Nghiên cứu về Thị trường Cổ phiếu tại Việt Nam

doc 115 trang phuongnguyen 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu về Thị trường Cổ phiếu tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnghien_cuu_ve_thi_truong_co_phieu_tai_viet_nam.doc

Nội dung text: Nghiên cứu về Thị trường Cổ phiếu tại Việt Nam

  1. Nghiên cứu về Thị trường Cổ phiếu tại Việt Nam VinaCapital Chiến lược BÁO CÁO VỀ KHU VỰC NGÂN HÀNG 15/8/2006 Các Ngân hàng Việt Nam: Câu chuyện dài về tăng trưởng do giá cổ phiếu bị lạm phát. . Chúng tôi tin rằng, khu vực ngân hàng đang được định giá quá cao. Chúng tôi khuyến khích các nhà đầu tư kiên nhẫn chờ đợi đến khi khu vực này bộc lộ sự yếu kém của mình trước khi quyết định mua cổ phiếu. . Chúng tôi dự báo khu vực này có rủi ro tiếp tục chịu một đợt giảm giá khoảng 5-10% trong tháng 9. . Người ta kỳ vọng rằng, trung bình thị giá của một cổ phiếu gấp 29 lần thu nhập của nó (Hệ số Thị giá/ Thu nhập cổ phiếu) tương ứng mức lãi 90% trong khi mức trung bình của hệ số này của châu Á nhỏ hơn 15. . Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng với mức bình quân mỗi năm là 50% và tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE) đạt trên mức trung bình, mức lãi là quá cao. . Trong vòng 2 – 3 năm tới, tiền gửi có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hiện tại do khả năng xâm nhập thị trường còn hạn chế. . Lãi suất huy động tăng mạnh, các mức chênh lệch đang thu hẹp và trong sáu tháng cuối năm, rất khó để đạt được các mức biên lãi kỳ vọng. . Việc gia nhập WTO có thể tạo ra một đợt chấn chỉnh và củng cố mạnh mẽ và trên quy mô rộng lớn trong lĩnh vực ngân hàng do các yêu cầu về vốn tối thiểu tăng. . Pha loãng cũng là một trong những mối lo ngại khi các ngân hàng buộc phải tăng vốn mạnh để đáp ứng các yêu cầu về hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratios – CAR). . Vietcombank sẽ niêm yết vào đầu năm tới và sau đó là BIDV 1 VinaCapital
  2. . Chúng tôi đã xếp hạng cổ phiếu của cả Sacombank lẫn ACB ở mức “Cổ phiếu nên giữ”1. . Chúng tôi thực sự quan tâm câu chuyện về sự tăng trưởng dài hạn nhưng không phải với những mức giá hiện tại. Bảng 1: Số lượng các Ngân hàng tại Việt Nam Tóm tắt về Khu vực Ngân hàng Có nhiều ngân hàng tại Việt Nam. Hay nói một cách chính xác hơn là có quá nhiều. Hiện tại, có năm ngân hàng thương mại quốc doanh, 38 ngân hàng thương mại cổ phần, bốn ngân hàng liên doanh, 29 các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài, 45 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài, năm công ty tài chính và chín công ty cho thuê tài chính đang hoạt động tại Việt Nam. Kể từ năm 1992, Việt Nam đã chuyển sang một hệ thống đa cấp trong đó các ngân hàng nhà nước, cổ phần, liên doanh và các ngân hàng nước ngoài cung cấp các dịch vụ cho một cơ sở khách hàng rộng hơn. Tuy nhiên, bốn ngân hàng thương mại quôc doanh gồm có – Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incombank) và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam (VBARD) chiếm xấp xỉ 70% trong tổng số các hoạt động cho vay. 1 Tức là cổ phiếu có khả năng giữ giá cao; lợi nhuận của nhà đầu tư có thể vẫn được đảm bảo ngay cả khi có biến động thị trường. 2 VinaCapital
  3. Hiện nay, tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh chỉ vào khoảng 21 ngàn tỷ VND (tương đương 1,3 tỷ USD). Trung bình vốn điều lệ của mỗi ngân hàng thương mại quốc doanh chỉ vào khoảng 250 – 300 triệu USD. Điều này làm hạn chế sự phát triển. Tổng dư nợ đạt khoảng 55% GDP, thấp hơn nhều so với mức trung bình trong khu vực Đông Nam Á là 80%. Trong những năm gần đây, khối ngân hàng cổ phần (chiếm khoảng 16% tổng cho vay trong năm 2005) đã trải qua một thời kỳ chấn chỉnh và củng cố. Trong năm 1993, có 31 ngân hàng cổ phần có mức vốn trung bình chỉ vào khoảng 9 triệu USD với cổ đông chi phối/nguồn vốn chủ yếu là từ các doanh nghiệp nhà nước hoặc các tổ chức hoặc Hoa kiều và thường tồn tại chỉ để đáp ứng nhu cầu của những người sở hữu chúng. Số lượng các ngân hàng cổ phần tăng đến mức kỷ lục là 51 ngân hàng vào năm 1996, nhưng kể từ đó đến nay đã giảm xuống còn 35 ngân hàng. Trong số các ngân hàng cổ phần, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là ngân hàng lớn nhất về vốn điều lệ với 1,89 ngàn tỷ đồng (tương đương 118 triệu USD), tiếp theo là Ngân hàng Á Châu (ACB) với vốn điều lệ là 1,11 ngàn tỷ đồng (tương đương 69 triệu USD). Các ngân hàng cổ phần hàng đầu khác bao gồm Ngân hàng Đông Á (EAB), Ngân hàng Phương Nam (PNB), Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank), Ngân hàng Quân đội (MB) và Ngân hàng Quốc tế (VIB). Theo ngân hàng trung ương, phần lớn các ngân hàng cổ phân đều có mức vốn trung bình vào khoảng 200-300 tỷ vND (tương đương 12,5-19 triệu USD). Tình trạng thiếu vốn trong toàn hệ thống vẫn là một thách thức to lớn đối với ngành ngân hàng đặc biệt là khi vấn đề các khoản nợ xấu được xem xét. Danh mục sản phẩm đơn điệu và những yếu kém trong khâu quản lý rủi ro là những vấn đề đáng lo ngại khác. Trong năm 2005, các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh chiếm khoảng 14% hoạt động cho vay, đuợc phân chia giữa các chi nhánh ngân hàn nước ngoài và các ngân hàng liên doanh. Các ngân hàng lớn như HSBC, Citigroup, Deutsche Bank và ANZ đều đã thiết lập sự hiện diện của mình và một vài trong số đó đã mua cổ phần của các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, các hạn chế về nhận tiền gửi bằng VNĐ đã ngăn cản quá trình tạo ra một sân chơi bình đẳng và cũng khiến quá trình mở rộng thị phần của các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh diễn ra chậm chạp. Trong hiệp định thương mại với Hoa Kỳ được ký cách đây 5 năm, Việt Nam đã cam kết rằng muộn nhất là năm 2010, sẽ cho phép các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà không có bất kỳ hạn chế nào và sẽ mở cửa lĩnh vực ngân hàng. Theo các quy định gia nhập WTO, có lẽ Việt Nam còn phải mở cửa lĩnh vực ngân hàng sớm hơn nữa. Không phải tất cả những ngân hàng hiện tại có khả năng sống sót trong bối cảnh ấy. 3 VinaCapital
  4. Bảng 2: Định giá so sánh giữa các ngân hàng Châu Á Tổng thị EPS P/E Tổng số giá cổ EPS2 2006 P/E3 2006 P/B4 P/B ROE5 Ngân hàng Nước Giá * cổ phần phần 2005 (ước 2005 (ước 2005 2006 2006 (triệu) (triệu) tính) tính) China Trung 1 Merchants 0,9 12.279,93 11.343 0,05 0,06 19,39 16,75 3,1 2,6 15,93 Quốc Bank China Trung 2 Minsheing 0,5 10.165,87 5.020 0,03 0,04 14,91 11,49 2,59 2,14 17,48 Quốc Banking Bank of Hồng 3 2,0 10.572,78 21.571 0,17 0,14 12,40 14,51 2,11 2,02 16,99 China-HK Kông Bank Rakyat 4 Indonesia 0,5 12.192 5.872 0,04 0,04 13,44 12,08 N/A6 3,29 27,9 Indonesia Kookmin 5 Hàn Quốc 81,1 336 27.248 7,09 8,72 11,24 9,3 N/A 1,82 21,55 Bank DBS 6 Singapore 11,9 1.504 17.882 34,06 88,05 35,28 13,65 1,68 1,61 11,67 Holdings Bangkok 7 Thái Lan 2,8 1.909 5.308 0,29 0,26 9,87 10,8 N/A 1,32 15,76 Bank HSBC 8 Toàn cầu 18,1 11.334 204.987 1,35 1,52 13,43 11,96 2,22 2,06 16,8 Holdings 9 ACB Việt Nam 868,8 1.1 956 16,71 23,69 51,99 36,67 10,84 7,87 28,02 10 Sacombank Việt Nam 3,8 190 730 0,08 0,10 49,84 38,18 6,21 4,12 16,47 Nguồn: Reuters, VinaCapital, JP Morgan * Giá cổ phiếu và tỷ giá tính đến ngày 7/8/2006 Tại sao vẫn chưa mua các ngân hàng Việt Nam Việc kinh doanh cổ phiếu của các ngân hàng Việt Nam vẫn đem lại mức lãi lớn kinh khủng so với việc kinh doanh cổ phiếu của các ngân hàng châu Á cùng hạng sau đợt tăng giá hàng loạt trong 12 tháng vừa qua. Mặc dù gần đây cổ phiếu của các ngân hàng đều giảm giá trung bình khoảng 25% nhưng vẫn chưa đủ để giúp các ngân hàng xác định chính xác vị thế của mình. Chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu một vài chỉ số quan trọng để định giá cổ phiếu. Đầu tiên là hệ số thị giá trên thu nhập cổ phiếu. 2 Earnings Per Share – Thu nhập của mỗi cổ phiếu 3 Price to Earnings – Hệ số Thị giá/ Thu nhập (của mỗi cổ phiếu) 4 Price to Book Value – Hệ số Thị giá/ Giá trị ghi trên sổ sách 5 Return on Equity – Tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu 6 Not available – Không có thông tin 4 VinaCapital
  5. Cổ phiếu của các ngân hàng được cổ phần hóa được mua bán với kỳ vọng rằng, thị giá sẽ gấp 29 lần thu nhập của một cổ phiếu. Hiện nay các nhà kinh doanh cổ phiếu đều kỳ vọng rằng, thị giá sẽ gấp 7,8 lần giá trị trên sổ sách. Theo một nghiên cứu gần đây của The Economist, các công ty dịch vụ tài chính được niêm yết công khai trên toàn thế giới được định giá năm ngoái ở mức trung bình là có thị giá gấp 14 lần thu nhập cổ phiếu trong khi một số công ty phi tài chính có thị giá gấp 18 lần thu nhập cổ phiếu. Lãi của các cổ phiếu của các ngân hàng châu Á bị đánh giá thấp nhất, tức là thấp hơn 15 lần thu nhập của năm hiện tại. Tính theo chỉ số thị giá trên giá trị trên sổ sách (Price to Book Value – P/B), trung bình thị giá gấp 2 lần giá trị trên sổ sách trong khi hầu hết cổ phiếu của các ngân hàng Việt Nam đều được mua bán với kỳ vọng thị giá gấp 6 lần giá trị trên sổ sách. Nhìn vào điều này, dường như các ngân hàng vẫn định giá quá cao một cách tuyệt vọng. Các ngân hàng Việt Nam tuyên bố rằng, sở dĩ cổ phiếu của họ được mua bán ở các mức giá cao bất thường như vậy là do cả tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tốc độ tăng trưởng của họ đều ở mức cao. ROE trung bình của các ngân hàng cổ phần hóa là vào khoảng 21% so với mức trung bình của các ngân hàng châu Á là khoảng 16%. Các dự đoán về lợi nhuận sáu tháng đầu năm cho thấy lợi nhuận trước thuế đạt mức tăng trưởng hơn 50%. Chúng tôi dự đoán rằng trong 2-3 năm tiếp theo, các ngân hàng vẫn đạt mức tăng trưởng như vậy. Mặc dù các bằng chứng về tăng trưởng và hệ số ROE nhằm chứng minh tại sao cổ phiếu của các ngân hàng Việt Nam được định giá cao hơn cổ phiếu của các ngân hàng châu Á cùng hạng, mức lãi 70% vẫn được coi là quá cao. Trên thực tế, hệ số ROE còn nói lên một điều khác không kém phần quan trọng là các ngân hàng có quy mô vốn hẹp; điều này sẽ khiến các ngân hàng Việt Nam trở nên rất dễ bị tác động trong các khoảng thời gian xảy ra khủng hoảng. Chúng tôi tin rằng, cổ phiếu của tất cả các ngân hàng cổ phần hóa của Việt Nam đều được mua bán với kỳ vọng về mức lãi quá cao so với cả mức trung bình trên thị trường của các công ty Việt Nam được niêm yết và các ngân hàng châu Á cùng hạng. Không thể phủ nhận rằng, các ngân hàng Việt Nam đều đạt được mức tăng trưởng rất cao trong khoảng thời gian vừa qua và có thể cả trong những năm tới; điều này cũng đã được phản ánh trong các mức giá hiện tại. Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao cổ phiếu của các ngân hàng đó lại có thể có mức lãi cao đến như vậy? Mức lãi cũng phần nào nói lên tình trạng thiếu về cung trên thị trường nói chung và cụ thể là cổ phiếu của các ngân hàng. Nó cũng một phần do thực tế là vào thời điểm này, phần lớn những người kinh doanh cổ phiếu không chú ý đến “hạ tầng” của thị trường. Nói cách khác, chính là thị trường cổ phiếu Việt Nam với những đặc thù của một thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn phôi thai đã khiến cho các cổ phiếu của toàn bộ khu vực thị trường bị định giá một cách không chính xác. Tuy nhiên, vấn đề cổ phiếu bị định giá sai không chỉ dừng lại ở đó. Vấn đề thứ hai là việc định giá cố phiếu của các ngân hàng chất lượng như ACB và Sacombank và các đối thủ cạnh tranh của hai ngân hàng này với chất lượng kém hơn không có nhiều mối liên hệ lắm với tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận hoặc ROE. VD: hiện nay cổ phiếu của ACB có mức giá cao nhất tuy nhiên, cả mức ROE 24% lẫn dự báo 5 VinaCapital
  6. về tăng trưởng lợi nhuận ở mức khiêm tốn là 44% cũng không thể giải thích cho việc thị giá của cổ phiếu của ngân hàng nào cao gấp hơn 7 lần so với giá trị trên sổ sách. Gần đây, Sacombank cũng đã đưa ra dự kiến của mình về lợi nhuận trước thuế của cả năm 2006 là 600 tỷ đồng, khiến cho thị giá của cổ phiếu của ngân hàng này từ chỗ gấp 60 lần so với thu nhập cổ phiếu nay đã giảm xuống, chỉ gấp 32 lần. Ngược lại, với dự kiến lợi nhuận sẽ đạt mức tăng trưởng rất mạnh là 100% và ROE đạt 25% khiến cho thị giá của cổ phiếu của Techcombank ban đầu được dự đoán một cách khá hợp lý là gấp 15 lần thu nhập cổ phiếu; tuy nhiên, lợi nhuận của ngân hàng này trong sáu tháng đầu năm đã khiến nhiều người thất vọng. Một lý do khiến cho cổ phiếu bị định giá thấp là do những tin đồn về những bất đồng giữa các cổ đông lớn. Nhân tố tiêu cực thứ ba là “pha loãng”. Năm nay tất cả các ngân hàng cổ phần đều cố gắng tăng vốn mạnh nhằm tăng các hệ số an toàn vốn. Khu vực nhà nước cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự. Năm ngân hàng nhà nước sẽ phải tăng vốn thêm khoảng 30-50 ngàn tỷ (tương đương 1,8-3 tỷ USD) bằng hình thức phát hành cổ phiếu để tăng hệ số an toàn vốn lên trên 8% vào năm 2010. Chính phủ chỉ có thể “bơm” thêm khoảng ¼ của khoản 30-50 ngàn tỷ này. Các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cũng phải tăng khoảng 10-15 ngàn tỷ VND (tương đương 0,6 – 1 tỷ USD). Ngay cả với tốc độ tăng trưởng hiện nay là 50% mỗi năm, giá cổ phiếu sẽ rất khó có thể tăng trong vòng hai năm tới do nỗi lo ngại về tình trạng “pha loãng” khi các ngân hàng phát hành thêm cổ phiếu hoặc các thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng vốn. Bảng 3: Tình hình biến động Giá cổ phiếu Thị trường vẫn chưa học được cách định giá cổ phiếu một cách hợp lý theo các chỉ số chính như tốc độ tăng trưởng, ROE, chất lượng của danh mục cho vay, độ rủi ro, chất lượng cũng như mức độ nhất trí của ban điều hành và khả năng sinh lợi. Chúng tôi tin rằng chính điều đó đã khiến cổ phiếu bị định giá sai, một phần khác là do khối ngân hàng 6 VinaCapital
