Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010

pdf 96 trang phuongnguyen 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhung_giai_phap_chu_yeu_nham_day_manh_xuat_khau_hang_hoa_cua.pdf

Nội dung text: Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG ASEAN TỪ NAY ĐẾN 2010 Sinh viên thực hiện : Chu Thị Tâm Lớp : A6 Khóa : 41B - KTNT Giáo viên hướng dẫn : ThS. Đào Thị Thu Giang Hà Nội, tháng 11/2006
  2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Trong quá trình thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu của Việt Nam thì vấn đề mở rộng thị trường luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thị trường ASEAN là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào ngày 28/7/1995 và tham gia Hiệp định cắt giảm thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT. Tuy nhiên khi đã chính thức bước vào sân chơi của ASEAN thì thuận lợi cũng nhiều và khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung không ít. Liệu Việt Nam có khắc phục được những bất lợi và phát huy được tối đa các thuận lợi hay không? Khi tham gia vào thị trường ASEAN thì hàng xuất khẩu của Việt Nam phải làm thế nào để cạnh tranh được và gia tăng kim ngạch vào thị trường ASEAN. Các doanh nghiệp Việt Nam phải làm sao để khai thác được các lợi thế khi đã trở thành thành viên của ASEAN và bước vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA ). Đó là những vấn đề cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống và khoa học. Việc Việt Nam tham gia vào thị trường ASEAN một cách có hiệu quả nhất, đặc biệt là khi thời điểm Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết theo AFTA đang đặt ra những yêu cầu cấp bách không chỉ cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế mà cả cho các nhà nghiên cứu phải nhanh chóng tìm ra những đối sách thích hợp trước các tác động của quá trình hội nhập ASEAN đối với nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, em đã chọn đề tài: “ Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trƣờng ASEAN từ nay đến 2010” làm khoá luận tốt nghiệp của mình 2. Mục đích nghiên cứu:  Giới thiệu về hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), đặc điểm về thị trường ASEAN 1 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  3. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010  Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ năm 1996 đến nay.  Một số giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010. 3. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ năm 1996 đến nay từ đó có cái nhìn tổng quát về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN và đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010. 4. Phƣơng Pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn – thu thập thông tin, số liệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí , Internet, và các phương pháp duy vật biện chứng, phân tích kinh tế, suy luận logic, tổng hợp thống kê, so sánh, đánh giá, phương pháp suy luận quy nạp, diễn dịch để phục vụ mục đích nghiên cứu. 5. Kết cấu của đề tài: Ngoài mục lục, lời mở đầu, lời kết và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận bao gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu khái quát về thị trường ASEAN Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ năm 1996 đến nay. Chương III: Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Do điều kiện về thời gian, nguồn tài liệu và trình độ còn nhiều hạn chế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể hoàn thiện khả năng nghiên cứu của mình. Nhân đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo - Th.s Đào Thu Giang đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. 2 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  4. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Chƣơng I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƢỜNG ASEAN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) 1. Quá trình hình thành và phát triển: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh có nhiều biến động đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài tác động vào khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi nước. Để đối phó với các thách thức này, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với một hình thức nào đó để tăng cường sức mạnh bản thân đã xuất hiện và phát triển trong các nước thành viên tương lai của ASEAN. Trước ASEAN, ở Đông Nam á đã có một vài tổ chức khu vực ra đời và tồn tại được một thời gian ngắn hoặc đã manh nha hình thành. Đó là Hiệp hội Đông Nam á ( The Association of Southeast Asia- ASA ) được thành lập ngày 31/7/1961 gồm Thái Lan, Philippin và Liên bang Malaysia và tổ chức MAPHILINDO ra đời tháng 8 năm 1963 bao gồm Malaysia , Philippin và Indonesia. Mặc dù vậy, những nỗ lực theo hướng trên vẫn được xúc tiến và ngày 8/8/1967 Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Thái Lan, Philippin, Singapore và Phó Thủ tướng Malaysia ký tại Băng-cốc bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). Bản Tuyên bố đó được coi như là hiến chương của ASEAN. Nội dung Tuyên bố thể hiện ba mục tiêu lớn của Hiệp hội mà được xác định là hợp tác để phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực thuộc mối quan tâm và quyền lợi chung của tất cả các nước trong khu vực: a- Hợp tác kinh tế và xã hội giữa các quốc gia thành viên với niềm tin tưởng rằng sự tăng cường kinh tế là nguồn gốc của tiến bộ xã hội và văn hoá. b- Hợp tác vì hoà bình và ổn định khu vực bằng việc triệt để tôn trọng công bằng và ưu tiên luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và nghiêm chỉnh tuân theo các nguyên tắc của Hiến chương LHQ. c- Hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực khác. 3 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  5. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Hiện nay tổ chức này có 10 hội viên bao gồm 5 nước hội viên nguyên thuỷ và 5 hội viên gia nhập sau này là Brunei Darussalam (8-1-1984), Việt Nam (28-7- 1995), Lào và Myanmar (23-7-1997), Campuchia (30-4-1999) Cùng với sự phát triển cả về quy mô thành viên và chiều sâu hợp tác, tới nay, ASEAN thực sự là một liên kết khu vực làm tăng sức mạnh của các nước Đông Nam á. Vị thế của ASEAN đang ngày càng quan trọng trên trường quốc tế và khu vực, trở thành một đối trọng với các quốc gia lớn ở châu á như Nhật Bản, Trung Quốc, và ấn Độ. Với các chương trình lớn về hợp tác kinh tế, tự do hoá thương mại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, khả năng bổ sung và thay thế các nguồn lực sản xuất giữa các nước trong khu vực đang được tăng lên sẽ dẫn tới hiệu quả cao trong sản xuất và tiêu dùng của thị trường từng nước thành viên, thúc đẩy thương mại và đầu tư nội bộ khu vực cũng như giữa khu vực với phần còn lại của nền kinh tế thế giới, từ đó phát triển kinh tế các thành viên. 2. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức hiện nay của ASEAN là kết quả của một quá trình hoàn thiện từng bước, song song với việc phát triển của tổ chức ASEAN trong gần 30 năm qua. Khi mới thành lập vào năm 1967, bộ máy ASEAN còn rất giản đơn, bao gồm bốn đầu mối hay bốn cơ chế chủ yếu: Hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), một Uỷ ban thường trực ASEAN (ASC) để điều phối các công việc thường nhật của ASEAN giữa các Hội nghị AMM. Các Uỷ ban chuyên trách và các Uỷ ban thường trực gồm các chuyên gia và quan chức trên các lĩnh vực cụ thể và Ban thư ký Quốc gia ở mỗi nước thành viên để thay mặt nước mình thực hiện các công việc cuả Hiệp hội và phục vụ các cuộc họp của ASEAN. Sau một quá trình hoàn thiện, với mốc quan trọng nhất là các quyết định của 4 Hội nghị Cấp cao ASEAN các năm 1976, 1977, 1987 và đặc biệt là vào 1992, cơ cấu tổ chức chung của ASEAN cũng như chức năng của từng bộ phận đã từng bước được hình thành và củng cố. Cơ cấu tổ chức của ASEAN hiện nay như sau: 4 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  6. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 2.1 Hội nghị những ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc/chính phủ ASEAN (ASEAN Summit) Hội nghị những người đứng đầu Nhà nước/chính phủ ASEAN hay còn gọi là Hội nghị Cấp cao ASEAN và đó là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 họp tại Singapore năm 1992 quyết định những Người đứng đầu chính phủ ASEAN họp chính thức 3 năm một lần và họp không chính thức ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian 3 năm đó để đề ra phương hướng và chính sách chung cho hoạt động của ASEAN và đưa ra quyết định về các vấn đề lớn. Từ sau Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5, giữa các cuộc họp Cấp cao chính thức 3 năm một lần, hàng năm đều họp Cấp cao không chính thức. 2.2. Hội nghị Bộ trƣởng ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM) Theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và quyết định chính sách cụ thể của ASEAN trên cơ sở các phương hướng và chính sách chung của Hội Nghị Thượng đỉnh ASEAN, trong đó tập trung chủ yếu vào sự hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, ngoại giao, văn hoá và xã hội. AMM được tổ chức ít nhất mỗi năm một lần và có các hội nghị ngoại trưởng không chính thức 5 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  7. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 khi cần thiết. AMM cũng là cơ quan có trách nhiệm hàng đầu trong việc điều hành các quan hệ của Hiệp Hội với bên ngoài. AMM và AEM có trách nhiệm báo cáo chung lên những Người đứng đầu chính phủ ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN . 2.3. Hội nghị Bộ trƣởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM) Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN là cơ cấu điều hành và hoạch định hợp tác cao nhất trên lĩnh vực kinh tế của ASEAN. Cũng như AMM, AEM họp chính thức hàng năm. Ngoài ra AEM có thể họp không chính thức khi cần thiết nhằm chỉ đạo các mặt hợp tác kinh tế trong ASEAN . AEM có trách nhiệm phải báo cáo công việc lên cho những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN tại các Hội nghị Cấp cao. Được sự phân công của chính phủ, Bộ trưởng Thương Mại Việt Nam tham gia các AEM. Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) được thành lập theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 năm 1992 tại Singapore để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện chương trình ưu đãi quan thuế có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA. 2.4. Hội nghị Bộ trƣởng các ngành: Trong những thập kỷ đầu, Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Đến nay, ASEAN đã chính thức có cơ chế Hội nghị Bộ trưởng tài chính (AFMM) và Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải (ATM) và các hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Khoa học công nghệ và môi trường, Lao động, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Lâm nghiệp, v.v 2.5. Các hội nghị cấp Bộ trƣởng hoặc tƣơng đƣơng Trên một số lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, phúc lợi xã hội, giáo dục, luật pháp, đầu tư, du lịch có thể tiến hành các Hội nghị cấp Bộ trưởng hoặc người đứng đầu của các ngành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này. 6 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  8. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 2.6. Hội nghị liên tịch các Bộ trƣởng (Join ministerial meeting-JMM) Hội nghị liên tịch các Bộ trưởng được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN . JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng kinh tế ASEAN , dưới sự đồng chủ tịch của Chủ tịch AMM và Chủ tịch AEM. JMM có thể được triệu tập theo yêu cầu của Bộ trưởng Ngoại giao hoặc của Bộ trưởng kinh tế. JMM được triệu tập lần đầu tiên tại Ku-ching (Malaysia) 2/1991 để trao đổi ý kiến về vai trò của ASEAN trong APEC. Trong thời gian gần đây, còn có thêm hình thức JMM giữa các Bộ trưởng Ngoại giao, kinh tế và Tài chính. 