Pháp luật về hợp tác xã - Luật HTX 2003
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Pháp luật về hợp tác xã - Luật HTX 2003", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phap_luat_ve_hop_tac_xa_luat_htx_2003.ppt
Nội dung text: Pháp luật về hợp tác xã - Luật HTX 2003
- PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ Luật HTX 2003.
- Hợp tác xã là một loại hình kinh tế tập thể đã xuất hiện và tồn tại từ lâu ở nước ta. Trong quá trình phát triển hợp tác xã đã luôn tự đổi mới mình để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế đất nước trên cơ sở các qui định của Nhà nước. Đây là hình thức kinh tế thuộc sở hữu tập thể được Đảng và Nhà nước ta quan tâm khuyến khích phát triển.
- 1. Khái niệm: Theo Điều 1, Luật hợp tác xã qui định: " HTX là một tổ chức kinh tế do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước"
- 2. Đặc điểm của HTX. - Là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động như một DN (hoạt động theo cơ chế thị trường chứ Nhà nước không bao cấp). Nói HTX như một DN bởi HTX sử dụng các chức năng của DN để kinh doanh nhằm phục vụ lợi ích xã viên. Khác với DN chú trọng yếu tố KT thì HTX chú trọng yếu tố xã hội.
- - Xã viên trong hợp tác xã ngoài nghĩa vụ góp vụ góp vốn theo điều lệ HTX còn phải đóng góp sức lao động vào HTX. Xã viên vừa là chủ sở hữu vừa là người lao động trong hợp tác xã. - Vốn góp của xã viên không được quá 30% vốn điều lệ của hợp tác xã. - Xét về góc độ xã hội hoạt động của HTX mang tính xã hội sâu sắc thể hiện trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động của mình.
- - HTX phân phối theo lao động, vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ. Đặc điểm này nói lên sự khác biệt so với các loại hình DN được thành lập bởi LDN. Sự khác biệt này không chỉ nói lên bản chất mà còn khẳng định ưu thế, vị trí của HTX trong nền KT thị trường. - Số lượng xã viên HTX phải từ 7 trở lên.
- 3. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HTX. */Tự nguyện: Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, cán bộ, công chức nhà nước có đủ điều kiện theo quy định, tán thành Điều lệ hợp tác xã và có đơn xin gia nhập hoặc xin ra hợp tác xã. Việc hợp tác xã tham gia liên hiệp hợp tác xã phải được Đại hội xã viên biểu quyết thông qua.
- */Dân chủ, bình đẳng và công khai: Tất cả xã viên cùng tham gia quản lý hợp tác xã thông qua biểu quyết, quyết định các vấn đề của hợp tác xã. Biểu quyết của xã viên có giá trị như nhau; Xã viên có quyền đề đạt và yêu cầu Ban quản trị, Ban kiểm soát giải thích và trả lời về những vấn đề xã viên quan tâm. Trường hợp không được trả lời, xã viên có quyền đưa ra Đại hội xã viên để giải quyết;
- Hợp tác xã công khai tới xã viên trong Đại hội xã viên hoặc thông báo bằng văn bản định kỳ trực tiếp tới từng xã viên, nhóm xã viên cùng sinh sống theo địa bàn hoặc thông tin trên bản tin hàng ngày tại trụ sở hợp tác xã về: - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; việc trích lập các quỹ; chia lãi theo vốn góp, theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã; các đóng góp xã hội; - Các quyền lợi, nghĩa vụ của từng xã viên, trừ những vấn đề thuộc về bí mật kinh doanh, bí quyết do Đại hội xã viên quy định.
- * Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Hợp tác xã tự quyết định: lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh; phân phối kết quả sản xuất, kinh doanh; lập và mức trích lập các quỹ; mức tiền công, tiền lương đối với những người làm việc cho hợp tác xã; Hợp tác xã tự lựa chọn và quyết định: hình thức, thời điểm huy động vốn; chủ động sử dụng vốn và tài sản của mình; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; tổ chức thực hiện hợp đồng và chịu trách nhiệm theo pháp luật về hợp đồng đã ký kết;
- Hợp tác xã tự chịu trách nhiệm về những rủi ro trong quá trình hoạt động. Mỗi xã viên trong hợp tác xã cùng chịu trách nhiệm về những rủi ro của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp của mình, cùng nhau quyết định những giải pháp khắc phục rủi ro.
