Sổ tay ô tô (Phần 3)

pdf 18 trang phuongnguyen 3040
Bạn đang xem tài liệu "Sổ tay ô tô (Phần 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfso_tay_o_to_phan_3.pdf

Nội dung text: Sổ tay ô tô (Phần 3)

  1. Ngày nay, xí nghiệp Irbit còn có loại môtô thuyền quân dụng “Gear-Up”. Đây vốn là loại hình xe dân dụng hai chỗ, được trang bị động cơ công suất 32 mã lực, dẫn động bánh sau và bánh thuyền xe, tay đòn khung treo phía trước. Trên xe môtô này có thể đặt súng cối hay tên lửa chống tăng, và nó trở thành cỗ xe nhà binh khá là “hầm hố”: chạy nhanh, xoay chuyển nhẹ nhàng và thêm nữa, cũng chắc chắn, dễ sử dụng khi vận hành, y như các tiền bối của nó thời chiến tranh thế giới thứ hai.
  2. Ai là người sáng lập ra huyền thoại Bugatti? Người được mệnh danh là "Nghệ nhân Chế tạo Xe hơi" Người sáng lập Bugatti huyền thoại không phải ai khác chính là Ettore Bugatti, sinh ngày 15 tháng 9 năm 1881 tại Milan, Ý, trong một gia đình nghệ sĩ mà tên tuổi của người cha đã vượt qua những danh giới địa lý của nước Ý, nhà điêu khắc Carlo Buggatti. Sau khi tốt nghiệp Trung học ông theo học tại Viện hàn lâm Nghệ thuật (Milan), nhưng sức cuốn hút của nghệ thuật cũng không giữ chân ông được bao lâu. Ông rời Viện Hàn Lâm để theo học nghề tại xưởng sản xuất xe đạp Prinetti & Stucchi. Năm 17 tuổi ông đã chế tạo những chiếc xe 3 bánh gắn động cơ, vào những năm cuối của thế kỷ 18 ông tham dự một giải đua xe với chiếc xe đầu tiên của ông. Năm 1901 tại triển lãm quốc tế Milan, ông giới thiệu chiếc xe tự tạo với sự giúp đỡ của anh em nhà Gulinelli và đã giành được giải thưởng do Câu Lạc Bộ Ô tô Pháp trao tặng. Do chưa đến tuổi hợp pháp để đứng tên trong các hợp đồng, thân phụ ông đã phải đứng tên trong các hợp đồng làm việc cho Dietrich. Đáng tiếc là Dietrich không thể đáp ứng niềm đam mê nghiên cứu và chế tạo xe đua của Ettore. Ông nhanh chóng chấm dứt hợp đồng và chuyển sang làm việc cho Emil Mathis, tại đây ông chế tạo chiếc xe hơi với động cơ 4 xi lanh những vẫn không quên tiếp tục niềm đam mê chế tạo xe đua của mình. Sau gần mười năm làm việc cho nhiều hãng sản xuất xe hơi, Ettore Bugatti thành lập hãng riêng của mình tại Molsheim, gần Strasbourg vào năm 1909. Ông đã thuyết phục được một ngân hàng cho vay tiền để chế tạo 10 chiếc xe
  3. hơi và 5 động cơ máy bay. Ông khởi nghiệp bằng việc chế tạo động cơ 1327cc, 4 xi lanh mang số hiệu Type 13. Một trong những thành công của ông là mẫu "Bébé" do Peugeot sản xuất trên thiết kế của ông. Trước thời chiến, ông cũng đã chế tạo 4 mẫu động cơ 1368cc, 8 van và 5027cc, 16 van. Năm 1913 ông chế tạo động cơ 2906cc, 8 xi lanh thẳng hàng. Năm 1921, sau chiến thắng lừng lẫy tại cuộc đua Grand Prix Brescia với 4 thứ hạng cao nhất đều thuộc về Bugatti, tất cả các động cơ 16 van được sản xuất sau này đều mang tên Brescia để kỷ niệm chiến thắng này. Vào năm 1924, Bugatti giới thiệu mẫu xe đua Model 35 với động cơ 2 lít 8 xi lanh và đây cũng là chiếc xe trang bị lazăng đúc đầu tiên . Với hơn 2000 chiến thắng chiếc Model 35 trở thành chiếc xe đua thành công nhất mọi thời đại. Năm 1926, Bugatti quyết định biến giấc mơ sản xuất một chiếc xe hơi sang trọng tột bậc trở thành hiện thực với mẫu xe Royales động cơ 8 máy, 12762cc, công suất 300 mã lực! Oái oăm thay, chiếc xe huyền thoại này ra đời không đúng lúc: ngay trước thời điểm thế giới bước vào cuộc Đại suy thoái. Chỉ có 3 chiếc xe đắt nhất trong lịch sử xe hơi thế giới là tìm được chủ nhân và chính chiếc xe huyền thoại này đã làm cho công ty của Bugatti khánh kiệt. Trong giai đoạn Đai suy thoái, măy mắn thay, Bugatti giành được hợp đồng xây dựng một loại tàu siêu tốc cho chính phủ Pháp, với những kinh nghiệm tích luỹ lâu năm ông không những đã làm hài lòng chính phủ mà còn giúp công ty của mình vượt qua cơn sóng gió. Ettore Bugatti cũng thiết kế thành công một chiếc ô tô chạy trên đường ray, chiếc Autorail. Ông còn thử sức sang cả lĩnh vực máy bay, song không thành công, Jean Bugatti, con trai ông tử nạn ngày 11/08/1939 khi đang lái thử chiếc xe đua Type 57 gần nhà máy Molsheim. Kể từ đó, xui xẻo bắt đầu ập đến. Thế chiến II đã tàn phá nhà máy ở Molsheim. Trong thời kỳ chiến tranh, Bugatti cũng xây dựng một nhà máy mới ở Levallois, Paris. Đến khi Thế chiến II kết thúc thì Bugatti lại lâm vào cảnh túng quẫn do không còn khả năng khôi phục lại sản xuất nhà máy Molsheim và vào ngày 21 tháng 8 năm 1947, ông qua đời tại Quân Y viện Paris do nhiễm bệnh phổi.
