Những hiểu biết và nguyên tắc cơ bản của làm việc theo nhóm
Bạn đang xem tài liệu "Những hiểu biết và nguyên tắc cơ bản của làm việc theo nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nhung_hieu_biet_va_nguyen_tac_co_ban_cua_lam_viec_theo_nhom.pdf
Nội dung text: Những hiểu biết và nguyên tắc cơ bản của làm việc theo nhóm
- Những hiểu biết và nguyên tắc cơ bản của làm việc theo nhóm
- Mỗi con người trong chúng ta là một thực thể trong xã hội, vì thế nhu cầu giao tiếp với những người khác là một điều không thể thiếu trong cuộc sống. Phần lớn chúng ta đều đã từng trải qua môi trường nhóm, kể từ những trò chơi thời thơ ấu cho tới nơi làm việc của chúng ta bây giờ. .
- Tuy nhiên, không phải bất kỳ hoạt động nhóm nào cũng có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra. Thất bại là một khả năng có thể xảy ra bất cứ khi nào chúng ta gặp phải những thách thức. Vì vậy, để giảm thiểu được khả năng thất bại, mỗi thành viên trong nhóm đều phải hiểu và vận dụng tốt khái niệm TEAMWORK. Bởi có thức hiểu được khái niệm này một cách rõ ràng, mỗi cá nhân trong nhóm làm việc không phải vì lợi ích của riêng họ mà là hướng tới một mục tiêu chung của tất cả mọi người trong nhóm. + T: Tài năng( talents) Điều này muốn đề cập tới kiến thức hoặc năng lực của một cá nhân nào đó. Vậy làm thế nào để có kiến thức? Kiến thức có thể được thu nhận từ sách vở hoặc đúc rút từ những công việc mà bạn đang làm. Tuy nhiên, kiến thức theo đúng nghĩa của nó sẽ được rút ra từ kinh nghiệm và sự nỗ lực rèn luyện của từng người mới trở nên hữu dụng. +E: Nhiệt tình(enthusiastic) Nhưng nếu chỉ tài năng không thì chưa đủ, các thành viên có năng lực cũng cần phải có lòng nhiệt tình. Bởi chỉ có sự nhiệt tình mới khiến họ vận dụng hết được
- khả năng bản thân để làm chủ công việc của mình. +A: Trách nhiệm(responsibility) Các thành viên trong nhóm không chỉ cần có trách nhiệm với công việc chung của nhóm và còn phải có sự quan tâm và chia sẻ khó khăn với các thành viên khác trong nhóm. + M: Quản lý(manager) Mọi thành viên cần hiểu rõ chuyên môn của mình có liên quan mật thiết như thế nào tới những gì mà các thành viên khác có thể phát huy được tốt nhất. Một nhóm hoạt động hiệu quả cần phải có sự phân chia công việc một cách hợp lý. Một thành viên được đánh giá làm việc hiệu quả nhất là dựa trên những gì mà anh ta làm được. Vì thế, khi được giao bất kỳ công việc gì, chúng ta phải biết cách tự quản lý công việc đó theo cách của mình với yêu cầu đạt được hiệu quả cao nhất. Tựu chung lại, điều quan trọng nhất là phân phối công việc hợp lý và dựa trên năng lực của từng cá nhân mà giao công việc để họ có thể sử dụng hết khả năng của mình để hoàn thành công việc.
- +W: Khả năng làm việc( Working) Một người có tài năng và nhiệt tình nhưng lại không có thời gian làm việc cũng sẽ trở thành một người vô dụng. Điều này khá dễ hiểu bởi nếu không người, bạn sẽ lấy ai ra để đạt được những mục tiêu đã đề ra? Khả năng làm việc ở đây cần phải hiểu là khả năng ứng phó với mọi khả năng có thể sảy ra. Vì vậy, khả năng sẵn sàng tiếp nhận công việc là một trong những yêu cầu cần thiết đối với làm việc nhóm. +O: Cởi mở(openness) Sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên đóng một vai trò rất quan trọng khi làm việc theo nhóm. Bởi trong bầu không khí cởi mở, mọi thành viên mới có thể thoải mái chia sẻ những đề xuất và ý tưởng mới. + R: Tôn trọng lẫn nhau(respect each other) Các thành viên trong nhóm cần luôn duy trì được thái độ tôn trọng lẫn nhau, ngay cả khi có những bất đồng về ý tưởng và chính kiến. Khi đã có sự tôn trọng nhau, mọi vấn đề khúc mắc đều có thể được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu
- quả. + K: Đam mê( keen, ardent) Đam mê là một yếu tốt khá quan trong trong làm việc nhóm. Thậm chí nó còn được đánh giá cao hơn so với sự nhiệt tình. Nhiệt tình chỉ tới khi bạn làm một công việc thực tế. Nhưng sự đam mê sẽ theo đuổi bạn trong suốt cả quãng đời làm việc. Để là một thành viên nhóm hiệu quả, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau: - Hãy đúng giờ, điều đó giúp cho các thành viên khác trong nhóm làm việc không phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận cho bạn.
- - Luôn đặt mục tiêu của cuộc thảo luận lên hàng đầu, tránh nói chuyện về những chủ đề không liên quan, gây loãng chủ đề, thiếu tập trung. - Hãy nghĩ mình là một phần của nhóm chứ không phải một cá nhân riêng lẻ. Thảo luận với cả nhóm chứ không phải chỉ với người ngồi cạnh bạn. Hãy rõ ràng và ngắn gọn. Luôn ý thức rằng bạn đang sử dụng thời gian của tất cả mọi người. - Đừng ngắt lời người khác. Hãy lắng nghe và cố hiểu họ. Cũng đừng nghĩ về ý kiến sắp trình bày của mình, hãy chú ý những gì người khác nói. Nếu có gì chưa rõ, hãy hỏi lại khi họ kết thúc. - Hãy đoàn kết để đạt đến mục tiêu chung. Không ai có đầy đủ kiến thức về bất cứ một vấn đề nào, chỉ có là họ đóng góp được nhiều hay ít mà thôi. Hãy thuyết phục mọi người bằng lý lẽ và dẫn chứng, không phải bằng cảm xúc. - Đừng chỉ trích. Đừng phản đối ngay ý kiến của người khác dù bạn có thấy nó thiếu thực tế đến đâu. Cũng đừng gắn mỗi cá nhân với ý kiến của họ, chỉ thảo luận về ý kiến thôi, đừng chỉ trích riêng ai cả. - Hãy luôn tâm niệm rằng, kết quả cuối cùng thu nhận được phải là sự đồng lòng của cả nhóm, kể cả những cá nhân có ý kiến bị bác bỏ. Việc này không thể nhanh
- chóng đạt được mà phải cần có thời gian. Hãy cố gắng tôn trọng những thành viên khác và hướng tới mục tiêu chung.