Quản lý môi trường - Th.S Cao Tung Sơn

ppt 45 trang phuongnguyen 8750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản lý môi trường - Th.S Cao Tung Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptquan_ly_moi_truong_th_s_cao_tung_son.ppt

Nội dung text: Quản lý môi trường - Th.S Cao Tung Sơn

  1. Bài 3 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Trình bày: Th.S Cao Tung Sơn Phó Chi cục trưởng CCBVMT L/O/G/O
  2. Nội dung trình bày 1 Khái quát chung 5 Thông tin và truyền thông Các nội dung quản lý môi Hương ước, quy ước bảo vệ 2 trường cấp xã 6 môi trường Thẩm quyền và trách nhiệm Ứng phó sự cố, khắc phục ô của chính quyền địa phương nhiễm, xác định thiệt hại môi trường Đánh giá tác động môi 4 trường và Cam kết bảo vệ 8 Quản lý chất thải rắn môi trường
  3. Phần I. Khái quát chung 1 Một số khái niệm 2 Mục tiêu, đối tượng và nguyên tắc chung của công tác quản lý môi trường 3 Các nội dung, chức năng của quản lý Nhà nước về môi trường 4 Tổ chức công tác quản lý nhà nước về môi trường 55 TổMột chức số văn côg bản tác quy quản phạm lý nhàpháp nước luật vềvề quản môi lý NN về TN &trường MT liên quan đến cấp xã
  4. 1. Một số khái niệm ❖ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. ❖ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. ❖ Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
  5. 1. Một số khái niệm ❖ Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. ❖ Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. ❖ Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. ❖ Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
  6. 1. Một số khái niệm ❖ Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. ❖ Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
  7. 2.1 Mục tiêu của công tác bảo vệ MT “Mục tiêu của quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.” - Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường - Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học Mục tiêu cơ bản Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước của công hết là những nơi bị ô nhiễm nghiêm tác BVMT trọng Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường
  8. 2.2 Đối tượng của công tác bảo vệ MT Theo tính chất của công tác quản lý môi trường có thể phân loại
  9. 2.2 Đối tượng của công tác bảo vệ MT Mặt khác có thể hiểu đối tượng của quản lý môi trường bao gồm các lĩnh vực quản lý Nhà nước về môi trường: • Nước sạch và vệ sinh môi trường • Bảo vệ đa dạng sinh học; nông thôn; • Quản lý môi trường trong lĩnh vực • Quản lý môi trường đô thị và khu chăn nuôi; công nghiệp; • Thanh tra và xử phạt vi phạm môi • Quản lý môi trường đất ngập nước trường; ven biển; • Kế hoạch hoá công tác bảo vệ môi • Quản lý môi trường các điểm du trường; lịch; • Giáo dục môi trường; • Kiểm soát ô nhiễm; • Truyền thông môi trường; • Quản lý rác thải; • Quản lý xung đột môi trường; • Quản lý chất thải nguy hại; • Quản lý môi trường các dự án di • Quản lý hoá chất bảo vệ thực vật; dân nội bộ. • Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm;
  10. 2.3. Các nguyên tác của công tác quản lý MT • Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường • Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia Nguyên tắc - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư của công tác quản lý • Quản lý môi trường cần được thực hiện MT bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp • Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý môi trường • Người gây ô nhiễm phải trả tiền
  11. 3. Các nội dung, chức năng của quản lý Nhà nước về môi trường ✓ Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, hệ thống tiêu chuẩn môi trường. ✓ Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. ✓ Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường. ✓ Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường. ✓ Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường. ✓ Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
  12. 3. Các nội dung, chức năng của quản lý Nhà nước về môi trường (tt) ✓ Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. ✓ Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường. ✓ Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. ✓ Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  13. 4. Tổ chức công tác quản lý nhà nước về môi trường Hệ thống cơ quan quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương gồm: ▪ Bộ Tài nguyên và Môi trường ▪ Tổng cục Môi trường; ▪ Cơ quan quản lý môi trường của các Bộ; ▪ Các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh; ▪ Các Chi cục Bảo vệ môi trường các tỉnh, thành phố; ▪ Các Phòng Tài nguyên và Môi trường của các thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã.
