Ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe

ppt 139 trang phuongnguyen 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppto_nhiem_khong_khi_va_anh_huong_den_suc_khoe.ppt

Nội dung text: Ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe

  1. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE
  2. ❖Mỗi ngày mỗi người hít vào khỏang 30m3 (=16kg) không khí . Xắp xỉ 6 lần thức ăn và thức uống được tiêu thụ mỗi ngày. ❖Nguồn phát sinh ô nhiễm không khí luôn liên tục, thông thường và vô hình. ❖Bệnh phổi là bệnh gây chết nhiều ở Mỹ (khỏang 335000 cái chết mỗi năm)
  3. THẢM HỌA DO Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Năm 1930 và 1948 (Bỉ): khí thải công nghiệp thải ra gây nên hiện tượng “nghịch đảo nhiệt” kìm hãm không cho khí thải phát tán lên cao gây đầu độc. Năm 1952 (Anh): Hiện tượng “sương mù công nghiệp” làm 4000-5000 người chết trong 5 ngày Năm 1969: Không khí ô nhiễm kéo dài từ Chicago và Milwankee tới New Orleans v và Philadelphia gây nhiểu thiệt hại
  4. Năm 1984 (Ấn Độ): Vụ rò rỉ khí Metyl–iso–cyanate làm 2 triệu người bị nhiễm độc, rất nhiều người bị mù. Năm 1992 (Mexico): Ô nhiễm không khí bật nhất thế giới-trường học đóng cửa, tạm ngừng họat động của nhiều nhà máy, xí nghiệp nhằm giảm lượng khí độc.
  5. KHÁI NIỆM Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ❖Ô nhiễm không khí là khi không khí có mặt một chất lạ hoặc có một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí , làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,
  6. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
  7. NGUỒN Ô NHIỄM TỰ NHIÊN Núi lửa Cháy rừng Bão bụi Các quá trình phân hủy, thối rữa xác động thực vật tự nhiên Các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên
  8. ❖Tổng lượng tác nhân ô nhiễm không khí có nguồn gốc tự nhiên thường rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên khắp Trái Đất và sinh vật cũng đã quen thích nghi với các tác nhân đó.
  9. NGUỒN Ô NHIỄM NHÂN TẠO
  10. CÁC TÁC NHÂN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Các lọai oxid: NO, NO2, SO2, CO, H2S và các lọai khí halogen (Clo, brom, iot, ) Các hợp chất flo Các chất tổng hợp: ête, benzen, Các chất lơ lững: bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật, nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, muội, khói, sương mù, phấn hoa
  11. Các lọai bụi nặng: bụi đất, đá, bụi kim lọai Khí quang hóa: O3, FAN, FB2N, NOX, andehyt, ethylen, Chất thải phóng xạ Nhiệt độ Tiếng ồn
  12. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ
  13. 75-90% thời gian mọi người ở trong nhà (thời gian trong nhà dài hay ngắn tùy thuộc vào mùa, tuổi , giới tính, tình trạng sức khỏe. Mức độ ô nhiễm không khí trong nhà cao hơn gấp 2-5 lần bên ngòai
  14. THUỐC LÁ VÀ MÔI TRƯỜNG
  15. Sản sinh 500 ml khói Hơn 3000 chất hóa học (20 chất gây ung thư) Nicotin trong khói thuốc gây nghiện, và nhiễm độc
  16. ENVIRONMENTAL TOBACCO SMOKE
  17. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ BÊN NGÒAI
  18. CACBON MONOXIT (CO) ❖Là loại khí không màu, không mùi, không vị. ❖Tạo ra do sự cháy không hoàn toàn của các vật liệu có chứa cacbon như than, dầu và một số chất hữu cơ khác. ❖Khí thải từ các động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu (80%). Khí thải chứa nhiều CO thường là khói xe máy. ❖ Còn tạo ra trong khói thuốc lá.
