Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy

pdf 103 trang phuongnguyen 1830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhung_van_de_co_ban_can_thiet_cho_nguoi_moi_cam_may.pdf

Nội dung text: Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CẦN THIẾT CHO NGƢỜI MỚI CẦM MÁY Tập hợp theo các bài viết của bác Xuân Vinh – VNPhoto.net
  2. MỤC LỤC 1) Tƣơng quan giữa khẩu độ và tốc độ : cái nào chính ? Cái nào phụ ? 3 2) Ánh sáng - Nguồn sáng 5 A- Phân biệt và sử dụng nguồn sáng 5 B- Nguồn sáng tự nhiên (nguồn sáng trời) 6 C - Kỹ thuật soi sáng 14 3) Đặc điểm vật phản quang và những cái lừa dối. 21 A-Đặc điểm vật phản quang 21 B-Những sự lừa dối khi chụp ảnh 23 4) Tìm chế độ chụp (temps de pose), (exposure) bằng mắt thƣờng 26 5) Đề tài cho ảnh, chủ đề và bối cảnh 28 A-Tìm kiếm đề tài 28 B-Chủ đề và bối cảnh 30 6) Bố cục 37 A-Vị trí của máy hình đối với vật chụp (góc máy) 44 B-Phân loại bố cục : 45 7) Ống kính máy ảnh 47 8) Vùng ảnh rõ (profondeur de champ) 51 9) Bấm đúng lúc 54 10) PHONG CẢNH 62 MÂY 65 NƢỚC 69 11) Chụp với đề tài biển 73 12) ĐỒI CÁT 80 13) Chụp bình minh, hoàng hôn và đêm tối 84 14) CAO NGUYÊN 89 2
  3. Những vấn đề cơ bản cần thiết cho ngƣời mới cầm máy Trƣớc đây cũng nhƣ hiện tại, đã có nhiều bài viết đầy kinh nghiệm, những ý kiến trao đổi nghề nghiệp rất hay. Những bài viết nhiều tâm huyết cho các mem tham khảo, giải tỏa những thắc mắc về kỹ thuật, về con art, nói chung là đã có rất nhiều những tài liệu quý giá nhƣ vậy. Nhƣng em tự hỏi bao nhiêu là đủ ? Có thêm một cũng chẳng gọi là nhiều, mà bớt một cũng không phải là thiếu. Vì vậy em xin tham gia với các bác một bài viết gọi là góp chút ý kiến thô thiển, trình bày một quan điểm riêng để các bác xem có đúng dắn đáng để dành cho lớp sau mình tiếp bƣớc hay không. 1) Tƣơng quan giữa khẩu độ và tốc độ : cái nào chính ? Cái nào phụ ? Mọi ngƣời còn nhớ lúc mới cầm máy ảnh chứ ? Chắc chắn một điều là đa số chúng ta ai cũng phải lúng túng trong vấn đề này. Đó là phải chụp nhƣ thế nào đây ? Tốc độ và khẩu độ sao cho đúng mỗi trƣờng hợp. Bắt buộc phải có sự phù hợp tƣơng quan giữa tốc độ và khẩu độ. Trong hai cái đó, cái nào là chính, cái nào là phụ ? Có ngƣời nói là cũng còn tùy cả hai đều là chính, đều là phụ. Có phải nhƣ thế không ? Tốc độ là chính ? Đó là lúc ta chụp một đề tài di động. Đề tài di động tức là vật thể ta muốn chụp đang chuyển động theo một chiều nào đó. Ví dụ nhƣ chụp ảnh thể thao : bóng đá, đua xe đạp v.v Với đề tài di động, bắt buộc ta phải lấy tốc độ là chính. Ta phải quan sát và ƣớc lƣợng tốc độ bao nhiêu để bắt đứng chuyển động rồi mới tính tới khẩu độ cho phù hợp đúng sáng trong điều kiện lúc ấy. Hoặc muốn diễn tả chuyển động bằng cách tạo sự chao mờ thì ta cũng lấy tốc độ là chính (chậm) rồi sau đó mới tính tới khẩu độ phù hợp. Khẩu độ là chính ? Đó là lúc ta chụp những cảnh vật tĩnh. Tức là những cảnh vật không có sự chuyển động nhƣ phong cảnh, tĩnh vật, chân dung, hoa, loài vật v.v Với thể loại phong cảnh, ta có thể đóng khẩu độ thật nhỏ để ảnh đƣợc nét sâu. Lúc này thì tốc độ đóng vai trò phụ thuộc, tùy ánh sáng nhiều hay ít mà đặt chậm hay nhanh. Trên đây là sơ lƣợc về sự tƣơng quan giữa tốc độ và khẩu độ. Nói thêm về lấy tốc độ là chính, riêng em có nhũng kinh nghiệm chi tiết hơn để chọn tốc độ chụp cho chính xác nhƣ sau : 3
  4. Khoảng cách của vật di động và ống kính (Trong trƣờng hợp ta muốn bắt đứng vật thể di động ): - Tốc độ máy phải cao khi vật di động ở gần máy và tốc độ máy giảm khi vật đó ở xa máy. Ta lấy ví dụ chụp một vận động viên đang chạy bộ với vận tốc khoảng 12km/giờ cách máy 10m ta đặt tốc độ 1/250s. Cách máy 20m -> 1/100s Cách máy 30m ta chụp với tốc độ 1/60 hình cũng không bị chao mờ. Chiều di động của vật thể trước ống kính (Cũng đặt trƣờng hợp ta muốn bắt đứng chủ thể di động ) : Chiều di động là hƣớng chuyển động của đề tài, hƣớng thẳng vào ống kính, hƣớng chéo, xiên hay hƣớng ngang qua ống kính. Cũng ví dụ trên vdv chạy với vận tốc 12km/giờ và cách ống kính 10m -Nếu chạy thẳng vào ống kính ta có thể để tốc độ 1/100s -Nếu chạy chéo lại ống kính -> 1/250s -Nếu chạy ngang qua ống kính -> 1/500s Tóm lại, điều cơ bản nhất đó là khi chụp chủ đề di động ta phải lấy tốc độ làm vai trò chủ đạo. Tốc độ nhanh hay chậm tùy theo vật thể chuyển động nhanh hay chậm. Khoảng cách của vật di động với ông kính, càng gần tốc độ càng cao. Hƣớng chuyển động của vật càng ngang qua ống kính tốc độ càng cao. 4
  5. 2) Ánh sáng - Nguồn sáng - Trong hội họa ngƣời ta dùng cọ vẽ và sơn dầu. Trong nhiếp ảnh ngƣời ta dùng ống kính và ánh sáng. Tất cả đều để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật. - Ánh sáng là linh hồn của nhiếp ảnh. Nhờ có ánh sáng mà ta mới nhìn thấy đƣợc mọi vật xung quanh ta. Nếu trong đêm tối mà không có một chút ánh sáng (đèn) nào thì con ngƣời dù có mắt cũng chẳng thể nào nhìn thấy gì. Máy ảnh cũng thế, phải có ánh sáng thì máy ảnh mới thu hình đƣợc. -Ánh sáng không chỉ giúp ta chụp đƣợc ảnh mà còn có tác dụng truyền cảm khi ta nhìn tấm ảnh đƣợc chụp với một kỹ thuật soi sáng đặc biệt. -Trong nhiếp ảnh, ta có thể gọi ánh sáng là nguồn sáng. Có nhiều loại nguồn sáng : nguồn sáng tự nhiên (ánh sáng trời), nguồn sáng nhân tạo (đèn, đèn rọi, đèn flash, lửa, đèn cầy v.v ), nguồn sáng gián tiếp (nguồn sáng phản xạ) hay còn gọi là phản quang do những nguồn sáng mạnh rọi vào vật nào đó rồi dội lại soi sáng cho vật chụp. Trong một vùng nào đó có ánh sáng soi vào, miễn là mắt ta có thể nhìn thấy đƣợc sự vật thì máy ảnh có thể chụp đƣợc. Cái khó khăn, công trình và giá trị của từng ngƣời cầm máy là sử dụng nguồn sáng sao cho hợp lý, đúng mực và tài tình để đạt những yêu cầu : nhấn mạnh đƣợc chủ đề và phù hợp với đề tài. Mỗi nguồn sáng có một tác dụng riêng để diễn tả, để tạo một niềm rung động riêng cho tác phẩm. -Nguồn sáng có thể tạo viền cho một khuôn mặt để diễn tả đƣợc nét thanh tú, hữu tình khi ta chụp chân dung bằng ánh sáng đèn (studio). -Nguồn sáng có thể là ánh sáng trời dịu êm hòa lẫn trong hơi sƣơng mờ mờ của mặt hồ mùa thu. -Nguồn sáng có thể lắt lay trong đêm buồn với ánh đèn dầu leo lét. A- Phân biệt và sử dụng nguồn sáng Trong nhiếp ảnh, ngƣời ta phân biệt 4 loại ánh sáng thƣờng dùng khi chụp hình (với bất cứ loại nguồn sáng nào, thiên nhiên hay nhân tạo), tùy theo vị trí đặt ánh sáng và cƣờng độ của nó : KEY LIGHT (ánh sáng chính) : nguồn sáng mạnh, chủ đạo, đặt trƣớc vật chụp, chếch một góc 45-60 độ đối với đƣờng thẳng từ vật chụp tới ống kính. FILL LIGHT (ánh sáng phụ) : nguồn sáng đặt phía bên kia vật chụp chiếu vào làm bớt sự tƣơng phản do key light gây nên, nguồn sáng này yếu hơn nguồn sáng chính. BACK LIGHT (trái sáng) : nguồn sáng đặt phía sau vật chụp, chiếu sáng vào lƣng vật chụp, làm cho vật chụp nổi bật lên với cảnh. Nguồn sáng này thƣờng mạnh tƣơng đƣơng với key light. Đôi khi ngƣời ta ít dùng đến nguồn sáng này. 5
  6. Đặc điểm của nguồn sáng này là tạo đƣợc đƣờng viền sáng quanh vật chụp (ánh sáng décrochage), tạo đƣợc vẻ trong suốt cho những vật mỏng nhƣ cánh hoa, làn khói, tà áo lụa, lá non v.v Nhƣng nếu không có nguồn sáng phía trƣớc (key light hoặc fill light) thì ta sẽ có một bức ảnh mà vật chụp rất kém chi tiết, có khi chỉ còn là một bóng đen. SET LIGHT (ánh sáng bổ túc) : nguồn sáng này, nếu là đèn nhân tạo thì là nhiều đèn phụ đặt rải rác chung quanh vật chụp để xóa các bóng đổ của các đèn khác. Nếu là ánh sáng tự nhiên (ánh sáng trời) thì là những nguồn sáng phản xạ từ những vật trắng, sáng chung quanh hắt lại. Nguồn sáng này tất nhiên phải yếu hơn key light, back light. B- Nguồn sáng tự nhiên (nguồn sáng trời) Ƣu điểm của sáng trời là cực mạnh, cực rộng và yếu điểm là ta không điều chỉnh đƣợc nó. Vì thế ta chỉ có thể tìm mọi phƣơng cách sắp xếp, chờ đợi để có đƣợc nguồn sáng đúng với ý muốn của mình. a) Ánh sáng thuận (lumiere deface) : nguồn sáng soi thẳng vào mặt trƣớc chủ đề. Có ƣu điểm soi rõ nhiều chi tiết cho toàn diện nhƣng ảnh kém nổi vì không có bóng đổ, vì vậy ảnh sẽ quá phẳng. Lƣu ý ở phần này : ngƣời ta có thể dùng key light, fill light hay thậm chí là set light để làm "ánh sáng thuận". 6
  7. b) Ánh sáng chếch (lumiere oblique) : nguồn sáng bên cạnh chủ đề soi chếch tới. Tạo đƣợc những bóng đổ nghiêng rất nổi nhƣng trong phần tối do bóng đổ xuống sẽ kém chi tiết. 7
  8. c) Trái sáng (contre lumiere) : nguồn sáng mạnh chiếu từ sau chủ đề lại, tạo đƣờng viền trắng sáng quanh vật chụp (xem phần BACK LIGHT). 8
  9. Trong loại ánh sáng này ta cần phân biệt rõ giữa trái sáng (contre lumiere) và trái nắng (contre solei) Trái nắng (contre solei) là chụp vật thể quay lƣng lại với mặt trời ngoài nắng tức là ống kính ta bị mặt trời chiếu vào. Trái sáng là là chủ đề đứng quay lƣng lại với một bối cảnh sáng hơn mặt trƣớc. VD : ta đứng trong nhà chụp một ngƣời mẫu đứng quay lƣng lại với khung cửa sổ sáng. Có trƣờng hợp nguồn sáng mặt trời soi thẳng vào mặt trƣớc chủ đề mà vẫn là trái sáng, đó là khi phía sau chủ đề là những bối cảnh : mặt nƣớc, mặt cát trắng, tƣờng rất trắng, mặt sàn xi-măng v.v làm cho bối cảnh ấy thành 11
  10. một thứ gƣơng phản chiếu và nó vô hình chung trở thành một nguồn sáng mạnh hơn, sáng hơn mặt trƣớc của chủ đề. Và lúc ấy thuận mà thành trái sáng là thế. d) Ánh sáng phản chiếu : còn gọi là phản sáng hay phản quang là một nguồn sáng êm nhất vì là một loại ánh sáng gián tiếp. Nghĩa là một nguồn sáng mạnh nào đó soi vào một vật gì để rồi vật ấy phản xạ lại, soi hắt vào chủ đề. Ánh sáng trong bóng râm của một tàn cây, của một mái hiên lúc trời nắng đó là ánh sáng phản chiếu. Ánh sáng phản chiếu không gay gắt nhƣng kém nổi vì không có bóng đổ rõ ràng. Ngƣời ta thƣờng áp dụng loại ánh sáng này cho thể loại chân dung (Fill light và set light) Hình này dùng ánh sáng trời phản chiếu qua cửa sổ làm ánh sáng chính : 12
  11. Dùng ánh sáng trong bóng râm e) Bàn về bóng đổ (ombre portée) Bóng đổ là sự in bóng do một nguồn sáng chiếu vào vật thể lên một bề mặt cạnh đó. - Nguồn sáng càng mạnh, bóng đổ càng sẫm đen, càng sắc cạnh. Mà bóng đổ càng càng đen sẫm thì những chi tiết nằm trong phần bóng đổ càng kém đi. - Bóng đổ càng đen sẫm càng sắc cạnh nhƣng chói chang và rất tƣơng phản (contraste). - Bóng càng nhạt mờ càng dịu dàng (doux) - Nguồn sáng càng chếch bao nhiêu thì bóng đổ càng dài ra bấy nhiêu. f) Giờ nào trong ngày Thật ra thì với mọi giờ giấc trong ngày, ngày hay đêm, ta đều có thể chụp ảnh đƣợc tùy theo cảm xúc sáng tạo của mỗi ngƣời. Ở đây ta chỉ bàn về giờ giấc cho ánh sáng đẹp nhất trong ngày với nguồn sáng trời : -Buổi sáng sớm quá thì ta có nguồn sáng lờ mờ hoặc nhá nhem tối, cảnh vật không phân minh rõ rệt, kém chi tiết. 13
  12. -Buổi trƣa gay gắt, sáng tối (bóng đổ) quá tƣơng phản, nhất là lúc đúng ngọ (12g) bóng đổ thẳng từ trên xuống tạo thành một bóng tối dƣới gốc cây, nhà cửa bị cắt ngang vì bóng đổ của mái che. Nếu chụp ngƣời thì có hai hốc mắt tối đen, bóng mũi đổ xuống thành "râu Hit-le". Và nếu đội nón thì khuôn mặt dù trắng đến đâu cũng thành dân Mỹ đen. Nguồn sáng thích hợp nhất là : sáng từ 8g đến 10g30, chiều từ 15g - 17g30. Ánh sáng trong bóng râm (ánh sáng phản chiếu) tƣơng đối là ánh sáng dễ chụp vì không phải tìm kiếm chiều bóng đổ. C - Kỹ thuật soi sáng Một cách tổng quát, ta có thể nói rằng : khi chụp hình ta nên chọn ánh sáng chênh chếch hơn là chọn ánh sáng chiếu thẳng vào vật chụp. Nhƣ vậy ảnh của ta sẽ nổi và đẹp hơn nhƣng phải tìm hƣớng để tránh bóng đổ. Ánh sáng chiếu thẳng (en face) cho ta hình ảnh lì, phẳng (plat) kém đẹp. Ánh sáng phản chiếu dịu nên kém nổi (kém chứ không phải là không), không tạo ra bóng đổ. Nhiếp ảnh không chỉ là ghi lại sự vật nào đó bằng hình ảnh mà còn phải nói lên một ý nghĩa, diễn tả một tƣ tƣởng nhờ sự phối hợp cảnh sắc, ánh sáng, bố cục để truyền cảm. Cho nên nhiếp ảnh đòi hỏi phải có những kỹ thuật chụp, kỹ thuật soi sáng, kỹ thuật bố cục, dàn dựng v.v Vì vậy kỹ thuật soi sáng trong nhiếp ảnh là để tạo nên một tấm ảnh có bề sâu, nổi và linh động, mặc dù nó là một khuôn hình bất động không nhƣ trong điện ảnh, quay phim video. Muốn vậy, điều quan trọng nhất của kỹ thuật soi sáng là phải tạo nên một sự chênh lệch giữa phần tối và phần sáng của bức ảnh, ta gọi là sự TƢƠNG PHẢN. Sự tƣơng phản đƣợc chỉ bằng một phân số, phản ánh phần sáng so với phần tối của bức ảnh hơn nhau bao nhiêu lần. Thông thƣờng, trong một bức ảnh, độ tƣơng phản hay có là 1/4 hoặc có thể viết 1 - 4. Độ tƣơng phản này hay dùng cho ảnh đen trắng, còn tỷ lệ cho ảnh màu là 1/2. Kỹ thuật soi sáng ngoài trời Chụp hình ngoài trới thƣờng dùng ánh sáng mặt trời. Mặt trời là một nguồn sáng rất tốt nhƣng rẻ tiền. Ta không xê dịch đƣợc nó, nhƣng ta phải biết lựa chiều hƣớng và nắm bắt khoảnh khắc. Vì ánh sáng mặt trời luôn thay đổi, mỗi lúc mỗi khác, chúng ta sẽ phải biết "tùy cơ ứng biến". Do đó chụp ảnh bằng ánh sáng trời rất khó. Vậy thì ta phải làm nhƣ thế nào ? Nói một cách đại cƣơng là : khi chụp bằng ánh sáng trời bao giờ ta cũng nên chọn hƣớng sáng nghiêng, chiếu chếch. Muốn vậy ta nên chọn chụp ảnh vào lúc buổi sáng hay buổi chiều, tức là từ 8g - 10g30 sáng và 15g - 17g30 chiều. tránh chụp vào giữa trƣa (xem bài trƣớc). 14
