Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

ppt 64 trang phuongnguyen 1470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptnhung_cap_pham_tru_co_ban_cua_phep_bien_chung_duy_vat.ppt

Nội dung text: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ I. Một số vấn đề chung về phạm trù 1. Định nghĩa phạm trù và phạm trù triết học - Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - Phạm trù Triết học là những khái niêm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nhất định nào đấy của hiện thực mà của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 2. Bản chất của phạm trù. + Phạm trù được hình thành trong quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con ngöời. + Mỗi phạm trù xuất hiện đều là kết quả của quá trình nhận thức trước đó đồng thời lại là bậc thang của quá trình nhận thức tiếp theo của con ngöời. + Nội dung của phạm trù mang tính khách quan, còn hình thức của nó thì mang tính chủ quan.
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ II. Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật. Gọi là”cặp” phạm trù vì chúng có 2 phạm trù quan hệ biện chứng với nhau 1. Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất. 1.1. Định nghĩa: - Cái riêng là một phạm trù Triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -Cái chung là một phạm trù Triết học, dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Bông hoa Hoa cúc v.v Hoa nhài Cái chung Cái riêng
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - NHỮNG GÌ TẠO NÊN TẬP HỢP NÀY? - CÓ GÌ CHUNG GIỮA CÁC PHẦN TỬ TẠO NÊN TẬP HỢP?
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Xã hội là cái chung; XHnguyên thuỷ, XH nô lệ, XH phong kiến, XH tư bản là cái riêng XH XH nô lệ nguyên thuỷ XH XH tư bản phong kiến
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính chỉ có một sự vật, một kết cấu vật chất mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác.
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 1.2. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất. 1.2.1. Quan điểm của phái duy danh và duy thực về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung. - Phái duy danh: Chỉ có cái riêng mới tồn tại còn cái chung không tồn tại. - Phái duy thực: Chỉ có cái chung mới tồn tại khách quan và sinh ra cái riêng.
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Giữa cái riêng và cái chung có quan hệ biện chứng với nhau: - Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. không có cái chung thuần tuý tồn tại bên ngoài cái riêng.
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Cúc Bông hoa Hồng (Cái chung) Nhài (Cái riêng)
  14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, không có cái riêng nào tồn tại độc lập tách rời tuyệt đối cái chung.
  15. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - Hàng hoá lương thực - Hàng hoá thực phẩm Hàng hoá - Hàng hoá may mặc - Hàng hoá . (Riêng) (Chung)
  16. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung vì ngoài những điểm chung cái riêng còn có cái đơn nhất. - Thứ tư, Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh thuộc tính, những mối liên hệ ổn định tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. - Thứ năm, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau.
  17. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ + Sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. + Sự chuyển hoá của cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.
  18. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận. - Muốn biết được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ. - Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. - Trong hoạt động thực tiễn, nếu thấy sự chuyển hoá nào có lợi ta cần chủ động tác động vào đó để nó nhanh chóng trở thành hiện thực.
  19. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 2. Nguyên nhân và kết quả. 2.1. Định nghĩa: - Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một biến đổi nhất định nào đó. - Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
  20. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ T/® H20 , Oxy Kim lo¹i Han rØ ( Nguyªn nh©n) (KÕt qu¶)
  21. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ô NHIỄM ÂM THANH LÀ DO ĐÂU?
  22. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CÁI GÌ DẪN ĐẾN Ô NHIỄM BẦU KHÍ QUYỄN?
  23. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LŨ, LỤT VÀ NGUYÊN NHÂN?
  24. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG SỐNG CÓ NGUYÊN NHÂN TỪ ĐÂU?
  25. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI BỊ TÀN PHÁ. NGUYÊN NHÂN?
  26. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ *Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ, điều kiện - Nguyên cớ: là những sự vật hiện tượng xuất hiện đồng thời với nguyên nhân, nhưng nó chỉ là quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên chứ không sinh ra kết quả. - Điều kiện: là những sự vật hiện tượng gắn liền với nguyên nhân tác động vào nguyên nhân, làm cho nguyên nhân phát huy tác dụng, nhưng điều kiện không trực tiếp sinh ra kết quả.
