Nghiên cứu nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa Báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa Báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_nguyen_nhan_tao_nen_su_khac_biet_giua_bao_cao_tai.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa Báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRƯỚC VÀ SAUS K C 0 KIỂM0 3 9 5 9 TOÁN MÃ SỐ: T2015-123 SKC0 0 5 5 9 7 Tp. Hồ Chí Minh, 10/2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRƢỚC VÀ SAU KIỂM TOÁN Mã số: T2015 - 123 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Hoàng Anh TP.HCM - Tháng 10/2015
  3. TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRƢỚC VÀ SAU KIỂM TOÁN Mã số: T2015 - 123 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Hoàng Anh TP.HCM - Tháng 10/2015
  4. MỤC LỤC CHƢƠNG MỞ ĐẦU i. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ii. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI iii. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI iv. CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU v. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU vi. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1.1. Khái niệm và mục đích lập Báo cáo tài chính 4 1.1.2. Trình bày báo cáo tài chính 5 1.2. KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 10 1.2.1. Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính 10 1.2.2. Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính 10 1.2.3. Nội dung của kiểm toán báo cáo tài chính 11 1.2.4. Phương pháp thực hiện 12 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 12 Chƣơng 2: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRƢỚC VÀ SAU KIỂM TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 13 2.1. VAI TRÕ CỦA KIỂM TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 13 2.2. THỰC TRẠNG CHÊNH LỆCH THÔNG TIN GIỮA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRƢỚC VÀ SAU KIỂM TOÁN 16 2.2.1. Trên thế giới 16 2.2.2. Tại Việt Nam 17 2.3. NGUYÊN NHÂN TẠO NÊN SỰ CHÊNH LỆCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRƢỚC VÀ SAU KIỂM TOÁN 22 2.3.1. Từ phía doanh nghiệp 23 2.3.2. Từ phía Nhà nước 32 2.3.2. Từ phía nhà đầu tư 324
  5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 34 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRƢỚC VÀ SAU KIỂM TOÁN 35 3.1. HẬU QUẢ CỦA VIỆC CÔNG BỐ THÔNG TIN SAI LỆCH TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 35 3.2. GIẢI PHÁP 35 3.2.1. Về phía công ty 35 3.2.2. Về phía Nhà nước 37 3.2.3. Về phía nhà đầu tư 39 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 39 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA KINH TẾ Tp. HCM, ngày 30 tháng 10 năm 2015 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRƯỚC VÀ SAU KHI KIÊM TOÁN - Mã số: T2015 – 123 - Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Thị Hoàng Anh - Cơ quan chủ trì: trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Thời gian thực hiện: 12/2014 – 10/2015 2. Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm tránh lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư vào thị trường và tránh gây thiệt hại cho nhà đầu tư. 3. Tính mới và sáng tạo: Tài liệu tham khảo cho các đối tượng nghiên cứu về lĩnh vực kế toán, kiểm toán 4. Kết quả nghiên cứu: - Hoàn thành nghiên cứu về sự khác biệt của báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán - Đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế sự sai lệch trên báo cáo tài chính sau kiểm toán 5. Sản phẩm: Bài phân tích về những nguyên nhân tạo nên sự khác biệt của báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: - Sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy môn Kế toán và môn Kiểm toán dùng chung cho các cán bộ giảng dạy bộ môn Kế toán-Tài chính khoa Kinh tế - trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. - Giúp sinh viên nắm bắt lý thuyết trên lớp và có cái nhìn tổng quát về các hoạt động thực tế bên ngoài liên quan đến môn học đó. Trƣởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài
  7. MỞ ĐẦU i. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC . Trong nước: - Nghiên cứu về gian lận báo cáo tài chính của các công ty niêm yết của Trần Thị Giang Tân (2009) đã khái quát được một phần các nghiên cứu trên thế giới về gian lận trong báo cáo tài chính - Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh với đề tài “Nghiên cứu về sai sót trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Trần Nguyễn Nguyên Trân, ĐH Đà Nẵng, nghiên cứu về những sai sót trên báo cáo tài chính và vận dụng mô hình nghiên cứu về phát hiện gian lận báo cáo tài chính để dự đoán khả năng sai sót trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. . Ngoài nước: - Nghiên cứu của Beasley và các cộng sự (2001) tập trung phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động gian lận báo cáo tài chính của công ty. Bên cạnh việc nhận diện thuộc tính của các công ty có gian lận báo cáo tài chính, các tác giả đã tập trung làm rõ chức năng, vai trò và hiệu lực của các nhân tố (i) thù lao và động cơ của các cá nhân có liên quan, (ii) quản trị công ty, (iii) kiểm soát, (iv) văn hóa và đạo đức. - Nghiên cứu của Beneish (1999) là nghiên cứu tiên phong về xây dựng mô hình dự đoán khả năng gian lận báo cáo tài chính. Dựa vào các kỹ thuật gian lận thường được sử dụng, Beneish thiết lập một mô hình dự đoán (gọi là tỷ số M-Score) để đánh giá có hay không khả năng công ty gian lận báo cáo tài chính. ii. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thế kỷ 21 mở ra kỷ nguyên phát triển vượt bậc của công nghệ và cũng là kỷ nguyên của những thông tin tài chính. Nhu cầu cho và nhận thông tin, đặc biệt là các thông tin tài chính luôn giữ vai trò tối quan trọng để đưa ra những quyết định kinh doanh then chốt. Tính minh bạch, tính trung thực của thông tin tài chính đóng vai trò lớn trong việc ổn định thị trường chứng khoán và ổn định xã hội. Trong thế giới ấy, gian lận Báo cáo tài chính đại diện cho chi phí khổng lồ của nền kinh tế toàn cầu. Sự 1
  8. sụp đổ của những công ty hàng đầu trên thế giới (Enron, WorldCom, Tyco, Adelphia, Olympus, ) đã để lại một vết ố trên hiệu quả quản trị doanh nghiệp, chất lượng của các báo cáo tài chính và uy tín của chức năng kiểm toán. Sai lệch trên các báo cáo tài chính đã trở thành một vấn đề quan trọng của các doanh nghiệp trên toàn thế giới, tác động sâu sắc tới lòng tin của các nhà đầu tư. Vì vậy, tìm hiểu các nguyên nhân làm sai lệch báo cáo tài chính là một công việc cần thiết và có ý nghĩa. iii. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI - Hệ thống hóa lý luận về báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính - Tổng hợp những nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán - Trên cơ sở lý luận và cơ sở nghiên cứu các nguyên nhân, tác giả đưa ra những giải pháp hạn chế những sai lệch trên báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán nhằm lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư vào thị trường. iv. CÁCH TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . Cách tiếp cận: - Tiếp cận Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có niêm yết trên thị trường chứng khoán. . Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu nhập dữ liệu: Thu thập từ những website chuyên về lĩnh vực tài chính, kế toán như vietstock.vn, cafef.vn, finance.vn - Phương pháp phân tích: Dựa vào các dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế các sai lệch trên báo cáo tài chính sau kiểm toán. v. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU . Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nguyên nhân tạo nên sự khác biệt của BCTC trước và sau kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam . Phạm vi nghiên cứu: ▫ Về thời gian: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2000 trở lại đây 2
  9. ▫ Về không gian: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán trên phạm vi toàn quốc (Việt Nam) vi. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Ngoài phần mở đầu, nội dung đề tài gồm 3 chương: . Chương 1: Lý luận chung về báo cáo tài chính . Chương 2: Sự khác biệt giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán của các doanh nghiệp hiện nay . Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế sự khác biệt giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán. 3
  10. Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái niệm và mục đích lập Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là sự trình bày một cách hệ thống về các thông tin tài chính quá khứ, bao gồm các thuyết minh có liên quan, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 (VAS 21) là một hệ thống bao gồm 4 báo cáo phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một đơn vị: . Bảng cân đối kế toán . Báo cáo kết quả kinh doanh . Báo cáo lưu chuyển tiền tệ . Thuyết minh báo cáo tài chính Mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt được mục đích này, BCTC phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: . Tài sản . Nợ phải trả . Vốn chủ sở hữu . Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ . Các luồng tiền Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền. 4