  13. Muốn ảnh đẹp, ngƣời ta dùng ánh sáng phản chiếu và luôn luôn dùng mặt phẳng phản quang (tự nhiên hoặc dụng cụ hắt sáng, tản sáng ) để làm dịu bớt sự tƣơng phản của bức ảnh. Ở nƣớc ta, vùng nhiệt đới, ánh sáng trời rất mạnh, vì thế khi chụp ảnh với sáng trời thƣờng gặp trƣờng hợp bị sự tƣơng phản quá lớn, nhất là khi ta chụp với phim đen trắng. Cho nên ta cần phải biết sử dụng khéo léo ánh sáng trời mới có bức ảnh đẹp. Đôi khi ngƣời ta còn sử dụng đèn flash hỗ trợ ngay cả khi chụp ảnh với sáng trời. Sau đây là những kỹ thuật cơ bản sử dụng ánh sáng trời : -Không bao giờ để mặt trời chiếu thẳng phía trƣớc vật chụp (nhật là khi chụp ảnh có ngƣời, vì sẽ làm nheo mắt). -Không nên để mặt trời chiếu thẳng vào ống kính máy ảnh (trừ trƣờng hợp cố tình muốn chụp trái sáng để có một hình bóng đen silhouette). -Bao giờ cũng nên dùng ánh sáng chiếu xiên, chếch. -Dùng dụng cụ hắt sáng, tản sáng (fill light) để có ánh sáng dịu. -Dùng mặt trời làm back light, dùng gƣơng phản chiếu (mặt tráng bạc của tấm hắt sáng) làm key light, mặt trắng của tấm vải hắt sáng hoặc tờ giấy trắng làm fill light. (xem hình vẽ). 15
  14. Kỹ thuật soi sáng trong nhà Sự soi sáng ngoài trời thƣờng chỉ dùng hai loại ánh sáng key light và fill light là đủ (thật ra thì set light là những nguồn sáng phản xạ tự nhiên có sẵn ngoài trời tùy vào vị trí ta chọn trƣớc). Nhƣng trƣờng hợp trong nhà thì ngƣời ta thƣờng phải dùng cả 4 loại ánh sáng key, fill, back, set light. Ta có 2 trƣờng hợp soi sáng trong nhà : -Trƣờng hợp soi sáng thƣờng Trƣờng hợp này ta chỉ dùng 2 loại ánh sáng key light và fill light đặt theo 2 vị trí sau : * Nguồn sáng chính (key light) đặt ở vị trí ngang mặt và làm thành một góc 45 - 60 độ với đƣờng thẳng nối từ máy ảnh đến vật chụp. * Nguồn sáng phụ (fill light) sẽ đặt ở bên kia, tùy theo ta muốn có một bức ảnh có tƣơng phản nhiều hay ít mà định sức sáng của nguồn sáng này. Ví dụ : muốn có sự tƣơng phản 1-2 thì đèn phụ này sẽ yếu bằng nửa đèn chính, hoặc sấp sỉ nhƣng để cách xa gấp đôi đèn chính. (hình vẽ) Ngoài ra, muốn có ảnh đẹp theo ý muốn, ngƣời ta còn dùng một nguồn sáng thứ 3 nữa đặt tại phía sau và cao hơn vật chụp một chút, chiếu xuống làm thành một viền sáng quanh vật chụp, gọi là ánh sáng ven cho ảnh nổi (ánh sáng décrochage). Ghi chú : mặc dù dùng nhiều loại ánh sáng nhƣ vậy, nhƣng khi đo sáng để chụp ta chỉ cần căn cứ vào loại ánh sáng chính (key light) là đủ. 17
  15. Hiện nay các phòng chụp, studio thƣờng dùng các loại đèn flash dù, soft box hàng hiệu cao cấp thì đôi khi chỉ cần 1 đèn làm key light cũng đủ. Vì đèn này rất mạnh, có độ tản sáng rất rông, những vật dụng chung quanh phòng chụp nhƣ vách tƣờng, phông màn v.v đã là những vật phản quang phản xạ lại ánh đèn ấy tạo thành những fill light, set light một cách tự nhiên. - Trƣờng hợp soi sáng hiệu ứng Soi sáng hiệu ứng là một kỹ thuật sáng tạo của ta khi xê dịch các nguồn sáng key light, fill light, back light ở những vị trí nhƣ thế nào đó để tạo ra một bức ảnh khác thƣờng. Thƣờng là lối chụp ngƣợc (contre jours) : soi sáng vào lƣng vật chụp để có một ảnh bóng đen (silhouette). Trong sáng tạo nghệ thuật, tùy theo một ý đồ nào đó mà ngƣời ta có thể áp dụng lối chụp này để làm phƣơng tiện diễn đạt cảm xúc của mình thông qua ánh sáng. Có thể nói nghệ sĩ vẽ bằng ống kính và màu sơn của họ chính là ánh sáng. Đơn cử một vài trƣờng hợp soi sáng : 1) Phối hợp ánh sáng trời và đèn Ta dùng 1 cửa sổ và 1 đèn chụp : dùng cửa sổ làm ánh sáng chính (key light) và dùng đèn chụp làm ánh sáng phụ (fill light) hoặc ngƣợc lại. 2) Chỉ dùng 1 đèn chụp Đèn đặt hƣớng ngang với máy ảnh, chiếu vào một bên vật chụp, vật chụp nhìn thẳng vào máy. Cho ta hiệu ứng : nửa mặt đen, nửa mặt trắng (tƣơng phản cực mạnh). 3) Dùng 2 đèn chụp Một đèn chiếu gần mặt vật chụp, Một đèn chiếu sau vật chụp nhƣng xa hơn, máy đặt phía lƣng vật. Cho ta một hình trái bóng đẹp (silhouette). Tóm lại chụp ảnh trong nhà chỉ cần dùng 2 đèn là đủ hoặc 1 đèn phối hợp với ánh sáng trời, trừ trƣờng hợp bạn muốn có những kiểu soi sáng cầu kỳ. Còn trƣờng hợp soi sáng trong nhà, chụp ban đêm, với chỉ 1 đèn flash gắn trên máy : Trong trƣờng hợp này thì ánh sáng chính (key light) chính là ánh sáng của đèn flash mà không có bất cứ một loại ánh sáng nào khác. Bất đắc dĩ ta mới sử dụng (chụp phóng sự nhanh, tin tức, sự kiện, kỷ niệm ) vì nó là ánh sáng rọi thẳng vào ngay trƣớc vật chụp. Ảnh sẽ rất phẳng (plat) và không nổi khối (không có chiều sâu) kém đẹp. Để ảnh có chiều sâu (tƣơng đối) khi chụp ảnh với đèn flash ta nên biến đổi ánh sáng key light của nó thành ánh sáng fill light bằng cách : -Gắn thêm dụng cụ tản sáng (thị trƣờng có bán sẵn hoặc tự chế). 19
  16. -Đánh bao : tức là không đánh thẳng đèn vào vật chụp mà đánh lên trần nhà (nếu độ cao vừa phải và màu trắng) hoặc vách tƣờng hay vật dụng khác, để tạo ánh sáng phản chiếu mà chụp. Cho ta ảnh sẽ có chiều sâu hơn, đỡ phẳng hơn. 20
  17. 3) Đặc điểm vật phản quang và những cái lừa dối. A-Đặc điểm vật phản quang Trong cuộc sống đời thƣờng, ta hay nghe những câu bình phẩm thông thƣờng đại loại : - Anh này đen mà lại mặc đồ trắng nên đã đen lại càng thêm đen. - Nƣớc da trắng của cô ấy mà mặc áo sậm màu thì nhìn cô ấy càng trắng hơn. - Màu áo này ra nắng chói mắt quá ! - Màu gì mà cứ tối sầm ghê quá ! Dựa vào những câu bình phẩm ấy, ta phát giác ra một điều đó là : đặc điểm vật phản quang hay còn gọi là tính chất phát sáng của một số cảnh vật đứng trong một vùng ánh sáng. Nói một cách khác rõ ràng hơn là : tuy cùng hiện diện trong một vùng ánh sáng đó, nhƣng vật này thì "tối", còn vật kia thì "sáng" chỉ vì chúng có màu sắc khác nhau (kể cả màu đen và trắng). Vậy thì đặc điểm vật phản quang là tính chất màu sắc của vật ấy, thu nhận và phản xạ lại ánh sáng chiếu vào nó để cho mắt ngƣời hay ống kính có thể nhận thấy đƣợc. Chúng ta hãy tƣởng tƣợng, trƣớc một khung cảnh toàn màu đen, chẳng hạn trƣờng hợp đứng trƣớc một căn phòng mà vách tƣờng sơn toàn màu đen, vật dụng trong phòng cũng sơn đen nốt, đố các bác có chụp ảnh đƣợc khung cảnh ấy không ? Em nghĩ là không cho dù các bác có rọi bao nhiêu đèn đi nữa. Không thu đƣợc hình bởi vì màu đen là một màu hút ánh sáng 100% không phản xạ. Ngƣợc lại, với màu trắng thì ta phản cẩn thận kẻo hình bị "cháy" thì cũng không phân biệt rõ đƣợc chi tiết. Vì màu trắng (ngƣợc lại với màu đen) phản xạ ánh sáng rất mạnh. Do đó, khi chụp ảnh, đứng trƣớc một đề tài, nhất là dƣới nguồn sáng trời, khi đo sáng ta phải thận trọng nhận định cảnh vật ấy "tối" hay "sáng". Vì cũng một mức sáng đó, một ngƣời có nƣớc da trắng, một ngƣời có nƣớc da sẫm, nếu đo sáng từng ngƣời có thể chênh lệch nhau tầm 1 nấc khẩu độ. Ấy là chƣa kể đến sự phản chiếu từ áo họ mặc màu sẫm hay màu sáng sẽ hắt lên khuôn mặt họ. Đặc điểm vật phản quang cho ta thấy định luật sẵn có của nó : -Những vật có màu trắng, nhạt hoặc lóng lánh mỗi khi có một nguồn sáng rọi tới sẽ rọi hắt lại. Sức hắt sáng mạnh hay yếu, hay nói khác là độ hút sáng nhiều hay ít tùy theo sắc độ đậm, nhạt của màu sắc vật ấy mang. -Những vật đen hoặc màu đậm (nâu sẫm, xanh lam sẫm, xanh lục, tím than v.v ) chỉ nhận ánh sáng (hút sáng) mà không hắt trở lại. Tuy vậy ta cũng nên lƣu ý ở đây : những vật đen hay đậm màu kia nếu bóng loáng thì khi có ánh sáng rọi tới, bản thân nó sẽ chói sáng lên giữa đồng loại đen xỉn. 21
  18. Có nhận định đƣợc nhƣ vậy, mỗi lúc chụp ảnh, ta sẽ phán đoán đƣợc độ sáng chính xác hơn. Những đặc điểm phản quang cách biệt 1. Đề tài gồm 2 đơn vị phản quang cách biệt Hai ngƣời đứng cạnh nhau, ngƣời da trắng lại mặc áo màu nhạt và ngƣời da đen lại mặc áo màu sẫm. Ta không thể "hy sinh" bỏ ngƣời này, lấy ngƣời kia đƣợc. Ta bắt buộc phải dung hòa, nghĩa là tìm một chế độ chụp (temps de pose) ở giữa hai độ sáng ấy. Ví dụ : ngƣời trắng f.16, ngƣời đen f.8, ta chọn để ở giữa f.11. 2. Đề tài gồm có nhiều đơn vị phản quang hỗn hợp Trƣớc một đám đông ngƣời mặc áo sẫm, sáng lung tung, ta cũng giải quyết nhƣ trƣờng hợp trên. Tức là ta cũng đo sáng đơn vị phản quang sáng nhất và đơn vị phản quang tối nhất rồi lấy một chế độ chụp trung bình. Dùng một chế độ chụp (temps de pose - exposure) ở giữa hai cực đoan đó chắc chắn ta sẽ có một âm bản (hay 1 file) tƣơng đối phân chia đồng đều ánh sáng, phần nọ san sẻ cho phần kia, dễ dàng khi ta rọi ảnh hay làm PS hậu kỳ. 3. Chủ đề nhỏ bé so với bối cảnh Trƣờng hợp chủ đề quá nhỏ so với bối cảnh do đó sức phản quang của hai đơn vị rất cách biệt. Ví dụ : -Một em bé mặc áo trắng đang đi học ngang qua một khu rừng cây xanh thẫm. -Một ngƣời đang gồng gánh (màu sẫm) đi trên đồi cát (trắng) mênh mông. Ta không dùng chế độ chụp "ở giữa" đƣợc nữa mà bắt buộc phải đo sáng theo sức phản quang của bối cảnh. Toàn thể một bối cảnh rộng lớn đã tạo thành một không khí, một khung cảnh, làm cho những chủ đề nhỏ bé đó trở thành vai trò chính. Nếu không có bối cảnh ấy, chủ đề kia sẽ trở thành vô dụng. Ví dụ nếu ta không đo sáng bối cảnh mà ta chỉ đo sáng chủ đề thì có 2 trƣờng hợp xảy ra : một là chủ đề đúng sáng nhƣng một bối cảnh rộng lớn sẽ trắng xóa (cháy), hai là chủ đề đúng sáng và bối cảnh sẽ bị thiếu sáng. Vậy ta không thể "hy sinh" sức phản quang của bối cảnh đƣợc mà phải ngƣợc lại là "hy sinh" sức phản quang của chủ đề. Vậy việc "hy sinh" ấy sẽ vô hại vì so sánh tỷ lệ, vật nhỏ bé ấy có bớt đi một chút chi tiết cũng không hại cho toàn thể. Bằng ngƣợc lại, ta cứ gò cho đúng sáng những vật nhỏ bé mà làm cho cả mảng rộng lớn kia phải trắng toát hay đen ngòm thì ảnh sẽ vô hồn, không tả nên đƣợc một khung cảnh. 4. Chủ đề quyết định Đó là khi ta chụp chân dung, không nói tới những trƣờng hợp thông thƣờng, ở đây ví dụ chụp chân dung những ngƣời da sẫm đứng trƣớc một bối cảnh trắng. 22
  19. Ta bắt buộc phải đặt chế độ chụp theo sức phản quang của khuôn mặt ngƣời đó. Đề tài chính của ta trong trƣờng hợp này tƣơng đối không quá nhỏ bé nữa. Sự cần thiết phải có chi tiết trên đề tài chính đã quá rõ ràng. Bối cảnh luôn đóng vai trò phụ thuộc (và còn có thể sửa chữa trong lúc làm phòng tối hoặc PS). Tóm lại : Phải luôn tỉnh táo trƣớc mọi đề tài để có thể dùng lý trí mà phân tích, cân nhắc hơn thiệt, đúng sai trong kỹ thuật thu hình. Lời nói có vẻ hoành tráng nhƣng thật ra rất dễ, nhất là khi các bác đã quen với máy móc, "súng ống" của mình và luôn tìm những trƣờng hợp khó để thực hành. B-Những sự lừa dối khi chụp ảnh Có thành một tác phẩm đáng giá hay không, chủ yếu là do ở cái đầu con ngƣời chứ không phải ở cái đầu ống kính. Bởi vì máy móc chỉ là những vật vô tri, có chăng chỉ là những phƣơng tiện. Con ngƣời mới là nơi tập trung của những nguồn rung động. Cảnh vật tự nhiên thì muôn hình vạn trạng, có biết bao là những nguồn năng lực khiến con ngƣời xúc động. Bởi vậy, đối với những bác newbie, nhất là khi đi chụp ảnh ngoài trời, chƣa dạn dày kinh nghiệm thƣờng gặp những nỗi éo le, có lúc bỏ ra bao nhiêu công sức, bao nhiêu hy vọng trong lúc chụp, đến khi ra hình lại muốn vất đi cả máy ! Đó chính là những "kiểu lừa dối" mà ta thƣờng gặp trong những trƣờng hợp sau (chủ yếu nói về ảnh đen trắng B&W) : 1- Màu sắc tươi đẹp -Một vƣờn hoa đẹp với đủ các sắc màu đỏ, hồng, vàng, xanh, tím v.v -Một làn môi mọng đỏ trên một khuôn mặt thanh tú -Một đóa hồng nhung mơn mởn Trăm ngàn thứ màu khoe sắc, những bối cảnh sặc sỡ nhƣ vậy dễ làm ta hoa mắt, nhƣng khi bấm máy xong rồi, tất cả chỉ còn là những màu xám, đen buồn thiu hoặc lốm đốm trắng rất vô vị. Do đó, ngƣời cầm máy đứng trƣớc những cảnh sắc nhƣ vậy, sau phút giao cảm ban đầu, hãy nén niềm xúc cảm lại mà nhìn sự vât qua một hình ảnh sẽ có trên âm bản đen trắng. Nghĩa là ta phải chú ý đến những mảng đậm lợt, đặc điểm phản quang của sự vật, hình thù, đƣờng nét ra làm sao ? Sự phối hợp của những cảnh vật với nhau, của chủ đề với bối cảnh nhƣ thế nào ? 2- Chói chang nhưng không sáng nhất Đó là một kiểu lừa dối nữa của nhãn quang đối với những màu sắc rực rỡ nhƣ đỏ tƣơi, xanh lá mạ, vàng nghệ v.v Từ xa đã nhìn thấy chúng nổi bật lên giữa cảnh vật bao quanh. Thật ra những màu ấy chỉ chói chang rực rỡ chứ hoàn toàn độ phản quang chƣa chắc đã là sáng nhất trong khung cảnh ấy. Vậy ta cần lƣu ý, khi cầm máy sáng tác, mỗi khi muốn nhắm mấy màu chói chang ấy làm mục đích chính. 3- Từ trong tối ra ngoài sáng 23