  4. Mặc dù chỉ có 7900 chiếc xe được sản xuất trong giai đoạn Bugatti điều hành công ty, nhưng vẫn có rất nhiều chiếc xe trong đó vẫn còn cho đến ngày nay- một minh chứng cho tài năng cũng như cống hiến của Bugatti cho lịch sử phát triển ô tô thế giới. Với những đóng góp to lớn của mình cho ngành công nghiệp xe hơi thế giới, Ettore Bugatti thật xứng đáng nhận danh hiệu "Nghệ nhân Chế tạo Xe hơi" - Automobile Artist.
  5. Thunderbird ra đời như thế nào? Trong nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, Thunderbird (T-bird) được coi như một trong những chiếc xe biểu tượng cho ngành công nghiệp ôtô Mỹ. Nó cũng là yếu tố giúp Ford Motor Company tạo dựng và duy trì danh tiếng hàng đầu tại nước Mỹ. Sự ra đời của T-bird năm 1954 Khoảng thời gian Thế chiến II diễn ra, không hề có một sự sáng tạo nào ở các công ty ôtô. Đến cuối thập kỷ 40, nhu cầu về xe hơi bùng nổ và một trong những dòng xe được ưa chuộng nhất chính là những chiếc ôtô thể thao. Trở về từ châu Âu, những người lính Mỹ mang theo các mẫu xe thể thao danh tiếng của Italy, Đức, Pháp và Anh. Cùng lúc đó, môn đua ôtô trở nên phổ biến với các trường đua được xây mới, các cuộc đua được tổ chức khắp nơi. Cộng thêm tác động của một nền kinh tế phát triển mạnh, không có gì ngạc nhiên khi chiếc Thunderbird xuất hiện và lập tức gặt hái thành công dễ dàng tại Mỹ. Chiếc xe lần đầu tiên được trình làng vào năm 1954 tại Triển lãm ôtô Detroit. Đó là một chiếc roadster (xe hai chỗ mui trần) mang tiện nghi hiện đại, sự tiện lợi cũng như sức mạnh và khả năng điều khiển dễ dàng. Chỉ trong 10 ngày đầu tiên, Ford đã Một chiếc T-bird 1954 bán được 3.500 xe trong khi mục tiêu cả năm chỉ là 10.000 xe. Thunderbird thực sự là câu trả lời mà Ford dành cho chiếc roadster Corvette của Chevrolet. Nhưng trong khi chiếc Corvette chỉ trung thành với một kiểu dáng duy nhất thì Thunderbird đã xuất hiện với rất nhiều phiên bản khác nhau, từ những chiếc coupe hardtop (hardtop là thuật ngữ chỉ xe mui cứng không có thanh chống ở giữa) và xe 4 cửa. Dễ hiểu vì sao Thunderbird lại được yêu thích. Nó kết hợp được những phẩm chất của một chiếc xe thể thao sang trọng với những đặc điểm mà người Mỹ rất chuộng. Chỉ có hai chỗ ngồi nhưng T-bird năm 1972 là chiếc xe đầu tiên dài tới hơn 5 m, trong khi mẫu Thunderbird 2005 cũng có chiều dài hơn 4,7 m. Trong bất cứ giai đoạn nào, Thunderbird cũng luôn được trang bị những tiện nghi hàng đầu và động cơ mạnh mẽ nhất, ngay cả vào thời kỳ khủng hoảng dầu lửa thập kỷ 70. Có thể chia 50 năm của Thunderbird ra làm 4 giai đoạn, 1955-1963, 1964-1975, 1976-1997, 1998-2004.
