Risk management

ppt 132 trang phuongnguyen 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Risk management", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptrisk_management.ppt

Nội dung text: Risk management

  1. Lịch sử của các giá trị của nhà cửa Bùng nổ Nhà kinh tế học đại học Yale, Robert J. Shiller đã tạo ra một chỉ số cho các loại giá cả nhà cửa ở nước Mỹ từ hiện tại những năm 1890. Chỉ số này được dựa trên giá bán của nhà cửa đạt chuẩn hiện hành, chứ không phải nhà cửa mới xây dựng, để theo dõi giá trị của nhà cửa như một khoản đầu tư trải qua thời gian. Chỉ số này thể hiện giá trị của nhà cửa theo những thông số nhất quán trong 116 năm, bỏ ra ngoài những ảnh hưởng của yếu tố lạm phát. Năm 1890 làm mốc được 100 điểm như trong đồ thị dưới đây. Nếu một ngôi nhà theo chuẩn mực bán năm 1890 với giá 100.000 USA (là giá bán tính bằng đô-la điều chỉnh theo lạm phát và hiện giá về thời điểm hiện nay), một ngôi nhà theo chuẩn mực tương đương có thể được bán với giá 66.000 USD trong năm 1920 (có nghĩa là có 66 điểm theo thang đo lường của chỉ số) và bán với giá 199.000 USD trong năm 2006 (có nghĩa là được 199 điểm theo thang đo lường của chỉ số, hoặc 99% cao hơn năm 1890.) SUY GIẢM VÀ TĂNG TỐC: Giá cả rơi khi các công nghệ CÁC GIAI ĐOẠN BÙNG NỔ: Hai lần tăng giá sản xuất hàng loạt ra đời trong thế kỷ 20. Giá cả tăng trong những thập niên gần đây là do lợi nhuận chóng mặt sau thế chiến, khi nhu cầu nhà ở tăng lên. bằng ở mức của những năm cuối thập niên 50. Từ 1997, chỉ số tăng khoảng 83%. Thế Đại suy Thế chiến I thoái chiến Bùng nổ những Bùng nổ những II năm 1970 năm 1980 Nguồn 1
  2. Tiền không sụp đổ Cả đời trả nợ! Chào mừng các bạn đến với thế giới cho vay thế chấp nhà cửa dưới chuẩn đang bùng nổ. Thử nghĩ xem, bạn không đủ tiền để mua một ngôi nhà? Bạn có thể đúng là như vậy, nhưng điều đó không cản trở chúng tôi đến với bạn bằng cách hỗ trợ cho bạn có được một ngôi nhà. 2
  3. Hệ thống ngân hàng ở Mỹ ngày nay Giám đốc điều hành của Citigroup, ông Chuck Prince, đã cố trấn an dư luận về nỗi lo sợ rằng đã đến lúc chấm dứt sự bùng nổ việc mua bán các doanh nghiệp được tiếp vốn bởi tín dụng lãi suất thấp, khi nói rằng Citigroup “vẫn đang làm ăn phát đạt”. Giám đốc điều hành của Citigroup đã nói rằng Citygroup có thể sẽ chấm dứt cấp vốn cho các vụ mua bán doanh nghiệp ở một giới hạn nào đó nhưng tiền mặt trên thị trường còn rất nhiều do vậy sẽ không có chuyện bị ảnh hưởng do các xáo trộn bởi thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ gây ra. 3
  4. Các ngân hàng: mức độ vốn hoá trên thị trường Giá trị trường tại ngày 20 tháng 10 năm 2008, tỷ $ Giá trị trường tại quý 2 năm 2007, tỷ $ Morgan RBS Deutsche Credit Societie Barclays Unicredit UBS Credit Stanley Bank Agricole Generale 116 120 Suisse Suisse 93 76 80 91 75 67 49 41 46 49 20 22 26 30 33 35 Citigroup HSBC JP Morgan 255 215 Goldman BNP Santand Sachs Paribas er 165 116 100 108 169 142 82 80 56 64 Nguồn: Bloomberg, ngày 20 tháng 10 năm J. P.Morgan 2008 4 4
  5. Citigroup • Giá trị thị trường Quý 2 năm 2007 –255 tỷ US$ • Giá trị thị trường vào ngày 20/10/2008 21/01/2009 – US$?? 5 5
  6. “HSBC ngạo ngễ tuyên bố-trước khi thất bại thảm hại phải ghi giảm vốn-rằng HSBC có hơn 150 tiến sỹ đang là các chuyên gia về xây dựng các mô hình rủi ro tín dụng trong cho vay dưới chuẩn, do vậy chẳng có nhiều rủi ro trong các khoản cho vay này như mọi người thường nghi ngại.” Robert Charette, 6
  7. HSBC • Giá trị thị trường Quý 2 2007 – 215 tỷ US$ • Giá trị thị trường 20/10/2008 – US$?? 7
  8. “Điều đó không thể xảy ra với chúng ta được.” Có đấy, nó có thể xảy ra với chúng ta!!! (một cảnh bên ngoài ngân hàng Northern Rock, nước Anh, tháng 9 năm 2007) 8
  9. Ngân hàng Northern Các thị Rock trường tiền tệ Ngân hàng Các khoản tiết Cho vay thế Trung ương kiệm chấp tài sản nước Anh 9
  10. Thị giá cổ phiếu của ngân hàng Northern Rock Đơn vị: xu Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Nguồn: hãng tin Bloomberg 10 10
  11. CÁC RỦI RO CHỦ YẾU TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG Rủi ro kinh doanh Rủi ro tài chính Rủi ro hoạt động Rủi ro tín dụng Rủi ro tiền mặt Rủi ro con người Rủi ro chính trị Rủi ro phá sản Rủi ro công nghệ Rủi ro quốc gia Rủi ro lãi suất Rủi ro uy tín Rủi ro chính sách Rủi ro tỷ giá hối đoái Rửa tiền và lừa Rủi ro môi trường đảo Các rủi ro của chi nhánh là gì 11
  12. Các uỷ ban rủi ro tiêu biểu trong các ngân hàng quốc tế CEO- Tổng giám đốc Pháp chế + An ninh + Kiểm toán Tuân thủ Thanh tra nội bộ CÁC UỶ BAN RỦI RO Uỷ ban Uỷ ban rủi Uỷ ban rủi Uỷ ban quản quản trị tài ro tín dụng ro hoạt lý tài sản đặc sản nợ tài động- biệt (hay Thu sản có- hồi nợ)- ALCO Các uỷ ban khác: • Ban quản trị- Board of Management • Quản trị nguồn nhân lực- HR • Chiến lược & bán hàng- Strategy & Sales 12
  13. Một uỷ ban rủi ro tín dụng điển hình Các trách nhiệm 1. Tuân thủ 2. Chính sách, quy trình/quy chế tín dụng 3. Sự tập trung cho vay vào một/vài ngành công nghiệp 4. Chất lượng danh mục cho vay/tín dụng 5. Giám sát các giới hạn, trần xếp hạng tín dụng 6. Các khoản tín dụng lớn 7. Các tài khoản khách hàng có doanh thu bị âm 8. Nợ xấu 9. Các phát hiện của kiểm toán 10. Rà soát của các cơ quan có thẩm quyền về tín dụng 13
  14. Cơ cấu tổ chức rủi ro của một ngân hàng điển hình CEO Trưởng Phê duyệt và Kiểm toán Thu hồi nợ phòng kinh kiểm soát tín nội bộ doanh dụng Bán hàng (RMs) Quản lý Tín dụng Phân tích Quản lý sản Phân tích ngành phẩm tín dụng 14
  15. Quy trình quản lý tín dụng Từ chối Không chấp nhận Khách hàng Đề nghị tín Bảng điều kiện - Phê duyệt Chấp thuận tiềm năng dụng tín dụng khách hàng Lập hồ sơ Giải ngân Kiểm toán nội bộ Kiểm soát tín dụng và báo cáo 15
  16. Quản lý Tín dụng Quy trình quản lý rủi ro tín dụng - Chính sách tín dụng - Lập kế hoạch: chiến lược, kinh doanh, hoạt động - Tiêu chí chấp nhận rủi ro - Xác định thị trường và thị trường mục tiêu (được trích từ Kế hoạch chiến lược) Khởi xướng Nguồn gốc Đánh giá Đàm phán Phê duyệt -Tự tìm kiếm/phát hiện -Mục đích - Kỳ hạn - Cán bộ bảo trợ/ đề xuất - Khách hàng tự tìm đến - Hoạt động kinh doanh - Thanh toán - Cán bộ cấp cao - Ban lãnh đạo - Người khác giới thiệu - Các điều kiện ràng buộc - Các số liệu tài chính - Thế chấp -Khác, - Khác Lập hồ sơ và giải ngân Lập hồ sơ Giải ngân -Soạn thảo pháp chế -Giải ngân - Xem xét lại hồ sơ - Hồ sơ cần thiết/đề nghị - Kiểm tra thế chấp - Miễn giảm một số ĐK - Khác -Trả theo lịch trả nợ Thanh toán - Quản lý danh mục -Sự kiện không thể thấy trước - Gốc - Lãi Hành chính Xử lý -Các con số - Nhận biết sớm Mất mát - Các ràng buộc - Chiến lược - Gốc - Tài sản thế chấp - Quản lý kế hoạch - Lãi - Các khoản thanh toán - Điều kiện nhận biết - Xem xét lại tín dụng Nỗ lực tập thể Nỗ lực pháp lý Tổ chức lại 16
