Nhiếp ảnh số

pdf 416 trang phuongnguyen 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nhiếp ảnh số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhiep_anh_so.pdf

Nội dung text: Nhiếp ảnh số

  1. NHIẾP ẢNH SỐ
  2. Share-Book.com NHIẾP ẢNH SỐ Mục lục Overture Máy ảnh số và nhiếp ảnh số Chọn máy ảnh Có những gì trong một dCam? Thẻ nhớ: không còn bí ẩn Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography Kính lọc Kỹ thuật chụp ảnh Kỹ thuật căn bản Nguyên tắc chụp ảnh Độ nét sâu của trường ảnh Tốc độ chụp ảnh Các chế độ đo sáng Các hiệu chỉnh khác Ngôn ngữ nhiếp ảnh Less is more Tương phản trong Nhiếp ảnh Quy tắc bố cục tranh phong cảnh Bố cục ảnh Yếu tố phụ trong bố cục Đường nét trong bố cục Bố cục và sáng tạo Các yếu tố hình họa của hình ảnh Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh Chụp ảnh chân dung Ánh sáng trong ảnh chân dung Chụp ảnh phong cảnh Chụp close up và ảnh hoa Chụp ảnh báo chí Xử lý ảnh Hiểu thêm về các thông số của ảnh RAW vs JPEG Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối Tối ưu ảnh trước khi up lên site Làm border ảnh bằng Photoshop và vấn đề giữ exif
  3. Share-Book.com Khắc phục Out nét Cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ In ảnh tại Labs Mẹo vặt và hỏi đáp Kinh nghiệm chụp cho người mới bắt đầu Tạo hiệu ứng sao cho đèn đêm mà không cần kính lọc Hiệu ứng zoom Mẹo đo sáng thay thế Bồi đèn trong chụp tốc độ chậm Kính lọc màu cho đèn và ống kính: Nghệ thuật xem ảnh Tăng giảm bù trừ sáng (EV+/-) Bù trừ sáng (EV) Kinh nghiệm đo sáng Đặt tên cho ảnh Bóng đổ - bóng ngả - bóng đối xứng - bóng khối Tone màu? Chế độ chụp Lấy nét - chế độ màu AEB Chụp cảnh hoàng hôn Cỡ ảnh, kỹ thuật chụp đêm Chụp ảnh lưu niệm Chụp ảnh khi trời mưa Chụp ảnh khi trời gió Mưa đêm và những tia chớp Chụp ảnh trong sương mù Chụp ảnh khi tuyết rơi Chụp ảnh biển Chụp ảnh chân dung Chụp pháo hoa 7 lời khuyên cho chụp ảnh nội thất Căn chỉnh màn hình máy tính của bạn So sánh Canon và Nikon Noise – vỡ hạt ảnh Xử lý bụi bám trên sensor Khẩu độ sáng Nghệ thuật và sự dung tục Hệ số nhân tiêu cự Ảnh đen trắng trong thời đại số Bố cục - hội họa và nhiếp ảnh? Thông tin về sách
  4. Share-Book.com
  5. Share-Book.com Overture Lời đầu tiên xin được cảm ơn công nghệ kỹ thuật số hay nói chính xác hơn là các chuyên gia của lĩnh vực này đã và đang miệt mài làm việc để mỗi ngày kỹ thuật số lại mang đến cho người sử dụng những khả năng kỳ diệu hơn, trong đó có các máy ảnh "Digital". Quay ngược dòng thời gian, chỉ 5 năm trước dây thôi, thì khái niệm "Nhiếp ảnh" có một cái gì đó đặc biệt và xa vời đối với đại đa số những người không làm trong nghề có liên quan tới ảnh. NTL vẫn còn nhớ hồi năm 1999, để có thể mua một chiếc Nikon Coolpix 950 với 1,9 Mpix, chậm như rùa thì bạn phải chi ra khoảng 900$ đấy là chưa nó i đến giá của các loại thẻ nhớ! Năm 2004 là một năm đáng nhớ với những phát triển vượt bậc của kỹ thuật số trong nhiếp ảnh. Sự hoàn thiện với tốc độ đáng kinh ngạc trong tất cả các dòng máy ảnh số cũng như giá thành của chúng bắt đầu rơi xuống ngưỡng mà ai cũng có thể mơ ước cho mình một chiếc dCam bỏ túi xinh xắn và tiện lợi. Như thế nhiếp ảnh đang từ một lĩnh vực đặc biệt đã nghiễm nhiên đi vào đời sống của xã hội hiện đại như một thiết bị không thể nào thiếu được. Sự bùng nổ của các thiết bị chụp ảnh có thể được kể đến từ "Web Cam", PDA, điện thoại di đ ộng, máy quay phim có tính năng c hụp ảnh và dĩ nhiên là các loại máy ảnh dCam mà sự xuất hiện của chúng nhiều v à t hay đổi nhanh đến mức nếu không theo dõi hàng ngày thì khó biết được tên của những loại máy mới ra trên thị trường. Như thế công nghệ mới đã làm thay đổi khá nhiều thói quen tr uyền t hống và tạo nên những điều bất ngờ không ai dám hình dung dù chỉ trước đó mấy năm. Tháng 9-2003, hãng Kodak, nổi tiếng về các sản phẩm phim ảnh, tuyên bố ngừng việc nghiên cứu và chế tạo phim âm bản (tuy nhiên hồi cuối năm 2004 Kodak vẫn lặng lẽ cho ra thị trường hai loại phim mới ISO 200 và 800 có chất lượng cực hoàn hảo). Thị trường thiết bị cho ảnh đen trắng nhà nghề thất thu đến mức báo động và một loạt nhà máy trên toàn châu Âu đóng cửa. Và hãng sản xuất thiết bị nhiếp ảnh lừng danh ILFORD sau 125 năm tồn tại cũng đang phải lo lắng về số phận của mình trong vài ba nă m tới. Chưa bao giờ trong lịch sử nhiếp ảnh của thế giới người tiêu dùng nghiệp dư có thể mua những chiếc SLR với tính năng thật hoàn hảo mà chỉ hết có vài trăm USD - nên nhớ rằng những chiếc dSLR có tính năng tương đương trị giá hàng nghìn USD! Có lẽ chiếc Nik on F6 sẽ là tượng đài cuối cùng của thế hệ máy SLR từng một lần làm nên lịch sử? Lĩnh vực chuyên nghiệp duy nhất chưa bị đụng chạm tới nhiều là các nhiếp ảnh gia sử dụng máy chụp phim tấm khổ lớn "Large Format" và "Moyen Format", lý doật th giản dị: các "B ack" kỹ thuật số chưa thật sự vượt trội hơn khả năng thể hiện của phim cổ điển. Tuy nhiên thị thường phim cho loại máy này cũng đang thu hẹp dần, ít sự lựa chọn hơn trước. Công nghệ kỹ thuật số có những đòi hỏi của riêng nó mà ựs tương thích kỹ thuật với c ác loại thiết bị dùng cho thân máy SLR, đặc biệt là ống kính, không phải bao giờ cũng làm hài lòng người tiêu dùng. Một nhiếp ảnh gia hành nghề từ 30 năm nay với một gam ống kính hoàn hảo bỗng ngỡ ngàng nhận ra "tài sản" của mình không phải lúc nào cũng đ áng giá với nhữ ng thâ n máy ảnh dSLR mới. Bây giờ không còn ai ngạc nhiên với việc này nữa, tất cả đều hy vọng và chờ đợi một điều sẽ tới nằm ng oài khả năng k iểm soát của chính mình. Một vài dòng sơ qua về tình hình của thị trường kỹ thuật máy ảnh trên thế giới trước khi bước vào những lĩnh vực khác nhau của nhiếp ảnh số. nguoithanglong - diễn đà n ha noicorner - 2004 Máy ảnh số và nhiếp ảnh số Chọn máy ảnh Ngay lập tức NTL muốn nói với các bạn rằng không phải ai có máy ảnh thì cũng đều là nhiếp ảnh gia cả. Nó giống như việc ngay bây giờ nếu có ai đó tặng bạn một chiếc Ferrary thì bạn cũng không thể ngay lập tức trở thành Schumacher! Tất cả đòi hỏi một quá trình học hỏi và rèn luyện không ngơi nghỉ. Ta không nên nhầm lẫn giữa việc thật sự sáng tạo trong chụp ản h có tư duy với những hình ảnh chụp theo kiểu may rủi của khách du lịch. Và cho dù bạn đang sử dụng chiếc dSLR hiện đại nhất trên thế giới thì cũng không được quên rằng chất lượng hình ảnh kỹ thuật số vẫn chưa đạt được sự tinh tế của phim cổ điển đâu nhé. Tuy nhiên với một chiếc dCam trong tay bạn hoàn toàn có thể mơ ước chụp được những tấm ảnh đẹp chứ không phải lúc nào
  6. Share-Book.com cũng cần phải tiêu đi vài nghìn USD cho mục đích này mà đôi khi nó lại trở thành phản tác dụng. Có một vài điều nhỏ nữa mà NTL muốn nói với nhữ ng bạn nào mới hôm nay bước chân vào thế giới của những hình ảnh số đầy hấp dẫn này: 1. Bạn không nhất thiết phải hiểu cấu tạo điện tử và cách xử lý kỹ thuật số trong máy ảnh để có thể sử dụng chúng. Điều này giống như không cần biết cấu tạo xe ô-tô vẫn có thể lái xe ngon lành. 2. Máy ảnh đắt tiền không 100% đồng nghĩa với ảnh đẹp 3. Số lượng "pixels" nhiều hơn không có nghĩa là ảnh sẽ đẹp hơn. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa. 4. Máy ảnh BCam có zoom cực mạnh không phải lúc nào cũng là niềm tự hào của chủ nhân mặc dù nó được trang bị thêm cả hệ thống chống rung cho hinh ảnh, rất có ích nhất là khi chụp ở vị trí télé. 5. Không thể đòi hỏi chất lượng ảnh cao, tốc độ thao tác nhanh với loại máy ảnh dCam nhỏ. 6. Máy ảnh dSLR không đồng nghĩa với việc ảnh sẽ tự động đẹp hơn. 7. Việc bạn có môt chiếc máy ảnh dSLR tốt nhất không quan trọng bằng việc bạn biết khai thác nó để chụp ảnh đẹp. 8. Hiện tại, không phải ống kính nào tốt với SLR thì cũng sẽ cho ảnh đẹp với dSLR 9. Những gì bạn "nhìn" thấy trên màn hình máy tính không phải bao giờ cũng giống với ảnh "in" ra trên giấy đâu nhé. 10. Cuối cùng, nên biết mình mua máy ảnh dùng để làm gì? chụp cái gì? Thông tin kỹ thuật là để biết cách khai thác triệt để ưu, nhược điểm của máy chứ không dùng để khoe. Để có thể chụp được ảnh đẹp thì điều đầu tiên cần biết là hiểu và nắm vững cách sử dụng các chức năng của máy ảnh số. Bởi vì nó là một lĩnh vực chuyên ngành nên không phải lúc nào cũng dễ hiểu với tất cả mọi người, ngay cả với n hững người rất thành thạo ngôn ngữ được sử dụng trong sách hướng dẫn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về cấu tạo của một chiếc máy ảnh kỹ thuật số. Cầm một chiếc dCam hay BCam trên tay ta có thể quan sát thấy cấu tạo chính của chúng bao gồm một thân máy ảnh có khuôn ngắm, màn hình LCD và một chiếc ống kính. Với đa số các máy dCam, sau khi ta bấm nút ON/OFF về vị trí ON thì ống kính sẽ nhô ra và sẵn sàn g hoạt động. Trên bề mặt phía trước của ống kính, tại viền của ống kính thường có các thông số kỹ thuật của chiếc ống kính này, chẳng hạn:
  7. Share-Book.com dCam Canon A95: "Canon Zoom Lens 3x; 7,8 - 23,4 mm 1: 2,8-4,9" Trong "Specifications"ủa c máy ảnh, Canon đã đưa thông tin về tiêu cự tương đương với khổ phim 35mm là 38-114mm. Khẩu độ ống kính của nó thay đổi từ f/2,8 ở vị trí ống kính góc rộng Wide, đến f/4,9 ở vị trí tele T. Điều mà chúng ta cùng quan tâm tại đây chính là thông ốs "tương đương" này. Các giá trị "7,8 - 23,4 mm" là thông ốs vật lý cấu tạo của ống kính trước khi được nhân thêm với hệ số hoán đổi của Sensor. Lý do: kích thước của mạch cảm quang điện tử Sensor bé hơn kích thước của phim (24x36mm). Vậy các thông số của ống kính giúp ta điều gì? Rất đơn giản, nó cho ta biết góc "nhìn" của ống kính rộng hay hẹp. Khi chụp ảnh phon g cảnh hoặc một đám đông thì vị trí ống kính góc rộng sẽ rất thích hợp với một góc nhìn lớn, cho phép lấy được nhiều cảnh. Ngược lạ i, khi ta muốn chụp một chi tiết, kiến trúc chẳng hạn, ở trên cao thì góc nhìn hẹp của vị trí ống kính Tele sẽ rất hữu ích. Ống kính zoom có lợi thế là bạn có thể thay đổi tiêu cự của ống kính cho phù hợp với khuôn hình lựa chọn mà không cần phải thay đổi vị trí đứng chụp ảnh. Thế còn chỉ số "3x" của zoom? Nếu bạn lấy 114 mm: 38 mm thì sẽ tìm được giá trị này đấy. Sự khác biệt lớn nhất của máy ảnh số là việc phim ảnh thông thường đã được thay thế bằng mạch cảm quang điện tử Sensor. Trong một chiếc máy ảnh dC am và BCa m thì Se nso rđ ảm nhận công việc của tất cả các thao tác kỹ thuật từ đo sáng, canh nét tới xử lý hình ảnh. Điều này giải thích tốc độ xử lý chậm của các dòng máy này. Thông số nổi tiếng nhất mà ai cũng biết về máy ảnh số chính là số lượng "pixel" của sensor thông q ua k ý hiệu " Mpix".
  8. Share-Book.com Trong ví dụ trên đây máy ảnh dCam Canon A95 có " 5 Mpix". Điều này nói lên cái gì? Thứ nhất nó cho ta biết rằng ảnh chụp ở 5 Mpix có thể phóng to lên khổ ảnh A4 với chất lượng khá tốt. Thứ hai nó cho ta biết rằng ảnh c hụp ở 5 Mpix sẽ được thể hiện chi tiết kỹ lưỡng hơn là ảnh chụp tại 3 Mpix chẳng hạn. Xin được nhắc lại là riêng số lượng pixel không quyết định chất lượng của một tấm ảnh số. Với tấm hình này bạn hoàn toàn có thể hình dung ra cấu tạo của một chiếc máy ảnh số, trên nguyên lý chung. Máy ảnh BCam Minolta Dîmage 7. Với các máy ảnh chụp phim thì để khuôn hình ta dùng khuôn ngắm trên t hâ n máy ả nh. C ác máy ả nh số d Cam và BCam vẫn d uy trì k hả năng này như ng chất lượng của các khuôn ngắm rất kém và thường không bao phủ hết trường ảnh thực. Các khuôn hình điện tử của máy BCam chỉ cho phép khuôn hình chung chung chứ không thể thao tác chính xác. Chính vì thế mà máy ảnh số được trang bị thêm một màn hình tinh thể lỏng LCD để trợ giúp việc k huôn hình. Hìnhảnh mà bạn nhìn thấy trên LCD sẽ là hình ảnh được ghi lại trong tấm ảnh số. Nhược điểm của màn hình LCD là rất khó nhìn khi trời nắng to và nó hiển thị mầu không chính xác. Bạn không nên tin tưởng vào kết quả ảnh hiện thị trên LCD, cách tốt nhất là xem lại trên màn hình máy tính đã được căn mầu chuẩn. Chú thích: ảnh minh họa có nguồn từ site Dpreview.
