Quan niệm nghệ thuật thơ của Trần Dần, Lê Đạt nhìn từ phương diện tiếp nhận

pdf 9 trang phuongnguyen 720
Bạn đang xem tài liệu "Quan niệm nghệ thuật thơ của Trần Dần, Lê Đạt nhìn từ phương diện tiếp nhận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_niem_nghe_thuat_tho_cua_tran_dan_le_dat_nhin_tu_phuong.pdf

Nội dung text: Quan niệm nghệ thuật thơ của Trần Dần, Lê Đạt nhìn từ phương diện tiếp nhận

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 54, 2009 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT THƠ CỦA TRẦN DẦN, LÊ ĐẠT NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN TIẾP NHẬN Hoàng Thị Huế Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế TÓM TẮT Ngôn ngữ với chức năng công cụ trong thơ truyền thống đến Trần Dần, Lê Đạt đã được cách tân: xem chữ là tính thứ nhất so với nghĩa. Ngôn ngữ không còn là công cụ chuyển tải hay chứa đựng thông tin nữa mà bản thân nó là thông tin thẩm mỹ, là cứu cánh, là mục đích. Những cách tân này khiến người đọc không thể thụ động tiếp thu như khi tiếp nhận thơ lãng mạn, được truyền cảm, hay được gợi cảm từ những ẩn dụ trong thơ tượng trưng nữa. Độc giả, chính vì vậy, khi đến với thơ Trần Dần, Lê Đạt phải mang một tư duy khác, tích cực và đồng sáng tạo. Những cách tân của những nhà thơ này là những thách thức lớn đặt ra không chỉ cho quá trình đổi mới thơ đương đại từ phương diện sáng tạo mà nó còn là những thử thách, những vấn đề mới đặt ra cho truyền thống tiếp nhận nữa. Chính vì vậy, xem xét đổi mới cách tân thơ của những nhà thơ này là xem xét ở hai phương diện sáng tạo và tiếp nhận. Đây là hai quá trình không thể thiếu của bất kỳ hiện tượng văn học nào. Văn học trung đại Việt Nam trong gần 10 thế kỷ bị chi phối bởi quan niệm sáng tác “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí” – tức xem văn chương là công cụ, là phương tiện để thể hiện đạo đức thời phong kiến. Văn học nói chung, thơ ca nói riêng dùng để nói chí, tỏ lòng, “ngôn chí’’, “thuật hoài”, “bảo kính cảnh giới” – gương báu răn mình Có thể thấy toàn bộ văn thơ trung đại đều bị chi phối sâu sắc bởi quan niệm đó. Với quan niệm về chức năng văn học như vậy, độc giả đến với văn chương là để thấm nhuần tư tưởng đạo lý, tác giả sáng tác theo kiểu tâm truyền, dùng văn chương để giáo huấn đạo đức. Đến phong trào Thơ mới, các nhà thơ quan niệm làm thơ theo kiểu “không chuyên tâm, không chủ nghĩa” (Thế Lữ), “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây’’, nhà thơ là “con chim đến từ núi lạ / Ngứa cổ hót chơi’’ (Xuân Diệu), “là khách bộ hành phiêu lãng” ghé ngang vườn trần thế cất tiếng ca ngợi cuộc đời. Với tuyên bố đó, các nhà Thơ mới đã mở ra một quan niệm thơ hoàn toàn khác hẳn thơ trung đại, giải phóng tư tưởng cho nhà thơ. Thơ mới là thơ của tiếng nói đòi tự do cho cảm xúc riêng tư, tự do yêu đương, là thế giới của cái nhìn cá thể hóa, của cái tôi nội cảm mang sắc thái cá nhân đậm nét. Độc giả bị kéo tuột vào thế giới nghệ thuật do nhà thơ tạo ra, lang thang trong đó, chấp nhận nó, bởi thế giới nghệ thuật ấy thoả mãn những khoái cảm thẩm mỹ ở độc giả, điều mà trong thế giới thật họ không có được. Như vậy, vai trò của độc giả ở đây là 41