  11. 1.1.2. Trình bày báo cáo tài chính 1.1.2.1. Trách nhiệm lập và trình bày BCTC Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lập và trình bày báo cáo tài chính. 1.1.2.2. Môi trường pháp lý của lập và trình bày BCTC Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính thường bao gồm: . Luật Kế toán . Chuẩn mực kế toán . Chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Trong một số trường hợp, việc lập và trình bày báo cáo tài chính còn phải tuân theo các quy định và hướng dẫn sau: . Môi trường pháp lý và đạo đức, như các luật, các quy định, phán quyết của tòa án, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp kế toán; . Các hướng dẫn về chuẩn mực kế toán do các cơ quan, tổ chức có chức năng soạn thảo chuẩn mực hoặc tổ chức nghề nghiệp ban hành; . Các hướng dẫn xử lý tình huống kế toán cụ thể do các cơ quan, tổ chức có chức năng soạn thảo chuẩn mực hoặc tổ chức nghề nghiệp ban hành; . Các thông lệ kế toán có tính phổ biến và đặc thù được thừa nhận rộng rãi. Khi có mâu thuẫn giữa khuôn khổ về lập và trình bày BCTC với các tài liệu hướng dẫn, hoặc giữa các tài liệu thì tài liệu nào có tính pháp lý cao nhất sẽ được áp dụng. 1.1.2.3. Yêu cầu lập và trình bày BCTC Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành. Doanh nghiệp cần nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Báo cáo tài chính được coi là lập và trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế 5
  12. toán Việt Nam nếu báo cáo tài chính tuân thủ mọi quy định của từng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán Việt Nam của Bộ Tài chính. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng chính sách kế toán khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, không được coi là tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành dù đã thuyết minh đầy đủ trong chính sách kế toán cũng như trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. 1.1.2.4. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “Trình bày Báo cáo tài chính”, khi lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân theo một số giả định và nguyên tắc sau: . Hoạt động liên tục Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ. Nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục. Để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải xem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. . Cơ sở dồn tích Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. 6
  13. Theo cơ sở kế toán dồn tích, các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. . Phù hợp Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả. . Nhất quán Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: - Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; - Chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong trình bày. Doanh nghiệp có thể trình bày báo cáo tài chính theo một cách khác khi mua sắm hoặc thanh lý lớn các tài sản, hoặc khi xem xét lại cách trình bày báo cáo tài chính. Việc thay đổi cách trình bày báo cáo tài chính chỉ được thực hiện khi cấu trúc trình bày mới sẽ được duy trì lâu dài trong tương lai hoặc nếu lợi ích của cách trình bày mới được xác định rõ ràng. Khi có thay đổi, thì doanh nghiệp phải phân loại lại các thông tin mang tính so sánh cho phù hợp với các quy định của đoạn 30 của VAS 21 và phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính . Trọng yếu và tập hợp Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các khoản mục được 7
  14. đánh giá trong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này không được trình bày riêng biệt. Để xác định một khoản mục hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu phải đánh giá tính chất và quy mô của chúng. Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từng khoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu. Ví dụ, các tài sản riêng lẻ có cùng tính chất và chức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá trị của khoản mục là rất lớn. Tuy nhiên, các khoản mục quan trọng có tính chất hoặc chức năng khác nhau phải được trình bày một cách riêng rẽ. Nếu một khoản mục không mang tính trọng yếu, thì nó được tập hợp với các khoản đầu mục khác có cùng tính chất hoặc chức năng trong báo cáo tài chính hoặc trình bày trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, có những khoản mục không được coi là trọng yếu để có thể được trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính, nhưng lại được coi là trọng yếu để phải trình bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Theo nguyên tắc trọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu. . Bù trừ Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ . Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: - Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc - Các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu. Các khoản này cần được tập hợp lại với nhau phù hợp với quy định của đoạn 21 của VAS 21. Các tài sản và nợ phải trả, các khoản thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng biệt. Việc bù trừ các số liệu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc Bảng cân đối kế toán, ngoại trừ trường hợp việc bù trừ này phản ánh bản chất của giao dịch hoặc sự kiện, sẽ không cho phép người sử dụng hiểu được các giao dịch hoặc sự kiện được thực hiện và dự tính được các luồng tiền trong tương lai của doanh nghiệp. 8
