Sổ tay ô tô (Phần 4)

pdf 18 trang phuongnguyen 2460
Bạn đang xem tài liệu "Sổ tay ô tô (Phần 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfso_tay_o_to_phan_4.pdf

Nội dung text: Sổ tay ô tô (Phần 4)

  1. Năm 1991, Chrysler bán dần cổ phần của mình trong Mitsubishi, chỉ giữ lại khoảng 3%. Kể từ đó, Mitsubishi trở thành một nhà sản xuất xe hơi tương đối độc lập và giao dịch giữa Mitsubishi với Chrysler chỉ còn trên phương diện giấy tờ. Đến năm 1993 thì toàn bộ cổ phần Mitsubishi còn lại của Chrysler đã được bán ra thị trường mở, nhưng Chrysler vẫn cung cấp một số động Mitsubishi Grandis cơ và hệ thống treo cho Mitsubishi Hoa Kỳ. Đổi ngược lại, Mitsubishi cũng tham gia quảng bá sản phẩm của Chrysler. Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á diễn ra năm 1997 gần như đánh quỵ MMC khi doanh số của tập đoàn liên tục suy giảm ở hầu hết các thị trường. Phải mất nhiều năm MMC mới khôi phục lại vị thế của mình trên các thị trường. Dự kiến trong năm 2007 này, MMC sẽ đạt doanh số hơn 1,5 triệu chiếc trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Mitsubishi được biết đến với những chiếc xe SUV như Pajero, Jolie hay chiếc van Grandis sang trọng.
  2. Tại sao Rolls-Royce được mệnh danh là dòng xe "hoàng gia"? Từ xa xưa, châu Âu đã là mảnh đất khai sinh những thương hiệu danh tiếng và quý tộc. Rolls-Royce là một trong số ít những thương hiệu đó. Trong suốt hơn 100 năm lịch sử nghiên cứu, chế tạo và phát triển, Rolls-Royce luôn là lựa chọn hàng đầu của những nhà quý tộc, những người giàu sang bậc nhất xã hội và những người đứng đầu bộ máy quản lý nhà nước. Thật vậy, Rolls- Royce là niềm đam mê khát khao cháy bỏng không chỉ bởi sự vượt trội về động cơ, độ tin cậy và an toàn đạt gần đến mức hoàn hảo mà còn bởi những đường nét tinh tế và nội thất sang trọng đến ngưỡng mộ. Những “tín đồ” của dòng xe “hoàng gia” này hẳn đều biết tiền thân của hãng sản xuất xe hơi Rolls-Royce vốn là một công ty chuyên sản xuất đồ điện tử và cơ khí - Royce Ltd (hiện chính là tập đoàn Rolls-Royce nổi tiếng về động cơ máy bay). Tháng 5/1904, Royce Ltd đã chế tạo được chiếc xe hơi đầu tiên và đến tháng 5 năm đó, Royce - ông chủ của hãng đã gặp Charles Rolls, giám đốc một công ty kinh doanh xe hơi. Họ nhanh chóng đạt được thoả thuận rằng CS Rolls & Co sẽ độc quyền bán giới thiệu và bán những chiếc xe của Royce ra thị trường. Tháng 03/1906, hai ông chủ quyết định phải tiến thêm một bước nữa trong việc thiết lập mối ràng buộc chặt chẽ giữa hai bên, đó là thành lập một Biểu tượng kiêu hãnh của Rolls- công ty chung lấy tên là Rolls-Royce. Royce Chiếc xe mang thương hiệu Rolls- Royce đầu tiên Silver Ghost (động cơ 7.0l, 6 xi-lanh nhưng vẫn “êm đến rợn người”) ra đời năm 1907 nhanh chóng được bình chọn là “chiếc xe tốt nhất thế giới”. Ngủ quên trên chiến thắng, ảnh hưởng của Thế chiến thứ nhất, và một phần là do Rolls bất ngờ qua đời trong một vụ tai nạn máy bay (1910), mãi đến năm 1922, Rolls-Royce mới xuất xưởng chiếc xe thứ hai - chiếc Phantom I. Cuối thập niên 1920, dòng xe Phantom (I, II và III) đã tạo ra một cuộc cách mạnh về hệ thống treo, giúp Rolls-Royce vượt xa các đối thủ khác trong chế tạo động cơ. Năm 1931, Rolls-Royce mua lại toàn bộ thương hiệu Bentley - một trong những đối thủ đáng gờm của hãng.