2.7. Tổng thƣ ký ASEAN Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 5 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa. Tổng thư ký ASEAN có hàm Bộ trưởng với quyền hạn lớn hơn theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN 1992: khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN , nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN chịu trách nhiệm trước Hội nghị Cấp cao ASEAN; Các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN khi đang họp và trước Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN giữa các kỳ họp. Tổng thư ký ASEAN , cũng chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng. Bên cạnh đó, Tổng thư ký được tham dự các cuộc họp Tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM) với các quan chức cao cấp ASEAN và các Tổng giám đốc ASEAN; và thông báo kết quả các kỳ họp liên Hội nghị AMM và AEM. 2.8. Uỷ ban thƣờng trực ASEAN ( ASEAN Standing committee-ASC) ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trưởng ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN 7 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  9. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM. 2.9. Cuộc họp các quan chức cao cấp ( Senior Officials Meeting-SOM) SOM được chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Ma-ni-la 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM. 2.10. Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-SEOM) SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Ma-ni-la 1987. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN . SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM. 2.11. Cuộc họp các quan chức cao cấp khác Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về tài chính, giao thông vận tải, môi trường, ma tuý cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan. 2.12. Cuộc họp tƣ vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM) Cơ chế họp JCM được lập ra theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 1987 tại Manila. JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN , SOM, SEOM, các Tổng giám đốc ASEAN. JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành. Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM. 2.13. Ban thƣ ký ASEAN quốc gia 8 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  10. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách. 2.14. Ban thƣ ký ASEAN Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ba-li, 1976 để tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN. Hội nghị Cấp cao lần thứ tư tại Singapore năm 1992 đã thoả thuận tăng cường Ban thư ký ASEAN để nó có thể thực hiện hữu hiệu hơn các hoạt động của ASEAN . Theo thoả thuận, Ban thư ký ASEAN sẽ có một cơ cấu mới và chức năng, trách nhiệm rộng lớn hơn trong việc đề xuất, khuyến nghị, phối hợp và thực hiện các hoạt động của ASEAN 3. Nguyên tắc hoạt động: Sau gần ba thập kỷ tồn tại và phát triển, các Quốc gia thành viên ASEAN đã dần cùng nhau xây dựng và khẳng định các nguyên tắc chính làm cơ sở cho quan hệ trong nội bộ và Quốc gia thành viên của Hiệp hội và giữa các nước này với các nước khác trong và ngoài khu vực. Những nguyên tắc đó đã được phản ánh trong nhiều văn kiện được ASEAN thông qua. Nổi lên là: 3.1- Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các Quốc gia thành viên và với bên ngoài: Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á ( Hiệp ước Ba-li ), ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm 1976, là : a/ Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc; b/ Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài; c/ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; 9 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  11. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 d/ Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện; e/ Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; f/ Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả; 3.2- Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội: Nguyên tắc nhất trí (consensus): nghĩa là mọi quyết định về các vấn đề quan trọng chỉ được coi là của ASEAN khi tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này theo như quyết định của cuộc họp ngoại trưởng ASEAN ngày 25/9/1995 được áp dụng ở những mức độ khác nhau, có những vấn đề sẽ đựơc nhất trí toàn bộ, có những vấn đề thông qua theo nhất trí đa số, nhất trí tương đối và nhất trí tuyệt đối. Nguyên tắc bình đẳng (equality): thể hiện trên 2 mặt, thứ nhất là các nước ASEAN không kể lớn nhỏ hay giàu nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi; thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên cho các nước thành viên theo vần A, B, C. Nguyên tắc 6 – X: được thoả thuận tháng 2/1992, theo nguyên tắc này, một dự án hoặc kế hoạch chung của ASEAN nếu từ hai nước trở lên chấp nhận thực hiện thì cứ tiến hành trước dự án chứ không đợi tất cả các nước thành viên khác thực hiện mới tiến hành. Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu, tôn trọng và tự giác áp dụng như:  Nguyên tắc “cho và nhận”, có đi có lại (give and take): Theo nguyên tắc này, trong quá trình hợp tác giữa các nước ASEAN , nếu nước A nhân nhượng nước B một vấn đề này thì nước B đến lượt mình, trong một dịp khác, sẽ đáp lại bằng một nhân nhượng khác cho nước A. Đây có thể gọi là nguyên tắc quân tử trong quan hệ giữa các nước ASEAN; 10 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  12. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010  Nguyên tắc tế nhị, lịch sự, không gây đối đầu, có thái độ hữu nghị, thân thiện;  Nguyên tắc ngoại giao thầm lặng, cá nhân, không tuyên truyền tố cáo qua báo chí;  Nguyên tắc giữ gìn đoàn kết ASEAN , giữ bản sắc chung của tổ chức này. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƢỜNG ASEAN 1. Thị trƣờng ASEAN là một thị trƣờng rộng lớn và đầy tiềm năng: ASEAN là một thị trường rộng lớn gồm 10 quốc gia với với dân số khoảng 604,9 triệu người (năm 2000), GDP khoảng 731 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm 339,2 tỷ USD là một thị trường rộng lớn không đòi hỏi cao về chất lượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, hội nhập vào thương mại khu vực và trên thế giới [13]. Đây cũng là nơi mà các nước ASEAN đang tiến hành thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA ). Thị trường ASEAN vừa là thị trường trung gian vừa là thị trường tiêu thụ trực tiếp nhiều sản phẩm của Việt Nam, là một thị trường có sức tiêu thụ rất đa dạng cả trong hiện tại và tương lai. Ngoại trừ Singapore và Brunei là những nước có thu nhập được xếp vào loại cao nhất thế giới, tám nước còn lại với hơn 99% dân số của ASEAN là những nước đang phát triển, có những nước thu nhập của người dân được liệt vào mức thấp nhất của thế giới (Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma) và có những nước thu nhập của người dân thuộc loại trung bình của thế giới (Indonesia, Philippin, Malaysia, Thái Lan) nên nhu cầu người dân rất đa dạng và phong phú. Thị hiếu của người dân cũng thuộc loại dễ tính, không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm. Nhiều nước trong khu vực có tỷ lệ dân số sống ở nông thôn còn rất cao, thị trường nông thôn chưa được khai thác một cách đầy đủ. Với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng, nhu cầu của người dân cũng tăng nhanh không kém. Đây là mảnh đất màu mỡ đối với các doanh nghiệp biết khai thác các cơ hội trên thị trường ASEAN. 11 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  13. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Suốt trong một thời gian dài, ASEAN đã đạt được mức tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới: GDP tăng trung bình cả khối là 5-10%/năm. Như vậy, xét trên bình diện chung nhất, khi kinh tế ASEAN tăng trưởng với mức cao, dung lượng thị trường do đó cũng được mở rộng [13]. Bởi lẽ, một mặt, để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ASEAN cần một khối lượng hàng hoá đầu tư ngày càng lớn. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế cao cũng làm cho thu nhập thực tế tính theo đầu người tăng lên, kéo theo nhu cầu hàng hoá tiêu dùng mở rộng, cơ cấu tiêu dùng có sự thay đổi đa dạng. 2. Thị trƣờng ASEAN là một thị trƣờng hấp dẫn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Tiềm năng chủ yếu của ASEAN là lao động dồi dào, giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng hạn chế vốn và kỹ thuật. Luật đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN rất thoáng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN ngày càng tăng, từ mức 4% tổng FDI vào các nước đang phát triển vào năm 1970 đã tăng lên 22,8% vào năm 1995 và lên tới 26,6% vào năm 2000. Tổng vốn FDI toàn cầu đổ vào khu vực ASEAN tăng 48% trong năm 2005 so với 2004, lên tới 38 tỷ USD (31,7 tỷ euro), mức tăng kỷ lục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu á 1997 – 1998, trong đó Xingapo dẫn đầu với 20 tỷ USD, tiếp đến là Indônesia 6 tỷ USD và Thái Lan 4 tỷ USD. Ngoài ra, riêng trong quý I năm 2006, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN đạt 14 tỷ USD, tăng 90% so với cùng năm trước [16,17]. Bên cạnh đó, ASEAN là thị trường tài chính và công nghệ hoà nhập nhanh chóng vào các xu thế tự do hoá cũng là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư. Trong giai đoạn hiện nay, người ta cho rằng tất cả các nước ASEAN đều sốt sắng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Minh chứng cho điều nhận định trên là tất cả các nước ASEAN, từ lâu đã ban bố Luật Đầu tư nước ngoài với tinh thần khuyến khích cao, có sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn thế nữa, các nền kinh tế ASEAN có truyền thống gắn với các trung tâm công nghiệp và thương mại lớn nhất thế giới: Mỹ, Nhật, EU. Đây cũng là nơi có các công ty xuyên quốc gia lớn, luôn tìm kiếm cơ hội đầu tư ở các nước đang phát triển. 12 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  14. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Việc thành lập AFTA sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có cơ hội chiếm lĩnh được thị phần đáng kể ở ASEAN và họ sẽ được hưởng các ưu đãi khi sản phẩm được sản xuất ra có xuất xứ 40% tại ASEAN. Nhờ quy định thấp hơn về nguồn gốc xuất xứ so với các khối mậu dịch tự do khác, việc đầu tư để sản xuất tại một nước nằm bên trong AFTA và bán sản phẩm cho một nước thuộc AFTA chắc chắn sẽ đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư. Thị trường ASEAN tuy lớn về quy mô, hấp dẫn về hiệu quả thương mại- đầu tư song do tính dễ tổn thương về cơ cấu và thể chế tài chính, người ta chưa coi ASEAN là thị trường an toàn và ổn định. 3. ASEAN là thị trƣờng đa văn hoá, đa tôn giáo: Văn hoá và tôn giáo có ảnh hưởng khá lớn đến thị hiếu tiêu dùng của người dân. Sự đa dạng trong văn hoá và tôn giáo đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong thị hiếu tiêu dùng. ASEAN là hiệp hội của 10 quốc gia, mà mỗi quốc gia lại là cộng đồng của rất nhiều dân tộc thuộc những nền văn hoá khác nhau. Trải qua nhiều năm bị thực dân phương Tây đô hộ, truyền thống á Đông vẫn được bảo tồn và phát huy. Tuy nhiên, nền văn minh phương Đông cũng bị ảnh hưởng phần nào của văn minh phương Tây. Điều đó tạo cho ASEAN một sắc thái văn hoá đa dạng, phong phú, vừa trung thành với truyền thống, vừa thay đổi để theo kịp với sự phát triển của thời đại. ASEAN cũng là một cộng đồng đa tôn giáo: ở Indonesia, Malaysia, Brunei, tôn giáo chính là đạo Hồi. Tại Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Myanma, Campuchia, Lào thì đa số người dân theo đạo Phật. Còn đạo Thiên chúa giáo là tôn giáo chính ở Philippin. Ngoài ra, người dân còn theo đạo Tin lành, Đạo Hinđu, ấn Độ giáo, đạo Lão Tuy vậy, hầu như ở mỗi nước ASEAN đều có đủ các tôn giáo chính ở khu vực. Thị trường ASEAN đa dạng, nhu cầu của người dân cũng rất đa dạng, văn hoá và tôn giáo lại tương đối giống Việt Nam nên đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc tìm hiểu và nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người dân 13 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  15. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 ASEAN là khá dễ dàng, từ đó các doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để thâm nhập thị trường. 