  9. Share-Book.com Nhiếp ảnh, nếu nói theo nghĩa gốc từ lúc nó mới được phát minh, "héliographie", là "viết bằng ánh sáng" (écriture avec le soleil) điều này giúp ta hiểu được tầm quan trọng của ánh sáng trong nhiếp ảnh. Bỏ qua những định nghĩa hàn lâm ta có thể hiểu rằng hình ảnh thu được trên s ensor c ủa máy ả nh được tạo nên bởi một lượng ánh sáng nhất định đi qua ống kính máy ảnh, trong một thời gian nhất định. Yếu tố thứ nhất "lượng ánh sáng" được khống chế bởi các lam kim loại - diaphrams, nằm trong ống kính mà trị số quen thuộc của nó t hư ờng đư ợc t hấy là "f" hoặc "F" - khẩu độ ống kính. Thực chất các lam kim loại này có nhiệm vụ tạo một lỗ mở trên thấu kính với một đường đính xác định. Trong các sách về nhiếp ảnh ta hay thấy viết "f:8" hoặc "f/8". Ký hiệu của chức năng chỉnh khẩu độ ống kính trên máy ảnh thường hay được thấy viết "Av" hoặc "A". Yếu tố thứ hai "thời gian" thường được biểu thị bằng "1/giây", ví dụ 1/250 giây. Đây là thời gian để thao tác một kiểu ảnh tương ứng với một khẩu độ ống kính "F". Bộ phận điều khiển tốc độ chụp ảnh gọi là "ổ trập" của máy ảnh - shutter. Cặp giá trị F và tốc độ luôn đi liền với nhau và gắn bó mật thiết trong từng thay đổi nhỏ. Ký hiệu của chức năng chỉnh tốc độ chụp trên máy ảnh thường hay được thấy viết "Tv" hoặc "S" Trong các máyảnh dC am và BCam không có ệh thống cơ khí riêng biệt để điều chỉnh tốc độ chụp ảnh. Chính sensor của máy ảnh đảm nhiệm chức năng này theo nguy ên ắct nhị phân "đóng/mở". Một yếu tố nữa có ảnh hưởng tới việc thao tác chụp ảnh đó là độ nhạy "ISO". Đây là một chuẩn quốc tế rất thông dụng mà khi ra cửa hàng mua phim bạn thường được hỏi là chọn loại phim nào? ISO 100? ISO 200? Khi bạn tăng độ nhạy ISO nghĩa là bạn muốn tăng tốc độ chụp ảnh với cùng một khẩu độ ống kính "F" cố định. Hoặc ngược lại, bạn muốn khép sâu hơ n k hẩu độ ống kính với một tốc độ chụp ảnh cố định. Độ nhạy càng thấp thì ảnh càng mịn và độ nhạy càng cao ảnh càng nhiều hạt. Trong lĩnh vực kỹ thuật số điều này được hiểu là ISO càng cao ảnh càng có nhiều "nhiễu" - noise. Với các máy ảnh dCam & BCa m bạn thường gặp độ nhạy từ ISO 50, 100, 200, 400, 800 nhưng do kích thước hạn chế của sensor nên ảnh sẽ bị nhiễu rất mạnh với các ISO lớn hơn 200. Vì thế khuyến cáo đầu tiên của NTL với các bạn đang dùng dCam & BCam là: nên hạn chế ISO ở 200. Nếu tốc độ chụp ảnh tương ứng với ISO 200, trong điều kiện ánh sáng cụ thể, với một giá trị F xác định, lâu hơn 1/30 giây thì bạn nên dùng thêm chân máy ảnh để tránh cho ảnh bị rung. Kỹ thuật số đồng thời cũng mang lại cho ta nhiều thói quen mới lạ mà trước đây thường chỉ dành riêng cho giới chuyên nghiệp. Trong "Menu" của máy bạn sẽ thấy có một thông số kỹ thuật viết tắt là "WB" - White Balance, nó làm nhiệm vụ thiết định chế độ mầu cho ảnh chụp. Điều này không xa lạ với những ai đã từng dùng phim "Daylight" và phim "Tungsten". Như các ạnb đã biết, ứng với mỗi một điều kiện ánh sáng khác nhau thì mầu sắc của vật thể cũng khác nhau. Chính vì thế mà ta cần dùng "WB" - cân bằng trắng, để đưa mầu của ảnh về gần nhất với mầu thực tế. Giới chuyên môn dùng thuật ngữ "nhiệt độ mầu" tính theo độ Kenvin nhưng chúng ta tạm thời có thể quên nó đi mà vẫn có thể chụp ảnh đẹp. Các máy ảnh dCam & BCam gần đây có chức năng " Auto WB" k há hoàn chỉnh nhưng N TL k huyê n bạn nên c hủ động lựa c họn c hế độ WB t heo điều k iện á nh s áng c ụ t hể . Một vài ghi nhớ: WB ánh sáng mặt trời cho mầu trung tính, WB trời nhiều mây cho ảnh có tông ấm, WB trong bóng râm tăng sắc độ mầu lên rất mạnh, WB đèn vàng sẽ khử rất nhiều mầu vàng trong ảnh Ghi nhớ: cặp thông số khẩu độ ống kính "F" và tốc độ chụp ản h 1/giây gắn liền với độ nhạy ISO
  10. Share-Book.com Tà i liệu tham khảo chuyên sâu: • Độ nét sâu của trường ảnh DOF • Tốc độ chụp ảnh Khi bạn mới chuyển từ dùng máy ảnh chụp phim "compact" sang dùng dCam & BCam thì chắc hẳn không ít người thắc mắc về sự thay đổi từ c uộn phim vỏ cứng sang tấm thẻ nhớ - "memory card" bằng nhựa nhỏ xíu với các ch ân tiếp xúc kim loại. Tuy cùng mang chức năng lưu trữ ảnh chụp nhưng hoạt động của chúng lại không hoàn toàn giống nhau. Nếu như Agfa đã gọi các thẻ nhớ này là "digital film" thì chức năng của chúng ạil chỉ đơn thuần để lưu ảnh đã được xử lý bằng mạch điện tử nằm trong thân máy ảnh. Trong khi đó các phản ứng hoá học lại xảy ngay ra trên bề mặt của phim cổ điển. Để có thể dễ hình dung hơn về quá trình này ta có thể thiết lập sơ đồ hoạt động căn bản của máy ảnh kỹ thuật số dCam & BCam như sau: Vật ảnh > Ống kính > Sensor > Hệ thống xử lý ảnh của dCam & BCam > Hình ảnh lưu trên Thẻ nhớ Trên thế giới hiện tại có rất nhiều loại thẻ nhớ, mỗi hãng chế tạo ưu tiên chọn loại thẻ nhớ chuyên dụng cho các gam máy ảnh của mình tùy theo chiến lược phát triển c ủa họ. Điều này không hề có nghĩa là nếu so sánh cùng gam thì thẻ nhớ CF tốt hơn MS chẳng hạn. Điều mà bạn cần quan tâm nhất là chất lượng chế tạo và độ ổn định của các loại thẻ nhớ này. Lời khuyên của NTL là bạn nên tránh dùng các loại thẻ nhớ "no-na me " đơn g iản vì việc bị hỏng thẻ, mất ảnh là rất phổ biến. Vậy thì nên dùng các tiêu chuẩn nào để chọn thẻ nhớ cho máy ảnh của mình? NTL thử đưa ra một số điểm chính: 1. Chất lượng thẻ nhớ: ưu t iên các thương hiệu có uy tín như Lexar, Sandisk, Delkin Các thẻ nhớ của chính hãng như Canon, Nikon, Hitachi không hề chứng tỏ rằng chúng có chất lượng tốt hơn các nhà chế tạo thứ 3. 2. Dung lượng thẻ nhớ: ta đều biết rằng thể nhớ càng lớn thì càng đắt. Bạn nên căn cứ vào nhu cầu chụp ảnh của mình rồi sau đó là số lượng pixel của dCam & BCam. Nếu bạn là người chụp ảnh du lịch đơn giản, dùng máy ảnh <4Mpix thì một chiếc thẻ nhớ loại 256Mb là đủ cho một n gày đ i chơi. Nếu máy của bạn có từ 5Mpix trở lên thì nên ưu tiên dùng thẻ 512Mb. Bạn dùng máy BCam 8Mpix thì loại thẻ 1Gb sẽ hấp dẫn. Tuy nhiên vì lý do a n toà n bạn nên thận trọng dùng 2 chiếc 512Mb thay cho 1 chiếc 1Gb, đơn giản vì nếu thẻ nhớ bị hỏng bạn sẽ chỉ mất có 512Mb ảnh mà thôi. Nhữ ng loại thẻ nhớ dung lượng đặc biệt lớn 2Gb, 4Gb là để thỏa mãn như cầu chụp ảnh thể thao, trọng lượng ảnh lớn chúng chẳng nói lên giá trị gì khác cả. 3. Tốc độ của thẻ nhớ: khi đi mua thẻ nhớ chắc hẳn bạn không tránh khỏi hoang mang về các thông số tốc độ "x"? Thật ra để hiểu nó rất đơn giản. Với mỗi một “x1” thì bạn có tốc độ tương đương là 150 Kb/ giây. Như thế số lượng “x” càng lớn thì tốc độ làm việc của thẻ nhớ càng nhanh. Bạn có thể tha m k hảo bảng tốc độ ghi dưới đây: 4X = 600KB/sec. 12X = 1.8MB/sec. 16X = 2.4MB/sec. 32X = 4.8MB/sec. 40X = 6.0MB/sec.
  11. Share-Book.com Các thẻ nhớ hiện hành có loại lên trên 80X nhưng bạn đừng để mình bị rối trí vì thông số này. Đa phần các máy dCam & BCam có tốc độ g hi ảnh lên thẻ nhớ khá chậm (tốc độ đọc ảnh từ thẻ nhớ cũng chậm) nên bạn không cần thiết phải mua loại thẻ nhớ có nhiều "X". Với dCam thì các thẻ nhớ có tốc độ 32X là đủ dùng, với BCam thì loại máy thao tác nhanh nhất cũng chưa thể vượt qua ngưỡng 40X. N hư vậy với dCam và BCam bạn chỉ cần mua thẻ nhớ loại tiêu chuẩn hoặc "Ultra" là đủ. Dĩ nhiên là nếu như bạn dùng đầu đọc thẻ nhớ USB 2.0 thì các loại thẻ nhớ tốc độ cao sẽ cho phép thao tác "copy" ảnh vào máy tính nhanh hơn. Tìm hiểu kỹ thuật chuyên sâu: • Thẻ nhớ: không còn bí ẩn Nếu như trước đây người dùng nghiệp dư ít quan tâm quá đến cấu trúc của phim và tính năng thể hiện của nó thì ngày nay với kỹ thuật số lại có không ít thắc mắc về việc chọn và sử dụng cấu trúc của ảnh. Nhìn chung các máy dCam & BCam có các cấu trúc (format) ảnh sau: JPEG, TIFF, RAW . Trong đó JPEG là tiêu chuẩn quốc tế về cấu trúc ảnh phổ thông nhất, TIFF là tiêu chuẩn của công nghiệp thiết kế, in ấn còn RAW là cấu trúc ảnh đặc trưng của từng nhà sản xuất máy ảnh. Thế sự khác nhau giữa các cấu trúc ảnh này gì và ưu nhược điểm của chúng? NTL muốn lưu ý các bạn rằng chỉ có các máy dCam cao cấp và BCam mới có thể có cả 3 cấu trúc này. Thông thường các máy dCam dù ng cấu t rúc ả nh JPEG, các máy BCam có thêm RAW và TIFF. Cấu trúc JPEG là ảnh đã chịu "nén" - có nghĩa là ảnh nhẹ hơn nhưng chất lượng ít nhiều bị giảm sút, tuỳ theo mức độ nén cao hay thấp. Cấu trúc TIFF là chuẩn dùng để trao đổi khi in ấn, nó tạo thuận lợi trong việc sử dụng cùng một hình ảnh t rong nhiều bộ phận làm việc mà vẫn luôn đảm bảo chất lượng chính xác lúc in ra. Ảnh TIFF có trọng lượng rất nặng. Cuối cùng là ảnh RAW, nghĩa đen của nó trong tiêng Anh có thể hiểu là ảnh "thô" hay tương đương như ảnh thu được trên phim cổ điển. Ảnh RAW th ường có trọng lượng nặng nhưng nó là loại cấu trúc có chất lượng ảnh cao nhất và cho phép người sử dụng khả năng thao tác hiệu chỉnh thêm sau khi ảnh đã chụp. Tiện lợi của ảnh RAW có thể được thấy như hiệu chỉnh kết quả đo sáng Ev, hiệu chỉnh "WB", độ sắc nét, độ tương phản Những thao tác này đòi hỏi việc sử dụng thêm các phần mềm chuyên dụng của nhà chế tạo hay PS CS. Vậy nên sử dụng cấu trúc ảnh nào? Câu trả lời của NTL rất đơn giản: nó tùy thuộc vào mục đích sử dụng c ủa bạn. 1. Nếu bạn chụp ảnh sinh hoạt gia đình, du lịch trong điều kiện ánh sáng cân bằng thì cấu trúc ảnh JPEG là hoàn toàn đủ. Nó cho phép bạn in trực tiếp ra máy in ha y ngoà i Lab ớiv chất lượng đẹp. 2. Nếu bạn có chủ ý chụp ảnh nghệ thuật hay gặp những trường hợp ánh sáng khó khăn mà không chắc chắn về thao tác kỹ thuật của mình thì nên dùng RAW. Nó cho phép bạn thao t ác nha nh hơn và có thể hiệu chỉnh t hê m với máy tính sau này. Cấu trúc TIFF có lẽ chỉ thật sự mang lại hiệu quả của nó với những người sử dụng Pro trong công nghệ thiết kế và in ấ n. Tuy nhi ên nếu bạ n t hành thạo về kỹ thuật thì có thể hoàn toàn chụp ảnh nghệ thuật bằng cấu trúc JPEG mà ảnh vẫn đẹp. Thế còn việc chọn kích thước của ảnh cùng độ tinh xảo? NTL khuyê n bạn nên c họn "L" và " Fine" , trong trường hợp gầ n hết thẻ nhớ thì bạn có thể đổi sang dùng M nhưng luôn với "Fine". Việc chọn kích thước ảnh lớn "L" sẽ cho phép bạn khuôn lại hình thoải mái hơn mà vẫn in được khổ ảnh như ý. Khi xe m ạil ảnh trên máy tính có nhiều bạn thắc mắc về thông số hiển thị "72 dpi" và "300 dpi" chẳng hạn. Đây đơn giản chỉ là thiết định cho hiển thị
  12. Share-Book.com màn hình của từng nhà chế tạo. N TL x in được nhắc lại rằng để tính toán độ phân giải chính xác cho tấm ảnh của mình bạn chỉ việc lấy số pixels chia cho chiều dài tính theo "inch" của mỗi cạnh ản h (1 inch = 2,54cm). Một thắc mắc rất phổ biến nữa là khi in ảnh kỹ thuật số ngoài Lab nhiều bạn cho rằng nhất thiết phải chỉnh kích thước của ảnh theo đúng khổ ảnh mà mình muốn in, ví dụ 10x15cm. Điều này là chưa chính xác. Vấn đề mà bạn quan tấm nhất khi in ảnh là tỉ lệ của hai cạnh của tấm ảnh. Thông thường các máy dCam & BCam cho ảnh với tỉ lệ 4:3 (giống như TV) trong khi đó tỉ lệ các cạnh của giấy ảnh ngoài Lab là 3:2 (ở châu Âu đã có loại giấy ảnh chuyên dụng 4:3 từ rất lâu rồi). Vấn đề nằm ở chố là nếu như bạn giữ nguyên tỉ lệ "Ratio" ảnh 4:3 thì khi in trên giấy 3:2 sẽ có một viền trắng ở bên cạnh ảnh. Có mấy giải pháp để xử lý vấn đề này: hoặc bạn tự khuôn lại hình theo tỉ lệ 3:2 bằng các phần mềm xử lý ảnh kiểu PS CS, ACDsee 7.0 hoặc bạn đề nghị Lab chủ động "xén" ảnh của mình theo ý họ khi in. Bạn nên tránh việc dùng các phần mềm không chuyên dụng để thay đổi kích thước ảnh vì chúng sẽ làm giảm chất lượng ảnh của bạn. Thông thường các máy ảnh 6 Mpix cho phép in ảnh tới khổ 30x40 với chất lượng có thể chấp nhận được, các máy ảnh 5 Mpix cho phép in ảnh tới khổ 20x25, các máy ảnh nhỏ hơn 4 Mpix chỉ nên in ở khổ 13x18. Các máy BCam 8 Mpix cũng chỉ in đẹp tại 30x40 mặc dù bạn có thể đề nghị phóng ra khổ 40x50cm chẳng hạn. Ta sẽ quay lại các thao tác cho việc in ảnh sau này. Như vậy đến đây ta đã đề cập tới những yếu tố căn bản nhất để bạn có thể bắt đầu chụp ảnh với dCam & BCam. Trong bài viết tiếp t heo N TL sẽ đi sâu vào các thao tác kỹ t huật c ủa máy ảnh. Tìm hiểu kỹ thuật chuyên sâu: • RAW vs JPEG Có những gì trong một dCam? Mới chỉ vài năm trước đây thôi việc sở hữu một chiếc máy ảnh số còn là cả một vấn đề trong khi chất lượng hình ảnh chưa thật là cao. Khi đó kỹ thuật số mới đang trong thời kỳ thử nghiệm. Nhưng ta cũng chưa thể nói ngày hôm này vấn đề này đã được giải quyết. Câu hỏi thường gặp của nhiều người sử dụng máy dCam là tại sao mình chụp ảnh không đẹp mặc dù máy mua rất đắt tiền hay đây là một trong những loại máy tốt nhất rồi? Giống như đối với máy ảnh cơ, bạn có một chiếc máy tốt nhưng còn cần phải biết khai thác tối đa khả năng của chúng nữa. Có một người bạn đã hỏi tôi rằng máy ảnh Leica dạo trước khuôn ngắm lệch tâm, tiêu cự không tự động mà sao giá đắt thế? Ở đây người bạn ấy chỉ nhìn thấy mỗi sự khác b iệt của hình thức mà chưa nhận ra giá trị của chất lượng ống kính cũng như hệ thống cơ học tuyệt hảo đã đưa Leica lên vị tr í số 1 của thế giới. Và bạn đã bao giờ tự hỏi rằng chiếc máy ảnh dCam mới mua của mình có thể làm được những gì chưa? Hôm nay NTL sẽ cùng bạn lật từng t rang cuốn "Manual Guide" và tìm ra cách làm tối ưu hoá hình ảnh kỹ thuật số của bạn nhé. Điều đầu tiên là cần hiểu thật đúng tất cả các thông số kỹ thuật và các ký hiệu trên máy. TYPE OF CAMERA - Kiểu máy ảnh Compact digital still camera with built-in fla s h - Trong cả câu này thì bạn hoàn toàn có thể an tâm mà bỏ qua từ "still" vì nó đơn giản chỉ là một cách viết để phân biệt chính xác giữa kỹ thuật số hình ảnh động và tĩnh (Still) mà thôi.
