Ngữ pháp tiếng Hàn Quốc

pdf 65 trang phuongnguyen 3991
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngữ pháp tiếng Hàn Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfngu_phap_tieng_han_quoc.pdf

Nội dung text: Ngữ pháp tiếng Hàn Quốc

  1. A. Trợ từ - 조사 1. Danh từ + 이/가 Là trợ từ chủ ngữ, đứng sau các danh từ làm chủ ngữ. Ngoài ra còn các trợ từ khác như “– 께서”, “(에)서” 이 가 Dùng khi danh từ làm chủ ngữ đứng ở đầu Dùng khi danh từ làm chủ ngữ đứng ở đầu câu, có đuôi từ kết thúc là một phụ âm câu, có đuôi từ kết thúc là một nguyên âm Cấu trúc: 책: 책 + 이 = 책이 학생: 학생 + 이 = 학생이 시계: 시계 + 가 = 시계가 누나: 누나 + 가 = 누나가 Ví dụ: - 비가 옵니다: trời mưa - 한국어가 어렵습니다: Tiếng Hàn khó - 동생이 예쁩니다: Em gái đẹp thế - 시간이 없습니다: Không còn thời gian Lưu ý: * Khi kết hợp với các đại từ như 나, 너, 저, 누가 làm chủ ngữ thì biến thành 내가, 네가, 제가, 누가. * Trong khẩu ngữ và văn viết có khi lược bỏ không dùng tới. - 그 사람(이) 누구요?: Người đó là ai thế? - 너(가) 어디 가니?: Mày đi đâu đấy? 2. Danh từ + 을/를 Là trợ từ đuợc đặt đằng sau danh từ khi danh từ đó đuợc dùng làm tân ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi “gì,cái gì” 을 를 Dùng khi danh từ có đuôi kết thúc là phụ âm Dùng khi danh từ có đuôi kết thúc là nguyên âm Cấu trúc: 책: 책 + 을 = 책을 사과: 사과 +를 = 사과를 Ví dụ: - 한국어를 공부합니다: Tôi học tiếng Hàn - 매일 신문을 봅니다: Tôi xem báo hàng ngày - 저는 운동을 좋아합니다: Tôi thích thể dục - 어머님이 과일을 삽니다: Mẹ mua trái cây Lưu ý:
  2. * Trong khẩu ngữ hoặc trong một số trường hợp, danh từ kết thúc bằng phụ âm thì “을” được đọc hoặc viết gắn liền với danh từ đó. - 영활 보고 커필 마셨어요: Xem phim và uống cà phê - 뭘 해요?: Làm cái gì đấy? * Trong khẩu ngữ và văn viết thì “을” có khi bị lược bỏ không dùng tới. - 영어(를) 잘 해요?: Anh có giỏi tiếng anh không? - 밥(을) 먹었어요?: ăn cơm chưa? 3. Danh từ + 도 Đi cùng danh từ với nghĩa: cũng, cùng Cấu trúc: 저: 저 + 도 = 저도 (Tôi cũng) 친구: 친구 + 도 = 친구도 (Bạn cũng) Có nghĩa giống như 또, 또한, 역시, đặt sau danh từ, có nghĩa cũng, đồng thời, bao hàm. Ví dụ: - 저도 학생입니다: Tôi cũng là học sinh - 노래도 잘 하고, 공부도 잘해요: Hát cũng hay mà học cũng giỏi - 그는 돈도 없고 일자리도 없다: Tôi không có tiền cũng không có việc làm - 커피도 마셔요?: Cậu cũng uống cà phê chứ? * Có lúc dùng để nhấn mạnh, đặt sau danh từ, động từ vv chỉ mức độ. Ví dụ: - 한국에도 벚꽃이 있습니다: Ở Hàn cũng có hoa anh đào - 일요일에도 일을 해요: Ngày chủ nhật cũng làm - 잘 생기지도 못 생기도 않다: Chẳng đẹp mà cũng chẳng xấu - 아파서 밥도 못먹어요: Bị đau nên cơm cũng không ăn đuợc 4. Danh từ + 은/는 Đặt sau danh từ nhằm nhấn mạnh chủ thể của câu văn hoặc nhẳm chỉ sự so sánh đối chiếu . 은 는 Dùng khi danh từ có đuôi kết thúc là phụ âm Dùng khi danh từ có đuôi kết thúc là nguyên âm Cấu trúc: 물: 물 + 은 = 물은 자동차: 자동차 + 는 = 자동차는 Ví dụ: - 책이 있습니다. 사전은 없습니다: Có sách, không có từ điển - 버스가 느립니다. 지하철은 빠릅니다: Xe buýt chạy chậm, tàu điện chạy nhanh. - 이것은 외제 입니다: Cái này là hàng ngoại - 저분은 김 교수 입니다: Vị ấy là giáo sư Kim - 나는 관심이 없습니다: Tôi chẳng quan tâm
  3. 5. Danh từ + 에 Chỉ phương hướng vị trí, đuợc đặt sau các danh từ về địa điểm thời gian phương hướng. Có nghĩa: tới, ở, vào lúc Cấu trúc: 학교: 학교 + 에 = 학교에 저녁: 저녁 + 에 = 저녁에 책상: 책상 + 에 = 책상에 Ví dụ: - 시장에 갑니다: Đi chợ. - 지금 어디에 있습니까?: Bây giờ anh ở đâu? - 아침에 운동을 해요: Tập thể dục vào buổi sáng - 내일 집에 있습니다: Ngày mai tôi ở nhà Lưu ý: Ngoài ý nghĩa trên, “에” còn nhiều ý nghĩa khác như: bởi vì, bằng với, cho, trong vòng, với. - 꽃에 물을 줍니다: Tưới nước cho hoa. - 바람에 나무가 쓰러집니다: Vì gió nên cây đổ - 그것을 얼마에 샀어요?: Anh mua cái đó với giá bao nhiêu? - 일년에 한번 만납니다: Mỗi năm gặp một lần 6. Danh từ + 에서 a) Đặt sau danh từ chỉ địa điểm, biểu hiện điểm xuất phát của hành động, có nghĩa là: từ, ở Chủ yếu đi với các động từ: đến, từ, tới Cấu trúc: 베트남: 베트남 + 에서 = 베트남에서 (từ Việt Nam, ở Việt Nam) 시골: 시골 + 에서 = 시골에서 (từ nông thôn, ở nông thôn) Lưu ý: * Trong khẩu ngữ bị rút ngắn 에서 thành 서: 어디서, 서울서 Ví dụ: - 어디서 전화 왔어요?: Điện thoại từ đâu đến thế? - 저는 베트남에서 왔습니다: Tôi đến từ Việt Nam - 당신이 어디서 왔습니까?: Anh từ đâu tới? - 회사에서 연락이 왔습니다: Có tin từ văn phòng tới - 학교에서 통보가 왔습니다: Có thông báo từ nhà trường tới b) Đặt sau danh từ chỉ vị trí, biểu hiện sự việc, hành động xảy ra, có nghĩa ở, tại. Cấu trúc: 집: 집 + 에서 = 집에서 (ở nhà, tại nhà) 회사: 회사 + 에서 = 회사에서 (ở cơ quan, tại cơ quan)
  4. Lưu ý: * Có khi đi với danh từ chỉ đoàn thể, làm trợ từ chủ thể của hành động đó. Ví dụ: - 주한베트남대사관에서 주최합니다: Đại sứ quán VN tại Hàn chủ trì - 어학당에서 한국어를 공부합니다: Học tiếng Hàn tại trung tâm ngoại ngữ - 동생이 방송국에서 일을 해요: Em gái tôi làm việc ở đài truyền hình - 어디에서 일을 합니까?: Anh làm việc ở đâu? - 한국에서 무엇을 했습니까?: Anh làm gì ở Hàn Quốc 7. Danh từ + 의 Là trợ từ chỉ sở hữu cách. Đứng sau danh từ, chỉ sự sở hữu, có nghĩa: của, thuộc về Cấu trúc: 동생: 동생 + 의 = 동생의 (của em) 나: 나 + 의 = 나의 (của tôi) Lưu ý: * Với sở hữu của các đại từ như 나, 너, 저 có thể rút gọn: 나의 = 내: 나의 동생 = 내동생 너의 = 네: 너의 애인 = 네애인 저의 = 제: 저의 친구 = 제친구 Ví dụ: - 이건 누구의 차 입니까?: Xe này là của ai? - 제 이름은 배성희 입니다: Tên tôi là Bea Sung Hi. - 베트남의 날씨는 어떻습니까?: Thời tiết Việt Nam như thế nào? - 이제부터는 과일의 계절 입니다: Từ bây giờ trở đi là mùa của trái cây. 8. Danh từ + 와/과, Danh từ +하고, (이)랑 Biểu thị sự kết nối danh từ và danh từ trong câu, có ý nghĩa với, cùng với, và vv 와 과 Dùng khi danh từ kết thúc bằng các nguyên Dùng khi danh từ kết thúc bằng các phụ âm. âm. Cấu trúc: 바나나 + 포도 = 바나나와 포도 (chuối và nho) 돈 + 권력 = 돈과 권력 (tiền và quyền lực) 선생님 + 학생 = 선생님하고 학생 (giáo viên và học sinh) 성희 + 용준 = 성희랑 용준 (Song Hy và Yong Jun) Lưu ý: * Cũng có thể kết hợp với các trợ từ khác thành “-과도/와도”, “-과만/와만”, “-과는/와는” - 그 사람은 동물과도 이야기해요: Anh ta nói chuyện với cả động vật. * Trong khẩu ngữ thường được thay thế bằng “하고” và “(이)랑”.
  5. * Cũng có trường hợp đứng sau danh từ, không kết nối liền với danh từ khác nhưng vẫn có ý nghĩa kết: 친구+ 와 = 친구와 (cùng với bạn), 누나+ 랑 = 누나랑 (cùng với chị). Ví dụ: - 밥과 반찬을 먹었습니다: Ăn cơm và thức ăn - 냉장고 안에 아이스크림과 과일가 있다: Trong tủ lạnh có kem và trái cây - 친구와 같이 낚시하러 간다: Đi câu cùng với bạn - 선생님하고 학생이 이야기를 하고 있다: Thầy giáo đang nói chuyện với học sinh - 동생과 싸웠어요: Tôi cãi nhau với đứa em - 누구와 결혼합니까?: Anh kết hôn với ai thế? 9. Danh từ + 에, 에게, 한테, 께 Chỉ phương hướng của hành động, đặt sau các danh từ, chỉ phương hướng liên quan đến danh từ đó, có nghĩa: cho, với, về, đối với. Cấu trúc: 동생 + 에게 = 동생에게 (cho em, với em) 선생님 + 께 = 선생님께 (với thầy giáo) 친구 + 한테 = 친구 한테 (với bạn) 꽃 + 에 = 꽃에 ( cho hoa) Lưu ý: * “한테” đuợc dùng nhiều trong khẩu ngữ. * “께” dùng trong trường hợp tôn kính. * “에게, 한테, 께” được dùng cho người và động vật, còn các trường hợp khác dùng “에”. Ví dụ: - 개한테 밥을 준다: Cho chó ăn cơm - 나한테 할말이 있어요?: Anh có gì muốn nói với tôi không? - 남동생에게 편지를 보내요: Gửi thư cho em trai - 사장님께 말씀을 드렸어요: Tôi đã nói chuyện với giám đốc - 선생님께 전화를 했어요: Gọi điện thoại cho thày giáo - 꽃에 물을 줍니다: Tưới nước cho hoa - 집에 전화 했어요?: Gọi điện về nhà chưa? 10. Danh từ + 에게서, 한테서, 께로부터, 으로부터 Chỉ nơi xuất xứ, xuất phát của động tác, hành động, từ người nào đó, từ địa điểm nào đó. Có nghĩa: từ, ở, của. Đi nhiều với các động từ 반다, 빌리다 Cấu trúc: 친구 = 친구에게서 (từ nguời bạn) 학교 = 학교로부터 (từ trường học) 고향 = 고향으로부터 (từ quê) Ví dụ:
  6. - 형한테서 한국어를 배웠어요: Học tiếng Hàn từ anh trai - 선생님께로부터 칭찬을 받았어요: Được thầy giáo khen - 친구에게서 초대를 받았어요: Được bạn mời - 베트남으로부터 편지를 받았어요: Nhận được thư từ Việt Nam 11. Danh từ + 에서 danh từ + 까지 Danh từ + 부터 danh từ + 까지 Đặt sau các danh từ chỉ vị trí, thời gian, địa điểm, biểu hiện sự bắt đầu cho đến kết thúc. Có nghĩa: từ đến, từ cho tới. Cấu trúc: 호치민 – 하뇌: 호치민시에서 하노이까지 (Từ thành phố Hồ Chí Minh tới Hà Nội) 집 – 학교: 집에서 학교까지 (Từ nhà tới truờng học) 아침 – 저녁: 아침부터 저녁까지 (Từ sang đến tối) Lưu ý: * Cũng có lúc nó đi cùng với động từ hoặc mệnh đề khác, biểu thị ý nghĩa tương tự, trong trường hợp đó thường đi cùng với “에서”, “에”. - 그 사람을 만나고부터 지금까지 행복하게 살고 있어요: Sống hạnh phúc từ khi gặp anh ấy đến nay - 여기서부터 집까지 걸어가요: Đi bộ từ đây về nhà Ví dụ: - 한국에서 11월부터 3월까지 추워요: Ở Hàn thì lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 - 2004년부터 2006년까지 한국어를 공부하겠습니다: Tôi đã học tiếng Hàn từ năm 2004 đến năm 2006 - 하루 몇시부터 몇시까지 일을 해요?: Mỗi ngày làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ? - 베트남에서 한국까지 비행기로 몇시간 걸려요?: Máy bay bay từ Việt Nam đến Hàn mất mấy tiếng? 12. Danh từ + (으)로 a) Trợ từ chỉ phương hướng, đi cùng với các từ chỉ phương hướng, chỉ sự chuyển động, vị trí. Có nghĩa: về phía, về hướng, hướng tới. (으)로 로 Dùng khi đi cùng với danh từ đi trước kết Dùng khi đi cùng với danh từ đi trước kết thúc bằng phụ âm (ngoại trừ phụ âm “ㄹ”) thúc bằng nguyên âm hoặc bằng phụ âm “ㄹ” (phụ âm “ㄹ” sẽ bị lược bỏ) Cấu trúc: 뒤 + 로 = 뒤로 (Về phía sau) 학교 + 로 = 학교로 (Về phía trường học) 사무실 + 로 = 사무실로 (Về phía văn phòng)
  7. Ví dụ: - 어디로 가요?: Anh đi đâu vậy? - 내일 한국으로 갑니다: Ngày mai tôi đi Hàn - 밑으로 내려갑니다: Đi xuống phía dưới - 저는 회사로 가는 중 입니다: Tôi đang tới công ty b) Đứng sau các danh từ chỉ phương pháp, công cụ, biện pháp. Có nghĩa: bằng, dùng bằng (으)로 로 Dùng khi đi cùng với danh từ đi trước kết Dùng khi đi cùng với danh từ đi trước kết thúc bằng phụ âm (ngoại trừ phụ âm “ㄹ”) thúc bằng nguyên âm hoặc bằng phụ âm “ㄹ” (phụ âm “ㄹ” sẽ bị lược bỏ) Cấu trúc: 비행기 + 로 = 비행기로 (bằng máy bay) 전화 + 로 = 전화로 (bằng điện thoại) 젓가락 + 로 = 젓가락으로 (bằng đũa) Ví dụ: - 저는 베트남에서 비행기로 왔어요: Tôi đến từ Việt Nam bằng máy bay - 나무로 책상을 만듭니다: Bàn làm bằng gỗ - 한국말로 대화 해요: Nói chuyện bằng tiếng Hàn - 이것은 무엇으로 합니까?: Cái này làm bằng gì? - 지하철로 출퇴근 합니다: Đi làm bằng tàu điện 13. Danh từ +보다 Trợ từ so sánh, đứng sau danh từ chỉ sự so sánh với danh từ đó, thường đi cùng với các từ 더, 많이, 조금 vv Có nghĩa là: so với, so. Trợ từ so sánh '-보다' (hơn so với) được gắn sau danh từ thứ hai sau chủ ngữ để so sánh danh từ đó với chủ ngữ. Trợ từ này thường đi kèm với '-더' (hơn)'. - 한국말이 영어보다 (더) 어려워요. Tiếng Hàn khó hơn tiếng Anh - 개가 고양이보다 (더) 커요. Chó to hơn mèo - 오늘은 어제보다 (더) 시원해요. Hôm nay mát mẻ hơn hôm qua * Khi sử dụng '더' mà không có 보다. - 이게 더 좋아요. Cái này tốt hơn - 한국말이 더 어려워요. Tiếng Hàn khó hơn - 나는 사과가 더 좋아요. Tôi thích táo hơn Cấu trúc: 수박보다 사과가 작아요 (Táo nhỏ hơn so với dưa hấu) 기차보다 비행기가 더 빨라요 (Máy bay nhanh hơn tàu hoả) Lưu ý: * Khi đi cùng với các động từ thì thường nhất thiết phải có các phó từ chỉ mức độ như 더, 많이, 조금
  8. - 수박보다 사과를 많이 먹어요: Ăn nhiều táo hơn dưa - 다른 사람보다 열심히 공부해요: Học chăm hơn người khác - 농구보다 축구를 더 좋아해요: Thích bóng đá hơn bóng rổ Ví dụ: - 한국보다 베트남이 더 커요: Việt Nam lớn hơn Hàn Quốc - 언니보다 동생이 더 예뻐요: Cô em đẹp hơn cô chị - 형보다 동생이 키가 더 커요: Em trai cao hơn anh trai - 오늘은 평일보다 많이 더워요: Thời tiết hôm nay nóng hơn ngày bình thường. 14. Danh từ + (이)나 Kết nối hai danh từ với nhau, biểu hiện sự lựa chọn. Có nghĩa là: hoặc là, hoặc. 나 이나 Dùng khi kết hợp với danh từ đi trước, có Dùng khi kết hợp với danh từ đi trước, có đuôi kết thúc là nguyên âm đuôi kết thúc là phụ âm Cấu trúc: 커피 + 나 = 커피나 밥 + 이나 = 밥이나 Lưu ý: * Trong trường hợp chỉ kết hợp với một danh từ đi trước nó, thì có nghĩa đây là sự lựa chọn không được mãn nguyện cho lắm. Có nghĩa: là hay là, hay vậy thì. - 더운데 수영이나 합시다: Trời nóng, hay là chúng ta đi bơi vậy * Có khi kết hợp với số từ, biểu hiện sự ước lượng, có nghĩa khoảng, chừng. - 돈이 얼마나 남아 있어요?: Anh còn khoảng bao nhiêu tiền? - 그 일은 몇일이나 걸려요?: Công việc ấy mất khoảng mấy ngày? * Có khi kết hợp với các số từ biểu hiện sự ngạc nhiên, có nghĩa: những, tới, tới mức. - 술을 다섯병이나 마셔요: Anh ta uống những năm chai rượu - 하루에 12시간이나 일을 해요: Mỗi ngày làm việc những 12 tiếng * Có khi kết hợp với danh từ, đại từ, có nghĩa là: cho dù, dù, bất cứ. - 무슨일이나 다 해요: (Việc gì cũng làm) - 누구나 다 알아요: (Ai cũng biết) - 아무거나 주세요: (Cho tôi cái nào cũng được) Ví dụ: - 편지나 전화를 하세요: Hãy gọi điện hoặc viết thư đi chứ! - 한국말이나 영어로 말 합시다: Hãy nói chuyện bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh! - 커피나 차를 주세요: Cho tôi trà hoặc cà phê. - 영어나 중국어를 공부하고 싶어요: Tôi muốn học tiếng Anh hoặc tiếng Hoa - 미국이나 호주에 여행 가고 싶어요: Tôi muốn đi du lịch Mỹ hoặc Úc