- */ Hợp tác và phát triển cộng đồng: Xã viên hợp tác xã phải có ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hợp tác xã, trong cộng đồng xã hội. Các hợp tác xã cùng hợp tác với nhau trong sản xuất, kinh doanh và trong xây dựng, phát triển phong trào hợp tác xã.
- 2. Thành lập và đăng ký kinh doanh: a. Thành lập: Việc thành lập hợp tác xã phải tuân thủ các bước sau: - Các sáng lập viên báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự định đặt trụ sở chính của HTX về ý định thành lập, phương hướng và chương trình, kế hoạch hoạt động của hợp tác xã.
- - Sau khi được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, sáng lập viên được phép tiến hành các hoạt động tuyên truyền, vận động những người có nhu cầu tham gia HTX, xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, dịch vụ, dự thảo điều lệ hợp tác xã và xúc tiến các công việc cần thiết để tổ chức hội nghị thành lập HTX.
- - Hội nghị thành lập hợp tác xã: do các sáng lập viên tổ chức, thành phần tham gia hội nghị gồm các sáng lập viên và những người có nguyện vọng trở thành thành viên HTX. Hội nghị thảo luận và biểu quyết theo đa số các vấn đề sau: + Thông qua danh sách xã viên chính thức + Thông qua điều lệ hợp tác xã + Bầu chủ nhiệm và các thành viên khác của Ban quản trị, Ban kiểm soát + Thông qua biên bản hội nghị thành lập hợp tác xã
- b. Đăng ký kinh doanh: Việc đăng ký kinh doanh sẽ xác lập tư cách pháp nhân của hợp tác xã. Việc đăng ký kinh doanh tiến hành theo các bước sau: Chủ nhiệm HTX lập hồ sơ đăng ký kinh doanh và gửi đến Hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính, tuỳ theo điều kiện cụ thể của hợp tác xã.
- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản
- 3. Cơ cấu tổ chức và quản lý hợp tác xã: ĐẠI HỘI XÃ VIÊN BỘ MÁY VỪA BỘ MÁY QUẢN LÝ VỪA ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ và ĐIỀU HÀNH BAN QUẢN BAN QUẢN TRỊ VÀ TRỊ CHỦ NHIỆM HTX (Chủ nhiệm HTX đồng thời CHỦ NHIỆM là trưởng ban quản trị) HTX (bầu hoặc thuê) BAN KIỂM SOÁT BAN KIỂM SOÁT
- a. Đại hội xã viên: Đại hội xã viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã là hội nghị của toàn thể xã viên, trường hợp HTX có nhiều xã viên có thể tổ chức đại hội đại biểu xã viên. Có đại hội xã viên thường kỳ và đại hội xã viên bất thường. - Đại hội xã viên thường kỳ: được tổ chức mỗi năm một lần do Ban quản trị triệu tập trong vòng ba tháng kể từ ngày khóa sổ quyết toán năm.
- - Đại hội xã viên bất thường: do Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát HTX triệu tập để quyết định những vấn đề cần thiết vượt qua quyền hạn của Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát. Trường hợp có ít nhất 1/3 tổng số xã viên cùng có đơn yêu cầu triệu tập Đại hội xã viên, thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn, Ban quản trị phải triệu tập đại hội xã viên nếu quá thời hạn này mà Ban quản trị vẫn chưa triệu tập đại hội thì Ban kiểm soát phải triệu tập đại hội xã viên để giải quyết các vấn đề nêu trong đơn. Nội dung ĐHXV: Đ 22 LHTX
- Đại hội xã viên phải có ít nhất 2/3 tổng số xã viên hoặc đại biểu xã viên tham dự. Nếu không đủ số lượng thì phải hoãn đại hội lại. - Quyết định sửa đổi điều lệ, hợp nhất, chia tách, giải thể HTX chỉ được thông qua khi có ít nhất 3/4 tổng số xã viên hoặc đại biểu xã viên có mặt tại đại hội thông qua. - Các quyết định về những vấn đề khác được thông qua khi có quá 1/2 tổng số đại biểu có mặt tại đại hội xã viên biểu quyết tán thành.