  17. Hội đồng quản lý nợ chuyên biệt 17
  18. Hội Đồng quản lý tài sản Nợ và Có - ALCO CEO Trưởng bộ Trưởng bộ Trưởng bộ phận phận kinh phận rủi ro nguồn vốn doanh thị trường Họp hàng tháng 18
  19. Chương trình nghị sự trong các cuộc họp của Uỷ ban quản lý tài sản nợ & tài sản có-ALCO 1. Rà soát lại nội dung cuộc họp lần trước 2. Tuân thủ theo khuôn khổ điều tiết 3. Rà soát lại lãi suất & dự báo lãi suất, bao gồm cả dự báo viễn cảnh kinh tế 4. Quản lý bảng tổng kết tài sản – Phân tích mức chênh-thời hạn – Phân tích rủi ro cơ bản – Dự báo 5. Quản lý huy động vốn (Funding Management) – Hồ sơ các khoản đến hạn (maturity profiles); hồ sơ FD Profiles – Mức độ tập trung (concentration). 19
  20. Chương trình nghị sự trong các cuộc họp của Uỷ ban quản lý tài sản nợ & tài sản có-ALCO (2) 6. Quản lý thanh khoản – Các tài sản có, có thể chuyển thành tiền mặt nhanh chóng – Các tỷ lệ thanh khoản – Chi phí thanh khoản – Kiểm tra stress 7. Các tài sản có và Các khoản dự phòng 8. Sử dụng các cam kết tài trợ nhưng chưa rút vốn về 9. Tỷ lệ Đủ vốn + Tỷ lệ Cho vay / Tiền gửi 10. Theo dõi các đối thủ cạnh tranh – Các lãi suất cho vay và tiền gửi – Sự phát triển của các sản phẩm 12. Các chính sách nội bộ được cập nhật 13. Kế hoạch hành động 20
  21. Nhóm quản lý khủng hoảng thanh khoản CEO Trưởng Trưởng bộ Trưởng bộ Trưởng bộ Trưởng bộ bộ phận phận nguồn phận tài phận kinh phận vận QH Công vốn chính doanh hành/các chi chúng nhánh Bao gồm: • Nắm giữ các tài sản có có tính thanh khoản cao dễ bán • Hồ sơ của các tài sản có khác và mức độ thanh khoản • Cơ sở tiền gửi ở địa phương-các nguồn vốn • Tiếp cận tới các nguồn vốn, các ngân hàng khác, ngân hàng trung ương • Các thủ tục thông báo với Ngân hàng Trung ương, báo chí, cổ đông, cán bộ công nhân viên • Mối quan hệ với các doanh nghiệp 21
  22. Uỷ ban Quản lý Tài sản nợ & Tài sản có-ALCO Hộp 4.1- Quá trình Quản lý Tài sản nợ & Tài sản có Tài sản nợ & Tài sản có Thiết lập chính sách Bảo vệ cổ đông và người gửi tiền Duy trì thanh khoản đủ để đáp Thu thập dữ Phân tích Thu thập dữ liệu từ bên liệu từ bên ứng các yêu cầu tiền mặt, đầu tư ngoài trong thanh khoản tạm thời nhàn rỗi một cách có lợi Quản lý giá Quản lý mức chênh lãi suất để tối đa hóa thu nhập trong phạm vi giới hạn rủi ro Quản lý Quản lý mức Quản lý hối chênh thanh khoản đoái Quản lý đủ vốn để chống đỡ các rủi ro kinh doanh Quản lý xác định giá Định giá các sản phẩm để hỗ trợ quản lý tài sản nợ và tài sản có, và tối đa hóa thu nhập cho ngân Thực thi hàng. Nguồn: Booz-Allen & Hamilton 22
  23. Một uỷ ban rủi ro hoạt động điển hình của một quốc gia Kiểm soát tài chính/Kiểm CEO toán-Kiểm soát/Pháp Tổng giám chế/Thanh tra+An ninh đốc FC/Audit/Legal/Investigation+ Security Trưởng ban hoạt Trưởng ban động/mạng lưới công nghệ Head of Operations/ tin học Branches Head Of IT Các trách nhiệm Chương trình nghị sự 1. Xác định các trách nhiệm 1. Tuân thủ được uỷ quyền 2. Kế hoạch hành động rủi ro hoạt 2. Phê duyệt các chính sách động hoạt động chi tiết 3. Quản lý thay đổi của các hệ thống 3. Xác định các tiêu chuẩn 4. Cải tiến lại các quá trình kiểm soát tối thiểu 5. Khai trương/đóng cửa chi nhánh 6. Các sản phẩm mới - rủi ro 7. Kế hoạch tiếp tục kinh doanh 8. Lập kế hoạch về năng lực 23
  24. Một chức năng tiêu biểu của kiểm toán nội bộ HỘP A4.1 CÁC KIỂM SOÁT TỪ BÊN TRONG Kiểm soát Kiểm toán nội bộ TĂNG Kiểm soát nội bộ CƯỜNG Cơ chế/bộ máy độc lập để đảm Các cơ chế quản lý để kiểm soát các bảo rằng các kiểm soát được thực hoạt động hàng ngày, bao gồm: hiện như mong muốn, các rủi ro • Các chính sách và các quy trình/thủ được giảm thiểu, và các yếu kém tục về hoạt động được phát hiện trong • Phân định trách nhiệm các quá trình sau: • Thẩm quyền và các mức giới hạn phê •Các rà soát tại ngân hàng duyệt •Các rà soát từ xa • Kiểm tra các quy trình/quy chế •Giám sát ghi chép lại các giao dịch Nguồn: Booz-Allen & Hamilton hàng ngày • Các kiểm soát đối với ngân sách. 24
  25. Rủi ro Tín dụng là Rủi ro chính đối với các Ngân hàng Châu Á Percent of total risk capital ESTIMATE •Typical commercial banks in Asia Rủi ro thị trường 20 Rủi ro tín dụng thị trường là rủi ro quan trọng nhất đối với các ngân Rủi ro hoạt Rủi ro tín hàng Châu Á động 20 60 dụng Nguồn: McKinsey 25
  26. CÓ THỂ TÌM THẤY RỦI RO TÍN DỤNG Ở BA LĨNH VỰC CHÍNH RRTD có thể tìm thấy ở đâu Nó có thể phát sinh ntn Ví dụ Những yếu kém Các khoản lỗ thẻ tín dụng Các khoản vay cụ trong việc đánh giá tăng nhanh chóng do không thể không được mức độ rủi ro của có một sự đánh giá chính hoàn trả từng đối tác xác về mức độ rủi ro của mỗi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng Rủi ro tín dụng Các khoản lỗ do tập Các ngân hàng tập trung Các khoản lỗ do các Các khoản lỗ do trung vào khu vào cho vay các công ty xây đối tác không có tập trung vào các vực/ngành hoặc các dựng đã bị ảnh hưởng nặng khả năng hoàn trả khu vực cụ thể khách hàng vay lớn nề sau sự cố của thị trường các khoản vay bất động sản Các khách hàng vay lớn bị phá sản Các khoản lỗ do Toàn bộ nền kinh tế Các ngân hàng bị ảnh những thay đổi vĩ trở nên rủi ro hơn – tỷ hưởng nặng nề bởi cuộc mô (undiversifiable lệ phá sản tăng cao ở khủng hoảng kinh tế toàn risk) tất cả các lĩnh vực diện hoặc khủng hoảng tài chính tại quốc gia (Ví dụ: Argentina) Nguồn: McKinsey 26
  27. Phân tích tín dụng: Bằng cách nào? Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro kinh doanh tài chính tín dụng Đề xuất ra quyết định Chiến lược tương lai USAID / Armenia Micro Enterprise Development Initiative 27
  28. Quản lý rủi ro tín dụng PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ - CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG - 28
  29. Chấm điểm rủi ro tín dụng LĨNH VỰC: Quản lý rủi ro tín dụng Nguồn tài chính doanh nghiệp Môi trường bên ngoài Ví dụ về các phương pháp sử dụng: Porter & BCG Phân tích PESTEL, v v 29
