Ô nhiễm nguồn nước

ppt 73 trang phuongnguyen 6220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ô nhiễm nguồn nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppto_nhiem_nguon_nuoc.ppt

Nội dung text: Ô nhiễm nguồn nước

  1. Chủ Đề 10:
  2. Vấn đề đặt ra: Ý thức bảo vệ nguồn nước của người dân chưa cao,giếng khoan tại các hộ dân bố trí quá gần các nơi có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước cao như nhà vệ sinh, sàn nước, bể tự hoại, phần lớn các giếng khoan không có bệ giếng bảo vệ. Sử dụng nguồn nước còn nhiều hoang phí,không tận dụng nước mưa, ao hồ để sử dụng trong tưới cây,làm mát khai thác nguồn nước chưa đúng quy định của nhà nước,chưa nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước.
  3. Không những thế,số liệu kiểm tra tình hình sử dụng nước tại một số quận huyện ngoại thành: hơn 95% hộ gia đình sử dụng nước dưới đất phục vụ cho nhu cầu ăn uống, tắm rửa và chăn nuôi,trồng trọt chủ yếu là giếng khoan (khoảng 98%) →Phải có nguồn nước sử dụng bền vững,cần có những hoạt động tích cực nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước tốt hơn Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nước nghiêm trọng tại Việt Nam ??!!
  4. 1) Ô nhiễm nguồn nước 2) Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 3) Hậu quả việc ô nhiễm nguồn nước 4) Cách khắc phục ô nhiễm nguồn nước
  5. Phân bố và dạng của nước trên Trái đất Địa điểm Diện tích Tổng thể tích % tổng (km2) nước (km3) lượng nước Các đại dương và biển (nước 361.000.000 1.230.000.000 97.2000 mặn) Khí quyển (hơi nước) 510.000.000 12.700 0,0010 Sông, rạch 1.200 0,0001 Nước ngầm (đến độ sâu 0,8 130.000.000 4.000.000 0,3100 km) Hồ nước ngọt 855.000 123.000 0,0090 Tảng băng và băng hà 28.200.000 28.600.000 2.1500
  6. Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước như sau:" Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghĩ ngơi- giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại". “ Việc thải các chất thải hoặc nước thải sẽ gây ô nhiễm vật lý, hóa học, hữu cơ, nhiệt, phóng xạ. Việc thải đó phải không gây nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng và phải tính đến khả năng đồng hóa các chất thải đó của nước(khả năng pha loãng, tự làm sạch ). Những hoạt động kinh tế, xã hội của các cộng đồng, những biện pháp xử lý nước đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này”.
  7. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo: -Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ô nhiễm này còn được gọi là ô nhiễm không xác định nguồn gốc. -Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng. Chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước : ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý .
  8. Ô nhiễm chất vô cơ
  9. Ô nhiễm chất hữu cơ Bón phân chuồng xuống ao Chất thải sinh vật không được xử lý
  10. Ô nhiễm về mặt vật lý
  11. Ô nhiễm phóng xạ
  12. Ô nhiễm nước mặt Nước mặt bao gồm nước mưa, nước hồ ao, đồng ruộng và nước các sông, suối, kênh mương. Nguồn nước các sông và kênh tải nước thải, các hồ khu vực đô thị, KCN và đồng ruộng lúa nước là những nơi thường có mức độ ô nhiễm cao. Các dạng ô nhiễm nước thường gặp là phú dưỡng, ô nhiễm do kim loại nặng và hoá chất độc hại, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật. Phú dưỡng : Biểu hiện của phú dưỡng là nồng độ chất dinh dưỡng N, P cao, tỷ lệ P/N cao do sự tích luỹ tương đối P so với N, sự yếm khí và môi trường khử của lớp nước đáy thuỷ vực, sự phát triển mạnh mẽ của tảo và nở hoa tảo, sự kém đa dạng của các sinh vật nước, đặc biệt là cá, nước có màu xanh đen hoặc đen, có muì khai thối do thoát khí H2S, Nguyên nhân của sự phú dưỡng là sự thâm nhập một lượng lớn N,P từ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, sự đóng kín và thiếu đầu ra của MT hồ. Nước có thể bị phú dưỡng do ô nhiễm
  13. Ô nhiễm kim loại nặng và các hoá chất độc hại : Thể hiện bởi nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu mà cho vào MT. Hậu quả là chúng tích luỹ theo chuổi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người . Ô nhiễm vi sinh vật: Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh cho người và động vật lan truyền vào MT nước mặt, gây ra các loại dịch bệnh cho các khu vực dân cư tập trung.
  14. Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học: Khi bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật, một lượng đáng kể không được cây trồng tiếp nhận, chúng sẽ lan truyền và tích luỹ trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
  15. Ô nhiễm và suy thoái nước ngầm Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cát, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang karst dưới bề mặt Trái đất. Theo độ sâu phân bố, chia nước ngầm thành 2 loại: nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu. Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ thấp mực ngầm, lún đất. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm: các tác nhân tự nhiên và các tác nhân nhân tạo.