  13. Share-Book.com IMAGE CAPTURE DEVICE - Mạch đ iện tử cảm q uang Có 3 loại tất cả: CCD, CMOS, LBCAST. Total Pixels Approx. - Đây là tổng số điểm ảnh (tính tương đối) của máy ảnh LENS - Ống k ính Focal Length - Tiêu cự 35mm film equivalent: - Tính tương đương ớiv máy ảnh cơ. Digital Zoom - Zoo m kỹ thuật số, một khả năng mới nhưng chất lượng hình ảnh thường rất xấu. Focusing Range Normal AF - Khả năng đo nét với tiêu cự tự động ở chế độ bình thường. Bạn sẽ thấy một khoảng cách tối thiểu và vô cực. Macro AF - chụp ảnh cận cảnh với tiêu cự tự động. Thường sẽ có hai khoảng cách, một dành cho vị trí ống kính góc rộng (thường sẽ chụp được sát hơn) và một cho vị trí télé. Autofocus 1-point AF - Đây là số lượng điểm tiêu cự tự động dùng để canh nét. Thường thì với loại máy Compact dCam thì sẽ có 1 điểm. VIEWFINDERS - Khuôn ngắm Optical Viewfinder - khuôn ngắm bằng quang học LCD Monitor - Màn hình tinh thể lỏng để quản lý chụp và xem lại hình ảnh . LCD Pixels Approx. Độ phân giải của màn hình LCD càng cao thì chất lượng càng đẹp. LCD Coverage - Phần trăm (%) góc "nhìn" trường ảnh thực. APERTURE AND SHUTTER - Khẩu độ sáng và Tốc độ chụp Maximum Aperture - Bạn sẽ có 2 giá trị tối đa, một cho vị trí ống kính góc rộng (W) và một cho vị trí télé (T) Shutter Speed - Tốc độ chụp Slow shutter - Tốc độ chụp chậm, thời gian phơi sáng lâ u. EXPOSURE CONTROL - Đo sáng Sensitivity -Các độ nhạy của máy tính bằng ISO Light Metering Method - Các phương pháp đo sáng: Evaluation (Đo sáng tổng hoà )/ Center-weighted average (Đo sáng trung tâm)/ Spot (Đo sáng điểm ) Exposure Control Method - Các chương trình đo sáng tự động được lập trình sẵn : Pro gr a m AE ( Tự động hoàn toàn), Shutter-Pr io r ity AE (ư u t iên Tốc độ chụp), Aperture-Priority AE (ư u t iên k hẩu độ ánh sáng ), Manual (chụp bằng kỹ thuật cá nhân) AE Lock - Đây là tính năng giúpạn b ghi nh ớ chỉ số đo sáng của một điểm đặc biệt ưu tiên. ND Filter - Kính lọc trung tính, có thể được gắn luôn trong máy rồi . WHITE BALANCE - Cân bằng trắng White Balance Control Auto (Chế độ tự động), Pre-set chương t rình đặt sẵn :(Daylight (ánh sáng ban ngày), Cloudy (trời nhiều mây), Tungsten (ánh
  14. Share-Book.com sáng vàng của đèn dây tóc ), F luor escent (đè n nê-ông), F luor escent H (đèn nê-ông mầu), or Flash), or Custom (thường đây là các vị trí bạn có thể cá nhân hoa cân bằng trắng theo ý mình ) FLASH Built-in Flash Operation Modes - Các chế độ hoạt động của đèn gắn sẵn trong máy: Auto, Red-Eye Reduction On/ O ff - chống mắt đỏ. Fla s h Ra nge : Cự ly hoạt động hiệu quả của đèn sẽ được tính theo ống kính góc rộng (WIDE) và Télé, thường tính theo độ nhạy 100 ISO. Recycling Time Approx. - thời gian để đèn nạp điện và hoạt động bình thường giữa hai lần chụp. Terminals for External Flash - Đây là chỗ để gắn thêm đèn Flash bên ngoài. Automatic E-TTL: Đèn flash hoạt động bằng chế độ đo sáng qua ống kính (TTL = through -the-le ns ) Flash Expo sure Compe nsation - Đây là khả năng hiệu chỉnh cường độ sáng của đèn flash, tăng hay giảm tính bằng khẩu độ sáng +/ -EV (exposure value) SHOOTING SPECIFICATIONS - Các chế độ chụp ảnh Shooting Modes Auto, Creative (P (tự động hoàn toàn), Av (Ưu t iên khẩu độ sáng), Tv (ưu tiên tốc độ chụp ), M (chỉnh theo kỹ thuật cá nhân ), Custom 1, Custom 2 (cá nhân hoá)), Image - Các chế độ chụp đặt sẵn trong máy(Portrait (chân dung), Landscape (phong cảnh), N ight Scene (chụp buổi tối), Stitch Assist (chụp ảnh quang cảnh rộng với chức năng ghép nhiều hình ảnh để tạo nên một ảnh duy nhất ), Movie (quay phim)) Self-Timer - Chụp ảnh tự động Wireless Control - Điều khiển không dây từ xa. Continuous Shooting High Speed:Chụp ảnh liên thanh, thường thì sẽ có thông tin về số lượng hình ảnh có thể chụp được trên 1 giây. Photo Effects - Hiệu quả đặc biệt: Vivid (mầu sắc sống động), Neutral (màu trung tính), Low Sharpening (đường nét mềm mại), Sepia (màu giống như ảnh cũ)and Black & White (đen trắng) IMAGE STORAGE - Thiết bị lưu trữ ảnh Storage Media - Ở đây bạn sẽ có thông tin đầy đủ về loại "card" tương thích, kích thước ảnh, trọng lượng ảnh Các thông tin kỹ thuật trên đây được lấy dựa theo máy ảnh Canon PowerShot G5, trên máy của bạn có thể sẽ không có một số tí nh năng đã nêu trên đây. Điều quan trọng là bạn hiểu rõ ràng chiếc máy mà mình đang sử dụng. Và chúng mìnhại l tiếp tục nhé Thẻ nhớ: không còn bí ẩn Bạn đang dùng một chiếc máy ảnh kỹ thuật số và thay vào vị trí của cuộn phim quen thuộc là một chiếc thẻ nhớ ("Memory Card" hay "Digital Film" như một số người ưa dùng ) - một miếng nhựa nhỏ bé và mỏng manh với những mạch điện tử ẩn giấu bên trong. Cô bán hàng dễ mến không ngớt lời khuyên bạn nên dùng loại thẻ 128 Mo hay 512 Mo thêm vào đó là những từ "chuyên môn" nhưốc t độ x40 làm bạn bối rối. Chọn loại thẻ nào và như thế nào? Hôm nay NTL sẽ cùng đi mua thẻ nhớ với bạn trên thị trường nhé. Nào chúng mình bắt đầu.
  15. Share-Book.com Như bạn đã biết mỗi một nhà chế tạo máy ảnh có một chủ trương khác biệt trong kỹ thuật ứng dụng, điều này dẫn tới việc các mác máy ảnh khác nhau sử dụng những loại thẻ nhớ khác nhau. Trên thị trường hiện tại có các loại thẻ nhớ phổ thông sau: CompactFlash I (CF) CompactFlash II / Microdrive Secure Digital (SD)
  16. Share-Book.com M ini S D Memory Stick (Format đặc biệt của hãng Sony - MS)
  17. Share-Book.com Memory Stick Duo xD Picture Card (xD)
  18. Share-Book.com Sma rtM ed ia ( Fo r ma t đặc biệt của hãng Toshiba - SM) MultiMediaCard (MMC)
  19. Share-Book.com Reduced Size MultiMediaCard Tất nhiên bên cạnh đó còn có các loại thiết bị lưu trữ hình ảnh khác như "PCMCIA card", CD-RW kích thước nhỏ Nhưng thông dụng nhất là loại thẻ nhớ CompactFlash mà bạn có thể thấy đa số các máy ảnh dSLR PRO vẫn dùng. Xếp hạng thứ 2 về sự thông dụng phải kể đến thẻ SD và MS. Những loại thẻ còn lại ít nhiều được sử dụng trong nhiều loại máy ảnh khác nhau. Bạn cũng có thể tìm thấy trên thị trường các loại máy ảnh có thể sử dụng cùng một lúc nhiều loại thẻ như CF+MS (với Sony DSC-V3) hay CF+SD k hả năng này giúp bạn có được một sự lựa chọn rộng hơn về dung lượng lưu trữ ảnh cũng như giá cả. Trước tiên chúng minh sẽ tìm hiểu những khái niệm căn bản về thẻ nhớ nhé. NTL xin được lấy ví dụ bằng chiếc thẻ CF thông dụng nhất.
  20. Share-Book.com “Co mpa c tF la s h As soc ia tio n (CFA) » là ộtm tổ chức công nghiệp phi lợi nhuận, mục đích của nó là nhằm phát triển và khuyến khíc h việc sử dụng loại thẻ CF trên thế giới. Bạn có thể xem thêm thông tin ở đây: Trên thị trường hiện tại thì thẻ CF có dung lượng từ 16 Mb đến 6 Gb, tuy nhiên cấu trúc của CF cho phép nó đạt tới 137 Gb. Th ẻ CF chấp nhận điện năng sử dụng từ 3,3 V đến 5V. Các chân tiếp xúc của thẻ CF tương tự như cấu trúc của “PCMCIA Card” nhưng có tới 50 “pins”. Môi trường sử dụng và độ bền. Nhiệt độ cho phép CF hoạt động từ -40°C đến +85°C. Độ bền của thẻ CF cũng rất đáng khâm phục: nó có thể chịu được chấn động rơi từ độ cao 2,5 m và tuổi thọ trung bình trong điều kiện sử dụng bình thường là 100 năm! Các hệ điều hành của máy tính có thể dung được với thẻ CF: , Windows 3.x, Windows 95, , Windows 98, Windows CE, Windows 2000, Windows ME, Windows XP, OS/2, Apple System 7, 8, 9 & OS X, Linux vàố đa s các UNIX. Các dữ liệu (Data) của thẻ nhớ CF được bảo vệ bởi “built-in dynamic defect management and error correction technologies”ảm đbảo độ an toàn cao nhất. Tốc độ của thẻ nhớ. Với mỗi một “x1” thì bạn có tốc độ tương đương là 150 Kb/ giây. Như thế số lượng “x” càng ớnl thì tốc độ làm việc của thẻ nhớ càng nhanh. Bạn có thể tha m k hảo bảng tốc độ ghi dưới đây: 4X = 600KB/sec. 12X = 1.8MB/sec. 16X = 2.4MB/sec. 32X = 4.8MB/sec. 40X = 6.0MB/sec. Loại thẻ nhớ mới nhất của CF với cấu trúc “Ultra II” cho phép bạn ghi thông tin với tốc độ x60 (9 Mb/s) và đọc thông tin trên thẻ với tốc độ x66 (10 Mb/s). Đây là cấu trúc được xếp hạng 1 trên thế giới hiện tại. Tuy nhiên ốct độ đọc hay ghi thông tin trên thẻ nhớ còn phụ thuộc vào khả năng của máy ảnh nữa. Nếu bạn có một chiếc CF Ultra II mà dùng một chiếc dCam đời 2002 chẳng hạn thì sẽ không phát huy được hết tốc độ của thẻ đâu nhé. Ngược lại cho trường hợp dùng dSLR với loại thẻ CF tốc độ chậm, bạn sẽ mất thời gian chờ đợi giữa hai kiểu ảnh đấy (nhất là với độ phân giải lớn cỡ 6 Mpix) Số lượng ảnh có thể lưu trên một thẻ nhớ Dưới đây là các thông tin của Sandisk về số lượng ảnh mà bạn có thể chụp (không bị nén và chịu nén) với từng loại thẻ nhớ có dung lượng k hác nhau.
  21. Share-Book.com Bạn có thể tìm thấy thông tin cụ thể về trọng lượng và kích thước ảnh trong Manuel của máy ảnh. Những yếu tố làm ả nh hưởng tới trọng lư ợng ả nh của bạn: - Độ phân giải: số lượng "pixel" càng lớn thì ảnh càng nặng - Kích thước ảnh: tương quan với độ phân giải bạn có các kích thước L, M, S - Chất lượng của ảnh: Fine, Normal, Standard. - Mức độ chi tiết của ảnh: ảnh càng nhiều chi tiết thì trọng lượng càng nặng.
  22. Share-Book.com Lưu ý: không phải máy ảnh nào cũng có khả năng dùng được các loại thẻ nhớ có dung lượng lớn trên 2 Go, bạn cần xem kỹ Manuel và làm Update cho máy trước khi mua thẻ. Tuy độ tin cậy của CF rất cao nhưng NTL khuyên bạn nên dùng nhiều thẻ 5 12 Mb hơn là dùng 1 chiếc thẻ 4 Go. * Uncompressed image =ảnh k hông chịu nén * Compressed image =ảnh đã bị nén để giảm trọng lượng Chuyển giao ảnh từ thẻ nhớ vào máy tính. Sau k hi c hụp ảnh thì bạn có nhiều cách để làm “copy” ảnh từ thẻ nhớ vào máy tính hay ghi lên đía CD-ROM, DVD-ROM C ách phổ biến nhất là dùng ngay chiếc máy ảnh của bạn với dây cáp kèm theo và phần mềm chuyên dụng của máy. Ưu điểm của phương pháp này là bạn không cần đầu tư t hêm thiết bị và giao diện cũng rất dễ sử dụng. Tuy nhiên nhược điểm của nó lại nằm ở tốc độ chuyển giao thông tin, đa phần các máy dCam, BCam và một số dSLR hiện tại chỉ có giao diện USB 1.1 với tốc độ 12 Mb/giây trên lý thuyết. Nếu bạn có một chiếc thẻ 512 Mb đầy ảnh thì thời gian chuyển giao ảnh sẽ khá lâu đấy. Giải pháp thứ 2 là mua một chiếc “8 in 1 Card Reader” (hay thỉnh thoảng vẫn thấy đề là “9 in 1” nhưng thật ra cũng đều là loại đầu đọc được nhiều loại thẻ mà thôi) với đường truyền USB 2.0. Ở đây NTL muốn nhấn mạnh tới yếu tố kỹ thuật USB 2.0 vì nhiều loại “Card Reader” cũ chỉ có USB 1.1 mà thôi. Tốc độ chuyển giao thông tin của USB 2.0 là 480 Mb/giây! Kết quả thì bạn đã có thể tự rút ra được rồi. Nếu bạn dùng máy tính xách tay và không muốn phải mang theo đủ mọi thứ dây cáp nối thì bạn hoàn toàn có thể mua một chiếc “PCMCIA 6-in-1 PC Card Adapter”.
  23. Share-Book.com Sử dụng đúng cách và bảo quản NTL đã nghe khá nhiều thông tin đại loại như không nên dùng thẻ nhớ trên nhiều máy ảnh khác nhau vì sẽ bị hỏng. Điều này là k hông chính xác. Nếu bạn tháo lắp thẻ nhớ đúng cách thì cấu trúc của nó không hề bị thay đổi cho dù nó được dùng với nhiều loại máy ảnh khác nhau. Khi lắp thẻ nhớ vào máy ảnh bạn lưu ý để cho các khe trượt của thẻ CF khớp với các gờ của máy ảnh nhé và sau đó nhẹ nhàng ấn thẻ nhớ vào trong. Tương tự cho lúc tháo thẻ nhớ ra khỏi máy ảnh, bạn cần bấm nút đẩy thẻ nhớ ra một cách dứt khoát và nhẹ nhàng. Bạn cần lưu ý với các loại đầu đọc thẻ của Tầu nhé, giá rẻ nhưng thiết kế không chính xác sẽ làm hỏng các chân thẻ (pins) đấy . Nếu bạn không sử dụng máy ảnh lâu ngày thì nên tháo thẻ nhớ ra khỏi máy, cất vào trong hộp nhựa của thẻ và để nơi khô ráo. Thẻ nhớ tuyệt đối phải được tránh bụi và độ ẩm cao.