  27. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ nhiÖt ®é H¹t c©y ¸nh s¸ng N¶y mÇm ( Nh©n,ph«i cßn tèt) ®é Èm ¸p suÊt Nguyªn nh©n §iÒu kiÖn KÕt qu¶
  28. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 2.2. Tính chất của mối liên hệ nhân quả. Tính khách quan: Mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. - Tính phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. - Tính tất yếu: Một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định sẽ gây ra kết quả tương ứng với nó.
  29. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 2.3. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả. Nguyên nhân là cái sinh ra kết qủa. - Tính phức tạp của quan hệ nhân quả: + Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả. + Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.
  30. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ S¸ng Bãng ®Ìn NhiÖt ®é t¨ng D©y tãc gi·n në Nguyªn nh©n kÕt qu¶
  31. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân: + Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân diễn ra theo hai hướng: tích cực hay tiêu cực. + Một sự vật hiện tượng nào đó trong mối liên hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối liên hệ khác lại là kết quả và ngược lại.
  32. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Con gµ qu¶ trøng con gµ Nn kQ - Nn kQ
  33. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 2.4. ý nghĩa phương pháp luận. - Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải bắt đầu từ việc đi tìm những nguyên nhân xuất hiện sự vật, hiện tượng - Cần phải phân loại các loại nguyên nhân để có những biện pháp giải quyết đúng đắn. - Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích đã đề ra.
  34. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 3. Tất nhiên và ngẫu nhiên. 3.1. Định nghĩa. - Tất nhiên (tất yếu) là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được.
  35. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - Ngẫu nhiên là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó nó có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc có thể xuất hiện như thế khác.
  36. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Tất nhiên: gieo trồng đúng kỹ thuật cây sẽ cho quả
  37. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ngẫu nhiên: cây bí cho quả to, nhỏ khác nhau
  38. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ * Lưu ý: - Không đồng nhất phạm trù tất nhiên với phạm trù cái chung, bởi có cái chung là tất nhiên, có cái chung là ngẫu nhiên. - Cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên đều có nguyên nhân nhưng cái tất nhiên do những nguyên nhân bên trong, còn ngẫu nhiên lại do những nguyên nhân bên ngoài. - Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có quy luật. Nhưng tất nhiên thì mang tính động lực còn ngẫu nhiên thì mang tính thống kê.
  39. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. - Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật. Cái ngẫu nhiên làm cho sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hay chậm. + Cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. + Cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời bổ sung cho cái tất nhiên. - Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối .
  40. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 3.3. ý nghĩa phương pháp luận. - Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên. Nhưng cũng không được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên. - Muốn nhận thức được cái tất nhiên thì phải thông qua nhiều cái ngẫu nhiên.
  41. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 4. Nội dung và hình thức 4.1. Định nghĩa: - Nội dung là tổng hợp tất cả các mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật. - Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
  42. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Trong con người: nội dung là các bộ phận các qúa trình. Cơ thể là hình thức
  43. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Mỗi sự vật đều có hình thức bên ngoài và hình thức bên trong H×nh thøc viÕt cña t¸c phÈm : phãng sù , ký , truyÖn ,v.v lµ h×nh Mét t¸c phÈm thøc bªn trong. v¨n häc th× c¸c vÊn ®Ò t¸c phÈm ®Ò cËp ViÕt b»ng tiÕng g×, in tíi lµ néi trªn chÊt liÖu g× vµ cì dung. bao nhiªu, lµ h×nh thøc bªn ngoµi
  44. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 4.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. 4.2.1. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất - Tuy nhiên không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. + Một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện + Một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau.
  45. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 4.2.2. Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. - Nội dung quyết định hình thức, nội dung thay đổi thì trước sau hình thức cũng thay đổi theo cho phù hợp với nội dung - Hình thức biến đổi chậm hơn và không thöờng xuyên như nội dung.