  14. 5. Một số văn bản pháp luật về Tài nguyên và môi trường Luật Luật bảo vệ môi trường 2005 Luật Đa dạng sinh học 2008 Nghị định 80/2006/NĐ-CP Nghị định 21/2008/NĐ-CP Nghị định 29/2011/NĐ-CP Nghị định Nghị định 81/2007/NĐ-CP Nghị định 59/2007/NĐ-CP Nghị định 117/2009/NĐ-CP Nghị định 65/2010/NĐ-CP Nghị định 113/2010/NĐ-CP Thông tư Thông tư 26/2011/TT-BTNMT Thông tư 12/2006/TT-BTNMT Thông tư 46/2011/TT-BTNMT
  15. Phần 2 CÁC NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CẤP XÃ L/O/G/O
  16. II. Các nội dung của QLMT cấp xã Nội dung 1. Xây dựng, ban hành quy định, kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý; 2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quy định, kế hoạch về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý; 3. Vận động các cộng đồng dân cư, người dân xây dựng hương ước về bảo vệ môi trường hoặc đưa nội dung bảo vệ môi trường vào trong các hương ước của thôn, làng, bản, dòng họ ; 4. Hướng dẫn tiêu chí bảo vệ môi trường trong việc đánh giá, xem xét thôn, làng, xã, gia đình văn hoá; 5. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý; 6. Xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo thẩm quyền hoặc báo cáo lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện nếu không thuộc thẩm quyền của mình;
  17. II. Các nội dung của QLMT cấp xã (tt) Nội dung 7. Hoà giải các tranh chấp về môi trường hoặc liên quan đến môi trường giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; 8. Quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường của thôn, làng, bản, tổ dân phố và tổ chức tự quản trên địa bàn. 9. Ban hành quy định về hoạt động của các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn và tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả; 10. Tổ chức tiếp nhận, đăng ký và cấp giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường theo ủy quyền của UBND cấp huyện. 11. Có ý kiến bằng văn bản đối với các dự án được xây dựng, triển khai thực hiện trên địa bàn khi được chủ dự án hỏi ý kiến (đồng ý hay không đồng ý việc đặt dự án và giải pháp bảo vệ môi trường);
  18. II. Các nội dung của QLMT cấp xã (tt) Nội dung 12. Có quyền yêu cầu, khiếu nại, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các dự án, hoạt động trên địa bàn; 13. Bố trí khu vực để tập kết chất thải rắn từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; 14. Thống kê, lữu giữ số liệu về môi trường của địa phương mình và có quyền yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường cung cấp thông tin về môi trường của các cơ sở đó; 15. Yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn đối thoại về môi trường hoặc chủ trì đối thoại về môi trường theo yêu cầu của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân liên quan hoặc theo đơn thư khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan;
  19. II. Các nội dung của QLMT cấp xã (tt) Nội dung 16. Công khai với nhân dân các thông tin sau: hiện trạng môi trường, bản cam kết đã được đăng ký, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, nơi tập kết chất thải rắn; 17. Huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó kịp thời khi sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn; Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, Uỷ ban nhân dân cấp xã thì phải kịp thời báo cáo cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện để kịp thời huy động địa phương, tổ chức khác tham gia ứng phó.
  20. Phần 3 THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG L/O/G/O
  21. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định sau đây:
  22. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định sau đây:
  23. Phần 4 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG L/O/G/O
  24. Đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường quy định tại: Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 Nghị định 29/2011/NĐ -CP Thông tư 26/2011/TT -BTNMT
  25. 1. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) Đối • Dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất thuộc tượng lập ĐTM danh mục tại Phụ lục II NĐ 29/2011/NĐ-CP. • Thay đổi địa điểm thực hiện dự án; Đối • Không triển khai thực hiện dự án trong thời gian tượng (36) tháng, kể từ thời điểm ban hành quyết định phê lập lại duyệt ĐTM; ĐTM • Thay đổi quy mô, công suất hoặc công nghệ làm gia tăng mức độ tác động xấu đến môi trường. • UBND xã cùng chủ dự án chủ trì tổ chức buổi đối Trách thoại với cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng trực tiếp nhiệm bởi dự án. Thời hạn: 10 ngày làm việc; UBND • UBND xã có văn bản về tham vấn ý kiến gửi chủ cấp xã dự án. Quá 15 ngày làm việc, nếu UBND xã không có ý kiến bằng văn bản thì xem như nhất trí .
  26. 2. Cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) Đối tượng lập Trách nhiệm UBND CKBVMT cấp xã ▪ Dự án đầu tư có tính chất, ▪ UBND cấp huyện có trách quy mô, công suất không nhiệm tổ chức đăng ký bản thuộc danh mục hoặc dưới cam kết bảo vệ môi trường; mức quy định của danh mục trường hợp cần thiết, có thể tại Phụ lục II Nghị định ủy quyền cho UBND cấp xã 29/2011/NĐ-CP; tổ chức đăng ký; ▪ Các hoạt động sản xuất, ▪ UBND cấp huyện, cấp xã kinh doanh, dịch vụ không chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thuộc đối tượng phải lập dự thanh tra việc thực hiện các án đầu tư nhưng có phát nội dung đã ghi trong bản sinh chất thải sản xuất. cam kết bảo vệ môi trường.