  2. hoàn toàn thụ động, họ bị mê hoặc bởi thế giới thơ, thưởng thức nó và chấp nhận tính ảo của nó. Với quan niệm làm thơ để cho mình, để hóa giải nỗi buồn, sự cô đơn, thơ ca là tiếng nói trái tim , các nhà Thơ mới đã giải phóng văn chương khỏi trách nhiệm mang vác các giá trị đạo đức, chuẩn mực của xã hội thời kỳ trung đại. Độc giả tiếp nhận Thơ mới trên tinh thần đồng cảm, sẻ chia, Thơ mới là thơ “truyền cảm”, người đọc vui buồn với tác giả, tìm thấy chính mình trong nhân vật trữ tình của bài thơ. Với Trần Dần, Lê Đạt, những nhà thơ này quan niệm làm thơ là làm tiếng Việt, ngôn ngữ thơ không tồn tại ở nghĩa từ điển thông thường mà tách khỏi nó để tồn tại với cuộc sống riêng. Cuộc cách mạng trong Thơ mới là cuộc cách mạng phá bỏ ngôn ngữ ước lệ, điển tích điển cố trong thơ cũ, đưa ngôn ngữ đời sống vào thơ, còn cuộc cách mạng 1 trong thơ nhóm “dòng chữ” là triệt tiêu ngôn ngữ thường ngày với lối thơ là những “chữ 2 lạ hơi nhà” (seferis) trong một “văn phạm ngày còn ngái mộng” (René Char) . 2 Trần Dần đã phát biểu “Tôi chỉ viết cho những người bằng vai” . Tức tác giả phải tạo ra độc giả qua tác phẩm của mình. Nhà thơ không giải thích hay giới thuyết bất cứ điều gì về tác phẩm của mình. Tự tác phẩm sẽ gạn lọc, chọn độc giả “Mưa rơi không cần phiên dịch”. Đó là câu Trần Dần trả lời Phùng Quán khi được hỏi về những bài thơ khó đọc của mình. Bởi với ông “Thơ vì thơ tuyệt đối. Hễ vì bất cứ thứ gì khác, dù cao 3 quý mấy, thơ sẽ chẳng còn là thơ” . Thoát hẳn khỏi quan niệm làm thơ để cất lên tiếng nói của trái tim “Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” của Thơ mới, Trần Dần chống lại thói quen đọc để hiểu nghĩa, cảm nghĩa của độc giả đọc thơ truyền thống. Ông đẩy hoạt động sáng tạo thơ lên một bước mới: “coi ngôn ngữ là mục đích, ngôn ngữ có giá trị tự thân. Trần Dần đã làm một cuộc cách mạng lần thứ hai sau Thơ mới. Một cuộc cách 3 mạng mang tính hiện đại” . Ngôn ngữ với chức năng công cụ của thơ truyền thống đến Trần Dần, Lê Đạt đã được cách tân, nó không còn là công cụ chuyển tải hay chứa đựng thông tin nữa mà bản thân nó là thông tin thẩm mỹ, là cứu cánh, là mục đích. Trần Dần cách tân thơ “dựa vào hai nghệ thuật hàng xóm của thơ là âm nhạc và hội họa – thi nhân 3 sử dụng các biến tấu chữ và các biến tấu âm” . Những cách tân này khiến người đọc 1 Trần Dần, Lê Đạt và một số nhà thơ khác xem trọng vai trò sáng tạo ngôn ngữ của thơ, lập ra nhóm thơ “dòng chữ” (để đối lập với “dòng nghĩa” là dòng xem nặng nội dung ý nghĩa của thơ). “Dòng