Phương pháp đánh gía trình độ công nghệ các ngành công nghiệp

pdf 7 trang phuongnguyen 450
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp đánh gía trình độ công nghệ các ngành công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphuong_phap_danh_gia_trinh_do_cong_nghe_cac_nganh_cong_nghie.pdf

Nội dung text: Phương pháp đánh gía trình độ công nghệ các ngành công nghiệp

  1. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GÍA TRÌNH ĐỘ CƠNG NGHỆ CÁC NGÀNH CƠNG NGHIỆP KS. NGUYỄN THÁI HỒ Học viên Cao học khĩa: 2002- 2004 Trung tâm Kỹ thuật TC- ĐL- CL 3 (QUATEST 3) Tóm tắt: Đánh giá công nghệ hiện nay là một nhu cầu cần thiết trong quá trình lập kế hoạch và chính sách công nghệ trong sản xuất công nghiệp. Do đó, việc tiến hành điều tra và đánh giá trình độ công nghệ của một ngành công nghiệp là một xu hướng mà hiện nay đang được các ban ngành quản lý của nhà nước quan tâm. Dựa trên những nhu cầu này, bài viết nghiên cứu một số phương pháp đánh giá trình độ công nghệ của các ngành sản xuất công nghiệp. Trong bài viết này nêu một số phương pháp đánh giá công nghệ đang được áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam và một số kết quả về đánh giá trình độ công nghệ một số ngành công nghiệp tỉnh Long An. Abstract: Today, technology assessment is essential demand for making technology policies and planning to manufacture. Therefore, the State management offices are interested in conducting an investigation and assessing level technology of an industry. It relies on these demands that the article studies some technology assessment methods of processing industries. The article presents some methods of technology assessment that is applying in Vietnam and some result to assess level technology of some industries in Long An Province. I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Ngày nay, công nghệ đã trở thành một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ một lĩnh vực nhỏ hẹp, một công đoạn trong Khoa học Kỹ thuật, Công nghệ ngày càng củng cố hơn vị trí, lấn lướt hơn, lan tràn hơn kỹ thuật. Từ công nghệ trong sản xuất công nghiệp nay đã chuyển dịch qua công nghệ nông nghiệp, sinh học, công nghệ giáo dục đào tạo, công nghệ giải trí, công nghệ quản lý, Muốn hướng sự phát triển của công nghệ vào các mục tiêu kinh tế xã hội thì phải nắm và điều khiển sự phát triển của nó. Từ đó nảy sinh ra nhu cầu phải đánh giá công nghệ. Khi thị trường chuyển giao công nghệ hình thành và phát triển thì nảy sinh ra nhu cầu định giá (hay thẩm định giá) công nghệ. Đánh giá công nghệ có nhiều nội dung (thành phần) và cũng có nhiều cách gọi. Thông thường nhất chúng ta hay gặp là: đánh giá trình độ (hay thực trạng) công nghệ, đánh giá chuyển giao công nghệ, đánh giá năng lực công nghệ, đánh giá đổi mới công nghệ, đánh giá nhu cầu công nghệ, đánh giá hàm lượng công nghệ, đánh giá môi trường công nghệ, II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ. Hiện nay, Việt Nam đang tồn tại nhiều phương pháp đánh giá công nghệ, mà đối với mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Các phương pháp đánh giá đã và đang được sử dụng gồm: - Hệ thống các chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp, đây là phương pháp đề cập gần như toàn diện các yếu tố liên quan đến trình độ công nghệ sản xuất, sử dụng các chỉ tiêu có thể đánh giá định lượng được và các số liệu dễ hiểu, gần với các nội dung mà các Doanh nghiệp và các cơ quan quản lý thực hiện trong công tác hàng ngày. Nhưng các chỉ tiêu này được phân nhóm chưa hợp lý, thiếu hướng dẫn phương pháp đánh giá và thiếu chuẩn mực để kết luận (đạt, không đạt, phân loại công nghệ, phân loại doanh nghiệp). - Phương pháp Atlas công nghệ. Đây là một phương pháp mới trong việc đánh giá công nghệ và mới chỉ được áp dụng ở một số nước đang phát triển ở Châu Á ở dạng thí điểm, vì vậy phải được tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn. Ở Việt Nam, mới được thí điểm trong việc đánh giá trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp trên địa bàn Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh do Khoa Quản lý công nghiệp - Trường Đại học Kỹ thuật Tp HCM và đánh giá thực trạng công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tỉnh Quảng Bình và Tp. Hải Phòng do Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về quản lý- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện. Phức tạp hơn phương pháp hệ thống chỉ tiêu hiện đang được áp dụng vì trong qua trình đánh giá sử dụng nhiều hàm toán học phức tạp nên khó chuyển giao cho các địa phương, đây là khó khăn lớn nhất trong chuyển giao kinh nghiệm và phương pháp đánh giá cho các địa phương. 1
  2. - Phương pháp kết hợp, là phương pháp đánh giá công nghệ sử dụng những ưu điểm của 02 phương pháp nêu trên để dễ dàng đạt được kết quả có tính định lượng cao và có thể tiến hành chuyển giao phương pháp đánh giá trên diện rộng dễ dàng. Nội dung của phương pháp này cụ thể như sau: • Về cấu trúc, hệ thống chỉ tiêu kết hợp vẫn có 04 nhóm thành phần đóng góp công nghệ (T, H, I, O) và được bổ sung thêm nhóm các chỉ tiêu tổng hợp (TH) để đánh giá hiệu quả của công nghệ. • Trong từng nhóm thành phần T, H, I, O, số chỉ tiêu được chọn lọc lấy ra từ trong hai hệ thống chỉ tiêu trên. Các chỉ tiêu được chọn lựa sẽ được dựa theo yêu cầu của mục tiêu đánh giá. • Việc xác định giá trị của các chỉ tiêu theo các phương pháp thích hợp nhưng ưu tiên sử dụng phương pháp thu thập– xử lý thông tin, phương pháp chuyên gia và phương pháp tổng hợp. • Kết quả xác định giá trị các chỉ tiêu được lượng hoá bằng thang điểm thích hợp. Tuỳ theo tầm quan trọng của từng chỉ tiêu, tầm quan trọng của từng thành phần đóng góp công nghệ mà chúng nhận được các hệ số trọng lượng phù hợp. • Dùng phương pháp tổng hợp đánh giá trình độ công nghệ chung của công nghệ được đánh giá trên cơ sở so sánh với chuẩn được xác định bằng phương pháp chuyên gia. III. ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN. Sau khi xác định chọn phương pháp kết hợp để tiến hành đánh giá trình độ của 04 ngành công nghiệp tỉnh Long An, gồm: ngành xay xát gạo, ngành chế biến hạt điều, ngành sản xuất bao bì và ngành sản xuất giấy. Xây dựng quy trình đánh giá thực trạng công nghệ với 31 chỉ tiêu được phân thành 05 nhóm thành phần, tiến hành điều tra và thu thập thông tin tại các công ty đã liên hệ và tham gia vào đề tài. Việc tiến hành điều tra thu thập thông tin được phân thành 02 giai đoạn: - Giai đoạn 1: đánh giá diện (hay còn gọi là đánh giá đại trà) với sự đánh giá của các đánh giá viên cơ sở (là các cán bộ của các sở ban ngành quản lý của địa phương và các cán bộ của các công ty đã qua đào tạo về phương pháp đánh giá). - Giai đoạn 2: đánh giá điểm (hay còn gọi là đánh phúc tra), được các đánh giá viên có kinh nghiệm của cơ quan đánh giá tiến hành sau khi xem xét kết quả của đợt đánh giá diện để xác định lại những số liệu chưa phù hợp. Số liệu sau khi thu thập đầy đủ, được nhóm thực hiện đề tài xử lý và tính toán các giá trị của các thành phần công nghệ. Từ đó, đánh giá trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp tỉnh Long An với trình độ công nghệ của một số quốc giá trong khu vực như Thái Lan, Indonesia. Các chuẩn để so sánh được xác định bởi các chuyên gia có kinh nghiệm đang làm việc và công tác trong các ngành công nghiệp nêu trên bằng cách cho khoảng mức giá trị trên từng chỉ tiêu theo quy trình đánh giá được phê duyệt. Các giá trị của các thành phần công nghệ của từng ngành công nghiệp được xác định dựa trên các số liệu đã thu thập như sau: * Bảng tổng hợp T, H, I, O, TH và TCC của các đơn vị xay xát: Thành phần CN TT Đơn vị TCC T H I O TH 1 Xí nghiệp Chế biến Lương thực số 1 0,54 0,76 0,72 0,84 0,63 0,62 2 Chợ trung tâm Nông sản Hậu Thạnh Đông 0,65 0,76 0,72 0,76 0,63 0,69 3 Công ty TNHH Tân Đạt Thành 0,60 0,68 0,64 0,70 0,60 0,64 4 Doanh nghiệp tư nhân Phước Hưng 0,57 0,60 0,60 0,66 0,57 0,59 5 Xí nghiệp chế biến lương thực số 3 0,60 0,52 0,48 0,70 0,60 0,59 Giá trị trung bình của Long An 0,60 0,66 0,63 0,74 0,60 0,62 Ngành xay xát gạo Thái Lan 0,81 0,88 0,84 0,72 0,71 0,81 2
  3. 0,81 Biểu đồ so sánh THIO của Long An với Thái Lan 0,59 0,59 0,64 TCC 0,69 Ngành xay xát 0,62 0,71 0,60 T 0,57 0,60 TH 0,63 0,9 0,63 0,81 0,8 0,72 0,70 0,7 0,66 0,70 0,6 O 0,76 0,60 0,84 0,5 0,84 0,48 0,4 0,60 0,64 0,3 I 0,72 0,72 0,2 0,88 0,1 0,52 0,60 0,72 0,66 0,68 O 0 H H 0,76 0,76 0,74 0,88 0,81 0,60 0,57 0,60 T 0,65 0,54 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 0,63 0,84 Xí nghiệp Chế biến Lương thực số 1 Chợ trung tâm Nông sản Hậu Thạnh Đông Công ty TNHH Tân Đạt Thành Doanh nghiệp tư nhân Phước Hưng Xí nghiệp chế biến lương thực số 3 Ngành xay xát gạo Thái Lan Giá trị trung bình của Long An I Ngành xay xát gạo Thái Lan Hình 1. Biểu đồ so sánh T, H, I, O, TH và TCC của các đơn vị với Thái Lan. * Bảng tổng hợp T, H, I, O, TH và TCC của các đơn vị chế biến hạt điều: Thành phần CN TT Đơn vị TCC T H I O TH 1 Công ty CP Chế biến hàng xuất khẩu Long An 0,63 0,52 0,44 0,46 0,68 0,56 2 Công ty TNHH Đại Hoàng Gia 0,65 0,36 0,48 0,52 0,52 0,55 3 Công ty TNHH Đại Hưng Phát 0,74 0,60 0,36 0,48 0,52 0,62 4 Công ty TNHH Thương mại Vàm Cỏ Tây 0,66 0,60 0,76 0,68 0,52 0,66 5 Công ty TNHH SX- KD XNK Tổng hợp Long An 0,54 0,56 0,60 0,52 0,68 0,55 Giá trị trung bình của Long An 0,64 0,53 0,53 0,53 0,58 0,59 Ngành chế biến hạt điều Indonesia 0,80 0,88 0,84 0,74 0,71 0,81 0,81 BIỂU ĐỒ SO SÁNH THIO CỦA LONG AN SO VỚI INDONESIA 0,55 0,66 0,62 NGÀNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU TCC 0,55 0,56 0,71 0,68 0,52 T 0,52 TH 0,52 0,68 1,00 0,74 0,52 0,68 0,80 0,80 0,48 O 0,52 0,46 0,60 0,64 0,84 0,60 0,76 0,36 I 0,48 0,40 0,44 0,88 0,56 0,20 0,60 H 0,60 0,74 0,88 0,36 O 0,00 H 0,52 0,53 0,53 0,80 0,54 0,66 0,74 T 0,65 0,63 0,53 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 0,84 Công ty CP Chế biến hàng xuất khẩu Long An Công ty TNHH Đại Hoàng Gia Công ty TNHH Đại Hưng Phát Công ty TNHH Thương mại Vàm Cỏ Tây I Công ty TNHH SX- KD XNK Tổng hợp Long An Ngành chế biến hạt điều Indonesia Giá trị trung bình của Long An Ngành chế biến hạt điều Indonesia Hình 2. Biểu đồ so sánh T, H, I, O, TH và TCC của các đơn vị với Indonesia. * Bảng tổng hợp T, H, I, O, TH và TCC của các đơn vị bao bì: Thành phần CN TT Đơn vị TCC T H I O TH 1 Công ty CP Nông sản & Bao bì Long An 0,73 0,52 0,56 0,72 0,52 0,68 2 Công ty Bao bì XK & TM Vạn Thành 0,77 0,72 0,76 0,72 0,49 0,76 3 Công ty TNHH bao bì Vĩnh Thành 0,69 0,68 0,68 0,48 0,51 0,67 Giá trị trung bình của Long An 0,73 0,64 0,67 0,64 0,51 0,70 Ngành bao bì Thái Lan 0,81 0,88 0,84 0,72 0,71 0,82 3
  4. Biểu đồ so sánh THIO, TH và TCC BIỂU ĐỒ SO SÁNH THIO GIỮA LONG AN VÀ THÁI LAN NGÀNH BAO BÌ 0,82 0,67 T TCC 0,76 0,68 0,90 0,81 0,80 0,71 0,51 0,73 TH 0,49 0,70 0,52 0,60 0,72 0,50 0,48 O 0,72 0,40 0,72 0,30 0,84 0,68 0,20 I 0,76 0,56 0,10 0,88 0,64 0,88 O 0,00 H 0,68 0,72 0,64 H 0,72 0,52 0,81 0,69 T 0,77 0,73 Ngành bao bì Thái Lan 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 0,67 Công ty TNHH bao bì Vĩnh Thành 0,84 Công ty Bao bì Xuất khẩu và Thương mại Vạn Thành Công ty CP Nông sản & Bao bì Long An I Giá trị trung bình của Long An Ngành bao bì Thái Lan Hình 3. Biểu đồ so sánh T, H, I, O, TH và TCC của các đơn vị với Thái Lan. * Bảng tổng hợp T, H, I, O, TH và TCC của các đơn vị sản xuất giấy: Thành phần CN TT Đơn vị TCC T H I O TH 1 Công ty Cổ phần Giấy Long An 0,53 0,60 0,40 0,70 0,47 0,55 2 Công ty TNHH Hiệp Hoà 0,62 0,67 0,50 0,63 0,51 0,62 3 Nhà máy Giấy Vạn Phong 0,62 0,56 0,54 0,74 0,49 0,62 Giá trị trung bình của Long An 0,59 0,61 0,48 0,69 0,49 0,60 Ngành sản xuất giấy Thái Lan 0,80 0,88 0,84 0,74 0,71 0,81 BIỂU ĐỒ SO SÁNH T, H, I ,O, TH VÀ TCC BIỂU ĐỒ SO SÁNH THIO GIỮA LONG AN VÀ THÁI LAN NGÀNH GIẤY 0,81 0,62 TCC 0,62 0,55 T 1,00 0,71 0,49 TH 0,51 0,80 0,80 0,47 0,60 0,74 0,59 0,74 O 0,63 0,40 0,70 0,20 0,84 0,54 0,74 0,88 I 0,50 O 0,00 H 0,40 0,69 0,61 0,88 0,56 H 0,67 0,60 0,48 0,80 0,62 T 0,62 0,53 0,84 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 I Công ty Cổ phần Giấy Long An Công ty TNHH Hiệp Hoà Nhà máy Giấy Vạn Phong Ngành sản xuất giấy Thái Lan Giá trị trung bình của Long An Ngành sản xuất giấy Thái Lan Hình 4. Biểu đồ so sánh T, H, I, O, TH và TCC của các đơn vị với Thái Lan. Dựa vào Bảng số liệu tổng hợp trên, xây dựng Biểu đồ T-H-I-O so với chuẩn. Với các biểu đồ này có thể thấy rõ khoảng cách hiện nay của các thành phần T, H, I, O của các nhà máy với nhau, và so với chuẩn. Từ những số liệu thu được, so sánh với các giá trị chuẩn của các nước Thái Lan và Indonesia thì nhận thấy rằng về phương diện máy móc thiết bị công nghệ (Thành phần T), các yếu tố về con người (Thành phần H), các yếu tố về thông tin (Thành phần I) các ngành công nghiệp tỉnh Long An còn thấp hơn Thái Lan và Indonesia. Trong khi về mặt Tổ chức sản xuất và kinh doanh tuy còn thấp hơn nhưng cũng có một số công ty cũng đã bằng và lớn hơn Thái Lan và Indonesia. Với những đặc thù nêu trên thì trình độ công nghệ của 04 ngành sản xuất công nghiệp của Long An đạt mức công nghệ trung bình. 4