4.Thị trƣờng ASEAN có cơ cấu hàng hoá xuất khẩu tƣơng đối giống nhau: Trừ Singapore là nước trung chuyển mậu dịch lớn của thế giới, các nước ASEAN còn lại có các mặt hàng xuất khẩu tương đối giống nhau gồm khoáng sản, nông phẩm, và các mặt hàng sơ chế, nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị. Chất lượng và tạo dáng mẫu mã công nghiệp không thua kém nhau bao nhiêu và hơn nữa trình độ phát triển kinh tế không đồng nhất kiểu EU nên các mặt hàng của ASEAN mang tính cạnh tranh nhau hơn là bổ sung cho nhau. Các mặt hàng của ASEAN không những cạnh tranh nhau trên thị trường thế giới mà còn cạnh tranh nhau trên chính thị trường khu vực. Ví dụ như có rất nhiều mặt hàng cùng sản xuất, có thể cạnh tranh nhau không chỉ riêng trên thị trường quốc tế mà cả thị trường ASEAN như các loại nông sản chưa chế biến và đã chế biến, ôtô, xe máy, máy móc gia dụng (máy giặt, điều hoà, quạt điện), sắt thép, các sản phẩm cơ khí thông dụng, hàng dệt may, đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm. Việc tham gia AFTA tạo điều kiện thuận lợi cho các nước ASEAN mua được các nguyên vật liệu với giá rẻ của nhau để sản xuất các sản phẩm có giá thành thấp, đồng thời tạo động lực cho việc phân công lại lao động và tăng khả năng trao đổi buôn bán, hợp tác đầu tư trong nội bộ khu vực. Song nó cũng đặt ra thách thức đối với các nước kém phát triển trong khối ASEAN trong đó có Việt Nam, đặc biệt là khi thời điểm thực hiện ASEAN đang đến rất gần. 5. Thuế và thủ tục hải quan ở thị trƣờng ASEAN 5.1. Nội dung Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (common effective preferential tariff – CEPT): Trong tất cả các chương trình hợp tác kinh tế- thương mại của khối ASEAN thì Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT đóng vai trò quan trọng nhất, nhằm biến ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do (ASEAN free trade area – AFTA), nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá ASEAN trên thị trường quốc tế và tạo ra sức cuốn hút đối với đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư tại Singapore, ngày 28/1/1992, các nguyên thủ các nước ASEAN đã 14 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  16. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 thống nhất thông qua CEPT và chương trình này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, ban đầu dự định thực hiện trong 15 năm, nhưng trước tình hình thương mại quốc tế có nhiều biến đổi, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Chiêng Mai (Thái Lan) diễn ra vào 12/1993 đã quyết định rút ngắn thời gian thực hiện CEPT xuống còn 10 năm tức là đến 2003 và sau Hội nghị thượng đỉnh lần 6 tại Hà Nội, mốc thời gian này được ấn định là 1/1/2003 cho ASEAN–6 (ASEAN-6 bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore và Thái lan). Hiệp định CEPT thực chất là chương trình cắt giảm thuế quan chung xuống mức 0 - 5% trong buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các nước thành viên ASEAN với nhau và trong khung hiệp định đó nhấn mạnh cho các mặt hàng công nghiệp chế biến là đối tượng chủ yếu, bao gồm cả các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến. Hiệp định CEPT là công cụ chỉ đạo thực hiện AFTA với nội dung và lộ trình cắt giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan của từng danh mục như sau: a) Danh mục cắt giảm ngay ( IL): Các sản phẩm theo danh mục này được các nước thành viên nhất trí chia thành 2 lộ trình cắt giảm:  Kênh giảm thuế nhanh ( Fast Track) ( còn gọi là kế hoạch giảm thuế tăng tốc): được áp dụng cho 15 nhóm mặt hàng hoá sản phẩm công nghiệp chế biến của ASEAN là: Xi măng, hoá chất, phân bón, chất dẻo, hàng điện tử, dầu thực vật, sản phẩm da, sản phẩm cao su, giầy, đồ gốm và thuỷ tinh, đồ dùng bằng gỗ và song mây, dược phẩm với khoảng 3200 mặt hàng chiếm 34% tổng danh mục giảm thuế của toàn ASEAN. Lịch trình giảm thuế nhanh của Hiệp định CEPT được phân thành 2 nấc: danh mục hàng hoá đang chịu thuế suất dưới mức 20% sẽ được cắt giảm xuống 0%- 5% kể từ ngày 1/1/1998, bao gồm 15 nhóm mặt hàng chiếm khoảng 40% thương mại trong khối. Các sản phẩm có thuế suất trên 20% được giảm xuống dưới 5% kể từ 1/1/2000.  Kênh giảm thuế bình thƣờng (Normal Track) (còn gọi là chương trình giảm thuế quan theo lịch trình thông thường): được áp dụng cho tất cả các sản phẩm công nghiệp chế biến còn lại. Đối với các sản 15 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  17. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 phẩm có thuế suất trên 20%, việc giảm thuế tiến hành theo hai nấc: giảm xuống còn 20% kể từ 1/1/1998 và sẽ được tiếp tục giảm xuống 0%-5% vào ngày 1/1/2003. Còn đối với các sản phẩm đã có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ cắt giảm xuống còn 0%- 5% cho đến 1/1/2002 đối với ASEAN – 6. Riêng đối với Việt Nam thời hạn này là 1/1/2006, Lào và Mianma là 1/1/2008 và ngày 1/1/2010 cho Campuchia. b) Danh mục loại trừ tạm thời chưa giảm thuế (Temporary Exclusion List- TEL): Bao gồm những mặt hàng chưa đưa vào giảm thuế quan ngay do các nước thành viên ASEAN phải dành thêm thời gian để điều chỉnh sản xuất trong nước và thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế gia tăng. Sau 3 năm kể từ khi bắt đầu tham gia chương trình CEPT , các nước ASEAN phải bắt đầu chuyển dần các mặt hàng từ TEL sang IL, tức là bắt đầu giảm thuế quan đối với mặt hàng này. Quá trình chuyển rời các mặt hàng từ TEL sang IL được phép kéo dài trong 5 năm, mỗi năm phải chuyển được 20% số mặt hàng. Điều đó có nghĩa là hết năm thứ 8 thì IL đã mở rộng ra bao trùm toàn bộ TEL và TEL không còn tồn tại. Khi đưa mỗi mặt hàng vào IL, các nước đồng thời phải chỉ ra lịch trình giảm thuế quan của mặt hàng đó cho đến khi hoàn thành chương trình CEPT. Ví dụ: Khi tham gia chương trình CEPT vào năm 1995, IL của nước A bao gồm 50 mặt hàng, TEL của nước này có 100 mặt hàng. Từ năm 1998 nước A phải bắt đầu chuyển TEL sang IL. Nếu mỗi năm chuyển đều 20% thì năm 1998, IL của nước này có 50 + ( 100 * 20% ) = 70 mặt hàng và TEL giảm còn 100 – ( 100 * 20% ) = 80 mặt hàng. Năm 1999 IL sẽ là 90 và TEL sẽ là 60. Ba năm tiếp theo đó, các con số tương ứng sẽ là 110/40, 130/20, 150/0. Tức là đến 2002, IL của nước A sẽ bao gồm cả 150 mặt hàng và TEL không còn mặt hàng nào. Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm này thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ASEAN (CEPT/AFTA) VN đã cắt giảm thuế quan cho một loạt nhóm mặt hàng, trong đó có tới trên 53% nhóm hàng hóa có thuế suất 0%. Còn 6 nước thành viên cũ gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và 16 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  18. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Thái Lan đã cơ bản hoàn thành thực hiện giảm thuế theo CEPT/AFTA với trên 60% mặt hàng có thuế suất 0% Đối với các nước thành viên mới để có một thời gian cần thiết thích ứng. Hiệp định CEPT cho phép các nước thành viên này được đưa ra một số sản phẩm tạm thời chưa thực hiện tiến trình giảm thuế theo quy định của CEPT . b) Danh mục loại trừ hoàn toàn ( General Exception List – GEL): Là danh mục các sản phẩm hàng hoá không tham gia Hiệp định CEPT do đó không được đưa vào AFTA vì lý do ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống sức khoẻ của con người, đến việc bảo tồn các giá trị văn hoá, nghệ thuật, di tích lịch sử, khảo cổ. c) Danh mục nhạy cảm và danh mục nhạy cảm cao (Sensitive List: SL): Danh mục nhạy cảm cao bao gồm những mặt hàng nông sản chưa chế biến mà việc cắt giảm thuế quan có thể gây tác động lớn đến sản xuất, đời sống trong nước. Các quy định cụ thể về lịch trình cắt giảm thuế quan cho các sản phẩm nhạy cảm cho đến nay vẫn đang trong quá trình thoả thuận. Tuy nhiện, đối với các sản phẩm trong danh mục nhạy cảm, thời điểm bắt đầu thực hiện cắt giảm đã được xác định là 1/1/2001 và kết thúc vào năm 2010 với mức thuế suất phải đạt 0-5%. Đối với các sản phẩm trong danh mục nhạy cảm cao, thời hạn kết thúc đã được xác định là năm 2010, tuy nhiên sẽ có một số linh hoạt nhất định sẽ được áp dụng liên quan đến mức thuế suất kết thúc, các biện pháp tự vệ phòng ngừa bất trắc CEPT, khi hoàn tất vào 2003, về cơ bản sẽ bao gồm 98% dòng thuế của ASEAN vào năm 2003; còn lại chỉ khoảng 1% thuộc diện loại trừ và một số sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm được gia hạn đến 2010. Ngoài ra, khi áp dụng Hiệp định CEPT cấn lưu ý cơ chế trao đổi nhượng bộ của Hiệp định CEPT: Những nhượng bộ khi thực hiện CEPT của các quốc gia được trao đổi trên nguyên tắc có đi có lại. Muốn được hưởng nhượng bộ về thuế quan khi xuất khẩu hàng hoá trong khối, một sản phẩm cần có các điều kiện sau: 17 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  19. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 . Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế quan của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu và phải có mức thuế quan (nhập khẩu) bằng hoặc thấp hơn 20%; . Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua; . Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN, tức là phải thoả mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) ít nhất là 40% Công thức 40% hàm lượng ASEAN như sau: A+B x 100% = T % T phải 60% Giá FOB Trong đó: A: Là giá trị đầu vào của nguyên vật liệu, bộ phận hay sản phẩm nhập khẩu từ các nước ngoài khối ASEAN , tính theo giá CIF ở thời điểm nhập khẩu. B: Là giá trị đầu vào của nguyên vật liệu, bộ phận hay sản phẩm không xác định xuất xứ, tính theo giá xác định trước khi đưa vào chế biến trên lãnh thổ các nước thành viên ASEAN. Nếu một sản phẩm đảm bảo được 3 yêu cầu đó chúng sẽ được hưởng ưu đãi hoàn toàn từ phía các quốc gia nhập khẩu. Để xác định sản phẩm có đủ điều kiện được hưởng thuế quan ưu đãi theo chương trình CEPT hay không, mỗi nước thành viên hang năm phải công bố tài liệu trao đổi ưu đãi CEPT trong đó cần thể hiện được mức thuế quan của các sản phẩm theo CEPT và các sản phẩm có đủ điều kiện ưu đãi. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm thuế quan của các quốc gia thành viên không giống nhau. Chẳng hạn, nếu Singapore đã là một thị trường hoàn toàn tự do thì Thái Lan 18 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  20. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 vẫn là một quốc gia có tỷ lệ thuế bình quân cao nhất. Tình hình còn phức tạp hơn khi hầu hết các quốc gia ASEAN là thành viên của tổ chức thương mại thế giới nên một số quốc gia, ví dụ như philippin đã viện dẫn Hiệp định về hàng nông sản của vòng đàm phán Uruguay để trì hoãn việc tham gia giảm thuế, thậm chí có quốc gia như Indonesia, đã mặc nhiên tuyên bố rút danh mục hàng nông sản qua chế biến ra khỏi lịch trình CEPT. 5.2. Nội đung loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (Non Tarif Barriers- NTBs) và các hạn chế định lượng (Quantitative Restriction – QR) Để tiến tới hoàn thành AFTA, Điều 5 của Hiệp định CEPT còn xác định mục tiêu loại bỏ các hàng rào phi thuế quan và các hạn chế số lượng, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu có tác dụng hạn chế định lượng trong vòng 5 năm sau khi một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan. Hiệp định CEPT đã quy định:  Các nước thành viên sẽ xoá bỏ tất cả các hạn chế về số lượng đối với các sản phẩm trong CEPT trên cơ sở hưởng ưu đãi áp dụng cho sản phẩm đó.  Các hàng rào phi thuế khác sẽ xoá bỏ dần dần trong 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi;  Các hạn chế ngoại hối được các nước đang áp dụng sẽ được ưu tiên đặc biệt đối với các sản phẩm thuộc CEPT.  Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai chính sách và thừa nhận các chứng nhận chất lượng của nhau  Trong trường hợp khẩn cấp (số lượng hàng nhập khẩu gia tăng đột ngột gây phương hại đến sản xuất trong nước hoặc đe doạ cán cân thanh toán), các nước có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhập khẩu  Với mục tiêu được đưa ra Hiệp định, năm 1995 các nước ASEAN đã thành lập nhóm công tác về vấn đề các hàng rào phi thuế quan để xác định và xây dựng chương trình huỷ bỏ các hàng rào phi thuế quan ảnh hưởng đến thương mại khu vực. Dựa trên kết quả làm việc của nhóm công tác, các nứơc đã xác định nhiều biện pháp ảnh hưởng rộng và chủ yếu đối với thương mại hàng 19 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  21. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 hoá trong khu vực ASEAN là phụ thu hải quan và các hàng rào cản trở thương mại (TBT). Trên cơ sở đó, tại phiên họp Hội đồng AFTA lần thứ tám, các nước ASEAN đã thống nhất quyết định thời hạn loại bỏ các hàng rào cản trở thương mại là hết năm 2003. 5.3. Hợp tác trong lĩnh vực Hải quan: Hợp tác trong lĩnh vực Hải quan là khâu khá quan trọng trong tiến trình thực hiện CEPT/AFTA . Nội dung của hợp tác này bao gồm: Các quốc gia sẽ xây dựng hệ thống hành lang xanh: Hội nghị Hội đồng AFTA lần thứ CEPT đã thông qua Khuyến nghị của Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN để xây dựng hệ thống Luồng xanh hải quan và thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 1996 Các quốc gia ASEAN sẽ thống nhất thủ tục Hải quan: Các quốc gia thành viên ASEAN thoả thuận hai vấn đề cần thiết trong việc thống nhất thủ tục Hải quan là:  Mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hoá thuộc phạm vi Hiệp định CEPT : Tất cả các hàng hoá giao dịch theo Hiệp định CEPT phải có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D để xác định mặt hàng đó có ít nhất 40% hàm lượng ASEAN. Sau đó, hàng hoá này phải được hoàn thành thủ tục hải quan. Do các tờ khai hải quan của các quốc gia thành viên tương tự như nhau nên thủ tục có thể đựơc đơn giản hoá bằng cách gộp ba loại tờ khai trên thành một mẫu tờ khai chung cho hàng hoá theo Hiệp định CEPT .  