chữ” muốn cất bỏ cho ngôn ngữ cái ách ngữ nghĩa lắm khi biến nó thành con bò chở thông tin thông tục, muốn tạo nghĩa mới cho con chữ, muốn làm sống lại sự trinh nguyên của con âm. Tiếng Việt là một trong số ít ngôn ngữ có cả một không gian cho những phút tự do bay bổng đầy khoái cảm của ngữ âm, với sức khơi gợi những cảm giác, liên tưởng, những trạng thái tâm linh chưa có tên gọi. ( Đỗ Lai Thúy ) 2 Lê Đạt , Bóng chữ , NXB HNV H, 1994, tr 107 – 108. 3 Đỗ Lai Thúy – Trần Dần – Thi trình sạch, vietnamnet.vn 42
  3. không thể thụ động tiếp thu, được truyền cảm như khi tiếp nhận thơ lãng mạn, hay được gợi cảm từ những ẩn dụ trong thơ tượng trưng nữa. Bởi ngôn ngữ không được tạo một nghĩa nhất định nào từ tác giả mà bản thân nó là một mỏ quặng nghĩa đang chờ độc giả khai phá, đòi hỏi ở độc giả tính tích cực, không thể đọc theo thói quen “há miệng chờ sung”. Jờ Joạcx (1963)- tiểu thuyết một bè đệm, là một minh chứng cho việc biến tấu chữ: “mặt trời mọc lọc jữa h o a mưa Ja Jư-ớ-c. xxxxxxxxxxx Tôi sướng hết đời không hết sướng” Cách sắp xếp chữ, kiểu chữ, cách viết chữ khiến đoạn thơ được lạ hóa đến tột cùng buộc người đọc phải dừng lại, cố gắng luận giải những chữ đã được đẩy ra quá xa nghĩa gốc, dù có thể được hoặc không. Đọc tác phẩm của Trần Dần, người đọc buộc phải tham gia trò chơi chữ nghĩa “trong cuộc phiêu lưu của cái viết (écriture)” (Đỗ Lai Thúy), với một nền tảng tri thức nhất định để trở thành người chơi. Với chủ trương “viết cho những người bằng vai”, Trần Dần đã khu biệt và phân loại loại độc giả rất rõ. Không phải ông chủ trương thơ phi giao tiếp hay thơ ông chỉ dành cho loại độc giả đặc 4 tuyển nhưng quần chúng văn học của anh như thế nào là do anh tạo ra” . “Chiều vô nghĩa” cũng mở ra nhiều tầng nghĩa nhờ cách sắp đặt chữ ở những vị trí lạ, chữ không mang nghĩa tiêu dùng hàng ngày mà được đẩy về nghĩa nguyên sinh và kết hợp với những chữ không hề gần nhau chút nào nếu xét theo nghĩa thông thường: Chiều thu cổ lổ sĩ Công viên đồng chí Sương sa cà khịa Cho tôi một ngày chức năng vô lý ! (Chiều vô nghĩa) 4 Hoàng Phủ Ngọc Tường – Gặp gỡ Trần Dần: Đối thoại mất ngủ - Tạp chí Sông Hương số 31, tháng 5 – 6/ 1988, tr 20. 43
  4. “Ngày chức năng” là một kết hợp mới và nghĩa được biểu đạt tối đa với “ngày chức năng vô lý”. Hoặc hình ảnh cái lồng chim, nhà ga không còn nguyên nghĩa, tất cả được ẩn dụ hóa để mang những nét nghĩa mới: Tôi có vệ tinh rồi có nhà ga xanh nhà ga tím trong một vũ trụ chẳng hiền lành Cái lồng chim quá chật tôi bay đâu cũng đụng đầu. Những ẩn dụ lớn trong thơ Trần Dần là những ẩn dụ về quê hương, về cuộc đời và thân phận con người mà hơn 30 năm sống ẩn thân ông phải mang vác. “Tôi có thể mặc 5 thây ngàn tiếng chửi tục tằn, trừ tiếng chửi “sống không sáng tạo.” . Chính trong những tháng ngày loay hoay với nỗi cô độc, bơ vơ không có gì để nương