  16. Ô nhiễm biển Các biểu hiện của ô nhiễm biển : Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ Suy thoái các hệ sinh thái biển như HST san hô, HST rừng ngập mặn, cỏ biển Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển. Theo Công ước Luật biển năm 1982, có 5 nguồn có thể gây ô nhiễm biển : •Các hoạt động trên đất liền •Việc thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại dương •Việc thải các chất độc hại ra biển •Vận chuyển hàng hoá trên biển •Ô nhiễm không khí. Thu dọn dầu loang gây ô nhiễm ở bãi biển Vũng Tàu
  17. 1) Ô nhiễm nguồn nước 2) Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 3) Hậu quả việc ô nhiễm nguồn nước 4) Cách khắc phục ô nhiễm nguồn nước
  18. Các chất ô nhiễm quan trọng cần chú ý đến trong quá tŕnh xử lý nước thải Chất gây ô nhiễm Nguyên nhân được xem là quan trọng Các chất rắn lơ lửng Tạo nên bùn lắng và môi trường yếm khí khi nước thải chưa xử lư được thải vào môi trường. Biểu thị bằng đơn vị mg/L. Các chất hữu cơ có thể Bao gồm chủ yếu là carbohydrate, protein và chất phân hủy bằng con béo. Thường được đo bằng chỉ tiêu BOD và COD. đường sinh học Nếu thải thẳng vào nguồn nước, quá tŕnh phân hủy sinh học sẽ làm suy kiệt oxy ḥa tan của nguồn nước. Các mầm bệnh Các bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Thông số quản lư là MPN (Most Probable Number). Các dưỡng chất N và P cần thiết cho sự phát triển của các sinh vật. Khi được thải vào nguồn nước nó có thể làm gia tăng sự phát triển của các loài không mong đợi. Khi thải ra với số lượng lớn trên mặt đất nó có thể gây ô nhiễm nước ngầm.
  19. Các chất ô nhiễm nguy Các hợp chất hữu cơ hay vô cơ có khả năng gây ung hại thư, biến dị, thai dị dạng hoặc gây độc cấp tính. Các chất hữu cơ khó Không thể xử lư được bằng các biện pháp thông phân hủy thường. Ví dụ các nông dược, phenols Kim loại nặng Có trong nước thải thương mại và công nghiệp và cần loại bỏ khi tái sử dụng nước thải. Một số ion kim loại ức chế các quá tŕnh xử lư sinh học Chất vô cơ ḥa tan Hạn chế việc sử dụng nước cho các mục đích nông, công nghiệp Nhiệt năng Làm giảm khả năng băo ḥa oxy trong nước và thúc đẩy sự phát triển của thủy sinh vật Ion hydrogen Có khả năng gây nguy hại cho TSV
  20. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ❖Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra một sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam, đặc biệt là với việc nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm.
  21. ❖Con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. ❖Gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp,phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ Gia tăng dân số Hoạt động Phát triển Phát triển Phát triển sống của nông công dịch vụ con người nghiệp nghiệp
  22. ❖Trong Công Nghiệp,chỉ có 10% chất thải được sử lý.Nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay cả bệnh viện chỉ có 30% là được xử lý(chất thải rắn công nghiệp trên 222.000 tấn mỗi năm,chất thải nuôi trồng thủy sản 456 triệu m3/năm,phân bón hóa học trên 2 triệu tấn/năm,thuốc bảo vệ thực vật hoá học trên 500.000 tấn/năm,chất thải công nghiệp nguy hại cũng trên 2.400 tấn mỗi năm và nước thải sinh hoạt 102 triệu m3/năm ) ❖Từ những năm 80,hoạt động khoáng sản phát triển nhưng quản lý không chặt.Nạn khai thác "thổ phỉ" tràn lan nên quá trình khai thác và đổ thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường,nhất là nước. Nguồn nước bẩn từ những nhà máy là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và dẫn đến tình trạng thiếu nước.
  23. ❖Gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng ❖Các chất thải công nghiệp như khói, bụi tạo nên mưa axít làm thay đổi chất lượng nước ngọt Người cấp phép cho các nhà máy này hoạt động, ban lãnh đạo và công nhân nhà máy nghĩ gì,khi mà sự tồn tại của họ là tai họa đối với môi trường sống?
  24. ➢Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát của dòng nước. ➢Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật,nước rỉ từ rác thấm vào mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch.
  25. ➢Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển. ➢ Chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng. Sông Hậu bị ô nhiễm nặng nề từ KCN
  26. ➢Chăn nuôi gia súc gia cầm ở hộ gia đình nông thôn chưa ý thức tiết kiệm nguồn nước,phần lớn nước thải cho vào ao hồ, bể tự hoại ➢Việc nuôi bè cá,tôm trên dòng nước,rạch đã làm ô nhiễm nước do : thức ăn của cá dư thừa.Sự khuấy động nguồn nước,sự cản trở lưu thông dòng mặt.
  27. ➢Sử dụng bừa bãi các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây ➢Tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát nước trong trồng trọt. ➢Khoang giếng bừa bãi.