  6. Ngay từ những chiếc xe đầu tiên, nhà sản xuất đã lựa chọn lắp cho nó một động cơ V8. Từ 1958 đến 1960, xe Thunderbird gắn động cơ dung tích 5,8 lít, công suất 300 mã lực. Tuy vậy, khách hàng có thể lựa chọn chiếc xe với động cơ tới 7 lít và sức mạnh tương đương 350 mã lực. Năm 1961, lần đầu tiên Thunderbird có những cải tiến đáng kể về dáng vẻ bên ngoài, bỏ đi những vây nhọn phía trên hai đèn đuôi hình tròn, đèn pha vuông, và nhất là có thêm một phiên bản mui xếp (convertible). Từ năm 1961 đến 1963, trang bị tiêu chuẩn cho xe Thunderbird là động cơ V8 dung tích 6,4 lít, công suất 300-340 mã lực. Chiếc xe T-bird Turbo Mẫu xe sản xuất năm 1964 được biết đến với biệt danh “Jet Bird”. Khoảng cách trục được kéo dài tới 2.870 mm, khiến chiếc xe dài tới 5.207 mm. Điểm nổi bật của chiếc xe là mui ngắn hơn, trong khi nắp ca-pô và phần thùng sau được kéo dài, toàn bộ phần đuôi xe được thiết kế lại. Năm 1965, lần đầu tiên phanh đĩa trở thành trang bị tiêu chuẩn cho hai bánh T-bird Turbo trước. Mỗi năm, đội ngũ kỹ sư thiết kế của Ford đều thực hiện những công việc làm mới chiếc xe của họ, khi thì ở nội thất, khi thì vuốt lại các đường nét bên ngoài. Tuy nhiên, mẫu xe năm 1967 mới thực sự có nhiều điểm khác với những đời trước. Khung gầm được thiết kế hoàn toàn mới, phần mặt trước xe đơn giản hơn, đèn pha giấu bên dưới nắp ca-pô, chỉ nhô lên khi người điều khiển xe bấm nút khởi động. Vì thế cho đến năm 1971, mọi cải tiến chỉ là ở vài chi tiết tại mặt trước và sau xe. T-bird Super Coupe sản xuất năm 1994 Cho đến năm 1972, Thunderbird mở đầu cho sự xuất hiện của một thế hệ những xe sang trọng. Chỉ có duy nhất phiên bản hardtop 2 cửa, chiếc xe gây chú ý với kiểu dáng mạnh mẽ và nội thất sang trọng hơn hẳn so với quan niệm trước đây về một chiếc Thunderbird. Động cơ của xe nặng 2.085 kg này có dung tích 7 lít. Năm 1973, Coupe T-bird turbo Thunderbird được lắp đèn pha kép ở mỗi bên. Chiếc xe năm 1976 có thể coi là chiếc Thunderbird lớn nhất và sang trọng nhất. Nhưng dường như điều đó không mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế nên ở phiên bản ra sau đó, nhà sản xuất đã thu hẹp các kích thước của xe lại, dù toàn bộ tiện nghi không thay đổi, nhờ thế giảm được 450 kg trọng lượng. Thân xe Thunderbird 1980 được chuyển thành dạng unibody (gồm các
  7. tấm thép gắn với nhau), nhẹ hơn 360 kg so với xe trước đó, và cũng ngắn hơn 431 mm. Năm 1983 là một trong những năm thành công của Ford Thunderbird. Tháng 2 năm đó, chiếc coupe Thunderbird Turbo được trình làng và gây sự chú ý tại bất kỳ nơi đâu nó xuất hiện. Chiếc xe chỉ được trang bị một động cơ turbocharged 2,3 lít, hộp số sàn 5 cấp. Từ đầu thập kỷ 80, phần thùng sau xe dần được thu gọn lại nhưng kiểu nắp ca-pô vươn dài về phía trước đầy ngạo nghễ vẫn là kiểu cách mà người Mỹ ưa thích. Phiên bản 1989 gây nên một cơn sốt. Chiếc xe Super Coupe này có trục cơ sở dài hơn, bề ngang cũng rộng hơn, hệ thống treo độc lập phía sau, phanh đĩa ở cả 4 bánh với động cơ supercharged V6. T-bird 2002 đoạt giải của tạp chí Motor Trend Bước sang thập kỷ 90, lượng tiêu thụ xe Thunderbird chững dần lại và người ta bắt đầu xì xầm về việc Ford chuẩn bị thôi sản xuất chiếc roadster này sau 40 năm. Tin tức này càng được khẳng định vào năm 1998, khi Ford không còn trưng bày Thunderbird tại các showroom. Giới chuyên môn còn khẳng định sang thiên niên kỷ mới, sẽ có một mẫu xe hoàn toàn mới để thay thế. T-bird 2002 Tuy nhiên, phiên bản của năm 2002 một lần nữa giúp Thunderbird giành danh hiệu Xe của năm do tạp chí Motor Trend trao. Thành công này có thể dự báo được khi chiếc Thunderbird 2001 (xe concept) đã thu hút nhiều sự quan tâm khi được Ford giới thiệu tại khắp các triển lãm ôtô lớn trên thế giới. Dẫu vậy, đánh giá của các nhà chuyên môn không phải bao giờ cũng đúng với những nhu cầu của khách hàng. Có số lượng bán ra không nhỏ nhưng Thunderbird 2002 không đạt được mục tiêu mà hãng sản xuất đề ra. Ford hy vọng phiên bản 2005, tung ra vào nửa sau của năm 2006 thực sự là một chiếc xe để chúc mừng sinh nhật 50 tuổi của Thunderbird.
