Pháp chế Trách nhiệm pháp lý

ppt 29 trang phuongnguyen 5400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Pháp chế Trách nhiệm pháp lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptphap_che_trach_nhiem_phap_ly.ppt

Nội dung text: Pháp chế Trách nhiệm pháp lý

  1. Chào mừng đến với buổi thuyết trình của nhóm 5 về chủ đề “Pháp chế - trách nhiệm pháp lý”. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 1
  2. NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5 ◼ Các thành viên: 1. Lê Văn Lý 2. Nguyễn Thanh Tuấn GVHD: 3. Bùi Ngọc Hướng Ths. Huỳnh Thị Trúc Linh 4. Kim Thị Thanh Hiền 5. Nguyễn Thị Kim Ngân 6. Chung Nhật Duy 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 2
  3. Pháp chế Trách nhiệm pháp lý 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 3
  4. I. Pháp chế xã hội chủ nghĩa 1. Khái niệm: - Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. + Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật. + Cán bộ viên chức nhà nước phải luôn luôn tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách tự giác, đầy đủ, nghiêm chỉnh thống nhất và đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau khi vi phạm pháp luật. + Đánh giá mức độ hiệu lực của bộ máy nhà nước phải căn cứ vào các tiêu chuẩn do pháp luật quy định. + Việc hoàn thiện bộ máy nhà nước dựa trên những quy định của pháp luật nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 4
  5. - Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội và các đoàn thể quần chúng. + Việc tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội phải theo pháp luật là cần thiết và có lợi cho cả xã hội. + Pháp chế tạo ra cơ sở pháp lý cho các tổ chức xã hội xây dựng và ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động xã hội nhằm bảo đảm trong mổi tổ chức có cơ cấu tổ chức hợp lí. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 5
  6. - Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc xử sự của công dân. + Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ như nhau. + Mọi công dân đều phải tôn trọng quyền lợi chính đang của nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển toàn diện. + Đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau khi vi phạm pháp luật.  Thực hiện tốt nguyên tắc xử sự này là điều kiện quan trọng để mọi công dân được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản; để mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hành phúc, tiến tới xây dựng một xã hội thật sự công bằng, dân chủ và văn minh. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 6
  7. - Pháp chế xã hội chủ nghĩa có liên quan mật thiết với chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.  Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiên pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 7
  8. ❖ Pháp chế xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố và tăng cường, bởi vì trong chủ nghĩa xã hội có những đảm bảo cần thiết cho sự phát triển của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa như: + Những đảm bảo về kinh tế. + Những đảm bảo về chính trị. + Những đảm bảo về tư tưởng. + Những đảm bảo về pháp lý. + Những đảm bảo về tổ chức. + Các đảm bảo về xã hội. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 8
  9. 2. Những yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa - Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật. + Hiến pháp và luật (đạo luật) do quốc hội ban hành – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên có giá trị pháp lý cao nhất. + Mọi quy định của các văn bản dưới luật đều phải điều chỉnh phù hợp với Hiến pháp và luật để tránh tình trạng tản mản, trùng lặp chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy phạm pháp luật làm phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 9
  10. - Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc. + Để đảm bảo tính thống nhất cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan cấp trên, và lợi ích địa phương phải phù hợp với lợi ích quốc gia, + Việc đảm bảo nguyên tắc này là điều kiện xóa bỏ tư tưởng cục bộ, bản vị, địa phương chủ nghĩa tự do vô chính phủ, đảm bảo công bằng xã hội. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 10
  11. - Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật phải hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả: Các cơ quan xây dựng và bảo vệ pháp luật như: Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Hoạt động tích cực, chủ động, hiệu quả sẽ cũng cố, tăng cường pháp chế. - Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa và văn hóa pháp lý. 7/2/2021