  30. Nguyên tắc cho điểm tín dụng • Các khoản vay đều được xếp hạng ngay khi bắt đầu cho vay và không được tái xếp hạng. • Xếp hạng của một khoản vay chỉ được thay đổi khi xem xét lại khoản vay hoặc có ý kiến của kiểm toán nếu việc xếp hàng ban đầu không đúng • Khoản vay được xếp hạng dựa trên 6 yếu tố 1. Mức độ lành mạnh về tài chính của khách hàng 2. Lịch sử tín dụng của khách hàng (xem ví dụ) 3. Mức độ ổn định công ăn việc làm của khách hàng (xem ví dụ) 4. Mục đích và cơ cấu khoản vay 5. Nguồn trả nợ dự phòng (xem ví dụ) 6. Kinh nghiệm với ngân hàng • Một khoản vay hoàn hảo sẽ phải đạt được 6 điểm và khoản vay rủi ro nhất có thể sẽ có điểm là 30 30
  31. Chấm điểm lịch sử tín dụng Điểm • Báo cáo tín dụng hoàn toàn trong sạch 1 • Báo cáo sạch nhưng sử dụng tín dụng không đủ 2 nhiều để có cơ sở đánh giá, xét xét • Một hoặc hai lần có vấn đề 3 • Thói quen trả nợ chậm 4 • Không trả được nợ cho các chủ nợ 5 31
  32. Chấm điểm mức độ ổn định công việc Điểm • Làm công việc hiện tại trong 5 năm 1 • Làm công việc hiện tại từ 3 đến 5 năm 2 • Làm công việc hiện tại từ 1 đến 3 năm 3 • Làm công việc hiện tại dưới 1 năm 4 • Thất nghiệp hoặc việc làm tạm thời 5 32
  33. Chấm điểm nguồn trả nợ dự phòng Điểm • Tỷ lệ TSĐB 70% hoặc ít hơn cho BĐS hoặc phương tiện; 90% 1 hoặc ít hơn cho tiền mặt; Ngân hàng có quyền đầu tiên đối với TSĐB và tỷ lệ này dự kiến sẽ được tăng lên trong suốt thời gian vay • Tỷ lệ TSĐB 71% đến 80% cho BĐS hoặc phương tiện; 90%-95% 2 cho tiền mặt; Ngân hàng có quyền đầu tiên đối với TSĐB và tỷ lệ này dự kiến sẽ được tăng lên trong suốt thời gian vay • Tỷ lệ TSĐB 81% đến 95% cho BĐS hoặc 81% đến 90% cho 3 phương tiện; 95%-100% cho tiền mặt; Ngân hàng có quyền đầu tiên đối với TSĐB và tỷ lệ này dự kiến sẽ được tăng lên trong suốt thời gian vay • Tỷ lệ TSĐB gần 100% cho BĐS hoặc phương tiện; hoặc 101% 4 cho tiền mặt; Tỷ lệ này có thể giảm đi đáng kể trong thời gian vay • Khi khoản vay tín chấp hoặc tín chấp đáng kể 5 33
  34. Quyết định mức Xếp hạng ▪ Cộng tất cả điểm lại và áp hạng tương ứng ▪ Hạng A Tổng điểm từ 6 đến 9 ▪ Hạng B Tổng điểm từ 10 đến 15 ▪ Hạng C Tổng điểm từ 16 đến 21 ▪ Hạng D Tổng điểm từ 22 đến 27 ▪ Hạng E Tổng điểm tưừ 28 đến 30 34
  35. Xếp hạng hồ sơ vay ▪ Hạng A – Rất tốt Có đặc điểm tốt, có tài chính mạnh, có ít nợ và tín dụng hoàn hảo ▪ Hạng B – Tốt. Người vay sở hữu báo cáo tín dụng tốt, không có nợ nhiều và có công ăn việc làm ổn định. ▪ Hạng C – Chấp nhận được. Có lúc trả nợ chậm nhưng có báo cáo tín dụng ổn; có nhiều khỏan nợ hơn mức trung bình và về mặt tài chính thì không có nhiều tiền cho các trường hợp khẩn cấp. ▪ Hàng D – Cẩn trọng. Không đáp ứng các tiêu chuẩn thông thường của ngân hàng và chỉ nên phê duyệt trong trường hợp cá biệt. ▪ Hạng E – Dưới tiêu chuẩn. Không đảm bảo trả được nợ từ khả năng trả nợ của người vay hoặc có thể không có đủ TSĐB cho khoản vay 35
  36. Quản lý rủi ro tín dụng Quản lý và kiểm soát khoản vay 36
  37. Quy trình quản lý khoản vay Đặt mục tiêu Hành động chính xác Đo lường hoạt động Thẩm định hoạt động 37
  38. Giám sát tín dụng TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI? ✓ Cán bộ tín dụng – để đảm bảo rằng thanh toán trả nợ được thực hiện khi đến hạn và điều kiện của khoản cho vay không đổi trong suốt thời gian cho vay. GIÁM SÁT CÁI GÌ? ✓ Chất lượng hoạt động của tài khoản khách hàng trong suốt thời gian cho vay để tìm xem các dấu hiệu cảnh báo. ✓ Những thay đổi trong giá trị của tài sản thế chấp. ✓ Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng của khoản cho vay. LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁM SÁT? ✓ Thường xuyên liên hệ với khách hàng. ✓ Chất lượng hoạt động của tài khoản khách hàng thông qua các thông tin bên trong và bên ngoài. ✓ Các biểu hiện tín dụng đang bị suy yếu. 38
  39. Lộ trình Giám sát Tài khoản khách hàng Phân tích tín dụng • Rủi ro kinh doanh • Rủi ro tài chính Các khoản cho vay đã giải ngân Giám sát • Rủi ro kinh doanh • Chất lượng hoạt động tài chính Các dấu hiệu bất thường 39
  40. Lộ trình Giám sát Tài khoản khách hàng Phân tích tình huống Sử dụng các nguồn lực từ bên trong hoặc/và từ bên ngoài Lựa chọn một chiến lược Định vị lại Minh chứng cho tình Giảm Hoàn thiện Thoát ra hình hiện nay dư nợ an toàn Không có vấn đề: • Cách thoát ra Có vấn đề • Kế hoạch thời gian 40 40
  41. Duy trì giao tiếp thường xuyên với khách hàng Giao tiếp với khách hàng–cách hiệu quả để có được thông tin về tình hình tài chính, các vấn đề, các yêu cầu về tài chính mới, của khách hàng • Là hoạt động hàng ngày của một cán bộ tín dụng. • Ghi chép tất cả các thông tin nhận được trong các cuộc thảo luận. • Luôn luôn tỉnh táo với bất cứ vấn đề gì của người vay. • Liên hệ với người vay ngay tức thì, bất cứ khi nào bạn nhìn thấy những dấu hiệu cảnh báo, để thảo luận vấn đề và tìm ra giải pháp phù hợp. 41
  42. Giám sát thông qua thông tin và dữ liệu Các nguồn tin nội bộ • Hồ sơ tín dụng Các nguồn tin • Hồ sơ tài sản bên ngoài thế chấp • Cộng đồng • Báo cáo nợ quá • Bái chí hạn, nợ xấu • Các xuất bản, ấn phẩm • Chất lượng hoạt động của tài khoản • Các điều kiện bên ngoài có thể • Tỷ lệ tài sản thế chấp so với vốn vay ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay. 42
  43. NỢ CÓ VẤN ĐỀ Khi mọi thứ bắt đầu có vấn đề . . . 43
  44. Tại sao ngân hàng có các khoản vay có vấn đề • Nóng lòng có thu nhập • Thiếu giám sát và • Tính tự mãn thanh tra • Hy sinh các nguyên tắc tín • Bất lực về kỹ thuật dụng • Lựa chọn rủi ro kém • Thông tin tín dụng không • Cho vay quá mức đầy đủ • Cạnh tranh • Không có hoặc không thể ép các hiệp định trả nợ 44
  45. Các nguyên nhân chính gây ra nợ xấu • Quản lý kém/thiếu kinh nghiệm • Hệ thống/kiểm sóat của công ty yếu kém • Thay đổi về kinh tế • Phân tích/thẩm định không đầy đủ • Ngân hàng giám sát không tốt • Lừa đảo – Sử dụng vốn sai mục đích • Mở rộng quá mức • Thất bại trong việc thích nghi với thay đổi của thị trường • Tài sản đảm bảo giảm chất lượng Source: Standard Chartered Bank 45
  46. Các dấu hiệu tín dụng bắt đầu xấu đi • Các đợt thanh toán trả nợ bị chậm hoặc bị trượt • Nhiều lần rút quá số tiền • Những thay đổi trong cung cách chi tiêu của khách hàng • Các yêu cầu thường xuyên về thanh toán séc để chuẩn bị trả lương. • Miễn cưỡng cam kết trong các đợt thu xếp tài chính trước khi vay • Thay đổi trong cung cách của tài khoản thể hiện rằng khách hàng có thể đã thay đổi thu xếp ngân hàng • Mất việc • Các ngân hàng khác cũng có nhiều yêu cầu đối với khách hàng trong việc cung cấp thông tin. • Thanh toán được thực hiện trước đợt thu xếp trong một thời gian ngắn • Chứng cứ dính líu đến cờ bạc, đầu cơ, hoặc sinh sống vượt quá mức độ/điều kiện của mình • Nhiều yêu cầu cho thu xếp lại vốn, hoặc các điều kiện thanh toán nợ. 46
