Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang - Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục

pdf 112 trang phuongnguyen 5100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang - Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_sinh_thai_cho_ba_be_na_hang_bao_cao_ve_ch.pdf

Nội dung text: Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang - Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục

  1. PPAARRCC BA BỂ / NA HANG CỤC KIỂM LÂM (FPD) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (MARD) Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục Hồ Ba Bể được coi là một trong những phong cảnh đẹp nhất Việt Nam Dự án PARC VIE/95/G31&031 Xây dựng các Khu bảo tồn nhằm Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên trên Cơ sở Sinh thái Cảnh quan Tháng 6 năm 2000
  2. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục B¸o c¸o nµy tr×nh ChÝnh Phñ ViÖt Nam trong khu«n khæ dù ¸n tµi trî bëi GEF vµ UNDP VIE/95/G31&031 “X©y dùng C¸c Khu b¶o tån nh»m B¶o vÖ Tµi nguyªn Thiªn nhiªn trªn C¬ së Sinh th¸i C¶nh quan” (PARC). B¸o c¸o ®−îc viªt bëi Cè vÊn nghiªn cøu kh¶ thi l©m s¶n phi gç, Ninh Khac Ban, ViÖn tµi nguyªn sinh th¸i. Tªn c«ng tr×nh: Lisa Choegyal vµ Les Clark, 2000, Ph¸t triÓn du lÞch sinh th¸i cho Ba BÓ / Na Hang: B¸o c¸o vÒ chuyÕn c«ng t¸c thø hai vµ c¸c phô lôc, Dù ¸n PARC VIE/95/G31&031, ChÝnh Phñ ViÖt Nam (Côc KiÓm L©m) /UNOPS/UNDP/IUCN, Hµ Néi Dù ¸n tµi trî bëi: Quü M«i tr−êng Toµn cÇu (GEF), Ch−¬ng tr×nh Ph¸t triÓn Liªn Hîp Quèc (UNDP) vµ Bé N«ng NghiÖp vµ Ph¸t TriÓn N«ng Th«n C¬ quan chñ qu¶n: Côc KiÓm L©m C¬ quan thùc hiÖn: V¨n Phßng DÞch Vô Dù ¸n Liªn Hîp Quèc (UNOPS) Cong ty Scott Wilson Asia-Pacific, The Environment and Development Group, vµ FRR Ltd. (Gi¸m ®èc hiÖn tr−êng: L. Fernando Potess) B¶n quyÒn: Côc KiÓm L©m, Bé N«ng NghiÖp vµ Ph¸t TriÓn N«ng Th«n L−u tr÷ t¹i: www.undp.org.vn/projects/parc C¸c quan ®iÓm ®−a ra trong b¸o c¸o nµy lµ quan ®iÓm cña c¸ nh©n t¸c gi¶ chø kh«ng nhÊt thiÕt lµ quan ®iÓm cña Ch−¬ng tr×nh Ph¸t triÓn Liªn Hîp Quèc, Côc KiÓm l©m hay c¬ quan chñ qu¶n cña t¸c gi¶. B¶n tiÕng ViÖt nµy ®−îc dÞch tõ nguyªn b¶n tiÕng Anh. Do sè l−îng b¸o c¸o cña dù ¸n qu¸ lín, c«ng t¸c biªn dÞch cã thÓ cßn thiÕu chÝnh x¸c hoÆc sai xãt. NÕu cã nghi ngê, xin tham kh¶o b¶n gèc tiÕng Anh. §©y lµ b¸o c¸o néi bé cña dù ¸n PARC, ®−îc x©y dùng ®Ó phôc vô c¸c môc tiªu cña dù ¸n. B¸o c¸o ®−îc sö dông lµm tµi liÖu tham kh¶o cho c¸c thµnh phÇn cña ph−¬ng ph¸p tiÕp cËn hÖ sinh th¸i mµ dù ¸n sö dung. Trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn dù ¸n, mét sè néi dung cña b¸o c¸o cã thÓ ®· ®−îc thay ®æi so víi thêi ®iÓm phiªn b¶n nµy ®−îc xuÊt b¶n. Ên phÈm nµy ®−îc phÐp t¸i xuÊt b¶n cho môc ®Ých gi¸o dôc hoÆc c¸c môc ®Ých phi th−¬ng m¹i kh¸c kh«ng cÇn xin phÐp b¶n quyÒn víi ®iÒu kiÖn ph¶I ®¶m b¶o trÝch dÉn nguån ®Çy ®ñ. Nghiªm cÊm t¸i xuÊt b¶n Ên phÈm nµy cho c¸c môc ®Ých th−¬ng m¹i kh¸c mµ kh«ng ®−îc sù cho phÐp b»ng v¨n b¶n cña c¬ quan gi÷ b¶n quyÒn. -1-
  3. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục Lời nói đầu 'Xây dựng khu bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bằng phương pháp sinh thái học cảnh quan' (PARC) là một dự án hợp tác giữa chính phủ Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Văn phòng Dịch vụ Dự án Liên hợp quốc (UNOPS) phối hợp với Cục kiểm lâm (FPD) triển khai thực hiện. Dự án được thực hiện thông qua các hợp đồng phụ với Scott Wilson Asia-Pacific Ltd., Nhóm Môi trường và Phát triển, Công ty tài nguyên và tái tạo rừng. Quá trình thực hiện dự án phối hợp cán bộ chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã, và cán bộ của khu bảo tồn, nhân dân địa phương. Dự án PARC được tài trợ bởi Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và UNDP/TRAC, nằm trong chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF). Mục tiêu của dự án PARC nhằm xây dựng một mô hình trình diễn về bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học phong phú ở Việt Nam thông qua bảo vệ các sinh cảnh tự nhiên. Sử dụng phương pháp tiếp cận sinh thái học sinh cảnh để liên hệ các mục đích sử dụng đất trong hệ thống các vùng bảo tồn nghiêm ngặt, vùng đệm, rừng tái sinh. Dự án sẽ làm giảm và xóa bỏ các nguy cơ đe dọa đa dạng sinh học thông qua kết hợp mục tiêu bảo tồn và phát triển. Hai địa điểm đã được chọn làm thử nghiệm mô hình dự án PARC. Điểm thứ nhất là Vườn Quốc gia Yok Don, Tây nguyên. Điểm thứ hai là Vườn Quốc gia Ba Bể (tỉnh Bắc cạn) và Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) ở miền Bắc Việt Nam. Trọng tâm của dự án PARC là tiến hành chương trình bảo tồn và phát triển cụ thể sử dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng và cán bộ địa phương. Do đó việc tiến hành các hoạt động dự án được xem như là các công cụ để xây dựng năng lực cho cộng đồng. Đáp ứng nhu cầu tăng cường năng lực tổ chức của Vườn Quốc gia Ba Bể và Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Dự án tập trung xây dựng năng lực kỹ thuật, quản lý và thực hiện công việc trên thực địa cho cán bộ bảo tồn. Dự án cũng chú ý đến các khía cạnh lập kế hoạch, thực hiện và giám sát sinh thái, bảo tồn và các dịch vụ khuyến nông cộng đồng, bao gồm cả các hoạt động tạo thu nhập có tiềm năng. Cộng đồng địa phương đóng vai trò trung tâm trong tất cả các hoạt động của dự án. Vì vậy, hoạt động của dự án phải theo phương pháp tiếp cận có sự tham gia. Qua đó, người dân địa phương được khuyến khích thể hiện nhu cầu, mong muốn, và những quan tâm đối với các hoạt động của dự án, do đó họ có thể tham gia lập kế hoạch và xây dựng dự án. Tài liệu này Đây là báo cáo về “Phát triển du lịch sinh thái” cho hai điểm hiện trường của dự án PARC là Vườn Quốc gia Ba Bể và Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Những khuyến nghị trình bày dưới đây là những hướng dẫn cơ bản cho công tác bảo tồn quản lý tổng hợp đa dạng sinh học ở "Khu liên hợp bảo tồn Ba Bể/Na Hang". Các kế hoạch công việc, khuyến nghị, gợi ý được trình bày trong báo cáo này là những chỉ dẫn cơ bản để thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ dự án PARC. Tuy nhiên, các chỉ dẫn cũng không thể tránh được sự điều chỉnh, thay đổi về quy mô, thời gian, và chiến lược thực hiện. Những lý do dẫn đến điều chỉnh là do áp dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế-xã hội của dự án PARC, nên dự án phải cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau để đảm bền vững cho các hoạt động của dự án PARC, vì vậy mà một sự thay đổi về điều kiện vật lý, sinh học và kinh tế-xã hội đều ảnh hưởng đến chiến lược tổng thể thực hiện dự án PARC. Quản đốc hiện trường Dự án PARC Ba Bể/ Na Hang -2-
  4. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục Tóm tắt báo cáo Báo cáo này là một đóng góp của chuyến công tác thứ hai gồm các chuyên gia về du lịch sinh thái sau chuyến đi từ ngày 24 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 2000 của họ. Báo cáo mô tả các hoạt động của đoàn, đưa ra các đề xuất và ghi lại các đề nghị thực hiện của đoàn đối với Giám đốc Hiện trường về các công việc đang diễn ra trong phần du lịch sinh thái. Báo cáo được trình bày thành hai phần. Phần Một là Báo cáo của Chuyến Công tác Thứ hai trình bày tóm tắt quá trình xúc tiến của các Chuyên gia Du lịch Sinh thái đối với các hoạt động có tính sự kiện của Dự Án. Phần Hai là các Phụ lục trình bày các kất quả đâù ra của các Chuyên gia Du lịch Sinh thái được sắp xếp thứ tự theo từng hoạt động quan trọng có tính sự kiện đó. Trong Chuyến công tác thứ hai, một Phân tích toàn diện về Thị trường đã được hoàn thành và Khái niệm về Phát triển Du lịch Sinh thái (EDC), vốn đã từng được trình bày một cách phác thảo trong Báo cáo về chuyến công tác có tính nhập môn của các Chuyên gia Du lịch Sinh thái, nay đã được phát triển đầy đủ thông qua một quá trình tư vấn trên diện rộng. EDC đã được trình bày tại hai Hội thảo của các cơ quan hữu quan về du lịch sinh thái, một tổ chức tại Na Hang và một tại Ba Bể, và nó đã nhận được sự tán thành của tất cả các cơ quan hữu quan. Điều này được trình bày tại Phụ Lục 1 của Báo Cáo. Cuối cùng EDC sẽ được đưa vào một Đề án Quản lý Du lịch Sinh thái cho hai khu bảo vệ Na Hang và Ba Bể. EDC đã vạch ra một tương lai phát triển mạnh mẽ của du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia ba bể, có khả năng cạnh tranh được với Vịnh Hạ Long và Sa Pa như là một điểm đến lý tưởng cho khách du lịch. Chìa khoá để đạt được tiềm năng này là phải bảo vệ các đặc điểm tự nhiên của Hồ nước này và phải tổ chức một cách có trách nhiệm ngành du lịch dựa trên nguyên tắc của du lịch sinh thái . EDC xúc tiến ý niệm chung về các Chuyến đi chơi bằng thuyền trên Hồ Ba Bể bằng cách sử dụng thuyền của dân địa phương và coi đây là chương trình kinh điển của ngày đầu tiên cho Hồ Ba Bể. EDC cũng mô tả các sản phẩm du lịch mới như Đường mòn Du lịch Sinh thái và một Trung tâm Du lịch Sinh thái tại Đại bản doanh. EDC cũng nhấn mạnh nhu cầu nâng cấp có hệ thống các nhà khách của Vườn Quốc gia và coi đó là một phần của chương trình đào tạo toàn diện bao gồm quản lý nhà khách cũng như các kỹ năng hươíng dẫn. Tại Na Hang, EDC kiến nghị thành lập một Trung tâm Bảo tồn trong phạm vi diện tích các cơ sở mới cho khách du lịch của các cơ quan địa phương tại Pac Ban, để biến trung tâm này trở thành một tủ bày hàng của Khu Bảo tồn Thiên nhiên dành cho người dân Huyện Na Hang. Trung tâm Bảo tồn cũng được coi là một tiêu điểm cho các hoạt động nhận thức về bảo tồn gắn liền với Dự án Bảo vệ loài Khỉ Mũi Hếch của Đồng bằng Bắc bộ. Với tiềm năng “nhập cuộc” mạnh mẽ của các cơ quan hữu quan trong EDC, là yếu tố làm tăng triển vọng đổi mới của phương pháp tiếp cận mang tính phối hợp mà EDC muốn có, các Chuyên gia Du lịch Sinh thái đã phát triển các chiến lược thực hiện cụ thể cho từng đường mòn tự thiên, kế hoạch đào tạo về du lịch sinh thái, các trung tâm tại Ba Bể và Na Hang, và các tài liệu thông tin. Các chiến lược này được trình bày trong báo cáo này theo cách thức đã được thiết kế để sao cho chúng có tác dụng nhất đối với STM. Các phụ lục bao gồm danh sách các đề xuất kiến nghị, các bản tóm tắt và các điều khoản tham chiếu, toàn bộ các phụ lục đó là những công cụ hữu ích để STM xúc tiến việc thực hiện. Các Chuyên gia Du lịch Sinh thái sẽ trở lại vaò năm sau để đánh giá kết quả và biên soạn toàn bộ các kết quả thực tế của phần du lịch sinh thái trong khuôn khổ một Đề án Quản lý Du lịch Sinh thái cho hai khu bảo vệ. Hiện tại, việc thực hiện một chương trình đào tạo về du lịch sinh thái, hai trung tâm diễn giả và nhiều sáng kiến khác về du lịch sinh thái sẽ được tiếp tục. -3-
  5. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục 1 Giới thiệu 1.1 Tình hình báo cáo Báo cáo này thể hiện kết quả đầu ra của chuyến công tác thứ hai gồm các Chuyên gia về Du lịch Sinh thái. Báo cáo tóm tắt các hoạt động của hai chuyên gia tư vấn là Lisa Choegyal và Les Clark trong đó đặc biệt chú ý tới các thời điểm có tính sự kiện của phần du lịch sinh thái. Tư vấn của các chuyên gia và các quy định chi tiết mà các chuyen gia đưa ra cho công việc hiện tại sẽ được tiến hành trong năm tới đều được đưa vào các Phụ Lục. 1.2 Các hoạt động của các chuyên gia du lịch sinh thái Chuyến công tác thứ hai của các chuyên gia du lịch sinh thái đã xác định và tổng hợp các ý tưởng đã được trình bày thử trong Báo cáo của Chuyến Công tác có tính Nhập môn của họ. Báo cáo này là kết quả của phương pháp tiếp cận có tính tham gia và lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan hữu quan ở Ba Bể và Na Hang cũng như các thành viên khác trong nhóm. Lisa Choegyal đến Việt Nam ngày 24 tháng 4 năm 2000 và đã dành 2 tuần để thăm lại các địa điểm quan trọng và nhìn lại các vấn đề chính ở Ba Bể và Na Hang. Les Clark đến Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 2000. Cùng STM, hai Chuyên gia Tư vấn về Du lịch Sinh thái này đã thăm qua Vừơn Quốc gia Cúc Phương, sau đó là Sa Pa nhằm hiểu thêm các điểm đến có tính cạnh tranh đó và xác định các đối tác thực hiện tiềm năng. Họ đã dành phần nhiều thời gian còn lại ở Ba Bể vì sự phức tạp và tiềm năng to lớn của vấn đề du lịch sinh thái ở vùng này. Tại Ba Bể, Giám đốc Vườn Quốc gia Ba Bể, Ông Toàn, đã được chỉ định là đối tác của họ. Thời gian chủ yếu được dùng để trao đổi và đào tạo trên thực địa với ông Toàn, ông Quân - Hướng dẫn viên chính, bà Hằng – Gíam đốc Nhà khách của Vừơn Quốc gia và các nhân viên khác của Vườn. Một cuộc họp đã được tổ chức tại Bắc Kạn với Giám đốc Cục Thương mại và Du lịch Tỉnh để trao đổi về dự thảo Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái. Hai ngày làm việc chuyên sâu đã được thực hiện ở Na Hang trong đó có việc tổ chức thành công một hội thảo với các cơ quan hữu quan và một hội thảo đào tạo nhân viên. Dự thảo Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái đã được trình bày chi tiết tại Hội thảo về Du lịch Sinh thái với Cơ quan Hữu quan diễn ra 1 ngày tại Ba Bể. Vài ngày đầu và cuối chuyến công tác, các chuyên gia đã ở Hà Nội trao đổi với VNAT, ngành du lịch, các NGO và các cá nhân nhằm tìm kiếm các đối tác thực hiện tiềm năng. Các hoạt động trong Chuyến công tác thứ hai của các chuyên gia du lịch sinh thái phần lớn đều được được xác định bằng các thời điểm có tính sự kiện của Dự án. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng đồng thời nhấn mạnh vào sự cộng tác làm việc với STM để xác định các chiến lược có tính thực tế để thực hiện toàn bộ kế hoạch của Dự án cùng với các du khách và người diễn giải. Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái (EDC) đã được phát triển và trình bày tới các cơ quan hữu quan nhứ là một tài liệu chiến lược quan trọng được thiết kế nhằm giúp mọi người làm việc theo cùng một hướng và nhằm xác định quy hoạch trong tương lai. Các chiến lược thực hiện cụ thể đã được đặc biệt chú ý bao gồm các đường mòn tự nhiên, đào tạo, nâng cấp Nhà khách của Vườn Quốc gia và soạn thảo các tài liệu thông tin. Các hội thảo, các cuộc gặp và các buổi đào tạo trên thực địa thường xuyên được tổ chức cho kết hợp với các thành viên khác của Nhóm PARC. Một bản nhật ký chi tiết của chuyến ghi lại những người đã được tư vấn và những hoạt động đã được tiến hành đi kèm với báo cáo này làm Phụ Lục 9. -4-