  7. của Việt Nam từ trước đến nay vẫn có một nhược điểm mang tính “truyền thống” là thiếu tính minh bạch. Vậy còn lợi nhuận biên thì sao? Phần lớn thu nhập của các ngân hàng Việt Nam là từ chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Lãi suất huy động đã tăng một cách nhanh chóng trong sáu tháng cuối năm một phần do lãi suất của đồng đô-la tăng và một phần do cuộc chạy đua quyết liệt về tiền gửi vì các ngân hàng đều cố gắng tích lũy tiền. “Mái nhà ấm cúng” của các ngân hàng nhà nước – nơi ấn định các mức lãi suất cho thị trường – có vẻ “sập xệ” lắm rồi. Trong khi đó, mức chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay đang dần thu hẹp do lãi suất cho vay không thể cao hơn được nữa. Nói một cách chính xác là rõ ràng, hoạt động cho vay đang ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Tình hình sáu tháng cuối năm sẽ như thế nào? Chúng ta không thể bỏ qua được thực tế là lãi suất sẽ tiếp tục tăng cao trong sáu tháng cuối năm nay. Khối ngân hàng Việt Nam đang phải chịu áp lực nặng nề của tình trạng đô-la hóa trong hệ thống ngân hàng. Việc áp dụng lãi suất huy động USD cao hơn sẽ nhanh chóng “hút” tiền từ thị trường tiền gửi VND. Ngoài ra, việc tăng lãi suất cho vay đang lagging lãi suất huy động. Chúng tôi tin rằng, chênh lệch lãi suất đang bắt đầu thu hẹp; điều này sẽ có tác động trực tiếp và tiêu cực đối với các biên lãi. Đương nhiên là với tốc độ tăng trưởng cao như vậy, lợi nhuận sẽ tiếp tục tăng nhưng các biên có thể sẽ bị thu hẹp và chất lượng của lợi nhuận sẽ suy giảm. Quan điểm của chúng tôi Chúng tôi nghi ngờ rằng, tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng sẽ giảm dần vào khoảng từ tháng 4 trở đi sang năm và giá của cổ phiếu sẽ được điều chỉnh dần. Việc Sacombank niêm yết có nguy cơ dẫn đến khoảng 200 triệu nguồn vốn bổ sung của ngân hàng này dưới hình thức cổ phiếu sẽ “trôi nổi” trên các thị trường; điều đó sẽ gây ra một số hiện tượng chuyển hướng và bán bớt khi các nhà đầu tư nhường chỗ. Việc Sacombank hoãn phát hành một phần lượng cổ phiếu đợt này của mình đến cuối năm dựa trên một số lý do nhất định. Khu vực này có rủi ro tiếp tục chịu một đợt giảm giá khoảng 5 – 10% vào khoảng tháng 9. Tuy nhiên, từ cuối quý 3 trở đi, Vietcombank sẽ thúc đẩy quá trình cổ phần hóa của mình vào cuối năm; điều này hẳn sẽ không làm chúng ta ngạc nhiên lắm vì rõ ràng, động thái này nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh APEC và gia nhập WTO. Chúng ta sẽ chứng kiến điều đó như là cơ hội cuối cùng dành cho những người cố tình trì hoãn quá trình cổ phần hóa có thể thành công và “sống sót” trong khu vực này. Một sự thay đổi toàn diện đang chờ chúng ta trong năm tới. Trong năm 2007, chúng ta kỳ vọng sẽ có một sự tăng đột biến từ nguồn cung với việc Vietcombank, MHB và có thể cả BIDV tiến hành cổ phần hóa. Chỉ riêng ba ngân hàng này thôi có thể bổ sung khoảng 3 – 4 tỷ USD tổng lượng vốn hóa trên thị trường cho thị trường giao dịch phi tập trung sau đợt phát hành lần đầu ra công chúng. Hiện nay, tổng lượng vốn hóa trên tị trường của cổ phần của khối ngân hàng được cổ phần hóa đã làm tăng khoảng 2,5 – 3 tỷ USD. Bức tường cung này hầu như chắc chắn sẽ dẫn đến khu vực này bị hạ mức xếp hạng và cổ phiếu chắc chắn sẽ được định giá ở mức hợp lý hơn. Thậm chí cả với mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ mà người ta kỳ vọng sẽ tiếp tục như vậy trong khoảng thời gian tới, việc khu vực này bị hạ mức xếp hạng chắc chắn sẽ làm cho giá cổ phiếu của khu vực này giảm đi. 7 VinaCapital
  8. Chúng tôi đề xuất rằng, các nhà đầu tư nên giảm quy mô đầu tư của mình trong khu vực này do các biến động về giá. Có thể vẫn còn một cơ hội đầu tư trong khu vực này vào khoảng cuối năm nay nhưnng về cơ bản, chúng tôi tin rằng nếu tính theo chỉ số thị giá so với thu nhập cổ phần thì rõ ràng khu vực này đang bị đánh giá quá cao. Ngay cả với mức lãi suất đang tăng như vậy, chúng tôi cảm thấy rằng cơ hội để có thể tăng trưởng lợi nhuận tới mức có thể gây bất ngờ với các nhà đầu tư sẽ không nhiều như năm ngoái. Chúng tôi tin rằng, giá cổ phiếu của khu vực này đã tăng đến mức kịch trần xét theo trung hạn và mặc dù có thể có cơ hội kinh doanh trong vài tháng tới, nhưng xét về cơ bản, việc mua cổ phiếu của các ngân hàng vẫn chưa thực sự hợp lý. Các đặc điểm của ngành ngân hàng Việt Nam Theo chúng tôi, thị trường ngân hàng Việt Nam có TÁM đặc điểm chính sau đây: 1) Khả năng xâm nhập thị trường rất hạn chế 2) Tốc độ tăng trưởng của cả cho vay và huy động đều vượt tăng trưởng GDP một cách đáng kể. 3) Thị trường ngân hàng có độ tập trung cao nhưng tính chia cắt cũng rất sâu sắc 4) Quá nhiều quy định nhằm hạn chế sự phát triển của các ngân hàng nước ngoài 5) Chất lượng cho vay còn thiếu tính minh bạch 6) Thiếu vốn một cách trầm trọng 7) Cơ sở doanh thu hẹp và danh mục sản phẩm đơn điệu 8) Không có thông tin về số lượng nợ xấu Mặc dù một vài đặc điểm này đã ở mức báo động nhưng chúng cũng đồng thời là những nét đặc thù của nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, có một điều rất đáng mừng là, tiềm năng tăng trưởng của những nền kinh tế đang phát triển không chỉ bắt nguồn từ tốc độ tăng trưởng GDP nhanh chóng mà còn từ chính những hạn chế hiện tại về khả năng xâm nhập thị trường. (1) Khả năng xâm nhập thị trường rất hạn chế Ở Việt Nam chỉ có khoảng sáu triệu tài khoản ngân hàng, trong đó năm triệu là tài khoản cá nhân tương ứng với mức xâm nhập thị trường là 6%. Trên thực tế, quy mô thị trường tiềm năng và thực sự có khả năng khai thác là khoảng 20 triệu hoặc gấp ba lần mức xâm nhập thị trường hiện tại. Đó là quy mô của khối dân cư AB theo các tiêu chí kinh tế - xã hội học của Việt Nam. Thậm chí như vậy, nếu chúng ta so sánh điều này với tỷ lệ dân cư sử dụng Internet và điện thoại di động là 14% và 12% tương ứng, con số này là khá thấp. Lý do rất đơn giản: hệ thống phân phối và cơ sở hạ tầng của các dịch vụ ngân hàng còn rất nghèo nàn so với ngành viễn thông hiện đã bao phủ toàn quốc. Ngược lại, các ngân hàng gần như không có bất kỳ thông tin gì về các thành phố “hạng hai” hoặc các khu vực nông thôn. Với tỷ lệ dân cư sống ở khu vực đô thị thấp như vậy (khoảng 29%), nếu hình dung một cách đơn giản, có thể nói các ngân hàng không hề tiếp cận khoảng 70% dân cư còn lại. 8 VinaCapital
  9. Đương nhiên còn có những lý do khác nữa. Cho đến gần đây, chính phủ vẫn khuyến khích nền kinh tế tiền mặt với việc trả lương cho cán bộ bằng tiền mặt; đây là một sự không tin tưởng mang tính “truyền thống” của các ngân hàng; bản thân các ngân hàng cũng không thành công lắm trong việc cung cấp dịch vụ cho mảng thị trường bán lẻ; cac doanh nghiệp nhỏ cũng không được phục vụ tốt hơn vì các ngân hàng chỉ “mặn mà” trong việc cấp các khoản tín dụng lớn cho họ trong trường hợp họ có tài sản thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay đó. Hiển nhiên là ngành ngân hàng đang tăng trưởng một cách nhanh chóng; cả quy mô tiền gửi lẫn dư nợ đều đang mở rộng ở mức cao, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm cũng được duy trì ở mức 10% trở lên. Và một vài ngân hàng như Vietcombank, ACB, Sacombank và Techcombank đang rất nỗ lực để chinh phục mảng thị trường bán lẻ. Bảng 4: Tăng trưởng Huy động và Dư nợ Bảng 5: Tăng trưởng Huy động, Dư nợ và GDP (2) Tốc độ tăng trưởng của cả cho vay và huy động đều vượt tăng trưởng GDP một cách đáng kể. Ở Việt Nam, trong một vài năm trở lại đây, tín dụng đang tăng trưởng với một tốc độ gây “choáng váng”. Điều đấy chẳng có gì đáng ngạc nhiên đặt trong bối cảnh GDP cũng đạt mức tăng trưởng chóng mặt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng như vậy được duy trì trong một vài năm đã khiến các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Funds - IMF) và Ngân hàng thế giới (World Bank - WB) phải quan ngại. Họ thích tăng trưởng tín dụng diễn ra trong điều kiện nhiệt độ bình thường chứ không phải 9 VinaCapital
  10. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng trong các “đường ống bỏng rãy” như vậy. Tuy nhiên, các “đường ống bỏng rãy” lại là cái mà họ hiện có. Thực tế cho thấy các ngân hàng quốc doanh đã đạt mức tăng trưởng tín dụng trung bình hàng năm là 24% trong vòng 5 năm qua. Đặt trong bối cảnh là một vài ngân hàng không có khả năng phân biệt giữa một rủi ro tín dụng tốt và một rủi ro tín dụng xấu (giả sử là họ được quyền lựa chọn), tốc độ tăng trưởng tín dụng cao như vậy chưa hẳn đã thực sự tốt. Đó cũng chính là lý do mà cộng đồng quốc tế đã bày tỏ nỗi hồ nghi rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng xuất sắc như vậy sẽ đồng thời đi kèm với việc tỷ lệ các khoản nợ xấu giảm đi. “Chắc chắn là không có chuyện đó rồi” – là những gì mà các tổ chức quốc tế nói về vấn đề này. Theo một số nhà kinh tế học, với tỷ lệ tăng trưởng GDP 7%, tốc độ tăng trưởng tín dụng vào khoảng 14-20% sẽ là hợp lý hơn – đó mới là mức tăng trưởng “hai chữ số” mà không tạo ra tình trạng cho vay theo kiểu “bong bóng”. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn mức đó kéo dài trong bất kỳ giai đoạn nào cũng sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế. Không thể phủ nhận trằng, năm ngoái, các tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đã giảm xuống còn khoảng 15% vì ngân hàng trung ương đã có gắng để có một sự kiểm soát nhất định đối với các bộ phận tín dụng. Trên thực tế, tính đến nay, hoạt động cho vay đã đạt mức tăng trưởng khoảng 16% trên toàn quốc và chỉ khoảng 9% ở thành phố Hồ Cí Minh. Cuối cùng thì việc áp dụng lãi suất cao dường như cũng đã có tác dụng. Trong tương lai, chúng tôi hồ nghi rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng có thể bắt đầu ở mức cao như vậy khi mà Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Một ngân hàng đã đưa ra dự đoán rằng, hoạt động tín dụng có thể đạt mức tăng trưởng hàng năm khoảng 65% trong vòng 5 năm tới để đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn vốn. Các ngân hàng tốt hơn có thể đối mặt với rủi ro này; tuy nhiên, các ngân hàng khác sẽ rất khó để cưỡng lại cái triển vọng đầy cám dỗ này bất chấp rằng họ có thể phải chấp nhận rủi ro ở mức rất cao. (3) Thị trường ngân hàng có độ tập trung cao nhưng tính chia cắt cũng rất sâu sắc Bốn ngân hàng quốc doanh đã chiếm khoảng 70% hoạt động cho vay trên thị trường trong khi khoảng 40 ngân hàng cổ phần và tất cả các ngân hàng nước ngoài tranh giành với nhau một cách quyết liệt trên 30% còn lại của thị trường. So sánh với Hoa Kỳ - nơi mười ngân hàng thương mại lớn nhất chỉ kiểm soát 49% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng so với 29% cách đây một thập kỷ. Bảng 6: Thị phần tiền gửi theo các loại ngân hàng 2000 2001 2002 2003 2004 Ngân hàng thương mại quốc doanh 77,0% 80,1% 79,3% 78,1% 75,2% Ngân hàng cổ phần 11,3% 9,2% 10,1% 11,2% 13,2% Ngân hàng nước ngoài 9,2% 8,8% 8,1% 7,8% 8,2% Ngân hàng liên doanh 1,1% 1,2% 1,3% 1,5% 1,5% Nguồn: BIDV 10 VinaCapital
  11. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Bảng 7: Thị phần cho vay của các loại hình ngân hàng khác nhau Do đó, ở tầng cao nhất, thị trường gần như chịu sự kiểm soát nhất định của một số “đại gia”; trong khi đó, ở tầng kế tiếp, các ngân hàng tư nhân giằng xé với nhau một cách quyết liệt trên những gì mà các “đại gia” kia bỏ sót. Vì bản thân thị trường đang tăng trường qua nhanh chóng nên điều này dường như cũng không quá tồi tệ. Các ngân hàng quốc doanh cũng đang chậm rãi chiếm đoạt thị phần. Mặc dù vậy nhưng nhìn chung đó vẫn là một cuộc chiến rất không cân sức. Vậy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã làm gì trước bản chất manh mún và “chia năm xẻ bảy” của các ngân hàng tư nhân. NHNN sẽ áp dụng các quy định mới nhằm khởi động một giai đoạn chấn chỉnh và củng cố trong tương lai gần. Một cách để làm như vậy là đặt ra các rào cản rất khó vượt qua đối với bất kỳ ngân hàng mới thành lập nào trước khi nó có thể có giấy phép. Tất cả các ngân hàng đều cần phải có vốn điều lệ vào khoảng 1 ngàn tỷ đồng (tương đương 62,8 triệu USD) – mức này hiện chỉ có một vài ngân hàng cổ phần lớn nhất như ACB và Sacombank đã vượt. Tất cả các ngân hàng hiện tại khác đều còn lâu mới có thể đáp ứng và sẽ phải tranh giành để huy động vốn hoặc chấp nhận sáp nhập để có thể đáp ứng các quy định mới. Và đó mới chỉ là hiệp thứ nhất. Kể từ năm tới, NHNN đã ban hành một bản dự thảo nhằm tăng mức vốn tối thiểu lên khảng 300 triệu USD. Đến lúc đó, các ngân hàng mới đứng trước triển vọng chấn chỉnh và củng cố một cách đáng báo động. 50% các ngân hàng cổ phần phải đối mặt với việc sáp nhật hoặc bị mua lại. Các ngân hàng cổ phần sẽ phải chứng minh kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực quản trị ngân hàng. Các ngân hàng sẽ phải cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn của Basel 2 kể từ năm 2008 hoặc năm 2010. Một trong những vấn đề mấu chốt là quy định về các cổ đông chính chẳng hạn quy định cấm cho vay cổ đông hoặc các công ty thành viên. Điều này nhằm hạn chế các tập đoàn sử dụng các ngân hàng của riêng mình như là “những con heo ống” của riêng mình. Hiện nay, một doanh nghiệp hoặc gia đình có thể sở hữu đến 40% cổ phần của một ngân hàng thương mại. Một lý do cho mối lo ngại trên là ca tập đoàn lớn như Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đang “ngấu nghiến” từng mảnh thức ăn để thành lập các ngân hàng. EVN hiện đã chiếm 40% cổ phần của Ngân hàng TMCP An Bình. NHNN không dễ gì chào đón các thành viên mới gia nhập một thị trường vốn đã quá đông đúc trừ phi các thành viên mới đó đáp ứng các yêu cầu về quy mô, kinh nghiệm và nguồn vốn để hỗ trợ quá trình chấn chỉnh và củng cố. Và họ cũng lo ngại về những mâu thuẫn lợi ích từ việc các tập đoàn lớn sở hữu các ngân hàng của riêng mình. 11 VinaCapital