  28. Chuyên gia cho rằng vấn đề ô nhiễm nước tại VN không chỉ đặt ra với các nguồn gây ô nhiễm trên lãnh thổ VN mà còn phải đặt ra với nguồn gây ô nhiễm từ nước khác do 60% nước mặt tại VN là nước từ các quốc gia khác → Cần phải có sự hợp tác với các nước xung quanh để bảo vệ nguồn nước
  29. 1) Ô nhiễm nguồn nước 2) Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 3) Hậu quả việc ô nhiễm nguồn nước 4) Cách khắc phục ô nhiễm nguồn nước
  30. Hậu quả việc ô nhiễm nguồn nước ❖Tỉ lệ người chết do các bệnh ô nhiễm nước như viêm màng kết,tiêu chảy,ung thư càng tăng.Tỉ lệ trẻ em tử vong tại khu vực ô nhiễm nguồn nước là rất cao. Khoảng 10 triệu người dân VN đang có nguy cơ mắc bệnh do sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan có ô nhiễm thạch tín (asen). ❖Hiện tượng cá chết ngày càng tăng(kênh Tây, khu vực lòng hồ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh,cá Điêu Hồng chết hàng loạt,ước tính của các ngành chức năng tỉnh Tây Ninh gần 70 tấn cá chết, tổng thiệt hại hơn 1 tỷ đồng ).Kết quả khảo sát thấy 80% mẫu nước kênh, rạch và trên sông Sài Gòn đều nhiễm vi khuẩn E.coli (vi khuẩn gây tiêu chảy cấp) Cá chết vì ô nhiễm nguồn nước
  31. ❖Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu ❖Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng
  32. ➢Theo dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, nước biển sẽ dâng cao trong 10 hoặc 15 năm tới, lúc đó lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về không đủ để rửa mặn, nước sông Sài Gòn sẽ bị nhiễm mặn kéo dài từ hạ nguồn cho đến tận Củ Chi. Khi đó, sẽ không còn nhà máy nước nào có thể vận hành được trong mùa khô ➢Ông Rustem Khamitov nói, đến năm 2030, khoảng 3 tỷ người sẽ phải nếm chịu cơn khát nước, vì lượng nước và thời điểm này sẽ bị thiếu hụt trầm trọng. ➢Gia tăng nhiều nhà máy,xí nghiệp dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng.Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước,mật độ khai thác nước dưới đất gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất.
  33. Thuỷ triều đỏ Thủy triều đỏ được biết đến dưới các đợt nở hoa bùng phát của tảo biển, tấn công và làm tổn thương hàng loạt đối với động vật biển giáp xác và thân mềm. Cơ chế nhóm tảo đơn bào hai roi (dinoflagellates) sinh ra những đợt thuỷ triều đỏ mang độc tố vẫn còn là một bí ẩn, nhưng đó có thể là một cơ chế phòng thủ được triển khai xuất phát từ những thay đổi của các dòng hải lưu như thay đổi nhiệt độ hay trạng thái quá tải của môi trường. Nước biển bỗng đỏ rực, sau chuyển sang xanh thẫm, rồi đen ngòm như nước cống. Cua, cá chết la liệt, san hô chết bạc trắng; rong biển, cỏ biển cũng chết. Hầu hết sinh vật biển bị tiêu diệt. Những ngày sau đó mùi hôi thối bốc lên Đó là cảnh tượng do “thủy triều đỏ" gây ra ở biển Bình Thuận cách đây mấy năm.
  34. Nở hoa Hiện tượng "nở hoa" thường đồng hành với sự giảm thiểu nhanh chóng hàm lượng ô-xy trong nước, và đó chính là nguyên nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự nhiên và nuôi trồng. Cũng có những loài tảo không "nở hoa" nhưng sản sinh độc tố; cá và các loài hai mảnh vỏ ăn tảo sẽ tích lũy độc tố trong cơ thể
  35. Vấn đề đáng báo động: ✓Theo thông tin từ ĐSQ Đan Mạch, khoảng 60% người dân Việt Nam sống dựa vào nguồn nước ngầm nhưng do tỉ lệ khai thác cao nên mực nước ngầm đang giảm và đe dọa đến sự ổn định của nguồn nước. ✓Nước có thể là yếu tố chính cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội đang diễn ra của Việt Nam.Vấn đề này ảnh hưởng đến khoảng 8,5 triệu người Việt Nam tại các khu vực thành thị và 21 triệu người tại các khu vực nông thôn, những người chưa được tiếp cận với nước sạch. →Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu nước
  36. Thethaovanhoa đã đến thăm và sống 1 ngày cùng những người dân đang sinh sống gần khu công nghiệp Nhơn Trạch, Long Thành, Đồng Nai để hiểu rõ hơn mức độ ô nhiễm nơi đây. Trước đây tôm là nguồn thu chủ Cuộc sống của người dân nơi yếu cho các chủ đầm. Nguồn đây phụ thuộc chính vào các nước chính được cung cấp từ đầm nước lợ. Sông Đồng Nai lên xuống theo thủy triều
  37. Tuy nhiên, từ khi nguồn nước bị ô nhiễm, nhiều đầm tôm hoặc phải bỏ hoang, hoặc phải chuyển sang nuôi các loại cá có năng suất thấp, thu nhập không cao Mặc dù biết nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng do nước thải từ các khu công nghiệp thải ra, nhưng do mưu sinh, họ vẫn phải hàng ngày tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm
  38. Không chỉ ô nhiễm bởi nước thải, ngay chính người dân ở khu vực này cũng không ý thức được việc giữ gìn môi trường. Rác thải thường được vứt thẳng xuống kênh và sông chính là nơi lưu chuyển rác ra biển Mức độ ô nhiễm nguồn nước ở đây có thể thấy rõ bằng mắt thường hoặc qua các cửa cống mỗi khi chủ đập xả nước
  39. Một người dân ở đây cho biết,tôm thường khó nuôi được đến lúc đạt giá trị cao nhất mà hay chết trước khi đến tuổi trưởng thành. Loài duy nhất có thể sống khỏe ở vùng nước này là 1 giống cá rô phi do phía Đài Loan cung cấp. Đây cũng chính là nguồn lợi lớn nhất của người dân có đầm gần các khu công nghiệp Để có thể nuôi tôm, người dân thường phải đi khai thác ở các đầm cách khu công nghiệp gần 20 - 30km bằng thuyền. Nguồn nước ở đây sạch hơn nhưng vẫn có ảnh hưởng đến khả năng sống của tôm
  40. Nhưng có những người không thích ứng được, dần bỏ đi những đầm đã Chính vì vậy cá vẫn là lựa kỳ công tạo dựng. Họ bỏ hoang và chọn chính của các chủ đầm đi tìm những nguồn lợi mới đảm bảo bởi không cần nhiều vốn, cho gia đình hơn không tốn nhiều chi phí nuôi và cá phát triển, sinh sôi rất nhanh
  41. Câu trả lời e rằng sẽ là rất lâu. Sự đối lập giữa hai dòng nước không cho thấy được một tương lai gần sáng sủa hơn Chẳng biết bao giờ những nguồn nước này có thể trở lại được như ban đầu
  42. Nhưng cuộc sống vẫn diễn ra dù ngày càng khó khăn hơn. Mong muốn của người dân lúc này chỉ là làm sao để họ có thể sống bằng nghề truyền thống của mình
  43. Phát triển các khu công nghiệp là cần thiết. Nó không chỉ phát triển kinh tế mà còn mang lại nhiều công ăn, việc làm cho người dân trong vùng. Thế nhưng trách nhiệm của các khu công nghiệp đối với sinh thái, đối với cuộc sống người dân là không thể chối bỏ. Cần có biện pháp để cả hai cùng phát triển và chính quyền địa phương, cơ quan chức năng phải là người nhìn thấy và dung hòa điều đó.