  6. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục 1.3 Các nhận xét chung về chuyến công tác thứ hai Mặc dù các Trung tâm Diễn giải và các Đường mòn Tự nhiên không hoàn toàn nằm trong khuôn khổ của phần Du lịch Sinh thái, thế nhưng chúng lại có vai trò sống còn đối với Dự án và trong bức tranh tổng thể của sự phát triển du lịch sinh thái ở Ba Bể và Na Hang. Vì điều này, và vì các Chuyên gia Du lịch Sinh thái có một số kinh nghiệm về lĩnh vực này, nên hai chuyên gia về du lịch sinh thái đã dành một lượng thời gian đáng kể cho các mặt này trong chuyến công tác thứ hai của mình. Phải ghi nhận một nỗ lực của họ trong việc nhờ một nghệ sĩ đồ hoạ kiến trúc để minh hoạ các khái niệm thiết kế, nhưng nghệ sĩ được chọn này lại không thể có mặt đúng lúc. Ở Ba Bể và Na Hang, người ta đã ra những quyết định lớn liên quan tới chức năng của các trung tâm diễn giả được Dự án tài trợ. Việc xác định phương thức tiến hành các công tác diễn giải khác cũng đã được các kết quả đáng mừng. Tuy nhiên, ở đây, vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là kỹ thuật thể hiện diễn giải. Chuyến Công tác Thú hai cũng đặc biệt tập trung vào việc xác định các nhu cầu đào tạo về du lịch sinh thái cũng như các phương án đào tạo có thể nhận biết được. Trong khi Báo cáo có tính Nhập môn của Dự án vẫn giữ nguyên lịch trình cho các hoạt động và các thời điểm có tính sự kiện cho phần Phát triển Du lịch Sinh thái của Dự án, thì thời gian giành cho các Chuyên gia Du lịch Sinh thái đã bị giảm (tổng số thời gian tham gia giảm từ 12 tháng xuống còn 8 tháng). Để điều chỉnh với thời lượng này và theo sát với thiết kế ban đầu, các chuêyn gia đã thỏa thuận với STM về việc phần lớn công việc đào tạo về du lịch sinh thái sẽ được thu xếp cho các chuyên gia tư vấn trong nước. Chi tiết về các dàn xếp thực hiện được đề xuất này được để cập tới ở dưới đây. Các Chuyên gia Du lịch Sinh thái đã cố gắng bỏ qua các tóm tắt chi tiết, các quy định và các điều khoản tham chiếu cho toàn bộ các công việc cần thiết đang tiến hành. Những điều này đã được nêu trong các Phụ lục của Báo cáo về Chuyến Công tác Thứ hai. Nhiều đề xuất có tính tư vấn khác cũng đã được đưa riêng cho cá nhân STM và những người khác. Tuy nhiên việc thực hiện các đề xuất có tính tư vấn đó sẽ cần rất nhiều thời gian và công sức của STM trong những tháng tới. Mặc dù Phòng Dịch vụ Du lịch của Vườn Quốc gia Ba Bể, đặc biệt là ông Toàn, Ông Quân và Bà Hằng, rất sẵn lòng và nhiệt tình, song cũng phải thừa nhận những hạn chế về nguồn lực và kinh nghiệm của họ. STM cần phải đứng mũi chịu sào trong việc thực hiện các đề xuất về du lịch sinh thái. Để hỗ trợ, các Chuyên gia Du lịch Sinh thái đã đồng ý tư vấn trên mạng bằng email, điện thoại hoặc qua fax. STM đã đồng ý gia hạn thêm hai tuần cho các Chuyên gia Du lịch Sinh thái để thực hiện việc này. Mặc dù các Chuyên gia Du lịch Sinh thái hoàn toàn đồng tình với phương pháp thực hiện chung của các chuyên gia tư vấn trong nước, nhưng trên cơ sở điều tra của mình họ cho rằng ở một số lĩnh vực chuyên ngành cụ thể không thể tìm được một chuyên gia tư vấn trong nước nào có kinh nghiệp phù hợp. Vì thế các giải pháp đã được đề xuất nhằm mục đích kết hợp được kinh nghiệm chuyên môn trong nước và kinh nghiệm chuyên môn của các NGO quốc tế có trụ sở ở Việt Nam. 1.4 Phân tích tình hình các thời điểm sự kiện MẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.4.1 Thời điểm sự kiện 1.2.1 Xây dựng các Trung tâm Diễn giải ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Có ¾ Hoàn thành: Trước 2000 ¾ Trách nhiệm: Phụ (cùng STM) Kết quả Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái (EDC) bao gồm các ý kiến tư vấn về các khái niệm phát triển địa điểm cho các Trung tâm Diễn giải. Các khái niệm này đã được chuẩn bị trên -5-
  7. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục cơ sở tham khảo ý kiến với phạm vi rộng ở địa phương và các thảo luận có tính quy hoạch. Các cơ quan hữu quan chủ chốt đã có sự nhất trí lớn về các khái niệm phát triển này. Bản tóm tắt thiết kế dự thảo cho các Trung tâm Diễn giải được trình bày ở Phụ Lục 2. Đối với Trung tâm Diễn giải ở Na Hang, một kiến trúc sư đã được xác định danh tính và một Uỷ ban Quản lý địa phương đã được chỉ định hướng dẫn việc phát triển. Nói chung, không có những trở ngại rõ rệt cho việc thực hiện. Sẽ còn rất nhiều công việc liên quan tới lên kế hoạch diễn giải chi tiết và công việc thiết kế cần phải làm. 1.4.2 Thời điểm sự kiện 1.4 các Đường mòn Tự nhiên, 1.4.1 Văn bản kế hoạch ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Có ¾ Hoàn thành: Trước năm 2000 ¾ Trách nhiệm: Phụ (cùng STM) Kết quả Khái niệm phát triển du lịch sinh thái (EDC) bao gồm ý kiến tư vấn của các Chuyên gia Du lịch Sinh thái về các chiến lược phát triển chung cho các đường mòn tự nhiên. Ý kiến tư vấn cụ thể và chi tiết cũng như các đề xuất cho STM liên quan tới khía cạnh diễn giải và phát triển tự nhiên của các đuờng mòn tự nhiên được trình bày trong phần “Dự thảo các quy định cho các Đường mòn Tự nhiên” của Phụ Lục 4. Các chuyên gia đã đi qua hầu hết đoạn đường mòn tự nhiên ít nhất là một lần cùng các thành viên nhóm khác, thậm chí có một số đoạn còn đi qua một vài lần (xem Phụ Lục 9 “Nhật ký Công tác”). Các nhân viên của Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn, đặc biệt là các đối tác du lịch sinh thái, đã phối hợp rất chặt chẽ trong việc chuẩn bị các đề xuất cụ thể cho các đường mòn tự nhiên ở Ba Bể và Na Hang. 1.4.3 Thời điểm sự kiện 1.4.2 Ít nhất một con đường mòn đã được hình thành ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Không ¾ Hoàn thành: Trước năm 2001 ¾ Trách nhiệm: Phụ (cùng STM) Kết quả Ý kiến tư vấn về khía cạnh phát triển đường mòn có liên quan tới du khách đã được đưa ra cho STM dưới hình thức các quy định về đường mòn tự nhiên và các tiêu chí ưu tiên của chúng trong “Dự thảo các quy định cho các Đường mòn Tự nhiên” của Phụ Lục 4. Các đường mòn ưu tiên được chọn cho Dự án Cơ sở hạ tầng là: • Lối đi Hồ Pac Ban • Lối đi Động Puong • Đường mòn đến Thác Ta Ken • Đường mòn đến Ao Tiên • Đường mòn du lịch sinh thái • Đường vòng Hin Dam -6-
  8. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 6.1 ĐÁNH GIÁ CÁC TRIỂN VỌNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI 1.4.4 Thời điểm sự kiện 6.1.1 Phân tích các con số thống kê du khách và dữ liệu quy hoạch ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Có ¾ Hoàn thành: Trước năm 2000 ¾ Trách nhiệm: Chính (cùng SON) Kết quả “Báo cáo Phân tích Thị trường” được trình bày trong Phụ lục 9. Báo cáo được soạn thảo dựa trên nghiên cứu và phân tích về du khách đã được dự kiến trong chuyến Công tác Nhập môn và hoàn thành trong chuyến Công tác Thứ hai. Báo cáo Phân tích Thị trường cuối cùng sẽ trở thành một phần của Kế hoạch Quản lý Du lịch Sinh thái (EMP). 1.4.5 Thời điểm sự kiện 6.1.2 Đánh gía có sự phối hợp các tài nguyên, kể cả EIA và SIA ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Có ¾ Hoàn thành: Trước năm 2000 ¾ Trách nhiệm: Không có (SON cùng LUE) Kết quả Mặc dù đây không phải là một thời điểm sự kiện về du lịch sinh thái, nhưng các Chuyên gia Du lịch Sinh thái dã xem xét các báo cáo PRA và các kế hoạch cho các công việc tiếp tục ở các làng. Các đề xuất chi tiết đã được đưa ra liên quan tới các công việc về xã hội, kinh tế và môi trường cần tiếp tục làm cùng với các ý tưởng phát triển du lịch sinh thái. 1.4.6 Thời điểm sự kiện 6.1.3 Xác định các địa điểm tiềm năng – phân tích kinh tế và xã hội ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Có ¾ Hoàn thành: Trước năm 2000 ¾ Trách nhiệm: Chính (cùng STM và REE, RAE, SON) Kết quả EDC bao gồm ý kiến tư vấn của các Chuyên gia Du lịch Sinh thái về biện pháp cân nhắc các địa điểm chủ chốt, và các chiến lược cùng các ý tưởng phát triển phù hợp với các địa điểm này. EDC đã tham chiếu tới các vấn đề kinh tế xã hội cụ thể có thể được điều tra một cách có ích. Để tiếp tục hỗ trợ cho công việc tiếp tục, Phụ Lục 5 kèm theo báo cáo đưa ra các “Kiến nghị cho quá trình Phân tích hiện tại về các Ảnh hưởng Kinh tế và Xã hội của những ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái”. 1.4.7 Thời điểm sự kiện 6.1.4 Hội thảo các cơ quan hữu quan (kết hợp Ba Bể với Na Hang) ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Có ¾ Hoàn thành: Trước năm 2000 ¾ Trách nhiệm: Chính (cùng FOA) -7-
  9. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục Kết quả Một hội thảo đặc biệt dành cho các cơ quan hữu quan về du lịch sinh thái của Na Hang đã được tổ chức ngày 22 tháng 5 năm 2000 và một Hội thảo Phối hợp của các Cơ quan hữu quan về du lịch sinh thái cũng đã được tổ chức vào ngày 26 tháng 5 năm 2000 tại trụ sở của Vườn Quốc gia Ba Bể. Các đại biểu của Na Hang cũng đã tham dự vào Hội thảo Ba Bể tại đây toàn bộ Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái đã được trình bày và được các đại biểu tham dự thỏa thuận. Ngoài ra còn một số các hội thảo về các vấn đề cụ thể khác có liên quan cũng đã được bố trí hoặc tổ chức hoặc có sự tham gia của Các chuyên gia Du lịch Sinh thái tham dự bao gồm: • Hội thảo về Cơ sở Hạ tầng Na Hang Ba Bể • Hội thảo Du lịch Sinh thái Na Hang • Lớp đào tạo cho Bộ phận Quản lý Du lịch Sinh thái Na Hang Pac Ban • Hội thảo của các Cơ quan hữu quan về Du lịch Sinh thái Ba Be • Lớp đào tạo và Hội thảo dành cho các lái thuyền Ba Bể • Lớp đào tạo và Hội thảo về Du lịch Sinh thái Làng Pac Ngoi 1.4.8 Thời điểm sự kiện 6.1.5 Quan trắc các hệ thống đã được thiết lập ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Có ¾ Hoàn thành: Trước năm 2000 ¾ Trách nhiệm: Chính (cùng DBN) Kết quả Một “Báo cáo Quan trắc Du khách” được kết hợp ở Phụ Lục 6. Khảo sát về Du khách 1999/2000 đã được gửi cho Nhà khách Vườn Quốc gia, các nhà khách ở Cho Ra và các khu nhà trọ trong làng và kết quả được thể hiện bằng những tỷ lệ phần trăm đơn giản được thể hiện trong Báo cáo Các hệ thống Quan trắc. 83 bản câu hỏi đã được soạn thảo và phân tích để sử dụng cho Báo cáo Phân tích Thị trường. Báo cáo các Hệ thống Quan trắc cũng đề xuất một hệ thống rát đơn giản để quan trắc thường xuyên số lượng các du khách và các hoạt động, và có cả một cơ chế để thỉnh thoảng lặp lại các Khảo sát Du khách để xác định xu hướng của các yếu tó đó bao gồm động cơ và sự hài lòng của du khách. Hệ thống Quan trắc cuối cùng sẽ là một phần của Kế hoạch Quản lý Du lịch Sinh thái (EMP) dự kiến. 6.2 PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO LÀNG XÃ 1.4.9 Thời điểm sự kiện 6.2.1 Thảo luận với cộng đồng địa phương về phạm vi tham gia của họ ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Có ¾ Hoàn thành: Trước năm 2000 ¾ Trách nhiệm : Phụ (cùng SON và UNC) Kết quả Khi soạn thảo EDC, Các chuyên gia Du lịch Sinh thái đã tiến hành trao đổi ở tất cả các làng xã nơi các hoạt động du lịch có ý nghĩa đang diễn ra và trao đổi với các cơ quan hữu quan khác của ngành du lịch ở địa phương. Kết quả các ý kiến đề xuất của địa phương và các buổi thảo luận được trình bày ở Phụ lục 9 “Nhật ký Chuyến Công tác”. Kết quả của các cuộc trao đổi với cộng đồng được thể hiện trong EDC. Các Chuyên gia Du lịch Sinh thái đã xem xét lại các kết quả của công việc PRA của Dự án tiến hành ở các làng tiêu điểm. EDC đã tham chiếu tới các cơ hội phát triển du lịch cần tiếp tục được thảo luận ở các chi tiết cụ thể hơn với các cơ quan hữu quan liên quan. Để hỗ trợ -8-
