Nha khoa công cộng và các biện pháp phòng ngừa-Kiểm soát bệnh răng miệng

pdf 18 trang phuongnguyen 3050
Bạn đang xem tài liệu "Nha khoa công cộng và các biện pháp phòng ngừa-Kiểm soát bệnh răng miệng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnha_khoa_cong_cong_va_cac_bien_phap_phong_ngua_kiem_soat_ben.pdf

Nội dung text: Nha khoa công cộng và các biện pháp phòng ngừa-Kiểm soát bệnh răng miệng

  1. NHA KHOA CÔNG CỘNG và CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA-KIỂM SOÁT BỆNH RĂNG MIỆNG 1- NHA KHOA CÔNG CỘNG : 1.1 - Định nghĩa : Chương trình NKCC hay chương trình chăm sóc sức khoẻ răng miệng cộng đồng là các hoạt động có tổ chức nhằm cải thiện sức khoẻ răng miệng cho cộng đồng. 1.2 - Tiêu chuẩn: - Có thể thực hiện được : bám sát thực tế của cộng đồng. - Có thể chấp nhận được : được cộng đồng chấp nhận. - Hiệu quả cao : phải đo lường được. - Giá thành hạ : càng ít phí tổn càng dễ được chấp nhận. 1.3 - Thành phần tham gia các chương trình NKCC : - Tất cả các nhân viên y - nha khoa, chữ thập đỏ, y tế đia phương - Các cấp chính quyền, đoàn thể 1
  2. - Ngành liên quan : giáo dục, kỹ nghệ - Phụ huynh học sinh, các nhà tài trợ - Và tất cả mọi cá thể trong cộng đồng. 1.4 - Các phương pháp NKCC : Phương pháp sử dụng trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ công cộng tương tự như phương pháp điều trị của bác sĩ nha khoa tại phòng khám, nhưng đối tượng là một cộng đồng thay cho bệnh nhân là một cá thể. So sánh hoạt động điều trị và hoạt động cộng đồng Bác sĩ điều trị Hoạt động nha cộng đồng 1. Khám 1. Điều tra 2. Định bệnh 2. Phân tích 3. Kế hoạch điều trị 3. Vạch kế hoạch cho chương trình 4. Điều trị 4. Thực hiện chương trình 5. Chi phí cho điều trị 5. Tài chính, chi phí cho chương trình 6. Tái khám, đánh giá 6. Đánh giá chương trình. 1.5 - Một số chương trình NKCC - Chương trình Chăm sóc răng ban đầu do Bộ Y Tế quản lý. 2
  3. - Chương trình Nha học đường do Viện RHM quản lý trực tiếp. - Chương trình khử Fluor ở Ninh Hoà do Sở Y Tế TP Nha Trang quản lý - Chương trình Fluor hoá nước máy tại TPHCM do UBND TPHCM quản lý. - Chương trình kiểm soát bệnh ung thư miệng - Và nhiều chương trình do các cấp địa phương hay cơ sở quản lý 2- PHÒNG NGỪA KIỂM SOÁT BỆNH SÂU RĂNG : Sơ đồ Key's cải tiến Răng Carbohydrat Sâu răng Vi khuẩn Thời gian 2.1- NGUYÊN TẮC CHÍNH DỰ PHÒNG SÂU RĂNG. 1- Giảm số lượng vi khuẩn: 3
  4. - Bằng tất cả các biện pháp vệ sinh răng miệng giảm mảng bám vi khuẩn đóng quanh răng. - Dùng các loại rau quả tươi hoặc có nhiều chất sơ nhằm gia tăng sự chải rửa tự nhiên. 2- Giảm lượng Carbohydrate: - Kiểm soát thực phẩm, tránh ăn nhiều lần trong ngày các loại thực phẩm bột đường và có tính bám dính, đưa vào các bữa ăn chính. - Chải răng ngay sau khi ăn. 3- Tăng cường sức đề kháng của răng: - Bằng các biện pháp Fluor toàn thân hoặc tại chỗ, giúp men răng khó bị mất khoáng. - Cung cấp đủ chất dinh dưỡng càn thiết cho răng trong quá trình mọc răng cũng như tái khoáng hóa. - Sử dụng Sealant trám bít hố rãnh. 2.2- CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG : 2.2.1- Fluoride: Fluor hóa nước máy: - Chi phí thấp hiệu quả cao. 4