  44. 1) Ô nhiễm nguồn nước 2) Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 3) Hậu quả việc ô nhiễm nguồn nước 4) Cách khắc phục ô nhiễm nguồn nước
  45. Cách khắc phục ô nhiễm nguồn nước Việc bảo vệ nguồn nước là không khó khăn, tuy nhiên việc này đòi hỏi sự thống nhất đồng lòng của tất cả mọi người trong xã hội. Bảo vệ tài nguyên nước Sử dụng Không làm Không gây Tạo điều tiết ô nhiễm thất thoát kiện tích kiệm,đúng nguồn nước lũy nguồn mục đích nước Các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước
  46. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC: ❖Nạo vét sông rạch để khơi thông dòng chảy.Không lấn chiếm lòng sông,kênh rạch để xây nhà,chăn nuôi thủy sản.Việc nuôi thủy sản trên các dòng nước phải theo quy hoạch. ❖Trong nông nghiệp phải có chế độ tưới nước phù hợp.Tưới cây khi trời mát,ủ gốc giữ ẩm cho cây. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu dư thừa,không rõ nguồn gốc.Nên áp dụng các phương pháp sinh học để tiêu diệt sâu bọ côn trùng. Lấn chiếm lòng sông Phun thuốc trừ sâu
  47. ❖Có hình thức xả thải phù hợp ❖Trong chăn nuôi gia súc,gia cầm nên nuôi trong chuồng trại có hệ thống xử lý chất thải. Không chăn thả rong dễ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và môi trường. ❖Sử dụng nước mặt (nước sông, hồ ), nước từ các công trình cấp nước công cộng để hạn chế khai thác nước dưới đất và tránh gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Nếu có công trình khai thác nước dưới đất thì phải khai thác đúng kỹ thuật và sử dụng hợp lý, tiết kiệm Thả rong gia cầm gây ô nhiễm nước Giếng khoan đang khai thác mạch nước ngầm
  48. Thế nào là khai thác nước dưới đất đúng kỹ thuật Khoan đúng kỹ thuật: cần có hiểu biết về kỹ thuật khoan, hiểu biết sơ cấp về cấu trúc địa chất do đó khi muốn khoan giếng phải thuê đơn vị có chức năng hành nghề khoan (đơn vị có giấy phép hành nghề khoan giếng). Phải trám lấp giếng hư: Các giếng khoan hư hoặc không còn sử dụng phải trám lấp đúng quy trình kỹ thuật để tránh xâm nhập nước bẫn vào tầng chứa nước. Có đới bảo vệ vệ sinh giếng: Các giếng khai thác nước phải cách xa nhà vệ sinh, hệ thống xả thải, hệ thống xử lý nước thải từ 10m trở lên. Không khoan giếng gần đường giao thông, không bố trí các vật dụng dễ gây ô nhiễm như hóa chất, dầu nhớt gần khu vực giếng.
  49. Các giếng phải được xây bệ cao, có nắp đậy. Có chế độ khai thác hợp lý: trước khi khai thác phải đánh giá khả năng cấp nước, chất lượng nguồn nước và độ hồi phục nước của tầng chứa nước khai thác từ đó có chế độ khai thác hợp lý. Có chế độ kiểm tra bảo trì giếng và thiết bị khai thác hàng năm để hạn chế rủi ro hư giếng. Đối với các công trình khai thác lớn nên có hệ thống quan trắc nội bộ để theo dõi mực nước và chất lượng nước thường xuyên. Kiểm tra chất lượng nước và xử lý nước đạt tiêu chuẩn theo mục đích sử dụng.
