Ô nhiễm không khí

ppt 27 trang phuongnguyen 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ô nhiễm không khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppto_nhiem_khong_khi.ppt

Nội dung text: Ô nhiễm không khí

  1. I. Khái niệm và các nguồn gây ô nhiễm không khí II. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí III. Tác hại của ô nhiễm môi trường không khí IV. Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí V. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam.
  2. I. Định nghĩa và các nguồn gây ô nhiễm không khí 1. Định nghĩa ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí hoặc có mặt của những chất làm cho không không sạch,có sự tỏa mùi, bụi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái trên Trái đất
  3. 2. Phân loại các nguồn gây ô nhiễm không khí cơ bản 2.1. Nguồn ô nhiễm thiên nhiên: đất cát sa mạc, đất trồng bị mưa gió bào mòn, núi lửa, cháy rừng, nước biển bốc hơi, quá trình thối rữa của xác động thực vật Đặc điểm: Tổng lượng tác nhân gây ô nhiễm thiên nhiên thường rất lớn, nhưng phân bố tương đối đồng đều trên khắp trái đất, ít khi tập trung tại một vùng.Trong quá trình phát triển con người, sinh vật cũng đã quen thích nghi với các tác nhân đó.
  4. Các cột khói bụi từ miệng núi lửa phun gây ô nhiễm môi trường
  5. 2.2. Nguồn ô nhiễm nhân tạo Rất đa dạng nhưng chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nguyên liệu hoá thạch ( gỗ, củi, than ), hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải,hoạt động của nông nghiệp, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người
  6. - Nguồn ô nhiễm không khí do công nghiệp bởi hai quá trình chính: đốt nhiên liệu hoá thạch để lấy nhiệt và bốc hơi, rò rỉ, thất thoát chất độc trên dây chuyền sản xuất. + Đặc điểm: nồng độ chất độc hại cao và tập trung. + Phân loại nguồn thải công nghiệp: nguồn thải cao hay thấp; nguồn thải điểm (các ống khói nhà máy), nguồn thải di động, nguồn thải diện (khói và khí rò rỉ, khí thải của một khu công nghiệp), nguồn thải có tổ chức hay không có tổ chức, nguồn thải ổn định liên tục hay theo chu kì,
  7. Các hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm bầu khí xung quanh các khu công nghiệp
  8. Đối với mỗi ngành công nghiệp, lượng nguồn thải và mức độ độc hại có khác nhau, phụ thuộc vào quy mô công nghiệp, công nghệ áp dụng, loại nhiên liệu sử dụng và phương pháp đốt. + Các nhà máy nhiệt điện: các chất độc hại trong khói thải gồm CO2, NOx, CO, SO2 và bụi tro.
  9. Các hình anh xả khí thải từ các nhà máy và khu công nghiệp là nhân tố quan trọng gây ô nhiễm môi trường
  10. + Ngành vật liệu xây dựng: Thải ra một lượng lớn khí HF, SO2, CO, CO2 và NOx. + Ngành hoá chất và phân bón thải vào khí quyển nhiều khí độc hại khác nhau với đặc tính khó phát loãng sau khi ra ngoài môi trường. + Công nghiệp luyện kim, cơ khí thải ra nhiều loại bụi khói kim loại, khói thải.
  11. Các hoạt động xây dựng và nông nghiệp thải các chất gây ô nhiễm môi trương
  12. - Nguồn ô nhiễm không khí do giao thông vận tải chủ yếu xảy ra trên các tuyến đường giao thông Khí thải của động cơ đốt trong: CO, CO2, hơi chì, NOx + bụi cuốn theo chuyển động của phương tiện giao thông
  13. Các phương tiện cơ giới ngày đêm xả khói vào bầu không khí
  14. - Nguồn ô nhiễm không khí do sinh hoạt phát sinh từ đun nấu, lò sưởi sử dụng nhiên liệu chất lượng kém, thải ra các khí CO và CO2 là chính. Đặc điểm: lượng khí thải nhỏ nhưng phân bố dày và cục bộ trong từng không gian nhà nên độc hại trực tiếp đến con người.
  15. II. Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí  Các chất gây ô ngiễm không khi là các phần tử bị thải vào không khí do kết quả hoạt động của con người, gây tác hại cho sức khoẻ, tổn thất cho thực bì, các hệ sinh thái và các vật liệu khác nhau.  Các tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí có thể:  ở thể rắn (bụi, bồ hóng, muội than ),  ở dưới hình thức giọt (sương mù sunfat),  hoặc ở thể khí ( SO2, NO2, CO ).