  5. - Chương trình Fluor hóa nước máy tại TPHCM (từ năm 1990) và TP Biên Hòa (từ năm 1997) với nồng độ 0,5 ppm. Viên Fluoride: Có thể uống ở những vùng có nồng độ Fluor trong nước < 0,3ppm: 0-2 Tuổi = 0,25 mg/ngày 2-3 Tuổi = 0,50 mg/ngày 3-13 Tuổi = 1 mg/ngày Muối Fluoride: -Biện pháp hữu hiệu nhất cho những nơi không có nước máy hay không thể Fluor hóa nước máy. Fluor hóa nước uống tại trường học : -Nồng độ phải cao gấp 4 - 5 lần so với nước máy, áp dụng cho nơi không có Fluor hóa nước máy. Fluoride trong nước súc miệng: -NaF 0,2% ngậm hàng tuần hay 0,05% ngậm hàng ngày. -Ngậm hàng tuần thích hợp cho các chương trình nha học đường hơn vì dễ thực hiện và ít tốn kém hơn. 5
  6. Fluoride trong kem đánh răng: -Dùng kem đánh răng có chứa Fluoride làm giảm sâu răng ngay cả ở các vùng có Fluor hóa nước máy, làm cho việc điều trị sâu răng hữu hiệu hơn. 2.2.2- Sealant trám bít hố rãnh: -Là một vật liệu đặt trên hố và rãnh của răng với mục đích tạo một lớp bảo vệ cơ học chống lại các hoạt động sinh a xít của vi khuẩn và tránh lắng đọng thức ăn. -Là một biện pháp an toàn và có hiệu quả trong một thời gian dài để phòng sâu răng ở hố và rãnh, nhất cho các răng cối và tiền cối mới mọc vì 90% các xoang sâu là nằm trên mặt nhai nơi ít được Fluoride che chở. 2.2.3- Kiểm soát thực phẩm: Đường : -Đường, chủ yếu là sucrose, là chất có khả năng gây sâu răng nhiều nhất, kế đến là glucose, fructose và xylitol, ngoài ra còn có aspartam và sorbitol trong kẹo cao su. -Lượng đường không quan trọng bằng dạng đường và số lần sử dụng. -Dạng chất dẻo dính gây sâu răng nhiều hơn dạng nước uống. -An nhiều lần dễ bị sâu răng hơn, ăn trong bữa ăn tốt hơn ăn giữa các bữa ăn. 6
  7. Chế độ ăn uống : -Nên sử dụng các loại carbohydrate chưa tinh chế như trái cây, khoai, gạo Fromage được xem là yếu tố bảo vệ răng. -Tránh các buổi ăn xế với bánh kẹo rất có hại cho răng, bỏ thói quen vừa xem ti vi vừa ăn bánh kẹo Kiểm soát môi trường : -Hạn chế cung cấp bánh kẹo nước ngọt tại gia đình. -Hạn chế bán bánh kẹo nước ngọt trong các trường học. 4- Kiểm soát mảng bám: -Dù không phải "răng sạch không bao giờ bị sâu", nhưng các nghiên cứu cho thấy vệ sinh răng miệng càng kém thì càng có nhiều răng sâu. -Thuyết phục mọi người chải răng đều đặn, kỹ và đúng cách để loại sạch mảng bám. -Tìm các biện pháp cơ học hữu hiệu, đơn giản, dễ thực hiện để tự mỗi cá nhân lấy sạch mảng bám, nhất là các vùng dễ gây sâu răng (chỉ nha khoa ). 3- PHÒNG NGỪA KIỂM SOÁT BỆNH NHA CHU 3.1- KHÁI NIỆM: Bệnh nha chu là : 7
