Phát triển Du lịch cộng đồng tại vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

pdf 24 trang phuongnguyen 2770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phát triển Du lịch cộng đồng tại vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_du_lich_cong_dong_tai_vung_dem_vuon_quoc_gia_phon.pdf

Nội dung text: Phát triển Du lịch cộng đồng tại vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

  1. Đề xuất sơ bộ Phát triển Du lịch cộng đồng tại vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Phong Nha , 30 tháng 6 năm 2012 i
  2. NỘI DUNG 3 1. GIỚI THIỆU 3 2. MỤC ĐÍCH 4 3. CÁC BƯỚC TIẾP THEO 5 3.1. Đánh giá địa điểm nghiên cứu 5 3.2. Lập kế hoạch và Quản lý 7 3.3. Xác nhận của thị trường về đánh giá tính khả thi của sản phẩm tiềm năng 13 4. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 12 5. MỘT SỐ THÁCH THỨC 17 Tài liệu tham khảo 18 Phụ lục 19 CÁC HÌNH, BẢNG VÀ PHỤ LỤC Hình 1. Các thôn được đề xuất thí điểm du lịch cộng đồng 6 Bảng 1. Khuôn khổ quy hoạch chiến lược đối với du lịch cộng đồng đến năm 2020 (STDP, 2010, trang 73). 12 Phụ lục 1. Ví dụ về mức thụ hưởng hợp đồng kinh doanh du lịch theo chương trình du lịch cộng đồng đối với mỗi người dân (trên cơ sở hợp đồng với công ty tour). 19 Phụ lục 2. Danh mục các chi phí phải trả dịch vụ và mức phí 19 Phụ lục 3. Phân công trách nhiệm và lợi ích – Kinh nghiệm du lịch cộng đồng ỏ Akha - (GTZ, 2006, p. 3). 20 Phụ lục 4. Ví dụ về tính toán giá tour 21 ii
  3. 3. Các bước tiếp theo 1. GIỚI THIỆU Trong khuôn khổ hợp phần hỗ trợ kỹ thuật, GIZ Dự án ‘Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng’, kết nối phát triển du lịch với các hoạt động nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương đã được xác định là một trong trọng tâm cần được hỗ trợ (tài liệu chiến lược GIZ, 2011; Quy hoạch Phát triển du lịch bền vững khu vực VQG PNKB giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn đến 2025, đã được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 11, 2010). Việc phát triển sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương với phát triển du lịch cộng đồng được xác định có tiềm năng đối với việc hỗ trợ nâng cao cơ hội tăng thu nhập cho người dân vùng đệm và cung cấp cơ hội thay thế trong cải thiện sinh kế, giúp giảm thiểu sự phụ thuộc của họ vào nguồn TNTN VQG. Liên quan đến nội dung này, Quy hoạch PTDLBV khu vực VQG PNKB đã chỉ rõ sự khác nhau giữa du lịch cộng đồng và du lịch vì lợi ích cộng đồng. Cụ thể du lịch cộng đồng liên quan đến việc tham gia trực tiếp của cộng đồng địa phương vào việc bán sản phẩm du lịch, cung cấp trực tiếp các dịch vụ du lịch cho du khách và có cách quản lý khả tự lập. Du lịch vì lợi ích cộng đồng liên quan đến sự tham gia gián tiếp của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch, ví dụ như thông qua sản xuất hàng hoá địa phương, thực phẩm và các vật liệu khách để cung cấp cho các dịch vụ du lịch (người dân địa phương có vai trò bán sản phẩm trung gian). Tuy nhiên, đến này chưa có hoạt động du lịch cộng đồng nào được kết kết giữa người dân với du khách, cũng như chưa có du khách nào sử dụng dịch vụ nghỉ tại nhà dân qua đêm. Trên cơ sở tài liệu xác định chiến lược về chuỗi giá trị du lịch vủa GIZ (2011), khái niệm du lịch vì lợi ích cộng đồng có thể, ngoài những hình thức khác, tạo thêm cơ hội gia tăng giá trị du lịch cho người dân bằng cách kết hợp phát triển hàng lưu niệm, thủ công tại địa phương để bán cho du khách. Đề xuất sơ bộ này của nhóm cán bộ dự án được dựa trên cơ sở đã được xác định rõ trong Quy hoạch PTDLBV khu vực VQG PNKB (2010, trang 74), trong đó tại điểm 18 khái niệm du lịch cộng đồng: Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng ở Vùng đệm Rà soát và đánh giá thêm các cộng đồng tiềm năng có thể tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng và nâng cao nhận thức về du lịch trong xã, thôn, đánh giá nhu cầu tiềm năng đối với sản phẩm du lịch cộng đồng ở Vùng đệm, đánh giá nhu cầu về nâng cao năng lực, khảo sát và đánh giá sản phẩm tour và tính khả thi về cơ chế tài chính. Ngoài ra, tài liệu liến lược (GIZ, 2011) cũng định hướng các hoạt động hỗ trợ trung hạn và ngắn hạn, trong đó du lịch cộng đồng được đề xuất kết nối trong tiểu hợp phần hỗ trợ 2: về phát triển sản phẩm mới và tiểu hợp phần 3: kết nối phát triển sản phẩm du lịch với sinh kế địa phương. 3