  3. Thế chiến thứ hai lại là những năm tháng dài tập trung mọi nguồn lực vào phát triển động cơ máy bay. Sau khi chiến tranh kết thúc, Rolls-Royce đưa ra một chiến lược sản xuất xe hơi hoàn toàn mới - chấm dứt quá trình chế tạo xe hơi thủ công. Thay vào đó là một dây chuyền dập thân xe tiêu chuẩn. Thế nhưng trên thực tế thì những mẫu xe ra đời năm 1946 của Rolls-Royce vẫn dựa trên Chiếc Sliver-Ghost đầu tiên những thân xe được làm thủ công, chỉ có của RR thân xe của Bentley là theo quy trình tiêu chuẩn mới. Thập niên 1950 mở ra một trang sử mới cho Rolls-Royce khi hãng nhận được hợp đồng chế tạo và cung cấp xe hơi cho các vị nguyên thủ quốc gia, trong đó phải kể đến mẫu Phantom IV dành cho Công chúa Elizabeth và Công tước xứ Edinburgh, chiếc xe của quốc vương Iran, và 3 chiếc xe chống đạn của Tổng tư lệnh Tây Ban Nha Franco. Xe Rolls-Royce còn vinh dự được phục vụ hai vị lãnh tụ Liên Xô như Lenin và Stalin. Mỗi chiếc xe một dáng vẻ, một cách trang bị hoàn toàn khác nhau, nhưng lại rất vừa ý chủ nhân của chúng bởi sự tiện nghi, an toàn và thoải mái đến hoàn hảo. Năm 1959, lần đầu tiên Rolls-Royce chế tạo một thân xe hoàn chỉnh. Trước đây, hãng chỉ sản xuất khung gầm, sau đó thuê một công ty khác hoàn thành nốt phần thân xe. Rolls-Royce Phantom, sự lựa chọn hàng đầu của hoàng gia Anh Sau hàng loạt những thành công vang dội và những thành tựu rực rỡ về hàng không, đường bộ và đường thuỷ, năm 1966, Rolls-Royce đã thâu tóm toàn bộ nguồn lực hàng không của Anh quốc. Năm 1971, một số rắc rối với động cơ do chính hãng chế tạo đã khiến Rolls-Roce bị quốc hữu hóa và tách thành hai công ty độc lập: một chuyên sản xuất động cơ máy bay và một tập trung vào chế tạo xe hơi. Năm 1973, Rolls-Royce Motors được thành lập và đến năm 1980 thì được bán lại cho Vickers - một đại gia trong ngành công nghiệp. Năm 1998, Volkswagen mua lại Rolls-Royce Motors, với quyền sở hữu toàn bộ thương hiệu Bentley và nhà máy của Rolls-Royce tại Crewe, Anh. Tuy nhiên,
  4. do những thiếu sót không đáng có, cuối cùng thương hiệu Rolls-Royce lại về tay của BMW. Mẫu xe mới nhất của Rolls-Royce và cũng là mẫu xe đầu tiên do BMW quảng bá là chiếc Phantom được trang bị động cơ 6.75l - xuất xưởng tháng 01/2003. Rolls-Royce Phantom Drophead Coupé Một lý do nữa khẳng định sự "quý và hiếm" của Rolls-Royce đó là mỗi năm hãng này chỉ sản xuất một số lượng xe ít ỏi: không quá 1000 chiếc và hiện nay, toàn bộ quá trình chế tạo xe Rolls-Royce vẫn được thực hiện tại một nhà máy duy nhất của Rolls-Royce ở Anh. Trong năm 2007 này, Rolls-Royce dự định sản xuất 3 mẫu xe đó là Phantom, Phantom Extended Wheelbase và Phantom Drophead Coupé.