  19. ❖Mỗi năm sinh ra khoảng 600 triệu tấn CO. ❖ Khi con người ở trong không khí có nồng độ CO khỏang 250ppm sẽ bị tử vong. Vì CO liên kết với hemoglobin làm giảm oxy trong máu. ❖CO không độc đối với thực vật vì thực vật có thể chuyển CO thành CO2 và sử dụng nó vào quang hợp.vì vậy thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên làm giảm ô nhiễm CO. ❖ CO không phải là một chất gây ô nhiễm kéo dài vì kết hợp với oxy tạo CO2.
  20. ❖CO không kích thích và không gây thương tổn niêm mạc, do đó giác quan ít phát hiện ra khí này. Nó gây độc bằng cách tạo nên một hợp chất bền vững với hemoglobin. Sự kết hợp chặt chẽ của CO với một số lượng lớn Hb (có khả năng kết hợp với oxy) dẫn đến làm giảm Hb và từ đó làm giảm cung cấp O2 cho tổ chức của cơ thể. ❖Ngoài ra, CO khi vào cơ thể , còn có khả năng gây bất hoạt các coenzym có Fe++. Nồng độ tối đa cho phép của CO là 100ppm
  21. CACBON DIOXIT (CO2) ❖CO2 với hàm lượng 0.03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây xanh. ❖Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. ❖2 họat động của con người là đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm mất cân bằng CO2 và tác động tới khí hậu tòan cầu
  22. SULFUR DIOXIT (S02) ❖Là khí không màu, có vị cay, mùi khó chịu. ❖ Sinh ra bởi đốt các nhiên liệu hóa thạch có chứa lưu hùynh. ❖ Nguồn ô nhiễm SO2 chủ yếu là đốt sinh khối thực vật (cháy rừng). ❖Trong tự nhiên thì có nguồn gốc từ hoạt động núi lửa. ❖Lượng SO2 do sản xuất thải vào khí quyển rất lớn, hàng năm khoảng 132 triệu tấn, chủ yếu là do đốt than và sử dụng xăng dầu.
  23. SO2 ❖Những thí nghiệm đã chỉ ra là khi hít phải SO2 thậm chí ở cả nồng độ thấp vẫn có thể gây co thắt, gây ra tăng tiết chất nhầy ở thành đường hô hấp trên. ❖Trong một số trường hợp, liên quan một phần với bức xạ mặt trời, một phần với sự có mặt đồng thời trong không khí của một vài chất xúc tác dưới dạng hợp chất kim lọai, SO2 được oxy hóa thành SO3 tạo ra sương mù có tác động kích thích rất mạnh. ❖SO3 cũng là hơi khí kích thích rất mạnh (đặc biệt mạnh hơn so với tác động của SO2; gây ra co thắt phế quản mạnh, có khi chỉ ở nồng độ tương đối thấp).
  24. ❖Một phần trong hai khí này (SO2 và SO3) với sự có mặt của hơi nước (hay nước) sẽ tạo thành H2SO3 và H2SO4.
  25. NITƠ OXIT ❖Chủ yếu là NO và NO2, hình thành do phản ứng hóa học nitơ với oxy trong khí quyển khi đốt cháy ở nhiệt độ cao và nhanh chóng làm lạnh để không bị phân hủy (quá trình nitrat hóa các lọai phân bón hữu cơ và vô cơ). Do hoạt động của con người (đốt các nhiên liệu hóa thạch).
  26. ❖Hàng năm có khoảng 48 triệu tấn NO2 thải vào không khí. ❖ Hàm lượng NO2 đang tăng dần trên phạm vi tòan cầu khỏang 0.2-0.3% hằng năm. ❖ Động cơ ô tô là nguồn chính. ❖ NO2 xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử oxy. ❖ Là nguồn chính gây sương mù quang hóa
  27. NITƠ OXIT ❖Khí NO2 với nồng độ 100 PPm có thể làm chết người chỉ sau vài phút, với nồng độ 5 PPm có thể gây tác hại bộ máy hô hấp sau mấy phút tiếp xúc, với nồng độ 15 ÷ 50 PPm gây nguy hiểm cho tim, phổi, gan sau vài giờ tiếp xúc, với nồng độ khoảng 0,06 PPm cũng có thể gây bệnh phổi cho người nếu tiếp xúc lâu dài. Đây là loại khí gây nguy hại nhiều cho người.
