Phương pháp đánh giá quá trình giảng dạy

pdf 6 trang phuongnguyen 4460
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp đánh giá quá trình giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphuong_phap_danh_gia_qua_trinh_giang_day.pdf

Nội dung text: Phương pháp đánh giá quá trình giảng dạy

  1. Phương pháp đánh giá quá trình giảng dạy Dạy học có đánh giá có nghĩa là xem xét những gì bạn thực hiện trong lớp, xem xét lí do bạn tiến hành những hoạt động đó và xem xét tính hiệu quả của chúng – đó là một quá trình tự quan sát và tự đánh giá. Bằng cách thu thập thông tin về những gì diễn ra trong lớp, bằng việc phân tích và đánh giá những thông tin này, chúng ta có thể xác định và tìm hiểu sâu hơn về những hoạt động thực tiễn và lí thuyết cơ bản. Việc này có thể giúp cho phương pháp giảng dạy của chúng ta thay đổi và có những tiến bộ. Do đó, dạy học có kèm đánh giá là một phương pháp nâng cao chuyên môn thực hiện được ngay tại lớp học. Tại sao phương pháp này lại quan trọng? Nhiều giáo viên đã suy nghĩ về phương pháp dạy của mình và chia sẻ những suy nghĩ đó với các đồng nghiệp. Tuy nhiên, nếu không dành thời gian để nghiền ngẫm và thảo luận về những gì đã diễn ra, chúng ta có thể vội vã đi đến kết luận về nguyên nhân những gì xảy ra. Chúng ta chỉ có thể nhận rõ những phản ứng của những học viên nổi trội. Do đó, dạy học có kèm đánh giá cho ta một quá trình thu thập, ghi nhận, và phân tích những đánh giá và quan sát của chính giáo viên và của cả học viên có hệ thống hơn, để từ đó có thể đưa đến các thay đổi trong phương pháp dạy.
  2. Nếu bài học trôi chảy, ta có thể miêu tả lại và xét xem nguyên nhân thành công là gì. Nếu học viên không hiểu một vấn đề ngôn ngữ nào đó mà ta giảng ta cần phải xem xét lại những gì đã làm và tìm hiểu lí do tại sao bài giảng lại không rõ ràng. Nếu học viên có những hành vi không đúng đắn trong lớp – các học viên đã làm gì, khi nào và tại sao? Bắt đầu quá trình đánh giá Bạn có thể bắt đầu quá trình đánh giá với một vấn đề nào đó nảy sinh tại một trong số các lớp dạy của mình, hoặc chỉ đơn giản là tìm hiểu thêm về phương pháp giảng dạy của mình. Bạn có thể tập trung nghiên cứu một lớp nào đó thôi, hoặc xem xét một đặc điểm nào đó trong cách dạy của bạn – ví dụ như bạn đã xử lí thế nào khi gặp trường hợp học sinh cư xử không đúng mực hoặc cách bạn khuyến khích học viên nói tiếng Anh nhiều hơn trong lớp. Bước đầu tiên là thu thập thông tin về những diễn biến trong lớp. Dưới đây là một số cách: Nhật kí giảng dạy: Đây là cách đơn giản nhất để bắt đầu quá trình đánh giá vì nó thuần túy cá nhân. Sau mỗi buổi học bạn ghi lại những gì đã xảy ra vào một cuốn sổ. Bạn có thể ghi lại cả phản ứng và cảm nhận của bản thân và của một số học viên mà bạn quan sát thấy. Bạn nên đặt câu hỏi về những gì bạn quan sát được. Viết nhật kí giảng dạy thực sự đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên.