  24. Share-Book.com Với một vài hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, NTL hy vọng đã giải đáp được phần nào những thắc mắc của các bạn về dùng thẻ nhớ khi chụp ảnh. Thân, (Hình ảnh minh hoạ của hãng Sandisk) Cùng với việc phát triển rầm rộ của kỹ thuật số và các phương pháp lưu trữ khác nhau thì có một vấn đề mới cũng đã nảy sinh, đó chính là ấnv đề bảo mật cho các dữ liệu thông tin trên thẻ nhớ. Có lẽ đối với người sử dụng máy ảnh số nghiệp dư thì nó ạil không thật quan trọng nhưng đối với các PRO thì nó ạil vô cùng cần thiết nhất là khi các hợp đồng được ký dưới sự bảo trợ của pháp luật và bảo hiểm. Hãng Lexar vừa cho ra một loại thẻ nhớ nhà nghề có khả năng bảo mật cao là "Professional Serie s Memory Cards" cùng ớiv kỹ thuật mã hoá "Encryption Technology"ể đ đáp ứng như cầu này. Một phần mềm đơn giản và dễ sử dụng cho phép bạn cài đặt mức độ bảo mật trên thẻ nhớ và máy ảnh. Như thế các hình ảnh lưu trũ trên thẻ nhớ chỉ có thể đọc được bằng một chiếc máy ảnh có cài đặt bảo mật tương đương hay đọc bằng máy tính với tên người sử dụng và mã khoá. Cho đến thời điểm này thì đây là hệ thông bảo mật duy nhất cho thẻ nhớ trên thế giới. Chiếc dSL R đầu tiên áp dụng công nghệ này là chiếc Nikon D2X. Kỹ t huật bảo mật mới của Lexar này có kỹ thuật mã hoá 160 bit (một trong những kỹ thuật bảo mật hiệu quả nhất và được ứng dụng rộ ng rãi hiện hành) cùng với S HA -1 (Secure Hash Algorithm), ộtm chuẩn đã được NIST (National Institute of Standards and Technology) t hông qua.
  25. Share-Book.com Kỹ thuật số bây giờ thay đổi như chong chóng, chỉ cần vài tháng là các thông số kỹ thuật đã thay đổi. Để bổ sung cho bài viết "Thẻ nhớ: không còn bí ẩn" NTL xin được cung cấp thêm cho các bạn những thông tin mới nhất từ hội chợ trang thiết bị nhiếp ảnh Photokina đang diễn ra tại Cologne - Đức. SanD isk Extre me ™ III là loại thẻ nhớ nhanh nhất trên TG hiện tại với tốc độ đọc và ghi (hai thao tác này được tiến hành song song nhờ vào k ỹ thuật mới ESP -Enhanced S upe r-Parallel Processing) là 20Mb/s! với thẻ CF và 18 Mb/s với MS. Với mục tiêu nhằm vào các nhiếp ảnh gia PRO và nghiệp dư nhiều kinh nghiệm, gam thẻ nhớ SanDisk Extreme ™ III có dung lượng từ 1Gb đến 4Gb. Môi trường hoạt động của nó từ -25°C đến 85°C. Loại thẻ mới này có bảo hành 10 năm tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi, các vùngòn c lại thời gian sẽ ngắn hơn. Mỗi chiếc thẻ nhớ này sẽ có kèm theo phần mềm RescuePRO ™ giúp bạn khôi phục lại dữ liệu ảnh trong trường hợp bạn đã xoá nhầm ảnh. Giá cả theo như thông báo là: CF 1Gb 139 ,99$; CF 4Gb 559,99$; SD 1Gb 139,99$; MS 1Gb 279,99$; MS 2Gb 559,99$. Loại thẻ SanDisk Ultra II không có thay đổi trong tốc độ đọc và ghi (10Mb/s và 9Mb/s) nhưng nó đạt tới dung lượng 8Gb với thẻ CF, 4Gb với MS và 2Gb với SD. Báo giá: Ultra II CF 256MB - 2GB $49.99 - $249.99 €44.00 - €245.00 (giá hiện tại) 4GB $479.99 €465.00 (vào tháng 10) 8GB $959.99 €930.00 (vào tháng 11) Ultra II MS PRO 256MB – 1GB $74.99 - $249.99 €73.00 – €259.00 (giá hiện tại) 2GB – 4GB $479.99 - $959.99 €495.00 - €990.00 (vào tháng 11) Ultra II SD 256MB – 512MB $64.99 - $89.99 €45.00 - €72.00 (giá hiện tại) 1GB – 2GB $119.99 - $239.99 €119.00 - €239.00 (vào tháng 11) Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ Có lẽ một trong những câu hỏi hay được nhiều người đặt ra trước khi quyết định từ giã cách chụp ảnh bằng phim truyền thống để bước vào thế giới của kỹ thuật số là: máy ảnh kỹ thuật số (DSLR) khác máy ảnh Cơ (SLR) ở chỗ nào? Có lẽ cũng khỏi cần phải nói tới những tiện dụng và những khả năng kỳ diệu của kỹ thuật số đang mang lại cho c uộc sống của chúng ta hàng ngày nữa. Riêng trong ĩnhl vực nhiếp ảnh thì bước đột phá này cũng rất ngoạn mục. Nhìn thoáng qua ấmt hình trên đây chắc bạn cũng đã nhận ngay ra sự khác biệt của kỹ thuật số rồi nhỉ. Thay vào vị trí quen th uộc của phim âm bản hay dương bản là một mạch điện tử cảm quang nom rất đơn giản. Ta cũng không cần phải mở nắp máy phía sau ra để lắp phim nữa mà một mảnh nhựa nhỏ với những mạch điện tử ly ti đã khẽ khàng lách vào bên sườn máy ảnh thay cho những cuộn phim cồng kềnh làm nhiệm vụ lưu giữ ảnh. Còn một bộ phận cực kỳ quan trọng nữa mà chúng ta không nhìn thấy ở đây, một yếu tố mang tính quyết định cho sự khác biệt giữa các đại gia má y ảnh về c hất lượng, đó là phần mềm xử lý ảnh - như một bộ xử lý nhỏ của máy tính - nằ m nga y trong thân máyảnh.
  26. Share-Book.com Trên đâ y là hình ảnh của mạch điện tử cảm quang hiện đại nhất do hãng Nikon phát minh và chế tạo. Chính nó đã tạo nên điều kỳ diệu mà không một chiếc máy ảnh nào khác có thể sánh nổi với chiếc Nikon D2H. Trước khi quay lại với cấu trúc của các loại mạch điện tử cảm quang thì có lẽ chúng mình cũng nên đề cập một chút tới cái mà gần như ai cũng biết, đó là PIXEL. Nó là chữ vi ết tắt nhằm thể hiện PIcture ELement - yếu tố cấu thành của ảnh kỹ thuật số. Ta hãy gọi nôm na là Điểm ảnh. Mỗi một bức ảnh được tạo nên bởi vô số Điểm ảnh. Mỗi Pixel mang một số thự tự riêng từ 0 tới 255 (giống như phổ màu căn bản của AutoCAD vậy) Tuỳ thu ộc vào hơn 16 triệu cách kết hợp khác nhau giữa các pixel của 3 kênh mầu Red - Green - Blue (Đỏ - Xanh lá cây - Xanh da trời) mà sẽ tạo nên vô số màu khác nhau. Nếu nói theo ngôn ngữ của tin học thì mỗi một mầu tương đương với 8 Bit (Byte) và mầu của mỗi một pixel được tạo nên bởi 3 mầu kết hợp RGB. Ta vẫn hay nghe nói tới các tấm ảnh kỹ thuật số có "độ sâu" khác nhau như 16 bit (8 bit x2), 24 bit (8 bit x3), 36 bit ( 12 bit x3), 48 bit (16 bit x3). Hiểu rõ kỹ thuật tạo hình ảnh của máy kỹ thuật số có lẽ là cách hay nhất để nhận ra sự khác biệt với máy ảnh cơ. Như ta đã nó i ở trên về cấu tạo, khi ánh sáng đi qua ống kính máy ảnh sẽ gặp một mạch điện tử cảm quang với hệ thống lọc mầu ánh sáng, chuyển thành tín hiệu điện tử. Hiện tượng này tương đương với ph ản ứng hoá học của phim âm bản hay dương bản. Tiếp theo đó máy ảnh sẽ xử lý những tín hiệu điện tử này để tái tạo lại mầu sắc trung thực của hình ảnh (quá trình này tương đương với việc làm trong phòng rửa ảnh cổ điển) và bạn có t hể lư u trữ hình ảnh nguyên gốc hay được nén gọn lại trên các thiết bị lưu trữ (ta vẫn gọi là Memory Card). Trên thị trường hiện tại tồn tại hai loại mạch điện tử cảm quang là: CCD (Charge-Coupled Devices) và CMOS (Complementary Metal-Oxide Semiconductor). Hãng Niko n mới nghiên cứ u thành công một loại thứ 3 kết hợp được những ưu điểm của cả hai loại trên là LBCAST (Lateral Burried Change Accumulator and Sensing Transitor Array). Soới vCCD và CMOS thì LBCAST dùng tốn ít năng lượng hơn, ít lỗi hạt ảnh hơn , đồng thời nó góp phần làm tăng tốc độ xử lý ảnh, làm tăng độ nhạy, độ tương phản và tái tạo màu sắc trung thực hơn. Nhưng cũng chính tại thiết bị đặc biệt này mà ta thấy rõ ràng sự khác biệt giữa phim cổ điển và kỹ thuật số. Loại phim mà chú ng ta vẫn hay d ùng (thường được gọi là phim 35mm hay 135) có kích thước chiều rộng 36mm x chiều cao 24mm, tỉ lệ hai cạnh thường được quy gọn thành 3:2. Đa phần thì các máy ảnh cơ kỹ thuật số có cùng tỉ lệ này nhưng các máy Digital Compact Camera thường hay có tỉ lệ 4:3 giống như tỉ lệ của màn hình máy tính. Điều này gây ra sự khó chịu nhỏ khi bạn muốn in ảnh kỹ thuật số được chụp với tỉ lệ 4:3 ra giấy vì nếu giữ đúng tỉ lệ tấm ảnh của bạn sẽ là 115mm x 150mm, còn nếu bạn muốn giữ nguyên chiều cao 100mm thì chiều rộng của ảnh sẽ bị ngắn lại.
  27. Share-Book.com Với hệ thống máy Digital Compact bạn thường hay gặp các Sensor với kích thước nhỏ như: 1/2.7" hay 1/1.8". Đối với loại máy dSLR thì kích thước của Sensor lớn hơ n, ví dụ như Nikon D2H là 23,1mm x 15,5mm, so với phim 24mm x 36mm thì tỉ lệ chênh lệch là 1,5. Đến đây ta có thể dễ dàng hiểu ngay tại sao trên các máy Digital Compactống kính zoom thường có các tiệu cự rất nhỏ (ví dụ như máy Minolta Z1 có zoom x10: 5,8mm - 58mm tương đương 38 - 380mm với phim 35mm) Để quy đổi sang tiêu cự tương đương 24x36 ta phải nhân tiêu cự gốc của máy ảnh kỹ thuật số với tỉ lệ chệnh lệnh. Chẳng hạn như ở đây tỉ lệ chênh lệch của môt CCD 1/2.7" là 38/5,8 = 6,55 lần. Sự khác biệt khá quan trọng này khiến cho các ống kính vẫn được coi là góc rộng của phim 35mm bỗng trở thành télé! Ta lấy ví dụ của máy Nikon D2H, tỉ lệ c hê nh lệ ch là 1,5 thì tiêu ực 28mm x 1,5 = 42mm, nghĩa là gần bằng ống kính tiêu chuẩn (Ống kính mà ta vẫn hay "gọi" là 50mm thực ra chỉ có 45 mm mà thôi) Từ đó phát sinh ra nhu cầu dùng các ống kính góc siêu rộng, thậm chí ống kính mắt cá để chụp với thân máy ản h kỹ thuật số. Chẳng hạn một loại ống kính mới của Nikon: AF-S DX Zoo m-Nikkor 17-55mm f/2.8 G IF-ED (3.2x) khi dùng ớiv Nikon D2H sẽ trở thành 25,5 - 82,5mm. Nếu như với các phim phổ thông ta hay nói về nhiệt độ mầu thì tương đương trong kỹ thuật số ta có khái niệm Cân bằng trắng (White Balance). Thường thì trong các máyảnh kỹ thuật số Cân bằng trắng được chỉnh tự động tuỳ theo ánh sáng môi trường để đạt tới độ trung thực cao nhất c ủa màu sắc như ng bạn vẫn hoàn toàn có thể lựa chọn các chế độ ánh sáng theo ý của mình như ánh sáng ban ngày, ánh sáng đèn dây tóc vàng, ánh sáng đèn nê -ông Khác với phim âm bản hay dương bản, với kỹ thuật số bạn có thể lựa chọn cấu trúc của ảnh để lưu trữ. Có rất nhiều hình thức k hác nhau: RAW, TIFF, JPEG Ở hai loại đầu tiên thì hìnhảnh được lưu trữ nguyên thể, không bị nén hoặc được nén với tỉ lệ thấp để đảm bảo tính trung thực và chất lượng hình ảnh (để xử lý sau này trên máy tính), còn ở dạng JPEG thì ảnh có thể sẽ được nén gọn lại tới 40 lần, tiện lợi cho việc gửi qua internet. Cuối cùng là các loại Memory Card phổ biến và thông dụng hiện hành: CF, MS, SD, MMD, XD, ưu điểm của chúng là sau khi chụp xong ảnh và lư u
  28. Share-Book.com trữ thì bạn có thể ung dung xoá hết ảnh đi và chụp lại từ đầu. Còn ký hiệu tốc độ X12 chẳng hạn thì có nghĩa là 12 x 150 kb/s = 1800 kb/s. Hy vọng bài viết ngắn gọn trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về sự khác biệt giữa dSLR và SLR. Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography Khi mua một cái camera body, chúng ta thường quan tâm đến nhiều thứ như các tính năng về đo sáng, lấy nét, tốc độ chụp, brack etting, kết cấu mà ít a i để ý đến thông số X-sync, một thông số quan trọng để đánh giá đẳng c ấp của body. Để đề cập đến thông số này, trước hết phải quay lại với cấu tạo và nguyên lý vận hành của màn trập trong máy (D)SLR. 1. Vị trí & vai trò của màn trập Phía trước của film frame (hoặc sensor) là vị trí của màn trập. Nhiệm vụ của nó ta đều biết là điều tiết thời gian phơi sáng (exposure time) của bức hình. Bình thường, màn trập đóng kín để film k0 bị phơi sáng, khi chụp màn trập mở ra để ánh sáng tiếp xú c với bản film. Màn trập mở càng lâu, ánh sáng vào càng nhiều và ngược lại . Nếu chúng ta chỉ hình dung màn trập như 1 (một) cái rèm cửa sổ kéo ra kéo vào, thì sẽ thấy rằng thời gian phơi sáng của các điểm có vị trí khác nhau trong khung cửa số, sẽ khác nhau. Điểm nào được hé ra trước, sẽ bị che lại sau và có thời gian phơi sáng lâu hơn. Điều này k0 thể chấp nhận được, và thực tế cũng k0 phải như vậy.