  10. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục cho các công việc tiếp tục, Phụ lục 7 trình bày cụ thể “Các đề xuất đối với các Thảo luận với Cộng đồng địa phương về các Ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái”. 1.4.10 Thời điểm sự kiện 6.2.2 Đánh giá các nhu cầu cần tới sự tham gia của địa phương (cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ) ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Có ¾ Hoàn thành: Trước năm 2003 ¾ Trách nhiệm: Chính (cùng SON và STM) Kết quả EDC mô tả các nhu cầu của cơ sở hạ tầng nhỏ đối với sự tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sinh thái tại những địa điểm chủ chốt. Một “Danh mục Tóm tắt Dự kiến Ngân sách Dự án phát sinh từ EDC” được thể hiện trong Phụ lục 8 như là một đóng góp của các Chuyên gia Du lịch Sinh thái cho việc lập ngân sách Dự án trong những lĩnh vực liên quan với du lịch sinh thái. 1.4.11 Thời điểm sự kiện 6.2.3 Gặp gỡ thường xuyên với cộng đồng ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Có ¾ Hoàn thành: Trước năm 2003 ¾ Trách nhiệm: Chính (cùng STM và SON, HCE) Kết quả Trong suốt thời gian của Chuyến Công tác Thứ hai, các cuộc gặp với cộng đồng và các cơ quan hữu quan khác thường xuyên được tổ chức. Thời gian, địa điểm và những người tham dự được ghi lại trong Phụ Lục 9 “Nhật ký chuyến Công tác”. Phụ lục 7 trình bày “Các đề xuất đối với các Thảo luận với Cộng đồng địa phương về các Ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái”. Các cuộc gặp gỡ thường xuyên với cộng đồng do các Chuyên gia Du lịch Sinh thái hướng dẫn sẽ được tiếp tục trong những chuyến công tác tương lai phù hợp với các cuộc gặp khác của nhóm dự án PARC. 6.3 CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRONG KHU BẢO VỆ 1.4.12 Thời điểm sự kiện STM 6.3.1 Các nguyên tắc hoạt động của khách du lịch được xác định (FY 2001) ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Không ¾ Hoàn thành: Trước năm 2001 ¾ Trách nhiệm: Phụ (cùng STM và UNA) Kết quả EMP sẽ thể hiện các nguyên tắc hoạt động của khách du lịch. Các phiên họp và đào tạo với những người chèo thuyền Ba Bể đã xác định nhu cầu phải co một Hiệp Hội những người chèo thuyền Ba Bể, mà thông tin của hội này sẽ hỗ trợ cho việc quy định các hoạt động của tàu thuyền trên Hồ. Các quy tắc khác như nhu cầu có khu vực hoạt động cũng như cấp phép đang được cân nhắc. -9-
  11. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục 1.4.13 Thời điểm sự kiện 6.3.2 Đánh giá tính nhạy cảm của các địa điểm chủ chốt ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Có ¾ Hoàn thành: Trước năm 2000 ¾ Trách nhiệm: Phụ (cùng SON và UNA) Kết quả EDC có tham chiếu nhiều tới các vấn đề về ảnh hưởng có thể về môi trường phát sinh từ các hoạt động phát triển dự kiến tại các địa điểm quan trọng. Để hỗ trợ cho công việc trong tương lai, Phụ lục 10 thể hiện cụ thể “Các Đề xuất về Nhu cầu Bổ sung trong việc Đánh giá Môi trường cùng với các Ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái ”. 1.4.14 Thời điểm sự kiện 6.3.3 Kế hoạch Quản lý Du lịch Sinh thái (EMP) đã hoàn thành ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Không ¾ Hoàn thành: Trước năm 2001 ¾ Trách nhiệm: Chính (cùng STM) Kết quả Các đóng góp của các Chuyên gia Du lịch Sinh thái từ các hoạt động trong năm 2000 của họ, cùng với kết quả của công việc hiện tại sẽ là cơ sở cho EMP sẽ được hoàn thành trong năm 2001. Trong chuyến công tác thứ hai, một thỏa thuận nhất trí đã đạt được về Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái, một thành phần quan trọng của EMP. 1.4.15 Thời điểm sự kiện 6.3.4 Các tài liệu thông tin đã được giới thiệu ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Có ¾ Hoàn thành: Trước năm 2002 ¾ Trách nhiệm: Chính (cùng EEE, EEN, STM) Kết quả Nhu cầu về các tài liệu thông tin đã được đánh giá rất kỹ cùng với nhu cầu về diễn giải và các đối tượng du khách. Khẩu hiệu của Dự án đã được xúc tiến và sử dụng trực tiếp công khai trên mọi tài liệu thông tin được in ấn. “PARC BA BỂ/NA HANG: Khuyến khích người dân địa phương tham gia phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn” Các tài liệu thông tin được các Chuyên gia Du lịch Sinh thái in ra trong chuyến Công tác Thứ hai của mình với sự cộng tác chặt chẽ của Phòng Dịch vụ Du lịch bao gồm các tài liệu sau: • Sách giới thiệu Thông tin với Du khách về Ba Bể đã được in và trình bày. • Sách giới thiệu về cacc huyên du lịch Vườn Quốc gia đã được in và giới thiệu. • Các quy chế Du lịch của Vườn Quốc gia đã được xúc tiến và sử dụng trên các biển quảng cáo của Vườn Quốc gia cũng như trong cuốn Sách giới thiệu Thông tin với Du khách. • Thực đơn bằng tiếng Anh của Vườn Quốc gia cũng đã được thử nghiệm thành công ở phòng ăn. • Danh sách phòng của Nhà khách Vườn Quốc gia. -10-
  12. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục Một chiến lượng tổng thể về các tài liệu thông tin được thể hiện trong phần “Tóm tắt các Tài liệu Thông tin” của Phụ lục 11. Chiến lược này sẽ được thể hiện trong Phần Thông tin và Tiếp thị của EMP. Nguồn kinh nghiệm chuyên môn của địa phương và quốc gia trong việc trình bày các tài liệu diễn giải và thông tin du lịch vẫn đang được tìm hiểu điều tra. Các bản tóm tắt đã được soạn thảo nhằm thiết kế và thực hiện các tài liệu như biểu tượng của Vườn Quốc gia Ba Bể, một loạt các áp phích về lịch sử tự nhiên, các tài liệu dán và áp phông lưu niệm. Nhu cầu ảnh chuyên nghiệp đã được tìm thấy ở Ba Bể phục vụ cho mục đích trình bày và sách giới thiệu và các hoạt động xúc tiến trong tương lai. 6.4 ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN 1.4.16 Thời điểm sự kiện 6.4.1 Các mắt xích đã được thiết lập – khu bảo vệ /cộng đồng / các khai thác địa phương ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Có ¾ Hoàn thành: Trước năm 2002 ¾ Trách nhiệm: Phụ (cùng STM) Kết quả trong Chuyến công tác Thứ hai Các cơ quan hữu quan và các liên danh đã được phát triển và cần được tiếp tục củng cố. Phụ lục 9 “Nhật ký chuyến công tác” và Phụ lục 7 “Các đề xuất đối với các Thảo luận với Cộng đồng địa phương về các Ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái” đã trình bày cụ thể thời điểm sự kiện này. 1.4.17 Thời điểm sự kiện 6.4.2 Tuyển dụng các hướng dẫn viên địa phương Thời điểm sự kiện 2000: Có Hoàn thành: Trước năm 2001 Trách nhiệm: Phụ (cùng STM và SON) Kết quả Ý kiến tư vấn cho STM về việc tuyển dụng các hướng dẫn viên địa phương được trình bày trong Phụ lục 7 “Các đề xuất đối với các Thảo luận với Cộng đồng địa phương về các Ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái” và có sự tham gia của Phòng Dịch vụ Du lịch của Vườn Quốc gia và các cán bộ khuyến nông lâm của PARC. Tring chuyến công tác thứ hai, việc tuyển dụng hưiững dẫn viên du lịch đã được thảo luận trong quá trình lấy ý kiến tư vấn của các cơ quan hữu quan, đây là một phần không thể thiếu trong các đề xuất phát triển của EDC, và được đề cập tới trong Phụ Lục 12 “Điều khoản tham chiếu cho đào tạo về du lịch sinh thái trên thực địa bởi các Nhà thầu trong nước”. EMP sẽ phác thảo chiến lược đào tạo và tuyển dụng hướng dẫn viên. 1.4.18 Thời điểm sự kiện 6.4.3 Đào tạo về du lịch sinh thái tại địa điểm ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Có ¾ Hoàn thành: Trước năm 2002 ¾ Trách nhiệm: Chính (cùng STM và HCE) Kết quả Trong Chuyến công tác Thứ hai, các Chuyên gia du lịch sinh thái đã cùng các đối tác tiến hành việc đào tạo thường xuyên không chính thức và theo nghề, đặc biệt là cho các nhân viên Phòng Dịch vụ Du lịch Ba Bể. Các nhân viên của Phòng đã đựoc đào tạo về nhiều lĩnh vực khác nhau từ việc quy hoạch đường mòn tự nhiên đến các nguyên tắc giải thích và phương thức soạn thảo sách giới thiệu về Vườn Quốc gia, cũng như các kỹ thuật quản lý -11-
  13. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục nhà khách và lập kế hoạch cho các hoạt động du lịch trong Vườn Quốc gia. Ngoài ra cũng còn nhiều cơ hội khác cho việc đào tạo theo nghề đối với những người là nhân viên nhà khách, lái thuyền và những người kinh doanh nhà nghỉ trong làng. Các Chuyên gia Du lịch Sinh thái cũng đã tiến hành phân tích các nhu cầu đào tạo có hệ thống và nêu vấn đề này ra trong các hội thảo sau: • Hộ thảo với các Cơ quan hữu quan du lịch sinh thái Na Hang • Hôi thảo Đào tạo Bộ phận quản lý Du lịch Na Hang Pac Ban • Hội thảo Phối hợp Cơ quan hữu quan du lịch sinh thái tại Ba Bể • Lớp đào tạo và Hội thảo dành cho các lái thuyền Ba Bể • Lớp đào tạo và Hội thảo về Du lịch Sinh thái Làng Pac Ngoi Các Chuyên gia du lịch sinh thái cũng dã thảo luận vấn đề về đào tại du lịch sinh thái với STM. Vì thời gian tổng thể của các Chuyên gia du lịch sinh thái bị giảm đi nhằm để tuyển dụng các nhân viên Dự án trong nước, đã quyết định rằng việc đào tạo do các nhà thầu trong nước tiến hành sẽ là một ý tưởng hay. Bên cạnh quyết định này và để đóng góp tiếp cho thời điểm sự kiện này, các Chueyen gia du lịch sinh thái đã đưa ra các đề xuất cụ thể cho việc lên kế hoạch và thực hiện một chương trình đào tạo (xem Phụ lục 12 “Điều khoản tham chiếu cho đào tạo về du lịch sinh thái trên thực địa bởi các Nhà thầu trong nước”). 1.4.19 Thời điểm sự kiện 6.4.4 Chương trình đào tạo ngoài thực địa ¾ Thời điểm sự kiện 2000: Không ¾ Hoàn thành: Trước năm 2002 ¾ Trách nhiệm: Chính (cùng FOA) Kết quả Một khi chương trình đào tạo toàn diện về du lịch sinh thái đã được tiến hành trôi chảy thì các Chuyên gia du lịch sinh thái và STM sẽ xem xét các chuyến đi đào tạo ra ngoài thựa địa đến những điểm du lịch thành công khác ở miền Bắc Việt Nam như Cúc Phương, Vịnh Hạ Long và Sa Pa. Một khả năng khác cũng sẽ được cân nhắc vào giai đoạn này đó là một hay hai nhân viên cao cấp của Phòng Dịch vụ Du lịch Vườn Quốc gia sẽ có thể được cử sang Vườn Quốc gia Hoàng Gia Chitwan ở Nepal để tham gia các khoá đào tạo ngoài thực địa thông qua các hoạt động rất có hiệu quả của Vườn Quốc gia này. -12-
  14. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục CÁC PHỤ LỤC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Lời nói đầu 2 Tóm tắt báo cáo 3 1 Giới thiệu 4 1.1 Tình hình báo cáo 4 1.2 Các hoạt động của các chuyên gia du lịch sinh thái 4 1.3 Các nhận xét chung về chuyến công tác thứ hai 5 1.4 Phân tích tình hình các thời điểm sự kiện 5 1 Khái niệm phát triển du lịch sinh thái (thời điểm sự kiện 1.2.1, 1.4.1, 1.4.2, 6.1.3, 6.2.1, 6.2.2, 6.3.1, 6.3.2, 6.3.3) 15 1.1 Giới thiệu 15 1.2 Tiềm năng du lịch sinh thái 16 1.3 Phát triển tại các địa điểm chủ chốt 18 1.4 Tiếp thị, định vị và xúc tiến 30 2 Tóm tắt dự thảo thiết kế của các trung tâm diễn giải (thời điểm sự kiện 1.2.1) 31 2.1 Giới thiệu 31 2.2 Trung tâm du lịch sinh thái dự kiến ở trụ sở Vườn Quốc gia Ba Bể 31 2.3 Chòi diễn giải dự kiến xây dựng tại bến đỗ Vườn Quốc gia trong Vườn Quốc gia Ba Bể 35 2.4 Trung tâm bảo tồn dự kiến tạI Pắc Ban trong khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang 37 2.5 Trưng bày diễn giải 39 3 Dự thảo mô tả tuyến đường tự nhiên (phần 1.4.1) 43 3.1 Giới thiệu 43 3.2 Tuyến hồ Pắc Ban 44 3.3 Tuyến thuyền Ba Bể 45 3.4 Tuyến du lịch sinh thái 49 3.5 Tuyến Hin Đăm 53 4 Báo cáo phân tích thị trường (phần 6.1.1) 55 4.1 Giới thiệu 55 4.2 Loại hình du lịch của Quốc gia và Tỉnh 55 4.3 Tổ chức, lập kế hoạch và chính sách du lịch 58 4.4 Thị trường du khách 60 4.5 Tiếp thị 62 4.6 Nơi nghỉ 63 4.7 Thị trường tiềm năng 66 5 Đề xuất phân tích tác động KTXH tiềm ẩn của ý tưởng phát triển DLST (phần 6.1.3) 68 5.1 Giới thiệu 68 5.2 Vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh từ ý tưởng phát triển du lịch sinh thái 68 5.3 Ưu tiên đánh giá kinh tế xã hội của các vấn đề liên quan đến du lịch sinh thái 70 6 Báo cáo theo dõi du khách (phần 6.1.5) 71 6.1 Giới thiệu 71 6.2 Chương trình theo dõi du khách 71 6.3 Theo dõi du khách hàng ngày ở Ba Bể 72 6.4 Điều tra du khách định kỳ ở Ba Bể 73 6.5 Vai trò và trách nhiệm 74 6.6 Theo dõi du khách ở na hang 74 7 Đề xuất thảo luận với cộng đồng và các bên liên quan khác về ý tưởng phát triển DLST (phần 6.2.1, 6.4.1, 6.4.2) 80 7.1 Giới thiệu 80 7.2 Nhu cầu thảo luận thêm với đỊa phương nảy sinh từ ý tưởng phát triển DLST 81 -13-
  15. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục 7.3 Các ưu tiên cần thảo luận thêm 84 8 Danh mục tóm tắt các khoản chi ngân sách dự án xuất phát từ khái niệm phát triển du lịch sinh thái (thời điểm sự kiện 6.2.2) 85 9 Nhật ký công tác (phần 6.1.4, 6.2.1, 6.2.3, 6.4.1, 6.4.3) 90 10 Đề xuất nhu cầu đánh giá môi trường trong ý tưởng phát triển DLST (phần 6.3.2) 98 10.1 Giới thiệu 98 10.2 Các vấn đề môi trường nảy sinh từ ý tưởng phát triển DLST 98 10.3 Các ưu tiên đánh giá môi trường của các vấn đề liên quan đến DLST 100 11 Tóm tắt tài liệu thông tin (phần 6.3.4) 101 11.1 Giới thiệu 101 11.2 Chuyến công tác lần 2 101 11.3 Hình ảnh và biểu trưng tiếp thị của Ba Bể 102 11.4 Tóm tắt tài liệu thông tin Na Hang 103 11.5 Tóm tắt tài liệu thông tin về Ba Bể 103 11.6 Nhu cầu trong tương lai đối với Na Hang và Ba Bể 104 11.7 Thực hiện 105 12 Điều khoản tham chiếu (TOR) cho chuyên gia đào tạo DLST trên thực địa (phần 6.4.3) 106 12.1 Giới thiệu 106 12.2 Đế xuất phương thức đào tạo toàn diện cho hướng dẫn viên, nhà nghỉ và nhà thuyền 107 12.3 Đề xuất nhân sự đào tạo 108 12.4 Hợp đồng và ngân sách 109 -14-