  8. -Tình trạng bệnh lý của mô nha chu bao gồm viêm nướu và nha chu viêm phá hủy. -Tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm nướu mất bám dính vào răng, xương ổ răng bị tiêu hủy và túi nha chu được thành lập. -Một bệnh có tỷ lệ mắc bệnh rất cao trong cộng đồng ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, có liên hệ trực tiếp đến tuổi và vệ sinh răng miệng. -Nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn tuổi. Vì vậy việc dự phòng và kiểm soát bệnh nha chu là bước cơ bản để cải thiện SKRM trong hầu hết các cộng đồng. 3.2- CÁC BIỆN PHÁP : Phòng ngừa kiểm soát bệnh nha chu cũng chính là phòng ngừa kiểm soát mảng bám cho cá nhân hay cho cộng đồng tức là ngăn chặn mảng bám trên nướu thành mảng bám dưới nướu, duy trì sức khỏe mô nha chu. -Ăn các thực phẩm nhiều bột đường hay ăn nhiều lần trong ngày làm gia tăng lượng mảng bám. -Nhai thức ăn sơ cũng không thể làm sạch mảng bám, cũng như không có một loại kem đánh răng hay thuốc súc miệng nào tự nó có thể làm sạch mảng bám hoàn toàn. 8
  9. 3.2.1-Phòng ngừa kiểm soát mảng bám mỗi tự cá nhân: -Cá nhân tự kiểm soát chăm sóc vệ sinh răng miệng là chìa khóa của sức khỏe nha chu. -Hiểu được mục đích của việc chải răng là: +Lấy sạch mảng bám và mảnh vụn thức ăn. +Kích thích mô nướu. +Ap Fluoride tại chỗ chống sâu răng. -Nên chải răng mấy lần và vào lúc nào? -Biết cách chọn bàn chải và phương pháp chải đúng (pp Bass cải tiến). -Tập sử dụng chỉ nha khoa. 3.2.2-Phòng ngừa kiểm soát bệnh nha chu bởi nhân viên nha khoa: -Khám định kỳ để lấy cao răng và hướng dẫn kịp thời những sai sót trong cách giữ gìn vệ sinh răng miệng. -Sửa chữa những khiếm khuyết của các miếng trám hay phục hình. -Nếu nặng có thể có thể làm tiểu phẫu lật vạt nạo túi nha chu và cạo láng mặt gốc răng. 9
  10. 3.2.3-Kiểm soát mảng bám bằng phương pháp hóa trị liệu: -Làm sạch mảng bám bằng hóa chất (thuốc súc miệng có kháng sinh, Chlorhexidine, Triclosan ) có nhiều hạn chế. -Fluoride có lẽ là một hóa chất kiểm soát mảng bám ít vấn đề nhất và đang được sử dụng rộng rãi (làm giảm khả năng tích tụ mảng bám). 3.2.4-Kiểm soát bệnh nha chu trong cộng đồng: - Giáo dục nha khoa phải được quan tâm và lập đi lập lại nhiều lần bằng nhiều hình thức khác nhau. - Nâng cao trình độ hiểu biết của cộng đồng về bệnh nha chu là quan trọng nhất (vì cơ bản nhất vẫn là kiểm soát mảng bám bởi cá nhân trong cộng đồng). -Các hình thức chăm sóc răng và kiểm soát mảng bám cho cộng đồng phải được thực hiện ở cơ sở cộng đồng để kịp thời nhắc nhở các sai sót cá nhân và phát hiện sớm các vấn đề nha chu để điều trị. -Mô hình chăm sóc sức khỏe nha chu cho cộng đồng: +Chăm sóc mức độ 1 : Chương trình giáo dục cộng đồng nhằm mục đích gia tăng kiến thức về sức khỏe nha chu, cung cấp thông tin để mọi người tự phòng ngừa bệnh. 10