  3. Quan sát lẫn nhau: Mời một đồng nghiệp đến dự lớp của bạn để thu thập thông tin về giờ học. Có thể chỉ cần quan sát thông thường hoặc có ghi chép. Theo cách này bạn sẽ vạch sẵn ra những mặt nào bạn muốn có được sự đánh giá. Ví dụ bạn có thể yêu cầu đồng nghiệp tập trung quan sát xem vấn đề nào được học viên tham gia nhiều nhất, học viên thể hiện những cách tham gia bài học nào trong lớp hoặc cách bạn xử lí những lỗi sai của học viên. Ghi lại giờ học: Ghi băng video hoặc ghi âm lại giờ học cũng là một cách hữu ích. Có thể khi đứng trên bục giảng bạn có những hành động mà bạn không chú ý hoặc có những chuyện xảy ra trong lớp mà khi giảng bài bạn không biết. Ghi âm có thể giúp đánh giá những khía cạnh liên quan đến những gì giáo viên nói o Bạn nói bao nhiêu thời gian? o Nói về cái gì? o Hướng dẫn có rõ ràng không? o Bao nhiêu thời gian được dành cho học viên nói? o Bạn phản ứng thế nào với những gì học viên nói? Ghi băng video hữu ích trong việc làm rõ các vấn đề liên quan đến hành vi của bạn trong khi giảng bài: o Bạn đứng ở đâu? o Bạn nói với ai?
  4. o Cách bạn đi qua học viên Phản hồi của học viên: Bạn cũng có thể hỏi xem học viên đánh giá thế nào về những gì diễn ra trong lớp. Quan điểm và nhận thức của học viên có thể cung cấp những ý kiến đa dạng và giá trị. Việc này có được thể tiến hành với một bản câu hỏi đơn giản hoặc một cuốn sổ nhật kí học tập. Bước tiếp theo Sau khi đã thu được một số thông tin về những gì diễn ra trong lớp, bạn sẽ làm gì tiếp? Xem xét: có thể bạn cũng nhận thấy những gì diễn ra theo quan sát riêng của mình. Bạn nhận ra những gì trước đây chưa chú ý đến. Bạn có thể ngạc nhiên trước một số phản hổi của học viên. Bạn có thể nảy ra những ý tưởng thay đổi cách dạy. Trò chuyện: Chỉ cần bằng cách trò chuyện về những gì bạn vừa phát hiện ra – với một đồng nghiệp hoặc thậm chí một người bạn – có thể bạn sẽ có được những sáng kiến thay đổi cách dạy. o Nếu bạn có những đồng nghiệp cũng muốn cải tiến phương pháp giảng dạy bằng phương pháp dạy học kèm đánh giá, bạn có thể thảo luận với họ. Cuộc thảo luận có thể lấy bối cảnh là lớp học của bạn.
  5. o Đưa ra một danh sách những lí thuyết về cách dạy (ví dụ như làm việc theo cặp là một hoạt động hữu ích trong lớp hoặc từ vựng quan trọng hơn ngữ pháp ) rồi có thể thảo luận xem bạn đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm nào, và quan điểm nào được thể hiện trong cách dạy của riêng bạn, hãy đưa ra bằng chứng từ những quan sát của cá nhân bạn. Đọc: Bạn có thể thấy là mình cần tìm hiểu thêm về một lĩnh vực nào đó. Bạn có thể tham khảo các trang web, sách hoặc các tạp chí về giảng dạy. Hỏi: đặt câu hỏi cho các trang web hoặc tạp chí giảng dạy đó để có được ý kiến từ các giáo viên khác. Hoặc nếu bạn có một hiệp hội giáo viên hoặc các cơ hội khác để được đào tạo chuyên sâu thì hãy đề nghị một khóa học về lĩnh vực bạn quan tâm. Dạy học có kèm đánh giá là một quá trình có chu kì, vì một khi bạn bắt đầu thực hiện các thay đổi, thì lại bắt đầu một chu kì đánh giá mới: o Bạn đang làm gì? o Tại sao? o Hiệu quả thế nào? o Phản ứng của học viên ra sao? o Làm thế nào để tốt hơn? Tùy theo kết quả đánh giá bạn có thể quyết định thay đổi đôi điểm trong cách giảng dạy hoặc giữ nguyên cách giảng hiện tại vì hiệu quả. Đó chính là cách để chúng ta phát triển chuyên môn của mình.