  28. HỢP CHẤT HỬU CƠ DỄ BAY HƠI (VOC) ❖Sinh ra từ quá trình cháy không hòan tòan nhiên liệu hóa thạch, bốc hơi từ sinh khối thực vật, các nguồn cung cấp nhiên liệu. ❖Nguồn chính là động cơ xe máy, hoạt động công nghiệp. ❖Là nguồn chính tạo sương mù quang hóa
  29. ❖Các hợp chất hữu cơ đa vòng 3,4 benzopiren, là tác nhân gây ung thư trên động vật thực nghiệm và được coi là tiêu chuẩn để so sánh tính gây ung thư của các tác nhân hóa học khác mà người ta tìm thấy trong không khí của nhiều vùng dân cư. ❖Trong không khí còn tìm thấy những hợp chất hữu cơ khác có tính gây ung thư. Thực nghiệm cho thấy là một lượng lớn chất 3,4 benzopiren và những hợp chất đa vòng tương tự, được tạo thành khi đốt cháy không hòan tòan những hydrocarbua đơn giản và những mạch ngắn không chia nhánh.
  30. CÁC LỌAI BỤI ❖Bụi là một tập hợp nhiều hạt vật chất vô cơ hoặc hữu cơ, có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung môi gồm hơi, khói, mù. Bụi bay có kích thước từ 0,001 - 10μm bao gồm tro, muội, khói và những hạt chất rắn đã nghiền nhỏ. Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10μm. ❖Theo nguồn gốc thì có thể chia ra các loại bụi: bụi hữu cơ (bụi thực vật, bụi động vật), bụi vô cơ (khoáng chất thạch anh, bụi kim loại, bụi hỗn hợp).
  31. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
  32. OZON (O3) ❖Ozon gây tác động kích thích đường hô hấp và xâm nhập sâu hơn vào trong phổi so với SO2. ❖Những thí nghiệm trên động vật cho thấy là khi hít phải Ozon dưới nồng độ gây chết trong 1 tháng, thành phế quản sẽ phát sinh tổ chức xơ. ❖ Ở người, khi hít phải O3, có thể gặp vài dấu hiệu trong giai đọan đầu của viêm phế quản mạn tính. ❖ Ở nồng độ cao, O3 có thể gây phù phổi cấp.
  33. SƯƠNG MÙ QUANG HÓA
  34. Sương mù quang hóa xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển – nơi tập trung phần lớn các chất khí gây ô nhiễm : NOx, các hợp chất VOCs (Volatile Organic Compounds)
  35. Ảnh hưởng của sương mù quang hóa ❖ Ôxy là chất khí duy trì sự sống (nếu trong khí thở có ít hơn 15% ôxy thì cơ thể đã có thể chết ngạt), nhưng ôzôn lại là khí độc hại. Ôzôn gây phù phổi nặng, làm co thắt và tê liệt đường hô hấp khiến người bệnh không có phản ứng khi có các dị vật lọt vào. Vì vậy, khi tiếp xúc lâu dài với ôzôn sẽ có nguy cơ bị tích tụ các dị vật trong phế quản và phổi, là điều kiện có khả năng dẫn đến ung thư.
  36. ❖Các Peroxyacetylnitrate và các chất oxi hóa khác cùng với ozone là những chất kích thích mắt mạnh nhất. ❖Việc tiếp xúc với sương mù quang hóa trong thời gian dài thậm chí có thể gây tổn thương các mô phổi, gây ra sự sớm lão hóa ở phổi, và góp phần gây ra bệnh phổi mãn tính. Trẻ em, thanh niên và người lớn mà có chức năng phổi yếu được xem như những người có nguy cơ cao.
  37. ❖Lớp ozon ở tầng mặt đất có thể hủy họai lá cây, làm giảm sự phát triển, khả năng sinh sản và quá trình sinh sản. Nó có thể gây ra sự mất khả năng tự vệ trước các lọai côn trùng cũng như bệnh tật và thậm chí còn gây chết cây. ❖Đối với các loại vật liệu: ozon dễ dàng phản ứng với những loại vật liệu hữu cơ, làm tăng sự hủy họai ở cao su, tơ sợi, nilong, sơn và thuốc nhuộm.