tựa ngoài những người bạn cùng chí hướng, tất cả sức lực, trí tuệ, tài năng Trần Dần đổ vào sáng tạo: có phố nào xanh Hoa lay hàng dậu tím? Có phố mờ chờ tha thiết tự ngày xưa Để tôi phải bơ vơ Bơ vơ? Tôi? Tôi cô đơn trời xanh cô đơn trời tím Cô đơn nắng đào cô đơn mưa tái nhợt đầu ô Cô đơn lòng ngõ rỗng trăng chênh Cô đơn sân ga tàu chạy tốc hành Không đỗ lại các cuộc đời xé lẻ (Cổng tỉnh – 1981) 5 Trần Dần ghi (1954-1960). Xổ bụi – Nam Dao – memorise – Paris, 2001 44
  5. Những cách tân chữ - nghĩa trong Cổng tỉnh vẫn còn ở phương diện xem chữ là công cụ nên những câu thơ còn tương đối thuận chiều dù những cách ghép rất lạ “cô đơn trời”, “cô đơn xé lẻ”. Sau này, trong Jờ Joạcx (thơ – tiểu thuyết một bè đệm) chữ được đẩy thành mục đích. Ở thiên thơ văn xuôi này, Trần Dần đã thay đổi cách viết chữ, trước hết là chữ cái như J, hoán đổi chức năng từ loại, đảo từ, in chữ bằng các kiểu khác nhau. Cách làm này đã lạ hóa chữ, có thể hiểu nhưng có thể không vì nó không còn bị ràng buộc trong nghĩa gốc (Đỗ Lai Thúy). Cách viết như vậy mở ra một khoảng rất tự do cho người đọc tiếp nhận, mỗi người có thể hiểu mỗi cách khác nhau tùy vào tầm đón đợi của độc giả. Và tác giả sống trong những đón đợi đó vì “mưa rơi không cần phiên dịch” và “mọi giá trị chân thiện mỹ đều khó hiểu” (Trần Dần). Bạn đọc đến với thơ Trần Dần phải từ quan niệm: ngôn ngữ thơ ông không phải chỉ để đọc mà còn để nghe, nhìn, ngắm nghía Thơ với Trần Dần là cách nhìn sự vật, không phải cách nhìn bề ngoài hời hợt, nông cạn mà là cách nhìn sâu vào bên trong chạm tới bản chất của sự vật. Với bản lĩnh của một người “chưởng môn”, Trần Dần đã xứng đáng là người dẫn đầu nhóm “dòng chữ” với những sáng tạo, đổi mới thơ triệt để của mình. Ông đã khắc một dấu ấn đậm trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam hiện đại. Cùng quan niệm như Trần Dần, Lê Đạt cũng đã làm nên một cuộc cách mạng trong thơ nhưng ở một kiểu dạng khác. Lê Đạt tự nhận mình là phu chữ, một người suốt đời cày trên những con chữ để buộc nó tạo nghĩa mới. Với Lê Đạt, làm thơ không nên làm theo những quy luật thông thường, đóng khung con chữ trong nghĩa thông thường mà phải trải ra xung quanh nó những “vùng ánh sáng động đậy”. Chính vì vậy, cách tân ngôn ngữ trong thơ Lê Đạt thể hiện ở quan niệm xem chữ là tính thứ nhất so với nghĩa. Khác hẳn Thơ mới xem nghĩa là tính thứ nhất, chọn nghĩa rồi mới chọn chữ. “Bóng chữ” của Lê Đạt là những con chữ vận động, Thụy Khuê cho rằng: “Mỗi con chữ trong thơ ông chỉ là cái bóng của những chữ khác. Lê Đạt dùng “con chữ” để chỉ những thực thể chữ nghĩa của mình. Vì nó sống, nó 6 chuyển động, nó biến đổi, nó tự nhân lên. Bản sắc của nó là đa ngã.” . Đến với thơ Lê Đạt, độc giả hãy thử để những hình ảnh những con chữ trong câu thơ dẫn dắt trên con đường tâm thức ra khỏi lối đi ngữ nghĩa “tiêu dùng” một