  5. Tập đoàn Rolls-Royce ra đời như thế nào? Henry Royce thành lập một doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ điện tử và cơ khí vào năm 1884, lấy tên là Royce Ltd. Đến năm 1904, công ty này đã chế tạo được chiếc xe hơi đầu tiên. Tháng 5 năm đó, Royce gặp Charles Rolls, chủ một công ty kinh doanh xe hơi tại Luân Đôn. Họ nhanh chóng đạt được thoả thuận rằng Royce sẽ sản xuất ra những chiếc xe hơi có chất lượng cao và CS Rolls & Co của Rolls sẽ được độc quyền bán giới thiệu và bán những Hemry Royce và Charles chiếc xe đó ra thị trường. Roll Thành công bước đầu đã khiến cho hai ông chủ quyết định phải tiến thêm một bước nữa trong việc thiết lập một mối ràng buộc chặt chẽ giữa hai bên, đó là thành lập một công ty chung vào tháng 3/1906 lấy tên là Rolls-Royce. Chiếc xe mang thương hiệu Rolls-Royce đầu tiên Silver Ghost ra đời năm 1907 nhanh chóng được bình chọn là “chiếc xe tốt nhất thế giới”. Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra. Đáp lại lời kêu gọi của Tổ quốc, Rolls-Royce thiết kế động cơ máy bay đầu tiên - chiếc Eagle - được coi là chủ lực của không quân Đồng minh. Nhờ có sự ra đời của Eagle, lần đầu tiên con người có thể bay vượt biển Đại Tây Dương, đồng thời mở được đường bay thẳng từ Anh đến Australia. Cuối thập niên 1920, Rolls-Royce phát triển Silver Ghost chiếc xe đầu động cơ “R”, giúp Anh tham dự cuộc thi thuỷ tiên của RR phi cơ quốc tế International Schneider Trophy. Ngay lập tức, động cơ “R” đã lập một kỷ lục thế giới mới về vận tốc máy bay: hơn 650 dặm/ giờ (1931), tiếp theo đó là hàng loạt những kỷ lục cả trên mặt đất lẫn đại dương. Quan trọng hơn cả là những thành tựu này chính là bàn đạp giúp Rolls-Royce phát triển động cơ máy bay Merlin. Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra với nhu cầu khổng lồ về Merlin khiến cho Rolls-Royce từ một công ty vô danh trở thành một đại gia trong lĩnh vực động cơ máy bay.
  6. Bên cạnh đó, Rolls-Royce cũng bắt tay vào phát triển tua bin máy bay chạy bằng khí đốt. Thành công này giúp Rolls-Royce có được sự tự tin khẳng định mình trong việc chế tạo tua bin chạy bằng khí đốt và nhanh chóng dẫn đầu lĩnh vực này. Năm 1953, Rolls-Royce tham gia vào thị trường hàng không dân dụng và chỉ một vài năm sau đó đã giành được 2 cái “nhất”: Comet trở thành chiếc máy bay phản lực tua bin đầu Một trong những chiếc tiên phục vụ những chuyến bay vượt Đại Tây động cơ máy bay đầu tiên Dương năm 1960 và động cơ Conway trong của RR chiếc Boeing 707 là chiếc động cơ phản lực cánh quạt đầu tiên được sử dụng trong hàng không dân dụng. Cuối thập niên 50, ở Anh có 4 đại gia về động cơ máy bay là Armstrong Siddeley, Blackburn, Bristol, de Havilland và Napier. Năm 1959, Bristol sát nhập với Armstrong Siddeley, thành lập công ty Bristol Siddeley. Năm 1961, Blackburn, de Havilland và Napier sát nhập với Rolls-Royce. Nhưng cuối cùng, toàn bộ nguồn lực hàng không của Anh cũng được hợp nhất khi Rolls-Royce và Bristol Siddeley sát nhập năm 1966. Cuối thập niên 60, Rolls-Royce giới thiệu động cơ RB211 trang bị cho chiếc Lockheed L-1011 Tri-Star nhưng chính những vấn đề do RB211 gây ra đã khiến Rolls-Roce bị quốc hữu hóa năm 1971. Rolls-Royce lại được trả về cho khu vực tư nhân năm 1987. Trải qua một vài sát nhập nho nhỏ, Rolls-Royce trở thành công ty duy nhất của Anh có khả năng cung ứng động cơ cho cả đường không, đương thuỷ và đường bộ. Động cơ máy bay của RR nổi tiếng trên toàn thế giới Năm 1990, Rolls-Royce thành lập một liên doanh chế tạo động cơ máy bay với BMW. Năm 1998, Rolls-Royce Motor Cars được bán cho Volkswagen, mặc dù BMW lại sở hữu tên và nhãn hiệu của Rolls-Royce. Đến năm 2000 Rolls- Royce nắm toàn bộ quyền sở hữu liên doanh với BMW và chính thức đổi tên thành Rolls-Royce Deutschland Ltd & Co KG nhưng chỉ 3 năm sau đó BMW đã mua lại toàn bộ Rolls-Royce.