  16. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục 1 Khái niệm phát triển du lịch sinh thái (thời điểm sự kiện 1.2.1, 1.4.1, 1.4.2, 6.1.3, 6.2.1, 6.2.2, 6.3.1, 6.3.2, 6.3.3) 1.1 Giới thiệu Các điều khoản tham chiếu của các Chuyên gia về Du lịch Sinh thái kêu gọi về nhu cầu cần phải chuẩn bị một “Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái" (EDC) trong các giai đoạn đầu của Dự án. Điều này đã được coi là một phác thảo cho viễn cảnh dự kiến trong tương lai cho du lịch sinh thái ở hai khu bảo vệ. Mục đích của việc giới thiệu về khái niệm này ngay từ đầu Dự án là để sử dụng nó làm cơ sở cho Dự án thám khảo ý kiến tư vấn của các cơ quan hữu quan. Báo cáo của Chuyến Công tác có Tính Nhập Môn của các Chuyên gia du lịch sinh tháicó trình bày một Khái niệm Phác thảo Phát triển Du lịch Sinh thái như là một phương tiện hỗ trợ cho STM và các chuyên gia tư vấn khác trong quá trình tìm kiếm hoạch định kế hoạch cho phạm vi hoạt động dự kiến của Dự án. Nhìn chung, Phác thảo đã nhận được các ý kiến phản hồi tích cực. Vì thế, nó đã trở thành cơ sở cho công việc quy hoạch trong tương lai và việc lấy ý kiến tham khảo của các Chuyên gia du lịch sinh thái trong Chuyến công tác Thứ hai của mình. Một Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái được phát triển đầy đủ đã được trình bày tại các Hội thảo của các Cơ quan hữu quan về du lịch sinh thái tại Ba Bể và Na Hang (xem Phụ Lục 9 “Nhật ký Chuyến công tác”). Đã có một số thay đổi đối với Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái sau khi nhận được ý kiến phản hồi từ các Hội thảo của các Cơ quan hữu quan về du lịch sinh thái. Các thay đổi này cũng được ghi lại ở đây. Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái Ttrong báo cáo này thể hiện một cái nhìn toàn diện về tương lai của du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Ba Bể và Khu bảo tồn Thiên nhiên Na Hang. Nó được thiết kế để hướng dẫn các mảng hoạt động khác có liên quan tới việc thực hiện du lịch sinh thái của Dự án. Khái niệm nay đã kết hợp các chiến lược thực hiện thường xuyên tham chiếu tới các quy định chi tiết hơn về hoạt động. Một dự báo quan trọng cho toàn bộ các chiến lược dự kiến là các cơ quan hữu quan địa phương cần phải tham gia vào quá trình thực hiện và cần có các quy định để phát huy những sáng kiến tuyệt vời do các cơ quan hữu quan địa phương khởi xướng. Chỉ có trong vấn đề liên quan tới loại hình và chuẩn mực các thiết bị và dịch vụ mà các khách du lịch quốc tế thường đòi hỏi thì quan điểm của các Chuyên gia du lịch sinh thái mới được đặt lên trên quan điểm của các cơ quan hữu quan địa phương. Còn trong các vấn đề khác, thì vấn đề ưu tiên đặt ra ở đây là phấn đấu để các cơ quan hữu quan địa phương được “tham gia”. Đây không phải là dấu chấm hết cho sự tham gia của Dự án vào vấn đề quy hoạch du lịch sinh thái. Trong suốt năm 2001, theo yêu cầu của TOR và Kế hoạch Công việc, Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái sẽ được củng cố thêm và sẽ được kết hợp vào Kế hoạch Phát triển Du lịch Sinh thái cho Vườn Quốc gia. Điều này sẽ được thực hiện với sự cố vấn chặt chẽ của các nhà quản lý Vườn Quốc gia. Kế hoạch Phát triển Du lịch Sinh thái được xem là một tài liệu làm việc cho các cán bộ quản lý Vườn Quốc gia. Nó sẽ bao gồm các chiến lược cho các vấn đề mà ban quản lý Vườn Quốc gia quan tâm liên quan tới du lịch sinh thái từ quy hoạch phát triển, quản lý du khách và quản lý các cơ sở dành cho du khách đên việc thông tin và quảng cáo. Các chiến lược này sẽ được củng cố thêm bởi cái nhìn tổng thể tương lai của Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái. Mục sau sẽ thảo luận về tiềm năng tổng thể của du lịch sinh thái ở hai khu bảo vệ. Mục ba sẽ vẽ nên bức tranh chi tiết của tương lai ngành du lịch sinh thái theo từng địa điểm. -15-
  17. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục 1.2 Tiềm năng du lịch sinh thái 1.2.1 Tiềm năng của Vườn Quốc gia Ba Bể Trong thị trường du lịch sinh thái, Vườn Quốc gia Ba Bể cạnh tranh trực tiếp với các điểm đến du lịch tự nhiên khác ở miền Bắc Việt Nam. Vị trí của Vườn Quốc gia, nằm cách Hà nội 220 km về phía Bắc, không có có những ưu điểm địa lý tuyệt vời như hai điểm đến phổ biển kia ở miền Bắc là Vịnh Hạ Long (Vườn Quốc gia Cát Bà) và các bộ lạc trên đồi Sa Pa gần Lào Cai. Điều này có nghĩa là một chuyến đi tới Ba Bể hoặc có thể là một lựa chọn cần cân nhắc với một điểm đến khác cũng ở vùng núi hoặc phải kết hợp với các chueyén đi khác nằm trên cùng trục Hà Nội. Một số thị trường kết hợp Ba Bể trong một chuỗi các chuyến đi tới những nơi ít có phong cảnh đẹp hay các địa danh lịch sử ở các Tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Trong số các điểm đến cạnh tranh với Ba Bể, Vịnh Hạ Long sẽ có thể tiếp tục là thách thức mạnh nhất vì các đặc điểm thiên nhiên quyến rũ của nó. Sa Pa là một điểm cuốn hút văn hoá độc nhất vô nhị có thể trên cả những gì mà Ba Bể có mơ cũng không có. Cúc Phương lại có lợi thế vì đây là Vườn Quốc gia gần Hà Nội nhất nhưng lại không có vẻ đẹp thiên nhiên quyến rũ như Hồ Ba Bể. Nằm trong khung cảnh cạnh tranh này, hai lợi thế có sức cạnh tranh nhất của Ba Bể là vẻ đẹp thiên nhiên quyến rũ và phương thức tổ chức tuyệt vời du lịch sinh thái trong Vườn Quốc gia này. Ý tưởng này đã luôn là điều gợi tới sự cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương và du lịch sinh thái ở Ba Bể, nếu có như vậy mới có thế đem lại một kinh nghiệm khó quên cho du khách về du lịch sinh thái ở đây. Việc xây dựng và duy trì sanh tiếng của Ba Bể với tư cách là một điểm đến du lịch sinh thái sẽ đòi hỏi Vườn Quốc gia phải tập trung nhiều đến việc duy trì hai yếu tố lợi thế có tính cạnh tranh này. Đã có bằng chứng về việc một số thị trường đã và đang tới thăm Ba Bể để trốn tránh những địa điểm du lịch đầy tính cạnh tranh khác. Các du khách quốc tế đã nói về Ba Bể như một địa điểm "chưa bị huỷ hoại" và "không đầy ắp khách du lịch" như Vịnh Hạ Long và Sa Pa. Một số thị trường thích đến với Ba Bể hơn là Sa Pa cụ thể chỉ là để tránh các khách du lịch khác. Các thị trường trong nước đánh giá được những ưu thế về phong cảnh của “hồ nước đẹp nhất Việt Nam này”. Kiểu danh tiếng này chủ có thể duy trì được với một hệ thống quản lý tốt và bền vững tậo trung chủ yếu vào việc bảo vệ các đặc tính phong cảnh của Ba Bể và quản lý du lịch sinh thái theo các tiêu chuẩn cao nhất. Đạt được điều này là mục tiêu chính của Vườn Quốc gia và của các hoạt động dự án về du lịch sinh thái. Ở nhiều Vườn Quốc gia, có thể mục tiêu chính của hệ thống quản lý du lịch sinh thái là hạn chế mức tăng trưởng của du lịch hoặc ít nhất là chế ngự tốc độ đó. Tuy nhiên đối với Vườn Quốc gia Ba Bể, thì lại có một cơ hội tuyệt vời để xúc tiến tốc độ tăng trưởng này với điều kiện là nó được quản lý và kiểm soát tốt. Mục tiêu chính của việc này là khai thác tiềm năng du lịch như là một nguồn thu nhập của dân địa phương, đặc biệt là những ai có thể khai thác Vườn Quốc gia theo một cấch khác kém bèn vững hơn. Với mục tiêu thiết lập một hình mẫu du lịch được kiểm ótá và quản lý tốt, mục tiêu chính sẽ là phát triển và nâng cao hình thức “Du lịch Ba Bể bằng Thuyền”. Đây sẽ là lịch trình của hững ngày đầu kinh điển cho Vườn Quốc gia. Chuyến di lịch bằng thuyền bắt đầu từ Ban Choi, xuống Sông Nang qua Động Puong đến Bản Cám và thác nước Tà Kèn, sau đó quay lại bằng Hồ qua Ao Tiên và kết thúc ở Bến Đỗ của Vườn Quốc gia. Vì kiểu đi này phần lớn hạn chế du khách ngồi trong thuyền và tất cả đều du lịch theo một hướng nên đó là cách hạn chế các ảnh hưởng mà vẫn tăng được lượng khách du lịch cho Vườn Quốc gia. Kinh nghiệm nước ngoài cho thấy việc xúc tiến dòng du lịch một chiều luon là cách làm hữu hiệu để tổ chức và kiểm soát khách du lịch ở những khu vực thiên nhiên nhạy cảm. Ngắm cảnh từ thuyền có thể là mộ trong các hoạt động du lịch ít gây ảnh hưởng nhất trong một khu bảo vệ. Du lịch Ba Bể bằng Thuyền có một lợi thế đặc biệt đó là thu hút được cả thị trường trong nước và quốc tế. Nếu nó được quản lý tốt, chuyến đi kiểu này có thể sẽ là tâm điểm thu hút -16-
  18. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục du lịch sinh thái có ấn tượng nhất ở Vườn Quốc gia Ba Bể và tính phổ biến của nó còn có thể phát triển tiếp với tiềm năng tăng trưởng lớn nhất là thị trường nội địa. Quy hoạch cho sự thành công đòi hỏi tập trung chú ý cao độ tới việc nâng cao các thiết bị cơ sở và khả năng thuyết minh giải trong suốt chuyến đi. Cũng như việc phát triển và xúc tiến chuyến đi một chiều này, việc mở rộng thời gian lư lại trung bình ở Ba Bể cũng là điều mơ ước. Phát triển các sản phẩm đa dạng dựa vào các động cơ khác nhau của du khách là cách tốt nhất để đạt được điều này. Tiềm năng tuyệt vời nhất cho các sản phẩm du lịch có thể lôi cuốn được đối tưoiựng du khách phương Tây đó là các kỳ nghỉ ở nông thôn cộng với công nghệ kỹ năng hướng dẫn và thông tin cao. Ngoài ra cũng còn có các tiênr cọng khác nữa cho những chuyến đi hơi phiêu lưu mạo hiểm đôi chút như các chuyến đi bằng ca nô hoặc thuyền tự lái (kayaking) và hàng loạt những lối mòn phải mất nhiều ngày mới đi hết và những chuyến đi đó có thể có sự tham gia của người địa phương và hỗ trợ các mục đích đối thoại. Các sản phẩm này có thể sẽ lôi cuốn nhiều đối tượng du khách quốc tế, và trong tutơng lai có thể có cả các hoạt động lôi kéo được đối tượng du khách châu Á. Ngoài Động Puong, là một địa điểm đặc biệt trong một chuyến Du lịch Ba Bể bằng Thuyền, có một chút tiềm năng phát triển hình thức du lịch hang động ở Vườn Quốc gia Ba Bể. Dòng sông ngầm dài 3 km và các độnh ở trên cao tại Na Poong nằm ở phía Tây Hồ Ba Bể, cũng là những giá trị có thể lám hấp dẫn các đối tượng du khách thích phiêu lưu mạo hiểm hang động. Đối với việc tiếp thị du lịch sinh thái, tiềm năng tuyệt vời để xây dựng hình thái này là dựa vào nhu cầu hiện tại của thị trường quốc tế bằng cách tăng cường thông tin cho du khách và kỹ năng tuyên truyền, và phát triển cẩn thận các sản phẩm có mục tiêu. Các mảng thị trường đặt trước chuyến đi cũng có thể đem lại những kết quả doanh thu cao. Những mảng thị trường này sẽ là đối tượng sử dụng tiềm năng các sản phẩm văn hoá nâng cao có định hướng làng xã. Thực vậy, chủ đề xúc tiến lớn cho Hồ Ba Bể cần phải là một ý tưởng “du lịch sinh thái”, tất nhiên là phải được điều chỉnh cho phù hợp với Vườn Quốc gia Ba Bể. Các thị trường trong nước đối với điểm đến Ba Bể cũng có thể phát triển. Các tài nguyên về giải trí và tiềm năng giáo dục ngoài trời của Vườn Quốc gia Ba Bể nếu được quản lý tốt cần được xem như là một phần quan trọng của phong cách du lịch sinh thái Ba Bể. Với tốc độ đô thị hoá lớn như ngày nay, tầm quan trọng của các khu bảo vệ ở châu Á đối với việc giải trí và giáo dục có thể sẽ phát triển. Nếu được quản lý một cách cẩn thẩn, Vườn Quốc gia Ba Bể có thể sẽ đóng vai trò quan trọng như một địa điểm phiêu lưu có tính ôn hoà (với các hoạt động như ca nô, đi bộ và khám phá hang động) thu hút những bạn trẻ thanh niên Việt Nam và các du khách châu Á khác thích “hoạt động” trong bối cảnh thiên nhiên tươi đẹp. 1.2.2 Tiềm năng của Na Hang Tiềm năng du lịch sinh thái của Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang chủ yếu nằm ở các cơ hội tiến hành các chuyến đi nội địa tới Hồ và Thác Pắc Ban. Các yếu tố về vị trí địa lý cũng như tài nguyên ở khu vực này rất hạn chế vì vậy khó có thể và cũng không thể mong muốn nhiều trong việc biến bản thân Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang trở thành một khu du lịch phát triển kể cả tầm cỡ quốc tế cũng như trong nước. Tuy nhiên, điều này không làm giảm bớt ý nghĩa tiềm năng của một ngành du lịch sinh thái nội địa tại Pắc Ban. Các cơ quan hữu quan địa phương đã rất nhanh chóng nhận ra ý nghĩa quan trọng của Hồ Pắc Ban. Hồ được tạo ra bằng những con đê thuỷ nông nhân tạo và vì thế về mặt bảo tồn, nó có rất ít giá trị. Tuy nhiên cảnh đẹp thiên nhiên tươi đẹp của nó lại rất hợp với việc giải trí. Khung cảnh đẹp nhất ở đây là Thác Pắc Ban - một thác nước lộng lẫy theo tiêu chuẩn châu Á. Việc nâng cấp hệ thống đường xá gần đây đã mở ra lối đi trong việc tăng cường ý nghĩa sử dụng cho du khách. Các hoạt động phát triển cũng đang diễn ra ở đây bao gồm việc xây dựng các tiện nghi cho các khách du lịch trong nước gần những nơi công cộng, điều này sẽ thúc đẩy triển vọng tăng số lượng các chuyến du lịch giải trí của nhân dân trong phạm vi Tỉnh Tuyên Quang và trong tương lai là từ nhiều nơi khác. -17-