  11. +Chăm sóc mức độ 2 : Mđ 1 + Hỗ trợ bệnh nhân tự chăm sóc như giáo dục nha khoa từng người, từng nhóm nhỏ, lấy vôi răng trên nướu. +Chăm sóc mức độ 3 : Mđ 1+2+ Điều trị các vấn đề nha chu trung bình như lấy vôi dưới nướu và Các chương trình theo dõi, giám sát. +Chăm sóc mức độ 4 : Mđ 1+2+3+ Điều trị các vấn đề nha chu phức tạp do chuyên viên nha khoa thực hiện. Tùy theo tình hình văn hóa, tài chính, kinh tế của từng vùng mà chọn nội dung phù hợp sao cho đa số dân trong cộng đồng đạt lợi ích tối đa. 3.2.5- Kiểm soát bệnh răng miệng cho trẻ em : -Trước sinh : Vệ sinh răng miệng + Chế độ dinh dưỡng thai phụ. -Mới sinh đến 1 tuổi : Làm sạch răng và xoa nắn nướu với gạc ướt. -Từ 1 đến 3 tuổi : +Dùng bàn chải. +Sau 2 tuổi có thể dùng kem với lượng nhỏ (cỡ hạt đậu xanh). +Không cho trẻ tự làm một mình. +Dùng chỉ nha khoa nếu có thể. -Từ 3 đến 6 tuổi : 11
  12. +Để trẻ tự đánh nhưng phải được kiểm soát kỹ. +Lượng kem tăng gấp đôi (2 hạt đậu xanh). +Dùng chỉ nha khoa. +Dùng gel hay dung dịch súc miệng cho trẻ có nguy cơ cao. -Từ 6 đến 12 tuổi : +Bố mẹ vẫn giúp theo dõi những vùng khó thao tác. +Dùng kem có fluor. +Dùng gel hay dung dịch súc miệng cho trẻ có nguy cơ cao. Tóm lại Không có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh nha chu nào mà không đòi hỏi sự hợp tác có ý thức của cá nhân (khác với các chương trình phòng sâu răng). Cho đến nay việc lấy sạch mảng bám bằng phương pháp cơ học là chải răng vẫn còn là nền tảng cơ bản cho việc kiểm soát và dự phòng bệnh nha chu. 4- PHÒNG NGỪA VÀ PHÁT HIỆN SỚM UNG THƯ MIỆNG 4.1- ĐặC ĐIểM : 12
  13. - Tại VN ung thư miệng chiếm 6%, hạng 7 trong các loại ung thư thường gặp. - Trong miệng các vị trí thường gặp ung thư theo thứ tự là : lưỡi (nam), môi (nữ), niêm mạc má, sàn miệng, nướu răng và vòm khẩu cái. - 98% Là ở người trên 40 tuổi, nhiều nhất ở khoảng 60-70 tuổi. - Dễ thấy trực tiếp, dễ chẩn đoán, nhưng đến 70% phát hiện ở giai đoạn muộn. 4.2- CÁC DấU CHứNG LÂM SÀNG NGHI NGờ UNG THƯ NIÊM MạC MIệNG: - Vết loét : không lành sau 2 tuần, dù đã loại bỏ kích thích, không xác định được nguyên nhân. - Tổn thương xơ chai, cứng hay sùi hoặc dính chặt vào mô bên dưới. - Ổ nhổ răng không lành. - Răng lung lay không rõ nguyên nhân. - Đau, di cảm không rõ nguyên nhân. - Khó nhai, nói, tăng tiết nước bọt. - Mảng trắng / đỏ. - Hạch cổ . 4.3- TIÊU CHUẩN CHẩN ĐOÁN: + Lâm sàng : 13
  14. - Xuất huyết, hoại tử, bờ không đều. - Sờ cứng, giới hạn không rõ, không đau, dính. - Vị trí nguy cơ ung thư cao. - Hạch cổ. + Bệnh sử: - >40 Tuổi - Tiến triển nhanh. - Thói quen hút thuốc, uống rượu, ăn trầu. - Điều trị nội khoa 2 tuần không lành. 4.4- NGUYÊN TắC Xử TRÍ: - Loại bỏ nguyên nhân, các yếu tố kích thích tại chỗ. - Điều trị nội khoa (kháng sinh, kháng viêm, kháng nấm ) - Retinoids tại chỗ (chống tăng sừng hóa & lệch lạc trong sự biệt hóa biểu mô ) - Sinh thiết & xét nghiệm giải phẫu bệnh. - Điều trị đặc hiệu (phẫu, xạ, hóa trị). 14
