẫu xe ở Đức. Do quy định tiêu chuẩn an toàn tại Mỹ, những khác biệt này được thể hiện ở những vị trí bố trí túi khí hay hệ thống điều khiển động cơ. SLK 55 AMG Động cơ được AMG thiết kế và sản xuất bằng các chất liệu hàng đầu, nhưng điểm khác biệt lớn nhất chính là quá trình lắp ráp từ chi tiết rời được làm hoàn toàn bằng tay bởi chính các kỹ sư. Mọi động cơ của AMG đều được trang bị hệ thống phun nhiên liệu điện tử của Bosch. Không chỉ động cơ, trên cơ sở các thiết kế của Mercedes-Benz, những chiếc xe qua "lò" AMG được cải tiến để phù hợp với cường độ hoạt động như một xe đua chuyên nghiệp. Đơn cử hệ thống phanh đĩa lớn với 8 hoặc 4 piston cho bánh trước, 4 hoặc 2 piston cho bánh sau, chế tạo bằng ceramic hoặc hợp kim nhẹ có khả năng chịu nhiệt cao. Hệ thống treo thể thao với khả năng chỉnh thụ động và chủ động, vành hợp kim, lốp xe bản rộng. Phần thân xe cũng được cải tiến nhằm làm giảm chỉ số cản gió, tăng khả năng làm mát động cơ, với các cánh lướt gió và các rãnh luân chuyển dòng không khí xung quanh xe.
  14. CL 65 AMG Hộp số trên xe AMG mới nhất đều là hộp số tự động thể thao với khả năng chuyển số tay, đặc biệt là hộp số AMG Speed Shift được trang bị trên các xe E55, S55, CL55, SL55 và CLK55 với nút chuyển số ngay trên vô lăng như các xe Công thức1, rút ngắn thời gian chuyển số tới 35%. Các hệ thống điện tử tương tự như các xe cùng loại của Mercedes nhưng được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với động cơ mới. Nội thất sang trọng truyền thống của Mercedes hòa trộn cùng phong cách thể thao AMG, với các chi tiết trang trí mạ, ốp gỗ. Sở hữu những chiếc AMG luôn là mơ ước của mọi tay lái sành sỏi trên thế giới.
  15. Bảo trì, bảo dưỡng hộp số tự động như thế nào? Tại sao hộp số tự động trục trặc Các lá ly hợp hay dây đai kim loại (trong hộp số tự động) là các thiết bị chuyển động thông qua hệ thống thủy lực hay ma sát, chúng bị mòn đi theo thời gian như các lá côn (ly hợp) của hộp số tay. Các van trong hệ thống van cũng có thể không còn hoạt động đúng chức năng bởi phải liên tục thực hiện các thao tác đóng mở. Khi lá côn bị mài mòn, các mạt kim loại bị trộn lẫn trong dầu hộp số dẫn đến sự tắc nghẽn trong hệ thống thủy lực khiến hộp số “chết yểu” do hiện tượng mất tuần hoàn của hệ thống thủy lực. Sự tăng nhiệt của dầu hộp số cũng là kẻ thù của hộp số tự động. Hiện tượng này xuất hiện khi xe vận hành liên tục trong trạng thái: dừng - vận hành - dừng hay chở quá tải hay leo dốc thường xuyên. Khi dầu hộp số quá nhiệt, độ nhớt của dầu giảm dần, nó trở nên loãng hơn và do đó bảo vệ các lá côn cũng như các thiết bị chuyển động khác kém hơn dẫn tới gia tăng sự mài mòn. Các triệu chứng của sự trục trặc: - Triệu chứng thường gặp và dễ nhận thấy nhất là các âm thanh bất thường phát ra từ hộp số ngay cả khi dừng xe hay đang chuyển động ở các số khác nhau. Đó có thể là các âm thanh với âm tần cao hay các tiếng kim loại nghiến vào nhau. - Ly hợp đôi khi đóng mở rất chậm hay thậm chí không nhúc nhích khi chuyển số sang “D” hay “R” - Vòng quay của động cơ không