  50. Xử lý nước giếng khoan Phần lớn đều không đạt các yêu cầu về vệ sinh và đều phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Vừa qua, đã có một số công ty của nước ngoài giới thiệu cách xử lý nước tại hộ gia đình rất hiệu quả. Song giá thành cao nên cộng đồng chưa chấp nhận tự chi tiền để thực hiện. Trong thời điểm hiện nay, lọc qua bể cát vẫn là mô hình xử lý nước được ưu tiên. Lý do là hiệu quả cao, giá thành rẻ, người dân có thể tự làm được. Mặc dù bể cát không lọc tuyệt đối được tất cả các chất, nhưng đó đều là các chất không quan trọng. Một cuộc khảo sát trên diện rộng ở 12 tỉnh với 12.461 mẫu phân tích từ các giếng khoan cho thấy sự ô nhiễm thạch tín ở miền Bắc cao hơn miền Nam. Đáng chú ý, đồng bằng sông Hồng nằm trong tình trạng đáng lo ngại về mức độ ô nhiễm thạch tín, trong đó ô nhiễm thạch tín ở phía nam Hà Nội là nghiêm trọng nhất. Điều đáng lo là hàm lượng thạch tín trong nước ở Hà Nội hiện nay có xu hướng lớn hơn so với 5-6 năm trước. Nếu sử dụng nguồn nước có hàm lượng thạch tín vượt quá 10 ptt là vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới và tiêu chuẩn VN về nước dùng cho ăn uống. Dùng nước này trong sinh hoạt và ăn uống sẽ rất có hại, có thể dẫn đến các bệnh ung thư da, bàng quang, gan, hay bệnh tiểu đường, bệnh bạch huyết
  51. Các nguồn có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
  52. Còn chất lượng nước máy thì sao, liệu có dùng nước mưa được không? Với đà xây dựng, phát triển nhà máy, khu công nghiệp như hiện nay thì nước mưa không còn sạch như trước nữa. Ở các vùng có nhiều nhà máy, nước mưa có thể bị nhiễm khí độc. Còn chất lượng nước máy thì trung tâm y tế dự phòng các địa phương đều có kiểm tra, có thông số báo cáo thường xuyên. Chỉ có điều là ở các khu đô thị mới, nước máy của các nhà máy nước lớn chưa đến được và giải pháp là một nhà máy nước nhỏ được mọc lên. Theo tôi, chất lượng nước ở các khu vực này chưa đảm bảo lắm. Lý do là trước khi xây dựng nhà máy nước, người ta phải khảo sát nguồn nước xem có tốt hay không. Nhưng ở các khu đô thị xuất hiện kiểu “tự nhiên” thì việc xây dựng nhà máy nước cho đúng chuẩn là rất khó vì phải ở một địa điểm bắt buộc và không được qui hoạch từ trước.
  53. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN TRƯỚC LỌC, TẠO MIXELLA, SÁT KHUẨN, TIÊU ĐỘC, TẢY MÀU, KHỬ MÙI CỦA CLEAN JSC
  54. THIẾT BỊ XỬ LÝ NƯỚC SAU TINH LỌC, LỌC RO - ĐỂ ĐÓNG CHAI, BÌNH
  55. Mô hình hệ thống xử lý nước thải tinh bột mì
  56. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC ĐƠN GIẢN 1. Xử lý Hydrogen sulfite H2S: Nước chứa H2S thường không gây tác hại cho sức khoẻ, nhưng nó làm cho nước có mùi và vị của trứng thối. Nước cấp có chứa hàm lượng H2S thấp khoảng 1,0 ppm đã có đặc tính ăn mòn, làm xỉn màu các đố dùng bằng bạc hay đồng, làm cho quần áo và đồ gốm có vết đen. Nước có chứa hàm lượng H2S thấp có thể được xử lý bằng cách cho lọc qua than. H2S được hấp phụ trên bề mặt của các hạt than. Chúng ta phải định kỳ thay các hạt than trong bể lọc (tùy thuộc vào khả năng hấp phụ của than và hàm lượng H2S trong nước). 2. Xử lý nước cứng: Nước cứng là thuật ngữ dùng để chỉ nước có chứa hàm lượng lớn các ion như Ca2+, Mg2+; loại nước này thường ảnh hưởng đến tuổi thọ các thiết bị sử dụng nước hằng ngày. Các cách xử lý đơn giản: Cách 1: Đun sôi nước sẽ làm các ion này kết tủa. Cách 2: Dùng thiết bị có ngăn chứa các hạt lọc cationit. Theo quá trình trao đổi ion, hạt cationit tích điện âm sẽ hút các thành phần đá vôi trong nước, làm sạch nước. 3. Khử trùng nước sinh họat: Để đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, nước sinh hoạt bắt buộc phải được khử trùng. Phương pháp khả thi rẻ tiền là dùng nước Javen (hypochlorit natri hoá học). Cách xử lý khác là sục clo khí hoặc pha chế bột Clorine vào nước. Cũng có thể khử trùng nước bằng ozone hay tia cực tím, nhưng không phù hợp với việc nước sau khử trùng phải tiếp tục lưu chuyển trong đường ống và bể chứa.