chiều quen thuộc hàng ngày. Lê Đạt làm thơ như là một cách tầm duyên, nó đòi hỏi có cơ duyên với người đọc, đó là kiến thức, kinh nghiệm sống, nhưng có khi đó là giới hạn của độc giả bởi đó là trò chơi chữ thú vị nhưng đầy cạm bẫy. Chữ trong thơ Lê Đạt vừa là âm tiết, từ, tiếng, hình ảnh, biểu tượng nhưng không phải chỉ là con chữ bình thường mà đã nhúng qua trải nghiệm của bản thân nhà thơ, được cấu trúc, sắp xếp lại để mang một chất lượng nghĩa, một sinh khí mới. Với Thơ mới, người đọc quen với món 6 Thụy Khuê (1996) Cấu trúc thơ, Văn nghệ, California, Hoa Kỳ 45
  6. ăn tinh thần “mềm”, dễ ăn, các phương diện nghĩa gần như đã được bày hết lên mâm cỗ bài thơ, còn riêng với Lê Đạt, độc giả tiếp cận tác phẩm nghĩa là cùng tham gia trò chơi chữ với nhà thơ, cùng đồng hành sáng tạo, tích cực trong tiếp nhận, không đọc theo lối tiếp thu ngữ nghĩa một chiều truyền thống. Có như vậy mới lĩnh hội đầy đủ sự ý vị của thơ. Điều này đòi hỏi ở độc giả vốn kiến thức và tư duy sáng tạo. Với ý thức đổi mới thơ, kích thích sự tìm tòi giải mã thơ ở độc giả, Lê Đạt đã cố công sắp xếp chữ vào những vị trí đặc biệt nhằm lạ hoá ngôn từ. Ông đem những chữ cách xa nhau không có liên quan gì nhau về mặt nghĩa, đặt gần nhau để tạo nên một lớp nghĩa mới, độc giả sẽ không phải đi một lối mòn cũ kỹ mà phải vừa đi vừa phát quang may ra mới mở được lối thông vào thế giới thơ ông. Vị trí của chữ luôn được chọn rất đắc địa để trận đồ chữ trở nên hấp dẫn, biến đổi tạo nên màu sắc mới lạ cho thơ: Nụ xuân chớp đông hoa xuân chớp hồng Chũm cau tứ thì chúm chím ú ớ mơ ngần một giấc chim xuân Chiều bóng mây hay mắt em rợp tím Mày thon cong thân nắng cựa mình (Nụ xuân) Chữ nụ xuân chỉ vẻ đẹp mơn mởn, đầy sức sống. Ở đây, tác giả đặt nó trong mối quan hệ với “chũm cau tứ thì chúm chím” “mơ ngần” “thon cong” “thân nắng” những chữ vừa mang nghĩa liên tưởng vừa nghĩa biểu tượng, gợi vẻ đẹp hình thể của người thiếu nữ. Nghĩa tồn tại trong tư duy ngôn ngữ thông thường chỉ có “trong ngần” “trắng ngần”, nhưng với “mơ ngần” – một sáng tạo chữ của Lê Đạt – lại biểu hiện một nét nghĩa mới, có thể hiểu đó là giấc mơ trắng trong đẹp đẽ của lứa tuổi “trăng tròn” mới lớn. Còn “thân nắng” lại mang một biểu tượng khác, gợi chúng ta nhớ đến “nắng vườn cau, nắng mới lên” trong thơ Hàn Mặc Tử - thứ nắng dậy thì, nắng thiếu nữ ngây ngất men say ấy được kết hợp với “thân” tạo nên một vẻ đẹp mơn mởn, quyến rũ, đắm say không từ nào có thể diễn tả hay hơn được nữa. Những sáng tạo chữ như vậy tạo nên sự lạ hóa trong tầm đón đợi của độc giả, buộc độc giả phải liên tưởng, suy nghĩ, phải đặt tác phẩm trong mối quan hệ liên văn bản để tiếp cận. Từ đây, có thể thấy chữ trong thơ Lê Đạt ở vị trí trung tâm phát nghĩa, nghĩa không tồn tại ở phương diện nghĩa tiêu dùng hàng ngày mà là nghĩa mới được phát sinh nhờ mối quan hệ giữa chữ ấy với những chữ khác trong câu và trong mối quan hệ liên văn bản với văn học truyền thống. Ngoài việc dụng công tìm vị trí đắc địa cho chữ để chữ phát nghĩa, Lê Đạt còn 46