  7. Ngày nay, Rolls-Royce vẫn giữ vững vị trí thứ hai về sản xuất động cơ máy bay dân dụng, động cơ máy bay phòng không và là một trong những tên tuổi tiêu biểu cho ngành chế tạo động cơ tàu biển và giải pháp năng lượng thế giới.
  8. Thương hiệu Lincoln ra đời như thế nào? Là một trong những nhãn hiệu xe hơi của Ford Motors, Lincoln ra đời khá muộn mằn so với người anh em Ford, nhưng những thành công mà Lincoln đạt được đã làm rạng danh dòng họ Ford trên toàn thế giới. Lincoln luôn là sự lựa chọn của những người nổi tiếng Sự khởi đầu mạnh mẽ Thập kỷ 1920 đánh dấu sự ra đời của Lincoln – nhà sản xuất xe hơi được vinh dự mang tên của cố Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln. Ngay từ khi mới được thành lập, Lincoln đã tạo được cho mình một vị thế hoàn toàn tách biệt so với các đối thủ khi cho ra mắt những dòng xe sang trọng. Một trong những chiếc xe nổi tiếng nhất đó là chiếc Lincoln Town Car 1922, chiếc xe được sản xuất dành riêng cho Henry Ford (Chủ tịch sáng lập của tập đoàn Ford Motors). Chỉ trong vòng 2 năm sau đó, Lincoln đã trở thành lựa Biểu tượng của chọn hàng đầu của những người nổi tiếng và những gia Lincoln đình quý tộc, trong đó phải kể đến Thomas Edison, W.C. Fields và Herbert Hoover. Thành công nối tiếp thành công Thập niên 30, tại Hoa Kỳ, cái tên Lincoln đã được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi thiết kế trang nhã, nội thất sang trọng và sự uy tín hàng đầu. Thế nhưng, chỉ đến khi mẫu Zephyr xuất xưởng thì Lincoln mới thực sự được coi là thành công, ít nhất là về mặt tài chính. Mặc dù có dáng vẻ tương đối chạy theo “mốt” của thời đại, đó là những chiếc xe dài có dáng thuôn và hơi có phần điệu đà nhưng Zephyr khiến cả ngành công nghiệp xe hơi nể phục bởi đây chính là một trong những chiếc xe đầu tiên thực sự theo các nguyên lý khí động học.
  9. Chiếc Zephyr (1937) Cuối thập niên này, tức là khoảng năm 1938, Edsel Ford quyết định giới thiệu một dòng xe mới ra thị trường - chiếc Continental. Edsel đã tự mình lái thử chiếc xe này, để thử nghiệm tính hoàn hảo của nó, đồng thời cũng là để quảng bá và tiếp thị chiếc xe đến với công chúng. Chính những đường cong độc đáo, quyết đoán của Continental đã đem lại một hình ảnh tươi mới, sống động và là bàn đạp cho sự phát triển của Lincoln. Frank Lloyd Wright gọi chiếc Continental là “chiếc xe đẹp nhất mọi thời đại”. "Tất cả vì Tổ quốc" Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 nổ ra đồng nghĩa với việc Lincoln, giống như bao nhà sản xuất xe hơi khác, phải tạm dừng công cuộc chế tạo và thiết kế xe hơi. Tất cả vì Tổ quốc – Lincoln đã huy động mọi nguồn lực kề vai sát cánh cùng cả nước Mỹ trong cuộc chiến này. Chính nhờ những cơ sở vật chất hiện đại của Lincoln mà Ford mới có thể sản xuất thành công và cung cấp một số lương khổng lồ động cơ xe tăng cho quân Đồng minh, thân xe tăng lội nước và hơn 140.000 thân xe jeep. Bởi vậy mà sau chiến tranh, Lincoln và các nhà sản xất xe hơi khác, chủ yếu thiết kế dựa trên việc khai thác các mẫu xe trước đó. Thay đổi diện mạo Những năm 1950, chứng kiến sự thay đổi vượt bậc của Lincoln về mọi mặt. Hàng loạt những phát minh và cải tiến mới từ vô-lăng, hệ thống phanh, cho đến bộ lốp không săm và ghế điều chỉnh tự động - tất cả đều có mặt trên chiếc Lincoln Premier. Bên cạnh đó, chiếc Continental Mark II cũng đem lại diện mạo mới cho Lincoln và trở thành một trong những chiếc xe đẹp nhất và gợi cảm hứng nhất của thập niên này.