  19. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục Điều quan trọng là các cơ quan hữu quan ở huyện đã không chọn cách xây dựng các cơ sở tiện nghi trên Hồ. Thấm thía với kiểu du lịch sinh thái của riêng mình (có thể là căn cứ vào các đề xuất mà Dự án đã đưa ra trước đây) họ đã chọn cách giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên của Hồ nước theo kiểu nguyên thuỷ nhất của nó. Cho dù nó có bị hạn chế vì tiêu chuẩn gì đi chăng nữa thì cách làm này đã rất được ủng hộ. Từ quan điểm của Dự án, đây là bằng chứng cho mong muốn của các cơ quan hữu quan địa phương cộng với tiềm năng về du lịch sinh thái nội dại của Pắc Ban, trong việc phát triển Pắc Ban thành một địa điểm tuyệt vời của Dự án trong việc tuyên truyền, nhận thức về bảo tồn và giáo dục môi trường. Đâu đó trong Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang có thể vẫn còn những triển vọng phát triển hình thức du lịch trên những “chuyễn xe thô sơ” tới những bản làng vùng sâu vùng xa. Triển vọng phát triển hoạt động này ở khu vực phía bắc Tắt Kẻn, xây dựng trêb cơ sở lưu lượng du khách của Ba Bể, đã được các Chuyên gia Du lịch Sinh thái xân nhắc và bác bỏ. Trong khi có khả năng sử dụng hình thức du lịch sinh thái này như một công cụ bảo tồn (có thể làm tăng nguồn thu cho dân địa phương), thì các chi phí để đạt được điều đó, cộng với khả năng là điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực thông qua việc giới thiệu cho nhiều người tới một trong những địa điểm cư trú cuối cùng của Loài khỉ Mũi hếch Đồng bằng bắc bộ, có thể sẽ lớn hơn cả những lợi ích có thể thu được. Các triển vọng khác được cân nhắc cho Na Hang bao gồm con sông đặc biệt chảy qua đèo Sông Nang từ Xã Đà Vị ở phía nam khu vực Tắt Kẻn, và các chuyến đi đặc biệt thích thú cùng với Dự án Bảo tồn Loài khi Mũi hếch của Đồng bằng Bắc Bộ như các tình nguyện viên nghiên cứu và các nhóm gây quỹ. Một lần nữa, mặc dù có những tiềm năng nhất định song chúng không đảm bảo cho tiêu điểm của Dự án. 1.3 Phát triển tại các địa điểm chủ chốt 1.3.1 Chợ Rã Các chủ đề: ¾ Nhà khách ¾ Các cơ sở tiện nghi trong thị trấn ¾ Thông tin để lên kế hoạch đi thăm Vườn Quốc gia Một mô hình đã được thiết lập cho Chợ Rã để cung cấp dịch vụ nhà khách và nhà ở cho các du khách trong nước và quốc tế. Vườn Quốc gia cần khuyến khách điều này. Vì Chợ Rã không nằm trong phạm vi khu bảo vệ, nên các khu nhà ở đatự ở đây có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường tự do hơn. Việc đáp ứng với các thay đổi của thị trường có thể sẽ nhanh hơn vì hầu hết các nhà khách ở Chợ Rã đều là của tư nhân. Trong tương lai, có thể các nhà khách trong phạm vi Vườn Quốc gia sẽ đạt hết mức công suất. Và khi đó, việc sử dụng Chợ Rã như một địa điểm mới sẽ là rất có tác dụng. Một lý do khác cho việc tăng cuờng khu vực du lịch lành mạnh ở Chợ Rã là vì khu vực này có nhiều cơ sở tiện nghi mà các du khách cần có nhưng ở Vườn Quốc gia thì không. Đó là các cửa hàng và những dịch vụ cũng như một số hình thức giải trí du khách đặc biệt là về đêm. Ở khu vực Chợ Rã các hạn chế đối với những dịch vụ này sẽ ít hơn ở trong khu vực Vườn Quốc gia. Chợ Rã như một cánh cửa và một chỗ dừng chân cho du khách trưíưc khi vào Vườn Quốc gia. Đây là nơi đầu tiên hầu hết các khách du lịch sẽ tới thăm và là nơi nghỉ lại cho nhiều người. Đặc biệt là gần đây khi nhiều khách du lịch bắt đầu chuyến đi thăm Vườn Quốc gia bằng thuyền. Vì những lý do này, Chợ Rã là một địa điểm lý tưởng để du khách được bắt đầu tiép xúc với thông tin về Vườn Quốc gia. Chí ít là họ cần những thông tin để “lên kế hoạch đi thăm” ở Chợ Rã, để trả lời câu hỏi: "Có gì để xem và làm ở Vườn Quốc gia Ba Bể?” Họ cần những thông tin này trước khi vào Vườn Quốc gia. Nếu Vườn Quốc gia không cung cấp những thông tin như vậy thì sẽ có những người khác làm việc đó, và có thể thông tin sẽ kém chính xác. -18-
  20. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục Một chức năng quản lý khác của Vườn Quốc gia đối với Chợ Rã là thu Phí vào Vườn Quốc gia. Phòng Du lịch Tỉnh thu phí tải Trạm Thu phí Chợ Rã. Cho dù Vườn Quốc gia đảm nhận trách nhiệm này theo các quy định hiện hành của Chính phủ hoặc theo một hình thức liên danh nào đó, thì nó cũng có thể cũng cố được sự phối hợp giữa Vườn Quốc gia, Huyện và Tỉnh. Các vấn đề về thẩm quyền sẽ phải được đề cập tới bằng cách này hay cách khác, với hoặc không có sự tham gia của Dự án. Sự hoạt động can thiệp về du lịch sinh thái của Dự án tại Chợ Rã được thiết kế để củng cố các chức năng du lịch của thị trấn được phác thảo trên đây. Đầu tiên, cần có sự cộng tác của các chủ nhà khách trong việc hình thành các thông tin “lên kế hoạch đi thăm” Vườn Quốc gia ở tất cả các nhà khách. Các thông tin này (xem “Bản đồ và Thông tin cho Du khách đến Vườn Quốc gia” và Phụ Lục 2 “Tóm tắt Dự thảo Thiết kế của các Trung tâm Thông tin”) sẽ bao gồm một tấm biển quảng cáo giới thiệu các điểm thu hút khách du lịch ở Vườn Quốc gia và quyển Sách giới thiệu Thông tin cho các Du khách đến Vườn Quốc gia với nhiều chi tiết hơn về Vườn Quốc gia và các loại hình hoạt động. Thứ hai, Dự án sẽ làm việc với Vườn Quốc gia, các cơ quan hữu quan Huyện và Tỉnh để lên kế hoạch và thực hiện việc di chuyển Trạm Thu phí vào Vườn Quốc gia đến Ban Choi. Một trong các mục đích của việc làm này là để nâng cao về cơ bản ấn tượng đầu tiên cho du khách về việc quản lý Vườn Quốc gia và tạo ra một địa điểm dễ chịu để tập trung du khách trước khi lên tầu. Theo đề xuất hiện tại (xem Phụ Lục 2 “Tóm tắt Dự thảo Thiết kế của các Trung tâm Thông tin”) và đề xuất này vẫn cần tiếp tục thảo luận chi tiết, cần bổ sung một địa điểm trả khách tại Ban Choi và thêm các bảng thông tin, gần trạm gác hiện tại và các cầu thang đi lên bến đỗ của thuyền. Các vấn đề về ảnh hưởng môi trường gắn liền với sự phát triển du lịch tại Chợ Rã cũng có thể không đáng kể. Các vấn đề về ảnh hưởng xã hội có thể xảy ra từ sự tăng nhanh số lượng du khách nước ngoài đến thị trấn và nhu cầu giải trí về đêm ngày càng tăng của du khách trong nước và quốc tế. Điều này đặt ra nhu cầu đánh giá các ảnh hưởng tiềm năng này (xem Phụ lục 5 “Kiến nghị cho quá trình Phân tích hiện tại về các Ảnh hưởng Kinh tế và Xã hội của những ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái”). Một đề xuất được đưa ra có Một chương trình Đào tạo của Dự án dành chocác Hướng dẫn viên của Vườn Quốc gia và các Lái thuyền (xem Phụ Lục 12 “Điều khoản tham chiếu cho đào tạo về du lịch sinh thái trên thực địa bởi các Nhà thầu trong nước”) và chương trình đó sẽ có cả các hữóng dẫn viên và người lái thuyền ở Chợ Rã. Tương tự như vậy, Chương trình Đào tạo của Dự án về Quản lý Nhà khách sẽ dành cho các giám đốc và nhân viên nhà khách ở Chợ Rã. Về khái niệm du lịch sinh thái, Chợ Rã là một phần sống còn của Vườn Quốc gia và cần phải được Dự án coi như thế. 1.3.2 Du lịch bằng thuyền trên sông Nang và hồ Ba Bể Chủ đề: ¾ “Du lịch bằng thuyền” ¾ Các thuyền yên tĩnh không ô nhiễm, do địa phương sở hữu và quản lý ¾ Giải trình chất lượng cao của các lái thuyền và hướng dẫn viên có đào tạo ¾ Các tuyến đường quản lý tốt và các cơ sở thiết bị tại các điểm dừng chân Ở nhiều Vườn Quốc gia trên thế giới, các hoạt động bằng thuyền đưa du khách đi ngắm cảnh hay rất ít ảnh hưởng tới môi trường của Vườn Quốc gia. Tàu thuyền là phương tiện hữu hiệu để đièu hành và kiểm soát du khách. Tuy nhiên bản thân tầu thuyền phải hoạt đông một cách có tổ chức và được kiểm soát. Những người lái thuyền phải chịu trách nhiệm về hoạt động của tàu thuyền và phải thiết lập một mối quan hệ công tác giữa những người lái thuyền và cán bộ quản lý Vườn Quốc gia. Một bài học nữa từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy ngay từ khi bắt đầu hình thành một điểm đến du lịch nếu các thói quen trong hành vi ứng xử của khách du lịch đã dễ dàng ảnh hưởng -19-
  21. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục thì sau này khi điểm đến du lịch dó đã được hình thành, rất khó thay đổi hành vi đó. Thay vì để cho du khách tự do sử dụng các mô hình của Vườn Quốc gia trong tưong lai, thì sẽ rất là sáng suốt nềy thiết lập sẵn các mô hình đó cho tương lai từ bây giờ. Tuy nhiên vẫn còn một bài học nữa đó là nếu ứng dụng một mô hình du khách một chiều trong một khu vực thiên nhiên nhạy cảm thì thường dễ quản lý hơn là mô hình hai chiều hay nhiều chiều. Một trong các lợi thế khác nữa là kiểu ảnh hưởng truyền từ người này sang người khác sẽ có thể được giảm bớt và một chuỗi thông tin đã được chuẩn hoá sẽ được thiết lập. Với những bài học này trong đầu, Dự án dự kiến giúp phát triển và xúc tiến khái niệm "DU LỊCH BA BỂ BẰNG THUYỀN”. Đièu này giống với kiểu du lịch cổ điển ngày xưa mà hiện nay nhièu địa lý du lịch đang áp dụng. Chuyến du lịch kéo dài một ngày trời bắt đầu bằng đi thuyền trên Sông Nang tại Chợ Rã hoặc Bến đỗ ở Ban Choi. Chuén đi sẽ qua Động Puong, thăm Bản Cám và Thác Tà Kèn, sau đó sẽ quay lại thượng nguồn, vào Hồ Ba Bể, thăm Ao Tiên và sau đó quay xuống vùng thượng nguồn của Hồ và dừng lại tại bến đỗ của Vườn Quốc gia. Sau đó sẽ có các phương tiện đưa du khách đi bằng đường bộ tới nơi họ ở. Một quy định chi tiết về các điểm đỗ trên chuyến đi đã được soạn thảo (xem Phụ Lục 3 “Các Quy định về Tuyến đường Tự nhiên”). Nhiều phương án thay đổi đối với chuyến Du lịch Ba Bể bằng Thuyền cũng đã được dự kiến, bao gồm chuýen đi tới Bản Tấu vào những ngày phiên chợ, ăn trưa và/hoặc thăm Bản Cám, bơi trên Hồ tại Đảo “Quả Phụ” hoặc đi thăm Pắc Ngòi vào buổi chiều. Ý tưởng quan trọng ở đây là, dù là ngày đầu tiên hay lần đầu tiên đến đây họ đều được hưởng một chuyến Du lịch Ba Bể bằng Thuyền. Các triển vọng du lịch sinh thái được phát triển như là một phần của chuyến Du lịch Ba Bể bằng Thuyền để làm lợi nhiều nhất cho cộng đồng ở đây. Những sự phát triển tự nhiên nhằm tạo hỗ trợ tốt hơn cho một chuyến Du lịch Ba Bể bằng Thuyền cũng được đề xuất (xem Phụ Lục 3 “Các Quy định về Tuyến đường Tự nhiên”). Tại bến đố ở Ban Choi, là một điểm đỗ cho phương tiện trên bộ, theo đề xuất là nên có những thể hiện mang tính thông tin và các bậc thang đi lên trên bến cần được nâng cấp. Tại Động Puong, các cơ sở tiện nghi ở đây chỉ nên giới hạn ở một hoặc hai ký hiệu cần thiết. Trên bờ Sông Bản Cám, cần có những nhà vệ sinh do nhân dan trong vùng quản lý và phải có những khu nghỉ làm bằng che nứa, ở đây người dân trong vùng có thể bán dồ uóng, đồ thủ công mỹ nghệ và những chiếc thuyền lưu niệm làm bằng nứa. Tại Ao Tiên, tuyến đường cần được nâng cấp, các nàh vệ sinh cũng cần được xây dựng, và cần có nơi nghỉ tạm ở điểm tuyến đường và Ao Tiên gặp nhau. Tại Thác Tà Kèn cần làm thêm những bậc thang đi từ bến đỗ lên và những dấu hiệu chỉ phương hướng mới, cũng như phải nâng cấp con đường đi xuống dưới thác nước. Tại địa điểm thác nước, cần có một bục ngắm cảnh để du khách có thể ngắm toàn cảnh khu vực trên cao. Tuyến đường dẫn tới khu cắm trại ở bãi đá phía dưới cũng cần được chỉnh trang lai mà không cần tiến hành những công việc to tác, cũng cần cây dựng một nhà vệ sinh cẩn thận ở đây. Thay vì khuyến khích sự dụng ngày càng nhiều các bảng quảng cáo thông tin tại chỗ rất đắt tiền và đôi khi là đập vào mắt, đã có đề xuất rằng nên chăng mỗi thuyền chở khách du lịch nên có một bộ các tờ rơi mô tả chuyến đi làm bằng chất liệu không thấm nước hay còn gọi là “những tấm card thông tin” để giải thích, bằng ba thứ tiếng, những đặc điểm quan trọng của chuyến đi (xem Phụ lục 11 “Tóm tắt các Tài liệu Thông tin”). Một điều kiện tiên quyết để tiến hành một chuyến Du lịch Ba Bể bằng Thuyền hay còn gọi là một sản phẩm du lịch sinh thái hình tượng đó là các hoạt động của thuyền du lịch phải được thực hiện bởi những người dân sống trong các làng ở trong hoặc xung quanh Vườn Quốc gia (chứ không phải bởi những con thuyền của riêng Vườn Quốc gia như hiện nay). Những lái thuyền du lịch là dân làng này cũng cần được tổ chức và đào tạo tốt hơn để có được những kinh nghiệm hướng dẫn du lịch cơ bản. Các lái thuyền hiện nay đã có sự xác nhận rất cẩn thận về ý tưởng Du lịch Ba Bể bằng Thuyền (sự cẩn thận dựa trên câu hỏi ai sẽ là người vận hành các chuyến Du lịch bằng -20-
