Những thuận lợi và khó khăn khi du lịch Việt Nam hội nhập thế giới

ppt 21 trang phuongnguyen 5840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những thuận lợi và khó khăn khi du lịch Việt Nam hội nhập thế giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptnhung_thuan_loi_va_kho_khan_khi_du_lich_viet_nam_hoi_nhap_th.ppt

Nội dung text: Những thuận lợi và khó khăn khi du lịch Việt Nam hội nhập thế giới

  1. TỔNG QUAN DU LỊCH ĐỀ TÀI: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DU LỊCH VIỆT NAM HỘI NHẬP THẾ GIỚI NHÓM: 1
  2. ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA DU LỊCH VIỆT NAM • 1.1. Khái quát về sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trước khi hội nhập WTO • 1.2. Sự phát triển du lịch Việt Nam sau khi gia nhập WTO CHƯƠNG II : NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DU LỊCH VIỆT NAM HỘI NHẬP THẾ GIỚI • 2.1. Thuận lợi • 2.2 Khó khăn CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM • 3.1. Các giải pháp kinh tế • 3.2. Giải pháp tài chính • 3.3. Giải pháp điều kiện
  3. CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA DU LỊCH VIỆT NAM 1.1. Khái quát về sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trước khi hội nhập WTO 1.1.1 Lịch sử hình thành ngành du lịch • Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho lập Sở Du lịch Quốc gia ngày 5/6/1951 • Đối với miền Bắc Việt Nam dân chủ cộng hòa thì ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam được tính là ngày 09/7/1960 • Ngày 9/4/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 119-HĐBT thành lập Tổng công ty Du lịch Việt Nam • Ngày 26/10/1992 Chính phủ ban hành Nghị định số 05-CP thành lập Tổng cục Du lịch • Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-BNV về việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam
  4. 1.1.2 Quá trình phát triển ngành du lịch trước khi gia nhập WTO ❖ Từ năm 1960 đến 1975: ❖ Từ năm 1975 đến 1990: ❖ Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: • Năm 1990 • Giai đoạn từ 1995 đến 2003 • Năm 2004 • Năm 2005 • Năm 2006
  5. 1.2. Sự phát triển du lịch Việt Nam sau khi gia nhập WTO • Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế khác và những thuận lợi khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngành du lịch Việt nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Số doanh nghiệp du lịch tăng đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế đã phát huy được hiệu quả tích cực góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch. • Sự phát triển đó được thể hiện dựa trên các số liệu về lượng du khách, doanh thu và các hoạt động về du lịch mà Việt Nam đã tổ chức được • Năm 2007: • Năm 2008: • Năm 2009: • Tính đến tháng 8/ 2010:
  6. CHƯƠNG II: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DU LỊCH VIỆT NAM HỘI NHẬP THẾ GIỚI ❖2.1. THUẬN LỢI ❖2.2. KHÓ KHĂN
  7. 2.1. THUẬN LỢI 2.1.1 Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng ➢ Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có biên giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số nước và của vùng Đông Nam Á. ➢ Việt Nam còn có những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng . ➢ Ngoài những thắnh cảnh tươi đẹp, Việt Nam còn có rất nhiều các làng nghề, lễ hội truyên thống. Hiện nay, cả nước đã có hơn 2000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính như: cói, sơn mài, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian Những cái nôi của làng nghề là Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế
  8. Bãi biển Vũng Tàu Bãi biểnTrà Cổ Vịnh Hạ Long Phố cổ Hội An Bãi biển Nha Bãi biển Sầm Sơn Trang Thánh địa Mỹ Sơn Cố đô Huế Phong Nha- Kẻ Bàng
  9. Một số sản phẩm truyền thống của Việt Nam
  10. 2.1.2 Chính sách khuyến khích phát triển du lịch của Nhà nước • Giao thông thuận tiện giúp du khách thuận tiện đi lại và giảm chi phí đi lại, nhiều công trình như đường hầm, cáp treo được xây dựng. • Các di tích, di sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển được tôn tạo, bảo tồn và phát triển. • Nhiều khu vui chơi, giải trí được xây dựng tại các địa điểm du lich hấp dẫn. • Có chính sách phát triển du lịch cho từng địa phương. • Tổ chức các sự kiện , các chương trình lớn kích cầu về du lịch. • Mở trường , mở khoa đào tạo về khách sạn du lịch. • Tạo dựng hình ảnh , quảng bá văn hóa , thắng cảnh của Việt Nam ra thế giới nhằm thu hút khách quốc tế.
  11. 2.1.3 Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng • Đời sống của nhân dân hiện nay ngày càng được nâng cao vì thế nhu cầu về du lịch ngày càng nhiều, hơn thế nhận thức của người dân cũng cao hơn, mong muốn có sức khỏe tốt, muốn khám phá thế giới, vui chơi giải trí. Cuộc sống thành thị ồn ào, ngột ngạt, căng thẳng cũng khiến con người ta có nhu cầu tìm đến những nơi trong lành, thoải mái, yên tĩnh • Việc quảng bá hình ảnh Việt Nam cũng tạo thuận lợi cho việc chúng ta khai thác thị trường ngoài nước góp phần tăng nguồn ngoại tệ và phát triển thương hiệu du lich Việt Nam.
