Phương pháp chia thì tiếng Anh

doc 60 trang phuongnguyen 4852
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp chia thì tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong_phap_chia_thi_tieng_anh.doc

Nội dung text: Phương pháp chia thì tiếng Anh

  1. PHƯƠNG PHÁP CHIA THÌ TIẾNG ANH
  2. Phần 1:PHƯƠNG PHÁP CHIA THÌ Phương pháp chia thì theo sơ đồ là một phương pháp mới đòi hỏi các em phải tập cho quen mới có thể làm nhanh được. Nhìn vào sơ đồ các em có thể thấy mũi tên theo chiều đứng là biểu thị cho cột mốc thời gian lúc hiện tại, mũi tên chiều ngang là biểu thị cho quá trình thời gian từ quá khứ cho đến tương lai, phía bên trái là khu vực những chuyện đã xảy ra rồi, bên phải là khu vực những chuyện chưa xảy ra Cách làm như sau: Khi gặp một câu về chia thì ta xem xét xem hành động trong đó thuộc khu vực nào trong 3 khu vực sau: - Xãy ra suốt quá trình thời gian - Xãy ra rồi - Đang xãy ra trước mắt - Chưa xãy ra Nếu ta thấy hành động đó lúc nào cũng có, lúc trước cũng có, sau này cũng có, nói chung là trên biểu đồ thời gian chỗ nào cũng có nó thì ta phân loại chúng vào nhóm Xãy ra suốt quá trình thời gian, và ta chia thì hiện tại đơn cho nhóm này. Nếu ta thấy hành động đó đã xãy ra rồi thì ta xếp chúng vào nhóm - Xãy ra rồi , nhóm này được biểu thị ở khu vực bên trái của sơ đồ gồm các thì sau : quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành, hiện tại hoàn thành - Đã hoàn tất có thời gian xác định: quá khứ đơn - Đã hoàn tất không có thời gian xác định : hiện tại hoàn thành - Có trước - sau : quá khứ hoàn thành cho hành động trước và quá khứ đơn cho hành động sau. Nếu ta thấy hành động đó đang xãy ra trước mắt, ta xếp vào nhóm Đang xãy ra trước mắt và dùng hiện tại tiếp diễn. Nếu ta thấy hành động đó chưa xãy ra rồi thì ta xếp chúng vào nhóm - Chưa xảy ra. Nhóm này nằm khu vực bên phải sơ đồ : Nếu có 2 hành động trước -sau thì hành động xảy ra trước dùng tương lai hoàn thành, hành động xảy ra sau dùng tương lai đơn Lưu ý nếu trước mệnh đề có chữ "khi" ( when, as, after, before, by the time ) thì không được dùng will
  3. Đâu thầy trò mình ứng dụng thử vài câu xem sao nhé Ví dụ 1: When a child, I usually (walk) to school. Câu này nếu học vẹt, thấy usually thì vội chia hiện tại đơn là tiêu. Phân tích coi sao: when a child ( khi tôi còn nhỏ) vậy là chuyện xãy ra rồi =>Nếu làm trắc nghiệm thì các em loại hết các thì bên phải sơ đồ (các thì tương lai, hiện tại), không có ý nói trước- sau nên loại luôn quá khứ hoàn thành, chỉ còn lại hiện tại hoàn thành và quá khứ đơn thôi. Thấy có thời gian xác định ( when a child) nên dung quá khứ đơn - xong Ví dụ 2: When I came, he ( already go) for 15 minutes. Câu này cũng vậy, nếu làm theo thói quen thấy already cứ chí hiện tại hoàn thành là sai. Phải xem xét 2 hành động, khi tôi đến, anh ta đã đi rồi=> 2 hành động trước sau => hành động xãy ra trước chia quá khứ hoàn thành => had already gone Vậy nha các em, mai mốt gặp câu dễ thì làm bình thường còn câu khó thì lôi cái sơ đồ của Mr cucku ra mà làm thử xem s CÁCH CHIA THÌ KHI GẶP CHỮ WHEN 1) Đối với trường hợp chưa xảy ra : + Nếu hai hành động xảy ra liên tục nhau: Bên có when chia thì hiện tại đơn, bên không có when chia thì tương lai đơn Ví du;: Tomorrow I will give her this book when I meet her (gặp rồi tiếp sau đó là trao sách ) + Nếu hai hành động cắt ngang nhau: Hành động đang xảy ra dùng tương lai tiếp diễn, hành động cắt ngang chia thì tương lai đơn Ví dụ: Tomorrow when you arrive at the airport, I will be standing at the gate.(bạn đến lúc đó tôi đang đợi ) + Hai hành động trước sau (hành động này hoàn tất trước một hành động khác xảy ra ) Hành động xảy ra trước dùng thì tương lai hoàn thành, hành động xảy ra sau dùng thì tương lai đơn (nhớ khi gặp chữ KHI thì phải bỏ WILL ) Ví dụ: By the time you come ,I will have gone out . ( By the time = before : trước khi ) 2) Đối với trường hợp xảy ra rồi : Cũng có 3 hoàn cảnh sau: + Nếu hai hành động cắt ngang nhau (một hành động này đang xảy ra thì có một hành động khác cắt ngang ) – các em lưu ý trường hợp này rất thường gặp - Hành động đang xảy ra dùng Qúa khứ tiếp diễn - Hành động cắt ngang dùng Qúa khứ đơn
  4. - Ví dụ: I was playing soccer when it began to rain.(mưa cắt ngang hành động chơi bóng) Cách nhận dạng ra loại này: - Phải dịch nghĩa của câu,các động từ cắt ngang thường là :come, meet, see, start, begin + Nếu hai hành động xảy ra liên tục hoặc đồng thời nhau: - Cả hai hành động đều chia Qúa khứ đơn - -Dấu hiệu nhận biết là : - Dịch nghĩa thấy 2 hành động xảy ra liên tục nhau - Ví dụ: - When he came home, he opened the door - Khi mệnh đề when có các chữ sau: lived, was, were - Ví dụ: - When Mr cucku lived in HCM city, he studied at TBT school. - When he was a child, he had a habit of getting up late. + Hai hành động trước sau (hành động này hoàn tất trước một hành động khác xảy ra ) - Hành động xảy ra trước dùng Qúa khứ hoàn thành, hành động sau dùng Qúa khứ đơn - Cách nhận ra loại này : - Các dấu hiệu thường gặp là :already, for + khoảng thời gian, just - Ví dụ: - When I came, he had already gone out (khi tôi đến anh ta đã đi rồi ) - When I came, he had gone out for two hours (khi tôi đến anh ta đã đi đựơc hai tiếng rồi ) - Cũng có thể dịch qua nghĩa - Ví dụ: - I didn’t meet Tom because when I came, he had go out .(dấu hiệu là do tôi không gặp -> đã đi rồi )  CÁCH CHIA CÁC THÌ TIẾP DIỄN Thông thường các em học trong sách hay ở trường, sẽ được dạy chia theo từng thì tiếp diễn. Ví dụ khi nào dùng thì hiện tại tiếp diễn, khi nào dùng thì quá khứ tiếp diễn v.v . Phương pháp của thầy không như vậy mà ngược lại sẽ học theo công thức tổng quát. Tức là trong hoàn cảnh nào thì dùng tiếp diễn, chứ không chi tiết là thì gì tiếp diễn. Ví dụ, một trong những ngữ cảnh phải dùng tiếp diễn là một hành động đang xảy ra bị một hành động khác cắt ngang thì hành động đang xảy ra đó phải dùng tiếp diễn, còn dùng thì gì tiếp diễn thì phải xem thời gian xảy ra ở đâu. Ví dụ: Tomorrow I ( wait) for you here when you come. ( cắt nhau ở tương lai => dùng tương lai tiếp diễn : will be waiting ) Yesterday I (eat ) lunch when he came. ( cắt nhau ở quá khứ => dùng quá khứ tiếp diễn : was eating ). Như các em đã biết, thì tiếp diễn thường được dịch là "đang", như vậy các em cũng thấy nó hàm ý chỉ sự kéo dài trong đó, hoặc đang diễn ra trước mắt. Từ đó, các em nên có một sự hiểu biết tổng quát các trường hợp nào "đang xảy ra" hay "xảy ra kéo dài" thì lúc đó ta có xu hướng chia tp diễn. iếChặn các Pop-up quảng cáo bằng Add-on trong Firefox 1) Các trường hợp dùng tiếp diễn : + Khi một hành động xảy ra ở một thời điểm chính xác:
  5. Thường có dấu hiệu là : At + giờ + thời gian tương lai/ quá khứ At this time + thời gian tương lai/ quá khứ + Khi một hành động xảy ra ngay lúc nói: Trường hợp dễ sẽ có dấu hiệu cho ta nhận biết như: Lúc nói là hiện tại thường có dấu hiệu: Now__At the present,At the moment Lúc nói là quá khứ thường có dấu hiệu: At that time ( lúc đó ),Then ( lúc đó ) Trường hợp khó sẽ không có dấu hiệu rõ ràng cho ta nhận biết mà phải biết suy luận: - Câu mệnh lệnh: Be quiet! Someone is knocking at the door. ( cụm từ "be quiet" cho ta biết thời điểm đang nói ở hiện tại nên dùng hiện tại tiếp diễn) - Tả cảnh:It was a beautiful morning. Birds were singing in the trees. ( câu đầu cho ta biết những con chim ĐANG hót ) - Câu hỏi:Where is your mother? She is cooking in the kitchen. ( hỏi "ở đâu" ý ngầm là "đang ở đâu" ngay lúc nói ) Hai trường hợp trên các em cũng thấy là thuộc về khái niệm " đang xảy ra", còn trường hợp "kéo dài" thì bao gồm các trường hợp sau: + Khi một hành động đang xảy ra thì một hành động khác cắt ngang: - Hành động đang xảy ra sẽ dùng tiếp diễn. ( hành động cắt ngang dùng đơn) Xem ví dụ ở trên nhé. + Khi hai hành động đang xảy ra đồng thời nhau: Khi ấy ta sẽ dùng tiếp diễn cho cả hai. Ví dụ: While I was eating, my mother was cooking. ( ở quá khứ nên dùng quá khứ tiếp diễn)- Ngữ cảnh này đa số dùng cho quá khứ, còn tương lai hiếm khi thấy dùng. + Khi một hành động xảy ra trước đó và kéo dài đến một thời điểm nào đó - cũng có khi đã chấm dứt nhưng nói chung là thời gian cũng gần với thời điểm đó. ( thường mang đến kết quả nào đó tại thời điểm đó ) - Nếu thời điểm đó ở QUÁ KHỨ thì dùng QUÁ KHỨ hoàn thành tiếp diễn. - Nếu thời điểm đó ở HIỆN TẠI thì dùng HIỆN TẠI hoàn thành tiếp diễn. - Nếu thời điểm đó ở TƯƠNG LAI thì dùng TƯƠNG LAI hoàn thành tiếp diễn.
  6. Các em cũng thấy trong 3 trường hợp trên các chữ in hoa thể hiện sự giống nhau trong công thức, từ đó các em chỉ cần học cái chung chứ không cần nhớ từng trường hợp riêng lẽ. Đây là ưu điểm của phương pháp tổng quát. He was out of breath. He had been running for 2 hours. ( hành động "run" kéo dài từ trước đó và đưa đến kết quả là "thở không ra hơi" - hành động "thở không ra hơi" này ở qúa khứ nên "run" chia QKHTTD. ) Cũng ngữ cảnh đó nhưng dời lên mốc thời gian là hiện tại / tương lai thì hành động kia cũng theo đó mà chia cho phù hợp: He IS out of breath. He HAS BEEN RUNNING for 2 hours. By the time he IS out of breath, he WILL HAVE BEEN RUNNING for 2 hours. ( mệnh đề đầu vì có cụm " by the time" ( trước khi) dịch ra có chữ "khi" trong đó nên không dùng WILL, tương lai đơn biến thành hiện tại đơn. + Một số trường hợp riêng lẽ dùng tiếp diễn: Phần này bao gồm các trường hợp dùng tiếp diễn riêng biệt, không theo các công thức chung ở trên. - Dùng với always để chỉ sự bực bội của người nói:He is always borrowing my money. ( anh ta cứ luôn mượn tiền tôi) - Dùng thay cho thì tương lai khi muốn nói đến một dự định chắc chắn ở tương lai.Would you like to come to my birthday party? We are having a party at NN restaurant. ( khi mời ai thì tức là đã chuẩn bị hết mọi thứ) Các động từ không dùng tiếp diễn Như bên trên các em đã học về cách chia các thì tiếp diễn, trong đó có những dấu hiệu nhận biết cũng như căn cứ vào nội dung. Tuy nhiên, trong tiếng Anh- khác với tiếng Việt- Bên tiếng Việt ta có thể nói " Tôi đang yêu" nhưng bên tiếng Anh các em cứ dựa theo đó mà dịch " I am loving" là sai . Lí do là có những động từ không thể dùng tiếp diễn cho dù có dấu hiệu đầy đủ của tiếp diễn. Các động từ không dùng tiếp diễn là: 1. Nhóm giác quan:See, hear, taste ( nếm có vị), feel, sound ( nghe có vẻ), notice 2. Nhóm chỉ tình trạng:Be, appear, seem 3. Nhóm sở hửu:Have ( có ), belong to ( thuộc về), own ( có ) 4. Nhóm sở thích:Like, love, hate, dislike, prefer, desire, need 5 Nhóm tri thức:Know, understand, want, think, doubt, forgive, mean ( muốn nói), remember, forget, recognize, believe
  7. Lưu ý: Đôi khi các động từ trên cũng dùng tiếp diễn nhưng rất hiếm và dùng để chỉ một tình trạng nhất thời mà thôi. PHÂN BIỆT : HIỆN TẠI TIẾP DIỄN - TƯƠNG LAI GẦN - TƯƠNG LAI ĐƠN: Từ trước đến giờ các em thường dùng thì hiện tại tiếp diễn để chỉ hành động đang xảy ra ở thời điểm hiện tại và được dịch là "đang " nhưng trong bài này cácn em sẽ học thêm một cách sử dụng nữa của nó là : sử dụng ở tương lai. Cùng với thì tương lai gần và tương lai đơn, thì hiện tại tiếp diễn sẽ làm phức tạp thêm cách phân biệt giữa chúng, dưới đây là cách phân biệt giửa 3 thì này: 1) Thì tương lai đơn: Chỉ lời hứa, việc không có chuẩn bị trước ví dụ: A - My car is broken down ! B - Don't worry ! I will repair it for you. Giải thích: Vì B không hề biết trước A có xe hư nên khôgn có chuẩn bị gì mà chỉ đột xuất nên ta dùng tương lai đơn. 2) Thì tương lai gần: Công thức : S + is / am / are + going to + động từ nguyên mẫu Cách dùng: - Chỉ một hành động đã có ý định làm. - Chỉ một dự đoán. ví dụ: Oh, your language is ready now. What time are you going to leave ? ( hành lý đã sẳn sàng, bạn định mấy giờ khởi hành? ) Look at those dark clouds! ( nhìn mây đen kìa! ) - Yes, it is going to rain soon ( ừ, trời sắp mưa rồi ) 3) Thì hiện tại tiếp diễn: Cách dùng : - Chỉ hành động đã chuẩn bị kế hoạch sẳn, thường có thời gian cụ thể hoặc một kế hoạch lớn, quan trọng đã quyết định làm thường có thời gian xác định