  16. Bảng 1. Chủng loại và nguồn gốc các nhóm chất ô nhiễm không khí chính THỂ CHỦNG LOẠI NGUỒN THẢI THỂ CO2 Núi lửa, hô hấp của sinh vật,phân hủy KHÍ xác động,thực vật, đốt các nguyên liệu hóa thạch CO Núi lửa, động cơ đốt trong Hydrocarbure Thực vật, vi sinh vật, động cơ đốt trong Hợp chất hữu cơ Kĩ nghệ sinh học, đốt rác, hóa học tổng hợp SO2 và các dẫn Núi lửa, vinh sinh vật, nhiên liệu hóa xuất của S thạch Dẫn xuất của N Vi khuẩn, sự đốt cháy các hợp chất hữu cơ Chất phóng xạ Vụ nổ hạt nhân. Các quá trình thử vũ
  17. THỂ Kim loại nặng Núi lửa - Thiên thạch RẮN - Khoáng Xâm thực do gió Nhiều kỹ nghệ Máy nổ Hợp chất hữu Cháy rừng cơ tự nhiên Ðốt rác hoặc tổng hợp Nông nghiệp (Nông dược) Phóng xạ Nổ hạt nhân
  18.  Bao gồm: Các loại ôxit (NOx, CO,CO2, H2S, các khí halogen ),  các phần tử lơ lửng (hạt bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật ),  các loại hạt bụi nặng (bụi đất đá, bụi kim loại ),  các khí quang hoá (ôzôn, FAN, FB2N ),  các khí thải có tính phóng xạ,  nhiệt,  tiếng ồn.
  19. * Trong đó, những chất nguy hiểm nhất đối với con người và khí quyển là CO2, SO2, CO, N2O, CFC. - Cacbon điôxyt: với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây xanh. Khi lượng CO2 tăng vượt quá mức cho phép sẽ là một trong những tác nhân quan trọng gây hiệu ứng nhà kính.
  20. - Sunfua điôxyt SO2: Có nguồn gốc từ hoạt động núi lửa, đốt nhiên liệu than, dầu mỏ, Loại khí này rất độc hại đối với sức khoẻ con người (phổi, hô hấp), gặp hơi nước và mưa thì tạo nên mưa axit. - Cacbon monooxyt (khói xe máy) CO: độc hại với người và động vật, ở nồng độ 250ppm CO có thể gây tử vong cho người.
  21. - Nitơ ôxit NOx: được sản sinh từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch và là khí góp phần vào hiệu ứng nhà kính - Clorofluoro cacbon (CFC): được sử dụng nhiều trong công nghiệp và thiết bị làm lạnh; là một trong những nguyên nhân làm lớp ôzôn của Trái đất bị mỏng dần. - Mêtan và Hyđro sunfua: gây hiệu ứng nhà kính và làm tăng nhiệt độ Trái đất.
  22. V. Thống kê ô nhiễm không khí ở Việt Nam  Cuộc tổng điều tra về môi trường sản xuất trong toàn quốc (1997), tiến hành trên 5000 đơn vị: 50 – 70% bị lập biên bản vi phạm.  Điển hình: - Thành phố Hồ Chí Minh (700 nhà máy công nghiệp, 30000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp): hàng năm thải ra môi trường 42000 tấn CO2, ở một vài khu vực trong thành phố lượng 3 SO2 trong không khí đạt 0,5 mg/cm
  23. - Hà Nội (274 nhà máy, xí nghiệp; 540 cơ sở dịch vụ, 450 hợp tác xã tiểu thủ công ở 4 khu vực): hàm lượng SO2 tăng gấp 14 lần và hàm lượng CO2 tăng gấp 2,2 lần so với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Trong các khu phố có mật độ giao thông vận tải cao, hàm lượng SO2 tăng gấp 8 lần, CO2 tăng gấp 3,6 lần Lượng bụi nội thành tăng gấp 5 – 10 lần ngoại thành.
  24.  Lượng khí thải do các phương tiện giao thông vận tải: - Theo điều tra của viện khoa học kĩ thuật giao thông vận tải: 56.181 xe tải, 26.500 xe buýt, 11.500 xe lam, 21000 xe chở khách, 17.500 xe con, 700.000 xe máy (44% sử dụng trên 10 năm, 6% trên 20 năm). - Số liệu thống kê năm 2000: cacbon điôxyt 17.156.566 tấn, oxi nitơ 99.171 tấn, cacbua hyđro (CmHn) 82.631 tấn.
  25.  Tuy nhiên ở một số khu công nhiệp tập trung, sự phát thải khói chứa SO2 và NOx đã đạt tới ngưỡng và bị ôxi hoá trong không khí, hình thành những tích đọng axit khô dưới dạng sunfat và nitrat mà khi gặp hơi nước sẽ gây nên những trận mưa axit cục bộ (khu vực Phú Xuân, Phú Mĩ – Thành phố Hồ Chí Minh, Lào Cai). Nếu không ngăn chặn kịp thời hiện tượng này sẽ phân bố trên những vùng ngày càng rộng lớn hơn.