  47. Những dấu hiệu báo động sớm: Phi tài chính • Có những hành vi lạ • Tránh các cuộc gặp với Ngân hàng và thiếu hợp tác với Ngân hàng • Trì hoãn bất thường về việc nộp các báo cáo tài chính • Khả năng quản lý • Hoạt động nghiệp vụ • Các điều kiện kinh tế 47
  48. Những dấu hiệu báo động sớm: Quản lý • Khách hàng tránh các cuộc gặp với Ngân hàng • Quyền lực/sở hữu tập trung • Xung đột quản lý • Thu nhập cao của bộ phận nhân viên chủ chốt • Quá nhiều đãi ngộ/ tiền lương cao • Xem xét mọi sự phát triển trái chiều là “không may mắn” 48
  49. Những dấu hiệu báo động sớm: các dấu hiệu khác • Các khoản vay của các giám đốc được rút ra. • Yêu cầu giải chấp, đặc biệt trong trường hợp tài sản thế chấp được cung cấp bởi các giám đốc/các bạn hàng. • Các chiết khấu cho trả sớm có thể là dấu hiệu của áp lực cần tiền mặt. • Trì hoãn thanh toán cho các chủ nợ. • Suy giảm dần dần trong các cuộc trao đổi giữa khách hàng và cán bộ ngân hàng. • Những đồn đại trong báo chí và/hoặc cộng đồng doanh nghiệp. • Sẵn lòng chấp nhận tăng phí, tăng lãi suất của ngân hàng. • Mở tài khoản ở các ngân hàng khác; cần thận trọng nếu biết rằng các chủ nợ khác cũng có được tài sản đảm bảo từ khách hàng. 49
  50. Khoản vay có vấn đề: Những nguyên tắc chỉ đạo • Không chậm trễ; không hoảng sợ • Chỉ định trách nhiệm • Thu thập tất cả thông tin cần thiết • Ghi lại các bước và những đánh giá cần thực hiện • Giám sát và báo cáo Mục tiêu đầu tiên: - Hạn chế thua lỗ - Tránh làm giảm giá trị của những khỏan vay được xác định là có vấn đề! 50
  51. Các bước cần tiến hành 1. Rà soát lại hồ sơ và tổng hợp thông tin 2. Kiểm tra giấy tờ tài liệu 3. Phân tích tài chính 4. Đánh giá lại khách hàng 5. Đánh giá lại bảo đảm/thế chấp 6. Đánh giá các rủi ro và các vấn đề khác 7. Đánh giá sơ bộ về thực trạng của khách hàng và của Ngân hàng 51
  52. RỦI RO VẬN HÀNH 52
  53. Rủi ro hoạt động Các rủi ro hoạt động ở cấp chi nhánh Bất cứ rủi ro gì có thể dẫn đến tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do một sự kiện hoặc một hành động gây ra bởi sự cố công nghệ, quá trình hoạt động, cơ sở hạ tầng, con người và các rủi ro khác có tác động đến hoạt động. Các quá trình Con người Các hệ thống & công nghệ Các sự kiện Các vụ lừa đảo, gian lận Uy tín, danh tiếng Pháp luật & điều tiết Rửa tiền và nhiều nữa Một nguy cơ hàng ngày ở các chi nhánh 53
  54. Các ví dụ: Rủi ro quy trình Rủi ro hoạt động xảy ra thông qua các quá trình không có hiệu lực/hiệu quả: • Các quá trình không có hiệu lực hoặc hiệu quả - là các quá trình thất bại đạt được các mục tiêu, hoặc các quá trình đạt được các mục tiêu nhưng với chi phí quá cao. • Bất cứ giai đoạn nào của quá trình xử lý mà ở đó ngân hàng đối mặt với các rủi ro mà có thể dẫn đến tổn thất tài chính, tổn thất khách hàng, và tổn thất danh tiếng. • Rủi ro hoạt động bao gồm cả các quá trình lập và lưu giữ hồ sơ 54
  55. Các ví dụ: Các hệ thống và Rủi ro công nghệ • Các lỗi hệ thống hiện nay đang là mối quan tâm ngày càng tăng do ngày càng phụ thuộc vào công nghệ. • Rủi ro tổn thất từ các mô hình tài chính bị khiếm khuyết • Các rủi ro liên quan đến lỗi lập trình hoặc thiếu sự kế hoạch hóa. • Thiếu tính bảo mật trong khi thương mại điện tử thì ngày càng phát triển. 55
  56. Các ví dụ: Rủi ro con người • Thiếu và yếu nhân lực, thiếu đào tạo • Các hoạt động không được cho phép • Không đủ năng lực • Không trung thực, gian lận • Sử dụng các thông tin mật một cách sai trái • Tham gia vào các hoạt động tội phạm • Một văn hóa không nâng cao nhận thức về rủi ro. 56
  57. Để ngăn ngừa các rủi ro, các kiểm soát nội bộ cần phải • Đáp ứng được với những rủi ro thay đổi bên trong và bên ngoài chi nhánh. • Gắn kết với các hoạt động của ngân hàng, và không phải là một chức năng/hoạt động riêng rẽ. • Được áp dụng một cách hợp lý, và có liên quan tới các rủi ro chính đang được chú ý. • Tiết kiệm được chi phí. 57
  58. Hệ thống Kiểm soát Nội bộ bao gồm • Các chính sách và các quy trình/quy chế hiệu quả. • Có con người với trách nhiệm cụ thể. • Nhân viên có năng lực và có đạo đức nghề nghiệp. • Các cấp bậc quyền hạn. • Phân định các chức năng. • Kiểm soát cảnh báo (alert supervision); rà soát lại các hậu quả. • Chú ý tới các dấu hiệu cảnh bảo. • Các biện pháp giảm nhẹ tổn thất tức thì, các hoạt động phản ứng với sai sót và sửa sai, nếu cần thiết. 58
  59. Gian lận là sự lừa dối một cách có tính toán, có chủ đích nhằm kiếm lời một cách không công bằng, không hợp pháp, và do đó làm cho người khác chịu tổn thất. Gian lận có thể được gây ra bởi bên trong hoặc bên ngoài 59
  60. Các ví dụ về gian lận từ bên trong • Ăn trộm trên tài khoản của khách hàng. • Khai thác các tài khoản dễ bị tổn thương-các tài khoản ngừng hoạt động đã lâu, các tài khoản có địa chỉ hộp thư, khách hàng lớn tuổi. • Các tài khoản đình chỉnh nhưng không được rà soát lại • Các tài khoản sử dụng tên giả. • Ăn trộm tiền mặt của ngân hàng. • Thông đồng với tội phạm bên ngoài/những kẻ phá hoại ngầm • Thẻ tín dụng, thẻ ATM bị ăn trộm nhưng khách hàng không truy đòi lại. 60
  61. Các ví dụ về gian lận từ bên trong Giao dịch viên tiền gửi/thủ quỹ • Trì hoãn chuyển tiền cho vay vào tài khoản của khách hàng. • Ăn trộm tiền từ ngăn kéo của đồng nghiệp. • Tỷ giá hối đoái giả. • Các khoản phí không được phép. • Ắn trộm/”vay” từ chính ngăn kéo của mình. • Các khách hàng thay đổi ngắn. 61
  62. Cờ đỏ đánh dấu gian lận bên trong • Thay đổi lối sống. • Các tài khoản đã ngừng hoạt động, hoạt động trở lại. • Các tên giống nhau xuất hiện trên một vài tài khoản. • Hồ sơ về tài khoản bị mất. • Quản lý độc đoán chuyên quyền. • Các khách hàng chỉ có mỗi một địa chỉ liên hệ. • Dịch vụ cá nhân riêng biệt đối với các tài khoản dễ bị xâm hại 62
  63. Cờ đỏ đánh dấu gian lận bên trong • Danh mục cho vay tăng lên nhanh chóng. • Hồ sơ khoản cho vay không hoàn chỉnh hoặc bị mất mát. • Cho vay ngoài khu vực thị trường • Giải ngân được tiến hành trước khi hồ sơ được kiểm tra. 63
  64. Các ví dụ lừa đảo từ bên ngoài • Rút tiền bằng hối phiếu hoặc séc giả mạo, ăn cắp, hoặc chỉnh sửa. • Sử dụng thẻ làm giả, thẻ ăn cắp. • Các yêu cầu thanh toán. • Các yêu cầu qua điện thoại. • Tiền giả. • Rút quỹ trong khi thương vụ chưa được tất toán. • Yêu cầu một số tiền bất thường. • Sử dụng danh thiếp hoặc giấy tờ có in sẵn lôgô và format của công ty khác. 64
  65. Các ví dụ lừa đảo từ bên ngoài Âm mưu giả mạo trong việc mở tài khoản tại ngân hàng là nhằm mục đích thiết lập mối quan hệ với ngân hàng để: • Rửa tiền • Làm bước đệm cho các vụ lừa đảo sau này • Tăng uy tín đối với các ngân hàng ở nơi khác 65