  8. Ví dụ: We are having a party next sunday. Would you like to come? ( chúng tôi có tổ chức 1 bữa tiệc vào chủ nhật tới, mời bạn đến dự ) Giải thích: Đã mời người ta thì chuyện đó phải đã được chuẩn bị hết rồi. 4) So sánh giữa hiện tại tiếp diễn và tương lai gần: - Hiện tại tiếp diễn chắc hơn, dấu hiệu : có thời gian cụ thể, có lời mời (would you like ), chuyện quan trọng ( đám cưới, xây nhà, mua xe ) Phần 2: CÂU ĐIỀU KIỆN Chào các em ! từ lớp 9 các em đã bắt đầu học về câu điều kiện, sau đó lên cấp 3 mỗi năm các em đều học lại cấu trúc này nhưng chương trình càng lúc càng nâng cao. Trong phần này sẽ được chia làm 2 cấp độ : cấp độ cơ bản và cấp độ nâng cao. Các em nhất thiết phải học theo thứ tự, chỉ khi nào nắm vững cấp cơ bản thì mới học phần nâng cao, nếu không sẽ bị rối và không hiểu được bài. 1.Cấp độ cơ bản Loại 1: Công thức : IF S + V (hiện tại) , S + WILL ( CAN, MAY) + V (nguyên mẫu) Cách dùng: Chỉ sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Ví dụ: If it is sunny, I will go fishing. ( nếu trời nắng, tôi sẽ đi câu) Loại 2: Công thức : IF S + V (quá khứ) , S + WOULD ( COULD, MIGHT ) + V (nguyên mẫu) ( be luôn dùng were dù chủ từ số ít hay nhiều ) Cách dùng: Chỉ sự việc không thể hoặc khó có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Ví dụ: If I were you, I would go abroad. ( nếu tôi là bạn, tôi sẽ đi nước ngoài) Chuyện này không thể xảy ra được vì tôi đâu thể nào biến thành bạn được. Loại 3: Công thức : IF S +HAD +P.P , S + WOULD ( COULD, MIGHT ) HAVE + P.P Cách dùng: Chỉ sự việc đã không xảy ra ở quá khứ. Ví dụ:
  9. If I hadn’t been absent yesterday, I would have met him. ( nếu hôm qua tôi không vắng mặt thì tôi đã gặp anh ta rồi) => nhưng thực sự tôi đã vắng mặt LƯU Ý: + Unless = if not : trừ phi + Bên mệnh đề có if, chữ had trong loại 3, chữ were trong loại 2 và chữ should trong loại 1 có thể đem ra đầu câu thế cho if.( chữ should đôi khi có thể dùng trong loại 1 với nghĩa làm cho câu mơ hồ hơn) Ví dụ: - If he should call, . ( nếu mà anh ta có gọi, ) => không biết có gọi hay không = Should he call, . ( nếu mà anh ta có gọi, ) - If I were you, = Were I you, . - If she had gone there, = Had she gone there, Các dạng bài tập về câu điều kiện (cấp độ cơ bản) 1) Dạng chia động từ: Ở cấp độ cơ bản thông thường người ta chia một vế cho mình rồi nên các em chỉ việc quan sát xem đó là loại mấy mà áp dụng công thức cho đúng. Ví dụ: If I meet him, I (give) him this book. Nhìn thấy câu đề cho bên if là thì hiện tại nên ta biết đó là loại 1 nên ta chia loại 1: If I meet him, I will give him this book. Cũng có trường hợp hơi khó hơn là người ta sẽ đóng ngoặc cả hai bên. Trong trường hợp này trước tiên các em xem sự việc có phải xảy ra ở quá khứ không, Nếu phải thì chia loại 3, nếu không có dấu hiệu nào của quá khứ thì các em phải dịch nghĩa : nếu thấy không có khả năng hoặc khó có khả năng xảy ra thì dùng loại 2, nếu có khả năng xảy ra thì dùng loại 1. Ví dụ: If he (go) there yesterday, he (meet) her. Thấy có dấu hiệu của quá khứ (yesterday) nên ta chia loại 3: If he had gone there yesterday, he would have met her. I (go) there if I (be) you. Không có dấu hiệu quá khứ nên ta dịch nghĩa: nếu tôi là bạn => chuyện không thể xảy ra nên dùng loại 2: I would go there if I were you. 2) Dạng viết lại câu dùng IF:
  10. Dạng này người ta sẽ cho 2 câu riêng biệt hoặc nối với nhau bằng các chữ như : so = that’s why (vì thế), because ( bởi vì ) Đối với dạng này nếu các em thấy : - Cả 2 câu đều chia thì tương lai thì dùng loại 1 (không phủ định) - Một bên hiện tại, một bên tương lai / hiện tại thì dùng loại 2 (phủ định) - Nếu có quá khứ trong đó thì dùng loại 3 (phủ định) - Ghi chú: - Phủ định là câu đề có not thì ta dùng không có not và ngược lại - Nếu có because thì để if ngay vị trí because - Nếu có so, that’s why thì để if ngược với vị trí của chúng. Ví dụ: I will go there. I will buy you a dog. => If I go there, I will buy you a dog. I can’t go out because it is raining. => If it weren’t raining, I could go out. ( người ta can thì mình dùng, không đổi thành will ) 3) Dạng viết lại câu đổi từ câu có if sang dùng unless: Unless sẽ thế vào chỗ chữ if, bỏ not, vế kia giữ nguyên. Ví dụ: If you don’t speak loudly, he won’t hear. Unless . => Unless you speak loudly, he won’t hear. 4) Dạng viết lại câu đổi từ câu có without sang dùng if : Dùng if . not ., bên kia giữ nguyên ( tùy theo nghĩa mà có câu cụ thể) Ví dụ: Without your help, I wouldn’t pass the exam. ( không có sự giúp đỡ của bạn , ) If you didn’t help, I wouldn’t pass the exam. ( nếu bạn không giúp, ) Without water, we would die. ( không có nước, ) If there were no water, we would die. ( nếu không có nước, ) 5) Dạng viết lại câu đổi từ câu có Or, otherwise sang dùng if : Dạng này thường có cấu trúc là câu mệnh lệnh + or, otherwise + S will Cách làm như sau: If you don’t ( viết lại, bỏ or, otherwise ) Ví dụ: Hurry up, or you will be late. ( nhanh lên, nếu không bạn sẽ trễ)
  11. If you don’t hurry, you will be late. ( nếu bạn không nhanh lên, bạn sẽ trễ) 6) Dạng viết lại câu đổi từ câu có But for sang dùng if : Dùng : if it weren’t for thế cho but for, phần còn lại giữ nguyên Ví dụ:But for your help, I would die. If it weren’t for your help, I would die. Các dạng câu điều kiện ám chỉ: Provided (that), providing (that) ( miễn là ) = if In case = phòng khi KHI NÀO DÙNG WILL/WOULD SAU IF Will đứng sau if  Thông thường chúng ta không dùng thì tương lai đơn với will sau if. Tuy nhiên, mặc dú rất ít khi được dùng đến, người ta có thể dùng hình thức này khi muốn nhấn mạnh đến ý " không phải bây giờ mà là sau này" . Hãy so sánh: If it suits you, I will change the date of our meeting. nếu anh thấy thuận tiện thì tôi sẽ đổi ngày họp của chúng ta lại. If it will suit you, I will change the date of our meeting. nếu anh thấy thuận tiện ( không phải bây giờ mà là sau này ) thì tôi sẽ đổi ngày họp của chúng ta lại. Will và would đứng sau if : - Muốn nhấn mạnh đến sự bằng lòng và không bằng lòng: + Khi yêu cầu người khác làm việc gì/ đáp ứng đề nghị giúp đỡ. Ví dụ 1 : Shall I hold the door open for you ? anh có muốn tôi để cửa mở cho anh không? Yes, if you will/would. vâng, xin anh vui lòng. Ví dụ 2 : If you will/would/could wait a moment, I will fetch the money. anh vui lòng chờ một chút, tôi sẽ đi lấy tiền. + Khi nói về người nào khác: If he will/would/could only try harder, I am sure he'd do well : nếu anh ta chỉ chĩu cố gằng hơn nữa, tôi chắc anh ta sẽ thành công. + Trong các hình thức lịch sự nhất trong các mạch văn trang trọng: Ví dụ 1 : I'd be grateful if you will/would let me know soon.: tôi sẽ lấy làm biết ơn nếu ông vui lòng cho tôi biết sớm. Ví dụ 2 : If you will/would follow me, I will show you the way. nếu anh chịu đi theo tôi thì tôi sẽ chỉ đường cho anh.
  12. + Trong những câu nói trực tiếp chỉ sự bằng lòng/ không bằng lòng. Ví dụ 1: If you will/would agree to pay us compensation, We will/would agree not to take the matter any further : nếu anh chịu bồi thường cho chúng tôi thì chúng tôi bằng lòng không đá động gì đến vấn đề đó nữa. Ví dụ 2: If you won't stop smoking, you can only expect to have a bad cough : nếu anh không chịu ngưng hút thuốc thì anh thì anh CÂU ĐIỀU KIỆN NÂNG CAO Chào các em, sau khi đã nắm vững các công thức cơ bản rồi, sau đây các em sẽ tiếp tục xem phần nâng cao của câu điệu kiện nhé. Dùng were to bên mệnh đề có if: Để diễn tả một hoàn cảnh tưởng tượng ở tương lai: Ví du: If the government were to cut V.A.T, prices would fall. ( Tưởng tưởng vậy đi cho nó thư giản trang thời buổi “gạo châu củi quế” này ) If he were to win the game, he would be rich. (Tưởng tượng thôi chứ không dễ gì anh ta thắng đâu). Để đề nghị một cách lịch sự: Ví dụ: If you were to ask him, he might help you. (Nếu bạn mà nhờ đến thì anh ta sẽ giúp bạn) If you were to move over, we could all sit on the sofa. Lưu ý: Công thức này không áp dụng cho các động từ chỉ tình trạng như: know, like, remember, understand Ví dụ: If I were to remember ( sai) If I remembered ( đúng) Trong công thức này were có thể đem ra ngoài thế if, nhưng nếu có not thì không được đem not theo mà phải để lại sau chủ từ nhé. Ví dụ: Weren’t the government to cut (sai) Were the government not to cut (đúng) Dùng it was/were not for + noun bên mệnh đề if Người ta dùng cấu trúc này để diễn tả một hoàn cảnh này lệ thuộc vào một hoàn cảnh hay một người nào khác. Ví dụ: If it were not for you, I would die. (Nếu không có bạn là tôi “tiêu” rồi) Đối với chuyện trong quá khứ ta dùng: if it hadn’t been for Các em cũng có thể dùng but for để thay thế công thức này mà không thay đổi nghĩa: Ví dụ: If it were not for you, = but for you, Phân biệt if not và unless: Thông thường, ở cấp độ cơ bản các em có thể thay thế if not bằng unless. Tuy nhiên, ở cấp độ nâng cao các em sẽ gặp những trường hợp chúng không thể thay thế nhau.
  13. Không thể dùng unless thay cho if not trong những trường hợp sau: +Trong những tình huống không thật. (thường là câu loại 2 và 3) Ví dụ: She would be a good friend if she were not selfish. She would be a good friend unless she were selfish. (sai) If he had not been absent, he would have known that. Unless he had been absent, he would have known that. (sai) +Khi nói về cảm xúc: I will be disappointed, if you don’t pass the exam. I will be disappointed, unless you pass the exam. (sai) +Trong hầu hết các câu hỏi: Ví dụ: What do you think if I don’t come? What do you think unless I come? (sai) Không thể dùng if not thay cho unless trong những trường hợp sau: +Khi ta nhắc đến việc đã qua với nhận xét về nó. Cách nhận ra tình huống này là có dấu gạch nối trước unless. Ví dụ: I couldn’t have gone to school on time – unless I had got up earlier. (Tôi đã không thể đi học đúng giờ- Trừ khi tôi dậy sớm hơn.) Trong tính huống này, thực tế tôi đã không đi học đúng giờ và tôi đã không dậy sớm. So sánh với câu này khi dùng if not. I couldn’t have gone to school on time, if I had not got up earlier. (Tôi đã không thể đi học đúng giờ nếu tôi không thức dậy sớm hơn) Trong trường hợp này thực tế tôi đã dậy sớm và đi học đúng giờ. Nghĩa hoàn toàn ngược với câu trên. Khi ta nói xong một câu, sau đó thêm vào một ý. Trường hợp này cũng phải có dấu gạch nối. Ví dụ: Because my secretaty is in the hospital, the work can’t continue – Unless you take up her position, of course. (Vì thư kí tôi nằm viện, công việc không thể tiếp tục – Dĩ nhiên trừ khi cô thay thế vị trí của cô ấy.) Because my secretaty is in the hospital, the work can’t continue if you don’t take up her position, of course. (sai) câu điều kiện loại zero Người ta gọi tên nó là “zero” có lẽ vì thấy 2 vế đều chia hiện tại đơn. Cách dùng: Diễn tả một chân lí, qui luật: Ví dụ: If water is frozen, it expands. Nếu nước bị đông đặc nó nở ra. (Đây là sự thật, chân lí lúc nào cũng vậy nên dùng loại zero) Phân biệt: If the water is frozen, it will expand. Nếu nước này bị đông đặc nó sẽ nở ra. (Đây là một hoàn cảnh cụ thể, một khối nước cụ thể nào đó xác định nên không dùng loại zero)
  14. Diễn tả một thói quen: Ví dụ: If it rains, I go to school by taxi. (Đây là thói quen chứ không phải một hoàn cảnh cụ thể nào nên dùng loại zero) Phân biệt: If it rains this evening, I will go to school by taxi. (Đây là hoàn cảnh cụ thể chứ không phải thói quen nên không dùng loại zero) Câu điều kiện loại hổn hợp. Loại hổn hợp là loại câu điều kiện mà 2 vế khác loại nhau. Ví dụ: If you had not spent too much yesterday, you would not be broke now. (Nếu hôm qua bạn không xài quá nhiều tiền thì hôm nay đâu có sạch túi như vầy) => Loại 3 + loại 2. If you liked animals, I would have taken you to the zoo. => Loại 2+ loại 3 If she arrived there yesterday, she can come here tomorrow. => Loại 2 + loại 1 Như vậy các em sẽ thấy loại hổn hợp rất đa dạng. Vấn đề đặt ra là làm sao biết chia vế nào loại nào. Để làm được loại hổn hợp này các em cần nắm vững bí quyết sau: Trước tiên các em phải hiểu bản chất của câu điều kiện là nếu cái gì đúng sự thật thì chia động từ theo đúng thời gian của nó, còn cái gì không có thật, khó xảy ra hoặc chỉ giả sử thôi thì lùi về một thì. Khi nắm nguyên tắc này rồi các em cứ lần lượt xem xét từng vế riêng biệt mà chia thì chư không được chia vế này xong thấy loại mấy thì vội vàng chia vế kia như vậy là rất dễ sai. Thử lấy các ví dụ trên phân tích xem nhé. If you had not spent too much yesterday, you would not be broke now. Vế đầu là chuyện xảy ra ở quá khứ không có thật (nếu hôm qua không xài quá nhiều tiền => thực tế đã xài quá nhiều tiền) Bình thường động từ ở quá khứ sẽ chia quá khứ đơn nhưng vì không thật nên ta giảm thì xuống thành QKHT. Vế sau là chuyện ở hiện tại và cũng không có thật nên từ will giảm thành would ( hiện tại nhưng vẫn dùng will vì đây là công thức của câu điều kiện). If you liked animals, I would have taken you to the zoo. Vế đầu là nói về sở thích chung chung nên bình thường là chia hiện tại nhưng vì không thật nên giảm xuống quá khứ. Vế sau là sự việc ở quá khứ nên giảm xuống thành would have p.p Tóm lại: Các em không nên học chi tiết từng loại hổn hợp mà chỉ cần nhớ nguyên tắc trên rồi chiếu theo đó mà xem xét từng vế. Lưu ý là phải đọc kỹ các manh mối cho trong câu đề để quyết định thời gian cũng như biết nó có xảy ra hay không. Thông thường có 3 cơ sở để các em xét: -Thời gian ở quá khứ. -Thời gian ở hiện tại/tương lai. -Thói quen.