  57. Cần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước do khai khoáng Để giải quyết vấn đề này, các mỏ cần có hệ thống xử lý các nguồn gây ô nhiễm cụ thể với từng trường hợp, có như vậy mới giải quyết tận gốc việc ô nhiễm nước mặt cũng như nước ngầm. Đối với nguồn nước chảy tràn qua khu mỏ, nước ngầm từ bãi chứa chất thải rắn thì cần xây dựng hệ thống mương thu gom nước dẫn về hồ chứa nước. Tại đây nước thải được xử lý bằng phương pháp hóa học (thông thường dùng bột vôi để trung hòa), sau đó kiểm tra độ pH, một số ion kim loại đạt tiêu chuẩn cho phép mới được đổ thải ra môi trường. Trong trường hợp nước tháo khô mỏ, sau khi bơm tập trung vào hồ chứa để láng sơ bộ, một phần được bơm trở lại phục vụ sản xuất của mỏ (tuyển quặng, tưới ẩm, ), phần còn lại bơm lên bể xử lý bằng phương pháp hóa học, sinh học làm nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của khu mỏ. Nước thải sau khi tuyển quặng cần được thu ngay từ các xưởng, sau đó được lắng lọc cơ học, hóa học trong trường hợp cần thiết, bơm tuần hoàn trở lại cung cấp cho hệ thống tuyển khoáng. Bằng các biện pháp sử dụng tuần hoàn các nguồn nước thải từ quá trình hoạt động khoáng sản nêu trên, hầu hết các nguồn thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước trong khu mỏ đều được kiểm soát, vì vậy sẽ giảm thiểu được ô nhiễm môi trường nước trong khu mỏ và khu vực lân cận.
  58. ❖Quan trọng nhất là chính phủ cần đầu tư vào những dự án nước sạch và các công trình xử lý nước thải (như dự án công viên Yên Sở) ❖Áp dụng các quy định nghiêm ngặt với kiểm soát ô nhiễm,buộc doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn,phải đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu. ❖Truyền thông nâng cao nhân thức. Thanh niên tình nguyện tham gia Xả nước thải truyền thông
  59. Sử dụng hợp lý: Tùy theo mục đích sử dụng có thể dùng nước sạch, nước giếng, nước mưa, nước sông, nước tái sử dụng - Sử dụng nước cho ăn uống, sinh hoạt vệ sinh cá nhân, sản xuất thực phẩm, các ngành sản xuất cần nước tinh sạch ta sử dụng nước sạch từ công ty cấp nước, nước giếng hoặc nước sông đã qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép. - Sử dụng để tưới cây, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh chuồng trại Có thể sử dụng nước giếng, nước sông rạch hoặc nước thải đã được xử lý.
  60. Sử dụng tiết kiệm nước Tập thói quen tiết kiệm nước từ những việc nhỏ trong hộ gia đình: - Chỉ mở vòi nước khi cần sử dụng và chỉ mở mạnh vừa đủ dùng, không mở quá mạnh hoặc để chảy tràn. Phải khóa vòi nước cẩn thận sau khi sử dụng. - Khi rửa tay, rửa mặt, đánh răng nên mở vòi nước khi nào cần dùng, hoặc hứng sẵng trong thau, ca, trách để vòi chảy tự do gây lãng phí nước. - Khi rửa thức ăn, rửa bát đĩa và các vật dụng khác nên hứng nước vào chậu hoặc bồn lavabo vừa đủ dùng, nhằm tiết kiệm nguồn nước sử dụng đồng thời có thể giữ lại phần nước dư sau cùng dùng cho các mục đích khác. - Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa ngay khi bể đường ống dẫn nước, hư khóa van nước. Không để nước rò rỉ lâu ngày.
  61. - Nên sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước như: + Sử dụng bồn cầu có chế độ điều chỉnh cơ cấu xả nước điều chỉnh phù hợp nhằm giảm thể tích nước xả. + Khuyến khích các nơi công cộng, trường học, văn phòng, siêu thị, chợ sử dụng sản phẩm tiết kiệm nước như vòi nước có chức năng ngắt nước nhất định, ngắt nước cảm ứng nhiệt, bồn vệ sinh cảm ứng nhiệt + Sử dụng vòi sen có nhiều tia phun nước mạnh sẽ giảm được lượng nước sử dụng. - Ngâm đồ bẩn trước khi giặt. Hạn chế giặt đồ làm nhiều lần trong ngày. - Khi tưới cây, rửa xe, tắm rửa gia xúc, vệ sinh chuồng trại, phun làm mát dùng vòi nước có gắn thêm nòng phun vừa đáp ứng được yêu cầu sử dụng, vừa tiết kiệm được nguồn nước sử dụng. - Khuyến khích sáng tạo các hình thức sử dụng nước tiết kiệm nhưng vẫn đạt mục đích sử dụng. Ví dụ: + Sử dụng nước tuần hoàn trong giải nhiệt máy móc thiết bị + Phương pháp tưới tiết kiệm nước: hệ thống tưới máng thủy canh LFV-401S là sản phẩm vòi VI.88 là sản phẩm Lavabo 2 đường nóng lanh, nhãn bệt két rời hiệu Inax. Viglacera, sản Sản phẩm được mạ Cr-Ni, có hệ phẩm tiết kiệm thống van ceramic, xả nước dạng nước. bọt, tiết kiêm nước.
  62. Có hệ thống xử lý các nguồn gây ô nhiễm cụ thể với từng trường hợp, có như vậy mới giải quyết tận gốc việc ô nhiễm nước mặt cũng như nước ngầm. kết hợp giữa xử lý bằng phương pháp Hóa – Lý và phương pháp Sinh học. Lý do sử dụng song song hai phương pháp là : -Xử lý hóa – lý trước sinh học sau, có khả năng khắc phục được sự thay đổi đột biến về thành phần nước thải đầu vào (đặc điểm phổ biến đối với nước thải công nghiệp); -Xử lý hóa – lý loại được các chất nhiễm bẩn có tác động xấu về mặt sinh học, gây ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật trong hệ thống xử lý (các kim loại nặng, hóa chất dùng trong lĩnh vực sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, ); -Trong các trường hợp nêu trên, xử lý hóa – lý được xem như là một giải pháp dự phòng; -Xử lý sinh học bằng qui trình làm thoáng kéo dài (Extended Aeration) có khả năng phân hủy được các chất bẩn khó phân hủy (đặc điểm phổ biến đối với nước thải công nghiệp).