  66. Các ví dụ lừa đảo từ bên ngoài Giả mạo séc/bắn chéo • Lạm dụng chu kỳ thanh toán séc, • Sử dụng nhiều tài khoản hoặc/và nhiều ngân hàng, • Chu kỳ thanh toán séc bị đổ vỡ khi một tờ séc bị từ chối. • Các tờ séc được trình xuất trong cùng một ngày, hoặc ngay sau khi ghi có. • Số lượng lớn tiền chẵn được rút và trả. Các cờ đỏ • Cách viết trên các tờ séc rút tiền giống như trên các tờ séc đã lập. • Doanh số dư thì cao, so sánh với số dư trên tài khoản. • Số dư trên tài khoản sát với hoặc vượt mức giới hạn được đồng ý. 66
  67. Các cờ đỏ đối với lừa đảo từ bên ngoài • Yêu cầu hành động khẩn cấp • Chữ ký có nét chữ không đều cứ như cánh tay đang bị thương phải đeo băng • Đặt vốn sớm và rút vốn sớm (early deposit of funds and early withdrawal). • Chỉ rút tiền nếu tài khoản có tín dụng gần đây (has recent credit). • Các tờ séc có số tiền lớn được thanh toán cho các cá nhân. 67
  68. Các cờ đỏ đối với lừa đảo từ bên ngoài • Khách hàng giao dịch thông qua người đưa tin, nếu không phải là cách thức hoạt động thông thường, • Sử dụng các địa chỉ tạm thời, • Người xuất trình có cách cư xử không bình thường- hồi hộp, nói nhiều, quá thân mật, • Các số tiền không bình thường, • Nhắc đến người nổi tiếng nhằm gây ấn tượng với bạn (name dropping). 68 68
  69. Lừa đảo thanh toán quốc tế • Các chỉ thị bị giả mạo, biết được ngày nghỉ của ngân hàng, ngày nghỉ cuối tuần ở nơi giao dịch và ở nước ngoài. • SWIFT bị khai thác lạm dụng. • Các điểm đến không có chủ đích • Hỗ trợ nhân viên; hoặc dọa nạt nhân viên. • Xâm nhập vào mạng điện tử. 69
  70. Cờ đỏ kinh doanh quốc tế • Sử dụng tên giống như tên của các doanh nghiệp nổi tiếng. • Gây áp lực để có được quyết định nhanh chóng thông qua tiện thoại và fax, • Tham chiếu/giới thiệu tới các công cụ ngân hàng lớn (reference to Prime Bank Instruments). • Giao dịch quá tốt tới mức khó tin (deal too good to be true), • Sử dụng giấy tờ phô-tô hoặc qua máy fax thay vì giấy tờ gốc, • Sử dụng thư mẫu (letterheads) giống như thư của các tổ chức nổi tiếng, • Mang chứng từ ra xa quầy để hoàn thiện (documents taken away for completion), • Hứa hẹn hoặc đưa ra các mức hoa hồng hấp dẫn. 70
  71. Lừa đảo qua công nghệ thông tin, qua các điểm yếu • Ăn trộm dữ liệu để bán hoặc đòi tiền chuộc (extortion) • Ăn trộm các chương trình hoặc thiết bị, • Hacking vào các mạng lưới bị yếu-giao dịch chuyển tiền, ngân hàng điện tử (e-banking), thương mại điện tử (e- commerce). • Lạm dụng dữ liệu đầu vào/đầu ra (input/output manipulation) • Hoạt động gây hại-phá hủy máy tính, gây mất dữ liệu và làm hỏng việc sao cất dữ liệu, thả virut, cài bom lô-gíc. • “Tùng xẻo dần dần- Salami slicing” • Các hệ thống có chức năng bị suy yếu. 71
  72. BẪY • Bẫy được làm bằng film X quang (XRAY film), là loại chất liệu được kẻ trộm ưa thích; đơn giản vì có màu tối trông giống như giải từ trên đầu đọc thẻ. 72
  73. ĐẶT BẪY • Bẫy được cài cắm vào khe của máy ATM. Bọn trộm cẩn thận không cài hết chiều dài của dải phim từ vào máy, hai đầu được gấp lại và có gắn keo dính để gắn tốt vào bề mặt bên trong của khe đút thẻ ATM trên máy. 73
  74. VÔ HÌNH • Một khi cả 2 đầu của dải phim được gắn keo chắc chắn vào khe đút thẻ, thì khách hàng bình thường khó mà phát hiện ra được. 74
  75. Thẻ của bạn bị ăn cắp thông tin như thế nào? • Các vết cắt dài và nhỏ được cắt vào cả 2 mặt của dải phim từ, ngăn ngừa không cho thẻ của bạn được nhả ra trước khi hoàn thành giao dịch của bạn. 75
  76. Thu hồi lại bẫy • Ngay sau khi nạn nhân rời máy ATM, và kẻ trộm đã có mã PIN, kẻ trộm có thể lấy dải phim bẫy ra, bằng cách cầm lấy đầu dây, kéo từ từ ra, bẫy đã copy được thông tin trong thẻ của bạn. 76
  77. Các giải pháp khả dĩ • Đào tạo nhân viên tân tuyển, • Đào tạo phát hiện lừa đảo, gian lận–phát hiện ra các giấy tờ/chứng từ giả mạo, chữ ký và xác nhận của các chứng từ, chống rửa tiền (AML), kỹ năng phỏng vấn, • Nêu vấn đề lừa đảo như là một chủ đề thường xuyên trong các cuộc họp giao ban để nâng cao nhận thức và tinh thần cảnh giác. • Đào tạo về các đặc điểm của sản phẩm và kiểm soát đối với sản phẩm. • Trao phần thưởng: ghi nhận công lao, khao thưởng, trao quà. • Các khóa đào tạo mới lại. 77
  78. Các giải pháp khả dĩ • Giảm thiểu các nguồn gốc cám dỗ, dụ dỗ. • Rà soát và tăng cường kiểm soát định kỳ. • Để cho các nhà quản lý trải nghiệm thực tiễn. • Văn phòng sạch, bàn làm việc sạch. • Cho nghỉ phép bắt buộc. • Hành động nhất quán sau các vụ vi phạm. • Kiểm tra tiền mặt đột xuất, rà soát đối chiếu tồn quỹ. 78
  79. Rủi ro pháp luật và điều tiết Rủi ro do không tuân thủ các quy định của pháp luật hoặc của cơ quan điều tiết. 79
  80. Các ví dụ: Rủi ro do không tuân thủ pháp luật và điều tiết Rủi ro do không tuân thủ các yêu cầu pháp luật và điều tiết. • Luật của quốc gia và quốc tế. • Các thông lệ và các quy định của quốc gia và quốc tế. Tổn thất uy tín, các khoản tiền phạt, hoặc mất giấy phép/giấy nhượng quyền kinh doanh (franchise). 80
  81. RỦI RO KHÔNG TUÂN THỦ PHÁP LUẬT • Rủi ro của việc không tuân thủ các yêu cầu của pháp luật , định chế có thể tạo ra việc mất uy tín, hoặc bị phạt hoặc bị thu hồi một phần hoặc toàn bộ giấy phép. 81
  82. RỦI RO UY TÍN Một số trường hợp phổ biến Bên trong - Thất bại trong việc tuân theo các thủ tục về chống rửa tiền - Thông báo không hay về nhân viên ngân hàng - Không tuân thủ pháp luật Bên ngoài - Quyết định bất lợi của tòa án - Thâm nhập thị trường mới - Khách hàng khiếu nại - Đối thủ cạnh tranh muốn mua lại (tiêu diệt) 82
  83. Rủi ro Hệ thống vĩ mô Rủi ro gây ra từ một sự kiện nhỏ nhưng có thể dẫn tới các hậu quả khôn lường ảnh hưởng trên tòan hệ thống địa phương, vùng, toàn cầu mà hậu quả này có thể không liên quan chặt chẽ đến nguồn gôc của sự kiện kia. 83
  84. RỦI RO KINH DOANH/ RỦI RO NGÀNH Rủi ro kinh doanh Là rủi ro không đạt được các mục tiêu kinh doanh do chiến lược không phù hợp, không đủ nguồn lực hoặc do những thay đổi trong môi trường kinh tế và cạnh tranh. Rủi ro ngành Rủi ro ngành gắn liền với rủi ro kinh doanh và cũng liên quan chặt chẽ đến việc đIều hành trong một ngành nhất định. 84
  85. CÁC BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG Thảo luận nhóm: Một loại rủi ro nhất định được quản lý tại ngân hàng như thế nào? Điểm nào trong quá trình quản lý rủi ro đó bạn cho là ngân hàng làm rất tốt? Điểm nào trong quá trình quản lý rủi ro đó bạn cho là ngân hàng có thể làm tốt hơn? Bạn có thể đưa ra khuyến nghị gì cho ủy ban quản lý rủi ro để ngân hàng có thể quản lý rủi ro đó tốt hơn? 85