giảm khi chuyển sang “D” hay “R” - Có hiện tượng giật mạnh trong thao tác tăng số - Chỉ lên số khi vòng tua lớn ngay cả khi nhấn chân ga nhẹ nhàng - Vòng quay của động cơ tăng vọt mỗi khi chuyển số - Khi leo dốc, tốc độ động cơ tăng nhưng vận tốc xe không tăng Bảo trì, bảo dưỡng hộp số tự động *Bảo dưỡng dầu hộp số tự động Các hộp số tự động sử dụng dầu truyền động riêng có tên gọi ATF (Automatic Transmission Fluid), đóng vai trò tạo lực nén thủy lực, giải nhiệt và tẩy rửa các chất bẩn trong hệ thống. Việc kiểm tra mức dầu, bổ sung, thay dầu đúng lúc sẽ góp phần giúp hộp số tự động hoạt động hiệu quả, giảm tiêu hao nhiên liệu cũng như tăng tuổi thọ. Với điều kiện giao thông đặc thù như ở Việt Nam, các hãng xe thường khuyến cáo người sử dụng nên thay dầu hộp số sau 2 năm sử dụng hoặc 50.000 km đi được (tùy theo điều kiện nào đến trước). Kiểm tra dầu hộp số tự động (ảnh Rac.com) Trên đa số các mẫu xe, việc kiểm tra dầu ATF hết sức đơn giản bởi que thử được đánh dấu bằng miếng kim loại ghi chữ
  16. ATF. Có hai loại que thử, một có màu vàng để thử dầu động cơ còn que màu đỏ để thử dầu hộp số. Tuy nhiên, không phải xe nào cũng trang bị 2 loại que thử trên nên bạn cần tư vấn của kỹ thuật viên trước khi sử dụng. Thông thường, que thử dầu hộp số đặt ngay phía sau hoặc bên cạnh động cơ. Dầu hộp số trong hơn dầu động cơ nên rất khó đọc trên que thử. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn đặt que thử lên một miếng vải trắng, sạch. Các ký hiệu trên que thử gồm “Add” và “Full”. Nếu mức dầu thấp hơn vạch “Add”, hãy thêm một phần tư lượng dầu định mức, chờ 2-3 phút và thử lại lần nữa. Nếu dầu có màu đen hay mùi cháy, hãy kiểm tra cơ cấu hoạt động và thêm dầu nếu cần thiết. Lựa chọn dầu hộp số tự động cần phải đúng chủng loại và không thể tùy tiện như dầu động cơ. Cơ sở để chọn dầu hộp số ATF phù hợp là độ nhớt cũng như các thành phần hóa học. Nếu dùng sai chủng loại, trộn lẫn các loại dầu khác nhau có thể gây nên hiện tượng đóng cặn, phá vỡ các tính chất cơ bản. Vì vậy, các hãng xe thường đưa ra khuyến cáo sử dụng dầu nhớt cho từng loại hộp số của mình. Lựa chọn dầu cần đúng Những điều cần lưu ý: chủng loại 1- Luôn luôn đảm bảo xe dừng hẳn trước khi chuyển từ “D” sang “R” hay ngược lại. Trong thao tác đậu xe, nhiều người có thói quen chuyển số khi xe chưa dừng hẳn, xin nói rằng đó là cách hữu hiệu để phá hỏng hộp số của xe. 2- Khi dừng đèn đỏ, hãy giữ cần số ở “D” bởi các hệ thống đóng mở thủy lực đều có tuổi thọ của nó. Mỗi lần ta chuyển từ “D” sang “N” khi dừng và từ “N” sang “D” khi cho xe chạy tiếp, ta đã làm giảm tuổi thọ của hệ thống van, bộ tua-bin (trong bộ biến mô) và các lá côn. Hộp số tự động không vận hành như hộp số tay do vậy không hưởng lợi từ việc chuyển sang “N” mỗi khi dừng đèn đỏ. Tuy nhiên khi dừng lại lâu, bạn có thể chuyển sang “N”. 3- Những chuyến leo đồi liên tục sẽ làm giảm tuổi thọ của hộp số tự động. Trong những chuyến đi như vậy, lưu ý dừng xe nghỉ cho hộp số nguội bớt trước khi tiếp tục cuộc hành trình là các bảo vệ hộp số hữu hiệu.