  38. ❖London: vào khỏang thế kỷ 19 được xem là thời kỳ mãnh liệt của sương mù và với tên gọi là: ’súp đậu’. Đỉnh điểm là vào năm 1952, sương mù đã làm tối sầm cả con đường của London và giết chết khỏang 4000 người trong thời gian ngắn là 4 ngày (và hơn 8000 người chết nữa cũng đã chịu ảnh hưởng của nó trong những tuần, tháng tiếp theo). ❖Tehran: Vào tháng 12 năm 2005, các trường học và các văn phòng công cộng đã phải đóng cửa ở Tehran - Iran và 1600 người đã nhập viện do sương mù đã xâm nhập vào bộ lọc khói của xe hơi.
  39. • Hoa Kỳ: • 30-31 tháng 10 năm 1948, Donora - PA: 20 người chết, 600 người phải nhập viện, hàng ngàn người chịu ảnh hưởng. • Tháng 10 năm 1953 tại New York sương mù đã giết khoảng từ 170 đến 260 người. • Tháng 19 năm 1954 ở Los Angeles: lượng sương dày đã làm đóng cửa các trường học, các họat động công nghiệp bị ngưng lại trong cả tháng. • Cũng tại New York, năm 1963 có 200 người chết và năm 1966 là 169 người chết vì ảnh hưởng của sương mù.
  40. KHÍ CLO ❖Khí clo có nhiều ở vùng nhà máy hóa chất. Khi đốt cháy than, giấy, chất dẻo và nhiên liệu rắn cũng tạo ra khí clo. ❖ Clo tác hại đến tầng ozon.
  41. Clorofluorocacbon (CFC) ❖Là những hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển. ❖CFC có nhiều lọai: CFC11, CFC12, CF2Cl2 (còn gọi là feron) là những chất thông dụng của CFC. Ngòai ra còn các chất CHC1F2, CCl4, CF4 cũng xâm nhập vào khí quyển. ❖Ở tầng thấp, CFC có tính ổn định cao và không bị phân hủy. Khi CFC đạt tới tầng bình lưu sẽ bị các tia cực tím phân hủy làm tổn thương tầng ôzon
  42. Mêtan (CH4) ❖Là một lọai khí gây hiệu ứng nhà kính. ❖Sinh ra từ quá trình sinh học: sự men hóa sinh khối động thực vật, sự phân giải giấy, sự phân giải kỵ khí đất ngập nước, ruộng lúa, cháy rừng và đốt nhiện liệu hóa thạch. ❖CH4 thúc đẩy sự oxy hóa hơi nước ở tầng bình lưu. Sự gia tăng hơi nước gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng trực tiếp của CH4.
  43. Chì (Pb) và các hợp chất của chì ❖Chì là một nguyên liệu được dùng nhiều trong công nghiệp. Hơn 150 nghề và trên 400 quá trình công nghệ sử dụng đến chì.
  44. Chì (Pb) và các hợp chất của chì ❖Chì rất độc đối với người. Chì qua đường hô hấp,tiêu hóa và gây độc cho hệ thần kinh, sự tạo máu và làm rối loạn tiêu hóa. ❖Người bịnhiễm chì có thể bị đau bụng, táo bón, kèm theo huyết áp cao, suy nhược thần kinh,rối loạn cảm giác, tê liệt, giảm bạch cầu, viêm dạ dày, viêm ruột,
  45. BERILLI ❖Trong 30 năm gần đây, berilli đã được sử dụng khá rộng rãi. Sự nhiễm bẩn không khí của kim lọai này gây ra ở các xí nghiệp liên hợp luyện kim, các xí nghiệp sản xuất đèn điện hoặc quá trình sản xuất có liên quan tới việc sử dụng năng lượng nguyên tử. Có những hình thức nhiễm độc cấp tính berilli trong vùng gần nguồn thải hoặc có những hình thức nhiễm độc mãn tính.