  29. Share-Book.com Màn trập (shutter curtain) trong máy (D)SLR có 2 cái màn ! 2. Nguyên lý hoạt động c ủa màn trập (shutte r curta in) Hai màn trập này lần lượt gọi là Front Curtain (hoặc First Curtain) và Rear Curtain (Second Curtain). Front Curtain (FC): có nhiệm vụ kéo ra để cho film lộ sáng Rear Curtain (RC): có nhiệm vụ đóng lại để điều tiết thời gian phơi sáng của film . Cả hai màn trập này đều cùng chạy với 1 tốc độ như nhau Giả sử đây là cảnh chúng ta muốn chụp, và là cái chúng ta nhìn thấy qua viewfinder (a) (a) Lúc này film c hưa ềh bị phơi sáng, ta chưa bấm chụp, FC vẫn đang che kín film frame (b)
  30. Share-Book.com (b) Khi chúng ta bấm chụp, gương sẽ lật lên, sau đó FC sẽ kéo từ dưới lên t rên, film ộl sáng từ dưới lên trên (c) (c) Sau khi FC kéo lên hết, film hoàn toàn lộ sáng, lúc này ảnh hoàn toàn được in lên bản film (d)
  31. Share-Book.com (d) Tiếp theo, RC sẽ kéo lên để đóng lại, film bị che lại từ dưới lên trên (e) (e) Sau khi RC đóng ạil toàn bộ, pose ảnh đã chụp xong (f)
  32. Share-Book.com (f) gương hạ xuống, FC và RC trở lại vị trí ban đầu (b) Theo nguy ên lý trên, ta ấyth rằng vì cả hai màn trập đều chạy với cùng một tốc độ, theo cùng một hướng cho nên, mọi điểm trên bản film đều có thời gian p hơi sáng như nhau. Thời gian phơi sáng (exposure time) chính là khoảng thời gian giữa thời điểm FC xuất phát (mở ra) và thời điểm RC xuất phát (đóng lại) Như vậy, cái mà chúng ta thường gọi là "tốc độ chụp", chúng ta thường chọn là 30sec, 1sec, 1/100sec hay 1/8000sec, chính là "thời gian phơi sáng", là "exposure time". Nó là khoảng trễ giữa thời điểm xuất phát của FC & RC, còn cả hai cái màn t rập này luôn luôn chạy với cùng một tốc độ cố định, chứ k0 phải cái màn trập có thể lao ầm ầm với tốc độ 1/8000 sec. Chẳng hệ thống cơ khí nào đạt được tốc độ kinh khủng đó cả. Tốc độ đó thấp hơn nhiều. Vậy nó bằng bao nhiêu ? Giả sử bằng 1/200 sec đi, vậy thì điều gì sẽ xảy ra ? Nếu chúng ta chụp ảnh ở tốc độ chậm hơn 1/200sec, ví dụ 1/60sec, hiện tượng sẽ diễn ra theo trình tự từ (a) đến (f) như trên. Tức là : - FC mở hết ra trong khoảng thời gian 1/200sec (0 đến 1/200), - 1/60 sec sau, tức là vào thời điểm (1/60), RC bắt đầu xuất phát để đóng lại, - RC cũng kết thúc công việc của mình trong vòng 1/200sec, tức là vào thời điểm (1/200 + 1/60) sec. - Như vậy, bất kỳ một điểm nào trên bản film đều chỉ được phơi sáng trong vòng 1/60 sec mà thôi và trong khoả ng t hời gian từ thời điểm 1/200sec (khi FC đã mở hết) đến 1/60sec (RC bắt đầu chạy), toàn bộ 100% diện tích bản film được phơi sáng trong lúc chờ đợi này . Nếu tốc độ chụp bây giờ nhanh hơn 1/200sec thì sao? 1/500sec chẳng hạn. Nguyên lý vẫn k0 có gì thay đổi, tuy nhiên, hiện tượng có khác đôi chút. - FC cũng bắt đầu chạy từ thời điểm 0 và kết thúc hành trình ở thời điểm 1/200,
  33. Share-Book.com - Tại thời điểm 1/500, RC xuất phát, lúc này FC mới chỉ đi được khoảng 1/3 quãng đường, - RC cũng kết thúc nhiệm vụ tại thời điểm (1/500 + 1/200) sec - Nguyên lý k0 hề thay đổi, nên thời gian phơi sáng của mọi điểm trên bản film cũng vẫn được đảm bảo là 1/500sec. - Có điều, lúc này tiết diện bản film k0 hề được phơi sáng 100% như trong trường hợp trên nữa mà chỉ được đón ánh sáng qua một khe hẹp bởi FC chưa mở hết thì RC đã phải đóng lại rồi. Bề rộng của khe quét kia lớn hay nhỏ tùy thuộc tốc độ chụp nhanh hay chậm (thời gian phơi sáng nhiều hay ít), bởi vì do RC xuất phát sớm hay muộn. Như vậy, chúng ta thấy một điều rằng, cho dù ta chọn tốc độ chụp là bao nhiêu đi nữa, bulb, 30sec, 1/100sec hay 1/8000sec thì mà n c hập vẫn luôn chỉ chạy với 1 tốc độ duy nhất. Và điều quan trọng nhất để thự c hiện xong một pose ảnh bạn phải cần ít nhất 1 khoảng thời gian tương ứng bằng : thời gian phơi sáng + tốc độ màn chập bời vì nếu tính từ lúc FC xuất phát, cần phải đợi 1 khoảng thời gian bằng thời gian phơi sáng để RC xuất phát cộng với tốc độ mà n c hậ p (khoảng thời gian để màn chập RC hoàn thành xứ mệnh) thì sự phơi sáng mới được coi là kết thúc. Một ví dụ hài hước, nếu cái camera của bạn có tốc độ màn chập là 1 (một) sec, làm thế nào bạn có thể bắt được những khoảnh khắc cỡ phần trăm giây trở lên. Như vậy, tốc độ màn chập là rất quan trọng đối với 1 camera body. Người ta gọi nó là X-sync, hay còn mang một tên nữa là "tốc độ ăn đèn cao nhất". Cái tê n của nó được gắn liền với đèn flash, bởi khi dùng đèn flash, ta mới thấy sự lợi hại của một body co X -sync 1/250sec so với X -sync 1/125sec. 3. H igh speed sync (H-sync) Như vậy, một body có tốc độ chụp cao 1/8000sec hay 1/16000sec, tất nhiên cũng hấp dẫn. Nhưng rất ít khi chúng ta sử dụng đến những tốc độ đó. Tuy
  34. Share-Book.com nhiên, nếu máy có X -sync cao hơn ạl i là mộ t lợi thế lớn. Đó là khi chúng ta sử dụng flash trong những tình huống fill in. 3.1 Standard Flash Synchronization Flash phát sáng dưới dạng xung (pulse). Mỗi lần phát sáng diễn ra trong một khoảng thời gian cực ngắn, cỡ phần nghìn sec hoặc nhanh hơn, tùy thuộc công suất phát. Một lần phát sáng là 1 xung duy nhất (single flash burst), sau đó, ta thường phải đợi flash recharged cho lần chụp tiếp theo. Mục đích chụp flash là để chiếu sáng chủ thể, và phải đảm bảo chiếu sáng trên toàn bộ khuôn hình. Do đó, nếu chỉ phát 1 xung duy nhất, thì phải đợi khi 100% tiết diện bản film được phơi s áng thì camera mới ra lệnh kích hoạt flash. Điều này chỉ đạt được khi tốc độ chụp (thời gian phơi sáng) chậm hơn tốc độ màn chập X-sync như đã nói ở trên. (Phần minh họa này, Front Curtain được gọi là First Curtain - FC, Rear Curtain gọi là Second Curtain- SC, và có màu sắc trái ngược với phần trên. Nhưng bản chất vẫn như nhau, hy vọng k0 làm các bạn nhầm lẫn!) Liên q uan đến trường hợp này, có hai cách phát sáng của flash mà ta vẫn thường nghe: First curta in sync: F lash phát sáng ngay sau khi FC ởm hết (thường là chế độ default trong camera) Second curtain sync: F lash phát sáng ngay trước khi SC chuẩn bị xuất phát để đóng lại.
  35. Share-Book.com (Công dụng và hiệu ứng của hai loại này sẽ nói sau) 3.2 Hi-speed Flas h Synchronization (H-sync) Thuật ngữ này thường được gọi dưới tên khác là focal plane sync (FP sync) để chỉ việc dùng flash khi tốc độ chụp cao hơn tốc độ màn chập X-sync. Trường hợp này thường gặp khi ta dùng flash làm fill in. Với tốc độ chụp cao hơn X-sync, bản film k0 thể phơi sáng 100% diện tích của mình mà chỉ nhận ánh sáng qua khe quét tạo bởi hai màn trập FC & SC. Như vậy, flash muốn rọi sáng toàn bộ bản film thì k0 thể phát sáng 1 lần (1 xung duy nhất) được, mà nó phải "chạy theo" khe quét kia và phát liên ụct để phủ sáng dần dần những tiết diện bản film được lộ sáng bởi khe quét. Tức là flash phát nhiều xung liên tục. Việc "chạy theo" khe quét bằng nhiều xung phát sáng chính là ựs đồng bộ giữa flash với tốc độ chụp cao. Đó là xuất xứ của thuật ngữ High speed sync. Nếu chỉ phát 1 xung duy nhất như trường hợp trên, flash có thể đạt công suất lớn nhất của nó và phát trong 1 khoảng thời gian cực ngắn. N ay p hải p hát làm nhiều xung, thời gian phát kéo dài, cường độ flash sẽ giảm đi đáng kể. GN của flash giảm. Như vậy, nếu tốc độ chụp chậm, khe quét lớn, số lần phát xung sẽ ít, cường độ flash giảm ít. Tốc độ chụp cao, khe quét hẹp, số lần phát xung nhiều hơn, cường độ flash giảm nhiều hơn. Do đó, khi chụp fill in thì flash có GN càng lớn càng tốt.
  36. Share-Book.com Tới đây, chúng ta có thể thấy một body có tốc độ X-sync cao có lợi như thế nào. X -sync càng cao thì flash càng cóơ c hội phát hết cường độ ở tốc độ chụp cao. Người chụp càng có nhiều lựa chọn và linh hoạt hơn trong việc chụp fill flash để cân bằng ánh sáng giữa chủ thể và ánh sáng xung quanh (a mb ia nc e). Ví dụ: Với cùng một đối tượng chụp, đo sáng ta có thông số: Body 1 (X-sync = 1/125sec): ISO 100, f/4, 1/125sec. Body 2 (X-sync = 1/250sec): ISO 200, f/4, 1/250sec, hoặc ISO 100, f/2.8, 1/250 Những cặp thông số trên đều cho ra 2 bức ảnh có ánh sáng ambiance như nhau. Việc fill flash cũng nằm trong khả năng của cả hai, nhưng rõ ràng ảnh cho bởi body 2 sẽ có DOF nông hơn (f/2 vs f/4) và khả năng freeze hành độ ng của chủ thể tốt hơn (1/250sec vs 1/125sec). Body 1 muốn có tốc độ 1/250sec nhằm mục đích khống chế DOF mỏng hay action shot mà vẫn phải dùng fill flash sẽ gặp bất lợi hơ n do khi đó Flash phải hoạt động ở chế độ H-sync, cường độ của nó sẽ bị yếu đi do p hải phát 2 xung liên tiếp. Xuộc: Ăn trộm tại: www.google.com (key word: x-sync, high shutter speed, high sync, shutter curtain ) 4. First Curtain Sync & Second Curtain Sync Bài này trước post bên TTVNOL rồi, nay move về đây cho nó trọn bộ. Tớ lười chụp nên chỉ dùng hình vẽ để minh họa thôi, các bác thông cảm. Sự khác nhau giữa First curtain Sync và Second curtain Sync thể hiện rõ nhất khi ta chụp hình một vật di chuyển vào buổi tối với tốc độ thật chậm. Ví dụ chụp một cái xe hơi chạy trong màn đêm, tốc độ chậm. - Nếu k0 dùng flash thì chỉ thấy một vệt đèn kéo dài trong thời gian exposure.
  37. Share-Book.com - Nếu dùng flash bình thường tức 1st curtain (chế độ mặc định) thì khi màn trập (FC) vừa mở hoàn toàn, flash sẽ nổ và rọi sáng cái xe hơiở vị trí đầu (A). Sau đó, flash ắt,t camera tiếp tục lộ sáng, xe đi tới điểm B thì phơi sáng xong. Lúc này k0 thấy x e hơi được vì nó di chuyển, chỉ thấy vệt đèn thôi. Trong trường hợp này có cảm giác như xe đi giật lùi. - Còn khi set ở 2nd curtain thì khi màn trập thứ hai (SC) chuẩn bị đóng thì flash mới nổ. Lúc này vệt đèn đã in lên film (sensor) giống trường hợp No flash. Nhưng khi xe ếnđ vị trí cuối (B) thì flash nổ và soi sáng xe hơi. Vệt đèn sẽ nằm đè lên xe, nom có vẻ như xe đang lướt đi trong đêm vậy.
  38. Share-Book.com Còn nếu chỉ để thấy hiện tượng thì rất đơn giản. Chỉ cần set tốc độ chụp khoảng 2 - 3 sec thì cũng đủ để thấy thời điểm phát sáng của flash khác nhau. - 1st curtain: Ngay sa u k hi bấm chụp là thấy flash nổ ngay, 2 - 3 sec sau mới nghe tiếng màn trập đóng lại - 2nd curtain: Bấm chụp nhưng k0 thấy flash có động tĩnh gì, 2 - 3 sec sau thì flash ổn gần như đồng thời với tiếng đóng màn trập kết thúc pose ảnh. 5. Cấu tạo màn trập Mấy phần trên chủ yếu giới thiệu về nguyên lý hoạt động của màn trập lúc bình thường và khi kết hợp với flash. Về cấu tạo cơ khí của nó, chắc các bác cũng ít khi để ý. Với máy SLR thì còn dễ, chỉ cần mở cái back cover mỗi khi tháo lắp film là thấy, còn với DSLR thì coi như chẳng bao giờ, vì hơi mạo hiểm với sensor. Em nhặt mấy cái hình trên net, nếu bá c nào q uan tâm. Cấu tạo và phương thức vận hành của màn trập chủ yếu dựa vào chiều di chuyển của chúng, có 2 loại chính. 5.1 Màn trập quét t heo c hiều nga ng - Horizontal s hutter curtain Đây là kiểu mà các máy ảnh đời cũ hay dùng, hai màn trập di chuyển theo chiều ngang.
  39. Share-Book.com Màn trập quét ngang của Nikon F3 và dưới đây là nguyên lý hoạt động của nó
  40. Share-Book.com Hai màn trập là hai lá kim loại mỏng, độ đàn hồi cao, chạy đi chạy lại trong những thanh ray để làm nhiệm vụ phơi sáng. Ưu đ iểm: độ bền cực cao, cấu trúc đơn giản, dễ chế tạo. Nhược điểm: Tốc độ màn trập X-sync rất thấp (khoảng 1/60 đến 1/90 sec) vì mấy lý do: - Do di chuyển theo chiều ngang nên quãng đường vận hành của màn trập dài, - Việc cuốn lá kim loại dài đòi hỏi thời gian và công sức khá nhiều. Một nhược điểm lớn nữa là do màn trập dịch chuyển theo chiều ngang, trong khi gương lại lật theo chiều dọc, do đó, khi bấm chụp, phải đợi cho gương lật lên hoàn toàn thì First curtain mới bắt đầu chạy được để đảm bảo chiều dọc bản film được lộ sáng hoàn toàn. Điều này làm cho shutter lag cao.
  41. Share-Book.com Để khắc phục những nhược điểm trên, các nhà chế tạo hướng vào loại màn trập quét theo chiều dọc. 5.2 Màn trập quét t heo c hiều dọc - Ve rtica l shutter curta in Phần lớn các máy ảnh hiện đại ngày nay đều dùng loại màn trập quét dọc này. Màn trập quét dọc của Nikon F5 Việc di chuyển theo chiều dọc đã giúp màn trập rút ngắn rất nhiều thời gian vận hành nhờ quãng đường di chuyển ngắn hơn. Ngoài ra, để tăng tốc độ X-sync, màn trập 1 lá kim loại to và nặng nề được thay thế bằng loại có kết cấu từ nhiều lá (blade). Cụ thể là gồm 4 lá, 2 lá b ằng hợp kim nhôm, 2 lá bằng carbon fiber. Những lá kim loại này rất mỏng, nhẹ nên thời gian và tiêu hao năng lượng khi vận hành khá nhỏ. Từng lá sẽ được rút dần từ dưới lên trên. Phương thức này cũng dễ dàng đồng bộ với chuyển động của gương lật, làm giảm đáng kể shutter lag. Rất hiểu quả trong việc chụp ảnh ở tốc độ cao, so với loại màn trập quét ngang. Nhược điểm chính của loại màn trập này là cấu trúc cơ khí điều khiển và vận hành các lá kim loại phức tạp hơn. Các lá kim loại mỏng, hẹp mà kích thước lạ i dà i (theo chiều dài bản film) nên khi chuyển động rất dễ rung, ảnh hưởng đến độ nét của ảnh. Đây là một lý do rất "tế nhị" khi có ý kiến c ho rằng body cũng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh! Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn tiếp tục được các nhà chế tạo tìm tòi, nghiên cứu để các lá kim loại vận hành ngày càng hoàn thiện hơn, nâng cao được X -sync, tuổi thọ và tính ổn định của màn trập. Cũng vì thế mà các máy (D)SLR ngày nay mới có thêm một tiêu chí về "tuổi thọ" là số kiểu chụp, tương đương số lần hoạt động của màn trập.
  42. Share-Book.com Màn trập quét dọc của máy Nikon FE2, với tốc độ X-sync 1/200sec và ốct độ chụp cao nhất 1/4000sec. Tốc độ này là đều i đáng nể vào những năm của thập kỷ 80. Máy Nikon FM2 được thay thế bằng loại màn trập làm từ Titanium. Kích thước bộ phận cơ khí cải thiện đáng kể, nhỏ gọn hơn rất nhiều. Niềm tự hào của Nikon đến nỗi họ đã đóng triện lên cái ổ trập này. Theo như quảng cáo thì loại màn trập titanium này cho phép tuổi thọ came ra đạt tới ít nhất là 100.000 shots ! 6. Màn trập điện tử Những thuật ngữ X-sync, H-sync chỉ có ý nghĩa với các máy (D)SLR sử dụng màn trập cơ khí để điều tiết thời gian phơi sáng. Còn đối với các máy digital compact ửs dụng màn trập điện tử thì k0 còn khái niệm X -sync nữa, đồng thời, mọi tốc độ chụp đều coi như H-sync.