  12. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng (4) Quá nhiều quy định nhằm hạn chế sự phát triển của các ngân hàng nước ngoài Bảng 8: Hệ số an toàn vốn trung bình của 4 ngân hàng TMQD trong năm 2004 Bảng 9: Vốn điều lệ của Các ngân hàng trong năm 2006 Hiện tại Dự kiến Tăng (cuối 6 tháng đầu năm) cuối 2006 Ngân hàng Á Châu 1.100,05 1.100,05 0% Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín 1.899,47 2.420,00 27% Ngân hàng TMCP Xuất Nhập 815,32 1.200,00 47% khẩu Ngân hàng Phương Nam 580,42 1.200,00 107% Ngân hàng Đông Á 600,00 880,00 47% Ngân hàng Sài Gòn 600,00 620,00 3% Ngân hàng Phương Đông 363,50 630,00 73% Ngân hàng Phát triển Nhà 300,00 500,00 67% An Bình 500,00 990,00 98% Gia Định 80,00 300,00 275% Nguồn: NHNN; Đơn vị tính: Tỷ đồng Chính phủ vẫn cố gắng kiểm soát khu vực ngân hàng theo hai cách. Cách trực tiếp là thông qua các quy định và hạn chế khác nhau điều chỉnh cách thức các ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh và rất thận trọng trong việc quyết định các lĩnh vực kinh doanh mà các ngân hàng được phép thực hiện; cách gián tiếp là thông qua sự can thiệp của các cấp cơ quan và bộ cả địa phương lẫn trung ương, những tổ chức có quyền bình luận về việc các nguồn tín dụng được phân bổ một cách hạn chế như thế nào. 12 VinaCapital
  13. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Hệ thống ngân hàng quốc doanh đang cố gắng để chuyển từ việc cho vay chính sách sang một cơ chế hoạt động mang tính thương mại. Tuy nhiên, quá trình chuyển tiếp này diễn ra chậm chạp và đau đớn. Với việc vẫn chịu sự kiểm soát của nhà nước ở cả cấp địa phương lẫn trung ương, thật không mấy ngạc nhiên khi biết rằng các ngân hàng quốc doanh thường phàn nàn về việc can thiệp vào các quyết định cho vay và hoạt động quản lý nói chung của họ. Dường như ngành ngân hàng đóng một vai trò quá quan trọng nên không thể phó mặc vào tay các nhà hoạt động ngân hàng được. Cả văn hóa cho vay mang tính xã hội và chính trị lẫn ý niệm về việc xây dựng sự đồng thuận và “xin ý kiến” trước khi quyết định cho vay vẫn là một đặc điểm phổ biến và chủ đạo của các cán bộ và quan chức địa phương. Rõ ràng, những đặc điểm đó sẽ không thể có bất kỳ hiệu ứng tích cực nào khi chúng ta đang cố gắng nhanh chóng tạo ra một hệ thống ngân hàng năng động và có khả năng sinh lợi. Nói một cách công bằng thì vấn đề này đã được nhận thức và mọi việc đang trở nên tốt hơn. VD: với việc tái cấu trúc mà NHNN dự kiến sẽ tiến hành, một số chi nhánh địa phương cần giảm thiểu số lượng các than phiền hàng ngày tại các phòng ban tín dụng. Các cơ quan địa phương cũng sẽ có bớt động lực để dựa vào các ngân hàng mà không có văn phòng của ngân hàng trung ương tại địa phương để dự phòng. Nghị định được ban hành mới đây cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài thành lập chi nhánh của mình cuối cùng cũng đã mở ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, với việc không xóa bỏ các hạn chế về việc mở chi nhánh và nhận tiền gửi VND (hiện vãn giới hạn chỉ được 350% tổng nguồn vốn của các ngân hàng nước ngoài), các ngân hàng nước ngoài vẫn phải chịu những “sự trói buộc” rất đau đớn. (5) Chất lượng cho vay còn thiếu tính minh bạch Tại Việt Nam, các quyết định cho vay vẫn còn dựa trên các mối quan hệ thay vì căn cứ vào luồng tiền. Việc đánh giá khách hàng vay vốn thường bị chi phối bởi mối quan hệ với ngân hàng và quy mô của tài sản thế chấp mà khách hàng có thể đáp ứng. Việc đánh giá trên cơ sở luồng tiền và phân tích định tính chỉ dành cho các khách hàng lớn đến từ khu vực tư nhân. Trong số các ngân hàng lớn, chỉ có ACB áp dụng phương pháp phân tích luồng tiền đã chiết giảm (DCF – Discounted Cash Flow7) để đánh giá toàn bộ cơ sở khách hàng của mình. Vấn đề này một phần do sự can thiệp từ bên ngoài truong suốt quá trình ra quyết định cho vay và phần khác do thiếu hướng dẫn bài bản. Không có hạ tầng công nghệ thông tin để hỗ trợ phân tích tín dụng một cách bài bản là một nhân tố không kém phần quan trọng. Một yếu tố khác nữa là tài sản chịu rủi ro. Hầu hết các ngân hàng cho vay rất nhiều cho một cơ sở khách hàng khá hẹp. 30 công ty quốc doanh hàng đầu có thể chiếm đến hơn 50% danh mục cho vay của các ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng TMCP tư nhân cũng trong tình trạng tương tự như vậy. 7 Một biện pháp được sử dụng để ước tính mức độ hấp dẫn của một cơ hội đầu tư. Phân tích Luồng tiền đã chiết giảm sử dụng các dự phóng luồng tiền trong tương lai (future free cash flow) và chiết giảm chúng (thường sử dụng chi phí vốn bình quân gia quyền) để tính hiện giá; hiện giá được sử dụng để xác định tiềm năng đầu tư. Nếu giá trị tính được bằng phân tích Luồng tiền đã chiết giảm cao hơn chi phí đầu tư hiện tại thì đó có thể là một cơ hội đầu tư tốt. 13 VinaCapital
  14. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Rất hiếm khi có được thông tin tốt. Cố gắng có được lịch sử tín dụng của một khách hàng thường là một công việc rất vô ích ở Việt Nam. Các ngân hàng không chia sẻ nhiều lắm và phòng ban tín dụng của nhà nước chỉ có hồ sơ của những tổ chức cho vay lớn nhất. Thiếu thông tin tín dụng có thể là một rào cản lớn nhất trong tiến trình phát triển một thị trường bán lẻ hợp lý. Hiện nay, chỉ khoảng 11/1000 người Việt Nam có hồ sơ tín dụng, tỷ lệ xâm nhập là 1%. Câu chuyện về việc thành lập một cơ quan tín dụng độc lập trong năm nay để lấp chỗ hổng về thông tin này vẫn đang tiếp diễn. Mọi thứ đang trở nên tốt đẹp hơn nhưng tiến độ còn chậm. (6) Thiếu vốn một cách trầm trọng Một trong những di chứng của sở hữu nhà nước là là tình trạng thiếu vốn trầm trọng của các ngân hàng quốc doanh; các ngân hàng thương mại tư nhân cũng phải đối mặt với vấn đề này. Các hạn chế của chính phủ về việc nắm giữ cổ phần cộng với thị trường trái phiếu hoạt động không đủ tốt lại càng khiến các ngân hàng cảm thấy khó khăn hơn trong việc nâng vốn điều lệ của mình. Tính đến cuối năm 2005, các hệ số an toàn vốn trung bình của các ngân hàng Việt Nam là 4,5% so với mức trung bình của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là 13,1% và khu vực Đông Nam Á là 12,3%. Tuy nhiên, con số này đang được cải thiện với việc các ngân hàng đang tăng vốn điều lệ của mình một cách đáng kể. Với việc hệ số an toàn vốn đối với vốn cấp II của phần lớn các ngân hàng nhà nước đều dưới mức tối thiểu là 8%, thiếu điều kiện tiếp cận các thị trường vốn quốc tế cũng là một nhân tố kìm hãm tăng trưởng. Tuy nhiên, cách đánh giá này vẫn dựa trên việc đọc các số liệu về nợ xấu đã bị “chế biến” rất nhiều. Các ngân hàng TMCP cũng chỉ ở trong tình trạng khá hơn một chút với một vài trong số đó có thể đáp ứng yêu cầu về việc hệ số an toàn vốn phải đạt ít nhất 8%. Các ngân hàng còn lại thì không thể. Đặt trong bối cảnh thị trường vốn trong nước vẫn đang ở giai đoạn sơ khai như vậy, việc nâng vốn điều lệ đã trở thành mối lo lắng lớn nhất của tất cả các ngân hàng. Các ngân hàng TMCP mạnh hơn đã giải quyết vấn đề này bằng cách bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài. Cả Vietcombank và BIDV đã phát hành trái phiếu trong nước bằng VNĐ trong sáu tháng cuối năm với mức lãi 1,2% đối với nợ quốc gia. BIDV đã đạt mức xếp hạng quốc tế nhằm chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán và có thể chuẩn bị phát hành trái phiếu quốc tế. Gần đây, Sacombank đã tăng nguồn vốn và phần lớn các ngân hàng TMCP cấp I đã nâng vốn điều lệ của mình một cách đáng kể trong khoảng một năm trở lại đây. Tuy nhiên, các ngân hàng cấp II trở xuống tức các ngân hàng có khả năng sinh lợi thấp hơn và vốn rất “mỏng” thì không có nhiều lựa chọn lắm. NHNN rất thận trọng trong việc cho phép các ngân hàng nhỏ hơn tăng vốn điều lệ bằng cách bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài. Agribank – “con khủng long” – hiện có vốn điều lệ là 400 triệu USD. Vietcombank, ngân hàng lớn thứ hai về tổng tài sản, có vốn điều lệ là 487 triệu USD, BIDV khoảng 240 triệu USD. Trong số các ngân hàng TMCP, Sacombank có vốn điều lệ là 118,6 triệu USD và ACB là 68,7 triệu USD. Trong những năm gần đây, chín ngân hàng hàng đầu đã mở rộng quy mô vốn điều lệ của mình với tỷ lệ trung bình hàng năm 40%. Xét trong dài hạn, 14 VinaCapital
  15. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng tất cả các ngân hàng đều đặc biệt quan tâm tới vấn đề nâng vốn để mở rộng quy mô vốn cấp 2 để đảm bảo hệ số an toàn vốn đạt hơn 8% vào muộn nhất là năm 2010. Bảng 10: Nợ xấu của các ngân hàng trong năm 2005 (7) Cơ sở doanh thu hẹp và danh mục sản phẩm đơn điệu Phần lớn thu nhập của các ngân hàng Việt Nam đều bắt nguồn từ hoạt động cho vay. Và xét một cách cơ bản thì cũng chỉ có vậy.So với các ngân hàng Tây phương nơi mà 25% thu nhập là từ phí – phí thẻ tín dụng, phí cho vay, phí dàn xếp hỗ trợ tín dụng, v.v – và phần lớn đều thực hiện các dịch vụ quản lý tài sản. Tuy nhiên, điều này không xảy ra ở Việt Nam. Một số ngân hàng như Viecombank, ACB và Sacombank đã tăng cường tỷ trọng thu nhập từ phí thông qua các hoạt động chuyển tiền nhưng nhìn chung, vẫn chưa khai thác được mảng thị trường bán lẻ thanh toán phí. Công bằng mà nói, điều này còn bị ràng buộc bởi việc thiếu các thông tin về lịch sử tín dụng; các ngân hàng không thích cho vay “người lạ”, tức các đối tượng mà họ không biết bất kể một điều gì về nó. Bảng 11: Phân tích Dư nơ của ngành ngân hàng theo ngành Nhìn chung, các ngân hàng quốc doanh thì lệ thuộc đáng kể vào các tổng công ty lớn và khu vực nhà nước, cho vay hợp vốn cho các dự án hạ tầng hoặc các dự án cung cấp các tiện ích, ngành công nghiệp nặng và các công ty xây dựng và kinh doanh bất động sản. Các ngân hàng TMCP thì chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và các khách hàng bán lẻ giàu có hơn. Tuy nhiên, với khả năng xâm nhập thị trường cũng như mạng lưới chi nhánh còn nhiều hạn chế, các ngân hàng TMCP chỉ tiếp cận một phần rất nhỏ cơ sở khách hàng tiềm năng của mình. Cho vay xe hơi, cho vay thế chấp và cho vay sửa chữa nhé là những sản phẩm/ dịch vụ bán lẻ chủ đạo. Các doanh nghiệp nhỏ sử dụng bất động sản của mình làm vốn là mô hình cơ bản đối với thị trường DNVVN. Theo 15 VinaCapital