  15. Phân 3:ĐẠI TỪ QUAN HỆ WHO ,WHICH ,WHOM Không phải ngẫu nhiên mà ngừơi ta xem Relative pronoun : WHO ,WHICH ,WHOM là một trong " tứ trụ" trong cấu trúc câu tiếng Anh ( cùng với : câu tường thuật , chia động từ ,câu bị động ) .Hầu như trong bài văn, bài text nào cũng ít nhiều dính dáng đến nó. Do đó các em nên chú ý học kỹ cấu trúc này nhé Thông thường khi mới học tiếng Anh chúng ta biết đến WHO ,WHICH như là chữ hỏi trong câu hỏi : Who do you like ? bạn thích ai ? chữ WHO ở đây là có nghĩa là AI và đựoc dùng trong câu hỏi . Which color do you like : red or blue ? bạn thích màu nào : xanh hay đỏ ? WHICH trong câu này có nghĩa là " NÀO " và cũng được dùng làm chữ hỏi . Nhưng hôm nay chúng ta làm quen với một cách dùng hoàn toàn khác của những chữ này. Chữ WHO không có nghĩa là AI và chữ WHICH cũng không có nghĩa là NÀO, mà cả hai đều có nghĩa là :MÀ ( hoặc đôi khi không dịch cũng đựơc ), và đặt biệt là chúng không phải dùng cho câu hỏi. Người ta gọi nhóm này là : relative pronoun tạm dịch là : liên quan đại danh từ, hoặc đại từ quan hệ . Ở đây chúng ta thống nhất gọi là đại từ quan hệ cho nó gọn nhé . Vậy các chữ này dùng để làm gì? và công thức dùng như thế nào ? Khi ta có hai câu riêng biệt mà trong đó chúng có cùng một danh từ thì ngừoi ta có thể nối chúng lại với nhau, và ngừoi ta dùng "đại từ quan hệ " để nối 2 câu. Ví dụ trong tiếng Việt mình nhé, ta có 2 câu : Tôi đã làm mất quyển sách .Bạn cho tôi quyển sách đó tháng trước . Nối lại như sau : Tôi đã làm mất quyển sách mà bạn cho tôi tháng trước . Cái chữ " mà " trong tiếng Việt chính là đại từ quan hệ mà ta sắp học đấy . Vậy có quá nhiều chữ : WHO , WHICH , THAT làm sao biết khi nào dùng chữ nào ? Trước tiên các em hãy học thuộc cách dùng của chúng như sau đây nhé : WHO : dùng thế cho chủ từ - ngừoi WHOM : dùng thế cho túc từ - ngừoi WHICH : dùng thế cho chủ từ lẫn túc từ - vật WHEN : dùng thế cho thời gian WHERE : dùng thế cho nơi chốn THAT : dùng thế cho tất cả các chữ trên ( có 2 ngoại lệ xem phần dưới )
  16. WHOSE : dùng thế cho sở hửu ,người / vật OF WHICH : dùng thế cho sở hửu vật WHY : dùng thế cho lý do ( reason /cause ) CÁCH GIẢI BÀI TẬP DÙNG ĐẠI TỪ QUAN HỆ WHO ,WHICH  DẠNG 1 : NỐI 2 CÂU Dạng này đề bài người ta cho 2 câu riêng biệt và yêu cầu mình dùng đại từ quan hệ nối chúng lại với nhau. Các bước làm dạng này như sau: Bước 1 : Chọn 2 từ giống nhau ở 2 câu : Câu đầu phải chọn danh từ, câu sau thường là đại từ ( he ,she ,it ,they ) ví dụ : The man is my father. You met him yesterday. BƯỚC 2 : Thế who,which vào chữ đã chọn ở câu sau, rồi đem (who ,which ) ra đầu câu The man is my father. You met him yesterday. Ta thấy him là người, làm túc từ nên thế whom vào -> The man is my father.You met whom yesterday. Đem whom ra đầu câu -> The man is my father. whom You met yesterday. Bước 3 : Đem nguyên câu sau đặt ngay phía sau danh từ đã chọn ở câu trước The man is my father. whom You met yesterday -> The man whom You met yesterday is my father  DẠNG 2 : ĐIỀN VÀO CHỔ TRỐNG  Dạng này đề bài người ta cho sẳn một câu đã được nối với nhau nhưng chừa chỗ trống để thí sinh điền đại từ quan hệ vào. Các bước làm dạng này như sau: + Nhìn danh từ phía trứơc (kế bên chỗ trống) xem người hay vật ( hoặc cả hai ): - Nếu vật thì ta điền WHICH / THAT The dog ___ runs ( thấy phiá trứoc là dog nên dùng WHICH / THAT) Nếu là : REASON, CAUSE thì dùng WHY The reason ___ he came ( dùng WHY ) -Nếu là thơì gian thì dùng WHEN -Nếu là nơi chốn thì dùng WHERE Lưu ý : - WHEN , WHERE , WHY không làm chủ từ, do đó nếu ta thấy phía sau chưa có chủ từ thì ta phải dùng WHICH / THAT chứ không được dùng WHEN , WHERE , WHY. Do you know the city ___ is near here ? Ta nhận thấy city là nơi chốn, nhưng chớ vội vàng mà điền WHERE vào nhé ( cái này bị dính bẩy nhiều lắm đấy ! ). Hãy nhìn tiếp phía sau và ta thấy kế bên nó là IS ( động từ ) tức là chữ IS đó chưa có chủ từ, và chữ mà ta điền vào sẽ làm chủ từ cho nó -> không thể điền WHERE mà phải dùng WHICH /THAT ( nếu không bị cấm kỵ )
  17. -> Do you know the city __WHICH / THAT___ is near here ? - Nếu ta thấy rõ ràng là thời gian, nơi chốn nhưng xem kỹ phía sau động từ người ta có chừa lại giới từ hay không, nếu có thì không đựoc dùng WHEN , WHERE, WHY mà phải dùng WHICH / THAT The house ___ I live in is nice . Ta thấy house là nơi chốn, nhưng chớ vội điền WHERE nhé, nhìn sau thấy ngừoi ta còn chừa lại giới từ IN nên phải dùng WHICH /THAT -> The house ___which/that___ I live in is nice Nhưng đôi khi ngưoì ta lại đem giới từ lên để trứoc thì cũng không đựoc dùng WHERE nữa nhé : The house in ___which___ I live is nice - Nếu là NGƯỜI thì ta tiếp tục nhìn phía sau xem có chủ từ chưa ? nếu có chủ từ rồi thì ta dùng WHOM / THAT, nếu chưa có chủ từ thì ta điền WHO / THAT. - Lưu ý : nếu thấy phía sau kế bên chổ trống là một danh từ trơ trọi thì phải xem xét nghĩa xem có phải là sở hửu không, nếu phải thì dùng WHOSE . The man ___son studies at Ta thấy chữ SON đứng một mình khôNG có a ,the , gì cả nên nghi là sở hửu, dịch thử thấy đúng là sở hửu dùng WHOSE (người đàn ông mà con trai của ông ta . ) => The man ___( whose )___son studies at - Nếu phía trứoc vừa có người + vật thì phải dùng THAT The man and his dog THAT cách dùng WHOSE và OF WHICH WHOSE : dùng cả cho người và vật This is the book .Its cover is nice -> This is the book whose cover is nice . -> This is the book the cover of which is nice WHOSE :đứng trứoc danh từ OF WHICH : đứng sau danh từ ( danh từ đó phải thêm THE ) OF WHICH : chỉ dùng cho vật ,không dùng cho người. This is the man . His son is my friend. -> This is the man the son of which is my friend.( sai ) -> This is the man whose son is my friend.( đúng ) NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG ĐẠI TỪ QUAN HỆ ( WHO ,WHICH ,WHO) 1.Khi nào dùng dấu phẩy ? Khi danh từ đứng trước who ,which,whom là : + Danh từ riêng ,tên :Ha Noi, which _Mary, who is + Có this ,that ,these ,those đứng trước danh từ :This book, which + Có sở hửu đứng trước danh từ :My mother, who is + Là vật duy nhất ai cũng biết : Sun ( mặt trời ), moon ( mặt trăng )_The Sun, which 2. Đặt dấu phẩy ở đâu ? - Nếu mệnh đề quan hệ ở giữa thì dùng 2 dấu phẩy đặt ở đầu và cuối mệnh đề My mother , who is a cook , cooks very well
  18. - Nếu mệnh đề quan hệ ở cuối thì dùng một dấu phẩy đặt ở đầu mệnh đề ,cuối mệnh đề dùng dấu chấm . This is my mother, who is a cook . 3.Khi nào có thể lược bỏ đại từ quan hệ WHO ,WHICH ,WHOM - Khi nó làm túc từ và phía trước nó không có dấu phẩy ,không có giới từ ( whose không được bỏ ) This is the book which I buy. Ta thấy which là túc từ ( chủ từ là I ,động từ là buy ) ,phía trước không có phẩy hay giới từ gì cả nên có thể bỏ which đi : -> This is the book I buy. This is my book , which I bought 2 years ago. Trước chữ which có dấu phẩy nên không thể bỏ được . This is the house in which I live . Trước which có giới từ in nên cũng không bỏ which đựơc . This is the man who lives near my house. Who là chủ từ ( của động từ lives ) nên không thể bỏ nó được . 4. Khi nào KHÔNG ĐƯỢC dùng THAT : - Khi phía trước nó có dấu phẩy hoặc giới từ : This is my book , that I bought 2 years ago. (sai) vì phía trước có dấu phẩy -.> không được dùng THAT mà phải dùng which This is the house in that I live .(sai) vì phía trước có giới từ in -> không được dùng THAT mà phải dùng which 5. Khi nào bắt buộc dùng THAT - Khi danh từ mà nó thay thế gồm 2 danh từ trở lên trong đó vừa có ngừơi vừa có vật The men and the horses that That thay thế cho : người và ngựa 6. Khi nào nên dùng THAT - Khi đầu câu là IT trong dạng nhấn mạnh (Cleft sentences) It is My father that made the table. - Khi đứng trước đó là : all, both, each, many, most, neither, none, part, someone, something, so sánh nhất - There is something that must be done This the most beautiful girl that I've ever met. Phần 4: CÂU BỊ ĐỘNG (passive voice) BÀI 1 Câu bị động là gì ?
  19. Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại bị tác động lên bởi một yếu tố khác Ví dụ: Tôi ăn cái bánh ( câu chủ động : vì chủ từ "tôi" thực hiền hành động "ăn" ) Cái bánh được ăn bởi tôi ( câu bị động : vì chủ từ "cái bánh" không thực hiện hành động"ăn" mà nó bị "tôi' ăn ) Trong tiếng việt chúng ta dịch câu bị động là "bị" (nếu có hại) hoặc " được" ( nếu có lợi) Khi chúng ta học về passive voice, theo “bài bản” chúng ta sẽ được các thầy cô cho học một công thức khác nhau cho mỗi thì. Ví dụ như thì hiện tại đơn thì chúng ta có công thức : S + is /am /are + P.P Qúa khứ đơn thì có : S + was / were + P.P Cứ thế chúng phải căng óc ra mà nhớ hàng loạt các công thức ( ít ra cũng 13 công thức). Như vậy chúng ta rất dễ quên và hậu quả là mỗi khi làm bài gặp passive voice là lại lúng túng. Vậy có công thức nào chung cho tất cả các thì không nhỉ ? Câu trả lời là CÓ ! Qua quá trình nghiên cứu tôi thấy tất cả các công thức trên đều có một điểm chung, từ đó tôi tóm gọn lại cho ra một công thức duy nhất ! Nếu nắm vững công thức các em có thể làm được tất cả các loại passive thông thường, công thức lại đơn giản. Vậy công thức đó như thế nào mà “ghê gớm “ thế? Mời các em cùng tham khảo nhé. ( xem hình vẽ ) Công thức này gồm 3 bước như sau: để cho dễ làm các em nên làm ngược như sau: Trước hết các em phải tiến hành chọn động từ passive, lưu ý không được chọn HAVE và GO nhé. Sau đó các em chỉ việc tiến hành 3 bước chính sau đây: 1) Đổi động từ chính ( đã chọn ở trên) thành P.P. 2) Thêm (BE) vào trước P.P, chia (BE) giống như động từ câu chủ động. 3) Giữa chủ từ và động từ có gì thì đem xuống hết. Như vậy là xong 3 bước quan trọng nhất của câu bị động (trong đó bước 2 là quan trọng nhất và hầu hết các em đều thường hay bị sai bước này ). Nắm vững 3 bước này các em có thể làm được hết các dạng bị động thông thường, các bước còn lại thì dễ hơn: 4) Lấy túc từ lên làm chủ từ : Thông thường túc từ sẽ nằm ngay sau động từ, nếu phía sau động từ có nhiều chữ thì phải dịch nghĩa xem những chữ đó có liên quan nhau không, nếu có thì phải đem theo hết, nếu không có liên quan thì chỉ đem 1 chữ ra đầu mà thôi. 5) Đem chủ từ ra phía sau thêm by :
  20. 6) Các yếu tố còn lại khác thì đem xuống không thay đổi ví dụ minh họa : Hãy đổi câu sau sang bị động: Marry will have been doing it by tomorrow. Chọn động từ: xem từ ngoài vào ta thấy có will (bỏ qua) tiếp đến là have (bỏ qua , vì như trên đã nói không được chọn have ), been (đương nhiên là bỏ qua rồi), going (cũng bỏ qua luôn, lý do như have) đến doing : à ! nó đây rồi chọn doing làm động từ chính) B1:Đổi V => P.P : doing => done done B2: Thêm (be) và chia giống V ở câu trên : (BE) =>BEING (vì động từ thêm ING nên be cũng thêm ING) being done B3: Giữa Marry và doing có 3 chữ ta đem xuống hết (will have been). will have been being done B4: Tìm chủ từ: sau động từ có chữ it , ta đem lên đầu : It will have been being done B5: Đem chủ từ (Mary) ra phía sau thêm by : It will have been being done by Mary B6: Các yếu tố còn lại khác thì đem xuống không thay đổi It will have been being done by Mary by tomorrow. Vậy là xong, các em cứ theo các bước mà làm không cần biết nó là thì gì (ở đây là thì tương lai hoàn thành tiếp diễn). Dễ chưa ! Ghi chú: - Nếu có thời gian thì phải để thời gian cuối câu nhé - Nếu chủ từ là : people, something, someone, they thì có thể bỏ đi (riêng các đại từ : I ,you, he thì tùy theo câu , nếu thấy không cần thiết thì có thể bỏ ) - Nếu có no đầu câu thì làm như bình thường, xong đổi sang phủ định - Nếu có trợ động từ do, does, did thì be sẽ nằm tại vị trí của những trợ động từ này ví dụ: Did your mother cook the meal? => Was the meal cooked by your mother ? They don't take the book. => The book isn't taken.