  86. CÁC BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUẢN LÝ RỦI RO Ở CÁC THỊ TRƯỜNG ĐANG PHÁT TRIỂN Những thiếu sót thường gặp trong quản lý rủi ro nói chung trong ngành ngân hàng: • Không có các quy trình chi tiết bằng văn bản • Không có các công cụ và kỹ thuật đo lường rủi ro hiệu quả • Không có ban chuyên trách về quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm về toàn bộ rủi ro trong ngân hàng • Thông tin không đầy đủ cho việc ra quyết định 86
  87. CÁC BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUẢN LÝ RỦI RO Ở CÁC THỊ TRƯỜNG ĐANG PHÁT TRIỂN Những thiếu sót thường gặp trong quản lý rủi ro tín dụng: • Không có các hạn mức về mức tập trung trong danh mục cho vay • Tập trung hoá quá mức hoặc phi tập trung hoá quá mức trong quyền hạn cho vay • Khả năng phân tích ngành công nghiệp còn yếu • Không xác lập hạn mức cho ngân hàng là đối tác • Phân tích tình hình tài chính khách hàng qua loa, đối phó • Quá ỷ lại vào thế chấp • Không giám sát các khoản vay • Lỏng lẻo trong kiểm soát các giấy tờ, hợp đồng cho vay • Hồ sơ tín dụng không đầy đủ • Không có phân loại tài sản và các tiêu chuẩn về dự phòng nợ khó đòi 87
  88. CÁC BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUẢN LÝ RỦI RO Ở CÁC THỊ TRƯỜNG ĐANG PHÁT TRIỂN Những thiếu sót thường gặp trong quản lý rủi ro thị trường: • Thiếu vắng các chính sách bằng văn bản • Tập trung hoá quá mức trong việc ra quyết định • Không có hạn mức cho trạng thái ngoại hối • Không có hạn mức cho các chênh lệch về kỳ hạn giữa tài sản nợ-có cho từng loại ngoại tệ (gap limits) • Thiếu hiểu biết kỹ lưỡng về mối liên hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối • Yếu kém trong kiểm soát các công cụ tài chính dẫn xuất • Không có báo cáo hàng ngày đối với trạng thái thị trường • Không có một hệ thống giám sát và theo dõi. 88
  89. CÁC BÀI HỌC RÚT RA TỪ QUẢN LÝ RỦI RO Ở CÁC THỊ TRƯỜNG ĐANG PHÁT TRIỂN Những thiếu sót thường gặp trong quản lý rủi ro thị trường: • Không có các thoả thuận về bảo đảm chuyển fax • Bỏ qua nguyên tắc phân tách người nhận rủi ro và người kiểm soát rủi ro • Không có các khuyến khích để phát hiện rủi ro • Kỹ năng kỹ thuật yếu kém của nhân viên • Không được đào tạo đầy đủ • Kỷ luật làm việc không hiệu quả • Các thủ tục quy trình lạc hậu 89
  90. THÔNG LỆ QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO • Lập chiến lược • Quản lý rủi ro - các nguyên tắc hướng dẫn • Chính sách rủi ro và các bậc chính sách (policy levels) • Văn hoá rủi ro • Quản lý và kiểm soát rủi ro 90
  91. Các thông lệ thực tiến trên thế giới trong xây dựng các chiến lược quản trị rủi ro “Một chiến lược rõ ràng sẽ đặt nền móng vững chắc cho quản trị rủi ro”. • Các kế hoạch kinh doanh, • Phân tích môi trường, • Khẩu vị rủi ro, • Quản trị rủi ro và phát triển văn hóa rủi ro (risk culture) để hỗ trợ cho chiến lược. 91
  92. THÔNG LỆ QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ RỦI RO Lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro – “Doanh thu có được là nhờ chấp nhận rủi ro” Rủi ro cần được lượng hoá Rủi ro cần được đánh giá trước khi chấp nhận Các hoạt động được tiến hành theo những tiêu chuẩn cơ bản về kiểm soát như: - lập kế hoạch - theo dõi - phân tách - cấp phép và phê duyệt - đối chiếu - đánh giá (dự phòng nếu cần thiết) Thông tin kế toán cập nhật và chính xác Chia sẻ thông tin theo cấp (escalating) và các ghi chép khác về thay đổi trong bản chất/quy mô rủi ro 92
  93. THÔNG LỆ QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO CÁC CHÍNH SÁCH RỦI RO Xác định chính sách Xác định nhiệm vụ Văn hoá mong muốn để hỗ trợ Truyền đạt chính sách và đào tạo Ví dụ: Xác định chính sách tín dụng Đây là chính sách của ngân hàng - để giữ một danh mục cho vay tương đối đa dạng về rủi ro tín dụng nhằm mang đến lợi nhuận ổn định và chắc chắn cho các nhà đầu tư. Xác định nhiệm vụ “Được công nhận là ngân hàng hàng đầu về quản lý rủi ro tín dụng trong số các ngân hàng quốc tế” Văn hoá tín dụng “Các chính sách này dựa trên cơ sở các kinh nghiệm trước đây và những kỳ vọng dài hạn - hình thành nên cơ sở cho một văn hoá nhận biết rủi ro tín dụng thống nhất, có tính xây dựng trong toàn Ngân hàng và từ nền móng cho từng chính sách tín dụng kinh doanh.” 93
  94. THÔNG LỆ QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO VĂN HÓA TÍN DỤNG CỦA CHÚNG TÔI Chúng tôi sẽ xử sự theo phong cách chuyên nghiệp có đạo đức ới độ trung thực cao nhất của cá nhân Chúng tôi sẽ tuân thủ mọi luật lệ, quy chế, quy tắc và chính sách được áp dụng Chúng tôi sẽ không đánh đổi vị thế của ngân hàng vì những lợi ích cá nhân Chúng tôi sẽ chia sẻ mọi thông tin về khách hàng với Ngân hàng và thảo luận công khai, không thiên vị các vấn đề với khách hàng cũng như với đồng nghiệp ngay khi cần thiết. Chúng tôi chịu trách nhiệm nhận biết, tìm hiểu và theo dõi thường xuyên các rủi ro trong danh mục cho vay của chúng tôi. 94
  95. CÁC THÔNG LỆ QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO QUẢN LÝ RỦI RO VÀ KIỂM SOÁT Vòng rủi ro Giám sát Quản lý Chấp nhận Nhận biết Đo lường Giảm nhẹ Từ chối 95
  96. CÁC THÔNG LỆ QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO Ma trận xác suất/tác động - Các chiến lược rủi ro Cao Cao Cao Đặt ra các biện pháp kiểm Ưu tiênthực hiện soát nhằm giảm thiểu mức rủi ro Không cần làm gì cả Đặt ra kế hoạch cho các Xác suất Xác tình huống bất ngờ Thấp Thấp Tác động Cao hơn 96
  97. QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO Vai trò và trách nhiệm Trao quyền hạn Các chính sách và thủ tục Báo cáo Giám sát rủi ro Kiểm tra và cân đối 97
  98. QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO Vai trò và trách nhiệm ở cấp lãnh đạo - thể hiện bằng - xác định các hoạt động quản lý rủi ro - phân bổ trách nhiệm ở cấp lãnh đạo - xác định cách thức để quyền hạn được thiết lập Ban quản lý rủi ro - xác định khẩu vị rủi ro - thiết lập các tiêu chuẩn và chính sách để quản lý và đo lường rủi ro (ví dụ: Ban rủi ro hoạt động, Ban tài sản và nợ -ALCO) Trưởng ban chức năng/Trưởng đại điện một nước - cung cấp những khuyến nghị tiên phong hoặc các khía cạnh rủi ro - hỗ trợ các nhà quản lý địa phương trong việc phát triển những chính sách tốt về rủi ro quốc gia - đào tạo và truyền đạt thông tin - thực hiện các kiểm tra định kỳ về tính tuân thủ - thiết lập các quá trình để nhận biết và báo cáo các vi phạm trong xử lý rủi ro Ban kiểm toán và rủi ro - độc lập - giám sát các hoạt động quản lý rủi ro 98