  12. 2.1.4 Các loại hình du lịch ngày càng đa dạng hóa và phát triển hơn. • Các loại hình du lịch đã và đang phát triển đầu tiên phải kể đến là: ➢ Tham quan di tích - thắng cảnh ➢ Du lịch lễ hội ➢ Du lịch sinh thái ➢ Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh ➢ Du lịch làng nghề ➢ Du lịch mua sắm ➢ Du lịch ẩm thực ➢ Du lịch mạo hiểm ➢ Du lịch thể thao
  13. 2.2. KHÓ KHĂN 2.2.1 Khó khăn trong quy hoạch • Hiện chúng ta đang thiếu các điểm du lịch quy mô, “ra tấm ra miếng”. Thực trạng đầu tư manh mún, nhỏ lẻ, chạy theo số lượng mà không chú ý đến tính chuyên nghiệp” - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Từ thừa nhận, “một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do qui hoạch du lịch tổng thể, chi tiết từng vùng chưa được thực hiện tốt”. • Vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch là vấn đề đau đầu nhất hiện nay. Không phải là chúng ta không có quy hoạch nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời, bị giằng xé bởi quy hoạch của nhiều ngành khác. Nếu không cẩn thận, đến lúc có tiền để thực hiện quy hoạch du lịch thì không còn đất mà quy hoạch nữa vì thực tế đã thay đổi quá nhiều do sự chồng chéo của quy hoạch các ngành khác
  14. 2.2.2 Khủng hoảng kinh tế, kinh tế suy thoái, dịch bệnh, thiên tai • Năm 2009, khủng hoảng kinh tế toàn cầu điều đó ảnh hưởng rấ lớn tới các nước lớn, chi tiêu của người dân hạn hẹp vì thế mà lượng khách nước ngoài đến Việt Nam giảm sút, khách du lịch trong nước cũng theo đà giảm theo. Điều đó khẳng định tình hình kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của du lịch • Hơn thế nữa, cùng với sự nóng lên của trái đất làm cho dịch bệnh và thiên tai hoành hành ở nhiều nơi không những làm hư hại tài nguyên du lịch mà còn hạn chế lượng khách du lịch tơi các nơi thiên tai, dịch bệnh do e ngại về sự an toàn và sức khỏe của họ.
  15. 2.2.3 Ý thức người dân và việc bảo vệ môi trường • Hiện nay có một tình trạng là khách du lịch đi đến các điểm du lịch xả rác bừa bãi gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường, trước tình hình đó ngành du lịch phải có biện pháp cụ thể để ngăn chặn nếu không sẽ để lại hình ảnh xấu trong mắt khách du lịch quốc tế và ảnh hưởng tới môi trường sống . • Vấn đề nữa là người dân chưa có ý thức bảo vệ tại nguyên du lịch, chưa nhận biết tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên du lịch, khiến việc tu sửa, bảo tồn, phát triển gặp khó khăn. Tài nguyên và môi trường đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động của thiên thai ngày càng tăng và diễn ra ở nhiều vùng, nhiều địa phương trong nước. • Nhiều tài nguyên có tiềm năng khai thác nhưng do bị mai một, lãng quên, và bị hủy hoại nên vẫn bỏ ngỏ.
  16. 2.2.4 Nhân lực cho ngành du lịch chưa đạt yêu cầu • Đội ngũ nhân lực cho ngành du lịch hiện còn đang thiếu và yếu về chuyên môn, yếu về ngoại ngữ. Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển thì cho đến nay, chúng ta vẫn chưa đào tạo được đội ngũ nhân viên du lịch (lái xe, tiếp viên, hướng dẫn viên ) có nghiệp vụ, có văn hoá, biết ngoại ngữ đủ để đáp ứng yêu cầu của thị trường đang ngày càng tăng. • Những người làm công tác quản lý trong ngành du lịch có trình độ không đồng đều, một số chưa qua đào tạo về quản lý doanh nghiệp du lịch.
  17. 2.2.5 Công tác marketing chưa được triển khai toàn diện • Chúng ta chưa đầu tư đầy đủ vào hoạt động marketing giới thiệu về Việt Nam như một điểm đến của du lịch ở nước ngoài và vẫn chưa có được một chiến lược để khai thác tối đa tiềm năng du lịch của Việt Nam. • Các công ty đơn lẻ hay một số công ty cùng nhau cố gắng xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một điểm đến nhưng những nỗ lực của họ vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Thailand và Singapore đã thực hiện những chiến lược marketing đồng bộ trong đó bao gồm cả việc thành lập và hoạt động một số văn phòng du lịch ở nước ngoài - những văn phòng này còn góp phần thúc đẩy sự hợp tác liên chính phủ - trong khi đó chúng ta chưa xây dựng được một chiến lược như vậy trong Chiến lược Tổng thể cho ngành du lịch hay thành lập được một văn phòng ở nước ngoài nào.
  18. 2.2.6 Chính sách của Nhà nước Trong nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách và nỗ lực để phát triển cơ sở hạ tầng, Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch, hạn chế khả năng tiếp cận, phát triển và khai thác các tuyến, điểm du lịch giàu tiềm năng ở các vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
  19. CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở VIỆT NAM 3.1.Các giải pháp kinh tế • Giải pháp quy hoạch • Giải pháp về sắp xếp lại hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh du lịch • Giải pháp về thị trường • Giải pháp về nguồn lao động • Giải pháp về khoa học công nghệ • Giải pháp về môi trường
  20. 3.2 ) Giải pháp tài chính • Giải pháp về đầu tư • Giải pháp về tín dụng • Giải pháp về thuế • Giải pháp điều kiện