  8. Cadillac ra đời như thế nào? Cái tên Cadillac Đầu thế kỷ 20 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của nền công nghiệp xe hơi thế giới khi Henry Leland sáng lập ra một công ty chế tạo xe hơi và đặt tên là Cadillac - theo tên nhà sáng lập ra Detrioit huyền thoại Antoine de la Mothe Cadillac. Để chào mừng sự kiện này, Herald đã thiết kế biểu trưng của công ty dựa trên huy hiệu của dòng họ Cadillac danh tiếng. Chiếc xe đầu tiên của công ty – Model A Runabout là chiếc xe đầu tiên vinh dự được mang biểu trưng này. Biểu trưng hiện nay Chinh phục thế giới của Cadillac Năm 1908, tức là chỉ vài năm sau khi sản xuất được động cơ 4 xi lanh đầu tiên, Cadillac lại khiến cả nền công nghiệp xe hơi sửng sốt khi trình diễn những bộ phận xe hơi dễ dàng lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Đây chính là sự kiến đặt nền móng cho sản xuất xe hơi trên quy mô lớn trên thế giới, đồng thời giúp Cadillac giành được danh hiệu cao quý Dewar Trophy của CLB Xe hơi Hoàng Gia - Royal Automobile Club (Anh). Cũng từ thời điểm này, biểu trưng của công ty tự hào được gắn thêm slogan “Tiêu chuẩn của Thế giới”. Tuy nhiên, Cadillac dường như đã cố tình đi ngược lại trật tự của công nghiệp xe hơi toàn cầu khi đặt ra mục tiêu “Chất lượng phải đi trước Số lượng” và dồn toàn bộ nguồn lực vào thiết kế một chiếc xe tuyệt vời nhất có thể. Năm 1910, Model Thirty của Cadillac là chiếc xe đầu tiên giã từ hệ thống khởi động bằng tay nhờ có hệ thống khởi động điện và bộ phận đánh lửa. Đây được coi là một phát minh tuyệt vời bởi không ít lái xe đã bị gãy tay hoặc vỡ xương hàm bởi hệ thống khởi động bằng tay. Một lần nữa danh hiệu Dewar Trophy lại được trao cho Detroit, và Cadillac trở thành nhà chế tạo xe hơi duy nhất đạt được danh hiệu cao quý này 2 lần. Đến năm 1915, Cadillac chuyển hướng sang động cơ V-8 làm mát bằng nước, mặc dù lúc bấy giờ động cơ 4 xi lanh vẫn được ưa chuộng. Trong thời kỳ Thế chiến lần thứ nhất (1916-1918), hệ thống làm mát nhiệt tĩnh và hệ thống đèn pha rất hiệu quả khi sử dụng ban đêm đã khiến Cadillac trở thành lựa chọn số 1 đối với quân đội Hoa Kỳ. Một mẫu xe Cadillac thập niên 30 Thập niên 20 càng khẳng định vị thế và sự tín nhiệm của giới xe hơi đối với Cadillac khi Cadillac giới thiệu chiếc cần gạt nước và kính chiếu hậu, đồng thời thoả mãn những khách hàng khó tính nhất bằng cách thay đổi thiết kế thân xe phong cách hơn và sang trọng hơn.
  9. Năm 1927, lần đầu tiên mối liên hệ giữa hình dáng và chức năng của một chiếc xe được một nhà chế tạo xe hơi thực sự để mắt đến. Chiếc mui trần LaSalle trở thành chiếc xe đầu tiên được tạo dáng bởi một nhà thiết kế, chứ không phải bởi một kỹ sư ôtô như trước đây. Cuối thập niên 20, Cadillac đồng nghĩa với sự tạo dáng đẹp mắt và sang trọng. Cadillac đã khởi động thập niên 30 bằng việc ra mắt động cơ V-16 trang bị cho xe du lịch, cùng với nó là những mẫu biểu trưng khách nhau cho động cơ V-8, V-12 và V-16. Đến năm 1936, Cadillac đã sở hữu khoảng 68 mẫu thân xe khác nhau. Năm 1938, Cadillac đã giành thêm một cái “nhất” nữa trong lịch sử phát triển của mình bằng cách đưa từ “sunroof” (cửa sổ trời) vào từ điển Hoa Kỳ. Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 đã đem lại cho Cadillac không ít cơ hội được thể hiện tài năng và tiềm lực. Với đông cơ V-8 được dùng cho xe tăng M-5 và M-8 Howitzer, Cadillac tự hào giương cao khẩu hiệu “Nổi tiếng trong Thời bình – Khẳng định sự vượt trội trong Thời chiến”. Năm 1950 không chỉ đánh dấu doanh số 100.000 xe/ năm (gần gấp đôi so với trước Thế chiến II) mà còn là năm gặt hái của Cadillac trên đường Cadillac Sixty Special đua 24 Hours of Le Mans - một trong những 1948 đường đua khốc liệt nhất trên thế giới - với các vị trí xếp hạng thứ 3, thứ 10 và 11. Thập kỷ 60 tiếp tục ghi dấu những thành tựu công nghệ của Cadillac với hệ thống phanh tự điều chỉnh, hệ thống điều hòa nhiệt độ, thông khí và làm nóng nhiệt tĩnh, tiếp theo đó là sự ra đời của bộ đèn pha bật tắt tự động, dây an toàn cho ghế trước, tấm sưởi điện cho các ghế ngồi và hệ thống âm thanh stereo. Cadillac chào mừng thập niên 70 với dây chuyền sản xuất xe du lịch lớn nhất thế giới – chiếc Eldorado 8.2L - 400hp. Từ năm 1975-1978, Cadillac tiếp tục dẫn đầu ngành công nghiệp xe hơi với những cải tiến không ngừng: hệ thống túi khí và thiết bị trung hòa khí thải tiên tiến. Bằng việc thiết kế lại những mẫu xe cổ điển của thập niên 30 và 40, ngay từ đầu những năm 1980, Cadillac đã dấy lên phong trào “hoài cổ” có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ ngành công nghiệp xe hơi thế giới. Không ngủ quên với những thành công liên tiếp, Cadillac tiếp tục đầu tư vào công nghệ và trở thành nhà chế tạo xe hơi đầu tiên sử dụng bộ vi xử lý tích hợp để kiểm soát hệ thống đánh lửa, nạp nhiên liệu và hoạt động tổng thể của cả chiếc xe. Năm 1984, Hệ thống Phân phối Chìa khóa vàng đã đặt ra những tiêu chuẩn mới cho việc bán xe, bao gồm việc tìm hiểu thông số kỹ thuật và tính năng
  10. của xe và chạy thử xe. Chính nhờ những nỗ lực này mà chỉ vài năm sau đó, Cadillac đã được J.D.Power bình chọn là nhà sản xuất xe hơi hàng đầu về việc thỏa mãn khách hàng mua xe. Năm 1992, chiếc Cadillac Seville vinh dự đạt danh hiệu “Chiếc xe của Năm” nhờ những tính năng tuyệt hảo như hệ thống kiểm soát độ bám đường của xe, hệ thống chống bó cứng phanh và hệ thống treo cảm biến tốc độ. Năm 2000-2001, Cadillac khẳng định lại đẳng cấp trên đường đua mà hãng đã lãng Pebble Beach Concours quên, nhờ việc tập trung vào những công d'Elegance nghệ tiên tiến nhất nhằm nâng cao khả năng vận hành của xe. Cadillac trở lại đường đua Presidental Inaugural Parade vào năm 2001. Đến nay, trải qua hơn 100 năm không ngừng nỗ lực và phát triển, Cadillac vẫn luôn tự hào với những danh hiệu “đầu tiên” và “số một” đã làm rạng danh dòng họ Cadillac mà nó mang tên.