  46. MANGAN ❖Chính chất thải của xí nghiệp công nghiệp (sản xuất sắt thép, nấu sắt, mangan, làm pin khô, sản xuất hóa chất ) là nguồn ô nhiễm không khí. Ngòai ra mangan còn được đưa vào không khí do đốt than và các sản phẩm dầu hỏa. Phụ gia của nhiên liệu dùng làm chất chống nổ và các chất làm giảm khói cũng là những nguồn phụ đưa mangan vào khí quyển. Khi làm ô nhiễm không khí, mangan đã gây ra tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cao trong dân cư vùng công nghiệp.
  47. HỢP CHẤT FLUOR ❖Nguồn đưa fluor vào khí quyển là quá trình đốt nhiên liệu, thí dụ hàm lượng fluor trong than Ân độ là 10 - 20g/ tấn. ❖Người ta thông báo về những trường hợp có vết đen ở men răng và tỷ lệ thấp những người mắc bệnh sâu răng trong một số vùng có chất thải của xí nghiệp nhôm Các hợp chất của fluor có phản ứng cao, có thể gây tổn thương phần hở của cơ thể (da và một số niêm mạc) nếu nồng độ của nó trong không khí đủ lớn.
  48. CHẤT ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ ❖ Khi thảo luận về vấn đề ô nhiễm phóng xạ không khí, ta chỉ giới hạn trên những chất phóng xạ có thể có trong không khí dưới dạng khí và khí dung, hạt α, β, tia γ, trung điện tử và các lượng tử khác có năng lượng lớn. ❖ Sau đây là một vài nguồn ô nhiễm phóng xạ không khí: ➢ Lấy đi rất nhiều các lớp đất bên trên và các lớp bao phủ các quặng tự nhiên (các chất phóng xạ). ➢ Các khí dung phóng xạ rơi xuống từ các lớp trên của khí quyển do các vụ nổ của vũ khí hạt nhân (mưa phóng xạ) ➢ Sử dụng đồng vị phóng xạ vào mục đích điều trị và các mục đích nghiên cứu khoa học. ➢ Sử dụng đồng vị phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong nông nghiệp và công nghiệp.
  49. CÁC TÁC NHÂN SINH VẬT TỒN TẠI TRONG KHÔNG KHÍ
  50. VI KHUẨN ❖Từ mặt đất, vi khuẩn phát tán vào không khí. ❖Trong 1m3 không khí ở độ cao 4 - 5km chỉ có vài vi khuẩn, còn ở trên mặt đất có hàng vạn vi khuẩn. ❖ Không khí của mặt biển và núi cao có ít bụi và vi khuẩn. Ngòai trời thường chỉ có tạp khuẩn vô hại đối với sức khỏe, ít khi có vi khuẩn gây bệnh. Nếu đôi khi có gặp vi khuẩn trong khí trời thì vi khuẩn này cũng nhanh chóng bị tiêu diệt bởi bức xạ mặt trời và sự khô hanh.
  51. ❖Các bụi sương vi khuẩn là một hệ thống keo cấu tạo từ không khí trong đó có các giọt nhỏ chất lỏng hoặc chất rắn có chứa vi khuẩn. ❖Độ bền vững pha phân tán của bụi sương vi khuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố (độ lớn, hình dạng, nồng độ các hạt, các tính chất của bản thân vi khuẩn). Các hạt sương này đều chứa điện tích do chúng hấp thụ các ion trong không khí.
  52. ❖Cuối cùng thì các hạt sương vi khuẩn đều lắng đọng lên các hạt bụi và bị khô lại, tạo ra bụi vi khuẩn.Thời gian tồn tại trong không khí của các hạt này tùy thuôc vào kích thước của nó, các hạt càng nhỏ thì thời gian tồn tại trong không khí càng lâu.