  12. 3.Vấn đề tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế. - Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Tăng cường công tác tổ chức và thực hiện pháp luật. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 12
  13. II. Trách nhiệm pháp lý 1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật  Khái niệm: ◼ Thuật ngữ trách nhiệm được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau tùy vào lĩnh vực, điều kiện cụ thể. Trong lĩnh vực pháp lý nó được hiểu theo 2 khía cạnh: o ở khía cạnh tích cực: “trách nhiệm” có nghhĩa là chức trách,công việc được giao, nó bao hàm cả quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định. Chủ thể của trách nhiệm có bổn phận, thái độ tích cực đối với quyền được nhà nước giao phó. ➢ Ví dụ: Điều 15 – Luật Giáo Dục 2005 quy định: “Nhà giáo phải không ngừng ra sức học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học”.Từ “phải” chỉ nghĩa vụ, trách nhiệm, bổn phận của nhà giáo. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 13
  14. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 14
  15. o Ở khía cạnh tiêu cực: “trách nhiệm” là hậu quả bất lợi( sự phản ánh mang tính chất trừng phạt của nhà nước) mà cá nhân hoặc tổ chức gánh chịu khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ được giao. Chúng ta sẽ tìm hiểu trách nhiệm pháp lý ở khía cạnh này. ➢ Ví dụ: A là giảng viên một trường Cao Đẳng công lập tại Tp.HCM trong quá trình giảng dạy đã nhiều lần xuyên tạc nội dung giáo dục. Hội đồng kỉ luật nhà trường đã tiến hành kỉ luật cảnh cáo đối với A. Ở đây cảnh cáo chính là sự trừng phạt của nhà nước đối với A và A phải chịu tổn thất về tinh thần. 7/2/2021
  16.  Vậy, trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặt biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 16
  17. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý  Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là các vi phạm pháp luật, chỉ áp dụng trách nhiệm pháp lý khi trong thức tế có xảy ra vi phạm pháp luật nhưng không truy cứu đối với các trường hợp sau đây: - Chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý. - Do sự kiện bất ngờ (chủ thể không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra ). - Do phòng vệ chính đáng. - Được thực hiện phù hợp với tình thế cấp thiết. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 17
  18.  Chỉ có cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hay các chủ thể được pháp luật trao quyền thì mới có quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý. ➢ Ví dụ: Tòa án dân sự truy cứu trách nhiệm dân sự, tòa án hình sự truy cứu trách nhiệm hình sự,  Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với những biện pháp cưỡng chế. Có nghĩa là áp dụng biện pháp cưỡng chế mang tính chất trừng phạt (tùy thuộc vào từng chế tài) đối với chủ thể vi phạm pháp luật. ➢ Ví dụ, trong chế tài hình sự giết người sẽ lãnh án tù hoặc tử hình.  Ngoài ra, nhà nước cũng áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các hành vi không liên quan gì tới trách nhiệm pháp lý (không vi phạm pháp luật) như: cưỡng chế nhằm cách ly người bị bệnh truyền nhiễm; nhà nước có thể trưng thu, trưng dụng tài sản nào đó khi thấy cần thiết 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 18
  19. 2.Mục đích việc truy cứu trách nhiệm pháp lý ◼ Trước hết là nhằm trừng phạt đối với chủ thể vi phạm pháp luật, buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi. ◼ Bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích của nhân dân, của tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, tạo điều kiện cho những quan hệ xã hội phát triển đúng hướng, đảm bảo cho quá trình điểu chỉnh pháp luật được tiến hành bình thường và có hiệu quả. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 19
  20. ◼ Phòng ngừa cải tạo và giáo dục những chủ thể vi phạm pháp luật (nhằm ngăn ngừa sự tiếp tục vi phạm pháp luật của chủ thể và cải tạo, giáo dục chủ thể ý thức tôn trọng, thực hiện nghiêm minh pháp luật và các quy tắc của cuộc sống cộng đồng). 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 20
  21. 3.Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý ◼ Cần phải xác định được cơ sở thực tiễn và cơ pháp lý làm căn cứ cho việc truy cứu. ❖ Cơ sở thực tiễn để truy cứu trách nhiệm pháp lý là trong thực tế xảy ra hành vi trái pháp luật nguy hiểm và có thiệt hại lớn xảy ra. Giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau. ❖ Cơ sở pháp luật là những quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến có liên quan đến quy phạm pháp luật đó và thẩm quyền, trình tự, thủ tục để giải quyết vụ việc đó. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 21
