Nghiên cứu nguồn gốc văn hóa như thế nào?

doc 9 trang phuongnguyen 1880
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu nguồn gốc văn hóa như thế nào?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnghien_cuu_nguon_goc_van_hoa_nhu_the_nao.doc

Nội dung text: Nghiên cứu nguồn gốc văn hóa như thế nào?

  1. NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC VĂN HÓA NHƯ THẾ NÀO? Nguồn gốc của văn hóa, như một đối tượng nghiên cứu, thật ra là một đề tài ít được các khoa học nhân văn hay sinh học quan tâm tới. Thuật ngữ văn hóa đối với những người sống cách đây hai triệu năm, hiện nay, hay đối với những con khỉ người (1) có bao trùm một hiện thực giống nhau hay không? Vấn đề này phải được đặt ra như một tiền đề và phải có một định nghĩa hay một quan điểm rõ ràng, hơn là thêm tiếng ồn này vào tiếng ồn kia. Những văn hóa cổ xưa? Những kỹ nghệ đồ đá cổ nhất của con người (có liên quan với đá) mà người ta biết được đã có cách đây khoảng 2,6 triệu năm và nói chung được lý giải như những bằng chứng văn hóa đầu tiên, những dấu hiệu đầu tiên của những con người thợ thủ công có chủ ý và tài giỏi. Những công cụ bằng đá ấy là những sản phẩm làm ra theo những phương pháp ghè bằng cách gõ trực tiếp vào đá, gần gũi với những phương pháp được người tiền sử ở các thời kỳ gần nhất dùng. Những kỹ thuật này tạo ra một sự liên tục trong các quá trình chế tác - có thể đánh lừa về mặt quan hệ nguồn gốc - khiến cho homo sapiens phóng chiếu một cách dễ dàng vào những họ người (2) cổ và gán cho những họ người này một số thuộc tính của một loài người phi thời gian, vì văn hóa là yếu tố chủ yếu của căn tính này, của tính thường xuyên này. Nhưng phải nói tới những họ người cách đây 2,5 hay 3 triệu năm thế nào đây, khi người ta không biết chính xác ai trong số những họ người ấy đã làm ra các công cụ này: homo habilí, australopithecus châu Phi, hay paranthropus robustus? Như người ta hiếm khi viết về điều này, tình trạng không chuẩn xác là ở chỗ người ta không biết ai đã là những người thợ thủ công thật sự của những hòn đá đẽo ấy: những người thợ thủ công tiềm năng không được xác định về trình độ loài, mà là về trình độ giống. Giống như thể ngày nay, người ta tìm thấy những công cụ trong một khu rừng và tự hỏi xem tác giả của chúng là một con tinh tinh lùn tịt hay một con tinh tinh thông thường (panthroglodutes), 1
  2. hay một con gorille (gorilla gorlla), hay một con người (homo sapiens). Hơn nữa, những họ người ấy đã có những năng lực thể chất, tinh thần và xã hội có lẽ rất khác với những năng lực của chúng ta hay của tổ tiên tiền sử gần hơn của chúng ta. Những họ người này săn bắn những động vật khác, cũng “tỏ ra độc ác”, với chúng trong các cuộc săn lớn, mà về mặt giải phẫu, sự giao tiếp bằng ngôn ngữ (như chúng ta biết điều này ở những con người hiện đại) có lẽ chưa thể có được. Trong một bối cảnh như vậy, làm sao có thể định rõ hiện tượng văn hóa? Liệu nó có cùng bản chất, cùng qui mô như người ta thấy ở những người hiện thời hay ở những người thời đồ đá cổ nhất (3) không? Có lẽ không, nhưng việc tìm hiểu tại sao và như thế nào là cái mang lại ý nghĩa cho những nghiên cứu mà tôi tiến hành từ mười lăm năm nay. Về các kỹ thuật và các mô hình Những vấn đề về ý nghĩa của những kỹ thuật và của văn hóa ở các họ người cổ là những vấn đề khó khăn nhất khi đề cập, và phần lớn các cách tiếp cận đơn ngành cho đến nay đã bị thất bại. Thật vậy, cổ nhân học và tiền sử học, hai bộ môn chính nghiên cứu về những dữ kiện nhân học cổ, cho đến vài năm gần đây đã coi những bộ xương, một bên, và những giả tượng (artefacts) bằng đá, một bên khác, có những sự gắn bó riêng và có thể được lý giải một cách trực