  43. Share-Book.com Lý do X-sync k0 còn nữa bởi vì màn trập cơ khí cũng k0 tồn tại trong những máy DC P&S nữa. Ở những máy này, ánh sáng đi thẳng qua len s, k0 có gương, k0 có màn trập, ánh sáng tiếp xúc trực tiếp với sensor. Tuy nhiên, khi chư a tiến hành thao tác "chụp ảnh", sensor sẽ ở trạng thái OFF, tức là k0 được tiếp điện, k0 có phản ứng gì với ánh sáng cả. Chỉ khi bấm chụp, sự phơi sáng được tiến hành khi sensor được tiếp điện và chuyển sang trạng thái ON. Các pixel sẽ tiếp nhận thông t in ánh sáng để thực hiện quá trình số hóa. Thời gian ở trạng thái ON của sensor chính là tốc độ chụp, là thời gian phơi sáng được máy / người chụp thiết lập. Kết thúc khoảng thời gian này, sensor lại trở lại trạng thái OFF. Thực tế là chẳng có cái màn (curtain) nào cả, thời gian phơi sáng được điều tiết bởi tín hiệu điện tử trong việc cung cấp (ON) và ngắt điện (OFF) cho sensor. Nên gọi bóng gió l à "màn trập điện tử". Như vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, sensor cũng được phơi sáng 100% diện tích của nó. Do đó, việc fill flash có thể thực hiện với bất cứ tốc độ chụp nào, trong điều kiện công suất flash cho phép. Có điều, GN của những build in flash trên các máy P&S đều rất nhỏ (do giới hạn kích thước flash và d ung lượng pin dùng chung với camera) nên ưu thế H-sync này coi như k0 đáng ể.k 7. Nikon D70 với X-sync 1/500 sec! Có thể nói đây là chiếc SLR cho tốc độ X-sync cao nhất hiện nay nhờ kết hợp ưu thế màn trập điện tử. Những máy đầu bảng như Nikon F5 hay Canon 1Ds Mark II cũng chỉ dừng lại ở tốc độ X-sync 1/250 sec. Thực tế thì tốc độ màn trập cơ khí của D70 cũng chỉ là 1/200 hoặc 1/250 sec (chưa kiểm chứng nhưng k0 thể vượt qua giá trị nà y). Và khi chụp fill flash ở tốc độ trên X-sync, up to 1/500sec, cơ chế diễn ra như sau: 1. Bấm chụp, gương lật lên, 2. First curtain kéo lên ớiv tốc độ 1/250sec (e.g), 2bis. Lúc này sensorở trạng thái OFF, 3. Khi first curtain mở hết, 100% sensor được lộ sáng, bắt đầu tiếp điện cho sensor nhận ánh sáng, trạng thái ON, đồng thời k ích hoạt flash, 3bis. Thời gian p hát c ủa xung flash là ấtr ngắn, cỡ phần nghìn sec, 4. S au khoảng thời gian 1/500sec, ngắt điện, đưa sensor trở về trạng thái OFF, 5. Second curtain kéo lên, 6. Gương hạ xuống và mọi thứ trở lại vị trí ban đầu. Note: - Việc second curtain kéo lên (step 5) chỉ là thủ tục theo đúng trình tự cơ khí, chứ k0 còn tác dụng điều tiết thời gian phơi sáng nữa vì trước đó sensor đã bị ngắt điện rồi. - Thời gian phơi sáng vẫn đảm bảo đúng 1/500sec. - Thời gian để hoàn thành thủ tục bằng 1/250 (FC) + 1/500 (exposure time) + 1/250 (SC). Không kể thời gian làm việc c ủa gư ơng. + Như vậy, thời gian hoàn thành thủ tục có lâu hơn một chút (1/250sec) so với cơ chế cơ khí bình thường và nó tương đương với thời gian chụp một pose ảnh có thời gian phới sáng thực sự là (1/250 + 1/500) sec, chậm hơn tốc độ X-sync cơ khí.
  44. Share-Book.com + Phải đợi một khoảng thời gian trễ (lag time) đúng bằng X-sync cơ khí (1/250sec) để FC mở hoàn toàn, rồi sau đó mới tiến hành phơi sáng (cấp điện cho sensor) được. So với trường hợp bình thường, sensor có thể bắt đầu ph ơi sáng ngay khi FC ắtb đầu xuất phát. - Tuy nhiên, con ốs 1/250sec kia sẽ chỉ giành cho những ai cực kỳ khó tính nếu thấy cần phải phàn nàn về lag time. Đổi lại, ta được hẳn một pose ảnh fill flash ớiv toàn bộ công suất (GN) của đèn, nếu cần. Trong thự c tế, khi tốc độ H-sync trên 1/500sec thì D70 ẽs lại quay về với phương pháp đồng bộ truyền thống, tức là vẫn phụ thuộc vào giới hạn của X - sync cơ khí. Cho nên, ợil t hế về X -sync 1/500sec này chỉ phát huy được khi tốc độ chụp nằm trong khoảng 1/250sec đến 1/500sec mà thôi. Tới đây thì có một câu hỏi đặt ra: Tốc độ phát xung của flash là rất cao, cỡ phần nghìn sec, vậy tại sao k0 tận dụng tối đa lợi thế của màn trập điện tử để nâng X-sync điện tử lên cao hơn, cỡ 1/750 sec chẳng hạn ? Tớ cũng chưa biết trả lời thế nào, chỉ đoán mò vài lý do thế này: - Bình thường, khi chưa rơi vào trạng thái standby, thì sensor của DSLR luôn trong trạng thái ON, chẳng khác gì bản film luôn t hường trực chờ được phơi sáng. Muốn chuyển sang cơ chế màn chập điện tử thì nó lạ i p hải quay về trạng thái OFF trước. Việc thay đổi liên tục giữa hai cơ chế (trạng thái) này có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của sensor khi vận hành chăng ? - Việc tăng X-sync điện tử, đồng nghĩa với giảm thời gian ở trạng thái ON tức thời của sensor. Nếu thời gian đó quá ngắn, có thể k0 đủ để nạp đầy năng lượng cho toàn bề mặt rộng lớn của sensor DSLR giúp nó làm việc có hiệu quả nhất. So với máy P&S, diện tích của sensor DSLR lớn hơn rất nhi ều bở i kích t hước mỗi pixel rất to nên đòi hỏi năng lượng nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính làm giá thành của DSLR cao.
  45. Share-Book.com và cũng còn có thể có nhiều nguyên nhân quan trọng nữa. Bởi thực tế cho thấy các máy Pro k0 mặn mà lắm với X-sync điện tử mà vẫ n hoà n toà n trung thành với X -sync cơ khí truyền thống. Phải chăng, 1/250sec cũng đã là quá đủ ?! Kính l ọc Giống như mắt người máy ảnh cũng cần đeo kính, chỉ có khác là chúng ta cần đeo kính nhiều khi chỉ để làm đẹp . C òn máy ảnh "kính" cho nó lại không phải làm đẹp cho máy ảnh mà cho những gì nó nhìn trở nên đẹp đẽ, gợi cảm và quyến rũ hơn. Mà làm đẹp thì không thể và k hông bao giờ là đơn giản cả , do đó mà hiểu và nói về "kính cho máy ảnh" là một kho tàng mà cần có sự góp sức của nhiều người. Tôi xin làm bài mào đầu. 1. Đeo kính trắng cho máy ảnh: Đây là từ mà tôi để ám chỉ các kính lọc mang tính chất "bảo vệ" cho ống kính khỏi bị trầy sước. Đó là các kính ọcl UV, Haze và Skylight, ngoài chức năng bảo vệ thì tác dụng dụng chính cua chúng là khử hết các tia tử ngoại (UV: untra -vilet). Cái loại tia này thường xuất hiện ở các vùng núi cao, nó làm ảnh của ta bị chuyển sang màu hơi xanh xao, bệnh tật . Còn "kính trắng' Skylight ngoài tác dụng bảo vệ và c hống tia tử ngoại trên nó còn có màu hơi phớt hồng, hấp thụ thêm một ít ánh sáng xanh trong dãi quang phổ. Lưu ý: - Kính lọc nó cũng làm cho ánh sáng đi vào film phải qua nhiều "cửa" hơn nên khả năng chất lương hình ảnh bị giảm và ánh sáng bị tán xạ càng nhiều nên dễ bị loé. - Giá bán của các kính trắng này ở Việt nam thông thường từ khoảng 60.000VNĐ đến khoảng 300.000VNĐ tuỳ loại. - Tốt nhất là mua loại xịn không nó phí cái ống kính lắm . 2. Đeo kính "Bô la": Nếu ít khi lên vùng cao hoặc "ngại" sử dụng kính lọc thì sử dụng duy nhất kính lọc phân cực (Polarizer - PL) là sự lựa chọn của tôi khi luôn gắn nó trên ống kính. Kính lọc này có hai vòng, một vòng gắn vào ống kính, còn một vòng để chúng ta loay xoay Chúng ta hiểu đơn giản đạ i khá i là thê này, ánh sángếu n gặp bề mặt không kim loại và phản xạ thì ánh sáng phản xạ là ánh sáng đã phân cực. Kính Pola sẽ "xử lý" nhưng thể loại ánh sáng đó cho nó "đẹp" hơn. Vậy thôi Ứng dụng chính khi bạn chụp cảnh có phản chiếu qua mặt nước, chẳng hạn bóng đối xứng Ánh sáng khi "đập" vào nước và "văng" ra chô khác nó làm cảnh không được tươi thắm như "thủa đầu". Chính vì vạy mà hải có Pola để tăng cường nó, kể cả tương phản Ứng dụng thứ hai khi chúng ta muốn loain bỏ những ánh phản chiếu ở các mặt thuỷ tinh, gương kính. Ta dùng Pola và xoay đến khi đ ến k hi k hông t hấy bóng phản chiếu trên bề mặt kính nữa
  46. Share-Book.com Ứng dụng thứ ba mang tính mẹo nhỏ là khi bạn cần chụp tốc độ thấp, ví dụ như lia máy. Bạn đã chọn ISO thấp nhất có thể vậy mà ảnh vẫn thừa sáng do trời quá nắng, thì việc dùng kính Pola và vặn cho nó tối lại cũng là một cách nhé Cuối cùng nếu mà bầu trời có nhiều bụi và các phân tử nước tung tăng nhảy múa trong không khí dùng pola sẽ làm xậm trời hơn do loại bỏ một phần tia sáng phân cực. Nhưng cũng rất dở hơi là lúc chúng ta cần chụp ảnh nghệ thuật khi ngư ợc sáng hay xuôi sáng thì pola không còn tác dụng đâu nhé Lưu ý: - Pola mất tác dụng khi bề mặt phản chiếu là kim loại Kỹ thuật chụp ảnh Kỹ thuật căn bản 1. Thao tác cầm máy ảnh khi chụp Đây là điều mà không ít người mới làm quen với máy ảnh dCam & BCam thường hay không để ý hoặc không coi trọng nó đúng mức dẫn đến kết quả ảnh không đẹp. Muốn chụp được ảnh đẹp thì việc đầu tiên cần học cách cầm máy chắc chắn và thoải mái. Thói quen chụp ảnh bằng điện thoại di động bằng một tay là nguyên nhân của không ít lỗi rung máy khi chụp ảnh bằng dCam & BCam. Dưới đây là một vài tư thế cầm máy ảnh nên tránh:
  47. Share-Book.com Với các máy ảnh có dây đeo tay thì động tác đầu tiên bạn nên làm là lồng nó thật chắc vào cổ tay, không ít người hối hận muộn mà ng vì là m ơir má y ảnh đấy nhé.
  48. Share-Book.com Nguyên tắc chung của việc cẩm máy ảnh là tạo được ít nhất 2 điểm tựa trên cả hai bàn tay, nếu tư thế chụp ảnh cho phép thì bạ n nên tỳ một khuỷu tay vào người, làm như thế sẽ tạo nên tư thế chắc chắn và cầm máy được lâu hơn.
  49. Share-Book.com Tư t hế cầm máy ngang kiểu này rất chắc chắn và bạn sẽ tránh được lỗi che tay vào ống kính hay đèn flash.
  50. Share-Book.com Với tư thế chụp máy dọc, bàn tay trái ạot một điểm tựa kẹp chặt máy ảnh, bàn tay phải hỗ trợ thêm đồng thời thao tác bấm máy. Dĩ nhiên là còn có rất nhiều cách cầm máy rất hiệu quả khác nhưng trên đây NTL chỉ muốn đưa ra những ví dụ cụ thể để dễ hình dung hơn. Với k iể u máy BCam thì cá nhân NTLưa thích cách đặt gọn máy trên lòng bàn tay trái, các ngón tay khẽ giữ lấy phần thân máy và ống kính nhô ra ph ía trước ( lư u ý tránh che các "mắt điện tử" của máy), tay phải thao tác chụp.
  51. Share-Book.com Hình ảnh minh họa trích dẫn từ Manual của Nikon 8800 2. Thao tác chụp ảnh Với sự phát triển của kỹ thuật số và phổ cập máy ảnh số thì việc hiểu biết cấu tạo và cách sử dụng chúng không hẳn là quá xa lạ nữa. Nhưng vẫn có không ít người coi nhẹ các thao tác căn bản này dẫn tới kết quả ảnh xấu mà không hiểu tại sao? Hình ảnh trích dẫn từ Manual c ủa Nikon 8800 dưới đây chỉ dẫn rất cụ thể các bước căn bản khi bấm máy:
  52. Share-Book.com Ta có thể chia thao tác này ra làm 2 giai đoạn: 1. Bạn bấm nhẹ nút chụp ảnh xuống khoảng 1/2 quãng đường đi của nó để máy ảnh hoạt động chỉnh nét và đo sáng. Sau khi các thao tác kỹ thuật đã hoà n thành, trong một khoảng thời gian rất ngắn, thì bạn có thể nghe thấy một tiếng "bíp" nhỏ và nhìn thấy đèn báo hiệu "AF" mầu xanh hiện sáng. Tuỳ theo cấu tạo của máy mà bạn có thể nhìn thấy 2 chiếc đèn hiệu báo nét và báo flash nằm phía sau lưng máy. 2. Sau khi đã chắc chắn là máy ảnh đã thao tác xong, bạn chỉ việc nhấn nốt 1/2 quãng đường còn lại để chụp ảnh. Nếu bạn thấy đèn AF nhấp nháy hoặc là có mầu vàng thì điều này chứng tỏ rằng máy chưa thực hiện được các thao tác kỹ thuật cần thiết. Lý do có thể là bạn chưa canh được nét đúng, có thể là khoảng cách chụp ảnh quá gần, có thể là tốc độ chụp ảnh quá chậm Bạn cần đọc Manual của máy để hiểu rõ từng trường hợp. NTL muốn nhấn mạnh lại ở đây rằng việc đọc sách hướng dẫn trước khi chụp ảnh là rất quan trọng. Đừng bao giờ để lỡ mất những khoảnh khắc quan trọng chỉ vì chưa nắm vừng cách dùng máy ảnh. 3. Thao tác chỉnh nét Với những ai mới khởi đầu tập chụp ảnh thì việc biết lấy nét chính xác là rất quan trọng. Một tấm hình lưu niệm thì không thể sai nét. Thao tác này được thực hiện rất hiệu quả bởi chế độ lấy nét tự động AF của các máy dCam & BCam nhưng nó cũng cần được hỗ trợ thêm bởi thao tác của người sử dụng. Đa p hần các máy ảnh kỹ thuật số hiện tại đều có chức năng tự động 100% chọn điểm canh nét "thông minh" như các nhà chế tạo vẫn quảng cáo như ng thật sự chức năng này rất nguy hiểm trong trường hợp khuôn hình rộng, có nhiều chủ thể ở các khoảng cách khác nhau Bạn sẽ k hông kiểm soát được chính xác điểm canh nét theo ý muốn. NTL khuyên bạn nên chọn chế độ chỉnh nét AF theo 1 điểm duy nhất tại trung tâm khuôn hìn h và thao tác như hướng dẫn sau đây: Hình minh ọah trích từ Manual của Nikon 7900
  53. Share-Book.com Bạn để vùng lấy nét vào chủ thể chính của ảnh, bấm nhẹ nút chụp ảnh xuống để thao tác AF. Sau khi thấy tín hiệu đèn mầu xanh xuất hiện (hay t hấy xuất hiện một chấm tròn nhỏ trong khuôn hình, LCD ) bạn nhấn nốt quãng đường còn lại để chụp ảnh. Hình minh ọah trích từ Manual của Nikon 7900 Máy ảnh cũng là một thiết bị điện tử thông thường và nó cần có thời gian để thực hiện các thao tác kỹ thuật cần thiết, khi chụp ảnh chúng ta nhất thiết phải tôn trọng nguyên tắc này. Việc chụp ảnh bằng cánh bấm một lèo cho xong thường ra kết quả ảnh xấu. Thêm một điều quan trọng nữa mà bạn cần lư u ý là sau khiđ ã lấy nét xong, chừng nào bạn còn giữ nút chụp ảnh ở vị trí 1/2 quãng đường đi của nó thì điểm canh nét khô ng thay đổi. Như thế bạn hoà n toà n có t hể chủ động chọn điểm lấy nét sau đó khuôn ạil hình như ý muốn và chụp ảnh.