  99. QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO Vai trò và trách nhiệm (tiếp) - Một ví dụ Ban kiểm toán và rủi ro Ban Giám đốc Bộ phận dịch vụ tài chính Ban tổng hợp, Ban Luật, Kiểm soát thực hiện Trưởng Bộ phận Luật và Kiểm soát thực hiện của tập đoàn Trong nước Ngân hàng trung ương Giám đốc chi nhánh quốc gia/ Kiểm toán bên ngoài Giám đốc điều hành Kiểm toán Trưởng Bộ nội bộ phận Luật và Kiểm soát thực (và Rửa tiền Nhân viên báo cáo cùng với Trưởng ban điều tra vùng) hiện Trưởng phòng Luật và Trưởng phòng Luật và Kiểm soát thực hiện Kiểm soát thực hiện Các trường phòng ban, giám đốc chi nhánh 99
  100. THÔNG LỆ THỰC TIỄN TỐT NHẤT Tự đánh giá rủi ro và tuân thủ (RCSA) Tự đánh giá rủi ro hoạt động (ORSA) Là một quá trình thường kỳ khi các nhà quản lý điều hành tự đánh giá cho chính mình về môi trường kiểm soát chung mà họ đang chịu trách nhiệm. Phân loại: Con người Bộ máy quản lý kinh doanh Mở rộng và sử dụng hệ thống tự động Quy trình xử lý giao dịch Các yếu tố bên ngoài Lợi ích đối với Ngân hàng: Nhận biết rộng hơn về các rủi ro hoạt động Nhận biết về tính đầy đủ của kiểm soát Tiếp cận một cách thống nhất/đồng bộ Nhận thức được các vấn đề Định kỳ: hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, hàng năm. 100
  101. THÔNG LỆ THỰC TIỄN TỐT NHẤT Các tiêu chuẩn kiểm soát quan trọng - Ví dụ Quá trình Mở một tài khoản vãng lai Tuân thủ quy trình về chống rửa tiền Kiểm soát thực Kiểm tra giấy tờ của khách hàng hiện Xác nhận chữ ký mẫu Ký hợp đồng khách hàng Làm đủ tất cả các giấy tờ cần thiết Kiểm tra người giới thiệu Kiểm tra/phê Kiểm tra tính đầy đủ và chính xác duyệt Bảo đảm đã có đủ bộ giấy tờ cần thiết 6 tháng một lần, kiểm tra bất chợt một số Kiểm soát của đơn từ mới được ký và so sánh với giấy tờ bộ phận quản lý gốc 101
  102. Tổng quát lại GIÁM SÁT QUẢN LÝ Vòng biểu diễn mối quan hệ rủi ro •Tránh NHẬN DẠNG ĐO LƯỜNG •Giảm •Chuyển •Chấp nhận 102
  103. Rửa tiền • Là quá trình theo đó các cố gắng tội phạm để che đậy số tiền ban đầu đích thực và sở hữu của số tiền đó, có được nhờ các hoạt động tội phạm. • Nếu thành công, bọn tội phạm sẽ duy trì quyền kiểm soát số tiền này, và cuối cùng có được tấm lá chắn hợp pháp cho việc sở hữu và sử dụng số tiền bất hợp pháp đó. 103
  104. 1. Cài đặt Bước đầu tiên cất giữ số tiền phạm pháp có được. 104
  105. Các trường hợp chống rửa tiền (AML) đặc biệt Tiền từ các tổ chức tội phạm ma túy- Drug Cartel Money 105
  106. 2. Tạo thành các lớp giao dịch Tách số tiền phạm pháp từ nguồn bằng cách tạo ra các lớp giao dịch phức tạp nhằm xóa dấu vết, gây khó cho kiểm toán lần theo dấu vết và sử dụng tên nặc danh. 106
  107. 107 107
  108. 3. Tái hồi Đặt số tiền đã rửa sạch vào nền kinh tế hợp pháp, như vậy làm cho đồng tiền trở lên bình thường trong hoạt động kinh tế mới. 108
  109. Các ngân hàng đối phó với nạn rửa tiền Tất cả ngân hàng đều dễ bị lợi dụng cho rửa tiền ở cả 3 giai đoạn của công nghệ rửa tiền Các ngân hàng dễ bị tổn thất một cách trực tiếp: • thông qua sự lơ là mất cảnh giác trong việc sàng lọc khách hàng không mong muốn, hoặc • là nơi sự phối hợp của các nhân viên đang bị suy giảm qua các vụ thông đồng với tội phạm. 109
  110. Phải hiểu rõ Khách hàng Của bạn Know Your Customer (KYC) Ngân hàng có nghĩa vụ phải hiểu rõ khách hàng của mình. Yêu cầu này áp dụng cho mọi loại khách hàng, không kể họ là ai, tình trạng cá nhân của họ hoặc loại tài khoản hoặc dịch vụ mà họ yêu cầu. 110
  111. Phải hiểu rõ khách hàng của bạn-là con người KYC - Persons Thiết lập các dấu hiệu nhận dạng khách hàng. • Các hồ sơ nhận dạng-các bản gốc hoặc bản công chứng, được ký chữ ký tươi của khách hàng và có ảnh, ví dụ Hộ chiếu mới, còn giá trị/hiệu lực Giấy phép lái xe còn hiệu lực. Thẻ cử tri (voter ID card) Thẻ quân nhân (armed forces ID card) • Thẻ nhân viên có ảnh và chữ ký của khách hàng, hoặc • Một giấy chứng nhận từ bất cứ cơ quan công quyền nào. 111
  112. Phải hiểu rõ khách hàng của bạn-là tổ chức KYC - Legal entities • Giấy chứng nhận của công ty, biên bản ghi nhớ và các bài báo của hiệp hội, hoặc điều lệ. • Nghị quyết của hội đồng quản trị. • Tên của doanh nghiệp. • Lý do đặt quan hệ với ngân hàng, doanh thu kỳ vọng, nguồn vốn. • Copy của các báo cáo tài chính gần đây nhất, nếu có thể/phù hợp. 112
  113. Giám sát các giao dịch Một giao dịch đáng nghi ngờ là một giao dịch mà không nhất quán với hoạt động kinh doanh hợp pháp đã biết của khách hàng hoặc các hoạt động cá nhân đã biết, hoặc khác biệt với dung lượng của các giao dịch thông thường của khách hàng. Nghi ngờ thì không tự động cấu thành tội phạm nhưng cũng đòi hỏi có sự kiểm tra và điều tra kỹ về tình huống kinh doanh của khách hàng. 113
  114. Các ví dụ về các giao dịch đầy nghi ngờ • Số tiền gửi lớn bất thường bởi khách hàng mà hoạt động kinh doanh bình thường của khách hàng chỉ liên quan đến thanh toán bằng séc hoặc các công cụ tiền tệ khác. • Sự tăng lên đáng kể về tiền gửi bằng tiền mặt mà không có lý do hiển nhiên, đặc biệt sau đó được chuyển đi ngay tới một địa chỉ mới không có quan hệ với hoạt động kinh doanh của khách hàng. • Nhiều món tiền gửi bằng tiền mặt, các nhóm nhỏ khác nhau trong một thời gian ngắn, nhưng số tổng cộng thì lại lớn đáng kể. 114
  115. Các ví dụ về các giao dịch đầy nghi ngờ • Các khách hàng không ngờ là trả được tiền vay của khoản vay được coi là có vấn đề. • Yêu cầu vay bằng tài sản đang được nắm giữ bởi một tổ chức tài chính khác hoặc một đối tác thứ ba, ở đó xuất sứ của tài sản thì không được biết, hoặc tài sản thì không nhất quán/liên quan đến tình trạng tài chính của khách hàng. • Yêu cầu thu xếp vốn mà trong đó phần đóng góp tài chính của khách hàng thì không rõ ràng, đặc biệt là trong các vụ đầu tư vào bất động sản. 115
  116. Những người Phơi nhiễm Chính trị Politically Exposed Persons (PEP) Các cá nhân được ủy thác hoặc vừa mới được ủy thác thực hiện các chức năng công vụ quan trọng và/hoặc những người được xác định là có mối quan hệ gần gũi với những người như vậy, thì được hiểu là dễ phơi nhiễm với tham nhũng hoặc sử dụng sai vốn/tài sản của công quỹ. Những người phơi nhiễm chính trị PEPs là những người có mối quan hệ kinh doanh có nhiều rủi ro do đó đòi hỏi sự chú ý đặc biệt và giám sát chặt chẽ. 116