  15. 4.5- BA CấP PHÒNG BệNH ĐốI VớI UNG THƯ MIệNG Cấp 1 : Giáo dục sức khỏe để kiểm soát và hạn chế yếu tố nguy cơ : -Phổ biến cho người dân biết ung thư miệng là bệnh có thể phòng và chữa khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời. -Giải thích những tác hại trong sinh bệnh học ung thư : thuốc lá, ăn trầu, xỉa thuốc, uống rượu -Phổ biến phương pháp tự kiểm tra vùng miệng và hàm mặt nhất là ở người lớn tuổi và nên đi khám khi thấy có những bất thường xảy ra. Cấp 2 : Tầm soát ung thư miệng -Chẩn đoán phát hiện trên lâm sàng (dùng xanh Toluidine, phết tế bào học ). Cấp 3 : Hạn chế tái phát sau điều trị & làm giảm thương tật do điều trị . -Khuyên chế độ dinh dưỡng nhiều vit.A . -Dùng xét nghiệm xanh Toluidine. -Theo dõi chức năng nhai, nói, nuốt, cười CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIA 1) Các chương trình nha khoa công cộng chỉ cần tiêu chuẩn khả thi, còn cộng đồng có chấp nhận hay không thì không quan trọng. (Đ - S) 15
  16. 2) Đối tượng của các hoạt động nha cộng đồng là các bệnh nhân trong cộng đồng đó. (Đ - S) 3) Tương ứng với khâu "khám bệnh" của bác sĩ điều trị là khâu "phân tích vấn đề" trong hoạt động nha cộng đồng . (Đ - S) 4) Các nguyên tắc chính dự phòng sâu răng là dựa theo sơ đồ Key's. ( Đ - S ) 5) Giảm lượng carbohydrate là nguyên tắc quan trọng nhất trong dự phòng sâu răng . ( Đ - S ) 6) Từ năm 2001 nồng độ Fluor trong nước máy tại TP HCM đã giảm chỉ còn 0,7 ppm. ( Đ - S ) 7) Có thể sử dụng viên Fluor ở những nơi có nồng độ Fluor < 0,5ppm. (Đ - S ) 8) Nồng độ NaF trong nước súc miệng là 0,2%.( Đ - S ) 9) Fluor chống sâu răng trên mặt nhai rất hiệu quả. ( Đ - S ) 10) Tất cả các loại đường đều có khả năng gây sâu răng như nhau. ( Đ - S ) 11) Nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn tuổi là do lão hóa mô nha chu . ( Đ - S ) 12) Phòng ngừa kiểm soát bệnh nha chu chính là ngăn chận mảng bám trên nướu thành mảng bám dưới nướu . ( Đ - S ) 16
  17. 13) Phòng ngừa kiểm soát bệnh nha chu bởi nhân viên nha khoa quan trọng hơn do tự cá nhân làm. ( Đ - S ) 14) Giáo dục nha khoa là quan trọng nhất trong kiểm soát bệnh nha chu trong cộng đồng . ( Đ - S ) 15) Chải răng đúng cách là chìa khóa cơ bản cho cá nhân để kiểm soát và dự phòng bệnh nha chu . ( Đ - S ) 16) Ung thư miệng dễ thấy trực tiếp dễ chẩn đoán nên thường được phát hiện sớm . ( Đ - S ) 17) Vừa hút thuốc vừa uống rượu có nguy cơ ung thư cao hơn gấp nhiều lần so với chỉ hút thuốc hoặc chỉ uống rượu. ( Đ - S ) 18) Nguyên tắc quan trọng nhất trong xử trí ung thư miệng là điều trị nội khoa 2 tuần. ( Đ - S ) 19) Phòng bệnh cấp 1 đối với ung thư miệng chủ yếu là giáo dục sức khỏe để kiểm soát và hạn chế yếu tố nguy cơ. ( Đ - S ) 20) Tầm soát phát hiện sớm ung thư miệng bằng Xanh Toluidine hay phết tế bào bong chính là phòng bệnh ung thư miệng cấp 3. ( Đ - S ) TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
  18. 1) Giáo trình Nha Khoa Công Cộng - Tập I, II ; Bộ môn Nha Khoa Công Cộng / Khoa RHM / Đại học Y dược - 1999. 2) Giáo trình Nha Khoa Phòng Ngừa ; Bộ môn Nha khoa Công cộng / Khoa RHM / Đại học Y dược -1999. 3) Jennie Naidoo - Jane Wills ; Health Promotion - Foundations for Practice ; Bailliere Tindall - 1995 . 4) M. H. Hobdell ; Behavioural Aspects of Dental Public Health - A Sort Study Guide and Reader ; The University of Texas-Houston - Health Science Center - Dental Branch - 2001. 18