  17. Quy trình bảo dưỡng ôtô được thực hiện như thế nào? Một chiếc xe hơi có tới hơn 5.000 chi tiết máy khác nhau, trong quá trình sử dụng, tính năng của các chi tiết chức năng (bao gồm cả hệ thống bôi trơn) giảm do mài mòn, hư hại, ăn mòn . Sự thay đổi này xảy ra từ từ với rất nhiều chi tiết trong quá trình hoạt động của xe. Do đó, nhà sản xuất quy định thời hạn kiểm tra định kỳ nhất định cũng như thời hạn điều chỉnh hay thay thế các chi tiết và cụm chi tiết mà có thể biết trước được các chi tiết Bảo dưỡng nhằm mục đích luôn này sẽ bị thay đổi theo thời gian hay đảm bảo quãng đường xe chạy. các tính năng của xe ở trạng thái Mục đích của bảo dưỡng là luôn đảm bảo tốt nhất. các tính năng của xe ở trạng thái tốt nhất có thể, để tránh những hư hỏng nhỏ trở lên lớn hơn trong tương lai, để đảm bảo sự an toàn của xe và chủ xe. Nếu chiếc xe được bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn, tuổi thọ của xe có thể tăng, tính kinh tế nhiên liệu tốt hơn, hoạt động tin cậy hơn. Bảo dưỡng gồm các công việc: Làm sạch, chẩn đoán, kiểm tra, điều chỉnh, xiết chặt, thay dầu, mỡ, bổ sung nước làm mát, dung dịch ắc quy. Căn cứ vào chu kỳ bảo dưỡng và nội dung công việc. Bảo dưỡng kỹ thuật ôtô được chia làm hai cấp: - Bảo dưỡng hàng ngày - Bảo dưỡng định kỳ Nội dung quy trình bảo dưỡng ôtô: Bảo dưỡng hàng ngày 1. Việc kiểm tra, chẩn đoán ôtô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy) hoặc trạng thái động (nổ máy, có thể lăn bánh). 2. Quan sát toàn bộ bên ngoài và bên trong ôtô, phát hiện các khiếm khuyết của buồng lái, thùng xe, kính chắn gió, gương chiếu hậu, biển số, cơ cấu nâng hạ kính, cửa lên xuống, nắp động cơ, khung, nhíp, lốp và áp suất hơi lốp, cơ cấu nâng hạ (nếu có) và trang bị kéo moóc 3. Kiểm tra hệ thống điện: ắc qui, sự làm việc ổn định của các đồng hồ trong buồng lái, đèn tín hiệu, đèn pha, cốt, đèn phanh, còi, gạt nước, cơ cấu rửa kính, hệ thống quạt gió 4. Kiểm tra hệ thống lái: Hành trình tự do của vành tay lái, trạng thái làm việc của bộ trợ lực tay lái, hình thang lái. 5. Kiểm tra hệ thống phanh: Hành trình tự do của bàn đạp phanh, trạng thái làm việc và độ kín của tổng phanh, các đường dẫn hơi, dầu, hiệu lực của hệ thống phanh 6. Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ, các cụm, tổng thành và các hệ thống khác (hệ thống cung cấp nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, truyền lực
  18. chính, cơ cấu nâng hạ ) 7. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ, truyền lực chính, hộp tay lái. Nếu thiếu phải bổ sung. 8. Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui 9. Kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu lọc dầu. 10. Đối với động cơ Diesel cần kiểm tra mức dầu trong bơm cao áp, bộ điều tốc. 11. Làm sạch toàn bộ ôtô, buồng lái, đệm và ghế ngồi, thùng xe. Lau sạch kính chắn gió, gương chiếu hậu, đèn pha, cốt, đèn phanh, biển số. Bảo dưỡng định kỳ: *Kiểm tra, chẩn đoán, xiết chặt và điều chỉnh các cụm, tổng thành, hệ thống trên ôtô. Bao gồm các tổng thành, hệ thống sau: Động cơ, hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, hệ thống cung cấp nhiên liệu, hệ thống phối khí. 1. Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan. 2. Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Bảo dưỡng định kỳ xe hơi tại một Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén ga-ra khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn. 3. Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh. 4. Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác. 5. Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén khí và bộ trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông gió cacte. 6. Thay dầu bôi trơn cụm bơm cao áp và bộ điều tốc của động cơ Diesel. 7. Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của động cơ, vỏ ly hợp, hộp số, xúc rửa két nước. 8. Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống làm mát, sự rò rỉ của két nước, các đầu nối trong hệ thống, van bằng nhiệt, cửa chắn song két nước. 9. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supap; Độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, Hệ thống làm mát ôtô bơm hơi. 10. Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động 11. Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của supáp, nhóm pittông và xi lanh. 12. Kiểm tra độ rơ của bạc lót thanh truyền, trục khuỷu nếu cần. 13. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra các đường ống dẫn; thùng chứa nhiên liệu; xiết chặt các đầu nối, giá đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của