  9. B. Đuôi từ kết thúc câu – 종결형 1. Danh từ + 입니다 Là đuôi từ kết thúc câu trần thuật, là hình thúc biểu hiện của động từ “이다”. Cấu trúc: 베트남 사람 = 베트남 사람 입니다 이것이 = 이것이 책 입니다 Ví dụ: - 저는 베트남 사람 입니다: Tôi là người Việt Nam - 여기는 호치민시 입니다: Đây là thành phố Hồ Chí Minh - 그 분들이 외국인 입니다: Họ là những người nước ngoài - 오늘은 화요일 입니다: Hôm nay là thứ ba 2. Danh từ + 입니까 Là cấu trúc nghi vấn, dạng câu hỏi của động từ “이다”. Có thể đi với các danh từ hoạc các từ để hỏi như: 언제, 어디, 얼마 Là đuôi từ kết thúc chia ở nghi thức lịch sự, trang trọng. Có nghĩa là: có phải không, có phải là, là gì, gì. Cấu trúc: 학생 = 학생 입니까? (Có phải là học sinh không?) 무엇 = 무엇 입니까? (Là cái gì vậy?) 언제 = 언제 입니까? (Bao giờ vậy?) Ví dụ: - 누가 민수 입니까?: Ai là Minsu? - 집이 어디입니까?: Nhà cậu ở đâu? - 사과 얼마입니까?: Táo giá bao nhiêu? - 그 분이 선생님 입니까?: Anh ấy là giáo viên phải không? - 이것이 무엇입니까?: Cái này là cái gì vậy? 3. Tính từ, động từ + ㅂ/습니다 Là đuôi từ kết thúc câu trần thuật, chia cùng với động từ hoặc tính từ, là đuôi từ dùng để chia câu ở nghi thức lịch sự, trang trọng. -ㅂ니다 -습니다 Dùng khi động từ hoặc tính từ, có đuôi kết Dùng khi động từ hoặc tính từ, có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm “ㄹ” (phụ âm thúc là phụ âm (ngoại trừ phụ âm “ㄹ”) “ㄹ” sẽ bị lược bỏ) Cấu trúc: 아프다 = 아픕니다 잘 생기다 = 잘 생깁니다 먹다 = 먹습니다
  10. 읽다 = 읽습니다 멀다 = 멉니다 Ví dụ: - 한국에서 한국어를 공부합니다: Học tiếng Hàn tại Hàn Quốc - 한국음식이 맵습니다: Món ăn Hàn Quốc rất cay - 하루 8시간 근무합니다: Mỗi ngày làm việc 8 tiếng - 저는 축구를 좋아합니다: Tôi thích bóng đá - 내일 시간이 없습니다: Ngày mai không có thời gian 4. Tính từ, động từ + ㅂ/습니까 Là đuôi từ chia trong câu hỏi của động từ và tính từ, là hình thức chia câu ở nghi thức trang trọng, lịch sự. Có nghĩa: không, có không?, hay không? -ㅂ니까 -습니까 Dùng khi động từ hoặc tính từ, có đuôi kết Dùng khi động từ hoặc tính từ, có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm “ㄹ” (phụ âm thúc là phụ âm (ngoại trừ phụ âm “ㄹ”) “ㄹ” sẽ bị lược bỏ) Cấu trúc: 가다 = 갑니까? (Có đi không?) 먹다 = 먹습니까? (Có ăn không?) 멀다 = 멉니까? (Có xa không?) Ví dụ: - 지금 무엇을 합니까?: Bây giờ em làm gì? - 친구들이 많습니까?: Em có nhiều bạn không? - 언제 시간이 있습니까?: Bao giờ em có thời gian? - 꽃을 좋아합니까?: Em có thích hoa không? 5. Danh từ + 예요/이에요 Đứng sau các danh từ, là đuôi từ kết thúc câu trần thuật, có vai trò giống “입니다” và thay thế cho “입니다” trong khẩu ngữ (văn nói), hoặc dùng trong câu chia ở trường hợp không mang tính trang trọng, lịch sự. Có nghĩa: là, đây là -예요 -이에요 Dùng khi danh từ có đuôi kết thúc là nguyên Dùng khi danh từ có đuôi kết thúc là phụ âm âm Cấu trúc: 편지 = 편지예요 (Đây là bức thư) 우산 = 우산이에요 (Đây là cái ô) 책 = 책이에요 (Đây là sách) Lưu ý: * “예요” và “이에요” đều có thể dùng trong câu hỏi, có ý hỏi: không, phải không? Khi là câu hỏi thì người nói cần phải lên giọng, thường kết hợp với các từ để hỏi như “뭐, 누구, 어디”
  11. - 어디예요?: Em đang ở đâu vậy? - 이것이 뭐예요?: Cái này là cái gì? - 그분이 누구예요?: Người ấy là ai vậy? Ví dụ: - 동생이 학생이에요: Em tôi là sinh viên - 여기는 제 친구예요: Đây là bạn tôi - 우리집은 저기예요: Nhà tôi ở đằng kia - 제 아내예요: Đây là vợ tôi 6. Động từ + (으)ㅂ시다 Thô chia trong câu cầu khiến, đi cùng với các động từ chỉ sự yêu cầu, cầu khiến, rủ rê, cùng làm một việc gì đó. Có nghĩa: hãy cùng, cùng. -ㅂ시다 -읍시다 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là nguyên Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là phụ âm âm hoặc phụ âm “ㄹ” (phụ âm “ㄹ” sẽ bị (ngoại trừ phụ âm “ㄹ”) lược bỏ) Cấu trúc: 가다 = 갑시다 (hãy cùng đi) 읽다 = 읽읍시다 (hãy cùng học) Ví dụ: - 다 같이 합시다: Tất cả chúng ta cùng làm nào! - 좀 쉽시다: Hãy nghỉ một chút - 커피를 마십시다: Nào hãy cùng uống cà phê - 같이 영화를 봅시다: Nào cùng xem phim 7. Động từ + (으)ㄹ까요? Là đuôi từ chia kết thúc câu. Đi liền với động từ, thể hiện chủ định của mình và hỏi ý kiến của người nghe, có ý rủ hoặc dự đoán, tự hỏi một điều nào đó. Có nghĩa: 1) Hay là, cùng nhé, nhé, có được không? 2) Được không, không nhỉ, chưa nhỉ? -ㄹ까(요) -을까(요) Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là nguyên Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là phụ âm âm hoặc phụ âm “ㄹ” (phụ âm “ㄹ” sẽ bị (ngoại trừ phụ âm “ㄹ”) lược bỏ) Cấu trúc: 하다 = 할까(요)? (Làm nhé?) 있 = 있을까(요)? (Có không nhỉ?) 앉다 = 앉을까(요)? (Hay ngồi xuống đây nhé?) 보다 = 볼까(요)? (Để xem thử nhé?) Lưu ý:
  12. * Khi cấu trúc 일까(요) được đi cùng với danh từ, có ý dự đoán: có phải là, là phải không? - 학생일까(요)?: Anh là học sinh phải không? - 그분이 의사일까(요)?: Anh ấy là bác sĩ phải không? Ví dụ: - 심심한데 영화를 볼까(요)?: Tẻ nhạt quá, hay chúng ta xem phim nhé? (Nghĩa 1) - 제가 도와 드릴까(요)?: Tôi giúp anh nhé? (Nghĩa 1) - 회사로 한번 전화를 해볼까(요)?: Hay ta điện về công ty xem thử nhé? (Nghĩa 1) - 술 한잔 할까(요)?: Chúng ta làm một chén rượu nhé? (Nghĩa 1) - 그가 혼자서 할수있을까(요)?: Một mình anh ấy có làm được không nhỉ? (Nghĩa 2) - 과연 그사람이 올까(요): Anh ấy đến không nhỉ? (Nghĩa 2) - 동생이 지금 서울에 도착했을까(요): Bây giờ em tôi đã đến Seoul chưa nhỉ? (Nghĩa 2) 8. Động từ + (으)십시오! Là đuôi từ kết thúc câu đề nghị, mệnh lệnh, yêu cầu. Đuợc dùng trong văn phong trang trọng, lịch sự. Có nghĩa: hãy, đi, mời. -십시오 -(으)십시오 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là nguyên Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là phụ âm âm hoặc phụ âm “ㄹ” (phụ âm “ㄹ” sẽ bị (ngoại trừ phụ âm “ㄹ”) lược bỏ) Cấu trúc: 보다 = 보십시오 (Hãy nhìn, mời xem) 읽다 = 읽으십시오 (Hãy đọc) 앉다 = 앉으십시오 (Hãy ngồi xuống, mời ngồi) Ví dụ: - 숙제를 꼭 하십시오: Hãy (nhất định) làm bài tập nhé! - 필요하면 전화하십시오: Nếu cần hãy điện thoại! - 한번 구경해보 십시오: Hãy tham quan thử xem! - 대답하십시오: Anh hãy trả lời đi! 9. Động từ + 지(요)? Danh từ + 이지(요)? Là đuôi từ kết thúc câu, người nói đã biết trước một sự thật nào đó và nói cho người nghe để xác nhận lại sự thật đó mà người này (tức là người nghe) cũng đã biết về sự thật này, có khi biểu đạt muốn giành được sự đồng ý của người nghe. Có nghĩa: không? đúng không? nhỉ? Cấu trúc: 좋아하다 = 좋아하지요? (Anh thích đúng không?) 춥다 = 춥지요? (Lạnh đúng không?) 학생 = 학생이지요? (Cậu là học sinh đúng không?)
  13. Lưu ý: * Trong văn viết hoặc cả trong văn nói, “지요” có khi được viết hoặc nói ngắn ngọn thành “죠”. Ví dụ: - 김교수님이시지요?: Anh là giáo sư Kim đúng không vậy? - 저한테 좀 도와 주 술있지요?: Anh có thể giúp tôi được không? - 일이 많는데 바쁘지요?: Công việc nhiều như vậy thì bận lắm nhỉ? - 내결혼식에 꼭 오겠지?: Nhất định đến dự đám cưới của tôi chứ? 10. Động từ +(으)ㄹ거예요? Danh từ + 일 거예요? Là đuôi từ kết thúc câu. Biểu hiện một hành động trong tương lại, sự dự đoán, một dự định, hoặc một sự thật chưa được xác định chính xác. Hay đây là đuôi từ kết thúc cho cấu trúc câu chia ở thì tương lai. Có nghĩa: sẽ, chắc là, chắc, có lẽ là, có thể là -ㄹ 거예요 -을 거예요 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là nguyên Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là phụ âm âm hoặc phụ âm “ㄹ” (phụ âm “ㄹ” sẽ bị (ngoại trừ phụ âm “ㄹ”) lược bỏ) Cấu trúc: 기다리다 = 기다릴 거예요 (Tớ sẽ đợi) 도착하다 = 도착할 거예요 (Chắc là đã đến nơi) 왔다 = 왔을 거예요 (Chắc là đã đến) 학생 = 학생일 거예요 (Có lẽ là học sinh) Lưu ý: * Đuôi từ này được dùng với chủ ngữ ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 2 để diễn tả một hành động trong tương lai. * Nếu chủ ngữ là đại từ ngôi thứ 3 thì đuôi từ này thể hiện nghĩa tiên đoán 1 việc có thể sẽ xảy ra. Ví dụ: - 내일 비가 올 거예요: Có lẽ mai trời sẽ mưa - 그영화가 재미 있을 거예요: Có thể bộ phim đấy hay - 그가 올 거예요: Anh ấy sẽ đến - 그분들이 외국인 일거예요: Có lẽ họ là người nước ngoài 11. Động từ + (으)ㄹ께요 Là đuôi từ kết thúc câu, biểu hiện một hành động sẽ xảy ra trong tương lai gần, sự chắc chắn, một lời hứa, kế hoạch của người nói. Hay nói cách khác là đuôi từ kết thúc của cấu trúc câu chia ở thì tương lai gần. Có nghĩa: sẽ, chắc sẽ.
  14. -ㄹ께(요) -을께(요) Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là nguyên Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là phụ âm âm hoặc phụ âm “ㄹ” (phụ âm “ㄹ” sẽ bị (ngoại trừ phụ âm “ㄹ”) lược bỏ) Cấu trúc: 하다 = 할 께(요) (Tớ sẽ làm) 먹다 = 먹을께(요) (Mình sẽ ăn) Lưu ý: * Chỉ đi với ngôi thứ nhất, tôi, chúng tôi, ta, chúng ta. * Nó được dùng với động từ chỉ hành động và 있다, không dùng với tính từ. Ví dụ: - 제가 전화 할께요: Hãy để tớ gọi điện nhé - 가다오면 연락 드릴께요: Đi về rồi tớ sẽ liên lạc lại - 제가 그일을 할께요: Việc này tớ sẽ làm - 시간이 되면 다시 올께요: Có thời gian mình sẽ đến 12. Động từ + 거든(요) Danh từ + 이 거든(요) Là đuôi từ kết thúc câu. Nhằm giải thích một sự thật hoặc đưa ra một lý do nào đó, có khi để nhấn mạnh một ý, một nguyên do nào đó. Có nghĩa là: vì, do vì, là vì Cấu trúc: 아프다 = 아프거든(요) (vì ốm) 없다 = 없거든(요) (vì không có) 싫다 = 싫거든(요) (vì ghét) Lưu ý: * Có thể đi với thì quá khứ “–았(었/였)” nhưng không thể đi với thì tương lai dùng “–겠”. * Thường dùng trong câu trả lời hoặc một câu có hai ý mà ý trước nêu lên sự việc và ý sau dùng để giải thích sự việc đó. Ví dụ: - 내일 내가 시간 있거든 오후에 만나자: Ngày mai (do) tôi có thời gian, chúng ta gặp nhau vào buổi chiều nhé - 저는 그일을 못했어요, 시간이 없거든요: Tôi chưa làm được việc đó, vì không có thời gian - 준비가 다 됬거든 같이 가자: Đã chuẩn bị xong, chúng ta đi thôi - 오후 제가 안바쁘거든 놀어와요: Chiều tớ không bận cậu đến chơi nhé 13. Động từ, tính từ + (는)군요/구나 Danh từ + 이 군요/구나 Là đuôi từ kết thúc câu cảm thán. Thể hiện nhấn mạnh một sự ngạc nhiên hoặc cảm thán nào
  15. đó. Thường đi nhiều với các phó từ chỉ mức độ như 참, 굉장히, 아주 Có nghĩa: thật là, thì ra là, té ra, hóa ra 군(요)/구나 Dùng khi kết hợp với tính từ –는 군(요)/구나 Dùng khi kết hợp với động từ –이 군(요), 구나 Dùng khi kết hợp với danh từ Cấu trúc: 예쁘다 = 예쁘군요/ 예쁘구나 (đẹp quá/ thì ra đẹp thế) 자다 = 자는군요/ 자구나 (thì ra đang ngủ) 선생님 = 선생님이군요/ 이구나 (thì ra là thầy giáo) Ví dụ: - 날씨가 꽤 춥군요: Thời tiết lạnh quá - 영어를 잘 하시는군요: Anh nói tiếng Anh giỏi quá - 네가 영수이구나: Thì ra cậu là Yongsu - 노래를 잘 부르는군요: Hát hay thế - 날씨가 덥군요: Thời tiết thật là nóng
  16. C. Hình thức định ngữ hoá – 관형형 1. Tính từ làm định ngữ Là tính từ đi kèm với danh từ và thường đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đúng sau nó nhằm làm nổi bật hoặc nêu rõ đặc điểm, tính chất, đặt tính cho danh từ được bổ nghĩa. Thường sử dụng ở thì hiện tại. –ㄴ Dùng khi tính từ có đuôi kết thúc là nguyên âm 은 Dùng khi tính từ có đuôi kết thúc là phụ âm 운 Dùng khi tính từ có đuôi kết thúc là phụ âm ㅂ Cấu trúc: 빠르다 = 빠른 기차 (tàu nhanh) 예쁘다 = 예쁜 아가씨 (cô gái đẹp) 작다 = 작은 방 (căn phòng nhỏ) 덥다 = 더운 여름 (một mùa hè nóng nực) Lưu ý: * Với những tính từ có cấu trúc “있다, 없다” như 재미있다, 맛있다, 맛없다 thì khi những tính từ này làm định ngữ bổ nghĩa cho danh từ không phải dùng “(으)ㄴ” mà dùng “는”. - 맛있다 = 맛있는 음식 (món ăn ngon) - 재미없다 = 재미없는 영화 (bộ phim không hay) * Với những tính từ kết thúc bằng phụ âm “ㅂ” thì khi làm định ngữ dùng “운” mà không dùng “은”. - 춥다 = 추운 날씨 (thời tiết lạnh) - 넓다 = 넓은 바다 (biển rộng) * Với những tính từ có đuôi kết thúc bằng phụ âm “ㅎ” như 파랗다, 노랗다 , khi làm định ngữ thì “ㅎ” được coi là âm câm nên sẽ dùng cấu trúc chuyển đổi giống như tính từ có đuôi kết thúc là nguyên âm, ở đây phụ “ㅎ” bị lược bỏ và thêm vào đó là phụ âm “ㄴ”. - 빨갛다 = 빨간 옷 (áo đỏ) - 노랗다 = 노란 머리 (tóc vàng) Ví dụ: - 그녀는 슬픈 노래를 하고 있어요: Cô ấy đang hát bài hát buồn - 가난한 사람을 무시하지마세요: Đừng coi thường những người nghèo - 그가 재미 있는 친구이예요: Anh ta là người bạn thú vị - 추운 날씨에 조심하세요: Hãy cẩn thận với thời tiết nóng - 저는 매운 음식을 좋아 합니다: Tôi thích các món ăn cay - 노란 옷을 입고 다니다: Mặc áo vàng ra đường 2. Động từ làm định ngữ
  17. Là động từ đi kèm với danh từ và thường đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đúng sau nó nhằm chỉ rõ hành động, tác động đến danh từ được bổ nghĩa. Tùy theo việc động từ làm bổ ngữ kết hợp với (으)ㄴ, hay –는, hay (으)ㄹ mà ý nghĩa bổ ngữ về thời thế cũng khác nhau. Dùng bổ nghĩa cho danh từ liên quan đến hành động đã xảy ra trong -(으)ㄴ quá khứ Dùng bổ nghĩa cho danh từ liên quan đến hành động đang diễn ra ở thì -는 hiện tạia Dùng bổ nghĩa cho danh từ liên quan đến hành động sẽ xảy ra trong (으)ㄹ tương lai Cấu trúc: 만나다 = 만난 친구 (người bạn (mà trước đây) đã gặp) 만나다 = 만나는 친구 (người bạn (mà hiện nay) đang gặp) 만나다 = 만날 친구 (người bạn (mà trong tương lai) sẽ gặp) Lưu ý: * Khi nói về một sự việc mà đã trải qua, một thói quen, cũng có thể dùng “-던” để diễn tả. 입다 = 입던 옷 (áo đã mặc) 듣다 = 듣던 음악 (bản nhạc đã nghe) * Khi hồi tưởng, nói về môt sự việc mà đã trải qua, có ý quá khứ hoàn thành thì chia động từ ở thì quá khứ “-았/었/였” và dùng “던”. 만났다 = 만났던 친구 (người bạn đã gặp trước đây) 공부했다 = 공부했던 (đã từng học) * Có khi danh từ dùng bổ nghĩa cho danh từ thì dùng “인” 친구 = 친구인 가수 (người bạn ca sĩ) 고향 = 교향인 제주도 (đảo Cheju quê hương) Ví dụ: - 비가 오는 날에 외출을 하지 않는다: Ngày mưa thì không đi ra ngoài - 베트남에 여행올 사람들이 늘고 있다: Khách du lịch đến Việt Nam ngày càng đông - 잃은 무건을 다시 찾았어요: Tôi đã tìm được đồ vật bị mất trước đây - 입을 것도 없도 먹을 것도 없다: Chẳng có cái để mặc, cũng chẳng có cái để ăn - 헤어졌던 친구가 어제 만났어요: Gặp lại người bạn đã chia tay hôm qua - 가던 곳이 어디 입니까?: Chỗ anh vừa đi là ở đâu?