  4. 3. Các bước tiếp theo Đề xuất này tóm lược một số điểm cơ bản dựa trên các tài liệu dự án đối với phát triển du lịch VQG PNKB, về việc kết nối phát triển sản phẩm với cơ hội cải thiện sinh kế nhằm cung cấp một số thông tin ban đầu, làm cơ sở thảo luận để xác định các bước triển khai cụ thể, mang tính thực tế tiếp theo. 2. MỤC ĐÍCH Du lịch cộng đồng là một khái niệm đã được áp dụng nhiều nơi, nhằm mục đích chung cấp cho cộng đồng địa phương cơ hội có thêm thu nhập, phát huy các giá trị truyền thống văn hoá và ở một số nơi, giúp du khách có cơ hội trải nghiệm thiên nhiên. Mục đích chính của hợp phần hỗ trợ du lịch cộng đồng của dự án không khác so với các dự án về du lịch cộng đồng trước đây mà GIZ cũng như một số tổ chức khác đã hộ trợ. Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực VQG PNKB (và cụ thể hơn trong các hoạt động chính của dự án là nhằm cung cấp công cụ giúp tăng cường điều kiện KTXH (liên quan đến hỗ trợ người dân nâng cao sinh kế, giảm nghèo), phát huy các yếu tố văn hoá của người dân vùng đẹm, đẩy mạnh nổ lực bảo tồn và hỗ trợ cân bằng giới. Vì thế, GIZ, với vai trò là tổ chức hỗ trợ kỹ thuật, sẽ hỗ trợ trung gian, thông tin liên lạc, kết nối giữa các bên liên quan, hỗ trợ hành chính và kỹ thuật vận hành về phát triển du lịch cộng đồng thí điểm tại khu vực VQG PNKB (xem STDP, 2010; GIZ, 2011). Một số mục đích cụ thể đã được xác định trong Quy hoạch PTDLBV khu vực VQG PNKB (2010) và tài liệu chiến lược của GIZ (2011) gồm có: (1) khởi xướng và tăng cường Hợp tác công tư (PPP) hoặc hợp tác công tư kết nối cộng đồng (CPPP), đảm bảo sự trao đổi giữa nhu cầu của khách hàng, lợi ích lớn hơn cho cộng đồng về mặt dài hạn và xây dựng kênh xúc tiến (2) xây dựng cơ hội gia tăng giá trị du lịch (qua hình thức du lịch vì lợi ích cộng đồng và du lịch cộng đồng) (3) và hỗ trợ nâng cao tính bền vững trong kinh doanh du lịch từ phí nhu cầu du kahchs cũng như năng lực cung cấp dịch vụ du lịch (ví dụ như về cơ sở hạ tầng, môi trường) và năng lực địa phương (đặc biệt làm người dân). Dự kiến, hoạt động thí đểm du lịch cộng đồng sẽ được thực hiện đến tháng 9/2013. Trong khi, thường những dự án về du lịch cộng đồng được thiết kế thực hiện trong vòng 2 năm tuy nhiên với đề xuất này, việc thí điểm chỉ đến thời gian nói trên bởi cần xem xét kỹ các yếu tố đảm bảo tỉnh khả thi: Dự án du lịch cộng đồng sẽ được kết hợp với hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm hàng lưu niệm cho đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn được chọn sẽ là địa bàn thí điểm đối với phát triển du lịch cộng đồng sau này (một số hộ trong thôn đã có ý kiến 4
  5. 3. Các bước tiếp theo rất ủng hộ về du lịch cộng đồng, đồn biên phòng và chính quyền xã cũng có mong muốn và ủng hộ). Cán bộ dự án đã nắm địa điểm đề xuất cụ thể cũng như thiết lậo mối liên hệ với chính quyền địa phương và một số hộ gia đình lớn tuổi Một số đầu tư về việc tiếp cận đã được cán bộ dự án dự kiến Vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn từ các mô hình phát triển du lịch cộng đồng đã có Cách thức tiếp cận trực tiếp, cầm tay chỉ việc hơn là lập kế hoạch dài hạn mà kết quả thực tiễn lại hạn chế Cán bộ dự án cũng nhận thấy một số khó khăn, thách thức trong đề xuất này (xem phần cuối của đề xuất). 3. CÁC BƯỚC TIẾP THEO Các bước tiếp theo sẽ hỗ trợ thu thập các thông tin cần thiết để phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực VQG PNKB, trên cơ sở đó s ẽ cung cấp hướng dẫn ban đầu về các bước tiển khai cụ thể về ngắn và trung hạn, bao gồm cả đánh giá địa điểm, nhu cầu của các bên (bên cung, bên cầu) cũng như xác định mối quan hệ công việc, phối hợp thực hiện giữa các bên liên quan. 3.1. Đánh giá địa điểm nghiên cứu 1.1 Quy hoạch PTDLBV đã nêu rõ một số điểm tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng: (1) Bản Arem (thuộc xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, dọc theo đường 20) (2) Bản Rục (thôn ), khoảng 30 đi từ đường quốc lộ 15, khu vực mở rộng VQG PNKB Bên cạnh đó, nhóm cán bộ dự án đề xuất thêm 3 địa điểm có tiềm năng nữa – dựa trên kết quả khảo sát nhanh về tiềm năng phát triển sản phẩm mây tre đan truyền thống, thuộc huyện Minh Hoá (xem hình 1): (3) Thôn Hát / Phú Nhiêu, xã Thượng Hóa (4) bản Kaing Village, xã Trọng Hóa (5) bản Y-Leeng, xã Dân Hoá 5