  5. IV. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHIỆP MŨI NHỌN. Đối với ngành xay xát thì hiện nay ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tỉnh An Giang chiếm ưu thế và đang được tỉnh này đầu tư rất mạnh mẽ để trở thành một trung tâm cung cấp lúa gạo lớn nhất miền Nam. Trong khi đó, tỉnh Long An cũng có những chuyển biến tích cực về phát triển ngành xay xát lúa gạo nhưng phần lớn còn nằm trong những cơ sở sản xuất nhỏ và trung bình. Trong khi đó, ngành sản xuất bao bì có ưu thế về thiết bị, dây chuyền máy móc tự động và có hàm lượng đóng góp công nghệ cao hơn nhưng hiệu quả chưa cao do những doanh nghiệp này đang ở trong thời kỳ đầu của sự phát triển nên sự điều hành sản xuất chưa đạt được sự đồng bộ cao; điều này sẽ được khắc phục nhanh khi doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định. Đặc biệt đối với Long An, hiện nay ngành sản xuất bao bì có một thị trường rộng lớn đủ để cung cấp bao bì đóng gói cho các sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản hiện đang được đầu tư rất mạnh ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long. Năng lực hiện nay của ngành bao bì tại Long An chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên việc phát triển hoàn toàn thuận tiện. Từ đó, tác giả xin có một vài đề xuất như sau: từ nay đến năm 2010 tiếp tục phát huy thế mạnh của ngành xay xát gạo để đạt mức công nghệ tiên tiến và đồng thời phát triển ngành công nghiệp bao bì trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn vào năm 2020. V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. - Nghiên cứu các phương pháp đánh giá trình độ công nghệ hiện nay đang được sử dụng ở Việt Nam và trên Thế giới. Xây dựng quy trình đánh giá trình độ công nghệ phù hợp với thực tế của tỉnh Long An và được sự phê duyệt của tỉnh Long An. - Trên cơ sở những số liệu thu thập được tiến hành đánh giá trình độ công nghệ của 04 ngành công nghiệp và so sánh với trình độ công nghệ của các ngành tương ứng của một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Kết quả là trình độ công nghệ các ngành công nghiệp này của tỉnh Long An đạt được ở mức công nghệ trung bình. - Từ những kết quả trên đề xuất định hướng phát triển ngành công nghiệp xay xát gạo từ nay đến năm 2010 và đồng thời phát triển ngành công nghiệp bao bì từ nay cho đến năm 2020 trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. - Xây dựng cơ sở dữ liệu về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp và xây dựng trang web quản lý đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp. Tiến đến xây dựng chợ công nghệ trên mạng nhằm cung cấp thông tin mua và bán công nghệ cho các doanh nghiệp có nhu cầu. - Xây dựng một quy trình đánh giá công nghệ mang tính khả thi cao để có thể tiến