  54. Share-Book.com Hình minh ọah trích từ Manual của Nikon D70 Kỹ thuật AF dựa trên thao tác của "sensor" nên có những hạn chế của nó mà ta cần biết để tránh gặp phải những lỗi căn bản khi lấy nét. Tài liệu tríc h dẫn từ Manual của máy Nikon D70 dưới đây đã giải thích rất cụ thể: Trên đây là tổng hợp những thao tác căn bản nhất mà bạn có thể đọc được trong sách hướng dẫn sử dụng máy ảnh của mình. NTL mu ốn nhấ n mạnh thê m rằng với các máy dCam & BCam thì khả năng cho độ nét sâu rất lớn nên nói chung bạn sẽ ít gặp phải trở ngại khi chụp ảnh phong cảnh, có khuôn hình rộng. Thế nhưng khi bạn chọn "mode" chụp ảnh chân dung, macro hay chụp với tele thì việc chọn đúng điểm canh nét là rất quan trọng vì "sai một ly sẽ đi một dặm". Thông thường với ảnh lưu niệm bạn nên đặt vùng lấy nét trên khuôn mặt của chủ thể là sẽ thành công.
  55. Share-Book.com Nguyên t ắc chụp ảnh Theo một gợi ý rất thú vị của bạn Nguyễn Việt, NTL thử đưa ra một nguyên tắc chung bao gồm nhiều bước căn bản để đảm bảo việc thành công trong thao tác chụp ảnh thông thường. 1. Kiểm tra hiện trạng máy móc Việc làm này rất đơn giản nhưng hầu như tất cả đều bỏ qua cho đến khi có sự cố về chất lượng hình ảnh hay trục trặc kỹ thuật. Vì thế trước mỗi lần đi chụp ảnh bạn hãy kiểm tra lại các chi tiết sau: - Ống kính máy ảnh: bề mặt ngoài cùng của ống kính phải sạch, không có bụi, vết tay, vết nước Bạn nên thử zoom vài lần xem có vấn đề gì không? - Pin: bạn đã sạc pin chưa? hoặc bạn đã có thêm pin dự trữ - Thẻ nhớ: bạn cần biết chắc chắn chiếc thẻ nhớ mang theo hoạt động tốt với thân máy ảnh của mình. Tổng dung lượng của các thẻ nhớ tính toán cho một chuyến đi cũng rất quan trọng. - Bạn nhớ tắt máy sau khi đã kiểm tra xong. 2. Kiểm tra các thông số kỹ thuật của máy Đây chính là một trong những nguyên nhân làm xấu ảnh của bạn khi chụp nhầm WB hay dùng ISO cao vào lúc không cần thiết Vậy thì ta chỉ cần để 30 giây để tiến hành thao tác sau đây: - Kiểm tra lại chế độ cân bằng trắng WB - Kiểm tra lại giá trị ISO: bạn nên dùng ISO bé nhất khi có thể - Kiểm tra lại kích thước ảnh/chất lượng ảnh: NTL khuyên bạn nên dùng kích thước lớn nhất cùng chất lượng cao nhất để dễ thao tác thêm về sau nếu cần. - Kiểm tra lại các chế độ hỗ trợ như tăng độ sắc nét, độ tương phản, làm rực rỡ mầu sắc : NTL khuyên bạn không nên dùng, nếu có thể, vì chúng chỉ làm cho ảnh của bạn kém hơn mà thôi. 3. Thiết định các thông số kỹ thuật chụp ảnh Với các loại máy dCam & BCam cho phép lựa chọn "mode" chụp ảnh thì bạn nên sử dụng. Với các loại máy ảnh tự động 100% với các modes mặc định thì bạn nên chọn đúng "mode" cần thiết cho tấm ảnh của mình. - Chọn chế độ chụp ảnh tuỳ theo nhu cầu thực tế: Av hay Tv - Chọn chế độ đo sáng: nếu máy của bạn có khả năng đo sáng điểm "spot" thì bạn cần chú ý không sử dụng nó cho các thể loại ảnh nói chung vì spot đòi hỏi một kinh nghiệm sử dụng nhất định. Thông thường bạn có thể chọn đo sáng trung tâm hay đo sáng phức hợp. - Chọn chế độ canh nét: có 2 loại canh nét là AF-S cho các chủ thể cố đ ịnh và AF-C cho các chủ thể chuyển động. Nếu máy của bạn cho phép lựa chọn chế độ AF/MF thì bạn nên kiểm tra xem máy của mình có ở AF không nhé. - Chọn chế độ đèn flash/chống mắt đỏ: thông thường bạn không cần sử dụng chế độ chống mắt đỏ trừ trường hợp chụp ảnh trong đêm ối.t Bạn nên c hủ động tắt hay bật đèn flash chứ không nên để ở chế độ "Auto". - Kiểm tra lại chức năng hiệu chỉnh Ev xem nó có ở vị trí "0"? Bạn chỉ nên sử dụng chức năng này khi thật sự nắm vững nó.
  56. Share-Book.com 4. Chụp ảnh Có vẻ như ai cũng biết nhưng thực tế cho thấy rằng không phải ai cũng thao tác đúng việc canh nét và đo sáng. Bạn có thể đọc lại bài viết phía trên về thao tác canh nét. Một điều đơn giản cần nhớ là bạn chỉ bấm máy sau khi đã có đèn hiệu mầu xanh xuất hiện cùng tiếng "bip" nh ỏ. Chúc thành công và có nhiều ảnh đẹp! Độ nét sâu của trường ảnh Có thể bạn đã từng nghe nói tới thuật ngữ "Độ nét sâu của trường ảnh" hay từ viết tắt bằng tiếng Anh "DOF" (Depth Of Field)* và thắc mắc không hiểu nó có ý nghĩa và quan trọng thế nào với tấm ảnh của bạn? NTL sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này bằng cách nhìn chính xác và đơn giản nhất nhé. Độ nét sâu của trường ảnh, DOF, là một khái niệm của nhiếp ảnh về vùng ảnh nét rõ phía trước và phía sau điểm canh nét. Hay nói một cách khác thì khi bạn chỉnh nét vào một điểm xác định thì phần ảnh phía trước và phía sau của điểm này cũng sẽ nét. Vùng nét rõ này được gọi là "Độ nét sâ u của trường ảnh".
  57. Share-Book.com (Camera focused here = điểm canh nét của máy ảnh; Camera = vị trí của máy ảnh) Độ sâu của trường ảnh được khống chế bởi nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là khẩu độ mở của ống kính "Aperture" Dưới đây là hình ảnh minh hoạ cho một số k hẩu độ mở của ống kính tiêu chuẩn. Bạn sẽ được làm quen với các thuật ngữ như "Diaphragm" - hệ thống cơ khí gồm nhiều lam kim loại nhỏ có tác dụng xác định khẩu độ mở của ống kính; "f stop" - chỉ số xác định của từng khẩu độ mở của ống kính. Như bạn đã thấy ở hình minh hoạ trên đây, khẩu độ mở của ống kính có hình một lỗ nhỏ mà kích thước của nó có thể được thay đổi bằng các la m k im loại. Lỗ mở càng rộng thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và khi lỗ mở nhỏ thì lượng ánh sáng đi tới "sensor" hay phim ít đi. Chính k ích t hước của lỗ mở này sẽ quyết định độ sâu của trường ảnh. Lỗ mở càng lớn thì DOF càng nhỏ. Lỗ mở càng bé thì DOF càng lớn. Yếu tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng tới độ sâu của trường ảnh là khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể. Với cùng một khẩu độ mở của ống kính thì khi máyảnh càng gần chủ thể thì DOF càng nhỏ và khi máy ảnh càng xa chủ thể thì DOF càng lớn. Ví dụ dưới đây minh hoạ rất rõ ràng sự khác biệt của DOF khi ta đặt máy ảnh ở gần chủ thể và thay đổi khẩu độ mở của ống kính. Ở f/4 ta có thể thấy các hình máy ảnh phía trước và phía sau của điểm canh nét đều mờ.
  58. Share-Book.com Ở f/16 thì toàn bộ các máy ảnh đều nét. Yếu tố thứ ba ảnh hưởng tới độ sâu của trường ảnh là tiêu cự của ống kính "Focal length" Ta ẫnv nghe nói tới các ống kính góc rộng và ống kính télé. Tiêu ực của ống kính càng ngắn (góc rộng) thì độ nét sâu của trường ảnh đạt được càng lớn; tiêu cự của ống kính càng dài (télé) thì DOF càng nhỏ. Việc khống chế độ nét sâu của trường ảnh là rất quan trọng trong nhiếp ảnh nghệ thuật. Với DOF nhỏ ta có thể làm nổi bật chủ thể trên một nền phông lu mờ. Với DOF lớn ta có thể đạt được hình ảnh nét từ tiền cảnh tới hậu cảnh và như thế thấy rõ quan hệ giữa các chủ thể. Với các máy ảnh SLR và dSLR thì việc kiểm tra độ nét sâu của trường ảnh được đơn giản hoá bằng một nút bấm nhỏ. Trên các máy dòng dCam và BCam không có c hế độ này và chúng cũng không có luôn hệ t hống cơ khí của các lam kim loại khống chế độ mở của ống kính. Với các máy dCam thì bạn có thể c họn t rong "Image zone" ( hay "Digital Vari-Program modes" ớiv Nikon) chọn "Portrait" khi muốn có DOF nhỏ và chọn "Landscape" khi muốn có DOF lớn. Các máy BCam có chế độ Av - ưu t iên k hẩu độ mở của ống kính giúp bạn dễ hình dung và kiểm soát DOF như với máy dSLR. (Bài viết có sử dụng các thông tin về kỹ thuật của hãng Nikon cùng từ điển thuật ngữ kỹ thuật trong nhiếp ảnh của Photonotes. org) Chú thích: * Depth of field (DOF). Very simply the distance range of acceptable focus in front of your lens. When you focus your camera on a given point there is a range in front of the point and behind that point which is also in acceptable focus. If this range is very narrow then you have very shallow depth of field - only the plane at the focus point will be in focus and everything else will be blurry. If you have deep depth of field then much more of the image will be in acceptable focus. Depth of field is determined by a number of factors. The three key factors governing depth of field on a given camera are the aperture and focal length of the lens and the subject distance. Aperture
  59. Share-Book.com Most lenses contain a diaphragm, a thin light-blocking plate or interleaving set of adjustable plates. The diaphragm contains a small hole, the aperture, which is adjustable in size and allows the photographer to control the amount of light entering the camera. Apertures are indicated by the f stop value, which is a relative value and does not indicate the actual size of the aperture hole. Diaphragm The mechanical or electromechanical light-blocking device used to control the aperture of a lens. Lens diaphragms are usually iris-shaped and consist of a number of thin metal leaves (typically 5, 7 or which can be adjusted to alter the size of the hole - lens aperture - through which light passes. The aperture expands or contracts much like the pupil of a human eye. Many lenses have mechanical diaphragms operated by levers. These levers are operated either manually by the photographer rotating a ring on the lens barrel or by the camera body physically moving the lever. Other lenses, most notably EF lenses for Canon EOS cameras, have electromechanical diaphragms operated by small electric motors or actuators. f stop Also “f number.“ The relative aperture of a lens, or the numbers used to indicate lens apertures - the amount of light that a lens lets in. These numbers are a relative number and are equivalent to the focal length of the lens divided by the size of the lens aperture. For example, if you were to take a 50mm lens with a 6.25mm diameter aperture you’d have a lens set to f/8. Generally each increase or decrease in f stop value either doubles or halves the aperture size. Since f stop values are relative to the focal length each camera lens should let the same amount of light through at the same f stop value regardless of focal length. The usual f stop range on 35mm cameras is: 1.0 1.4 2 2.8 4 5.6 8 11 16 22 So going from f/2.8 to f/4, for example, involves a halving of the aperture size. Each number is approximately 1.4x more than its previous stop since 1.4 is the square root of 2 (to one decimal place), though since the specific numbers derive from tradition they are not always spot on. Lenses for larger camera systems such as large format cameras usually have even smaller apertures - going to f/64, for example. This series of numbers may look difficult to work with, but in fact there’s a fairly simple way to remember the series. Just remember that the first two values are 1.0 and 1.4 respectively. Each following value then doubles by every other value. So 1.0 becomes 2, then 4, then 8 and then 16. 1.4 becomes 2.8, then 5.6, 11 and 22. (the only minor glitch, of course, to this handy mnemonic scheme is between 5.6 and 11) The letter f is frequently italicized for good looks, and a slash is often placed between the letter f and the numerical f stop value to indicate that the f-stop value is a fraction of the focal length. eg: f/4 means that the aperture is a quarter of the focal length. The letter f stands for “focal,” “factor” or “focal length” depending on who you talk to, and the number is also often stated as a ratio. eg: 1:2.8. (see numeric ratio printed on lens.)
  60. Share-Book.com Focal length Loosely speaking, a numerical value in millimetres (and very rarely in inches in extremely old lenses) that indicates the field of view of a camera lens. More technically, the focal length is given as the distance between the focal plane and the rear nodal point of the lens, given infinity focus. The smaller the number the wider the field of view; the larger the number the narrower the field of view. However, note that the field of view of the lens is dependent upon both the focal length and the film format in use. A 50mm lens with 35mm film offers a field of view of about 46° diagonally. To get the same approximate field of view on 645 medium format camera requires an 80mm lens. Similar issues crop up with APS and most digital cameras, which have smaller image sensors than a 35mm film frame. If you’re used to the field of view of given focal lengths when used with 35mm film you have to adjust when using an APS or small-sensor digital camera. Commonly a multiplier value should be supplied with the camera. For example, the Canon D60 has an image sensor that’s 23x15mm in size. This gives a factor of 1.6x from the 35mm film format. Therefore a 35mm lens on a Canon D60 camera is going to give roughly the same kind of image as an 50mm lens on a 35mm film camera. Think of the smaller format cameras as offering cropped photos compared to the larger format ones. When used with 35mm film, for example, a 20mm lens is wide angle, a 50mm lens is “normal” (very roughly approximating human vision from one eye) and 100mm is telephoto. Finally, note the technical definition - the focal length is determined given infinity focussing. Some lenses have shorter focal lengths than their stated focal length when focussing to a distance less than infinity. Tốc độ chụp ảnh Ta đã nó i về độ nét sâu của trường ảnh (hay DOF) và điều này có liên quan đến chế độ chụp ưu tiên khẩu độ mở của ống kính Av, bây giờ ta sẽ xem xét về tốc độ chụp của máy ảnh. Hẳn bạn đã không ít lần tự hỏi làm sao ta có thể chụp ảnh được dòng nước chảy mềm như dải lụa hay biến một tia nước thành một khối nước đá đẹp như một tác phẩm điêu khắc hay trong những tấm ảnh thể thao có phông hoàn toàn lu mờ với vệt chuyể n động t heo hướng di chuyển của chủ thể Không có gì b í mật cả, chìa khoá nằm trong việc lựa chọn tốc độ chụp ảnh. NTL sẽ cùng bạn tìm những tốc độ chụp ảnh cần thiết cho những trường hợp cụ thể nhé. Nếu như trước đây các chế độ chụp ảnh chuyên dụng (M, AV, Tv) chỉ dành riêng cho máy ảnh SLR, dSLR, BCam thì gần đây dòng máy dCam cũng đã có các chức năng này. Ta hãy cùng tìm hiểu một chút ý nghĩa của những ký hiệu viết tắt này nhé. - M có nghĩa là "Manuel", bạn sẽ không sử dụng các chức năng tự độngcủa máy ảnh (canh nét, đo sáng ) mà xác định các chỉ số n ày theo ý của mình. - Av là viết tắt của "Aperture Value" - ưu t iên k hẩu độ mở của ống kính. Nó có liên quan chặt chẽ tới độ nét sâu của trường ảnh và điều kiện ánh sáng cụ thể. (các bạn xem lại bài viêt về "Độ nét sâu của trường ảnh DOF") - Tv là viết tắt của " Time Value" - ưu tiên tốc độ chụp ảnh. Bạn sẽ thấy ký hiệu này với các loại máy ảnh Canon, Pentax và Contax; nhưng Nikon và Minolta ạil dùng ký hiệu " S" - viết tắt của Speed -tốc độ trong tiếng Anh. Điều đầu tiên bạn cần biết là tốc độ chụp của máy ảnh được tính bằng 1/giây, chẳng hạn: 1/30s, 1/125s, 1/250s Những tốc độ chụp chậm hơn được tính bằng giây như: 1s, 2s,
  61. Share-Book.com Có mấy nguyên tắc căn bản mà bạn cần biết khi ưu tiên tốc độ chụp ảnh. Đầu tiên là "luật f/16 ": trong điều kiện thời tiết tốt thì tốc độ chụp của máy ảnh tương ứng với khẩu độ mở của ống kính ở f/16 được tính bằng "1/chỉ số ISO của phim" mà bạn sử dụng. Chẳng hạn khi bạn sử dụng phim có ISO 64 thì ở f/16 tốc độ chụp sẽ là 1/60s; với phim ISO 100 thì tốc độ tương ứng sẽ là 1/125s; tính tương tự như thế ta có được 1/250s cho phim ISO 200 Tốc độ chụp ảnh có liên hệ rất mật thiết với khả năng rung hình lúc bấm máy và như thế ta có nguyên tắc thứ 2: tốc độ chụp ảnh tối thiểu để không bị rung máy được tính bằng "1/tiêu cự của ống kính lúc chụp", chẳng hạn: bạn dùng ống kính 50 mm thì tốc độ chụp tối thiểu sẽ là 1/50s, với ống kính 100 mm sẽ là 1/100s, với ống kính 300 mm tốc độ sẽ là 1/300s Tuy nhiên với những ai chụp ảnh nhiều kinh nghiệm và chủ thể không chuyển động thì tốc độ 1/15s là giới hạn cuối cùng của chụp ảnh cầm máy trên tay (không dùng chân máy ảnh) NTL thỉnh thoảng vẫn chụp ở những tốc độ thấp hơn như 1/2s, 1/6s cầm tay, dĩ nhiên là với các ống kính tiêu cự ngắn, và ảnh không hề bị rung. Một kinh nghiệm nữa để chụp ảnh các chủ thể chuyển động, tốc độ của máy ảnh sẽ phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của chủ thể, là dùng đèn flash. Bạn có thể chộp được những khoảnh khắc chính xác của chuyển động với thời gian phát sáng của flash là 1/100 000s! (các đèn flash gắn sẵn trên máy thường có thời gian phát sáng khoảng 1/30 000s) Với những bạn mới sử dụng máy ảnh hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc ghi nhớ các thông số dưới đây là vô cùng cần thiết để có thể chụp ảnh đẹp mà không bị rung máy (trừ khi bạn cố ý muốn hiệu quả này): - Tốc độ nhỏ hơn <1/60s bạn cần sử dụng chân máy ảnh hoặc đặt máy ảnh trên một điểm tựa vững chắc. - Tốc độ 1/60s là giới hạn để chụp ảnh cầm tay - Tốc độ 1/250 dùng để chụp các chuyển động - Tốc độ từ 1/500s trở lên dùng để ghi lại chính xác những chuyển động nhanh và tinh tế - Tốc độ từ 1/4000s trở lên có thể làm "đóng băng" các chuyển động. Chúng ta hãy cùng xem xét các víụ d dưới đây để thấy sự khác biệt trong kết quả của việc sử dụng chế độ ưu tiên tốc độ chụp ả nh.