  117. Buôn bán ma túy Citibank ở Mê-hi-cô: • Ngân hàng này bị kết tội (alleged) đã hỗ trợ một hệ thống quản lý tiền tệ (a money managing system) đã che đậy nguồn gốc, điểm đến và chủ hưởng lợi của các quỹ. • Hiển nhiên được thực hiện bằng cách lặng lẽ chuyển tới 100 triệu USD được coi là tiền có được từ buôn bán ma túy cho một người anh em của vị cựu tổng thống Mê-hi-cô. 117
  118. Tài trợ cho khủng bố Trong khi kiểm tra các mối quan hệ tài chính giữa bọn bắt cóc ngày 11 tháng 9 (2001), người ta đã tìm ra rằng toàn bộ các cuộc giao dịch là thông qua cá nhân, số tiền nhỏ hạn chế; ngoài ra, chuyển tiền điện tín (wire transfers) là phương tiện của tất cả các giao dịch). 118
  119. Báo cáo về các giao dịch nghi ngờ Cán bộ tuân thủ chống rửa tiền (AML) phải rà soát và điều tra tất cả các tài liệu/hồ sơ báo cáo đã được đệ trình để quyết định xem có cần phải yêu cầu lên Ban Kiểm toán Nội bộ tiến hành điều tra đầy đủ trước khi báo cáo lên cơ quan chống rửa tiền hoặc ngân hàng trung ương. Nếu có bất cứ nghi ngờ gì về tính hiệu lực của một giao dịch, cứ báo cáo. 119
  120. Lưu giữ hồ sơ sổ sách • Yêu cầu pháp định – thường 5 năm sau khi kết thúc mối quan hệ. • Đã được luật pháp của Việt Nam và Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định. • Để hỗ trợ việc xây dựng lại và phân tích các giao dịch trong tương lai. • Để cung cấp bằng chứng trước tòa án. 120
  121. Rửa tiền ở Việt Nam Các hoạt động rửa tiền có thể chưa phải là một hiện tượng ở Việt Nam . . . Chính sách và các chương trình chống rửa tiền sẽ giúp đảm bảo rằng các ngân hàng và Việt Nam không bị sử dụng cho rửa tiền. 121
  122. Bộ luật về đạo đức nghề nghiệp Code of Ethics 122
  123. Văn hóa đạo đức nghề nghiệp là sống còn Ethical Culture is Vital • Đảm bảo tính “minh bạch” • Cổ vũ cho quản trị tốt (good governance) • Xúc tiến một cách tiếp cận có đạo đức nghề nghiệp ✓ Cư xử/đối xử có đạo đức nghề nghiệp với khách hàng và các nhà cung cấp, ✓ Cư xử/đối xử bình đằng và công bằng với nhân viên, có sự tôn trọng, thưởng, kỷ luật. 123
  124. RỦI RO TÍN DỤNG - TÌNH HUỐNG CỦA TẬP ĐOÀN ENRON Các thông tin ban đầu: Enron là tập đoàn năng lượng lớn thứ sáu trên thế giới Enron là tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực buôn bán các sản phẩm dẫn xuất của năng lượng Doanh thu đạt 101 tỷ đô la và tổng tài sản là 47.3 tỷ đô la vào năm 2000 Enron là khách hàng lớn của JP Morgan; Citicorp.; ANZ Group và National Australian Bank. 124
  125. RỦI RO TÍN DỤNG - TÌNH HUỐNG CỦA TẬP ĐOÀN ENRON Khủng hoảng của Enron- Điều gì đã xảy ra: Tháng 1năm 2001: Cổ phiếu của Enron được bán với giá $ 80 Tháng 4 năm 2001: Enron tiết lộ rằng họ có tới $570 triệu trong công ty cung cấp điện Caliornia PG&E đã bị phá sản. Cổ phiếu của Enron lập tức giảm xuống còn $60 Tháng 8 năm 2001: Jeff Skilling từ chức Tổng Giám đốc điều hành Enron. Cổ phiếu của Enron lại giảm tiếp tục xuống dưới mức $40 Tháng 10 năm 2001: Enron thừa nhận rằng họ kinh doanh khoảng $1.01 tỷ mất trắng. Moody đã đặt mức đánh giá của họ đối với các khoản nợ của Enron vào mức theo dõi, tức là từ BB - xuống CC. Cổ phiếu Enron lại giảm xuống còn khoảng $10 Ngày 21 tháng 11: Enron vay $1 tỷ từ JP Morgan Chase và City Group; Ngày 28 tháng 11: Dynegy Inc. chấm dứt thoả thuận sát nhập. Cổ phiếu của Enron chỉ còn được bán với giá giữa 45 và 25 cent. Ngày 2 tháng 12: Enron đệ trình lên toà án xin phá sản theo điều luật 11 về phá sản. 125
  126. RỦI RO TÍN DỤNG - TÌNH HUỐNG CỦA TẬP ĐOÀN ENRON Khủng hoảng của Enron - Tác động đối với các ngân hàng khổng lồ JP Morgan Chase: Tổng dư nợ là $2.6 tỷ, trong đó $900 triệu là không được bảo đảm. Citi Group: Tổng dư nợ là $1.2 tỷ, trong đó $400 triệu là không được bảo đảm. National Australian Bank: Tổng dư nợ là A$200 triệu ANZ Group: Tổng dư nợ là A$200 triệu 126
  127. RỦI RO TÍN DỤNG - TÌNH HUỐNG CỦA TẬP ĐOÀN ENRON Tại sao các ngân hàng lớn không nhận ra các rủi ro của Enron? Họ cho rằng Enron quá lớn để có thể phá sản? Họ bắt buộc đâm lao phải theo lao? Cán bộ của họ quá ham mê lợi nhuận? Họ bị chịu sức ép chính trị? Họ có nhầm lẫn về chuyên môn? Hãy hỏi: Ngân hàng có thực sự hiểu khách hàng của mình không? Các lĩnh vực kinh doanh của Enron? Các chính sách kế toán của Enron? Các quan hệ với giới chính trị gia và kiểm toán? Cái tâm của các nhà lãnh đạo Enron? 127
  128. RỦI RO THỊ TRƯỜNG - QUẬN CAM Các thông tin ban đầu về quận Cam: Là một quận nằm ở bang Indiana, Southern California, USA Quận này lớn thứ hai trong bang có tới 1.8 triệu dân Bob Citron là giám đốc kho bạc quận, người được uỷ thác quản lý giá $7.5 tỷ Các nhà đầu tư là các tiểu khu, các trường học, các công ty nhỏ và chính uỷ ban quận. Hàng năm, Citron đã mang lại tỷ suất lợi nhuận từ 5-15% trong suốt giai đoạn từ năm 74 đến 94. 128
  129. RỦI RO THỊ TRƯỜNG - QUẬN CAM Điều gì đã xảy ra với quận Cam? Citron đã thế chấp vốn của các nhà đầu tư để vay tổng cộng $20.5 tỷ Citron đã tái đầu tư số tiền đó vào các chứng khoán mới, hầu hết là các trái phiếu do các cơ quan chính phủ phát hành Chiến lược đầu tư này đã hoạt động rất tốt cho đến tháng 2 năm 94 nhờ có cơ cấu lãi suất dốc lên, có nghĩa là đầu tư ngắn hạn thì có mức lãi thấp hơn đầu tư trung hạn Vào tháng 2 năm 1994 Fed (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) bắt đầu tăng lãi suất liên tục trong sáu lần, điều này làm trái phiếu giảm giá dữ dội. Tháng 11 năm 1994: quỹ đầu tư của quận bị lỗ sổ sách là $1.5 tỷ. Tháng 12 năm 1994: Quận thanh lý quỹ đầu tư và ghi nhận số lỗ thực tế là $1.6 tỷ 129
  130. RỦI RO THỊ TRƯỜNG - QUẬN CAM Khủng hoảng của quận Cam - Sai lầm ở đâu? Những tin tưởng mù quáng của Giám đốc kho bạc rằng lãi suất sẽ giảm hoặc giữ ở mức thấp. Ông ta không có khả năng nhận biết rủi ro hoặc đơn giản là bỏ qua nó. Thiếu một mô hình đo lường rủi ro hữu hiệu, chẳng hạn như Hạn mức chụi Giá trị rủi ro (Value at Risk - VAR). Không có quy trình quản lý rủi ro hữu hiệu Hoạt động đầu tư của Giám đốc kho bạc quận không bị giám sát Citron chịu áp lực trước quá khứ thành tích của mình. Mục đích chính của ông ta là tăng doanh số cho quỹ đầu tư nhưng lại bỏ qua việc rủi ro lãi suất có thể xảy ra. 130
  131. RỦI RO THANH KHOẢN Là rủi ro khi ngân hàng không thể thực hiện được những cam kết tài chính hàng ngày của mình do thiếu thanh khoản. Nghiên cứu tình huống Ngân hàng Đại á 131
  132. RỦI RO VẬN HÀNH Là rủi ro khiến ngân hàng chịu thua lỗ một các trực tiếp hoặc gián tiếp do sai sót của công nghệ, quy trình, cơ sở hạ tầng, nhân sự và các rủi ro khác có tác động tiêu cực đên hoạt động của ngân hàng Nghiên cứu tình huống lừa đảo ở Ngân hàng BOA 132