Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 6
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nhung_bai_van_mau_danh_cho_hoc_sinh_lop_6.pdf
Nội dung text: Những bài văn mẫu dành cho học sinh lớp 6
- NHỮNG BÀI VĂN MẪU DÀNH CHO HỌC SINH LỚP 6 MỤC LỤC TT Trang Lời nói đầu Phần một VĂN TỰ SỰ I. Đặc điểm II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6 III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6 IV. Một số đề và dàn bài Phần hai VĂN MIÊU TẢ I. Đặc điểm của văn miêu tả II. Các dạng văn miêu tả ở lớp 6 III. Cách làm một bài văn miêu tả IV. Một số đề và dàn bài Phần ba MỘT SỐ BÀI VIẾT THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Phần Tập làm văn trong chƣơng trình và sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở đặt ra nhiều yêu cầu phong phú, đa dạng có tính chất thực hành. Đối với lớp 6, để việc học tập có hiệu quả, chúng ta có thể luyện tập viết các đề văn sau: Hãy kể lại một kỷ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi; Thay lời bà mẹ Thánh Gióng, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng đánh giặc Ân cứu nước; Hãy kể tóm tắt truyện Thánh Gióng; Kể về một người thầy (cô) kính yêu nhất của em; Trong vai Sơn Tinh hoặc Thuỷ Tinh, hãy kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Viết tiếp phần kết truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng; Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết; Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện tâm sự giữa các đồ dùng học tập; Trong buổi lễ đăng quang, Lang Liêu đã kể cho mọi người nghe về sự ra đời của hai loại bánh: bánh chưng và bánh giầy. Hãy ghi lại lời kể ấy; Tưởng tượng cuộc thi vẻ đẹp của các loài hoa và trong vai một loài hoa, em hãy kể lại cuộc thi đó; Trong vai ông lão, cá vàng hoặc mụ vợ, hãy kể lại chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng; Em hãy kể lại lời tâm sự của cây bàng (hoặc cây phương) non bị lũ trẻ bẻ cành lá; Hãy kể lại một việc làm khiến bố mẹ em vui lòng; Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện 10 năm sau, khi em về thăm trường cũ; Trong vai thầy Mạnh Tử kể lại chuyện Mẹ hiền dạy con; Hãy kể tóm tắt câu chuyện Cây bút thần; Em hãy miêu tả quang cảnh tưng bừng nơi em ở vào một ngày đầu xuân mới; Hãy miêu tả hình ảnh người thân yêu nhất của em; Dựa 1
- vào văn bản Bức tranh của em gái tôi, hãy miêu tả lại hình ảnh người em gái theo trí tưởng tượng của em; Hãy tả lại Ông Tiên trong các truyện cổ tích dân gian theo trí tưởng tượng của em; Tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em; Hãy tả lại hình ảnh một loài cây vào dịp tết đến xuân về; Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em); Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời; Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày xuân, hè, thu hoặc đông; Em đã chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy tả lại trận bão lụt khủng khiếp đó; Em hãy tả lại một sự việc khiến cha mẹ không hài lòng; Tả dòng sông mùa lũ; Em hãy tả lại khu vườn nhà em; Hãy miêu tả con đường từ nhà đến trường; Em hãy viết bài văn miêu tả về một trong những người thân của mình; Tả cảnh hoàng hôn quê em; Tả cảnh vườn trái cây của miệt vườn quê em; Em hãy tả một người bạn thân của em; Tả cảnh hoàng hôn quê em, Tuy nhiên, vì khuôn khổ nhất định, cuốn sách này chỉ giới thiệu đƣợc một số bài viết theo cấu trúc bốn phần nhƣ sau: - Phần một: Văn tự sự - Phần hai: Văn miêu tả - Phần ba: Một số bài viết tham khảo Đây không phải là cuốn văn mẫu và cũng không phải là tài liệu để học sinh sao chép. Chính vì vậy, trong mỗi phần thuộc mỗi kiểu văn, sau các đề bài tiêu biểu cho kiểu văn đó, ngƣời biên soạn nêu dàn ý chi tiết để học sinh hình dung đƣợc cách thức, bƣớc đi và hƣớng thực hành viết bài văn. Nhƣ vậy, khái niệm "mẫu" ở đây đƣợc hiểu là bài văn do chính học sinh tự viết theo những thể thức do kiểu bài văn quy định, tự lựa chọn cách diễn đạt phù hợp của mình. Cuốn sách chắc sẽ còn những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp để có thể nâng cao chất lƣợng trong những lần in sau. Xin chân thành cảm ơn. 2
- Phần một VĂN TỰ SỰ - KỂ CHUYỆN (TƯỜNG THUẬT LẠI TRUYỆN) - KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG - KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. ĐẶC ĐIỂM 1. Tự sự là phƣơng thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự: - Sự việc: Các sự kiện xảy ra. - Nhân vật: Ngƣời làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ) - Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc. - Ngƣời kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc ngƣời kể vắng mặt. II. YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6 1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường - Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa. - Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần. - Tuỳ theo yêu cầu đối tƣợng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa. 2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng - Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tƣởng tƣợng hợp lý. - Câu chuyện tƣởng tƣợng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự) III. CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ Ở LỚP 6 Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dƣớic đây là một vài gợi dẫn. 1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em - Yêu cầu cốt truyện không thay đổi. - Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận. - Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng. 2. Với dạng bài: Kể về người - Chú ý tránh nhầm sang văn tả ngƣời bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà ngƣời đó đã làm nhƣ thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó. 3
- 3. Với bài: Kể về sự việc đời thường - Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế. - Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện - Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn. 4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng *Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6: - Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian. - Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian. - Tƣởng tƣợng gặp gỡ những ngƣời thân trong giấc mơ *Cách làm: - Xác định đƣợc đối tƣợng cần kể là gì? (sự việc hay con ngƣời) - Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó. - Tƣởng tƣợng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể nhƣ thế nào? IV. MỘT SỐ ĐỀ VÀ DÀN BÀI Đề 1. Trong vai Âu Cơ (hoặc Lạc Long Quân), hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên. *Yêu cầu - Dạng bài: Kể chuyện tƣởng tƣợng (dựa theo truyện): đóng vai một nhân vật kể lại. * Nội dung Kể lại truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên theo lời nhân vật Âu Cơ (hoặc Lạc Long Quân). Kể đủ, chính xác các sự việc, chi tiết chính của câu chuyện. Có thể tƣởng tƣợng thêm chi tiết để làm nổi rõ ý nghĩa đề cao nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt và ý nguyện đoàn kết * Hình thức + Ngôi kể thứ nhất, bộc lộ thái độ, cảm xúc của ngƣời kể. + Xen miêu tả, đối thoại cho lời kể sinh động. Đề 2. Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyền thuyết mà em đã học. *Yêu cầu Kiểu bài: Kể chuyện tƣởng tƣợng. Nội dung: + Tƣởng tƣợng và kể lại hoàn cảnh gặp gỡ với nhân vật (trong một giấc mơ sau khi đƣợc học, đƣợc đọc hoặc nghe kể về câu chuyện có nhân vật ấy khi đi tham quan đến một nơi có khung cảnh thiên nhiên gợi nhớ đến câu chuyện và nhân vật ). + Kể lại diễn biến: Căn cứ sự việc liên quan đến nhân vật (do nhân vật tạo ra 4
- hoặc liên quan đến nhân vật). Hình thức: + Xây dựng một số lời thoại với nhân vật để từ đó hiểu thêm về nhân vật, hiểu thêm ý nghĩa truyện + Kể đan xen với tả, bộc lộ cảm xúc. Đề 3. Trong vai Lang Liêu, kể lại chuyện Bánh chưng, bánh dày. *Yêu cầu Kiểu bài: đóng vai nhân vật kể lại truyện. Nội dung: Kể lại đầy đủ các sự việc chính của câu chuyện. Thể hiện niềm vui sƣớng, tự hào khi thấy đƣợc giá trị của hạt gạo và thành quả từ bàn tay lao động của mình. Hình thức: Dùng ngôi thứ nhất để kể lại. Lời kể cần thể hiện cảm xúc, có hình ảnh. Đề 4. Trong vai người mẹ, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng. *Yêu cầu - Kiểu bài: kể chuyện tƣởng tƣợng, đóng vai một nhân vật để kể. - Nội dung: kể đầy đủ các sự việc chính của truyện (Gióng ra đời kỳ lạ, Gióng trở thành tráng sĩ, Gióng giết giặc cứu nƣớc rồi bay về trời). - Thể hiện đƣợc cảm xúc của nhân vật về một số chi tiết trong truyện (vui mừng khi Gióng chào đời; tâm trạng buồn khi giặc Ân chuẩn bị xâm lƣợc trong khi Gióng đã ba tuổi vẫn chƣa nói, chƣa cƣời, đặt đâu nằm đấy; ngạc nhiên, xúc động khi Gióng cất tiếng nói đầu tiên là đòi đi giết giặc ). - Hình thức: kể ở ngôi thứ nhất, thêm đối thoại. Đề 5. Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của mình. *Yêu cầu Kiểu bài: kể chuyện đời thƣờng. - Nội dung: + Đó phải là một kỷ niệm để lại trong tâm hồn em những ấn tƣợng sâu sắc, khó phai mờ (có thể là kỷ niệm với một ngƣời thân; kỷ niệm với bạn bè, thầy cô; kỷ niệm về một chuyến đi ). + Kể lại diễn biến kỷ niệm ấy một cách hợp lý, các sự việc liên kết chặt chẽ. Câu chuyện để lại trong tâm hồn em một bài học, một cảm xúc sâu lắng - Hình thức: Dùng lời kể ngôi thứ nhất. 5
- Đề 6. Kể lại chuyện mình (hoặc một bạn) từng mắc lỗi. *Yêu cầu Kiểu bài: kể chuyện đời thƣờng Nội dung: kể về một lần em mắc lỗi (không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô ; một việc làm thiếu trung thực ) làm cha mẹ (hoặc thầy, cô ) phiền lòng, bản thân em rất ân hận. Các chi tiết trong truyện cần hợp lý, chân thực. - Hình thức: Kể ở ngôi thứ nhất, lời kể phải thể hiện đƣợc thái độ, cảm xúc của bản thân. Đề 7. Hãy kể chuyện về gia đình em vào một chiều thứ bảy. *Yêu cầu - Kiểu bài: kể chuyện đời thƣờng - Nội dung: Kể, tái hiện đƣợc không khí, quang cảnh ấm cúng, hạnh phúc trong gia đình em vào chiều thứ bảy (ví dụ: lời hỏi han trìu mến của ông bà, cử chỉ yêu thƣơng của cha mẹ, sự quan tâm lẫn nhau của những thành viên trong gia đình ). - Hình thức: Kể kết hợp với miêu tả (ánh mắt, nụ cƣời, cử chỉ âu yếm ), bộc lộ cảm xúc của em về quang cảnh ấy. Đề 8. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện, tâm sự giữa các đồ dùng học tập. *Yêu cầu Kiểu bài: kể chuyện tƣởng tƣợng, nhân vật là đồ vật. Nội dung: Tƣởng tƣợng tình huống nghe đƣợc cuộc trò chuyện một cách hợp lý (Ví dụ: do cẩu thả làm mất một đồ dùng học tập phải đi tìm hoặc đêm khuya nghe thấy tiếng những đồ dùng than thở, tâm sự vì bất bình trƣớc tính nghịch ngợm, cẩu thả của cô, cậu chủ ). Kể diễn biến cuộc trò chuyện để toát lên khéo léo ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Khi kể diễn biến cần rõ hai sự việc: lúc đầu các đồ dùng mới đƣợc mua về và sau đó các đồ dùng bị đối xử không tốt nhƣ thế nào Hình thức: Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, viết các đoạn, câu đối thoại một cách sinh động. Đề 9. Trong buổi lễ đăng quang, Lang Liêu đã kể cho mọi người nghe về sự ra đời của hai loại bánh chưng, bánh giầy. Hãy ghi lại lời kể ấy. *Yêu cầu - Kiểu bài: đóng vai một nhân vật kể lại chuyện. - Nội dung: kể lại đầy đủ các sự việc, chi tiết chính của truyện: Vua cha chọn ngƣời nối ngôi, đƣợc thần báo mộng, làm bánh, đƣợc nối ngôi, tục làm bánh ngày Tết. Các sự việc, chi tiết cần làm rõ ý nghĩa đề cao lao động sáng tạo, nghề nông trồng lúa. - Hình thức: Dùng ngôi kể thứ nhất. Thứ tự kể ngƣợc bắt đầu từ sự việc cuối. Lời kể có cảm xúc, gợi không khí thời xƣa, dùng từ phù hợp. 6
- Đề 10. Tưởng tượng cuộc thi của các loài hoa và trong vai một loài hoa, em hẫy kể lại cuộc thi đó. *Yêu cầu - Kiểu bài: Kể chuyện tƣởng tƣợng. - Nội dung: Giới thiệu cuộc thi (tình huống mở cuộc thi hợp lý). Diễn biến cuộc thi kể lần lƣợt các sự việc, mỗi sự việc kể về phần thi của một nhân vật. Qua cuộc thi cần thể hiện rõ ý nghĩa: quan niệm về vẻ đẹp toàn diện. - Hình thức: Sử dụng ngôi kể thứ nhất - nghệ thuật nhân hóa, đan xen tả vẻ đẹp riêng các loài hoa. Lời kể giàu hình ảnh và cảm xúc. Đề 11. Kể lại tâm sự của cây bàng (hoặc cây phượng) non bị lũ trẻ bẻ cành lá. *Yêu cầu - Kiểu bài: Kể chuyện tƣởng tƣợng. - Nội dung: Ghi lại những lời tâm sự của một cây bàng non (hoặc cây phƣợng) trong một tình huống cụ thể: bị lũ trẻ bẻ gãy cành rụng lá. Nội dung lời kể cần chú ý tƣởng tƣợng những chi tiết có ý nghĩa, biểu hiện tâm trạng đau đớn, xót xa Qua câu chuyện, ngƣời đọc rút ra đƣợc bài học nào đó về ý thức bảo vệ môi trƣờng. - Hình thức: Có thể dùng ngôi kể thứ nhất - nhân vật trung tâm là cây bàng non để kể. Nghệ thuật nhân hóa đƣợc sử dụng sáng tạo, hợp lý. Đề 12. Tưởng tượng và kể lại câu chuyện mười năm sau khi về thăm trường cũ. *Yêu cầu - Dạng kể chuyện tƣởng tƣợng về tƣơng lai. - Nội dung: Tƣởng tƣợng chuyến về thăm ngôi trƣờng em đang học hiện tại vào 10 năm sau, thể hiện đƣợc tình cảm gắn bó với mái trƣờng, thầy cô, bạn bè. Nội dung kể cần có những sự việc, chi tiết hợp lý, cảm động, bất ngờ: gặp lại thầy, cô giáo cũ, gặp lại bạn bè cùng lớp, quang cảnh trƣờng với những đổi thay - Hình thức: Dùng ngôi kể thứ nhất. Đề 13. Tưởng tượng và kể lại chuyện cổ tích Sọ Dừa theo một kết thúc mới. *Yêu cầu - Kiểu bài: Kể chuyện tƣởng tƣợng. - Nội dung: + Nên kể theo mạch phát triển của truyện cổ dân gian. Tuy khi kể có sự sáng tạo nhƣng nội dung vẫn phải bảo đảm trung thành với những ý chính của nguyên bản. + Thêm bớt một số chi tiết cho phù hợp với nội dung chuyện kể. + Bài làm phải đảm bảo màu sắc và không khí của truyện dân gian. 7