  10. Chiếc Continental của tổng thống Ronal Reagan Bước sang thập kỷ mới, Lincoln giới thiệu Continental phiên bản mới - một chiếc xe được cả giới xe hơi ngưỡng mộ bởi nó không chỉ đơn thuần là một chiếc xe “hoàn toàn mới” mà thực sự là một cuộc “tiểu cách mạng” về phong cách. Nếu những phiên bản trước đây là đại diện cho chủ nghĩa ấn tượng với sự trau chuốt đến cầu kỳ về từng đường nét thì nay, Continental hấp dẫn và quyến rũ bởi sự giản đơn và tinh tế. Ngoài ra, người tiêu dùng có thêm lựa chọn – đó là dòng xe mui trần. Được coi là chiếc xe thay đổi diện mạo Lincoln chỉ trong một đêm, Continental phiên bản mới là chiếc xe đầu tiên được phng danh hiệu “Thiết kế của năm” bởi Viện Thiết kế Công nghiệp. Xu hướng thời trang Đón chào thập kỷ 70 với những chiếc xe sang trọng bậc nhất. Nội thất bên trong không chỉ tinh xảo đến kinh ngạc mà không gian rộng rãi tạo cho người ngồi trong xe cảm giác như đang hoàn toàn thư giãn trong chính căn phòng của mình. Cũng trong khoảng thời gian này Lincoln đã tạo nên một xu hướng thời trang hoàn toàn mới. Bằng việc ký kết với những nhà tạo mẫu hàng đầu thế giới như Givenchy, Gucci, Cartier tên tuổi của những nhà thiết kế này đã trở nên cực kỳ nổi tiếng và gắn liền với những chiếc xe mang thương hiệu Lincoln. Ngay từ đầu thập niên 1990 các nhà kinh tế học đã dự đoán rằng Lincoln sẽ phải đối mặt với thử thách không nhỏ khi phải chia sẻ thị phần với các đối thủ Nhật và châu Âu. Khó khăn không làm Lincoln lùi bước. Năm 1990, chiếc Town Car đoạt danh hiệu “Chiếc xe của năm” . Năm 1993, chiếc Mark VIII không chỉ hấp dẫn người tiêu dùng bởi những đường nét tuyệt hảo bên ngoài mà còn chinh phục cả những người lái xe - những người thực sự làm chủ nó - bởi thiết kế nội thất đem lại sự thoải mái tối ưu. Năm 1998, Lincoln Navigator ra mắt, được coi là chiếc SUV siêu hạng cỡ lớn thực sự. Một chiếc Town Car Hiện tại, mục tiêu của Lincoln không chỉ là tầng lớp trung niên giàu sang. Nhà sản xuất xe hơi này đang nhắm đến những khách hàng trẻ tuổi hơn. "Mở hàng" cho thế kỷ 21 là chiếc xe thể thao 2000 LS - một địch thủ đáng gờm của nhiều nhà sản xuất xe hơi trong phân khúc xe thể thao sang trọng. Ngoài
  11. ra, Lincoln còn tung ra phiên bản Navigator 2003 mới hàng loạt những tính năng tuyệt hảo hơn hẳn so với các dòng xe cùng phân hạng. Cũng là một thiếu sót lớn nếu không kể đến chiếc Aviator 2002, mẫu SUV mới nhất của Lincoln được đông đảo giới chơi xe ngưỡng mộ - chiếc xe này đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm về dòng xe SUV.
  12. Logo của Cadillac có lịch sử như thế nào? Năm 1902, chiếc logo đầu tiên của Cadillac được thiết kế và ra mẳt đúng vào dịp thành lập công ty. Chiếc logo này được tạo dáng dựa trên chiếc huy hiệu truyền thống của dòng họ Cadillac, bao gồm một vương miện nhỏ ở phía trên và huy hiệu của dòng họ Cadilac nằm ở chính giữa, bao quanh là vòng nguyệt quế được cách điệu bằng vòng hoa tulip. Logo này lần đầu tiên xuất hiện trên chiếc xe đầu tiên Logo Cadillac đầu của Cadillac - chiếc Model A Runabout - chiếc xe được tiên coi là kẻ tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thời điểm đó. Mặc dù được đưa vào sử dụng từ tháng 09/1902 nhưng mãi đến năm 1905 thì logo của Cadillac mới được đăng ký và đến tháng 8/1906 mới trở thành thương hiệu chính thức. Chỉ hai năm sau, cùng với việc được nhận danh hiệu Dewar Trophy, Cadillac tự hào giới thiệu slogan mới của công ty “Tiêu chuẩn của thế giới”. Chính vì vậy mà dòng chữ “La Mothe Cadillac” trên logo cũng nhanh chóng được thay thế bằng slogan mới này. Chiếc vương miện được hình tượng hoá và có nhiều chi tiết hơn, đồng thời sự tương phản màu sắc trên chiếc huy hiệu cũng trở nên rõ nét hơn. Thêm vào đó, sự giản lược vòng nguyệt quế và thay thế vào đó là một vòng Logo Cadillac 1908 tròn khiến cho logo của Cadillac trở nên sắc nét hơn, hiện đại và trẻ trung hơn. Từ năm 1916 đến năm 1918, vòng hoa tulip lại xuất hiên trong logo Cadillac và đến năm 1920 thì chiếc vương miện nhập hẳn vào với chiếc huy hiệu. Đến thập niên 1930, để tôn vinh vị trí của dòng động cơ có xi-lanh xếp thành hình chữ V (V-8, V12, V16), các nhà thiết kế của Cadillac đã thay thế vòng tròn nguyệt quế ở ngoài bằng đôi cánh - biểu tượng cho động cơ chữ V. Theo thời gian, trải qua một số biến đổi nhỏ, đôi cánh lồng bên ngoài huy hiệu Cadillac được đơn giản hoá cho mảnh hơn, nhưng ngày càng sải rộng hơn. Thiết kế mới này không chỉ độc đáo và ấn tượng mà hơn thế nữa còn rất phù hợp với thiết kế khí động học của những chiếc xe xuất xưởng trong thời kỳ này. Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 kết thúc, đôi cánh được thay thế bằng biểu tượng hình chữ V, mà Logo Cadillac 1920 the Cadillac, là sự tôn vinh sự mạnh mẽ của động cơ Cadillac.
  13. Đến năm 1957, chữ V được thiết kế lại đôi chút cho phù hợp với xu hướng thiết kế của các mẫu xe Cadillac trong thập niên 50 này, đó là dài hơn, rộng hơn nhưng thân xe lại thấp hơn – toát lên vẻ sang trọng, quý phái và khẳng định đẳng cấp của chủ nhân của chúng. Đến thập niên 1970, sự ra đời của chiếc Eldorado 8.2L – 400hp với sự thay đổi hoàn toàn trong thiết kế trục xe đã khiến cho thiết kế động cơ hình chữ V trở nên lu mờ. Năm 1970 đánh dấu sự biến mất của biểu tượng chữ V trên logo của Cadillac. Giữa thập kỷ 70, vòng hoa bao quanh chiếc huy hiệu được hình tượng hoá nhiều hơn và cũng không còn mang hình ảnh tràng hoa tulip nữa. Tuy nhiên, các nhà Logo Cadillac 1970 thiết kế Cadillac vẫn chưa hài lòng và vào năm 1975, trên nắp ca-po của xe Cadillac chỉ còn thấy chiếc huy hiệu mang hình ảnh của dòng họ Cadillac kiêu hãnh, được bao quanh bởi một vòng nguyệt quế bằng crôm. Năm 1998-1999, một lần nữa những thay đổi trong chiến lược phát triển và thiết kế của Cadillac lại được thể hiện thông qua logo của họ. Lấy ý tưởng và nguồn cảm hứng từ chiếc phi cơ chiến đấu, đá quý và những ảnh hưởng từ nhà thiết kế người châu Âu – Piet Mondriaan, logo mới của Cadillac mang tên “Biểu tượng của sự tuyệt hảo” hoàn hảo và sắc nét tới mức trông cứ như được tạc từ một miếng kim loại. Biểu tượng hoàn toàn mới này mang những màu sắc Logo hiện nay của chủ đạo và truyền thống của Cadillac, đó là đỏ, đen, Cadillac xanh nước biển, bạc và vàng trên nền platin. Tuy nhiên, thay đổi rõ nét nhất đó là chiếc vương miện được cách điệu thành hình chóp của chiếc huy hiệu, đồng thời hình ảnh những chú thiên nga truyền thống trên chiếc huy hiệu của dòng họ Cadillac cũng bị lược bỏ.