  11. Mercedes-Benz nổi tiếng với những dòng xe nào? A-Class Chiếc Mercedes-Benz A-Class thuộc dòng supermini thường được biết đến với “nick-name” Baby Benz. Xuất hiện lần đầu vào năm 1997, sau 7 năm có mặt trên thị trường, số xe A-Class bán ra là 1,1 triệu chiếc. Thế hệ thứ 2 của A- Class được giới thiệu vào mùa thu 2004 được trang bị thêm nhiều công nghệ mới như hộp số tự động vô cấp Autotronic, hệ thống ổn định "Baby Benz" điện tử ESP và hệ thống treo mới làm tăng độ ổn định cho xe, đồng thời khắc phục khả năng bị lật xe khi chạy zíc zắc. Xe được giới thiệu với hai phiên bản thân xe 3 cửa, 5 cửa và 7 loại động cơ để lựa chọn (3 động cơ diesel và 4 xăng). C-Class Lần đầu tiên xuất xưởng vào tháng 6/1993, dòng C-Class được coi là một trong những chiếc xe Mercedes-Benz có giá “dễ chịu” nhất. Phiên bản thứ hai của dòng xe này được giới thiệu ra thị trường vào tháng 7/ 2000 (hiện đã sản xuất được trên 1,5 triệu chiếc) và người tiêu dùng trên toàn thế giới đang đón chờ phiên bản thứ 3 của C-Class - được thông báo là sẽ xuất hiện vào năm 2007 này. Những yếu tố làm nên thành công của chiếc xe là công nghệ cao kết hợp với nhu cầu sử dụng đa dạng. Chiếc xe mới của năm 2005 được trang bị thêm một số công nghệ mới như sơn chống trầy xước sử dụng công nghệ Nano, đèn Bi-xenon với hướng chiếu sáng thay đổi theo góc lái, hệ thống truyền động 4 bánh 4Matic E-Class E trong E-Class là từ viết tắt của “Einspritzung”, một từ tiếng Đức có nghĩa là “hệ thống phun nhiên liệu”. Hệ thống này đã từng được coi là một trong những thành tựu mới của ngành công nghiệp xe hơi thập niên 50. Mercedes-Benz E- Class là một chiếc xe hạng sang hiện được giới thiệu với hai phiên bản sedan 4 cửa và estate 5 cửa được trang bị động cơ xăng và diesel (tùy E-Class phiên bản), động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng cho đến V8, 3 kiểu hộp số (số tay 6 cấp, tự động 5 cấp và tự động 7 cấp 7G- Tronic). Một số công nghệ nổi bật trên chiếc E-class là hệ thống treo khí nén Airmatic DC (tuỳ chọn), phanh điện thuỷ lực SBC, Cruiser Control Distronic, điều hoà 4 vùng Thermotronic E-Class cũng là dòng xe bán chạy nhất của Mercedes-Benz trên toàn thế giới nhờ sự đa dụng của nó: nếu ở một số quốc gia dòng E-Class được coi là những chiếc xe sang trọng thì ở một số nơi khác, nó lại được một số công ty taxi khai thác (Đức, Bồ Đào Nha, Singapore).