  20. Trong một vùng ánh sáng, cảnh vật không có thay đổi đặc điểm phản quang, nhƣng đứng lâu trong tối rồi chạy ra ngoài sáng (nắng) mắt bị chói nên cảm giác cảnh vật nhƣ có sức phản quang mạnh lắm. Điều này dễ làm cho ta lầm lẫn khi muốn mình tự điều chỉnh một chế độ chụp (manuel). Cho nên trƣớc khi quyết định ta nên định thần đứng nhìn một lúc cho con mắt quen với ánh sáng đã. 4- Đứng lâu trong tối Đứng lâu trong tối, mắt ngƣời quen dần với bóng tối, trong ánh sáng lờ mờ ta cũng nhìn thấy rõ chi tiết của cảnh vật, làm ta lầm tƣởng có thể chụp cảnh đó đƣợc với một chế độ chụp bình thƣờng. Nếu chƣa có một vài kinh nghiệm thực tế với những thông số khẩu độ, tốc độ làm mẫu cho mấy nguồn sáng đèn dầu, đèn cầy (nến), đuốc, ánh đèn đƣờng, hang động v.v tốt hơn hết ta nên chụp luôn nhiều kiểu với nhiều độ sáng cách biệt nhau. 5- Bắt mắt nhưng không bắt máy Trƣờng hợp ta đứng trƣớc một khung cảnh xa lạ, cảnh vật mới bắt mắt khiến ta muốn giơ máy ảnh lên mà bấm. Có khi có những sự việc thú vị xảy ra đã lôi cuốn tinh thần của ta làm mất đi tính trầm tĩnh cần có của một ngƣời cầm máy. Ví dụ : Có một nụ cƣời rực rỡ, duyên dáng của một ngƣời đẹp "chim sa cá lặn" trƣớc một khung cảnh xuân tƣơi huy hoàng đã làm cho ta rung động, đƣa máy lên bấm lia lịa mà quên mất hoặc không nhìn thấy có hai nhánh cây ở xa xa, mọc lên sau đầu ngƣời đẹp nhƣ hình của một cặp sừng hƣơu ! Trƣờng hợp này chắc chắn ta phải dùng lý trí lấy lại trầm tĩnh. 6- Quá chú trọng vào vật có cảm tình riêng Ta lấy ví dụ trong một đề tài gồm một đám đông ngƣời mẫu mà ta chỉ dựa vào đặc điểm phản quang của tà áo một ngƣời, lấy nét (focus) cũng nhắm vào ngƣời đó thì kết quả không hơn đƣợc giá trị là một tấm ảnh lƣu niệm. Lúc chụp những loại ảnh đông ngƣời nhƣ vậy ta phải luôn nhớ rằng : sở dĩ tấm ảnh này sẽ đẹp là vì tất cả những đơn vị trong đó từ chủ đề chính đến bối cảnh đã hòa hợp với nhau tạo thành một tiết điệu ngoạn mục. Do đó ta phải biết nhìn bao quát, vô tƣ. Nghĩ đến cái toàn thể của bố cục chứ không thể chỉ để mắt riêng vào một chi tiết. 7- Âm thanh trong khung cảnh Đồi thông gió reo vi vu, sóng biển dào dạt, suối ca róc rách, thác đổ ầm ào, chim hót véo von, tiếng võng đƣa kẽo kẹt giữa trƣa hè, v.v Tất cả những âm thanh ấy đều có thể trở thành những đề tài rất hay cho nghệ thuật. Nhƣng với nhiếp ảnh thì rất khó để mà thể hiện đƣợc. Bởi thế, đứng trƣớc một hoàn cảnh âm thanh làm chủ, ta phải tỉnh táo để có thể làm tròn nhiệm vụ đối với hình ảnh. Chúng ta không phủ nhận vai trò gợi cảm của âm thanh trong giai đoạn tìm kiếm và thai nghén tác phẩm nhiếp ảnh. Có khi chỉ vì một âm thanh gợi cảm trong khung cảnh nào đó đã khiến ta tích cực tìm kiếm để thể hiện một tác phẩm. 24
  21. Tới một trình độ nào đó có thể gọi là cao, chúng ta có thể bắt gặp một hình ảnh của âm thanh trong những tác phẩm giá trị. Chúng ta hãy hình dung có một tác phẩm hoành tráng (cái này em chỉ tƣởng tƣợng thôi chứ em chƣa chụp đƣợc tấm nào nhƣ vậy) mô tả một giàn nhạc thính phòng, những nhân vật trong đó từ nhạc trƣởng đến nhạc công đều đang say mê đắm đuối, các động tác tay đều chao mờ Chắc chắn bất cứ ai mắt nhìn vào tác phẩm ấy mà tai sẽ nhƣ nghe thấy tiếng nhạc trầm bổng vang lại từ đâu 8- Mùi hương cảnh vật Ở đây không chỉ nói đến cảm giác lừa dối ống kính của thức ăn ngon tỏa ra khi ta đang đói bụng đến mờ mắt lại phải chụp tĩnh vật những thứ ăn đƣợc, mà phải kể cả đến những phong cảnh rộng lớn cũng tỏa ra mùi hƣơng đƣợc. Bác nào đã từng chụp ảnh những luống rau hun hút, bắt mắt ở Đà Lạt hẳn không thể quên đƣợc mùi phân bón ở những khu vƣờn đó. Ngƣời cầm máy ảnh phải quên đi nhiều lắm, chỉ nhìn thấy có hình ảnh thôi mới có thể cho ra đời những tác phẩm ngoạn mục. 9- Kỷ niệm êm đẹp Có một căn bệnh thông thƣờng của một số ngƣời "nhạy cảm" quen sống với những hình ảnh xa xƣa. Có khi một gốc cây, một bóng nƣớc, một góc phố hay một khuôn cửa sổ trƣớc một ống kính vô tƣ chẳng có gì là gợi cảm, bắt mắt, đáng cho ta chụp một tấm ảnh (đúng nghĩa một tấm ảnh đẹp, không phải ảnh kỷ niệm). Nhƣng đối với ngƣời mắc căn bệnh này, những hình ảnh ấy đã gợi lại một hình bóng xa xƣa nhƣ dƣới gốc cây ngƣời xƣa đã đứng, vỏ thân cây còn mờ mờ chữ khắc vào đó, mặt nƣớc đã từng in bóng ai, khung cửa sổ đã từng có một ngƣời con gái chống cằm tƣ lự Những hình bóng cũ đôi lúc đủ mãnh lực làm cho ngƣời ảnh mê đi và gán cho mấy cảnh vật lẩm cẩm một tiếng ĐẸP viết hoa. Những tấm ảnh đó rất giá trị với riêng tác giả trong phạm vi kỷ niệm, nên giữ riêng lấy. Nhƣng nếu mang ra phổ biến rồi oán trách ngƣời xem không hiểu nổi mình thì thật là oan uổng cho nghệ thuật nhiếp ảnh quá ! Có một câu nói của một tác giả nổi tiếng đã chỉ ra nhƣ sau : Muốn sáng tác, trong giai đoạn đầu tiên, chúng ta hãy rộng mở cho mọi giác quan rung động với sự việc để gây hƣng phấn trong tìm tòi. Nhƣng sau đó phải rất tỉnh táo để có thể sáng suốt điều khiển phần kỹ thuật cho chu đáo, hòng ghi chép chân thành cho đƣợc những cảm xúc ấy. Ghi chép cách nào đó theo con mắt vô tƣ của ống kính, sao cho tấm giấy vô tình có thể truyền tải đến ngƣời xem những hƣơng vị, âm thanh đã thôi thúc ta sáng tác. 25
  22. 4) Tìm chế độ chụp (temps de pose), (exposure) bằng mắt thƣờng Thoạt nghe tiêu đề hẳn các bác cho rằng em lẩm cẩm hay sao mà lại đặt vấn đề nhƣ vậy, trong khi máy móc thì hiện đại, cho dù là máy phim thời cổ lỗ sĩ đi nữa cũng có bộ phận đo sáng rất chuẩn. Đúng nhƣ thế, máy nào cũng có bộ phận đo sáng, từ DSLR, FSLR-AF đến FSLR-MF Đó là chƣa kể đến ngƣời ta còn sử dụng đến máy đo sáng rời nữa. Nhƣng đây là nói về những điều cơ bản nhất, đôi khi không chỉ dành riêng cho các bác newbie, để chúng ta tham khảo, nắm bắt, cảm nhận giống nhƣ nói sao nhỉ ! À ! Đại khái là những điều cơ bản mà ta có thể dựa vào đó để "rèn luyện" sao cho thành một phản xạ có điều kiện mỗi khi cầm vào máy ảnh của mình, sao cho "ngƣời" và "máy" hợp thành một thể, để mà "đánh đâu thắng đó". Đạt đƣợc điều đó rồi, nhiều khi ta set và chụp còn nhanh hơn là phải rị mọ đo sáng đi, đo sáng lại, lúc bị mây che, lúc lại có nắng có khi lọng cọng trở tay không kịp. Đặt trƣờng hợp, ta đi đâu đó, gặp một sự vật nào đó cảm thấy cần thiết phải thu hình ngay nhƣng "máy ruột" của mình lại để ở nhà, cầm máy ngƣời khác đƣa cho lại là máy cơ (MF) cũ đã hƣ mất phần đo sáng. Ta phải làm sao đây nếu không tích lũy nhiều kinh nghiệm ? Sau đây là một ít kinh nghiệm của các vị tiền bối đã để lại, em xin đúc kết lại ngắn gọn trong bái viết này để anh, chị, em cùng tham khảo cho vui. Nếu còn thiếu sót mong các bác pro bổ sung giúp em. Trƣớc tiên, ta sẽ lấy chuẩn một tốc độ dựa theo độ nhạy phim (hoặc set asa trên máy nếu là DSLR) : ASA 25 -> tốc độ 1/30 s ASA 50 -> 1/60 s ASA 100 -> 1/125 s ASA 200 -> 1/250 s ASA 400 -> 1/500 s ASA 800 -> 1/1000 s Sau đó lấy khẩu độ dựa theo - Nắng chói chang, gay gắt (bãi biển, đồi cát, tuyết) khẩu độ là : f.16 - Nắng gắt (trong thành phố, ruộng, vƣờn ) kđ : f.11 - Nắng vừa (nắng sớm, nắng bị mây che) kđ : 8 - Nắng bị mây che nhiều, hanh kđ : f.5,6 - Trong bóng râm (trời nắng) kđ : f.4 26
  23. Ví dụ : chụp hình cảnh biển, nắng mạnh với phim asa 100 ta có tốc độ 1/125, khẩu độ f.16. Cũng trời nắng mạnh nhƣng chụp cảnh thành phố hay làng mạc ta có tốc độ 1/125 (vì là phim 100asa, nếu phim 200asa thì tốc độ là 1/250) và khẩu độ là f.11. Đây là những mức chuẩn (tƣơng đối) để ta dựa vào đó mà đo sáng khi chụp ảnh. Dĩ nhiên là ta không thể bác bỏ hoàn toàn phần đo sáng của máy đƣợc, mà ta phải dùng kết hợp vừa ƣớc lƣợng bằng mắt, vừa đo bằng máy để kiểm chứng sự cảm nhận của riêng mình cho mỗi trƣờng hợp. Nhằm đạt kết quả mỹ mãn nhất. CHỈ SỐ ĐỘ SÁNG Ở đây xin nói thêm về chỉ số độ sáng : là một con số chỉ gọn một chế đô chụp (temps de pose) gồm chung một tốc độ và một khẩu độ cho một ASA chọn trƣớc. Xem bảng : Vậy theo bảng trên, ví dụ trên ta có một chế độ chụp là : tốc 1/125, khẩu f.16 và ta có chỉ số độ sáng là 15. Chỉ số 15 sẽ không đổi nếu ta thay đổi nhƣ sau : -Tốc độ 1/250 - Khẩu độ f.11= 15 -Tốc độ 1/500 - Khẩu độ f.8 = 15 Tức là ta tăng lên một nấc tốc độ cho ánh sáng vào ít đi 1 phần thì ta phải mở rông khẩu độ hơn một nấc để ánh sáng vào nhiều hơn đúng 1 phần nhƣ vậy. 27
  24. 5) Đề tài cho ảnh, chủ đề và bối cảnh A-Tìm kiếm đề tài Từ một tác phẩm hoành tráng cho đến một tấm ảnh lƣu niệm tầm thƣờng, bao giờ trong đó cũng chứa đựng một điểm chính làm cốt lõi và những hình dáng, cảnh vật chung quanh phụ thuộc. Điểm chính làm cốt lõi ấy chính là chủ đề của một tấm ảnh, và những hình dáng phụ thuộc kia chính là bối cảnh. Hai đơn vị chủ đề và bối cảnh hợp lại với nhau tạo thành một đề tài cho một bức ảnh. Đề tài chính là nơi mà tác giả gởi gắm tâm tƣ, cảm xúc tới ngƣời xem. Cho nên một tấm ảnh mang những hình thù lộn xộn, mập mờ, giằng co, tranh giành ảnh hƣởng lẫn nhau, không có điểm chính mà cũng chẳng có điểm phụ, nhìn vào chỉ thấy mỏi và chán mắt, không thể đƣợc coi là một tấm ảnh đẹp. Tùy rung động, tùy xu hƣớng, tùy lúc, tùy nơi mà mỗi tác giả sẽ tìm một đề tài thích hợp cho mỗi tác phẩm của mình. Chúng ta hãy xem xét vào chi tiết của một quan niệm tìm kiếm đề tài, cách thể hiện và trình bày đề tài. Rung cảm Nhiếp ảnh cũng nhƣ các môn nghệ thuật khác, điều đầu tiên vẫn là sự rung cảm. Rung cảm bao giờ cũng là một động cơ thúc đẩy sáng tác. Vì thế, việc bắt nguồn rung cảm rất quan trọng và điểm chính yếu ấy là sự chân thành. Càng chân thành, tha thiết, động cơ thúc đẩy càng mạnh, và trong khi thể hiện nếu kỹ thuật đạt đến đúng mức, sự truyền cảm ở tác phẩm tỏa ra càng dễ dàng và sâu sắc. Trái lại, cần tránh sự gƣợng ép, hời hợt, giả tạo vì nếu không, chắc chắn không thể thành công. Xin kể hầu các bác một câu chuyện tầm thƣờng. Đi chơi hồ Than Thở, chụp tấm hình kỷ niệm, nếu đứng trƣớc cảnh ấy là một ngƣời có tâm hồn nhạy cảm, nghe tiếng thông reo rì rào mà nhƣ thoảng nghe thì thầm một niềm tâm sự, rồi trông mặt nƣớc lặng nhƣ gƣơng in bóng những thân thông cao vút, đây đó ít áng mây trời bơ vơ, tự dƣng có một nỗi buồn nhè nhẹ thâm nhập vào tâm hồn, một nỗi buồn vơ vẩn rộng rãi, phiêu phiêu nhƣ gió thổi phấn hoa thông bay khắp không gian Bất giác ta cảm thấy cần phải ghi hình ngay cái cảnh sắc gợi buồn đó. Ta sẽ chọn tìm góc cạnh, ánh sáng để có thể ghi chép đƣợc trung thành cảnh vật và trạng thái tâm hồn do ngoại cảnh tạo ra. Chắc chắn ta sẽ cho ngƣời mẫu đi ở đƣờng mòn ven bờ hồ với một dáng thẫn thờ hay ngồi dựa thân cây thông với cặp mắt xa xăm vời vợi. Chụp xong, dù chỉ là một tấm ảnh kỷ niệm, không ít thì nhiều cũng có một giá trị truyền cảm. Cùng trong cảnh ấy, một ngƣời không biết xúc cảm (trong giới nhiếp ảnh hay gọi đùa là "ngƣời gỗ") nếu lại chụp theo cách của mấy ông thợ ảnh dịch vụ với một tinh thần tắc trách, không nhìn thấy gì mà cũng không có rung động gì cả, chắc chắn anh ta sẽ cho ngƣời mẫu nhìn thẳng vào ống kính với lời đề nghị cƣời một cái thật tƣơi !!!! 28
  25. Hai hình ảnh trên nói lên trình độ ý thức của mỗi ngƣời nhiếp ảnh. Cũng cầm máy nhƣ nhau nhƣng giá trị của mỗi con ngƣời đã khác nhau, và sự sai biệt căn bản chỉ là biết rung cảm hay không mà thôi. Lựa chọn đề tài Có ngƣời đã nói : muốn lôi kéo ngƣời xem thì đề tài phải kỳ lạ, giật gân, phải kinh khủng ghê rợn (nhƣ chụp tai nạn, xác chết ) hoặc cầu kỳ tốn kém nhƣ Kim Tự Tháp, nhà chọc trời, hỏa tiễn, vệ tinh Không nhất thiết phải nhƣ vậy. Những vật ấy tự nó đã chứa đựng tính chất khác thƣờng, chụp nó chẳng qua chỉ là việc ghi chép với giá trị tài liệu mà thôi. Giá trị nghệ thuật không căn cứ vào đấy. Vì nếu muốn tả một cảnh buồn mà phải sang đến công viên Luxembourg để thấy lá vàng rơi trên vai tƣợng đá thì mấy ai đã có cái may mắn viễn du nhƣ thế. Tả một cảnh buồn có khi ta tìm thấy ngay bên cạnh nhà ta, trong hình ảnh một cây khô khẳng khiu giữa nền trời xám lạnh với một con quạ ủ rũ. Giản dị hơn nữa, có khi trong một đôi mắt, nếu diễn tả tài tình, có thể thấy cả một trời thu buồn. Giá trị của những đề tài nhiếp ảnh thƣờng là nói lên đƣợc, khám phá ra đƣợc những khía cạnh phi thƣờng vẫn tiềm ẩn trong những cái tầm thƣờng. Đề tài càng giản dị gần gụi bao nhiêu mà lại có mãnh lực xúc động mạnh thì càng quý giá bấy nhiêu. Có thể nói hầu hết những tác phẩm giá trị đều tìm thấy trong những cảnh vật tầm thƣờng quanh ta. Một mảnh tƣờng, một em bé đói rách, một đóa hoa có gì đáng giá đâu, vậy mà rất giá trị nếu đƣợc diễn tả tài tình trong sự sắp xếp nhƣ sau : Em bé đói và rách đang ngồi co ro dƣới chân một bức tƣờng cạnh một rãnh nƣớc đen ngòm, ngay trên đầu em bé là một khuôn cửa sổ đóng kín buông rèm ấm áp, chậu hoa để bên bậc cửa vừa thấy nở một bông rực rỡ rất vô tình Trình bày đề tài Có một quan niệm cho rằng trình bày cho ngƣời xem dễ dàng thấy ý mình qúa tác phẩm sẽ giảm giá đi. Phải bố trí cách nào để bắt ngƣời ta tìm tòi, suy nghĩ mãi mới thấy, có nhƣ vậy mới quý. Nhiếp ảnh không phải là một nghệ thuật tạo hình theo lối bí hiểm mà trái lại, là một thế giới ngữ giản dị và chân thật nhất, cho nên việc trình bày mỗi đề tài phải có : 1} Ý nghĩa sáng tỏ, cởi mở (không có nghĩa là nông cạn}. 2} Hình thức rõ ràng, đầy đủ mà giản dị. Xem một bức ảnh mà tìm mãi không biết tác giả định tả cái gì, hay nếu muốn hiểu lại phải đọc hết một bài giải thích thì mệt quá. Sở dĩ cần nhắc đến sự giản dị trong phần hình thức vì đã có tác giả, muốn cho đầy đủ, đã trình bày quá ôm đồm, thêm thật nhiều chi tiết rƣờm thừa và tối : đã có nhà tất phải có cây, cây phải có hoa, hoa cần 29