  22. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục Thuyền) và đã rất tâm đắc tán thành với ý tưởng đào tạo đội ngũ lái thuyền. Họ đã chấp nhận ý tưởng là một trong những yếu tố chủ chốt tạo nên danh tiếng cho Vườn Quốc gia Ba Bể Be như là một điểm đến của du lịch sinh thái đó là việc chuyển dịch họ từ “những người lái thuyền không chuyên” thành một khái niệm chuyên ngành hơn đó là “hướng dẫn viên kiêm lái thuyền”. Họ đã thể hiện sự sẵn và nhiệt tình trong việc thử phương pháp này. Theo đề xuát Dự án nên mở rộng phạm vi đào tạo Hướng dẫn viên cho cả đối tượng lái thuyền kiêm hướng dãn viên này (xem Phụ Lục 12 “Điều khoản tham chiếu cho đào tạo về du lịch sinh thái trên thực địa bởi các Nhà thầu trong nước”). Những người lái thuyền nhìn thấy lợi ích của mình từ việc được tổ chức tốt hơn. Dự án cũng cần thảo luận thêm với những người lái thuyền (xem Phụ lục 7 “Các đề xuất đối với các Thảo luận với Cộng đồng địa phương về các Ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái”). Sáng kiến đề xuất đã đưa ra với những người lái thuyền về việc sau chương trình đào tạo, Vườn Quốc gia sẽ hỗ trợ họ trong việc hình thành một Hiệp hội Những người lái thuyền Ba Bể. Hiệp Hội này và Vườn Quốc gia sau đó có thể cùng nhau soạn thảo một quy chế hoạt động cho các thuyền du lịch. Cách tốt nhất là Hiệp hội sẽ chịu trách nhiệm giám sát và điều hành hoạt động của các thành viên của mình. (Một cơ chế tiền phạt sẽ được áp dụng để kiểm soát các sai sót của lái thuyền như làm rò rỉ nhiên liệu hay làm bẩn nước trong hồ tại những điểm neo đậu). Vai trò chủ đạo của ban quản lý Vườn Quốc gia là giám sát ảnh hưởng mà những thuyền du lịch gây ra cho Vườn Quốc gia. Vườn Quốc gia và Hiệp hội có thể cùng phối hợp trong việc cấp phép cho những lái thuyền đã chứng tỏ sự sẵn sàng hợp tác của mình vằng cách trải qua các khoá đào tạo và nâng cấp những con thuyền của mình để đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu. Nếu trên thực tế cần hạn chế một số lượng thuyền nhất định thì Hiệp Hội và Vườn Quốc gia cũng phải cùng nhau thỏa thuận vấn đề này. Dự án có thể mong muốn thán thành một dàn xếp trong việc ưu tiên tuyển dụng những người lái thuyền là những dân làng phải chịu nhiều thiệt thòi nhất bởi ý tưởng du lịch sinh thái do Dự án khởi xướng. Sau quá trình điều tra sơ bộ, Cố vấn về Bảo tồn Đa dạng Sinh học của Dự án (BCA) đã đề xuất dựng lên một số thanh kim loại chặn ngang những con đường chính dẫn vào Động Puong để bảo vệ động trước những ảnh hưởng môi trường mà khách du lịch có thể gây ra đối với những con dơi sống ở trong động. Trên quan điểm du lịch sinh thái, một phương pháp hữu hiệu nhằm thay đổi hành vi ứng xử của du khách bên trong sẽ là thông qua việc đào tạo và tổ chức các lái thuyền sao cho họ có thể hành động như những hướng dẫn viên và người phục vụ của khu vực này. Nên chăng những người lái thuyền cần được trang bị càng nhiều các thông tin khoa học càng tốt về dơi và khả năng gây ảnh hưởng của du khách. Mực nước sông dao động cũng có nghĩa là nơi đậu đỗ tàu thuyền vào Động sẽ thay đổi, và điều này làm cho việc hạn chế các điểm đỗ đậu sẽ là không thực tế. Một yếu tố ảnh hưởng khác về môi trường liên quan đến Vườn Quốc gia liên quan đến các hoạt động của tàu thuyền du lịch có thể sẽ tập trung vào các cơ sở trang thiết bị cần thiết tại các địa điểm hoạt động, và có thể là tiềm năng làm ô nhiễm môi trường nước do bản thân các tàu thuyền gây ra. Vấn đề liên quan ở đây là ảnh hưởng của tiếng ồn và mùi dầu máy của các tàu du lịch gây ra đối với các du khách. (Chỉ 14$ những người được hỏi trong Khảo sát Du khách coi tiếng ồn của tầu thuyền du lịch là một vấn đề). Trong khi trong tương lai, ngành du lịch có thể đem lại nguồn thu nhập khá tốt cho những người lái thuyền, thì các yếu tố về độ yên tĩnh và không ô nhiễm của các tàu thuyền du lịch có thể cũng cần phải cân nhắc. HIện tại, có thể sẽ khó có thể sắp xếp được các chi phí tối đa khác nhau của các động cơ mô tô diesel trên tầu và thueyèn gắn máy phía ngoài tầu. Trên quan điểm du lịch, cần có một chính sách chuyển dịch dần dần sang động cơ xăng khi yếu tố về thu nhập đã được đảm bảo. Các vấn đề này và các yếu tố ảnh hưởng khác liên quan tới tầu thuyền du lịch trên Hồ cần được điều tra thêm (xem Phụ Lục 10 “Các Đề xuất về Nhu cầu Bổ sung trong việc Đánh giá Môi trường cùng với các Ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái”). Các ảnh hưởng xã hội có thể sẽ mang tính tíhc cực nếu các hoạt động của tàu thuyền du lịch được tổ chức tốt hơn. Các làng xã tham gia đã tỏ ra quan tâm tới du lịch trong PRA của Dự án. Cần phải có sự tiếp tục thật cẩn thận trong các làng xã đó (xem Phụ lục 7 “Các đề -21-
  23. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục xuất đối với các Thảo luận với Cộng đồng địa phương về các Ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái”). 1.3.3 Trụ sở của Vườn Quốc gia Chủ đề: ¾ Nhà khách của Vườn Quốc gia ¾ “Trung tam du lịch sinh thái” ¾ Các chức năng khác của trụ sở Vườn Quốc gia Khu vực Trụ sở của Vườn Quốc gia đã trở thành tâm điểm cho sự mến khách của Vườn Quốc gia đối với du khách. Nhà khách của Vườn Quốc gia có thể sẽ là nơi ở tốt nhất cho khách du lịch đến Vườn Quốc gia. Trong tương lai, Nhà khách của Vườn Quốc gia và bất cứ khu nhà ở nào cây dựng ở khu vực này cần tập trung phục vụ cho du khách đến Ba Bể tìm kiếm một hình thái Vườn Quốc gia có chất lượng cao. Ngay cả khi nếu nhà ở ở khu vực trụ sở sau này được chuyển nhượng lại cho một nhà kinh doanh du lịch có kinh nghiệm (đây là một đề xuất cho mục tiêu trong tương lai), thì cũng cần phải duy trì một mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhà khách và các hoạt động của Vườn Quốc gia. Một lợi thế của việc ở lại trong khu vực này là rất dễ tiếp cận các dịch vụ thông tin và hướng dẫn viên tư nhân có chất lượng cao nhất. Gần đây Phòng Dịch vụ Du lịch của Vườn Quốc gia thiếu một trụ sở làm việc và một khu vực lễ tân tập trung. Về lý tưởng, nghỉ đêm tại khu vực trụ sở của Vườn Quốc gia sẽ là một kỷ niệm không bình thường. Những đổi mới gần đây tại Trụ sở của Vườn Quốc gia lại mang một tính chất đô thị không thích hợp. Vì ảnh hưởng của du lịch ngày càng tăng, những người quản lý Vườn Quốc gia có thể sẽ tự tin để áp dụng một phong cách kiến trúc thật giản dị mộc mạc phù hợp hơn với đặc điểm tự nhiên phù hợp với nhu cầu thị trường và tiêu chuẩn quốc tế về nhà ở trong một khu Vườn Quốc gia. Hiện tại các đặc tính bên ngoài của Nhà khách Vườn Quốc gia đã được quyết định. Dự án PARC có thể ảnh hưởng có hiệu quả nhất tới nội thất của các khu nhà chung và các tiêu chuẩn dịch vụ cho du khách. Về những vấn đề này, Nhà khách cần phấn đấu vì yếu tố chất lượng để nó có chất lượng tốt như bất kỳ nhà khách nào khác ở Việt Nam. Khách sạn Victoria ở Sa Pa có một hình mẫu khá tốt về chất lượng mà một khách sạn ở vùng xa có thể đạt được để phục vụ du khách quốc tế. Dự án sẽ hình thành một khoá đào tạo toàn diện cho toàn bộ nhân viên Nhà khách của Vườn Quốc gia. Khoá đào tạo này sẽ kết hợp đào tạo thực tế về nấu ăn, dọn phòng và các hoạt động khác của nhà khạc vớinỗ lực tập trung nâng cao tiêu chuẩn nộit thất, giới thiệu chất liệu thổ cẩm địa phương và các yếu tố thủ công để tạo điều kiện liên kết Nhà khách với văn hoá địa phương Ba Bể. Vườn Quốc gia sẽ phải đề ra bất cứ kế hoạch nào để tuyển dụng các nhân viên mới của Nhà Khách, đặc biệt là các nhân viên có bằng cấp về du lịch, để các khoá đào tạo có thể tập trung vào đối tượng nhân viên của tương lai. Dự án cũng sẽ giúp thực hiện các yếu tố cơ sở hạ tầng quan trọng khác cho khu vực TRụ sở, với chủ điểm “Trung tâm du lịch sinh thái”. Khái niệm quốc tế của một trung tâm du lịch của Vườn Quốc gia tập trung vào việc tuyên truyền và giáo dục về môi trường thường không thành công trong một khung cảnh châu Á. Các du khách của một Vườn Quốc gia châu Á thường không cần tuyên truyền cũng như không thích những hình thức thể hiện kiểu văn viết trên tường. Thường thì du khách phương Tây thích những kiểu kiến trúc không bình thường và không được ưa chuộng. “Trung tâm du lịch sinh thái” của Vườn Quốc gia Ba Bể đã được hình dung là một địa điểm sống động. Đay sẽ là nơi các hoạt động hướng dẫn du lịch của Vườn Quốc gia diễn ra và là nơi đồ thủ công mỹ nghệ được bán cho du khách, là nơi một liên danh giữa Vườn Quốc gia và người dân địa phương được thể hiện cho du khách và cũng là nơi du khách cảm thấy -22-
  24. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục thật thoái mái khi ở đó suốt cả ngày. Thính phòng cũng là một yếu tố phong cách du lịch của du khách phương tây và việc này đã được lưu giữ lại để nhân viên Vườn Quốc gia có thể nói chuyện vào buổi tối, những buổi trình diễn văn hoá buổi tối, những bộ phim về thế giới hoang dã và nghe tóm tắt cho chuyến đi ngày hôm sau. Ảnh hưởng môi trường đi cùng với sự phát triển về du lịch ở khu vực trụ sở của Vườn Quốc gia có thể sẽ rất đa dạng, từ chỗ gây ảnh hưởng cho khung cảnh bằng những khu nhà mới mọc lên và những khu để xe tới việc tại ra nước thải và các chất thải khác vào môi trường của Vườn Quốc gia. Trong khi những ảnh hưởng này có thể kiềm chế được và trong khi cơ sở của Trụ sở vẫn còn chưa lớn, thì cần phải xem xét ngày từ giai đoạn mới bắt đầu này nguy cơ cửa dự phát triển từ từ và ngày càng lớn đó. Cần phải có các hạn chế dứt khoát đối với các chức năng dịch vụ sẽ được cung cấp tại khu vực trụ sở của Nhà khách. Ở một nơi mà diện tích đất bằng còn hiếm, thì việc bổ sung chức năng có thể coi là sự mở rộng chức năng hiện có. Ví dụ như cần có một chính sách phi tập trung tất cả nhưng một số vai trò diễn giải chính lại được đề xuất như một chiến lược tốt hơn so với việc chủ yếu trang trí cho Trung tâm du lịch sinh thái bằng những mô hình có tính diễn giải. Khắp Vườn Quốc gia đã có hàng loạt các địa điểm diễn giải được đề xuất, như Chợ Rã, trên các thuyền du lịch và ở bến đỗ của Vườn Quốc gia (xem Phụ Lục 2 “Tóm tắt Dự thảo Thiết kế của các Trung tâm Thông tin”). Trong Trung tâm du lịch sinh thái chỉ nên kể về một số câu chuyện có tính tuyên truyền như - “Văn hoá của Người dân địa phương”, Quan hệ của Vườn Quốc gia với người dân địa phương và “Hãy giữ cho Vườn Quốc gia của chúng ta tươi đẹp”. Việc xây dựng một tuyến đường ngắn tự nhiên trong khu rừng nguyên thuỷ ở khu vực trụ sở Vườn Quốc gia đằng sau khu vực ăn tối và nơi bắt đầu Chuyến hành trình bằng xe thô sơ Hin Dam sẽ cung cấp một sản phẩm mới để đáp ứng được đối tượng du khách rộng lớn và các nhà khách. Trong giai đoạn đầu, các ảnh hưởng xã hội của du lịch trong khu vực trụ sở của Vườn Quốc gia có thể không nhiều. Về lâu dài, số lượng có thể sẽ là một vấn đề. Việc duy trì một môi trường tương đối yên tĩnh tại khu vực trụ sở của Vườn Quốc gia là một việc quan trọng vì cả lợi ích của Nhà khách và vì ấn tượng ban đầu của du khách về banquản lý Vườn Quốc gia sẽ hình thành ngay khi họ bước vào khu vực này (xem Phụ lục 5 “Kiến nghị cho quá trình Phân tích hiện tại về các Ảnh hưởng Kinh tế và Xã hội của những ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái”). Trong khi dự kiến việc việc du khách sẽ đến Chợ Rã để tìm kiếm các dịch vụ giải trí về đêm, thì phòng karaoke quen thuộc đã xuất hiện ở khu vực trụ sở và có thể sẽ duy trì đặc trưng đó. Vì đây là một yếu tố mà các ý tưởng của các thị trường khác nhau rất có thể va chạm nhau, cần quan tâm tới yếu tố cách âm của các phòng karaoke. 1.3.4 Bến đỗ vào Vườn Quốc gia Chủ đề: ¾ Phà công cộng ¾ Thuyền du lịch ¾ Chòi thông tin ¾ Biển thông tin ¾ Nhà vệ sinh Bến đỗ của Vườn Quốc gia (trước là Bến đỗ phía Bắc) trên Hồ Ba Bể là một địa điểm rất quan trọng và là nơi thiết lập hình ảnh. Trong khi trên thực tế việc bố trí lại các cơ sở tiện nghi trên Bến đỗ vào Vườn Quốc gia là thích hợp để tạo ra sự phân cách giữa cho các hoạt động của khách du lịch và các hoạt động của phà công cộng, thì tôt hơn cả là nên để các hoạt động đó cùng tồn tại trên một địa điểm. Điều này làm tăng thêm bầu không khí cho các du khách và hạn chế ẩnh hưởng của hai bên đỗ đối với Hồ. -23-