- + Phần kết truyện không theo nguyên bản, ở đây đƣa ra một kết cục mới, kết cục này có liên kết và bám theo mạch truyện. - Hình thức: Vừa kể vừa có thể nêu cảm nghĩ của bản thân về câu chuyện. Đề 14. Em đã được học rất nhiều cô giáo và có những kỷ niệm sâu sắc, hãy kể lại một trong những kỷ niệm đó. *Yêu cầu - Kiểu bài: kể chuyện về một nhân vật - Nội dung: + Giới thiệu cô giáo từng dạy, có ấn tƣợng và nhiều kỷ niệm. Chú ý là cô giáo Tiểu học (vì ngƣời kể đang học lớp 6). + Trong số rất nhiều kỷ niệm, nên chọn kỷ niệm đáng nhớ nhất (Đó là kỷ niệm gì? Xảy ra khi nào? Xảy ra nhƣ thế nào? Vì sao lại xảy ra việc đó? Kết thúc ấy nhƣ thế nào? + Em suy nghĩ gì về kỷ niệm đó (việc làm đối với cô và thấy đƣợc những gì cô đã làm cho mình). - Hình thức: Kể theo ngôi thứ nhất, kể xen bộc lộ tình cảm. Đề 15. Em hãy kể về một chuyến về thăm quê nội hoặc quê ngoại. *Yêu cầu - Kiểu bài: văn kể chuyện (kết hợp miêu tả). - Nội dung: + Trình bày thời gian, không gian: quê ở đâu, đƣờng về thế nào, về thăm khi nào? + Miêu tả những nét cơ bản nhất về phong cảnh làng quê (cây đa, bến nƣớc ). + Những kỉ niệm thân thuộc từ thuở nhỏ, những ấn tƣợng sâu sắc. + Xúc cảm khi về quê cũng nhƣ khi chia tay. + Tình cảm sâu nặng đối với quê hƣơng. - Hình thức: Kể theo ngôi thứ nhất, kể xen bộc lộ cảm xúc. Đề 16. Nhân dịp cùng bố mẹ đi thăm quan em đã được làm quen với một người bạn mới. Dù cuộc gặp gỡ thật ngắn ngủi nhưng tình bạn ấy vẫn là một kỷ niệm khó phai. Em hãy kể lại. *Yêu cầu Kể lại cuộc gặp gỡ ngắn ngủi (trong chuyến du lịch) với một ngƣời bạn nhƣng đã để lại trong em kỷ niệm khó phai. *Nội dung: - Câu chuyện đƣợc kể phải sắp xếp theo một trình tự hợp lý tự nhiên. Việc làm quen diễn ra thật ấn tƣợng, vừa bất ngờ vừa lô gích, phù hợp với hoàn cảnh, mạch truyện, tránh gƣợng ép. - Câu chuyện kể đòi hỏi sự sáng tạo, có kịch tính, hấp dẫn lôi cuốn có độ lắng, có 8
- dƣ âm của tình bạn đẹp, hồn nhiên, trong sáng, nhân ái. - Miêu tả sơ qua về hình dáng, chú trọng về hoàn cảnh, tính tình của bạn. Điều quan trọng vừa là phải thể hiện đƣợc tình cảm của mình đối với bạn và tình cảm của hai ngƣời với nhau. - Nêu bật đƣợc ý nghĩa nhân văn trong câu chuyện kể. *Hình thức: Kể theo ngôi thứ nhất. Đề 17. Kể về một thầy (cô) giáo kính yêu nhất của em. *Yêu cầu Nêu đƣợc tình cảm với thầy (cô) giáo mà ngƣời viết yêu kính nhất. *Nội dung - Giới thiệu ngƣời thầy (cô) giáo dạy mình. - Miêu tả dáng qua dáng vóc, ăn mặc đặc biệt là những chi tiết liên quan đến tính cách, phẩm chất của thầy (cô) giáo. - Dẫn dắt chuyện hợp lý, lô gích, phù hợp với tính cách nhân vật, cần có chi tiết bất ngờ, thú vị có sức lôi cuốn ngƣời đọc. - Thầy (cô) giáo có ý nghĩa với tuổi thơ của ngƣời viết nhƣ thế nào? *Hình thức: Kể theo ngôi thứ nhất. Giọng kể thể hiện cảm xúc trân trọng, gần gũi, thân thƣơng đối với thầy (cô) giáo. Đề 18. Trong vai ông Lão, cá vàng hoặc mụ vợ hãy kể lại chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. *Yêu cầu - Kiểu bài: đóng vai nhân vật kể lại truyện. *Nội dung Kể lại đầy đủ các sự việc chính của câu chuyện. Giả sử trong vai mụ vợ, cần thể hiện tâm trạng ăn năn, hối lỗi của nhân vật mụ vợ - bài học rút ra từ thói tham lam, bội bạc. *Hình thức Dùng ngôi thứ nhất kể lại. Lời kể cần có cảm xúc, giàu hình ảnh. 9
- Phần hai VĂN MIÊU TẢ - TẢ CẢNH - TẢ NGƯỜI I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN MIÊU TẢ 1. Văn miêu tả là loại văn giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con ngƣời, phong cảnh làm cho đối tƣợng miêu tả nhƣ hiện lên trƣớc mắt ngƣời đọc, ngƣời nghe. 2. Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả: - Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật. - Nhận xét liên tƣởng hình dung về sự vật đặt tronmg tƣơng quan các sự vật xung quanh. - Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tƣởng độc đáo riêng của ngƣời viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tƣợng miêu tả. II. CÁC DẠNG VĂN MIÊU TẢ Ở LỚP 6 ở tiểu học, các em đã làm quen với văn bản miêu tả, lớp 6 học nâng cao hơn nên đòi hỏi các em có kĩ năng miêu tả tinh tế trong từng dạng bài. Cụ thể nhƣ sau: 1. Tả cảnh * Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi ra trƣớc mắt ngƣời đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh. * Yêu cầu tả cảnh: - Xác định đối tƣợng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào? - Quan sát lựa chọn đƣợc những hình ảnh tiêu biểu. - Trình bày những điều quan sát đƣợc theo một thứ tự. * Bố cục bài văn tả cảnh: - Mở bài: Giới thiệu cảnh đƣợc tả. - Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trƣờng hợp sau: + Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngƣợc lại) + Không gian từ trong tới ngoài. (hoặc ngƣợc lại) + Không gian từ trên xuống dƣới. (hoặc ngƣợc lại) - Kết bài: phát biểu cảm tƣởng về cảnh vật đó. 2. Tả người * Tả ngƣời là gợi tả về các nét ngoại hình, tƣ thế, tính cách, hành động, lời nói của nhân vật đƣợc miêu tả. * Phân biệt đối tƣợng miêu tả theo yêu cầu: - Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết ) 10
- - Tả ngƣời trong tƣ thế làm việc (tả ngƣời trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc) * Cách miêu tả: - Mở bài: Giới thiệu ngƣời đƣợc tả (chú ý đến mối quan hệ của ngƣời viết với nhân vật đƣợc tả, tên, giới tính và ấn tƣợng chung về ngƣời đó) - Thân bài: + Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp + tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói (chú ý tả ngƣời trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt ). Ví dụ: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. (Võ Quảng) + Thông qua tả để khơi gợi tính cách nhân vật: qua tả các chi tiết ngƣời đọc có thể cảm nhận đƣợc tính cách của đối tƣợng và thái độ của ngƣời miêu tả đối với đối tƣợng đó. - Kết bài: Nhận xét hoặck nêu cảm nghĩ của ngƣời viết về ngƣời đƣợc miêu tả. 3. Miêu tả sáng tạo * Đối tƣợng miêu tả thƣờng xuất hiện trong hình dung tƣởng tƣợng có bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó. * Đối tƣợng: Ngƣời hay cảnh vật. * Yêu cầu khi miêu tả: - Tả cảnh phải bám vào một số nét thực của đời sống. Ví dụ khi tả một phiên chợ trong tưởng tượng của em cần dựa trên những đặc điểm thƣờng xảy ra của cảnh đó làm cơ sở tƣởng tƣợng nhƣ: không khí của cảnh, số lƣợng ngƣời với những lứa tuổi tầng lớp nào? chợ diễn ra ở địa điểm nào? Thời tiết khí hậu ra sao? Những cơ sở đó là thực tế để tƣởng tƣợng theo ý định của mình. - Tả ngƣời trong tƣởng tƣởng: nhân vật thƣờng là những ngƣời có đặc điểm khác biệt với ngƣời thƣờng nhƣ các nhân vật ông Tiên, ông Bụt trong cổ tích hay một ngƣời anh hùng trong truyền thuyết Cần dựa vào đặc điểm có tính bản chất để tƣởng tƣợng những nét ngoại hình cho phù hợp, tạo sự hấp dẫn Lưu ý: Dù miêu tả theo cách nào và đối tƣợng nào cũng cần chú ý vận dụng ví von so sánh để bài văn miêu tả cói nét độc đáo mang tính cá nhân rõ. III. CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN MIÊU TẢ 1. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của ngƣời viết, ngƣời nói thƣờng bộc lộ rõ nhất. Muốn làm văn tả cảnh, ngƣời viết cần phải: - Xác định đƣợc đối tƣợng miêu tả; - Quan sát, lựa chọn đƣợc những hình ảnh tiêu biểu; 11
- - Trình bày những điểm quan sát đƣợc theo một thứ tự. 2. Bố cục của một bài văn tả cảnh thƣờng có ba phần: - Mở bài: Giới thiệu cảnh đƣợc tả; - Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự; - Kết bài: Thƣờng phát biểu cảm tƣởng về cảnh vật miêu tả. 3. Cần chú ý chi tiết khi miêu tả. Ví dụ: a) Về cảnh mùa đông, có thể nên những đặc điểm - Bầu trời âm u, nhiều mây. - Gió lạnh, có thể có mƣa phùn. - Cây cối rụng lá chờ cành. - Chim tróc bay đi tránh rét. - Trong nhà, ngƣời ta đốt lửa sƣởi. b) Về khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm - Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan ). - Vầng trán. - Tóc ôm khuôn mặt hai đƣợc búi lên? - Đôi mắt, miệng. - Nƣớc da, vẻ hiền hậu, tƣơi tắn c) Tả một em bé chừng 4 - 5 tuổi: - Mắt đen tròn ngây thơ; - Môi đỏ nhƣ son; - Chân tay mũm mĩm; - Miệng cƣời toe toét; - Nƣớc da trắng mịn; - Nói chƣa sõi d) Tả một cụ già: -Tóc trắng da mồi; - Cặp mắt tinh anh; - Dáng vẻ chậm chạp hoặ nhanh nhẹn; - Giọng nói trầm ấm - Cô giáo đang say sƣa giảng bài trên lớp: giọng nói trong trẻo, cử chỉ âu yếm ân cần, đôi mắt lấp lánh khích lệ 4. Cần chú ý thứ tự khi miêu tả. Ví dụ: a) Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn: - Có thể theo thời gian: Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. Các bạn bắt tay vào làm bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, nộp bài cho thầy, cô. - Có thể theo không gian: Bên ngoài lớp. Trên bảng, cô (thầy) ngồi trên bàn giáo viên. Các bạn trong lớp bắt tay vào làm bài. Không khí cả lớp và tinh thần thái độ 12
- làm bài của bạn ngồi cạnh ngƣời viết (hay chính bản thân ngƣời viết). b) Tả sân trường giờ ra chơi: - Miêu tả theo không gian: + Từ xa tới gần. + Miêu tả theo thời gian trƣớc, trong và sau khi ra chơi. Cũng có thể có một cách thứ ba là kết hợp cả không gian và thời gian (Cách này khó và phức tạp hơn). Trƣớc hết, em hay chọn trật tự miêu tả. Sau đó chọn cảnh sân trƣờng giờ ra chơi để viết thành đoạn văn. - Miêu tả theo thứ tự thời gian: + Sân trƣờng vắng lặng trong giờ học. + Hiệu lệnh trống ra chơi, mọi ngƣời ùa ra. + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem, hoặc tranh cãi nhau về điều gì đó. + Có thể tả màu sắc quần áo, những tiếng cƣờng nói, hò reo và một vài bạn chơi tích cực nhất. IV. MỘT SỐ ĐỀ VÀ DÀN BÀI Đề 1. Miêu tả cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp. - Mở bài: Giới thiệu khung cảnh lớp học, tên cô giáo hoặc tên môn học. - Thân bài: Miêu tả những nét tiêu biểu về cử chỉ, hình dáng, điệu bộ, biểu hiện sƣ phạm của cô giáo gắn với diễn biến của bài học hoặc giờ học. - Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cô giáo qua giờ học đó. Đề 2. Em hãy tả dòng sông mùa lũ. *Yêu cầu Kiểu bài: văn miêu tả. Nội dung: Có thể tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể. Dòng sông trong mùa lũ nhƣ thế nào? Nƣớc dâng cao ra sao, có màu gì? Tả cảnh hai bên bờ sông, cảnh những con thuyền vất vả vƣợt lên trên dòng nƣớc lũ Hình thức: Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc. Đề 3. Hãy miêu tả lại cô giáo lúc đang say sưa giảng bài. *Yêu cầu Kiểu bài: Văn tả ngƣời. Nội dung: Miêu tả qua dáng vóc, cách ăn mặc đặc biệt là những chi tiết liên quan đến tính cách, phẩm chất của cô. - Khi tả cô giáo đang giảng bài, cần chú ý các chi tiết: giọng điệu, cử chỉ, nội dung bài đƣợc cô thể hiện nhƣ thế nào? Bài giảng của cô tác động nhƣ thế nào đối 13
- với ngƣời nghe? Cô có ý nghĩa với tuổi thơ của ngƣời viết nhƣ thế nào? Hình thức: Lời văn giàu cảm xúc, thể hiện tình cảm trân trọng gần gũi, thân thƣơng đối với cô giáo. Đề 4. Hãy miêu tả ngôi nhà em ở. *Yêu cầu Kiểu bài: tả sự vật. Nội dung: tả ngôi nhà. Nhƣng đó không phải là ngôi nhà bình thƣờng mà là "ngôi nhà em đang ở", tức là giữa chủ thể và đối tƣợng đã xác lập đƣợc quan hệ đặc biệt gần gũi, do đó dễ khơi gợi cảm xúc. - Hình thức: Khi tả phải kết hợp giữa tả sự vật và tả tâm trạng để làm nổi bật hình ảnh ngôi nhà với nghĩa "tổ ấm". Đề 5. Em hãy miêu tả quang cảnh tưng bừng nơi em ở vào một ngày đầu xuân mới. *Yêu cầu Kiểu bài: Tả cảnh. - Nội dung: + Kết hợp miêu tả cảnh thiên nhiên với cảnh sinh hoạt nhộn nhịp vào một ngày xuân. + Tái hiện đƣợc những hình ảnh đặc trƣng của mùa xuân: hàng cây, hoa lá, cờ, khẩu hiệu, hƣơng vị Tết với bánh chƣng, mùi hƣơng trầm, đào, quất ; tâm trạng, nét mặt hồ hởi, vui tƣơi, nhộn nhịp của mọi ngƣời. + Cảm nghĩ của em về quang cảnh ấy. - Hình thức: Tả xen bộc lộ cảm xúc. Đề 6. Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh động hay rừng núi quê em). *Yêu cầu - Kiểu bài: văn tả cảnh. - Nội dung: tả một cảnh đẹp trong mùa hè, có thể là cảnh đẹp của quê hƣơng em hoặc nơi em đến tham quan, nghỉ mát nhƣ: đêm trăng, cánh đồng, dòng sông, bãi biển, rừng núi.v.v Ngƣời viết phải chọn lọc đƣợc các chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh. Cần kết hợp quan sát với tƣởng tƣợng, so sánh, thể hiện đƣợc cảm xúc với cảnh, tình yêu với thiên nhiên đất nƣớc. - Hình thức: Lời văn phải có hình ảnh, cảm xúc, sử dụng các biện pháp tu từ một cách sinh động. Đề 7. Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. 14