  18. D. Các hình thức danh từ hoá – 명사형 1. Động từ, tính từ + 기 Dùng khi muốn chuyển một động từ hoặc một tính từ thành một danh từ. Có nghĩa: cái việc, việc Được dùng nhiều trong văn viết, các câu khẩu hiệu, tục ngữ, thành ngữ. Cấu trúc: 쓰다 = 쓰기 (sự sử dụng) 공부하다 = 공부하기 (việc học hành) 어렵다 = 어렵기 (sự khó khăn) Ví dụ: - 한국어 공부하기는 힘들어요: Việc học tiếng Hàn khó quá - 내일 쓰기 시험 있어요: Ngày mai có thi viết - 좋은 덕이 먹기도 좋다: Bánh nhìn ngon thì ăn cũng ngon - 그아이는 놀기만 좋아해요: Cậu bé ấy chỉ thích chơi thôi 2. Động từ, tính từ + (으)ㅁ Cũng có chức năng tư?ng tự như “기” dùng để biến một động từ, tính từ thành danh từ. Có nghĩa: cái, sự, việc, cái việc Cấu trúc: 꾸다 = 꿈 (giấc mơ) 아프다 = 아픔 (nỗi đau) Lưu ý: * Có một số động từ khi chuyển sang danh từ đi cố định với “-기” hoặc “-(으)ㅁ”. Với “기”: 말하기, 듣기, 쓰기, 더하기 Với “-(으)ㅁ”: 삶, 죽음, 춤, 꿈, 믿음 * Được dùng nhiều trong văn viết, các câu tục ngữ, thành ngữ, khẩu hiệu, bảng hiệu. Ví dụ: - 너무 재미있어서 웃음이 터진다: Vui quá nên bật ra tiếng cười - 영업 안함: Hôm nay nghỉ/không bán - 자기의 꿈을 갖고 있어요: Anh ta có giấc mơ của mình - 슬픔과 기쁨이 서로 썩인다: Buồn vui lẫn lộn
  19. E. Các hình thức trạng từ hoá – 부사형 1. Tính từ + 게 Dùng sau tính từ, có chức năng nói rõ về mức độ, trạng thái và ý nghĩa của hành động xảy ra tiếp theo. Thường dùng để bổ nghĩa cho động từ theo sau nó, có nghĩa: một cách, như bằng, đến mức Cấu trúc: 사랑스럽다 = 사랑스럽게 (một cách đáng yêu) 맛있다 = 맛있게 (một cách ngon miệng) Ví dụ: - 그아이가 귀엽게 웃어요: Cậu bé ấy cười (một cách) dễ thương - 밥을 맛있게 먹었어요: Ăn cơm (một cách) ngon lành - 제품을 싸게 샀어요: Tôi đã mua được hàng (giá rẻ) - 기분이 서로 좋게 얘기하세요: Hãy nói chuyện cho vừa lòng nhau 2. Động từ + 게 Khi kết hợp với động từ, thì “게” có ý nghĩa giải thích mục đích của hành động phía sau, hay là bổ nghĩa cho động từ theo sau nó, giống như “도록”. Có nghĩa: để, để cho, để có thể Cấu trúc: 자다 = 자게 (để có thể ngủ được, để ngủ) 읽다 = 읽게 (để đọc sách) Ví dụ: - 좋은성적을 얻게 노력 합시다: Hẫy nỗ lực để có được thành tích tốt 3. Các loại trạng từ 어제 (hôm qua), 오늘(hôm nay), 지금(bây giờ), 이제(lúc Trạng từ chỉ thời gian này, bây giờ), 요새(gần đây, hiện nay), 요즘(dạo này), 이미 (đã, trước), 벌써(đã, rồi) 때때로(thỉnh thoảng), 가끔(ít khi), 또(cũng), 다시(lại), 항상 Trạng từ chỉ tần suất (thường xuyên) 모두(tất cả), 다(tất), 같이(cùng), 함께(cùng), 좀(chút ít), 결 Các trạng từ thường 코(không bao giờ) 아주(rất), 매우(rất, quá), 너무(quá), 전혀(hoàn toàn), 별로 Trạng từ chỉ mức độ (không quá), 좀(chút ít)
  20. Các động từ hoặc tính từ, danh từ kết hợp cùng với “-이,-히, -리, -기” trở thành trạng từ. (이) 같이(cùng), 깊이, 많이, 높이, 곳곳이, 깨끗이,번번이 (리) 빨리, 달리, 멀리 (히) 상당히, 자연히, 충분히, 안녕히, 대단히, 천천히, 부지런히 (로) 때때로, 억지로, 함부로, 참으로,날로 3-1. Trạng từ chỉ thời gian (시간 부사) Đây là nhóm trạng từ bổ nghĩa cho mối quan hệ trước sau về mặt thời gian cho một mệnh đề hay một câu. Ví dụ: - 겨울이 되어서 이제 날씨가 추워질 거예요. Vì bây giờ mùa đông rồi nên thời tiết sẽ trở nên lạnh hơn - 고향을 떠난 지 벌써 1 년이 지났어요. Tôi xa quê đã ngót một năm rồi - 나는 머리가 아파서 요즘 공부를 못 했어요. Dạo này tôi không học được do đau đầu Lưu ý: * 어제, 오늘, 내일, 모레, 지금 thường được dùng như một danh từ. 3-2. Trạng từ chỉ tần suất (빈도 부사) Đây là nhóm trạng từ chỉ số lần xuất hiện của một hành động hay sự việc. Ví dụ: - 그 사람은 다시 만나고 싶지 않아요. Tôi không muốn gặp lại người đó nữa - 소나무는 늘 푸릅니다. Cây thông luôn luôn có màu xanh - 어제 첵을 샀는데, 오늘 또 삽니다. Hôm qua tôi đã mua sách, hôm nay tôi lại mua nữa 3-3. Trạng từ thường (일반 부사) Là nhóm trạng từ mà mỗi từ có một nghĩa riêng biệt được sử dụng rộng rãi, phổ biến. Ví dụ: - 김 선생과 이 선생은 서로 좋아해요. Cô Kim và thầy Lee thích nhau - 배가 아픈데, 약을 좀 주시겠어요. Tôi bị đau bụng, làm ơn cho vài viên thuốc được không? - 어제 밤에는 겨우 세 시간 잤어요. Đêm qua tôi chỉ ngủ khoảng 3 giờ đồng hồ Lưu ý: * 그리, 전히, 별로, 결코, 여간, 절대로 luôn được dùng với nghĩa phủ định. 3-4. Trạng từ nghi vấn (의문 부사)
  21. Đây là nhóm trạng từ bổ sung ý nghi vấn cho mệnh đề hay cho cả câu. Ví dụ: - 언제 한국에 돌아가요? Khi nào bạn trở về Hàn Quốc? - 아까 그 아이가 왜 울었어? Lúc nãy tại sao đứa bé khóc 3-5. Trạng từ mức độ (정도 부사) Đây là nhóm trạng từ bổ sung phạm vi mức độ cho động từ (thường là tính từ) hay một động từ khác. Ví dụ: - 겨울은 가을보다 훨씬 더 춥습니다. Mùa đông lạnh hơn hẳn mùa thu - 김 선생은 베트남어를 꽤 잘 합니다. Ông Kim nói tiếng Việt khá giỏi 3-6. Trạng từ phái sinh (파생 부사) Trạng từ phái sinh là những từ được tạo thành từ một số danh từ, động từ, tính từ kết hợp với một số hậu tố trạng từ hoá (부사화 접미사). Tuy nhiên, không phải tất cả các danh từ, động từ đều có 소ể chuyển loại thành trạng từ mà chỉ một số ít trong chúng có thể và được liệt kê rõ ràng. * Với hậu tố (으)로 được gắn vào sau danh từ để biến danh từ đó thành trạng từ. Cụ thể là: 정말로(thật sự là), 실로(sự thật là), 때때로, 참으로, 함부로, 날로 - 남의 물건엔 함부로 손 대지 마십시오. Xin đừng tự ý chạm tay vào đồ đạc của người khác - 남을 돕기란 참으로 어여운 일이에요. Giúp đỡ người khác quả là một việc khó * Với hậu tố 리 Khi âm cuối của gốc tính từ có 르 thì thay 르 bằng ㄹ đồng thời gắn 리 vào. Cụ thể là: 빠르다 빨리: nhanh chóng 다르다 달리: khác biệt 게으르다 게을리: lười biếng Khi âm cuối của gốc tính từ có 받침 là ㄹ thì chỉ việc thêm 리 vào. Cụ thể là: 멀다 멀리: xa Ví dụ: - 거북이 보다 토끼가 빨리 달릴걸. Thỏ chạy nhanh hơn rùa - 그 헛 소문이 널리 퍼지고 말았어요. Tin đồn thất thiệt ấy đã lan rộng ra * Với hậu tố 이 Có nhiều trường hợp gắn với hậu tố 이. - Khi âm cuối của gốc tính từ có 받침 là ㅂ thì bỏ ㅂ thêm vào 이. Cụ thể là: 곱다 고이 (tốt đẹp) 쉽다 쉬이 (dễ) 가볍다 가벼이(nhẹ nhàng) 새롭다 새로이(mới) 외롭다 외로이(cô đơn) 탐스럽다 탐스러이(quyến rũ) - Đối với một số tính từ không có 하 thì chỉ việc bỏ 다 và thêm 이 vào. Cụ thể là: 같다 같이 길다 길이(dài) 깊다 깊이 (sâu sắc) 없다 없이(hết) - Đối với một vài từ lặp (từ kép) thì chỉ việc thêm 이 vào sau nó. Cụ thể là:
  22. 곳곳 곳곳이 (nơi nơi, mọi nơi) 번번 번번이 (mọi lúc) 쌍쌍 쌍쌍이 집집 집집이 (mọi nhà) - Có một vài trạng từ gốc vẫn có thể thêm 이 vào mà vẫn giữ nguyên vai trò trạng từ. Như: 일찍 일찍이 더욱 더욱이 - Khi âm cuối của gốc tính từ có 받침 là ㅅ thì chỉ việc thêm 이 vào: 깨끗 깨이 (sạch sẽ) 꼿꼿 꼿꼿이(thật thà) 따듯 따듯이(ấm áp) 방긋 방긋이(tức cười) Ví dụ: - 그녀는 어떤 가정에서인지 잘 고이 자란 것같군요. Có lẽ cô ấy đã lớn lên trong yên bình tại một gia đình nào đó - 그분의 도움에 깊이 감사하고 있어요. Tôi biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ của anh ấy * Với hậu tố 히 Hầu hết các tính từ có 하 (bao gồm Hán-Hàn và từ thuần Hàn) đều có thể thay 하 bằng 히 để chuyển loại chúng thành trạng từ. 공손하다 공손히 (lịch sự) 심하다 심히(mãnh liệt) 자연하다 자연히 충분하다 충분히 가득하다 가득히 똑똑하다 똑똑히 Ví dụ: - 공손히 인사하는 법을 배워야 껬구나. Bạn phải học cách chào hỏi khiêm tốn đã - 그는 무언가 골똘히 생각하고 있다. Anh ta đang mải mê suy nghĩ việc gì đó * Tạo trạng từ bằng phép lặp từ (반복함) Hình thức này giống với như phép láy trong tiếng Việt, tuy nhiên, phép lặp trong tiếng Hàn còn chịu sự chi phối của hiện tượng hoà phối nguyên âm (모음조화). Như: - Lặp hoàn toàn: 마다 마다 (mỗi một) 반짝 반짝(nhẹ nhàng) 흔들 흔들 (lắc lư) 졸졸 졸졸(lưu loát) - Lặp không hoàn toàn: 싱글 싱글 (hớn hở) 울긋 울긋 (sặc sỡ) 오락 오락 (đi đi lại lại, chốc chốc lại )
  23. F. Các hình thức liên kết – 연결형 1. Động từ, tính từ + 고 Danh từ + (이)고 Dùng để liên kết danh từ, tính từ hoặc động từ trong câu, có sự kết nối theo thời gian hoặc đồng thời. Có nghĩa: và, rồi, rồi thì, hoặc Động từ, tính từ 고 Danh từ có đuôi kết thúc là phụ âm (có pátchim 받 이고 침) + Danh từ có đuôi kết thúc là nguyên âm (không có 고 pátchim 받침) Cấu trúc: 숙제를 하다 + 텔레비전을 보다 숙제를 하고 텔레비전을 봅니다 (Làm bài tập và xem tivi) 이것이 책이다 + 저것이 연필이다 이것이 책이고 저것이 연필입니다 (Đây là sách còn kia là bút chì) Lưu ý: * Khi hai cấu trúc danh từ 고 nối kết với nhau thì có nghĩa là: không kể, dù là thì - 남자이고 여자이고 다 할수있다: Dù nam hay nữ thì đều làm đuợc - 빵이고 밥이고 다 먹을 수있다: Dù là bánh mì hay cơm thì đều ăn đuợc * Khi 고 được dùng trong sự kết nối thời gian thì có thể thay thế bằng 고나서. - 운동을 하고 목욕을 했어요 = 운동을 하고나서 목욕을 했어요: Tập thể dục xong thì tắm - 숙제를 하고나서 축구를 찼어요: Làm bài tập xong thì đá bóng * Khi những động từ hoặc tính từ có từ trái nghĩa, kết hợp với những từ trái nghĩa đó thì cấu thành sự kết nối đối lập. - 크고 작은 문제들을 다 해결이 되었어요: Các vấn đề lớn nhỏ đều đã đuợc giải quyết - 사람은 많고 음식이 적어요: Người thì nhiều mà thức ăn thì ít Ví dụ: - 겨울에는 눈이 오고 춥습니다: Vào mùa đông, tuyết rơi và lạnh - 학교를 졸업하고 취직 했어요: Tôi đã tốt nghiệp và tìm việc làm - 축구는 이기고 농구는 졌어요: Bóng đá thì thắng còn bóng rổ thì thua - 책을 보고 잤어요: Xem sách xong rồi ngủ 2. Động từ, tính từ + 아(어/여)서 Chỉ sự kết nối của động từ hoặc tính từ, trình bày một nguyên nhân nào đó phía sau hoặc một điều kiện.
  24. Dùng khi các động từ, tính từ có âm đuôi kết thúc tương đương với nguyên -아서 âm “아, 오”, hoặc đuôi kết thúc là nguyên âm “아, 오” Dùng khi các động từ, tính từ có âm đuôi kết thúc tương đương với hoặc đuôi -어서 kết thúc là nguyên âm “어, 우, 으, 이” -여서 Dùng khi các động từ, tính từ kết thúc bằng “하다” Có nghĩa: do, vì, vì cho nên, là nên Cấu trúc: 배가 아프다 + 병원에 갑니다 배가 아파서 병원에 갑니다 (Vì đau bụng nên đi viện) 늦었습니다 + 택시를 탔어요 늦어서 택시를 탔어요 (Do muộn giờ nên bắt tắc xi) 오늘은 휴일이다 + 등산을 했어요 오늘은 휴일이어서 등산을 했어요 (Vì hôm nay là ngày nghỉ nên đi leo núi) Lưu ý: * Khi “-아(어/여)서” chỉ nguyên nhân hoặc lý do thì câu văn tiếp theo không thể dùng hình thức cầu khiến “-(으)십시오, -(으)ㅂ시다, -(으)ㄹ까요”. Trong trường hợp đó, phải chuyển sang mẫu câu chỉ nguyên nhân “-(으)니까”. - 피곤해서 쉬었습니다: Vì mệt lên tôi nghỉ - 피곤하니까 쉬십시오: Mệt rồi anh nghỉ đi - 피곤하니까 쉴까요?: Mệt rồi chúng ta nghỉ nhé? Ví dụ: - 날씨가 더워서 에어컨을 켰습니다: Thời tiết nóng lên bật máy điều hoà - 좋은일이 있어서 한턱을 냈어요: Vì phấn khởi nên tôi đã khao bạn bè - 돈이 필요해서 아르바이트를 했어요: Vì cần tiền nên tôi đã làm thêm - 아마 바빠서 못 올거예요: Có lẽ vì bận nên anh ấy không đến đuợc 3. Động từ, tính từ + (으)니까 Danh từ + (이)니까 Chỉ lý do hoặc nguyên nhân, chỉ câu trước là nguyên nhân của câu sau. Còn có thể đi cùng với “- (으)ㅂ시다, (으)ㄹ까요, (으)십시오” Có nghĩa: do, vì, là vì Dùng khi động từ hoặc tính từ có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ -니까 âm ㄹ - (으)니까 Dùng khi động từ hoặc tính từ có đuôi kết thúc là phụ âm - (이)니까 Dùng khi đi với danh từ Cấu trúc: 비가 옵니다 + 우산을 씁니다 비가 오니까 우산을 씁시다 (Trời mưa, chúng ta hay che ô vậy) 날씨가 좋습니다 + 여행을 가세요 날씨가 좋으니까 여행을 가세요
  25. (Thời tiết tốt anh nên đi du lịch) 친구 입니다 + 도와 줍니다 친구이니까 도와 줍니다 (Vì là bạn bè nên tôi giúp) Ví dụ: - 그영화가 재미 있으니까 같이 봅시다: Bộ phim này hay, chúng ta cùng xem nhé - 지금 시간이 없으니까 나중에 전화히주세요: Bây giờ mình không có thời gian nên gọi lại sau nhé - 그가 매일 운동하니까 건강해요: Ngày nào cũng tập thể dục nên anh ta khoẻ - 회의중이니까 휴대폰을 끕시다: Bây giờ họp nên chúng ta tắt điện thoại đi 4. Động từ + (으)러 (가다, 오다, 다니다) Là hình thức liên kết đi liền với các động từ như 가다, 오다, 다니다, câu/vế sau chỉ mục đích hành động của câu trước. Có nghĩa: (đi, đến) để, để làm –러 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm ㄹ –(으)러 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là phụ âm, trừ phụ âm ㄹ Cấu trúc: 기도를 합니다 + 교회에 갑니다 기도를 하러 교회에 갑니다 (Đến nhà thờ để cầu nguyện) 한국어를 공부합니다 + 한국에 옵니다 한국어를 공부하러 한국에 옵니다 (Đến Hàn để học tiếng Hàn) Ví dụ: - 영어를 배우러 학원에 갑니다: Đến trung tâm ngoại ngữ để học tiếng Anh - 비자를 받으러 대사관에 갑니다: Tới đại sứ quán để xin VISA - 편지를 부치러 우체국에 갑니다: Đến bưu điện để gửi thư - 친구를 찾으러 왔습니다: Đến để tìm bạn 5. Động từ + (으)려고 (하다) Đây là hình thức liên kết, câu/vế sau xuất hiện để chỉ một ý định hoặc một mục đích nào đó chưa thực hiện. Không giống với cấu trúc “–(으)러” phải đi với các động từ chuyển động chỉ phương hướng, cấu trúc này có thể kết hợp với các động từ khác. Câu/vế tiếp theo không sử dụng được cấu trúc “–(으)ㅂ시다” và “–(으)세요”. Có nghĩa: để, để làm, định –려고 하다 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm ㄹ –으려고 하다 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là phụ âm, trừ phụ âm ㄹ Cấu trúc: 친구를 만납니다 + 전화를 했습니다 친구를 만나려고 전화를 했습니다 (Gọi điện thoại để gặp bạn) 책을 읽으려고 안경을 씁니다 (Đeo kính để đọc sách)
  26. Lưu ý: * Dạng phủ định sẽ được kết hợp với gốc động từ trước khi kết hợp với mẫu câu `-(으)려고 하다', không kết hợp phủ định với động từ `하다' trong mẫu câu. 그 책을 안 사려고 해요. Tôi không định mua quyển sách đó (그 책을 사지 않으려고 해요) * Tuy nhiên, thì quá khứ thì lại không gắn vào gốc động từ mà kết hợp với động từ `하다' trong mẫu câu. 그 책을 안 사려고 했어요. Tôi đã không định mua quyển sách đó rồi * Mẫu câu này chủ yếu dùng cho ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 Ví dụ: - 시험을 붙으려고 밤을 새워 공부합니다: Học suốt đêm để vượt kỳ thi - 돈을 빌리려고 은행에 들렸습니다: Ghé ngân hàng để vay tiền - 부산에 가려고 기차를 탓어요: Lên tầu để đi Busan. - 부모님께 드리려고 선물을 샀어요: Mua quà để tặng bố mẹ 6. Động từ, tính từ + 지만 Danh từ + (이) 지만 Là hình thức liên kết, câu/vế sau có ý nghĩa đối lập với vế trước. Câu/vế trước có thể kết hợp với các thì quá khứ 었/았 và thì tương lai 겠. Câu/vế trước và sau có thể thay đổi nhưng câu/vế sau nếu dùng thì nghi vấn thì không phù hợp. Có nghĩa: tuy nhưng , tuy Cấu trúc: 어러웠습니다 + 재미 있습니다 어러웠지만 재미있었습니다 (Tuy khó nhưng rất hay) 이름은 모릅니다 + 어굴은 압니다 이름은 모르지만 얼굴은 압니다 (Không biết tên nhưng biết mặt) 영화를 보고싶습니다 + 시간이 없습니다 영화를 보고싶지만 시간이 없습니다 (Muốn xem phim nhưng không có thời gian) Lưu ý: * Có thể dùng “지만” ngay trong phần đầu câu để bắt đầu câu thứ 2. - 실례지만 시장이 어디입니까? Xin lỗi, cho tôi hỏi chợ ở đâu nhỉ? - 미안 하지만, 언제 돌려주시겠어요?: Xin lỗi, bao giờ anh trả lại cho tôi? Ví dụ: - 부모님을 보고싶지만 가지 못해요: Tuy nhớ bố mẹ nhưng không về thăm được - 외국인 이지만 베트남어을 잘해요: Tuy là người nước ngoài nhưng giỏi tiếng Việt - 외모는 예쁘지만 성격은 나빠요: Đẹp người nhưng xấu nết - 도와 드리고싶지만 시간이 없습니다: Tôi muốn giúp nhưng không có thời gian 7. Động từ + (으)면서
  27. Danh từ + (이)면서 Dùng để liên kết hai vế câu hoặc hai câu, thể hiện hai động tác xảy ra đồng thời. Có nghĩa: vừa vừa –(으)면서 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là phụ âm, trừ phụ âm ㄹ –면서 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm ㄹ –이면서 Dùng khi kết hợp với danh từ Cấu trúc: 노래를 합니다 + 그림을 그립니다 노래를 하면서 그림을 그립니다. (Vừa hát vừa vẽ tranh) 식사합니다 + 신문을 봅니다 싯가를 하면서 신문을 봅니다. (Vừa ăn cơm vừa đọc báo) 그는 대학교수입니다 + 의사입니다 그는 대학교수이면서 의사입니다 (Ông ấy vừa là giáo sư đại học vừa là bác sĩ) Ví dụ: - 가족을 생각하면서 편지를 씁니다: Vừa nghĩ về gia đình vừa viết thư - 공부를 하면서 일을 합니다: Vừa học vừa làm - 신문을 보면서 음악를 듣습니다: Vừa xem báo vừa nghe nhạc - 눈이 내리면서 바람이 부릅니다: Vừa có tuyết rơi vừa có gió thổi 8.Tính từ + (으)ㄴ데 Động từ + 는데 Danh từ + 인데 Dùng thể hiện một lý do, sự chuyển đổi, sự đối lập hoặc giải thích một tình huống nào đó. Có nghĩa: nhưng, vì, là vì, thì –ㄴ데 Dùng khi tính từ có đuôi kết thúc là nguyên âm –은데 Dùng khi tính từ có đuôi kết thúc là phụ âm -는데 Được kết hợp với gốc động từ, với "있다", "없다", "계시다" hoặc các đuôi 으 시, 었, 겠 –인데 Dùng khi đi với danh từ (ở thì hiện tại, thực chất là danh từ +이다+ㄴ데 인 데) Cấu trúc: 몸이 약하다 + 운동을 잘합니다 몸이 약한데 운동을 잘합니다 (Dáng người thì yếu mà chơi thể thao giỏi) 날씨가 춥습니다 + 코트를 입으세요 날씨가 추운데 코크를 입으세요 (Thời tiết lạnh hãy mặc áo ấm vào) 친구입니다 + 외국 사람입니다 친구인데 외국사람입니다 (Bạn tôi là người nước ngoài) 그것을 사고 싶어요 + 그런데지금은 돈이 없어요 그것을 사고 싶은데, 지금은 돈이 없어요. Tôi muốn mua món đấy quá. Nhưng giờ tôi không có tiền.