  25. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục Từ quan điểm quy hoạch địa điểm, cần xử lý một số yếu tố quan trọng về địa điểm tại Bến đỗ vào Vườn Quốc gia như sau: • Hạn chế quan trọng là thiếu đất bằng ở gần đó. Hạn chế này sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng khi số lượng du khách tăng lên. Vì thế cần ngay từ đầu cân nhắc các phương án và/hoặc các giải pháp bến đỗ cho phương tiện trên bộ. • Các thay đổi to lớn (tối đa là 3m) về mức nước trên hồ cần được xem xét. Có thể cần ngăn ngừa việc xây dựng một bến đỗ chính dọc rìa hồ. Một cấu trúc xây dựng như vậy cần phải cao và chắc chắn và thêm nữa phải là một công tình nổi khá là phức tạp. Mặc dù hiện còn lộn xộn, nhưng các lái thuyền tin rằng các công trình hiện tại sẽ phù hợp với điều kiện của hồ. • Vấn đề quy hoạch dài hạn là liệu một bến phà có thể có ý nghĩa lớn đối với quy hoạch tự nhiên hay không. Việc thiết kế các đầu đường/điểm đỗ tầu thuyền hiện tại là kết quả của việc khai thác bến đỗ không thành công. Trong khi Vườn Quốc gia đang có chiến lược di dời dấu vết của những công trình này, trên thực tế nên chấp nhập rằng việc duy trì bến phà này là phương án cho một tương lai khong thể biết trước được. Một số nhu cầu du lịch hiển nhiên đối với khu vực Bến Đỗ vào Vườn Quốc gia như sau: • Khu vực đợi công cộng, • Các cơ sở nhà hàng, và • Các nhà vệ sinh công cộng Từ viễn cảnh của Vườn Quốc gia, mong muốn phân chức năng tuyên truyền từ khu vực trụ sở sẽ dấn tới một chức năng mới có ích hơn đó là: • Một chòi thông tin - sẽ là một công trình có cấu trúc mở, đơn giản có chỗ ngồi và một vài minh hoạ về “các câu chuyện về lịch sử tự nhiên của Hồ Ba Bể” (xem Phụ Lục 2 “Tóm tắt Dự thảo Thiết kế của các Trung tâm Thông tin”) Một vấn đề quan trọng nữa về quy hoạch đó là có nên cũng cấp các dịch vụ khác để phục vụ du khách nữa không ví dụ như dịch vụ tắm tại Bến Đỗ vào Vườn Quốc gia. ở Đảo “Quả Phụ” các dịch vụ tắm công cộng gần đây đã có rất nhiều. Việc này tạo thêm công ăn việc làm cho những người lái thuyền và sẽ làm giảm áp lực cho khu Bãi đỗ vốn đã có hạn về diện tích. Nên tiếp tục mô hình dịch vụ này. Việc tiếp tục thay đổi các trang thiết bị trong việc xây dựng các nhà vệ sinh công cộng ở khu Bến đỗ sẽ hỗ trợ cho vấn đề này. Công cụôc dọn dẹp có quy mô lớn ở khu vực Bến đỗ vào Vườn Quốc gia đang được đề xuất bao gòm việc di dời các khu nhà không còn sử dụng nữa, nâng cấp mới các nhà vệ sinh, và xây dựng Chòi Thông tin theo kiểu nhà sàn truyền thống. Cũng theo đề xuất việc dọn dẹp hàng ngày và việc quản lý thiết thực đối với toàn bộ khu vực Bến đỗ vào Vườn Quốc gia cần phải trở thành một điều kiện trong thỏa thuận xây dựng cửa hàng ăn uống, dưới sự giám sát của một nhân viên Vườn Quốc gia (xem Phụ lục 2 “Tóm tắt Dự thảo Thiết kế của các Trung tâm Thông tin” để thảo luận về một phương pháp “portfolio” cho ban quản lý Vườn Quốc gia.) Các vấn đề về ảnh hưởng môi trường đối với Bến đỗ vào Vườn Quốc gia xoay quanh nhu cầu thiết kế và quản lý một cách cẩn thận các cơ sở trang thiêt bọi cho tàu thuyền và khách công cộng. Có một số vấn đề về ô nhiễm có thể phát sinh. Các vấn đề về ảnh hưởng xã hội trong thời gian tới sẽ chưa đáng kể, mặc dù yếu tố đông người và các ảnh hưởng khác đối với du khách có thể là một vấn đề nếu du khách và lượng phương tiện tăng lên. -24-
  26. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục 1.3.5 “Tuyến đường du lịch sinh thái ” Chủ đề: ¾ Lối đi bộ theo kiểu dân dã ¾ Thủ công mỹ nghề làng xã ¾ Lối đi bộ trong rừng ¾ Ở tại làng ¾ Trình diễn văn hoá làng xã Trong khi những vị khách du lịch quốc tế tiên phong có thể đang tiếp tục tìm kiếm những cuộc đi dạo xa đường cái, Vườn Quốc gia Ba Bể cần phát triển các đối tượng du khách nhiều hơn, lâu lâu dài hơn và lớn hơn bao gồm những du khách tìm kiếm các sản phẩm du lịch nhẹ nhàng hơn. “Tuyến đường du lịch sinh thái”, nối tới các làng Cốc Tộc, Bó Lù và Pắc Ngòi, là một sản phẩm du lịch nửa ngày hay trọn ngày được thiết kế để phục vụ các du khách phương tây và các thị trường du lịch quốc tế khác “ôn hoà” tìm kiếm những làng bản và nếm trải những Vườn Quốc gia được diễn giải cao (xem Phụ lục 3 “Các Quy định về Tuyến đường Tự nhiên”). Chuyến đi bắt đầu bằng thuyền từ Bến đỗ Vườn Quốc gia tới Cốc Tộc,một chuyến đi bộ qua làng có diễn giải xuyên qua những vừon cây ăn quả, đồng lúa và hồ thả cá ở Cốc Tộc tới Bó Lù, sau đó đi bộ qua rừng và Vườn Quốc gia từ Bó Lù tới Pắc Ngòi. Du khách có thể ăn trưa ở Pắc Ngòi và chiều đi thăm làng, đạp xe đạp xuống thượng nguòn con sông, đi ca nô hoặc bơi trước khi trở về Bến đỗ Vườn Quốc gia bằng thuyền. Hoặc có thể đi bộ trên tuyến đường Du lịch Sinh thái vào buổi chiều và ở lại qua đêm tại một nhà dân ở Pắc Ngòi. Cũng có thể đi ngược hướng của Tuyến đường du lịch sinh thái đến Cốc Tộc với điều kiện là phải đặt trước thuyền. Con đường này rất linh hoạt vì khách du lịch cho dù ở Bó Lù hay bắt đầu từ Bó Lù đều có thể đi tới nhiều hướng khác nhau . Yếu tố “du lịch sinh thái” của con đường này sẽ thu hút du khách phương Tây. Quả thật, Tuyến đường Du lịch Sinh thái có thể trở thành mô hình du lịch sinh thái ở Việt Nam - một đất nước bàn bạc rất nhiều song ít khi thực hiện. Nó cũng có thể trở thành một sản phẩm du lịch trưng bày thể hiện một liên danh mới giữa nhân viên Vườn Quốc gia Ba Bể và các làng trong Vườn Quốc gia được ra đời sau ảnh hưởng của Dự án. Tuyến đường này sẽ tạo cơ hội để ba làng đó có thể tham gia vào việc khai thác du lịch đam lại lợi ích đáng kể cho địa phương. Người dân Pắc Ngòi, Bó Lù và Cốc Tộc là người dân tộc Tày. Mặc dù không thể hiện mình trong những bộ quần áo truyền thống trải chuốt, nhưng cả ba làng này đều có cá tính rất mạnh và có khả năng phục vụ cho các đối tượng du khách quan tâm tới cuộc sống làng bản vùng sâu vùng xa. Ba làng này rất dễ tiếp cận bằng thuỳen từ bến Đỗ của Vườn Quốc gia. Bên cạnh đó, tuyến đường này còn có một lối đi trong rừng rất tuyệt vời, đi trên đó nếu có một người hướng dẫn tốt, nếu con đường được bảo dưỡng cẩn thận và nếu có sự cộng tác của người dân địa phương là những người hưởng lợi từ đây thì nó có thể trở thành mộ trong những tuyến đường tuyệt vời nhất của Vườn Quốc gia. Thực tế là con đường này bao gồm ba dòng sông chảy vào Hồ và đó chính là điều làm cho nó càng trở nên quyến rũ. Cần hạn chế những hoạt động phát triển quá rầm rộ. Ở Cốc Tộc, có thể xây dựng một khu vực nghỉ ngơi bằng tre và rơm bên cạnh hồ, ở đây có thể bố trí các hình thức thể hiện câu cá và quăng lưới bên cạnh việc có thể đến nhà Bà Bích để ngắm nhìn việc làm nghề thủ công. Việc bán các đồ thủ công có thể tỏ chức ngay từ nhà Bà Bích hoặc từ khu vực nghỉ ngơi bên hồ. Các biển hiệu và chỗ ngồi cần được đặt dọc Đườn mòn Du lịch Sinh thái. Có thể cho phép chủ các nhà khách ở Bó Lù xây dựng thêm các nhà vệ sinh. Các hoạt động ở tại nhà dân ở Pắc Ngòi đang dần dần có tên trên thị trường và co tiềm năng rất lớn. Tuyến đường du lịch sinh thái sẽ củng cố vị trí cỉa Pắc Ngòi như một làng tiên phong trong việc tổ chức các dịch vụ ở tại nhà dân ở Ba Bể. Đào tạo về quản lý nhà khách cũng được dự kiến cung cấp cho các giai đình khai thác hình thức ở trọ này ở Pắc Ngòi -25-
  27. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục (xem Phụ Lục 12 “Điều khoản tham chiếu cho đào tạo về du lịch sinh thái trên thực địa bởi các Nhà thầu trong nước”). Công viiệc mở rộng Dự án về du lchj và đào tạo nghề thủ công được dự kiến cho Làng Pắc Ngòi, như một công việc tiếp tục đối với PRA (xem (xem Phụ lục 7 “Các đề xuất đối với các Thảo luận với Cộng đồng địa phương về các Ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái”). Chìa khoá cho sự thành công Tuyến đường du lịch sinh thái là sự diễn giải. Theo ý kiến đề xuất thì các Hướng Dẫn viên của Vườn Quốc gia, sau khi được đào tạo (xem Phụ Lục 12 “Điều khoản tham chiếu cho đào tạo về du lịch sinh thái trên thực địa bởi các Nhà thầu trong nước”), sẽ đào tạo lại cho các Hướng dãn viên của các làng Cốc Tộc và Pắc Ngòi. Các Hướng dẫn viên của Làng sẽ đón khách du lịch khi họ tới làng và cùng đi với họ thăm làng và thông tin qua các Hướng dẫn viên của Vườn Quốc gia hoặc các Hướng dẫn viên từ Hà Nội. Các hướng dẫn viên Làng sẽ được trả công thông qua Vườn Quốc gia. Các hưỡng dẫn viên từ Hà Nội cũng được khuyến khích sử dụng Tuyến đường du lịch sinh thái, cho dù có cần hay không cần tới các Hướng Dẫn viên Vườn Quốc gia. Một khi các Hướng dẫn viên Làng đã có kinh kiệm, các cuốn sách tự hướng dẫn sẽ được sử dụng để các du khách có thể tự đi trên tuyến đường đó. Các ảnh hưởng môi trường của con đương fmòn mới này có thể sẽ mang tính tích cực, đặc biệt là nếu thuét phục được các làng này quan tâm tới việc bảo vệ các giá trị tự nhiên của các lối đi trong rừng tự Bó Lù đến Pắc Ngòi. Tuy nhiên cần đánh giá thêm về các tác động về mặt xã hội và toàn bộ ý tưởng về tuyến đường cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng với nhân dân trong làng ( xem Phụ Lục 5 “Kiến nghị cho quá trình Phân tích hiện tại về các Ảnh hưởng Kinh tế và Xã hội của những ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái” và Phụ lục 7 “Các đề xuất đối với các Thảo luận với Cộng đồng địa phương về các Ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái”). 1.3.6 Bó Lù Chủ đề: ¾ Các nhà khách trong làng ¾ Giải trí (dài hạn) Hai nhà dân dùng cho khách du lịch ở Bó Lù vẫn chưa tìm được chỗ đứng thích hợp của mình trên thị trường du lịch. Mặc dù nằm ở những vị trí rất đẹp song chẳng hiểu sao hai khu nhà khách này vẫn chưa thành công. Theo dự kiến, các chủ nhân khai thác hai khu nhà đó cần tham gia vào chương trình đào tạo của Dự án về quản lý nhà khách (xem Phụ Lục 12 “Điều khoản tham chiếu cho đào tạo về du lịch sinh thái trên thực địa bởi các Nhà thầu trong nước”). Sự phát triển du lịch tại Bó Lù đi kèm với một số vấn đề lớn về môi trường (xem Phụ Lục 10 “Các Đề xuất về Nhu cầu Bổ sung trong việc Đánh giá Môi trường cùng với các Ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái”). Một diện tích lớn đất tư nhân nằm dọc bên hồ chứng tỏ rằng đất ven hồ Ba Bể được bảo vệ rất kém. Việc phát triển khong thể kiểm soát nổi của khu vực này có thể sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới giá trị thẩm mỹ của Hồ nước vốn là nền tảng để biến Vườn Quốc gia Ba Bể thành một điểm đến của du lịch sinh thái. Theo đề xuất các quy định về phát triển Bó Lù cần phải là một vấn đề cần được bàn ngay trong chương trình nghị sự của “Ban chỉ đạo du lịch sinh thái Ba bể” dự kiến trình bày tại Hội thảo của các Cơ quan hữu quan về du lịch sinh thái Ba Bể. Theo dự kiến ban chỉ đạo sẽ xây dựng các quy chế nghiêm ngặt đối với việc phát triển đất tư xung quanh Hồ và xem xét kỹ lưỡng các đề án phát triển. Vườn Quốc gia có một tiếng nói mạnh mẽ trong việc tiếp tục kiẻm soát sự phát triển của Bó Lù. -26-
  28. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục 1.3.7 Du lịch những nơi khác trong Vườn Quốc gia Ba Bể Chủ đề ¾ Thăm chợ ¾ Thăm làng ¾ Đi chơi nhiều ngày có hướng dẫn ¾ Thám hiểm bằng canô Mục tiêu của Du lịch Ba Bể bằng Thuyền có thể sẽ tậo trung giới thiệu các cơ hội mới cho các sản phảm du lịch tiềm năng dựa vào các điểm dừng trong chuyến du lịch đó. Chuyến đi có thể dừng ở nhiều điểm mới khác nhau ví dụ như thăm chợ Bản Tấu, thăm Bản Cám, dừng ở đảo Chùa Cổ, Đạo Goá Phụ, Động Dê Hoang, Động 3 cửa và Cây trò chỉ 2,000 năm tuổi. Việc diễn giải có các hướng dẫn viên và các lái thuyền được đào tạo thực hiện sẽ không chỉ làm tăng thêm sự thích thú và giá trị giáo dục của chuýen đi dành cho du khách mà còn gợi mở nguồn cảm xúc đặc biệt cho một nhóm người có thể xác định và được đáp ứng bằng nhiều cách khác nhau. Hoạt động hướng dẫn của Vườn Quốc gia khi được nâng cao thông qua việc đào tạo (xem Phụ Lục 12 “Điều khoản tham chiếu cho đào tạo về du lịch sinh thái trên thực địa bởi các Nhà thầu trong nước”) sẽ là chìa khoá củng cố một cách có hệ thống các kinh ngiệm của du khách và nhân rộng các lợi ích mà du lịch đem lại cho những làng xã mà khách du lịch không đến. Các huớng dẫn viên Vườn Quốc gia cần phải là những người ủng hộ nhiệt tình cho du lịch sinh thái, phải luôn tìm cách gắn liền quyền lợi của du khách với các triển vọng lợi ích cho các làng. Cần tránh được tình trạng cạnh tranh giữa các Hướng dẫn viên của Vườn Quốc gia và các hoạt động du lịch ở làng. Vườn Quốc gia và dân làng cần phải là một liên danh được tổ chức thật tốt. Nếu làm được như vậy, tất cả các bên trong liên danh đều có thể dược hưởng lợi. Đối với các khách du lịch thích phiêu lưu hơn một chút thì Chuyến Kinh Lý Hin Dam sẽ là một chuyến đi rừng thật sự “vất vả” và có mục tiêu rõ ràng. Chuyến đi sẽ chủ yếu là đi trên núi và giúp du khách tới được các làng người Dao ở vùng sâu. Nếu yêu cầu của thị trường đã cân bằng hơn thì cần phát triển hình thức ở lại qua đêm nhiều ngày trong những làng vùng sâu có hướng dẫn. Việc giới thiệu hình thức du lịch này có thể sẽ là một mảng kinh doanh độc nhất vô nhị cho các hướng dẫn viên của Vườn Quốc gia. Khi khối lượng khách du lịch tăng lên thì các cơ hội mở rộng loại hình dịch vụ Ba Bể cũng tăng theo bằng các hoạt động vơi shình thức ph iêu lưu tham shiểm bằng ca nô v.v . Khám phá hang động cũng là một khả năng, nhưng hình thức này cũng chỉ giới hạn ở một đối tượng du khách nhất định. Việc mở rộng các tuyến đường tới những làng bản vùng sâu vùng xa có thể sẽ làm phát sinh các vấn đề về môi trường không mong muốn. Một số các vấn đề ảnh hưởng xã hội có thể sẽ là mối quan tâm chính khi tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ khác. Việc lên kế hoạch có tính phối hợp và quá tình giới thiệu cẩn thận từng bước các sáng kiến du lịch sinh thái vào những khu vực mới sẽ là yếu tố then chốt để xử ký các vấn đề ảnh hưởng tiềm năng (xem Phụ lục 5 “Kiến nghị cho quá trình Phân tích hiện tại về các Ảnh hưởng Kinh tế và Xã hội của những ý tưởng trong Khái niệm Phát triển Du lịch Sinh thái”). 1.3.8 Hồ và Thác Pắc Ban Chủ đề ¾ Thác nước hùng vĩ ¾ Khu giải trí của tỉnh ¾ Nhận thức về bảo tồn ¾ Giáo dục ngoài trời -27-