  46. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 4.2.3. Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung Sự tác động của hình thức trở lại nội dung diễn ra theo hai hướng: + Phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển . + Không phù hợp với nội dung thì sẽ kìm hãm sự phát triển của hình thức.
  47. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 4.3. Ý nghĩa phương pháp luận - Trong nhận thức không được tách rời, tuyệt đối hoá hoặc nội dung hoặc hình thức. - Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải căn cứ nội dung. - Phải thường xuyên đối chiếu giữa nội dung và hình thức sao cho phù hợp để thúc đẩy sự vật phát triển.
  48. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 5. Bản chất và hiện tượng. 5.1. Định nghĩa: - Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật. - Hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
  49. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Cày và cấy thủ công là hiện tượng; Bản chất là sản xuất nhỏ
  50. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BẢN CHẤT BÓC LỘT CỦA TƯ BẢN ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG LÀM THUÊ
  51. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ •Phân biệt phạm trù bản chất hiện tượng với phạm trù cái chung và quy luật. - Có cái chung là cái bản chất, nhưng cũng có cái chung không phải là cái bản chất. - Mỗi quy luật thường chỉ biểu hiện một mặt, một khía cạnh nhất định của bản chất. Bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật.
  52. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 5.2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng. * Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng - Bản chất luôn được bộc lộ ra qua hiện tượng còn hiện tượng nào cũng là biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định. - Bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. + Bản chất nào thì có hiện tượng đó. + Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo.
  53. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ * Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. - Bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, còn hiện tượng phản ánh cái riêng, cái cá biệt. - Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau tuỳ theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh. - Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.
  54. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -Bản chất không được biểu lộ hoàn toàn ở một hiện tượng mà biểu hiện ở rất nhiều hiện tượng khác nhau. Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản chất.
  55. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 5.3. ý nghĩa phương pháp luận. - Muốn nhận thức được bản chất của sự vật, phải xuất phát từ những sự vật hiện tượng, quá trình thực tế. - Phải phân tích tổng hợp sự biến đổi của nhiều hiện tượng, nhất là những hiện tượng điển hình mới làm rõ được bản chất của sự vật.
  56. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -Nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức được bản chất của sự vật. - Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật, không được dựa vào hiện tượng
  57. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 6. Khả năng và hiện thực 6.1. Định nghĩa: - Hiện thực là những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự. - Khả năng là những gì hiện chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng. * Phân loại khả năng: - Khả năng tất nhiên + Khả năng gần + Khả năng xa - Khả năng ngẫu nhiên.
  58. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Hiện thực là cái đang tồn tại thực tế. Khả năng là cái sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có đủ điều kiện.
  59. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ •Phân biệt khái niệm hiện thực với hiện thực khách quan. - Hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con người. - Hiện thực bao gồm cả những sự vật hiện tượng vật chất đang tồn tại một cách khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức của con người.
  60. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Häc sinh tèt Sinh viªn Kü s nghiÖp phæ th«ng Ht kn - ht kn - ht
  61. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 6.2. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực. - Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau, thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. - Cùng trong một điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ một khả năng.
  62. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -Ngoài những khả năng vốn có, trong những điều kiện nhất định thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới. - Để khả năng biến thành hiện thực thì cần phải có các điều kiện cần và điều kiện đủ.
  63. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 6.3. ý nghĩa phương pháp luận. - Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện hiện thực, không dựa vào khả năng để định ra chủ trương, phương hướng hành động cho mình. - Cần phải tính đến các khả năng để việc đề ra chủ trương kế hoạch hành động sát hợp hơn.
  64. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ -Trong xã hội, chúng ta phải chú ý đến việc phát huy nguồn lực của con người, để biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy xã hội phát triển hơn nữa. - Cần tránh hai thái cực sai lầm, một là: tuyệt đối hoá vai trò nhân tố chủ quan; hai là: hạ thấp vai trò nhân tố chủ quan trong việc biến khả năng thành hiện thực.