- *Yêu cầu - Kiểu bài: văn tả cảnh. - Nội dung cụ thể: tả khu vƣờn trong một buổi sáng đẹp trời. Trong bài, ngƣời viết phải thể hiện đƣợc các chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật đƣợc: - Cảnh vật bao quát của khu vƣờn (hình khối, màu sắc). - Tả một số cây tiêu biểu, tạo nên ấn tƣợng riêng về khu vƣờn. - Tả khung cảnh thiên nhiên để thấy khu vƣờn đẹp hoặc thân thiết nhƣ thế nào (nắng, gió, màu sắc của cây, của lá, của hoa, ). Cần kết hợp quan sát với tƣởng tƣợng, so sánh, thể hiện đƣợc cảm xúc của ngƣời viết đối với cảnh vật của khu vƣờn. - Hình thức: Lời văn phải có hình ảnh, cảm xúc, sử dụng các biện pháp tu từ một cách sinh động. 15
- Phần ba MỘT SỐ BÀI VIẾT THAM KHẢO *Đề bài: Trong vai Lạc Long Quân, hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên. *Bài viết Thuở ấy, đã lâu lắm rồi, có lẽ đến hơn 4000 năm về trƣớc, lúc đất nƣớc ta vẫn còn hoang sơ lắm. Trên đất chủ yếu là núi đồi, cỏ cây hoa lá chứ chƣa có con ngƣời đông đúc nhƣ bây giờ. Trên trời, dƣới nƣớc, mỗi vùng đất đều do các vị thần tiên cai quản, trông nom. Là con trai của thần Long Nữ, vị thần đƣợc thần trời giao cho cai quản vùng sông nƣớc Lạc Việt, cha mẹ đặt tên cho ta là Lạc Long Quân. Đƣợc cha mẹ chỉ dạy đủ điều từ thủa ấu thơ, lại thêm sức lực vốn có của giống rồng, ta đã luyện đƣợc rất nhiều phép lạ. Thủa ấy, khi ta còn trẻ, ta thƣờng hay xin phép Đức Long Vƣơng lên trần gian thăm thú, giúp dân tiễu trừ bọn yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Trần gian nhiều cảnh đẹp khiến ta gắn bó nhƣ đang sống dƣới thủy cung. Một hôm, đang thoả chí ngao du sơn thuỷ, ta say hứng quá chân lên tận vùng núi cao phƣơng Bắc. Bỗngh ta gặp một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần. Hỏi ra mới biết nàng là Âu Cơ, con gái Thần Nông. Nghe nói vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm, cỏ lạ, nàng xin phép cha dạo bƣớc đến thăm. Ta cùng Âu Cơ mến cảnh hợp ngƣời, đem lòng yêu thƣơng rồi thề ƣớc nguyện cùng chung sống trọn đời. ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kỳ lạ thay! Đến ngày sinh nở, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng. Rồi trăm trứng nở ra trăm con đều đẹp đẽ, hồng hào chẳng cần bú mớm mà tự lớn lên nhƣ thổi. Vợ chồng ta hết sức vui mừng, hết lòng chăm chút cho đàn con nhỏ. Sống ở trần thế đã lâu, ta cũng thấy nóng lòng. ở thuỷ cung, cha mẹ đã già, công việc không biết ai gánh vác. Trăn trở nhiều lần, ta nghĩ: "Âu Cơ vốn thuộc dòng tiên hợp với non cao, ta lại là giống rồng quen sông nơi biển cả; tính tình, tập quán hẳn có nhiều cái khác nhau nên một cuộc biệt ly trong nauy mai khó là tránh khỏi. Ta bèn gọi trăm con cùng Âu Cơ và nói: - Ta và vàng tuy sống chƣa lâu nhƣng nghĩa tình đến sông cạn đá mòn cũng không thay đổi. Ta nghĩ, ta là giống rồng, nàng là giống tiên, vậy khó mà tính kế dài lâu đƣợc. Nay vì đại nghiệp và vì sự mƣu sinh của trăm con, ta sẽ đƣa 50 con xuống biển, nàng đƣa 50 con lên núi, chia nhau ra mà cai quản các phƣơng hễ có việc gì thì báo cho nhau để mà tƣơng trợ. Âu Cơ nghe thấy hợp tình cũng đành nghe theo, cuộc chia ly ngậm ngùi, da diết. Ta đƣa 50 con xuống vùng đồng thấp dạy các con nghề biển mà an cƣ lập nghiệp. Âu Cơ đƣa các con lên núi cao, lập con trƣởng làm vua, lấy hiệu là Hùng Vƣơng, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt nƣớc hiệu là Văn Lang, truyền đời nối ngôi đều lấy hiệu Hùng Vƣơng, không hề thay đổi. Sau đó rất lâu, ta và Âu Cơ không gặp lại nhau nhƣng tình nghĩa vẫn không phai. Hơn thế, nghĩa "đồng bào" trong trăm con ta cũng không thay đổi. Bởi thế cho nên đến tận ngày nay, trên đất nƣớc ta dẫu có tới trên 50 dân tộc, nhƣng đều là anh em ruột thịt một nhà. 16
- *Đề bài: Trong vai Thánh Gióng, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng. *Bài viết Các cháu có biết ta là ai không? Ta chính là Thánh Gióng, ngƣời năm xƣa đã một mình đánh thắng lũ giặc Ân hung ác. Bây giờ ta sẽ kể cho các cháu nghe về cuộc đời của ta lúc bấy giờ nhé! Các cháu ạ! Ta vốn là sứ thần của Ngọc Hoàng sai xuống giúp đỡ dân làng đánh đuổi quân xâm lƣợc đang nhăm nhe xâm chiếm nƣớc ta. Muốn đƣợc sống cùng với nhân dân, Ngọc Hoàng ra lệnh cho ta đầu thai xuống một gia đình lão nông hiếm muộn đƣờng con cái. Một ngày đẹp trời ta thấy bà lão phúc hậu vào rừng, ta liền hoá thành một vết chân to và bà lão đã tò mò ƣớm thử vậy là ta đầu thai vào bà cụ. Khỏi phải nói hai ông bà đã vô cùng mừng rỡ khi chờ mãi, sau mƣời hai tháng ta mới ra đời. Ông bà càng vui hơn khi thấy ta rất khôi ngô tuấn tú. Hai ông bà chăm sóc yêu thƣơng ta hết lòng, ông bà ngày ngày mong ta khôn lớn nhƣ những đứa trẻ khác ấy vậy mà mãi đến tận năm ba tuổi ta vẫn chẳng biết cƣời, nói cũng chẳng biết đi. Các cụ rất buồn, thấy vậy ta rất thƣơng nhƣng vì sứ mệnh mà Ngọc Hoàng đã trao cho nên ta vẫn phải im lặng. Thế rồi giặc Ân đến xâm lƣợc nƣớc ta, chúng kéo đến đông và mạnh khiến ai ai cũng lo sợ. Nhìn khuôn mặt lo âu của dân làng và cha mẹ, ta biết rằng đã đến lúc ta phải ra tay giúp đỡ họ. Một hôm, đang nằm trên giƣờng nghe thấy sứ giả đi qua rao tìm ngƣời giỏi cứu nƣớc, thấy mẹ đang ngồi buồn rầu lo lắng, ta liền cất tiếng bảo mẹ: - Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện. Nghe ta cất tiếng nói mẹ vô cùng ngạc nhiên, mừng rỡ và mẹ ta càng ngạc nhiên hơn khi ta đòi gặp sứ giả vì đó không phải là chuyện đùa, đọc thấy nỗi lo của mẹ ta vội trấn an mẹ: - Mẹ đừng lo lắng gì cả cứ ra mời sứ giả vào đây! Nửa tin nửa ngờ nhƣng mẹ ta vẫn vội vã ra mới sứ giả vào. Sứ giả bƣớc vào căn nhà nhỏ tuềnh toàng của cha mẹ ta, ông ta vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy ta lúc này vẫn chỉ là thằng bé nằm ở trên giƣờng, sứ giả có vẻ không tin tƣởng lắm nhƣng khi nghe ta nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nghe những lời nói đầy quả quyết của ta sứ giả hiểu rằng ta không phải là một đứa trẻ bình thƣờng, sứ giả vội vã trở về tâu với vua và vua cũng vui mừng truyền thợ giỏi ở khắp nơi đến làm gấp những thứ ta cần. Ai ai cũng phấn khởi khi thấy vua đã tìm đƣợc ngƣời tài. Còn ta khi sứ giả đi rồi ta liền vùng dậy và vƣơn vai mấy cái đã thành ngƣời lớn. Ta bảo mẹ nấu cho ta nồi cơm ăn cho no để chuẩn bị đi đánh giặc. Mâm cơm vừa bƣng lên ta ăn một loáng đã hết nhẵn mà chẳng thấy no gì cả, mẹ lại đi nấu nồi khác cho đến khi nhà không còn gì để ăn. Ta ăn vào bao nhiêu thì lớn nhƣ thổi bấy nhiêu, đến nỗi quần áo phải thay liên tục. Mẹ ta thấy ta ăn ba nhiêu cũng chƣa no trong khi gạo thì đã hết, bà cụ liền chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con đều vui lòng giúp mẹ ta vì biết ta là ngƣời sẽ đi đánh giặc cứu dân làng. Mọi ngƣời đến nhà ta nƣờm nƣợp, ngƣời có gạo góp gạo, ngƣời có rau, cà góp rau cà, tóm lại ai có gì góp nấy. Mọi ngƣời còn đến giúp mẹ ta thổi cơm cho ta ăn, ta ăn bao nhiêu lại to lớn lừng lững bấy nhiêu. Những ngày đó làng ta ai cũng khấp khởi vui mừng vì mong đợi ta nhanh 17
- chóng đi giết giặc, cứu nƣớc. Một ngày, dân làng nhận đƣợc tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại đƣợc một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, ngƣời lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi ngƣời nhìn ta nhƣ cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vƣơn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thƣờng, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi ngƣời lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gẫy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã đƣợc chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi ngƣời nhìn ta đầy tin tƣởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nƣớc mắt tự hào, yêu thƣơng của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những ngƣời đã yêu thƣơng, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ. Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dƣới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trƣờng đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên nhƣ vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gẫy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại đƣợc một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nƣớc. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã. Nhìn trăm họ hạnh phúc ta vô cùng sung sƣớng, vậy là sứ mệnh Ngọc Hoàng giao cho ta đã hoàn thành, chợt nhớ đến cha mẹ già ta cũng muốn về thăm nhƣng lời Ngọc Hoàng dặn dò khi hoàn thành sứ mệnh phải trở về trời khiến ta chẳng dám trái lệnh. Nhìn đất nƣớc, dân làng một lần cuối ta thúc ngựa phi lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, rồi cả ngƣời và ngựa lẳng lặng bay về trời. Ta ra đi nhƣng trong lòng đầy tiếc nuối vì không đƣợc sống cùng những ngƣời dân hiền lành tốt bụng. Dẫu vậy, ta cũng hài lòng vì từ đây ai ai cũng đƣợc sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc. Sau đó, vua đã phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vƣơng. Ta cảm thấy rất vui khi đƣợc nhận danh hiệu đó, bởi ta đã đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mọi ngƣời. Đó chính là điều quý giá nhất đối với ta, nó còn quý hơn cả ngọc ngà châu báu mà nhà vua hứa ban tặng cho ta sau khi đánh thắng quân giặc. Đề bài: Trong vai Âu Cơ, hãy kể lại câu chuyện Con Rồng cháu Tiên. *Bài viết Nhanh quá các cháu ạ! Chỉ một thoáng thôi mà đã 4000 năm rồi. Ngày ấy, nhà ta ở vùng núi cao quanh năm có hoa thơm, suối chảy róc rách, cha mẹ sinh ra ta và đặt tên là Âu Cơ. Khi ta vừa mƣời sáu tuổi đẹp nhƣ trăng rằm, ta rất thích cùng các bạn rong ruổi trên những vùng núi cao tìm hoa thơm, cỏ lạ. Ngày ngày, ta dạo chơi trong những cánh rừng xinh đẹp, cho đến một hôm mải mê đi tìm những bông hoa đẹp ta đã lạc mất lối về. Giữa lúc đang băn khoăn, lo lắng thì ta bắt gặp một chàng trai cao to, tuấn tú. Chàng tới hỏi han về tình cảnh và vui vẻ đƣa ta ra khỏi cánh rừng đó. 18
- Sau nhiều lần gặp gỡ, ta biết đƣợc chàng là Lạc Long Quân, mình rồng, thƣờng ở dƣới nƣớc, thỉnh thoảng mới lên sống ở cạn, chàng rất khoẻ mạnh và thƣờng giúp đỡ dân làng diệt trừ yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt. Cảm phục trƣớc con ngƣời tài đức ấy, chẳng bao lâu sau, ta và Lạc Long Quân đã nên vợ nên chồng. Cuộc sống của ta và chàng vô cùng hạnh phúc, ngày ngày ta cùng chàng dạo chơi khắp nơi, lúc trên rừng lúc xuống biển. Một thời gian sau, ta có mang cả hai gia đình vô cùng mừng rỡ mong đợi đứa cháu đầu tiên ra đời. Còn Lạc long Quân chàng cũng vô cùng hạnh phúc chờ đợi đến ngày ta sinh nở. Vào một buổi sáng đẹp trời ta trở dạ. Tất cả mọi ngƣời hồi hộp, khấp khởi mong đợi. Thế nhƣng thật lạ thay, ta lại sinh ra một cái bọc trăm trứng. Một thời gian sau, bọc nở ra một trăm ngƣời con trai. Chúng lớn nhanh nhƣ thổi, đứa nào cũng đẹp đẽ, khôi ngô khác thƣờng. Hàng ngày, vợ chồng con cái ta dắt nhau lên rừng ngắm hoa, tìm cỏ và có lẽ cuộc sống sẽ mãi nhƣ vậy nếu nhƣ ta không nhìn thấy nét mặt phảng phất buồn của Lạc Long Quân. Thỉnh thoảng ta lại thấy chàng đứng trên ngọn núi cao mắt dõi ra phía biển khơi, nơi có gia đình chàng đang mong đợi. Thế rồi một hôm Lạc Long Quân quyết định trở về gia đình của mình, để lại ta vò võ một mình với bầy con nhỏ. Chàng đi rồi ta ngày đêm mong đợi. Và lũ trẻ cũng không ngớt lời hỏi ta: - Cha đâu hả mẹ? Bao giờ cha trở về chúng con? Ta chẳng biết trả lời chúng ra sao vì chàng đi mà không hẹn ngày trở về. Hàng ngày mẹ con ta dắt nhau ra bờ biển ngóng về phía biển khơi mong mỏi bóng chàng trở về nhƣng càng trông chờ càng chẳng thấy. Cho đến một ngày ta quyết định gọi chàng trở về và than thở: - Chàng định bỏ thiếp và các con mà đi thật sao? Chàng có biết mẹ con thiếp ngày đêm mong đợi chàng? Nghe ta hỏi nhƣ vậy Lạc Long Quân cũng rất buồn rầu và nói: - Ta vốn nòi rồng ở miền nƣớc thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, ngƣời ở nƣớc, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài đƣợc. Nay ta đƣa năm mƣơi con xuống biển, nàng đƣa năm mƣơi con lên núi, chia nhau cai quản các phƣơng. Nghe chồng nói vậy ta giật mình phản đối: - Không! Thiếp không muốn gia đình ta mỗi ngƣời một ngả. Thiếp không muốn xa các con, xa chàng. Lạc Long Quân lại nói: - Chúng ta đã từng sống hạnh phúc yêu thƣơng, gắn bó với nhau, bởi thế ta tin rằng khoảng cách chẳng thể nào chia lìa đƣợc chúng ta, và sau này có khó khăn hoạn nạn cùng nhau chia sẻ giúp đỡ là đƣợc rồi. Nghe lời khuyên giải của Lạc Long Quân ta thấy cũng có lí nên đành nghe theo. Ngày chia tay, nhìn chàng và năm mƣơi đứa con xa dần lòng ta buồn vô hạn, vậy là từ nay ta phải xa chúng thật rồi, biết bao giờ mới gặp lại nhau đây. Ngƣời con trai cả của ta đƣợc tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vƣơng đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nƣớc là Văn Lang. Còn lại, ta chia cho mỗi con một vùng đất để tự lập ra châu huyện, lập nên các dân tộc: Tày, Nùng, H'Mông, Thái, Mèo, Dao, với những phong tục tập quán riêng, vô cùng phong phú. 19