  63. Johkasou - Hệ thống xử lý nước thải mới Ở nước ta hiện nay việc xử lý chất thải từ các nhà vệ sinh thông thường được thông qua hệ thống bể phốt, tuy có đạt được một số kết quả nhất định, song nhìn chung hệ thống xử lý này còn rất nhiều tồn tại như còn khoảng từ 60-70 cặn bã không phân hủy được, hàm lượng các kim loại nặng và chất BOD còn ở mức cao (lớn hơn 50 mg%) và nhiều chất độc hại khác phải thải ra môi trường. Các nguồn nước thải từ nhà tắm, máy giặt, nhà bếp được đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước công cộng đã làm cho các kênh, mương và sông thoát nước của các thành phố lớn và các khu dân cư tập trung bị ô nhiễm nghiêm trọng và đôi khi cũng gây cho chủ nhân của các ngôi nhà phiền toái đáng kể, đó là điều mà ai cũng nhận thấy. Nước từ bể phốt tự hoại ở rò rỉ vào đường ống nước máy.
  64. Một trong những giải pháp cải thiện môi trường được áp dụng tại Nhật Bản là sử dụng rộng rãi trong toàn xã hội hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn Johkasou (1982). Theo một số chuyên gia thì thực trạng của Việt Nam tương đối giống với Nhật Bản những năm đó nên việc áp dụng hệ thống Johkasou ở VN lúc này là rất phù hợp và thuận lợi. Johkasou là hệ thống xử lý chất thải và nước sinh hoạt đạt được những chỉ tiêu tiên tiến, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất về bảo vệ môi trường hiện nay của các nước phát triển.
  65. Cấu tạo và chức năng hoạt động: JKS cải tiến gồm có 5 ngăn (bể) chính: Ngăn thứ nhất (bể lọc kỵ khí): Tiếp nhận nguồn nước thải, sàng lọc các vật liệu rắn, kích thước lớn (giấy vệ sinh, tóc, ), đất, cát có trong nước thải; Ngăn thứ hai (bể lọc kỵ khí):trừ các chất rắn lơ lửng bằng quá trình vật lý và sinh học. Ngăn thứ ba (bể lọc màng sinh học): loại trừ BOD, loại trừ Nitơ, Phốtpho bằng phương pháp màng sinh học. Ngăn thứ tư: Bể trữ nước đã xử lý Ngăn thứ năm(bể khử trùng):diệt một số vi khuẩn bằng Clo khô,thải nước xử lý ra ngoài
  66. Chất lượng xử lý nước thải được quyết định ở ngăn thứ ba phụ thuộc vào chất liệu màng sinh học được sử dụng. Chất lượng màng sinh học càng cao thì hiệu quả xử lý và gía thành JKS càng cao. Kỹ thuật màng lọc cao cho phép xử lý gần như tri?t để các thành phần nước thải như BOD 2,3mg/l, N 8mg/l, tổng chất rắn lơ lửng TSS < 5mg/l, tổng khuẩn Ecoli < 100 tế bào/l. Tuy nhiên việc sử dụng màng sinh học dễ dẫn đến tắc màng lọc và hệ thống này cần phải súc rửa 3 tháng một lần. Trong trường hợp này nước thải có thể được tái sử dụng. Hệ thống Johkasou có thể áp dụng từng bước thay thế các hệ thống bể phốt hiện nay ở nước ta, trước hết là tại các chung cư cao tầng, các khách sạn, khu du lịch sinh thái, các biệt thự và nhà nghỉ nhằm mang lại cho mọi người được hưởng một bầu không khí trong lành, góp phần bảo vệ tính bền vững cho môi trường thiên nhiên trong khu vực và của cả cộng đồng.
  67. Hiện ở Việt Nam đã có công trình ứng dụng hệ thống Johkasou là nhà No6 khu đô thị mới Dịch Vọng do Công ty Cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm làm chủ đầu tư. Với thể tích 3,6 mét khối, công suất xử lý 2m3/ngày đêm phù hợp cho 10-15 người sinh hoạt được đặt tại tầng 1. Đó là kết quả của sự hợp tác giữa Johkasou và Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hà Nội (Hactra.Co., Ltd.) cùng công ty Môi trường Xanh và Xanh.
  68. TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI Nước thải nếu không được xử lý đúng mức sẽ gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong nước thải sinh hoạt có chứa một lượng khá lớn năng lượng, đạm và các chất khoáng như kali, photpho, canxi là những phân bón có giá trị đối với nông nghiệp. Cho nên việc tái sử dụng các giá trị này của chất thải sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Mục tiêu của việc tái sử dụng chất thải hữu cơ là xử lý các chất thải và giữ lại các chất dinh dưỡng có giá trị để tái sử dụng. Các chất dinh dưỡng này gồm Carbon, Nitrogen, Phospho và các khóang vi lượng. Chúng được tái sử dụng để: Sản xuất nông nghiệp Các chất thải hữu cơ có thể sử dụng để làm phân bón hoặc cải tạo đất. Tuy nhiên, nếu sử dụng chất thải chưa được xử lý thì đạt được hiệu quả không cao bởi vì cây trồng chỉ hấp thu các chất dinh dưỡng dạng vô cơ (ví dụ NO3- và PO43-), các vi khuẩn và ký sinh trùng trong chất thải chưa được xử lý có thể lây nhiễm cho người sử dụng hoặc tiêu thụ các sản phẩm. Quá trình phân hủy hiếu khí hay yếm khí đã biến đổi các chất thải hữu cơ thành các chất vô cơ thích hợp cho cây trồng và tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn và ký sinh trùng.