  62. Share-Book.com
  63. Share-Book.com Tốc độ 1/30s và bạn có thể thấy làn nước chảy bắt đầu mềm mại. Bạn có thể sử dụng chân máy ảnh để chụp với tốc độ chậm hơn nữa và kết quả sẽ rất thú vị đấy.
  64. Share-Book.com
  65. Share-Book.com Tốc độ 1/250s. Thường thì để tái tạo lại dòng nước giống như ta vẫn thấy thì tốc độ 1/125s là thíc h hợp nhưng 1/250s cho phép ta ghi lại nhưng chuyển động chính xác hơn.
  66. Share-Book.com Tốc độ 1/800s. Ở tốc độ này thì những tia nước bắn tung toé sẽ được "giữ" lại trong ảnh của bạn đấy.
  67. Share-Book.com Tốc độ 1/4000s. Hình khối thuỷ tinh mà bạn nhìn thấy chính là chi tiết của dòng nước chảy trong các ví dụ trên. Tốc độ cao đã bắt kịp những chuyện động ngay từ điểm khởi đầu của nó.
  68. Share-Book.com Việc sử dụng tốc độ chụp ảnh là một đề tài thú vị và rất rộng. Chúng mình sẽ còn có dịp bàn thêm về nó. NTL chờ đợi những thử nghiệm của các b ạn nhé. Các ch ế độ đo sáng Metering Modes: Evaluative, centre-weighted average, Spot (centre or linked to focusing frame) * Tạm dịch theo tiếng Việt là Đo sáng phức hợp hay Đa điểm/ Đo sáng Trung tâm/ Đo sáng Điểm. Mỗi chức năng này sẽ cho một hiệu quả khác nhau khi chụp ảnh. - Đo sáng phức hợp (NTL ưa dùng thuật ngữ này vì trong trường hợp máy ảnh có tính đến cả cự ly tới chủ thể nữa thì không thể chỉ gọi đơn giản là Đo sáng Đa điểm được): như bạn đã có thể thấy trong phần giải thích của Canon, kỹ th uật này dựa trên kết quả đo sáng của toàn bộ hình ảnh mà bạn đã khuôn hình (rất nổi tiếng với cách phân chia hình ảnh ra thành 256 vùng khác nhau) sau đó máy ảnh tính toán và so sánh kết qu ả với các trường hợp đã được tính toán sẵn từ trước và cho một kết quả (theo nhà chế tạo) là tối ưu cho từng trường hợp. Cách đo sáng này rất hiệu quả khi ánh sáng cân bằng giữa chủ thể và phông nền thế nhưng nó lại không cho được kết quả chính xác khi có độ tương phản lớn hay chủ thể có bề mặt ké m phản xạ ( hoặc ngư ợc lại) ánh sáng. Khi chụp ảnh sinh hoạt gia đình hay trong các trường hợp ánh sáng dịu đều thì bạn nên sử dụng cách đo sáng này. - Đo sáng Trung tâm: kỹ thuật này dựa trên kết quả tính toán về đo sáng của phần hình ảnh ở trung tâm khuôn hình mà không quan tâm đến ánh sáng ở viền ảnh. Nó có ích khi bạn biết chính xác vùng ảnh nào mình muốn ưu tiên ánh sáng. Thường thì kỹ thuật này được dùng rất hiệ u quả khi bạn kết hợp với hiệu chỉnh thêm ảnh sáng "Exposure Compensation" mà NTL sẽ nói tới ở phía dưới đây. - Đo sáng Điểm: đâ y là một kỹ thuật rất khó sử dụng với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm về chụp ảnh. Nó cho phép bạn đo sáng chính xác m ột phần diện tích nhỏ của tấm ảnh (thường là bằng luôn phần diện tích của điểm tiêu cự tự động AF trong khuôn ngắm). Lý thuyết của nó rất đơn giản: nếu như ánh sáng ạit một điểm là chính xác thì các điểm còn lại cũng sẽ chính xác. Nhưng bạn nên nhớ rằng chọn điểm đo sáng "Spot " đúng ạil đò i hỏi rất nhiều kinh nghiệm thực hành đấy nhé. - Hiệu chỉnh kết quả đo sáng: "Exposure Compensation" là một trong những kỹ thuật quan trọng mà bạn cần nắm bắt để có được một tấm ảnh đẹp đơn giản vì ánh sáng luôn thay đổi và mỗi tình huống một khác. Nguyên tắc căn bản của nó là: bạn nhìn thấy tấm ảnh của mình c hụp "Sáng" hay "Tối"? Nếu ta gọi kết quả đo sáng bằng chế độ tự động của máy ảnh là Ev (Exposure Value) thì bạn hãy xem sơ đồ dưới đây: -3Ev, -2Ev, -1Ev, Ev, +1Ev, +2Ev, +3Ev Thuật ngữ chuyên môn gọi nó là "The Zone System" nhưng ta hãy tạm quên nó đi nhé. NTL không muốn bạn rơi vào ma trận của những điều chưa cần thiết vào lúc này. Bạn có thể hình dung rất đơn giản: từ trị số Ev ban đầu, nếu bạn tiến về phía bên phải +3Ev thì hình ảnh của bạn sẽ hoàn toàn trắng xoá, nếu bạn tiến về phía bên trái -3Ev thì hình ảnh của bạn sẽ đen tuyệt đối. Vậy ta có thể áp dụng nó như thế nào trong thực tế?
  69. Share-Book.com - Trong một ngày trời nắng và bạn muốn tấm ảnh của mình chụp có độ tương phản cao thì nên hiệu chỉnh Ev về phía trị số ( -) âm. Cách hiệu chỉnh này cũng sẽ làm tăng độ bão hoà của mầu sắc, nghĩa là mầu trong ảnh của bạn sẽ thắm hơn, rực rỡ hơn. Khi bạn chụp đèn Flash "Fill-in" ngoài trời thì vi ệc hiệu chỉnh -Ev sẽ làm nổi bật chủ thể rất đẹp. - Khi bạn chụp ảnh một ai đó trong bóng râm mà hậu cảnh là trời nắng chẳng hạn thì nếu như cự ly xa hơn tầm phủ của đèn flash "fill-in" thì cách ăngt trị số (+) dương của Ev sẽ giúp bạn thể hiện chủ thể rõ ràng (nhưng hậu cảnh sẽ bị thừa sáng đấy nhé, hay nói một cách khác là bạn đã tăng trị số +Ev cho hậu cảnh). Đó hoàn toàn chỉ là một ví dụ để bạn có thể hiểu dễ dàng việc hiệu chỉnh kết quả đo sáng mà thôi, bản thân nó không phải là một giải pháp hiệu quả nhất khi chụp ảnh. - Ngoài ra thì kỹ thuật hiệu chỉnh Ev này còn giúp bạn tránh được những "bẫy" ánh sáng mà ta vẫn thường xuyên gặp khi chụp ảnh. Ví dụ: hầu hết các máy ảnh đo sáng dựa trên số phần trăm (%) phản xạ của ánh sáng từ chủ thể (quy ước là 18% tương đương với ánh sáng đúng) thế như ng nếu bạn chụp một cánh rừng xanh nhiệt đới thì độ phản xạ này nhỏ hơn 18% tiêu chuẩn và máy ảnh tự động tăng thê m k hẩu độ ánh sáng nhằm cân bằng bức ảnh của bạn, vô tình tấm ảnh của bạn bị thừa sáng "Over-exposure" Còn trong trường hợp bạn chụp ảnh một cảnh tuyết rơi mà mầu trắng của tuyết phản xạ ánh sáng ớnl hơn 18% thì máy ảnh lại tìm cách giảm bớt khẩu đ ộ ánh sáng "F-stop" và như thế tấm ảnh của bạn bị thiếu sáng "Under -exposure" Trong trường hợp thứ nhất bạn cần hiệu chỉnh Ev về trị số ( -) âm và trong trường hợp thứ hai bạn cần hiệu chỉnh Ev về trị số (+) dương. NTL hy vọng với bài viết ngắn gọn này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một trong những kỹ thuật căn bản nhất của máy ảnh. Nó được áp dụng cho tất cả các loại máy ảnh hiện hành. Nếu bạn thấy có phần nào chưa rõ ràng và chính xác thì phản ánh lại với mình nhé. Thân ái (Bài viết có sử dụng các thông tin kỹ thuật của hãng Canon) Các hi ệu chỉnh khác 1. Cân bằng trắng (White Balance) Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất của kỹ thuật số để có thể chụp được một bức ảnh mâu sắc như ý. Thường thì trong các máy dCa m c hế độ WB được mặc định ở tự động (Auto). Nếu bạn để ý một chút thì khi chụp ảnh ở Auto WB thì máy ảnh luôn có xu hướng chỉnh màu theo nhiệt độ sáng trung bình và như t hế bạn sẽ có một tấm ảnh chụp hoàng hôn nhợt nhạt hay trong những cảnh khác thì ánh sáng thiếu tự nhiên và tông màu c hủ đ ạo thường là đỏ ánh mầu da cam. May mắn thay bên cạnh đó bạn còn có khả năng chỉnh WB theo các điều kiện ánh sáng khác nhau, có độ chính xác cao hơn. Như thế bạn hoà n toà n có thể tái tạo lại ánh mặt trời buổi chiều một cách trung thực với chế độ "Daylight" hay làm cho tông màu ởtr nên ấ m áp hơn trong nhữ ng ngày mây mù bằng việc lựa chọn "Cloudy". Với ánh sáng nhân tạo thì chế độ "Tungsten" thường hay bị thiên sang màu xanh do máy ảnh lọc màu vàng quá mạnh và trong các điều kiện nguồn sáng phức hợp như ngo ài đường thì chế đọ này không thể đáp ứng được. Trong trường hợp này giải pháp hay nhất là tự cân bằng sáng bằng một mảnh giấy trắng và như có một phép màu nhiệm tất cả các tông màu khó chịu sẽ biến mất khỏi tấm ảnh của bạn. Điều d uy nhất cần nhớ là luôn bỏ trong túi một mảnh giấy mầu trắng.
  70. Share-Book.com 2. Độ nhạy sáng ISO Chế độ tự động chỉnh độ nhạy sáng theo điều kiện ánh sáng lại không phải là một giải pháp tốt cho độ mịn màng của những tấm ảnh đơn giản vì bạn không biết khi nào mình đang chụp ở 200, 400 hay thậm chí 800 ISO! Vì lẽ đó bạn nên đặt độ nhạy ISO của máy thường trực ở 50 hoặc 100 ISO nếu không đủ sáng thì đèn tín hiệu cạnh khuôn ngắm sẽ nhấp nháy báo độ ng. Trừ khi là bạn muốn cố tình tạo những hạt ảnh một cách nghệ thuật thì việc lựa chọn ISO tối đa 200 ISO là cần thiết. Trên thị trường hiện tại đang có bán rất nhiều loại chân máy ảnh nhỏ và nhẹ dùng cho máy kỹ thuật số, một thiết bị như thế sẽ giúp bạn luôn có những tấm ảnh đẹp với độ mịn màng cao nhất. 3. Hiệu chỉnh Bão hoà mầu sắc và Nét căng Với các máy dCam thì tính năng này không phải là tuyệt hảo. Bạn cần sử dụng chúng một cách cẩn trọng và tốt hơn hết là nên thử nghiệm trước vài lần để biết kết quả. Khi chụp ảnh phong cảnh thì bạn có thể chọn chế độ bão hoà mầu sắc và nét căng hơn để khắc phục nhược điểm của chất lượng ống kính thế nhưng khi chụp ảnh chân dung hay cận cảnh thì sự mềm mại của đường nét lại đòi hỏi bạn giảm độ nét căng đi đấy nhé . 4. Hiệu quả đặc biệt Đa p hần các dCam có rất nhiều chức năng này nhưng NTL có thể nói ngay với bạn rằng không nên sử dụng chúng vì chất lượng không cao. Thêm vào đó với máy tính và PhotoShop thì bạn hoàn toàn có thể áp đặt các hiệu quả này với chất lượng hoà n hảo nhất. 5. Tối ưu hoá chất lượng ảnh kỹ thuật số. Thường thì bạn hay nghe nói tới việc dùng Photoshop để xử lý thêm hình ảnh sau khi chụp nhưng với đa số các bạn nghiệp dư thì lĩnh vực này ha y đẫ n đến ngõ cụt vì chất lượng ảnh không như ý. Vậy cần p hải làm t hế nào? - Chỉnh ánh sáng và độ tương phản Với các máy dCam thì khả năng nhạy sáng của các mạch điện tử cảm quang thường rất kém do đo chúng ta cần xử lý thêm để lấy lại đ ộ cân bằng của ánh sáng. Thay vì ửs dụng một cách "tự nhiên" ch ức năng "Light/Contrast" mà tính hiệu quả của nó thường không ổn định thì bạn nên dùng chức năng chỉnh "Level" có tác dụng trực tiếp vào "History" của hình ảnh. Với PhotoShop CS bạn có thể hiệu chỉnh bằng nhãn quan trực tiếp từng lớp màu RGB (Đỏ-Xanh lá cây-Xanh da trời) bằng cách điều chỉnh 3 con trỏ biểu thị cường độ hay tác động vào điểm đầu và cuối của mỗi đồ thị mầu. - Chỉnh màu sắc Trức khi chỉnh màu sắc bạn cần phải chắc chắn là màn hình của mình đã được "căn" đúng theo mầu sắc thực bằng tiện ích của chính Photoshop "Adobe Gamma" (NTL sẽ nói lại vấn đề này trong một bài khác) và cần để cho màn hình "nóng" ít nhất 30 phút trước khi bắt đầu công vi ệc. Bạn có thể lựa chọn giữa việc hiệu chỉnh mầu sắc đồng loạt hay từng mầu đơn lẻ. Cửa sổ hiển thị kết q uả trước và sau khi có tác động rất dễ hiểu và tiện lợi. - Hiệu chỉnh độ nét Đa số các dCam cho bạn hình ảnh rất nhẹ nhàng và như thế đôi khi tăng cường độ nét lại là cần thiết. Không nên chọn tính năng tăng cường đường viền mà bạn nên sử dụng chế độ chỉnh nét dần từ thấp đến cao. 6. Lọc mầu và ảnh đen trắng