  6. 3. Các bước tiếp theo (4) (5) (3) Hình 1. Các thôn được đề xuất thí điểm du lịch cộng đồng. Lựa chọn địa điểm Việc lựa chọn địa điểm đại diện cho các phương án hoạt động ngắn hạn và một phần dài hạn. Trong khi cac thôn 1 và 2 đã được xác định là có tiềm năng du lịch cộng đồng, thì các thôn Hát/Phú Nhiêu (3), bản Kaing (4), bản Y-Leeng (5) đã thu hút sự chú ý của nhóm cán bộ dự án khi đi khảo sát nhanh về sản phẩm đan, lát mây tre. Các thôn, bản 3- 5 đều thuộc huyện Minh Hoá và 1-2 thuộc huyện Bố Trạch – những địa điểm nhận được rất ít sự quan tâm về lồng ghép các hoạt động du lịch vào nội dung quy hoạch phát triển vùng đệm. Đề xuất sơ bộ này khuyến nghị 5 thôn, bản, trong đó ba đầu thí điểm ở 2 thôn, sau đó phát triển thêm ở 3 thôn còn lại, bởi vì những lý do sau: các đợt khảo sát có thể kết hợp với các đợt làm việc tại các thôn, bản này trong khuôn khổ hoạt động phát triển sản phẩm hàng lưu niệm địa phương lựa chọn cùng địa điệm (thôn, bản) để phát triển du lịch cộng đồng và phát triển sản phẩm mây tre/hàng lưu niệm địa phương có thể thuận tiện cho các đợt công tác kết hợp Sự lựa chọn không chỉ dựa vào quan sát về các đặc điểm nhìn thấy được mà được dựa trên lợi thế chiến lược của từng địa điểm Các thôn, bản khá thuận tiện trong việc đi lại, vì nằm dọc theo đường HCM và quốc lộ 12A, đường đi cửa khẩu Cha Lo Thời gian đi lại khác phù hợp, mất 1-1 ¼ tiếng tính từ trung tâm Phong Nha và quang cảnh thiên nhiên đẹp hai bên đường Việc tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở phía tây của vùng đệm sẽ tác động vào việc tăng cường lợi ích kinh tế từ du lịch ra khu vực chưa được hưởng lợi từ du lịch 6
  7. 3. Các bước tiếp theo Phù hợp với định hướng trong Quy hoạch PTDLBV (trang 70) nêu rõ ‘bất kỳ cộng đồng nào trong khu vực cũng đều xứng đáng được cân nhắc tùy thuộc vào cơ hội bán sản phẩm ra thị trường có tiềm năng hay không’. 3.2. Lập kế hoạch và Quản lý 1.2 Các đề án phát triển du lịch cộng đồng có th ể dựa trên một số mô hình quản lý: ví dụ như các hộ gia đình quản lý theo từng cá nhân hộ, thuê nhân viên địa phương hoặc hình thức quản lý theo các nhóm hộ/hợp tác xã (ho ặc trong một số trường hợp có thể phối hợp với các tổ chức phi chính phủ hoặc nhà tài trợ). Dựa trên mục tiêu chính và chức năng quản lý hành chính của VQG, có thể xem là khả thu về việc triển khai các sáng kiến du lịch cộng đồng trong khu vực VQG, theo hình thức nhóm các hộ gia đình, với sự hỗ trợ kỹ thuật, liên lạc, kết nối mạng lưới của GIZ. Có một số vấn đề cần xem xét trong quá trình lập kế hoạch và quản lý phát triển du lịch cộng đồng trong khu vực VQG. Danh sách các bước cần thiết sau đây được dựa trên khung hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng đã được nêu rõ trong Quy hoạch PTDLBV (2010, trang 67): 1. Đánh giá địa bàn 2. Nâng cao nhận thức cộng đồng 3. Sự tham gia của các bên liên quan 4. Tổ chức địa phương 5. Phát triển sản phẩm 6. Phát triển nhân lực 7. Thử nghiệm sản phẩm du lịch cộng đồng 8. Từng bước vận hành tour: Theo dõi và hỗ trợ thường xuyên, chặt chẽ 9. Từng bước bàn giao trách nhiệm quản lý cho cộng đồng địa phương bởi họ sẽ là người thực hiện công việc theo dõi, giám sát hiệu quả và năng lực thực hiện về lâu dài (10). Xác nhận của thị trường về đánh giá tính khả thi của sản phẩm tiềm năng (11.) Xác định mục tiêu và các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu. 1. Đánh giá địa bàn - địa bàn / khả năng tiếp cận (điều kiện đi lại) - Bản đồ thôn, bản và địa điểm của các hộ gia đình tham gia - Đặc điểm đa dạng sinh học: động, thực vật ở khu vực - Văn hoá, phong tục, tập quán, sản phẩm thủ công, món ăn địa phương 7