  69. Sản xuất Biogas Biogas, một sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ, được xem là một nguồn năng lượng tại chỗ thay thế dầu hỏa, củi Biogas là một hỗn hợp khí bao gồm methane (khoảng 65%), CO2 (khoảng 30%) và một ít NH3, H2S và các chất khí khác. Năng lượng của Biogas chủ yếu là từ khí methane. Methane có nhiệt trị là 1012 BTU/ft3 (hoặc 9.005 Kcal/m3) ở 15.5oC và 1 atm. Nhiệt trị của Biogas khoảng 500 ¸ 700 BTU/ft3 (4.450 ¸ 6.230 Kcal/m3). Đối với hầm ủ Biogas loại nhỏ (1 ¸ 5 m3) lắp đặt cho các hộ gia đình đề xử lý chất thải sinh hoạt hay phân gia súc, Biogas được sử dụng để đun nấu, thắp sáng và sưởi ấm. Đối với hầm ủ Biogas loại lớn dùng để xử lý nước thải công nghiệp hoặc của các trại chăn nuôi lớn, Biogas được sử dụng để đun nước cho các nồi hơi, hoặc chạy các động cơ đốt trong. Chất thải của hầm ủ Biogas giàu chất dinh dưỡng là một nguồn phân bón có giá trị. Nước thải được dùng để nuôi tảo hoặc phiêu sinh động vật (Moina) để làm thức ăn cho cá hoặc bón thẳng xuống ao cá. Chất thải rắn được phơi khô rồi rải trên đồng ruộng, hoặc bón cho ao cá.
  70. Sản xuất thủy sản Ở những vùng nhiệt đới chất thải hữu cơ được tái sử dụng trong sản xuất thủy sản qua 3 hoạt động chính sau: •Sản xuất tảo (đạm đơn bào). •Phiêu sinh thực vật (macrophytes, bèo, lục bình) •Nuôi cá Tái sử dụng gián tiếp Khi nước thải được thải trực tiếp ra sông rạch, quá trình "tự làm sạch" nguồn nước do hoạt động phân hủy và cố định các chất hữu cơ trong nước thải của vi khuẩn có sẵn trong tự nhiên sẽ diễn ra. Do đó ở hạ lưu cách xa nguồn thải một khoảng cách nhất định người ta có thể sử dụng nguồn nước đó để tưới tiêu cho cây trồng mà không làm ô nhiễm môi trường.
  71. Thực tế nhức nhối Bình Định: Dân ngửa cổ chờ nước sạch Tuy nhà máy nước sạch được đầu tư 2,5 tỷ đồng,nhưng tính toán không kỹ lưỡng,nên chỉ cách trung tâm TP Quy Nhơn 25km,người dân xã bán đảo Nhơn Hải và một số hộ dân 2 xã Nhơn Lý,Nhơn Hội hàng chục năm nay luôn sống trong tình trạng thiếu nước sạch,bởi nguồn nước giếng bị nhiễm mặn. Đầu năm 2003,công trình cấp nước xã Nhơn Hải được khởi công xây dựng và đưa vào hoạt động đầu năm 2004.Người dân khấp khởi hy vọng,từ nay sẽ không còn sống chung với bệnh tật do nguồn nước ô nhiễm. Rồi công trình nước sạch trị giá trên 2 tỷ đồng đầu tư cũng chỉ tồn tại được “ba bảy hăm mốt ngày”,và bây giờ phập phù lúc được lúc không.
  72. Hơn 800 trong 1116 hộ dân vẫn chưa có nước sạch dùng,có một số ít hộ gần nguồn hơn,được dùng 2 giờ/ngày,do chỉ bơm đúng 4 tiếng đồng hồ buổi sáng. Nguyên nhân được giải thích là do hệ thống đường ống dẫn nước từ trạm bơm đặt tại xã Nhơn Hội, vượt qua đầm Mai Hương đến trạm trung chuyển và xử lý trên núi Nhơn Hải rồi về đến người dân quá xa, gần 7km.
  73. Chiều ngày 14/5,khi đưa vấn đề bức xúc người dân đến chủ đầu tư dự án,câu trả lời chúng tôi nhận được ở ông Lê Chánh – Giám đốc BQL là:“Tôi đã nghe ai báo cáo về vấn đề này đâu. Đáng lẽ khi xảy ra sự cố, lãnh đạo xã Nhơn Hải phải báo cáo với chúng tôi. Về vấn đề này, để tôi kiểm tra chắc chắn đã” (?). Ông Nguyễn Văn Thành cho biết, hiện UBND xã Nhơn Hải đang trình lên TP Quy Nhơn hướng khắc phục là liên kết với Cty Xây lắp điện Tuy Phước sửa chữa công trình.“Chúng tôi đang chờ cấp trên phê duyệt” - Ông Thành nói! Thế ai phải chịu trách nhiệm về tình trạng thiếu nước của nhân dân ???!!!