  22. ❖Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm pháp lý ◼ Trách nhiệm pháp lí chỉ áp dụng đối với các chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí khi họ thực hiện hành vi trái pháp luật có lỗi. ◼ Còn cho phép truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với cả những hành vi trái pháp luật được thực hiện những nguyên nhân khách quan gây nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ, những nguồn nguy hiểm như: hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp, vũ khí, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ, ◼ Nếu chủ thể là cá nhân thì phải xem xét về độ tuổi, trạng thái tâm lý(thần kinh). ◼ Nếu chủ thể là tổ chức thì phải chú ý đến tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của tổ chức đó. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 22
  23. ❖Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý ◼ Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý là thời hạn do pháp luật quy định mà khi thời hạn đó kết thúc thì chủ thể vi phạm pháp luật sẽ không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý nữa. ◼ Các loại quy phạm pháp luật khác nhau thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý khác nhau. Ở nước ta một số tội không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý như các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, các loại phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. ◼ Trách nhiệm pháp lí sẽ chấm dứt khi xãy ra sự kiện pháp lí tương ứng như quyết định ân xá của Chủ Tịch nước thời hạn đã kết thúc,đã nộp phạt xong 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 23
  24. 4.Các loại trách nhiệm pháp lý ◼ Có nhiều loại như: ◼ Trách nhiệm hành chính: do cơ quan nhà nước có thẫm quyền hoặc cá nhân có thẫm quyền xử lý vi phạm đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức đã quy phạm hành chính. - Hình phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền. - Hình phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện. - Ví dụ: Đối với xe mô-tô, xe máy khi vi phạm luật giao thông ngoài bị phạt tiền một số trường hợp còn bị tạm giữ xe( chưa đủ tuổi, trong người có chất ma túy, không có giấy phép lái xe, nồng độ cồn trong người cao-quá 80mg/100ml máu hoặc 0.4mg/lít khí thở, ). 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 24
  25. ◼ Trách nhiệm hình sự thường gắn với chế tài nghiêm khắc của tòa án. Và chỉ có tòa án mới mới có quyền áp dụng đối với những người vi phạm hình sự( tội phạm). ➢ Ví dụ: Điều 120, Bộ Luật Hình sự quy định “Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em với bất kì hình thức nào, thì bị phạt tù từ 3 đến 10 năm”. 7/2/2021
  26. ◼ Trách nhiệm kỉ luật :do thủ trưởng cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, trường học, áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức, đã vi phạm kỉ luật công tác, lao động học tập và rèn luyện. Các kỉ luật gồm: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc, ◼ Trách nhiệm dân sự: do tòa án hoặc các chủ thể khác được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm dân sự. ➢ Ví dụ: Khoản 2, điều 303 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định “Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật”. ◼ Trách nhiệm vật chất :do các cơ quan xí nghiệp áp dụng đối với nhân viên của mình khi gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan xí nghiệp. Họ không những bồi thường mức vật chất tương ứng mà còn chịu trách nhiệm kỉ luật. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 26
  27. Vi phạm pháp luật Tội phạm Vi phạm pháp luật khác Vi phạm Vi phạm Vi phạm Vi phạm Vi phạm hình sự Hành chính Kỷ luật Dân sự vật chất Trách nhiệm Trách nhiệm Trách nhiệm Trách nhiệm Trách nhiệm hình sự hành chính kỷ luật dân sự vật chất Sơ đồ mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và trách nhiệm pháp lý 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 27
  28. 5.Những yêu cầu cơ bản đối với truy cứu trách nhiệm pháp lý: ◼ Chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với những hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. ◼ Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý. ◼ Bảo đảm sự công bằng và nhân đạo trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý. ◼ Bảo đảm tính phù hợp khi truy cứu trách nhiệm pháp lý (là tùy theo vào mức độ gây nguy hiểm cho xã hội mà có các biện pháp trừng trị khác nhau). ◼ Việc truy cứu trách nhiệm lý phải được tiến hành nghiêm minh, kịp thời nhanh chóng ,công minh chính xác theo đúng pháp luật và phải đạt hiệu quả cao. 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 28
  29. Bài thuyết trình của Nhóm 5 đến đây là hết. Chân thành cám ơn cô và các bạn đã theo dõi.!!!! 7/2/2021 NHÓM 5_DA11LD 29