- Việc biểu quyết tại đại hội xã viên và các cuộc họp xã viên không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của xã viên. Mỗi xã viên hoặc đại biểu xã viên chỉ có một phiếu biểu quyết.
- b. Ban quản trị hợp tác xã: Ban quản trị hợp tác xã là bộ máy quản lý hợp tác xã do Đại hội xã viên bầu trực tiếp gồm: Trưởng Ban quản trị và các thành viên khác. Số lượng thành viên Ban quản trị do Điều lệ hợp tác xã quy định. Nhiệm kỳ của Ban quản trị tối thiểu là hai năm và tối đa không quá năm năm.
- Ban quản trị hợp tác xã họp ít nhất mỗi tháng một lần. Ban quản trị hợp tác xã họp bất thường khi có một phần ba thành viên Ban quản trị hoặc Trưởng Ban quản trị, Trưởng Ban kiểm soát, Chủ nhiệm hợp tác xã yêu cầu. Cuộc họp của Ban quản trị hợp tác xã hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Ban quản trị hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số.
- c. Chủ nhiệm hợp tác xã: Chủ nhiệm hợp tác xã có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Đại diện hợp tác xã trước pháp luật (Nếu THX thành lập riêng bộ máy quản lý và điều hành thì Trưởng ban quản trị đại diện HTX trước pháp luật.) - Tổ chức thực hiện kế hoạch và điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã
- - Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp Ban quản trị, tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội xã viên và các quyết định của Ban quản trị. - Tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã. Chủ nhiệm hợp tác xã chịu trách nhiệm trước đại hội xã viên và Ban quản trị về công việc được giao.
- d. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của hợp tác xã theo đúng pháp luật và điều lệ HTX. Ban kiểm soát do đại hội xã viên bầu trực tiếp, số lượng thành viên do Điều lệ hợp tác xã qui định. Ban kiểm soát bầu một trưởng ban để điều hành hoạt động của ban. Đối với những HTX có số lượng xã viên ít có thể chỉ bầu một kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ Ban quản trị.
- 4. Chế độ pháp lý về xã viên HTX */ Đối với cá nhân: - Là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; - Có đơn xin gia nhập hợp tác xã; tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của hợp tác xã; - Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất,
- Cá nhân sau không được là xã viên hợp tác xã: - Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cá nhân đang phải chấp hành hình phạt tù, - Cá nhân bị Tòa án tước quyền hành nghề do phạm các tội theo quy định của pháp luật. - Cá nhân đang trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
- */ Đối với cán bộ, công chức phải có thêm ĐK: - Được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý. - Không được giữ các chức danh: Trưởng Ban quản trị và thành viên Ban quản trị; Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát; Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm hợp tác xã; kế toán trưởng hoặc kế toán viên và các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của hợp tác xã;
- Cán bộ, công chức sau không được là xã viên hợp tác xã: Cán bộ, công chức đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
- */ Đối với hộ gia đình: - Là hộ gia đình mà các thành viên trong hộ có cùng tài sản chung để hoạt động kinh tế như: diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; những tài sản cố định khác phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình. - Hộ gia đình phải cử người đại diện bằng giấy ủy quyền. Khi muốn thay đổi người đại diện, hộ gia đình phải có đơn đề nghị Ban quản trị xem xét, quyết định.
- */ Đối với pháp nhân: - Là các tổ chức, cơ quan (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện) theo quy định của Bộ luật Dân sự và theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; - Có đơn xin gia nhập hợp tác xã. - Góp vốn, góp sức theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân không được sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để góp vốn vào hợp tác xã.
- +/ Chấm dứt tư cách xã viên - Xã viên là cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; - Xã viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. - Xã viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
- - Xã viên đã được chấp nhận ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. - Xã viên đã chuyển hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. - Xã viên bị Đại hội xã viên khai trừ.
- 5. Chế độ tài chính của HTX (tự nghiên cứu)