- Thế là từ bấy giờ, vợ chồng con cái chúng ta xa nhau nhƣng ta và Lạc Long Quân vẫn không quên tình cũ, nhất là các con của ta, dù không ở gần nhau nhƣng vẫn gắn bó keo sơn. Mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn chúng lại đoàn kết giúp đỡ nhau vƣợt qua. Các cháu biết không, chúng ta đều là anh em một nhà, có chung nguồn gốc con lạc cháu hồng, bởi vậy các cháu cần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, các cháu nhé! *Đề bài: Trong vai Lang Liêu, kể lại chuyện Bánh chưng, bánh giầy. *Bài viết Buổi tối hôm ấy, trăng sáng vằng vặc in rõ từng cành lá xuống sân gạch. Tôi ngồi lặng yên nghe mẹ đọc truyện Bánh chưng, bánh dày. Giọng của mẹ thật ngọt ngào, ấm áp. Hình ảnh chàng Lang Liêu hiền lành chân chất cứ hiện lên rõ nét trong trí tƣởng tƣởng của tôi. Trăng sáng quá! Gió lại hiu hiu thổi, tôi cảm thấy lòng mình thật nhẹ nhàng trong trẻo, bƣớc chân tôi nhẹ tênh theo câu chuyện về chiếc bánh mẹ vừa kể. Bƣớc chân tôi lang thang trên những cánh đồng ngạt ngào hƣơng lúa, xa xa những triền khoai lang xanh rờn, bỗng tôi thấy một anh nông dân đang cặm cụi nhặt từng ngọn cỏ trên ruộng lúa. Nhìn gƣơng mặt anh có nét gì đó quen quen, tôi bƣớc lại gần hơn: - A! Chào anh Lang Liêu! Sao anh lại ở đây? Tôi reo lên thích thú khi nhận ra đó chính là Lang Liêu, chàng trai hiền lành trong câu chuyện Bánh chưng, bánh dày. Nghe thấy giọng nói lảnh lót của tôi anh nông dân ngừng tay làm, nhìn tôi mỉm cƣời, nói: - Chào em gái! Lẽ ra anh phải hỏi em điều đó chứ! Tôi chợt hiểu và giới thiệu: - Em quên mất, em là Lan, năm nay em học lớp 6, ngày mai lớp em có tiết văn học về Bánh chưng, bánh dày thế mà hôm nay em lại đƣợc gặp anh, thật là vui quá! Nghe nhắc đến chuyện bánh chƣng, bánh dầy anh nông dân có vẻ trầm ngâm, tôi thì vô cùng sung sƣớng vì đây là một cơ hội hiếm có để đƣợc nghe chính chàng Lang Liêu kể cho nghe về cuộc đời của mình. Đoán đƣợc suy nghĩ của tôi anh mỉm cƣời và nói: - Em có muốn anh kể cho em nghe về cuộc thi tài kén vua của phụ vƣơng anh không? Tôi thích thú: - Có ạ! Anh hãy kể cho em nghe đi. Lang Liêu đƣa đôi mắt nhìn ra xa, anh bắt đầu kể, giọng nhƣ trầm xuống. - Ta sinh ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, mẹ ta chẳng đƣợc vua yêu chiều nhƣ những vƣơng phi khác nên khi sinh ra chỉ có mẹ con quấn quýt bên nhau, chẳng bao lâu bà mất sớm, để lại ta một mình côi cút. Thế là cũng từ đó ta chăm chỉ với ruộng đồng, khoai lúa. Cuộc sống cứ ngày tháng thoi đƣa, chẳng mấy chốc ta đã thành chàng trai trƣởng thành, mạnh khoẻ. Ngày ngày, ta vui với công việc đồng áng của mình, chẳng dám màng đến công danh, bổng lộc của triều đình. Một hôm, đang lúi húi vun mấy khóm khoai trƣớc nhà bỗng ta nhận đƣợc lệnh vua vời vào trầu. 20
- - Thế anh có lo lắng không? Tôi sốt sắng hỏi. Lang Liêu chậm giãi trả lời: - Ta cũng cảm thấy hơi lo lắng vì lâu rồi không vào triều, biết đâu phụ vƣơng giận hoặc đau yếu. Bởi vậy, sau khi nhận đƣợc lệnh, ta vội vã thay quần áo vào chầu phụ vƣơng. Trên đƣờng đến đấy, ta đã nghe nói vua cha nay cảm thấy già yếu nên muốn tìm một ngƣời nối ngôi, chỉ cần ngƣời đó có tài chứ không nhất thiết là con trƣởng hay con thứ. Khi ta đến nơi, tất cả mọi ngƣời đã đến đông đủ và tất nhiên có cả các anh của ta. Trên ngai vàng, vua cha đã có vẻ già yếu hơn trƣớc nhiều. Sau khi tuyên bố lí do của buổi triệu tập, Ngài nói: - Tới ngày lễ tiên Vƣơng, ai làm vừa lòng ta thì ta sẽ truyền cho ngƣời ấy ngôi báu để tiếp tục trị vì đất nƣớc. Nghe đến đây tôi lại buột miệng hỏi: - Chắc anh lo lắng lắm khi nhận đƣợc tin này bởi anh rất nghèo, đâu có những thứ quý giá dâng lên vua cha. Lang Liêu nhìn tôi gật đầu, chàng tiếp: - Sau khi nghe lời vua cha phán truyền, các anh của ta có vẻ rất vui mừng vì trong tay họ có biết bao ngọc ngà châu báu, họ muốn gì mà chẳng có, còn ta nhìn khắp nhà chỉ thấy toàn lúa, sắn, khoai, không có thứ gì là giá trị cả, biết lấy gì để dâng lên Tiên Vƣơng. Thực ra ta cũng không có ý tranh giành ngôi báu nhƣng ta cũng muốn làm đẹp lòng phụ vƣơng. Suốt mấy ngày sau đó, ta mất ăn mất ngủ vì nghĩ đến món quà sẽ dâng lên phụ vƣơng. Lòng ta ngổn ngang trăm mối, nếu đi mua đồ quý nhƣ các anh của ta thì ta không có tiền còn nếu dâng lên chỉ khoai và sắn thì chắc chắn phụ vƣơng sẽ buồn lòng vì những thứ tầm thƣờng đó. Một đêm, sau một hồi trằn trọc suy nghĩ ta liền ngủ thiếp, trong giấc ngủ, ta thấy một vị thần hiện lên mách rằng: hãy lấy chính những sản phẩm mà mình làm ra để dâng lên Tiên Vƣơng. Ta sung sƣớng và chợt tỉnh giấc. Ngay sáng hôm đó, ta bắt tay vào làm bánh nhƣ lời thần báo mộng. Ta tìm một thứ gạo nếp ngon nhất đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong xanh gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm cho thật nhừ. Và loại bánh thứ hai ta nghĩ cần phải thay đổi nên ta đem gạo đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Bánh hình vuông biểu tƣợng cho trời, bánh hình vuông biểu tƣợng cho đất. Đến ngày lễ Tiên Vƣơng, ta đem hai loại bánh đó vào cung. Nhìn chồng bánh bằng lúa gạo của ta, không ít ngƣời xem thƣờng bởi nó vô cùng bình thƣờng so với những món sơn hào hải vị, nem công chả phƣợng của các lang. Ta cũng chẳng hi vọng điều gì cả mà chỉ mong đẹp lòng tổ tiên bằng chính tấm lòng thành của mình. Tất cả các lễ vật đƣợc bày ra trƣớc mặt đức vua, ai ai cũng hồi hộp hi vọng vua cha chọn lễ vật của mình. Đức vua đi đi lại lại trƣớc món lễ vật của các lang. Gƣơng mặt đăm chiêu có lẽ ngƣời đang băn khoăn giữa các món mà các lang dâng lên. Vua cha nhìn mọi thứ với thái độ điềm tĩnh, ngƣời xem xét từng món ăn, nhấp nháp sơ qua, gƣơng mặt vẫn không biểu thị một thái độ gì, có lẽ ngƣời vẫn chƣa ƣng ý một món ăn nào cả. Các anh của ta, nhiều ngƣời đã tỏ ra thất vọng khi thấy vua cha lƣớt qua món ăn của mình rất nhanh. Hai loại bánh của ta đƣợc đặt ở sau cùng, khi đứng bên mâm bánh của ta, ngƣời dừng hẳn bƣớc chân, đôi mắt chăm chú nhìn, có lẽ 21
- ngƣời thấy ngạc nhiên vì thực ra mâm bánh của ta trông khác hẳn các món sơn hào hải vị khác. Sau khi nhìn ngắm, ngƣời liền cầm từng chiếc bánh lên tỏ vẻ thích thú, bỗng ngƣời cất tiếng hỏi: - Chiếc bánh này làm bằng gì hả Lang Liêu? Ta bẩm: - Thƣa phụ vƣơng! Hai loại bánh này đƣợc làm bằng gạo, đây là những sản phẩm do chính bàn tay con làm nên. ánh mắt cha nhìn ta trìu mến, điều mà lâu nay ta ít thấy. Và sau khi nghe ta giới thiệu cách làm cũng nhƣ ý nghĩa của từng loại bánh, vua cha vô cùng kinh ngạc. Đức vua liền cắt ra cho tất cả mọi ngƣời cùng ăn, ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha nói: - Trong tất cả các món lễ vật dâng lên Tiên Vƣơng hôm nay, ta ƣng ý nhất là món bánh của Lang Liêu, nó vừa mang ý nghĩa là biểu tƣợng của đất trời, của sự no đủ, đoàn kết vừa thể hiện đƣợc tấm lòng hiếu thảo của một ngƣời con có hiếu. Do vậy, ta quyết định chọn Lang Liêu là ngƣời thừa kế ngôi vị. Tôi thích thú nghe câu chuyện Lang Liêu vừa kể và cảm thấy vô cùng khâm phục, kính trọng anh. Nhƣng tôi ngạc nhiên vì thấy vua Lang Liêu chẳng khác gì anh nông dân cả. Đọc đƣợc suy nghĩ của tôi Lang Liêu cƣời lớn và nói: - Hôm nay ta vi hành về nơi thôn quê để dạy dân cách cấy cày, chăm sóc lúa, khoai. Nói xong Lang Liêu liền tạm biệt tôi để đi ra phía ngoài xa kia, ở đó bà con nông dân đang đợi anh. Vừa nói anh vừa bƣớc đi rất nhanh, tôi liền gọi với theo: - Anh Lang Liêu! Anh Lang Liêu! Cho em đi cùng với! Vừa lúc đó tôi tỉnh giấc thấy mẹ đang ngồi bên cạnh, mẹ hỏi: - Con vừa ngủ mơ đúng không? Mẹ thấy con ú ớ gọi ai đó. Tôi dụi mắt tỉnh giấc, hoá ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thật đẹp. Thấy tôi vẫn ngồi mủm mỉm cƣời, mẹ liền bảo: - Con dậy vào nhà ngủ đi để mai còn kịp đi học. Vậy là giờ đây tôi hiểu vì sao cứ đến tết mẹ tôi lại gói bánh chƣng. Chiếc bánh chƣng thật có ý nghĩa. *Đề bài: Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật cổ tích mà em đã học. *Bài viết Năm nay tôi, đƣợc lên lớp 6 bố mẹ giao hẹn nếu năm nay tôi đƣợc học sinh giỏi bố mẹ sẽ cho ra biển chơi một tuần. Tôi nhủ thầm sẽ cố gắng học thật tốt để có đƣợc chuyến đi chơi đầy hấp dẫn đó. Qua một năm phấn đấu, cuối năm học tôi đƣợc công nhận là học sinh giỏi, không những vậy mà còn đứng đầu lớp về thành tích học tập. Bố mẹ tôi vô cùng phấn khởi khi thấy tôi học hành giỏi giang và đúng nhƣ lời hẹn, đầu tháng 7 bố đƣa cả nhà đi biển. Chiếc xe bon bon đƣa gia đình tôi ra thành phố biển, trƣớc mắt tôi biển hiện ra xanh thẳm, bình yên, từng con sóng bạc đầu nối đuôi nhau đùa rỡn với bờ cát dài 22
- phẳng lặng. Sau một hồi dập dềnh cùng sóng biển, cả nhà tôi cắm trại trên một hòn đảo nhỏ. Giữa bốn biển mênh mông, đƣa mắt nhìn ra xa tôi thấy cảnh vật thật nên thơ, hiền hoà, chợt tôi liên tƣởng đến hình ảnh cô út trong truyện cổ tích Sọ Dừa khi bị dạt vào đảo hoang, vừa nghĩ đến cô út tôi đã thấy trƣớc mắt có một túp lều nhỏ, xem ra rất sơ sài nhƣ mới vừa dựng tạm, và phía ngoài cửa có một cô gái xinh đẹp, dịu dàng đang ngóng về phía xa xa. - Chào cháu bé! Cháu đi đâu vậy? - Cháu đi dạo và ngắm biển cô ạ. - Chắc cô cũng đi du lịch nhƣ gia đình cháu? - Không cô bị lạc vào nơi này đã mấy tuần rồi! - Cháu thấy cô rất quen, dƣờng nhƣ cháu đã gặp cô ở đâu rồi. - Thế cháu học lớp mấy rồi? - Dạ. Cháu học lớp 6 rồi cô ạ. Mà cô biết không cháu đƣợc đọc rất nhiều chuyện cổ tích. - Thế cháu có thích truyện Sọ Dừa không? - Cháu thích lắm cô ạ. Và trong các nhân vật đó cháu thích nhất cô út vừa hiền lành vừa tốt bụng. Mà cháu thấy cô giống cô út lắm hay chính cô là - Đúng rồi cháu ạ. Cô đang ở đây chờ thuyền trạng đi sứ về cứu cô. Ôi thích thật, tôi không thể ngờ lại đƣợc gặp cô út ở đây, lại đúng lúc cô đang phải sống cô đơn ngoài đảo vắng. Cô út quả thật đáng thƣơng. - Cô ơi! những ngày ở đây cô có buồn không? Cô út nhìn tôi và nói: - Buồn và nhớ nhà lắm cháu à! Suốt ngày cô cứ thui thủi một mình hết trong lều lại ra bờ biển ngóng thuyền trạng đi qua. May có hai chú gà làm bạn cũng đỡ đi phần nào. - Thế cô ăn bằng gì ạ? - Dạo đầu cô xẻ thịt con cá kình nƣớng ăn, bây giờ cô bắt cá tƣơi ở biển làm thức ăn cho qua ngày. - Cô ơi! Cô có giận hai ngƣời chị của mình không? - Cô cũng giận họ nhƣng dẫu sao họ cũng là những ngƣời ruột thịt của cô. Cô tin rằng sau này họ sẽ hối hận về việc làm sai trái này. Và chị em cô sẽ hoà thuận, yêu thƣơng nhau nhƣ xƣa. - Cô cho cháu hỏi điều này nhé. Sao cô lại đồng ý lấy chàng Sọ Dừa vừa xấu vừa nghèo? - Bởi cô biết Sọ Dừa là một ngƣời tốt và hơn nữa cô tin rằng những ngƣời tốt sẽ luôn gặp đƣợc nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống. - Vậy cháu chúc vợ chồng cô mau chóng đoàn tụ và hạnh phúc. Tôi vừa dứt lời bỗng thấy ai đó khẽ lay lay vào ngƣời, hoá ra là mẹ tôi: - Mẹ ơi con vừa mơ một giấc mơ tuyệt đẹp! Mẹ mắng yêu tôi: vừa ngồi nghỉ một lát đã ngủ tít rồi. Tôi mỉm cƣời sung sƣớng 23
- và kể lại cho mẹ nghe giấc mơ vừa rồi. Nghe xong mẹ nói: - Ở hiền rồi sẽ gặp lành con ạ. Bây giờ mẹ con ta đi kẻo bố đợi. Trên đƣờng về trong đầu tôi còn vƣơng vấn mãi hình ảnh cô út hiền lành, dễ thƣơng. Ngoài kia biển nhƣ đẹp và nên thơ hơn. *Đề bài: Trong vai người mẹ, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng. *Bài viết Ta là mẹ của Thánh Gióng, năm nay đã già rồi, ấy vậy mà trong lòng vẫn không nguôi nhớ về đứa con trai yêu quý của ta. Chuyện về đứa con trai này mãi là kỉ niệm trong lòng ta. Thuở ấy, cách đây cũng ngót mấy chục năm trời, vợ chồng ta sống ở một vùng quê yên bình, cánh đồng xanh rì thẳng cánh cò bay, lợn gà đầy chuồng, nói chung cuộc sống thì đầy đủ và no ấm, hơn thế những ngƣời bà con xóm giềng cũng vô cùng tốt bụng. Hai vợ chồng ta ngày đêm mong mỏi có mụn con vui vầy tuổi già. Ngày ngày, ta ra đồng chăm sóc ruộng lúa, vƣờn khoai cho đỡ buồn. Một hôm ra đồng, ta nhìn thấy một vết chân rất to, to gấp mấy lần ngƣời thƣờng, lúc đầu ta còn lo lo nhƣng chợt nhớ xóm làng ta từ xƣa đến nay vốn rất thanh bình thì có điều gì khiến ta phải lo lắng đâu chứ. Trí tò mò nổi lên, ta liền đặt ngay bàn chân của mình lên để ƣớm thử. Sau đó mải miết với công việc của mình. Về nhà ta cũng quên khuấy đi sự việc đó. Cho đến một thời gian sau, chợt một hôm ta thấy ngƣời khang khác và ta biết mình đã có mang. Ta sung sƣớng báo tin cho ông lão, ông lão cũng vô cùng mừng rỡ. Hai vợ chồng ta nâng niu chăm sóc đứa trẻ trong bụng cầu mong cháu khoẻ mạnh, lành lặn nhƣ bao đứa trẻ khác. Tháng thứ 9 trôi qua vẫn chƣa thấy cháu chào đời vợ chồng ta vô cùng lo lắng, nhƣng rồi cứ chờ đợi và cho đến tháng mƣời hai thì Gióng ra đời. Vợ chồng ta vui mừng khôn xiết. Gióng ra đời khoẻ mạnh, tuấn tú lạ thƣờng, hai vợ chồng đặt biết bao hi vọng vào nó. ấy vậy mà đến năm lên ba tuổi Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cƣời, biết đi, cứ đặt đâu là ngồi đó, trong khi bằng tuổi đó lũ trẻ hàng xóm đã biết chạy nhảy khắp nơi. Hai vợ chồng ta rất buồn, ngày đêm cầu khấn trời phật cho đứa con độc nhất của ta mau chóng đƣợc nhƣ những đứa trẻ khác. Thế rồi bỗng đâu quân giặc kéo sang xâm lƣợc nƣớc ta, chúng kéo đến đông nghìn nghịt, cuộc sống đang yên bình bỗng bị khuấy động, nhà nhà lo sợ, ngƣời ngƣời lo sợ, mọi ngƣời chuẩn bị đồ khô để chạy giặc. Trong tình cảnh đó nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm ngƣời tài đi đánh giặc cứu nƣớc. Sứ giả về tận đến làng ta rao gọi ngƣời tài. Ta nhớ hôm đó, hai vợ chồng đang ngồi bàn tính xem nếu đi chạy giặc sẽ phải mang theo thứ gì thì Gióng đang nằm trên giƣờng bỗng cất tiếng nói rất mạch lạc: - Mẹ ơi! Ra mời sứ giả vào đây, con có chuyện muốn nói. Hai vợ chồng giật mình ngơ ngác, rồi chợt sung sƣớng reo lên: - Con đã nói đƣợc rồi ƣ Gióng, cha mẹ mừng lắm, nhƣng con còn bé thế này thì làm đƣợc gì mà mời sứ giả, không khéo mang tội khi quân. Nói vậy nhƣng thấy ánh mắt cƣơng quyết của Gióng, ta vẫn chạy ra mời sứ giả vào trong bụng vừa mừng lại vừa lo. 24