  12. Cảnh sát Đức cũng hết sức tín nhiệm chiếc xe này và sử dụng nó vào công việc tuần tiễu và bắt tội phạm. CLS-Class Mercedes-Benz CLS là một thành viên của đại gia đình xe du lịch Mercedes. Được bán ra thị trường châu Âu mùa thu năm 2004, CLS- Class dài hơn dòng E-Class khoảng 15,2cm, bảo đảm cho 2 chỗ ngồi phía sau của xe có được sự tiện nghi và thoải mái. Dòng xe này là sự dung hoà giữa dòng E-Class và S- Class, được coi là đối thủ đáng gờm của BMW 6-series, Cadillac STS và Lexus GS. Chính vì sự thông dụng của dòng xe này mà một số mẫu xe ra đời sau của các hãng khác như Audi A7, Porsche Panamera và Aston Martin Rapide đều bị coi là ăn theo mẫu xe này. Được thiết kế với phong cách thể thao, xe có 4 chỗ ngồi như trên những chiếc coupé 2 cửa cỡ lớn nhưng không phải là 2+2 mà là 4 chỗ thực thụ vì chiếc xe có 4 cửa và chiều dài 4,913m, nằm giữa khoảng chiều dài 4,818m của E-class và 5,163m của S-class có trục cơ sở dài (long wheelbase). CLK-Class Mercedes-Benz CLK-Class là dòng xe hạng sang cỡ trung dẫn động cầu sau, có thể là xe coupe hoặc converrtible. CLK-Class nổi bật ở công nghệ cao nhưng phong cách lại rất đơn giản và trang nhã. Cả hai mẫu xe CLK coupé và CLK convertible đều có 4 chỗ ngồi và 2 cửa. Phiên bản CLK 2005 được chau chuốt lại nội thất theo phong cách thể thao hơn và nâng cấp hệ thống CLK-Class lái mới nhạy hơn. Đến nay, đã có rất nhiều mẫu xe khác nhau thuộc dòng CLK được sản xuất, như CLK350, CLK550, và CLK63 AMG, trong đó CLK63 AMG được coi là chiếc xe tiêu biểu nhất, với động cơ V8 và công suất 481 bhp. Một điều ít người biết đến đó là, với CLK, một lần nữa E-Class lại trở thành kẻ khơi nguồn cảm hứng cho Mercedes-Benz. M-Class Một trong những chiếc SUV tiêu biểu của Mercedes-Benz là dòng M-Class, dòng SUV đầu tiên được trang bị hệ thống kiểm soát ổn định (stability control). Hệ thống 4-ETS (Four Electronic Traction Support) không chỉ phân chia lực kéo tới bánh xe tốt hơn, mà còn hỗ trợ tài xế khi đổ dốc. 4-ETS tự động giám sát hoạt động phun nhiên liệu cho xi-lanh và phân phối lực phanh đến từng bánh xe, giúp xe xuống dốc ổn định và an toàn. Đặc biệt, hệ thống Headlamp Assist tự động bật pha xenon khi trời tối hay chạy vào các đường hầm. Bên cạnh đó, hệ thống túi khí trước và túi khí bên cho hành khách ở hàng ghế trước, kết hợp với các hệ thống an toàn hoàn hảo khác của Mercedes, đã giúp M-Class được giới bảo hiểm đánh giá là có độ an toàn gần như tuyệt đối.
  13. S-Class Mercedes-Benz S-Class được coi là lá cờ đầu của những chiếc xe sedan hạng sang cỡ lớn với sự tổng hợp tất cả tinh hoa về công nghệ ôtô được Mercedes trang bị trên các xe sedan của mình. Nếu không kể đến chiếc limousine Mercedes-Benz 600 thì đây có thể coi là chiếc xe hạng sang lớn nhất của Mercedes-Benz. Cái tên S-Class bắt nguồn từ tiếng Đức - "Sonderklasse", có nghĩa là “hạng đặc biệt”. Có được lái thử S-Class và hưởng thụ những tiện nghi, thoải mái nó đem lại mới cảm nhận hết được sự sáng suốt của Mercedes-Benz khi đặt cho chiếc xe này cái tên đó. S-Class Một số người sành về xe còn cho rằng S ở đây còn có thể là từ viết tắt của “super” vì chiếc xe này quả thực có tỉ số nén tương đối cao và động cơ mạnh mẽ đến hoàn hảo. Xe S-Class càng ngày càng hoàn thiện hơn và chứng tỏ khả năng thích hợp cao cho mọi đối tượng phục vụ và yêu cầu về nhiên liệu với các loại động cơ mới được trang bị trên xe như V6-245hp, V8 Kompressor-500hp, V12-500hp, diesel V6-204hp Ngoài ra, S-Class còn nổi bật bởi sự tiện nghi và độ an toàn cao, với hệ thống treo khí nén toàn phần chủ động ABC (Active Body Control) với chức năng chống lắc ngang. SL-Class Mercedes-Benz SL-Class là một đại diện hàng đầu của dòng roadster “made- in-Mercedes”. Tương tự những dòng xe khác của nhà sản xuất xe hơi Đức này, SL là từ viết tắt của “Sport Leicht”, nghĩa là “Sport Light” - những chiếc xe thể thao nhỏ và trọng lượng rất nhẹ. Lần đầu ra mắt vào năm 1954, chiếc 300SL đã nhanh chóng hấp dẫn người tiêu dùng bởi loại cửa mở ngược lên phía trên - tượng trưng cho đôi cánh đại bàng dang rộng. Kể lần đầu tiên ra mắt năm 1954, Mercedes-Benz SL-Class đã trải qua 5 thế hệ. Suốt hơn 50 năm qua, những chiếc xe thuộc gia đình SL-Class vẫn là ước mơ của hầu hết người dân trên thế giới. Tính đến nay đã có hơn 600.000 chiếc SL được bán ra. Với tổng số 100.000 sản phẩm và chiếm hơn 40% thị trường, SL-Class đang đứng đầu thị phần Roadster trên thế giới. SLK-Class