  7. rất chú ý đến phương diện ngữ âm của chữ. Trong gần hơn hai mươi bài của tập thơ Bóng chữ, tất cả các con chữ đều không hề đứng yên dù trên cùng một phương diện ngữ âm: Chữ khép lối đồi chim non câu ngủ Trang tầm xuân Cau chưa mở nụ ngà Bến cửa, ngực đèn, lòng ga trăng rõi Ngõ trắng bời bời mây nổi Ú ú thiên hà Tàu nhả khói Ngã ba (Mới tuổi) Ngõ trắng bời bời mây nổi biểu đạt một tâm trạng ngẩn ngơ, mộng mị trước vẻ đẹp đầy sức xuân của vóc dáng người thiếu nữ. Đồng thời, âm thanh do chữ “ú ú” tách ra ở đầu câu còn mở ra nhiều liên tưởng mới lạ, thú vị. Người đọc truyền thống tiếp nhận thụ động từ phương diện nghĩa sau đó đến chữ. Còn người đọc hiện đại là người đọc đồng hành sáng tạo, Lê Đạt đã hoán vị đổi ngôi để chữ trở thành tính thứ nhất của ngôn ngữ thơ, vì vậy người đọc buộc phải tích cực tham dự làm phát lộ nghĩa với tác giả. Tập Ngó lời ra đời sau Bóng chữ vài năm vẫn tiếp nối cái lạ của thơ ở phương diện này: Bụi lồ ô câu lấp ló Trăng nguyên tiêu Xuân tú ụ cỗ rằm (Tranh họa đồ) Các chữ lồ ô, lấp ló, tú ụ tạo nên sức vang của chuỗi âm thanh tiếp nối từ chữ đến chữ và tiếng vọng của các tầng nghĩa. Đó là âm vang vui tươi của tiếng suối, thoáng ngỡ ngàng trước vầng trăng tròn đầy, thiên nhiên đầy sức xuân viên mãn như mâm cỗ ứ tràn vẻ tươi trẻ của thiên nhiên mà đất trời ban tặng cho con người. Hay “vườn thức một mùi hoa đi vắng” cũng là một cách tạo nghĩa rất lạ, vườn thức là vườn không ngủ, nhưng nếu nói vậy thì không còn hay nữa. Vườn thức một mùi hoa đi vắng – chính mùi hoa đã mở thông lối về với kỷ niệm, ký ức ngập đầy mùi hương quen thuộc - cõi ngày xưa hiện về đầy ắp nhớ thương, “hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình” là vì vậy. Từ khảo sát thơ Trần Dần, Lê Đạt có thể thấy những cách tân nghệ thuật của các nhà thơ này đã đem lại cho thơ Việt Nam một bước ngoặt lớn thứ hai sau Thơ mới. Đó là sự thay đổi quan niệm sáng tạo, xem ngôn ngữ như một mục đích tự thân, chữ là tính 47
  8. thứ nhất của ngôn ngữ, chứ không phải nghĩa. Sử dụng chữ như nó vốn có, không bị lệ thuộc vào nghĩa từ điển, nghĩa tiêu dùng, đặt nó vào một vị trí mới để tự nó phát nghĩa, làm giàu thêm cho ngôn ngữ tiếng Việt. Như Roland Barthes trong Độ không của lối viết đã chỉ ra rằng: vấn đề trong thơ hiện đại là vấn đề về từ, thơ hiện đại “có một thứ địa chất hiện sinh”- thơ hiện đại là sự bùng nổ của từ. Ngày nay, khuynh hướng coi khai thác hiệu quả ngôn ngữ như mục đích tự thân của thơ đã phát triển thành một trong số 7 các trào lưu áp đảo ở Mỹ, trào lưu “language poetry” (thơ ngôn ngữ) . Nó xác lập cho mình một tiêu chí khác, không trùng khít với hiện thực đời sống đang nhìn thấy mà trùng