- Sứ giả bƣớc vào căn nhà đơn sơ của ta đƣa mắt nhìn xung quanh có ý muốn biết mặt ngƣời tài nhƣng nhìn mãi mà chỉ thấy cậu bé ba tuổi đang nằm trên giƣờng, sứ giả có vẻ nghi ngờ nhƣng vừa lúc đó Gióng lên tiếng, giọng đầy quả quyết: - Ông hãy về bẩm báo với đức vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ ra tay tiêu diệt lũ giặc này. Mang đến đây càng nhanh càng tốt. Sứ giả vẫn tỏ ý nghi ngờ, thằng bé nhà ta bỗng vùng đứng dậy, khuôn mặt đầy nghiêm nghị: - Ông hãy tin ở ta, ta không phải là một đứa trẻ bình thƣờng. Nghe Gióng nói vậy, sứ giả lập tức đi ngay. Lúc này, Gióng quay sang bảo ta: - Mẹ xuống nấu cho con một nồi cơm to để con ăn còn chuẩn bị đi đánh giặc. Đến lúc này, ta chợt hiểu dƣờng nhƣ Gióng không phải là một ngƣời bình thƣờng, có lẽ nó là con Ngọc Hoàng xuống cứu giúp dân làng. Nghĩ vậy, ta vội vàng xuống bếp nấu một nồi cơm to, bƣng lên cho Gióng ăn, kì lạ thay Gióng ăn chỉ một loáng đã hết bay nồi cơm và mỗi lúc ta thấy Gióng lớn lên một ít. Chỉ trong vài ngày Gióng lớn gấp 10 lần hôm trƣớc, quần áo may chẳng kịp bởi chỉ một loáng đã chật không mặc nổi. Chỉ trong một thời gian ngắn bao nhiêu lƣơng thực ta dự trữ đã hết veo, bà con láng giềng biết tin Gióng nhận lời đi đánh giặc nên vui vẻ mang gạo, cà sang nhà và giúp ta thổi cơm cho Gióng ăn. Gióng ăn không biết no, ngƣời to lớn nhƣ một tráng sĩ. Một hôm cả nƣớc nhận đƣợc tin quân giặc đã đến núi Trâu, tình hình đất nƣớc rất nguy kịch. Tất cả mọi ngƣời từ già đến trẻ ai ai cũng hoảng hốt, lo sợ. Đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ Gióng yêu cầu đến nhƣng khổ một nỗi lúc này Gióng đã to lớn gấp mƣời lần hôm sứ giả gặp nên chẳng thứ gì còn vừa với nó cả. Những thứ đó chỉ nhƣ thứ đồ chơi đối với nó. Sau mấy lần làm đi làm lại Gióng mới chọn cho mình thứ phù hợp còn những cái khác Gióng khẽ bẻ đã vỡ vụn, và áo giáp sắt mặc vào khẽ cựa đã bung. Sau khi đã mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, lúc này Gióng thật oai phong lẫm liệt, nó chẳng còn giống đứa trẻ lên ba nhƣ trƣớc. Nó chắp tay từ biệt hai vợ chồng ta: - Vì đất nƣớc con ra đi đánh giặc và không biết đến khi nào trở lại. Cha mẹ ở quê nhà cố gắng giữ gìn sức khoẻ. Quay sang bà con láng giềng, lúc này cũng đến rất đông để chia tay, nó cũng chắp từ biệt mọi ngƣời và nó còn nói: - Nếu cháu không trở về nhờ bà con láng giềng chăm sóc cha mẹ cháu lúc tuổi già sức yếu. Chúc cha mẹ và bà con mạnh khoẻ bình yên! Nghe nó nói vậy, ta không cầm đƣợc nƣớc mắt nhƣng cũng vô cùng tự hào vì con ta đang làm một việc vô cùng lớn lao. Chào mọi ngƣời xong nó thúc ngựa phi thẳng ra ngoài trận đánh. Ngựa đi đâu phun lửa đỏ rực ra đến đó. Nó đón đầu lũ giặc đánh cho chúng tơi bời, và chỉ trong chốc lát quân giặc đã bị tiêu diệt gần hết. Đúng lúc đó chiếc roi sắt trong tay nó gẫy làm đôi, lũ giặc hí hửng định xông lên nhƣng Gióng đã nhanh tay nhổ khóm tre bên cạnh. Quật túi bụi vào lũ giặc, lũ giặc không kịp chống trả. Một thời gian sau quân 25
- giặc đã bị Gióng tiêu diệt chẳng còn một bóng nào nữa. Ta nghe tin Gióng đã tiêu diệt đƣợc quân giặc trong lòng xiết bao vui mừng, và mong nó trở về nhƣng chờ mãi không thấy con đâu, đến sau này ta mới biết nó chính là con trai Ngọc Hoàng xuống giúp dân làng nay hoàn thành nhiệm vụ đã bay về trời. Thấm thoát đã bao năm trôi qua nhƣng trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về đứa con ấy, dẫu vậy ta rất vui vì con trai ta đã trở thành vị anh hùng dân tộc đƣợc mọi ngƣời ghi nhớ. *Đề bài: Trong vai con cá vàng, hãy kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. *Bài viết Tôi là chú cá vàng kẻ đã giúp lão đánh cá tội nghiệp mấy lần thoát khỏi bàn tay cay nghiệt của bà vợ. Chắc các bạn muốn tôi kể cho nghe về câu chuyện đó một cách cụ thể hơn. Chuyện là thế này, hôm đó là một ngày đẹp trời tôi tung tăng cùng các bạn bơi lội ở một vùng biển nƣớc xanh biếc. Do mải chơi nên tôi bị lạc mất đàn, giữa lúc đó tôi chợt nhận ra mình đã bị mắc vào lƣới của ngƣ dân. Tôi kêu gào thảm thiết vì biết rằng thế là đời tôi đã hết, từ nay tôi chẳng còn đƣợc cùng các bạn tung tăng giữa đại dƣơng mênh mông. Đúng lúc tuyệt vọng nhất tôi chợt nhận ra mình còn có một vài phép lạ mà có thể dùng nó để trao đổi mạng sống. Nghĩ vậy nên vừa thấy lão tôi đã van xin: - Xin lão hãy mủi lòng mà tha cho tôi! Lão cần gì tôi sẽ cho. Nhƣng rất may hôm đó tôi gặp đƣợc lão đánh cá tốt bụng, thấy bộ mặt thảm thƣơng của tôi lão đã mủi lòng tha cho tôi, lão nói: - Thôi ngƣơi hãy trở về ngôi nhà cùng các bạn mà tung tăng vui đùa, ta không cần bất cứ thứ gì cả. Nói xong lão nhấc tôi ra khỏi lƣới đem tôi thả xuống dòng nƣớc xanh mát. Tôi sung sƣớng chào lão và bơi đi tìm các bạn. Chắc các bạn của tôi sẽ rất ngạc nhiên khi thấy tôi trở về biển xanh một cách an toàn nhƣ vậy. Thế nhƣng đƣợc một lúc, khi ta đang mải mê vui chơi cùng chúng bạn, bỗng ta nghe thấy tiếng ai nhƣ tiếng ông lão đánh cá gọi: - Cá vàng ơi! lên giúp ta với! Nghe tiếng ông lão gọi, ta vội vàng nổi lên mặt biển, ta thấy ông lão đã đang đợi ta, khuôn mặt đau khổ, lão nói: - Chú hãy giúp ta với, mụ vợ ta càu nhàu mãi bên tai làm tôi không chịu đƣợc, mụ muốn tôi xin một cái máng lợn mới vì chiếc máng cũ đã bị sứt rồi. Tôi trả lời: - Lão đừng lo. Lão cứ về nhà đi. Tôi sẽ biếu lão một cái máng mới. Xong việc tôi lại quay về biển khơi, trong lòng chắc mẩm lão đánh cá đã đƣợc yên vì mụ vợ đã có chiếc máng mới. Xong cũng chỉ đƣợc vài hôm tôi lại nghe thấy tiếng lão gọi. Tôi lại bơi lên gặp 26
- lão. Vừa nhìn thấy tôi lão đã khẩn khoản: - Cá vàng ơi giúp ta với. Mụ vợ ta lại đòi một toà nhà đẹp. - Lão ơi tôi sẽ giúp lão, lão cứ trở về nhà đi. Tôi cảm thấy thƣơng lão vì lão là một ngƣời thật hiền từ mà lại có một bà vợ tham lam. Tôi nghĩ rằng có lẽ từ bây giờ mụ vợ sẽ không còn đòi hỏi gì nữa khi đã có một toà nhà đẹp. Nhƣng chỉ đƣợc một thời gian ngắn lão đánh cá lại gọi tôi lên, lần này lão nói: - Mụ vợ của ta thật tham lam nó chẳng để tôi yên. Nó muốn đƣợc làm nhất phẩm phu nhân, nó không muốn làm mụ già nông dân nữa. Nghĩ đến công lão tha mạng và sự tốt bụng của lão tôi lại bằng lòng giúp lão. Thế nhà mụ vợ lão đã có nhà cao cửa rộng, lại còn là nhất phẩm phu nhân. Tôi yên tâm từ nay lão đánh cá sẽ đƣợc sống yên thân. ấy vậy mà chẳng bao lâu sau, hôm đó biển sóng gầm gào, mịt mù, tôi lại nghe thấy tiếng lão gọi tha thiết: - Cá vàng ơi! Giúp lão với. Con mụ vợ vẫn chẳng để cho lão yên. Tôi vội vàng trở lên chào lão. - Ông lão ơi! Ông lão cần gì thế! - Mụ vợ tôi lại chẳng để cho tôi đƣợc yên, mụ muốn đƣợc làm nữ hoàng. Nhìn bộ dạng đáng thƣơng của lão tôi lại bằng lòng giúp lão: - Lão cứ yên tâm về đi rồi mụ vợ của lão sẽ đƣợc làm nữ hoàng. Tôi lại yên tâm trở về biển xanh. Rồi một hôm sóng biển nổi lên mịt mù, gầm réo ầm ào. Tôi nghe thấy tiếng lão đánh cá gọi. Tôi vội trở lên gặp lão: - Có việc gì thế lão? Lão cần gì à? - Khổ lắm cá vàng ơi, mụ vợ của ta lại không muốn làm nữ hoàng nữa, mụ muốn đƣợc làm Long Vƣơng ngự trên biển để cá vàng hầu hạ. Nghe xong yêu cầu của mụ vợ tôi giật mình tức giận, mụ ta thật quá đáng, mụ muốn tôi trở thành kẻ hầu ngƣời hạ cho mụ ƣ? Tôi không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu này của mụ đƣợc. Bực mình tôi lao ngay vào biển khơi không kịp cả chào lão. Tôi định bụng sẽ trừng trị cho mụ một trận nhƣng nghĩ đến lão già tốt bụng, tội nghiệp, tôi lại hoá phép cho họ căn nhà và chiếc máng sứt nhƣ xƣa để lão có chỗ chui ra chui vào. Đó chính là bài học đích đáng tôi muốn dành cho mụ vợ, đó là những ngƣời tham lam sẽ chẳng bao giờ có đƣợc những gì tốt đẹp. Từ đó trở đi tôi không còn thấy lão đánh cá ra tìm nữa, có lẽ sau bài học này bà vợ sẽ trở nên hiền lành, tốt bụng hơn xƣa. *Đề bài: Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật ngụ ngôn mà em đã học. *Bài viết Tôi là Cún con, hàng ngày tôi rong ruổi dạo chơi loanh quanh trong nhà và ít khi đƣợc đi đâu xa, do đó tôi ít biết đƣợc những việc ngoài xã hội ngoại trừ những chuyện xảy ra quanh mình. 27
- Một hôm tôi tha thẩn chơi ngoài bờ ao xem mấy chú cá rô phi tung tăng bơi lội dƣới nƣớc, bỗng tôi thấy tiếng ộp, ộp rất to và thoắt một cái, một anh ếch xanh đã ngồi chồm hỗm trƣớc mặt tôi. Đôi mắt mắt anh mở to nhìn tôi một hồi, rồi đằng hắng giọng, anh hỏi tôi: - Này nhà anh kia. Anh là ai mà dám ngồi trên đất của nhà ta. Tôi nhận ra đó chính là anh ếch đã trú ngụ khá lâu ở trong ao nhà chủ tôi. Thấy anh ta lớn tiếng, tôi nói: - Sao anh lớn tiếng nhƣ vậy? Đây là nhà anh hả? - Phải rồi, trên thế gian này có chỗ nào không phải là đất của nhà ta. Bởi ta là chúa tể của muôn loài mà. Ngƣơi có thấy mỗi khi ta lên tiếng là át hết tất cả muôn loài. Bởi vậy ai nghe thấy tiếng của ta cũng phải khiếp sợ. Đồ nhãi nhép nhƣ ngƣơi kia ta chỉ cần hô lên một tiếng là sợ ngay. - Anh nghĩ rằng kể cả chúa tể rừng xanh cũng phải khiếp sợ anh ƣ? - Đúng vậy, ta là nhất nhất, chẳng loài nào vƣợt qua đƣợc ta cả. Nghe anh ta hênh hoang tôi phì cƣời: - Anh dám khinh thƣờng cả chúa sơn lâm kia à. - Với ta hắn chẳng là cái gì hết. - Vậy anh có dám đấu với hắn không? - Ta chẳng sợ, nếu ta mà gặp hắn, ta sẽ cho hắn một trận. Vừa lúc đó bác Trâu đang nhai rơm ở góc vƣờn bỗng lên tiếng: - Thế ngƣơi có dám đấu với ta không? Nhìn mặt bác Trâu đỏ nhừ, đôi mắt trợn lên, có lẽ bác bực mình vì sự huênh hoang của anh ếch quá nên mới lên tiếng, chứ thƣờng ngày bác rất hiền lành. ếch ta nghe thấy tiếng bác ồm ồm, và trông dáng điệu lại có ì ạch, nên có vẻ chẳng sợ sệt gì cả. Anh ta nhìn bác một hồi từ đầu đến chân, giọng đầy khinh miệt: - Hừ, cái thứ nhƣ ngƣơi mà cũng dám trêu ngƣơi với ta hả. Bác Trâu lúc này đã bực mình thực sự, bác đi nhanh về phía chú ếch, lấy mõm hất tung chú ếch xanh lên, làm chú ta lộn mấy vòng trên không trung. Tôi hoảng qua vội nhắm tịt mắt lại. Và tôi nghe rất rõ tiếng chú ếch xanh kêu cứu thất thanh. Nhƣng may quá khi rơi xuống thì anh ếch rơi đúng đám lá sen nên vẫn giữ đƣợc mạng sống. Anh ta vùng dậy rối rít xin bác Trâu tha mạng. Bác Trâu không thèm nói câu nào, lừ lừ bƣớc đi. Chờ cho bác Trâu đi xa rồi tôi mới thấy anh ếch lồm cồm nhảy về ổ. Tôi hỏi với theo: - Anh có bị làm sao không? - Tôi không sao. Nghe giọng anh ta không còn thấy tự cao nhƣ khi trƣớc nữa. Nói xong anh ếch lặn một mạch, có lẽ anh ta vẫn chƣa hết run. Âu đó là một bài học nhớ đời cho anh ta. Có lẽ từ sau anh ta sẽ không còn thói huênh hoang, phét lác nữa. *Đề bài: Trong vai Mã Lương trong truyện Cây bút thần, hãy kể lại một việc 28