  8. 3. Các bước tiếp theo - Dân số thôn, bản / mô tả lịch sử thôn, bản - Điều kiện sinh kế và các đặc điểm về kinh tế - xã hội - Tình hình sản xuất nông nghiệp và các cơ hội sinh kế nhằm gia tăng giá trị - Tính độc đáo của môi trường thiên nhiên của địa bàn so với các nơi khác trong vùng đệm - Các đặc điểm tự nhiên: điều kiện sinh thái, địa chất, yếu tố tự nhiên gắn với văn hoá bản địa - Mô tả về đặc điểm dân tộc - Cảnh quan tự nhiên - Giao thông đi lại, nước sinh hoạt, điện thắp sáng - Các dịch vụ bổ trợ (nhà hàng, quán ăn) - Các dịch vụ diễn giải - Thông tin liên lạc (kết nối internet, điện thoại cố định, điện thoại di động) - Các dịch vụ ngân hàng, máy ATM, dịch vụ đổi tiền, thanh toán bằng thẻ tín dụng - Thời điểm tốt nhất để du lịch, mùa khô / mùa mưa (tháng nào trong năm) - Tiềm năng phát triển các hoạt động khác, ví dụ như o Chợ địa phương o Món ăn địa phương, đồ uống o Tuyến đi bộ trải nghiệm thiên nhiên o Khả năng tham gia trải nghiệm công việc làm vườn, nương rẫy của người dna o Thác nước o Các trò chơi với trẻ em o Tham gia nấu các món ăn địa phương o Tham gia đan lát sản phẩm thủ công o Tham quan hang động trong xã o Các câu chuyện địa phương o Văn hoá bản địa: rằm, phong tục tập quán, kiến trúc nhà ở, giáo dục, nông nghiệp và lâm sản ngoài gỗ được phép khai thác o Cây thuốc o Quan sát chim o Hàng thủ công truyền thống o Tính gắn kết của cộng đồng - Thu thập số liệu về thách thức, khó khăn: o Thiên tai o An ninh o Môi trường (hệ thống xử lý rác thải, hệ thống nước sạch ) o Khả năng tổn thương, ảnh hưởng từ hoạt động du lịch đối với các hệ sinh thái động, thực vật o Khả năng ảnh hưởng đến truyền thống, văn hoá địa phương o Tính cạnh tranh về mặt thị trường 8
  9. 3. Các bước tiếp theo 2. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng - Tuân thủ các giá trị và mục tiêu của cộng đồng - Nên tiến hành trao đổi thông tin với chính quyền địa phương và trưởng thôn đề tìm hiểu mong muốn của họ đối với phát triển du lịch cộng đòng (làm rõ về du lịch cộng đồng, trình bày một số ví dụ tham khảo từ các nơi khác) - Nếu người dân có quan tâm, tổ chức các cuộc họp thôn (mỗi thôn một cuộc họp) để nâng cao nhận thức về du lịch, thảo luận các vấn đề chính trong phát triển du lịch cộng đồng (cơ hội và thách thức) cũng như xác định các hộ gia đình muốn tham gia vào hoạt động và giải thích các bước tiếp theo (như khảo sát). - Tổ chức các cuộc họp dân tiếp theo: thảo luận về các sản phẩm du lịch cộng đồng được đề xuất, làm rõ vai trò của các bên liên quan (chính quyền, công ty tour, cán bộ cộng đồng và người dân tham gia GIZ) - Có thể tổ chức một chuyến thăm và tìm hiểu đến các hộ gia đình tham gia đã làm du lịch cộng đồng trong khu vực? 3. Sự tham gia của các bên liên quan - hỗ trợ mạng lưới o tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các hiệp hội o tìm kiếm sự hỗ trợ từ các công ty du lịch o tính sẵn lòng đầu tư của cộng đồng địa phương (không chỉ về tài chính) o tìm kiếm sự hỗ trợ tại chỗ (phát triển sản phẩm hàng lưu niệm) và hỗ trợ bên ngoài (ví dụ như các cơ quan phát triển có nguồn hỗ trợ) - tài chính: thiết lập / làm rõ hệ thống tài chính, bao gồm o các bản thoả thuận, cam kết hợp đồng (giữa cộng đồng và công ty tour) o xác định mức được hưởng của từng thành vien tham gia – người dân bán chương trình tour cho công ty tour (xem ví dụ ở Phụ lục 1) o giá thực tế / chi phí / lợi nhuận (xem ví dụ ở phụ lục 2) o tính toán giá cả công bằng và minh bạch o lập quỹ phát triển cộng đồng (do thôn quản lý), với mục đích là nhằm có nguồn đề tái đầu từ vào các sáng kiến bảo tồn và các chương trình xã hội trong thôn, bản o ban đầu có thể tiến hành thử nghiệm ở quy mô nhỏ (các dự án du lịch cộng đồng), có thể trong tương lai cần có nguồn hỗ trợ tài chính từ các bên thứ 3 - xác định trách nhiệm/vai trò và quyền lợi của các bên liên quan o xây dựng khung hiểu biết chung về mức độ dịch vụ, loại hình dịch vụ cũng như các giá trị và cơ chế vận hành giữa các bên liên quan 9
  10. 3. Các bước tiếp theo o vai trò của người dân: . tăng cường tính tự chủ của cộng đồng và mối quan hệ đối tác, hợp đồng ‘kinh doanh’ giữa người dân với công ty tour . người dân được đại diện bởi 2 điều phối viên du lịch người địa phương/thôn, bản. Các ĐPV sẽ họp hàng tháng với đại diện công ty tour để thảo luận về nội dung vận hành, quản lý và các nội dung hành chính. . Các điều phối viên điều phối các dịch vụ, hoạt động du lịch trong thôn, bản, quản lý phân công công việc hướng dẫn viên, nhận tiền chi trả từ các dịch vụ do thôn, bản cung cấp, lập kế hoạch và giám sát thực hiện . Các điều phối viên sẽ thay các thôn, bản điều phối hoạt động du lịch cộng đồng và báo cáo với