  28. 저는 미국인 친구가 있는데, 그 친구는 한국말을 아주 잘해요. Tôi có một người bạn Mỹ nhưng bạn ấy nói tiếng Hàn rất giỏi. 제가 지금은 시간이 없는데, 내일 다시 오시겠어요. Bây giờ tôi không có thời gian nên ngày tôi sẽ quay lại Lưu ý: * Hai từ “있다” và “없다”, vừa có chức năng là tính từ và vừa là động tự, nhung không đi cùng với “–(으)ㄴ데” mà luôn luôn đi với “-는데”. * Thì quá khứ và tương lại có thể sử dụng để liên kết với đuôi từ này theo cách sau: “- 았/었(었)는데”, “-겠는데”. 불고기를 먹었는데, 맛있었어요. Hôm qua tôi ăn thịt nướng, (và) món đấy ngon lắm 친구를 만나야겠는데, 어디가 좋을까요? Tôi (sẽ) phải gặp bạn tôi nhưng có chỗ nào hay ho (để đi) không nhỉ? * Đuôi từ này có thể được dùng như một đuôi từ kết thúc câu và thêm "-요" để thành '- 는데요'. [Dùng trong trường hợp bạn không muốn lập lại cùng một câu đã dùng trước đó trong câu hỏi hoặc để trình bày một lý do nào đó ] - 어떻게 오셨어요? Chị đến đây có việc gì thế ạ? - 김영수씨를 만나러 왔는데요. Tôi đến để gặp anh Kim Youngsoo Ví dụ: - 입장권이 2장 있는데 같이 갑시다: Tôi có 2 vé vào cửa đây chúng ta cùng đi nhé - 친구와 약속을 했는데 오지 않습니다:Hẹn với bạn rồi nhưng bạn không đến - 집은 멋있는데 너무 비싸요: Nhà thì đẹp đấy nhưng đắt quá - 내가 만든 음식인데 맛 좀 보세요: Món này do tôi làm, cậu nếm thử xem 9. Động từ, tính từ + 아(어)도 Danh từ + 이어도/여도 Nhằm chỉ một sự nhượng bộ, một sự cho phép hoặc một điều kiện nào đó. Câu/vế trước thường đi cùng với phó từ 아무리(tuy nhiên). Cấu trúc thường thấy là –아(어)여도 좋다/괜찮다/되다. Có nghĩa: cho dù , dù , dù cũng –아도 Dùng khi các động từ, tính từ có âm đuôi kết thúc tương đương với nguyên âm “아, 오”, hoặc kết thúc là nguyên âm “아, 오” –어도 Dùng khi các động từ, tính từ có âm đuôi kết thúc tương đương với hoặc đuôi kết thúc là các nguyên âm khác nguyên âm “아, 오” –여도 Dùng khi đuôi động từ kết thúc là 하다 ( 해도) –이어도/여도 Dùng khi đi kèm với danh từ Cấu trúc: 봅니다 + 됩니까? 봐도 됩니까? (Nhìn được không?)
  29. 먹습니다 + 좋습니까? 먹어도 좋습니까? (Ăn được chứ?) 건강하다 + 감기에 걸렸습니다 건강해도 감기에 걸렸습니다 (Dù có khoẻ cũng vẫn bị cảm) 일요일 입니다 + 일을 합니다 일요일이어도 일을 합니다 (Dù là chủ nhật nhưng vẫn làm việc) Lưu ý: * Khi câu hỏi nhằm hỏi một sự cho phép nào đó, nếu câu trả lời phủ định thì có nghĩa điều đó bị cấm, không được phép, câu trả lời thường là cấu trúc “–(으)면 안된다”. Hỏi: 여기 앉아도 됩니까? (Ngồi đây có được không?) Đáp: 아니오, 앉으면 안됩니다 (Không, không được ngồi đây) Ví dụ: - 밤에 전화하여도(=해도) 괜찮아요? Buổi tối gọi điện thoại được chứ? - 아무리 배워도 이해할수 없습니다. Học thế nào cũng không hiểu được - 피곤해도 날마다 출근합니다. Dù mệt nhưng ngày nào cũng đi làm - 돈이 많이 있어도 이경우에는 소용이 없어요. Dù có nhiều tiền thì trong trường hợp này cũng chẳng làm được gì 10. Động từ + 다(가) Chủ ngữ của câu/vế trước và vế sau là đồng nhất. Dùng để liên kết hai động từ, biểu thị một hành động hay một sự việc ở mệnh đề trước đang diễn ra thì bị một hành động hay một sự việc khác ở mệnh đề sau làm gián đoạn đứt quãng. Có thể lược bỏ 가 chỉ còn 다 trong một số trường hợp. Có nghĩa: đang thì, rồi, rồi thì, rồi lại Cấu trúc: 시내에 갑니다 + 동생을 만납니다 시내에 가다가 동생을 만납니다 (Đang vào thành phố thì gặp em) 뉴스를 듣습니다 + 잠을 잤습니다 뉴스를 듣다가 잠을 잡니다 (Tôi đã ngủ thiếp đi khi đang xem bản tin) Ví dụ: - 회사에 다니다가 그만 두었습니다: Đang đi làm thì dừng lại - 운전하다가 쉬었습니다: Đã nghỉ khi đang lái xe - 이책상은 아버지가 쓰다가 저에게 주셨어요: Cái bàn này cha đang dùng thì cho tôi - 밥을 먹다가 전화를 받았어요: Đang ăn cơm thì nghe điện thoại Lưu ý: * Cũng có thể có một số trường hợp chủ ngữ của hai hành động không đồng nhất, không thống nhất. - 늘 선생님이 가르치다가 오늘 친구가 가르칩니다: Thường thì thày giáo dạy mà hôm nay bạn lại dạy * Khi hành động của mệnh đề trước ở dạng quá khứ 았/었/였 thì hành động đó bị tạm ngừng
  30. sau khi đã kết thúc và hành động khác diễn ra. - 그 친구는 평지를 썼다가 찢어 버렀어요. người bạn đó viết thư rồi lại xé nát nó - 시장에 갔다가 은행에도 들렀어요. Tôi đi chợ rồi cũng ghé qua ngân hàng - 어제 친구와 우리 집에 왔다가 늦게 돌아 갔습니다. Hôm qua bạn tôi cùng về nhà tôi và bạn ấy đã ra về muộn * Tiểu từ bổ trợ 도 có thể gắn sau 다가. Có nghĩa là: trong khi cũng - 그는 잠을 자다가도 가끔 깜짝깜짝 놀라요. Trong lúc ngủ thỉnh thoảng anh ấy giật mình - 평소에는 잘 참다가도, 어떤 땐 화가 납니다. Lúc bình thường thì chịu đựng giỏi, cũng có lúc nào đó sẽ nổi giận * Khi 다가 có dạng 다(가)보면, mệnh đề trước biểu hiện một quá trình từ một thời điểm nào đó được tiếp tục đến thời điểm hiện tại. Thông qua hành động ở mệnh đề trước, mệnh đề sau biểu hiện một kinh nghiệm, một sự thật, một tình cảm như là một sự đúc kết kinh nghiệm bản thân hay là một cảm nhận cá nhân. - 같이 생각하다(가) 보변 좋은 안이 떠 오를 때가 있죠. Khi chúng ta cùng suy nghĩ biết đâu có ý kiến hay nảy ra - 살다 보면 별별 일이 다 생길 겁니다. Trong cuộc sống mọi chuyện đều có thể xảy ra - 틀에 박힌 생활을 하다(가) 보면 짜증이 날 때가 많아요. Sống mà cứ dập khuôn (máy móc) thì có nhiều lúc cũng bực bội * Khi 다가 có dạng 다(가) 보니, mệnh đề trước thể hiện một quá trình từ một thời nào đó được trải qua đến tận thời điểm hiện tại. Quá trình như thế được xem như là một căn cứ, cơ sở cho kết quả diễn ra ở mệnh đề sau. - 그 일에 열중하다가 보니, 시간 가는 줄 몰랐습니다. Do bị cuốn hút vào việc đó, tôi quên cả thời gian - 생각 없이 돌을 쓰다 보니, 한달 봉급이 다 달아가 버렸군요. Vì sài tiền không suy nghĩ nên một tháng lương đã tiêu rồi - 열심히 살다 보니, 어느새 얼굴엔 주름살이 생겼군요. Do nỗ lực sống và làm việc nên nếp nhăn đã hiện ngay trên mặt * Với dạng ban đầu là (으)려고 하다가 sau đó được rút ngắn thành (으)려다가, sự kết hợp này biểu hiện một kết quả ở mệnh đề sau không như kế hoạch, ý định, suy nghĩ ở mệnh đề trước. - 아이들을 혼내 주려다가 한번 더 눈 감아 주기로 했습니다. Tôi định mắng lũ trẻ nhưng rồi một lần nữa lại quyết định bỏ qua cho chúng - 재혼하려다가 아이들 때문에 못 했습니다. Tôi định tái hôn nhưng vì bọn trẻ tôi không thể - 전화를 걸려다가 너무 늦어서 못 걸었습니다. Tôi định gọi điện thoại nhưng không được vì quá trễ * (으)려다(가) có thể kết hợp với 말다 (mang nghĩa đừng ) và đuôi liên kết 고 tạo thành
  31. dạng (으)려다가 말고. - 뭔가 손짓으로 표현하려다 말고 울음을 터뜨렸습니다. Cô ấy muốn ra dấu gì đó nhưng rồi lại bật khóc. - 뭔가 한마디 하려다 말고 나가 버리더군요. Anh ta định nói gì đó nhưng lại bỏ đi rồi - 용돈을 주려다 말고 돈 지갑을 그냥 주머니에 넣었어요. Tội định cho nó tiền để xài thì nó đã tự ý lấy tiền trong ví bỏ vào túi. * Khi 다(가) tồn tại ở dạng 다(가) 못해, nó biểu hiện một hành động hay trạng thái ở mệnh đề trước không thể tiếp tục hoặc trong một chừng mực nào đó càng trở nên xấu hơn ở mệnh đề sau. -거짓말을 하다 못해 이젠 속이기까지 하니? Nói dối không được mà giờ lại lừa đảo hả? - 그 글을 보고 놀라다 못해 까무러치기까지 했씁니다. Ban đầu nhìn những dòng chữ ấy chỉ thấy ngạc nhiên sau đó cảm thấy choáng voáng. - 그 음식을 먹다 못해 개에게 주었어요. Ban đầu tôi ăn món ăn đó sau đó tôi đã cho chó ăn. 11. Động từ, tính từ + 았(었/였)다가 Khi một hành động phía trước kết thúc và có một hành động tương phản phía sau xảy ra. Chủ ngữ phải là một và các động từ thường phải là các từ có ý nghĩa đối lập. Có nghĩa: rồi thì, rồi –았다가 Dùng khi các động từ, tính từ có âm đuôi kết thúc tương đương với nguyên âm “아, 오”, hoặc kết thúc là nguyên âm “아, 오” –었다가 Dùng khi các động từ, tính từ có âm đuôi kết thúc tương đương với hoặc đuôi kết thúc là các nguyên âm khác nguyên âm “아, 오” –였다가 Dùng khi đuôi động từ kết thúc là 하다 ( 했다가) Cấu trúc: 친구가 왔습니다 + 갔습니다 친구가 왔다가 갔습니다 (Bạn đến và đi rồi) 문을 열였습니다 + 닫았습니다 문을 열었다가 닫았습니다 (Cửa mở rồi đóng lại) 약속을 했습니다 + 취소 했습니다 약속을 했다가 취소 했습니다 (Hẹn rồi lại huỷ) Lưu ý: * Có khi hành động phía sau biểu thị kết quả, lý do của hành động phía trước. - 음주운전했다가 벌금을 냈어요: Uống rượu rồi lái xe nên bị phạt - 친구 집에 가다가 비디오를 봤어요: Tới nhà bạn xem video Ví dụ: - 비가 그쳤다가 다시 와오: Mưa tạnh rồi lại rơi - 주문 했다가 취소 했어요: Đã đặt rồi lại huỷ
  32. - 입원했다가 퇴원했어요: Nhập viện rồi lại ra viện - 단어를 외웠다가 잊어버렸어요: Học thuộc từ mới rồi lại quên mất 12. Động từ, tính từ + (을/ㄹ)수록 Biểu hiện hành động hoặc động tác câu/vế trước đưa ra phát triển theo chiều hướng tiếp tục. Có nghĩa: càng, hơn nữa –ㄹ수록 Dùng khi động/tính từ có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm ㄹ –을수록 Dùng khi động từ, tính từ có đuôi kết thúc là phụ âm (trừ phụ âm ㄹ) Cấu trúc: 잡니다 + 피곤합니다 잘수록 피곤합니다 (Càng ngủ càng mệt) 읽습니다 + 재미있습니다 읽을수록 재미 있습니다 (Càng đọc càng thấy hay) Lưu ý: * Cũng có thể dùng cấu trúc “–(으)면 –(으)ㄹ수록” để nhấn mạnh ý càng càng - 자면 잘수록 피곤해요: Càng ngủ càng thấy mệt - 읽으면 읽을수록 재미 있어요: Càng đọc càng thấy hay Ví dụ: - 돈이 많으면 많을수록 아껴야 합니다: Càng nhiều tiền càng phải tiết kiệm - 힘들수록 더 힘을 냅시다: Càng mệt càng nên cố gắng - 보면 볼수록 예뻐요: Càng nhìn càng thấy đẹp - 지위가 높을수록 겸손해야 합니다: Chức vị càng cao càng phải khiêm tốn 13. Động từ + 도록 * Nghĩa 1 - Biểu thị ý nghĩa mức độ nào đó hoặc chỉ mục đích, phương hướng của hành động của câu văn phía trước. Có nghĩa: để cho, để * Nghĩa 2 - Chỉ mức độ hoặc giới hạn của hành động câu văn phía trước. Có nghĩa: đến nỗi, đến mức Cấu trúc: 이해 할수있습니다 + 가르쳐 주세요 이해할수있도록 가르쳐주세요: Hãy dạy cho tôi có thể hiểu được (Nghĩa 1) 어제 밤이 새도록 공부했습니다: Tối qua tôi học suốt đêm (Nghĩa 2) Lưu ý: * Có lúc mang ý nghĩa: làm cho, để cho, đến nỗi, khiến cho - 유리르 깨지지 안도록 조심하세요: Cẩn thận đừng để kính bị vỡ Ví dụ: - 편히 쉬도록 방해하지 맙시다: Để yên cho anh ấy ngủ, đừng quấy rầy (Nghĩa 1) - 경기에 이기도록 노력합시다: Chúng ta hãy cố gắng lên, đừng để thua (Nghĩa 1) - 배가 터지도록 많이 먹어요: Ăn cho tới vỡ bụng (Nghĩa 2) - 2달 지나도록 아무소식이 없어요: Hai tháng rồi chẳng có tin tức gì (Nghĩa 2)
  33. 14. Động từ, tính từ + 아(어/여)야 Là cấu trúc liên kết, đi liền với động từ, tính từ, câu/vế trước là tiền đề, vế sau là kết quả. Có nghĩa: phải thì mới Cấu trúc: 공부를 합니다 + 시험을 잘 봅니다 공부를 해야 시험을 잘 봅니다 (Có học mới thi tốt được) 돈이 많습니다 + 유학을 갈 수있습니다 돈이 많아야 유학을 갈수 있습니다 (Có nhiều tiền mới đi du học được) Lưu ý: * Nếu vế sau, câu sau có ý nghĩa phủ định thì có nghĩa là “아무리 –아(어/여)도” – dù thế nào thì cũng - 아무리 노력해도 소용이 없습니다: Dù có nỗ lực thế nào thì cũng không có kết quả * Nếu kết hợp với 만 và 지 ý nghĩa của câu văn được nhấn mạnh hơn. - 노력해야지(만) 성공할 수있어요: Phải nỗ lực mới thành công được * Nếu kết hợp với cấu trúc –았(었/였) thì có ý nghĩa hối hận. - 노력했어야 합격했을 텐데요: Nếu mà nỗ lực thì thi đỗ rồi * Nếu –아(/어/여)야 kết hợp với 하다, 되다 thì có ý nghĩa bắt buộc, nghĩa vụ. Có thể dịch là: phải - 독서를 많이 해야 됩니다: Phải đọc sách nhiều mới được Ví dụ: - 날씨가 좋아야 농사가 잘 됩니다: Thời tiết tốt mới thu hoạch tốt - 이 약을 먹어야 몸이 회복됩니다: Phải uống thuốc này thì mới hồi phục - 아무리 약을 먹어야 효과가 없어요: Có uống thuốc cũng chẳng có kết quả gì - 고향에 갔어야 그 친구를 남났을 텐데요: Nếu về quê thì đã được gặp bạn ấy rồi 15. Động từ +자마자 Kết hợp với động từ biểu hiện hành động vế/câu trước vừa kết thúc thì lập tức xuất hiện hành động của vế/câu sau. Có nghĩa: Ngay sau khi Cấu trúc: 영화가 끝납니다 + 집에 갑니다 영화가 끝나자마자 집에 갑니다 (Xem phim xong là tôi về nhà ngay) 자리에 앉습이다 + 전화를 합니다 자리에 앉자마자 전화를 합니다 (Vừa ngồi xuống là có điện thoại) Ví dụ: - 저녁 식사를 끝내자마자 잠을 잡니다: Ăn tối xong là ngủ ngay - 편지를 받자마자 읽었습니다: Nhận được thư là đọc luôn - 도착하자마자 연락하세요: Đến nơi là liên lạc ngay