hành từng năm nhằm cập nhật trình độ công nghệ của các ngành giúp cho các cơ quan quản lý đề ra những chính sách đầu tư và phát triển công nghệ phù hợp, đồng thời giúp cho các doanh nghiệp có thể đầu tư những dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại để có thể đưa nền công nghiệp Việt Nam nhanh chóng trở thành một quốc gia công nghiệp tiên tiến, hiện đại. Qua đó có những thay đổi thường xuyên về công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để có thể cung cấp vận hành, sửa chữa và cải tiến những dây chuyền công nghệ hiện đại và tiên tiến. 5
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. PGS. TS. Phạm Văn Bình_ Báo cáo khoa học “Điều tra đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về năng lực công nghệ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”_ Sở Khoa học- Công nghệ Đồng Nai_ 2005. [2]. Đoàn Hùng Dũng_ Đề tài điều tra năng lực công nghệ quận Bình Thạnh_ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tp. HCM_ 1997. [3]. PGS. TS Phạm Đắp_ Nghiên cứu con người Việt Nam công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng tới nền kinh tế tri thức_ Hà Nội_ 2005. [4]. PGS. TS. Lê Văn Hoan_ Công nghệ và Quản lý công nghệ_ Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật._ 1998. [5]. PGS. TS. Đàm Văn Nhuệ_ Lựa chọn Công nghệ thích hợp ở các doanh nghiệp công nghiệp công nghiệp Việt Nam_ Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia_ 1998. [6]. PGS. TS. Phan Đăng Tuất_ Dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2005- 2010, có xét đến năm 2020_ Sở Công nghiệp Long An_ 2005. [7]. Tổng cục Thống kê_ Niên giám thông kê_ Nhà xuất bản thống kê_ Hà Nội_ 2004. [8]. Uỷ ban khoa học nhà nước_ Hệ thống chỉ tiêu đặc trưng trình độ công nghệ của sản xuất công nghiệp_ Bộ Khoa học- Công nghệ- Môi trường_ 1991. [9]. Th.S. Phạm Văn Quan_ Đề án Quy hoạch phát triển công nghệ các ngành công nghiệp mũi nhọn tỉnh Tây Ninh_ Sở Công nghiệp Tây Ninh_ 2004. [10]. Keith Bezanson_ A Science technology and industry strategy for Vietnam of the UNDP/UNIDO project DP/VIE/99/002_ UNIDO_ 2000. [11]. Technology atlas project- An overview of the framework for technology- based development , volume 1, 2, 3, 4, 5 & 6_ The Asian and Pacific Centre for Transfer of Technology (APCTT)_ 1989. Địa chỉ liên hệ: TS. NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG KS. NGUYỄN THÁI HOÀ Khoa Cơ khí Chế tạo máy Phòng Nghiệp vụ 1 Bộ môn Cơ điện tử Trung tâm Kỹ thuật TC- ĐL- CL 3 (QUATEST 3) Trường ĐHSPKT Tp. HCM Mobil: 0909 634 648 Mobil: 0913 702 581 E-mail: thaihoa3321@yahoo.com E-mail: phuongnn@hcmute.edu.vn 6
  7. BÀI BÁO KHOA HỌC THỰC HIỆN CƠNG BỐ THEO QUY CHẾ ĐÀO TẠO THẠC SỸ Bài báo khoa học của học viên cĩ xác nhận và đề xuất cho đăng của Giảng viên hướng dẫn Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH và TÁC GIẢ Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa cĩ sự đồng ý của tác giả và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ĐỂ CĨ BÀI BÁO KHOA HỌC TỐT, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN! Thực hiện theo MTCL & KHTHMTCL Năm học 2016-2017 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.