  14. Những con số có ý nghĩa thế nào trên biển kiểm soát? Bộ Công an quy định (hiện hành) tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương được thay bằng ký hiệu số phục vụ công tác đăng ký quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Ký hiệu của mỗi địa phương dùng chung cho cả đăng ký xe ôtô, xe môtô, xe gắn máy. Theo quy định, trên biển số xe ôtô, xe môtô sau ký hiệu (số) tên của địa phương là chữ (phần sê-ri đăng ký) được thể hiện thứ tự từ A - Z. Riêng môtô, xe máy vì số lượng đăng ký quá lớn nên trong ký hiệu sê-ri còn có cả số đứng sau chữ cùng xếp theo thứ tự. Theo đơn vị hành chính tỉnh/ thành phố: Quy định biển số của 64 tỉnh, thành phố Theo đơn vị hành chính quận/ huyện Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh, do phạm vi hành chính rộng và số lượng xe đăng ký quá lớn nên ngoài sự phân biệt về ký hiệu số còn cần đến sự phân biệt về ký hiệu chữ. Các chữ cái cụ thể được phân biệt như sau: A: Q.1 (cũ); B: Q.3 (cũ); C: Q.4 (cũ); D: Q.10 (cũ); E: Nhà Bè; T: Q1; F: Q3; Z: chẵn là Q4; lẻ Một chiếc xe đăng ký tại Q3 là Q7; H: Q5; K: Q6; L: Q8; M: Q11; N: Bình -Tp HCM Chánh; P: Tân Bình; R: Phú Nhuận; S: Bình Thạnh; U: Q10; V: Gò Vấp; X: Thủ Đức, Q2,Q9; Y: Q12, Hóc Môn và Củ Chi
  15. Những xe nào được mang biển 80? Căn cứ thông tư số 01/2002/ thị trường - BCA (C11) ngày 04/01/2002 của Bộ Công an (thay thế thông tư số 15/2000/TT - BCA ngày 8/12/2000) hướng dẫn tổ chức đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó, Thông tư có quy định, ban hành kèm theo "Danh mục các cơ quan, đơn vị đăng ký xe ôtô tại Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ-Đường sắt, Bộ Công an, mang biển số đăng ký ký hiệu 80"; cụ thể là các cơ quan đơn vị sau đây: - Các Ban của Trung ương Đảng - Văn phòng Chủ tịch nước - Văn phòng Quốc hội - Văn phòng Chính phủ - Bộ Công an - Bộ Ngoại giao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao - Đài truyền hình Việt Nam - Đài tiếng nói Việt Nam - Thông tấn xã Việt Nam - Báo Nhân dân - Thanh tra Nhà nước Xe mang biển số 80B - Học viện Chính trị quốc gia - Ban quản lý Lăng, Bảo tàng, khu Di tích lịch sử Hồ Chí Minh - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia - Ủy ban Dân số kế hoạch hoá gia đình - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - Các đại sứ quán, tổ chức quốc tế và nhân viên - Người nước ngoài - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - Cục Hàng không dân dụng Việt Nam - Kiểm toán nhà nước Xe của người nước ngoài - Xe phục vụ các đồng chí uỷ viên Trung ương mang biển 80 Đảng công tác tại Hà Nội và các thành viên Chính phủ.