  34. - 꽃이 피자마자 졌어요: Hoa vừa nở đã tàn 16. Động từ, tính từ + 거든 Danh từ + (이) 거든 Là hình thức liên kết, chỉ điều kiện ở vế trước, có nghĩa: như, nếu như, giả như, nếu là , có xu hướng đi liền với mệnh lệnh thức như “으십시오”, “ㅂ시다”. Cấu trúc: 결혼을 합니다 + 연락하세요 결혼을 하거든 연락하세요 (Nếu lập gia đình thì liên lạc với tôi nhé) 값이 쌉니다 + 많이 삽시다 값이 싸거든 많이 삽시다 (Giá rẻ nên chúng ta mua nhiều vào) 감기/배탈 입니다 + 약을 드세요 감기/배탈 이거든 약을 드세요 (Nếu bị cảm cúm/đau bụng thì hãy uống thuốc) Lưu ý: * Có xu hướng kết hợp với mệnh lệnh thức 으십시오, ㅂ시다. - 피곤하거든 쉬세요/쉽시다: Nếu mệt thì hãy nghỉ/thì cùng nghỉ * Có xu hướng kết hợp với 겠, 려고하다, ㄹ 것이다 trong câu trần thuật. - 방학이 되거든 아르바이트를 하겠어요/하려고 해요/할 거예요: Nếu nghỉ hè tôi sẽ đi làm thêm/muốn làm thêm/ chắc sẽ đi làm thêm. * Cũng có thể thay thế 거든 bằng 으면 được, nhưng trong cấu trúc 거든 thì vế trước được xác định và vế sau được giới hạn về mặt thời gian. - 바다에 가거든 배를 타겠어요 바다에 가면 배를 타겠어요: Nếu đi biển sẽ đi bằng tàu Trong trường hợp sau, chúng ta không thể thay thế ngược lại được. - 바다에 가면 기분이 좋을 텐데 바다에 가거든 기분이 좋을 텐데. (sai) Chú ý: không nhầm lẫn giữa đuôi kết thúc câu 그든(요) (phần B mục 12) với hình thức liên kết câu 거든. Ví dụ: - 그 사람을 믿거든 의심하지 마세요: Nếu tin anh ấy thì đừng nghi ngờ - 고향에 가거든 부모님께 드리겠어요: Nếu về quê thì đưa cho mẹ (Nghĩa 2) - 많이 피곤하거든 먼저 가서 쉬세요: Nếu mệt thì về nghỉ trước đi - 물이 끓거든 라면을 넣읍시다: Nước sôi rồi thì cho mỳ vào đi
  35. G. Đại từ – 대명사 Đại từ trong tiếng Hàn không biểu hiện một khái niệm hay một sự vật cụ thể mà nó là từ biểu thị sự thay thế cho khái niệm hay sự vật cụ thể đó. Nhìn chung, đại từ tiếng Hàn được chia làm 3 loại lớn: đại từ nhân xưng (인칭 대명사), đại từ chỉ định (지시 대명사) và đại từ nghi vấn (의문 대명사). 1. Đại từ nhân xưng (인칭 대명사) Đại từ nhân xưng trong tiếng Hàn biểu hiện mức độ tôn kính đặc trưng. Mức độ tôn kính đó được dùng tuỳ theo thứ bậc trong giao tiếp xã hội. 인칭 ngôi 계층 mức độ 단수 số ít 복수 số nhiều 1 인칭 ngôi thứ 평칭 bình thường 나/내 우리(들) nhất (người nói) 겸칭 khiêm tốn 저/제 저희(들) 2 인칭 ngôi thứ hai 평칭 bình thường 너/네 너희(들) (người nghe) 존대 tôn trọng 선생, 당신 선생(들) 3 인칭 ngôi thứ ba 평칭 bình thường 이/그/저 사람 이/그/저 사람들 (người khác) 존대 tôn trọng 이/그/저 분 이/그/저 분들 Ví dụ: 그분들이 저희에게 길을 물었습니다. Những vị ấy đã hỏi đường chúng tôi 나는 내 구두를 샀어요. Tôi đã mua đôi giày của tôi. 선생은 저에게 한국말을 가르칩니까? Anh dạy tôi tiếng Hàn được không? Lưu ý: * Khi đại từ nhân xưng 나, 저, 너 kết hợp với tiểu từ để làm chủ ngữ trong câu thì chúng tuần tự đuợc quy ước kết hợp như sau: 나는 = 내가 저는 = 제가 너는 = 네가 Đây là những hình thức kết hợp bất biến. Nghĩa là không có những hình thức kết hợp như sau: 나가, 내는, 저가, 제는, 너가, 네는 2. Đại từ chỉ định (지시 대명사) Đại từ chỉ định 이/그/저 thường phải gắn với một danh từ hay một từ loại nào đó kèm theo sau. Trong đó 이 chỉ cái rất gần với người nói (có nghĩa là: này); 그 chỉ cái hơi gần với cả người nói và người nghe, hoặc chỉ cái được nói đến ở câu trước (có nghĩa là: đó, ấy) và 저 chỉ cái hoàn toàn ở xa với cả người nói và người nghe (có nghĩa là: kia) Cấu trúc: 이/사람: 이 사람 (Người này). 그/연필: 그 연필 (Cái bút chì đó). 저/새: 저 새 (Con chim kia) Ví dụ:
  36. - 그 신문 좀 주세요: Cho tôi xin tờ báo ấy - 이 선물을 받으세요: Hãy nhận lấy món quà này! - 저 병원이 유명합니까?: Bệnh viện kia có nổi tiếng không? - 그 음식이 이름이 뭐예요?: Món ăn đó tên là gì nhỉ? 3. Đại từ chỉ vật 이것/그것/저것 Là những đại từ chỉ định nhằm thay thế cho sự vật được đề cập đến. Có thể dùng cho tất cả, trừ người và địa điểm. Có nghĩa: cái này/cái đó/cái kia Cấu trúc: 이것을 살까요? (Có mua cái này không?) - 예, (그것을) 삽시다. 그것이 맛있어요? (Món kia có ngon không?) - 예, (이것이) 맛있어요. 저것을 버릴까요? (Vứt cái kia đi nhé?) - 예, (저것을) 버립시다 Lưu ý: * Khi dùng ở dạng số nhiều thì thêm 들 vào phía sau: 이것들 những cái này, 그것들 những cái đó, 저것들 những cái kia. - 이것들은 모두 좋은 물건입니다. Tất cả những cái này đều là đồ tốt - 이들은/이 분들은 모두 좋은 사람입니다. (Những người này/những vị này đều là người tốt) * Trong một số trường hợp (nhất là trong văn nói), các đại từ này thường được rút gọn khi kết hợp với một số tiểu từ theo dạng sau: 이것이 이게 이것은 이건 이거을 이걸 그것이 그게 그것은 그건 그것을 그걸 저것이 저게 저것은 저건 저것을 저걸 * 이, 그, 저 không chỉ kết hợp với 것 mà nó còn có thể kết hợp với danh từ chỉ loại khác. 그 녀: cô ấy 이 분: vị này 저 책꽂이: giá sách kia Ví dụ: - 이것이 싸요? 저것이 싸요?: Mua cái này không? Mua cái kia không? - 그것 좀 빌려 주세요: Hãy cho tôi mượn cái đó. - 이것과 저것을 바꿀까요?: Anh muốn đổi cái này và cái kia à? - 그것도 몰라요?: Cái đó không biết sao? 4. Đại từ chỉ nơi chốn 여기/거기/저기 (đây/đó,/kia) Là đại từ chỉ định nhằm thay thế cho một nơi chốn, vị trí, địa điểm nào đó. Có nghĩa: chỗ này, nơi này/chỗ đó, nơi ấy/chỗ kia, ở kia
  37. Cấu trúc: 여기가 도서관이에요? Đây là thư viện phải không? 네, 거기가 도서관이에요. Vâng đó là thư viện 거기에서 옷을 팝니까? Ở chỗ đó có bán quần áo không? 여기에서 옷을 팝니다. Ở đây có bán quần áo 저기가 시청입니까? Ở kia là toà thị chính phải không? 네, 저기가 시청입니다. Vâng, kia là toà thị chính Lưu ý: * Cũng có khi được dùng làm trạng từ trong trường hợp 여기저기– Có nghĩa là: chỗ này chỗ nọ, đó đây 여기저기(에) 사람이/교회가 참 많아요. (Đây đó có thật là nhiều người/nhà thờ) * Trong một số trường hợp, một số đại từ thường được rút gọn khi kết hợp với một số tiểu từ theo dạng như sau: 여기는 여긴 여기를 여길 거기는 거긴 거기를 거길 저기는 저긴 저기를 저길 Ví dụ: - 여기(에) 앉아도 됩니까?: Ngồi chỗ này có được không? - 거기(에) 가본 적이 있어요?: Anh đã bao giờ đến chỗ đó chưa? - 저기까지 뛰어 갑시다: Hãy chạy lại đằng kia - 여기서부터 거기까지 얼마나 걸려요?: Từ đây đến chỗ đó mất bao lâu? 5. Đại từ nghi vấn 누구/누가 (ai/là ai) Đại từ nghi vấn, chỉ người, dùng để hỏi khi không biết về họ tên, nghề nghiệp và quan hệ. Có nghĩa: ai, là ai? Cấu trúc: 누구를 만나요? (Cậu gặp ai?) - 언니를 만나요. 누구예요? (Ai đấy?) - 친구예요. Lưu ý: * Khi dùng với tiểu từ chủ ngữ 가 thì được rút gọn thành 누가. 누구가 [누구 + 가] 갑니까? (sai) 누가 [누 + 가] 갑니까? (đúng) Ví dụ: - 누구의 모자예요?: Mũ của ai vậy? - 누구와 같이 시내에 갔어요?: Đi cùng với ai vào trong thành phố? - 누굴 만날 거예요?: Cậu sẽ gặp ai? - 누가 편지를 가다립니까?: Cậu đang chờ thư ai vậy? 6. Đại từ nghi vấn 어디 (ở đâu/nơi nào)
  38. Đại từ nghi vấn 어디. Có nghĩa: ở đâu, đâu, nơi nào Hỏi về địa điểm, nơi chốn, dùng khi muốn biết địa danh, vị trí, địa chỉ, có thể kết hợp với các phó từ thành 어디가, 어디로, 어디에서, 어디를, 어디로. Cấu trúc: 어디에서 만나요? (Gặp nhau ở đâu?) - 공원에서 만나요. 어디가 좋아요? (Chỗ nào tốt?) - 산이 좋아요. Ví dụ: - 어디 가고 싶어요? Em muốn đi đâu? - 공중전화가 어디에 있을까요? Điện thoại công cộng ở đâu có nhỉ? - 어디에서 테니스를 칩니까? Anh chơi tenis ở đâu? - 어디를 구경할 거예요? Anh sẽ đi tham quan ở đâu? 7. Đại từ nghi vấn 무엇 (cái, cái gì) Là đại từ nghi vấn, dùng để hỏi, không dùng cho người mà cho vật, sự vật, công việc. Có nghĩa: gì, cái gì Cấu trúc: 무엇을 봐요? (Cậu xem gì thế?) - 신문을 봐요. 무엇이 비싸요? (Cái gì đắt hả?) - 다이아몬드가 비싸요 Lưu ý: * Trong khẩu ngữ thì 무엇이 được rút gọn thành 뭘가, 무엇을 được chuyển thành 뭘, 무얼로. - 뭘/무얼 봐요? (Nhìn cái gì?) - 뭐가 비싸요? (Cái gì đắt?) Ví dụ: - 무엇을 찾고 있어요? Cậu đang tìm cái gì vậy? - 인생에서 무엇이 제일 소중해요? Trong cuộc đời thì cái gì là quan trọng nhất? - 국수를 무엇으로 먹어요? Ăn mỳ bằng cái gì? - 아까 뭘 하고 있었어요? Cậu vừa làm gì thế? 8. Đại từ nghi vấn 언제 (khi nào, bao giờ) Là đại từ nghi vấn, chỉ thời gian, dùng để hỏi khi muốn biết về thời gian, ngày tháng, năm Có nghĩa: bao giờ, khi nào, lúc nào Cấu trúc: 언제 가요? (Bao giờ đi?) - 3시에 가요. 언제입니까? (Khi nào?)
  39. - 다음달입니다. Ví dụ: - 언제 고향에 돌아가십니까?: Khi nào anh về quê? - 회의가 언제 끝나요?: Bao giờ thì họp xong? - 생일이 언제예요?: Bao giờ đến sinh nhật em? - 친구를 언제 만날 거예요?: Bao giờ em sẽ gặp bạn? 9. Đại từ nghi vấn 얼마/얼마나 (bao nhiêu) Là đại từ nghi vấn dùng để hỏi về số lượng, giá, cự ly, trọng lượng, thời gian. Có nghĩa là: bao nhiêu, bao lâu Cấu trúc: 값이 얼마입니까? Giá bao nhiêu? - 만 원입니다. 거리가 얼마입니까? Khoảng cách là bao nhiêu? - 15 km입니다. Lưu ý: * Hai từ 얼마 và 얼마나 đều có nghĩa giống nhau là bao nhiêu, nhưng 얼마 có thể làm chủ ngữ, còn 얼마나 chỉ là trạng từ. - 얼마가 부족합니까?: (chủ ngữ) Bao nhiêu là thiếu? - 얼마나 부족합니까?: (trạng từ) Thiếu bao nhiêu? * Khi hỏi về thời gian thì đi cùng với động từ 걸리다, khi hỏi về quãng thời gian thì đi cùng với 동안. - 부산까지 시간이 얼마나 걸려요? Mất bao nhiêu thời gian đến Busan - 얼마 동안 기다렸어요? Cậu đã đợi khoảng bao lâu rồi? Ví dụ: - 저 카메라는 값이 얼마입니까?: Cái máy ảnh kia giá bao nhiêu tiền? - 학비가 얼마예요?: Tiền học phí là bao nhiêu? - 서울에서 천안까지 시간이 얼마나 걸려요? Từ Seoul đến Cheon An mất bao nhiêu lâu? - 우유가 얼마나 남았어요? Còn lại bao nhiêu sữa? 10. Đại từ nghi vấn 어떤/무슨 (thế nào/gì) + danh từ Thể nghi vấn bổ ngữ, khi hỏi về người nào đó hoặc sự vật, chủng loại, tính chất. 어떤 có nghĩa là thế nào, rao sao? 무슨 có nghĩa là gì? Cấu trúc: 무슨 책입니까? (Sách gì thế?) - 소설책입니다. 어떤 색입니까? (Thế sách như thế nào ?) - 빨간색입니다 Lưu ý:
  40. * 어떤 dùng để hỏi về chủng loại và tính chất, trạng thái của người hoặc sự vật, còn 무슨 chỉ thường dùng để hỏi về chủng loại. - 어떤 분이 사장님입니까? (Vị nào là giám đốc?) Câu dưới đây sai: - 무슨 분/사람이 사장님입니까? (sai) Ví dụ: - 어떤 음악을 좋아합니까? Anh thích loại nhạc nào? - 박 선생님은 어떤 분이에요? Park tiên sinh là vị nào vậy? - 무슨 음식을 시킬까요? Chúng ta gọi món ăn gì nhỉ? - 어제 무슨 선물을 받았어요? Hôm qua cậu nhận được món quà gì? 11. Đại từ nghi vấn 몇 (mấy, bao nhiêu) + danh từ Là đại từ nghi vấn dùng để hỏi về số lượng. Có nghĩa: mấy, bao nhiêu Cấu trúc: 몇 사람이 왔어요? (Bao nhiêu người đã đến rồi?). - 두 사람이 왔어요. 몇 시간 걸려요? (Mất mấy tiếng đồng hồ?). - 세 시간 걸려요. Lưu ý: * Có khi kết hợp với trợ từ 이 theo dạng như sau: 몇이, 몇몇이. Có nghĩa là: mấy người, bao nhiêu người. - 몇이 부족합니까? 몇몇이 아직 안 왔어요. (Còn thiếu bao nhiêu người? Còn một số người chưa đến) * Khi 몇 kết hợp với 일 và trở thành 며칠: mấy ngày? - 오늘이 며칠입니까? * Khi 몇+danh từ, dùng trong câu khẳng định, tường thuật thì 몇 lại mang nghĩa là mấy, một vài: - 몇 사람이라도 채용하겠다. Tôi sẽ sử dụng một số người Ví dụ: - 하루에 몇 시간 공부해요? Một ngày em học mấy tiếng? - 모자를 몇 개 샀어요? Em đã mua mấy cái mũ? - 몇 달 동안 세계 여행을 했어요?: Em đi du lịch thế giới khoảng mấy tháng? - 커피를 몇 잔 마셨어요? Em uống mấy ly cà phê rồi?