  21. BÀI 2 Như vậy là đến đây các em đã nắm cách thức làm câu bị động dạng thông thường rồi , bây giờ chúng ta tiếp tục học cách làm câu hỏi nhé. Đồi với câu hỏi các em cần phân ra làm 2 loại : loại câu hỏi yes/no và loại câu hỏi có chữ hỏi (còn gọi là WH question) 1) ĐỐI VỚI CÂU HỎI YES / NO: Câu hỏi yes / no là câu hỏi có động từ đặt biệt hoặc trợ động từ do,does,did đầu câu Bước 1 :Đổi sang câu thường Bước 2: Đổi sang bị động ( lúc này nó đã trở thành câu thường, cách đổi như đã học.) Bước 3: Đổi trở lại thành câu hỏi yes / no Em nào quên cách đổi sang câu hỏi yes / no (câu nghi vấn) thì VÀO ĐÂY xem nhé ở đây các em phải làm quen với cụm từ "đổi sang câu thường" ( vì thầy sẽ dùng nó trong nhiều cấu trúc văn phạm khác nữa) . Cách đổi sang câu thường như sau : Nếu các em biết cách đổi sang câu nghi vấn thì cũng sẽ biết cách đổi sang câu thường: làm ngược lại các bước của câu nghi vấn, cụ thể như sau: - Nếu có do, does , did đầu câu thì bỏ - chia động từ lại cho đúng thì (dựa vào do,does, did ) - Nếu có động từ đặc biệt đầu câu thì chuyển ra sau chủ từ. Ví dụ minh họa 1: ( trợ động từ đầu câu) Did Mary take it ? Bước 1 : Đổi sang câu thường : bỏ did, chia động từ take thành quá khứ vì did là dấu hiệu của quá khứ => Mary took it. Bước 2 : Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1 => It was taken by Mary Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn => Was it taken by Mary?
  22. Các em cũng có thể làm theo cách thế to be vào do,does, did như "mẹo" ở bài 1 Ví dụ minh họa 2: ( động từ đặc biệt đầu câu) Is Mary going to take it ? Bước 1 : Đổi sang câu thường : chuyển động từ đặc biệt (is) ra sau chủ từ : => Mary is going to take it. Bước 2 : Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1 => It is going to be taken by Mary Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn ( đem is ra đầu ) => Is it going to be taken by Mary ? 2) ĐỐI VỚI CÂU HỎI CÓ CHỮ HỎI: Cách làm cũng chia ra các bước như dạng trên, nhưng khác biệt nằm ở bước 2 và 3 Bước 1 : Đổi sang câu thường Bước này phức tạp hơn dạng 1, để làm được bước này các em phải biết chia nó làm 3 loại - Loại chữ hỏi WH làm chủ từ : ( sau nó không có trợ động từ do,does,did mà có động từ + túc từ) What made you sad? (điều gì làm bạn buồn ?) Who has met you ? (ai đã gặp bạn ? ) Loại này khi đổi sang câu thường vẫn giữ nguyên hình thức mà không có bất cứ sự thay đổi nào - Loại chữ hỏi WH làm túc từ: ( sau nó có trợ động từ do, does, did hoặc động từ đặc biệt + chủ từ ) What do you want ? Who will you meet ? Khi đổi sang câu thường sẽ chuyển WH ra sau động từ - Loại chữ hỏi WH là trạng từ : là các chữ : when, where, how , why When did you make it ?
  23. Giữ nguyên chữ hỏi , đổi giống như dạng câu hỏi yes/no Bước 2 : Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1 Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi có chữ hỏi ( đem WH ra đầu câu) Ví dụ minh họa:1 ( WH là túc từ, có trợ động từ) What did Mary take ? Bước 1 : Đổi sang câu thường : Có trợ động từ did => What là túc từ :bỏ did, chia động từ take thành quá khứ vì did là dấu hiệu của quá khứ, đem what ra sau động từ : => Mary took what. Bước 2 : Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1 => What was taken by Mary Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn : (vì lúc này what là chủ từ rồi nên không có gì thay đổi nữa ) => What was taken by Mary ? Ví dụ minh họa:2 ( WH là túc từ, có động từ đặc biệt) Who can you meet ? Bước 1 : Đổi sang câu thường : Có động từ đặc biệt can , Who là túc từ : chuyển ra sau động từ meet , you là chủ từ :chuyển can ra sau chủ từ you => you can meet who. Bước 2 : Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1 => Who can be met by you ? Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn : (vì lúc này who là chủ từ rồi nên không có gì thay đổi
  24. nữa ) =. Who can be met by you ? Ví dụ minh họa:3 ( WH là chủ từ ) Who took Mary to school ? Bước 1 : Đổi sang câu thường : Sau who là động từ + túc từ => who là chủ từ => đổi sang câu thường vẫn giữ nguyên hình thức => Who took Mary to school Bước 2 : Đổi sang bị động : làm các bước như bài 1 => Mary was taken to school by who Bước 3: Đổi trở lại câu hỏi nghi vấn : (vì lúc này là câu hỏi nên who phải ở đầu câu ) => Who was Mary taken to school by ? Nếu By đem ra đầu thì who phải đổi thành whom: => By whom was Mary taken to school ? (kỳ sau: đối với câu kép ) cucku54@yahoo.com ( khi add nick vui lòng giới thiệu nick trên diễn đàn ) VÀO ĐÂY xem về ngữ pháp căn bản. VÀO ĐÂY xem về luyện thi đại học. Back to top | Edit by user #3 Posted : Wednesday, October 22, 2008 2:59:23 AM BÀI 3 ĐỐI VỚI CÂU KÉP : Dù đã vững về cách làm câu đơn nhưng đôi khi các em lại lúng túng khi gặp phải những câu có nhiều mệnh đề. Cách làm cũng không khó nếu các em biết phân tích ra thành từng câu riêng rồi làm bình thường, giữ lại các từ nối. Ví dụ: When I came, they were repairing my car.
  25. Nhìn vào là thấy rõ ràng có 2 mệnh đề, các em cứ việc tách chúng ra rồi làm bị động từng mệnh đề: When I came : mệnh đề này không đổi sang bị động được vì không có túc từ they were repairing my car. làm bị động như bình thường => my car was being repaired Cuối cùng ta nối lại như cũ : When I came, my car was being repaired Dạng này suy cho cùng cũng là cách làm từng câu như ta đã học ở trên, còn một dạng nữa phức tạp hơn mà trong các bài kiểm tra cũng thường hay cho, các em cần lưu ý. Đó là dạng một chủ từ làm 2 hành động khác nhau, ví dụ : They opened the door and stole some pictures dạng này các em cũng tách làm 2 phần nhưng nhớ thêm chủ từ cho phần sau: They opened the door and they stole some pictures Lúc này các em chỉ việc đổi sang bị động từng câu riêng biệt và giữ lại liên từ and là xong. => The door was opened and some pictures were stolen. (kỳ sau: những dạng đặc biệt) NHỮNG DẠNG ĐẶC BIỆT BÀI 4 Chào các em, trong các bài 1,2,3 bên trên các em đã học được công thức chung của các loại bị động cơ bản, tuy nhiên nếu gặp các dạng đặc biệt thì các em phải biết sử dụng công thức riêng cho từng loại. Dưới đây là các dạng đặc biệt thường gặp. DẠNG 1: People say that Dạng này câu chủ động của nó có dạng sau: People/ they + say/think/believe + (that) + S + V + O Dạng này có 2 cách đổi sang bị động như sau: (xem sơ đồ TẠI ĐÂY )
  26. Cách 1: - Bước 1: Lấy chủ từ mệnh đề sau đem ra đầu câu - Bước 2: Thêm (be) vào : (be) chia giống động từ say/think -Bước 3: Lấy động từ say/think làm P.P để sau (be) - Bước 4:Lấy động từ mệnh đề sau đổi thành to INF. rồi viết lại hết phần sau động từ này. LƯU Ý : Nếu động từ trong mệnh đề sau trước thì so với say/think thì bước 4 không dùng to INF mà dùng : TO HAVE + P.P Ví dụ1: People said that he was nice to his friends - Bước 1: Lấy chủ từ mệnh đề sau đem ra đầu câu (he ) => He - Bước 2: Thêm (be) vào : (be) chia giống động từ say/think Said là quá khứ nên (be) chia thành was => He was -Bước 3: Lấy động từ say/think làm P.P để sau (be) P.P (cột 3) của said cũng là said : => He was said - Bước 4:Lấy động từ mệnh đề sau đổi thành to INF. rồi viết lại hết phần sau động từ này.
  27. So sánh thì ở 2 mệnh đề , ta thấy said và was cùng là thì quá khứ nên đổi động từ mệnh đề sau là was thành to be , viết lại phần sau ( nice to his friends) => He was said to be nice to his friends. Ví dụ 2: People said that he had been nice to his friends 3 bước đầu làm giống như ví dụ 1 nhưng đến bước 4 thì ta thấy said là quá khứ nhưng had been là quá khứ hoàn thành ( trước thì ) nên ta áp dụng công thức to have + P.P ( P.P của was là been ) => He was said to have been nice to his friends. Cách 2: - Bước 1: Dùng IT đầu câu - Bước 2: Thêm (be) vào : (be) chia giống động từ say/think -Bước 3: Lấy động từ say/think làm P.P để sau (be) - Bước 4: Viết lại từ chữ that đến hết câu. Ví dụ: People said that he was nice to his friends - Bước 1: - Bước 1: Dùng IT đầu câu => It - Bước 2: Thêm (be) vào : (be) chia giống động từ say/think Said là quá khứ nên (be) chia thành was => It was -Bước 3: Lấy động từ say/think làm P.P để sau (be) P.P (cột 3) của said cũng là said : => It was said - Bước 4: Viết lại từ chữ that đến hết câu. => It was said that he was nice to his friends
  28. Nhận xét: - Bước 2 và 3 giống nhau ở cả 2 cách Cách 2: dễ hơn do không phải biến đổi động từ phía sau do đó khi ngưới ta kêu đổi sang bị động mà không cho sẵn từ đầu tiên thì các em dùng cách 2 cho dễ Chào các em, một điều quan trọng khi làm câu bị động là phải nắm 3 yếu tố căn bản để biến đổi, đó là : chủ từ, động từ và túc từ . Các dạng trên, các em đều dễ dàng tìm ra 3 yếu tố này. Tuy nhiên có những câu trogn đó có hơn 2 động từ thì vấn đề chọn động từ nào để đổi sang p.p và các động từ còn lại có gì thay đổi không ? Nó sẽ làm các em bối rối. Dưới đây các em sẽ được học về những mẫu như vậy. DẠNG 2: Mẫu V O V Là dạng 2 động từ cách nhau bởi 1 túc từ, ta gọi V thứ nhất là V1 và V thứ 2 là V2, đối với mẫu này ta phân làm các hình thức sau: a) Bình thường khi gặp mẫu VOV ta cứ việc chọn V1 làm bị động nhưng quan trọng là :Nếu V2 bare.inf. ( nguyên mẫu không TO) thì khi đổi sang bị động phải đổi sang to inf. (trừ 1 trừng hợp duy nhất không đổi là khi V1 là động từ LET ) Ví dụ: They made me go => I was made to go. ( đổi go nguyên mẫu thành to go ) We heard him go out last night => He was heard to go out last night. They let me go. => I was let go. ( vẫn giữ nguyên go vì V1 là let ) Lưu ý: Đối với let người ta thường đổi sang allow. Ví dụ: They let me go out. => I was allowed to go out. b) Khi V1 là các động từ chỉ sở thích như : want, like, dislike, hate thì cách làm như sau: - Chọn V2 làm bị động rồi làm theo các bước cơ bản như bài 1.
  29. - Chủ từ và V1 vẫn giữ nguyên, không có gì thay đổi. - Nếu phần O trong (by O ) trùng với chủ từ ngoài đầu câu thì bỏ đi. Ví dụ: I hate people laughing at me. Chọn 3 yếu tố căn bản : S- V- O để làm bị động là : people laughing me. I hate giữ nguyên, me ở cuối đem lên trước động từ, nhưng vì nó vẫn đứng sau hate nên phải viết là me => I hate me Đổi động từ laughing thành p.p, thêm (be) trước p.p và chia giống động từ câu trên (thêm ing) => I hate me being laughed at. ( by people bỏ ) Me và I trùng nhau nên bỏ me : => I hate being laughed at. BÀI 6 Bị động của câu mệnh lệnh Trước hết các em cũng nên biết cách nhận dạng ra câu mệnh lệnh. Đó là câu không có chủ từ, mà là động từ nguyên mẫu đứng đầu câu. Công thức: xem sơ đồ TẠI ĐÂY - Thêm Let đầu câu - Đem túc từ câu trên xuống
  30. - Thêm be vào sau túc từ (be để nguyên mẫu không chia) - Đổi động từ thành P.P - Các phần còn lại (nếu có ) viết lại hết Ví dụ: Write your name on the blackboard. - Thêm Let đầu câu: Let - Đem túc từ câu trên xuống: (your name) Let your name - Thêm be vào sau túc từ (be để nguyên mẫu không chia): Let your name be - Đổi động từ thành P.P ( write => written) Let your name be written - Các phần còn lại viết lại hết (on the blackboard ) Let your name be written on the blackboard BÀI 7 NHỮNG DẠNG BỊ ĐỘNG RIÊNG LẺ Mẫu 1 :Mẫu này có dạng : It is sb's duty to inf.  Sb (be) supposed to inf.  Ví dụ: It's your duty to do this work.  => You are supposed to do this work. Mẫu 3:Mẫu này có dạng : It is impossible to do sth => Sth can't be done. Ví dụ: It is impossible to repair that machine.