  26. thêm bƣớm v.v Để cuối cùng sẽ thành một thứ lộn xộn tranh giành nhau tầm bậy. Giản dị là biết vất bỏ loại trừ những cái không cần thiết, thừa thãi, có hại cho toàn bộ. Nguồn cảm hứng Có nhiều nguyên nhân thúc giục ta thực hiện một đề tài, nhƣ : 1} Vì bối cảnh : Thấy một đám mây đẹp trên ngọn cau, ta đi tìm ngay một đề tài về nông thôn trong đó có hình ảnh cây cau và mây trắng. 2} Vì chủ đề : Có một em bé bụ bẫm, ta đi tìm bối cảnh để tả một đề tài về tình mẫu tử. 3} Có khi vì sự tình cờ : Ta gặp cả chủ đề và bối cảnh thành sẵn một đề tài làm ta xúc động và vội vã ghi chép. Tiến tới một bực cao hơn nữa là nghiền ngẫm một ý tƣởng rồi đi tìm chủ đề và bối cảnh thích hợp để thực hiện thành một đề tài ; đề tài ấy phản ảnh ý tƣởng của ta. Nói một cách khác : ta đã cụ thể hóa ý tƣởng ấy lên bằng hình ảnh, mƣợn hình thức làm nhịp cầu liên lạc gởi tâm tƣ đến mọi ngƣời. Tóm tắt Niềm rung cảm chân thành và mãnh liệt quyết định cho sự thể hiện. Lúc thực hiện nên lựa chọn đề tài gần gũi với mọi ngƣời Càng nói lên, khám phá ra những cái phi thƣờng trong cái tầm thƣờng, tác phẩm càng có giá trị. Cố sao trình bày đề tài ấy một cách sáng tỏ về ý nghĩa, rõ ràng, giản dị về hình thức. Bối cảnh, chủ đề hay sự ngẫu nhiên đều có thể dắt dẫn ta đến một hình ảnh có đề tài rõ rệt. Trình độ cao hơn hết của việc thực hiện là sau khi đã nghiền ngẫm một ý tƣởng chúng ta đi tìm chủ đề và bối cảnh thích hợp để tạo nên một đề tài. Đề tài ấy là phản ảnh của ý tƣởng kia. Làm đƣợc nhƣ thế là đã bƣớc đƣợc một quãng đƣờng dài trong việc gửi gắm tâm tƣ tới mọi ngƣời. B-Chủ đề và bối cảnh Nhƣ chúng ta đã biết trong bài trƣớc, một tấm ảnh dù muốn dù không cũng gồm hai đơn vị : chủ đề và bối cảnh. Chủ đề thƣờng có một mà bối cảnh có thể có nhiều phần. Nhƣng dù nhiều hay ít chung quy bối cảnh cũng chỉ nhằm mục đích tôn cho vai trò chủ đề nổi hơn lên, làm cho chủ đề đỡ trơ trọi, nói giùm thêm ý nghĩa, khía cạnh mà chủ đề nếu đứng một mình không thể nói hết. Bối cảnh thƣờng cố tình tự mờ nhòe đi để chủ đề đậm nét, sắc sảo hơn lên. Nói tóm lại vai trò bối cảnh đóng góp một phần rất lớn cho giá trị mỗi tấm ảnh. Thiếu "cái phụ" có khi "cái chính" không làm nên trò trống gì, quan niệm thƣờng tình này áp dụng ở đây rất chí lý. Phân loại và phân tích tính chất bối cảnh Trong những tác phẩm ta thƣờng gặp hai loại bối cảnh : bối cảnh phù hợp và bối cảnh tƣơng phản. Bối cảnh phù hợp Là bối cảnh cùng chung tính chất với chủ đề. 30
  27. Ví dụ một cảnh sinh hoạt nông thôn, chủ đề là một nông dân đang theo trâu giữa những luống cày thẳng tắp ; ta thấy xa xa có mấy ngƣời đang tát nƣớc, làm cỏ, xa hơn nữa là vài mái nhà tranh, lũy tre làng, trên trời vƣơn lên mấy thân cau cao. Tất cả khung cảnh ngƣời, nhà, tre, cau ấy đã hợp nhau lại thành bối cảnh rất phù hợp với chủ đề ngƣời nông dân cày ruộng trong dề tài đời sống nông thôn. Bối cảnh tương phản Là bối cảnh có hình thể hoặc tính chất trái ngƣợc với chủ đề. Ví dụ : một ngƣời mù hát rong đứng ngơ ngác lạc lõng trƣớc một sân khấu nhạc, kịch lộng lẫy, hoành tráng, đèn đuốc sáng trƣng, quảng cáo vĩ đại, rực rỡ. Bối cảnh tƣơng phản này cũng vẫn nhằm mục đích làm nổi vai trò chủ đề lên nhƣng là dùng một hình thức trái ngƣợc, mƣợn bối cảnh làm mục tiêu so sánh với chủ đề. Khung cảnh khu sân khấu ca nhạc càng sáng lạn xa hoa bao nhiêu thì vai trò ngƣời hát rong mù càng tối tăm khổ sở bấy nhiêu. Ý nghĩa đen bạc của một đời nghệ sĩ cùng khổ sẽ vì bối cảnh ấy mà càng nổi rõ hơn lên. Về hình thể bối cảnh có hai loại : Bối cảnh đồng loại Là loại bối cảnh có hình thể giống nhau và cùng giống luôn với chủ đề. Ví dụ những bông hoa đứng sau hợp nhau lại thành một nền mờ mờ cho một bông hoa rõ nét lớn đứng trƣớc. Một đám đông mặt ngƣời nhỏ bé hoặc mờ nhòe làm nền cho một khuôn mặt đẹp rõ nét. (Ảnh của bác Coolpix8700) 31
  28. Bối cảnh dị loại Là loại bối cảnh không cùng tính chất và hình thể với chủ đề. Ví dụ nhƣ những đƣờng thẳng tắp làm nền cho một hình tròn. Những lƣng đồi cong cong êm ái là một bối cảnh rất nổi cho mấy thân cây thông thẳng tắp đứng trƣớc. Ngoài những loại bối cảnh tốt có tính chất hữu dụng trong khi thể hiện tác phẩm, ta cũng nên biết tới một loại bối cảnh phản bội rất tai hại, làm hỏng cả tấm hình, ấy là những hình thể ngô nghê vô nghĩa, rắc rối, không ăn nhập gì tới đề tài cả, mà cứ lù lù đứng chiếm một phần lớn diện tích tấm hình, tranh giành ảnh hƣởng với chủ đề. Ví dụ chụp hình một chân dung tuyệt mỹ mà đàng sau mọc lên mấy cây cột đèn hoặc mấy cái rào phơi đầy quần áo dơ dáy. Hình ảnh ấy làm ta bực mình và tiếc hận nhƣ thấy một nắm bùn dơ ném tung tóe lên một tấm khăn trắng muốt. Gặp loại bối cảnh phản bội này, ta phải sáng suốt nhận ngay ra và mau mau tránh xa hay tìm mọi cách che giấu, hoặc loại ra khỏi tấm ảnh trƣớc lúc thu hình. 32
  29. Với những điều kể trên ta thấy rằng chọn đƣợc một chủ đề tốt, chƣa phải đã có thể làm cho một tấm ảnh trở nên ĐẸP. Vì chủ đề dù có khá đi nữa mà gặp phải một bối cảnh lôi thôi rắc rối, thì tấm ảnh đẹp cũng chƣa thể hình thành. Thử nhắc lại hai ví dụ trên, ta thấy ngay hai chủ đề : ngƣời nông dân, ngƣời mù hát rong, nếu đứng một mình cũng không thể trở thành một đề tài mang trọn vẹn ý nghĩa cho tác phẩm. Tính chất quyết định cho ý nghĩa một đề tài nhờ vai trò bối cảnh Cho dễ thông đạt ý, xin lập lại ví dụ chủ đề ngƣời mù hát rong. - Với bối cảnh tƣơng phản là cái sân khấu ca nhạc hoành tráng, ta thấy ngay một dụng ý so sánh hai số kiếp nghệ sĩ. Hình ảnh diễn tả làm nảy sinh trong ta một ý niệm chua xót. - Nhƣng nếu ta đặt ngƣời mù hát rong ấy vào một bối cảnh khác, nhƣ anh ta đang say mê đàn hát giữa một đám đông trẻ con, đàn bà trong một khu xóm lao động, ngƣời nào ngƣời nấy đều hân hoan vui vẻ, chắc chắn bức ảnh đời thƣờng này sẽ có tính chất "niềm vui dân lao động", đã hƣớng ý nghĩa đề tài sang một chiều hƣớng khác hẳn. Vai trò bối cảnh quan trọng là nhƣ vậy, nó càng ngày càng làm cho ta phải lƣu tâm, không thể thờ ơ cẩu thả đƣợc vì cùng một chủ đề mà ở bối cảnh này hay bối cảnh khác ý nghĩa tác phẩm có thể khác hẳn. Sự quan trọng của việc trình bày chủ đề trƣớc bối cảnh Sau khi đã chọn đƣợc chủ đề và bối cảnh thích hợp cho một đề tài rồi, phần nội dung (hồn ảnh) đã coi nhƣ là gần đầy đủ, có thể nói đã tạm qua giai đoạn rung động tƣ tƣởng mà bƣớc sang phần kỹ thuật thể hiện. Phần này đòi hỏi nhiều lý trí và kinh nghiệm chuyên môn. Đây là lúc vận dụng sự hiểu biết của ta về kỹ thuật và nghệ thuật thu hình nhằm mục đích nổi bật đƣợc vai trò chủ đề trƣớc bối cảnh. Có nhiều yếu tố thông thƣờng để làm nổi chủ đề nhƣ sau : - Bố cục : Dành cho chủ đề chỗ đứng trên những đƣờng mạnh, điểm mạnh (xem bài 6 bố cục) - Ánh sáng: Tìm nguồn sáng thuận lợi soi tỏ vào chủ đề. Làm cho chủ đề rõ ràng chi tiết hơn bối cảnh. - Tỷ lệ: Cho chủ đề chiếm một diện tích tƣơng đối lớn hơn so với những vật chung quanh. - Đậm lợt: Để chủ đề màu đậm trƣớc bối cảnh màu nhạt và trái lại nếu chủ đề đã là màu nhạt thì nên có bối cảnh sẫm hơn. - Mờ tỏ: Luôn luôn cho những bối cảnh không cần thiết mờ nhòe đi để tôn thêm sự rõ nét, sắc cạnh của chủ đề 33
  30. Hoặc có thể làm mờ chủ đề, hòa quyện chủ đề và bối cảnh thành một đề tài có ý nghĩa. 35
  31. - Động tĩnh: Trong một vài loại đề tài, ta áp dụng sự nhanh chậm tốc độ (xem bài 1) để cho bối cảnh chao mờ đi trong khi chủ đề rõ nét lên, hoặc trái lại. Nếu ta chủ tâm chụp chủ đề trong trạng thái chao mờ thì nên có một bối cảnh rõ nét. Tấm hình này của bác Davidpham đăng ở box ảnh các sự kiện (đã xin phép) Những điểm di động vừa đề cập tới là những điểm trọng yếu làm cho vai trò chủ đề nổi bật ra, gợi óc tò mò, bắt mắt ngƣời xem chăm chú vào vai trò chính trong tấm ảnh. Vai trò chính ấy dĩ nhiên đã mang một phần lớn ý nghĩa của đề tài và vì vậy đề tài sẽ truyền cảm một cách dễ dàng. 36
  32. Sau hết cũng cần nói đến một điểm hệ trọng đó là :đã chọn lọc, sắp xếp cách nào cũng phải chú ý đến sự tự nhiên của tác phẩm. Nghĩa là làm sao đừng gò bó gƣợng ép quá để ngƣời xem ảnh sẽ thấy vẻ giả tạo và mất đi nhiều cảm tình với tác phẩm ấy. 6) Bố cục Trong lĩnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật, bố cục đóng vai trò quyết định. Thật vậy, nhà nhiếp ảnh đứng trƣớc khung cảnh hữu tình, không phải cứ giơ máy lên bấm là có ảnh đẹp mà phải bố cục, nghĩa là sắp xếp cho chủ đề và bối cảnh cân xứng, ngoạn mục, giữ lại hoặc tôn lên những phần đẹp, đồng thời gạt đƣợc mọi rƣờm thừa. Bố cục là một vấn đề lớn, và khởi đầu bằng : Sự khác biệt giữa mắt ngƣời và ống kính Trƣớc cảnh vật, mắt ngƣời không nhìn toàn thể. Ta chăm chú trong khoảnh khắc vào từng phần, từng chi tiết. Ta thấy thân cây gần trƣớc hết, mắt ta theo dòng sông uốn khúc và thích thú ngắm dãy núi xanh xa xa. Cánh hoa tím bên đƣờng thu hút ánh mắt ta. Rồi ta say mê với đàn bƣớm chập chờn trên thảm cỏ mịn. Tầm mắt của ta luôn luôn đổi chỗ, và khi dừng lại ở một điểm nào thì cảnh vật bao quanh nhƣ mờ nhòa hẳn đi. Chiếc ống kính máy ảnh không nhìn giống mắt ngƣời. Nó khách quan ghi đằy đủ và rõ nét tất cả những cái gì trên cùng một mặt phẳng. Nó máy móc bắt tất cả những gì ta không ƣa. Ngoài ra, ống kính chỉ nhìn hai chiều trong lúc con mắt thấy cả ba chiều vì thế cảnh vật nổi lên có cả bề sâu mà trong ảnh không có. - Mắt thấy có đủ màu sắc. Ống kính ghi ra đen trắng, đậm lợt (đối với ngƣời chơi ảnh đen trắng). - Luật viễn cận (gần lớn, xa nhỏ) đối với con mắt không mạnh, không rõ rệt bằng với ống kính, nhất là loại ống kính có tiêu cự ngắn. - Mắt theo dõi cảnh vật di động, ống kính bắt đứng từng hình ảnh một và tĩnh lặng trên mặt giấy. Sự khác biệt giữa hai khóe nhìn đã dẫn tới hai trƣờng hợp trái ngƣợc : ở tấm ảnh có những đƣờng nét kỳ thú truyền cảm những ý tình mới lạ mà chính tác giả lúc ngắm cảnh ghi hình không thấy có. Trái lại những hình dáng cám dỗ của cảnh vật làm con ngƣời ảnh thích mắt đến run cả ngƣời lúc ra ảnh lại biến đâu mất ! Đó là điều lầm tƣởng con mắt và ống kính nhìn giống nhau. Muốn không bị "phản bội" mỗi khi thu hình, chúng ta ấn định trƣờng hợp nào con mắt phải nhìn theo ống kính và trƣờng hợp nào phải gò ống kính theo mắt ngƣời. 37
  33. Định luật đơn vị (Ống kính theo con mắt) Nhƣ trên đã nói, con mắt nhìn chỗ nào, chỉ có chỗ ấy rõ nét, cảnh vật bao quanh đều mờ nhòe, dù cùng trên một mặt phẳng. Nói một cách khác, đối tượng của ánh mắt lúc nào cũng có và chỉ có một mà thôi. Trên cánh đồng bao la, hoặc ta nhìn con trâu gặm cỏ, hoặc ta nhìn nhánh lá dừa phất phơ trƣớc gió, hoặc ta nhìn mây trôi. Một lúc ta không thấy, cũng nhƣ ta không thể thấy ba thứ đó cùng rõ nét. Thể hiện một tấm ảnh, ta phải đặt câu hỏi : chụp cái gì ? "Cái gì" ấy là đối tƣợng là chủ đề a) Lại gần chủ đề Chúng ta đã có chủ đề : đàn trâu mải mê gặm cỏ. Ngoại cảnh là tàu lá dừa, làng xa chìm trong sƣơng chiều, ta đã liệt xuống thứ yếu. Chúng ta hãy lại gần đàn trâu. Với mỗi bƣớc đi của ta, những rƣờm thừa lần lần bị loại ra khỏi tầm nhìn. Lại gần để gạt bỏ, gạt bỏ Làm công việc này đôi lúc ta thấy vô lý nữa. Nhƣng làm thế nào khác ! Nếu ta không muốn rơi vào lộn xộn. b) Giản dị tột độ. Một trong những đức tính cần thiết của ngƣời ảnh là giản dị. Giản dị để sửa chữa sự tham lam ôm đồm của ống kính, giản dị để chỉ còn có một chủ đề chính nhƣ con mắt lúc nhìn cái gì chỉ thấy có cái đó. Ta đã lại gần đàn trâu. Hãy khoan bấm máy ! Ta đã lại gần để gạt bỏ nhiều chi tiết, chỉ còn có đàn trâu thôi. Ta còn phải gạt bỏ nữa, ta không thể trình bày cả đàn trâu, con quay nd9i, con quay lại, lộn xộn tranh nhau ảnh hƣởng. Ta nhắm con có đôi sừng vênh lên, mình tròn, đuôi dài. Chủ đề chính của ta đó, sự giản dị đến cùng độ này giúp tác phẩm của ta sáng sủa hơn lên. Trọng điểm, đƣờng mạnh (Ống kính theo con mắt) Đặt chủ đề vào đâu ? Theo thói thƣờng ta đặt ở giữa khung hình ! Những tấm ảnh đầu tiên của những anh em mới cầm máy chứng nhận điều này. Em bé cƣời giữa ảnh, thân cây mọc giữa ảnh, con trâu vênh sừng giữa ảnh Nhìn thấy rất cân, nhƣng là một thứ cân quá dễ dãi và lỗi thời. Đặt chủ đề vào giữa, chỉ trừ khi ta định mô tả sự oai nghiêm, còn thƣờng thì sự cân đối đó chia ảnh ra làm 2 phần, 4 phần đều nhau, mà cái gì đều nhau đều đi liền với nhàm chán. Không đặt giữa, dĩ nhiên ta đặt vào cạnh. Những nhà làm mỹ thuật từ xƣa đã định rõ những khu vực để đặt chủ đề. Đó là những giao điểm của những đƣờng chia ba mỗi chiều của mặt hình. Ta gọi đó là những điểm mạnh (trọng điểm) Những đƣờng tƣởng tƣợng đó là những đƣờng mạnh cũng là nơi để đặt chủ đề. 38