  53. ❖Sự chuyển động của không khí, độ ẩm của không khí cũng liên quan mật thiết tới thời gian tồn tại trong không khí của các hạt đó. Khi giảm nhiệt độ hoặc tăng độ ẩm của không khí thì quá trình ngưng tụ hơi nước lên các hạt bụi sẽ tăng, do đó làm tăng trọng lượng các hạt và quá trình lắng đọng của chúng. Các hạt mang điện tích trái dấu này sẽ hút nhau và dính liền với nhau, do đó kích thước các hạt tăng lên và lắng đọng nhanh hơn. Độ bền vững của các hạt bụi còn tùy thuộc vào thành phần vỏ bao bọc. Hình dạng các hạt bụi càng gần hình cầu thì độ bền vững càng tăng.
  54. ❖Các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong không khí với nồng độ đủ cao. ❖Người dễ cảm thụ hít phải không khí nhiễm bẩn đó. ❖Các vi sinh vật gây bệnh của đa số trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp thường có sự bảo tồn sự sống và tính độc hại tương đối lâu ở môi trường không khí.
  55. ❖Ví dụ: Trực khuẩn Bạch hầu sống rất khỏe và rất lâu (30 ngày); ở trong bóng tối, nó sống tới 6 tháng. ❖Trực khuẩn Ho gà chịu đựng yếu, chết ở 50oC và không chịu được ánh sáng. ❖Trực khuẩn lao bị tiêu diệt bởi bức xạ mặt trời ngòai không khi. Cho nên chủ yếu trực khuẩn lao tồn tại ở những nơi tối, ẩm.
  56. VIRUS ❖Gồm các lọai như sau: Rhinovirus, ECHO 28, 11, 20, Coxsackie A 21, virus hợp bào đường hô hấp, Adenovirus 1, 2, 3, 5 ; ❖Virus cúm là một lọai điển hình gây các bệnh dịch qua đường không khí. ❖Các virus gây bệnh sởi, đậu mùa, quai bị.vv cũng tồn tại trong không khí và có khả năng gây nên các vụ dịch. Các lọai virus gây bệnh ở động vật qua đường không khí là các nhóm A (virus đậu của động vật), nhóm B (virus gây bệnh do làm tổn thương thần kinh, virus viêm não do muỗi truyền làm động vật mắc viêm não Saint Louis, viêm não tủy truyền nhiễm của lợn ), nhóm C (virus gây viêm họng hoặc gây bệnh truyền nhiễm chung ở động vật) như virus cúm lợn, virus gây viêm mũi và phổi của ngựa, virus gây bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm của gia cầm )
  57. CÁC LỌAI VI SINH VẬT KHÁC ❖ Nấm mốc thích nghi với việc lan truyền bào tử trong không khí. Phân tích nấm mốc trong không khí, người ta đã thấy Penicillium và Alternaria quanh năm và Stemphyllium thường trội lên vào mùa Xuân và mùa Thu. Các lọai nấm Alternaria và Hemintosporium gặp nhiều vào mùa Hè và mùa Thu. Điều đó cho thấy có thể có sự đối kháng giữa các tạp khuẩn tỵ hầu và các lọai nấm trong không khí. ❖ Sự phân bố bào tử nấm mốc trong không khí ở nước ta đều có liên quan đến các điều kiện lý học của không khí. Các lọai nấm thường gặp là Penicillium Roqueforti và Aspergillus flavus. Sau đó đến A.Niger và Hormodendrum; Aspergillus được gặp tới 9 nhóm khác nhau, còn nấm Penicillium được gặp tới 11 nhóm khác nhau trong khí quyển ở những vùng được khảo sát.
  58. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
  59. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ❖ Các loại máy móc và dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm, cần được thay thế bằng các dây chuyền công nghệ, máy móc hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn. ❖ Các loại máy móc chạy bằng than đá, dầu mazut phải được thay thế bằng chạy điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng (muội than) và SO2 ❖ Cần sử dụng rộng rãi điện năng trong vận tải ô tô thiết kê hoặc thay thế loại động cơ đốt trong đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu, chạy bằng các loại xăng cao cấp để thải ít nhất các chất gây ô nhiễm không khí Ưu tiên các phương tiện giao thông công cộng và hạn chế xe tư nhân .Với vận tải bằng đường săt, cần điện khí hóa ngành này đồng thời cần phải chuyển các xưởng sửa chữa ra khỏi thành phố.