  31. => That machine can't be repaired Mẫu 4:Mẫu này có dạng : S + enjoy + Ving + O => S + enjoy + O being + P.P Ví dụ: We enjoy writing letters. => We enjoy letters being written. Mẫu 5:Mẫu này có dạng : S + recommend / suggest + Ving + O => S + recommend / suggest that S + should be p.p Ví dụ: He recommends building a house. He recommends that a house should be built Ghi nhớ: Các động từ dùng with thay cho by : Crowd , fill , cover Ví dụ: Clouds cover the sky. => The sky is covered with clouds. Chào các em ! bắt đầu từ unit 5 của lớp 8 là các em bắt đầu làm quen với câu tường thuật rồi, liên tiếp các lớp tiếp theo các em cũng được học lại nhưng mức độ ngày càng nâng cao hơn, vậy ngay bây giờ các em hãy làm quen với cấu trúc quan trọng này nhé. Phần 5 : Câu tường thuật Câu tường thuật là câu thuật lại lời nói trực tiếp. Ví dụ: Mary nói với Tom “ Tôi ghét bạn lắm “ (lời nói trực tiếp) Mary nói với Tom cô ấy ghét anh ấy lắm. (câu tường thuật ) Khi thuật lại thì dấu ngoặc kép không còn nữa, đồng thời các cách xưng hô, thời gian, nơi chốn cũng phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh lúc đó. Cách học thế nào? Khi học về câu tường thuật các em cũng nên phân làm 2 mức độ: mức cơ bản và mức nâng cao. Từ lớp 11 trở xuống, các em học ban cơ bản có thể chỉ cần nắm vững phần cơ bản là
  32. được. Từ lớp 12 các em mới phải học phần nâng cao. Tuy nhiên việc phân chia này cũng không nhất thiết phải máy móc mà một khi các em đã nắm vững phần cơ bản thì cũng có thể học thêm phần nâng cao, nhưng cần tránh trường hợp chưa nắm vững phần cơ bản mà đã học phần nâng cao thì sẽ làm các em rối loạn trong cách áp dụng, từ đó sẽ không làm bài được. MỨC ĐỘ CƠ BẢN BÀI 1 Các thay đổi về nội dung 1)Thay đổi về người: Trong các sách văn phạm người ta thường nói : ngôi thứ nhất thì đổi thành gì, ngôi thứ hai thì đổi thành gì . Thật tình mà nói trong quá trình giảng dạy tôi thấy rất nhiều em hoàn toàn không hiểu khái niệm “ ngôi thứ nhất” “ ngôi thứ hai” là gì cả ! Từ “thực tế phủ phàng” đó chúng ta thống nhất không dùng khái niệm “ngôi” ngiếc gì ở đây hết, mà các em chỉ cần nhớ “câu thần chú” này là đủ: TÔI đổi thành NGƯỜI NÓI BẠN đổi thành NGƯỜI NGHE TÔI ở đây các em phải hiểu là bao gồm tất cả các đại từ nào mà dịch ra tiếng việt có chữ TÔI trong đó ,bao gồm : I : tôi (chủ từ), my : của tôi, me : tôi (túc từ). Tương tự chữ BẠN cũng vậy, bao gồm : you : bạn (chủ từ), your : của bạn, you : bạn (túc từ). Lưu ý là khi đổi thành người nghe hay người nói thì các em phải dùng đại từ chứ không lặp lại tên hay danh từ nhé. Ví dụ: My mother said to me “ I will give you a present.” I : tôi => người nói : my mother nhưng không để vậy mà phải đổi thành đại từ, vì mẹ tôi là phụ nữ - chủ từ nên đổi thành she You : bạn => người nghe : me Cuối cùng ta có : My mother said to me she would give me a present. Các em xem bảng đại từ nhé. BÀI 2
  33. 2)Thay đổi về thời gian: Now => then : Tomorrow => the next day / the following day_Next => the next_Yesterday => the day before / the previous day_Ago => before_Last + thời điểm => the + thời điểm before 3)Thay đổi về nơi chốn: Here => there_This => that_These => those 4)Thay đổi về thì:Nếu động từ tường thuật bên ngoài dấu ngoặc ở quá khứ thì khi thuật lại lời nói trong ngoặc ta phải giảm thì. Thông thường trên lớp học và trong sách các em sẽ được dạy là thì gì thì phải giảm thành thì gì, ví dụ như thì hiện tại sẽ giảm thành thì quá khứ Tuy nhiên cách này có hạn chế là phải học thuộc công thức thì gì sẽ giảm thành thì gì, chưa kể khi gặp các câu không biết gọi là thì gì thì các em sẽ bí ! sau đây Thầy sẽ chỉ cho các em cách giảm thì theo một công thức duy nhất, không cần biết tên thì Giảm thì là lấy động từ gần chủ từ nhất giảm xuống 1 cột. Ví dụ cột 1 thì giảm thành cột 2, ( không phải là động từ bất qui tắc thì thêm ed), cột 2 thì giảm thành cột 3 ( riêng cột 3 không đứng 1 mình được nên phải thêm had phía trước ) Ví dụ: she is => she was _She goes => she went ( cột 2 của go là went )__She went => she had gone ( vì gone là cột 3 nên phải thêm had vào phía trước gone ) She will be => she would be ( chỉ cần lấy 1 động từ gần chủ từ nhất là will để giảm thì chứ không lấy be ) Lưu ý: Các trường hợp sau đây không giảm thì:Chân lý, sự thật. Trong câu có năm xác định. Thì quá khứ hoàn thành. Câu thuộc cấu trúc đã giảm thì rồi ( Sau: as if, as though, if only, wish, it's high time, would rather, câu điều kiện loại 2, 3 ) Tóm lại : Trên đây là những thay đổi căn bản mà trong tất cả các mẫu mà các em học sau này đều áp dụng BÀI 3 Trong bài này các em sẽ học cách làm các dạng câu tường thuật. Khi làm các em phân biệt 2 loại thay đổi : - Thay đổi cơ bản:Là 4 thay đổi ở bài 1 và bài 2 ở trên. - Thay đổi cấu trúc:Là các thay đổi liên quan đến cấu trúc câu như chủ từ, động từ v v Ở mức độ căn bản, câu tường thuật có thể chia làm 4 loại sau:
  34. 1) Câu phát biểu :Là loại câu nói bình thường như : “ I am a student” , “She didn’t like dogs” Cách làm: Đối với loại câu này ta chỉ cần áp dụng những Thay đổi cơ bản mà thôi. Ví dụ: Mary said:” I will study in this school next year” => Mary said she would study in that school the following year. 2) Câu mệnh lệnh: Là loại câu yêu cầu người khác làm gì đó, cách nhận dạng câu mệnh lệnh là: Đầu câu là: - Động từ nguyên mẫ .- Don’t - Can you - Could you - Would you - Would you mind - Please ( please có thể ở cuối câu) Cách làm: Áp dụng công thức sau: Người nói asked / told + người nghe (not) to inf. Nếu có don’t thì ta dùng not Lưu ý là đối với câu mệnh lệnh, nhất thiết phải có người nghe cho nên việc tìm người nghe cũng là một vấn đề mà các em cần biết: Các bước tìm người nghe từ dễ đến khó như sau: - Đối những câu mà đề bài người ta cho sẵn : chỉ việc lấy đó mà sử dụng. Ví dụ: Mary said to Tom :” ” - Đối với những câu người nghe được để ở cuối câu: (phải có dấu phẩy trước người nghe) : ta chỉ việc đem lên mà sử dụng: Ví dụ:
  35. “Give me the book, Mary “said the man. => The man told Mary to give him the book. Trong trường hợp đó là các chữ : mum , dad thì phải đổi thành sở hửu + mother / father .Các danh từ như : boy, girl vv. thì phải thêm the phía trước Ví dụ: “Please give me some money, Mum “said the boy. - The boy told his mother to give him some money. “Don’t stay here, boys” the man said. => The man told the boys not to stay there. - Đối với các câu không có người nghe ở bên ngoài ngoặc và ở cuối câu cũng không nhắc đến thì ta xem trước người nói có sở hửu gì không, nếu có thì ta lấy sở hửu đó làm ngườì nghe. Ví dụ: His mother said " " Thấy có sở hửu his ( mẹ của anh ấy => người nghe là anh ấy : him ) => His mother told him - Trường hợp xem xét cả 3 cách trên mà vẫn chưa tìm ra người nghe thì ta dùng me (tôi) làm người nghe. 3) Câu hỏi YES / NO: Là dạng câu hỏi có động từ đặc biệt hoặc trợ động từ do, does, did đầu câu. Cách làm: - Đổi sang câu thường Nếu câu có động từ đặc biệt đầu câu thì chuyển ra sau chủ từ. “Can he go?” => he can go Nếu là trợ động từ do, does, did đầu câu thì bỏ ( động từ chia thì trở lại) - “Does he go?” => he goes - Thêm IF/ WHETHER đầu câu Ví dụ: Mary asked Tom: ”Are you a student?” => đổi sang câu thường bằng cách đem are ra sau chủ từ: "you are a student"
  36. => Mary asked Tom if / whether he was a student. 4) Câu hỏi WH: Là câu hỏi có các chữ hỏi như HOW, WHAT, WHEN đầu câu Cách làm: - Đổi sang câu thường Giống như câu hỏi YES / NO nhưng không thêm if / whether Ví dụ: She said to me:” what time do you go to school?” - She asked me what time I went to school. Các em xem sơ đồ tóm tắt sau đây: BÀI 4 Ứng dụng câu tường thuật cấp độ cơ bản Qua 3 bài trên, các em đã nắm về lý thuyết câu tường thuật cấp độ cơ bản. Để các em hiểu rõ hơn bài học trước khi làm quen với cấp độ nâng cao, chúng ta cùng nhau làm một số bài tập sau nhé: 1) Mary said to Tom “ I want to tell you that I don’t like your brother” Mary said to Tom “ I want to tell you that I don’t like your brother”
  37. Đây là dạng câu phát biểu, các em sẽ không phải thay đổi về cấu trúc mà chỉ chú ý đến các thay đổi cơ bản; các chữ màu hồng đều có nghĩa là “tôi’ “bạn” nên phải đổi; các chữ màu xanh là động từ đứng gần chủ từ nhất nên phải giảm thì: I : tôi ( chủ từ) = người nói ( Mary) là phụ nữ => đổi thành she You : bạn (túc từ) = người nghe ( Tom) là nam => him Your : của bạn ( sở hửu ) = người nghe ( Tom) là nam => his Want là cột 1 giảm thành cột 2 , không có bất qui tắc nên thêm ed => wanted Do là cột 1 giảm thành cột 2 => did Cuối cùng ta có: Mary said to Tom she wanted to tell him that she didn’t like his brother” 2) The man said to me,” would you please tell me the way to the post office? “ Thấy có would you please đầu câu là ta biết ngay là câu mệnh lệnh, nên áp dụng theo công thức : người nói told/ asked người nghe + to inf. Người nói và người nghe đã có sẳn, nhưng động từ thì phải đổi từ said => told / asked : => The man told me . Tiếp theo là ta phải tìm động từ, dễ dàng thấy là tell , người thì “me” => him , các chữ khác viết lại hết: => The man told me to tell him the way to the post office 3) “ Have you revised your lessons? “, said my mother. “ Have you revised your lessons? “, said my mother.Nhìn sơ qua thấy là câu hỏi nhưng không có chữ hỏi what, when gì cả nên đó là câu hỏi yes/no. Cũng nên chú ý kiểu viết “said my mother “ ( viết ngược động từ lên trước chủ từ) mà đôi khi các em sẽ gặp trong quá trình làm bài. Phần ngoài ngoặc: Tìm người nghe: thấy có sở hửu my => người nghe là me My mother asked me . ( đổi động từ said thành asked vì là câu hỏi) Phần trong ngoặc: Đổi thành câu thường: Phần trong ngoặc ta đổi thành câu thường bằng cách đem động từ đặc biệt have ra sau chủ từ you:
  38. You have revised your lessons Giảm thì: Chữ have (cột 1 )giảm xuống thành cột 2 (had) You had revised your lessons Thay đổi về người: You và your cũng đổi tương ứng thành người nghe (tôi): you => I , your => my I had revised my lessons Thêm if / whether đầu câu: if I had revised my lessons Cuối cùng ráp với phần ngoài ngoặc bên trên ta có: My mother asked me if I had revised my lessons MỨC ĐỘ NÂNG CAO Qua 4 bài trên các em đã nắm vững về câu tường thuật cấp độ cơ bản, bắt đầu từ bài 5 này các em sẽ làm quen với dạng câu tường thuật ở cấp độ nâng cao. Sự khác biệt giữa 2 cấp độ này chủ yếu ở cách biến hóa của lời tường thuật. Nếu như ở cấp độ cơ bản các em chủ yếu sử dụng quanh đi quẩn lại chỉ 3 động từ tell, ask, và say thì giờ đây các em phải sử dụng rất nhiều động từ tường thuật khác nhằm để thể hiện cao nhất ý muốn của người nói. Lần lượt dưới đây là các dạng thường gặp của câu tường thuật cấp độ nâng cao: 1) Dạng 1: S+V+người+(not)TOInf. Các động từ thường được sử dùng trong dạng này là : invite (mời ), ask, tell, warn ( cảnh báo ), order ( ra lệnh ), beg ( van xin ), urge ( thúc hối) Ví dụ : "Would you like to go out with me." Said the man. => The man invited me to go out with him. Nếu bảo ai không làm chuyện gì, thì đặt NOT trước to inf . Don't stay up late ( đừng thức khuya nhé ) > she reminded me not to stay up late ( cô ấy nhắc nhỡ tôi không thức khuya ) 2) Dạng 2: S + V + người + giới từ + Ving / N Các động từ thường được sử dùng trong dạng này là :
  39. Accuse sb of (buộc tội ai về ) Ví dụ : you've stolen my bicycle! > He accused me of having stolen his bicycle ( anh ta buộc tội tôi đã ăn cắp xe đạp của anh ta ) Prevent sb from (ngăn không cho ai làm gì ) Ví dụ : I can't let you use the phone > My mother prevented me from using the phone ( Mẹ tôi không cho tôi dùng điện thoại ) Congratulate sb on ( chúc mừng ai về việc gì ) Blame sb for ( đổ lỗi ai về việc gì ) Blame sth on sb ( đổ tội gì cho ai ) Warn sb against ( cảnh báo ai không nên làm điều gì ) - lưu ý mẫu này không dùng not Don't swim too far ! He warned me against swimming too far. ( anh ta cảnh báo tôi đừng bơi quá xa ) = He warned me not to swim too far Thank sb for ( cám ơn ai về việc gì ) Criticize sb for ( phê bình ai việc gì ) 3) Dạng 3: S + V + VING Các động từ thường được sử dùng trong dạng này là : Advise ( khuyên ) , suggest ( đề nghị ), Admit ( thú nhận ), deny (chối) Ví dụ: Shall we go for a swim ? ( chúng ta cùng đi bơi nhé ) > she suggested going for a swim ( cô ấy đề nghị đi bơi ) Ví dụ: I know I am wrong > he admitted being wrong ( anh ta thú nhận là mình sai ) 4) Dạng 4: S + V + to Inf. Các động từ thường được sử dùng trong dạng này là : promise (hứa), agree ( đồng ý ), threaten ( đe dọa), propose ( có ý định ), offer ( đề nghị giúp ai) , refuse (từ chối) Ví dụ:He said, “ I will kill you if you don’t do that” => He threatened to kill me if I did not do that. - we'll visit you ( chúng tôi sẽ thăm bạn ) > she promised to visit us ( cô ấy hứa thăm chúng tôi ) - let me give you a hand > he offered to give me a hand ( anh ấy đề nghị được giúp tôi một tay )
  40. ( kỳ sau: các dạng đặc biệt) CÁC DẠNG ĐẶC BIỆT Chào các em , sau khi học qua 2 phần cơ bản và nâng cao các em cũng đã có được một số kiến thức khá vững về câu tường thuật, nếu chịu khó luyện tập thì các em có thể làm tốt hầu hết các dạng bài tập ở trường. Tuy nhiên đối với những em có ý định thi khối D thì bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ. Sau đây là một số dạng đặc biệt mà các em có thể tham khảo thêm. 1) Các dạng câu sẽ dùng advise: Có một số dạng câu như câu hỏi, câu điều kiện nhưng khi tường thuật lại thì không dùng dạng câu hỏi mà lại áp dụng công thức của câu mệnh lệnh với động từ advise: Khi gặp các mẫu sau thì dùng công thức: S + advise + O + to inf. S + had better_S + should_Why don’t you ._If I were you Ví dụ:My mother said,” You’d better go to school early”  My mother advised me to go to school early. -“ Why don’t you go to school early? ”, said my mother.  My mother advised me to go to school early. - My friend said to me, “ If I were you, I would met him” => My friend advised me to meet him. 2) Các dạng câu sẽ dùng suggest: Khi gặp các mẫu sau thì dùng công thức: S + suggest + Ving Let’s _Why don’t we _Shall we _How about Ví dụ: My friend said to me,” Let’s go out for a drink” My friend suggested going out for a drink. - My friend said ,” Why don’t we go out for a drink ? ” => My friend suggested going out for a drink. 3) Các dạng câu sẽ dùng invite:
  41. Khi gặp các mẫu sau thì dùng công thức: S + invite + O + to inf. Would you like .? Ví dụ: “Would you like to come to my party “ => He invited me to come to his party. 4) Các dạng câu kép (có 2 câu nói trong 1 dấu ngoặc kép) : Thông thường các câu đề cho thường chỉ có 1 câu, nhưng đôi khi các em cũng gặp các câu đề cho 2 câu. Đối với các trường hợp này các em phải dùng liên từ để nối chúng lại; các liên từ thường dùng là : Nếu 2 câu là nguyên nhân, kết quả của nhau thì theo nghĩa mà dùng:Because/ So Ví dụ: “Don’t tell me to do that. I don’t like it “ => He asked me not to tell him to do that because he did not like it. - Nếu 2 câu đó không có liên quan về nhân quả mà chỉ là 2 câu nói liên tiếp nhau thì dùng: And added that ( và nói thêm rằng) Ví dụ: “ I miss my mother. I will visit her tomorrow.” => She said that she missed her mother and added that she would visit her the next day. - Nếu 2 câu khác dạng nhau thì tùy câu đầu vẫn làm bình thường sau đó thêm and và động từ tường thuật riêng của câu sau. Ví dụ: “This is my book. Don’t take it away.” ( câu đầu dạng phát biểu, câu sau dạng mệnh lệnh) She said that was her book and told me not to take it away. - “Tomorrow is my birthday. Do you remember that?” ( câu đầu dạng phát biểu, câu sau dạng câu hỏi) => She said that the next day was her birthday and asked me if I remembered that. 5) Đối với dạng câu câu cảm: Dùng động từ tường thuật exclaim ( kêu lên , thốt lên) S + exclaim with + danh từ biểu lộ trạng thái that
  42. Các danh từ thường dùng trong mẫu này là:Delight ( thích thú, vui sướng)_Admiration ( ngưởng mộ )_Horror ( sợ hải)_Satisfaction (hài lòng)_Surprise ( ngạc nhiên)_Pain (đau đớn)_Regret (tiếc nuối) _Disappointment ( thất vọng) Ví dụ:- “What a lovely dress !” ( ôi, cái áo đầm đẹp quá She exclaimed with delight that the dress was lovely. - “Oh! I’ve cut myself” said the little boy. ( Ối, tôi bị đứt tay rồi!) The little boy exclaimed with pain that he had cut himself. ( thằng bé kêu lên đau đớn rằng nó bị đứt tay) 6) Một số dạng khác: -Lời chào dùng : greet - Cám ơn dùng : thank - Lời chúc : wish Ví dụ: She said to me “ hello!” => She greeted me. - “ Thank you very much for your help” => She thanked me for my help. - “Happy new year!” => She wished me a happy new year. Phần 6: CÂU HỎI ĐUÔI Công thức : S + V + O , [] + ĐẠI TỪ ? Trong đó : Đại từ : Lấy chủ từ câu đầu đổi thành đại từ Đàn ông > he;Đàn bà > she;Vật (số ít ) -> it,;There -> there,;This -> it,;That -> it;,These -> they;Those -> theySố nhiều > they Các đại từ như : they, he she thì giữ nguyên [] : nhìn ở câu đầu nếu có động từ đặc biệt thì chuyển thành [] nếu không có thì mựon trợ động từ do, does, did Những động từ đặc biệt có thể chuyển ra vị trí [] mà không cần phải mượn trợ động từ là:- is, am, are, was, were - wil, would - can, could - may, might - should - had ( better) - have, has, had ( + p.p) - lưu ý nếu phía sau không có p.p ( cột 3) thì không được xem là động từ đặc biệt - Nếu câu đầu có NOT, hoặc các yếu tố phủ định như : never, rarely, no, hardly , thì [] không có NOT, nếu câu đầu không có NOT thì [] có NOT NHỮNG DẠNG ĐẶC BIỆT :I am > Aren't I ? ( nhưng nếu là : I am not thì lại dùng : am I ? ) Let's > Shall we ? Nobody, no one, everyone, everybody,Someone, somebody > [] they ?