  41. H. Thời thế– 시제 1. Động từ, tính từ + 았(었/였)습니다 Là cấu trúc của thì quá khứ đơn (과거), chỉ sự việc, hiện tượng, hành động đã xảy ra xong, thuộc về quá khứ. Có nghĩa: đã, đã rồi. Cấu trúc: 았습니다 Dùng khi các động từ, tính từ có âm đuôi kết thúc tương đương với nguyên âm “아, 오”, hoặc kết thúc là nguyên âm “아, 오” 었습니다 Dùng khi các động từ, tính từ có âm đuôi kết thúc tương đương với hoặc đuôi kết thúc là các nguyên âm khác nguyên âm “아, 오” 였습니다 Dùng khi đuôi động từ kết thúc là 하다 ( 했습니다) 자다 : 잤습니다 (đã ngủ) 먹다 : 먹었습니다 (đã ăn) 공부하다: 공부했습니다 (đã học) Lưu ý: * Cấu trúc 았(었/였)습니다 là cấu trúc câu trọng thị, dùng trong những tình huống trang trọng lễ nghi như, gặp người lạ mặt, hoặc người có địa vị, tuổi tác Trong những tình huống không mấy trang trọng, với bạn bè hay với người nhỏ tuổi hơn có thể đổi: 았(었/였)습니다 = 았(었/였)어요. - 많다: 많 + 았어요 많았어요. - 가르치다: 가르치 +었어요 가르치었어요 가르쳤어요. (dạng rút gọn) - 산책하다: 산책하 + 였어요 산책하였어요 산책했어요. (dạng rút gọn) * Khi đi với các trạng từ 날마다, 자주, 항상 thì chỉ thói quen trong quá khứ. - 자주 등산을 했습니다 (Tôi đã thường leo núi) - 날마다 도서관에 갔습니다 (Tôi trước đây ngày nào cũng đến thư viện) * Khi “았/었/였” kết hợp cùng với “었” dùng để chỉ thời quá khứ hoàn thành, nghĩa là nói đến sự việc đã xảy ra trong quá khứ và đã kết thúc không còn liên quan đến hiện tại. Có thể dịch là: đã từng, đã có - 지난주에 병원에 입원했습니다: Tuần trước, anh ấy đã nhập viện (có thể vẫn ở viện đến thời điểm nói) - 지난주에 병원에 입원했었습니다: Tuần trước, anh ta đã nhập viện (và anh ấy không còn ở viện đến thời điểm nói) Ví dụ: - 아까 친구들과 같이 영화를 보았습니다: Vừa rồi, mình đã xem phim cùng bọn bạn. - 지난주에 부모님께 편지를 썼었습니다: Tớ đã viết thư cho bố mẹ tuần trước - 매주 일요일에 청소와 빨래를 했습니다: Trước đây chủ nhật nào tôi cũng dọn
  42. vệ sinh và giặt giũ - 오전에 떠났었습니다. Anh ta đã đi khỏi từ sáng 2. Động từ, tính từ + 더 Dấu hiệu nhật biết khác của thì quá khứ, đó là 더. Dùng khi người nói hồi tưởng, nhớ lại một việc gì hoặc cho biết một việc gì đó trong quá khứ. Lúc này 더 gắn với đuôi kết thúc là 라 hoặc 군(요). Cấu trúc: Gốc động từ, tính từ +더+라/군요 hoặc là: gốc động từ, tính từ + 던+ danh từ 보다: 보더니/보던 + Danh từ /보더군요 đã thấy 어렵다: 어렵더니/어렵던+ Danh từ/어렵더군요 khó Lưu ý: * Khi hồi tưởng một hành động hoặc trạng thái trong quá khứ đã hoàn thành, kết thúc thì dùng cấu trúc 았/었/였던: đã rồi, từng - 우리가 만났던 공원입니다 (Đây là công viên mà chúng ta đã gặp nhau) - 도착했을 때 회의가 다 끝났더군요 (Khi đến nơi thì cuộc họp đã kết thúc rồi) * Có thể kết hợp với 겠 chỉ dự đoán khả năng. - 어제 영화가 참 재미있겠더군요 (Bộ phim hôm qua chắc hay lắm) - 내일은 눈이 내리겠더라 (Ngày mai tuyết chắc sẽ rơi) Ví dụ: - 신부가 참 아름답더라: Cô dâu đẹp quá (hồi tưởng về quá khứ) - 내일은 더 춥겠던데: Ngày mai chắc sẽ lạnh hơn - 전에 자주 가던 커피숍입니다: Là quán cà phê mà ngày trước thường hay đến 3. Động từ, tính từ + ㅂ니다/습니다 Động từ + ㄴ/는다 Đây là cấu trúc chỉ thì hiện tại (현재), biểu hiện một chân lý bất biến, một tập quán, thói quen được lặp lại của sự việc, một trạng thái, tính chất ở hiện tại của sự việc, sự vật. ㅂ니다/ㄴ다 Dùng khi động từ hoặc tính từ, có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm “ㄹ” (phụ âm “ㄹ” sẽ bị lược bỏ) 습니다/는다 Dùng khi động từ hoặc tính từ, có đuôi kết thúc là phụ âm (ngoại trừ phụ âm “ㄹ”) Cấu trúc: 마시다 : 마십니다 / 마셔요 / 마셔 (uống) 앉다 : 앉습니다 / 앉아요 / 앉아 (ngồi) * Khi ㄴ/는 kết hợp với động từ chỉ động tác thì ㄴ/는 thêm vào sau động từ và biểu đạt ý của thì hiện tại, tuy nhiên dùng nhiều trong văn nói hơn là văn viết. - 마시다 + ㄴ다 마신다 (uống) - 앉다 + 는다 앉는다 (ngồi)
  43. * Nếu dùng với trạng từ 지금 (bây giờ) thì chỉ sự việc đang diễn ra, nếu dùng với các trạng từ chỉ tần suất như 자주(thường xuyên), 날마다(mỗi ngày), 매일(hàng ngày), 항상(luôn luôn) thì có nghĩa chỉ thói quen hoặc sự việc lặp đi lặp lại. - 지금 옷을 입습니다 (giờ tôi đang mặc áo) - 매일 아침 축구를 합니다 (Hàng sáng tôi chơi đá bóng) * Thì hiện tại còn tồn tại với dạng tương lai khi kết hợp với các trạng từ chỉ tương lai gần. - 다음주에 만납니다 (tuần sau sẽ gặp lại nhé) - 내일 월급을 받습니다 (ngày mai sẽ có lương) * Khi kết hợp với tính từ chỉ tính chất thì diễn tả sự việc mang ý nghĩa liên tục. - 가을은 시원합니다 (mùa thu mát mẻ) - 고추는 맵습니다 (ớt cay) * Có thể động từ kết hợp với 다 nhằm hiện tại hoá sự việc, thông dụng trong văn viết, nhật ký, tác phẩm văn học. - 어제 제과점에서 친구를 만나다 (hôm qua gặp bạn ở tiệm bánh kẹo) - 요즘 계속 날씨가 흐리다 (dạo này trời liên tục âm u) - 매일 아침에 체조를 합니다 (sáng nào cũng tập thể dục ) - 내일 버스를 타고 서울에 가요 (ngày mai bắt xe buýt đi Seoul) - 이번 주에는 날씨가 덥습니다 (Tuần này thời tiết nóng) - 지금 공원에서 사진을 찍습니다 (bây giờ đang chụp ảnh ở công viên) 4. Động từ, tính từ + 겠 Dạng tương lai (미래), có nhiều dấu hiệu nhận biết dạng tương lai. Có thể đó là 겠 hoặc có thể đó là (으)ㄹ 것 hay (으)ㄹ 거, trong đó 겠 biểu hiện ý khiêm nhường và truyền đạt một cách khách quan của người nói, còn (으)ㄹ 것 thì truyền đạt cảm xúc chủ quan. Cấu trúc: 오다: 오겠습니다 / 오겠어요 / 오겠어 (sẽ đến) 춥다: 춥겠습니까? / 춥겠어요? / 춥겠어? (sẽ lạnh phải không?) Lưu ý: * Khi chủ ngữ là ngôi thứ nhất, 겠 biểu thị ý muốn, ý định (의지) của chủ ngữ. 나는 지금 숙제를 하겠어요. Bây giờ tớ sẽ làm bài tập ở nhà 일이 있으면 집으로 연락하겠습니다. Nếu có việc tôi sẽ gọi về nhà. * Khi “겠” dùng để chỉ dự định thì chỉ có thể kết hợp với động từ động tác, còn nếu dùng để chỉ sự dự đoán thì có thể dùng với cả động từ chỉ động tác và trạng thái. - 그녀가 이기겠지요? (đúng) Cô ta sẽ thắng chứ? - 그녀가 기쁘겠지요? (đúng) Cô ấy sẽ vui chứ? - 나는 (꼭) 이기겠습니다 (đúng) Tôi chắc sẽ thắng - 나는 (꼭) 기쁘겠습니다 (sai) Tôi chắc sẽ vui * Khi “겠” dùng để chỉ sự dự đoán thì không dùng với ngôi thứ nhất làm chủ ngữ, tuy nhiên khi dùng với nghĩa dự định, ý định thì có thể dùng chủ ngữ ở ngôi thứ nhất. - (그녀가) 집에 있겠습니까?: (cô ấy) sẽ ở nhà chứ? (dự đoán)
  44. - (내가) 집에 있겠습니다: (tôi) sẽ ở nhà (ý định) - (우리가) 청소를 하겠습니다: (chúng tôi) sẽ dọn vệ sinh (ý định) * Khi dùng “겠” ngoài dùng để chỉ sự dự đoán, dự định trong hiện tại và tương lai. Còn có thể kết hợp với 았/었/였 để biểu thị những dự đoán chuyện đã xảy ra trong quá khứ. - 지금/내일 춥겠습니까? Bây giờ/ngày mai sẽ lạnh chứ? - 어제 음식값이 비샀겠습니까? Giá thức ăn hôm qua chắc đắt lắm Ví dụ: - 내일은 눈이 많이 오겠습니다. Ngày mai tuyết sẽ rơi nhiều - 제가 창문을 닫겠습니다. Mình sẽ đóng cửa sổ - 오늘은 회의가 빨리 끝나겠습니다. Cuộc họp hôm nay sẽ kết thúc nhanh - 다음주까지 서류를 보내겠습니다. Tôi sẽ gửi cho anh tài liệu trước tuần sau 5. Động từ + 고 있다 Dạng tiếp diễn (진행), dấu hiệu nhận biết dạng tiếp diễn là 고 있다. Chỉ có động từ mới dùng với 고 있다. Dạng trọng thị (높임) của 고 있다 là 고 계시다. Dạng tiếp diễn biểu thị một sự việc đang diễn ra ngay vào thời điểm đang nói hoặc một thói quen (습관) hay một sự lặp đi lặp lại (반복) của sự việc. Cấu trúc: 그리다 - 그리고 있습이다/그리고 있어요/그리고 있어 (đang vẽ) 먹다 - 먹고 있습니다/ 먹고 있어요/ 먹고 있어 (đang ăn) Không thể dùng cho tính từ và 이다 꽃이 예쁘고 있습니가 – sai 나는 학생이고 있다 – sai Lưu ý: * 고 있다 không chỉ có nghĩa là đang xảy ra, cũng có nghĩa chỉ một thói quen, một sự việc lặp đi lặp lại. - 매일 조깅을 하고 있어요. Ngày nào tôi cũng chạy bộ - 자주 영화를 보고 있습니다. Tôi thường xem phim * 고 있다 thường không đi được với các động từ chỉ trạng thái, tuy nhiên có thể kết hợp với một số động từ chỉ tâm lý như 믿다(tin), 알다(biết), và khi dùng nó không còn nghĩa tiếp diễn nữa mà chỉ sự tồn tại. - 신을 믿고 있어요. Tin vào thần thánh - 그 사실을 알고 있습니다. Tôi biết sự thật ấy * Ngoài thì hiện tại tiếp diễn có thể dùng 고 있다 để diễn đạt thì quá khứ và tương lai tiếp diễn. - 지금 그림을 그리고 있습니다. Giờ đang vẽ tranh (hiện tại tiếp diễn) - 어제 여덟 시에 그림을 그리고 있었습니다. Tôi đang vẽ tranh vào lúc 8h hôm qua. (quá khứ tiếp diễn) - 내일 여덟 시에 그림을 그리고 있겟습니다. Ngày mai sẽ vẽ tranh vào lúc 8 giờ. (tương lai tiếp diễn)
  45. Ví dụ: - 어제 친구가 왔을 때 숙제를 하고 있었어요. Hôm qua khi bạn đến thì tôi đang làm bài tập về nhà. - 지금 누가 뉴스를 듣고 있습니까? Bây giờ ai đang nghe bản tin thế? - 사진을 찍을 때 웃고 있었어요. Khi chụp ảnh thì cô ấy đang cười - 어디에서 일을 하고 있습니까? Em đang làm việc ở đâu?
  46. I. Các biểu hiện phủ định –부정 표현 1. Danh từ +이/가 아니다 Đây là hình thức phủ định của “danh từ + 이다(là)”. Ở đây 이다 được thay bằng 아니다 để phủ nhận danh từ đứng trước. Có nghĩa: không phải là/ không là/ không Danh từ+이 아니다 Dùng khi danh từ có 받침(pát chim) Danh từ+가 아니다 Dùng khi danh từ không có 받침 Cấu trúc: 서과: 사과가 아닙니다 (không phải là táo) 가방: 가방이 아니에요 (không phải là túi xách) Lưu ý: * Hay dùng với cấu trúc “danh từ 1+은/는 danh từ 2+이/가 아니다” và “danh từ 1+이/가 아니라 danh từ 2+이다” và thường dùng trong khẩu ngữ. - 오늘은 월요일이 아니다. Hôm nay không phải là thứ hai - 이것은 사과가 아니라 배 입니다. Đây không phải là táo mà là lê Ví dụ: - 이 사람은 미국 사람이 아니에요. Người này không phải là người Mỹ - 지금은 쉬는 시간이 아닙니다. Bây giờ không phải là thời gian nghỉ ngơi - 여기는 주차장이 아니라 길이에요. Đây không phải là bãi đỗ xe mà là đường đi - 저것은 비싼 물건이 아닙니다. Cái đó không phải là đồ đắt tiền 2. Động từ, tính từ +지 않다 안 + Động từ, tính từ Đây là hình thức phủ định của động từ hoặc tính từ. Những động từ có âm dài (gốc động từ có từ 3 âm tiết trở lên) thường không sử dụng yếu tố phủ định 안 mà sử dụng 지 않다. Nhưng đối với tính từ, thường không xét đến âm dài hay ngắn của tính từ mà thường chỉ dùng yếu tố phủ định 지 않다. Có nghĩa: không, không phải Cấu trúc: 쉬다: 쉬지 않습니다/안 쉽니다 (không nghỉ) 높다: 높지 않습니다/안 높습니다 (không cao) Lưu ý: * 안 không được dùng đối với động từ 이다, mà phủ định của động từ 이다 là 아니다. Tương tự đối với động từ 있다, thì dạng phủ định là động từ 없다 và ngược lại. * 안 không thể chen liền vào giữa tân ngữ và động từ, chính vì vậy với cấu trúc danh từ + 하다 thì hình thức phủ định phải là Danh từ + 안하다, còn với cấu trúc tân ngữ thì phải là Tân ngữ + 안 + động từ. - 인사해요 (chào)
  47. 인사를 안해요 (đúng) / 안 인사해요 (sai) - 친구를 마난요 (gặp bạn) 친구를 안 만나요(đúng) / 안 친구를 마난요 (sai) * Một số động từ, tính từ như 알다 (biết), 모르다 (không biết), 없다 (không có), 있다 (có), 아름답다 (đẹp), 공부하다 (học) không đi với cấu trúc “안 + Động tính từ“, nhưng lại đi với cấu trúc “Động từ/tính từ + 지 않다” - 안 모릅니다. 안 아름답습니다. 안 공부해요. 안 없어요 (sai) - 모르지 않아요. 아름답지 않아요. 공부하지 않아요. 없지 않아요 (đúng) * Với cấu trúc “Động/tính từ + 지 않다” thì sau 지 có thể thêm một số phụ tố nhằm nhấn mạnh ý nghĩa phủ định. - 좋지 않다 좋지는 않아요/좋지가 않아요/좋지도 않습니다/좋지만은 않아요. Ví dụ: - 동생은 안경을 쓰지 않습니다. (=안 씁니다): Em gái không đeo kính - 강물이 맑지 않아요. (=안 맑아요): Nước sông không trong - 비 올 때는 차를 닦지 않습니다. (=안 닦습니다): Khi trời mưa thì không rửa xe - 사무실이 크지는 않습니다. (= 안 큽니다): Văn phòng không lớn 3. Động từ, tính từ +지 못하다 못 + Động từ Là hình thức phủ định của động từ và một số tính từ, chỉ khả năng, năng lực thiếu, yếu, hoặc không đạt được mức độ nào đó. Có nghĩa: Không thể, không có thể, không được Cấu trúc: 마시다 : 마시지 못합니다/못 마십니다 (không uống được) 만들다 : 만들지 못랍니다/ 못 만들어요 (không làm được) Lưu ý: * Khi 지 못하다 kết hợp với động từ 이다 thì nó thể hiện mạnh mẽ một sự phủ định của tính từ theo công thức: danh từ + 이지 못하다 그 디자이너의 옷은 대중적이지 못하다. Áo của người thiết kế ấy không được thời trang 나는 이기적이지 못해서 늘 손해를 봅니다. Tôi luôn gặp thiệt thòi vì không có được tính cạnh tranh * Một số tính từ có thể đi với cấu trúc “Động từ + 지 못하다”, tuy nhiên không thể đi với cấu trúc “못 + Động từ”. - 학교에 가지 못했어요/아침을 먹지 못했습니다 (đúng) - 마음이 넓지 못합니다/발음이 좋지 못합니다 (đúng) - 마음이 못 넓어요./발음이 못 좋아요 (sai) * Cấu trúc “Động từ/tính từ + 지 못하다” và cả “못 + Động từ” có thể chuyển sang thay