khít với bản thể đời sống, để tồn tại với tư cách là chính nó - chữ là trung tâm phát nghĩa, không lệ thuộc vào ngôn ngữ từ điển hay nghĩa tiêu dùng như ngôn ngữ thơ truyền thống. Trần Dần - Lê Đạt, một cặp đôi thời nhân văn, cả hai cùng tiến về phía hiện đại với quan niệm xem chữ là mục đích sáng tạo, nhưng Lê Đạt khai phá chữ theo một cách khác. Mỗi nhân tài sẽ có một cách chọn cho mình con đường để đến đỉnh vinh quang, dù gian lao, gập ghềnh, chông gai, bất trắc. Độc giả, chính vì vậy, khi đến với thơ Trần Dần, Lê Đạt phải mang một tư duy khác, tích cực và đồng sáng tạo. Những cách tân của những nhà thơ này là những thách thức lớn đặt ra không chỉ cho quá trình đổi mới thơ đương đại và truyền thống sáng tạo mà nó còn là những thử thách, những vấn đề mới đặt ra cho truyền thống tiếp nhận nữa. Chính vì vậy, xem xét đổi mới cách tân thơ của những nhà thơ này là xem xét ở hai phương diện sáng tạo và tiếp nhận. Đây là hai quá trình không thể thiếu của bất kỳ hiện tượng văn học nào. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Dần ghi (1954-1960). Xổ bụi – Nam Dao – memorise – Paris, 2001 2. Lê Đạt, Chữ bầu lên nhà thơ, Văn nghệ (34), 1994. 3. Lê Đạt, Hãy tạo ra những lỗ tai mới, Văn nghệ (7), 1997. 4. Lê Đạt, Bóng chữ, NXB HNV, Hà Nội, 1994. 5. Lê Đạt, Ngó lời – thơ Hai kâu, NXB Văn học, Hà Nội, 1997. 6. Trần Dần, Thơ Trần Dần, NXB Hà Nội, 2007. 7. Trần Dần, Sổ thơ, 1976. 8. Thụy Khuê, Cấu trúc thơ, Văn nghệ, California, Hoa Kỳ, 1996. 7Văn học hậu hiện đại thế giới – NXB Hội Nhà Văn, 2003 48
  9. 9. Đỗ Lai Thúy, Trần Dần – Thi trình sạch, vietnamnet.vn. 10. Hoàng Phủ Ngọc Tường – Gặp gỡ Trần Dần: Đối thoại mất ngủ, Tạp chí Sông Hương số 31, tháng 5 – 6/ 1988. 11. Nhiều tác giả, Văn học hậu hiện đại thế giới, NXB Hội Nhà Văn, 2003. TRAN DAN AND LE DAT’S POETIC ART CONCEPTION FROM RECEIVING ASPECTS Hoang Thi Hue College of Pedagogy, Hue University SUMMARY The language as a tool in traditional poems is renewed by Le Dat and Tran Dan: words are recognized as the first character in comparison with meaning. Language, which is no longer used as a transforming tool or to contain information, is not only aesthetic information but target, and purpose as well. This innovation makes readers acquire poems actively, not so passively as they do with romantic poems or being emotive, suggestive from metaphors in symbolic poems. As a result, with Tran Dan or Le Dat’s poems, readers must have a different, active and co-creative thought. The renovation by these poets is a great challenge not only for the renew process of contemporary poem from creative field but also the challenge, the new issue for traditional receiving. Therefore, considering the renovation by these poets is focused in terms of creation and receiving. These are two key processes to enter any literacy phenomena. 49