- làm có ích của mình. *Bài viết Tôi bắt đầu một cuộc sống phiêu du nay đây mai đó kể từ khi rời bỏ xóm làng, rời bỏ những kẻ tham lam, tàn ác. Ngày ngày tôi cùng chú ngựa thân yêu rong ruổi đến những vùng núi xa, bởi tôi biết rằng ở đó cuộc sống của họ còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Một hôm, trời đã bắt đầu về chiều, tôi quyết định dừng chân nghỉ ở một ngôi làng nhỏ nằm sát ven rừng. Khung cảnh làng mạc xung quanh có vẻ tiêu điều, xơ xác. Cây cối chẳng mấy xanh tốt, đồng ruộng khô cằn, có những mảnh ruộng đã chết cháy chỉ còn lơ thơ vài ngọn cỏ. Trên đƣờng đi tôi gặp một cụ già nét mặt đăm chiêu lo lắng, đến gần cụ, tôi chào: - Cháu chào cụ ạ. Cụ ơi ở đây có ngôi nhà nào có thể ở trọ qua đêm đƣợc không ạ? Cụ già nhìn tôi, đáp: - Trƣớc đây thì cũng có đấy nhƣng mấy năm nay hạn hán kéo dài, cuộc sống đói khổ nhiều ngƣời chẳng còn làm ăn đƣợc nữa, và nhiều ngƣời đã bỏ làng đi tìm nơi khác. Nói xong cụ già giơ tay chỉ ra mấy cánh đồng trƣớc mặt, nói tiếp: - Đấy cả nhà tôi trông vào ruộng lúa này mà nay chỉ còn trơ vài ngọn cỏ, chẳng biết từ nay nhà tôi lấy gì mà ăn nữa. Nói đoạn ông hỏi tôi: - Thế cậu từ đâu đến mà lại lạc vào xứ này, có lẽ đã lâu lắm rồi chẳng còn ai dám đến làng ta chơi nữa. Thôi cậu hãy vào nhà ta nghỉ tạm một đêm, mai hãy đi tiếp. Tôi theo lão nông về nhà, ngôi nhà nhỏ của lão nằm nép bên chân núi, nhìn từ xa chẳng khác gì mộ túp lều. Nhìn gia cảnh nghèo nàn của lão tôi vô cùng ái ngại, tôi nói với lão: - Cháu có thể giúp làng ông có nƣớc để tƣới cho cây khỏi chết khô. Nghe tôi nói vậy, ông lão nhìn tôi tỏ vẻ nghi ngờ, nhƣng sau khi thấy tôi quả quyết lão vô cùng sung sƣớng. Lão lật đật chạy vào làng thông báo cho tất cả mọi ngƣời. Chỉ một loáng sau tất cả già trẻ gái trai đã đến tụ tập đầy trƣớc nhà ông lão. Nhìn họ ai cũng đói rách, khốn khổ. Tôi liền đƣa bút vẽ mấy nét một con sông đã hiện ra trƣớc mắt nƣớc trong veo và muốn cho dân làng có cái ăn tôi lại chấm mấy cái thế là hàng đàn cá tung tăng bơi lội. Bà con vô cùng mừng rỡ, họ gọi nhau đi bắt cá và ai nấy còn thức gì có thể ăn đƣợc đều đem đến nấu chung để cả làng liên hoan một bữa no say. Đêm đó tôi tâm sự với ông lão về cuộc sống trƣớc đây của tôi, ông lão tỏ ra vô cùng thƣơng xót và cảm thông, lão nói: - Nhà ta cũng chẳng giàu có gì nhƣng cháu hãy ở đây làm con nuôi của ta, hai cha con ta chịu khó làm lụng cũng có thể đủ sống. Dù rất quý ông lão nhƣng tôi vẫn không thể ở lại, vì tôi hiểu rằng còn có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, họ sẽ cần đến cây bút thần của tôi. 29
- Sáng hôm sau, từ biệt ông lão tôi lại rong ruổi trên đƣờng, mong cứu giúp đƣợc nhiều hơn những con ngƣời nghèo khổ. *Đề bài: Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyền thuyết mà em đã học. *Bài viết Năm nay tôi học lớp 6 và môn học tôi thích nhất là môn văn vì ở đó tôi đƣợc đọc nhiều câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cƣời vô cùng thú vị. Nhắc đến truyện truyền thuyết tôi lại nhớ ra một lần nhƣ thế này Lần ấy, tôi mải mê đọc những truyện truyền thuyết và đến lúc mệt quá rồi tôi vẫn không chịu đi ngủ. Và đến khi vừa đọc đến những dòng chữ cuối cùng của truyện Thánh Gióng thì tôi bỗng thấy mình lạc đến một nơi rất xa lạ, xung quanh mây phủ trắng, một mùi thơm nhƣ của các loài hoa toả ra ngào ngạt. Khung cảnh rất giống thiên đình nơi có các vị thần tiên mà tôi thƣờng thấy trong các câu chuyện cổ. Tôi đang ngơ ngác, bỗng trƣớc mắt một tráng sĩ vóc dáng to cao lừng lững tiến về phía tôi. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một ngƣời to lớn đến nhƣ vậy. Tôi vẫn chƣa hết ngỡ ngàng thì ngƣời đó đã đứng ngay trƣớc mặt tôi và nở một nụ cƣời thân thiện: - Chào cháu bé. Cháu từ đâu đến vậy? Tôi càng ngạc nhiên hơn khi ngƣời đứng trƣớc mặt tôi lúc này chính là ông Gióng, vị anh hùng đã đánh tan lũ giặc Ân tàn bạo. Tôi sung sƣớng hỏi: - Ông có phải là ông Gióng không ạ. Tráng sĩ nhìn tôi, mỉm cƣời đáp: - Ta đúng là Thánh Gióng đây! Sao cháu biết ta? - Chúng cháu đang học về truyền thuyết Thánh Gióng đấy ông ạ. May quá hôm nay cháu đƣợc gặp ông ở đây, cháu có thể hỏi ông vài điều mà cháu đang thắc mắc đƣợc không ạ? Ông Gióng nhìn tôi mỉm cƣời: - Đƣợc cháu bé cứ hỏi đi. - Ông ơi vì sao khi đánh thắng giặc Ân xong ông không trở về quê nhà mà lại bay lên trời? Hay ông chê quê cháu nghèo không bằng xứ thần tiên này? - Không! Ta muốn đƣợc ở cùng họ, nhƣng vì ta là con trƣởng của Ngọc Hoàng nên phải trở về thiên đình sau khi đã hoàn thành sứ mệnh. - Thế ông nhớ cha mẹ ông ở dƣới kia không? - Có chứ, họ đã từng mang nặng đẻ đau ra ta, ta rất biết ơn họ, nhất là những ngày tháng ta không biết đi, biết nói, họ vẫn yêu thƣơng mà không hề ghét bỏ ta. Ta rất muốn có ngày nào đó trở về đền ơn đáp nghĩa mẹ cha ta. Cũng chính vì lẽ đó mà ta đã cố gắng đánh tan quân xâm lƣợc để cha mẹ ta đƣợc sống trong tự do thanh bình. - ồ, giờ thì cháu hiểu rồi, ông đã báo đáp công nuôi dƣỡng của cha mẹ mình bằng chính sự cố gắng chiến thắng quân xâm lƣợc. - ừ, đó là một trong những cách thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ đấy cháu ạ. 30
- - Cháu hiểu rồi, có nghĩa là khi cháu còn nhỏ thì phải học tập thật tốt để cho cha mẹ vui lòng, đó cũng chính là tỏ lòng biết ơn cha mẹ phải không ông? - Đúng rồi, cháu ngoan và thông minh lắm. Ông chúc cháu học thật giỏi nhé! Thôi hẹn cháu lần khác nhé, ta phải vào cung gặp Ngọc Hoàng đây. Vừa nói, bóng ông Gióng đã khuất dần sau đám mây trắng. Vừa lúc đó tôi nghe có tiếng mẹ gọi: - Lan! Dậy vào giƣờng ngủ đi con. Tôi bừng tỉnh, hoá ra là một giấc mơ nhƣng quả thật giấc mơ này đã cho tôi biết đƣợc nhiều điều bổ ích. Và đó có thể là một giấc mơ mà tôi nhớ nhất. *Đề bài: Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ trong thời thơ ấu của mình. *Bài viết Ngày ấy, nhà tôi ở ven một con suối nhỏ nƣớc trong veo, vào những hôm trời nắng đẹp đứng trên bờ suối, tôi có thể nhìn thấu xuống tận dƣới đáy, ở đó có những viên sỏi trắng tinh và cả những đàn cá trắng tung tăng bơi lội. Hàng ngày, tôi cùng lũ bạn lại rủ nhau ra suối, đi men theo mép của con suối bắt ốc, nhặt đá trắng về để chơi đồ hàng. Và vui nhất là vào những ngày hè, chúng tôi thƣờng trốn mẹ ra suối tắm. Thực ra con suối nhỏ nhƣng có những đoạn rất sâu có thể ngập đầu ngƣời lớn. Và ở trên đó là chiếc cầu của nhà dân bắc qua để lấy lối đi vào nhà. Nhƣ thƣờng lệ, buổi trƣa ấy, chờ cho mẹ ngủ say tôi liền chạy sang nhà mấy thằng bạn học cùng lớp rủ chúng ra chỗ cầu nhà ông Quân (chúng tôi thƣờng đặt tên những chiếc cầu bằng chính tên nhà chủ đó). Buổi trƣa trời nắng nóng nhƣ lửa đốt, đƣợc đắm mình trong dòng nƣớc mát thì còn gì bằng. Bởi vậy nên vừa nghe tiếng huýt sáo báo hiệu quen thuộc của tôi, mấy thằng cũng vội vã lách cửa sau, nhanh chóng ra chỗ hẹn. Vừa ra khỏi nhà, cả lũ chúng tôi chạy thật nhanh vì sợ cha mẹ phát hiện ra, bởi chúng tôi đều biết rằng nếu bị bại lộ chắc chắn đứa nào đứa nấy sẽ no đòn. Năm phút sau, cây cầu và dòng nƣớc mát đã hiện ra trƣớc mắt chúng tôi. Tôi có ý kiến hôm nay sẽ không bơi bình thƣờng nhƣ mọi khi nữa mà thi nhảy xa, tức là đứng trên cầu nhảy xuống, ai nhảy xa nhất sẽ là ngƣời thắng cuộc. ì oàm một hồi lâu đã chán, chúng tôi trèo lên một mỏm đá nằm nghỉ ngơi ngắm mây trời. Lúc này Thắng - thằng cha gan lì cóc tía nhất lên tiếng: - Tớ nghĩ ra trò mới nữa rồi. - Trò gì vậy? Cả lũ nhao nhao lên tiếng hỏi. - Chơi lặn, đứa nào lặn đƣợc lâu nhất tuần sau đi học sẽ không phải đeo cặp. Cả lũ reo hò hƣởng ứng nhiệt liệt. Trở lại chỗ chơi cũ, tôi nói: - Bây giờ sẽ thi lần lƣợt từng đứa một, những đứa còn lại đứng trên bờ theo dõi bấm giờ. Và tôi phân công luôn vì Thắng là ngƣời đầu têu nên sẽ là ngƣời thử sức đầu tiên, cả bọn vỗ tay hƣởng ứng. Quả thật trong nhóm Thắng luôn tỏ ra đàn anh hơn cả, 31
- hắn không những học giỏi mà mọi trò chơi hắn cũng chẳng bao giờ chịu thua ai. Thắng chuẩn bị tinh thần xong, tôi hô: - Một. Hai. Ba. Bắt đầu ùm Thắng đã nhảy khỏi cây cầu mất tăm trong dòng nƣớc. Lũ chúng tôi reo hò tán thƣởng và bắt đầu bấm giờ: 1,2, 3, phút trôi qua sang phút qua vẫn chƣa thấy Thắng nổi lên. Chúng tôi trầm trồ khen ngợi sự tài ba của Thắng. Sang đến phút thứ 4, tôi bỗng cảm thấy nóng ruột bởi bình thƣờng nhiều lắm thì chỉ đến phút thứ ba là chúng tôi đã chẳng thể nào chịu nổi. Thế mà đến giờ vẫn chƣa thấy Thắng, mấy đứa kia cũng bắt đầu lo lắng, chỉ trong nháy mắt chẳng kịp bảo nhau câu nào mấy đứa bơi giỏi liền nhảy xuống, vừa lúc đó chúng tôi đã thấy Thắng trồi lên, khuôn mặt tái nhợt, thở lấy thở để, chúng tôi vội vàng dìu Thắng vào bờ. Ngƣời Thắng lúc này đã gần nhƣ lả đi. Phải mƣời phút sau Thắng mới lên tiếng: - Chỉ cần một tích tắc nữa thôi là tao đi chầu thuỷ thần chúng mày ạ. - Sao vậy, mọi ngày mày bơi, lặn giỏi lắm cơ mà. - ừ, thì tao vẫn tự tin nhƣ vậy, nhƣng đúng lúc sắp chịu không nổi định trồi lên thì tao bị vƣớng vào chùm rễ cây mọc lan từ rừng ra cuốn chặt vào chân, tao cứ định trồi lên thì nó lại kéo tao xuống, may quá đúng lúc nghĩ rằng chết thật rồi thì bỗng dƣng chân tao lại giật ra đƣợc và cố sức ngoi lên. Nghe tiếng Thắng hổn hển kể, chúng tôi đứa nào đứa nấy đều khiếp sợ. Chờ cho Thắng đỡ mệt chúng tôi mới dám về nhà và câu chuyện này vẫn mãi là bí mật của lũ chúng tôi. Và đó là kỉ niệm sâu sắc nhất mà tôi nhớ mãi đấy các bạn ạ. *Đề bài: Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của mình. *Bài viết Năm nay tôi vào lớp sáu, còn bé Nhi thì bƣớc sang lớp bốn. Bố mẹ Nhi cũng đã về sống với nhau sau hơn một năm sống ly thân. Tôi và Nhi tuy chẳng phải họ hàng nhƣng thân thiết lắm! Tất cả bắt đầu từ lần ấy Năm ấy, tôi học lớp bốn còn bé Nhi học lớp hai. Tội nghiệp bé Nhi! Bố nó ham mê cờ bạc, rƣợu chè đi suốt từ sáng đến tối mới về lại còn hay đánh vợ chửi con. Mẹ nó không chịu đƣợc, quyết định đƣa nó về bà ngoại. Nhà bà ngoại nó ở cuối xóm, cạnh nhà tôi. Thế là anh em quen nhau từ đó. Một buổi chiều hè, tôi rủ bé đi chơi vì biết bé rất buồn. Tôi hỏi: - Bây giờ em thích cái gì để anh làm cho? Bé Nhi nói: -Anh biết không! Ngày xƣa em mơ ƣớc nhà em nhƣ một con thuyền lớn. Bố là cột buồm vững chãi còn mẹ là khoang thuyền che chở nắng mƣa. Con thuyền nhà em sẽ chở những ƣớc mơ của em đến đích. Vậy mà bây giờ nó chẳng bao giờ có thể thực hiện đƣợc. - Đừng buồn em ạ! Hãy cố gắng lên! Nào, đi! Đi với anh! Tôi dắt bé Nhi đi hái những lá tre nghẹ thật to để gập thuyền lá thả trôi sông. Tôi cọn lá to nhất gặp một con thuyền thật đẹp tặng bé Nhi. Nhƣng Nhi không giữ đƣợc, bé thả ngay xuống nƣớc. Nhƣng con thuyền lại không trôi. Nó mắc cạn vào ngay đám rong đang bò lổm ngổm ở giữa dòng. Bé Nhi nói: 32
- - Đấy! Gia đình em bây giờ cũng nhƣ con thuyền đó, chẳng thể nào nó đi đƣợc, chỉ có thể chìm thôi! Tôi vừa tiếc, lại vừa thƣơng Nhi, bèn cứ mang cả quần áo lội xuống sông vƣớt chiếc thuyền lên. Nƣớc đến bụng rồi đến cổ. Bỗng "sụt" chân tôi trƣợt phải một hố bùn giữa sông ngay lúc tôi vừa với đƣợc chiếc thuyền. Tôi cố gắng chới với trong khi một tay vẫn dâng chiếc thuyền lên khỏi mặt nƣớc. Mấy phút sau, tôi bò lên đƣợc tới bờ khi bụng đã uống no nƣớc nhƣng rất may con thuyền không nát. Bé Nhi mặt tái mét nhƣng rất ngoan ngoãn nghe tôi nói: - Em hãy giữ nó làm kỷ niệm và tin rằng có ngày nó sẽ đƣợc bơi thoả thích trên sông. Hôm đó, vì sợ mẹ mắng, tôi và bé Nhi ngồi ở bờ sông cho đến khô quần áo mới dám về. Đêm, tôi bị sốt cao nhƣng vẫn giấu chuyện ban chiều không nói. Mẹ thì cứ tƣởng tôi dãi nắng nên bị sốt. Cũng may sáng hôm sau, tôi đã đỡ nhiều. Ngay hôm bố mẹ nó hoà giải và về sống với nhau, nó rủ tôi đem chiếc thuyền ra sông thả. Nhƣng chiếc thuyền đã không không còn thả đƣợc. Thế là anh em tôi mải miết gấp những chiếc thuyền tre khác. Những chiếc thuyền gấp buổi chiều hôm ấy, chiếc nào cũng trôi về tận cuối dòng sôn. Điều bí mật giữa tôi và bé Nhi còn đến tận bây giờ. Đó cũng là kỷ niệm sâu sắc nhất tuổi thơ tôi các bạn ạ!. *Đề bài: Kể lại chuyện mình (hoặc một bạn) từng mắc lỗi. *Bài viết Trong lớp tôi thuộc một trong số con nhà giàu, với tôi mọi thứ đều dễ dàng muốn áo quần mới tôi chỉ cần nói một tiếng là bố mẹ lập tức mua cho, muốn có tiền mua sách mẹ cũng cho ngay, tóm lại tôi chẳng bao giờ thiếu bất cứ thứ gì. Và cũng bởi quá đầy đủ nên tôi chẳng bao giờ để ý đến nỗi khó khăn của các bạn xung quanh. Cũng vì bản tính ích kỉ đó mà tôi đã gây ra một sai lầm mà đến tận bây giờ nghĩ lại tôi vẫn cảm thấy ân hận. Tôi vốn là tổ trƣởng của tổ 1, nên tôi phải thƣờng xuyên báo cáo tình hình của lớp mình với cô giáo chủ nhiệm: nào ai đi muộn, nào ai ăn mặc không đúng quy định Và điều đó ảnh hƣởng đến kết quả thi đua của toàn lớp. Tổ tôi luôn dẫn đầu trong việc thực hiện nội quy, tổ tôi luôn đƣợc bầu là tổ xuất sắc. Vào đầu học kì hai, lớp tôi có một bạn mới chuyển về tên là Nam, Nam mới chuyển về khu tôi ở. Vừa bƣớc vào lớp tôi đã phì cƣời khi thấy Nam ăn mặc vô cùng tuềnh toàng, áo còn có mảnh vá. Buổi đầu vào lớp cô giáo phân công Nam về tổ của tôi, dù chẳng nói ra nhƣng tôi không mấy hài lòng vì tôi cảm thấy Nam sẽ làm xấu đi bộ mặt sáng sủa của tổ tôi. Tổ tôi vốn thƣờng dẫn đầu trong mọi phong trào thi đua, ấy vậy mà chỉ sau một thời gian Nam đã mấy lần làm ảnh hƣởng đến thành tích của tổ tôi. Lần thì Nam đi học muộn, lần thì không mặc đồng phục, Và cho đến một lần, buổi sáng hôm ấy chúng tôi đến lớp và ngồi bàn với nhau xem có cách nào khắc phục đƣợc tình trạng của tổ không. Lúc đó tôi lên tiếng: - Tất cả là do bạn Nam làm ảnh hƣởng đến phong trào thi đua của tổ mình, bạn ấy chuyên đi muộn, vi phạm nội quy của lớp. Theo tớ bạn ấy không xứng đáng làm 33