  48. thế bằng cấu trúc “(으)ㄹ 수없다”, ý nghĩa không thay đổi. - 술을 마시지 못합니다/술을 못 마십니다. 술을 마실 수 없습니다. - 전화를 받지 못합니다/전화를 못 받습니다. 전화를 받을 수 없습니다. * Cấu trúc phủ định “Động từ/tính từ + 지 않다/안 + động từ, tính từ” và cấu trúc “Động từ/tính từ + 지 못하다/못 + động từ” có ý nghĩa khác nhau. Cấu trúc có “안” có nghĩa là không có ý định làm, còn cấu trúc có “못” thì có ý nghĩ muốn làm nhưng không làm được. - 병원에 가지 않았어요: Tôi không đi bệnh viện - 병원에 가지 못했어요: Tôi đã không thể đi viện * Cũng giống như “지 않다”, cấu trúc “Động/tính từ + 지 못하다”, phía sau ”지” có thể thêm trợ từ nhằm nhấn mạnh ý phủ định mà ý nghĩa không thay đổi. - 건강하지가 못하다, 건강하지는 못하다, 건강하지도 못하다, 건강하지를 못하다 Ví dụ: - 한국말로 편지를 쓰지 못합니다. (= 못 합니다): Không thể viết được thư tiếng Hàn - 공원에서는 운전을 하지 못합니다. (= 못합니다): Không thể lái xe trong công viên - 도서관에서는 떠들지 못합니다. (= 못 떠들어요): Không được làm ồn ở thư viện - 매우 음식을 잘 먹지는 못합니다: Không thể nuốt nổi món ăn cay 4. Động từ +지 말다 Đây là dạng phủ định của câu cầu khiến, mệnh lệnh. Có nghĩa: đừng, thôi Thể khẳng định Thể phủ định Động từ + (으) 십시오 Động từ + 지 마십시오. Động từ + (으)ㅂ시다 Động từ + 지 맙시다. Cấu trúc: * Thể mệnh lệnh: - 들어가다: 들어가지 마십시오/어가지마(라) (Đừng đi vào) - 닫다 : 닫지 마십시오/닫지마(라) (Đừng đóng cửa) * Thể cầu khiến: - 들어가다: 들어가지 맙시다/들어가지 말자 (Chúng ta đừng vào/hãy đừng vào) - 닫다 : 닫지 맙시다/닫지 말자 (Chúng ta đừng đóng/hãy đừng đóng) Lưu ý: * Hình thức phủ định của thể mệnh lệnh và cầu khiến chỉ có thể kết hợp với động từ chỉ hành động mà thôi. - 좋아하지 마세요/싫어하지 맙시다/미워하지 말자 (đúng) - 좋지 마세요/싫지 맙시다/밉지 말자 (sai) * “말다” có thể dùng trong nhiều trường hợp. Có thể kết hợp trở thành các cấu trúc “–지
  49. 말았으면”, “–거나 말거나”, “말고”. - 시험에 떨어지지 말았으면 합니다: Ước gì thi đậu - 비싸거나 말거나 상관없다: Dù đắt hay không thì cũng không sao - 대학생이거나 말거나 관계없다: Dù còn là sinh viên hay không thì cũng không sao * Những câu thể hiện sự mong muốn hy vọng thì có thể dùng với “말다” không những trong câu mệnh lệnh mà còn có thể dùng trong câu trần thuật hay nghi vấn. - 애기가 지금 깨지 말았으면 하지요? Phải chi đứa bé đừng thức giờ này nhỉ! (아상하다 nhỉ, nhờ cao thủ dịch lại giúp vậy) - 오늘은 그 친구한테서 전화가 오지 말았으면 좋겠어요. Phải chi hôm nay người bạn đó đừng gọi điện đến. * Khi câu văn thể hiện sự hy vọng, mong muốn ta dùng “지 말아라” gắn vào tính từ. Và khi muốn nhấn mạnh mong muốn, ta gắn thêm yếu tố 만 vào. - 아프지만 말아라. Chỉ mong đừng ốm - 비만 오지 말아다오. Chỉ mong trời đừng mưa * Trong câu tường thuật thì “말다”, có thể phủ định danh từ đi trước nó bằng cách kết hợp “danh từ 1+말고 danh từ 2+động từ”. - 어린이 공원 말고 다른 데로 가자. Đừng đến công viên thiếu nhi mà đi chỗ khác đi - 구두 말고 모자를 사자. Đừng mua giầy, mua mũ đi Ví dụ: - 큰 소리로 아야기하지 맙시다: Hãy nói chuyện tiếng to lên - 약속을 자주 취소 하지 마세요: Đừng thường xuyên bỏ hẹn - 이곳에서 모자를 쓰지 마십시오: Đừng đội mũ ở đây - 너무 일찍 출발하지 말자: Đừng xuất phát sớm 5. Động từ + (으)ㄹ 수 없다 Danh từ +일 수 없다 Chỉ một sự cấm đoán hoặc không có khả năng. Chủ yếu dung để diễn đạt sự có thể hay không thể của một hành động. Có nghĩa: cấm, không được, không thể Cấu trúc: 기다리다: 기다릴 수 없습니다 (Không thể đợi được) 깎다: 깎을 수 없습니다 (Không thể cắt/giảm bớt được) Lưu ý: * Khi kết hợp với động từ chỉ hành động thì cũng có nghĩa giống như cấu trúc “못 + động từ” - 잘 수 없어요 못 자요 (Không thể ngủ được) - 참을 수 없어요 못 참아요 (Không thể chịu đựng được) * Khi kết hợp với danh từ theo cấu trúc “Danh từ + 일 수 있다/없다”. Khi đó câu văn lại
  50. không mang nghĩa chỉ khả năng hay sự cấm đoán mà mang nghĩa người nói dự đoán hoặc chờ đợi một điều gì đó. - (아마) 사실일 수 있다: (Có lẽ) đó là sự thật - (절대로) 사실일 수 없다: (Tuyệt đối) không thể là sự thật Ví dụ: - 잔디밭에 들어갈 수 없습니다: Không được (không thể) đi vào bãi cỏ - 내 책임일 수 없습니다: Đó không thể là trách nhiệm của tôi được - 피곤해서 밤에 일할 수 없습니다: Mệt quá đêm không làm việc được - 모기 때문에 창문을 열 수 없습니다: Vì có muỗi mà không mở cửa sổ được 6. Động từ + (으)ㄴ 적이 없다/있다 Diễn đạt cơ hội hay kinh nghiệm đã trải qua trong quá khứ. Có nghĩa: chưa từng, chưa bao giờ/ đã từng (làm gì) hay bản thân từ 적 có nghĩa là kinh nghiệm. Cấu trúc: 입원하다: 입원한 적이 없/있습니다 (Chưa từng/đã từng nhập viện) 믿다: 믿은 적이 없/있습니다 (Chưa bao giờ tin/đã từng tin) Lưu ý: * Có thể thay thế bằng cấu trúc “(으)ㄴ 일이 있다/없다”. Ở đây 일 cũng có nghĩa là sự việc, sự kiện đã trải qua. - 금강산에 간 적이 없다/있다 금강산에 간 일이 없다/있다 - 불고기를 먹은 적이 없다/있다 불고기를 먹은 일이 없다/있다 * Có thể kết hợp với cấu trúc “아(여/여) 보다” để diễn đạt sự thử nghiệm một việc gì đấy. - 한복을 입어 본 적이 있다/한복을 입어 본 일이 있다. Đã từng mặt thử quần áo truyền thống Hàn Quốc Ví dụ: - 장학금을 받은 적이 없습니다: Chưa từng/chưa bao giờ được nhận học bổng - 넥타이를 골라 본 적이 없습니다: Chưa từng thử chọn mua cà vạt bao giờ - 아기를 낳은 적이 없습니다: Chưa từng sinh con - 꽃꽂이를 해 본 적이 없습니다: Chưa từng thử cắm hoa 7. Động từ + (으)ㄹ줄 모르다/(으)ㄹ줄 알다 Không biết (cách, phương pháp)/Biết (cách, phương pháp) làm Diễn tả khả năng biết về phương pháp, cách thức thực hiện hành động. Có thể dịch là: biết/không biết làm Cấu trúc: 쓰다: 쓸 줄 몰라요 (Không biết cách viết) 쓸 줄 알아요 (Biết cách viết) 먹다: 먹을 줄 몰라요 (Không biết ăn như thế nào) 먹을 줄 알아요 (Biết cách ăn) Lưu ý:
  51. * Khi đi với cấu trúc “tính từ, động từ + (은)ㄴ 줄 알다/모르다”, thì lại diễn tả một sự thật ngoài dự đoán của người nói. Có thể dịch là: tôi cứ tưởng, tôi không biết là và khi đi với tính từ thì ý nghĩa của tính từ đó được nhấn mạnh hơn. - (아기는) 엄마가 피곤한 줄 몰라요/알아요. Đứa bé chắc biết/không biết là mẹ bị mệt đến thế. - 친구가 온 줄 몰랐어요/알았어요. Cứ ngỡ là bạn đến/không đến * Có thể dùng trong thì quá khứ, đi cùng với “이렇게”, “저렇계” “그렇게”,chuyển thành “이렇게 (으)ㄹ 줄 몰랐어요”. Và thời thế của câu được chia ở 알다/모르다. - 이렇게 떠날 줄 몰랐어요: Không biết là anh ấy lại đi thế này - 그렇게 재미있을 줄 몰랐어요: Không ngờ nó hay như thế Ví dụ: - 머리를 예쁘게 묶을 줄 몰라요: Không biết nên cắt tóc thế nào cho đẹp - 컴퓨터를 사용할 줄 몰라요: Không biết sử dụng máy tính - 이렇게 시험을 잘 볼 줄 몰랐어요: Không ngờ là mình thi tốt như vậy - 붕대를 감을 줄 몰랐어요: Không biết cách quấn băng 8. Động từ + (으)면 안 되다/Động từ +아(어,여)도 되요 Nếu làm thì không được/Làm cũng được Diễn đạt sự giới hạn, cho phép hoặc không cho phép được làm một việc nào đó. Với trường hợp không cho phép thường đi với các phó từ chỉ mức độ. 면 안되다 Dùng khi gốc động từ có đuôi kết thúc là nguyên âm (không có patchim “받침”) hoặc phụ âm ㄹ (으)면 안되다 Dùng khi gốc động từ có đuôi kết thúc là phụ âm (trừ phụ âm ㄹ) (이)면 안되다 Dùng khi kết hợp với danh từ Cấu trúc: 자다: (절대로) 자면 안 됩니다 (Không được ngủ) 먹다: (절대로) 먹으면 안되요 (Không được ăn) 커피: (절대로) 커피이면 안되요 (Cà phê là không được) 가루약: (절대로) 가루약이면 안 되요 (Thuốc bột là không được) Lưu ý: * Cấu trúc đối ngược của (cấm) “(으)면 안되다” không phải là “(으)면 되다” mà là “아(어/여)도 되다” (làm được). - 공부 시간에 자면 안 됩니다: Trong lúc học không được ngủ - 이제 자도 됩니다: Bây giờ thì ngủ được rồi * Hình thức phủ định của “(으)면 안되다” là “지않으면 안되다”(không làm thì không được), cấu trúc này là cấu trúc 2 lần phủ định (phủ định của phủ định là khẳng định), càng nhấn mạnh ý khẳng định, có nghĩa là không đuợc không Có thể đi thêm với các phó từ khác như “반드시/꼭”. Cũng có thể thay thế bằng cấu trúc “어(어/여)야 하다” (phải). - 가지 않으면 안 됩니다 (Không thể không đi)
  52. (반드시/꼭) 가야 합니다 (Nhất định phải đi) - 입지 않으면 안됩니다 (Không thể không mặc) (반드시/꼭) 입어야 합니다 (Nhất định phải mặc) Ví dụ: - 술을 마시고 운전을 하면 절대로 안 됩니다: Cấm không được uống rượu rồi lái xe - 길에 휴지를 버리면 안 됩니다: Cấm không được vứt giấy ra đường - 약속을 어기면 안 됩니다: Không được để lỡ hẹn - 장례식에 검은 색 옷을 입지 않으면 안 됩니다: Ở đám tang phải mặc áo đen
  53. J. Các hình thức tôn trọng –존대법 Trong giao tiếp, có người nói, có người nghe và có người được nhắc đến. Do đó nảy sinh những thứ bậc, cấp bậc trong lời nói của người Hàn: lời tôn trọng và không cần tôn trọng. Những thứ bậc này được quy định rõ ràng và có mối quan hệ qua lại được sử dụng linh hoạt tuỳ theo đối tượng và chủ thể của lời nói. 1. Tôn trọng chủ thể (주체 존대법) 시 Thêm vào sau gốc động từ hoặc tính từ. Dùng “시” khi gốc động từ hoặc tính từ có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm ㄹ (으)시 Dùng khi gốc động từ hoặc tính từ có đuôi kết thúc là phụ âm (trừ phụ âmㄹ) (이)시 Dùng khi kết hợp với danh từ Cấu trúc: 가다: 가십니다. 닦다: 닦으십니다. 어머니: 어머니이십니다. 사장님 사장님이십니다 Lưu ý: * Khi chúng ta dùng hình thức kính ngữ “시”, thì trợ từ chủ ngữ “이/가” được thay bằng trọ từ “께서” để tỏ ý tôn trọng người được nói đến. - 친구/ 옷/ 사다. 친구가 옷을 삽니다 (không cần dùng cách tôn trọng) - 어머니/ 옷/ 사다. 어머니께서 옷을 사십니다 (dùng cách nói tôn trọng) Ví dụ: - 아버지께서 친구 분을 만나십니다: Cha tôi gặp bạn - 너무 오래 기다리시지 마세요: Ông đừng chờ lâu quá - 아침에 할아버지께서 신문을 읽으셨어요?: Ông của bạn đã đọc báo sáng nay chưa? - 어머니께서는 항상 우리를 믿으세요: Mẹ luôn tin chúng tôi 2. Tôn trọng người nghe/Ngôi thứ 2 (상대 전대법) Tùy theo vị thế, tuổi tác của người nghe mà có thể dùng một trong những cấu trúc sau: Cấu trúc: * Dùng trong trường hợp trang trọng, với người bề trên, người ở những vị trí cao cấp - 의자에 앉으십시오: Xin mời ông ngồi - 등산을 좋아하십니까?: Ông có thích leo lúi không? * Dùng ở mức độ tôn trọng, cho bề trên, người lớn tuổi. - 의자에 앉으세요./든산을 좋아하세요? * Dùng ở mức độ tôn trọng bình thường, khi muốn nói với người dưới . - 의자에 앉게.
  54. - 등산을 좋아하니? * Dùng ở mức độ thân mật, hoà đồng: ở các mối quan hệ thân thiết hoặc giữa bạn bè với nhau. - 의자에 앉아./등산을 좋아해? * Không cần phải tỏ sự kính cẩn: dùng cho cấp dưới, người ít tuổi hơn, hoặc trẻ em. - 의자에 앉아라./등산을 좋아하니? Lưu ý: * Trong sinh hoạt hàng ngày thì thông thường hay dùng 2 cách đầu tiên. Nghĩa là với bạn bè hoặc trong trường hợp không cần mấy trang trọng thì dùng “아(어/여)요”, người rất thân mật hoặc cấp dưới thì dùng “아(어/여)”. * Ở những vị trí chính thức, chỗ đông người, trịnh trọng thì dùng thể “ㅂ/습니다/습니까”, những vị trí bình thường, không sang trọng khách khí thì dùng thể “아(어/여)요”. * Cũng có thể dùng từ hạ thấp mình như “저, 제가” hoặc các động tính từ mang tính trọng thị như “께, 드리다, 모시다, 여쭙다, 뵙다” để tôn trọng người nghe. - 내가 친구에게 꽃을 주겠어. Nhưng: 제가 선생님께 꽃을 드리겠어요. (thể tôn trọng) - 나는 딸을 데리고 공원에 갔어. Nhưng: 저는 부모님을 모시고 공원에 갔습니다. (thể tôn trọng) Ví dụ: - 듣고 따라 하십시오: Hãy đọc theo! - 부모님께 선물을 드리세요: Hãy tặng quà cho bố mẹ - 선생님을 모시고 왔어요: Tôi đã mời cha mẹ đến đây - 제가 하겠습니다: Tôi sẽ làm 3. Các cách tôn trọng khác Dùng từ ngữ mà bản thân từ ngữ đó đã mang ý tôn trọng mà không cần thêm 시/으시 vào gốc động từ. * Danh từ chỉ sự tôn trọng, với danh từ chỉ người thêm hậu tố 님 để chỉ đối tượng cần được tôn trọng. 이름 : 성함 부모 : 부모님 나이 : 연세 아들 : 아드님 밥 : 진지 딸 : 따님 Cấu trúc 집 : 댁 선생 : 선생님 말 : 말씀 교수 : 교수님 생일 : 생실 사장 : 사장님 사람 : 명, 분 목사 : 목사님 * Dùng trợ từ thể hiện sự tôn trọng –이/가 : –께서 –은/는 : –께서는 Cấu trúc –에게서/–한테서 : –께(로부터) –에게 : –께
  55. * Động từ chỉ sự tôn trọng 자다 : 주무시다 먹다 : 잡수시다/ 드시다 있다 : 계시다 / 있으시다 말하다 : 말씀하시다 죽다 : 돌아가시다 마시다 : 드시다 Cấu trúc 배고프다 : 시장하다 아프다 : 편찮으시다 주다 : 드리다 묻다 : 여쭙다 데리고 가다 : 모시고 가다 만나다 : 뵙다 Ví dụ: - 회의 시간에 사장님께서 말씀하십니다: Tại cuộc họp ông giám đốc phát biểu - 부모님께서는 저녁 진지를 잡수셨습니다: Bố mẹ đã ăn tối - 선생님께서 많이 편찮으십니까? Ngài có thoải mái không ạ? - 할아버지께서 공원에 계십니다: Ông nội đang ở công viên. - 제가 말씀 드리겠습니다: Tôi xin phép được nói - 선생님께 여쭈어 보세요: Hãy hỏi thày giáo xem - 과장님을 뵙고 인사를 드렸습니다: Tôi gặp và chào trưởng phòng - 제가 댁까지 모시고 갈까요?: Hay là để tôi đưa ông cùng về nhà?
  56. K. Động từ và tính từ bất quy tắc 불규칙 동사 형용사 1. Bất quy tắc ㅂ Với các gốc động từ hoặc tính từ có 받침(patchim) là phụ âm “ㅂ” như 춥다, 무겁다, 가볍다, 어렵다, 쉽다, 가깝다, 무섭다, 밉다, 맵다, 더렵다, 싱겁다 khi kết hợp với phụ âm thì không thay đổi nhưng khi kết hợp với nguyên âm thì ㅂ bị lược bỏ và thêm 우 vào. 어렵다: 어렵 + 습니다 = 어렵습니다 Không thay đổi khi kết hợp với phụ âm 어렵다: 어렵다 + 어요 = 어려워요 ㅂ biến thành 우 Cấu trúc: -ㅂ/ 습니다 -아(어,여)요 -았(었,였)어요 -(으)ㄹ 거예요 덥다(nóng) 덥습니다 더워요 더웠어요 더울 거예요 아름답다(đẹp) 아름답습니다 아름다워요 아름다웠어요 아름다울 거예요 Lưu ý: * Chỉ duy nhất hai động tính từ “돕다, 곱다” thì không chuyển thành “우” mà thành “오”. -ㅂ/습니다 -아(어,여)요 -았(었, 였)어요 -(으)ㄹ 거예요 돕다(giúp đỡ) 돕습니다 도와요 도왔어요 도올 거예요 곱다(dễ thương) 곱습니다 고와요 고왔어요 고올 거예요 * Những động tính từ như “입다(mặc), 잡다(bắt), 씹다(nhai), 좁다(chật hẹp), 넓다(rộng), 붙잡다(dính), 업다(cõng), 집다(cầm lên), 뽑다(chọn ra)” thì lại là những động tính từ thường không thay đổi “ㅂ”, không theo quy tắc trên. -ㅂ/습니다 -아(어,여)요 -았(었, 였)어요 -(으)ㄹ 거예요 입다(mặc) 입습니다 입어요 입었어요 입을 거예요. 좁다(chật hẹp) 좁습니다 좁아요 좁았어요 좁을 거예요 Ví dụ: - 이번 겨울은 추울까요?: Mùa đông này có lạnh không nhỉ? - 취칙을 하면 도와 주세요: Nếu tôi xin việc thì xin hãy giúp đỡ - 듣기가 말하기보다 어려워요: Nghe thì khó hơn nói - 청소하기 전에는 아주 더러웠어요: Trước khi dọn vệ sinh thì rất là bẩn 2. Bất quy tắc ㄹ Với các gốc động từ hoặc tính từ có 받침 là phụ âm “ㄹ” như 살다, 알다, 만들다, 달다, 줄다, 들다, 걸다, 갈다, 울다, 날다 khi kết hợp với phụ âm “ㄴ, ㅂ, ㅅ” thì “ㄹ” sẽ được lược bỏ. 살다: 살다 + ㅂ니다 = 삽니다.