  14. Mercedes-Benz SLK-Class ra đời năm 1997 là hiện thân cho những tham vọng ngút trời của những người thiết kế và chế tạo ra nó – đó là “Sportlich” (thể thao), “Leicht” (nhẹ) và “Kurz” (ngắn). Sự nổi tiếng của SLK một phần có lẽ là do những chiếc mui cứng có thể đóng mở dễ dàng để trở thành xe “mui trần”. Mặc dù không phải là người tiên phong trong lĩnh vực này, nhưng Mercedes-Benz có thể coi là người tái SLK-Class sinh những chiếc mui cứng đóng mở được. Chỉ trong vòng 3 năm xuất hiện trên thị trường, đã có tới 100.000 chiếc SLK-Class tới tay khách hàng. SLK kết hợp sự tiện dụng, thể thao và những tiện ích mà không một mẫu xe nào cùng đẳng cấp có được. SLK-Class được xây dựng trên nền tảng thiết kế của F1 với mui dài, cửa rộng và đuôi ngắn. Những "tín đồ" của SLK-Class cho rằng "mọi chi tiết của SLK hoàn hảo và thống nhất tới mức bất cứ thay đổi nào cũng trở nên thừa thãi". Siêu xe SLR McLaren Mercedes-Benz SLR McLaren là một siêu xe thể thao được liên kết sản xuất giữa DaimlerChrysler và McLaren Cars - là sự kết tinh những kinh nghiệm chế tạo và phát triển xe đua của hai hãng trong thời gian dài. Động cơ V8 supercharged do AMG sản xuất đạt công suất 626 mã lực, mô-men xoắn 780Nm. Chiếc xe mất 3,8 giây để tăng tốc từ 0 đến 100km/h và vận tốc tối đa có thể lên đến 334km/h. Đây là một trong những chiếc xe số tự động có vận tốc lớn trên thế giới được lắp ráp tại McLaren Technology Centre, Anh. Mercedes SLR McLaren/ Một số người cho rằng SLR là viết tắt của "Sportlich, Leicht, Rennsport" (nghĩa là “thể thao, nhẹ và thuộc dòng xe đua"), nhưng thực chất, SLR lại có nghĩa là "Super-leicht, Rennsport" (xe đua siêu nhẹ). Ấn tượng đầu tiên khi thử nghiệm chiếc xe hoạt động là tiếng gầm trầm của động cơ phát ra từ các đường dẫn khí ở hai bên, sát với bánh trước, được so sánh giống như tiếng gào của những phi cơ trong Thế chiến II Hộp số tự động 5 cấp cho phép người lái tùy chọn giữa 3 chế độ: Comfort (tiện nghi), Sport (thể thao) và Manual. SLR là chiếc xe đầu tiên trên thế giới (không tính các xe đua) có hệ thống chống va đập phía trước hoàn toàn bằng sợi carbon. Xe được trang bị
  15. các túi khí bao trùm cả đầu gối, túi khí hai bên, hệ thống phanh khí (airbrake) tự động đặt phía sau, trên nắp khoang hành lý. Chiếc xe này có giá €443.066 (tương đương 300.000 bảng Anh hoặc 450.000 đô la Mỹ), nhưng những người bỏ tiền mua SLR McLaren cho rằng số tiền đó chẳng thấm vào đâu so với những gì mà nó mang lại.
  16. Mitsubishi Motors ra đời như thế nào? Mitsubishi, thành viên tiềm năng của công nghiệp ôtô thế giới Trong suốt hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, lịch sử của tập đoàn Mitsubishi ghi dấu sự không ngừng nỗ lực sáng tạo trong thiết kế và chế tạo xe hơi, khởi đầu là chiếc xe du lịch Model-A. Chính mẫu xe này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của Mitsubishi – được chính thức công nhận là một thành viên Biểu tượng toàn cầu của tiềm năng của ngành công nghiệp xe hơi thế Mitsubishi Mortos giới. Đến năm 1918, Mitsubishi thành công trong việc chế tạo chiếc xe tải đầu tiên - chiếc T1 prototype, chiếc xe đã xuất sắc vượt qua cuộc thử nghiệm độ ổn định và tin cậy trải dài 1.000km. Năm 1931, nền công nghiệp Nhật Bản chứng kiến một cuộc “tiểu cách mạng” trong ngành cơ khí khi động cơ diesel lần đầu tiên được phát triển và ứng dụng trong các phương tiện đi lại – đó chính là động cơ 450AD phun nhiên liệu trực tiếp. Chỉ một năm sau đó, Mitsubishi tiếp tục xuất xưởng chiếc xe buýt đầu tiên – chiếc B46 – to nhất và có công suất lớn nhất thời bấy giờ. Thập niên 30 được coi là thời đại vàng của Mitsubishi khi hãng lần lượt giới thiệu những ý tưởng và sản phẩm “đầu tiên” không chỉ đối với chính hãng mà còn đối với ngành công nghiệp xe hơi Nhật Bản. Năm 1946, dưới ảnh hưởng của quân Đồng minh, hầu hết các tập đoàn công nghiệp của Nhật Bản đều bị giải thể, trong đó có cả Mitsubishi Heavy Industries – công ty mẹ của bộ phân sản xuất xe hơi Mitsubishi. Việc Mitsubishi Heavy Industries bị tách thành 3 công ty nhỏ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động chế tạo xe hơi. Chính trong năm này, Mizushima ra đời. Đây là một chiếc xe hơi 3 bánh nhỏ, gọn, rất Chiếc Model -A đầu tiên phù hợp cho việc đi lại gần, lại hết sức tiết kiệm nhiên liệu. Chỉ vài tháng sau đó, Silver Pigeon được chế tạo dựa trên nguyên tắc thiết thực và tiết kiệm nhiên liệu, cũng xuất xưởng. Có thể nói, chính chiếc xe này đã tạo nên cơn sốt phương tiện đi lại cá nhân tại Nhật Bản. Thời gian này, với những hậu quả do chiến tranh để lại, nhu cầu về xe thương mại ở Nhật tăng cao, nhưng nhiên liệu vẫn là một bài toán nan giải. Chiếc xe buýt B1 của Mitsubishi thực sự là nền tảng lý tưởng cho xe cứu hoả và các xe chuyên dụng khác. Năm 1947, Mitsubishi tiếp tục trình làng chiếc