  34. Đƣờng nét (con mắt theo ống kính) Đứng trƣớc cảnh vật bao la, ống kính máy ảnh thâu toàn thể, ít ra cũng tất cả những gì nằm trên một mặt phẳng. Nhờ vậy ống kính đã phát giác rất rành đƣờng cong nét thẳng mà đối với mắt thƣờng chỉ hiện ra mơ hồ. Những đƣờng nét này muôn hình vạn trạng, dài ngắn không chừng, nhƣng không ngoài ba đƣờng : thẳng, cong và rằn ri gẫy khúc đƣợc tạo nên bởi : a) Hình dáng của cảnh vật. Mắt nhìn một ngƣời, ta thấy đó là anh Nam. Ống kính không biết anh Nam là ai, chi ghi lại một đƣờng thẳng nếu anh ta đứng ngay, và một đƣờng cong nếu anh ta đang uốn lƣng cúi mọp. Dãy nhà chọc trời qua ống kính chỉ là những đƣờng thẳng dựng. Mặt biển tít mù chỉ là đƣờng thẳng tắp và giải Hoành sơn trùng điệp in bật lên nền trời thành một đƣờng bén sắc lúc cong lúc gãy lúc lởm chởm nhƣ hàng răng cƣa. b) Đường nét của ánh sáng. Đƣờng nét có thể do ánh sáng tạo nên. Trên thảm cỏ mịn một buổi sáng nắng chênh, những bóng cây trụi lá đổ xuống thành những đƣờng sẫm đậm tỏa nan quạt. Và những ngọn thông của núi rừng Đà Lạt đang níu lại những tia nắng cuối đã thành những đƣờng sáng uốn lƣợn nhƣ những đàn rắn đang bò c) Ý nghĩa đường nét. Mỗi đƣờng mang một ý riêng phù hợp với mỗi trạng thái của tâm hồn : - Đƣờng thẳng : rành mạch, sáng sủa, ngay thẳng - Đƣờng thẳng đứng : mang những đức tính của đƣờng thẳng và nhiều sức mạnh. 40
  35. - Đƣờng thẳng nằm : dứt khoát nhƣng yên tĩnh, nghỉ ngơi. - Đƣờng cong liên tiếp : uyển chuyển, mềm mại. - Đƣờng cong trở lên theo chữ V : cố gắng vƣơn lên. - Đƣờng cong xuống : sau nhiều kiên nhẫn chịu đựng đã kiệt sức, mặc cho cuốn theo chiều gió. - Đƣờng rằn ri gãy khúc : sôi nổi, phức tạp, lộn xộn, chƣa quyết định dứt khoát. Bố cục theo đƣờng nét Muốn nhìn ra đƣờng nét rõ rệt, ta có thể theo sự hƣớng dẫn của các nhiếp ảnh gia lão thành : - Nhíu con mắt lại và đừng ngắm vào một điểm nào nhất định, đƣờng nét của cảnh vật trƣớc mát sẽ hiện lên. - Dập theo ống kính mà nhìn toàn thể, những đƣờng nét lớn có sắc độ mạnh hiện bật ra. Chính những đường nét lớn làm sườn cho ta xây dựng tác phẩm a) Đường nét thuận. Ta có thể bố cục đƣờng nét cùng loại, toàn đƣờng cong, toàn đƣờng thẳng. Tỷ nhƣ muốn tả một ngƣời đang buồn, dáng ngƣời thƣờn thƣợt trĩu nặng cong nhƣ một dấu ngoặc đơn. Ta đợi anh đi vào điểm mạnh của một khung cảnh cũng toàn đƣờng cong : hàng liễu rũ ven hồ, cành lá đều buông xuống đè chồng lên nhau rối bời nhƣ muôn ngàn tâm sự của anh ta lúc ấy. Trái lại, đƣợc tả ngƣời ấy của một ngày đi thi thấy tên mình ghi trên bảng vàng, ta phải tránh những đƣờng cong buồn. Anh đang mạnh mẽ nện gót trên hè phố, lòng nhẹ lâng lâng. Chính nhũng đƣờng nét của kiến trúc đô thị, thẳng tắp, vút cao, rất phù hợp với đƣờng nét gọn ghẽ nhẹ nhàng của thân hình anh, và cũng đúng là tâm trạng anh nữa. b) Đường nét hỗn hợp. Trong trời đất, mấy khi ta gặp đƣợc cảnh vật có đƣờng nét cùng loại ! Bên bờ sông uốn khúc đƣờng cong, có thân cây mọc thẳng, có bờ lau um tùm không thành đƣờng nét rõ rệt. Trong trƣờng hợp này, ngƣời ảnh phải xoay quanh chủ đề, khéo chọn một chỗ đứng để che giấu, gạt bỏ đƣợc những đƣờng nét phản bội, giữ lại một đƣờng nét lớn làm chính. Nhƣ vậy các đƣờng nét khác ngắn hơn, sắc độ nhẹ hơn chỉ đóng vai trò phụ, thứ yếu, dù có khác loại cũng không quá hại cho tác phẩm. Mảng đậm lợt. (Con mắt theo ống kính) Một thân cây nhìn gần là một đƣờng thẳng, nhiều thân cây là nhiều đƣờng thẳng. Nhƣng nhìn xa, rừng cây trở nên một mảng màu sẫm dày đặc. Cồn cát một ngày xấu trời chỉ là một mảng trắng toát và mặt biển lặng sóng đã thành một mảng xám đen. (Ảnh đen trắng) Phân phối những mảng đậm lợt vào tác phẩm, ngƣời ảnh đã chứng tỏ khả năng bố cục của mình. - Nặng đầu khi phần trên đen hơn phần dƣới. - Nghiêng đổ khi bên này đậm hơn bên kia. 41
  36. - Lộn xộn khi mảng đậm lợt lung tung, nhìn vào rối mắt. - Vững vàng khi mảng đậm lợt điều hòa, cân xứng. Sự điều hòa không có nghĩa máy móc, tức là số mảng bằng nhau ở hai bên. Ở đây chúng ta căn cứ vào sắc độ, tức là vào trọng lƣợng của đậm lợt. Tấm ảnh một bên có sƣờn đồi trái sáng màu sẫm, bên kia chỉ cần có một bóng ngƣời mặc đồ đen cũng đủ cân mắt, nhìn không thấy nặng một bên. Định luật tƣơng phản Có ngƣời bạn đi chơi xa về đem khoe ảnh chụp. Mở đầu anh tự giới thiệu thuộc đoàn thám hiểm núi Hoành Sơn, anh khoe "Tấm này chụp khi tôi ở độ cao 1500 mét". Nhìn ảnh ta không thấy độ cao của núi, cũng không thấy sự hiểm trở của đƣờng lên núi. Ảnh chỉ là bức chân dung do ngƣời bạn đồng hành chụp, bán thân, đứng trƣớc vách đá dựng. Có thế thôi ! Giả sử, ngƣời chụp đã đứng thật xa, chủ đề là nhà thám hiểm nhỏ xíu, cố sức bám vào mỏm đá gần đỉnh núi, phía dƣới là vách đá cheo leo lởm chởm, chắc anh bạn chúng ta không phải dài dòng giải thích, tác phẩm cũng đã tự nói lên đầy đủ. Muốn diễn tả chủ đề có chiều cao quá cỡ, hoặc chiều ngang quá khổ, và trái lại cũng thế, ta có định luật tƣơng phản. Lấy con ngƣời nhỏ bé đi giữa bãi cát mênh mông, lấy đoàn xe nhỏ nhƣ đàn kiến bò cạnh những ngôi nhà chọc trời cao vút, chúng ta có hai kích thƣớc tƣơng phản để so sánh, chính cái kích thƣớc quen thuộc đã giúp con mắt của ta ƣớc lƣợng đƣợc kích thƣớc kia dễ dàng. Sự tƣơng phản còn có giá trị trong lĩnh vực sắc độ. Một chấm mực đen ở bất kỳ chỗ nào trên tờ giấy trắng cũng nổi bật lên. Và trong đêm tối, trong cái đen mênh mang đó, một ánh lửa leo lét dù nhỏ đến đâu cũng nhận đƣợc ra ngay. Sự tƣơng phản giữa động và tĩnh cũng làm cho tác phẩm sống động. Thật thế, trên mặt nƣớc hồ thu không một làn sóng gợn, sự yên tĩnh càng thêm yên tĩnh khi chiếc lá vàng vừa rơi đụng mặt hồ, tạo ra mấy koanh tròn lung linh. Và những khách bộ hành đứng lại trố mắt nhìn đoàn xe đua vút qua, chính những bóng dáng đứng yên đó đã khiến cho hình ảnh chao mờ của đoàn xe qua càng thêm tăng tốc độ. Ngoài ra ngƣời ảnh còn dùng đƣợc tƣơng phản ý nghĩa. Đặt già bên trẻ, đặt giàu sang cạnh nghèo nàn, đặt vui cạnh buồn, đặt thô kệch bên dịu dàng ý nhị nội dung tác phẩm của ta càng dễ nổi bật. Tạo chiều sâu cho ảnh Trên mặt ảnh phẳng, ống kính cũng tạo đƣợc chiều sâu, tức là chiều thứ ba của cảnh vật mà con mắt nhận thức đƣợc. Đó là nhờ : Định luật viễn cận. Cảnh vật càng nhìn gần càng thấy to lớn, nhìn xa ta có ảo tƣởng cảnh vật nhỏ bé đi. Với con mắt sự to nhỏ không dữ mạnh nhƣ với ống kính, nhất là loại ống kính tiêu cự ngắn. Máy ảnh chụp ra một chiếc lá gần lớn hơn cả quả núi ở xa. 42
  37. Khéo chọn góc cạnh thích ứng và biết dùng tiêu cự của ống kính theo luật viễn cận, một phố dài hiện lên thăm thẳm, những hàng cây hun hút sâu. Hàng cây, dãy nhà nhỏ dần, nhắc đi nhắc lại còn tạo ra tiết tấu nhịp điệu cho bố cục. Tiền cảnh. Một tấm hình đƣợc bố cục có tiền cảnh, cảnh vật chủ đề nhƣ đƣợc đẩy lùi ra xa hơn. Tiền cảnh nên đặt vào góc ảnh, vừa để lấp những khoảng trống trải, nhƣ mảnh trời không mây, ảnh đỡ bị vẹt góc. Mờ nét. Ngƣời ảnh luôn luôn biết sử dụng một cách tinh tế và đúng chỗ mọi sở trƣờng và sở đoản của các vật dụng. Chẳng hạn khi ta mở lớn khẩu độ, khoảng nét rõ (dof) rất mỏng, còn bao nhiêu cảnh ngoài mờ nhòe hét ; nói một cách khác ngoài khoảng cách rõ, ta có khoảng cách mờ. Khi biết áp dụng khéo léo ta che dấu đƣợc bối cảnh lộn xộn, làm nổi bật chủ đề và tạo đƣợc chiều sâu cho ảnh. Sau khi đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến bố cục ở trên, chúng ta đi thẳng vào vấn đề : Bố cục là gì ? Nếu không phải là sắp xếp đƣờng nét đậm lợt sao cho tƣơng xứng ngoạn mục, nhƣ nhà dàn cảnh điều động các diễn viên trên sân khấu, nhƣ ngƣời trang trí bày biện đồ đạc trong văn phòng. Sự sắp xếp của ngƣời ảnh hiểu theo ý nghĩa tìm chỗ đứng, vào gần, ra xa, ngó từ trên, nhìn từ dƣới, xoay quanh cảnh vật chứ không phải dùng sức xê dịch cảnh vật. Bố cục là sắp xếp đƣờng nét, đậm lợt 1) Trong khuôn khổ nào đấy của ngoại cảnh, có nhiều đƣờng nét, ngƣời ảnh chọn đƣờng nét nào lớn nhất (lớn về kích thƣớc, sắc độ, động tĩnh) đó là những đƣờng nét của bố cục. Ví dụ : Con sông trắng uốn lƣợn trên đồng lúa xanh, đoàn ngƣời gánh nối đuôi trên con đƣờng mòn, đoàn rƣớc đuốc trong đêm tối Theo định luật đơn vị, trong mỗi tác phẩm chỉ nên có một đƣờng nét chính tức là một đƣờng nét lớn mà thôi. Nói nhƣ vậy, tức là chúng ta vẫn chấp nhận có một hoặc nhiều đƣờng nét phụ với đặc tính phụ : nhỏ hơn, ngắn hơn, nhẹ hơn đƣờng nét chính. Ngoại cảnh không phải lúc nào cũng hiến dâng cho ta đƣờng nét sẵn để cho ta chọn chính phụ, thì ta đã có trong tay nhiều phƣơng tiện kỹ thuật, nhƣ nhấn mạnh sắc độ đƣờng nét bằng kính lọc, nhƣ lấy rõ nét ở đƣờng nét chính và làm mờ nhòe đi các đƣờng nét phụ. 2) Nếu đƣờng nét đƣợc ví với bộ xƣơng làm sƣờn cho việc xây dựng tác phẩm thì những mảng đậm lợt đƣợc coi là đƣờng gân bắp thịt, có nhiệm vụ : a) Liên lạc các đƣờng nét b) Tạo khối cho cảnh vật c) Lấp những khoản trống 43
  38. - Chủ đề nên là một mảng chính nghĩa là có kích thuớc, sắc độ, hoặc động tĩnh hơn các mảng đâm lợt phụ - Trong một tác phẩm nên có nhiều mảng đậm lợt hình thù, sắc độ khác nhau để tránh nhàm chán. 3) Ngƣời ảnh còn tạo đƣợc tác phẩm ngoạn mục bằng bố cục vững vàng khi: - Sự phân phối đƣờng nét, mảng đậm lợt đƣợc cân xứng (chứ không cân đối) - Đã tránh những đƣờng nét cắt ngang tấm hình ra làm 2 làm 4 - Dùng toàn đƣờng ngang, đƣờng dọc đứng, đã biết đặt mảng đậm lợt để vừa làm liên lạc, vừa giữ cho đƣờng nét khỏi bụôt ra ngoài hết. - Giữ một góc ít đƣờng nét đậm lợt, nhẹ hơn các góc khác làm chỗ thở cho tác phẩm. - Đƣờng nét chính, hoặc sự liên lạc giữa các đƣờng nét, hoặc giữa các mảng đậm lợt đã khai sinh ra tên cho bố cục: bố cục chéo góc, bố cục song hành, bố cục xoáy ốc v.v - Bố cục chéo góc là bố cục thình hành nhất trong nhiếp ảnh. A-Vị trí của máy hình đối với vật chụp (góc máy) Đứng trƣớc một cảnh vật, ngƣời ảnh phải biết chọn góc cạnh để cho khung hình đƣợc đẹp. Đó là ta chọn vị trí của máy hình khi muốn chụp một cảnh vật nào. Cụ thể là ta phải biết đật máy ở chỗ nào, gần hay xa, cao hay thấp. Nếu tấm ảnh ta chụp diễn tả một tƣ tƣởng, một ý nghĩa thì chính vị trí ta đặt máy đã giúp ta nói lên phần nào ý nghĩa ấy. Vì máy hình ở mỗi vị trí khác nhau, bức ảnh tạo ra đƣợc diễn tả với ý nghĩa khác nhau. Nghĩa là vị trí đặt máy có một tác dụng ảnh hƣởng đến cảm quan của ngƣời xem ảnh. Có ba trƣờng hợp đặt máy : 1- Vị trí nằm ngang: Máy ảnh để ngang với vật chụp. Vị trí này thƣờng dùng nhất khi ta chụp hình với những ý nghĩa bình thƣờng (trƣờng hợp thông thƣờng để diễn tả sự việc thông thƣờng) 2- Vị trí máy để cao hơn vật chụp (plongée): Máy ảnh để trên cao và chụp xuống phía dƣới. Vị trí máy này dùng khi ta muốn diễn tả một cảnh bao la, một sự đè nén, gợi cho ta một ý nghĩa thấp kém, yếu thế, một sự van xin, cầu khẩn 44
  39. Ví dụ : Một đám đông, một thành phố nếu từ trên cao chụp xuống ta sẽ thấy một sự bao la rộng lớn. Một đám đông tín đồ đang quỳ gối cầu nguyện. Nếu ta chụp từ trên cao xuống sẽ cho một ý nghĩa cầu khẩn van xin mạnh mẽ hơn là chụp ở góc máy bằng ngang với họ. 3- Vị trí máy để thấp hơn vật chụp (contre plongée): Máy phải chếch lên để chụp từ dƣới lên. Vị trí này dùng để diễn tả một ý nghĩa gì tôn nghiêm, quan trọng, cao cả, một ƣu thế Ví dụ : Ta chụp một tháp chuông nhà thờ, nếu ở dƣới chụp lên sẽ tạo cho ta ý nghĩa tôn nghiêm. Nhƣng nếu ở vị trí ngƣợc lại thì ta sẽ không thấy vẻ gì cao cả, tôn nghiêm nữa. Ghi chú : Khi chụp ở các góc máy này, các đƣờng thẳng thƣờng bị bóp méo (luật phối cảnh). Nếu chụp ở trên xuống (plongée) thì chiều cao bao giờ cũng bị thu ngắn lại, cho ta những đƣờng nét lạ mắt. Nhiều khi thực tế không cho phép ta áp dụng máy móc các nguyên tắc trên, ta phải biết áp dụng linh động, nhất là khi làm một phóng sự hình ảnh, nếu câu nệ về nguyên tắc quá ta sẽ không thu đƣợc hình ảnh gì hết. B-Phân loại bố cục : 1- Bố cục cân đối : Là cách sắp xếp, trình bày chủ đề chính, bối cảnh, đƣờng nét, mảng đậm lợt đối xứng nhau, bằng nhau và giống nhau. Chúng cân bằng nhau hai bên trục giữa của khung hình. Bố cục cân đối thƣờng thể hiện qua các tác phẩm về kiến trúc cổ, trong ảnh chân dung nghiêm túc (ảnh thờ phƣợng) v.v Bố cục cân đối mang ý nghĩa cổ kính, nghiêm trang. 2- Bố cục cân đối không gian : Là cách sắp xếp chủ đề, bối cảnh cho cân xứng nhƣng hình khối, mảng đậm lợt, đƣờng nét không đối nhau, không giống nhau ở hai bên trục giữa khuôn hình nhƣ ở bố cục cân đối. Loại bố cục này có dạng sinh động hơn, lôi cuốn ngƣời xem nhiều hơn : a) Bố cục hình học Là cách trình bày các yếu tố trên bức ảnh thành một hệ thống có dạng hình học nhƣ : hình bấu dục, hình vòng cung, hình tam giác, hình chữ nhật v.v 45