  15. Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” quy định doanh thu phải được đánh giá theo giá trị hợp lý của những khoản đã thu hoặc có thể thu được, trừ đi tất cả các khoản giảm trừ doanh thu. Trong hoạt động kinh doanh thông thường, doanh nghiệp thực hiện những giao dịch khác không làm phát sinh doanh thu, nhưng có liên quan đến các hoạt động chính làm phát sinh doanh thu. Kết quả của các giao dịch này sẽ được trình bày bằng cách khấu trừ các khoản chi phí có liên quan phát sinh trong cùng một giao dịch vào khoản thu nhập tương ứng, nếu cách trình bày này phản ánh đúng bản chất của các giao dịch hoặc sự kiện đó. Chẳng hạn như : - Lãi và lỗ phát sinh trong việc thanh lý các tài sản cố định và đầu tư dài hạn, được trình bày bằng cách khấu trừ giá trị ghi sổ của tài sản và các khoản chi phí thanh lý có liên quan vào giá bán tài sản; - Các khoản chi phí được hoàn lại theo thoả thuận hợp đồng với bên thứ ba (ví dụ hợp đồng cho thuê lại hoặc thầu lại) được trình bày theo giá trị thuần sau khi đã khấu trừ đi khoản được hoàn trả tương ứng; Các khoản lãi và lỗ phát sinh từ một nhóm các giao dịch tương tự sẽ được hạch toán theo giá trị thuần, ví dụ các khoản lãi và lỗ chênh lệch tỷ giá, lãi và lỗ phát sinh từ mua, bán các công cụ tài chính vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, các khoản lãi và lỗ này cần được trình bày riêng biệt nếu quy mô, tính chất hoặc tác động của chúng yêu cầu phải được trình bày riêng biệt theo qui định của Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán”. . Có thể so sánh Các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại. Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không thể thực hiện được việc phân loại 9
  16. lại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện. Trường hợp không thể phân loại lại các thông tin mang tính so sánh để so sánh với kỳ hiện tại, như trường hợp mà cách thức thu thập các số liệu trong các kỳ trước đây không cho phép thực hiện việc phân loại lại để tạo ra những thông tin so sánh, thì doanh nghiệp cần phải trình bày tính chất của các điều chỉnh lẽ ra cần phải thực hiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh. Chuẩn mực “Lãi, lỗ thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và các thay đổi trong chính sách kế toán" đưa ra quy định về các điều chỉnh cần thực hiện đối với các thông tin mang tính so sánh trong trường hợp các thay đổi về chính sách kế toán được áp dụng cho các kỳ trước. 1.2. KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.2.1. Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phục vụ đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị. Công việc kiểm toán báo cáo tài chính thường do các doanh nghiệp kiểm toán thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, chính phủ, các ngân hàng và nhà đầu tư, cho người bán, người mua. 1.2.2. Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính . Mục tiêu chung Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục tiêu chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay không. Một cuộc kiểm toán được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan sẽ giúp kiểm toán viên hình thành ý kiến kiểm toán đó. . Mục tiêu cụ thể 10
  17. Mục tiêu cụ thể của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị mình. 1.2.3. Nội dung của kiểm toán báo cáo tài chính Báo cáo tài chính sử dụng để kiểm toán là báo cáo đã được Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán lập với sự giám sát của Ban quản trị đơn vị, đã ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam không áp đặt các trách nhiệm đối với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được kiểm toán và có hiệu lực không cao hơn so với pháp luật và các quy định khác chi phối trách nhiệm của Ban Giám đốc và Ban quản trị. Tuy nhiên, một cuộc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được thực hiện với giả thiết rằng Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) đã thừa nhận những trách nhiệm nhất định làm cơ sở cho việc tiến hành cuộc kiểm toán. Nội dung của kiểm toán báo cáo tài chính thường tập trung vào: . Việc quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn của đơn vị. . Việc chấp hành các chế độ quản lý kinh tế