  43. One > [] you/one - Câu mệnh lệnh ( không có chủ từ ) > Will you ? VÍ DỤ : Lan can go, can't she ? ( động từ đặt biệt đem can ra sau) Tom likes it, doesn't he ? (không có động từ đặt biệt nên mượn trợ động từ does ) the dogs won't run, will they ? ( câu đầu có not nên câu sau không có not ) Go out with me, will you ? ( câu mệnh lệnh ) Don't take it, will you ? ( mệnh lệnh, dù có not hay không cũng dùng will you ) I am a student, aren't I ? Phần trên là những vấn đề cơ bản của câu hỏi đuôi đủ để các em sử dụng trong chương trình phổ thông, tuy nhiên muốn học cao hơn để làm tốt các bài thi đại học hay chương trình chuyên ngữ của đại học thì phải học những dạng "siêu khó" sau đây: 1) Câu đầu là I WISH: Dùng MAY - Ví dụ:- I wish to study English, may I ? 2) Chủ từ là ONE: Dùng you hoặc one Ví dụ:One can be one’s master, can’t you/one? 3) Câu đầu có MUST: Must có nhiều cách dùng cho nên tùy theo cách dùng mà sẽ có câu hỏi đuôi khác nhau - Must chỉ sự cần thiết: => dùng needn’t Ví dụ: They must study hard, needn’t they? - Must chỉ sự cấm đoán: => dùng must Ví dụ: You mustn’t come late, must you ? - Must chỉ sự dự đoán ở hiện tại: => dựa vào động từ theo sau must Ví dụ: He must be a very intelligent student, isn’t he? ( anh ta ắt hẳn là 1 học sinh rất thông minh, phải không ?) - Must chỉ sự dự đoán ở quá khứ ( trong công thức must +have+ p.p) : => dùng [ ] là have/has Ví dụ: You must have stolen my bike, haven’t you? ( bạn chắc hẵn là đã lấy cắp xe của tôi, phải không?) 4) Let đầu câu: Let đầu câu có nhiều dạng cần phân biệt: - Let trong câu rủ (let’s ): dùng shall we ? Ví dụ: Let’s go out, shall we? - Let trong câu xin phép (let us /let me ): dùng will you ? Ví dụ: Let us use the telephone, will you?
  44. Let me have some drink, will you? - Let trong câu đề nghị giúp người khác (let me): dùng may I ? Ví dụ: Let me help you do it, may I ? 5) Câu cảm thán: Lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ, [ ] dùng is, am, are Ví dụ: What a beautiful dress, isn’t it? What a stupid boy, isn’t he? How intelligent you are, aren’t you? 6) Câu đầu có I + các động từ sau: think, believe, suppose, figure, assume, fancy, imagine, reckon, expect, seem, feel + mệnh đề phụ: Lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi. Ví dụ: I think he will come here, won’t he? I don’t believe Mary can do it, can she? ( lưu ý MĐ chính có not thì vẫn tính như ở MĐ phụ) Cùng mẫu này nhưng nếu chủ từ không phải là I thì lại dùng mệnh đề đầu làm câu hỏi đuôi. Ví dụ: She thinks he will come, doesn’t she? 7) Câu đầu có It seems that + mệnh đề - Lấy mệnh đề làm câu hỏi đuôi. Ví dụ: It seems that you are right, aren’t you? 8 ) Chủ từ là mệnh đề danh từ: -Dùng it Ví dụ: What you have said is wrong, isn’t it? Why he killed himself seems a secret, doesn’t it? Những lỗi sai thường gặp khi làm bài tập câu hỏi đuôi 1) Nhầm 's thành is : Cả is và has đều có cách viết rút gọn là 's , tuy nhiên theo thói quen cứ thấy 's là cho rằng đó là is rút gọn nên khi đem ra phía sau chỗ [] người làm "phục hồi" chúng thành chữ is. Cách khắc phục lỗi này:
  45. Nếu nhìn thấy phía sau có p.p ( động từ cột 3 hoặc thêm ed) thì nên xem lại nếu không phải câu bị động thì 's đó chính là has. 2) Không nhận ra 'd : 'd là viết tắc của would hoặc had, do đó nếu người làm không cẫn thận sẽ lúng túng và chọn [] sai Cách khắc phục lỗi này: - Nếu nhìn phía sau có better/ p.p thì 'd đó là viết tắt của had - Nếu phía sau có rather / like / love thì 'd là viết tắt của would USED TO 1.USED_TO_:(Đã_từng) Công_thức : S + USED TO + INF. - Để chỉ hành động xảy ra ở quá khứ mà bây giờ không còn nữa . I used to smoke : tôi từng hút thuốc ( bây giờ không còn hút nữa ) There used to be a river here : đã từng có một con sông ở đây 2.BE/GET_USED_TO_(quen): CÔNG_THỨC : S (người ) + GET/BE + USED TO + VING /N Để diển tả một rằng chủ từ quen với sự việc đó I am used to getting up late on Sundays. : tôi quen dậy trễ vào chủ nhật I am used to cold weather : tôi quen với thời tiết lạnh Dùng get khi chỉ một quá trình quen dần dần Don't worry ! you will get used to live here soon : đừng lo bạn sẽ sớm quen với việc sống ở đây thôi. 3.BE_USED_TO_(được_sử_dụng_để) Công_thức : S ( thừong là vật )+ BE + USED TO + INF. Đây là thể bị động của động từ use với nghĩa là : sử dụng A knife is used to cut the cake : một con dao được sử dụng để cắt bánh . 4_USE_(sửdụng):
  46. S + USE + N ( to inf. ) I use a knife to cut it : tôi sử dụng một con dao để cắt nó Phần 7: Modal verbs Modal verbs là nhóm động từ rất quen thuộc với mọi người học tiếng Anh. Ngay từ khi học lớp 6 các em đã được làm quen với chúng qua các câu đơn giản như “ can I help you?”, “I can swim”.Từ đó mỗi năm những kiến thức về modal verbs lại được “âm thầm” bổ sung trong chương trình học. Nói “âm thầm” vì ngoại trừ lớp 12, không có cấp lớp nào có 1 tiêu đề văn phạm chuyên về nhóm này mà chúng chỉ được bổ dung thông qua các mẫu câu lẻ loi mà thôi. Thế là khi chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học không ít em chợt lo lắng vì cảm thấy modal verbs không hề đơn giản chút nào, nhất là khi các em liên tục bị “knock out” trong các bài tập luyện thi có áp dụng nhóm này. Nguyên do gì đâu có tình trạng này?- Đó chính là do sự đặc điểm phức tạp của các modal verbs, trong khi các em lại không chú ý đến mà cứ nghĩ quá đơn giản về chúng.Có thể nói chưa có nhóm động từ nào lại phức tạp về cách chia thì như nhóm này. Có bao giờ các em tự hỏi tại sao trong câu “ Could you open the door for me ?” người ta lại dùng could ( quá khứ của can) trong khi ngữ cảnh là hiện tại Trong bài viết này, thầy không đi sâu vào việc nêu ra tất cả cách dùng của chúng mà chủ yếu phân tích để các em thấy rỏ 3 cách dùng khác nhau - nguyên nhân gây ra sự phức tạp của nhóm này. Trước tiên các em phải nhận ra rằng modal verbs có 3 cách dùng khác nhau, nhưng rắc rối hơn là không phải động từ nào trong nhóm này đều dùng được ở 3 cách mà có khi lại chỉ 2 cách. Cách dùng 1:Cách dùng này là cách dễ nhất, các động từ sẽ mang nghĩa bình thường của nó. Đặc điểm: động từ chia thì theo thời gian. Ví vụ: như chữ CAN mang nghĩa “ có thể” chỉ năng lực của đối tượng và nếu câu nói ở hiện tại hoặc tương lai thì dùng CAN, còn quá khứ thì bắt buộc dùng could. Ví dụ:Now I can swim cross this river in 5 minutes ( năng lực ở hiện tại- dùng thì hiện tại của can => CAN ).When I was a child I could swim cross this river in 5 minutes ( năng lực ở quá khứ- phải dùng thì quá khứ của can => COULD ) Cách dùng 2: Cách dùng này dùng trong các câu đề nghị. Đặc điểm: động từ KHÔNG chia thì theo thời gian. Cách dùng từ và chia thì nào hoàn toàn không phụ thuộc vào nghĩa và thì của động từ mà phụ thuộc vào nội dung, đối tượng và tính trang trọng của lời nói. Ví dụ:
  47. Khi nhờ ai giúp ta có thể nói :Can you .?;_Will you ?_Could you .? May you .? (không dùng )_Might you .? (không dùng ) Khi muốn giúp ai ta nói :Can I .?_Shall I ? Trong khi trong câu xin phép lại dùng:May I .? Rỏ ràng các em thấy khi ta dùng can I ? và could I ? Không phải do quá khứ hay hiện tại mà do tính lịch sự, trang trọng của lời nói mà thôi. Muốn biết khi nào dùng thì phải thuộc các mẫu câu đàm thoại, ( có thể xem thêm loại này Cách dùng 3: Để chỉ sự dự đoán về khả năng xảy ra của sự việc. Trong cách dùng này phân ra làm 2 loại: a. Loại 1: dự đoán ở hiện tại, tương lai Cần phân biệt cách dùng này với cách dùng 1 Ví dụ: I can swim ( năng lực của tôi là tôi biết bơi => cách dùng 1) I can come ( khả năng là tôi có thể đến => cách dùng 3) He must wear uniform at school ( chỉ sự bắt buộc => cách dùng 1 ) He must be very hungry ( anh ta ắt hẵn là đói lắm) Cách dùng này chú trọng đến mức độ khả năng xảy ra theo thứ tự giảm dần như sau: Must - can - could - may - might Một đặc điểm của cách dùng này mà qua các câu hỏi thắc mắc trên diễn đàn thầy nhận thấy rằng còn nhiều em vẫn còn không nắm vững, đó là : công thức dùng trong quá khứ. Khác với cách dùng 1 khi dùng diễn tả quá khứ thì chỉ việc đổi thành quá khứ thôi, cách dùng 3 có công thúc hoàn toàn khác. Công thức là : Modal verb + have + p.p He must be hungry now ( bây giờ anh ta ắt hẵn đói bụng) He must have been hungry after school yesterday ( hôm qua sau giờ học anh ta ắt hẵn đói bụng). Doug must have returned the video we rented on his way to work. It was on the table, but now it's gone. Doug chắc hẵn đã trả cái băng video mà chúng tôi mướn trên đường đi làm rồi. ( trước đây ) thấy nằm trên bàn mà bây giờ mất tiêu. Các mức độ chắc chắn cũng theo thứ tự giảm dần như trên: Must have p.p;Can have p.p;Could have p.p;May have p.p;Might have p.p Lưu ý là ở hình thức phủ định không dùng must not mà dùng can/ could not mà thôi Ở quá khứ trong cách dùng này còn có thêm một công thức mà trong các bài tập hay áp dụng, đó là :
  48. Should + have + p.p Công thức này để diễn tả hành động đáng lẽ nên làm ở quá khứ nhưng thực tế đã không làm.You should have met him yesterday. Now he has gone away.Bạn đáng lẽ nên gặp anh ta ngày hôm qua. Giờ đây anh ta đã đi mất rồi. Phần 8: A hay AN ? Các em thân mến, cách dùng A hay AN tưởng chừng đơn giản nhưng không ít các em làm sai bởi vì không nắm vững nguyên tắc. Tôi chỉ cho các em những nguyên tắc đó nhé ! Nguyên tắc dùng a hay an là tùy theo cách đọc chứ không phải theo cách viết. Trước khi quyết định dùng a hay an các em hãy đọc thử xem chữ đó bắt đầu là nguyên âm hay phụ âm .Nếu nguyên âm thì dùng an còn nếu phụ âm thì dùng a .Việc này cũng không đòi hỏi các các em phải nắm vững cách phiên âm bằng tiếng Anh mà các bạn có thể dùng tiếng Việt để kiểm tra . Ví dụ: ___ book. book đọc là /búc/ (theo tiếng Việt ) bắt đấu là chữ b - phụ âm nên dùng a ___ hour . đọc là /áo ơ / ( cũng là đọc theo tiếng Việt à nha !)-> chữ á là nguyên âm nên dùng an Nhắc lại là dùng a,an là bằng miệng chứ không phải là bằng mắt nhé Trong quá trình làm bài về loại này các các em lưu ý một số trường hợp sau: + Các chữ bắt đầu bằng H : Thông thường h đọc là /h/,nhưng cần nhớ một số chữ h là âm câm (không đọc ) sau đây : hour, honest (là các gia đình từ của nó như honesty honour, honourary, hourable ) ex: ___ honest man. honest đọc là /ó nợst/ - nguyên âm nên dùng an -> An honest man + Các chữ bắt đầu bằng O Có 2 cách đọc là : /w/ (phụ âm )và /o/ hoặc /ô/ (nguyên âm ) Ví dụ: One /w/-> a one Officer /o/ -> an officer + Các chữ bắt đầu bằng số đếm Lưu ý các số 8 (đọc /ây/)và các số bắt đầu bằng 8 như 80, 81 800 , 11(đọc /i lé vơn /). Thì dùng an các số còn lại dùng a. Ví dụ: An 8-storey-house A 5-seat-car + Các chữ viết tắt:Lưu ý là các chữ viết tắt sẽ được đọc theo cách đọc chữ cái trước các chữ sau đều dùng an : M, F, L, N, R, S, X Ví dụ: ___ M.L member M đọc là /em/- e là nguyên âm nên dùng an -> An M.L member An FM radio + Các chữ bắt đầu bằng U U có hai cách đọc là /ân/(nguyên âm ) và /diu/(phụ âm ) ex; ___ umbrella ./âmbrélơ/ nguyên âm nên dùng an