trưởng thôn, bản, cán bộ chủ chốt trong thôn, bản o Các công ty tour . Kết nối thị trường và đặt tour trong nước . Dẫn du khách đến các thôn, bản, các hộ gia đình o Quy tắc ứng xử dành cho du khách o Chính quyền địa phương o GIZ - Các thoả thuận vận hành và yêu cầu về phát triển bền vững – Xem Quy hoạch Du lịch bền vững (2010, từ trang 221 trở đi) o (giảm thiểu tác động về mặt môi trường và tôn trọng/tuân thủ các quy định về mặt xã hội của thôn, bản và giá trị truyền thống của các hộ gia đình tham gia) o Phân chia lợi ích tại địa phương (quỹ phát triển cộng đồng, xem phần trước) o Quá trình quyết định có sự tham gia 4. Tổ chức địa phương - tiến hành các cuộc họp thôn, bản/họp dân về các hoạt động du lịch o lấy ý kiến phản hồi về nước thải, quan điểm của người dân đối với du lịch, văn hoá, truyền thống địa phương (đánh giá/nhìn nhận những ảnh hưởng/thay đổi nếu có) - xác định 2 điều phối viên của thôn, bản sẽ đảm nhận công việc điều phối tour, thông tin liên lạc với công ty tour, đưa ra ý kiến phản hồi trong các cuộc họp 10
  11. 3. Các bước tiếp theo hàng tháng, các quyết định của cộng đồng địa phương, phân công hướng dẫn viên (xem phần trước) - tổ chức các cuộc họp trước khi triển khai với các điều phối viên du lịch địa phương, các công ty tour và chính quyền địa phương về các vấn đề giao tiếp, thông tin liên lạc - xác định số lượng du khách tối đa đến tham quan theo nhóm, tuần suất thời gian được đến tham quan tại thôn, abnr - xây dựng các thủ tục hành chính, dịch vụ cần thiết - vận hành o hệ thống phân công o một HDV và 1 người dân đảm nhận hướng dẫn du khách - Công ty tour (xem phần trước) o Đặt và tổ chức tour với điều phối viên du lịch địa phương o Lấy ý kiến của các thôn, bản về cách giải quyết một số khó khăn và các giải pháp khắc phục, tháo gỡ o Theo dõi các ý kiến phản hồi và chất lượng tour o Thu thập số liệu về tác động từ hoạt động du lịch đối với thôn, bản o Cung cấp hỗ trợ đối việc lên kế hoạch và hướng dẫn cho người dân o Xác định khu vực vận hành cụ thể o Giảm thiểu các tác động bất lợi về môi trường o Thông tin, liên lạc o Hướng dẫn an toàn, an ninh - Quản lý rác thải - Tham khảo về phân công trách nhiệm, lợi ích từ tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Akha, Lào (xem phụ lục 3) 5. Phát triển sản phẩm - Điều kiện sản phẩm: o Đáp ứng nhu cầu của du khách o Đảm bảo sự chia sẻ lợi ích trong cộng đồng o Đóng góp vào công tác bảo tồn thiên nhiên o cung cấp trải nghiệm thực tiễn, chân thực o học hỏi / nâng cao nhận thức cho du khách và đơn vị tham gia - các vấn đề cần xem xét: o thiết kế gói tour theo khách hàng: di lịch trải nghiệm thiên nhiên gắn với văn hoá bản địa o thời gian đi lại giữa điểm A đến điểm B o phương tiện, điều kiện đi lại o loại hình hoạt động 11
  12. 3. Các bước tiếp theo o thời gian tham gia trải nghiệm đối với mỗi hoạt động o mức độ khó của các hoạt động o tránh khoảng cách giữa mong muốn của du khách và trải nghiệm thực tế của du khách o phân bổ thời gian nghỉ ngơi o tính toán các chi phí liên quan, hạch toán kinh tế và dự toán lợi nhuận o thảo luận gói tour với tất cả các bên liên quan o xác định thời gian thuận lợi để đi du lịch và điều kiện khí hậu, thời tiết o các sự kiện tại địa phương theo mùa, ví dụ như thu hoạch lúa, màu, các sự kiện mang tính phong tục, văn hoá bản đại o thời gian tối ưu để ngắm chom o thời gian cây cối ra hoa o khả năng tiếp cận đối với từng điểm tham quan - cung cấp một số vật dụng cần thiết (do công ty tour hoặc GIZ) o ví dụ như võng, túi ngủ, ống nhòm, bộ đồ sơ cứu, gậy đi bộ 6. Phát triển nguồn nhân lực - nâng cao nhận thức trong cộng đồng về môi trưởng và phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái, thân thiện với môi trường - xây dựng năng lực thông qua công việc/học thông qua hàng cho các hộ dân tham gia: o nấ ăn, lau chùi, dọn dẹp, tương tác xã hội/các trò chơi, hoạt động xã hội o cách quản lý khách, kỹ năng tiếp đón khách và các dịch vụ o tập huấn cơ bản về tiếng Anh o thông tin liên lạc, kỹ năng giao tiếp và kết nối o nhận thức về bảo vệ môi trường và chia sẻ lợi ích - nâng cao nhận thức dài hạn - sơ cứu - tập huấn cho hướng dẫn viên (người địa phương hướng dẫn cho du khách và hướng dẫn viên chuyên nghiệp) - cầm tay chỉ việc 7. Thử nghiệm sản phẩm (tiến hành các tour thí điểm với du khách, có hoặc không có sự tham gia của các bên thứ ba) 8. Từng bước vận hành tour: Theo dõi và hỗ trợ thường xuyên, chặt chẽ 12