  27. 3. Đề án bảo vệ môi trường Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đến ngày Nghị định 29/2011/NĐ-CP có hiệu lực (05/06/2011), chưa có: Quyết định Giấy đăng Giấy đăng Giấy phê phê duyệt ký đạt tiêu ký bản cam duyệt /xác Báo cáo chuẩn môi kết bảo vệ nhận Đề án ĐTM trường môi trường BVMT
  28. Phần 5 THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG L/O/G/O
  29. 1. Thông tin môi trường Thông tin môi trường đối với UBND cấp xã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2005 tại các Điều sau: • Điều 102. Thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường Khoản 2c Thống kê, lưu trữ số liệu về môi trường tại địa phương. • Điều 103. Công bố, cung cấp thông tin về môi trường Khoản 3: Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp có trách nhiệm báo cáo các thông tin về môi trường trên địa bàn cho cơ quan cấp trên trực tiếp và công bố các thông tin chủ yếu về môi trường theo định kỳ hoặc theo yêu cầu.
  30. 1. Thông tin môi trường (tt) • Điều 104. Công khai thông tin, dữ liệu về môi trường 1) Thông tin, dữ liệu về môi trường (trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước) phải được công khai: ✓ Báo cáo ĐTM, quyết định phê duyệt ĐTM và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; ✓ Cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; ✓ Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khoẻ con người và môi trường; ✓ Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; ✓ Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải; ✓ Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia. 2) Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin. 3) Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai.
  31. 1. Thông tin môi trường (tt) • Điều 105. Thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường 1. Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường có trách nhiệm công khai với nhân dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm; suy thoái bằng một trong các hình thức sau đây: a. Tổ chức họp để phổ biến cho nhân dân, người lao động; b. Thông báo, phổ biến bằng văn bản cho nhân dân, người lao động được biết.
  32. 1. Thông tin môi trường (tt) • Điều 105. Thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường 2. Khi có yêu cầu đối thoại về môi trường, việc đối thoại phải được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và dưới sự chủ trì của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường. 3. Kết quả đối thoại phải được ghi thành biên bản ghi nhận các ý kiến, thỏa thuận, làm căn cứ để các bên có trách nhiệm liên quan thực hiện hoặc để xem xét xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại về môi trường.
  33. Phần 6 HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC BVMT L/O/G/O
  34. ➢ Hương ước BVMT Là một dạng cam kết của cộng đồng về bảo vệ môi trường. Hương ước bảo vệ môi trường: Gồm những quy định cụ thể về vệ sinh nơi ở và những khu vực chung, quản lý chất thải, sử dụng các sản phẩm dùng cho vật nuôi và cây trồng, bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đồng thời quy định về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
  35. ➢ Hương ước BVMT Các bước xây dựng và triển khai hương ước môi trường Bước 1 Điều tra, nghiên cứu Bước 2 Họp với xã/ phường, thôn Bước 3 Thành lập nhóm soạn thảo và tiến hành soạn thảo hương ước Bước 4 Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư vào dự thảo hương ước Bước 5 Thảo luận thông qua và phê duyệt hương ước Bước 6 Tổ chức ký cam kết Bước 7 Tổ chức thực hiện Bước 8 Giám sát và đánh giá
  36. Phần 7 ỨNG PHÓ SỰ MT KHẮC PHỤC Ô NHIỄM VÀ PHỤC HỒI MT XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI ĐỐI VỚI MT L/O/G/O
  37. ❑ Trách nhiệm của UBND cấp xã: • Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời •Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu các cơ sở, địa Ứng phó sự phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùng phối hợp cố MT ứng phó; Khoản 1 Điều 90 •Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; cơ sở, địa phương được yêu cầu huy động phải thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình.
  38. ❑ Trách nhiệm của UBND cấp xã: • UBND cấp xã có quyền huy động các nguồn lực theo quy định của pháp luật để khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. • Trường hợp môi trường bị ô nhiễm do thiên tai Khắc phục ô nhiễm và gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân phục hồi MT thì các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Khoản 4 Điều 93 Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.
  39. ➢ Xác định thiệt hại đối với môi trường Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 03 /12 /2010 của Chính phủ về xác định thiệt hại đối với môi trường quy định đối với cấp xã như sau:
  40. Phần 8 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN L/O/G/O
  41. VIII. Quản lý chất thải rắn Nghị định Số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 về quản lý chất thải rắn
  42. Chất thải rắn thông thường Các hộ gia đình phải phân loại chất thải rắn bằng các dụng cụ chứa hợp vệ sinh. Các hộ gia đình khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải thực hiện đăng ký với các công ty môi trường đô thị hoặc ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị được phép vận chuyển chất thải rắn xây dựng để đổ chất thải đúng nơi quy định. Các hộ gia đình tại các đô thị, làng nghề có tổ chức sản xuất tại nơi ở phải có trách nhiệm phân loại chất thải, hợp đồng với các chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn Điều 22 Nghị Có nghĩa vụ nộp phí vệ sinh định Số theo quy định của chính 59/2007/NĐ- quyền địa phương. CP
  43. Chất thải nguy hại
  44. Nghị định Số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 quy định trách nhiệm UBND cấp xã đối với việc quản lý chất thải rắn như sau:
  45. CÁM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE! L/O/G/O