  40. Loại bố cục này thƣờng đƣợc thể hiện ở các môn thể thao, văn nghệ, diễu hành, meeting, múa tập thể v.v b) Bố cục rèm Là cách bố trí có tiền cảnh trƣớc chủ đề ở cạnh trên hoặc hai cánh hai bên bức ảnh, tạo cho chủ đề tăng thêm nội dung, đồng thời tạo chiều sâu cho ảnh. Ta ví dụ trƣờng hợp thể hiện một cháu bé với một bà mẹ đang làm việc bên cạnh giấc ngủ của con. Nhiều tác giả thể hiện bằng bố cục rèm, chụp qua màn lƣới mỏng của cái mùng tránh muỗi vừa tạo bố cục hợp lý vừa tạo sắc độ thích hợp với chủ đề mẹ con. Bố cục rèm có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhƣng hình ảnh đẹp hay không là do kỹ thuật sử dụng máy, điều hành ánh sáng và sự sáng tạo của mỗi ngƣời. c) Bố cục hình chữ cái: Là cách trình bày các điểm chính. phụ trên bức ảnh theo các dạng chữ đơn giản nhất như chữ : C, I, L, S, U,V Lối bố cục này thể hiện trên bối cảnh có sắc độ tƣơng phản mạnh, với chủ đề chính,dáng chữ dễ nổi rõ. Tóm lại là dù loại bố cục nào, cân đối hay cân đối không gian đều là cách sắp xếp, trình bày thế nào cho những yếu tố cần có trên bức ảnh (những hình khối, ánh sáng, đƣờng nét, mảng đậm lợt ) cho chúng hài hòa, đẹp mắt, để thu hút ngƣời xem và để truyền đạt đến ngƣời xem nỗi niềm, tâm tƣ, tình cảm của tác giả. Danh ngôn về bố cục - Bố cục là sắp xếp đƣờng nét cho ngoạn mục và chủ đề nổi bật, càng mạnh, càng rõ chừng nào càng hay chừng nấy. (Daniel Masclet). - Nghệ thuật của ta (nhiếp ảnh) là một ngôn ngữ. Đã là ngôn ngữ, trƣớc hết phải rành rẽ ngƣời nghe mới hiểu nổi. (vô danh). - Nói đến bố cục là nói đến sắp xếp. Nếu sự sắp xếp vụng về, gò bó kém tự nhiên thì thà đừng để ý đến bố cục nữa, hình ảnh còn duyên dáng và bắt mắt hơn. (Tchan Fouli). - Không có sự khác biệt nào giữa cái mà nhà hội họa, nhà nhiếp ảnh gọi là bố cục và ngƣời sống trên sân khấu gọi là dàn cảnh. Bố cục không gồm định luật nọ, công thức kia mà cũng không thể giảng dạy cho ai đƣợc, vì bố cục chính là cá tính của nghệ sĩ. (Camille Belanger). - Những đƣờng, những khối càng giản dị bao nhiêu càng mạnh càng đẹp bấy nhiêu. (Ingres). - Trình bày, bố cục cho những cái phi thƣờng thành thƣờng, và những cái thƣờng thành phi thƣờng. (Nguyễn Cao Đàm). 46
  41. 7) Ống kính máy ảnh Trong các bộ phận của máy ảnh, ống kính là quan trọng nhất, vì ống kính giúp thu hình ảnh. Hình ảnh có sáng rõ, nhiều chi tiết hay không tùy thuộc ống kính có tốt hay không. Hình ảnh trong hộp tối Hộp tối là một cái hộp có hình khối vuông, trên một mặt bất kỳ của hộp ta đục một lỗ thủng nhỏ ở giữa, hình ảnh cảnh vật sẽ đƣợc chiếu vào mặt (ta làm mặt này là một màng mỏng) đối diện với mặt thủng lỗ nhƣng là hình ảnh lộn ngƣợc. Lỗ thủng của hộp tối để cho hình ảnh cảnh vật đi qua càng nhỏ, thì hình ảnh càng rõ nét. Nếu muốn hình ảnh sáng hơn mà mở rộng lỗ thủng thì hình ảnh sẽ mờ nhòe đi. Từ năm 1822 ngƣời ta đã thử dùng một thấu kính hội tụ làm ống kính cho hộp tối. Hiện tƣợng hình ảnh hội tụ trên nguyên tắc quang học lăng kính : tia sáng đi xuyên qua một lăng kính sẽ lệch đi (khúc xạ) theo phía đáy lăng kính. Nếu chập hai lăng kính ở hai mặt hộp dính nhau, tia sáng xuyên qua sẽ tụ lại thành một điểm (hội tụ). Một thấu kính hội tụ đơn thuần thay thế cho hai lăng kính dính nhau đã trở thành ống kính và hộp tối trở thành máy ảnh. Thấu kính Có 2 loại thấu kính: phân kỳ (âm) và hội tụ (dƣơng). Tia sáng xuyên qua thấu kính âm sẽ tách ra, xuyên qua dƣơng sẽ tụ lại. Hình ảnh xuyên qua một thấu kính hội tụ cho ảnh rõ tại một nơi xa hay gần thấu kính tùy theo độ nặng nhẹ của thấu kính, tính bằng đơn vị Diop. Điểm của hình ảnh hội tụ gọi là tiêu điểm, khoảng cách giữa tâm thấu kính đến tiêu điểm gọi là tiêu cự. Một thấu kính hội tụ có thể làm thành một ống kính đơn cho máy ảnh nhƣng vẫn còn phải dùng một cửa sổ (khẩu độ) khá nhỏ chỉ để ánh sáng xuyên qua phần giữa thấu kính, nếu mở cửa sổ rộng sẽ gặp khuyết điểm nặng gọi là quang sai. Quang sai Các nhà khoa học nhiếp ảnh từ xƣa đã nhận rõ tuần tự có 6 quang sai, và qua nhiều tìm tòi nghiên cứu cũng đã tuần tự sửa chữa đƣợc hết. 1. Sắc sai : Những tia sáng do cảnh vật có nhiều màu sắc không tụ lại một tiêu điểm chung, vì thế hình ảnh thu đƣợc không rõ nét. Khuyết điểm này gọi là sắc sai đƣợc sửa chữa bằng cách làm dính hai thấu kính một hội tụ và một phân kỳ. 2. Hình méo : Ống kính đƣợc sửa sắc sai vẫn còn khuyết điểm khác. Hình ảnh bị méo, không vuông. Hình méo ngƣợc lại khi cửa điều sáng (diaphragme) đặt trƣớc hay sau thấu kính : méo lõm hay méo phồng. 3. Cầu sai : Những tia sáng xuyên qua vành ngoài, mép thấu kính ở tiêu điểm do các tia sáng xuyên qua khoảng giữa thấu kính. Khuyết điểm này gọi là cầu sai. 47
  42. 4. Mặt tiêu cong : Các tiêu điểm do các tia sáng xuyên qua giữa và mép thấu kính không cùng tụ trên một mặt phẳng mà bị cong nhƣ hình một quả cầu. 5. Điểm sáng tia : Điểm hình ảnh không tụ thành điểm nhỏ mà loe ra nhƣ hình sao chổi, gọi là COMA 6. Loạn thị : Làm cho những đƣờng ngang và dọc của hình ảnh đều không thẳng và vuông góc với đƣờng tiêu cự. Để tránh các quang sai trên, loạn thị là nặng nhất, các nhà quang học đã chế ra nhiều ống kính, từ ống kính Seromatic tránh đƣợc sắc sai, ống kính Retiligno và cuối cùng là ống kính Anastigmat. Những thời kỳ xa xƣa, trên vành ngoài ống kính đều có ghi những danh từ sửa chữa quang sai ấy. Từ đó quang học ống kính đã tiến bộ không ngừng và tiến rất mau để đến ngày nay chúng ta có những ống kính không còn quang sai nữa, mà còn có khẩu độ mở đƣợc rất lớn nhƣ f.095, f.1.2, f.1.4, f.1.8 v.v Ống kính máy ảnh Ngày nay, cho dù là những loại máy ảnh rẻ tiền, ống kính máy ảnh đã sửa hết quang sai, nên trên vành ngoài không còn ghi khả năng sửa chữa ấy nữa mà chỉ còn ghi lại số hiệu và ký hiệu những khả năng chính của ống kính : -Tiêu cự : ghi bằng chỉ số F 50mm, F 150mm là chiều dài tiêu cự ống kính thích hợp cho khuôn khổ phim âm bản hay sensor. -Khẩu độ tối đa (khả năng mở lớn nhất của khấu độ ống kính) ghi bằng chỉ số : 1:1.4, 1:2, 1:3.5 v.v -Phủ lớp chống lóe (có nhiều màu sắc khác nhau tùy nhãn hiệu nhƣng gọi chung là phủ biếc) ghi là MC, SMC v.v Các loại ống kính thông dụng Các loại máy ảnh phổ thông hiện nay đã sử dụng ống kính đa dụng gọi là ống kính đa tiêu cự (Zoom). Về cơ bản kỹ thuật nhiếp ảnh, ta nên chỉ bàn về ống kính một tiêu cự (Fix). Thông thƣờng có ba loại ống kính : 1- Ống kính trung bình (normal) : Là ống kính có góc thu hình từ 45 đến 50 độ, góc độ này tƣơng ứng với mắt thƣờng. Ống kính có tiêu cự từ 45mm đến 55mm đối với máy phim 24x36mm hoặc Full Frame với máy DSLR. Ứng dụng: Chụp ảnh thông thƣờng, dùng đƣợc tốc độ nhanh ở nhũng nơi có ánh sáng yếu nhờ có khẩu độ lớn (f1.4, f1.8 ) Tiện lợi: Cho ảnh đúng với luật phối cảnh bình thƣờng Trở ngại: Bị hạn chế khi vào chỗ chật hẹp mà muốn thu cảnh rộng. 2- Ống kính góc rộng (wide) : Là ống kính có tiêu cự ngắn (từ 24 - 40mm) có góc thu hình từ 65 độ trở lên. Ống kính góc cƣc rộng 180 độ còn gọi là ống kính mắt cá. 48
  43. Ứng dụng: Chụp ảnh nơi chật chội không có chỗ lùi, chụp ảnh rộng panoroma. Tiện lợi: Chiều sâu vùng ảnh rõ (DOF) dài, bao quát, góc thu ảnh rộng. Trở ngại: Hình ảnh dễ biến dạng, tạo cảm giác không giống nhƣ mắt nhìn. 3- Ống kính góc hẹp (Tele) : Là loại ống kính có tiêu cự dài (85mm, 105mm, 200mm, 500mm, 1000mm v.v ), có góc thu hình từ 40 độ trở xuống. Ứng dụng: Săn ảnh chủ đề khó đến gần (chân dung, thú rừng ) Tiện lợi: Thu gần chủ đề, tỷ lệ tùy tiêu cự ống kính, tách rời chủ đề rõ nét trong bối cảnh mờ nhòe. Trở ngại: Tiêu cự càng dài ống kính càng nặng. vùng ảnh rõ (DOF) mỏng, góc thu hình hẹp, dễ bị rung tay khi chụp (để an toàn, không bị rung tay, nên dùng tốc độ tƣơng đƣơng với tiêu cự ống kính. Ví dụ : ống kính 105mm, 135mm nên dùng tốc độ 1/125s ; ok 200mm -> 1/250s ; ok 5oomm -> 1/500s v.v ) 4- Ống kính đa tiêu cự (Zoom): Là loại ống kính tiện lợi, ứng dụng mọi chủ đề. Ví dụ các loại đa tiêu cự : 35-70mm, 35-105mm, 70-210mm Ứng dụng: Thay thế các ống kính tiêu cự cố định (fix) Tiện lợi: Đóng khung ảnh (crop) chính xác theo ý muốn ngay lúc chụp. Trở ngại: Khẩu độ bị hạn chế (f.3.5, f4.5 ) 5- Kính phụ thuộc dùng thay đổi tiêu cự (Converters) : Có hai loại : -Kính phụ thuộc X2, X3, X4 đặt giữa thân máy và ống kính dùng để tăng chiều dài tiêu cự ống kính lên gấp 2, 3, 4 lần. Ví dụ ta có ống kính 50mm nếu lắp thêm X2 ta sẽ có ống kính 100mm; lắp X3 có 150mm ) Ứng dụng: Thay thế ống kính tele Tiện lợi: Rẻ tiền hơn ống kính tele nhiều. Trở ngại: kém sáng, kém nét, chỉ dùng cho fix lens, chất lƣợng ảnh kém. -Kính phụ thuộc gắn phía trƣớc ống kính để thành tiêu cự ngắn (góc rộng) nhƣ Mutar grand angle, hoặc thành tiêu cự dài nhƣ tele-mutar. Ứng dụng, tiện lợi và trở ngại giống nhƣ loại trên. 6- Ống kính macro : Là loại ống kính thiết kế đặc biệt dùng chụp chi tiết cần độ phóng đại lớn (tỷ lệ 1:1). Tùy theo loại của từng nhà sản xuất có loại thiết kế riêng biệt, có loại thiết kế phần macro chung với ống kính đa tiêu cự (zoom). Cửa điều sáng (Diaphragme) Đã nói tới ống kính thì không thể không nói tới cửa điều sáng: Là cửa cho ánh sáng đi vào phim (sensor) có bộ phận điều chỉnh ánh sáng thâu vào. Bộ phận điều chỉnh này là vòng điều chỉnh nằm trên thân ống kính, có ghi các chỉ số nhƣ : 1.4, 2, 2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 22 mà ta gọi là khẩu độ. Khẩu độ là thƣơng số của tiêu cự chia cho đƣờng kính của cửa mở theo công thức : 49
  44. F= Tiêu cự / Đƣờng kính cửa điều sáng. Ta có ví dụ : F2 = 50mm / 25mm ; F16 = 50mm / 3mm. Do tỷ lệ trên hệ số càng lớn, độ mở cửa điều sáng càng nhỏ và ngƣợc lại. Cửa điều sáng còn có khả năng tạo vùng ảnh rõ (DOF) sâu hay cạn (mời các bác xem bài viết về vùng ảnh rõ). 50
  45. 8) Vùng ảnh rõ (profondeur de champ) Tiếng pháp gọi cái này là profondeur de champ, tiếng Việt gọi nôm na là vùng ảnh rõ (VAR), còn tiếng Anh thì ghi là depth of field (DOF). Em thấy trên diễn đàn này, đáng lẽ chúng ta nên dùng tiếng Việt, nhƣng nhiều ngƣời, nhiều bài viết đã dùng tiếng Anh rồi (DOF) cho nên, để cho thống nhất thuật ngữ và để dễ hiểu, em cũng xin mƣợn từ này của tiếng Anh để viết bài này. Mong các bác thông cảm. Thế nào là Vùng ảnh rõ (DOF) Có khi một tấm ảnh rõ nét hết từ tiền cảnh đến hậu cảnh. Khi khác lại có một tấm ảnh chỉ rõ nét nhân vật ở giữa, phần trƣớc và sau đều mờ nhòe. Hoặc lại có tấm ảnh chỉ rõ phía trƣớc còn phía sau tất cả đều mờ hết. Sự rõ nét đó rõ ràng là tùy ở ngƣời ảnh sắp xếp, ngƣời ta có thể điều động nó, đặt nó ở từng vùng nên nơi nào có ảnh rõ ta gọi đó là vùng ảnh rõ (DOF). DOF là khoảng không gian trƣớc máy ảnh đƣợc thu vào phim (sensor) để cho hình ảnh rõ ràng, sắc cạnh, đầy đủ chi tiết nhất. DOF có thể thật dài (hay có thể gọi là sâu hay dầy), từ cách vài mét trƣớc máy ảnh đến vô cực, và cũng có thể thật ngắn (có thể gọi là cạn hay mỏng) độ vài cm. Các yếu tố ảnh hƣởng đến độ dài (sâu) của DOF 1- Khấu độ : Khẩu độ càng mở lớn, DOF càng ngắn (cạn, mỏng) và ngƣợc lại. Ví dụ: lens 50mm, f5.6, nhắm rõ ở cự ly 5m, DOF dài từ 3,7m đến 7,6m (dài 3,9m). Lens 50mm, f11, cự ly 5m, DOF : 3m - 15m (dài 12m). 2- Tiêu cự : Tiêu cự càng dài, DOF càng ngắn và ngƣợc lại. Ví dụ: lens 135mm, f5.6, cự ly 5m, DOF 4,75m - 5,3m (dài 0,55m). Len 50mm, f5.6, cự ly 5m, DOF 3,7m - 7,6m (dài 3,9m). 3- Cự ly (khoảng cánh) nhắm rõ : Càng gần máy, DOF càng ngắn và ngƣợc lại. Ví dụ: Lens 50mm, f5.6, cự ly 3m, DOF: 2,5m - 3,8m (dài 1,30m) Len 50mm, f5.6, cự ly 5m, DOF 3,7m - 7,6m (dài 3,9m). Vòng chỉ chiều sâu DOF (chỉ có ở trên những ống kính MF) Hình thức là một dãy chỉ số khẩu độ đối (hai dãy khẩu độ đối xứng nhau qua một vạch thẳng đậm nét làm điểm chuẩn ở giữa). Bên trên dãy khẩu độ đôi là vòng chỉ khoảng cách từ máy đến điểm nhắm rõ. Căn cứ vào khẩu độ, xem số khẩu độ ghi trên dãy kđ đôi ứng với số mét trên vòng chỉ khoảng cách, ta sẽ biết đƣợc độ sâu của DOF (xem hình). 51
  46. Trong hình là DOF của lens 35mm, f2.8 AVARNA for Pentax. 53