  13. 3. Các bước tiếp theo - theo dõi, giám sát, tiếp tục hoàn thiện và phát triển o các chỉ số đánh giá nội bộ như trong tài liệu chiến lược của Dự án o xây dựng các chỉ số định tính và định lượng: phản hồi từ khách hàng, người dân, công ty tour, các biện pháp theo dõi tác động về mặt KTXH o Xem hình 4 về ví dụ các chỉ số 9. Từng bước bàn giao trách nhiệm quản lý cho cộng đồng địa phương bởi họ sẽ là người thực hiện công việc theo dõi, giám sát hiệu quả và năng lực thực hiện về lâu dài (sẽ được xây dụng cụ thể sau) Có 2 yếu tố đã được đề cập trong bản Quy hoạch PTDLBV, đó là ‘tiếp cận thị trường và đánh giá tính khả thi đối với sản phẩm tiềm năng’ cũng như ‘xây dựng các mục tiêu và hoạt động dự kiến để đạt được các mục tiêu’ sẽ được thảo luận kỹ hơn trong các phần sau. Nội dung tiếp theo chỉ liên quan đến kế hoạch thực hiện trong 6 tháng tới. 3.3. Xác nhận của thị trường về đánh giá tính khả thi của sản phẩm tiềm năng Danh sách sau sẽ hỗ trợ việc khảo sát thiết kế bảng hỏi đầu tiên đối với các hộ gia đình và cấp xã, cũng như cho bên cung cấp dịch vụ tour và du khách: Cấp hộ gia đình - Điều kiện nhà cửa của hộ gia đình - Các thành viên trong gia đình, một số thông tin co bản về hộ gia đình - Các hoạt động sinh kế hiện tại - Động cơ tham gia - Nhận thức về du lịch của hộ gia đình - Cách quản lý rác thải - Điều kiện vệ sinh - Các dịch vụ (nấu ăn, nghỉ lại) Cấp xã - Cấp giấy phép cần thiết cho các xã được phép cho người nước ngoài du khách vào tham quan và nghỉ đêm tại bản, xã - Các thủ tục hành chính cần thiết, bao gồm cả các khó khăn nếu có - Thiết lập mối quan hệ công việc / mạng lưới hỗ trợ Bên có nhu cầu/du khách - Xác định và lựa chọn thị trường mục tiêu, nhu cầu và thị hiếu của du khách 13
  14. 3. Các bước tiếp theo - Lựa chọn các hoạt động của gói tour - Liên tục phát triển sản phẩm - Tìm kiếm thông tin - Tìm hiểu các mong đợi - Đặc điểm địa bàn điểm đến - Xác định các đặc điểm của du khách thường đến tham quan - Nhưng: quan trọng là phải xem xét những bài học kinh nghiệm về du lịch cộng đồng ở các nơi, ví dụ như tàu dự án về du lịch cộng đồng tại Armenia “cần thiết phải nghĩ vượt quá vấn đề ‘chúng ta có thể bán cái gì’ bằng cách hỏi ‘cộng đồng muốn bán sản phẩm gì và bằng cách nào sản phẩm đó có thể giúp cộng đồng đạt được các mục tiêu đã xác định về du lịch cộng đồng?” (WWF, 2011, trang 18) Bên cung cấp tour du lịch - Công ty tour Oxalis tại Phong Nha và Phong Nha Discovery based tại Đồng Hới - Giấy phép hoạt động kinh doanh tour du lịch trên địa bàn - Các mong đợi cụ thể - Đi lại, tiếp cận - Cơ sở vật chất - Tiếp cận thị trường o Phân khúc thị trường / thị trường mục tiêu o Có thể có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của công tu o Tính thu hút của gói tour tiềm năng o Tính đa dạng o Kênh phân phối - Sự sẵn lòng đầu tư - Các mối quan tâm cụ thể 14
  15. 4. Kế hoạch dự kiến – giai đoạn khảo sát và nâng cao nhận thức 4. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG Quy hoạch Phát triển du lịch bền vững (2010) đã xác định Khuôn khổ quy hoạch chiến lược đối với du lịch cộng đồng đến năm 2020 (xem bảng 1). Bảng 1. Khuôn khổ quy hoạch chiến lược đối với du lịch cộng đồng đến năm 2020 (STDP, 2010, trang 73). Quy hoạch ngắn hạn –  Tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng Các biện pháp phát và chính quyền địa phương về tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và vai trò trách nhiệm của các bên tham gia để triển trước mắt và ưu hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tiên cao  Liên tục hỗ trợ sáng kiến Du lịch cộng đồng Chày Lập như Năm 1 - 3 (đến 2012) là dự án thí điểm nhằm hỗ trợ nhân rộng phát triển du lịch cộng đồng trong khu vực.  