  17. xe buýt động cơ điện MB46 và chiếc R1 – xe buýt có động cơ đặt sau đầu tiên của Nhật Bản. Từ những chiếc xe gia đình Đầu thập niên 1960, nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, đời sống của người dân được cải thiện dần và việc sở hữu phương tiện cá nhân cũng trở thành một nhu cầu tất yếu. Ước mơ được sở hữu một chiếc xe cho cả gia đình đã trở thành hiện thực với Mitsubishi 500 - mẫu xe không chỉ khẳng định vị trí của Mitsubishi trong lòng người tiêu dùng trong nước mà còn được nồng nhiệt chào đón tại Macau Grand Prix. Mitsubishi 500 Năm 1962, Mitsubishi giới thiệu Minica - chiếc compact 4 chỗ siêu nhỏ động cơ xăng 2 kỳ, 359cc không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm dược một khoảng thuế kha khá mà còn rất tiết kiệm nhiên liệu và hoạt động hết sức bền bỉ. Năm 1969, chiếc Colt Galant với thiết kế khí động học và động cơ Saturn SOHC giúp Mitsubishi một lần nữa được ngẩng cao đầu với hàng loạt những giải thưởng do người tiêu dùng bình chọn. Bên cạnh nhưng thành công này, Mitsubishi cũng không quên nghiên cứu chế tạo xe thương mại, điển hình là chiếc xe buýt Rosa hay xe tải Canter. Đến cuối thập niên 1960, hoạt động bộ phận nghiên cứu và chế tạo xe hơi đã đạt đến đỉnh cao và đây là lý do khiến cho các nhà lãnh đạo của Mitsubishi Heavy Industries không thể chần chừ trong việc tách bộ phân này thành một công ty độc lập. Năm 1970, Mitsubishi Motors Corporation (MMC) ra đời. Một trong những trọng tâm của MMC đó là phát triển hơn nữa cơ sở vật chất tại Nhật Bản, tiến hành các hoạt động từ nghiên cứu và phát triển, sản xuất và phân phối cho đến dịch vụ hậu mãi. Tuy nhiên, chính tại xứ sở Kangaroo MMC đã khẳng định sự vượt trội và tin cậy trong các sản phẩm của mình khi chiếc Galant 16GLS giành chiến thắng tại giải đua đường trường Southern Cross Rally. Tiếp đó Lancer 1600GSR liên tiếp chiến thắng tại Southern Cross Rally và East Africa Safari Rally (1974 và 1976).
  18. Lancer 1600GSR Kết thúc thập niên 70 là hai giải thưởng dành cho chiếc Colt 1400 GLX - ”Xe của Năm” (do tạp chí Japan's Motor Fan magazine bình chọn) và chiếc L200 - "Xe bán tải của Năm" (do tạo chí Pickup, Van & 4WD magazinetrao tặng). Không còn nghi ngờ gì nữa, việc sản phẩm của MMC được tín nhiệm và ưa chuộng trên toàn thế giới chỉ còn là vấn đề thời gian. Thông qua việc tài trợ xe cho các sự kiện thế giới như Olympics 1984 tại Sarajevo và Universiade Games 1987 tại Zagreb, Mitsubishi đã quảng bá sản phẩm của mình đến với hàng triệu khán giả trên toàn thế giới . đến bá chủ đường đua Dakar Năm 1985, với chiến thắng tại Dakar - một trong những đường đua khốc liệt nhất trên thế giới, chiếc Pajero nhanh chóng trở thành chiếc xe được ưa chuộng nhất trên thế giới. Một năm sau đó, tạp chí “What car?” đã phong Pajero là “Chiếc 4 x 4 của năm”. Đến năm 1989, MMC đã phá triển được một mạng lưới nhà máy chế tạo và lắp ráp xe hơi tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó phải kể đến nhà máy của Mitsubishi Pajero Diamond Star Motors Corporation - liên doanh giữa MMC và Chrysler. Hirokazu Nakamura trở thành chủ tịch MMC năm 1989 và điều hành công ty theo một chiến lược hoàn toàn mới. Chiếc xe Pajero trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi, kể cả ở những con phố chật chội nhất Tokyo. Vào thời điểm này mặc dù doanh số bán ra của dòng SUV và xe tải không ngừng tăng trưởng tại thị trường Hoa Kỳ, nhưng các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản vẫn hết sức lo ngại và cho rằng điều kỳ diệu đó mãi mãi vẫn chỉ là một giấc mơ xa vời đối với thị trường trong nước. Trái với xu hướng này, Nakamura vẫn đầu tư một khoản khá lớn vào việc phát triển dòng SUV. Các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản đã chê cười Nakamura, cho rằng ông đã đánh một canh bạc mạo hiểm. Thế nhưng, canh bạc này Nakamura đã là người chiến thắng. Hàng loạt những chiếc xe dẫn động 4 bánh như Pajero, Delica Space Gear đã làm dấy lên một làn sóng của dòng xe SUV tại Nhật Bản vào giữa thập kỷ 90.