  16. Ký hiệu chữ trên biển số xe có ý nghĩa như thế nào? Tháng 1/2007, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT-BCA-C11 quy định về việc tổ chức đăng ký, cấp biển số, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Văn bản này có hiệu lực thi hành từ ngày 08/02/2007. Biển số xe của các tổ chức, cá nhân trong nước - Xe không làm kinh doanh của cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan xét xử, kiểm sát; lực lượng Công an nhân dân; các cơ quan của Đảng; tổ chức chính trị - xã hội: Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng. Sê-ri biển số sử dụng 1 trong 5 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E. - Xe của các doanh nghiệp; xe làm kinh tế của cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức sự nghiệp; sự nghiệp có thu; xe cá nhân: Biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen. Sê-ri biển số sử dụng 1 trong 15 chữ cái sau đây: F, H, K, L, M, N, P, R, S, T, U, V, X, Y, Z. - Xe của các liên doanh nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài có ký hiệu "LD". - Xe của các dự án có ký hiệu "DA". - Rơ-moóc, sơ-mi rơ-moóc có ký hiệu "R". - Các xe mang biển kiểm soát màu đỏ: Ký hiệu chữ gồm 2 chữ cái đi liền nhau, trong đó chữ cái đầu tiên có nghĩa là: A = Quân đoàn, ví dụ AA là Quân đoàn 1, AB là Quân đoàn 2. B = Bộ Tư lệnh hoặc Binh chủng, ví dụ BT là Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp, BD Bộ Tư lệnh Đặc công, BH Bộ Tư lệnh Hóa học, BC Binh chủng Công Binh, BT Binh chủng Thông tin liên lạc, BP Bộ tư lệnh biên phòng H = Học viện (HB là Học viện lục quân, HH là Học viện quân y) K = Quân khu, ví dụ KA Quân khu 1, KB Quân khu 2, KC Quân khu 3, KD Quân khu 4, KV Quân khu 5, KP Quân khu 7, KK Quân khu 9, KT Quân khu Thủ đô, Q = Quân chủng, QP Quân chủng Phòng không, QK Quân chủng không quân, QH Quân chủng hải quân T = Tổng cục, TC Tổng cục Chính trị, TH Tổng cục Hậu cần, TK Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, TT Tổng cục kỹ thuật, TM Bộ Tổng Tham mưu Xe Quân đội làm kinh tế có ký hiệu “KT”. Biển số xe cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài Ở Việt Nam, biển xe màu trắng với ký hiệu số, 2 chữ và năm số (mã quốc tịch và dãy số thứ tự), tất cả được phân biệt với nhau bằng dấu gạch ngang (VD: 80-NG-269-01) được cấp cho các đối tượng có yếu tố nước ngoài.
  17. Trong đó, ký hiệu số bao gồm 2 chữ số chỉ ra nơi đăng ký của phương tiện giao thông đó. Nếu chiếc xe đượcđăng ký tại Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, nó sẽ mang biển 80-NN hoặc 80-NG. Ngược lại, nếu chiếc xe thuộc sự quản lý của cơ quan Cảnh sát Giao thông địa phương nơi nó thường trú thì sẽ mang ký hiệu số của tỉnh, thành đó (29-NN, 29-NG ). Xe của cơ quan đại diện ngoại giao; cơ quan lãnh sự và nhân viên nước ngoài có thân phận ngoại giao làm việc cho các cơ quan đó: biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen; có sê-ri ký hiệu "NG" màu đỏ. Riêng biển số xe của Đại sứ và Tổng Lãnh sự có thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký. Xe của tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài có thân phận ngoại giao làm việc cho các tổ chức đó: biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen; có sê-ri ký hiệu "QT" màu đỏ. Riêng biển số xe của người đứng đầu cơ quan đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc, có thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký. Xe của tổ chức; văn phòng đại diện; cá nhân người nước ngoài (kể cả lưu học sinh): biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen, có ký hiệu "NN".
  18. Giấy phép lái xe được phân hạng như thế nào? Hệ thống giấy phép lái xe (GPLX) Việt Nam gồm 10 hạng, xây dựng trên cơ sở cấu hình, tải trọng và mục đích thiết kế phương tiện cơ giới. Ngoài ra còn có các quy định cụ thể về thời hạn, đối tượng sử dụng xe và chuyển đổi bằng lái. Điều kiện dự thi lấy GPLX Đối tượng dự thi lấy GPLX cần phải có đủ các điều kiện sau: - Giấy chứng minh nhân dân. - Từ 18 tuổi trở lên (tính theo ngày, tháng, năm sinh). - Có đủ sức khỏe (theo quyết định 4132/QĐ-BYT). - Nộp đủ hồ sơ thủ tục, lệ phí học, thi và cấp GPLX. Mặt trước của GPLX - Với người nước ngoài, cần thêm giấy phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam và phải đọc, hiểu và viết được tiếng Việt. Các loại giấy phép lái xe tại Việt Nam Ngày 18/12/2001, Bộ Giao thông Vận tải ban hành "Quy chế quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ". Trong đó, việc hệ thống hoá, hiệu lực và phân hạng bằng lái được quy định như sau: Hạng A1: Cho phép điều khiển xe môtô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc đến dưới 175cc. Hạng A2: Cho phép điều khiển xe môtô 2 bánh nói chung, không giới hạn dung tích xi-lanh. Hạng A3: Cho phép điều khiển môtô 3 bánh, xe lam, xích lô máy và các loại xe hạng A1, không áp dụng với phương tiện hạng A2. Hạng A4: Cho phép điều khiển các loại máy kéo có tải trọng đến 1.000 kg.