- thành viên tổ mình. Đúng lúc đó Nam xuất hiện và có lẽ bạn đã nghe thấy lời nói của tôi, tôi cũng hơi ngại nhƣng tôi tự nghĩ: “Mặc kệ! Nói cho mà biết”. Trƣớc sự phản ứng gay gắt của nhiều bạn tỏ ra không đồng tình nhƣng tôi vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình. Xong đó, quay sang Nam tôi tiếp: - Này tớ nói cho bạn biết, bạn làm ảnh hƣởng đến tổ quá nhiều đấy! Nói xong câu đó tôi chợt nhận ra mình đã quá lời. Nam im lặng cúi đầu, không nói đi nói lại câu nào. Vừa lúc đó cô giáo chủ nhiệm bƣớc vào lớp. Cô đƣa ánh mắt về phía Nam và nói: - Trong lớp mình có bạn Nam hoàn cảnh vô cùng khó khăn, các em phải giúp đỡ bạn nhé! Bố bạn ấy mất sớm nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ bạn ấy phải bán hàng rong để kiếm sống và nuôi bạn đi học. Thế nhƣng dạo này mẹ bạn ấy lại bị ốm phải nằm viện nên Nam đã có vài buổi đi học muộn. Các em hãy thông cảm cho bạn! Suốt cả buổi học hôm đó, tôi ân hận và chỉ mong đến cuối buổi học để nói lời xin lỗi Nam. Nhƣng buổi học đó Nam phải nghỉ giữa chừng vì mẹ bạn ấy lại phải cấp cứu. Sau đó bạn chuyển về quê học, thế là tôi vẫn không kịp nói ra lời xin lỗi với Nam. Tôi mong rằng sau này sẽ có dịp về quê thăm bạn, và có lẽ lúc đó bạn đã tha lỗi cho tôi. Và đây cũng là một bài học cho sự ích kỉ của tôi. *Đề bài: Kể lại một việc tốt mà em (hoặc bạn) đã làm. *Bài viết Hôm đó, tan học tôi và Linh còn rủ nhau ở lại làm nốt mấy bài toán khó vì sợ về nhà không có ngƣời trao đổi sẽ không làm đƣợc. Bởi vậy ra khỏi trƣờng đã gần 12 giờ trƣa, vừa đói vừa mệt, tôi chỉ muốn mau chóng về đến nhà để đƣợc ngồi vào mâm đánh chén một bữa no nê, ngủ một giấc chiều còn đi học tiếp. Buổi trƣa, trời nắng, nóng nên đƣờng vắng tanh, tôi mải miết đi về phía nhà mình. Bỗng từ xa, tôi thấy một em bé đứng ở giữa đƣờng khóc và gọi mẹ. Lúc đó quên cả mệt và đói tôi lại gần và hỏi: - Làm sao mà em lại khóc? Sao em lại đứng ở giữa trời nắng nhƣ vậy? Đứa bé càng khóc to hơn, trong tiếng khóc nó nói: - Em đi chơi nên bị lạc mất đƣờng về. Em sợ lắm. Em muốn về với mẹ cơ. Tôi thấy thƣơng nó quá nhƣng biết nó là con nhà ai mà đƣa về bây giờ. Tôi hỏi: - Thế mẹ em tên gì? Nhà em ở đâu để chị đƣa về? Nghe tôi nói vậy thằng bé mừng lắm nhƣng vẫn còn mếu máo: - Chị nói thật đấy nhé! Mẹ em tên là Lan, nhà em ở mãi đằng kia kìa - Thế em không nhớ nhà em ở xóm gì à? - Em không nhớ đâu. Nói xong cậu bé lại oà khóc và gọi: Mẹ ơi! Mẹ ơi! Tôi lại phải dỗ dành: - Em nín đi, đừng khóc nữa chị sẽ đƣa em về với mẹ. Chị em mình vừa đi vừa hỏi 34
- vậy. Tôi dẫn em bé đi về phía em vừa chỉ, trong lòng lo lắng bởi biết nhà em ở đâu mà tìm. Hai chị em tôi đi lòng vòng mất gần một tiếng thì thấy một ngƣời phụ nữ tất tả đi về phía tôi, dáng nhƣ tìm kiếm một ai đó, tôi hỏi em: - Kia có phải mẹ em không? Đúng lúc đó cô đã nhận ra con trai mình đang ở trƣớc mặt, cô mừng rỡ chạy lại ôm đứa bé vào lòng. Thằng bé vui sƣớng reo lên: - Mẹ! Mẹ ơi! Nhìn hai mẹ con cô vui mừng tìm thấy nhau, tôi cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Cô quay sang bảo tôi: - May quá, cháu đã đƣa em về cho cô, cô cám ơn cháu. Cháu hãy vào nhà cô chơi đã! - Dạ, cháu xin phép cô cháu phải về để chiều còn đi học. Tạm biệt mẹ con cô tôi vội vã về nhà, đến bây giờ tôi mới thấy bụng đói thế nhƣng tôi lại cảm thấy vui vì đã làm đƣợc một việc có ý nghĩa. Về đến nhà, mẹ tôi chạy ra đón và hỏi: - Sao con về muộn thế? Mẹ lo quá. Tôi kể cho mẹ nghe câu chuyện xảy ra vừa rồi, mẹ ôm tôi vào lòng và nói: - Con gái của mẹ ngoan quá. Con đã biết giúp đỡ ngƣời khác lúc gặp khó khăn là điều rất tốt con ạ. Chắc con đã đói lắm, hãy vào ăn cơm đi! Các bạn có biết không, chƣa bao giờ tôi lại ăn một bữa cơm ngon nhƣ hôm ấy. *Đề bài: Kể lại một lần đi tham quan cùng các bạn trong lớp. *Bài viết Gần hết học kì I của năm lớp 6, nhà trƣờng tổ chức cho chúng tôi đi thăm quan ở hồ Núi Cốc. Vì đây là lần đầu tiên đƣợc đi xa mà không có bố mẹ, chỉ có cô giáo chủ nhiệm cùng các bạn nên tôi vừa hồi hộp vừa xen một chút lo lắng. Biết vậy, mẹ đã chuẩn bị cho tôi đủ thứ từ tối hôm trƣớc và dặn dò tôi đủ điều. Sau đó mẹ bắt tôi đi ngủ thật sớm vì ngày mai 5 giờ sáng xe đã chạy. Lên giƣờng nằm rồi mà tôi vẫn chƣa hết hồi hộp, cuối cùng tôi thiếp đi cho đến đúng lúc chuông báo thức đổ một hồi dài. Tôi vùng dậy, mẹ đã dậy và chuẩn bị ba lô cho tôi. Sau khi đã xong bố đèo tôi đến sân trƣờng để cùng các bạn đi thăm quan. Đúng 5 giờ sáng xe bắt đầu chạy, tất cả chúng tôi đều vui sƣớng khi đi ngang qua những con đƣờng quen thuộc. Xe chạy bon bon, chỉ một lát sau đã rời xa nơi chúng tôi ở, những con đƣờng xa lạ cứ mở dần ra trƣớc mắt chúng tôi. Đi đƣợc một quãng, cô giáo bắt nhịp cho chúng tôi hát những bài hát quen thuộc, vậy là cả xe vang đầy tiếng hát cùng tiếng vỗ tay rào rào. Không khí thật vui vẻ, náo nhiệt. Chỉ hơn hai tiếng sau chúng tôi đã có mặt ở Núi Cốc, đến nơi cô giáo cho chúng tôi nghỉ nửa tiếng để ăn sáng và nghỉ ngơi. Hồ Núi Cốc mở ra trƣớc mắt tôi là màu xanh thắm của rừng cây và màu trong xanh của hồ nƣớc. Không khí thật thanh bình, yên tĩnh, khác hẳn không khí nơi 35
- chúng tôi sống. Sau khi ăn sáng xong, cô giáo đƣa chúng tôi đi vào thăm các hang núi, đây không phải là các hang núi tự nhiên mà nó đƣợc tạo ra bởi bàn tay khéo léo tỉ mỉ của con ngƣời, đó quả là những công trình tinh vi đẹp mắt. Ra khỏi hang, chúng tôi leo lên những quả đồi cao, ở đó có rất nhiều thông và phi lao. Đứng trên đồi cao chúng tôi nghe thấy rất rõ tiếng thông vi vu nhƣ đang hát ru. Nhìn từ trên cao xuống mặt hồ thật đẹp, ánh nắng vàng toả trên mặt hồ làm cho hàng ngàn con sóng nhỏ chạy trên mặt nƣớc nom nhƣ những vì sao đang tung tăng, chơi đùa. Sau khi chơi chán trên bờ hồ, cô trò chúng tôi lại đi dạo trên mặt hồ bằng một chiếc thuyền nhỏ. Mặt hồ rộng mênh mông, sóng gợn lăn tăn chạy xô theo hƣớng gió thổi. Phía xa có những ngôi làng nằm lặng lẽ bên hồ. Khung cảnh thật nên thơ. Trên thuyền, cô giáo kể cho chúng tôi nghe sự tích núi Cốc, rồi cô còn hát cho chúng tôi nghe bài hát Huyền thoại hồ Núi Cốc, giọng cô mƣợt mà tha thiết, lúc trầm lúc bổng ngọt ngào, thiết tha. Thế là sau một ngày tham quan khu du lịch núi Cốc, cô trò chúng tôi lại thu dọn đồ đạc trở về nhà. Dù đi cả một ngày nhƣng không khí vui quá, tất cả chúng tôi chẳng còn thấy mệt nữa. Lúc lên xe chúng tôi lại thi nhau hát và reo hò náo nhiệt cả một góc đƣờng. Trở về nhà, tôi háo hức kể cho bố mẹ nghe về chuyến đi đó và tôi thầm nghĩ chắc chắn bài văn tả cảnh ngày mai của mình sẽ rất hay, bởi qua chuyến đi này trong đầu tôi đã thu lƣợm đƣợc bao nhiêu khung cảnh đẹp về thiên nhiên. Quả là một chuyến đi đầy bổ ích. *Đề bài: Hãy kể một chuyện vui (hoặc chuyện buồn) xảy ra trong lớp. *Bài viết Hôm nay là thứ bảy, lớp tôi tổ chức buổi sinh hoạt cuối tuần, đồng thời cũng là liên hoan mừng bạn Lan đạt giải nhất môn văn toàn thành phố. Vừa hết tiết cuối, cô giáo đã gọi mấy bạn trai lên văn phòng mang hoa quả bánh kẹo cô đã mua mang về lớp, một số bạn nam khác đƣợc phân công nhiệm vụ kê lại bàn ghế sao cho cả lớp ngồi quây quần bên nhau. Sau khi đã kê xong bàn ghế, các bạn gái đƣợc phân công cắm hoa, trải những chiếc khăn trắng tinh lên bàn và bày ra đĩa kẹo bánh, hoa quả đủ màu sắc, không khí lớp thật rộn ràng, tấp nập. Cô giáo chủ nhiệm và bạn Lan, nhân vật chính của buổi liên hoan hôm nay bƣớc vào, trông bạn thật xinh tƣơi trong chiếc váy đỏ. Sau khi tuyên bố lí do của buổi liên hoan, cô giáo nói: - Bạn Lan đã đem lại vinh dự cho lớp ta, vậy cô đề nghị lớp ta tặng bạn một tràng vỗ tay để chúc mừng bạn. Quay sang bạn Lan cô nói: - Em có điều gì muốn nói với cả lớp không? Bạn Lan nói: - Em xin cảm ơn cô và các bạn đã giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập. Có lẽ bạn còn muốn nói nữa nhƣng vì xúc động nên không nói nên lời. Sau đó cả lớp bắt đầu liên hoan, tiếng trêu đùa nhau nổ ra râm ran. Một lúc sau, 36
- cô giáo đề nghị cả lớp cùng nhau hát một bài. Tiếng vỗ tay hƣởng ứng ào lên. Bạn quản ca bắt nhịp, cả lớp hát theo sôi nổi. Sau tiết mục đồng ca, cô giáo đề nghị ai cũng phải hát một bài để tặng Lan. Mở đầu là bạn Dung, nghe cô giới thiệu cả lớp ồ lên thích thú vì Dung thƣờng ngày rất nhút nhát, ít khi dám lên tiếng, hơn nữa bạn lại có một giọng nói không mấy trong trẻo. Chúng tôi cứ tƣởng Dung sẽ không dám đứng lên hát, thế mà bạn lại đứng lên hát ngay một bài dù không hay nhƣng rất vui vẻ, có lẽ thấy lớp vui quá bạn quên cả tính nhút nhát của mình. Sau khi Dung hát xong liền chỉ định luôn bạn Hùng - một tên lém lỉnh và nghịch nhất lớp tôi. Vừa nghe thấy tên mình, Hùng đứng phắt ngay lên và nói: - Thay mặt cho các bạn nam lớp 6 của chúng ta, tớ sẽ hát một bài tặng Lan và tặng tất cả các bạn nữ. Cả lớp ồ lên tán thƣởng và tặng Hùng một tràng pháo tay. Chúng tôi không thể ngờ một ngƣời lúc nào cũng oang oang mà lại có giọng hát hay đến nhƣ vậy. Hùng hát say sƣa nhƣ chƣa bao giờ đƣợc hát. Và câu cuối cùng vừa dứt, Hùng lại pha trò: - Trên đây tôi vừa hát rất hay, vậy tôi đề nghị mọi ngƣời lại tặng tôi một tràng pháo tay nữa. Và bây giờ để tiếp tục chƣơng trình mời các bạn cứ ăn uống tự nhiên để nghe bạn Lan, ngƣời học giỏi và xinh đẹp nhất lớp đƣợc thể hiện tài năng của mình. Cả lớp tán thƣởng, Lan đứng lên hát tặng ngay lớp một bài và sau đó lại đọc một bài thơ do chính bạn sáng tác. Trƣớc không khí vui vẻ của lớp, cô giáo cũng đứng dậy và hát tặng cả lớp một bài. Giọng cô thật mƣợt mà trong trẻo. Cô nhìn chúng tôi với ánh mắt dịu dàng, trìu mến. Buổi liên hoan kết thúc trong tiếng cƣời rộn rã. Chƣa bao giờ tôi cảm thấy gắn bó và thân quen với lớp đến nhƣ vậy. Có lẽ đây là buổi liên hoan có ý nghĩa nhất đối với chúng tôi kể từ khi chúng tôi học cùng nhau. Đê bài: Kể về anh (chị hoặc em) của mình. *Bài viết Là ngƣời bé nhất trong gia đình nên lúc nào em cũng đƣợc cả nhà yêu thƣơng, chăm chút. Lần nào đi công tác xa về, mẹ cũng mua cho em rất nhiều quà bánh, đồ chơi, quần áo. Còn bố, bố rất hay mua cho em những cuốn sách hay. Chả thế mà mới học lớp sáu mà tủ sách của em có nhiều sách lắm! Em rất yêu cha mẹ, chỉ tội cha mẹ hay phải đi công tác dài ngày. Nhƣng ở nhà em còn có chị My Trang. Riêng đối với chị My Trang, em lại có một tình cảm thật là đặc biệt. Nhà em chỉ có hai chị em, bố mẹ lại thƣờng xuyên vắng nhà, thế mà mọi việc ở nhà chị My Trang lo lắng nhƣ ngƣời lớn. Chị chỉ hơn em ba tuổi nhƣng đã rõ thật là một ngƣời chị mẫu mực trong gia đình. Chị My Trang học sáng còn em học chiều nhƣng vì là con trai, nên em chẳng biết làm gì ngoài việc học ở trƣờng, về nhà lại xem ti vi và đọc sách. ấy vậy mà dù 11 giờ mới tan trƣờng, chị vẫn lo cho cậu em trai bữa cơm trƣa tƣơm tất trƣớc khi đi học. Buổi chiều về nhà, chị vừa học bài lại vừa dọn dẹp tất cả những công việc gia đình. Thời gian học ngắn ngủi, vậy mà năm nào chị cũng là học sinh giỏi toàn diện 37
- của trƣờng. Chị thật là đáng nể! Một hôm nhân lúc cùng ngồi học em hỏi chị: - Chị à! Chị làm thế nào mà học giỏi nhƣ vậy! - Bí quyết của chị là lúc nào cũng phải cố gắng, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào em ạ! Buổi tối chị học rất nhanh rồi còn kèm em học bài cũ. Gần chị, em đã học đƣợc rất nhiều điều. Chẳng cần ai bảo, em tự nguyện giúp chị những công việc nhà mỗi khi mẹ và cha đi vắng. Đặc biệt, lúc nào em cũng tự nhắc nhở mình phải luôn cố gắng để đƣợc nhƣ chị My Trang. Chƣa hết đâu các bạn ạ! Bận nhƣ vậy mà chị vẫn dành thời gian chăm sóc cho bố vƣờn hoa cảnh ở ngoài vƣờn. Những giỏ phong lan đủ màu kheo sắc, những cây khế, cây cảnh xanh non trông đến là mát mắt khiến bố em mỗi lần đi xa về tỏ ra hài lòng lắm. Dù chẳng nói ra nhƣng những việc làm của chị My Trang làm em thấy kính yêu và nể phục lắm. Em biết các bạn có điều kiện hơn nhiều nhƣng lại mải chơi, học hành không tốt. Còn đối với riêng em, lúc nào em cũng ƣớc đƣợc ở bên chị My Trang mãi mãi để đƣợc chị dạy bảo nhiều hơn. *Đề bài: Kể lại một buổi cắm trại cùng các bạn trong lớp. *Bài viết Cứ hai năm một lần, trƣờng em (trƣớc đây) lại tổ chức thi cắm trại cho học sinh vào đúng ngày thành lập đội. Các bạn học sinh lớp bốn, lớp năm náo nức chuẩn bị cho buổi cắm trại có khi trƣớc đó đến hàng tuần lễ. Chả là, cuộc thi chỉ dành cho các anh chị, còn các em lớp dƣới nhỏ quá nên chƣa thể làm trại đƣợc. Năm vừa rồi em học lớp năm và buổi cắm trại cùng các bạn đã trở thành một kỷ niệm khó quên. Buổi sáng hôm đó trời thật đẹp! Mùa hè nhƣng trời không có nắng có mát dịu. Những cơn gió nhẹ làm vơi đi những giọt mồ hôi trên trán mỗi bạn nam. Bắt đầu từ sang sớm, chúng em đã tập trung ở nhà bạn Duy Anh để cùng nhau chuyển ngôi nhà của lớp đến trƣờng. Tụi con trai hí hửng lắm vì đó là thành quả của cả một tuần mà. Ra tới trƣờng, chúng em tiến hành dựng trại ngay. Vừa dựng xong cổng trại, thì chúng em nhận đƣợc hiệu lệnh ở lại còn tất cả tập trung cho lễ khai mạc của trƣờng. Màn duyệt nghi thức diễn ra trang trọng và buổi cắm trại chính thức đƣợc bắt đầu sau lời tuyên bố của thày hiệu trƣởng. Lễ khai mạc diễn ra nhanh chóng. Các lớp đƣợc trở về khu vực cắm trái của mình. Hội ý xong, lớp em chia thành ba nhóm. Một nhóm chuẩn bị cho màn thi văn nghệ, một nhóm hoàn thiện trại và trang trí. Nhóm còn lại chuẩn bị nội vụ cho bữa ăn trƣa. Thế là chúng em hồ hởi mỗi ngƣời một việc. Hơn một tiếng trôi qua, chúng em nhận đƣợc liên tiếp hai tin mừng. Màn thi văn nghệ của lớp em đƣợc ban giám khảo cho số điểm cao nhất và ngôi nhà của lớp cũng đã đƣợc các bạn nam năng nổ làm xong. Khuôn viên cổng thiết kế y nhƣ một ngôi nhà. Từ cổng đi vào có vƣờn cây, ao cá, có nhà sàn, lại có cả một khu chung cƣ cao tầng, bên cạnh là một khu liên hợp thể thao. Đây rõ ràng là sản phẩm của Bình cận, bởi nó là đứa vừa tôn trọng tính hiện đại lại vừa luôn đề cao tính dân tộc mà. Sâu vào bên trong (phần lều trại) các bạn nam đã thiết kế nó y nhƣ một mái nhà mà chỉ bằng những vật liệu giản đơn là tre với tàu dừa. Phần trong trí mới tuyệt làm sao. Cái "nàng" đã vận dụng hết các mẹo cắt hoa học đƣợc từ "mực tím" để tại nên một bức tranh đa màu sắc và trông đẹp mắt vô cùng. 38