  49. -> An umbrella ___ University ./diu ni vớ si ti/ , d là phụ âm nên dùng a -> A university Mong rằng từ nay các em sẽ không còn bị sai khi dùng a, an nữa Phần 9:THE OTHER - OTHER - ANOTHER - THE OTHERS - OTHERS Chào các em, các cụm từ này đôi khi cũng “khó chịu” lắm phải không ? nếu không nắm vững cách dùng thì rất dễ làm sai. Cùng xem cách dùng của chúng như thế nào nhé. Another : môt nào đó Số ít, dùng khi nói đến một đối tượng nào đó không xác định This book is boring. Give me another quyển sách này chán quá đưa tôi quyển khác xem => quyển nào cũng được, không xác định. Others : những khác Số nhiều, dùng khi nói đến những đối tượng nào đó không xác định. These books are boring. Give me others : những quyển sách này chán quá, đưa tôi những quyển khác xem => tương tự câu trên nhưng số nhiều. The other : còn lại Xác định, số ít I have two brothers. One is a doctor ; the other is a teacher. Tôi có 2 ngừoi anh. Một ngừoi là bác sĩ ngừoi còn lại là giáo viên. The others : những còn lại Xác định, số nhiều I have 4 brothers. One is a doctor ; the others are teachers. Tôi có 4 ngừoi anh. Một ngừoi là bác sĩ những ngừoi còn lại là giáo viên. The others = The other + N số nhiều There are 5 books on the table. I don't like this book. I like the others = ( I like the other books )Lưu ý là khi chỉ có 2 đối tượng thì đối tượng đầu tiên dùng ONE đối tượng thư 2 dùng THE OTHER.I have 2 brothers. One is a doctor, and the other is a teacher. Tôi có 2 người anh. Một người là bác sĩ, người kia là giáo viên. Nguyên lý cần nhớ Để sử dụng tốt các chữ này các em sẽ xem xét các yếu tố sau: Có phải là (những) cái cuối cùng trong tập họp đó không? ( để quyết định dùng the hay không ) Số ít hay số nhiều? ( để quyết định dùng another hay other ) Phía sau có danh từ hay không ? ( để phòng khi danh từ số nhiều thì dùng other chứ không dùng others) Số ít hay nhiều Thông thường một danh từ có s phía sau là danh từ số nhiều, còn ngược lại là số ít. Nhưng cũng có những ngoại lệ cần nhớ : 1) N AND N (hai danh từ nối với nhau bằng chữ and ) Khi 2 danh từ nối nhau bằng chữ and thì thông thường là dùng số nhiều, nhưng trong các trường hợp sau thì lại dùng số ít : - Khi chúng cùng chỉ một nguời, một bộ, hoặc 1 món ăn Đối với người thì dấu hiệu nhận biết cùng 1 người là danh từ thứ 2 không có THE Ví dụ:
  50. The professor and the secretary are (ông giáo sư và người thư ký ) => 2 người khác nhau The professor and secretary is (ông giáo sư kiêm thư ký ) => một người Đối với món ăn thì cũng phải dịch theo nghĩa Ví dụ: Salt and peper is ( muối tiêu ) xem như một món muối tiêu Bread and meat is (bánh mì thịt ) xem như một món bánh mì thịt. The saucer and cup is (tách và dĩa để tách được xem như một bộ ) - Phép cộng thì dùng số ít: Two and three is five (2 + 3 = 5) 2) LUÔN LUÔN SỐ ÍT : Gặp các chữ sau đây luôn luôn dùng số ít EACH, EVERY, MANY A,TO INF, VING, MỆNH ĐỀ DANH TỪ,TỰA ĐỀ Lưu ý chữ " MANY A " + danh từ số ít Many a book is ( Nhưng many không có a thì vẫn dùng số nhiều nhé :Many books are ) Ví dụ: Each man and woman is ( có chữ each ở trước thì phía sau dù có "and" bao nhiêu lần cũng mặc kệ ta vẫn dùng số ít ) - Chủ từ là To inf. hoặc Ving Ví dụ: To do this is Learning English is - Chủ từ là mệnh đề danh từ Cách nhận dạng ra mệnh đề danh từ là có các chữ hỏi ở đầu như what, when, why, how hoặc that Ví dụ: why he doesn't come is what he said is That he stole the bicycle is true.(sự việc mà anh ta ăn cắp xe đạp là sự thật ) - Chủ từ là tựa đề Dấu hiệu để nhận ra tựa đề là nó được viết trong ngoặc kép.Ví dụ: "Tom and Jerry " is "War and Peace " is (chiến tranh và hòa bình là ) "Gone with the wind "is (Cuốn theo chiều gió là ) 3) DANH TỪ CÓ S NHƯNG DÙNG SỐ ÍT - Nhóm Môn học : physics (vật lý ), mathematics (toán ) , dấu hiệu nhận biết là có tận cùng là ICS - Nhóm Bệnh tật :Measles (sởi ), mumps (quai bị ) - Chữ News - Nhóm Đo lường :Ví dụ:Two pounds is (2 cân) - Nhóm Khoãng cách :Ví dụ:Ten miles is ( 10 dặm ) - Nhóm Thời gian :Ví dụ:Ten years is ( 10 năm ) - Nhóm Gía tiềnVí dụ:Ten dollars is (10 đô la )
  51. - Nhóm Tên nước :The United States (Nước Mỹ), the Philipines 4) KHÔNG CÓ S NHƯNG DÙNG SỐ NHIỀU Các danh từ tập họp sau đâyPeople, cattle, police, army, children - Nhóm tính từ có the The poor (người nghèo ), the blind (người mù ), the rich (người giàu ), the deaf ( người điếc ), the dumb ( người câm), the injured (người bị thương ) 5) Hai danh từ nối nhau bằng các chữ : OR , NOR , BUT ALSO thì động từ chia theo danh từ phía sau Ví dụ: you or I am (chia theo I ) Not only she but also they are 6) Các danh từ nối nhau bằng : AS WELL AS, WITH, TOGETHER WITH, WITH thí chia theo danh từ phía trước Ví dụ: She as well as I is ( chia theo she ) 7) Hai danh từ nối nhau bằng chữ OF thì chia theo danh từ phía trước nhưng nếu danh từ phía trước là none, some, all, most, majority, enough, minority, half, phân số thì lại phải chia theo danh từ phía sau: Ví dụ: The study of science is (chia theo study) Some of the students are ( nhìn trước chữ of gặp some nên chia theo chữ phía sau là students) Most of the water is (nhìn trứơc gặp most nên chia theo N phía sau là water ) Lưu ý : Nếu các chữ trên đứng một mình thì phải suy nghĩ xem nó là đại diện cho danh từ nào, nếu danh từ đó đếm được thì dùng số nhiều, ngược lại dùng số ít. Ví dụ: The majority think that (đa số nghỉ rằng ) ta suy ra rằng để "suy nghĩ' đựoc phải là danh từ đếm được (người ) => dùng số nhiều :The majority think that 8) NHÓM TIẾNG NÓI, DÂN TỘC Tiếng nói dùng số ít Dân tộc dùng số nhiều Tiếng nói và dân tộc viết giống nhau nhưng khác ở chỗ : dân tộc có the còn tiếng nói thì không có the Ví dụ: Vietnamese is (tiếng Việt thì ) The vietnamese are (dân tộc Việt Nam ) 9)A NUMBER và THE NUMBER A NUMBER dùng số nhiều THE NUMBER dùng số ít 10) DANH TỪ TẬP HỢP Bao gồm các chữ như : family, staff, team, group, congress, crowd, committee Nếu chỉ về hành động của từng thành viên thì dùng số nhiều, nếu chỉ về tính chất của tập thể đó như 1 đơn vị thì dùng số ít Ví dụ: The family are having breakfast ( ý nói từng thành viên trong gia đình đang ăn sáng ) The family is very conservative (chỉ tính chất của tập thể gia đình đó như là một đơn vị ) 11) GẶP CHỮ THERE :
  52. Thì chia theo danh từ phía sau: There is a book (chia theo a book) There are two books (chia theo books) Tuy nhiên : there is a book and two pens (vẫn chia theo a book) 12) ĐỐI VỚI MỆNH ĐỀ RELATIVE Chia động từ trong mệnh đề trước sau đó bỏ mệnh đề đi để chia động từ còn lại Ví dụ: One of the girls who go out is very good. Chữ go có chủ từ là who = girls => chia theo số nhiều Bỏ mệnh đề đi cho dễ thấy: One of the girls is good (gặp of chia theo chữ trứơc là one => số ít ) 13) GẶP CÁC ĐẠI TỪ SỞ HỮU NHƯ: MINE, (của tôi), HIS (của anh ấy), HERS (của cô ấy) Thì phải xem cái gì của người đó và nó là số ít hay số nhiều Ví dụ: Give me your scissors. Mine (be) very old. (ta suy ra là của tôi ở đây là ý nói scissors của tôi là số nhiều nên dùng số nhiều: => Mine are very Nếu không thấy nằm trong 13 điều này thì chia theo qui luật bình thường: có s -> số nhiều .Không s ->  Inversion construction (cấu trúc đảo ngữ) Cấu trúc thông thường của 1 câu là :chủ từ đứng trước động từ ,nhưng có trường hợp ngược lại: động từ lại đứng trước chủ từ .Trong trường hợp này người ta gọi là đảo ngữ Đảo ngữ được sử dụng trong nhiều trường hợp, thông dụng nhất là trong cấu trúc câu hỏi Ví dụ: He is nice => Is he nice ? Nhưng câu hỏi mà đảo ngữ là chuyện bình thường rồi, ai mà không biết phải không các em ? Hôm nay tôi sẽ trình bày những câu mà không phải là câu hỏi nhưng lại có đảo ngữ mới lạ chứ ! Về hình thức đảo ngữ có thể chia làm 2 loại: 1) đảo ngữ như câu hỏi Là hình thức đem động từ đặc biệt (hoặc trợ động từ )ra trước chủ từ. khi nào dùng đảo ngữ như câu hỏi ? + khi gặp các yếu tố phủ định ở đầu câu ( not , no, hardly, little, never, seldom , few, only, rarely ) Ví dụ:: I never go to school late Chữ never bình thường nằm trong câu thì không có chuyện gì xảy ra, nhưng khi đem nó ra đầu câu thì sẽ có đảo ngữ. Never do I go to school late + khi có các chữ sau ở đầu câu so, such, often, much, many, many a, tính từ Ví dụ: He read many books yesterday. Many books did he read yesterday ( đảo many ra đầu ) The trees are beautiful in their colors. Beautiful are the trees in their autumn colors (đảo tính từ ra đầu) The days when we lived in poverty are gone .( gone là tính từ) Gone are the days when we lived in poverty. ( đảo gone ra đầu)
  53. The doctor was so angry that he went away. => So angry was the doctor that ( so + adj + be + S + that + clause) So nice a girl was that ( so + adj + a N +be + that + clause ) Such a noise was there that I couldn’t work Many a time has he helped me with my experiment 2) Đảo ngữ nguyên động từ Là hình thức đem nguyên động từ ra trước chủ từ (không cần mượn trợ động từ ) - Khi nào dùng đảo ngữ loại này ? Khi có cụm trạng từ chỉ nơi chốn ở đầu câu : on the , in the , here, there Ví dụ: His house stands at the foot of the hill -> At the foot of the hill stands his house .(đem nguyên động từ stands ra trước chủ từ ) The bus came there -> There came the bus(đem nguyện động từ came ra ,không mượn trợ động từ did) lưu ý :trong cách này chủ ngữ phải là danh từ thì mới đảo ngữ được, đại từ không đảo ngữ Ví dụ: Here came the bus Nhưng chủ từ là đại từ thì không được Here it came (không đảo came ra trước ) 3) Đảo ngữ trong câu điều kiện Loại này chỉ áp dụng riêng cho câu điều kiện mà thôi Các chữ : HAD trong câu ĐK loại 3, chữ WERE, trong loại 2, chữ SHOULD trong loại 1 có thể đem ra trước chủ từ thế cho IF Ví dụ:If I were you, I would = Were I you , I would If I had gone to school = Had I gone to school if I should go = Should I go FEW, A FEW & LITTLE, A LITTLE Trước hết các em cần nhớ là : FEW, A FEW dùng với danh từ đếm được còn LITTLE và A LITTLE thì dùng cho danh từ không đếm được. Còn muốn phân biệt giữa từng cặp với nhau thì xem xét như sau: Nhìn trong câu tìm xem có ý nào LÀM GIẢM ĐI SỐ LƯỢNG danh từ đi sau nó hay không, nếu có thì dùng FEW (hoặc LITTLE) còn không có thì dùng A LITTLE (hoặc A FEW) Các em xem ví vụ sau nhé : The window is so small that the room gets ___ air. a. little b. a little c. few d. a few Nhìn phía sau thấy chữ air không có s -> không đếm được nên loại câu c và d, xét tiếp nội dung câu ta thấy so small nghĩa là cửa sổ quá nhỏ -> làm giảm số lượng không khí vào phòng nên chọn câu a: little Ví dụ 2: I enjoy my lifehere. I have ___friends and we meet quite often. a. little
  54. b. a little c. few d. a few Nhìn phía sau có friends có s nên loại câu a và b, xét tiếp thấy enjoy ngoài ra không có yếu tố nào làm giảm số lượng friends nên chọn câu d : a few Ngoài ra các em cũng có thể dựa vào các dấu hiệu sau để làm bài. Nếu gặp ONLY, QUITE thì chọn a few, a little Nếu gặp : VERY, SO TOO thì chọn little, few mà không cần xem xét gì thêm nữa. Ví dụ: There are only___houses a. little b. a little c. few d. a few Loại ngay câu a và b vì phía sau là houses, tiếp đến ta thấy có only nên chọn câu d: a few  Cách chia động từ đầu câu. Trong tiếng Anh động từ chỉ chia thì khi nó có chủ từ cho nên động từ đầu câu. Nếu không có chủ từ thì ta không thể chia thì mà chỉ có thể nằm một trong các hình thức sau: to-inf (động từ nguyên mẫu có to), Ving , p.p (quá khứ phân từ), bare-inf. (Động từ nguyên mẫu không to ) + Ving : với 2 trường hợp sau: 1) Cụm hiện tại phân từ ; Seeing the dog, I ran away (Thấy con chó, tôi bỏ chạy) Cách nhận dạng : Chỉ là một cụm động từ mang nghĩa chủ động, chủ từ hiểu ngầm của nó cũng chính là chủ từ của mệnh đề đi sau - Cuối cụm luôn có dấu phẩy. 2) Ving làm chủ từ : Studying English is difficult. (Việc học TA thì khó ) Cụm này có chức năng làm chủ từ cho động từ phía sau. Studying English là chủ từ của is Cách nhận dạng : Sau cụm từ luôn có động từ chia thì. + To-inf. to-inf làm chủ từ : Tương tự như ving làm chủ từ. To study English is difficult Cách nhận dạng : Giống như cụm Ving làm chủ từ (Hai cấu trúc này có thể thay thế nhau.) - Mang nghĩa"để" = in order to. To pass the exam, he worked very hard. +P.P Mang nghĩa bị động. Built in 1900, the house is now still in good condition. (Được xây vào năm 1900, căn nhà giờ đây vẫn còn tốt) Cách nhận dạng : Chỉ là một cụm động từ mang nghĩa bị động, chủ từ hiểu ngầm của nó cũng chính là chủ từ của mệnh đề đi sau - Cuối cụm luôn có dấu phẩy. +Bare-inf: Duy nhất một trường hợp là câu mệnh lệnh. Raise your hands! (Giơ tay lên!) Cách nhận dạng : Phía sau toàn bộ câu không có động từ chia thì, thường có dấu chấm cảm ở cuối.