  16. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng một nghiên cứu gần đây, chỉ khoảng 20% DNVVN tại thành phố HCM có thể tiếp cận các khoản cho vay. Hãy tưởng tượng phần còn lại của thị trường sẽ như thế nào! Nhìn chung, mô hình hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể được mô tả một cách chính xác nhất là dựa trên mối quan hệ chứ không phải dựa trên sản phẩm như các ngân hàng quốc tế. Ngân hàng nào nhanh chóng triển khai kế hoạch chinh phục mảng thị trường còn lại, ngân hàng đó sẽ là “người chiến thắng” trong dài hạn. (8) Không có thông tin về số lượng nợ xấu Nếu chúng ta tin vào số liệu thống kê của NHNN thì phần lớn các vấn đề liên quan đến nợ xấu đã được giải quyết kể từ năm 2000. Ở các ngân hàng quốc doanh, nợ xấu đã giảm dần từ 12,7% trong năm 2000 xuống còn 8,5%, 8,0% và 4,47% trong các năm 2001, 2002 và 2003 tương ứng. Theo định nghĩa mới chặt chẽ hơn, số lượng chính thức trong năm 2005 đã tăng lên khoảng 7,7%. BIVD, với tỷ lệ nợ xấu là 9%, đang hạ mức trung bình xuống. Nhìn chung, khoảng một nửa nợ xấu đang trong danh sách theo dõi ở hạng mục thứ hai trong năm hạng mục cho vay của hệ thống tính điểm mới của NHNN. Nửa còn lại thuộc ba hạng mục dưới danh sách theo dõi mới chính là phần thực sự đáng lo ngại. Đối với các ngân hàng TMCP tư nhân, tỷ lệ nợ xấu trung bình chỉ vào khoảng 1% tính đến cuối năm 2005. Đương nhiên vẫn có một số người tin vào các số liệu chính thức. Các tổ chức quốc tế cũng đã tin như vậy và sau khi chỉ định Ernst&Yong tiến hành kiểm toán đã nhận thấy nợ xấu của khu vực nhà nước tính theo hệ thống các định nghĩa và tiêu chuẩn kế toán quốc tế lên đến 15-20% tổng dư nợ. Con số này là tương đối thận trọng do một số hạn chế về dữ liệu; 20-25% có lẽ mới là con số hợp lý hơn. Về phương diện này, tiến trình phát triển chậm chạp của ngành ngân hàng hóa ra lại cũng có những tác dụng tích cực của nó; nếu không mọi sự còn tồi tệ hơn. Điều đáng lo ngại là có khoảng cách rất lớn giữa bản chính thức và trên thực tế và thực sự có thể còn đang tăng lên nữa. Cái có thể cứu chúng ta khỏi thảm họa này là một thị trường bất động sản tràn đầy sinh khí và một nền kinh tế mà về cơ bản là lành mạnh. Trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới, chính phủ đã có những nỗ lực nhất định để giải quyết nợ xấu. Trong các năm 2001-2003, chính phủ đã bơm vốn cho các ngân hàng quốc doanh nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng này xóa sổ nợ xấu. Các ngân hàng cũng đã giải quyết được vấn đề của mình, chẳng hạn Incombank chỉ trong năm 2004 đã xóa sổ khoảng 5 ngàn tỷ đồng (tương đương 312 triệu USD) nợ xấu. Đương nhiên, mặt trái của cách xử lý này chính là rủi ro đạo đức. Sự hỗ trợ của chính phủ có thể giúp vấn đề trước mắt nhưng không thể làm thay đổi văn hóa cho vay vốn mới chính là cái gốc của vấn đề này. Phần lớn nợ xấu là do các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tạo ra khi các doanh nghiệp này không thực hiện nghĩa vụ của mình với các ngân hàng quốc doanh. Giai đoạn trước cổ phần hóa là một khoảng thời gian thuận lợi để xóa sổ hoặc đơn giản là xóa khỏi danh sách những khoản vay này. Bằng cách đó, các DNNN có thể bắt đầu cuộc đời mới của mình tại khu vực tư nhân mà không có bất kỳ gánh nặng nợ nần nào. Điều này chỉ quá tồi tệ với các ngân hàng trừ phi chính phủ “nhả” tiền ra. Chính phủ cũng thường làm như vậy. Vậy nợ xấu mà các DNNN gây ra đã được xử lý như thế nào? 36% đã được trang trải bằng ngân sách nhà nước; 40% bằng các quỹ trích lập dự phòng rủi ro và 24% bằng 16 VinaCapital
  17. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng việc thanh lý tài sản. Lựa chọn cuối cùng mang tính chất “lách” luật và có vẻ không được “tế nhị” lắm. Lý do chính dẫn đến việc xóa sổ một phần một cách “nhẹ nhõm” như vậy là giá đất đã đạt mức cao kỷ lục vào những năm 2001-2003. Điều này cho phép các ngân hàng bán tài sản thế chấp dưới dạng quyền sử dụng đất và các công trình với một khoản lãi mà rất hiếm khi họ có thể “chộp được một mẻ” như vậy. Như vậy, bên cạnh việc yêu cầu chính phủ thực hiện cam kết của các DNNN và cố gắng xử lý tái sản thế chấp, các ngân hàng hầu như cũng chẳng làm được gì. Vẫn không có một thị trường thứ cấp thực sự hiệu quả dành cho nợ xấu mặc dù chúng ta vẫn không ngừng nỗ lực để “kích hoạt”. Rất ít các giao dịch mua bán nợ xấu đã diễn ra. Bảng 12: Các dịch vụ tài chính Các ngân Bảo hiểm nhân Bảo hiểm phi Môi giới hàng thọ nhân thọ Mức độ xâm nhập 8,0% 0,73% 1,25% 0,1% 4 thị phần hàng đầu 68% 97,3% 86,5% 56% Số người chơi 82 8 16 15 Thị phần NHNN & NHLD 16% 61,6% 5,7% 0% Bị kiểm soát bởi NHNN Bộ Tài chính Bộ Tài chính UBCKNN Các rào cản gia nhập ngành Cao Trung bình Trung bình Cao Các hạn chế đối với các Cao Thấp Thấp Cao doanh nghiệp nước ngoài Nguồn: VinaCapital, NHNN và VNExpress Môi trường kinh doanh của khu vực ngân hàng Bảo hiểm và Ngân hàng hay câu chuyện “Thỏ và Rùa” Cách mà người ta hay nói với nhau nhất khi nhìn vào môi trường ngân hàng Việt Nam không phải là so sánh với các đối thủ cùng hạng trong khu vực mà là một câu chuyện về thành công ngay trong nước – ngành bảo hiểm nhân thọ. Kể từ năm 2001, ngành bảo hiểm đã tăng khả năng xâm nhập từ 1% lên hơn 10%. Vậy cái gì đằng sau thành công ngoạn mục đó? Một thị trường mở, các sản phẩm tốt, phân phối tốt, tiếp thị tốt và quan trọng nhất là sự tin tưởng của khách hàng. Ngược lại, khu vực ngân hàng không mở, không cung cấp danh mục sản phẩm phù hợp với thị trường số đông, khả năng phân phối hạn chế, công tác tiếp thị không tốt và không có được sự tin tưởng của khách hàng. Đương nhiên, nhiệm vụ của ngành ngân hàng khó khăn hơn nhiều vì trong khi các công ty bảo hiểm chỉ muốn một chút tiền của chúng ta, các ngân hàng lại muốn tất cả tiền của chúng ta. 17 VinaCapital
  18. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Đào sâu xuống một chút và chúng ta sẽ nhận thấy thái độ của chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành bảo hiểm nhân thọ. Ngay từ ban đầu, chính phủ đã không quá khó khăn trong việc cho phép những thành viên mới gia nhập ngành nhưng luôn duy trì một sự kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo thị trường sẽ không trở nên quá đông đúc. Một khi đã được cấp phép, chỉ có một số hạn chế đối với các công ty nước ngoài tham gia vào bất kỳ phân đoạn thị trường nào và chính điều đó đã tạo ra một sân chơi bình đẳng. Cũng chính cách tiếp cận đó đã tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt, một môi trường kinh doanh mang tính thương mại hơn và tốc độ tăng trưởng của cả thị trường rất nhanh chóng, đảm bảo rằng tất cả những người chơi đều có lợi. Các nhà bảo hiểm nhân thọ không phải tốn thời gian vào việc xây dựng một hệ thống phân phối khổng lồ như thể lực lượng quân đội trên toàn quốc. Và trả lương cho đội quân đó để sản xuất. Các ngân hàng bị ràng buộc bởi môi trường điều tiết kém“tính hỗ trợ” hơn nhiều. NHNN kiểm soát tất cả mọi thứ một cách chặt chẽ. Điều này được áp dụng với tất cả các người chơi trên thị trường và tạo ra một sân chơi đầy định kiến bằng việc hạn chế các ngân hàng nước ngoài trên một số phân đoạn thị trường nhất định. Đối với các người chơi hiện tại, các ngân hàng TMQD bị kiểm soát chặt chẽ và các quan chức chính phủ luôn gây áp lực với các quyết định cho vay. Một điều khôi hài là họ dã không hạn chế đủ sớm, chẳng hạn đối với số lượng các ngân hàng cổ phần mới được cấp phép và thế là tình hình chẳng những không khả quan hơn mà còn trở nên tồi tệ thêm. Tại những phân đoạn thị trường vẫn chưa bị chi phối bởi các ngân hàng TMQD, có quá nhiều ngân hàng theo đuổi quá ít khách hàng. Thị trường hạng 2 bị chia cắt một cách sâu sắc đã cản trở việc hình thành các mô hình doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng đương đầu với bốn “đại gia”. Câu chuyện về thành công của ngành bảo hiểm nhân thọ đã minh họa tiềm năng của ngành ngân hàng khi môi trường điều tiết mang tính thương mại hơn. Thực tế mà nói thì điều này không thể xảy ra một sớm một chiều được. Chính phủ và cụ thể là NHNN quan tâm đến quá nhiều thứ và chẳng bao giờ hoàn thành cái gì một cách trọn vẹn thực sự. Chúng ta có thể chung sống với điều đó, nhất là khi phần lớn các chính phủ châu Á đều có cách xử lý công việc tương tự như vậy. Nhưng cái cần thiết là chính phủ duy trì một khoảng cách thận trọng từ góc độ hoạt động của hoạt động ngân hàng. Trên thực tế, sự can thiệp quá mức không phải là thách thức chủ yếu. Vấn đề thực sự là các quan chức đã tiếp cận khu vực này này theo một cách rất “đa khuynh hướng”, giống như thời trang vậy. Nói cách khác, can thiệp mà chẳng có bất kỳ chiến lược gì. Rõ ràng họ muốn xây dựng một thị trường tín dụng đủ mạnh để đáp ứng các nhu cầu đầu tư của Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng muốn đạt được mục tiêu đó mà xã hội không phải chịu quá nhiều đau đớn. Cuộc đấu tranh giữa các nhóm lợi ích quyền lực như vậy đã trì hoãn quá trình cải tổ kể từ năm 2001. Một điều quan trọng là ngay từ ban đầu, chúng ta đã phải xác định kết quả mà chính phủ mong muốn khu vực ngân hàng phải đạt được và đồng thời phải xác định xem liệu kết quả đó có đủ hấp dẫn với nhà đầu tư hay không. Trên thực tế, xóa sổ nợ xấu là công việc đễ dàng hơn nhiều và thực ra, công việc đó cũng đã làm xong được một nửa. Nhưng làm thế nào để hạn chế các DNNN gây thêm các 18 VinaCapital
  19. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng khoản nợ xấu bằng cách thường xuyên phát hành các khoản nợ “lắm vở” luôn là phần khó hơn trong một bài toán cân bằng phương trình. Các ngân hàng TMCP cũng có những vấn đề liên quan đến nợ xấu của riêng mình; do không thể “chen vai thích cách” cùng với các NHTMQD, đôi khi các ngân hàng chấp nhận rủi ro ở mức bất hợp lý khi quyết định cho vay. Thay đổi các thông lệ cho vay nghĩa là (1) thực hiện các thông lệ thương mại tốt nhất và (2) hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài đối với các quyết định cho vay. Do sự can thiệp này thường diễn ra ở cấp địa phương hoặc khu vực nên việc áp dụng một cách tập trung hóa các quy tắc và chuẩn mực cho vay chung là rất cần thiết. Tóm lại là phải cải tạo văn hóa của các ngân hàng TMQD. Giảm vai trò xã hội của các ngân hàng lớn để các ngân hàng đó có thể tập làm quen với việc phải kinh doanh có lãi thực sự là một đòi hỏi thiết yếu. Chiến lược của chính phủ Sau một thời gian dài do dự và có một vài hành động mang tính gợi ý, chính phủ đang bắt tay vào việc xây dựng một lộ trình nhằm nhanh chóng tự do hóa khu vực tài chính vào trước năm 2010. Theo lộ trình, các ngân hàng NHTMQD, trừ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (Agribank), sẽ được cổ phần hóa vào trước năm 2010. Lần này là chắc chắn vì nói một cách thẳng thắn là các ngân hàng chẳng còn lựa chọn nào khác. Thờ gian cụ thể, theo thỏa thuận của Hiệp định song phương Việt – Mỹ sẽ đánh dấu việc mở cửa thị trường của khu vực tài chính và không thể trì hoãn được nữa. Nói cách khác là không còn bất kỳ “cửa” nào. (wiggle room) Theo lộ trình, nhà nước sẽ giữ một lượng cổ phần chi phối tại các ngân hàng nhưng phần nắm giữ này sẽ nhanh chóng giảm xuống 51%. Sở hữu nước ngoài sẽ chiếm tối đa là 30% tổng thị phần mặc dù mỗi nhà đầu tư (tổ chức) nước ngoài chiến lược hiện chỉ được cho phép sở hữu tối đa là 10-20%. Hạn chế 20% có thể cuối cùng cũng sẽ được tháo bỏ nhưng mức không chế tối đa là 30% sẽ tiếp tục được duy trì trong thời điểm hiện tại. Đến nay chính phủ đã cho phép Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) được niêm yết. Dự kiến hai ngân hàng này sẽ phát hành ra công chúng lần đầu vào khoảng đầu năm 2007. Hai ngân hàng khác là BIDV và Incombank sẽ tiếp tục niêm yết vào năm 2008 và 2009. Quy trình cấp phép được theo dõi song song bởi cả NHNN và Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) thông qua yêu cầu về giấy phép. Nếu một trong hai tổ chức nói trên không chấp thuận thì không thể chắc chắn rằng tổ chức còn lại sẽ chấp thuận. UBCKNN đã yêu cầu Sacombank chờ đợi trong một khoảng thời gian dài. Dự kiến BIDV cũng phải chờ đợi lâu như vậy. Bây giờ, sau khi đã được hai tổ chức trên cấp phép, cả Vietcombank và MHB đang thuê cố vấn để củng cố hoạt động và hướng dẫn họ gia nhập thị trường. Các ngân hàng TMQD đang háo hức “nhảy” vào thị trường một cách nhanh chóng để giải quyết vấn đề vốn đã trở nên rất cấp thiết (và cần phải giải quyết trước năm 2010). Tính đến tháng 7 năm 2005, vốn điều lệ của các ngân hàng TMQD là 18,47 ngàn tỷ (tương đương 1,2 tỷ USD) và hệ số an toàn vốn trung bình chỉ khoảng 4,4%. Tính đến cuối năm 2005, các con số này đã tăng lên tương ứng là 21 ngàn tỷ và 6%. Nhưng với tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ trong năm nay là 15%, các ngân hàng sẽ phải tăng một 19 VinaCapital
  20. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng lượng vốn tương tự để duy trì mức hệ số an toàn vốn hiện tại. Các NHNN cần vượt mức an toàn vốn 8% để có thể thực hiện một số hoạt động quốc tế. Kể từ mùa hè năm 2005, các ngân hàng đã rất tất bật với việc nâng vốn. Hiển nhiên nâng vốn là một thử thách. Không để mất thứ mà mình đang có là một thử thách khác. Đến đây, các ngân hàng TMQD lại phải đối mặt với một vấn đề khác: khách hàng của họ. Hầu hết 5.500 DNNN ở Việt Nam là khách hàng của bốn ngân hàng TMQD; rất nhiều trong số các DN này đang “ngắc ngoải”. Do đó, bốn ngân hàng TMQD đang phải chấp nhận các rủi ro rất lớn của việc cho vay các khoản vay “mềm” không có bảo lãnh mà không có bất kỳ sự cam kết nào đối với khu vực nhà nước. Các ngân hàng cổ phần được thành lập vào những năm 90 không bị ảnh hưởng bởi các gánh nặng hành chính như các ngân hàng TMQD. Do đó, họ linh hoạt hơn và có thể thích nghi được với các điều kiện thị trường một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nguồn vốn của họ lại rất “mỏng” và do đó không thể cung cấp các khoản hỗ trợ tín dụng lớn. Không giống với các ngân hàng TMQD, tỷ trọng nợ xấu và các cam kết và nợ tiềm tàng dưới hình thức thư tín dụng của các ngân hàng cổ phấn khá thấp mặc dù việc đánh giá toàn bộ chất lượng của các khoản vay của các ngân hàng này là một việc rất khó khăn vì các báo cáo có chất lượng kém và thiếu tính minh bạch. Basel 1 sẽ được áp dụng đến năm 2010; 2010 cũng là năm mà các chuẩn mực Basel 2 về quản trị doanh nghiệp sẽ được áp dụng. Trước đó, chính phủ sẽ phải áp dụng thêm các chế tài để đảm bảo sự tuân thủ của các ngân hàng đặc biệt là về vấn đề sở hữu. Điều này có thể tạo ra một số cơ hội mua cổ phần của các ngân hàng TMCP khi các gia đình buộc phải giảm số cổ phần của mình. Bảng 13: Dự thảo cải cách gần đây nhất của NHNN (1) Các ngân hàng sẽ phải tăng vốn tối thiểu là 5 ngàn tỷ đồng (tương đương 330 triệu USD) từ năm tới. (2) Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua 5% cổ phần của một ngân hàng Việt Nam mà không cần sự cho phép đặc biệt. (3) Các công ty đầu tư nước ngoài có thể sở hữu tối đa là 10% cổ phần của 4 ngân hàng khác nhau với sự cho phép đặc biệt. (4) Basel 2 sẽ được áp dụng từ năm 2010. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – “Trả tự do cho con hổ” Xét về lý thuyết, ngân hàng trung ương có thể làm được rất nhiều việc. Trên thực tế, nó không thể làm được nhiều việc nếu hằng hà sa số các cơ quan bộ ngành không suy nghĩ một cách nghiêm túc về những tư vấn mà ngân hàng trung ương đưa ra. Ngân hàng trung ương, NHNN hiện đóng vai trò như là cơ quan kiểm soát và điều tiết duy nhất đối với khu vực ngân hàng. NHNN cũng sở hữu các NHQD. Và đưa ra các mức lãi suất. 20 VinaCapital