  57. 살다: 살 + 아요 = 살라요 (khi kết hợp với nguyên âm thì ㄹ được giữ nguyên). Cấu trúc: -ㅂ/습니다 -아(어여)요 -았(었, 였)어요 -니까 알다(biết) 알습니다 알아요 알았어요 아디까 멀다(xa) 얼습니다 멀어요 멀었어요 머니까 Lưu ý: * Những động tính từ có 받침 là “ㄹ” khi kết hợp với “으면, 으니까, 으려고” thì không thêm “으”. Tuy nhiên những động tính từ có 받침 là “ㄷ”, sau khi chuyển thành “ㄹ” thì lại phải thêm “으”. - 알다: 알(다) + (으면/으니까/으려고) 알면, 아니까, 알려고 - 듣다: 듣(다) + (으면/으니까/으려고) 들으면, 들으니까, 들으려고 - 걷다: {걸으니까, 걸으면} - 묻다 {물으니까, 물으면} * Có một số động tính từ có 받침 là “ㄹ”, có thể dùng có hoặc không có “으” khi kết hợp với “으면, 으니까, 으려고”: Cái này mình đã hỏi người bạn Hàn, thì họ nói thường thì người Hàn không dùng trường hợp này, nhưng mình vẫn để cho bạn nào có tài liệu đầy đủ giải thích rùm. - 걸다: {거니까, 걸으니까} / 만들다 {말드니까, 만들으니까} - 열다: {여니까, 열으니까} / 들다 {드니까, 들으니까} Ví dụ: - 시장에는 싼 물건을 많이 팝니다: Ở chợ có bán nhiều hàng rẻ - 미국에서 사니까 영어를 잘해요: Vì sống ở Mỹ nên giỏi tiếng Anh - 봄에는 나비가 날고 새가 웁니다: Vào mùa xuân có bướm lượn và chim hót - 저는 옷을 만들 수 있습니다: Tôi có thể may áo 3. Bất quy tắc ㄷ Trong các động tính từ có 받침 là phụ âm “ㄷ”, thì các động từ “걷다(đi bộ), 싣다(chở), 묻다(hỏi), 듣다(nghe), 깨닫다(nhận ra) ” khi kết hợp với nguyên âm sẽ chuyển từ “ㄷ” thành “ㄹ”. 걷다: 걷+습니다 = 걷습니다 (ㄷ không chuyển thành ㄹ) 걷다: 걷+ 어요 = 걸어요 (chuyển ㄷ thành ㄹ) Cấu trúc: –ㅂ/습니다 –아(어여)요 –았(었,였)어요 –(으)ㄹ 거예요 묻다 묻습니다 묻어요 묻었어요 묻을 거예요 듣다 듣습니다 들어요 들었어요 들을 거예요 Lưu ý: * Những động từ như “믿다(tin), 받다(nhận), 닫다(đóng), 얻다(đạt được, nhận),
  58. 묻다(땅에)(chôn trong đất)” lại không chuyển ㄷ thành ㄹ, vẫn giữ nguyên gốc khi kết hợp với nguyên âm khác. –ㅂ/습니다 –아(어여)요 –았(었,였)어요 –(으)ㄹ 거예요 믿다 믿습니다 믿어요 믿었어요 믿을 거예요 받다 받습니다 받아요 받았어요 받을 거예요 Ví dụ: - 신문에 기사를 실었어요: Trên báo có bài báo - 친구에게 주소를 물을 거예요: Tôi sẽ hỏi bạn địa chỉ - 내 실수를 깨달았어요: Tôi đã nhận ra lỗi của mình - 매일 아침 30분씩 걷습니다: Hàng sáng tôi đi bộ 30 phút 4. Bất quy tắc ㅎ Những động tính từ có 받침 là phụ âm ㅎ, thì khi gặp các phụ âm ㄴ, ㄹ, ㅁ, ㅅ hoặc ㅇ thì bị lược bỏ, và khi kết hợp với “아/어” thì ㅎ cũng bị lược bỏ và trở thành 애. 빨갛다(đỏ): 빨갛 + 으면 = 빨가면 (ㅎ bị lược bỏ) 빨갛다(đỏ): 빨갛 + 아서 = 빨개서 (ㅎ bị lược bỏ chuyển thành 애) Cấu trúc: Động từ ㄴ+danh từ ㄹ ㅁ ㅅ ㅇ –아(어여)요? 어덯다 (thế nào) 어떤 어떨까요? 어떠면 어떠세요 어때요? 이렇다 (thế này) 이런 이럴까요? 이러면 이러세요 그렇다 (thế đó) 그런 그럴까요? 그러면 그러세요 저렇다 (thế kia) 저런 저럴까요? 저러면 저러세요 빨갛다 (đỏ) 빨간 빨갈까요? 빨가면 빨강 까맣다 (đen) 까만 까말까요? 까마면 까망 파랗다 (xanh) 파얀 파얄까요? 파라면 파랑 파개요 하얗다 (trắng) 하얀 하얄까요? 하야면 하양 노랗다 (vàng) 노란 노랄까요? 노라면 노랑 Lưu ý: * Những động từ sau không theo quy tắc trên: “좋다(tốt), 싫다(ghét), 많다(nhiều), 괜찮다(không sao, được), 놓다(đặt), 넣다(bỏ vào), 낳다(đẻ), 찧다(nện, thoi, giã), 쌓다(chất, chồng lên)” thì “ㅎ” không bị lược bỏ. Động từ –ㅂ/습니까? –아(어여)요? –(으)ㄹ까요? (으)ㄴ/는 danh từ 좋다 좋습니까? 좋아요? 좋을까요? 좋은 날씨 놓다 놓습니까? 놓아요? 놓을까요? 놓는 컵 Ví dụ: - 빨간 사과 맛이 어땠습니까? Vị của táo đỏ thể nào? - 파란 바지를 살까요? 까만 바지를 살까요?: Mua cái quần xanh hay là cái quần đen? - 새로 산 차가 하얄까요? 노랄까요?: Xe mới mua màu trắng hay màu vàng?
  59. 5. Bất quy tắc 으 Trong hầu hết các động tính từ mà gốc động tính từ đó có 받침 là nguyên âm “으” như 예쁘다(đẹp), 기쁘다(vui), 슬프다(buồn), 쓰다(viết, sử dụng, đắng), 바쁘다(bận), 크다(to, lớn), 고프다(đói), 잠그다(khoá, đóng), 담그다(nhúng, ngâm) khi kết hợp với nguyên âm thì “으” bị lược bỏ. 기쁘다: 기쁘 + ㅂ니다 = 기쁩니다 (khi kết hợp với phụ âm) 기쁘다: 기쁘 + 어요 = 기쁘어요 = 기뻐요 (khi kết hợp với nguyên âm) Cấu trúc: –ㅂ/습니다 –아(어여)요 –아(어,여)서 –았(었,였)어요 아프다 아픕니다 아파요 아파서 아팠어요 예쁘다 예쁩니다 예뻐요 예뻐서 예뻤어요 Lưu ý: * “-아요” được sử dụng với gốc động từ tính từ 받침 là (으) nếu âm trước âm có chứa (으) là 'ㅏ' hoặc 'ㅗ'. 바쁘(다) + -아요: 바ㅃ + ㅏ요 => 바빠요: bận rộn 오늘 아침에 바빴어요. Sáng nay tôi (đã) bận 바빠서 못 갔어요. Tại vì tôi bận nên tôi đã không thể đi * “-어요” được sử dụng với gốc động từ tính từ có 받침là “으” nếu âm trước âm có chứa “으” là những âm có các nguyên âm khác '아' và '오', như: 이, 예, 어 예쁘(다) + -어요: 예ㅃ ㅓ요 => 예뻐요 (đẹp) 슬프(다): 슬ㅍ ㅓ요 => 슬퍼다 (buồn) Ví dụ: - 배가 고파서 못 걷겠어요: Vì dụng đói mà tôi không đi bộ được - 그 사란은 키도 크고 목소리도 커요: Hắn ta vừa cao vừa to vừa to mồm. - 어제는 왜 기분이 나빴습니까?: Tại sao hôm nay anh cảm thấy không vui? - 편지를 썼어요? 안 썼어요?: Anh đã viết thư chưa hay chưa viết? 6. Bất quy tắc 르 Đối với những động từ có gốc động từ kết thúc là “르” như: 빠르다(nhanh), 고르다(chọn), 이르다(, 흐르다(chảy), 마르다(khát), 모르다(không biết, không hiểu), 부르다(gọi, hát), 자르다(cắt, chặt), 기르다(nuôi), 누르다(nhấn, ấn). Khi kết hợp với nguyên âm thì có cách chia như sau: * Nếu nguyên âm ở liền trước “르” là “아” hoặc “오”, thì chữ “르” sẽ biến thành “라” khi kết hợp với “아요”, đồng thời thêm phụ âm “ㄹ” vào làm 받침 của chữ liền trước. * Nếu nguyên âm ở liền trước “르” là những nguyên âm khác ngoài “아” hoặc “오”, thì chữ “르” sẽ biến thành “러” khi kết hợp với “어요”, đồng thời thêm phụ âm “ㄹ” vào làm 받침của chữ liền trước. 모르다: 모르 + ㅂ니다 = 모릅니다 (không đổi khi kết hợp với phụ âm) 모르다: 모르 + 아요 = 모르 + ㄹ + 아요 = 몰 + ㄹ + 아요 = 몰라요
  60. Cấu trúc: –ㅂ/습니다 –아(어여)요 –았(었,였)습니다 –아(어,여)서 빠르다 빠릅니다 빠라요 빨랐습니다 빨라서 흐르다 흐릅니다 흘러요 흘럿습니다 흘러서 Ví dụ: - 벌써 빨래가 다 말랐어요: Quần áo giặt đã khô rồi - 안 배워서 잘 몰라요: Không học nên không biết - 배불러서 더 못 먹겠습니다: No bụng quá không thể ăn thêm được nữa - 머리를 짧게 잘랐습니다: Tóc cắt ngắn rồi 7. Bất quy tắc ㅅ Đa số các động tính từ có 받침 là phụ âm ㅅ như: 짓다(xây), 붓다(đổ), 긋다(kéo dài), 잇다(nối), 낫다(khỏi bệnh). Khi kết hợp với nguyên âm thì bị lược bỏ. 짓다: 짓다 + 습니다 = 짓습니다 (Khi kết hợp với phụ âm) 짓다: 짓다 + 어요 = 지어요 (“ㅅ” bị lược bỏ – khi kết hợp với nguyên âm) Cấu trúc: –았(었,였)어요 -(으)면 –ㅂ/습니다 –아(어여)요 –(으)ㄹ까요? (đuôi tường thuật) (đuôi giả định) 낫다 낫습니다 나아요 나았어요 나을까요? 나으면 붓다 붓습니다 부어요 부었어요 부을까요? 부으면 Lưu ý: * Các động tính từ như 웃다(cười), 씻다(rửa), 빼앗다(đoạt), 벗다(cởi) lại không theo quy tắc trên, vẫn giữ nguyên phụ âm “ㅅ” khi kết hợp với nguyên âm. –ㅂ/습니다 –아(어여)요 –았(었,였)어요 –(으)ㄹ까요? 웃다 웃습니다 웃어요 웃었어요 웃을까요? 씻다 씻습니다 씻어요 씻었어요 씻을까요? Ví dụ: - 커피 잔에 물을 부었습니다: Rót nước vào cốc cà phê - 약을 먹고 다 나았어요: Uống thuốc xong là khỏi bệnh - 밑줄을 그으세요: Hãy ghạch dưới! - 두 선을 이을까요? Nối 2 sợi dây lại nhé?
  61. L. Bị động từ –피동사 Khác với ở câu chủ động chủ ngữ thực hiện hành động, trong câu bị động chủ ngữ nhận tác động của hành động. Câu bị động được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Trong tiếng Hàn, chủ ngữ và tân ngữ thường được hiểu ngầm nên để nêu bật ý nghĩa bị động của câu văn, người ta thường sử dụng bị động từ. Bị động trong tiếng Hàn không dựa vào quy tắc ngữ pháp mà nó được tạo thành như một động từ phái sinh. Tức là gốc của một nhóm động từ kết hợp tương ứng với các đuôi bị động “이, 리, 히, 기” hoặc “아/어/여 지다”, “-게 되다”. Một số động tính từ khác thì lại dùng “당하다, 받다”. Do cách tạo thành thể bị động của động từ không theo một quy tắc nào nhất định nên cần phải nhớ từ vựng. 1. Động tính từ +이, 리, 히, 기 이– 덮이다, 보이다, 쌓이다, 쓰이다, 썩이다, 깎이다, 바뀌다 히 닫히다, 묻히다, 먹히다, 밟히다, 씹히다, 읽히다, 잡히다 리– 들리다, 몰리다, 풀리다, 열리다, 팔리다, 밀리다, 걸리다 기– 끊기다, 담기다, 쫓기다, 안기다, 씻기다, 감기다, 찢기다 Ví dụ: Chủ động – 능동 Bị động – 피동 옷을 팔아요 옷을 팔려요 Bán áo Áo bị đem bán 소설을 읽어요 소설이 읽혀요 Đọc tiểu thuyết Tiểu thuyết được đọc 범인을 잡아요 범인이 잡혀요 Bắt phạm nhân Phạm nhân bị bắt 밥을 먹다 밥이 먹기다 Ăn cơm Đút cơm, cho ăn cơm 2. Động tính từ +아/어/여 지다 Trở thành/bị Đây là cấu trúc động từ bổ trợ, nếu kết hợp với động từ chỉ hành động thì trở thành thể bị động (mang nghĩa là bị), còn nếu kết hợp với tính từ hoặc động từ chỉ trạng thái thì sẽ mang nghĩa chỉ quá trình (mang nghĩa là trở nên, trở thành). 아지다 Dùng khi gốc động tính từ kết thúc bằng âm “ㅏ, ㅗ” 어지다 Dùng khi gốc động tính từ kết thúc bằng các nguyên âm khác
  62. 여지다 Dùng khi gốc động tính từ kết thúc bằng “하”. Cấu trúc: 짧다(ngắn): 짧아집니다 ngắn lại (chỉ sự biến hoá biến đổi) 지우다(chất, chồng): 지워집니다 bị chồng (thể bị động). 날씬하다(thon thả, thanh mảnh): 날씬해집니다 thon lại (chỉ sự biến hoá biến đổi) - 비싸다: 값이 비싸졌어요: Giá cả trở nên đắt - 춥다: 날씨가 추워집니다: Thời tiết trở nên lạnh Lưu ý: * Kết hợp với động từ chỉ động tác thì có nghĩa bị động Chủ động Bị động Từ vựng bị động 능동표현 피동표현 피동어휘 줄을 끊습니다 줄이 끊어집니다 줄이 끊깁니다 과일을 잘 씻습니다 과일이 잘 씻어집니다 광일 잘 씻깁니다 * Các từ vựng bị động như “이, 리, 히, 기” vẫn thường hay kết hợp cùng với “아/어/여 지다” để thể hiện hai lần bị động. - 사람들에게 책이 읽혀집니다: Sách được mọi người đọc (읽 + 히 + 어지다 읽혀지다) - 문이 닫혀져요: Cửa bị đóng lại (닫 + 히 + 어지다 닫혀지다) Ví dụ: - 잘 안 썰어집니다: Cái này (trở nên) khó cắt - 곧 유명해질 거예요: Anh ta sẽ nổi tiếng. - 직장이 멀어졌어요: Nơi làm việc trở nên xa hơn - 환경이 바뀌어집니까?: Môi trường sẽ thay đổi chứ? 3. Động từ, tính từ +게 되다 Trở thành, bị, trở nên, phải, được Là cấu trúc động từ bổ trợ. Khi kết hợp với động tính từ thì thể hiện sự bị động của động tính từ đi kèm, và thường đi với các trạng từ như 결국 (kết cục), 마침내 (cuối cùng), 드디어 (cuối cùng) hoặc với hình thức hoàn thành “었”. Cấu trúc: 뚱뚱하다: 뚱뚱하게 되다 (trở lên mập/ béo lên) 잊다: 잊게 되다 (quên mất, bị quên đi) 기쁘다: 기쁘게 되다 (vui mừng, (có, được) vui) Lưu ý: Cấu trúc “아/어/여지다” thể hiện quá trình biến hoá của trạng thái, hay đi với phó từ “점점(dần dần), 차차(từng tí từng tí), 차츰차츰(từng li tưng tí)”. Còn “게 되다” thể hiện kết quả biến hoá của quá trình trạng thái, thường đi với các phó từ “결국, 마침내, 드디어”. - 점점 날이 밝아집니다: Trời sáng dần (chỉ sự biến hoá của trạng thái)
  63. - 마침내 날이 밝게 되었습니다: Cuối cùng trời đã sáng (biến hoá của kết quả) Ví dụ: - 내일부터 매일 만나게 되었어요: Từ ngày mai chúng ta sẽ (được, phải) gặp nhau hàng ngày - 이야기를 듣고 남편을 이해하게 되었어요: Nghe truyện và (trở nên) thông cảm cho chồng - 드디어 휴가를 받아 한가하게 되었어요: Cuối cùng thì cũng được nghỉ hè và được thoải mái. - 가방이 더 무겁게 되었어요: Cái cặp trở nên/bị nặng hơn
  64. M. Ngoại động từ –사동사 Ngoại động từ là động từ diễn tả hành động gây ra trực tiếp lên người hoặc vật nên có thể gọi là động từ gây khiến trong một số tài liệu. Giống như bị động từ, ngoại động từ trong tiếng Hàn cũng được tạo thành bằng cách gắn đuôi gây khiến tương ứng “이/히/기/리/우/추/구” vào gốc động từ. Cũng có một số động tính từ thì dùng cấu trúc “-게하다”. Do cách tạo thành ngoại động từ không theo một quy tắc nhất định nào nên cũng cần phải nhớ từ vựng. 1. Động tính từ + “이/히/기/리/우/추/구” Cấu trúc: -이-: 먹이다, 보이다, 속이다, 죽이다, 줄이다, 끓이다 -히-: 넓히다, 입히다, 앉히다, 읽히다, 눕히다, 좁히다 -리-: 놀리다, 늘리다, 돌리다, 살리다, 알리다, 울리다 -기-: 남기다, 맡기다, 벗기다, 숨기다, 웃기다, 씻기다 -우-: 깨우다, 재우다, 채우다, 태우다, 세우다 -구-: 돋구나, 일구나 -추-: 낮추다, 늦추다, 맞추다 Ví dụ: Chủ động (능동) Ngoại động từ (사동사) 여권을 보다: Xem hộ chiếu 여권을 보이다: Cho xem hộ chiếu 약을 먹다: Uống thuốc 약을 먹이다: Bắt uống thuốc 동생이 웃다: Em cười 동생을 웃기다: Làm cho em cười 길이 넓다: Đường rộng 길을 넓히다: Mở rộng đường Lưu ý: * Với các động từ như “업히다(cõng được), 보이다(cho xem), 들리다(nghe được), 안기다(ôm được), 잡히다(bắt được), 읽히다(cho đọc) ” thì hình thức ngoại động từ và hình thức bị động là giống nhau. - 독자들에게 이 책이 많이 읽힙니다. (bị động) - (선생님이) 학생들에게 이 책을 많이 읽힙니다. (ngoại động từ) * Nếu những bị động từ được tạo thành từ sự kếp hợp động từ + “어 지다”, thì ngoại động từ của những động từ này lại có xu hướng được tạo bằng sự kết hợp động từ + “어 주다”. - 엄아에게 아이가 안겨 집니다 (안 + 기 + 어지다) (bị động) - (내가) 엄마에게 아이를 안겨 줍니다 (안 + 기 + 어주다) (ngoại động từ) 2. Động tính từ +게 하다 Có nghĩa: làm cho ai/khiến ai trở thành thế nào hoặc làm cho ai/khiến ai làm gì. Cấu trúc: gốc động từ +게 하다 슬프다: 슬프게 합니다 (làm cho ai đó buồn) 웃다: 웃게 합니다 (làm cho cười, chọc cho cười)
  65. 앉다: 앉게 합니다 (để ai ngồi, cho ai ngồi) Lưu ý: * Trong câu chủ động sử dụng ngoại động từ có “게 하다” thì các trợ từ như “이, 가” có thể chuyển thành “를/에게/한테”. - 나는 동생을 침대에 눕게 했다. [동생이 침대에 눕다]. - 나는 친구한테 편지를 쓰게 했다. {친구가 편지를 쓰다} * Cấu trúc “게 하다” cũng có thể kếp hợp với “이, 히, 리, 기” để nhấn mạnh sự tác động của sự gây khiến lên đối tượng bị tác động. - 나는 친구에게 동생을 앉히게 했습니다. (앉 + 히 + 게 하) - 남편은 아내에게 아들을 깨우게 했어요. (깨 + 우 + 게 하) * Cùng có ý nghĩa như vậy, còn có cấu trúc tạo ngoại động từ bởi “도록 하다” nhưng chỉ kết hợp với động từ chỉ động tác. - (선생님이) 학생에게 숙제를 하도록 (=하게) 했어요. - (엄마가) 딸에게 빨래를 하도록 (=하게) 했어요. - 머리를 예쁘게 했어요 (đúng) / 머리를 예쁘도록 했어요 (sai).