Điều tra về sự quan tâm và cơ hội hình thành mạng lưới hỗ trợ có thể bao gồm các doanh nghiệp du lịch, các cấp chính quyền, các đối tác phát triển và các cộng đồng địa phương. Quy hoạch Trung hạn  Triển khai hỗ trợ nhân rộng du lịch cộng đồng ở các địa bàn – Các biện pháp phát ưu tiên triển trước mắt  Tiếp tục hỗ trợ sáng kiến Du lịch cộng đồng Chày Lập làm Năm 3 - 5 nền tảng hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch DLCĐ và nhân rộng sang các địa bàn khác của khu vực PNKB. (đến 2015)  Tiến hành thành lập mạng lưới hỗ trợ DLCĐ nếu cơ hội chín muồi và được quan tâm. Quy hoạch dài hạn -  Phát triển một hệ thống lồng ghép và điều phối nhịp nhàng Chính sách và Quy các dự án phát triển DLCĐ trong khu vực góp phần nâng cao chất lương và tính đa dạng của sản phẩm du lịch khu hoạch dài hạn tập trung vực PNKB nói chung, đồng thời góp phần cải thiện sinh kế vào Tầm nhìn Phát người dân và bảo tồn các giá trị văn hóa, xã hội trong quá triển trình bảo vệ môi trường. Năm 5 - 10 (đến 2020) Đến nay, chưa có sáng kiến nào được tiến hành liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng dựa trên Quy hoạch đã được phê duyệt, vì thế bản đề xuất sơ bộ này dự kiến một số bước tiếp cận trong vòng 6 tháng, bắt đầu từ tháng 7 năm 2012. Kế hoạch hoạt động dự kiến được chia thành 3 giai đoạn: 12
  16. 4. Kế hoạch dự kiến – giai đoạn khảo sát và nâng cao nhận thức Giai đoạn I: Chuẩn bị Nâng cao nhận thức về du lịch và du lịch cộng đồng, khảo sát các bên liên quan, thiết lập mạng lưới hỗ trợ (các cơ quan, ban ngành, trưởng thôn, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, các hộ gia đình tham gia và du khách), bao gồm cả chuẩn bị nội dung, phương pháp; thu thập số liệu thông qua các cuộc họp thôn, xã. Kết hợp khảo sát với đợt điều tra chuyên sâu về phát triển sản phẩm hàng lưu niệm thủ công truyền thống ở các xã. Chuẩn bị khảo sát: GPS, sổ, bút viế, bản đò, máy ảnh, máy ghi âm, phiên dịch tiếng dân tộc, mời cộng đồng tham gia xác định tài nguyên du lịch tại địa phương, kiến thức bản địa, các câu chuyện từ địa phương. Bước tiếp theo: Ghi chép lại thông tin từ các cuộc họp, xử lý thông tin và chuẩn bị làm Giai đoạn II Giai đoạn II: Phát triển sản phẩm, điều phối thực hiện và xây dựng năng lực: Xây dựng năng lực, lựa chọn các bên điều phối và các hộ gia đình tham gia, xác định hoạt động theo từng cấp độ và phát triển sản phẩm thông qua phương pháp có sự tham gia (Hội thảo cấp xã), bao gồm cả về nội dung cơ sở hạ tầng, dịch vụ, tiếp cận thị trường, xúc tiến và quảng bá. Giai đoạn III: Hợp đồng (dự kiến sẽ được thực hiện trong 6 tháng tiếp theo) Chuẩn bị ký hợp đồng giữa người dân, công ty tour và các địa điểm tham quan thí điểm Xem kế hoạch hoạt động dự kiến chi tiết ở phần tiếp theo (được xây dựng trên cơ sở kết hợp với đề xuất: Tiếp cận Phát triển Chuỗi giá trị sản phẩm hàng lưu niệm thủ công cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã Trọng Hoá và Dân Hoá, vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, do cô Ngọc Anh, cán bộ dự án soạn thảo). 13
  17. 4. Kế hoạch dự kiến – giai đoạn khảo sát và nâng cao nhận thức Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 n 2 n 3 n 4 n 1 n 2 n 3 n 4 n 1 n 2 n 3 n 4 n 1 n 2 n 3 n 4 n 1 n 2 n 3 n 4 n 1 n 2 n 3 n 4 n Hoạt động Kết quả dự kiến 1 n ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu 1. Họp lựa chọn thôn bản CHọn 4 thôn ở 2 xã tham gia dự án để triển khai các hoạt c động thí điểm ứ 2. Khảo sát về các bên Tìm hiểu với các bên liên quan đến hoạt động liên quan về sự hiểu n th n ậ phát triển du lịch cộng biết, nhận thức cũng đồng như các khả năng phát triển du lịch cộng đồng 2.1. Xây dựng bảng câu hỏi Bảng hỏi được thiết khảo sát cấp xã, thôn bản kế và hộ gia đình 2.3. Xây dựng bảng câu hỏi Bảng hỏi được thiết u và nâng cao nh cao vànâng u khảo sát dành cho công ty kế ể lữ hành 2.4. Xây dựng bảng câu hỏi Bảng hỏi được thiết khảo sát dành cho du kháh kế 2.5. Tiến hành điều tra khảo Thu thập dữ liệu cấp sát tại các thôn, xã được lựa xã, thôn bản và hộ gia o sát tìm hi tìm osát chọn đình tại các xã được ả chọn 2.6. Thu thập dữ liệu với Hoàn tất bảng hỏi và công ty lữ hành (PN xúc tiến khảo sát thu n 1:Kh n Discovery, Oxalis, thập thông tin ạ Farmstay, Tourism Centre) 2.7. Thu thập dữ liệu với du Hoàn tất bảng hỏi và khách xúc tiến khảo sát thu Giaiđo thập thông tin tại động Phong Nha, Thiên Đường và 12