  21. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng NHNN đã tiến hành cải tổ vào năm 1988 và đảm nhiệm vai trò điều tiết, với các hoạt động thương mại được chuyển sang các tổ chức khác. Ngân hàng trung ương vẫn duy trì mạng lưới khổng lồ bao gồm 61 văn phòng, chi nhánh. Tất cả các chi nhánh của NHNN tại các tỉnh thành đều được phân cho những quyền hạn nhất định; chính điều đó đã dẫn đến tình trạng câu kết với các quan chức địa phương một cách dễ dàng nhằm can thiệp vào các chính sách cho vay của ngân hàng. Giảm bớt và hạn chế quyền tự trị của những văn phòng chi nhánh này là một cuộc cải tổ chính yếu và cần thiết. Hiện nay, người ta vẫn tranh cãi rất nhiều về vai trò của NHNN trong tương lai. Rất nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có cả ngân hàng thế giới, đã đặt câu hỏi về vai trò kép của NHNN. Tức vừa là cổ đông chính vừa là nhà điều tiết các NHNN. Ngoài ra cũng có không ít phàn nàn từ chính NHNN về sự can thiệp bên ngoài đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ. IMF đã lên tiếng chỉ trích về tình trạng thiếu minh bạch và hoạt động không hiệu quả của NHNN. Không thể phủ nhận rằng cần phải tách bạch các vai trò của NHNN và tăng cường quyền tự trị của nó trong các vấn đề như chính sách tiền tệ và quy định đối với khu vực ngân hàng vốn rõ ràng thuộc về thẩm quyền của nó. NHNN cũng cần được giải phóng khỏi vai trò là đơn vị nắm giữ cổ phần của nhà nước trong khối ngân hàng. Trong tương lai, NHNN cần phải thực hiện một số vai trò chủ đạo sau đây: soạn thảo và thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo tính ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng, đóng vai trò như cơ quan điều tiết hệ thống ngân hàng. Nhằm đạt được điều này NHNN cần có các chế tài hỗ trợ để xác định một cách rõ ràng mối quan hệ giữa NHNN với Quốc hội, chính phủ và tất cả các cơ quan chính phủ khác. Nói một cách đơn giản là cần chấm dứt sự can thiệp triền miên từ các đơn vị khác để NHNN có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Sau cùng, nếu ngân hàng trung ương không được phép áp đặt chính sách lãi suất và điều tiết khu vực ngân hàng mà không bị dựa vào, điều mà chúng ta hy vọng is their for individual banks to lend money mà không bị đối xử tương tự. Để nhanh chóng có kết thúc này, NHNN đã trình đề xuất chỉnh sửa Luật Ngân hàng Nhà nước kèm với các nghị định để làm rõ các vấn đề và hy vọng sẽ được “trả tự do”. Các chi nhánh của NHNN ở cấp khu vực sẽ được chấn chỉnh và củng cố. Dự kiến sẽ soạn mới luật tín dụng và tách bạch các vai trò kiểm soát và quản lý vào trước năm 2008. Sẽ tăng cường hoạt động của khối giám sát ngân hàng tại NHNN và cuối cùng tách hẳn thành một cơ quan độc lập của chính phủ. Trong khi đó, vai trò sở hữu sẽ được chuyển sang Bộ Tài chính hoặc một số cơ quan chuyên trách khác. Chúng tôi tin rằng, NHNN càng thoát khỏi trò chơi sở hữu sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Một vấn đề khác nữa là tình trạng thiếu hợp tác với Bộ Tài chính trên một số vấn đề mấu chốt như nợ xấu và cổ phần hóa ngân hàng. Bộ Tài chính thường xóa sổ nợ xấu của các doanh nghiệp quốc doanh mà không tham khảo các ngân hàng. Và UBCKNN cơ quan điều tiết thị trường chứng khoán thường trì hoãn việc cấp phép cho các ngân hàng niêm yết. Tóm lại, cả Bộ Tài chính lẫn UBCKNN đều không thực sự hợp tác với NHNN. Môi trường điều tiết – Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế Có vô số các quy định và nghị định điều chỉnh hầu như tất cả các khía cạnh của khu vực tài chính; tuy nhiên, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh vào 3 vấn đề chính: tiến độ tháo bỏ các hạn chế đối với ngân hàng nước ngoài, đáp ứng các tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế và xử lý nợ xấu. 21 VinaCapital
  22. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Luật các Tổ chức Tín dụng ban hành tháng 12/1998 (được chỉnh sửa vào tháng 6/2004) đã cung cấp khung pháp lý cho khu vực ngân hàng. Điều 14 quy định bất kể tổ chức nào đáp ứng các điều kiện có liên quan để tiến hành các hoạt động ngân hàng tại Việt Nam với điều kiện được NHNN cấp phép đều có thể thành lập ngân hàng. Tuy nhiên không phải tất cả các giấy phép đều giống nhau và trên thực tế luật pháp cho phép 4 loại ngân hàng tư nhân (trong đó có 3 loại ngân hàng nước ngoài) được phép hoạt động tại Việt Nam: 1) Các ngân hàng TMCP. 2) Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3) Các ngân hàng liên doanh. 4) Các chi nhánh 100% vốn nước ngoài. Trước đây chỉ có ba loại đầu tiên được phép hoạt động tại Việt Nam vì chính phủ trì hoãn việc ban hành các quy định hỗ trợ cần thiết nhằm cho phép các ngân hàng thành lập các chi nhánh 100% vốn nước ngoài. Giờ đây vấn đề này đã được giải quyết với việc ban hành Nghị định 22 hồi tháng 2 năm nay. Như vậy, sự khác biệt giữa một ngân hàng nước ngoài và một chi nhánh vốn đầu tư nước ngoài là gì? Ngân hàng nước ngoài là một công ty con phụ thuộc ngân hàng nước ngoài trong khi chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập như là một pháp nhân Việt Nam độc lập. Một chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có thể có các nhà đầu tư nước ngoài và một ngân hàng nước ngoài phải kiểm soát ít nhất 50% vốn điều lệ. Sự khác biệt quan trọng nằm ở phạm vi hoạt động vì một chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài có thể được đối xử như một ngân hàng Việt Nam. Nghe thì có vẻ là một sân chơi bình đẳng nhưng chúng ta hãy cùng nhau chờ đợi và xem một chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài sẽ hoạt động như thế nào trong thực tế. Hiện nay, tất cả 3 loại ngân hàng nước ngoài nói trên đều có thể được cấp phép hoạt động trong vòng 99 năm so với trước đây là 20 – 30 năm. Một câu hỏi được đặt ra là liệu một ngân hàng nước ngoài có thể được chuyển thành một chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài một cách trực tiếp hay không; đến nay thì dường như là không. Bất kỳ một ngân hàng nào muốn thực hiện việc chuyển đổi đó đều có thể phải xin lại tất cả các giấy phép và đăng ký lại theo cấu trúc mới. Chắc chắn đó là một công việc tốn thời gian và tiền bạc. Về việc đáp ứng các chuẩn mực ngân hàng quốc tế, chính phủ có vẻ đã áp dụng các đề xuất của ngân hàng thế giới nhằm thiết lập khung pháp lý cho một hệ thống tài chính chấn chỉnh và củng cố theo các quy định của WTO. Do đó, trong một vài năm gần đây, một số chế tài cần thiết đã nhanh chóng được xây dựng và áp dụng. Chúng ta đã tiến gần đến đó. Chính phủ đã ban hành Nghị định 74 nhằm chống lại các hoạt động rửa tiền và chỉnh sửa các quy định về bảo hiểm tiền gửi. Theo Nghị định bảo hiểm tiền gửi, khoản tiền gửi 50 triệu đồng phải được bảo hiểm tiền gửi so với quy định trước đây là 30 triệu đồng. Thường trực Quốc hội cũng đã thông qua Pháp lệnh về Ngoại hối; Pháp lệnh này được kỳ vọng sẽ mở ra một thị trường Ngoại hối mở, tự do và minh bạch. NHNN hiện đang lưu hành dự thảo buộc các ngân hàng phải có mức vốn tối thiểu là 63 triệu USD vào cuối năm nay và 330 triệu USD vào cuối năm tới. Điều đó cũng nhằm đáp 22 VinaCapital
  23. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng ứng các tiêu chuẩn về quản trị theo Basel 2 vào cuối năm 2008 hoặc 2010. Dự thảo cũng buộc các chủ sở hữu ngân hàng phải có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng và phải tuân thủ các tiêu chuẩn về quản trị doanh nghiệp quốc tế - đó cũng chính là một cách để hạn chế các chủ thể không có kinh nghiệm và không phù hợp được cấp phép hoạt động. Vào thời điểm này, một doanh nghiệp hoặc một gia đình có thể sở hữu tối đa là 40% cổ phần của một ngân hàng TMCP. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu 40% cổ phần của Ngân hàng TMCP An Bình và gia đình sở hữu 40% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Về nợ xấu, ngân hàng trung ương đã ban hành Quyết định 493 để tái phân loại các khoản nợ xấu và dự phòng rủi ro sát hơn nữa với các tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, ba ngân hàng quốc doanh tuyên bố đã thành công trong việc giảm tỷ trọng nợ xấu xuống dưới 5% theo các quy định mới. Như vậy là quá thành công trên thực tế và sau này còn có thể thành công hơn. Nhìn chung, các cơ quan điều tiết đang nỗ lực nhằm đảm bảo rằng khu vực tài chính sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế; tuy nhiên, với việc trở thành thành viên của WTO và hạn chót năm 2010 đang tiến gần, thời gian không phải là “đồng minh” của họ. Một trong số các quy định gây phiền toái nữa là Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN được ban hành vào ngày 16/6/2005 yêu cầu các ngân hàng phải dành ra ít nhất là 20 tỷ VNĐ (tương đương 1,25 triệu USD) trước khi mở chi nhánh mới. Quy định này đã hạn chế sự mở rộng của các ngân hàng Việt Nam và đã khiến nhiều ngân hàng phải mở rộng quy mô bằng cách mở các phòng giao dịch vì việc mở các phòng giao dịch không cần phải đáp ứng các yêu cầu về vốn. Các ngân hàng nước ngoài vẫn chỉ được phép huy động tiền gửi bằng VNĐ với mức ssàn là 350% vốn điều lệ của mình. Quy định này đã khiến các ngân hàng nước ngoài không thể tiếp cận thị trường tiền gửi trong nước và là cản trở lớn nhất trong các kế hoạch bành trướng của họ. Bảng 14: Lãi suất huy động và lãi suất cho vay của Việt Nam Lãi suất huy Lãi suất cho vay * Loại động Ngân hàng tiền 3T 6T 9T 12T 6T 12T 2 năm 6 năm Vietcombank USD 3,80% 4,00% 4,10% 4,50% 6,90% 6,90% 7,45% 7,45% Sibor + BIDV USD 3,80% 4,20% 4,10% 4,65% 7,50% 7,50% 2,2% 7,5% + Techcombank USD 4,10% 4,40% 4,40% 4,90% thả nổi Sibor + ACB USD 1,20% 1,20% 1,50% 1,50% 1,8% Kô có Trung bình 3,23% 3,45% 3,53% 3,89 thông tin Vietcombank VND 7,44% 7,80% 8,04% 8,40% 10,20% 10,32% 11,64% 11,64 23 VinaCapital
  24. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng 11%- 11%- BIDV VND 7,56% 7,80% 8,04% 8,40% 12,00% 12,00% 12% 13% Techcombank VND 8,40% 8,64% 9,00% 9,24% 13,44% 13,44% >13,8% 12,36%+ ACB VND 8,16% 8,40% 8,58% 8,70% 11,64% 12,24% lãi suất thả nổi Kô có Trung bình 7,89% 8,16% 8,42% 8,69% 11,82% 12,00% thông tin Nguồn: Trang web của các ngân hàng * Lãi suất cho vay được xem xét trong tường trường hợp cụ thể Lãi suất – Lãi suất huy động và lãi suất cho vay Chính phủ đã dần dần tự do hóa lãi suất kể từ năm 1996. Hiện nay, các ngân hàng TMQD tự quyết định lãi suất huy động của mình vì họ kiểm soát 70% thị trường cho vay. Mặc dù đã có những động thái nhằm tự do hóa lãi suất, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay, trong một chừng mực nào đó, vẫn không linh hoạt theo nhu cầu. Các biên cho vay vẫn mỏng; điều ấy thực ra chỉ có lợi cho các ngân hàng TMQD lớn hơn chứ lại hoàn toàn bất lợi cho các ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, gần đây, áp lực cạnh tranh đã bắt đầu có tác động đáng kể đến việc các ngân hàng quyết định lãi suất của mình vì các ngân hàng đều đang tranh giành nhau để thu hút các khách hàng tiền gửi mới và tránh mất các khách hàng hiện tại. Khách hàng ngày càng hiểu biết về thị truờng và có thể thay đổi sang các ngân hàng khác nếu ngân hàng đó đưa ra mức lãi suất hấp dẫn hơn. NHNN ban hành các hướng dẫn về mức lãi suất cơ bản. Trên thực tế, bốn ngân hàng TMQD – với tư cách các “đại gia” – đã đặt ra mức lãi suất sàn cho tiền gửi kỳ hạn 6 và 12 tháng. Đây chính là cơ sở để các ngân hàng TMCP đưa ra lãi suất huy động của mình với sự khác biệt cho phép là không vượt quá 0.05%/ tháng đối với tiền gửi cùng kỳ hạn. Có nhiều cách để làm như vậy. Các ngân hàng TMCP chỉ đơn giản là đưa ra các mức lãi suất cao hơn cho tiền gửi kỳ hạn 7,9 và 11 tháng vốn là những kỳ hạn không thuộc bất kỳ thỏa hiệp nào. Đối với những kỳ hạn này, các mức lãi suất có thể khác nhau đến 100 điểm cơ bản so với mức cơ bản mà các ngân hàng TMQD đặt ra. Gần đây, thỏa hiệp này đã bị phá vỡ vì tất cả các ngân hàng đều lao vào cuộc chạy đua huy động vốn. Lãi suất đang tăng và sẽ còn tăng hơn nữa trong sáu tháng cuối năm 2006. Vì hệ thống ngân hàng đã bị đô-la hóa một cách sâu sắc nên NHNN buộc phải theo sát các điều chỉnh về lãi suất của Qũy Dự trữ Liên bang. Vì lãi suất USD tăng nên lãi suất VNĐ cũng phải tăng để tránh tình trạng tất cả tiền gửi VNĐ bị chuyển sang tiền gửi USD. Theo đó, trong năm 2005, ngân hàng trung ương đã tăng cường điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn, các mức lãi suất tái chiết khấu ba lần và các mức lãi suất cơ bản hai lần. Các mức lãi suất tái cấp vốn đã tăng từ 3 lên 3,5% và các mức lãi suất cơ bản đã tăng từ 7,5 lên 7,8% mỗi năm. Các mức lãi suất của các ngân hàng thương mại đối với tiền gửi VNĐ cũng tăng từ 0,48 lên 0,63% mỗi năm và tiền gửi USD cũng tăng 1,2-1,5% ở từng kỳ hạn năm nay so với cùng kỳ năm trước. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn trong năm nay. 24 VinaCapital
  25. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Bảng 15: Lãi suất VNĐ cơ bản hàng tháng (Nguồn: NHNN VN) Bảng 16: Lãi suất VNĐ cơ bản hàng năm (Nguồn: NHNN VN) Đến nay, các mức lãi suất huy động và cho vay năm nay vẫn tăng khoảng 4-5 điểm cơ bản mỗi tháng với lãi suất USD rõ ràng là chịu sự tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Quỹ Dự trữ Liên bang. Gần đây, các ngân hàng TMQD cũng đã cố gắng giữ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng ở mức 8,4% nhưng khong thể vì nhu cầu tiền gửi quá cao. Một nỗ lực trước đó nhằm áp đặt mức lãi suất sàn cho tiền gửi khoảng một vài tháng trước đó cũng không thành công và chúng tôi tin rằng, nỗ lực thứ hai cũng sẽ chịu chung số phận. Ngân hàng Phương Nam đã đưa ra mức lãi suất cho Chứng chỉ Tiền gửi kỳ hạn 4 và 11 tháng với các mức lãi suất tương ứng là 9,12% và 7,72%. Các ngân hàng tư nhân lớn hơn như ACB hiện đang áp dụng mức lãi suất đến 9,18% cho tiền gửi kỳ hạn 12 tháng. Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước nhằm thu hút tiền gửi là một nhân tố khác làm tăng lãi suất huy động. Tiền gửi trong hệ thống ngân hàng chiếm đến 30% trong sáu tháng đầu năm. Lý do chính khiến lãi suất huy động tăng mạnh như vậy là do thiếu một thị trường chuyển giao vốn liên ngân hàng chủ động. Không có thị trường cho các ngân hàng mạnh về tiền gửi để cho vay các ngân hàng cần tiền gửi. Chính các mối quan hệ chứ không phải lợi nhuận mới là động lực thúc đẩy thị trường liên ngân hàng. Nguồn vốn thặng dư chỉ đơn giản là để tại đó. Các ngân hàng sẽ buộc phải cạnh tranh với nhau để tăng tiền gửi trong trường hợp cần nguồn vốn thặng dư đó. Thay vì chỉ cho nhau vay khoản thặng dư đó. Ngân hàng trung ương đang cảm thấy ái ngại và đã cảnh báo các ngân hàng về việc chấm dứt tăng lãi suất huy động. Đến nay, không có bất kỳ ngân hàng nào chịu tuân theo cảnh báo đó. Nói một cách thẳng thắn thì NHNN cần phải xúc tiến sự phát triển hơn nữa của thị trường cho vay liên ngân hàng dựa trên các nguyên tắc thương mại. 25 VinaCapital
  26. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Cả hai nhân tố trên đã làm tăng lãi suất huy động và giảm chênh lệch lãi suất giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng thường phải mất hai tháng chậm trễ giữa khoảng thời gian các mức lãi suất huy động tăng và hoàn tất việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất cho vay. Ngay cả đối với các trường hợp lãi suất thả nổi thì chỉ có thể điều chỉnh các khoản vay hiện tại. Chỉ có thể tăng lãi suất cố định đối với các khoản vay mới. Do những nhân tố này, chênh lệch lãi suất có khuynh hướng thu hẹp trong chù kỳ lãi suất tăng và điều đó gần như tác động ngay lập tức tới các biên lãi. Chênh lệch lãi suất đang thu hẹp Hiện nay, nói chung, các khách hàng doanh nghiệp lớn có thể vay vốn từ các ngân hàng với mức lãi suất khoảng 0.75-1%/ tháng (9-12%/năm). Đối với phần lớn các khoản cho vay DNVVN và khách hàng tư nhân, lãi suất thường từ khoảng 0.9-1,3%/tháng (10,8- 15%/năm). Theo một số quan chức NHNN, lãi suất cho vay trung bình đối với các doanh nghiệp lớn thường vào khoảng 9-9,5%. Chúng tôi tự hỏi liệu có thể đúng như vậy không vì chênh lệch lãi suất tại phân đoạn chính này chắc chắn sẽ dưới 100 điểm cơ bản và sẽ còn giảm một cách nhanh chóng. Chúng tôi nghi ngờ rằng, mức lãi suất trung bình đối với cho vay các doanh nghiệp lớn phải gần 10% (mặc dù thấp hơn đối với các ngân hàng quốc doanh). Nhưng với sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, áp lực để giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp lớn sẽ tăng vì các ngân hàgn phải cạnh tranh với các thị trường vốn để duy trì các khách hàng doanh nghiệp lớn của mình. Các doanh nghiệp lớn hơn có thể phát hành trái phiếu với mức lãi suất khoảng 9,5-10%, thấp hơn so với mức lãi suất của nhiều ngân hàng. Lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2006 và 2007 vì chu kỳ lãi suất toàn cầu phản ứng lại việc Nhật Bản không áp dụng mức lãi suất 0% nữa và lạm phát gia tăng ở tất cả mọi nơi. Nếu các ngân hàng Việt Nam không thể áp dụng mức lãi suất cao hơn đối với khách hàng của mình thì chênh lệch và biên sẽ bị thu hẹp. Phát triển các thị trường vốn Các ngân hàng cần nhiều vốn cấp 2 hơn và việc phát hành trái phiếu sẽ giúp họ bổ sung nguồn vốn cấp 2 của mình. Tuy nhiên, với thị trường trái phiếu còn đang ở giai đoạn phôi thai như hiện nay thì các ngân hàng vẫn còn rất nhiều hạn chế về năng lực để có thể tăng nguồn vốn của mình nhằm nhanh chóng đạt được hệ số an toàn vốn là 8%. Vietcombank đã phát hành trái phiếu trong nước vào tháng 12 và BIDV gần đây cũng đã phát hành một đợt trái phiếu trong nước. Trái phiếu của cả hai ngân hàng này đều được các nhà đầu tư đón nhận nhưng cần phải có nhiều đợt phát hành trái phiếu hơn nữa vì tất cả các ngân hàng Việt Nam đều ở trong tình trạng là thiếu vốn triền miên. Chúng ta vẫn chưa có một cơ sở hạ tầng phù hợp để phát triển thị trường trái phiếu. HSSCB chỉ đang cung cấp một chương trình xếp hạng thí điểm nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiềm năng đánh giá một cách chính xác mức độ xứng đáng đầu tư của các tổ chức phát hành trái phiếu khác nhau. Fitch và Moody’s cũng đã bắt đầu cung cấp các loại hình dịch vụ này với việc xếp hạng Sacombank và BIDV. Tuy nhiên, các dịch vụ xếp hạng rất tốn kém chi phí và cần phải có một cơ quan trong nước chuyên cung cấp những loại dịch vụ này ở mức giá mà các ngân hàng có thể trang trải được. 26 VinaCapital
  27. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Một rào cản khác nữa nằm ở các hướng dẫn lãi suất đối với tất cả các kỳ đáo hạn của đường cong lãi suất. Điều này làm hạn chế khả năng chấp nhận rủi ro và triệt tiêu khả năng tiếp cận thị trường để phát hành trái phiếu của các ngân hàng nhỏ hơn hoặc yếu hơn trong khi vẫn bù đắp cho mức độ rủi ro cao hơn bằng cách đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn hơn. Hiện nay, lãi suất của trái phiếu kỳ hạn 5 năm vào khoảng 8,75%, kỳ hạn 10 năm là 8,95% và kỳ hạn 15 năm là 9,25%. Chính phủ đang đề xuất không áp dụng những hướng dẫn này; tuy nhiên, chừng nào các hướng dẫn này còn tồn tại, các thị trường trái phiếu sẽ chỉ có thể là nguồn tài trợ của phần lớn các ngân hàng TMCP có quy mô nhỏ hơn. Bảng 17: Hệ thống ngân hàng Việt Nam – Bảng tóm tắt và dự tính một số chỉ số. 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Dư nợ của các NH 4,5 4,8 5,6 6,8 8 10,2 13,3 17,4 20,3 24 28,3 33,7 39,6 (tỷ USD) Huy động của các NH 6,1 6,8 8,6 10,5 12,7 14,5 17,3 19,0 22,2 26,1 30,4 35,7 41,8 (tỷ USD) Tài sản của các NH 7,5 8,3 14 13,3 15,7 18,5 22,2 27,3 32,1 37,8 44,5 52,7 61,6 (tỷ USD) Tiền gửi không kỳ hạn 1,2 1,3 1,9 2,7 3,1 3,5 4,4 4,7 5,3 6,1 6,9 7,9 9,0 Tiền gửi kỳ hạn & tiết kiệm2,8 3,4 5,8 8,2 10,3 11,5 15,4 16,4 18,6 21,2 24,0 27,3 31,0 Dư nợ/Tài sản (%) 59,4 58,5 53,9 51 53,3 55,4 55,4 63,7 63,2 63,5 63,6 63,9 64,3 Dư nợ/Huy động (%) 73,1 70,7 64,9 64,7 65,9 70,5 70,5 91,6 91,4 92,0 93,1 94,4 94,7 Thu lãi ròng 0,1 0,2 0,2 0,3 0,4 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,1 1,2 Biên ròng 2 1,8 1,9 2 2,4 2,3 2,4 2,4 2,3 2,2 2,1 2 1,9 (Thu lãi ròng/Tài sản) (%) Mức độ tập trung của 10 95,9 96,6 96,4 96 95,8 95,78 95,75 NH theo tài sản (%) Nguồn: Economist Intelligence Unit 27 VinaCapital
  28. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Khái quát khu vực ngân hàng – Một thị trường ba cấp Bảng 18: Tổng Huy động Bảng 19: Tổng Dư nợ Hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể chia làm ba cấp riêng biệt” khu vực nhà nước, các ngân hàng cổ phần và các ngân hàng nước ngoài. Tính đến năm 2004, khu vực nhà nước kiểm soát hơn 75% thị trường tiền gửi và xấp xỉ 77% thị trường cho vay. Thị phần của khu vực nhà nước đã giảm môt chút vì thị phần của khu vực tư nhân được mở rộng thêm một chút. Các ngân hàng TMCP đã tăng thị phần của mình trên thị trường tiền gửi lên 13,2% trong năm 2004 trong khi thị phần của họ trên thị trường cho vay mới chỉ tăng lên 11,6%. Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa đầy đủ các số liệu về thị phần của ba khu vực nói trên trong năm 2005; tuy nhiên, tất cả các bằng chứng đều cho thấy thị phần của các ngân hàng quốc doanh đang bị thu hẹp dần. Điều này đặc biệt chính xác trong mảng tiền gửi VNĐ vì các ngân hàng cổ phần có khuynh hướng áp dụng cá mức lãi suất huy động hấp dẫn hơn dể hút thêm tiền. Tổng huy động của hệ thống ngân hàng đã tăng với một tỷ lệ trung bình hàng năm khoảng 25% giai đoạn 2000 – 2004 trong khi tốc độ tăng của tổng dư nợ tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 31,5% cũng trong giai đoạn nói trên. Trong năm 2005, các tỷ lệ tăng trưởng của dư nự đã giảm và chúng tôi tin rằng, tốc độ tăng trưởng của dư nợ trong năm 2005 chỉ vào khoảng 22,5% vì NHNN đã kìm hãm tăng trưởng tín dụng. Năm ngoái, tổng huy động tăng 25%. Tính đến thời điểm này của năm 28 VinaCapital
  29. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng 2006, tổng tiền gửi đã tăng 30% trong khi tốc độ tăng trưởng của tín dụng đã chững lại, chỉ vào khoảng 15%. Tổng huy động tăng trưởng với một tốc độ chóng mặt như vậy đã giúp cho các ngân hàng mở rộng quy mô tổng tài sản và lợi nhuận của mình với một tốc độ rất nhanh chóng ; điều này đạt được cũng nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và giá cả bất động sản, đặc biệt là trong giai đoạn 2001-2003. Điều này đã tạo điều kiện cho các ngân hàng TMQD xử lý vấn đề nợ xấu của mình với sự giúp đỡ hào phóng từ chính phủ. Một số chuyên gia bày tỏ mối lo ngại rằng sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn này sẽ làm tăng các khoản nợ xấu và vấn đề nợ xấu đó sẽ bùng nổ khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng. Bảng 20: Thị phần tiền gửi của các ngân hàng TMQD Bảng 21: Thị phần cho vay giữa các ngân hàng TMQD Bảng 22: Phân tích danh mục dư nợ của các ngân hàng TMQD theo ngành 29 VinaCapital
  30. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH Có năm ngân hàng quốc doanh và nói chung, cả năm ngân hàng này vẫn đang chi phối thị trường. Với việc kiểm soát 70% thị trường cho vay, năm “đại gia” này chia sẻ với nhau “tầng” cao nhất của thị trường ngân hàng. Tất cả những ngân hàng này hoạt động như là các vụ của ngân hàng trung ương, tách ra từ năm 1988 để hoạt động như các chủ thể độc lập trong lĩnh vực ngân hàng mặc dù trên thực tế các ngân hàng này vẫn chịu sự kiểm soát chặt chẽ. 5 ngân hàng đó là: 1) Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) – trước đây là vụ xuất khẩu và thương mại của NHNN. 2) Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Incombank) – trước đây là vụ công nghiệp của NHNN. 3) Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam (BIDV) – trước đây là vụ hạ tầng của NHNN. 4) Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (VBARD) – trước đây là vụ nông nghiệp của NHNN. 5) Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB) – một thành viên khá mới phụ trách tài trợ các dự án phát triển nhà. Cơ sở khách hàng hiện tại và do đó các điểm mạnh và điểm yếu của các ngân hàng này phản ánh gần như một cách tuyệt đối vai trò trước đây của họ trong ngân hàng nhà nước. Khu vực nhà nước đã tích lũy các khoản nợ xấu khổng lồ trong nhiều năm ngay sau khủng hoảng Châu Á; chính điều này đã dẫn đến việc chính phủ phải “bơm” vốn cho các ngân hàng của mình trong giai đoạn 2001-2003. Sau khi được chính phủ hỗ trợ vốn, các ngân hàng quốc doanh đã tăng trưởng một cách nhanh chóng về tiền gửi và tài sản. Các tổ chức như Ngân Hàng Thế Giới và các tổ chức khác đã hỗ trợ về mặt kỹ thuật nhằm tăng cường trình độ quản lý cũng như năng lực hoạt động của các ngân hàng. Mặc dù quá trình tái cấu trúc các ngân hàng TMQD trước khi cổ phần hóa đã đạt được những tiến bộ nhất định nhưng các tổ chức hỗ trợ vẫn xác định các lĩnh vực sau đây cần được hỗ trợ hơn nữa nhằm giúp các ngân hàng nhà nước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế: . Năng lực tài chính. . Tổ chức và quản trị. . Quản lý rủi ro và tài sản nợ. . Các sản phẩm và dịch vụ mới. . Các dịch vụ thông tin quản lý. . Xử lý nợ xấu. . Phát triển nguồn nhân lực. 30 VinaCapital
  31. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Nói cách khác là tất cả các lĩnh vực. Các bất cập trong những lĩnh vực này chỉ có thể được khắc phục thông qua các nhà đầu tư hoặc các cố vấn chiến lược; vấn đề đặt ra là liệu các nhà đầu tư sẽ sẵn lòng chuyển giao bao nhiêu kiến thức của mình nếu họ chỉ được sở hữu 10% (hoặc thậm chí 20%) cổ phần của một ngân hàng. Hiện nay, Vietcombank đã đi được nửa đường trong hành trình lựa chọn cố vấn hỗ trợ quá trình cổ phần hóa của họ và danh sách chỉ còn lại hai ngân hàng nước ngoài. Hy vọng Vietcombank sẽ sớm đưa ra quyết định của mình. Tăng trưởng tín dụng đã chững lại sau khi đã diễn ra với một tốc độ chóng mặt trong những năm 2001-2002 khi mà dư nợ tăng với tốc độ trung bình hằng năm hơn 30%. Chính phủ cảm thấy quá lo lắng trước tình trạng trên và đã phải “nhấn phanh”. Nhờ đó, tăng trưởng cho vay trong khu vực nhà nước đã giảm nhẹ xuống khoảng 20% và 27% trong năm 2003 và 2004. Trong năm 2005, khu vực nhà nước đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 20-25%. Bức tranh này có đôi chỗ không chính xác vì tất cả các ngân hàng trừ Agribank đều tiếp tục mở rộng các hoạt động tín dụng của mình. Phần lớn trong số đó là các khoản cho vay DNNN hoặc các đối tác đã được tư nhân hóa gần đây của họ. Ngành nông nghiệp và sản xuất chiếm hơn 40% tổng dư nợ; tuy nhiên thương mại và các ngành dịch vụ mới là ngành có tỷ trọng lớn nhất với 44%. Trong khi đó, huy động tăng trưởng với một tốc độ đều đặn với tốc độ trung bình hằng năm 20% trong hai năm trở lại đây mặc dù đã giảm đôi chút so với tốc độ tăng trưởng 30% trong những năm 2001 và 2002. Mặc dù kể từ đầu năm nay, áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực huy động ngày càng tăng nhưng khu vực nhà nước vẫn cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng của huy động nhằm đảm bảo thị phần của mình. Thiếu vốn – Thách thức lớn nhất Các ngân hàng này đều đối mặt với một thách thức lớn nhất là đến cuối năm 2010, phải có các hệ số an toàn vốn đạt trên 8%. Về cơ bản, họ cần tiền và rất nhiều tiền. Nếu việc huy động hoàn toàn dựa vào các thị trường vốn “mỏng manh” thì tất cả của cải cũng chẳng có ý nghĩa gì. Chính phủ từng phải nhúng tay vào để giúp các ngân hàng của mình trong giai đoạn 2001-2003 và sẽ phải “bơm” vốn thêm một lần nữa nếu không muốn mọi sự hỏng bét. May mắn thay họ đã có kế hoạch để giải quyết vấn đề này. Ngân hàng trung ương đang phác thảo kế hoạch “rót” 11 nghìn tỷ đồng (687 triệu USD) bằng tiền ngân sách cho ba ngân hàng trong giai đoạn 2006-2008. 31 VinaCapital
  32. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Incombank, BIDV và Agribank đều đã giở hết “võ” của mình. Theo ngân hàng trung ương, việc “bơm” vốn này chỉ đáp ứng được phần nào trong tổng số 25 nghìn tỷ (1,25 tỷ USD) mà các ngân hàng cần phải có để đảm bảo hệ số an toàn vốn đạt trên 8%. Phần còn lại (khoảng 700 triệu USD), ngoài khoản vay mềm 99 triệu USD của Ngân Hàng Thế Giới, sẽ được huy động từ các thị trường vốn trong các năm 2006-2008. Chúng tôi nghĩ rằng, con số này thấp hơn nhu cầu thực sự vì nó chưa tính đến tăng trưởng tín dụng và tài n trong tương lai. Theo các mô hình của chúng tôi, các ngân hàng quốc doanh sẽ phải huy động được 2-3 tỷ USD trước năm 2010 nếu họ muốn duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại và có các hệ số an toàn vốn đạt trên 8%. Đây quả là một khó khăn lớn và làm tăng xác suất các ngân hàng sẽ phát hành các công cụ huy động vốn lớn ngay sau khi niêm yết. Đương nhiên, sự xuất hiện của thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ là một hỗ trợ lớn. Trong 9 tháng vừa qua, Vietcombank và BIDV đã khai thác môi trường điều tiết “dễ thở” hơn nhằm huy động vốn trên các thị trường trái phiếu. BIDV đã phát hành một đợt trái phiếu kỳ hạn 10-15 năm với tổng giá trị là 2,2 nghìn tỷ (137,5 triệu USD). Trên thực tế, Vietcombank cũng vừa được phép phát hành một đợt trái phiếu không có khả năng chuyển đổi (lãi và gốc được thanh toán vào ngày đáo hạn) trong tương lai gần. Incombank và BIDV có quy mô vốn nhỏ nhất; hai ngân hàng này sẽ nhận được sự hỗ trợ lớn nhất từ chính phủ. Vấn đề với các nhà đầu tư là phải tính toán được tác động của việc “pha loãng” đối với tất cả cổ phiếu/ trái phiếu của các ngân hàng trong qua trình định giá. Không cần phải bàn về tác động đối với thị trường vì đến nay, các ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên cả thị trường niêm yết lẫn thị trường giao dịch phi tập trung. Tương lai Khu vực nhà nước đang dần để tuột thị phần của mình vào tay các ngân hàng tư nhân và các ngân hàng nước ngoài. Đặt trong bối cảnh khu vực ngân hàng đang tăng trưởng một cách hết sức nhanh chóng, điều này hiện nay có vẻ chưa rõ ràng lắm nhưng chúng tôi tin rằng khuynh hướng này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn sau năm 2010. Trong vòng bốn năm (2000-2004), thị phần tiền gửi của khu vực nhà nước đã giảm từ 80% xuống 75% trong khi thị phần thị trường cho vay cũng giảm từ 79% xuống 76,9%. Với tốc độ này, mỗi năm khu vực nhà nước đang để mất 0,5% thị phần thị trường cho vay và 1% thị phần thị trường tiền gửi. Chúng tôi vẫn chưa có số liệu của năm 2005 nhưng các số liệu chưa chính thức cho thấy khuynh hướng này vẫn đang tiếp tục. Một trong số các điểm yếu của các ngân hàng quốc doanh (trừ Vietcombank) là không tập trung vào các mảng thị trường đang tăng trưởng một cách nhanh chóng như cho vay DNVVN và các thị trường bán lẻ. Do không có chuyên môn và thậm chí không hứng thú 32 VinaCapital
  33. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng với các mảng thị trường này, các ngân hàng quốc doanh đã chậm chân trong việc khai thác các cơ hội mà mạng lưới chi nhánh rộng lớn cũng như hệ thống phân phối trên toàn quốc của họ hoàn toàn có thể mang lại. Chúng tôi tin rằng, đến nay Vietcombank vẫn là ngân hàng thành công nhất và sẽ dần giành lấy thị phần của bốn ngân hàng quốc doanh còn lại và trở thành người dẫn đầu thị trường tại Việt Nam. Vietcombank (VCB) Bảng 23: Mô hình lợi nhuận – Vietcombank Tăng/ Tăng/ 2006 Tăng/ 2007 Tăng/ 2004 Giảm 2005 Giảm Giảm Giảm cùng kỳ cùng kỳ (ước tính) cùng kỳ (ước tính) cùng kỳ Doanh số 5.284.529 9,18% 7.320.490 38,53% 14.142.616 40,03% 19.803.327 40,03% (triệu đồng) Lợi nhuận trước thuế 1.498.585 70,91% 1.759.883 17,44% 4.102.237 53,38% 6.398.981 55,99% (triệu đồng) Lợi nhuận ròng (triệu 1.103.813 79,40% 1.292.553 17,10% 3.199.745 59,99% 5.119.185 59,99% đồng) Biên lãi sau 28,36% 24,04% 29,01% 32,31% thuế Biên lãi 20,89%0 17,66% 22,62% 25,85% ròng ROE 15,80% 14,28% 27,46% 32,38% Nguồn vốn 8.051.755 10.051.755 13.251.500 18.370.685 Nguồn: VinaCapital Bảng 24: Phân tích dư nợ của VCB theo ngành (Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB) 33 VinaCapital
  34. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Bảng 5: Tỷ trọng Nợ xấu của Vietcombank (Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB) Vietcombank là ngân hàng quốc doanh lớn nhất và được quản lý tốt nhất . VCB đã đạt được mức biên cao nhất và có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận hơn 50% trong vòng hai năm tới . VCB đang có kế hoạch vào Quý II năm 2007 . VCB dẫn đầu trên cả hai mảng thị trường là thị trường bán lẻ và thị trường doanh nghiệp tại Việt Nam. . VCB chỉ đứng thứ hai sau Agribank về thị phần trên thị trường tiền gửi và thị trường cho vay. . ROE đạt 22,1% và tỷ lệ nợ xấu hiện tại là 2,5%. Quy mô tổng tài sản của Vietcombank đạt 136,7 nghìn tỷ (8,68 tỷ USD) và ROE đạt 22% vào tháng 12/2005. Vietcombank là ngân hàng quốc doanh lớn nhất và được quản lý tốt nhất. Hoạt động lõi là tập trung vào các giao dịch ngoại hối, thương mại và cấp các khoản tài trợ dài hạn cho các DNNN lớn nhất. Vietcombank chiếm 1/3 các giao dịch thanh toán tại Việt Nam; lĩnh vực hoạt động truyền thống của Vietcombank bao gồm tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế. Ngân hàng này cũng chi phối thị trường ngoại hối liên ngân hàng. VCB cũng chủ động trên mảng thị trường bán lẻ, phát hành thẻ ghi có, thẻ ghi nợ, 34 VinaCapital
  35. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng cung cấp các khoản vay có tài sản đảm bảo và các dịch vụ ngoại hối. VCB là ngân hàng có đầy ddur các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2004, VCB có tổng số 26 chi nhánh lớn, 41 chi nhánh nhỏ và 47 phòng giao dịch (theo các số liệu được công bố gần đây nhất). VCB cũng có một công ty tài chính, một công ty chứng khoán, một công ty cho thuê và một công ty quản lý tài sản. VCB cũng có cổ phần tại hai công ty bảo hiểm, bảy ngân hàng, ba công ty bất động sản và một quỹ tín dụng. VCB chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các khoản cho vay các DNNN có chất lượng hoạt động tốt nhất, chủ yếu là các ngành liên quan đên xuất khẩu. Các khách hàng lớn bao gồm Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN0 và các công ty đóng tàu khổng lồ như Vinashin. Danh sách khách hàng doanh nghiệp của VCB bao gồm phần lớn các công ty có kết quả hoạt động tốt của nhà nước hoặc các công ty đã cổ phần hóa. Cụ thể, Vietcombank có phần vốn lớn nhất trong các khoản cho vay hợp vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng các nhà máy tinh chế/ tinh lọc. VD: ngân hàng này đã cam kết cấp một khoản vay 250 triệu USD để tài trợ cho nguồn vốn còn thiếu hụt của nhà máy lọc dầu tại Dung Quất. Đây là một cam kết bổ sung vì mức đầu tư dự kiến 1,2 tỷ USD ban đầu đã gấp đôi. Vietcombank cũng góp phần lớn nhất trong khoản vay hợp vốn 42 nghìn tỷ đồng (2,7 tỷ USD) được tài trợ bởi bốn ngân hàng cho EVN để xây dựng các nhà máy điện giai đoạn 2006-2010. Khoản tài trợ này gấp bốn lần dư nợ của EVN tại Vietcombank giai đoạn 2001-2005 và biến EVN thành khách hàng lớn nhất của VCB. Sự phát triển của thị trường trái phiếu trong tương lai sẽ thay đổi mô hình hoạt động của VCB vì VCB sẽ dàn xếp và bảo lãnh các đợt phát hành trái phiếu thông qua các công ty chứng khoán thay vì cho vay trực tiếp các khoản vay lớn cho những công ty này. Biên không phải là công cụ sinh lợi chính của ngân hàng này và chúng tôi không nghĩa rằng các biên lãi của VCB sẽ bị thu hẹp vì VCB đã chuyển trọng tâm từ việc chỉ cho vay hợp vốn sang kết hợp cho vay và bảo lãnh trái phiếu. Lợi nhuận của VCB trong quý đầu tiên tăng lên 1 nghìn tỷ (64,3 triệu USD) – tăng khoảng 42,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng dư nợ đạt 53.357 tỷ đồng (3,3 tỷ USD), giảm 5%. Tính đến cuối quý I, tổng tài sản đạt 9,3 tỷ USD. Mục tiêu của VCB là lợi nhuận sau thuế của năm 2006 đạt 4,1 nghìn tỷ (256 triệu USD) và biên lãi trước thuế đạt 29%. Ngân hàng này đang cố gắng cải thiện chất lượng danh mục cho vay của mình trước khi niêm yết và phát triển mảng thị trường bán lẻ. Do đó, lợi nhuận và các biên của VCB sẽ tiếp tục tăng trong năm 2007. 35 VinaCapital
  36. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Trong khoảng 5 năm trở lại đây, chất lượng hoạt động của Vietcombank đã được cải thiện một cách rất đáng ghi nhận. Các biên và ROE đã phục hồi một cách nhanh chóng kể từ năm 2002 tức là thời điểm ROE ở mức thấp nhất (dưới 7,5%). Chính phủ đã giúp ngân hàng này “dọn dẹp” danh mục cho vay của mình; đây cũng là chính là lý do chính dẫn đến sự phục hồi mạnh mẽ của VCB; tuy nhiên, chúng tôi có thể nói một cách trung thực rằng, ngân hàng này đã thực sự rất nỗ lực tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và quản lý. VCB đã thành lập Ban Quản lý Rủi ro (QLRR) và Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALCO) để quản lý danh mục rủi ro của ngân hàng và hy vọng có thể tránh không lặp lại một số sai lầm trong quá khứ. Giống như tất cả các ngân hàng quốc doanh khác, VCB đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các tổ chức như Ngân hàng Thế giới nhằm xây dựng khung quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn. Dư nợ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 55% mỗi năm trong sáu năm trở lại đây; gần đây cũng đã chững lại vì ngân hàng cố gắng trong sạch hóa danh mục của mình trước khi niêm yết. Tỷ trọng dư nợ/ huy động của VCB đạt khoảng 60% - đây cũng đồng thời là mức trung bình của ngành. Theo ngân hàng này, phần lớn gánh nặng nợ xấu đã được giải quyết trong khoảng hơn 5 năm trở lại đây. Trong tổng số khoảng 5,6 nghìn tỷ đồng (354 triệu USD) nợ xấu tính đến tháng 12/2005, 4,41 nghìn tỷ đồng (277 triệu USD) đã được xử lý theo chương trình cổ phần hóa. Theo định nghĩa tiêu chuẩn về nợ xấu mới nhất của NHNN theo Quyết định 493, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank chỉ khaỏng 2,6% tính đến cuối Quý I/2006. Theo các tiêu chuẩn quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu của VCB trên thực tế có thể gấp đôi con số trên. Kể cả như vậy thì tình hình hoạt động của VCB vẫn tốt hơn rất nhiều so với các ngân hàng quốc doanh khác. Tính đến tháng 12/2004, hệ số an toàn vốn của Vietcombank đạt khoảng 7% tính toán theo Các Tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam (VAS). Tuy nhiên, theo Các Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (được coi là hợp lý hơn), hệ số an toàn vốn của Vietcombank chỉ vào khoảng 4,4%. Nguồn vốn cổ đông của Vietcombank (Vốn điều lệ, quỹ dự trữ và lợi nhuận giữ lại) đạt khoảng 7,8 nghìn tỷ đồng (487,5 triệu USD), tính đến tháng 12/2004. Trong các năm 2002 và 2003, ngân hàng này đã nhận được khoản hỗ trợ của chính phủ trị giá 2 nghìn tỷ 36 VinaCapital
  37. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng đồng (125 triệu USD) dưới hình thức “trái phiếu đặc biệt”. Từ đó đến nay, VCB đã huy động vốn qua các thị trường trái phiếu. Vietcombank đã phát hành một đợt trái phiếu chuyển đổi với tổng trị giá là 1,34 nghìn tỷ đồng (84,4 triệu USD) vào hồi cuối tháng 12 cho cả nhà đầu tư tổ chức lẫn nhà đầu tư bán lẻ. Trái phiếu kỳ hạn 7-8 năm với mức lãi suất 6%. Trái phiếu của VCB có thể sẽ lại lên sàn trong tháng này. Sau khi được cổ phần hóa vào năm tới, những người sở hữu trái phiếu chuyển đối có thể trở thành cổ đông của ngân hàng. 37 VinaCapital
  38. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Incombank Bảng 26: Mô hình lợi nhuận – Incombank Tăng/ Tăng/ 2006 Tăng/ 2007 Tăng/ 2004 Giảm 2005 Giảm cùng Giảm Giảm cùng kỳ kỳ (ước tính) cùng kỳ (ước tính) cùng kỳ Doanh số 8.120.031 33,56% 10.845.510 55,00% 14.485.793 33,56% 19.347.932 33,56% (triệu đồng) Lợi nhuận trước thuế 253.024 13,37% 717.333 183,50% 1.015.367 41,55% 1.437.226 41,55% (triệu đồng) Lợi nhuận ròng (triệu 206.869 1,00% 538.000 160,07% 761.525 42,00% 1.077.920 41,55% đồng) Biên lãi sau 3,62% 6,61% 7,01% 7,43% thuế Biên lãi 2,55% 4,96% 5,26% 5,57% ròng ROE 4,57% 10,39% 13,07% 7,99% Nguồn vốn 4.908.773 5.446.773 6.208.298 7.286.218 Nguồn: VinaCapital Bảng 27: Phân tích Dư nợ của ICB theo ngành NGÀNH 2002 2003 2004 Công nghiệp 34% 36% 33% Xây dựng và giao thông vận tải 25% 19% 25% Thương mại và dịch vụ 21% 20% 22% Nông nghiệp và các ngành khác 21% 25% 20% Bảng 28: Cơ cấu cho vay của ICB LOẠI 2002 2003 2004 Cho vay trung và dài hạn 45% 51% 44% Cho vay ngắn hạn 55% 49% 56% 38 VinaCapital
  39. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Bảng 29: Cơ cấu tiền gửi ICB LOẠI 2002 2003 2004 Tiền gửi trung và dài hạn 44% 41% 41% Tiền gửi ngắn hạn 56% 59% 59% 39 VinaCapital
  40. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Bảng 30: Phân tích Dư nợ của ICB theo loại tiền LOẠI 2002 2003 2004 VNĐ 84% 83% 86% Ngoại tệ 16% 17% 14% . Trong 5 năm trở lại đây, chất lượng hoạt động của Incombank đã được cải thiện một cách rất đáng ghi nhận với sự hỗ trợ của chính phủ. . Tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống 2,18% và hệ số an toàn vốn đạt khoảng 6,07% vào cuối tháng 12 năm ngoái. . Doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng rất mạnh (55%) năm ngoái với lợi nhuận tăng 183%. . Năm nay, Incombank sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng rất khả quan và có thể niêm yết sớm nhất là năm 2008. Incombank – “Kẻ tàn phế” 5 năm trước đây – nay đã trở thành một ngân hàng khá bảo thủ. Được thành lập vào năm 1988, Ngân hàng Công Nghiệp và Thương Mại Việt Nam (Incombank) có 134 chi nhá, 5000 phòng giao dịch và phòng tiết kiệm tại hầu khắp các tỉnh thành và trung tâm thương mại. Sau cuộc khủng hoảng châu Á, ngân hàng đã bị sa lầy trong nợ xấu với công tác quản lý yếu kém; tuy nhiên, với sự hỗ trợ của chính phủ, Incombank đã bước qua được giai đoạn này. Hệ số an toàn vốn của ngân hàng đã được nâng lên mức 6,07% vào cuối năm 2005; tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ là 2,18%. Incombank cung cấp các dịch vụ nhận tiền gửi, tiết kiệm, các sản phẩm tín dụng ngắn và trung hạn, cho vay hợp vốn, cho thuê tài chính, bảo lãnh khoản vay, chuyển tiền ra nước ngoài, các dịch vụ thẻ tín dụng, séc du lịch, kinh doanh ngoại hối và chứng khoán. Cơ sở khách hàng chính của Incombank là các DNNN trong lĩnh vực công nghiệp nặng; tuy nhiên, ngân hàng này đang mở rộng sang các lĩnh vực khác. Trong năm 2005, tổng tài sản của Incombank đạt mức tăng trưởng 28,2%, đạt 7,27 tỷ USD; tổng dư nợ đạt mức tăng trưởng 18,3%, đạt 4,7 tỷ USD. Dự kiến, doanh thu sẽ đạt mức tăng trưởng 33%, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận ròng sẽ đạt mức tăng trươngr 42% trong năm năm 2006. 40 VinaCapital
  41. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Nhu cầu bức thiết nhất của Incombank hiện nay là nâng cao các biên và huy động vốn để đảm bảo hệ số an toàn vốn sẽ đạt trên 8%. Năm ngoái, tăng trưởng dư nợ đạt 18%, đạt 75 nghìn tỷ đồng (4,68 tỷ USD) trong khi tổng tài sản tăng 28%, đạt 116 nghìn tỷ đồng (7,25 tỷ USD). Nếu tính theo ngành thì ngành công nghiệp chiếm 33% danh mục cho vay, giao thông vận tải và xây dựng chiếm 22% trong danh mục cho vay. Các khoản cho vay này thường tập trung vào vào các DNNN trong lĩnh vực công nghiệp nặng hoặc các công ty xây dựng trong nước; phần lớn các khoản nợ thường có mức lãi suất ưu đãi hoặc thấp hơn mức lãi suất trên thị trường. Trên thực tế, tỷ trọng các khoản cho vay của các ngành/ đối tượng truyền thống này của Incombank chỉ dưới BIDV; điều đó giải thích tại sao các mức biên lãi của Incombank đều dưới mức trung bình. Một vấn đề nữa cũng rất đáng lo ngại là các khoản vay bằng ngoại tệ chiếm một tỷ lệ khá lớn; tuy nhiên, tỷ lệ này cũng đang giảm. Incombank sẽ được nhận sự hỗ trợ từ chính phủ trong vòng hai năm tới; quy mô của đợt hỗ trợ này sẽ nhỏ hơn hỗ trợ của chính phủ đối với BIDV và Agribank vì một lý do rất đơn giản là tình hình hoạt động của Incombank khả quan hơn hai ngân hàng trên. Tỷ trọng nợ xấu đã giảm từ 3,5% xuống 2,18% và mặc dù các con số này không phản ánh toàn bộ tình hình nhưng nó cũng minh họa được những tiến bộ mà Incombank đạt được gần đây. Trong năm 1998, nợ xấu của Incombank vào khoảng 10 nghìn tỷ đồng (625 triệu USD); trong đó, nợ xấu chờ xóa sổ hoặc xử lý là 8,9 nghìn tỷ đồng (552 triệu USD) kể từ năm 2001. Khoảng một nửa trong số đó (5 nghìn tỷ đồng) đã được giải quyết trong năm 2004, giúp ngân hàng giảm nợ xấu xuống mức có thể kiểm soát được. Nợ xấu trước năm 2000 hầu như đã được xóa sổ triệt để. Trước khi chúng ta kỷ niệm sự kiện đáng mừng này, cần lưu ý rằng chính phủ đã “hứng” khoản nợ xấu đó thông qua một số đợt hỗ trợ vốn giúp ngân hàng này nâng quy mô vốn điều lệ gấp ba lần. Quản lý rủi ro và quản trị doanh nghiệp vẫn là các vấn đề đáng lo ngại – điều này đã được chứng minh thông qua các sự kiện gần đây của ngân hàng này. Cá Agribank và Incombank đều bị lỗ do đầu cơ trên thị trường ngoại hối và cho vay cầm cố chứng khoán. Mặc dù khoản lỗ của Incombank chỉ vào khoảng 85,6 tỷ đồng (tức là hoàn toàn trong tầm kiểm soát của ngân hàng) nhưng nó nói lên những yếu kém trong công tác kiểm soát nội bộ của cả hai ngân hàng. 41 VinaCapital
  42. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Tóm lại, Incombank là một “sản phẩm dở dang” – mặc dù đã đạt rất nhiều tiến bộ kể từ năm 1998 đến nay nhưng Incombank còn phải đi một chặng đường rất dài mới có thể theo kịp được Vietcombank. 42 VinaCapital
  43. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng BIDV Bảng 31: Mô hình lợi nhuận – BIDV Tăng/ Tăng/ 2006 Tăng/ 2007 Tăng/ 2004 Giảm 2005 Giảm cùng Giảm Giảm cùng kỳ kỳ (ước tính) cùng kỳ (ước tính) cùng kỳ Doanh số 6.991.713 25,60% 8.858.923 26,62% 11.337.741 28,00% 14.731.264 30% (triệu đồng) Lợi nhuận trước thuế 222.286 46,78% 295.878 33,11% 399.435 35,00% 495.300 24% (triệu đồng) Lợi nhuận ròng (triệu 38.338 45,25% 114.992 199,94% 192.037 67,00% 307.259 60% đồng) Biên lãi sau 3,86% 3,89% 3,52% 3,36% thuế Biên lãi ròng 0,67% 1,51% 1,69% 2,09% Nguồn: VinaCapital Bảng 32: Phân tích dư nợ của BIDV theo loại hình doanh nghiệp LOẠI 2002 2003 2004 2005 DN có vốn đầu tư nước ngoài 1,70% 1,90% 3,00% 3,00% DN ngoài quốc doanh & các loại hình DN khác 26,80% 31,20% 32,00% 45,00% DNNN 71,50% 69,90% 65,00% 52,00% Bảng 33: Phân tích dư nợ của BIDV theo ngành LOẠI 2002 2003 2004 2005 Xây dựng 43,95% 42,38% 45,36% 36,50% Điện, dầu khí & nước 7,91% 4,98% 3,77% 9,00% Thương mại & dịch vụ 10,57% 10,60% 14,01% 15,00% Nông nghiệp, lâm nghiệp & ngư nghiệp 11,59% 13,74% 14,33% 14,50% Sản xuất và khai thác mỏ 3,97% 7,95% 17,45% 9,20% Khác 0,1201 0,1035 0,0508 0,058 43 VinaCapital
  44. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng . BIDV là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất – 10,49% – và các biên lãi thấp nhất – 3,89%. . Tăng trưởng doanh thu đạt hơn 25% và tăng trưởng lợi nhuận đạt khoảng 35%. . BIDV là ngân hàng đầu tiên được Moody’s xếp hạng và đã phát hành 3,25 nghìn tỷ đồng trái phiếu. . BIDV cần phải nỗ lực rất nhiều để tăng các biên lãi trước khi cổ phần hóa trong năm tới. . BIDV sẽ được chính phủ hỗ trợ vốn trước khi niêm yết. Bảng 34: Cơ cấu tín dụng của BIDV – Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV Bảng 35: Tỷ lệ nợ xấu của BIDV – Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV Tổng tài sản của BIDV đạt 131,8 nghìn tỷ đồng và ROE đạt 10,5% tính đến tháng 12/2005. Hệ số an toàn vốn đã tăng từ 2,16% trong năm 2001 lên 6,18% trong năm 2005. Ngân hàng này có kế hoạch cổ phần hóa trong năm tới và nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đó, BIDV đã mua dịch vụ xếp hạng của Moody’s và gần đây đã phát hành trái phiếu. Ngân hàng đã đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ và tăng trưởng tài sản vượt 20% trong giai 44 VinaCapital
  45. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng đoạn 2006-2010. Một điều rất thú vị là mặc dù có tỷ suất sinh lợi rất thấp và tỷ lệ nợ xấu cao nhưng ngân hàng này vẫn đặt ra các mục tiêu lợi nhuận kém rõ ràng. Trong lịch sử, BIDV từng là ngân hàng chính tài trợ cho các dự án lớn vì ngân hàng này tiếp nhận phần lớn các khách hàng có vấn đề và có dư nợ lớn hơn Vietcombank nhưng lợi nhuận còn chưa bằng 1/10 Vietcombank. BIDV có khuynh hướng tập trung vào các dự án trung và dài hạn cho vay DNNN. BIDV cho biết về kế hoạch niêm yết của mình trên thj trường trong năm tới hoặc cuối năm 2008 là muộn nhất. Nhằm chuẩn bị cho việc niêm yết, ngân hàng đã phát hành trái phiếu chuyển đổi và đã được Moody’s xếp hạng. Cơ quan xếp hạng đã ước tính tỷ suất sinh lợi của tài sản điều chỉnh theo rủi ro ở mức thấp (2,7%) và xếp hạng sức mạnh tài chính của BIDV ở mức E. Tuy nhiên, tiền gửi VNĐ của BIDV được xếp hạng Ba1 và tiền gửi ngoại tệ được xếp hạng B1 – bằng với các ngân hàng Trung Quốc tương tự. Mức xếp hạng này sẽ được cập nhật hàng năm. Theo cách tính chính thống, tính đến tháng 12/2005, tỷ trọng nợ xấu của BIDV là 10,49%. Con số này cao hơn rất nhiều so với năm 2004 do nợ xấu được định nghĩa lại theo Quyết định 493. Trên thực tế, tỷ trọng nợ xấu còn cao hơn mức nói trên rất nhiều khiến BIDV trở thành ngân hàng quốc doanh yếu kém nhất. Để xử lý vấn đề nợ xấu, BIDV đã trích lập quỹ dự phòng quản lý khoảng 5 nghìn tỷ đồng (314,4 triệu USD) tính đến tháng 12/2005. BIDV rõ ràng là ngân hàng yếu kém nhất trong khối các ngân hàng quốc doanh và cũng là một ví dụ thuyết phục nhất về cái gọi là bảng cân đối tài sản có vấn đề. Ngân hàng đã tái cấu trúc khoản vay 1 nghìn tỷ đồng (65,7 triệu USD) cho bảy công ty xây dựng và kinh doanh bất động sản lớn nhất; nhưng đây chỉ là một phần trong các số khoản nợ nghi ngờ. Tổng dư nợ của BIDV đối với ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản phải vào khoảng 2,8 nghìn tỷ đồng (176,1 triệu USD). Nhìn chung, ngành xây dựng chiếm khoảng 26% danh mục cho vay trong năm 2005 – đó cũng đồng thời là ngành có tỷ trọng lớn nhất. Ngành xi măng cũng chiếm khoảng 4,9% danh mục cho vay. Nếu chất lượng xấu danh mục cho vay và tỷ suất lợi nhuận thấp là một vấn đề thì thiếu vốn cấp 2 là một vấn đề khác. Để giải quyết vấn đề này, gần đây BIDV đã phát hành trái phiếu kỳ hạn 10-12 và 15 năm với tổng trị giá 3,25 nghìn tỷ (204,4 triệu USD). Trong năm sau, Agribank và BIDV sẽ được nhận hỗ trợ từ chính phủ và chúng tôi cho rằng, chính phủ sẽ “rót” khoảng 3-4 nghìn tỷ đồng (187,5-250 triệu USD). Không đủ để giải quyết các vấn đề của BIDV. 45 VinaCapital
  46. 15/08/2006 Báo cáo về lĩnh vực ngân hàng Vấn đề thực sự mà BIDV phải đối mặt là chất lượng quản lý và làm thế nào để không có thêm các khoản nợ xấu từ các khu vực có độ rủi ro cao như ngành xây dựng. BIDV sẽ phải đưa ra những quyết định cứng rắn và có thể sẽ giảm quy mô tài trợ đối với một số khách hàng truyền thống. Điều này sẽ tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử của BIDV. Từ giờ cho đến lúc đó, ngân hàng này lúc nào cũng ở trong tình trạng rất dễ bị tác động bởi bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế nào. Nói một cách công bằng thì BIDV đã có những nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng thông tin cung cấp ra bên ngoài; họ đã cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin hơn bất cứ ngân hàng nào. Chiến lược của họ là không che giấu bất kể điều gì và mong rằng các nhà đầu tư sẽ mang lại cho họ cái mà họ muốn sau khi đã đã đưa ra những quyết định chính xác trên cơ sở những nghi ngờ hợp lý về chất lượng hoạt động của họ - điều này đặc biệt có lợi trong bối cảnh chất lượng thông tin tồi tệ như hiện nay. BIDV có vẻ là ngân hàng dễ bị “tổn thương” nhất trong số các ngân hàng chính tại Việt Nam và cần được theo dõi một cách thận trọng, đặc biệt nếu các mức lãi suất tăng cao. Bảng 10: Xếp hạng của Moody’s cho BIDV trong năm 2006 Xếp hạng tín dụng Sức mạnh Tiền gửi Ngoại tệ Trái phiếu Trái phiếu tài chính VNĐ VNĐ ngoại tệ BIDV Ba1 B1 Ba1 Ba3 E VBARD (Agribank) Bảng 11: Mô hình lợi nhuận – VBARD Tăng/ Tăng/ 2006 Tăng/ 2007 Tăng/ 2004 Giảm 2005 Giảm Giảm Giảm cùng kỳ cùng kỳ (ước tính) cùng kỳ (ước tính) cùng kỳ Doanh số 16.891.176 30,13% 21.980.330 30,13% 28.602.800 30,13% 37.220.559 30,13% (triệu 46 VinaCapital