  55. Cách biến đổi từ Although / though => despite / in spite of  Nguyên tắc chung cần nhớ là : Although/ though + mệnh đề Despite / in spite of + cụm từ Các công thức biến đổi từ mệnh đề sang cụm từ như sau: 1) Nếu chủ từ 2 mệnh đề giống nhau: - Bỏ chủ từ ,động từ thêm ING . Although Tom got up late, he got to school on time. => Despite / in spite of getting up late, Tom got to school on time. 2) Nếu chủ từ là danh từ + be + tính từ - Đem tính từ đặt trứoc danh từ, bỏ to be Although the rain is heavy, => Despite / in spite of the heavy rain, 3) Nếu chủ từ là đại từ + be + tính từ : - Đổi đại từ thành sỡ hửu ,đổi tính từ thành danh từ ,bỏ be Although He was sick, => Despite / in spite of his sickness, 4) Nếu chủ từ là đại từ + động từ + trạng từ - Đổi đại từ thành sở hữu, động từ thành danh từ ,trạng từ thành tính từ đặt trước danh từ Although He behaved impolitely, => Despite / in spite of his impolite behavior , 5) Nếu câu có dạng : there be + danh từ - Thì bỏ there be Although there was an accident , => Despite / in spite of an accident, 6) Nếu câu có dạng : It (be) + tính từ về thời tiết  Đổi tính từ thành danh từ thêm the phía trước. Although it was rainy, => Despite / in spite of the rain, . Các tính từ và danh từ thường gặp trong mẫu này là:Foggy => fog ( sương mù _Snowy => snow (tuyết)_Rainy => rain (mưa)_Stormy => storm ( bão) 7) Nếu câu có dạng: Danh từ + (be) + p.p ( câu bị động) => Đổi p.p thành danh từ, thêm the phía trước và of phía sau, danh từ câu trên đem xuống để sau of Although television was invented, => Despite / in spite of the invention of television, . 8 ) Phương pháp cuối cùng cũng là phương pháp dễ nhất : thêm the fact that trước mệnh đề.Phương pháp này áp dụng được cho mọi câu mà khôgn cần phân tích xem nó thuộc mẫu này, tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích sử dụng
  56. vì suy cho cùng những biến đổi trên đây là rèn luyện cho các em cách sử dụng các cấu trúc câu, do đó nếu câu nào cũng thêm the fact that rồi viết lại hết thì các em sẽ không nâng cao được trình độ. Phương pháp này chỉ áp dụng khi gặp câu quá phức tạp mà không có cách nào biến đổi. Một trường hợp khác mà các em có thể sử dụng nữa là : trong lúc đi thi gặp câu khó mà mình quên cách biển đổi .Although he behaved impolitely, => Despite / in spite of the fact that he behaved impolitely, Các công thức trên đây cũng áp dụng cho biến đổi từ BECAUSE -> BECAUSE OF chủ từ giả  Nói đến chủ từ giả trong tiếng Anh thì rất nhiều trường hợp, tuy nhiên bài viết này thầy chỉ gói gọn trong 1 cách dùng phổ biến của nó nhằm giúp các em trong quá trình học tập và thi cử ở cấp độ của chương trình phổ thông và thi đại học khối D. Cấu trúc này được dạy rất kỹ trong chương trình lớp 11 chưa cải cách, tuy nhiên sau khi cải cách thì bị loại bỏ. Vấn đề đáng nói là dù bị loại bỏ nhưng đây đó vẫn thấy trong các đề thi có cấu trúc này nên các em cũng nên nắm vững nhé. Trước tiên các em cần hiểu thế nào là chủ từ giả, chúng ta cùng xem các ví dụ sau nhé: This is my book. It is very interesting. Đây là quyển sách của tôi. Nó rất hay. "Nó" ở đây là cái gì? chính là quyển sách, là vật cụ thể, ta nói đây là chủ từ (thật) It is very interesting to watch this film. ( Nó ) thật thú vị để xem bộ phim này. "Nó" trong câu này là cái gi? không là gì cả, nó chỉ đứng trước is để làm chủ từ cho động từ này thôi chứ không ám chỉ vật nào cả. Người ta gọi "it" này là chủ từ giảTrong phạm vi bài học này các em sẽ được học về sự biến hóa với 3 cấp độ khác nhau, trong đó 2 cấp độ có sự tham gia của chủ từ giả it. Cấp độ 1: ( chủ từ là : to inf, Ving và that clause) Ví dụ: To learn English is difficult. ( chủ từ là to inf. ) Learning English is difficult. ( chủ từ là Ving ) That we can't go abroad is obvious. ( chủ từ là that clause ) => việc mà chúng tôi không thể đi nước ngoài là hiển nhiên Cấp độ 2: ( Dùng chủ từ giả :it )Cách biến đổi từ cấp độ 1 qua cấp độ 2 là dùng chủ từ giả it thế vào chủ từ thật rồi đem chủ từ thật ra phía sau: It is difficult to learn English. ( đem chủ từ thật là cụm to inf. ra sau rồi dùng chủ từ giả it thế vô làm chủ từ) It is difficult learning English. It is obvious that we can't go abroad.
  57. Cấp độ 3: ( Dùng thêm động từ trước chủ từ giả it ) Để có cấp độ này ta thêm chủ từ : we, I và động từ : think, consider, make, find, believe trước it, sau đó bỏ động từ to be đi, các phần khác giữ nguyên ( mẫu này không dùng dạng Ving ) We think it difficult to learn English. We think it obvious that we can't go abroad. Như vậy các em cũng thấy là câu đề áp dụng cấp độ 3 dạng mệnh đề that, thử viết lại câu đề cho ở các cấp độ nhé: That she was a typical teacher was an honour. It was an honour that she was a typical teacher. ( đem chủ từ thật là mệnh đề that ra sau rồi dùng chủ từ giả it thế vô làm chủ từ)Miss Joan found it was an honour that she was a typical teacher. Miss Joan found it an honour that she was a typical teacher.Hy vọng các em sẽ nắm vững cấu trúc này và làm bài tốt nhé TÍNH TỪ "HAI MẶT" Chào các em, nói đến tính từ chắc các em cũng biết ít nhiều. Hãy quan sát các tính từ sau nhé: Beautiful ( tận cùng bằng ful)_Nice ( tận cùng bằng ce)___Careless ( tận cùng bằng less)___Important ( tận cùng bằng ant) Các em dễ dàng nhận thấy rằng mỗi chữ có tận cùng một kiểu khác nhau. Đó là các tính từ bình thường, tuy nhiên có một loại tính từ mà tận cùng của nó luôn cố định bằng ed hoặc ing mà thôi. Trong sách các em sẽ thấy người ta gọi chúng là những tính từ tận cùng bằng ed/ing, thầy thấy gọi dài dòng quá nên tự đặt tên cho chúng là "tính từ 2 mặt" , ý là mặt ed và ing đó. Nhớ là qui ước tên ogij này là do thầy đặt thôi, đi nói với người khác thì không ai hiểu đâu nhé ( mà nếu gặp ai hiểu tên gọi này thì biết đó cũng là "đệ tử" của thầy cucku rồi đó )Cái khó của nhóm tính từ này chính là nhiều khi không biết dùng mặt nào ed hay ing. Nguyên lí chung là chủ động dùng ing và bị động dùng ed . Tuy nhiên, việc nhận ra cái chủ động hay bị động cũng rắc rối không kém. Qua quá trình giảng dạy thầy thấy rằng gần 100% các trường hợp áp dụng tính từ 2 mặt từ lớp 12 trở xuống theo một công thức cố định mà không cần xem xét nghĩa chủ động hay bị động. Từ thực tế này thầy sẽ chia bài viết này thành 2 phần: phần cơ bản ( dành cho học sinh cơ bản từ lớp 12 trở xuống) sẽ áp dụng công thức cố định mà không cần xem xét nghĩa, phần nâng cao ( dành cho học sinh thi đại học hoặc học sinh giỏi muốn nâng cao trình độ ) sẽ lí giải nguyên lí và cách suy luận khi làm bài theo nghĩa chứ không theo công thúc máy móc như phần cơ bản. Tính từ 2 mặt là gì? Là những tính từ tận cùng bằng : "ING" hoặc "ED" Làm sao biết tính từ nào tính từ hai mặt, tính từ nào là tính từ thường ?
  58. Tính từ 2 mặt bao gồm những tính từ mang ý nghĩa chỉ về trạng thái tình cảm của con người như :ngạc nhiên, lo lắng, hài lòng Một số tính từ hai mặt thường gặp: SURPRISING/ED_BORING/ED_EXCITED/INGSHOCKING/DINTERESTING/ED _DISAPPOINTING/ED_TIRED/ING_SATISFYING/EDWORRYING/WORRIED_P LEASING/ED_EMBARRASSING/ED_AMAZING/ED_FRIGHNING/ED ANNOYING/ED_EXHAUSTING/ED_DEPRESSING/ED TERRIFYING/TERRIFIED_HORRIFYING/HORRIFIED IRRITATING/ED_AMUSING/ED_ASTONISHING/ED ENCOURAGING/ED_THRILLING/ED_FASCINATING/ED CÁCH DÙNG: Phần cơ bản: Phần này các em chỉ cần xét vị trí của nó mà quyết định dùng mặt nào, không cần xét nghĩa. Khi nào dùng mặt "ING" khi nào dùng mặt"ED" ? - Nếu phía sau có danh từ thì dùng mặt "ING" Ví dụ: This is a boring film.(phía sau có danh từ:film) - Nếu phía sau không có danh từ thì nhìn phía trước : nếu gặp người thì dùng "ED" nếu gặp vật thì dùng "ING" Ví dụ: He is very interested in games. (phía trước có he )- người) The book is very interesting . (phía trước có book - vật) I found the book very interesting. (chọn chữ book không chọn chữ I vì chữ book ở gần hơn ) Phần nâng cao: Phần này các em phải xem xét nghĩa. Mặt ing: dùng để diễn tả đối tượng đó có tác động đến các đối tượng khác, làm cho đối tượng khác mang tâm trạng của tính từ đó. Ví dụ: A boring boy => thằng bé này chán lắm, ai tiếp xúc với nó đều thấy chán nó. ( bản thân nó có thấy chán hay không thì không biết) Mặt ed : dùng diễn tả chủ thể bị tác động bên ngoài gây nên tâm trạng đó A bored boy => thằng bé này đang chán ( ai tiếp xúc với nó có thấy chán hay không thì không biết)
  59. Qua cách lí giải này thì các em cũng thấy nếu đối tượng là vật vô tri thì không bao giờ được dùng mặt ed vì vật vô tri đâu có bị tác động mà sinh ra cảm giác, tâm trạng. Ví dụ A bored film => sai ( vì bộ phim là vật vô tri sao biết cảm giác chán) Tương tự ta cũng không thể viết: The film was bored Tóm lại, khi làm bài nếu xét thấy chủ thể là vật vô tri thì dùng ngay mặt ing mà không cần xem xét thêm. Nếu chủ thể là người ( hoặc con vật có thể có cảm xúc như chó, mèo ) thì phải xem xét coi chủ thể đó đang có tâm trạng, cảm xúc đó hay là chủ thể đó sẽ tạo ra cảm xúc đó cho ai tiếp xúc với chủ thể đó. Phần mở rộng:Phần này giúp các em hiểu được mối liên hệ giữa tính từ 2 mặt với động từ cấu thành chúng ( khi không thêm ing/ed chúng là những động từ ) Khi không thêm ed thì tính từ hai mặt trở thành động từ và mang nghĩa "làm cho thấy " The boy worries me. => thằng bé làm cho tôi thấy lo lắng The film interested me => bộ phim làm cho tôi thấy thú vị Các công thức của tính từ hai mặt được minh họa qua các ví dụ dưới đây: I am interested in the book. => tôi thấy quyển sách thú vị The book interests me. => quyển sách làm tôi thấy thú vị The book is interesting. => quyển sách thật thú vị I find the book interesting. => tôi thấy quyển sách thú vị It is an interesting book. => nó là một quyển sách thật thú vị SO THAT/IN ORDER THAT IN ORDER TO/SO AS TO/TO để mà Công thức như sau: 1) Mệnh đề + SO THAT/IN ORDER THAT + S can/could/will/would + V Lưu ý:Thông thường nếu không có NOT thì dùng can /could còn có NOT thì dùng won't / wouldn't , trừ những trường hợp có ý ngăn cấm thì mới dùng can't/couldn't. I study hard so that I can pass the exam. I study hard so that I won't fail the exam. I hide the toy so that my mother can't see it. ( tôi giấu món đồ chơi để mẹ tôi không thể thấy nó -> ngăn không cho thấy ) 2) Mệnh đề + IN ORDER TO/SO AS TO/TO + Inf. Lưu ý: Nếu có NOT thì để NOT trước TO, tuy nhiên mẫu TO không áp dụng được trường hợp có NOT.
  60. I study hard. I want to pass the exam. -> I study hard in order to / so as to /to pass the exam. I study hard. I don't want to fail the exam. -> -> I study hard in order not to fail the exam. đúng -> I study hard so as not to /to fail the exam.đúng -> I study hard not to fail the exam. sai Cách nối câu : 1) Dùng SO THAT/IN ORDER THAT : Trong câu thứ hai nếu có các động từ : want, like, hope thì phải bỏ đi rồi thêm can/could/will/would vào -Nếu sau các chữ want, like, hope có túc từ thì lấy túc từ đó ra làm chủ từ. I give you the book .I want you to read it. -> I give you the book so that you can read it. 2) Dùng IN ORDER TO/SO AS TO/TO : - Chỉ áp dụng được khi 2 chủ từ 2 câu giống nhau - Bỏ chủ từ câu sau, bỏ các chữ want, like, hope giữ lại từ động từ sau nó. I study hard .I want to pass the exam. I study hard .I want to pass the exam. -> I study hard in order to pass the exam.