  29. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục Thác Pắc Ban, nằm trên hồ thuỷ điện Pắc Ban, là một kỳ quan hùng vĩ của thiên nhiên. Với hệ thống quản lý được tăng cường và số lượng không đáng kể các trang thiết bị xây dựng phục vụ và các dịch vụ cho du khách, đây có thể trở thành một ví dụ tuyệt vời về một phong cảnh thiên nhiên quyến rũ trong một khu bảo về. HIện tại thác nước và hồ đang đáp ứng các nhu cầu giải trí trong khu vực và đây đã trở thành điểm đến cho các cuộ dã ngoại của các khu vực trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Mặc dù không có triển vọng phát triển lượng du khách quốc tế, nhưng hồ và thác này có thể được phát triển thànhmột tiêu điểm du lịch sinh thái quan trọng chỉ đơn thuần trở thành một điểm dừng tuyệt đẹp cho các chuyến du lịch trong nước tới thị trấn Na Hang. Kể từ Chuyến Cong tác nhập môn của các Chuyên gia du lịch sinh thái, các cơ quan có thẩm quyền huyện Na Hang đã đã đáp ứng được trước thách thức này. Khu vwcj dành cho du khách đang được nâng cấp. Bộ phận quản lý du lịch Huyện Pắc Ban đã được chuyển tới một khu nhà văn phòng có điện. Các khu nhà nghỉ ngơi lụp xụp xuống cấp trước đây đây đã được tháo bỏ và thay vào đó là những ngôi nhà mới đã được xây dựng tinh tươm. Một nhà khách nhỏ đang được xây dựng với phong cách tương tự. Một nết kiến túc tuyệt vời của công trình mới này là thiết kế đơn giản rất truyền thống địa phương và sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống trong vòng. Một đặc điểm nổi bật khác nữa là các công tình phát triển này đều nằm cách xa hồ. Các bước tiến bộ này của các cơ quan hữu quan địa phương cần được Dự án khuyến khích và hỗ trợ. Vì việc làm này không những chỉ tạo ra một cơ sở giải trí tuyệt vời giữa thiên nhiên cho Huyện và Tỉnh mà nó còn tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho các thông điệp bảo tồn của Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang gắn liền với một địa điểm được nhiều người ưa thích bên ngoài vành đai của con sông. Các cơ quan hữu quan huyện đã quyết định quản lý Hồ Pắc Ban như một địa điểm thiên nhiên mà người dân Huyện Na Hang có thể tự hào về nó. Đây chỉ là một nấc thang nhỏ trong việc đưa ra một khái niệm về việc hồ nước này còn là một địa điểm thiên nhiên quý giá mà người dân địa phương có thể ngày càng tự hào về nó. Tại Hội thảo của các Cơ quan hữu quan Na Hang, do những quan chức cao nhất của huyện chủ trì (xem Phụ lục 9 “Nhật ký Chuyến Công tác”), đã thỏa thuận rằng trung tâm diễn giải do Dự án dự kiến xây dựng sẽ được đổi tên thành “Trung tâm Bảo tồn”và được đặt ở đại điểm chính ở trung tâm địa điểm dành cho khách du lịch. Đã thỏa thuận rằng một Bản chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn sẽ được thành lập để giám sát việc thiết kế và xây dựng Trung tâm này. Thiết kế của Trung tâm sẽ đơn giản và việc xây dựng sẽ chủ yếu dựa vào các nguyên vật liệu địa phương giống như kiểu các khu nhà mới xung quanh đó. Từ quan điểm của Dự án thì điểm quan trong nhất cho sự bền vững của một trung tâm diễn giải đó là trung tâm đó phải được sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả. Trong bối cảnh của Na Hang sự lựa chọn tốt nhất là xây những cơ sở thiết bị đơn giản không phô trương ở giữa một khu vực giải trí thay vì xây nó thành một khu nhà “sừng sững” chau chuốt ở nơi nào khác. Hạng mục đắt tiền nhất có thể là các hoạ tiết bài trí mà thiết kế của nó phải gắn liền với người địa phương cả về mọi mặt và phải được xây dựng một cách cẩn thận. Khu nhà của Trung tâm Bảo tồn (xem Phụ Lục 2 “Tóm tắt Dự thảo Thiết kế của các Trung tâm Diễn giải”) về kiến túc phải giống với các khu nhà khách làm bằng gỗ một tầng xung quanh đó. Sự khác biẹt quan trọng sẽ là một tiền sảnh rộng không có lan can hay bao lơn để mọi người đều muốn vào và ngồi tại đó. Tại một đầu của ngôi nhà sẽ là một cửa hàng nhỏ bán “các hàng thủ công lâm sản” (như đồ thủ công địa phương hay đặc sản mật ong nổi tiếng) và các mặt hàng khác có tính bảo tồn (áo phông, giấy dán, huy hiệu, khẩu hiệu v.v ) với giá tài trợ và mô tả biểu tượng của Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang đã được thành lập - hình con khỉ. Đầu kia của khu nhà là tấm biển quảng cáo trưng bày giới thiệu về Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang và Dự án Loài khỉ Mũi hếch của Đồng bằng Bắc Bộ. Một khi khu nhà đã được hoàn thành, Ban chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn sẽ được tổ chức lại thành một Ban quản lý, hy vọng là dưới sự lãnh đạo của đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện. Ban Quản lý sẽ là một liên danh của các cơ quan hữu quan chính, nhân viên của Dự án Loài khỉ Mũi hếch của Đồng bằng Bắc Bộ và các hiệp hội địa phwong có quan tâm (hội phụ nữ, đoàn thanh niên v.v ) cũng có thể gia nhập. Lãnh đạo liên danh này sẽ là hai cơ -28-
  30. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục quan quan tọng chủ yếu đó là Ban quản lý Du lịch Pắc Ban và Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Dự án Loài khỉ Mũi hếch của Đồng bằng Bắc Bộ sẽ là đơn vị hỗ trợ quan trọng và thậm chí là phải cử nhân viên đến làm việc tại cửa hàng bảo tồn và tham gia vào các hoạt động giáo dục môi trường cùng Trung tâm. Ở các địa điểm khác trong khu vực Hồ Pắc Ban, Bộ phận Quản lý Du lịch đã tổ chức các thuyền và tạo ra một tuyến đường đi bộ chính xung quanh Hồ. các bè tre tự hành đã được xây dựng cho các chueyén dã ngoại và các hoạt động cắm trại nghỉ đêm ngoài trời phiêu lưu cho các bạn trẻ. Khu vực thác nước đã được dọn dẹp, bảo vệ, các hưỡng dẫn viên và một thợ chụp ảnh địa phương cũng đã được bố trí. NHìn chung, Bộ p hận Quản lý Du lịch đã rõ ràng thể hiện thiện ý của mình trong việc tiếp cận từ từ và hợp lý đối với việc phát triển hòo và thác nước, với mục đích bảo vệ các giá trị thiên nhiên của khu vực này. Việc làm này cần được Dự án khuyến khích. Các đóng góp tích cực của Dự án sẽ dự kiến tập trung vào việc hỗ trợ xây dựng các tuyến đường, biển hiệu, các kỹ thuật diễn giải tại chỗ và các nhà vệ sinh (xem Phụ Lục 3 “Các Quy định về Tuyến đường Tự nhiên”). Vấn đề ảnh hưởng môi trường tức thời đi cùng với sự phát triển du lịch tại khu vực này chính là sự huỷ hoại tự nhiên đối với thác nước. Có thể thác nước này tuyệt vời cũng vì nó có một đặc điểm địa lý khonog bình thường, thác nước được hình thành bởi các tầng đá vôi. Trong khi trên thực tế khó có thể ngăn không cho mọi người cùng trèo lên thác cùng một lúc vì đó là mộ trong những điểm quyến rũ nhất của thác, thì nên chăng cần có một số quy định hạn chế trong quá trình diễn giải để nâng cao nhận thức về các quy tắc đó. Chưa thây có ảnh hưởng rõ rệt nào về mặt xã hội. Việc quy hoạch địa điểm và tạo nên các cơ sở trang thiết bị cần dựa trên việc nghiên cứu các nhu cầu về giải trí ở địa phương và cố gắng lôi cuốn các bạn trẻ là những người có tư duy về vấn đề bảo tồn. 1.3.9 Phát triển sản phẩm ở những khu vực khác ở Na Hang Hồ và Thác Pắc Ban không chỉ là tài nguyên du lịch sinh thái duy nhất của Huyện Na Hang. Nó chỉ đại diện cho những hoạt động ngoài thiên nhiên có tiềm năng và hiển nhiên nhất của một loại hình mà Dự án quan tâm và chúng được đề xuất như mộ tiêu điểm duy nhất của công tác du lịch sinh thái ở Na Hang. Các Chuyên gia du lịch sinh thái cũng đã cân nhắc một số các triển vọng du lịch sinh thái khác gắn liền với Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang trước khi quyết định tậo trung tiêu điểm vào Hồ và Thác Pắc Ban. Các triển vọng khác đó bảo gồm: đi xe mạo hiểm; ở trong những làng dân tộc thiểu số; một con sông đặc biệt chảy qua đèo Nang từ xã Đà Vị ở phía Nam vùng Tắt Kẻn; và những tình nguyện viên du lịch sinh thái hay các chuyến gây quỹ gắn liền với Dự án bảo tồn Loài khỉ Mũi hếch của Đồng bằng Bắc Bộ. Các ý tưởng du lịch sinh thái này có thể có những lợi thế nhất định. Tuy nhiên chúng không được công nhận là phù hợp để Dự ấn hỗ trợ vì vấn đề bảo vệ loài khỉ Mũi hếch của Đồng bằng Bắc Bộ không để chúng bị du khách quấy nhiễu, hay vì Các chueyen gia du lịch sinh thái cho rằng nhu cầu thị trường không quan tâm tới loại hình sản phẩm này ở khu vực này. Trong khi công việc Dự án ở các mảng khác vẫn tiếp tục dương cao ý tưởng dời làng ra khỏi Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang thì cũng chưa có ý kiến gì về việc giới thiệu du lịch sinh thái. Không thể cho du khách xem các con khỉ. Lý do có thể duy nhất để phát triển du lịch sinh thá iở thời điểm này có thể là nỗ lực thận trọng trong việc đưa yếu tố lợi nhuận vào các làng bản được dự kến sẽ là những người bảo vệ loài khỉ ấy và môi trường sống của chúng. Trên quan điểm thị trường du lịch sinh thái, đây sẽ là một "phát đạn dài”, đặc biệt là theo quan điểm của các khách du lịch nước ngoài của tỉnh Tuyên Quang. Sẽ cần liên kết Na Hang trong uy tín chung của Ba Be để tận dụng luyồng khách du lịch đến Ba Bể. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu các làng hữu quan có thái độ đóng góp nhiệt tình. Một lý do có thể trong tưong lai để cân nhắc phát triển du lịch sinh thái là nếu công tác quy hoạch môi trường gắn liền với con đê mới trên Sông Gấm đề xuất viẹic tài trợ vốn cho việc phát triển du lịch sinh thái như một biện pháp bồi thưòng để xúc tiến bảo tồn. Trong trường -29-
  31. Phát triển du lịch sinh thái cho Ba Bể / Na Hang: Báo cáo về chuyến công tác thứ hai và các phụ lục hợp này, triển vọng du lịch sinh thái sẽ được cân nhắc đặc biệt gắn liền với dự kiến hồ chứa nước mới. Nếu ý tưởng nối Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang với Vườn Quốc gia Ba Bể được cân nhắc kỹ càng thì sẽ có một loại hình dịch vụ du lịch mới đó là đi bộ 3-4 đêm có hướng dẫn trong khu vực phía Bắc Tắt Kẻn trong Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Loại hình này có thể kết hợp, xúc tiến và khai thác bởi các điều hành viên du lịch chuêyn nghiệp được lựa chọn như một sản phẩm hơi cao cấp, mở rộng tới tận “điểm cuối” các dịch vụ du lịch của Vườn Quốc gia Ba Bể. Tuy nhiên đây chỉ là triển vọng có tính lâu dài và sẽ chỉ được Dự án xúc tiến khi có những lý do bảo tồn cấp thiết. Dưới góc độ quy hoạch du lịch, sẽ không có lý do để xây đường nối Khu bảo tòn thiên nhiên Na Hang và Vườn Quốc gia Ba Bể. Quả thật một con đường sẽ tiêu diệt những triển vọng đẹp nhất cho mối liên kết về du lịch nói trên. Nếu con đường đó được xây dựng qua Vườn Quốc gia Ba Bể tại Tà Kèn đến Chợ Rã, thì nó sẽ là mối nguy hiểm cho loại hình Du lịch Ba Bể bằng Thuyền – mà đây là loại hình có tiềm năng trở thành loại hình thu hút khách nhất từ 3 Tỉnh xung quanh. 1.4 Tiếp thị, định vị và xúc tiến Vườn Quốc gia Ba Bể mặc dù còn hạn chế song rất có ích trên thị trường hiện tại. Uy tín này cần được tiếp tục củng cố và mở rộng phạm vi thị trường (xem Phụ lục 4 “Báo cáo Phân tích Thị trường”). Theo đề xuất thì các hoạt động tiếp thị đối với Ba Bể chỉ nên tiến hành trong các giai đoạn sau này của Dự án khi mà du lịch sinh thái và các cơ sở ăn ở đã đâu vào đấy. Tiếp cận với các nhà khai thác tour của Hà Nội về vấn đề sự hấp dẫn và cơ sở hạ tầng của Ba Bể là hai yếu tố này đều tập trung vào đối tượng FITs và các yếu tố kiển soát các nhà bán buôn tour quốc tế, có thể sẽ là một hành động có lời và dễ làm đối với Dự án. Một cuốn sách giới thiệu thông tin cho du khách đơn giản in bằng tiếng Việt, tiếng Anh (và tiếng Pháp) đã được thiết kế để thu hút các cá nhân và cả ngành công nghiệp quốc tế và trong nước. Cần xúc tiến một tờ thông tin đen trắng về các tour trong Vườn Quốc gia và cần định vị các hoạt động mới của Ba Bể (xem Phụ lục 11 “Tóm tắt các Tài liệu Thông tin”). Khi các đối tượng du khách đã cân bằng, sẽ cân nhắc tiếp một cuốn sách màu đầy đủ. Một loạt các tranh quảng cáo, bưu thiếp và thông tin về các hoạt động cũng như về giới động thực vật sẽ có tác dụng thông tin cho du khách đồng thời nâng cao nhận thức và mong muốn được đến thăm Ba Bể của mọi người. Các công việc này có thể thiết kế và thực hiện cùng với công tác diễn giải và bài trí (xem Phụ Lục 2 “Tóm tắt Dự thảo Thiết kế của các Trung tâm Diễn giải”). Nên khuyến khích và động viên các đại lý du lịch của Hà Nội và các chuyến đi truyền thông đến Ba Bể. Việc xúc tiến có thể dựa trên mối quan tâm của các thị trường hiện có sau đó sẽ tìm ra những thị trường mới có tiềm năng phát triển. Đây đã được coi là nơi phát triển loại hình du lịch phiêu lựu nhẹ nhàng (canô, đi bộ, khám phá hang động) các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái Phương tây khác. Các hoạt động du lịch theo kiểu Á và của Việt Nam đang nổi lên cũng sẽ rất hấp dẫn nếu chúng được xúc tiến thành công. Hoạt động tiếp thị tốt sẽ nâng cao được khả năng quản lý ảnh hưởng của Vườn Quốc gia Ba Bể đối với du khách vì nó sẽ nắm bắt được những kỳ vọng của du khách vào cái mà Ba Bể có thể hiến dâng và giáo dục du khách v\biết hành đọng đúng để giảm thiểu được những ảnh hưởng có hại đối với môi trường và xã hội. -30-