  60. BIỆN PHÁP QUY HỌACH ❖ Không được xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn trong thành phố (nếu xây mới); và phải chuyển nó ra khỏi thành phố (nếu đã có từ trước). ❖ Do các nhà máy này trong quá trình sản xuất làm không khí bảo hòa hơi nước, và làm thay đổi tiểu khí hậu dẫn tới độ ẩm không khí cao, giảm giờ nắng trong ngày, số ngày mưa và số ngày sương mù tăng, và do sự đốt cháy không hoàn toàn của nhiên liệu (than đá, dầu mazut) đã làm tăng mức độ nhiễm bẩn của không khí thành phố. ❖ Chỉ giữ lại trong thành phố các xí nghiệp trực tiếp phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của nhân đân, nhưng cần thay thế những máy cũ bằng máy mới, thay đổi qui trình công nghệ với các kỹ thuật hiện đại , nhờ đó giảm chu vi vùng bảo bệ vệ sinh. ❖ Để giảm mức độ ô nhiễm không khí do khí xả của ô tô, cần phải thực hiên các vấn đề về an toàn giao thông(trong thành phố phải có những bãi đỗ xe công cộng, xây dựng các cầu vượt, tạo ra nhiều đường một chiều, phải xây dựng cầu vượt hoặc đường ngầm cho khách bộ hành qua lại ở các ngã tư
  61. ❖Sau cùng là tạo ra các diện tích xanh rộng lớn trong thành phố (gồm cả diện tích cây xanhvà diện diện tích mặt nước), lục hóa các vùng bảo vệ, các quảng trường; thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố với các rừng, công viên, tăng diện tích cây xanh cho mỗi đẩu người lên trên 50 m2. Bên cạnh đó, cần phải qui định những biện pháp nghiêm ngặt kiểm tra trước hết đối với các xí nghiệp công nghiệp mới, đồng thời áp dụng chocả các xí nghiệp cũ.
  62. BIỆN PHÁP Y TẾ-GIÁO DỤC ❖Cần tăng cường mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục dưới mọi hình thức về vấn đề phòng chống ô nhiễm ❖Cần tiến hành các cuộc nghiên cứu sâu sắc hơn, không chỉ giới hạn trong vấn đề kỹ thuật mà còn là ảnh hưởng của các nhân tố làm không khí bị ô nhiễm tác hại lên sức khỏe và bệnh tật, lên môi trường sinh thái như thế nào. Đề xuất được các chiến lược trước mắt và lâu dài phòng chống ô nhiễm không khí cho một khu công nghiệp hay cho cả một vùng lãnh thổ.
  63. VẤN ĐỀ THAY ĐỔI KHÍ HẬU TÒAN CẦU VÀ ĐIỀU GI SE XẢY RA
  64. KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
  65. ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÒAN CẦU
  66. Climate change is endangering our life
  67. Climate change will kill many plants
  68. Climate change will destroy rain forests
  69. Many animals are endangered - Climate change is caused by burning too much fossil fuels in a very short time
  70. Hạn kéo dài
  71. Climate change is causing a change in wildlife
  72. HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Lòai người sẽ chi trả cho giá thực phẩm cao hơn mà không có một ai có thể hỗ trợ. Con cái của chúng ta sẽ sống trong một môi trường hung tơn hơn(thiếu nước, nhiểu bão, nhiểu lũ, nhiều động đất, ) Nước biển dâng cao Dân nhập cư từ nơi khác đến nhiều hơn. Nhiều người chết đói hơn
  73. Climate change will change our life on Earth and will affect all nations all plants, all animals, all humans all living beings on Earth.
  74. Do you like the idea? If not - take action!
  75. Nên có kiến thức về môi trường và trái đất để dễ dàng cứu sống trái đất. Nên hạn chế thải các khí thải nhà kính Sử dụng năng lượng tái sinh Bảo vệ rừng Bảo vệ đa dạng sinh học Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững