Nghiên cứu tác động của việc hạ lãi suất lên thị trường tài chính Việt Nam từ 2012 đến nay

pdf 39 trang phuongnguyen 2620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu tác động của việc hạ lãi suất lên thị trường tài chính Việt Nam từ 2012 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tac_dong_cua_viec_ha_lai_suat_len_thi_truong_tai.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu tác động của việc hạ lãi suất lên thị trường tài chính Việt Nam từ 2012 đến nay

  1. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HẠ LÃI SUẤT LÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TỪ 2012 ĐẾN NAY ThS. Nguyễnn Thị Lan Anh Khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Tóm tắt Từ 2005, lãi suất ngân hàng tăng liên tục đến 2011; thị trường đón nhận nhiều sóng gió không ngừng biến động và những xáo trộn từ những thỏa thuận ngầm, những giao dịch ủy thác. Từ 2012, Ngân hàng Nhà nước đã siết chặt lãi suất, ban hành chính sách giảm lãi suất huy động xuống mức 7.5% với mục tiêu vực dậy nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại đồng loạt hạ lãi suất xuống mức thấp và như vậy sẽ dễ dàng dính bẫy thanh khoản, rồi lại lao vào cuộc đua lãi suất mới để bù đắp thanh khoản. Như vậy, đây là vấn đề cần được cân nhắc cẩn trọng, là bước đi cho việc lãi suất trở về đúng với lãi suất thị trường nhằm tháo gỡ những khó khăn hiện tại trong nền kinh tế nước ta. Từ khóa: lãi suất, thị trường tài chính, 1. Cơ sở lý thuyết 1.1 Khái niệm và ý nghĩa của lãi suất Trong nền kinh tế thị trường lãi suất là một trong những biến số được theo dõi một cách chặt chẽ nhất bởi nó quan hệ mật thiết đối với lợi ích kinh tế của từng người trong xã hội. Lãi suất tác động đến quyết định của mỗi cá nhân: chi tiêu hay tiết kiệm để đầu tư. Sự thay đổi lãi suất có thể dẫn tới sự thay đổi quyết định của mỗi doanh nghiệp: vay vốn để mở rộng sản xuất hay cho vay tiền để hưởng lãi suất, hoặc đầu tư vào đâu thì có lợi nhất. Thông qua những quyết định của các cá nhân, doanh nghiệp lãi suất ảnh hưởng đến mức độ phát triển cũng như cơ cấu của nền kinh tế đất nước. Tóm lại, lãi suất là tỷ lệ % giữa khoản tiền người đi vay phải trả thêm cho người cho vay trên tổng số tiền vay đầu một thời hạn nhất định để được sử dụng tiền vay đó. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có thể chia lãi suất ra làm nhiều loại. Tuy nhiên có một số loại lãi suất cơ bản sau: - Lãi suất cơ bản: là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước đưa ra để các ngân hàng thương mại căn cứ vào đó để hình thành lãi suất kinh doanh của mình. - Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng.
  2. - Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi NHTW cho các ngân hàng trung gian vay dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa thanh toán của các ngân hàng này. - Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng. - Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm xem xét, mà chưa loại trừ yếu tố lạm phát. - Lãi suất thực: là số lãi mà người vay phải trả tính theo hàng hoá và dịch vụ thực tế (đã được loại trừ yếu tố lạm phát). 1.2 Vai trò của lãi suất a. Lãi suất với quá trình huy động vốn. Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý đảm bảo nguyên tắc: lãi suất phải bảo tồn được giá trị vốn vay, đảm bảo tích luỹ cho cả người cho vay và người đi vay. Cụ thể: + Tỷ lệ lạm phát< lãi suất tiền gửi < lãi suất tiền vay < tỷ suất lợi nhuận bình quân. + Lãi suất ngắn hạn < lãi suất dài hạn (đối với cả tiền gửi và tiền vay). b. Lãi suất với quá trình đầu tư Quá trình đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định được thực hiện khi mà họ dự tính lợi nhuận thu được từ tài sản cố định này nhiều hơn số lãi phải trả cho các khoản đi vay để đầu tư. Do đó khi lãi suất xuống thấp các hãng kinh doanh có điều kiện tiến hành mở rộng đầu tư và ngược lại. Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ, hàng hoá ứ đọng và xuống giá, có dấu hiệu thừa vốn và áp lực lạm phát thấp cần phải hạ lãi suất vì nguyên tắc cơ bản là lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của đầu tư, sự chênh lệch này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư. c. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm: Khi lãi suất thấp chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay nhiều cho việc tiêu dùng hàng hoá nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn. Khi lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng. d. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu +Vai trò của lãi suất trong nước với quá trình XNK: khi lãi suất thực tế tăng lên làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. Tỷ giá hối đoái cao hơn làm hàng hoá của nước đó ở nước ngoài trở nên đắt hơn lên và hàng hoá nước ngoài ở nước đó sẽ trở nên rẻ hơn, dẫn đến giảm xuất khẩu ròng. + Vai trò của lãi suất nước ngoài với xuất khẩu ròng: Khi lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ tăng lên, đường lợi tức dự tính của đồng ngoại tệ dịch chuyển sang phải làm giảm tỷ giá hối đoái. Hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn so với các quốc gia khác. e. Lãi suất với lạm phát.
  3. Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có trong lưu thông, khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế. Như vậy lãi suất cũng góp phần vào việc khắc phục lạm phát. f. Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực. Tất cả các nguồn lực đều có tính khan hiếm. Vấn đề là xã hội phải phân bổ và sử dụng các nguồn lực sao cho hiệu quả. Lãi suất là một loại giá cả, nghĩa là lãi suất có vai trò phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của xã hội. g. Lãi suất vai trò của nó đối với Ngân hàng thương mại (NHTM) + Trước hết, yêu cầu mức giá sản phẩm của ngân hàng (lãi suất) phải đảm bảo được sự duy trì và phát triển của hoạt động ngân hàng, nghĩa là lãi suất phải đảm bảo bù đắp được mọi chi phí hợp lý và có lãi. + Thứ hai, lãi suất còn là một trong các cầu nối giữa sản phẩm của ngân hàng với khách hàng, mà chủ yếu là các nhà sản xuất. Vì vậy lãi suất thực của ngân hàng không nên vượt quá lãi suất mang lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển một đất nước. + Thứ ba: lãi suất tín dụng của NHTM phụ thuộc vào lãi suất của NHTW nhiều khi NHTM không tự định đoạt được giá mua, giá bán của mình. + Cuối cùng ta nói đến mối quan hệ giữa lãi suất và lơị tứ c chứng khoán. Nếu lãi suất ngân hàng trả cho người gử i tiết kiệm cao, người gửi tiết kiệm sẽ thích gửi tiết kiệm sẽ thích gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao và rủi ro thấp hơn là mua chứng khoán với lãi suất thấp, rủi ro lại cao. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất a. Của cải – tăng trưởng Khi của cải tăng lên trong giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ kinh tế (các biến số khác không đổi) lãi suất sẽ tăng lên và ngược lại. b. Khả năng sinh lời dự tính của các cơ hội đầu tư Càng có nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi mà một doanh nghiệp dự tính có thể làm thì doanh nghiệp sẽ càng có nhiều ý định vay vốn và tăng số dư vay nợ nhằm tài trợ cho các cuộc đầu tư này. Khi nền kinh tế đang phát triển nhanh có rất nhiều cơ hội đầu tư được trông đợi là sinh lợi, do đó lượng cầu tiền cho vay ở mỗi giá trị lãi suất tăng lên. c. Lạm phát dự tính Một sự thay đổi về lạm phát dự tính sẽ tác động đến cung cầu tư bản cho vay. Cụ thể, tăng lạm phát dự tính sẽ làm tăng lãi suất do giảm lượng cung ứng và tăng cầu về tư bản.
  4. d. Hoạt động thu, chi của Nhà nước Ngân sách Nhà nước vừa là nguồn cung tiền gửi vừa là nguồn cầu tiền vay đối với ngân hàng. Do đó, sự thay đổi giữa thu, chi ngân sách Nhà nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. Ngân sách bội chi hay thu không kịp tiến độ sẽ dẫn đến lãi suất tăng. Để bù đắp, chính phủ sẽ vay dân bằng cách phát hành trái phiếu. Như vậy lượng tiền trong dân chúng sẽ bị thu hẹp làm tăng lãi suất. e. Tỷ giá hối đoái Khi mức giá của đồng tiền một nước so với các nước khác giảm xuống thì một ước đoán hợp lý là lãi suất trong nước sẽ tăng lên và ngược lại. f. Lượng tiền cung ứng Một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng gây ra 4 tác động đối với lãi suất: tác dụng tính lỏng, tác dụng tính thu nhập, tác dụng mức giá, tác dụng lạm phát dự tính. + Tác dụng tính lỏng cho biết một sự tăng lên của lượng tiền cung ứng sẽ làm giảm nhẹ lãi suất. + Tác dụng thu nhập chỉ ra rằng do tăng lượng tiền cung ứng sẽ có ảnh tốt đến nền kinh tế, sẽ làm tăng thu nhập khi đó lãi suất sẽ tăng lên. + Tác dụng mức giá cho biết một sự tăng lượng tiền cung ứng sẽ làm mức giá chung tăng lên và kết qủa lãi suất cân bằng tăng. + Tác dụng lạm phát dự tính: sự tăng lên lượng tiền cung ứng sẽ dẫn đến một mức lạm phát cao hơn trong tương lai. Kết quả là lãi suất tăng lên. 2. Phương pháp nghiên cứu và mẫu dữ liệu 2.1 Phương phaṕ nghiên cứ u Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hơp̣ với các dữ liêụ thống kế , và các phương pháp so sánh, phân tích, khái quát hoá nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứ u. Đề tài cũng tham chiếu các quan điểm về lãi suất của các nhà kinh tế hoc̣ hiện đại trong và ngoài nước cùng với các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước qua từ ng giai đoaṇ để phân tích , lý giải các chỉ số để phát hiêṇ những tác động tích cực và tiêu cực của việc hạ lãi suất lên thị trường , đặc biệt là thị trường tài chính, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp nâng cao hiêụ quả tình hình kinh tế . 2.2 Cơ sở dữ liệu Các dữ liệu phục vụ nghiên cứu được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm dữ liêụ từ các cổng thông tin điêụ tử của Chính phủ và Bô ̣kế hoac̣ h và đầu tư; báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại trong giai đoaṇ 2012 đến nay ; dữ liêụ của các sàn giao dịch và công ty đầu tư chứ ng khoán; số liệu thống kê do Tổng cục Thống kê điều tra và phát hành ; các báo cáo định kỳ
  5. hàng quý và hàng năm của các tổ chức nghiên cứu , các cơ quan làm công tác dự báo ; các tạp chí kinh tế, website, báo điện tử về thông tin kinh tế chính tri,̣ xã hội liên quan. Chi tiết về cơ sở dữ liêụ phuc̣ vu ̣nghiên cứ u đươc̣ thể hiêṇ trong phần Tài liêụ tham khảo của báo cáo này. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1 Diễn biến nền kinh tế Việt Nam từ 2012 đến nay a. Tình hình kinh tế xã hội Với mức độ tăng trưởng GDP năm 2014 thì đây là mức được đánh giá tốt nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ 2 thế giới sau Trung Quốc. Bảng 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước các năm 2012, 2013 và 2014 Tốc độ tăng so với năm trước (%) Đóng góp của các khu vực vào tăng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 trưởng năm 2014 (Điểm phần trăm) Tổng số 5,25 5,42 5,98 5,98 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,68 2,64 3,49 0,61 Công nghiệp và xây dựng 5,75 5,43 7,14 2,75 Dịch vụ 5,90 6,57 5,96 2,62 Nguồn: cổng thông tin điện tử nước CHXHCNVN b. Cơ chế điều hành lãi suất qua các thời kỳ Biểu đồ 1: Lãi suất trung bình 12 tháng Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Từ 2012 đến 2014, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành linh hoạt trần lãi suất đã giúp giảm mặt bằng lãi suất huy động, qua đó giảm lãi suất cho vay; trần lãi suất huy động đã được dỡ bỏ từng phần nhưng mặt bằng lãi suất vẫn ổn định, kỷ luật thị trường được thiết lập. Như vậy, lãi suất huy động và cho vay của hệ thống ngân hàng đã giảm khá sâu trong năm 2014. Việc NHNN kêu gọi NHTM điều chỉnh lãi suất cho và trung và dài hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên về mức không quá 10%/năm đã nhận được sự ủng hộ giúp mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường giảm. Hiện nay mức chênh lệch giữa trần lãi suất của VNĐ và USD được cho là đủ hấp dẫn để người gửi tiếp tục duy trì gửi tiền VNĐ. Điều
  6. này đã tiếp thêm nguồn lực cho nên kinh tế, thúc đầy khu vực tài chính tăng trưởng và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh chiều hướng kinh tế vĩ mô ổn định hơn. 3.2 Tương quan giữa lạm phát và lãi suất Tỷ lệ lạm phát ở nước ta thời gian vừa qua được đánh giá là khống chế hiệu quả. Từ 2004 đến 2011 lạm phát nước ta có xu hướng gia tăng, cao điểm lên mức 2 con số, do đó chống lạm phát là nhiệm vụ quan trọng cấp bách trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Đến thời điểm 2012 đến 2014, lạm phát xuống còn một con số và đặc biệt 2014 đạt mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Đây là một sự kiện ngoài dự báo của các chuyên gia kinh tế và là một trong những sự kiện kinh tế nổi bật nhất của Việt Nam trong năm 2014. Cụ thể: CPI năm 2012 là 6.81%, năm 2013 là 6.04% và năm 2014 là 4.09%. Biểu đồ 2: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Nhờ lạm phát thấp, mặt bằng lãi suất được kéo dần xuống mức thấp, doanh nghiệp và cá nhân dễ thở hơn khi đi vay, giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời doanh thu bán lẻ cũng tăng trưởng tốt hơn, nhờ đó thúc đầy tăng trưởng toàn nền kinh tế. 3.3 Tác động của lãi suất lên hoạt động tín dụng Biểu đồ 3: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Việc điều hành lãi suất đã định hướng dẫn dắt thị trường phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ. Tín dụng năm 2012 thấp ở mức kỷ lục 8.91%, đây là lần đầu tiên từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở mức một chữ số. Đến hết năm 2013, tăng trưởng tín dụng tăng 12.51%, đặc biệt trong quý 4/2013 tín dụng tăng trưởng 4%, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống. Hết quý 3/2014, tín dụng toàn hệ thống của các TCTD với nền kinh tế tăng 7.26% so với cuối năm 2013. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Theo số liệu đến 24/10/2014 thì tổng phương tiện thanh toán tăng 11.85%, huy động vốn tăng 11.88% so với cuối năm
  7. 2013; trong đó huy động vốn VNĐ tăng 13.17% chủ yếu ở khu vực dân cư trong điều kiện lãi suất VNĐ giảm cho thấy tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đang là kênh lựa chọn của người dân. 3.4 Tác động của lãi suất lên thị trường ngoại hối: Từ quý 4/2011 đến nay, điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến lạm phát, đồng thời hài hoà trong mối quan hệ tỷ giá đã phát huy được tác dụng trong việc hỗ trợ sự ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá. Trong vòng 3 năm, thị trường ngoại hối về cơ bản là ổn định do được sự hỗ trợ của các yếu tố vĩ mô như cán cân thương mại tiếp tục thặng dư, các dòng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ổn định bên cạnh chính sách duy trì tỷ giá ổn định. Bên cạnh đó, sự điều chỉnh tỷ giá không tạo rủi ro lớn lên lạm phát. Bởi hiện nay cầu nội địa còn yếu, tăng giá đầu vào của các doanh nghiệp nhưng khó tăng giá đầu ra. Thời gian tới, NHNN tiếp tục theo dõi sát thị trường điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và ổn định tỷ giá, trường hợp cần thiết, NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp để ổn định tỷ giá trong biên độ đề ra. Trong điều hành, NHNN sẽ điều tiết vốn khả dụng của hệ thống một cách hợp lý để hỗ trợ ổn định tỷ giá; ổn định các mức lãi suất điều hành như hiện nay. 3.5 Tác động của lãi suất lên thị trường chứng khoán: Biểu đồ 4: Chỉ số VN-Index giai đoạn 2005-2015 Nguồn: Vietstock Mối tương quan giữa xu hướng lãi suất và chứng khoán đã được kiểm chứng khá rõ trên TTCK Việt Nam trong các năm qua. Lãi suất giảm tạo ra tiền rẻ và chứng khoán thường được hưởng lợi nhờ tính thanh khoản cao hơn so với các thị trường đầu tư khác. Với việc hạ lãi suất, người dân sẽ cân nhắc hơn trong việc chi tiêu và gửi tiết kiệm, họ có thể rút tiền ra đầu tư, kinh doanh hoặc tiêu dùng. Bối cảnh hiện tại, khi mà thị trường bất động sản và các kênh đầu tư vàng, USD đều kém hấp dẫn thì điều này càng dễ xảy ra hơn. Biểu đồ 5: Tương quan lãi suất (huy động, cho vay) và VN-Index
  8. Nguồn: StockPlus Trong quá khứ, quá trình tăng/ giảm của VN-Index thường chậm hơn so với quá trình giảm/tăng của lãi suất. Nhưng độ dốc của các đường lãi suất và VN-Index thì khá giống nhau, tức là mức độ tăng/giảm của VN-Index tương đồng với mức độ giảm/tăng của lãi suất. Như vậy, từ những nhận định về thị trường và số liệu từ biểu đồ ta có thể nhận thấy có những đợt giảm VN-Index mặc dù xu thế chung là tăng. Yếu tố gây sụt giảm là ảnh hưởng tiêu cực của tình hình kinh tế thị trường của Việt Nam trong bối cảnh thị trường thế giới cũng có những yếu tố biến động gây tác động lên thị trường nội địa. Dự báo năm 2015 TTCK có thể tăng lên mức 680 điểm dựa trên quan điểm giá CP chịu ảnh hưởng lớn từ lợi suất trái phiếu Chính phủ, lãi suất huy động và cho vay tại các ngân hàng. Các nguồn thu nhập cố định là những khoản đầu tư thay thế cho cổ phiế. Vì vậy, nếu lãi suất giảm, dòng tiền sẽ chảy vào TTCK. Thực tế cho thấy lãi suất giảm và VN-Index đã tăng khoảng 50% trong xu hướng kéo dài từ cuối năm 2012 đến nay. Điều này có thể chỉ kết thúc khi mà các cổ phiếu không còn được coi là tài sản giá rẻ trên thị trường. Thông tin lãi suất giảm lại một lần nữa khẳng định chứng khoán vẫn là một kênh thu hút dòng tiền đầu tư. Về dài hạn, có thể thấy, khi lãi suất bắt đầu giảm nhanh cũng là lúc TTCK bắt đầu vào vùng đáy. Do độ trễ của chính sách, nên tác động tích cực của nó cần thời gian để chứng minh. Vì vậy, căn cứ vào tín hiệu lãi suất có thể nhận định rằng, VN-Index đang trong xu thế điều chỉnh giảm để xác lập mức đáy, sau đó có khả năng tăng trưởng. Như vậy, NĐT có thể kỳ vọng
  9. TTCK VN sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ nếu các mức lãi suất trên được điều chỉnh giảm. 4 Kết luận và kiến nghị 4.1 Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Chính sách lãi suất là một công cụ của chính sách tiền tệ, vì vậy, mục tiêu theo đuổi của chính sách lãi suất phải nằm trong mục tiêu của chính sách tiền tệ. Quá trình hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ luôn phải đảm bảo mục tiêu bao trùm của chính sách tiền tệ là ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Việt Nam đã từng bước đi lên và khắc phục tình trạng suy thoái, đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực kinh tế. Cùng với đà thắng lợi của đất nước và thực hiện nhiệm vụ mục tiêu đổi mới, các công cụ quản lý lãi suất được coi là nhạy cảm nhất nó thực sự là vấn đề nóng bỏng nhất thu hút được nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội. Trong từng thời kỳ nhất định, việc thi hành một chính sách lãi suất thích hợp là vô cùng phức tạp mà vai trò đó thuộc về ngân hàng nhà nước. Lãi suất là một phạm trù kinh tế quan trọng được đề cập trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế từ tiết kiệm, đầu tư, kiểm soát lạm phát. Do tầm quan trọng và cách thức tác động vào lãi suất của nhà nước hình thành nên nhiều quan điểm, xu hướng khác nhau về điều hành lãi suất. Để tiếp tục cải cách chính sách lãi suất hướng tới mục tiêu lãi suất dựa trên cơ sở thị trường, bài nghiên cứu đã phân tích thực trạng điều hành lãi suất trong thời gian qua ở Việt Nam. Việc phân tích đúc rút ra được những tác động của lãi suất lên nền kinh tế đặc biệt là thị trường tài chính. Lãi suất và lạm phát có mối quan hệ khăng khít với nhau: lãi suất là giá của tiền tệ nên lãi suất phải dương mới không làm đồng tiền mất giá. Muốn có lãi suất thực dương thì lại suất danh nghĩa phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Nếu lãi suất thực dương quá cao sẽ dẫn đến thiểu phát và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây là mối quan hệ nhân quả, các này phát triển thì cái khác suy yếu và ngược lại. Bên cạnh những mặt tích cực của lạm phát thấp như năm 2014 thì nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Việc giảm lạm phát như hiện nay là không bền vững, nền kinh tế bắt đầu thoát khỏi trì trệ nhưng vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại. Đơn cử như thu ngân sách nhà nước sẽ khó khăn, Chính phủ sẽ tiếp tục thiếu tiền do đầu tư, trả nợ và thực hiện các nhiệm vụ cải cách và phát triển kinh tế xã hội. Giá cả thấp sẽ không khuyến khích đầu tư, thất nghiệp sẽ tăng lên, tăng trưởng khó đạt mức cao. Lạm phát thấp nếu kéo dài cộng thêm với thâm hụt ngân sách liên tiếp sẽ rất đễ dẫn tới hiện tượng suy thoái kinh tế hoặc lạm phát cao sẽ quay trở lại, phá vỡ sự ổn định của các cân đối vĩ mô và kinh tế sẽ bị rối loạn.
  10. Trong bối cảnh hiện nay, muốn giảm lãi suất VND thì lạm phát phải giảm hơn nữa. Trong khi đó, hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng rất khó khăn, làm được đồng nào phải trích lập dự phòng rủi ro theo thông thường, vừa phải trích lập 20% khoản nợ xấu đã bán cho VAMC; trong khi tín dụng lại tăng trưởng chậm. Để giải quyết vấn đề lạm phát, NHNN tiếp tục điều điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các TCTD và nền kinh tế; điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất và tỷ giá ở mức phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát; tập trung triển khai các giải pháp tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, cung ứng vốn cho nền kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh triển khai việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hoạt động của các TCTD, đảm bảo an toàn hệ thống. Đây là chủ trương của NHNN trong thời gian tới và sẽ chỉ đạo tỷ giá giữ ổn định ở mức biến động tối đa 2% cho cả năm 2015. Có thể nói chính sách lãi suất thời gian qua là hướng đi đúng. Việc xác định mức lãi suất trong từng thời kỳ cho thấy NHNN đã giải bài toán có nhiều biến số khá thành công. Đây là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong điều hành các chính sách vĩ mô mà chúng ta đã đạt được những mục tiêu quan trọng của nó. Tuy nhiên thời gian vừa qua tăng trưởng tín dụng chưa cao, nguyên nhân là do tổng cầu của nền kinh tế yếu. Nhiều doanh nghiệp cho rằng khi chưa thấy được đầu ra thì vay vốn chỉ cộng thêm chi phí. Những nghiên cứu của các chuyên gia tài chính thế giới như: Clair và Tucker, Bernanke và Lawn, Frisedman, chuyên gia của IMF cho rằng trong thời kỳ kinh tế suy giảm thì hầu như cầu tín dụng không nhạy cảm với lãi suất. Bên cạnh đó ở góc độ quản trị rủi ro tín dụng họ còn khuyên rằng các NHTM chỉ nên tăng trưởng tín dụng tương đương mức tăng GDP. Tất nhiên ở Việt Nam do thị trường tài chính chưa phát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng (93% tổng tài sản tài chính nằm trong hệ thống ngân hàng), người ta gọi mô hình này là Bank based economy, vì vậy mức tăng trưởng tín dụng có thể bằng 2 đến 2,5 lần mức tăng trưởng GDP. Đó cũng chính là mục tiêu định hướng của NHNN cho mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%. Bởi theo Thống đốc, nhu cầu tín dụng có thể tốt lên nhưng nếu để tín dụng lành mạnh thì mức tăng trưởng đặt trong khoảng 15% là phù hợp và giúp đạt được các mục tiêu vĩ mô. Nếu mức tăng tín dụng quá cao có thể gây hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế. Điều này chúng ta thấy rất rõ tăng trưởng tín dụng nóng trong thời gian trước đã đẩy lạm phát lên cao, hậu quả của một giai đoạn"bong bóng" bất động sản và hệ quả nợ xấu bây giờ đang cần phải xử lý. Với những nhận định về sự lạc quan của tăng trưởng tín dụng nên việc duy trì lãi suất ổn định như thời gian vừa qua là rất khó khăn do chỉ tiêu tăng trưởng đề ra ở mức
  11. cao hơn năm 2014 (6-6.2%) do đó nhu cầu về vốn là rất lớn và sẽ tạo áp lực khiến lãi suất tăng. Bên cạnh đó, lạm phát năm 2015 có khả năng tăng bởi nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi rõ nét. Như vậy lãi suất cho vay phải căn cứ vào tín hiệu lạm phát. Với mức lạm phát dự báo của năm 2015 là 4,5 - 5%, trần lãi suất huy động ở mức 5,5% là hợp lý. Tuy nhiên, các ngân hàng có thể giảm sâu thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp. Dù vậy, các ngân hàng vẫn có thể cắt giảm các chi phí hành chính để giảm thêm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên để được điều này, sự cân đối các nguồn vốn đầu vào và sự đồng thuận giữa các ngân hàng là điều rất cần thiết để tránh tình trạng phá rào lãi, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn, khả năng giảm thêm lãi suất là rất khó. Đối với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng như trên , để đạt được thì nợ xấu là một vấn đề cũng cần được ưu tiên xử lý. Ở nước ta nợ xấu đã dồn tích lại từ nhiều năm trước và bộc lộ ra vào cuối năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ lên đến 17%. Giải pháp để chữa trị căn bệnh nợ xấu phải là tổng thể của nền kinh tế. Với quan điểm không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu, trong điều kiện nguồn lực tài chính của quốc gia hạn hẹp, thời gian qua NHNN đã chỉ đạo quyết liệt các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro, kiểm soát chặt chẽ việc trích lập các quỹ và chia cổ tức, những giải pháp đó đều hướng tới mục tiêu giảm nhanh nợ xấu, cụ thể thời gian qua nợ xấu đã xu hướng giảm tích cực. Chính phủ cần thay đổi khung pháp lý trao quyền mạnh mẽ hơn cho VAMC là một trong những giải pháp hướng tới việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng một cách bài bản,chuyên nghiệp và từng bước hình thành thị trường mua bán nợ là cách xử lý nợ xấu tốt nhất theo cơ chế thị trường. Về thị trường ngoại hối, lãi suất suất huy động bằng VND trong năm 2012 đã giảm mạnh tuy nhiên vẫn duy trì được mức chênh lệch lợi tức của việc nắm giữ VND và USD ở mức hợp lý, người dân và doanh nghiệp đẩy mạnh bán ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng, NHNN đã mua được một lượng lớn ngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước. NHNN cũng đồng thời phát hành tín phiếu để trung hòa lượng tiền cung ứng qua kênh mua ngoại tệ nên mặc dù dự trữ ngoại hối tăng rất mạnh, một lượng lớn nội tệ cung ứng ra thị trường nhưng không gây áp lực lên lạm phát và ảnh hưởng tiêu cực đến công tác điều hành lãi suất và tỷ giá. Năm 2013 NHNN đã đưa ra cam kết biến động tỷ giá trong khoảng 2 – 3% trong năm 2013, kết hợp với triển khai đồng bộ các giải pháp thông tin, truyền thông, điều hành linh hoạt tỷ giá và hoạt động mua bán của NHNN phù hợp với diễn biến lãi suất để duy trì sự ổn định trên thị trường ngoại hối. Đặc biệt là suốt năm 2014 đã tuân thủ đúng theo yêu cầu của Chỉ thị số 01/2014 là điều hành lãi suất và tỷ giá ở mức phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, bảo đảm giá trị VND, kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay
  12. bằng ngoại tệ phù hợp với chủ trương hạn chế đô la hóa, góp phần ốn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Một mặt, NHNN vẫn duy trì sử dụng trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng như một công cụ của chính sách lãi suất, mặt khác, NHNN rất thận trọng phát tín hiệu về lãi suất tiền gửi theo biến động của lạm phát để đảm bảo nguyên tắc lãi suất thực dương, qua đó không gây biến động lớn đến qui mô tiền gửi cũng như tính thanh khoản của hệ thống TCTD. Tại những thời điểm thị trường ngoại tệ có biến động, NHNN đã chủ động sử dụng linh hoạt các công cụ như nghiệp vụ thị trường mở, tín phiếu để điều tiết lãi suất đồng Việt Nam ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng nhằm ổn định tỷ giá. Lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau một cách gián tiếp, chứ không phải mối quan hệ trực tiếp và nhân quả. Các yếu tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau. Lãi suất biến động quan hệ cung cầu vốn vay, còn tỷ giá thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định. Sự thay đổi của lãi suất và tỷ giá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, các yếu tố thường lại đan xen, tuỳ thuộc lẫn nhau ở một thời điểm cụ thể, tình hình cụ thể, sẽ có yếu tố nổi bật làm thay đổi lãi suất và tỷ giá và cũng có yếu tố trở thành hệ quả của sự thay đổi lãi suất và tỷ giá. Chính mối quan hệ biện chứng này làm cho việc điều hành và xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá trở nên phức tạp và khó khăn. Chúng là những công cụ tích cực trong phát triển kinh tế, đồng thời là những công cụ kìm hãm sự phát triển ấy, tuỳ thuộc vào việc sử dụng chúng. Cần phải hiểu rõ là NHNN đang điều hành lãi suất theo hai phương pháp: thứ nhất là phương pháp gián tiếp, thông qua việc điều lãi suât tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, NHNN sẽ hướng tới tác động lên mặt bằng lãi suất của thị trường tùy theo từng thời kỳ kinh tế nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ thị trường. Thứ hai là phương pháp trực tiếp, cụ thể là quy định trần lãi suất tiền gửi VND và USD, trần lãi suất cho vay bằng VND vào 5 lĩnh vực ưu tiên. Việc sử dụng phương pháp thứ hai này là để hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực kinh tế mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Còn về trần lãi suất tiền gửi VND và USD là để khuyến khích công chúng nắm giữ VND phục vụ chiến lược chống đô la hóa. Việc duy trì khoảng cách đáng kể giữa lãi suất VND cao hơn lãi suất USD khoảng từ 4-5% cũng là để hướng tới mục tiêu này, bảo đảm ổn định về tỷ giá và thị trường ngoại tệ. Đối với việc duy trì tỷ giá và mức lãi suất ngoại tệ giảm 0.75%/năm đối với tiền gửi cá nhân thì người gửi USD sẽ chịu thiệt hơn so với giữ VND. Vì vậy khả năng tiền chảy ra khỏi ngân hàng không cao, đủ hấp dẫn người gửi tiếp tục duy trì gửi tiền NVD. Tín dụng tuy có tăng trưởng nhưng thấp khi nền kinh tế chưa thực sự hồi phục, nếu chi phí tài chính vay quá lớn thì doanh nghiệp chưa mạnh dạn đi vay. Nếu mức lãi suất tiếp tục giảm thì tín dụng mới thoát ra được. Rất khó để đưa ra con số lãi suất cụ thể vì còn
  13. tuỳ thuộc vào tình hình cân đối chung, diễn biến huy động vốn và cho vay cũng như nhu cầu vốn của nền kinh tế. Lãi suất cho vay sẽ ở mức hợp lý hơn nếu bám theo chỉ số lạm phát. Với mức lạm phát thấp như hiện nay thì NHNN có thể hạ trần lãi suất huy động ngắn hạn từ đó tạo tiền đề cho các NHTM giảm lãi suất cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên điều chỉnh lãi suất không chỉ gắn với lạm phát mặc dù đây là biến số rất quan trọng, nó còn phụ thuộc vào tương quan lãi suất của VND với USD mà USD lại phụ thuộc theo biến động và lãi suất USD trên thế giới. Ngoài ra, lãi suất còn phụ thuộc vào các biến số khác như mức độ biến động trên thị trường tài chính. Ví dụ như lợi tức của việc giữ tiền VND so với các tài sản tài chính khác như thế nào. Việc hạ lãi suất hiện nay cũng được các NHTM chủ động hạ dưới mức quy định. Vì vậy rất cần sự can thiệp của các công cụ chính sách tiền tệ để có thể giảm được mặt bằng lãi suất huy động. Việc nâng cao hơn nữa vai trò của thị trường vốn thông qua phát hành các cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp sẽ giúp giảm áp lực về nguồn vốn trung và dài hạn, khi đó lãi suất cũng sẽ hợp lý hơn. Nhìn lại TTCK trong 3 năm vừa qua có những thăng trầm và có những dấu ấn ấn tượng. 5 tháng đầu năm 2012 TTCK đi lên từ vùng đáy khi triển vọng vĩ mô thôi xấu hơn. Giai đoạn cuối năm thị trường lao dốc vì những yếu tố vĩ mô không tiến triển. Lãi suất mặc dù giảm nhưng tăng trưởng tín dụng diễn ra chậm, nợ xấu ngân hàng ngày một tăng. Thị trường bất động sản đóng băng, CPI giảm tốc. Thị trường còn đón nhận cơn địa chấn mang tên bầu Kiên. Năm 2013 VN-Index là một trong 10 chỉ số có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Sự gia tăng của các chỉ số đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014 có diễn biến rất khả quan xét về các phương diện tốc độ tăng chỉ số, mức độ ổn định, khối lượng giao dịch và phản ánh khá rõ nét những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế. Thị trường phát triển theo chiều hướng tăng trưởng, mặc dù xen kẽ những khoảng điều chỉnh giảm. Huy động vốn qua thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì ở mức cao. Để thúc đẩy thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển ổn định, bền vững, thu hút nhà đầu tư trong đó có nhà đầu tư nước ngoài, cơ quan quản lý cần phối hợp với các thành viên thị trường triển khai đồng bộ các giải pháp sau: nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm cho thị trường chứng khoán, kích cầu và khơi thông dòng vốn trên cơ sở, tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán và hiện đại hóa cấu trúc thị trường. Lãi suất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, ti vi, mạng internet dễ dàng được người tiêu dùng biết đến và thật sự thì nó có một tác động rộng lớn khác nhau đối với cả nền kinh tế. Lãi suất giảm, chứng khoán lên, đây là nguyên lý cơ bản trong lý thuyết về chứng khoán. Khi lãi suất giảm, nó tác động đến hành vi tiêu dùng của cá nhân và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp, từ đó cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp, kênh tiết kiệm kém hấp dẫn
  14. hơn và cuối cùng làm cho TTCK trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư. Tuy nhiên phải luôn nhớ rằng, mỗi sự kiện và kết quả luôn có liên hệ với nhau. Lãi suất không phải là yếu tố có tính quyết định đối với giá chứng khoán và có rất nhiều cách thức khác nhau để xem xét sự thay đổi của giá chứng khoán và khuynh hướng thị trường - một sự gia tăng trong lãi suất chiết khấu chỉ là một trong những cách đó. Do vậy, không ai có thể tự tin nói rằng một công bố gia tăng lãi suất chiết khấu của ngân hàng trung ương có thể tạo nên ảnh hưởng xấu đến toàn bộ giá chứng khoán. Và đối với thị trường CK Việt Nam cũng như bất kỳ đâu – đó là tâm lý kỳ vọng nữa. NĐT kì vọng ở sự đi lên của TTCK sau khi lãi suất liên tục giảm, chủ yếu ở ba khía cạnh. Thứ nhất, giảm lãi suất giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh do vậy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể sẽ tốt lên, qua đó giá cổ phiếu sẽ tăng. Thứ hai, giảm lãi suất giúp kinh tế tăng trưởng tốt hơn, qua đó TTCK với tư cách là hàn thử biểu của nền kinh tế sẽ tăng tương ứng với kỳ vọng từ việc giảm lãi suất này. Thứ ba, giảm lãi suất giúp kênh đầu tư chứng khóan trở nên hấp dẫn hơn trong mối tương quan giữa lợi nhuận – rủi ro. Vấn đề ở chỗ dòng tiền tiết kiệm trong dân khi không còn gửi vào ngân hàng nữa thì sẽ đổ về đâu hiện tại vẫn là một câu hỏi rất khó trả lời. Tiền này có thể đổ vào chứng khoán, bất động sản, hoặc cũng có thể chảy thẳng vào các doanh nghiệp cần vốn với lãi suất “thỏa thuận” mà không qua trung gian là các ngân hàng, hoặc cũng có thể sẽ tăng cường nắm giữ ngoại tệ (đầu cơ). Chính vì vậy, thời gian gần đây thông tin giảm lãi suất đơn thuần chỉ còn tác dụng hỗ trợ mà không đóng vai trò mạnh trong việc thúc đẩy thị trường đi lên. NĐT hiện tại có cái nhìn tổng quan hơn, họ quan tâm toàn diện vấn đề với nhiều biến kinh tế, trong đó bao gồm: lãi suất, lạm phát và tăng trưởng tín dụng và có lẽ yếu tố căn bản vẫn là chất lượng của nền kinh tế có được nâng lên hay không, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không? Đó mới là điều quyết định sự đi lên bền vững của thị trường. Từ những số liệu ở chương trước cho thấy chính sách tiền tệ hay cụ thể hơn là chính sách lãi suất đang là cơ sở vững chắc cho sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tính ổn định tương đối của thị trường biểu hiện ở tính thanh khoản hệ thống dồi dào, lãi suất liên ngân hàng và giao dịch tín dụng của các TCTD với khách hàng. Nó được thể hiện rõ nét qua việc lãi suất giảm nhanh, tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng, thị trường vàng được kiểm soát tốt, thị trường chứng khoán tăng điểm, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được triển khai quyết liệt, thanh khoản được cải thiện. Nền kinh tế Việt Nam có tính đặc thù riêng nên những vấn đề còn tồn tại không thể tháo gỡ ngay được, nhất là tình hình quốc tế và khu vực không hoàn toàn thuận lợi. Các yếu tố vĩ mô vẫn bấp bênh do chưa giải quyết được gốc rễ mà mới chỉ mang tính tình thế. Giả thiết rằng, để khắc phục tình trạng trên, tới đây, Ngân hàng Nhà nước điều hành giảm lãi suất
  15. VND với nhiều mục đích: giảm áp lực chi phí vốn cho doanh nghiệp, tránh kéo dài tình trạng doanh nghiệp đổ xô vay ngoại tệ như từng diễn ra nhưng còn lợi ích của các ngân hàng thì sao? Việc giảm lãi suất VND thực ra là đang đánh vào “nồi cơm” của chính các cổ đông ngân hàng và thực tế là Ngân hàng Nhà nước không dễ tìm thấy tiếng nói đồng thuận trong vấn đề này. Đó là chưa kể, nếu giảm lãi suất thì chưa chắc dòng tiền gửi VND không bị ảnh hưởng, bởi khi mà lợi ích kinh tế từ tiết kiệm bị bào mòn thì người nắm giữ tiền đồng sẽ mang tiền săn tìm lợi ích ở mua bán ngoại tệ, vàng. Với những phân tích và nhận định nêu trên, trong thời gian tới – giai đoạn hậu suy giảm kinh tế, Chính phủ cần tiến hành khẩn trương đổi mới mô hình kinh tế và tái cơ cấu kinh tế cùng những thể chế phù hợp. Việc điều hành lãi suất, lạm phát và giá cả cần đặt trong mối tương quan với các chính sách kinh tế một cách linh hoạt và đồng bộ, điều hành các mức lãi suất chủ đạo và làm tốt công tác truyền thông, giúp nền kinh tế đi lên. Sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất phải trên cơ sở đánh giá một cách khoa học và thực tiễn các điều kiện kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ ở trong và ngoài nước, cũng như các rủi ro có thể xảy ra và các biện pahp1 xử lý để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, sự an toàn và phát triển của hệ thống tài chính. 4.2 Hướng phát triển của đề tài: Qua các kết quả nghiên cứu ban đầu của đề tài, những tác động của việc hạ lãi suất đến thị trường tài chính Việt Nam đã được bước đầu xác định, do đó cần có thêm các bước khảo sát sâu hơn vào cụ thể từng lĩnh vực đã thảo luận để làm rõ mối quan hệ giữa lãi suất và các biến vĩ mô liên quan theo đúng thực trạng và bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam. Tác giả đề xuất 3 hướng phát triển tiếp theo của đề tài. Thứ nhất, lập kế hoạch khảo sát và thực hiện khảo sát về sự tác động của lãi suất lên biến lạm phát, biến tỷ giá, biến tăng trưởng tín dụng và các chỉ số chứng khoán. Thứ hai, nghiên cứu sâu hơn về sự tương tác qua lại của các biến nêu trên dưới sự tác động của lãi suất. Thứ ba, nghiên cứu, khái quát hoá quy luật tương tác của lãi suất trong các hình thái kinh tế khác nhau tại Việt Nam và khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo khoa học [1] ThS. Đinh Tuấn Minh, TS. Tô Trung Thành, TS. Edmund Malesky, TS. Nguyễn Đức Thành (2010), „Ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động của các doanh nghiệp’, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Bài Nghiên cứu NC-20
  16. [2] PGS.TS. Đào Hùng, TS. Nguyễn Thạc Hoát, TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, ThS. Nguyễn Thế Vinh và ThS. Nguyễn Việt Anh, „Nhìn lại chính sách tiền tệ (2011-2012), Gợi ý chính sách tiền tệ những năm tiếp theo’, Nhóm nghiên cứu Học viện Chính sách Phát triển [3] Ansgar Belke (2013), „Impact of a Low Interest Rate Environment – Global Liquidity Spillovers and the Search-for-yeild’, Directorate General For Internal Policies, Policy Department A: Economic and Scientific Policy, European Parliament. Dữ liêụ trưc̣ tuyến Cổng thông tin điêṇ tử chính phủ Viêṭ Nam: Ngân hàng nhà nước Viêṭ Nam: Tổng cuc̣ thống kê: Cục thống kê TP.HCM: Uỷ ban chứng khoán nhà nước: Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam: Báo điện tử Nhịp sống kinh tế Việt Nam và thế giới: www.vneconomy.vn Thời báo kinh tế Sài Gòn: www.thesaigontimes.vn Tạp chí kinh tế và dự báo: www.kinhtevadubao.vn Chứ ng khoán Viêṭ Nam: www.vietstock.vn
  17. NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Strengthening competitive capacity of the VietNam’s corporation in the international Integration ThS. Nguyễn Thị Huyền Trâm Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và Khu vực mậu dịch tự do AFTA đem đến cho các DN Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng khiến các DNVN gặp nhiều thách thức. Sản phẩm của các DNVN có thể vươn ra thế giới, DNVN có thể tìm kiếm thị phần cho sản phẩm của mình, nhưng bên cạnh đó, sản phẩm của VN cũng phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác. Để việc gia nhập có lợi nhiều hơn có hại thì các DNVN cần phải nâng cao NLCT. Để góp phần làm rõ thêm vấn đề này, tác giả chọn đề tài “Nâng cao NLCT của các DN Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” để nghiên cứu. Substract The joining in The World Trade Organization (WTO) and (AFTA) brought ViêtNam’s corporation many chances but ViêtNam’s corporations are facing a big challenge to compete with foreign corporations. VietNam’s products can adhere to the world markets, ViêtNam’s corporation can have more many markets to consume their products. However, VietNam’s products have to compete against other countries in trade. To this joining have effect, ViêtNam’s corporation must raise the competent ability. To make clearly this problem, the author chooses the theme: “Strengthening competitive capacity of the VietNam’s corporation in the international Integration” to research. 1
  18. 1. Cơ sở lý luận về NLCT của DN mình mà chính là phải mang lại cho 1.1.Khái niệm về cạnh tranh, NLCT khách hàng những giá trị gia tăng cao và lợi thế cạnh tranh. hoặc/và mới lạ hơn để khách hàng lựa 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh. chọn mình chứ không lựa chọn đối thủ Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự cạnh tranh của mình”. ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các - Trong báo cáo về cạnh tranh toàn nhà Tư bản nhằm dành giật những điều cầu năm 2003 tại diễn đàn Liên hợp kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu quốc thì cho rằng cạnh tranh đối với dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận một quốc gia là "Khả năng của nước đó siêu ngạch". đạt được những thành quả nhanh và bền - Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc Samuelson và W.D.Nordhaus trong các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được cuốn Kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) xác định bằng các thay đổi của tổng sản cho rằng “Cạnh tranh (Competition) là phẩm quốc nội (GDP) tính trên đầu sự kình địch giữa các DN cạnh tranh người theo thời gian”. với nhau để dành khách hàng hoặc thị Từ những định nghĩa trên, có thể trường”. Họ còn đồng nhất cạnh tranh thấy về cơ bản, cạnh tranh là quá trình với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect một chủ thể nỗ lực vượt qua đối thủ của Competition). mình để đạt được một hay một số mục - Hai tác giả R.S. Pindyck và D.L tiêu nhất định. Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vi mô 1.1.2. Khái niệm lợi thế cạnh tranh cho rằng: “Thị trường cạnh tranh hoàn Theo Michael Porter, LTCT được hảo là thị trường có nhiều người mua hiểu là những nguồn lực, lợi thế của và người bán và không một cá nhân ngành, quốc gia mà nhờ có chúng, các người mua hoặc người bán nào có ảnh DN KD trên thương trường quốc tế tạo hưởng đáng kể tới giá cả”. ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt - Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực (“Thị trường, chiến lược, cơ cấu: cạnh tiếp. tranh về giá trị gia tang, định vị và phát Bốn yếu tố tạo nên LTCT là: hiệu triển DN”) thì cạnh tranh trong thương quả, chất lượng, sự cải tiến và sự đáp trường không phải là diệt trừ đối thủ của ứng khách hàng. Chúng tạo thành một 1
  19. khối thống nhất của LTCT mà bất kỳ “DN có khả năng cạnh tranh là DN có một DN hoạt động trong lĩnh vực nào thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với cũng phải tuân theo. Có thể nghiên cứu chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn từng yếu tố tách biệt nhau như ở những các đối thủ khác trong nước và quốc tế. phần dưới đây, song cần lưu ý rằng, Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với giữa chúng có sự tương tác lẫn nhau rất việc đạt được lợi ích lâu dài của DN và mạnh. khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ DN”. Năm 1994, định nghĩa này được nhắc lại trong “Sách trắng về NLCT của Vương quốc Anh” (1994). Năm 1998, Bộ thương mại và Công nghiệp Anh đưa ra định nghĩa “Đối với DN, NLCT là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có Hình 1: Các khối cơ bản tạo lợi nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng thế cạnh tranh với hiệu suất và hiệu quả hơn các DN Theo Michael Porter, LTCT được khác”. hiểu là những nguồn lực, lợi thế của Theo Buckley (1988), NLCT của ngành, quốc gia mà nhờ có chúng, các DN cần được gắn kết với việc thực hiện DN KD trên thương trường quốc tế tạo mục tiêu của DN với 3 yếu tố: các giá ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt trị chủ yếu của DN, mục đích chính của hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực DN và các mục tiêu giúp các DN thực tiếp. LTCT giúp cho DN có được hiện chức năng của mình. “Quyền lực thị trường” để thành công Theo tác giả Lê Đăng Doanh trong trong KD và trong cạnh tranh. tác phẩm Nâng cao NLCT của DN thời 1.1.3. Khái niệm NLCT hội nhập: “NLCT của DN được đo Khái niệm NLCT (NLCT) được đề bằng khả năng duy trì và mở rộng thị cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm phần, thu lợi nhuận cho DN trong môi 1980. Theo Aldington Report (1985): 2
  20. trường cạnh tranh trong nước và ngoài trong DN và (2) các yếu tố bên ngoài nước”. DN. Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm 1.2.1. Các yếu tố bên trong DN trong tác phẩm “Thị trường, chiến lược, 1.2.1.1. Trình độ và năng lực tổ cơ cấu” thì NLCT là việc gia tăng giá chức quản lý của DN. trị nội sinh và ngoại sinh của DN. Trình độ và năng lực tổ chức quản Tóm lại, một khái niệm NLCT của lý của DN thể hiện ở: (1) áp dụng phù DN phù hợp nhất trong bối cảnh hiện hợp phương pháp quản lý hiện đại; (2) tại có thể là khả năng duy trì và nâng trình độ chuyên môn cũng như những cao LTCT trong việc tiêu thụ sản phẩm, kiến thức của đội ngũ cán bộ quản lý mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và của DN; (3) trình độ tổ chức quản lý sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất DN, thể hiện ở việc phân công nhiệm nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vụ, sắp xếp bố trí nhân sự cho phù hợp vững. Quan trọng là, NLCT không phải với công việc. là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tính tổng 1.2.1.2. Trình độ thiết bị, công hợp, gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có nghệ thể xác định được cho nhóm DN Nếu DN ứng dụng thiết bị, công nghệ (ngành) và từng DN. phù hợp sẽ cho phép rút ngắn thời gian sản 1.2.Những yếu tố tác động đến NLCT xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành của DN. nhưng vẫn nâng cao chất lượng sản phẩm. Mô hình Kim cương của M. Porter Ngoài ra, công nghệ mới và phù hợp còn chỉ ra rằng có ít nhất 6 nhóm yếu tố tác giúp DN nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động tới NLCT của DN: (1) “ngữ cảnh” động hóa của DN. của DN, (2) điều kiện cầu (thị trường), 1.2.1.3. Trình độ lao động trong (3) điều kiện yếu tố (nguồn lực đầu DN vào), (4) các ngành cung ứng và liên Lao động là lực lượng sử dụng quan (cạnh tranh ngành), (5) các yếu tố công nghệ, điều khiển các thiết bị để ngẫu nhiên và (6) yếu tố nhà nước. Tuy sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Thêm nhiên, các yếu tố trên cũng có thể được vào đó, lao động còn là lực lượng tham chia thành hai nhóm: (1) các yếu tố bên gia vào việc cải tiến kỹ thuật, hợp lý 3
  21. hóa quá trình sản xuất và đôi khi còn là năng thực hiện năng lực 4P (Product, lực lượng tạo ra cái mới Place, Prize, Promotion) trong hoạt động 1.2.1.4. Năng lực tài chính của marketing, năng lực của nguồn nhân lực DN marketing. Nó giúp khách hàng tiếp cận Năng lực tài chính của DN thể hiện ở sản phẩm của DN, tác động tới khả năng quy mô vốn, khả năng huy động và sử tiêu thụ sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu dụng hiệu quả nguồn vốn huy động cầu khách hàng, từ đó góp phần làm tăng Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ giúp doanh thu, tăng thị phần của DN và tăng DN tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. Ngoài vị thế của DN trên thị trường trong nước ra, năng lực tài chính thể hiện ở “vốn” của và quốc tế. DN còn thể hiện sức mạnh kinh tế của DN, 1.2.1.6. Trình độ nghiên cứu phát thể hiện chỗ đứng của DN trên thương triển của DN. trường. Đây là yếu tố đóng vai trò quan 1.2.1.5. Khả năng liên kết và hợp trọng trong việc cải tiến kỹ thuật, cải tác với DN khác và hội nhập kinh tế quốc tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm, tế. nâng cao năng suất và hợp lý hóa sản Khả năng liên kết và hợp tác của xuất. Trong điều kiện hiện nay, khi mà DN thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội khoa học công nghệ phát triển nhanh KD mới, chọn đúng đối tác để liên như vũ bão thì yếu tố này lại càng tác minh và vận hành hoạt động của liên động mạnh mẽ đến NLCT của DN, bởi minh một cách hiệu quả, đạt được mục vì nếu không chịu đổi mới thì sản phẩm tiêu đặt ra. Nếu DN không thể hoặc ít của DN chắc chắn sẽ trở nên lỗi thời, có khả năng liên minh hợp tác với các không thể cạnh tranh cùng các sản đối tác khác thì không những bỏ lỡ phẩm cùng loại trên thị trường. nhiều cơ hội KD mà còn có mối đe dọa 1.2.2. Các yếu tố bên ngoài DN nếu đối thủ cạnh tranh nắm bắt cơ hội Theo mô hình kim cương của ấy. M.Porter thì có tổng cộng 56 chỉ tiêu cụ 1.2.1.6. Trình độ năng lực thể được phân thành 4 nhóm sau: Một marketing là, các điều kiện yếu tố đầu vào, gồm: Năng lực marketing thể hiện ở khả kết cấu hạ tầng vật chất – kỹ thuật; hạ năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả tầng hành chính, nguồn nhân lực, hạ 4
  22. tầng công nghệ, thị trường tài chính. 1.2.2.1. Thị trường Hai là, các điều kiện về cầu: sở thích Đây chính là môi trường KD của của người mua, tình hình pháp luật về DN. Thị trường chính là nơi tiêu thụ sản tiêu dùng, về công nghệ thông tin Ba phẩm, đồng thời cũng là nơi để DN tìm là, các ngành cung ứng và ngành liên kiếm các yếu tố đầu vào. Ngoài ra, thị quan: chất lượng và số lượng các nhà trường còn là công cụ định hướng giúp cung cấp địa phương, khả năng tại chỗ DN đưa ra các chiến lược KD. về nghiên cứu chuyên biệt và dịch vụ 1.2.2.2. Thể chế- chính sách đào tạo, mức độ hợp tác giữa các khu Thể chế- chính sách là nền tảng vực kinh tế, khả năng cung cấp tại chỗ cho sự chấp hành chính sách pháp luật các chi tiết và phụ kiện máy móc. Bốn của DN. Nội dung của thể chế- chính là, bối cảnh đối với chiến lược và cạnh sách bao gồm từ các quy định về pháp tranh của DN, gồm hai phân nhóm là luật, chính sách về đầu tư, tài chính, đất động lực và cạnh tranh (các rào cản vô đai, công nghệ, thị trường , đến các hình, sự cạnh tranh của các nhà sản hàng hóa, dịch vụ, địa bàn được xuất địa phương, hiệu quả của việc khuyến khích hay bị hạn chế đầu tư chống độc quyền). KD. Tóm lại, đó là tất cả các biện pháp Tuy nhiên, theo logic truyền thống, điều tiết cả đầu vào lẫn đầu ra cũng như các yếu tố bên ngoài DN được chia thành toàn bộ quá trình hoạt động của DN. 5 nhóm: (1) thị trường, (2) thể chế-chính 1.2.2.3. Kết cấu hạ tầng sách, (3) kết cấu hạ tầng, (4) các ngành hỗ Kết cấu hạ tầng bao gồm cả hạ trợ và (5) trình độ nguồn nhân lực. tầng vật chất – kỹ thuật lẫn hạ tầng xã hội như hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục đào tạo Đây là tiền đề quan trọng, tác động mạnh tới hoạt động của DN, ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm dịch vụ. 5
  23. 1.2.2.3. Các ngành công nghiệp, các yếu tố cơ bản như: (1) chất lượng cao: là dịch vụ hỗ trợ. một chỉ tiêu tổng hợp gồm các nhóm Khi trình độ sản xuất càng hiện đại chỉ tiêu thành phần: các chỉ tiêu kinh tế, thì sự phụ thuộc lẫn nhau càng nhiều. các chỉ tiêu kỹ thuật, các chỉ tiêu về Chẳng hạn, các chi tiết và các bộ phận thẩm mỹ, tiện dụng (2) giá cả hợp lý: của một chiếc máy bay Boing được sản Chỉ tiêu này thường được xác định trên xuất ở nhiều nước khác nhau. Các cơ sở so sánh giá của các hàng hóa cùng ngành công nghiệp hỗ trợ không những loại hoặc tương đương. Nếu có sự khác tác động đến thời gian, năng suất mà biệt về chất lượng thì giá cả được đặt còn tác động đến giá cả của sản phẩm. trong sự so sánh với lợi ích do hàng hóa 1.2.2.4. Trình độ nguồn nhân lực mang lại, độ bền, thẫm mỹ ,(3) mẫu mã Trình độ và các điều kiện về hợp thời, (4) đáp ứng nhu cầu khách hàng: nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng làm chỉ tiêu thể hiện việc cung cấp cho việc, mức lương, điều kiện làm việc, an khách hàng đúng hàng hóa, đúng thời toàn lao động, đầu tư cho đào tạo và cả điểm với mức giá hợp lý. Nó là một chỉ vai trò của Công đoàn. tiêu định tính phản ánh khả năng KD, 1.3. Các tiêu chí để đánh giá NLCT uy tín của DN; (5) Dịch vụ đi kèm: bao DN. gồm việc hướng dẫn sử dụng, các dịch 1.3.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị vụ hậu mãi (bảo trì, bảo hành ). phần của DN: 1.3.3. Năng lực duy trì và nâng cao Tiêu chí này gồm 2 thành phần là hiệu quả KD của DN (1) thị phần: DN nào có thị phần lớn Tiêu chí này thể hiện qua một số hơn thì NLCT của DN đó cũng lớn hơn. chỉ tiêu như: (1) tỷ suất lợi nhuận: là Tiêu chí này thường được đo bằng tỷ lệ một chỉ tiêu tổng hợp, được tính bằng doanh thu hay số lượng sản phẩm tiêu trị số tuyệt đối (ví dụ, bao nhiêu đồng thụ trên thị trường và (2) tốc độ tăng thị lợi nhuận trên một đơn vị đầu vào) hoặc phần của DN: Chỉ tiêu này phản ánh sự số tương đối (tỷ suất lợi nhuận của DN thay đổi đầu ra của DN theo thời gian. so với tỷ suất lợi nhuận bình quân 1.3.2. NLCT của sản phẩm: ngành); (2) chi phí trên một đơn vị sản Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt phẩm động của DN. NLCT của sản phẩm dựa trên 6
  24. 1.3.4. Năng suất các yếu tố sản xuất: đầu vào của DN. Đây là điều kiện để Các chỉ tiêu liên quan đến năng đảm bảo NLCT trong dài hạn. suất gồm có: năng suất lao động, hiệu 1.3.7. Khả năng liên kết và hợp tác suất sử dụng vốn, năng suất yếu tố tổng của DN hợp Năng suất phản ánh lượng sản Cạnh tranh trong điều kiện hiện phẩm đầu ra so với đơn vị yếu tố đầu nay không phải là tiêu diệt lẫn nhau mà vào, là chỉ tiêu phản ánh năng lực khai phải là hợp tác lẫn nhau để cạnh tranh thác, sử dụng các yếu tố sản xuất của tốt hơn. Do vậy, khả năng liên kết hợp DN. Đồng thời, chỉ tiêu này còn phản tác là tiền đề cho hoạt động KD hiệu ánh năng lực đáp ứng yêu cầu của quả, đồng thời đây cũng là một tiêu chí khách hàng, chi phí trên đơn vị sản định tính của NLCT của DN. Tiêu chí phẩm và đơn vị thời gian. này thể hiện qua chất lượng và số lượng 1.3.5. Khả năng thích ứng và đổi mới các mối quan hệ với đối tác, các liên của DN doanh, hệ thống mạng lưới KD theo Đây là chỉ tiêu đánh giá NLCT lãnh thổ. “động” của DN. DN phải thích ứng với sự thay đổi của thị trường trong nước và 2. Thực trạng DN và NLCT của DN quốc tế (sở thích, nhu cầu, chất lượng, Việt Nam mẫu mã ) và môi trường KD như chính 2.1. Thực trạng DN Việt Nam sách của Nhà nước, sự thay đổi của đối 2.1.1 Số lượng, quy mô và ngành nghề tác KD, đối thủ cạnh tranh. Chỉ tiêu này KD của DN. được xác định bởi một số chỉ tiêu thành 2.1.1.1. Số lượng, quy mô DN phần như: số lượng cải tiến, sáng tạo sản Trong năm 2013, cả nước có phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, cải tiến 76.955 DN đăng ký thành lập mới với kỹ thuật số vốn đăng ký 398.681 tỷ đồng, tăng 1.3.6. Khả năng thu hút nguồn lực 10,1% về số DN và giảm 14,7% về số Khả năng thu hút nguồn lực không vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. chỉ nhằm đảm bảo cho điều kiện để hoạt Ta thấy tình hình DN có dấu hiệu tốt động sản xuất KD được tiến hành bình lên khi số DN thành lập mới trong năm thường mà còn thể hiện NLCT thu hút 2013 tăng trở lại so với năm 2012. 7
  25. Về số DN dừng hoạt động trong 25,02% với Công ty cổ phần. Các DN năm 2013, cả nước có 60.737 DN giải 100% vốn nước ngoài chỉ chiểm tỷ thể và ngừng hoạt động (trong đó, số trọng 2,17% trong tổng số các loại hình DN hoàn thành thủ tục giải thể là 9.818 DN nhưng thu hút một lực lượng lao DN, số DN gặp khó khăn và rơi vào động khá lớn với 22,34%; DNNN vẫn trạng thái tạm ngừng hoạt động là là loại hình DN chiếm tỷ trọng lớn nhất 50.919 DN) tăng 11,9 % so với cùng kỳ về vốn KD với 32,31% và vốn cố định năm trước. với 40,95%. Về số DN gặp khó khăn rơi vào Về quy mô DN: Năm 2012, cả tình trạng ngừng hoạt động nay quay nước có 341664 DN nhỏ và vừa theo trở lại hoạt động trong năm 2013 là tiêu chí quy mô lao động, chiếm 98,5% 14.402 DN. trên tổng số DN trong cả nước và có Số DN khó khăn rơi vào tình trạng 323844 DN có quy mô vốn dưới 50 tỷ ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt đồng, chiếm 93,4% trên tổng số DN động tăng dần theo các tháng. Về số DN trong cả nước. giải thể và gặp khó khăn phải ngừng hoạt Nhìn chung, các DN VN có quy động trong năm 2013 vẫn tăng so với mô về lao động lẫn về vốn đều rất hạn năm 2012, tuy nhiên qua theo dõi số liệu chế. Điều này cũng là một bất lợi và các tháng trong năm 2013, số DN gặp làm giảm NLCT của các DN VN khi khó khăn phải ngừng hoạt động đã có hội nhập với khu vực và quốc tế. chiều hướng giảm dần đi qua từng 2.1.1.2. Về ngành nghề của DN tháng. Đây là dấu hiệu tích cực và là cơ Xét theo số lượng DN, các DN sở cho việc phục hồi phát triển nền kinh VN chủ yếu tập trung vào 5 ngành sau: tế trong thời gian tới. Thương mại (38,9%); Công nghiệp chế Số liệu về tỷ trọng DN, lao động biến (16,24%); Xây dựng (14,07%); và vốn của DN: loại hình Công ty Hoạt động chuyên môn, khoa học và TNHH chiếm tỷ trọng khá lớn với công nghệ (8,53%) và Vận tải, kho bãi 60,87%. Tỷ trọng của Công ty cổ phần (5,57%). Xét theo số lao động, các DN tương đối cao với 21,64%. Đây cũng là tập trung vào 3 ngành: Công nghiệp chế loại hình DN thu hút nhiều lao động biến, chế tạo (45,02%); Xây dựng nhất vơi 31,03% với Công ty TNHH và (15,96%); Thương mại (13,15%). 8
  26. Xét theo Vốn KD, các DN tập 2.1.2. Vốn, lao động của DN trung vào 5 ngành: Hoạt động tài chính, - Về tài sản của DN. Nhìn chung ngân hàng và bảo hiểm (31,87%); Công tổng tài sản tăng lên trong mấy năm nghiệp chế biến, chế tạo (18,82%); qua. Tỷ trọng TSCĐ trong DN tương Thương mại (14,33%); Xây dựng đối cao (trên 40%), chứng tỏ các DN có (18,2%) và Hoạt động KD bất động sản quan tâm đến việc đầu tư lâu dài, tuy (7,39%). nhiên tỷ trọng này lại giảm đều qua các Xét theo Vốn cố định, các DN tập năm, chứng tỏ các DN đang gặp khó trung vào 5 ngành: Công nghiệp chế khăn trong hoạt động KD của mình. biến, chế tạo (22,21%); Hoạt động tài TSCĐ bình quân 1 lao động năm 2010 chính, ngân hàng và bảo hiểm là 239,2 triệu đồng; năm 2011 là 238,2 (18,57%); Sản xuất và phân phối điện, triệu đồng và năm 2012 là 224,2 triệu khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều đồng. Điều này là không tốt và làm hoà không khí (11,19%); Hoạt động giảm NLCT của DN. KD bất động sản (9,87%) và Thương - Về lao động: Số lượng lao động mại (9,38%). tăng nhanh, đây là một tín hiệu tốt . Nhìn chung, các DN VN chủ yếu Tuy nhiên, so với lực lượng lao động vẫn tập trung ở các ngành nghề “truyền hiện có tại thời điểm 2012 thì số lượng thống”. Tuy nhiên, tỷ lệ các DN hoạt lao động hiện đang làm việc là chưa động trong các ngành nghề hiện đại như cao (khoảng 52580 nghìn người). Thu tài chính, tín dụng hoặc khoa hoc, công nhập bình quân tháng của người lao nghệ đã có sự thay đổi lớn so với trước động tăng qua các năm, đây là một tín đây, điều này chứng tỏ tư duy KD của hiệu tích cực. Tuy nhiên, việc tăng thu chủ DN VN cũng đã thay đổi. Nhưng nhập của người lao động phải đi kèm suy cho cùng, tỷ lệ các DN hoạt động với cuộc sống tốt đẹp hơn thì việc tăng trong các ngành nghề hiện đại vẫn còn này mới thực sự có ý nghĩa. thấp, ví dụ Hoạt động chuyên môn, - Về thu nhập bình quân của người khoa học và công nghệ (8,53%). Cơ cấu lao động trong DN tăng qua các năm, này phản ánh cơ cấu ngành còn lạc hậu năm 2012, thu nhập bình quân tháng của DN VN. của người lao động khoảng 5,3 triệu đồng. Với mức thu nhập như vậy thì 9
  27. người lao động có thể có một cuộc sống đảo như sữa chua, sữa đặc có đường, tương đối ổn định. Tuy nhiên, đây là số nhưng ở một số phân khúc như sữa tươi liệu về thu nhập của những người lao và sữa bột cũng còn hạn chế. Cụ thể, động làm việc tại các DN. Với số liệu Vinamilk chiếm 75% thị phần sữa đặc của Tổng cục Thống kê 2012 về thu có đường, 90% thị phần sữa chua, 50% nhập bình quân đầu người khoảng 2 thị phần sữa tươi và khoảng 25 - 30% triệu đồng tháng thì tổng thu nhập bình thị phần sữa bột của Việt Nam. Với quân đầu người của Việt Nam năm công suất thiết kế khá lớn của 2 nhà 2013 khoảng hơn 2,2 triệu đồng máy mới này, Vinamilk đặt kế hoạch sẽ tháng. Đó là mức thu nhập khiêm tốn, chiếm lĩnh 50% thị 60% thị phần sữa rất khó khăn cho người dân, đặc biệt là nước trong những năm tới. khu vực nông thôn tổng thu nhập bình Trên thị trường quốc tế: Hoạt động quân đầu người trên tháng năm 2012 xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 đạt chỉ là 1,541 triệu đồng còn thấp hơn 132,13 tỷ USD, tăng so với năm 2012. mức bình quân, trong khi 68% dân số là Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu với ở nông thôn. Đó là chưa kể đến tình châu Á đạt 68,57 tỷ USD, tăng 11,5% trạng phân hóa giầu nghèo, làm cho so với năm 2012. Tiếp theo là với châu khoảng cách thu nhập giữa 20% người Mỹ đạt 28,85 tỷ USD, tăng 22,4%; kế nghèo nhất và 20% người giầu nhất lên đến là châu Âu: 28,11 tỷ USD, tăng tới 10 lần và đang tăng lên. 19,2%; châu Phi: 2,87 tỷ USD, tăng 2.2. Thực trạng NLCT của DN Việt 16%; châu Đại Dương: 3,73 tỷ USD, Nam tăng 9,9% so với năm 2012. Vậy trong 2.2.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu năm qua, kim ngạch xuất khẩu sang NLCT của DN Việt Nam châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất (52%) 2.2.1.1. Thị phần và năng lực trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả chiếm lĩnh thị trường nước. Trong số các thị trường trên 1 tỷ Trên thị trường nội địa: các Công USD, có 3 thị trường xuất khẩu trên 10 ty bánh kẹo như: Kinh Đô, Bibica và tỷ USD (chiếm tỷ trọng 38% trong tổng Hải Hà chiếm hơn 42% thị phần. Công kim ngạch xuất khẩu) là Hoa Kỳ, Nhật ty sữa Vinamilk hiện nắm thị phần Bản, Trung Quốc. tương đối, một số mặt hàng ở thế áp 10
  28. Việt Nam có trao đổi hàng hóa với phẩm của các DN được cải thiện rất gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số nhiêu, tuy nhiên các sản phẩm có thể thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD cạnh tranh được của Việt Nam thường của xuất khẩu tăng từ 25 thị trường năm nhờ vào lợi thế của tài nguyên hoặc lợi 2012 lên 27 thị trường năm 2013. Tổng thế của giá cả. Chẳng hạn, năm 2013 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật thị trường trên 1 tỷ USD chiếm gần Bản các nhóm hàng chính là: hàng dệt 90% kim ngạch xuất khẩu cả nước. may đạt 2,38 tỷ USD; dầu thô: 2,09 tỷ Hoa kỳ tiếp tục là thị trường mà USD; linh kiện ô tô đạt 1,77 tỷ USD; Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng đạt nhất với 18,64 tỷ USD. Thị trường các 1,21 tỷ USD. Từ các vụ kiện bán phá giá Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất đạt của các nước đối với hàng hóa của Việt được thặng dư thương mại lớn thứ 2 với Nam cho thấy giá cả hàng hóa của Việt 3,81 tỷ USD (do thị trường này là đầu Nam thấp hơn nhiều so với giá cả hàng mối xuất khẩu điện thoại các loại & linh hóa của các nước. kiện tăng cao tới 1,92 tỷ USD so với năm Về chất lượng sản phẩm: hàng hóa 2012). Và lần lượt là Anh: 3,13 tỷ USD, của Việt nam trong những năm gần đây Hồng Kông: 3,06 tỷ USD, Campuchia: cải thiện đáng kể, chủng loại hàng hóa đa 2,42 tỷ USD, Hà Lan: 2,26 tỷ USD, Nhật dạng, mẫu mã nhiều và đẹp. Nhiều sản Bản: 2,07 USD và Tây Ban Nha: 1,8 phẩm dành được chỗ đứng không chỉ USD. trên thị trường nội địa mà ngay cả thị 2.2.1.2. NLCT của sản phẩm trường quốc tế cũng được đánh giá cao NLCT của sản phẩm là một trong như chè shan tuyết Mộc Châu, chè Tân những chỉ tiêu cơ bản phản ánh NLCT Cương, hoa Đà Lạt Sản phẩm của của DN. Sản xuất ra sản phẩm có khả Công ty Chè Mộc Châu khi tham gia năng cạnh tranh cao là cách thức để DN xuất khẩu cũng như lưu thông trong nước chiếm lĩnh thị trường. NLCT của sản chưa bao giờ bị khách hàng trả lại hoặc phẩm thể hiện qua giá cả, chất lượng, có ý kiến về dư lượng thuốc bảo vệ thực thương hiệu vật, giá bán cao hơn 1,7 - 2 lần các sản Thực tế về NLCT của sản phẩm của phẩm cùng loại. Gạo nếp cái hoa vàng các DN Việt Nam cho thấy giá thành sản Kinh Môn - Hải Dương đóng bao bì 11
  29. mang nhãn hiệu tập thể có giá 27.000 được cải thiện đáng kể, tuy nhiên các đồng/kg, cao hơn gạo cùng loại không DN vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa để mang nhãn hiệu 5.000 đồng/kg. Nhãn nâng cao chất lượng. hiệu chứng nhận "Hoa Đà Lạt" đã được 2.2.2. Thực trạng các yếu tố tác động sử dụng cho sản phẩm hoa địa lan, cấp đến NLCT cho 16 đơn vị Trong giai đoạn 2009- 2.2.2.1. Trình độ tổ chức quản 2011, số lượng đơn đăng ký tăng từ 15- lý 20%, còn trong hai năm gần đây, do ảnh Tổ chức quản lý DN bao gồm các hưởng kinh tế khó khăn nhưng lượng yếu tố: mô hình tổ chức DN, cơ cấu tổ đơn đăng ký vẫn tăng nhẹ. Điều đó chức bộ máy quản lý, năng lực cán bộ chứng tỏ các DN đã bắt đầu quan tâm quản lý DN. đến việc nâng cao NLCT của sản phẩm. - Về mô hình tổ chức DN: hiện Tuy nhiên, những sản phẩm như vậy nay nền kinh tế VN có nhiều loại hình chưa nhiều. Trên thị trường thế giới, DN. Trong đó, các loại hình DN chủ những sản phẩm được đánh giá có chất yếu gồm: DNNN, DN tư nhân, Công ty lượng cao thì hầu hết là sản phẩm thô có TNHH (2-50 thành viên), Công ty lợi thế về tự nhiên hay giá lao động rẻ TNHH 1 thành viên, Công ty Hợp như dệt may, da giày. Tính độc đáo của danh, Công ty Cổ phần, DN có vốn đầu sản phẩm nói chung không cao, trừ một tư nước ngoài. Các loại hình này rất số sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa phổ biến và phù hợp với điều kiện kinh như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, còn tế thị trường. Tuy nhiên, mô hình tổ lại thì các sản phẩm khác hầu như đi sau chức ở DN Việt Nam có những đặc thù các nước về kiểu dáng, tính năng, thậm sau: chí còn lạc hậu so với thế giới. Một là, loại hình DNNN hiện đang Dịch vụ chăm sóc khách hàng và có số lượng khá lớn so với các nước hậu mãi đã được các DN chú trọng, tuy kinh tế thị trường. nhiên, số lượng DN quan tâm đến điều Hai là, các DN ngoài quốc doanh này hiện vẫn chưa cao và qui trình bảo gồm nhiều mô hình tổ chức: từ các hành sản phẩm vẫn còn nhiều phức tạp. HTX đến DN tư nhân và công ty tư Tóm lại, chất lượng hàng hóa của nhân. Tuy nhiên, số lượng DN ngoài Việt Nam trong những năm gần đây đã nhà nước chiếm tỷ trọng lớn. Qui mô 12
  30. của loại hình DN này chủ yếu là các 2.2.2.2. Về vốn của DN VN DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Qui mô vốn của DN VN chủ yếu Ba là, các mô hình DN ở VN có là nhỏ và vừa, những năm gần đây thì những “biến thể” do đang trong quá quy mô vốn đăng ký bình quân của mỗi trình hình thành, phát triển và tiếp tục DN lại có xu hướng đi xuống. Năm điều chỉnh. 2012, bình quân một DN đăng ký với - Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản số vốn 6,6 tỷ đồng, nhưng giảm xuống lý: Các loại hình DN khác nhau có cơ 5,1 tỷ đồng năm 2013 cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau. Bình quân vốn của một DN là 43,8 Hiện tại khi thực hiện chức năng của bộ tỷ đồng năm 2012, trong đó vốn bình máy quản lý DN, nhiều công ty Cổ quân 1 DNNN là 1515,4 tỷ. Trong khu phần ở VN không phân biệt rõ ranh giới vực ngoài quốc doanh, vốn bình quân giữa quản lý và điều hành theo thông lệ của 1 DN ngoài quốc doanh là 23 tỷ, quốc tế. Chẳng hạn, Khi quy mô các trong đó vốn bình quân của 1 DN tư Công ty cổ phần nhỏ, số lượng cổ đông nhân là 6,2 tỷ; công ty hợp danh là ít, có công ty cổ phần chỉ có 3 cổ đông 0,011 tỷ; công ty TNHH là 12,57 tỷ; thì thường không có sự tách bạch giữa công ty cổ phần là 63,46 tỷ. Trong khi chủ sở hữu và người điều hành trực đó, vốn bình quân của 1 DN có vốn đầu tiếp, mà các cổ đông thường đồng thời tư nước ngoài là 286,3 tỷ. là người điều hành công ty, tức là Đại Với quy mô vốn nhỏ bé như vậy, hội cổ đông sẽ đồng thời là thành viên các DN Việt Nam khó có thể mở rộng của Hội đồng quản trị. quy mô sản xuất, điều này sẽ dẫn đến - Về năng lực quản lý: Năng lực chi phí cao vì vậy NLCT sẽ thấp, giá quản lý của DN tập trung ở năng lực bán sản phẩm sẽ cao do không có được của người đứng đầu DN. Năng lực của lợi thế kinh tế về quy mô. Nguồn vốn người đứng đầu DN, đặc biệt là DNNN hạn hẹn còn gây khó khăn cho DN còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong việc đổi mới trang thiết bị cũng và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực như đầu tư cho nghiên cứu để phát triển KD nên chất lượng quản lý chưa cao. sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới. 13
  31. 2.2.2.3. Năng lực công nghệ 2.2.3. Thực trạng về môi trường KD trong DN VN của DN Việt Nam Trình độ công nghệ của DN quyết 2.2.3.1. Về Thể chế - chính sách định đến tăng trưởng và phát triển nền Từ 1986 và đặc biệt là từ khi kinh tế mỗi quốc gia. Hiện trạng công chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nghệ của ngành và lĩnh vực sản xuất, (1989) đến nay, thể chế chung về KD, năng lực thích ứng và khả năng đổi mới tài chính, đất đai, đầu tư được hình công nghệ trong các DN có thể được thành và hoàn thiện dần. Cụ thể là, kiểm định bằng khả năng cạnh tranh, khuôn khổ pháp luật về KD: được hình mức độ tiêu thụ các sản phẩm sản xuất thành với nhiều luật quan trọng như trong nước trên thị trường trong và Luật đầu tư nước ngoài tại VN (ban ngoài nước và do đó liên quan đến khả hành năm 1987); Luật DN tư nhân và năng tồn tại và phát triển của DN. Luật Công ty (1990); Luật DNNN Theo kết quả điều tra đối với toàn (1995); Luật Hợp tác xã (1996) và Luật bộ DN năm 2011, chỉ có khoảng 8% DN (1999) Các văn bản này được DN chỉ tiến hành hoạt động nghiên cứu sửa đổi nhiều lần và hiện nay là Luật và triển khai (R&D), trong khi khoảng DN (2005), Luật Hợp tác xã (2003), 5% chỉ cải tiến công nghệ có sẵn, có Luật Đầu tư (2005) Pháp luật KD 84% DN được điều tra cho biết họ quy định rõ về thành lập DN, đăng ký không có bất cứ chương trình cải tiến KD, hoạt động của DN và phá sản DN. hoặc phát triển công nghệ nào. Luật KD tạo “sân chơi” bình đẳng giữa Với trình độ công nghệ thấp như các chủ thể KD, tạo môi trường thông hiện nay, NLCT của các DNVN bị thoáng cho hoạt động KD, tạo bước đột giảm không những do sử dụng công phá về cải cách hành chính . Những nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất thấp mà đổi mới trong pháp luật KD tạo điều trong tương lai, nó cũng là yếu tố ảnh kiện thuận lợi cho các DN gia nhập thị hưởng đến khả năng tăng trưởng trong trường, thực hiện việc KD hiệu quả và dài hạn khi các lợi thế về lao động rẻ dễ dàng hơn. Hoặc như những đổi mới đang mất dần và NLCT tăng trưởng bị trong Luật đất đai không chỉ tạo điều giảm một cách tương đối. kiện thuận lợi cho các DN về mặt bằng 14
  32. KD mà còn giúp các DN có điều kiện nông thôn. Các hình thức đầu tư, xây thế chấp để vay vốn. dựng, vận hành, KD được đa dạng hoá, 2.2.3.2. Về kết cấu hạ tầng mở rộng. Trong những năm qua, Đảng, Nhà 2.2.3.3. Đánh giá tổng thể về nước và nhân dân ta đã dành sự quan môi trường KD của VN đối với DN tâm lớn cho đầu tư phát triển hệ thống Theo báo cáo “Đánh giá môi kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Nhờ đó, trường KD năm 2014” của World hệ thống kết cấu hạ tầng có bước phát Bank, chỉ số xếp hạng môi trường KD triển, từng bước đáp ứng yêu cầu xây thuận lợi của Việt Nam năm 2014 là 72 dựng và bảo vệ đất nước, góp phần bảo trên tổng số 189 quốc gia. Đây là kết đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, phát quả của việc cải thiện hệ thống thông triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giảm tin tín dụng quốc gia, giảm lãi suất tín nhẹ thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an dụng. Đồng thời, trong thời gian qua, ninh, nâng cao đời sống nhân dân, xoá Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách cho các công ty giảm bớt chi phí thuế giữa các vùng, miền. Một số công trình bằng cách giảm mức thuế thu nhập DN. hiện đại được đầu tư xây dựng đạt tiêu Những lĩnh vực mà Việt Nam đã cải chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần tạo cách trong quy định KD bao gồm: vay diện mạo mới cho đất nước. Năng lực vốn (thông tin tín dụng), nộp thuế công nghệ và chất lượng nguồn nhân Ngoài ra, World Bank cũng đưa ra đánh lực trên các lĩnh vực xây dựng, quản lý giá xếp hạng về các lĩnh vực khác trong và vận hành kết cấu hạ tầng được nâng môi trường KD của Việt Nam như điểm lên. khởi đầu KD: 125; xin cấp giấy phép Nguồn lực đầu tư phát triển kết xây dựng: 22; kết nối điện: 135; đăng cấu hạ tầng ngày càng lớn và đa dạng. ký tài sản: 33; vay vốn: 36; nộp thuế: Ngoài nguồn lực của Nhà nước, đã và 173; giải quyết tình trạng phá sản: 104; đang mở rộng sự tham gia của toàn xã thương mại xuyên biên giới: 75 Căn hội, nhất là đầu tư của các DN vào các cứ vào kết quả này, Chính phủ VN có dự án giao thông, khu công nghiệp, khu thể điều chỉnh hoặc thay đổi nhằm cải đô thị mới và đóng góp tự nguyện của thiện các yếu tố môi trường KD cho nhân dân vào phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp. 15
  33. 3. Giải pháp và khuyến nghị nâng 3.1.3. Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá cao NLCT của DNVN trong điều DN nhà nước kiện hội nhập kinh tế quốc tế Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần 3.1. Về phía Nhà nước hóa DNNN, chúng ta cần: Một là, phải 3.1.1. Ổn định kinh tế vĩ mô thể hiện cụ thể bằng pháp luật mô hình Giữ ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định của chủ sở hữu và cơ quan chủ quản. lạm phát và giữ lãi suất ở mức hợp lý. Hai là, xác định rõ vai trò, lĩnh vực sản Để làm tốt điều này, Chính phủ cần có xuất, KD của DNNN để DN không phải những định hướng chính sách tiếp tục làm thay hay lấn sân sang các lĩnh vực ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm mà các DN thuộc các thành phần kinh chế lạm phát. tế khác làm tốt, có hiệu quả cao. Ba là, 3.1.2. Cải thiện môi trường và điều phải thể hiện quyết tâm cao trong việc kiện KD đối với DN. thực hiện cổ phần hóa. Chính phủ cần tiếp tục phát triển 3.1.4. Quyết tâm xử lý vấn đề nợ xấu cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật để DN dễ Để giải quyết tốt vấn đề nợ xấu, dàng tiếp cận với các yếu tố đầu vào Chính phủ phải quyết tâm giải quyết của quá trình sản xuất như đất đai, năng các mục tiêu như: cải thiện thanh lượng , giảm được chi phí sản xuất, khoản, nâng cao sự an toàn, lành mạnh nâng cao năng lực vận tải và hiệu quả hoạt động của các tổ chức Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện tín dụng, tạo điều kiện mở rộng tín hệ thống pháp luật theo hướng minh dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc bạch, ổn định và không phân biệt đối đẩy sản xuất KD. xử giữa các khu vực kinh tế. 3.2. Về phía DN Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục 3.2.1. Đổi mới tổ chức, nâng cao trình hành chính trên cơ sở tạo điều kiện độ năng lực quản lý của DN thuận lợi cho các DN nhưng không Để nâng cao trình độ tổ chức quản buông lỏng quản lý hoạt động sản xuất lý DN, cần hiện đại hóa quản lý theo KD của DN. hướng đổi mới căn bản mô hình tháp truyền thống, áp dụng linh hoạt các mô hình tổ chức quản lý hiện đại, linh hoạt như mô hình tổ chức mạng lưới, ma 16
  34. trận. Lựa chọn mô hình tổ chức DN phù và chịu sự chi phối của nhu cầu, thị hợp nhằm phát huy được vai trò của các hiếu, mùa vụ, nhưng DN cũng nên có bộ phận trong DN, tạo sự gắn kết trong chiến lược giá cả nói chung và giá cả DN, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác và của từng sản phẩm trong từng giai đoạn huy động nguồn lực với các đối tác bên cụ thể. ngoài. - Về chiến lược thị trường: DN Nâng cao trình độ năng lực của phải nghiên cứu thị trường để nắm bắt cán bộ quản lý. Tích cực đào tạo đội các thông tin về cung, cầu, giá cả, đối ngũ cán bộ quản lý DN về cả kiến thức thủ cạnh tranh để từ đó có thể lựa chuyên môn, kiến thức quản lý và cả về chọn được mặt hàng KD, đối tượng pháp luật, tin học, ngoại ngữ Thường giao dịch, phương thức KD sao cho đạt xuyên rèn luyện kỹ năng quản lý trong hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu thị mọi công việc trong DN. trường còn giúp các DN tổ chức tốt hệ Chú trọng đầu tư cho hoạt động thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý - Về hoạt động xúc tiến thương DN. mại: DN Việt Nam cần tăng cường hoạt 3.2.2. Nâng cao năng lực marketing động này hơn nữa. Các DN Việt Nam của DN có thể sử dụng những phương tiện Nâng cao năng lực marketing đòi truyền thông đại chúng như sách báo, ti hỏi phải thực hiện đồng bộ các biện vi để quảng cáo cho sản phẩm và DN pháp về nghiên cứu thị trường, sản của mình. phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến bán - Về thâm nhập thị trường: Các hàng, DN cần thiết lập kênh phân phối phù - Về chiến lược sản phẩm: phải hợp để nâng cao năng lực thâm nhập thị xác định rõ phân khúc thị trường của trường. Các DN cần thiết lập các kênh sản phẩm và đảm bảo sản phẩm đạt tiêu phân phối hiện đại. chuẩn về chất lượng và đủ số lượng 3.2.3. Nâng cao năng lực sáng tạo cung ứng cho thị trường. trong DN - Về chiến lược giá cả: Có chiến Nền kinh tế thị trường đang tiến lược giá cả phù hợp, tuy rằng giá cả đến nền kinh tế tri thức như hiện nay thì hàng hóa dựa trên cung-cầu thị trường việc nâng cao năng lực sáng tạo phải 17
  35. càng được coi trọng. Nâng cao năng lực 3.2.4.2. Sử dụng hiệu quả và sáng tạo không chỉ là phát minh, sáng nâng cao năng lực công nghệ của chế mà có thể là cải tiến kỹ thuật, đổi DN mới sản phẩm Ngoài việc mua sắm Để sử dụng có hiệu quả các thiết thiết bị, công nghệ mới, mua bản quyền bị, công nghệ của DN thì nhà quản lý sản xuất, các DN cần chú ý tạo ra bầu DN cần phải tổ chức sản xuất, bố trí không khí lao động sáng tạo và phải có nhân sự và thời gian khai thác hợp lý. khen thưởng xứng đáng cho những Ngoài việc tổ chức chia ca sản xuất để sáng tạo của nhân viên. Bên cạnh đó, khai thác tối đa thiết bị, công nghệ thì DN có thể liên kết với các trường Đại cần chú ý tới chế độ bảo trì, bảo dưỡng học, viện nghiên cứu để có thể có máy móc thiết bị, nâng cao trình độ kỹ được nguồn nhân lực cao cấp với chi năng sử dụng thiết bị công nghệ của phí thấp. người lao động. Thêm vào đó, các DN 3.2.4. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực cần tiến hành đổi mới thiết bị công trong DN nghệ lạc hậu, khai thác tốt thiết bị công 3.2.4.1. Sử dụng hiệu quả nghệ hiện có, từng bước cải tiến thiết bị nguồn vốn, tài sản của DN công nghệ cho phù hợp với điều kiện Trong khi các DN Việt Nam có của DN, tiến tới cố gắng làm chủ thiết quy mô vốn nhỏ, khả năng huy động bị công nghệ mới. vốn thấp thì việc sử dụng hiệu quả 3.2.4.2. Sử dụng hiệu quả và nguồn vốn, tài sản của DN là cách hữu nâng cao chất lượng lao động hiệu giúp nâng cao lực cạnh tranh. Để trong DN. sử dụng vốn hiệu quả, các DN cần chú Để sử dụng hiệu quả lao động trọng đến một số vấn đề sau: trong DN, DN cần tạo ra bầu không khí - Định kỳ, các DN cần đánh giá lại dân chủ và nhiệt huyết, tăng quyền tự nguồn vốn của DN từ quy mô, cơ cấu, chủ, tự quyết cho người lao động, phát mức độ đáp ứng của vốn đến hiệu quả huy tối đa năng lực sáng tạo của người sử dụng vốn của DN để điều chỉnh kịp lao động từ cấp quản lý cho đến người thời. lao động trực tiếp. - Sử dụng hợp lý và tiết kiệm DN cũng cần chú trọng các khâu nguồn vốn, tài sản của DN. trong công tác cán bộ từ tuyển chọn, bố 18
  36. trí, sử dụng, đào tạo và có chính sách bảo cả lợi ích vật chất lẫn tinh thần cho đãi ngộ hợp lý cho người lao động, đảm người lao động. 19
  37. BÀI BÁO KHOA HỌC THỰC HIỆN CÔNG BỐ THEO QUY CHẾ ĐÀO TẠO THẠC SỸ Bài báo khoa học của học viên có xác nhận và đề xuất cho đăng của Giảng viên hướng dẫn Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH và TÁC GIẢ Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ĐỂ CÓ BÀI BÁO KHOA HỌC TỐT, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN! Thực hiện theo MTCL & KHTHMTCL Năm học 2017-2018 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.