  47. 9) Bấm đúng lúc Chúng ta có thể nói rằng bấm đúng lúc là một ƣu điểm tuyệt đối của Nhiếp ảnh so với các bộ môn nghệ thuật tạo hình khác. Dù có tài ghi chép tuyệt vời đến đâu, tay con ngƣời cũng không thể phác họa đúng đƣợc một cử động chỉ xảy ra trong khoảnh khắc 1/1000s. Dù có ghi nhớ cách nào, bộ óc cũng không thể bắt đƣợc hình ảnh tỉ mỉ và chi tiết đầy đủ một sự việc (vật thể) thoáng qua, mà mắt cũng chƣa kịp nhìn rõ. Nhờ máy móc tinh vi và vô tƣ, nhiếp ảnh ghi chép đƣợc dễ dàng những hình thể, sự việc xảy ra "chớp nhoáng" ấy với một sự trung thành tuyệt đối đầy đủ chi tiết tỉ mỉ cần thiết. Nhƣng, nói nhƣ vậy, có phải là ỷ lại hoàn toàn vào máy móc rồi bấm bừa bãi, lung tung là bấm đúng lúc ? Không ! Đó chỉ là sự bấm bậy, vô trách nghiệm. Đôi khi may mắn cũng "vớ đƣợc đúng lúc", nhƣng thƣờng thì là bấm sau hay trƣớc lúc đang bấm máy. Định nghĩa BẤM ĐÚNG LÚC Bấm đúng lúc là bấm đƣợc máy vào lúc mà sự việc nào đó đang xảy ra lên tới tầm cao độ nhất của nó. Cái lúc hoàn toàn, trọn vẹn ấy chỉ xảy ra một lần, không bao giờ có thể lập lại đúng y hệt. Ngƣời ảnh phải biết tính toán, chuẩn bị kỹ thuật thu hình cách nào để ghi chép đúng vào lúc đáng ghi chép ấy. Có ngƣời đã nói, chỉ có loại ảnh phóng sự mới cần phải bấm cho đúng lúc mà thôi. Ví dụ : Phóng sự thể thao: Đúng lúc thủ môn bay lên chụp bóng, đúng lúc võ sĩ vừa đấm vào mặt đối thủ Phóng sự thời sự: Đúng lúc sợi băng khai mạc vừa đƣợc cắt, đúng lúc chú rể đeo nhẫn cƣới cho cô dâu Nói nhƣ vậy, chỉ đúng có một phần, vì đành rằng loại ảnh phóng sự là một thể loại mà vai trò bấm đúng lúc đƣợc đặt lên tầm quan trọng hàng đầu. Nhƣng với tất cả các thể loại ảnh khác, sự bấm đúng lúc cũng đóng một phần quyết định trong mỗi tác phẩm. Với loại ảnh phong cảnh thơ mộng chẳng hạn, chỉ bấm sai cái lúc đám mây bạc trôi gần ngọn núi thôi, ảnh có thể kém hẳn. Với loại ảnh tả thực đời thƣờng, mấy ngƣời chung sức khiêng một vật nặng, mà bấm máy trƣớc hoặc sau cái lúc họ vận dụng toàn gân lực lên để chịu đựng sức nặng đó, ảnh cũng sẽ bị giảm giá trị rất nhiều. Với ảnh chân dung, nụ cƣời tƣơi tắn trên khuôn mặt mẫu đã tắt lâu rồi ta mới bấm máy, hay vội vàng bấm vào giữa lúc ngƣời ta vừa chớp mắt thì coi nhƣ kiểu ảnh ấy đã hỏng. Vai trò bấm đúng lúc trong bố cục 54
  48. Nhất là loại bố cục cho những ảnh có chủ đề di động, vì tất cả đều đã sắp xếp đâu vào đấy, chỉ còn chờ một đơn vị di chuyển đến đúng chỗ của nó thôi là hoàn thành. Vậy mà không rình bấm cho đƣợc đúng lúc ấy, thế là hƣ bố cục. Ví dụ: một con thuyền từ từ trôi vào điểm mạnh, bấm sau hay trƣớc lúc ấy, con thuyền hãy còn ở điểm yếu (sai bố cục). Ta chờ một con tàu (tàu hỏa) lao tới điểm nào đó trong ảnh với một làn khói trắng bốc lên, ảnh mới đủ thăng bằng, mà lúng túng để con tàu đi ra khỏi ảnh mơi bấm thì không thể bắt con tàu chạy lại đƣợc. Hai ví dụ trên cho ta thêm một định nghĩa: "LÚC" có thể lâu nhƣ con thuyền trôi dần vào bố cục. "LÚC" có thể nhanh nhƣ con tàu lao vào điểm mạnh. "LÚC" có thể lẹ làng nhƣ vận động viên vút qua xà ngang. Ấy là chƣa kể đến cái lúc nhanh kinh khủng nhƣ những hình chụp một viên đạn lúc gần chạm vào một quả bóng hơi bơm căng sắp nổ Bấm đúng lúc với nguồn sáng Nguồn sáng ở đây là "nguồn sáng trời", một nguồn sáng di chuyển theo chiều hƣờng nhất định, di chuyển không ngừng từ sáng tới chiều, làm cho ngƣời ảnh ở vào hoàn cảnh bị động. Bởi vậy, khi đã "rình" chờ đƣợc đúng lúc nguồn sáng ấy rọi hợp với ý muốn mà ta không bấm ngay, khoảnh khắc sau, ảnh sáng đã có thể khác. Tới đây, chắc các bác đã không lấy làm lạ, khi nghe thấy chuyện dự tính giờ giấc nhất định cho từng địa điểm để đƣợc "thuận sáng". Có những nơi, mỗi năm chỉ chụp đƣợc vào một mùa nào đó, trong một ngày nào đó, giờ nào đó và trong một chiều (hƣớng) sáng đúng vào lúc nào đó mà thôi. Với tính chất chậm, nhẹ nhƣ trên, động tác bấm đúng lúc đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ càng để tránh mọi lúng túng, mất thì giờ khi cần bấm đúng lúc 55
  49. Bấm đúng lúc trong thể loại tĩnh vật Tĩnh vật là thể loại ảnh hoàn toàn do sự bố trí của tác giả, kể cả ánh sáng, thì bấm lúc nào mà chả đƣợc ! Nói nhƣ vậy là mới chỉ nhìn thấy có một chiều. Càng chủ động bao nhiêu, trách nhiệm về sự đúng lúc càng nặng nề. Sự bấm đúng lúc trong loại ảnh tĩnh vật là biết lúc nào đã bố cục vững chắc rồi, biết lúc nào phƣơng tiện kỹ thuật đã chuẩn bị đầy đủ, và chỉ bấm vào lúc mà mọi sự đã đƣợc bố trí theo ý muốn. Vội vã, nông cạn bấm trƣớc những lúc ấy, tác phẩm thƣờng "sƣợng". Những kinh nghiệm chuẩn bị cho bấm đúng lúc 1- Chọn góc cạnh trước. Ấy là sự bố trí sẵn sàng địa điểm để chờ sự việc sẽ diễn ra trƣớc ống kính. Ví dụ nếu thấy ảnh cần phải chụp từ trên cao xuống, thì nên leo lên cây trƣớc. Những đồ vật vƣớng vít có thể là chƣớng ngại trƣớc ống kính, nên đƣợc dọn dẹp đi. Dành chỗ dễ dãi, thoải mái nhìn rõ vào nơi sự việc sẽ xảy đến. Câu nói: "nƣớc đến chân mới nhảy" không thích hợp với động tác bấm đúng lúc. 2- Setup trước: Chúng ta nên tập cho một thói quen, mỗi khi đi off một nơi nào, nên ƣớc lƣợng ngay độ sáng ở đó và "set" sẵn một thông số khẩu, tốc thông dụng. Hữu sự, ta giơ máy lên là bấm ngay đƣợc, mọi sự tính toán lúc gấp rút thƣờng dễ sai lầm (ngay cả các pro), nhất là sự việc đó xảy ra có thể làm ta xúc động. 3- Chuẩn bị một vùng ảnh rõ (DOF) hợp lý: Sau khi set máy, tùy sự việc chung quanh, ta có thể tạm ƣớc lƣợng là sẽ chụp một cỡ ảnh ra sao, nhƣ: cả đám đông, nửa ngƣời hay cả thân hình. Và căn cứ ở độ sáng, ta sẽ chọn trƣớc một DOF nào đó tạm phù hợp với nhu cầu. Nhất là trong những ảnh thể thao: đua ngựa, bơi 56
  50. thuyền ta không thể bắt đối tƣợng đứng yên để ta focus cho chính xác. Có một "mẹo" lấy nét chắc chắn, là ta tìm trên quãng đƣờng mà nhất định các đối tƣợng của ta sẽ đi qua xem có một vât gì vô tình nằm đúng trong đó (một mảnh giấy, một cọng cỏ, một vạch vôi ), tha hồ ta nhắm vào đó mà lấy nét rồi "lock", và sau đó ung dung chờ sự việc xảy đến 4- Nghiên cứu điểm dừng của chủ đề di động: Trong bài 1 (khẩu độ và tốc độ cái nào là chính) đã nói rõ tính chất của chủ đề này. Ở đây chỉ nêu ra một kinh nghiệm có thể chuẩn bị biết rõ "điểm dừng" sẽ nằm ở đâu, để lúc cần, cứ đến đấy là ta bấm. Ta hãy chịu khó giơ máy lên ngắm trƣớc những động tác. Trong một vài cử động tập dợt (khởi động) trƣớc khi thi đấu (nhảy cao, thể dục dụng cụ ), ta chăm chú vào bối cảnh sau lƣng họ và đánh dấu bằng mắt xem hình bóng họ vƣơn lên hoặc đƣa tới đâu - tức là sẽ che khuất đi, hoặc vừa chạm tới hình thế nào - thì sẽ dừng lại. Ví dụ: Mỗi khi cái đu đƣa sang phải, lúc hết đà là lúc nó che vừa khuất ông khán giả đội mũ trắng, ông này là một loại chủ đề tĩnh (không di động) và sẽ là một cái đích ngắm rất tuyệt của ta. Qua một vài lân set kỹ, cứ lúc cao trào ấy là ta bấm, kết quả ít khi không đúng lúc. Mấy kinh nghiệm chuẩn bị kể trên cho ta thấy ngay một dụng ý : tạo một thế chủ động trong tình trạng bị động. Dù sự việc xảy đến có xúc động, chậm, nhanh đến mấy đi nữa, kỹ thuật cũng đã sẵn sàng. Đi qua giai đoạn chờ đợi, tiến tới một mức cao hơn, ở một vài trƣờng hợp, ta còn tạo ra hoặc điều khiển cho sự việc phát triển lên cao độ để ta bấm đúng lúc. Thƣờng đƣợc áp dụng những khi chụp chân dung. Với khả năng riêng, ta có thể gây một không khí, thì việc cho một nụ cƣời nở đúng lúc không còn là chuyện khó khăn. Đôi khi giả vờ quay đi rồi xoay lại bấm ngay Kết luận Khi ta chuẩn bị kỹ thuật hoàn hảo để giành đƣợc nhiều phần chủ động rồi, vẫn chƣa đủ, điểm khó khăn đòi hỏi chúng ta vẫn là mỗi cá nhân phải ý thức đƣợc lúc nào là "lúc nên bấm". Và chỉ khi ấy, ƣu điểm tuyệt đối của nhiếp ảnh là bấm đúng lúc mới đƣợc phát triển đúng chỗ, đúng lúc. Dƣới đây là vài ảnh "bấm đúng lúc" của các thành viên vnphoto khác, em xin mạn phép copy qua đây để mọi ngƣời cùng xem, cùng học hỏi: 57
  51. Ảnh của bác AmateurPhoto: 58
  52. Tấm này của bác Fagor "bấm đúng lúc" cô ấy nhìn váo máy: 59
  53. Ảnh của bác hnhcuong chụp đúng lúc hay nhất và đẹp nhất của casĩ (nhìn ảnh tựa hồ nhƣ nghe văng vẳng tiếng hát, ảnh tả âm thanh) 60
  54. Nói về "bấm đúng lúc" thì đây mới là sƣ phụ : Alfred Eisenstaedt 61
  55. 10) PHONG CẢNH Ảnh: Hồng Trọng Mậu Phong cảnh là cảnh trí rộng rãi có gió, có ánh nắng, một khoảng đất rộng ở ngoài trời có cây cao bóng cả, có núi, có sông, có biển đẹp mắt và gợi cảm. Tây phƣơng quan niệm phóng khoáng hơn: một góc phố, một mảnh vƣờn ở ngoài khung cửa sổ cũng đƣợc gọi là phong cảnh. Đối với ngƣời Đông phƣơng, nói đến phong cảnh, lập tức ta hình dung ngay đến núi cao, sông dài và biển mênh mông. Quan niệm ấy bắt nguồn từ một nền văn hóa Khổng, Mạnh đã hằn sâu hàng thiên niên kỷ, bắt nguồn từ những bộ tứ bình thủy mạc của Trung Hoa ngày xƣa, đã gây cho ta dễ lầm lẫn giữa phong cảnh với danh lam thắng cảnh Vài dòng nhận xét Nhà nhiếp ảnh chụp phong cảnh không nên vội vàng, hấp tấp, hãy gác máy ảnh sang một bên, thả hồn tự do vào cảnh trí. - Trƣớc mắt ta là cảnh núi non trùng điệp, cây xanh, núi cao, những tảng mây trắng lững lờ trôi về nơi vô tận Con ngƣời chợt thấy bé nhỏ trƣớc thiên nhiên hùng vĩ. 62
  56. - Trƣớc mắt ta là cảnh làng mạc ẩn hiện trong sƣơng chiều. Vài dải khói lam từ những mái tranh vƣơn lên, vắt từ ngọn cau này sang bụi tre khác rồi nhẹ tỏa vào không trung tịch mịch. Ta cảm thấy vƣơng buồn man mác. Những cảm xúc của tâm hồn ta do ngoại cảnh gây nên liên quan đến một phần vô hình, mệnh danh là phần hồn của phong cảnh. Thiếu phần này, trên tấm ảnh chỉ còn trông thấy những lùm cây đen ngòm, những cục đá lởm chởm, dòng sông ƣỡn ẹo vô duyên, không gây một cảm xúc gì cho ngƣời xem. Trái lại, khi ta đã cảm xúc trƣớc phong cảnh, và biết lợi dụng những đƣờng nét, những mảng đậm lợt để diễn tả cụ thể cảm xúc của ta, phong cảnh tự nhiên sẽ có "hồn", tác phẩn trở nên một vật tự nó nói và truyền cảm. Những bƣớc chuẩn bị 1- Đề tài. Mỗi cảnh trí ta nhìn thấy đẹp mắt đều có thể là đề tài cho một tác phẩm. Tuy nhiên, phải tránh những cảnh nhiều cây rậm rạp, đƣờng lối quanh co hỗn độn. 2- Nhìn ra đường nét lớn - Ví dụ thứ nhất: Cảnh biển cả, chân trời cắt đôi khung cảnh, trên là trời, dƣới là nƣớc. Đƣờng chân trời gọn, thẳng là một đƣờng nét. Phần biển có sóng và có những cánh buồm. Sóng biển có lúc từng đợt từ ngoài khơi xô vào bờ thành nhiều đƣờng thẳng song song. Những cánh buồm, cũng nhƣ những áng mây trên trời, có lúc tản mác, cũng có lúc tụ lại thành một mảng, hoặc rải rác theo đƣờng nét lớn. Ví dụ thứ hai: Cảnh núi Đà Lạt đứng từ trên cao nhìn xuống, đủ cả núi, thung lũng, nhà cửa, thông reo, suối chảy Trời có mây nối đuôi nhau. Núi từng đợt nằm theo chiều dài, ngọn Lâm viên nhô cao lên. Thung lũng nằm gọn, nhà nọ sát nhà kia trên sƣờn đồi vòng cánh cung. Suối từ trên cao đổ xuống trắng xóa. Trong cả hai ví dụ kể trên, ta có những đƣờng nét lớn để lựa chọn lấy đƣờng nét nào làm sƣờn cho tác phẩm của mình. Nếu đƣờng nét đó tính nhƣ đƣờng cong của sƣờn đồi, đƣờng gãy khúc của núi, ta chỉ việc tìm chỗ đứng cho hợp với cảm quan, và nếu đƣờng nét đó động nhƣ mây, nhƣ cánh buồm ta phải đợi cho đƣờng nét không bị ngắt quãng và hiện ra rõ rệt. 3- Những chi tiết. Những chi tiết với sắc độ riêng và khối lƣợng khác biệt đã thêu dệt cho đƣờng nét thêm phong phú. Bố cục đòi hỏi sự đồng nhất của đƣờng nét, thẳng hết, cong hết. Trái lại, những chi tiết càng không giống nhau càng tạo đột ngột thích thú. Cũng là nhiều đƣờng thẳng, nếu mỗi đƣờng thẳng lại có chi tiết khác nhau, những đƣờng thẳng này không còn khô khan, nhàm chán cho ngƣời thƣởng thức. 4- Ánh sáng trong phong cảnh: Thƣờng có 2 loại ánh sáng dùng trong phong cảnh 63
  57. - Ánh sáng mạnh, thƣờng là nắng lớn ở cao 45 độ, có bóng đổ, hợp với phong cảnh kiến trúc, phong cảnh có sinh hoạt ở xa. Ánh sáng mạnh viền trắng cảnh vật, dìm vào bóng râm các thứ dơ bẩn, lộ bật những chi tiết thích thú, phong cách Tây phƣơng hay dùng ánh sáng này. - Ánh sáng dịu, không có bóng, của một buổi sáng mù sƣơng, mặt trời bị mây che, phù hợp với loại ảnh phong cảnh mang phong cách Đông phƣơng, chú trọng đến đƣờng nét nhiếu hơn là chi tiết để tạo ra kiểu ảnh nhƣ tranh thủy mạc. Đứng từ trên cao chụp xuống, loại ảnh này nhẹ nhàng, thơ mộng. 5- Tương phản trong phong cảnh: Phong cảnh đa phần đều tĩnh lặng. Ta cần phải đặt một sinh vật nào đó để gây phần động cho ảnh. Đặt một con thuyền câu vào mặt hồ sƣơng phủ mênh mang, đặt một con ngựa đang vƣơn cổ hí vang vào cảnh trùng điệp của núi rừng ta sẽ thấy tƣơng phản giữa động và tĩnh, giữa hai kích thƣớc lớn và nhỏ, giữa cả hai sắc độ tƣơng phản. 6- Đồng nhất trong phong cảnh: Đồng nhất về màu sắc và ý nghĩa của phong cảnh. Màu đen, màu sậm, xám hợp với cảnh buồn; màu sắc tƣơng phản, tƣng bừng, rực rỡ đi đôi với niềm vui nhộn nhịp. Đồng nhất giữa ý nghĩa của phong cảnh với cử chỉ của động vật. Trong cảnh mùa đông giá lạnh, rét mƣớt càng thấm đậm khi ta đặt vào đấy một bà già co ro trong manh áo tơi rách nát, tay chống gậy, chân lần bƣớc bấm sâu xuống con đƣờng mòn trơn đổ mỡ. 7- Tiền cảnh trong phong cảnh: Nếu tiền cảnh ít đƣợc dùng đến trong các thể loại ảnh khác nhƣ: sinh hoạt, tĩnh vật trái lại, tiền cảnh rất đắc dụng trong thể loại ảnh phong cảnh. Thêm tiền cảnh, ảnh phong cảnh có thêm những lợi điểm: - Thêm chiều sâu: thêm một nhánh cây, mỏm đá, cảnh vật ở sau nhƣ lùi hẳn ra xa. - Tận dụng định luật tƣơng phản sắc độ. Những lùm lá xanh sẫm ở tiền cảnh làm cho màu sáng của chủ đề càng thêm nổi bật. - Hình thể của tiền cảnh tạo thêm không khí cho phong cảnh. Tỉ nhƣ những nhành liễu rũ càng tăng vẻ thơ mộng cho cảnh sông nƣớc bao la. Một chút về kỹ thuật Sử dụng kính lọc trong phong cảnh: Chụp cảnh thƣờng phải đứng xa, qua một khoảng không khí ít khi trong trẻo, chúng ta phải sử dụng đến kính lọc. Phong cảnh có nhiều màu xanh: lá cây xanh, trời xanh, núi xanh, nƣớc biển xanh. Màu xanh đó còn pha lẫn vàng, nhất là dƣới ánh nắng. Vì vậy kính lọc thích hợp là kính lọc màu xanh, màu vàng hay màu xanh vàng (cho ảnh đen trắng). Nếu muốn biến cảnh dƣới nắng lớn thành cảnh ban đêm sáng trăng thì dùng kính lọc màu cam hoặc đỏ. 64