tài chính - kế toán thống kê của Nhà nước. Cuộc kiểm toán phải làm rõ được các vấn đề sau: . Các thông tin tài chính có được lập trên cơ sở các chế độ tài chính, kế toán hiện hành của Nhà nước Việt Nam hay không? Các chế độ này có được áp dụng một cách nhất quán và kịp thời không? . Các thông tin trên Báo cáo tài chính có phản ánh một cách trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán; về tình hình hoạt động của đơn vị trong niên độ kế toán. . Cuộc kiểm toán cũng đòi hỏi phải đưa ra các ý kiến nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán của đơn vị, bao gồm các nhận xét về: + Công tác ghi chép chứng từ kế toán, luân chuyển chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán và công tác quản lý, lưu trữ các chứng từ kế toán. + Phương pháp lập Báo cáo tài chính và các Báo cáo quản trị, các tài liệu kế toán có liên quan. + Công tác hạch toán kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. 11
  18. 1.2.4. Phƣơng pháp thực hiện Trong quá trình thực hiện kiểm toán, người ta chia các phương pháp kiểm toán thành hai loại: . Các thử nghiệm cơ bản: đây là việc thẩm tra lại các thông tin biểu hiện bằng tiền phản ánh trên các bảng tổng hợp thông qua việc thực hiện các phương pháp kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ theo trình tự xác định. . Thử nghiệm kiểm soát: là phương pháp dựa vào kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ khi hệ thống này tồn tại và có hiệu lực (để biết được hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại có hiệu lực thì phải khảo sát và đánh giá hệ thống này). KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cung cấp thông tin tài chính cho rất nhiều đối tượng sử dụng và cái mà họ cần là những thông tin đáng tin cậy nhằm giúp họ đánh giá về thực trạng tài chính của doanh nghiệp để ra các quyết định kinh tế. Thế nhưng, do nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển tạo nên hệ quả là khả năng nhận được những thông tin tài chính kém tin cậy cũng sẽ gia tăng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Sự khó khăn trong tiếp cận nguồn thông tin, Động cơ của người cung cấp thông tin, Độ phức tạp của thông tin chính vì thế, cần có những giải pháp làm giảm thiểu rủi ro. Một trong những giải pháp hiệu quả nhất hiện nay là bắt buộc báo cáo tài chính phải được kiểm toán nhằm mang lại độ tin cậy cho báo cáo tài chính đồng thời tiết kiệm chi phí kiểm tra cho người sử dụng. 12
  19. Chƣơng 2 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRƢỚC VÀ SAU KIỂM TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 2.1. VAI TRÕ CỦA KIỂM TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Trên thế giới hầu hết các nước đi theo kinh tế thị trường đều có hoạt động kiểm toán độc lập. Trái lại ở các nước đi theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung đều không có kiểm toán, thậm chí không truyền bá kiến thức về kiểm toán độc lập. Thật vậy, ở nước ta có thể nói hoạt động kiểm toán được hình thành và phát triển từ trước ngày giải phóng miền Nam. Sau thống nhất đất nước, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, kiểm toán độc lập không tồn tại nữa. Mãi cho đến khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu và đa phương hoá các loại hình đầu tư đã đặt ra những đòi hỏi cấp thiết của kiểm toán độc lập thì loại hình kiểm toán độc lập mới thực sự xuất hiện. Điều này cho thấy kiểm toán độc lập có vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng yêu cầu này phải có bên thứ ba độc lập khách quan có trình độ chuyên môn cao, được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy cho các bên quan tâm. Bên thứ ba này chính là kiểm toán độc lập. Ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển quy định chỉ có các báo caó tài chính đã được kiểm toán độc lập mới có giá trị pháp lý và đáng tin cậy.Ý nghĩa và tầm quan trọng của kiểm toán độc lập thể hiện trên các mặt sau: . Thứ nhất, kiểm toán độc lập tạo niềm tin cho những người quan tâm. Dù hoạt động trong bất kì lĩnh vực kinh tế nào, thì kết quả hoạt động hàng năm của doanh nghiệp đều thể hiện trên báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kế quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính). Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ doang nghiệp- người có trách nhiệm lập báo cáo tài chính đều muốn che dấu các phần yếu kém hoặc khuyếch trương kết quả kinh doanh của mình trên BCTC đó. Trái lại những người quan tâm đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp lại đòi hỏi sự trung thực chính xác của thông 13
  20. tin tài chính đó. Vì thế cần có sự kiển tra xác nhận của người thứ ba. Kiểm toán viên độc lập -những người hoạt động theo nguyên tắc bắt buộc và có đủ năng lực uy tín với cả chủ doanh ngiệp và người quan tâm đến bản báo cáo tài chính. Những người quan tâm có thể kể đến là : ▫ Các cơ quan Nhà nƣớc cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để xem xét các doanh nghiệp sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản quốc gia để hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả không, có phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đất nước hay không. Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để tính và thu thuế trừ khi có nghi vấn mới kiểm tra lại. Về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, các doang nghiệp thường muốn nộp ít để chiếm chiếm dụng phần thuế phải nộp Nhà nước nên họ sẽ khai tăng các khoản chi phí để làm giảm lợi nhuận và như thế thuế phải nộp sẽ ít đi. Tuy nhiên nếu được kiểm toán thì sai phạm này sẽ bị phát hiện và điều chỉnh. ▫ Các cổ đông góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của doanh nghiệp tuy không có trình độ để kiểm tra kỹ lưỡng bản BCTC, do đó khi có trên tay bản BCTC đã được kiểm toán viên độc lập xác nhận là trung thực hợp lý thì họ có thể yên tâm ăn chia lợi tức và quyết định tiếp tục đầu tư hoặc không đầu tư vào doanh nghiệp đó. ▫ Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn cũng phải nắm chắc tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định cho vay, thu hồi vốn hoặc không cho vay. Kiểm toán viên sẽ giúp ngân hàng hoặc những người cho vay làm việc đó. ▫ Trong quan hệ kinh doanh các khách hàng có thể mua chịu.Tuy nhiên nếu có báo cáo tài chính của người mua hàng được kiểm toán viên có danh tiếng kiểm tra xác nhận là tốt thì ngƣời bán sẵn sàng bán chịu. Ngược lại xác nhận là tình hình tài chính khó khăn thì không gì người mua mua được hàng khi chưa có tiền. ▫ Trong kinh tế thị trường, ngƣời lao động có quyền lựa chọn nơi làm việc ổn định và có mức thu nhập cao. Bản báo cáo tài chính của một doang nghiệp làm ăn có lãi được kiểm toán viên xác nhận sẽ hấp dẫn được người lao động có chuyên môn trình độ và năng lực. ▫ Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá đầu tư không chỉ trong nước mà còn nước ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài (cả trực tiếp và 14
  21. gián tiếp) đang được Nhà nước rất quan tâm, cụ thể là đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam nhằm khuyến khính các nhà đầu tư vào Việt Nam. Những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài luôn đòi hỏi một báo cáo tài chính được kiểm toán xác nhận về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà họ dự định đầu tư. ▫ Các nhà quản trị doang nghiệp và các nhà quản lý khác cũng cần thông tin trung thực không chỉ riêng trên các bản BCTC để có những quyết định trong mọi giai đoạn quản lý kể cả tiếp nhận vốn liếng, chỉ đạo và điều hành các hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý. Những thông tin đó chỉ có được thông qua kiểm toán. . Thứ hai, kiểm toán độc lập góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán. Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính đều bao gồm những mối quan hệ đa dạng, luôn luôn biến đổi và được cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ cụ thể. Để hướng các nghiệp vụ này vào mục tiêu giải quyết tốt các quan hệ trên không chỉ cần có định hướng đúng và thực hiện tốt mà cần thường xuyên soát xem việc thực hiện để hướng các nghiệp vụ vào quỹ đạo mong muốn. Hơn nữa chính định hướng và tổ chức thực hiện tốt trên cơ sở những bài học thực tiễn soát xét và luôn uốn nắn thường xuyên những lệch lạc trong quá trình thực hiện. Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế trong đó các quan hệ tài chính, chế độ kế toán thay đổi nhiều lần. Trong khi đó công tác kiểm tra kiểm soát chưa chuyển hướng kịp thời, dẫn tới tình trạng vi phạm các nguyên tắc chế độ tài chính kế toán. Đã có ý kiến cho rằng chưa thể cải cách công tác kiểm tra trong khi chưa triển khai toàn diện và rộng khắp công tác kế toán. Tuy nhiên kinh nghiệm thực tế đã chỉ rõ chỉ có triển khai tốt hơn công tác kiểm toán mới có thể nhanh chóng đưa công tác tài chính kế toán đi vào nề nếp. . Thứ ba, kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. Rõ ràng kiểm toán không chỉ có chức năng xác minh mà còn có chức năng tư vấn. Các chủ doang nghiệp không thể kiểm soát hàng ngàn, hàng vạn nghiệp vụ tài chính kế toán đã xảy ra trong doanh nghiệp. Vì vậy các chủ doanh nghiệp thường kiểm soát các nghiệp vụ tài chính kế toán cho người phụ tá. Để biết được một cách chính xác, trung thực tình hình tài chính kế toán của mình vào kì hạn nào đó, người chủ doanh nghiệp thường mời các kiểm toán viên chuyên nghiệp độc lập có uy tín 15
  22. S K L 0 0 2 1 5 4