Thủ tục xuất nhập khẩu chung: Để xây dựng thủ tục xuất nhập khẩu chung trong khối ASEAN, các quốc gia thành viên đang tập trung vào các vấn đề sau: . Các thủ tục trước khi nép tờ khai hàng hoá xuất khẩu. . Các thủ tục trước khi nép tờ khai hàng hoá nhập khẩu . Các vấn đề giám định hàng hoá. . Các vấn đề gửi hàng trong đó Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp sau và có hiệu lực hồi tố. 20 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  22. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 . Các vấn đề liên quan đến hoàn trả. Các quốc gia sẽ thống nhất biểu thuế quan chung: Các quốc gia thành viên ASEAN sử dụng biểu thuế quan theo Hệ thống điều hoà của Hội đồng Hợp tác Hải quan (HS) ở các mức độ khác nhau, từ 6 đến 10 chữ số. Hội nghị bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 26 tháng 9 năm 1995 đã quyết định sẽ thống nhất biểu thuế quan trong khối ASEAN ở mức 8 chữ số. Các quốc gia ASEAN sẽ thống nhất hệ thống tính giá Hải quan: Các quốc gia thành viên ASEAN cam kết thực hiện phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT-GTV (GATT transactions value) tại Vòng đàm phán Uruguay của GATT (trừ Việt Nam do Việt Nam chưa trở thành thành viên của GATT/WTO) vào năm 2000 được nêu trong Hiệp định thực hiện điều khoản VII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại năm 1994 để tính giá hải quan. 21 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  23. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Chƣơng II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG ASEAN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY: I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG TỪNG NƢỚC THÀNH VIÊN ASEAN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hoá sang cả 10 nước ASEAN. Tuy nhiên, kim ngạch và tỷ trọng xuất sang các nước này có sự chênh lệch đáng kể, trong đó xuất khẩu sang Singapore là lớn nhất. Dưới đây, ta sẽ nghiên cứu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang từng nước ASEAN theo tỷ trọng giảm dần trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN theo năm 2005. 1. Singapore: Singapore là bạn hàng buôn bán lớn nhất và là chủ đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam trong các nước ASEAN. Singapore cũng là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khối: Năm 2005, GNP bình quân đầu người đạt 25.191,2 USD, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao 7-9%/năm [19]. Singapore chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam tháng 08/1973 và hai bên đã ký kết một số Hiệp định để tạo điều kiện cho môi trường hợp tác kinh tế thuận lợi. Hai bên cũng thành lập Hội đồng hợp tác kinh doanh Việt Nam – Singapore. Singapore luôn dẫn đầu các nước ASEAN trong buôn bán với Việt Nam với trên 55% kim ngạch buôn bán của Việt Nam với toàn khối [20]. Singapore cũng là thị trường nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam trong các nước ASEAN. Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Singapore trong thời gian 1996-2005 Đơn vị: Triệu USD Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch 380,3 592,8 678,8 889,4 1.157,3 1.451,6 960,7 1.025,0 1.370,0 1749,5 xuất khẩu Tốc độ - 55,9% 14,5% 31,0 % 30,1% 25,4% -33,7% 6,7% 33,8% 27,7% tăng trưởng (Nguån: Bé Th•¬ng M¹i) 22 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  24. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Qua b¶ng sè liÖu trªn ta thÊy r»ng kim ng¹ch xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang Singapore t¨ng qua c¸c n¨m. Tuy nhiªn møc ®é t¨ng qua c¸c n¨m kh«ng ®•îc ®Òu nhau, ®Æc biÖt n¨m 2002 kim ng¹ch ®· bÞ gi¶m sót cßn 960,7 triÖu USD, lý do cña viÖc gi¶m sót nµy lµ do c¬ cÊu nhËp khÈu cña Singapore chuyÓn ®æi, gi¶m dÇn nhËp khÈu c¸c d¹ng nguyªn liÖu, s¶n phÈm th«, s¬ chÕ vµ gia t¨ng nhËp khÈu mang l¹i gi¸ trÞ gia t¨ng cao. Hµng ho¸ xuÊt khÈu cña ViÖt Nam vµo Singapore ®•îc chia lµm 3 nhãm chÝnh: . Nhãm 1: Nhãm s¶n phÈm kh«ng qua chÕ biÕn (trong ®ã cã dÇu th«) . Nhãm 2: Nhãm s¶n phÈm s¬ chÕ vµ nhãm hµng c«ng nghiÖp . Nhãm 3: Nhãm hµng c«ng nghiÖp Trong ®ã, nhãm 1 chiÕm tû träng cao nhÊt vµ sÏ vÉn t¨ng tr•ëng trong nh÷ng n¨m tíi. D•íi ®©y lµ b¶ng sè liÖu vÒ 20 mÆt hµng xuÊt khÈu lín nhÊt cña ViÖt Nam vµo Singapore trong quý I n¨m 2006: B¶ng 2: 10 mÆt hµng cã kim ng¹ch XK lín nhÊt cña ViÖt Nam sang Singapore trong quÝ I/06 STT Tªn hµng Kim ng¹ch NK T¨ng so víi quÝI/06 (SGD) cïng kú 2005 1 S¶n phÈm x¨ng dÇu 926.085.000 38,7% 2 Phô tïng linh kiÖn m¸y v¨n phßng 74.174.000 68,2% 3 ThiÕt bÞ th«ng tin viÔn th«ng 59.304.000 94,1% 4 M¸y xö lý sè liÖu 57.730.000 37,7% 5 Van ®iÖn tö 41.110.000 184,0% 6 Thuèc l¸ 40.861.000 -22,2% 7 S¶n phËm phô cña hãa dÇu 34.097.000 98,4% 8 §å uèng cã cån 28.096.000 91,9% 9 M¸y mãc d©n dông + phô tïng 27.020.000 -49,4% 10 ChÊt polyethylene c¬ b¶n 25.581.000 30,6% (Nguån: Bé Th•¬ng M¹i) Tæng kim ng¹ch cña 10 mÆt hµng XK trªn lµ 1.314.058.000 SGD, chiÕm tíi 60,2% tæng kim ng¹ch hµng XK cña ViÖt Nam sang Singapore trong quÝ I/06, t¨ng 36,9% so víi cïng kú n¨m 2005. Nếu xét về cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore có thể thấy các mặt hàng dầu thô chiếm tỷ trong rất lớn, có tính quyết định đến sự tăng, giảm xuất nhập khẩu giữa hai nước. Cụ thể, kim ngạch XK 23 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  25. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 dầu thô đạt 567.093.000 SGD, chiếm tỷ lệ cao tới 75,66% tổng kim ngạch XK của Việt Nam - tăng 28,9% so cùng kỳ 2005. Nhìn chung trừ sản phẩm dầu thô, các mặt hàng XK của Việt Nam sang thị trường Singapore vẫn chưa ổn định, kim ngạch thấp. Lý do chính là thị trường tiêu thụ nội địa của Singapore nhỏ bé, đòi hỏi hàng chất lượng cao, giá cạnh tranh, do vậy đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm và hàng tiêu dùng của Việt Nam nếu không được nâng cao sức cạnh tranh trên nhiều mặt sẽ rất khó có thể xuất khẩu số lượng lớn, nhất là để tiêu thụ nội địa tại Singapore, và cũng khó có thể lấy Singapore làm thị trường trung gian để xuất sang nước khác vì đây là các mặt hàng có trị giá thấp, hiệu quả kinh tế không cao trong khi đó phí trung gian lớn. Hơn nữa, xu hướng thương mại ngày nay là người mua và người bán thường tìm đến làm ăn trực tiếp với nhau, ít phải qua trung gian như những năm trước đây. Tuy nhiên điều đáng mừng là các sản phẩm hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao đã và đang tìm được chỗ đứng tại thị trường Singapore, kim ngạch XK hàng nông sản, khoáng sản có hàm lượng giá trị gia tăng thấp đang giảm mạnh. Hiện tại, hàng xuất khẩu của Việt Nam chiếm một tỷ trọng hết sức khiêm tốn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này (Năm 2005, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Singapore chiếm 1,45% tổng kim ngạch XNK của Singapore với thế giới, trong đó hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore chiếm 0,91% tổng kim ngạch nhập khẩu). Trong khi đó nhập khẩu của Singapore từ Châu Á là rất lớn chiếm trên 60% tổng kim ngạch nhập khẩu [21]. Do vậy, hàng xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều tiềm năng tại thị trường này, nếu ta biết khai thác triệt để những thế mạnh của hàng xuất khẩu Việt Nam và tận dụng lợi thế Singapore vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa, vừa là thị trường trung chuyển hàng hóa thị trường thì ta có thể đẩy mạnh khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai. Nếu ta khai thác tốt thế mạnh của thị trường, ta có thể tạo ra nhiều cơ hội mới cho hàng xuất khẩu Việt Nam 2. Malaysia 24 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  26. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam 30/03/1973, nhưng thực sự chỉ từ 1990 mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước mới phát triển. Năm 1992, Malaysia là nước thứ 2 trong khối ASEAN thực hiện quy chế tối huệ quốc trong một số các lĩnh vực thương mại và đầu tư với Việt Nam. Trong mấy năm gần đây, kim ngạch buôn bán giữa hai nước tăng mạnh, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Malaysia năm 2005 đạt 949,27 triệu USD, tăng 57,9% so với năm 2004. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Malaysia chỉ chiếm 1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Malaysia. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia tăng mạnh nhờ xuất khẩu dầu thô. So với tiềm năng của hai nước thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia còn rất thấp (về cơ bản, Việt Nam vẫn nhập siêu từ thị trường Malaysia: nhập khẩu lớn gần gấp đôi xuất khẩu vì chủ yếu nhập khẩu từ Malaysia hầu hết là hàng máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất). Việt Nam đứng thứ 23 trong top 40 thị trường nhập khẩu của Malaysia. Trong khối ASEAN, Việt Nam là bạn hàng thứ 5, chiếm 3,7% xuất khẩu và 2,5% nhập khẩu trong khối của Malaysia, là nước thứ 4 trong số 20 nước có kim ngạch buôn bán với Malaysia tăng trưởng nhanh (khoảng 37,9%) [5]. Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Malaysia trong thời gian 1996-2005 Đơn vị: Triệu USD Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch 77,70 146,74 114,92 256,90 413,86 337,22 347,75 453,84 601,11 949,2 xuất khẩu 7 Tốc độ - 188,8% 78,3% 223,6% 61,1% -18,5% 2,7% 31,2% 32,4% 57,9 tăng trưởng % (Nguồn: Bộ Thương Mại) Việt Nam xuất sang Malaysia: gạo, dầu thô, dệt may, lạc, hải sản, cao su, hoa quả nhiệt đới, gốm sứ, đồ gỗ, sơn mài, thiếc Trong đó, gạo, dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ là 3 mặt hàng Malaysia có nhu cầu nhập khẩu lớn. Riêng gạo, hai chính phủ đã ký thoả thuận Việt Nam cung cấp gạo ổn định và đều đặn cho 25 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  27. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Malaysia. Và hiện nay Malaysia là một trong những nước nhập khẩu gạo của Việt Nam với khối lượng khá lớn, khoảng 625 nghìn tấn năm 2003, đạt giá trị 114,766 triệu USD, tăng 300% so với năm 2002 và vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới [6]. Theo số liệu của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Malaysia trong 7 tháng đầu năm 2006 đạt 16.3 triệu USD, tăng 30,65% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số mặt hàng nông sản như lạc nhân của Việt Nam cũng đang rất được ưa chuộng trên thị trường nước này vì chất lượng tốt hơn của bạn. Mỗi năm, Việt Nam xuất sang Malaysia khoảng hơn 10.000 tấn [20]. Nếu có chính sách khuyến khích đúng mức, ta cũng có thể tăng kim ngạch XK các mặt hàng nêu trên đây sang thị trường này để góp phần giảm bớt phần nào nhập siêu trong những năm Sự tham gia của Việt Nam vào AFTA và CEPT sẽ mở rộng thị trường của toàn khối ASEAN tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam và Malaysia ngày càng nhiều triển vọng phát triển mối quan hệ ngoại thương. 3. Philippin Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Philippin ngày 12/07/1976, nhưng chỉ từ năm 1990 trở lại đây 2 nước mới đẩy mạnh quan hệ thương mại và kinh tế. Từ năm 1996 trở lại đây thì quan hệ hai nước mới phát triển và Việt Nam luôn đạt mức xuất siêu. Đây là nước duy nhất trong ASEAN mà Việt Nam duy trì được xuất siêu trong nhiều năm liên tục. Bảng 4 : Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Philippin trong thời gian 1996-2005 Đơn vị: Triệu USD Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch 132 210,9 392,7 393,3 478,35 368,39 315,22 340,01 498,61 828,98 xuất khẩu Tốc độ - 59,8 86,2% 0,2% 21,6% -23,0 - 7,9 % 46,6% 66,3% tăng trưởng % % 14,4% (Nguån: Bé Th•¬ng M¹i) 26 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  28. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Kim ngạch xuất khẩu sang Philippin những năm gần đây tăng nhanh, đặc biệt năm 2005 tăng 66,3 %. Tuy nhiên, năm 2001, 2002, 2003 tốc độ tăng có dấu hiệu khựng lại thậm chí giảm. Đó là do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu của hai nước tương tự nhau, khó bổ sung cho nhau. Hơn nữa nền kinh tế Philippin phát triển cũng gặp nhiều khó khăn nên buôn bán giữa 2 nước còn nhiều hạn chế. Các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Philippin là: Gạo, nguyên liệu thô, than, đậu phộng, tiêu 27 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  29. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trƣờng - mặt hàng Thị trường Philippin năm 2005 : Mặt hàng Đơn vị tính Số lƣợng Kim ngạch Tổng kim ngạch 828.978 Cµ phª Tấn 22.808 17.860 ChÌ Tấn 406 909 D©y ®iÖn vµ d©y c¸p ®iÖn 1000 USD - 5.760 G¹o Tấn 1.631.289 462.315 Giµy dÐp 1000 USD - 3.508 Hµng thñy s¶n 1000 USD - 1.208 H¹t tiªu Tấn 1.843 2.111 L¹c Tấn 11.107 6.930 M¸y vi tÝnh vµ linh kiÖn 1000 USD - 185.766 S¶n phÈm dÖt may 1000 USD - 1.344 S¶n phÈm nhùa 1000 USD - 13.138 Than ®¸ Tấn 208.556 15.686 (Nguån: Bé Th•¬ng M¹i) Trong ®ã g¹o chiÕm tû träng lín trong tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu. Nh•ng trë ng¹i ®èi víi xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang Philippin lµ ph¶i xuÊt khÈu qua trung gian. NÕu xuÊt khÈu ®•îc trùc tiÕp th× ViÖt Nam sÏ cã c¬ héi t¨ng lîi nhuËn, ®Æc biÖt ®èi víi n«ng s¶n, rau qu¶ t•¬i, thÞt c¸. §Ó lµm ®•îc ®iÒu nµy th× ®ßi hái c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam ph¶i t×m hiÓu kü thÞ tr•êng, x©y dùng ®•îc lßng tin vµ ®¹t ®•îc c¸c tho¶ thuËn víi Philippin vÒ c¸c tiªu chuÈn chÊt l•îng. HiÖn nay, ViÖt Nam ®ang cã triÓn väng thóc ®Èy xuÊt khÈu m¸y tÝnh vµ c¸c linh phô kiÖn vµo Philippin. 4. Th¸i Lan: ViÖt Nam vµ Th¸i Lan thiÕt lËp quan hÖ ngo¹i giao n¨m 1976, nh•ng quan hÖ bu«n b¸n gi÷a hai n•íc míi thùc sù ®•îc ®Èy m¹nh tõ n¨m 1990 trë vÒ ®©y. Kim ng¹ch xuÊt khÈu gi÷a ViÖt Nam sang Th¸i Lan liªn tôc t¨ng trong giai ®o¹n tr•íc n¨m 2001. N¨m 2002, kim ng¹ch cã dÊu hiÖu gi¶m sót nh•ng sau ®ã l¹i t¨ng trë l¹i. 28 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  30. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 B¶ng 6: Kim ng¹ch xuÊt khÈu hµng hãa sang Th¸i Lan trong thêi gian 2000-2005 §¬n vÞ: TriÖu USD N¨m 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ng¹ch 372,31 229.56 227,25 335,40 491,01 779,72 xuÊt khÈu Tèc ®é - 38,34% -1% 47,6% 46,4% 58,8% t¨ng tr•ëng (Nguån: Bé Th•¬ng M¹i) Trong 4 th¸ng ®Çu n¨m 2006, tæng xuÊt nhËp khÈu gi÷a hai n•íc ®¹t 1 tû 134 triÖu, trong ®ã, xuÊt khÈu lµ 298 triÖu USD, nhËp khÈu lµ 836 triÖu USD vµ dù kiÕn n¨m nay kim ng¹ch hai chiÒu sÏ ®¹t kho¶ng 3,6 tû USD. Trong quan hÖ th•¬ng m¹i víi Th¸i Lan, ViÖt Nam lu«n trong t×nh tr¹ng nhËp siªu. C¬ cÊu th•¬ng m¹i gi÷a hai n•íc ph¶n ¸nh t•¬ng quan tr×nh ®é ph¸t triÓn gi÷a mét n•íc cã thu nhËp thÊp víi mét n•íc cã thu nhËp trung b×nh. Hµng ViÖt Nam xuÊt khÈu sang Th¸i Lan chñ yÕu lµ m¸y vi tÝnh, s¶n phÈm ®iÖn tö vµ linh kiÖn, dÇu th«, h¶i s¶n, rau qu¶, tr¸i c©y, s¶n phÈm gç, than ®¸ vµ nhiÒu mÆt hµng kh¸c nh• hµng ®iÖn tö, l¹c nh©n, s¶n phÈm nhùa, m¸y mãc vµ thiÕt bÞ ®iÖn, mü phÈm, s¶n phÈm s¾t thÐp, da thuộc 29 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  31. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trƣờng - mặt hàng Thị trường Thái Lan năm 2005 Mặt hàng Đơn vị tính Số lượng Kim ngạch Tổng kim ngạch 779.717 Dầu thô Tấn 532.236 218.997 Dây điện và dây cáp điện 1000 USD - 2.614 Giày dép 1000 USD - 3.387 Gỗ và sản phẩm gỗ 1000 USD - 3.179 Hàng thủy sản 1000 USD - 39.091 Hạt điều Tấn 836 4.225 Lạc Tấn 18.447 10.958 Máy vi tính và linh kiện 1000 USD - 288.093 Rau, củ, quả Tấn - 3.234 Sản phẩm đá, gốm, sứ, thuỷ 1000 USD - 6.459 tinh, kim loại quý Sản phẩm dệt may 1000 USD - 2.290 Sản phẩm nhựa 1000 USD - 4.959 Than đá Tấn 480.575 22.002 Xe đạp và phụ tùng 1000 USD - 3.847 (Nguồn: Bộ Thương Mại) Cùng với Indonêsia, Thái Lan có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tương đối giống Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu lớn như gạo, hàng may mặc, gỗ nên thời gian qua, hàng Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia xuất hiện sự cạnh tranh hơn là bổ sung cho nhau. Chính sách thuế nhập khẩu của Thái Lan đối với một số mặt hàng của các nước trong khối ASEAN và APEC (trong đó có Việt Nam) có phần thấp hơn so với thuế nhập khẩu áp dụng đối với các mặt hàng của các nước ngoài khối. Đặc biệt là vừa qua Thái Lan đã thông báo bổ sung danh mục sản phẩm được hưởng ưu đãi AISP cho Việt Nam, bao gồm 36 dòng thuế HS 8 số. Toàn bộ các sản phẩm được bổ sung này đều có thuế suất ưu đãi AISP 0%. Do vậy để tăng xuất khẩu vào Thái Lan, chúng ta cần tận dụng lợi thế „hội nhập‟ để xuất khẩu những mặt hàng tương 30 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  32. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 đồng với Thái Lan, tiêu thụ ngay ở thị trường Thái Lan do lúc này hàng Việt Nam có gía rẻ hơn. 5. Campuchia. Việt Nam và Campuchia có quan hệ “Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết, hữu nghị truyền thống và ổn định lâu dài”. Quan hệ thương mại, đầu tư giữa 2 nước ngày càng phát triển, tổng kim ngạch buôn bán 2 chiều tăng trung bình hơn 30%/ năm. Kể từ năm 1998, hai nước ký hiệp định hợp tác thương mại, kim ngạch buôn bán giữa 2 nước tăng khá nhanh. Việt Nam là bạn hàng lớn thứ ba của Campuchia trong khối ASEAN (chỉ sau Thai Lan và Singapore) và đúng thứ 6 trong các nước có quan hệ buôn bán với Campuchia. Từ 1999 đến nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia tăng trưởng đáng kể. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng bình quân từ 1995 đến 2003, đạt 13,25%/năm. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đã đạt 146 triệu USD. Trong đó Campuchia đã nhập từ Việt Nam 6,4 triệu USD nguyên, phụ liệu dệt may; 8,7 triệu USD sản phẩm nhựa; 8,8 triệu USD mì ăn liền các mặt hàng này chiếm lĩnh 60-70% thị phần [4] Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Campuchia trong thời gian 2000 đến 2005 Đơn vị: Triệu USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch 146,00 178,41 267,29 384,64 535,97 xuất khẩu Tốc độ 3,09% 22,20% 49,82% 43,90% 39,34% tăng trưởng (Nguồn: Bộ Thương Mại) Trước đây (khoảng năm 2002), mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam xuất sang Campuchia chủ yếu là hàng tiêu dùng, hiện nay hàng hoá của Việt Nam ngày càng đa dạng và được thị trường Campuchia ưa chuộng. Do dân Campuchia còn nghèo nên hàng hóa Việt Nam tỏ ra phù hợp với mức thu nhập của đại đa số người dân. Thêm vào đó chất lượng tương đối lại đáp ứng được thị hiếu, chất lượng cạnh tranh, đặc biệt có thuận lợi về đường vận chuyển nên hàng hoá Việt Nam đã có mặt tại 31 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  33. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 nhiều chợ và siêu thị của Campuchia. Theo Bộ Thương mại nhiều mặt hàng của Việt Nam hiện nay chiếm 60-70% thị phần Campuchia. Tốc độ tăng trưởng của hàng Việt Nam không chỉ tập trung ở thủ đô của Campuchia mà còn lan ra nhiều tỉnh khác của nước này đặc biệt sau khi nhiều hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức tại Campuchia. Một số sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Campuchia đạt kim ngạch khá lớn, cụ thể năm 2005: - Mì ăn liền hiện thị trường Campuchia tiêu thụ nhiều nhất trong các thị trường Việt Nam xuất khẩu, đạt hơn 23,08 triệu USD [20] - Sản phẩm nhựa xuất khẩu sang Campuchia đứng thứ 3 sau thị trường Nhật Bản và Đài Loan, đạt 22.95 triệu USD [20] - Sản phẩm sữa hiện tiêu thụ của Campuchia đứng thứ 4 trong các thị trường Việt Nam xuất khẩu, sau thị trường Irắc, Xingapo và Thái Lan, đạt 1,863 triệu USD [20] Ngoài ra các sản phẩm được thị trường Campuchia ưa chuộng là bột giặt, văn phòng phẩm, đồ sứ, đồ thuỷ tinh, giấy, đồ giả da, bánh kẹo, đồ uống, hải sản, rau quả, phân bón, thiết bị, máy móc, xăng dầu, hàng may mặc, giày dép Những sản phẩm này đều thuộc loại hàng hoá có thế mạnh của Việt Nam. Mặt hàng có lợi thế khác là nguyên phụ liệu dệt may - một trong những động lực thúc đẩy Campuchia gia nhập WTO là duy trì ngành dệt may. Dệt may chiếm 96,5% kim ngạch xuất khẩu chính thức và 36% tổng sản phẩm quốc nội [22]. Tuy nhiên, Campuchia gần như không có nhà máy dệt, toàn bộ vải phục vụ công nghiệp may phải nhập ngoại. Đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam. Hiện một số công ty Việt Nam đã sản xuất được tấm bông P.E, mex các loại, fermetufe và khuy nút nhựa, chỉ khâu, thêu Hoạt động thương mại giữa hai nước diễn ra khá sôi động dọc theo đường biên giới với cả hình thức chính ngạch lẫn tiểu ngạch, trao đổi bằng đồng tiền tự do hoặc bằng hàng hoá trả trước 50%, còn lại là thanh toán dần vì hệ thống pháp luật 32 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  34. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 về thương mại của Campuchia chủ yếu vẫn bằng con đường tiểu ngạch với sự chi phối của các thương lái. Nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán biên mậu theo phương châm khuyến khích buôn bán chính ngạch, phía Việt Nam đang xúc tiến xây dựng những khu kinh tế mở tại các địa phương sát biên giới và đàm phán về việc ký hiệp định thanh toán giữa hai nước. Tiềm năng phát triển quan hệ kinh tế, thương mại giữa 2 nước còn rất lớn, nhất là trong quá trình đẩy nhanh tiến trình hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Chương trình “Tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia” và Chương trình phát triển “Hành lang Đông Tây” (WEC). Tuy nhiên, Campuchia gia nhập WTO là hàng Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hàng hoá của Thái Lan, Trung Quốc tràn vào Campuchia với sự ưu đãi về thuế của các nước WTO. Đặc biệt là những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này thì Thái Lan và Trung Quốc cũng có thế mạnh tại đây 6. Indonesia Indonesia là một trong những nước thuộc khối ASEAN thiết lập quan hệ ngoại giao sớm nhất với Việt Nam 10/08/1964. Nhưng thực sự hợp tác kinh tế mới chỉ bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1990 đến nay. Từ năm 1995 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia liên tục tăng. Trong danh mục xuất nhập khẩu của Indonesia, và đứng thứ 17 về nhập khẩu, chiếm 1,28% tổng lượng nhập khẩu của Indonesia [26]. Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Indonesia trong thời gian 1996-2005 Đơn vị: Triệu USD Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch 57 48,4 316,1 421 248,59 264,30 331,97 334,25 446,65 468,89 xuất khẩu Tốc độ - 84,9% 653,1% 133,2% - 6,32% 25,6% 0,69% 33,6% 5% 40,9% tăng trưởng (Nguån: Bé Th•¬ng M¹i) Theo sè liÖu chÝnh thøc cña Tæng côc H¶i quan ViÖt Nam, xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang Indonesia 3 th¸ng ®Çu n¨m ®¹t 230 triÖu USD, t¨ng 2,7 lÇn so víi cïng kú n¨m tr•íc. 33 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  35. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Hµng ho¸ cña ViÖt Nam xuÊt khÈu sang Indonesia chñ yÕu lµ n«ng s¶n, g¹o, dÇu th«, cµ phª, cao su, h¹t tiªu, h¶i s¶n, ng«, ®ay sîi, chÌ, h¹t ®iÒu, hµng dÖt may, linh kiÖn ®iÖn tö, than ®¸, l¹c nh©n, s¾t vôn vµ ®ång, hµng ren, ®å gç vµ hµng mü nghÖ §Æc biÖt, Indonesia lµ n•íc nhËp khÈu g¹o lín cña ViÖt Nam. ChØ 2 th¸ng ®Çu n¨m 2006, g¹o VÞªt Nam xuÊt khÈu sang Indonesia t¨ng 9,7 lÇn vÒ l•îng vµ 10 lÇn vÒ trÞ gi¸ trÞ so víi cïng kú n¨m ngo¸i triÖu USD. Kim ng¹ch nhËp khÈu g¹o ViÖt Nam cña Indonesia chiÕm tõ 25-60% tæng kim ng¹ch nhËp khÈu g¹o cña n•íc nµy [23]. §©y còng chÝnh lµ nh÷ng mÆt hµng Indonesia tham gia xuÊt khÈu sang thÞ tr•êng thÕ giíi, cho nªn hµng ho¸ cña ViÖt Nam t¸i xuÊt khÈu ®i c¸c n•íc kh¸c trªn thÕ giíi nh• cµ phª xuÊt khÈu sang §øc, Cã thÓ nãi Indonesia lµ cÇu nèi ®Ó xuÊt khÈu hµng ho¸ cña ViÖt Nam ®Õn víi c¸c n•íc trªn thÕ giíi. Theo ch•¬ng tr×nh AFTA, chÝnh phñ Indonesia ®· ®•a g¹o vµ ®•êng vµo danh s¸ch hµng nh¹y c¶m nªn hä vÉn duy tr× ®¸nh thuÕ nhËp khÈu vµo hai mÆt hµng chiÕn l•îc nµy (ThuÕ nhËp khÈu g¹o ®•îc ¸p lµ 30% tÝnh tõ møc gi¸ sµn 430 rupiah/kg, thuÕ suÊt cña ®•êng tr¾ng vµ ®•êng th« ®•îc Ên ®Þnh ë møc 30% vµ 40%) [3]. Tuy nhiªn, c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam vÉn cã nhiÒu c¬ héi xuÊt khÈu c¸c mÆt hµng kh¸c vµo Indonesia nh•: s¶n phÈm c«ng nghiÖp, ngò cèc, thùc phÈm v× thÞ tr•êng h¬n 200 triÖu d©n nµy ®ang cã nhu cÇu tiªu thô lín. Indonesia lµ mét n•íc lín, tiÒm n¨ng kinh tÕ kh«ng thua kÐm g× Th¸i Lan, Malaysia, nh•ng quan hÖ th•¬ng m¹i gi÷a hai n•íc hiÖn nay cßn ch•a t•¬ng xøng víi tiÒm n¨ng, ViÖt Nam vµ Indonesia cã ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó ®Èy m¹nh bu«n b¸n hai chiÒu, cïng hîp t¸c khai th¸c khÝ ®èt, khai th¸c than vµ s¶n xuÊt ph©n Urª 7. Lµo: ViÖt Nam vµ Lµo cã quan hÖ ®Æc biÖt th©n thiÕt ch¼ng nh÷ng ë cÊp chÝnh phñ, mµ ®Þa ph•¬ng cña ViÖt Nam kÕt nghÜa víi Lµo còng t×m nh÷ng h×nh thøc hîp t¸c kinh tÕ phï hîp. Hai m•¬i l¨m n¨m qua kÓ tõ ngµy ký hiÖp ®Þnh hîp t¸c h÷u nghÞ vµ hîp t¸c kinh tÕ bu«n b¸n gi÷a hai n•íc trao ®æi mËu dÞch song ph•¬ng ngµy cµng gia t¨ng. Tuy nhiªn trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y cã hiÖn t•îng nhËp siªu trong quan hÖ bu«n b¸n víi Lµo. Kim ng¹ch xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang Lµo trong thêi 34 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  36. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 gian qua chØ dõng l¹i ë nh÷ng con sè khiªm tèn vµ cã chiÒu h•íng gi¶m sót. Ta h·y xem b¶ng sè liÖu d•íi ®©y: B¶ng 12: Kim ng¹ch xuÊt khÈu hµng hãa sang Lµo trong thêi gian 1996-2005 §¬n vÞ: TriÖu USD Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch - 46,1 73,3 164,3 69,01 64,35 64,68 51,78 68,51 66,76 xuất khẩu Tốc độ - - 159% 224,1% - -6,8% 0,5% 19,9% 32,3% 2,6% tăng trưởng 57,9% (Nguồn: Bộ Thương Mại) HiÖn t¹i, Lµo ®øng thø 7 trong sè c¸c b¹n hµng ASEAN cña ViÖt Nam. Tæng kim ng¹ch xuÊt nhËp khÈu 2 chiÒu trong 5 n¨m (2001- 2005) ®¹t kho¶ng 675 triÖu USD. Kim ng¹ch 2 chiÒu n¨m 2005 lµ 165 triÖu USD, t¨ng 15,4% so víi n¨m 2004. Vµ hµng xuÊt khÈu cña ViÖt Nam chiÕm tõ 15 - 40% thÞ phÇn ë Lµo (tïy theo vïng) [18]. Trong tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu sang Lµo, h×nh thøc xuÊt khÈu hµng ®æi hµng víi Lµo chiÕm tû träng lín (chiÕm trªn 80%) [24]. C¬ cÊu hµng xuÊt khÈu sang Lµo ngµy cµng ®a d¹ng, phong phó gåm: s¾t thÐp x©y dùng, g¹o, h¶i s¶n, hµng tiªu dïng, thùc phÈm, hµng dÖt may, muèi ¨n, s¶n phÈm nhùa, giµy dÐp, d©y ®iÖn vµ c¸p ®iÖn Cô thÓ, tõ n¨m 2001 ®Õn nay, mçi n¨m, mÆt hµng dÖt may cã kim ng¹ch æn ®Þnh ë møc 9,3-9,5 triÖu USD. Hµng dÖt may ViÖt Nam nhËp khÈu vµo Lµo chñ yÕu theo h×nh thøc gia c«ng ®Ó xuÊt khÈu sang thÞ tr•êng thø ba, mÆt hµng nµy tiÕp tôc gia t¨ng kim ng¹ch trong t•¬ng lai do HiÖp ®Þnh Th•¬ng m¹i Lµo - Mü ®· ®•îc th«ng qua vµ cã hiÖu lùc. Kim ng¹ch xuÊt khÈu rau qu¶ giai ®o¹n 2001-2005 ®¹t kho¶ng 4,4 triÖu USD/n¨m [25]. Do chÝnh s¸ch qu¶n lý nhËp khÈu vµ c¸c thñ tôc nhËp khÈu cña Lµo, mÆt hµng nµy chñ yÕu ®•îc nhËp vµo Lµo theo ph•¬ng thøc bu«n b¸n tiÓu ng¹ch. S¶n phÈm nhùa ViÖt Nam chiÕm tíi 80% thÞ phÇn Lµo, ®¹t kho¶ng 1 triÖu USD/n¨m. MÆt hµng giµy dÐp ®¹t kim ng¹ch 1,039 triÖu USD trong n¨m 2005. HiÖn mÆt hµng nµy ®ang ®­îc C«ng ty Biti’s më réng m¹ng l­íi ph©n phèi trªn c¶ n­íc Lµo [2] HiÖn nay, hai bªn ®ang khuyÕn khÝch lËp c¸c cÆp chî biªn giíi, c¸c khu kinh tÕ, th•¬ng m¹i t¹i c¸c cöa khÈu lín vµ ®ang tÝch cùc triÓn khai thùc hiÖn c¸c tháa 35 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  37. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 thuËn vÒ t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi hµng hãa qua l¹i, trong ®ã cã chÝnh s¸ch gi¶m thuÕ 50% cho hµng hãa cã xuÊt xø mçi n•íc. Hai n•íc còng xóc tiÕn gióp nhau trong viÖc qu¸ c¶nh hµng ho¸ tiªu thô t¹i n•íc thø ba. Tuy vËy, kim ng¹ch xuÊt khÈu gi÷a ViÖt Nam vµ Lµo vÉn ch•a t•¬ng xøng víi tiÒm n¨ng cña hai n•íc v× ViÖt Nam vµ Lµo n»m kÒ víi 2 thÞ tr•êng lín lµ Trung Quèc vµ Th¸i Lan - nh÷ng n•íc s¶n xuÊt hµng ho¸ nhiÒu, ®a d¹ng, gi¸ rÎ ®ang trµn ngËp thÞ tr•êng hai n•íc. NÕu doanh nghiÖp ViÖt Nam kh«ng chó träng ®Õn thÞ tr•êng Lµo th× sÏ dÇn dÇn mÊt mét thÞ tr•êng tiÒm n¨ng, thuËn lîi vÒ vËn chuyÓn. 8. Myanmar Quan hÖ kinh tÕ th•¬ng m¹i ViÖt Nam – Myanmar ®•îc ®¸nh dÊu b»ng HiÖp ®Þnh th•¬ng m¹i ký ngµy 16-7-1976 vµ hai bªn cam kÕt giµnh cho nhau quy chÕ tèi huÖ quèc MFN. Tuy nhiªn cho ®Õn nay quan hÖ bu«n b¸n gi÷a hai n•íc ch•a t•¬ng xøng víi tiÒm n¨ng. Trong thêi gian gÇn ®©y, xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang Myanmar t¨ng tr•ëng còng kh¸ nhanh, mét sè ngµnh hµng cã kim ng¹ch t¨ng b×nh qu©n 30%/n¨m nh•: v¶i, phô liÖu may, d•îc phÈm, thiÕt bÞ y tÕ, m¸y vµ phô tïng xay x¸t g¹o, thiÕt bÞ ®•êng d©y vµ tr¹m ®iÖn, thiÕt bÞ ®o ®iÖn, thÐp èng .[1] B¶ng 14: Kim ng¹ch xuÊt khÈu hµng hãa sang Myanmar trong thêi gian 2000-2005 §¬n vÞ: TriÖu USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch xuất 5,67 5,36 7,13 12,52 14,08 11,98 khẩu Tốc độ tăng - -5,47% 33,02% 75,60% 12,46% -14,91% trƣởng (Nguån: Bé Th•¬ng M¹i) Theo sè liÖu thèng kª cña H¶i quan Myanmar, tèc ®é t¨ng tr•ëng kim ng¹ch xuÊt nhËp khÈu hai chiÒu ViÖt Nam - Myanmar tõ cuèi 2004 tíi nay cã dÊu hiÖu ch÷ng l¹i. Nguyªn nh©n chñ yÕu lµ phÇn lín doanh nghiÖp ViÖt Nam ®ang bá quªn hoÆc ch•a quan t©m ®Çy ®ñ tíi thÞ tr•êng Liªn bang Myanmar. 36 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  38. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Theo th•¬ng vô ViÖt Nam t¹i Myanmar, nhãm hµng chiÕm tû lÖ xuÊt khÈu lín nhÊt cña ViÖt Nam vµo Myanmar lµ ho¸ chÊt - h¹t nhùa - bét nhùa sÏ t¨ng kho¶ng 5% trong n¨m 2006 nµy [23]. §Æc biÖt, kim ng¹ch xuÊt khÈu nhãm hµng quan träng thø hai lµ nguyªn phô liÖu dÖt may cã kh¶ n¨ng t¨ng tíi 20% nhê Myanmar cã nhiÒu nhµ m¸y gia c«ng may mÆc cÇn nguyªn phô liÖu cña ViÖt Nam [26]. Kim ng¹ch xuÊt khÈu c¸c nhãm hµng kh¸c nh• s¾t thÐp x©y dùng hay ph©n bãn - thuèc trõ s©u sÏ t¨ng tr•ëng Ýt h¬n, tõ 3 - 4% n¨m 2005 do kh¶ n¨ng thanh to¸n c¸c mÆt hµng nµy ë ®©y cã h¹n [26]. C¸c nhãm hµng trªn ®Òu ®ang cã nhu cÇu lín ë Myanmar nh•ng l¹i v•íng rµo c¶n vÒ thñ tôc cÊp phÐp nhËp khÈu vµ kh¶ n¨ng thanh to¸n cßn h¹n chÕ nªn ch•a ph¸t huy hÕt kh¶ n¨ng. Trong thêi gian gÇn ®©y kim ng¹ch xuÊt khÈu t¨ng tr•ëng kh¸ ®èi víi c¸c nhãm hµng nh•: §¸ quý nhËp khÈu tõ Myanmar chÕ t¸c t¹i ViÖt Nam råi l¹i t¸i xuÊt sang Myanmar cã thÓ t¨ng tr•ëng 11%, c¸p viÔn th«ng kho¶ng 5%, g¹ch men èp l¸t kho¶ng 8%, ®å nhùa vµ ®å dïng bÕp kho¶ng 7%. §Æc biÖt, kim ng¹ch xuÊt khÈu cµ phª cã kh¶ n¨ng t¨ng kho¶ng 10% [26]. Bªn c¹nh viÖc t¨ng c•êng xuÊt khÈu sang Myanmar qua con ®•êng chÝnh ng¹ch, c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam cã thÓ xuÊt khÈu vµo Myanmar qua biªn giíi Trung Quèc, Th¸i Lan, Lµo vµ b¸n lÎ t¹i c¸c héi chî - triÓn l·m t¹i Myanmar. 2.2.9. Brunei: KÓ tõ khi thiÕt lËp quan hÖ ngo¹i giao (1992), lÇn ®Çu tiªn hµng ViÖt Nam ®· ®•îc xuÊt sang thÞ tr•êng nµy vµo n¨m 1999. D•íi ®©y lµ b¶ng tæng hîp sè liÖu vÒ kim ng¹ch xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang thÞ tr•êng Brunei cña Bé Th•¬ng M¹i B¶ng 15: Kim ng¹ch xuÊt khÈu hµng hãa sang Brunei trong thêi gian 2000-2005 §¬n vÞ: TriÖu USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch 2,06 1,48 1,38 0,54 1,01 - xuất khẩu Tốc độ tăng - -28,2% -6,8 % -60,9% 87,1% - trƣởng 37 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  39. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 (Nguån: Bé Th•¬ng M¹i) MÆt hµng chñ yÕu xuÊt khÈu sang Brunei lµ hoa qu¶ t•¬i, kh«, thuû h¶i s¶n, may mÆc. Ngoµi ra cßn mét sè mÆt hµng nh• trøng, muèi, rau c©u, n•íc rau c©u, n•íc qu¶ Ðp, s¶n phÈm nhùa, s¶n phÈm gç, l¹c nh©n vµ mét sè hµng b¸ch ho¸. Tuy lµ thÞ tr•êng nhá vµ míi nh•ng Brunei lµ thÞ tr•êng cã nhu cÇu cao cÊp vµ cã tiÒm n¨ng. Ngoµi viÖc t¨ng c•êng kh¶ n¨ng th©m nhËp thÞ tr•êng cña c¸c mÆt hµng ®· xuÊt sang Brunei nh• may mÆc, thùc phÈm, rau qu¶, th«ng qua viÖc n©ng cao chÊt l•îng vµ t¹o dùng niÒm tin víi kh¸ch hµng. II. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CẮT GIẢM THUẾ QUAN ƢU ĐÃI CÓ HIỆU LỰC CHUNG CEPT. 1. Mặt hàng dệt may Các mặt hàng dệt may hiện đang giữ một vị trí quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may liên tục tăng với tốc độ cao. Qua nhiều năm, hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường ASEAN cũng đã giành được vị thế nhất định, sản phẩm may của Việt Nam có năng lực cạnh tranh không thua kém bất cứ nước nào đặc biệt năng lực cạnh tranh hàng dệt kim của Việt Nam có thể nói nhất thế giới hiện nay. Tuy ASEAN chưa phải là thị trường xuất khẩu trọng tâm của ngành dệt may song tỷ trọng mặt hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN không phải là nhỏ. Kim ngạch 7 tháng đầu năm 2006 đạt 52,179 triệu USD, chiếm 1,66% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. 38 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  40. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Bảng18 :Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng - thị trƣờng Mặt hàng dệt may Đơn vị: 1.000 USD 7 tháng năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Singapore 21.966 16.038 16.056 9.951 7.883 4.958 7.798 Thailan 2.841 2.232 1.587 875 1.845 2.29 4.33 Indonesia 178 220 121 2.646 1.507 1.533 10.469 Malaysia 26.828 24.91 26.505 24.089 22.821 24.448 16.366 Myanmar 601 96 225 142 212 215 223 Laos 2.698 2.68 3.257 4.298 4.664 2.496 4.478 Cambodia 1.358 432 431 317 643 323 8.431 Brunei 1.602 801 62 4 4 - - Philippine 1.179 434 799 612 1.344 3.307 Nguån [17] S¶n phÈm dÖt may lµ s¶n phÈm ®•îc ®•a vµo ch•¬ng tr×nh c¾t gi¶m nhanh cã hiÖu lùc chung CEPT. §©y lµ ®iªï kiÖn thuËn lîi cho hµng dÖt may ViÖt Nam gia t¨ng kim ng¹ch xuÊt khÈu sang thÞ tr•êng c¸c n•íc ASEAN. HiÖn t¹i, c¸c n•íc ASEAN ®ang cã kÕ ho¹ch phèi hîp hµnh ®éng trong lÜnh vùc dÖt may ®Ó t¨ng c•êng xuÊt khÈu ra thÞ tr•êng bªn ngoµi khu vùc nªn thêi gian tíi, dÖt may ViÖt Nam sÏ cã c¬ héi gia t¨ng xuÊt khÈu sang thÞ tr•êng nµy. Xu h•íng cña thÕ giíi hiÖn nay vÒ dÖt may ®ang chuyÓn dÇn sang c¸c n•íc ®ang ph¸t triÓn, chñ yÕu ë Ch©u Á, nơi có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. So với các nước khác, khả năng cạnh tranh của ngành dệt may nước ta có lợi hơn về nguồn nhân công rẻ và có khả năng tiếp thu nhanh chóng công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, ngành may mặc đã đổi mới khá nhiều trang thiết bị, công nghệ nên chất lượng sản phẩm và giá thành có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực để đẩy mạnh xuất khẩu. 39 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  41. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 2. Mặt hàng thuỷ sản Thuỷ sản trong nhiều năm liền đều đứng ở vị trí cao trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam hiện đứng thứ 19 trên thế giới và đứng thứ 4 tại khu vực về xuất khẩu thuỷ sản [21] Bảng 19: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng-thị trƣờng Mặt hàng thuỷ sản Đơn vị: 1.000 USD 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Singapore 24.130 23.425 35.618 30.172 78.258 41.478 Thailan 33.780 26.917 27.978 33.981 26.416 39.091 Indonesia 2.436 834 2.051 1.492 1.348 1.622 Malaysia 10.916 11.263 10.972 11.25 39.731 30.908 Myanmar 60 59 0.078 0.003 0.042 0.054 Lào 28 27 10 0.358 0.02 0.042 Cambodia 4.991 5.751 4.829 3.735 16.38 8.016 Brunei 32 34 0.093 0.162 0.167 0.178 Philippin 136 134 0.925 0.967 1.19 1.208 Tổng: 332.253 1156.355 82.546 51.955 163.552 122.322 Nguồn: [17] Năm 2004, trong số 10 thị trường xuất khẩu thuỷ hải sản có mức tăng trên 10 triệu USD thì trong khu vực Đông Nam á có 1 nước là Thái lan: 39 triệu USD (tăng 13 triệu USD so với năm 2004). Thuỷ sản Việt Nam xuất sang thị trường ASEAN trong cả năm 2005 đạt 122,322 triệu USD (Bảng 19), chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu: Trong tất cả các mặt hàng thủy sản xuất khẩu từ trước đến nay, tôm đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao. Trước những năm 1990 kim ngạch xuất khẩu tôm luôn chiếm 70% giá trị xuất khẩu thủy sản hàng năm. Từ năm 2000 trở lại đây, tôm chỉ còn chiếm tỷ lệ tương đối trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang ASEAN. Năm 2005 giá trị xuất khẩu tôm chiếm 52%, tăng 17,3% về giá trị, tăng 11,8% về khối lượng; Giá trị xuất khẩu 40 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  42. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 từ cá chiếm 22,8%, tăng 16,2% về giá trị, tăng 35,5% về khối lượng so với cùng kỳ. Riêng cá tra, cá ba sa chiếm 12,51% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành và bằng 53,3% nhóm sản phẩm cá. Sản lượng cá tra, ba sa tăng 55%, giá trị tăng 53,75% so cùng kỳ; Mặt hàng mực và bạch tuộc sản lượng khai thác đạt thấp, giá trị xuất khẩu chiếm 6,7%, tăng 40,2% về giá trị, tăng 32,1% về khối lượng so với cùng kỳ; Sản phẩm thủy sản khô chiếm 4,2%, tăng 32,2% về giá trị, tăng 52,4% vê khối lượng so với cùng kỳ; Các sản phẩm thủy sản khác giảm cả về lượng (-34,2%) và giảm cả về giá trị (-35,4%) [22,26,27]. Những hạn chế, khó khăn trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường ASEAN: - Nguồn nguyên liệu thủy sản cho chế biến xuất khẩu còn nhiều bất cập. Việc nuôi trồng thủy sản đang phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, không có sự đồng bộ trong phát triển nuôi trồng thư: thủy lợi, giống, thức ăn, phòng và chữa bệnh nên nhiều dịch bệnh xảy ra: Vấn đề kiểm tra tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh của nguyên liệu nhập khẩu cũng như kiểm soát việc đưa ra các tạp chất vào nguyên liệu của một số vùng trong nước chưa chặt chẽ dẫn tới dư lượng kháng sinh trong hàng thủy sản xuất khẩu còn cao, đặc biệt là mặt hàng tôm, làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trên thị trường. - Chủng loại thủy sản xuất khẩu còn nghèo nàn, chưa phong phú, chủ yếu là tôm, mực đông lạnh, cá tra, cá ba sa dưới dạng thô chưa qua chế biến nên giá trị xuất khẩu thấp. Do đó tính cạnh tranh sản phẩm thủy sản xuất khẩu của ta không cao. - Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất, chế biến và bảo quản tuy có được cải tiến thưng vẫn ở mức thấp so với các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia. Cán bộ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế về năng lực, kiến thức và kinh nghiệm. Chính điều đó làm cho lợi thế so sánh trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bị giảm sút. 41 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  43. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 - Chưa có kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến hàng thủy sản Việt Nam ở nước ngoài. Mới chỉ thực hiện được kênh thông tin cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý, còn kênh thông tin rất quan trọng là thông tin cho tiêu dùng thì chưa biết làm và chưa có cơ chế để huy động nguồn lực thực hiện. Tuy chiếm tỷ trọng còn thấp song thị trường ASEAN là một thị trường đầy tiềm năng cho thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thị trường không quá khó tính, đòi hỏi nhiều về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như EU, Mỹ, Nhật Bản nhưng mức tiêu thụ khá cao. Hơn nữa, các nước ASEAN đều đưa mặt hàng thuỷ sản vào chương trình CEPT nên theo lịch trình này thì hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng được hưởng mức thuế ưu đãi 5% từ năm 2003 khi xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN. 3. Mặt hàng cà phê: Cà phê là mặt hàng nông sản đứng thứ hai sau gạo về kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam hiện đứng thứ hai trên thế giới (sau Braxin) và đứng đầu ASEAN về xuất khẩu cà phê, là thành viên có vị thế trong hiệp hội cà phê thế giới (ICO). Thị trường ASEAN chiếm 36% kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong đó riêng Singapore chiếm 25% tổng kim ngạch. Năm 2003 xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 10,378 triệu USD. Bảng 21:Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng - thị trƣờng Mặt hàng cà phê Đơn vị: 1.000 USD 2001 2002 2003 2004 2005 Singapore 14.399 7.577 10.143 8.665 7.470 Thái lan 115 53 66 75 76 Indonesia 1.803 1.321 424 258 348 Malaysia 2.271 3.198 5.84 5.852 5.688 Myanmar 134 132 134 136 148 Lào 51 1 3 45 52 Cambodia 34 28 13 21 24 Brunei - - - - - Philippin 4.117 9.67 15.233 10.019 17.860 42 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  44. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Nguồn [1] Tuy Việt Nam có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho việc trồng cả cà phê Arabica và Robusta nhưng hiện tại, cà phê Robusta vẫn chiếm tỉ lệ chủ yếu trong trồng trọt và xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Thêm vào đó, cà phê xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là cà phê xanh nguyên liệu nên giá cả thường bấp bênh, phụ thuộc giá thị trường cà phê thế giới. Người tiêu dùng ở các nước ASEAN hầu như cũng chưa biết tới tên tuổi, thương hiệu cà phê Việt Nam. Trong thời gian tới, khi thực hiện AFTA, với mức thuế quan ưu đãi và thủ tục hải quan đơn giản, Việt Nam cần tăng cường năng lực cạnh tranh của mặt hàng này để tận dụng cơ hội tăng cường xuất khẩu sang thị trường này. 4. Mặt hàng gạo Gạo là nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 6,7% [35]. Nếu không kể Singapore là nơi trung chuyển gạo của Việt Nam đi các nước trên thế giới (chiếm 45% lượng gạo xuất khẩu sang ASEAN) thì ASEAN chiếm trên 16% xuất khẩu gạo của Việt Nam. Philippin là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 722 nghìn tấn, trị giá 172 triệu USD; tiếp đến là Malaysia với 479 nghìn tấn trị giá 103 triệu USD, Singapore với 114 nghìn tấn đạt 24 triệu USD. Chỉ tính riêng 3 nước này đã chiếm tỷ trọng 32,18% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2005 [31,33] Trong thời gian tới, Việt Nam có nhiều thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường ASEAN do Việt Nam là nước nông nghiệp, trên 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, giá nhân công rẻ, điều kiện tự nhiên ưu đãi cho sản xuất 2 -3 vụ/năm. Sản xuất gạo vẫn là thế mạnh của Việt Nam trong vòng 15-20 năm tới. Điều đáng nói, ngoài việc có mặt ở hơn 40 nước và vùng lãnh thổ, gạo Việt Nam đang trở thành đối thủ đáng gờm của nhiều quốc gia xuất khẩu gạo khác, đặc biệt là Thái-lan. Năm 2005, Việt Nam đã thu hút được nhiều khách hàng truyền 43 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  45. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 thống của Thái-lan. Điều đó trở thành mối quan ngại của các nhà xuất khẩu gạo nước này. Thái-lan đang theo dõi rất kỹ về tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam. Các DN Thái-lan nhận định, nếu không xảy ra mưa bất thường, dự kiến sản xuất gạo Việt Nam sẽ đạt 38 - 39 triệu tấn gạo trong năm nay, tăng 15,2% - 18,2 % so với năm 2005 và có thể đe dọa tới xuất khẩu gạo của Thái-lan [32]. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhất là Philippin, chiếm 39,5%; Malaysia chiếm 8,88%. Do thị trường xuất khẩu có nhiều thuận lợi, nên tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều có lãi. Trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 21 thị trường chính; trong đó, Philipin là nước nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất với 1.278.590 tấn, trị giá 361.515.865 USD (chiếm 38,48% về lượng và 40% về kim ngạch của cả nước) [26]. Tiếp sau là các thị trường Malaysia, Nhật, Indonesia, Bảng22 :Thị trƣờng xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm STT Tháng 7 7 tháng Thị trường Lƣợng (tấn) Trị giá (USD) Lƣợng (tấn) Trị giá (USD) 1 Indonesia 4.165 1.340.125 94.518 27.150.446 2 CHDCND Lào 247 60.705 1.159 276.930 3 Malaysia 60.904 17.130.521 335.280 92.842.031 4 Philippines 187.150 53.257.440 1.278.590 361.515.865 5 Singapore 12.350 3.372.689 77.756 19.668.419 6 Thái Lan 946 248.035 Tổng cộng 3.323.079 905.164.465 1.788.249 501.701.726 (Nguồn[17]) Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam xuất khẩu được một số lượng gạo lớn sang thị trường các nước thuộc ASEAN, vốn là thị trường gạo truyền thống của Thái Lan. Nhiều nước đông dân trong khối ASEAN có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn và ổn định như Indonesia, Philippin, Malaysia. Về lâu dài theo chương trình CEPT, các nước này sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng gạo nhập từ ASEAN nên 44 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  46. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 gạo Vịêt Nam sẽ có điều kiện cạnh tranh thuận lợi hơn so với gạo của ấn Độ, Mỹ về giá cả trên thị trường này. III. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG ASEAN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY: Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á từ năm 1995, đến nay Việt Nam đã trải qua 10 năm tham gia vào hiệp hội và 9 năm thực hiện Hiệp định CEPT – AFTA. Xét về mặt kinh tế, thương mại, mặc dù xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp hơn các nước ASEAN cũ rất nhiều, nhưng sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình liên kết kinh tế, việc triển khai từng bước chương trình hợp tác Mekông, nhất là thực hiện sang kiến quan trọng của Việt Nam về phát triển kinh tế các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông – Tây (WEC) đã tạo thế chủ động hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực, phù hợp với các ưu tiên phát triển của ta. 1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN: Thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong hơn 10 năm qua đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường ASEAN giai đoạn 2000-2005 trung bình đạt 9,6%/năm [19]. ASEAN hiện là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, thường xuyên chiếm khoảng 25% kim ngạch trao đổi giữa Việt Nam với thế giới trong giai đoạn 1996 – 2000 [18]. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2000 đến nay, tỷ trọng của ASEAN trong tổng kim ngạch giao dịch của Việt Nam với thế giới đã giảm xuống chỉ còn trên dưới 20% trong 2 năm 2002 đến 2004, tỷ trọng này thường xuyên không đổi ở mức 19,8%, trong đó xuất khẩu chiếm 14,6% [18,22]. Sau 10 năm gia nhập ASEAN, giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các thành viên khác trong hiệp hội đã tăng lên đáng kể. Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 3 lần, từ hơn 1 tỷ vào năm 1995 lên hơn 3 tỷ vào năm 2005. Tuy vậy, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại giảm từ 25,3% năm 1998 xuống còn 18% năm 2005 và đang có xu hướng tiếp tục giảm [18,22]. 45 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  47. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Bảng 23: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thị trường ASEAN giai đoạn 1995-2005: Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng số (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Tỷ Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch trọng (tỷ USD) (%) (tỷ USD) (%) (tỷ USD) (%) 1995 1,112 20,4 2,378 29,1 3,490 23,9 1996 1,364 18,8 2,788 24 4,152 33,4 1997 1,911 20,8 3,166 27,3 5,077 25,5 1998 2,372 25,3 3,749 32,6 6,122 29,7 1999 2,463 21,3 3,288 28 5,751 24,9 2000 2,612 18 4,519 29 7,131 23,7 2001 2,551 17 4,226 26,1 6,777 21,8 2002 2,426 14,5 4,770 24,2 7,196 19,7 2003 2,958 14,7 5,957 24 8,915 19,8 2004 3,874 14,6 7,766 24,7 11,640 19,8 2005 3,923 18,0 6,565 22,6 12,32 19,7 (Nguồn: Bộ Thương Mại) (3): tỷ trọng xuất khẩu sang các nước ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam với thế giới. (5): tỷ trọng nhập khẩu từ các nước ASEAN trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với thế giới (7): tỷ trọng kim ngạch thương mại với các nước ASEAN trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới Thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong những năm vừa qua đã phát triển với một tốc độ tăng trưởng cao mặc dù mức tăng trưởng trong thời kỳ này còn đột biến và thất thường. Riêng về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN tăng đều đặn qua các năm, từ 1,112 tỷ USD năm 1995 lên 2,372 tỷ USD năm 1998, tốc độ tăng trưởng trên 50% và chiếm 25,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị 46 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  48. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 trường ASEAN luôn trên mức 2 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,8%. Năm 2005, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các thị trường ASEAN phát triển khá mạnh, Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt gần 4,8425 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2004. Đến năm 2000 thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN đã có chuyển biến rõ rệt bằng việc ta xuất sang thị trường Lào đạt giá trị 46,1 triệu USD và gia tăng lên 55 triệu USD vào năm 2001. Điều này chứng tỏ sự mở rộng thị trường của Việt Nam vào ASEAN đã có những bước chuyển biến đáng mừng. Tuy nhiên, do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN năm 2000 giảm sút so với năm 1999 vì lúc này giá hàng hóa xuất khẩu của các nước như Thái Lan, Singapore, Philippine lại trở nên có sức cạnh tranh hơn giá hàng hoá Việt Nam và điều này cũng làm cho các đối tác nước ngoài khác gây sức ép giảm gía đối với hang xuất khẩu của Việt Nam. Đến năm 2004 tình hình xuất khẩu của Việt Nam có tính khả quan hơn giá trị kim ngạch xuất khẩu gia tăng lên đạt 3,874 triệu USD, tăng hơn năm 2003 là 28%, thậm chí gía trị xuất khẩu còn cao hơn cả năm 1999. Điều đó chứng tỏ sự phục hồi kinh tế khu vực và khả năng thích ứng, đang từng bước hội nhập vào đời sống chung của toàn khu vực. Trong 6 tháng đầu năm 2005, xuất khẩu sang các nước Đông Nam á đạt kim ngạch 2,35 tỷ USD, tăng trên 40% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang một số nước thành viên ASEAN tăng mạnh như Philippin tăng 101%, Thái Lan 73,7%, Campuchia 60%, Malaysia 53%, Singapore 25,5% và Lào 23%. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Indonesia giảm tới 17% so với cùng kỳ, chủ yếu là do giảm mặt hàng gạo. Với tình hình thuận lợi như hiện nay, dự báo trong năm 2005, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này sẽ tiếp tục tăng mạnh ở mức kỷ lục 4,8 tỷ USD, tăng 24,5 % so với năm 2004. 2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam với thị trường ASEAN: 47 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  49. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang các nước ASEAN dưới dạng nguyên liệu thô, hàng nông sản chưa qua chế biến như: cà phê, cao su, dầu thô, gạo, gỗ, hạt điều, hạt tiêu, lạc nhân, than đá, rau quả, Khi thực hiện quy định cắt giảm thuế theo chương trình CEPT/AFTA thì với những mặt hàng chủ lực như vậy, Việt Nam khó tăng kim ngạch xuất khẩu vì những mặt hàng kể trên chưa phải là đối tượng ưu tiên của chương trình cắt giảm thuế quan nhập khẩu ở những nước thuộc ASEAN. Hơn nữa, những mặt hàng này giá trị không cao nên cho dù ta xuất khẩu với khối lượng lớn thì lượng tiền thu về vẫn không đáng kể. Bảng 24: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam với các nƣớc ASEAN giai đoạn 2000-2005 Đơn vị: Triệu USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Kim trọng Kim trọng Kim trọng Kim trọng Kim trọng Mặt hàng ngạch (%) ngạch (%) ngạch (%) ngạch (%) ngạch (%) Cà phê 22,7 0,89 20,4 0,84 40 1,35 45 2,08 48 2,21 Cao su 23,2 0,91 54,3 2,24 38,7 1,31 32,7 1,5 34,8 1,60 Chè 2,6 0,10 2,3 0,09 1,9 0,06 1,2 0,06 1,23 0,06 Dầu thô 969,2 37,99 940 38,75 1194,9 40,40 1216,1 56,1 1156,3 58 Gạo 200 7,84 295,5 12,18 388,7 13,14 415,3 19,2 416,5 19,21 Giày dép 15,4 0,60 16,6 0,68 16,3 0,55 17,2 0,79 19,8 0,91 Hải sản 70,4 2,76 60,4 2,49 81,5 2,76 84,5 3,9 89,6 4,13 Hàng dệt may 73,8 2,89 123,4 5,09 82,4 2,79 81,3 3,8 92,8 4,28 Hàng TCMN 8,5 0,33 17,3 0,71 6,7 0,23 6,8 0,31 7,1 0,33 Hạt điều 0,6 0,02 2 0,08 5,2 0,18 5,6 0,26 9,2 0,42 Hạt tiêu 26,2 1,03 13,7 0,56 11 0,37 12,4 0,6 8,4 0,39 Rau quả 9,6 0,38 19 0,78 20,5 0,69 21,4 0,9 22,5 1,04 Lạc nhân 31,5 1,23 50,7 2,09 46,4 1,57 49 2,3 48,6 2,24 Linh kiện điện tử VT 404 15,84 220,5 9,09 172,5 5,83 179,5 12,7 185,6 8,56 Tổng 2551 100 2426 100 2958 100 2168 100 2241,43 100 Nguồn: Bộ Thương Mại 48 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  50. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 DÇu th« vµ g¹o lµ nh÷ng mÆt hµng chiÕm tû träng lín nhÊt trong tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu cña ViÖt Nam vµo ASEAN. N¨m 2000, dÇu th« chiÕm ®Õn 35,52%, n¨m 2005 chiÕm 58 % tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu, cßn g¹o lµ kho¶ng 12,18% vµ 19,21% tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu sang ASEAN trong hai n¨m 2002 vµ 2005. Thuû h¶i s¶n còng lµ mÆt hµng xuÊt khÈu ®•îc nhiÒu sang ASEAN. Thuû h¶i s¶n xuÊt sang ASEAN trong tæng xuÊt khÈu thuû s¶n cña ViÖt Nam n¨m 2005 lµ 6,4%. Hµng dÖt may tuy ®¹t gi¸ trÞ cao nh•ng chñ yÕu vÉn lµ b¸n cho kh¸ch hµng Singapore ®Ó xuÊt sang n•íc thø ba, kh«ng tiªu thô t¹i ASEAN. NÕu ViÖt Nam chuyÓn h•íng xuÊt khÈu dÇu th« th× tû träng hµng xuÊt khÈu sang ASEAN trong tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu cña n•íc ta sÏ gi¶m rÊt m¹nh. Ngoµi ra, xuÊt khÈu n«ng s¶n cña ta cßn phô thuéc vµo t×nh h×nh thêi tiÕt cña c¸c n•íc Indonesia vµ philippin nªn kh«ng thÓ æn ®Þnh. Sè liÖu ®ã míi ph¶n ¸nh ®óng kh¶ n¨ng th©m nhËp thÞ tr•êng ASEAN cña hµng ho¸ ViÖt Nam vµ cho thÊy bøc tranh toµn diÖn h¬n vÒ sù mÊt c©n ®èi nghiªm träng trong quan hÖ th•¬ng m¹i ViÖt Nam- ASEAN. Nh×n chung, xuÊt khÈu c¸c s¶n phÈm n«ng nghiÖp, khai kho¸ng, vµ c¸c hµng ho¸ ch•a qua chÕ biÕn kh¸c vÉn chiÕm mét tû träng chñ yÕu trong c¬ cÊu hµng xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang ASEAN. 3 . NhËn xÐt chung vÒ t×nh h×nh xuÊt khÈu hµng ho¸ cña ViÖt Nam sang thÞ tr•êng ASEAN trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y: 1. Trong bu«n b¸n víi nhiÒu n•íc ASEAN, ViÖt Nam lu«n ë trong t×nh tr¹ng nhËp siªu. ThËm chÝ Lµo lµ n•íc chËm ph¸t triÓn h¬n ta mµ ta còng ph¶i nhËp siªu. Møc nhËp siªu sÏ gia t¨ng khi ch•¬ng tr×nh c¾t gi¶m thuÕ quan CEPT ®•îc triÓn khai ®Ó thùc hiÖn tiÕn tr×nh AFTA, v× c¸c n•íc ph¸t triÓn h¬n sÏ cã ®iÒu kiÖn thuËn lîi h¬n trªn thÞ tr•êng tù do c¹nh tranh b×nh ®¼ng. §Õn n¨m 1999, ViÖt Nam ®· cã quan hÖ bu«n b¸n víi tÊt c¶ 9 n•íc thµnh viªn cña ASEAN nh•ng sè l•îng cßn nhá. XÐt vÒ tõng n•íc th× Philippin lµ n•íc mµ ViÖt Nam ®¹t møc xuÊt siªu trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y. 2. Qui m« xuÊt khÈu cña n•íc ta cßn qu¸ nhá so víi c¸c n•íc trong khu vùc nh• n¨m 1996 ta xuÊt ®•îc 528,4 triÖu USD chØ chiÕm gÇn 4 phÇn ngh×n tæng kim ng¹ch nhËp khÈu cña c¸c n•íc ASEAN vµ c¸c n¨m sau, kim ng¹ch xuÊt khÈu cña 49 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  51. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 ViÖt Nam sang c¸c n•íc ASEAN còng kh«ng cã g× kh¶ quan h¬n. Mét phÇn nguyªn nh©n lµ do khñng ho¶ng tµi chÝnh tiÒn tÖ ë c¸c n•íc trong khu vùc. Ngoµi ra, mét nguyªn nh©n ®¸ng chó ý lµ do chñng lo¹i hµng xuÊt khÈu cña ta ch•a cã nh÷ng thay ®æi ®ét biÕn ®Ó mang l¹i ®éng lùc míi cho t¨ng tr•ëng xuÊt khÈu (phÇn lín hµng xuÊt khÈu vÉn lµ nh÷ng mÆt hµng truyÒn thèng nh• g¹o, cµ phª, h¶i s¶n ). Trong sè c¸c n•íc ASEAN bu«n b¸n víi ViÖt Nam th× kim ng¹ch bu«n b¸n hai chiÒu gi÷a ViÖt Nam vµ Singapore lµ chiÕm ®a sè, kho¶ng trªn 70% tæng kim ng¹ch bu«n b¸n gi÷a ViÖt Nam vµ c¸c n•íc ASEAN. Së dÜ nh• vËy lµ v× Singapore lµ thÞ tr•êng bu«n b¸n trung gian, nhiÒu mÆt hµng xuÊt khÈu cña ViÖt Nam b¸n qua thÞ tr•êng nµy, sau ®ã ®•îc t¸i xuÊt sang c¸c thÞ tr•êng kh¸c hoÆc hµng nhËp khÈu cña ViÖt Nam mua tõ Singapore nh•ng cã nguån gèc xuÊt xø tõ c¸c n•íc kh¸c. 3. C¬ cÊu hµng xuÊt khÈu vÉn cßn l¹c hËu, tû träng hµng th« vµ s¬ chÕ vÉn cßn cao. Trong sè s¶n phÈm c«ng nghiÖp chÕ t¹o, hµng gia c«ng cßn chiÕm tû träng lín, s¶n phÈm cã hµm l•îng c«ng nghÖ vµ nhÊt lµ trÝ tuÖ cao cßn rÊt nhá bÐ, xuÊt khÈu dÞch vô cßn thÊp xa so víi tiÒm n¨ng ®Æc biÖt kh¶ n¨ng c¹nh tranh cña phÇn lín hµng ho¸ cßn thÊp do gi¸ thµnh cao, chÊt l•îng thÊp, mÉu m· bao b× kh«ng phï hîp víi ®ßi hái cña thÞ tr•êng. Qu¸ tr×nh chuyÓn dÞch c¬ cÊu s¶n xuÊt, nhÊt lµ vÒ n«ng nghiÖp tr•íc m¾t cã thÓ h¹n chÕ kh¶ n¨ng xuÊt khÈu mét sè mÆt hµng. HiÖn t¹i, viÖc chuyÓn dÞch c¬ cÊu hµng xuÊt khÈu míi chØ mang ý nghÜa tÝch cùc trong viÖc t¹o ra c«ng ¨n viÖc lµm, ch•a thay ®æi ®•îc vÒ c¨n b¶n hiÖn tr¹ng c«ng nghiÖp xuÊt khÈu cña ViÖt Nam, ch•a t¹o ®•îc nh÷ng ngµnh c«ng nghiÖp g¾n kÕt víi nhau ®Ó cïng h•íng vÒ xuÊt khÈu vµ t¹o ra gi¸ trÞ gia t¨ng ngµy cµng lín. §©y còng lµ lý do gi¶i thÝch v× sao c¬ cÊu h#ng xuÊt khÈu ®· cã sù thay ®æi tÝch cùc nh•ng tæng kim ng¹ch xuÊt khÈu vÉn tiÒm Èn nguy c¬ t¨ng tr•ëng chËm dÇn. 4. Kim ng¹ch xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang c¸c n•íc ASEAN cßn rÊt nhá nh• n¨m 2001, ta xuÊt ®•îc 2,551 tû USD, chØ chiÕm gÇn 0,077% tæng kim ng¹ch nhËp khÈu cña c¸c n•íc ASEAN. Trong c¸c n¨m sau, kim ng¹ch xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang c¸c n•íc ASEAN còng kh«ng kh¶ quan h¬n, mét phÇn lµ do hµng ho¸ cña ta vÉn kh¸ ®¾t ®á so víi hµng ho¸ c¸c n•íc kh¸c trªn thÞ tr•êng ASEAN nªn khã cã kh¶ n¨ng t¨ng m¹nh h¬n vµo c¸c n•íc trong khu vùc. Tû träng xuÊt khÈu 50 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  52. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 sang c¸c n•íc ASEAN trong tæng gi¸ trÞ xuÊt khÈu cña ViÖt Nam ®· gi¶m tõ møc 20,4% n¨m 1995 xuèng cßn 13,6% n¨m 2005 [28]. VÊn ®Ò lµ ë chç hµng rµo thuÕ quan gi÷a c¸c thµnh viªn cò cña HiÖp héi b¾t ®Çu thùc hiÖn AFTA tõ n¨m 2003 nh•ng xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang khu vùc nµy còng kh«ng t¨ng. 5. N¨ng lùc c¹nh tranh cña c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam cßn qu¸ nhá bÐ, ch•a cã kh¶ n¨ng ®¸p øng nh÷ng l« hµng lín. C¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam vµ ASEAN cã c¬ cÊu mÆt hµng t•¬ng ®èi gièng nhau, cho nªn tÝnh bæ sung thÊp, tÝnh c¹nh tranh cao. N¨ng lùc c¹nh tranh cña doanh nghiÖp vµ s¶n phÈm cßn thÊp, chÊt l•îng, mÉu m· vµ gi¸ thµnh cßn rÊt kÐm c¸c n•íc kh¸c. C«ng nghÖ cña ViÖt Nam l¹c hËu lµm gi¶m tÝnh c¹nh tranh cña hµng ho¸. Thªm vµo ®ã, c¸c biÖn ph¸p thóc ®Èy s¶n xuÊt hµng xuÊt khÈu cßn nhiÒu h¹n chÕ, ®ã lµ viÖc ®Þnh h•íng c¸c s¶n phÈm mòi nhän cïng c¸c gi¶i ph¸p ®ång bé vÒ thÞ tr•êng, c«ng nghÖ, ®Çu t• cßn ch•a râ rµng vµ ch•a ®ñ m¹nh. T×nh h×nh thiÕu th«ng tin, hiÓu biÕt vÒ thÞ tr•êng ASEAN kÐm còng lµ vÊn ®Ò nan gi¶i. Sù hç trî kh«ng hiÖu qu¶ cña c¸c trung t©m xóc tiÕn th•¬ng m¹i, sù chËm trÔ trong viÖc truyÒn th«ng c¸c chÝnh s¸ch ë c¸c c¬ quan hµnh chÝnh cña nhµ n•íc ®· dÉn ®Õn nh÷ng quyÕt ®Þnh mang tÝnh chñ quan cña c¸c doanh nghiÖp. 6. C¸c n•íc ASEAN lµ thÞ tr•êng trung gian lín nhÊt cña ViÖt Nam, c· trªn 35% hµng xuÊt khÈu cña ViÖt Nam nh• g¹o, hµng may mÆc, cµ phª, cao su ®•îc t¸i xuÊt sang c¸c n•íc kh¸c tõ ASEAN. Nguyªn nh©n chñ yÕu lµ do c«ng nghÖ chÕ biÕn s¶n phÈm cña ViÖt Nam cßn thÊp, chÊt l•îng hµng kÐm, c«ng t¸c tiÕp thÞ t×m kiÕm thÞ tr•êng kh«ng hiÖu qu¶ cho nªn ph¶i chÊp nhËn bu«n b¸n qua trung gian lµ c¸c n•íc ASEAN, lµm cho hiÖu qu¶ kinh doanh xuÊt nhËp khÈu kh«ng cao. Hµng nhËp khÈu tõ c¸c n•íc ASEAN lµ nh÷ng mÆt hµng hoÆc ®ang cã møc thuÕ nhËp khÈu thÊp ë ViÖt Nam hoÆc lµ nh÷ng mÆt hµng thuéc danh môc gi¶m thuÕ nhanh, gi¶m thuÕ b×nh th•êng khi thùc hiÖn quy ®Þnh cña CEPT trong tiÕn tr×nh x©y dùng AFTA. Mét sè mÆt hµng ®ang nhËp khÈu tõ ASEAN, ViÖt Nam còng s¶n xuÊt ®•îc nh÷ng mÉu m·, gi¸ c¶ cßn thua kÐm so víi hµng nhËp khÈu. Trong thêi gian tíi khi ch•¬ng tr×nh CEPT ®•îc thùc hiÖn, hµng nhËp khÈu tõ c¸c n•íc ASEAN sÏ cã ®iÒu kiÖn thuËn lîi c¹nh tranh tr•íc hµng nhËp khÈu tõ Trung Quèc, NhËt B¶n, 51 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU
  53. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 EU vÒ gi¸ c¶ vµ nÕu doanh nghiÖp ViÖt Nam kh«ng n©ng cao chÊt l•îng s¶n phÈm, gi¶m gi¸ thµnh s¶n phÈm, c¶i tiÕn mÉu m· th× mét lo¹t doanh nghiÖp sÏ bÞ ph¸ s¶n vµ thÞ tr•êng ViÖt Nam sÏ trë thµnh n¬i tiªu thô cho c¸c n•íc ASEAN. MÆc dï th•¬ng m¹i ViÖt Nam vµ c¸c n•íc ASEAN ®· t¨ng tr•ëng víi mét tèc ®é lín trong thêi gian võa qua, tuy nhiªn c¸c mèi quan hÖ th•¬ng m¹i vµ giao l•u hµng ho¸ míi chØ ®ang trong qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ®èi víi rÊt nhiÒu c¸c mÆt hµng, nh÷ng mèi quan hÖ nµy cßn rÊt máng manh vµ rÊt dÔ bÞ ph¸ vì. 7. ViÖc héi nhËp vµo nÒn kinh tÕ khu vùc cßn kh«ng Ýt lóng tóng, cho tíi nay ch•a h×nh thµnh ®•îc chiÕn l•îc tæng thÓ, ch•a cã lé tr×nh gi¶m thuÕ vµ hµng rµo phi thuÕ quan dµi h¹n, c¸c doanh nghiÖp cßn tr«ng chê ë sù b¶o hé cña Nhµ N•íc, ch•a ý thøc trong viÖc chuÈn bÞ tham gia qu¸ tr×nh nµy. Trong t• duy cña hä vÉn cßn kinh doanh theo kiÓu bao cÊp, phô thu thuéc c¸i gäi lµ quota hoÆc trî cÊp xuÊt nhËp khÈu. Do vËy mét sè c¸c mÆt hµng ®· t¹o ®•îc chç ®øng trªn thÞ tr•êng nh•ng nh×n chung søc c¹nh tranh cña hµng ho¸ cßn thÊp. Cã thÓ nãi phÇn lín c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam ®ang theo ®uæi mét chiÕn l•îc c¹nh tranh thô ®éng lµ dùa vµo c¸c “lîi thÕ trêi cho”: c¸c yÕu tè nh• lao ®éng rÎ, tµi nguyªn thiªn nhiªn, l·i suÊt •u ®·i ®•îc nhiÒu doanh nghiÖp coi nh• c¬ së ®Ó tån t¹i vµ ph¸t triÓn. RÊt Ýt doanh nghiÖp d¸m theo ®uæi mét chiÕn l•îc chñ ®éng mµ ®iÓm cèt lâi cña nã lµ t¹o ra mét vÞ thÕ c¹nh tranh kh¸c biÖt mang tÝnh dµi h¹n dùa trªn kh¶ n¨ng c¾t gi¶m chi phÝ b×nh qu©n trong ngµnh vµ kh¶ n¨ng t¹o ra c¸c s¶n phÈm ®éc ®¸o h¬n còng nh• qui tr×nh s¶n xuÊt hiÖu qu¶ h¬n. XÐt vÒ tæng thÓ trong 10 n¨m qua, thùc tr¹ng quan hÖ kinh tÕ, th•¬ng m¹i gi÷a ViÖt Nam vµ ASEAN ®· cã nh÷ng tiÕn triÓn tèt ®Ñp. §Ó cã ®•îc nh÷ng ®iÒu ®ã chÝnh lµ nhê nh÷ng t¸c ®éng cña AFTA mang l¹i cho ViÖt Nam. Trong thêi gian tr•íc m¾t, c¬ héi lín nhÊt ®èi víi ViÖt Nam chÝnh lµ 6 n•íc thµnh viªn cò ®· h¹ thuÕ suÊt xuèng møc trÇn 0-5% tõ 1/1/2002 vµ 64,12% sè dßng thuÕ ®· cã møc thuÕ 0% vµo n¨m 2003, tõ ®ã mang l¹i cho c¸c doanh nghiÖp ViÖt Nam c¬ héi ®Èy m¹nh xuÊt khÈu sang thÞ tr•êng c¸c n•íc nµy trong 2 n¨m 2004 vµ 2005 vµ sÏ tiÕp tôc ®•îc tËn dông c¬ héi nµy trong n¨m 2006 [17]. Tuy nhiªn, ®iÒu nµy cã thùc sù trë 52 Chu Thị Tâm- A6K41B –KTNT- FTU