  58. Với ảnh đen trắng, kính lọc màu đỏ, cam, vàng, xanh đều làm nổi bật mây trắng. Đứng cao chụp phong cảnh xa, rộng nên dùng kính lọc tia cực tím (filter UV). Kính lọc màu đen cản lóe, kính ND (kính xám trung tính) tối ƣu hóa màu sắc, làm giảm bớt sự chói lóa do ánh sáng quá mạnh (bãi biển, đồi cát ) Kính có nhiều guồng tròn mang tên D.V.U.O. làm cho đƣờng nét kém sắc bén, ẩn ẩn, hiện hiện, những vùng sáng lóe ra, tạo ra "mờ mỹ thuật". MÂY Ảnh: Lê Hồng Linh Những ngƣời mới bắt đầu (newbie) hiện nay, không biết có ai quan tâm tới việc chụp hình bằng máy phim và chụp với phim đen trắng ? Bởi ngày nay, khoa học nhiếp ảnh đã tiến bộ vƣợt bực, với máy ảnh kỹ thuật số thì bất cứ ai cũng có thể chụp đƣợc những tấm ảnh với màu sắc tuyệt hảo. Có chăng là chỉ một số ít ngƣời còn đam mê với nhiếp ảnh nghệ thuật của thể loại ảnh đen trắng. Có ngƣời còn khẳng định chắc nịch rằng "chỉ có ảnh đen trắng mới là ảnh nghệ thuật thực sự". Thật thế, xem ảnh đen trắng của các bậc tiền bối nhƣ cụ Võ An Ninh, Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh ta có thể cảm nhận đƣợc màu sắc của ảnh mặc dù là ảnh đen trắng. Ảnh đen trắng mà "nói" đƣợc nhiều điều, mà thể hiện đƣợc hết tính thẩm mỹ trong trong tác phẩm thì chúng ta nghĩ sao nếu cũng gọi là đam mê mà chỉ quan tâm đến ảnh số ! 65
  59. Có ngƣời cho rằng ảnh số cũng có thể chuyển thành đen trắng đƣợc vậy, việc gì phải lích kích chụp xong rồi tráng, rọi, kỹ thuật phòng tối rắc rối. Ảnh số thì sử lý bằng Photoshop, muốn "lên" kiểu gì mà chả đƣợc? Điều này, có lẽ còn nhiều tranh cãi. Nhƣng thôi, để cùng giao lƣu, học hỏi với những ai còn quan tâm đến nghệ thuật nhiếp ảnh (chụp phim đen trắng) hoặc những bác nào muốn khởi đầu với bộ môn này, em xin viết tiếp loạt bài về cơ bản khởi đầu nhiếp ảnh nghệ thuật, tiếp theo bài phong cảnh với đề tài MÂY. Ngƣời chụp ảnh với phim đen trắng, ban đầu thƣờng hay có những thắc mắc kỹ thuật khi chụp ảnh phong cảnh có mây. Lên mây "Lên mây" là từ ngƣời ta hay dùng khi chụp ảnh đen trắng mà thấy đƣợc mây. Hồi mới chụp ảnh, mắt ta trông thấy mây rõ ràng trong khung cảnh, vậy mà khi ra hình chỉ thấy một nền trời trắng bóc, mây đã đi đâu cả. Sự kiện này do ở lúc chụp hình và lúc rọi hình. 1- Ở lúc chụp hình: Trƣớc một khung cảnh bao la, nhíu mắt lại ta thấy có hai phần tƣơng phản rõ rệt: phần ở dƣới, phần đất, cỏ cây làng núi, màu sắc sẫm đậm; phần trên, bầu trời sáng có mây. Vào những ngày nắng ráo, sự tƣơng phản càng tăng. Và phim, thuốc, máy ảnh chƣa tinh tế bằng mắt ngƣời đã ghi lại cảnh vật hoặc dịu hơn, hoặc đen trắng hơn thực thể. Để bổ cứu, ta có các kính lọc màu với các đặc tính nhƣ sau: a)- Làm sáng ra những cái gì cùng màu với nó. Ví dụ: Theo nguyên tắc thì những gì có màu đỏ khi chụp vào ảnh sẽ có màu đen, nên khi ta chụp hoa hồng nhung, ra ảnh, hồng nhung sẽ thành hồng đen. Nay ta lắp kính lọc màu đỏ vào ống kính để chụp thì sẽ thành hoa hồng bạch. b)- Đồng thời làm sẫm đặc những màu bổ túc. Trong ví dụ trên, những lá cây hoa hồng màu xanh lục sẽ thành gần nhƣ màu đen, vì màu xanh lục là màu bổ túc của màu đỏ. Trở về với mây của ta, khi ta xác định màu sắc của khung cảnh xong, ta ấn định làm nhẹ (sáng) màu gì đi, sẫm màu gì lên, ta sẽ sử dụng kính lọc màu đúng với sự đòi hỏi để cho "lên mây". Ví dụ 1: Trời xanh ngắt, mây trắng bong, cảnh có nắng. Tự khung cảnh đã đủ tƣơng phản, ta chỉ cần lắp kính lọc màu vàng lợt, những đám mây trắng cũng sẽ nổi đƣợc lên. Ví dụ 2: Trời vẩn đục, mây trắng mờ, cảnh có nắng hanh. Ta phải lắp kính lọc màu sẫm, hoặc vàng đậm, hoặc cam, đỏ thì mây mới lên đƣợc. Trong cả hai trƣờng hợp này, ta đã dùng đến đặc tính làm sẫm lại những màu bổ túc giữa màu xanh của nền trời với màu vàng, cam, đỏ của kính lọc, chứ thực ra màu trắng của mây không chịu qua một chút gì ảnh hƣởng. 2- Ở lúc làm hình (rọi hình): Những công việc buồng tối, in rọi cũng giúp cho "lên mây" hoặc làm cho mất mây đi. 66
  60. Khi chụp cảnh có mây, ngay cả khi không lắp kính lọc màu, thì mây cũng có vết tích, vậy sao khi rọi ra ảnh lại không thấy mây? Bất cứ chuyên viên phòng tối nào cũng có thể in, rọi lên đủ mây cho ta đƣợc, nhƣng đồng thời đủ mây thì cảnh đen lại. Do đó, muốn lấy chủ đề cho thật đúng sáng và rõ nét chi tiết, các chuyên viên đã tự động hy sinh một phần mây của ta đi. Cũng có thể in rọi cho vừa lên mây, vừa rõ cảnh vật bằng cách "phơi sáng" nhiều ở phần mây và ít ở phần cảnh vật. Nhƣng công việc này đòi hỏi nhiều thì giờ và bàn tay khéo léo chuyên nghiệp. (với ảnh số và photoshop thì chuyện này dễ dàng phải không quý vị?) Ảnh "lên mây" của cụ Võ An Ninh chụp năm 1959 tại Hưng Yên Mây hợp với loại cảnh nào ? Trƣớc cảnh quê êm đềm, tĩnh mịch, thiếu mây cảnh trí có bát ngát mà chƣa cao rộng. Nói một cách nhiếp ảnh, không có mây, tác phẩm của ta không có trắng. Mà không có trắng thì đen cũng không nổi, màu sắc kém hẳn đi. Mây thích hợp cho ảnh phong cảnh. Phong cảnh thêm sâu nếu có mây, ảnh không bị quá phẳng, giúp cho màu sắc ảnh thêm tƣơi và trên hết là tăng phần linh động. Mây với màu sắc và hình thù riêng biệt giúp tăng "phần hồn" cho tác phẩm, cho nên ta đã đƣợc thƣởng thức những danh phẩm tả vui thì có mây trắng tung bay nhẹ nhàng, tả buồn thì có mây chì đọng lại nặng chình chịch. 67
  61. Và những đám mây cuồng loạn rối rít, cuồn cuộn từ chân trời kéo lên đe dọa, đã giúp tả những cảnh hãi hùng, con ngƣời đang chạy trốn một cơn bão tố khủng khiếp hoặc đang nén những nghẹn ngào dâng lên ứ ở cổ. Với tính chất giúp ích cho sự diễn tả, mây có thể hiện diện cả trong những loại tả tình, tả chân hoặc ảnh phóng sự, nhất là ở ảnh thể thao, ảnh hiện thực, sinh hoạt đời thƣờng, ảnh chân dung, nhƣng Không thể lấy mây làm chính Nói một cách khác, mây đóng một vai trò phụ đắc lực, và đừng bao giờ nghĩ đến việc nâng vai trò phụ này lên thành yếu tố chính cho bức ảnh. Ta cứ thử chụp một đám mây đẹp tuyệt đẹp, phóng lớn lên, treo ở nhà xem có ai khen không, hay trái lại ta sẽ thấy mọi ngƣời ngơ ngác vì không biết tác giả định nói cái gì, dù rằng rõ ràng là hình ảnh của nó thật bắt mắt. Vì vậy cho nên có những buổi đẹp trời, ta trông lên trời thấy mây đẹp, vội xách máy ra khỏi nhà để kiếm tác phẩm. Nếu ta chỉ mải mê với mây rồi gƣợng ép lồng vào đấy một chủ đề ngớ ngẩn, ta quan tâm đến phụ hơn chính, chắc chắn ảnh của ta không có giá trị gì, không thể lừa dối đƣợc ngƣời xem tinh ý. Ngày nay, nhiếp ảnh đã tiến bộ vƣợt bực, mây gần nhƣ hết đất đứng trong lĩnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật. Nói nhƣ vậy cũng hơi quá đáng, thực ra thì mây không còn đƣợc xem trọng nhƣ trƣớc. Nếp sống hiện đại ồ ạt, vật lộn hơn xƣa. Có ngƣời ở thành thị quanh năm chạm trán vào bốn bức tƣờng chật hẹp, cả đời hiếm có dịp ra ngoài đồng nội để nhìn thấy mây. Cũng có ngƣời muốn ngắm mây mà không sao đƣợc vì phải ở những nơi hẻm hóc vừa lối ngƣời đi, cố gắng trông lên chỉ thấy một mảnh trời rộng lớn bằng bàn tay. Trên hết, cuộc sống không cho phép con ngƣời hôm nay có thì giờ để mà thích thú "mây bay, gió cuốn". Cảm quan con ngƣời có lẽ đã dần dần thay đổi cho nên, mây họa hoằn còn thấy ở trong tác phẩm nhiếp ảnh chỉ khi nào mây có hình thù rất lạ và giúp cho sự diễn tả tình ý của chủ đề. 68
  62. NƯỚC Ảnh: Trần Cao Lĩnh Đã nói đến mây thì không thể không nói đến nƣớc, "mây nƣớc" vẫn thƣờng đƣợc gọi chung nhƣ một danh từ ghép. Nếu ham thích đồng quê, chúng ta hẳn sẽ thấy tuyệt vời hình ảnh một cô thôn nữ quấy nƣớc dƣới khe vào một đêm trăng sáng. Mặt nƣớc lặng yên nhƣ tấm gƣơng lớn, in bóng trăng tròn. Và bóng trăng tan ra muôn mảnh nhảy múa lung linh khi bàn chân trắng nõn chạm vào mặt nƣớc. Ven đƣờng vào xóm quanh co, giữa tiếng đêm rì rầm có xen lẫn tiếng cót két của những thân tre cọ vào nhau, cô thôn nữ nhịp nhàng đong đƣa đôi thùng làm cho nƣớc sóng ra mặt đƣờng, ta có cảm tƣởng cô đang đi rắc vàng lên những chùm lá rụng. Nƣớc đã gây vẻ huyền ảo cho một vùng quê về đêm, ban ngày cũng không kém phần thơ mộng. Rặng dừa, khóm chuối sẽ tầm thƣờng khi đứng trơ trọi một mình, nhƣng khi mọc cạnh bờ ao, cây dừa nhƣ soi mình xuống gƣơng nƣớc để chải tóc; lùm chuối nhƣ vƣơn vai sắp nhảy xuống nƣớc để tắm gội. 69
  63. Một chiếc cầu khỉ bắc ngang con rạch, mấy chiếc lá vàng nhẹ rơi xuống cạnh cụm bèo, đàn vịt trắng đang tung tăng bơi lội. Phong cảnh bát ngát có núi cao ngất, có cây cổ thụ, có chiếc ghe câu cắm sào bên hàng liễu rũ, tất cả đều soi mình trên gƣơng nƣớc đều là những chủ đề thích đáng cho những tác phẩm nhiếp ảnh. Dù tụ lại một nơi nhƣ ao, hồ, hoặc chỉ chiếm một bề mặt khiêm tốn nhƣ "vũng chân trâu" sau trận mƣa, mặt nƣớc phẳng lặng luôn là tấm gƣơng phản chiếu cảnh vật, tạo cho không khí thêm mát mẻ, dịu dàng, thanh thú, thơ mộng Trái lại, những khối nƣớc chuyển động sẽ tạo ra vẻ dũng mãnh, hung dữ, mãnh liệt Có dịp đứng trƣớc thác nƣớc đổ, qua phà một con sông lớn vào mùa mƣa, nhìn nƣớc, chúng ta cảm thấy ớn lạnh. Nƣớc mênh mông nhƣ biển cả, lan xa ở bên kia bờ nhƣ bám vào đƣờng chân trời. Nƣớc cứ lừ đừ về xuôi, ngồi trên phà, ta thấy lao đao khi nhìn những con đò đang ngƣợc dòng, năm bảy ngƣời gập lƣng mà chèo, nhƣng chiếc ghe chỉ nhích từng chút một, ta mới thấy dòng nƣớc chảy xiết. Thỉng thoảng ta còn gặp những con nƣớc xoáy, đƣờng kính có đến mất chục mét, ở ngoài xa thì nhẹ, càng vào giữa càng mạnh, nƣớc cuốn vội vã đến tâm thỉ lõm sâu xuống thành một lỗ hổng. Lại có dịp vác máy ra biển, ta còn thấy sức nƣớc hung hãn hơn thế, sóng bạc đầu cuồn cuộn từ xa nối tiếp kéo vào đất liền, tới gần bờ đổ xuống ầm ầm, gặp tảng đá chắn lại, sóng vọt lên cao ngất tung tóe trắng xóa. Từ xƣa tới nay đã có biết bao tác phẩm nhiếp ảnh mang tên "cƣỡi sóng", "ra khơi" ghi lại cảnh chống chọi với biển cả, những tay chèo rắn chắc đã hiệp lực đƣa con thuyền mỏng manh thoát hiểm. Có thể nói mà không sợ sai lầm: Nhiếp ảnh với khả năng ghi mau và ghi đủ đã thích hợp với khung cảnh vừa động vừa nhiều chi tiết này. Chỉ trong một "nháy mắt" bao nhiêu sóng to gió cả đƣa con thuyền nhồi lên cao, bao nhiêu sức lực của con ngƣời toát ra để chèo chống đã đƣợc bắt đúng trên phim, trên giấy mà không bị nghi ngờ thêm bớt, bịa đặt. Nƣớc tạo huyền ảo Theo quy luật tiến hóa, không cái gì đứng yên một chỗ, hình ảnh lần lần khứng nhận những nét ủy mị, thơ mộng để thiên sang loại tả thực, tả chân. Nƣớc lặng lờ nhƣờng bƣớc cho nƣớc động. Nƣớc còn "đẩy" nghệ thuật nhiếp ảnh đi xa hơn. 70
  64. Ảnh: Việt Cường Đấy là những bóng nƣớc từ ngàn xƣa vẫn thế, nay đƣợc dựng lại thành những khung cảnh lạ mắt và truyền cảm. Những loại tác phẩm "bóng ngƣời" mới có thể đi vào siêu thực, trừu tƣợng mà ta tƣởng nhiếp ảnh máy móc, thực tế không bao giờ có thể tới đƣợc. Nƣớc tạo sâu đậm Trong loại ảnh sinh hoạt, nƣớc rất cần thiết để gây thêm không khí. Nhƣ ở hai cảnh cày ruộng khô và cày ruộng nƣớc, một bên nhàn hạ theo trâu, một bên lội bì bõm, bùn nƣớc bắn lên lấm rát cả mặt mũi đầu tóc, ai cũng thấy cảnh sau diễn tả đƣợc sự làm việc nặng nhọc lam lũ hơn cảnh trƣớc, mặc dù trên thực tế, với nhà nông thì cày nƣớc lại nhẹ nhàng hơn cày khô. Những nhà nhiếp ảnh ƣa chụp cảnh đô thành thƣờng chọn những ngày mƣa, nghĩa là những ngày có nƣớc đổ từ trên trời xuống nhƣ thác lũ, những chiếc xe chạy vèo vèo. Cái dù dƣơng lên. Ngƣời nào ngƣời nấy chợt to lớn trong những chiếc áo mƣa lùm xùm. Phố xá trong đêm mƣa cũng bừng sáng hẳn lên khác thƣờng. Bóng những ngọn đèn kéo dài lê thê xuống mặt đƣờng bóng loáng. Có ngƣời lầm lũi một mình trong đêm mƣa, trông thấy lẻ loi, giá lạnh. Có thể còn tạo đƣợc nhiều tác phẩm khác mà nƣớc là chủ đề xứng đáng hoặc là bối cảnh phụ đắc lực: - Nƣớc ở thể hơi là sƣơng mù kỳ ảo. - Nƣớc ở ngƣời toát ra mồ hôi diễn tả sức lực đƣợc dùng đến tột độ. Nƣớc mắt biểu lộ đau thƣơng hay vui sƣớng. - Nƣớc mƣa rớt vào mặt kính cửa sổ 71