- Thoáng cái, buổi sáng đầy bổ ích đã trôi qua. Bữa trƣa đã đƣợc cái bạn nữ bày sẵn với đồ ăn ngọt và hoa quả. Một bữa liên hoan nhẹ diễn ra vui vẻ, xen lẫn tiếng hát, tiếng vỗ tay và tiếng cƣời đùa không ngớt. Đầu buổi chiều, chúng em xếp thành hai hàng hát vang những bài ca truyền thống để đón mừng các thày cô vào thăm và chấm trại. Cả một ngày chờ đợi, thời gian hồi hộp nhất cũng đã đến khi cô tổng phụ trách lên công bố kết quả cắm trại trƣớc toàn trƣờng, lời cô dõng dạc: - Hôm nay, trại của các chi đội đều rất đẹp. Chứng tỏ các em có một sự chuẩn bị công phu. Nhƣng để chọn ra ba trại đẹp nhất thì ban giám khảo quyết định chọn chi đội 5E, 4D và 5A (lớp tôi). Trại của mỗi chi đội lại có một vẻ riêng. 5A có khuôn viên trại hợp lý nhất. Trại của 5E lại độc đáo và gây ấn tƣợng hơn cả. Còn 4D, ngôi nhà của các em chứng tỏ một sự cố gắng vƣợt sức rất nhiều. Nhƣng cuộc thi nào cũng phải có ngƣời giải nhất. Ban giám khảo sau khi cân nhắc, quyết định trao giải nhất, nhì, ba lần lƣợt cho chi đội 5E, 5A và 4D. Cả trƣờng vỗ tay rộn vang không ngớt. Cô lại tiếp: mặc dù 5E nhất phần thi trại nhƣng cộng tổng điểm ngày hôm nay, giải nhất toàn diện đã thuộc về chi đội 5A! Cả lớp tôi đều phấn khởi, vỗ tay reo mừng không ngớt. Buổi cắm trại đã thành công. Đối với chúng tôi điều quan trọng không phải là đã dành đƣợc giải nhất. Mà điều quan trọng là tinh thần đoàn kết của tập thể lớp 5A. *Đề bài: Kể lại một buổi sinh hoạt lớp. *Bài viết Tuần học trƣớc đối với lớp tôi là một tuần thật vô cùng tồi tệ. Lớp tôi đã tụt hơn 10 bậc trong bảng xếp loại thi đua. Sắp đến giờ sinh hoạt, không khí lớp nặng nề. Dù không muốn nhƣng hình nhƣ ai cũng đoán chắc rằng cả l lớp sẽ đƣợc nghe rất nhiều lời trách phạt của cô chủ nhiệm. Tùng! Tùng! Tùng! Trống vào tiết năm vừa điểm, cô giáo chủ nhiệm bƣớc vào lớp với ánh mắt nghiêm trang, cả lớp tôi im phăng phắc. Cô có vẻ hơi ngạc nhiên vì cô mới đi công tác xa về. Cũng giống nhƣ mọi khi, cô gọi Huyền Trang lên thông qua tình hình của lớp trong tuần. Bạn lớp trƣởng chầm chậm đứng lên. ở dƣới, chúng tôi nhận rõ vẻ mặt thất vọng của cô sau mỗi lời nói của Huyền Trang. Bản thông báo đƣợc đọc nhanh chóng, ngắn gọn nhƣng đầy đủ. Kết quả, lớp tôi tụt từ vị trị số một xuống vị trí thứ 15. Cả lớp tôi vừa buồn, vừa sợ hãi lại vừa hối hận chờ đợi từ cô những lời trách phạt. Cô không giấu vẻ mặt thất vọng nhƣng trông cô vẫn điềm tĩnh vô cùng: - Cô đi công tác có một tuần mà công tác tự quản của các em kém quá! Ai lại mang tiếng một lớp mũi nhọn của trƣờng mà lại xếp thứ 15. Bản báo cáo của Huyền Trang đã nêu ra quá nhiều những cái tên mắc lỗi nhƣng trƣớc khi phê bình, cô muốn nghe lớp mình phát biểu. Cả lớp vẫn im phắc trong một không khí nặng nề nhƣng rồi cuối cùng, Huyền Trang cũng lên tiếng trƣớc: - Em thƣa cô! Tuần qua lớp mình sút kém là vì các bạn thực hiện nề nếp không nghiêm và lại còn sao nhãng trong việc học hành. Là cán bộ lớp mà không nhắc nhở 39
- đƣợc các bạn, em xin nhận lỗi về mình. Nói xong, lớp trƣởng bật khóc ngồi thụp xuống bàn. Ngay lúc đó, bạn Mi thành viên của tổ bốn đứng lên: - Thƣa cô! Tuần qua các mặt thi đua của lớp mình đều sút kém, theo em có mấy nguyên nhân. Thứ nhất, ở cổng trƣờng ta vừa khai trƣơng một quán trò chơi điện tử. Em thấy lớp mình có nhiều bạn hay la cà ở đó vì thế mới xảy ra chuyện không học bài trƣớc khi đến lớp và chuyện đi muộn thƣờng gặp ở các nam. Thứ hai, các bạn nữ lớp mình gần đây hay mang đến lớp đồ ăn, quà bánh nên thƣờng gây mất trật tự và còn ảnh hƣởng đến công tác vệ sinh. Còn nữa, tuần vừa qua cô đi vắng, lớp mình lại là lớp mới của cấp hai nên các bạn còn có thói quen xao nhãng nếu không có ai nhắc nhở thƣờng xuyên. Thƣa cô! nếu giải quyết đƣợc những nguyên nhân ấy, em tin lớp mình sẽ tốt hơn. Chờ đợi một lúc không thấy còn ai có ý kiến gì, cô kết luận: - Vậy là ngay chính bản thân các em đã tự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi của mình. Cô khen bạn Trà Mi đã góp ý rất kịp thời. Cô sẽ giữ bản báo cáo nàu xem tuần sau các em sửa chữa ra sao? Nếu các em đã biết lỗi của mình mà các em còn mắc lõi cô sẽ phạt nặng gấp đôi. Buổi sinh hoạt tan, lớp tôi ra về nhiều bạn thấy mình nhẹ nhõm vì không bị cô trách phạt gì. Nhƣng ai cũng lo ngay ngáy cũng nghĩ phải làm sao cố gắng để không bị cô trách phạt trong giờ sinh hoạt tuần sau. *Đề bài: Kể về một người bạn mà em mới quen. *Bài viết Quê tôi ở nông thôn nhƣng tôi lớn lên ở thành phố. Từ bé đến giờ, tôi mới chỉ đƣợc về quê có một lần. Nhƣng lần ấy đã xa xôi lắm rồi, tôi chẳng còn nhớ điều gì nữa. Chả là lúc ấy tôi còn quá bé mà. Tuần vừa qua, tôi thật bất ngờ khi đƣợc bố mẹ cho về quê chơi ngày chủ nhật. Chuyến đi đã để lại trong tôi bao kỷ niệm khó quên. Suốt đêm hôm trƣớc, tôi gần nhƣ không ngủ. Tôi cứ nằm mà tƣởng tƣợng về quê nội. Tôi chỉ nhớ mang máng đó là một vùng quê nghèo ở miền trung du. Sáng sớm tàu đã chạy, tôi nghủ lăn trong lòng mẹ vì mệt quá. Lúc tỉnh dậy bƣớc chân đầu tiên từ tàu bƣớc xuống là bƣớc chân tôi đi vào nhà nội. Ngôi nhà nằm ngay cạnh đƣờng tàu, ba gian cũ kỹ, đƣợc xây bằng thứ gạch mà lâu ngày đã bị đám rêu làm cho ngả màu xanh. Trƣớc mặt ngôi nhà là cánh đồng lúa mới gặt xong, những gốc lúa trơ ra phơi mình dƣới những cơn gió heo may. Ăn cơm trƣa xong, bố mẹ bắt tôi đi ngủ nhƣ ở trên thành phố. Đến chiều, tôi mới đƣợc mẹ cho đi chơi cùng các anh chị ở ngoài đồng. Một khung cảnh rộng mênh mông bát ngát nhìn mỏi mắt ở phía xa cũng chỉ thấy núi và mây trắng chứ không nhƣ thành phố chỉ thấy toàn nhà tầng và cao ốc. Đang cắm đầu đuổi theo con cào cào có cặp cánh màu xanh đỏ, tôi bỗng lao sầm vào một cậu bé trông ngƣời nhỏ nhắn hơn tôi khiến cậu bật phăng chiếc chạt bò. Tôi vội vàng: - Xin lỗi cậu! Cậu có sao không? - Không! Em không sao! Còn anh? - Mình cũng không sao Bây giờ tôi mới có dịp quan sát kỹ ngƣời bạn: cậu ngƣời nhỏ nhắn nhƣng nhìn 40
- khuôn mặt xem chừng không ít tuổi hơn tôi. Nƣớc da cậu đen nhém nhƣng đôi mắt sáng có vẻ rất thông minh. Tôi chủ động làm quen: - Mình tên là Hải, mới về đây thăm ông bà nội. Còn bạn tên gì? Bạn bao nhiêu tuổi? - Em tên là Minh, em 12 tuổi. - Vậy hả? Thế là chúng mình cùng tuổi với nhau. Sự niềm nở của Minh không ngờ đã khiến một cậu bé khó tính nhƣ tôi nhanh chóng hoà nhập với đồng quê. Minh đã chỉ cho tôi bao thú chơi ttong buổi chiều ngắn ngủi. Những thú chơi ấy đến trong mơ tôi cũng chẳng bao giờ có thể nghĩ ra. Phải chăng vì thế mà tôi đã trở thành khó tính. Và vì thế mà giờ đây tôi mới phải đeo cặp kính cận nặng nề với một mớ kiến thức không sao tiêu thụ nổi. Minh kể cho tôi biết, cậu cũng là học sinh giỏi toàn diện của trƣờng nhƣng so với tôi, Minh còn biết bao nhiêu thứ khác. Minh dạy tôi biết bắt dế đồng rồi cho một cái hộp đề chơi trò chọi dế, dạy cách thả diều, dạy cách nghe tiếng sáo để phân biệt diều nhỏ, diều to Tóm lại ở Minh, tôi thấy nhƣ có một kho những trò chơi mà tuổi thơ những ai lớn lên ở thành phố không bao giờ biết đƣợc. Buổi chiều ngắn ngủi trôi đi nhanh chóng. Tôi chia tay ngƣời bạn mới quen để về thành phố. Trƣớc khi đi Minh còn cho tôi một chiếc diều. Tôi cầm chiếc diều lấy làm thích thú mặc dù đem về thành phố nhà mình chẳng biết sẽ thả ở đâu. Về đến nhà, thỉnh thoảng tôi lại viết thƣ về quê hỏi thăm Minh. Tôi hay kể cho Minh nghe chuyện phố phƣờng, còn Minh lại bù đắp cho tôi những trống rỗng của tuổi thơ. Minh là ngƣời bạn mà tôi quen gần đây nhất. Tôi thật không ngờ ở cái nơi xa xôi ấy, tôi lại có đƣợc một tình bạn sâu sắc và thân thƣơng đến vậy! *Đề bài: Kể về một người làm việc trong trường (bác lao công, bảo vệ, cô thủ thư, ). *Bài viết Tụi học sinh chúng tôi hầu nhƣ chẳng ai quan tâm đến bác lao công. Nhƣng không phải vì ghét bác mà là vì hầu nhƣ chúng tôi chẳng gặp bác bao giờ. Mỗi buổi sáng khi chúng tôi đến lớp, lớp đã sạch nhƣ lau cứ nhƣ chuyện cô Tấm trong quả thị vậy. Nhƣng riêng đối với tôi, ấn tƣợng về bác lao công thật là đặc biệt. Tất cả bắt đầu từ cái ngày chúng tôi đƣợc phân công đi lao động. Sáng hôm ấy, sau buổi học, cô chủ nhiệm dặn chúng tôi buổi chiều đi lao động để chuẩn bị cho ngày 26/3. Buổi chiều cô có việc bận nên các em phải tự lao động theo sự phân công. Ăn trƣa xong thế là tụi tôi lại vội vã đạp xe rủ nhau mang dụng cụ đến trƣờng. Dù đến sớm nhƣng vốn ham chơi, tụi con gái chúng tôi chẳng ai bảo ai quây ngồi thành một vòng tròn đủ chuyện trên trời dƣới biển. Còn tụi con trai, trƣớc khi đi đã thủ sẵn quả bóng da. Thế là đến trƣờng các bạn đua nhau lao vào quả bóng. Sân trƣờng buổi chiều vắng lặng chẳng có ai nên tụi tôi tha hồ đùa nghịch, la hò ầm ĩ mà chẳng ai nghĩ đến công việc phải làm. Tụi con trai còn đá bóng làm gãy cả một cành cây cảnh. Thoáng cái đã hết quá nửa buổi chiều, lúc ấy bạn lớp trƣởng mới chợt nghĩ đến nhiệm vụ đƣợc giao. Thế là chúng tôi mới cuống quýt ai làm việc nấy. Nhƣng lạ 41
- thay! Khi xách nƣớc đến những ô cửa kính để lau những vết bụi và vết bẩn lau ngày thì chúng tôi bị phát hiện ra, các ô cửa kính đều đã đƣợc lau rất sạch. Quay sang khu hiệu bộ, chúng tôi lại thấy toàn bộ khu làm việc cũng đã đƣợc quét sạch bong. Chƣa kịp hiểu ra ai đã giúp chúng tôi hoàn thành côngh việc thì từ xa, tôi đã thấy bác lao công đi tới. Đáp lại lời chào của chúng tôi, bác hiền hậu mở lời: - Chào các cháu! Các cháu đi lao động phải không? Bạn lớp trƣởng chƣa kịp trả lời, bác lao công lại tiếp: - Thấy các cháu đang chơi vui vẻ, tiện tay bác đã giúp các cháu lo xong công việc ngày mai. Bác sợ các cháu làm không xong sẽ ảnh hƣởng đến ngày kỷ niệm. Lúc ấy, bạn lớp trƣởng mới thƣa: - Chúng cháu cảm ơn bác rất nhiều! Chúng cháu ham chơi quá! - Tuổi của các cháu là tuổi chơi, tuổi học nhƣng các cháu cần nhớ khi đã đƣợc giao công việc phải chú ý để hoàn thành. Tiện đây bác cũng nhắc nhở các bạn nam, từ lần sau không đƣợc đá bóng ở sân trƣờng vì sẽ làm hỏng cây xanh. Chúng tôi ngoan ngoãn gật đàu rồi ra về trong lòng thầm cảm ơn bác lao công. Bác đã dạy chúng tôi bài học đầu tiên về lao động. Từ ngày ấy, các bạn lớp tôi qúy trọng bác lao công lắm. Mỗi lần đi lao động hay có dịp đƣợc gặp mặt bác lao công, tụi tôi lại xúm quanh bác hỏi chuyện nhƣ những đƣas con lâu ngày mới gặp lại cha mình. *Đề bài: Kể về một người tốt mà em biết. *Bài viết Em hẳn là một ngƣời hạnh phúc khi luôn đƣợc sống trong sự yêu thƣơng đùm bọc của tất cả mọi ngƣời. ở nhà, vì là con út nên lúc nào em cũng đƣợc mọi ngƣời chiều chuộng. ở trƣờng, thầy cô và bạn bè cũng luôn quý mến em. Đó thật là một điều tuyệt diệt. Trong số những ngƣời tốt quanh em, thì ông nội là ngƣời mà em yêu quý nhất. ở tuổi em có lẽ nhiều bạn sẽ gần gũi với mẹ nhiều hơn. Nhƣng với em, ngoài ngƣời mẹ em rất mực kính yêu thì ông nội là ngƣời tốt nhất. Không hiểu sao em lại dễ gần ông đến vậy. Năm nay ông nội đã quá tuổi 70, nhƣng vẫn giữ đƣợc vẻ quắc thƣớc. Mái tóc của ông đã bạc đến tám phần. Vầng trán và hai đuôi mắt rất nhiều nếp nhăn ẩn chứa đằng sau một cuộc đời nhiều suy nghĩ. Từ ngày ở cùng ông, em cảm thây sông gần gũi lắm. Ông có một kho truyện cổ tích dân gian và có thể kể cho em nghe bất cứ lúc nào. Và còn lạ hơn nữa khu lúc nào ông cũng có thể sử dụng các thành ngữ hay tục ngữ dân gian. Nhiều lúc em tự hỏi không biết làm cách nào mà ông lại nhớ nhiều đến vậy. Thỉnh thoảng có lúc ông đi xa, ở nhà một mình em cứ tha thẩn mãi. Nhƣng bù lại mỗi lần ông về đều có rất nhiều quà cho mấy đứa chúng em. Đó chỉ là mấy điều rất nhỏ, bên cạnh bao điều tốt đẹp mà em có thể nói về ông. Nhƣng có lẽ điều khiến em quý ông nhất chính là ở cái sở thích đặc biệt của ông. Chả là từ lúc hơn 40 tuổi, ông chọn thú chơi trồng lan cảnh. Vƣờn lan của ông lúc nào cũng đầy những sắc hoa. Nhƣng ban đầu thực sự em cũng không thích lắm, vì so với các loài hoa khác em chẳng hiểu gì về phong lan. Có lần giúp ông tƣới lan, em mới hỏi: - Ông ơi, tại sao ông lại thích hoa lan? 42