  18. 4. Kế hoạch dự kiến – giai đoạn khảo sát và nâng cao nhận thức Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 n 2 n 3 n 4 n 1 n 2 n 3 n 4 n 1 n 2 n 3 n 4 n 1 n 2 n 3 n 4 n 1 n 2 n 3 n 4 n 1 n 2 n 3 n 4 n Hoạt động Kết quả dự kiến 1 n ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ ầ Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Tu Farmstay 2.9.Báo cáo ban đầu về: Kết quả khảo sát phân tích, danh mục thực hiện, đề xuất các bước thực hiện/ hoạt động phát triển ban đầu và Xây dựng đề xuất và kế hoạch thực hiện giai đoạn II 3. Các hoạt động tiếp nối Các hoạt động phát nhằm phát triển du lịch triển được lên kế cộng đồng tại Dân Hóa và hoạch và thực hiện Trọng Hóa 13
  19. 5. Một số thách thức 5. MỘT SỐ THÁCH THỨC Một số thách thức có thể gặp phải đối với phát triển du lịch cộng đồng tại vùng đệm VQG PNKB – cần xem xét kỹ trong giai đoạn lập kế hoạch: Hoạt động được dự kiến, không có du khách đến tham quan nhiều, nhu cầu không ổn định Hàng lưu niệm thủ công của địa phương bán cho du khách đến tham quan du lịch cộng đồng không nhiều, vì thế không nên tạo mong đợi nhiều ở số lượng hàng lưu niệm được bán Khó khăn trong việc điều phối và giao tiếp, liên lạc Khi người dân địa phương có hưởng hợi nhưng có thể chỉ cố một thôn được hưởng lợi Quá phụ thuộc Các nỗ lực hành chính, thủ tục Mâu thuẫn giữa các thành viên trong cộng đồng liên quan đến phân bổ mức thu nhập từ du lịch Đầu tư vào công tác tập huấn hạn chế Sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên Không có mối liên kết rõ ràng với công tác bảo tồn thiên nhiên Khó khăn trong quản lý rác thải Các hộ gia đình tham gia thiếu năng lực Ảnh hưởng từ bên ngoài đối với các giá trị xã hội, văn hoá, tập quán của đoạ phương Hạn chế về ngoại ngữ - tiếng Anh, ngay cả đối với việc bán hàng lưu niệm địa phương 17
  20. Bibliography Tài liệu tham khảo GIZ (2011). Phát triển du lịch bền vững tại khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Tài liệu chiến lược hỗ trợ kỹ thuật đối với hợp phần du lịch, GIZ Dự án khu vực PNKB. GTZ (2006). Kinh nghiệm ở Akha – Chương trình Du lịch cộng đồng hợp tác với tám thôn bản Akha, Du lịch tại Viên Chăn / Công ty tour Exotissimo và GIZ tại huyện Sinh, tỉnh Luang Namtha, CHDCND Lào. Báo cáo từ mạng thông tin nội bộ của GIZ. Mirete-Mumm, M. and Tuffin, W. (2007). Kinh nghiệm ở Akha: Hợp tác Công – tư trong Du lịch dựa vào cộng đồng tại CHDCND Lào, Juth Pakai, 52-66. Piekarczyk, T. (2007). Du lịch cộng đồng ở Lào - Auswirkungen und Herausforderungen am Beispiel des GTZ-Projektes ‘The Akha Experience‘. Diplomarbeit Regionalwissenschaften Südostasien, Philosophische Fakultät Universität Bonn. SNV và Trường đại học Hawaii (2007). Bộ công cụ giám giá và quản lý Du lịch cộng đồng. Tài liệu tải từ trang thông tin điện tử www.snvworld.org/sites/www.snvworld.org/files/publications/a_toolkit_for_monitori ng_and_managing_community-based_tourism.pdf vào ngày 10/6/2012. Quy hoạch Phát triển Du lịch bền vững Khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến 2025, (2010) UBND tỉnh Quảng Bình – với sự tư vấn của Công ty Tư vấn Tài nguyên Du lịch (TRC) theo yêu cầu của Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) thuộc dự án: Bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, Việt Nam. UNWTO (2010). Hướng dẫn thực tiễn về Phát triển sản phẩm du lịch: UNWTO. WWF Armenia (2011). Chương trình Du lịch cộng đồng, thôn, Koghb, vùng Tavush, Nước Cộng hoà Armenia. Tải từ trang thông tin điện tử fleg.org/fileadmin/ufs/04.%20Program%20Information/4.02%20Program%20Compo nents/4.02.01%20General/4.02.01.Armenia/Koghb_Visitor_Programme_Eng.pdf, vào ngày 10/6/2012. 18
  21. Appendices Phụ lục Phụ lục 1. Ví dụ về mức thụ hưởng hợp đồng kinh doanh du lịch theo chương trình du lịch cộng đồng đối với mỗi người dân (trên cơ sở hợp đồng với công ty tour). Phụ lục 2. Danh mục các chi phí phải trả dịch vụ và mức phí Bảng chi phí Chi phí cố định Chi phí vận hành o Phí hướng dẫn viên o Phí tiền nghỉ o Chi phí cho hoạt động o Phí bảo tồn / môi trường của thôn, bản rừng o Chi phí ăn uống cho du o Quà cho thôn, bản (nếu khách có) o Chi phí ăn uống cho o Tiền ăn hướng dẫn viên o Nộp quỹ phát triển thôn, o Lương cho nhóm quản lý bản 19
  22. Appendices Phụ lục 3. Phân công trách nhiệm và lợi ích – Kinh nghiệm du lịch cộng đồng ỏ Akha - (GTZ, 2006, p. 3). 20
  23. Appendices Phụ lục 4. Ví dụ về tính toán giá tour 21
  24. Appendices 22