tiếp. Điều đó có đúng một phần, nhưng hiển nhiên là phải phụ thuộc vào những mục tiêu nhận thức được định ra. Nếu những mục tiêu này bị giới hạn, như người ta thường làm về thời tiền sử để nhận biết và khu trú các văn hóa trong không gian và thời gian, hay để xác định các nền kinh tế hoặc các giai đoạn phát triển kỹ thuật, thì những cách tiếp cận phân loại đã được dùng nói chung là chính đáng. Tuy nhiên, xin đừng tự đánh lừa mình. Các phương pháp phân tích ấy dựa vào những mô hình trực tiếp lấy từ việc đọc các sự kiện của quá khứ. Và người ta đã làm như vậy, dù còn chưa rõ ràng và khách quan vì dựa vào những hiểu biết ngây thơ, vào “ý nghĩa chung”, nói cách khác, dựa vào những điều ít được thế giới chia sẻ hơn cả. “Con dao dùng để cắt”, đó là sự bày tỏ tầm thường của một lôgic theo ý nghĩa chung, và có thể tỏ ra cực kỳ lầm lẫn nếu người ta áp dụng nó vào những mảnh đá cách đây 2 triệu năm, nói cách khác, vào những hình thức ít cố định và ít quy chuẩn. Thế nhưng, nhà dân tộc học Francois Sigaut khẳng định, 2
  3. “một con dao không dùng để cắt nhất là khi đang cắt”. Như vậy, ông đã chỉ ra sự bất lực của chúng ta khi lý giải một cách đúng đắn các chức năng của những công cụ và tầm quan trọng chủ yếu của những sự vận hành, nói cách khác của những cách đưa vào hoạt động (4). Và ở đó nữa, chúng ta chỉ quan tâm đến một chủ đề có giới hạn rõ nhất, chức năng ích lợi của một vật, nhưng nếu người ta tìm hiểu những vấn đề rộng lớn hơn, như vấn đề về ý nghĩa khác nhau của những nguồn gốc của hiện tượng văn hóa, thì tính không chuẩn xác có thể tăng lên nữa. Cần phải theo thái độ nào đây? Hoặc là người ta vẫn tuân theo lôgic về cái nội tại, lôgic của những dữ kiện cổ xưa mà người ta thử giải mã từ những đặc trưng riêng của chúng, dù chúng ta biết rằng lôgic ấy làm xơ cứng một phần lớn của việc nghiên cứu hiện nay do sự chuyên môn hóa cực độ của nó. Hoặc là người ta tìm cách hiểu những ý nghĩa có thể có của những đồ vật, những ứng xử, những trí tuệ cổ xưa. Muốn thế, phải có những ví dụ, những mô hình sống để giúp ta hiểu được những hiện tượng này. Lúc đó những vấn đề phương pháp luận và lý thuyết khác nhau, có liên hệ với việc so sánh các loài khác nhau, sẽ được đặt ra (5). Việc mở ra những khu vực khác của tri thức khoa học, những khu vực của tâm lý học và tập tính học, đôi khi làm cho chúng ta đi vào sự xung đột trí tuệ với những lý giải về thời tiền sử. Thật vậy, mới cách đây ít lâu, khi tiền sử học xác định con người như một homo faber, một con người biết chế tác và khéo léo, và đặt trí tuệ kỹ thuật của nó làm cơ sở để phân biệt giữa thế giới động vật và sự người hóa, thì tập tính học đã khám phá và mô tả một cách chi tiết về những động vật sử dụng dụng cụ, hay tâm lý học động vật cũng đã chỉ ra những năng lực ghê gớm của chúng trong việc lý giải các môi trường và các đồng loại của chúng. Mâu thuẫn ấy thật rõ ràng và trong những năm 80, khi còn ít có những công trình theo chiều ngang về chủ đề này, tôi đã muốn lợi dụng những dữ kiện của linh trưởng học và sử dụng chúng vào những mục đích khảo cổ học và nhân học. Thêm vào tảng đá ngầm của huyền thoại này là (ở đây, muốn nói tới việc điều tra không hợp lý của các nhà khoa học về những hóa thạch sống, những con thú khổng lồ đi hai chân ), thường thấy có ở Pháp những công trình xào xáo lại hay của một kiểu tiểu luận 3
  4. bàn giấy với nhiều sự khái quát hóa nhưng lại ít có khả năng đánh giá sự tinh tế và tính phức hợp của các sự kiện văn hóa trong những bối cảnh xã hội và tự nhiên của chúng. Thế nhưng, chỉ có tập tính học điền dã, một môn học đòi hỏi phải theo dõi lâu dài những động vật trong môi trường tự nhiên của chúng, mới dám làm những quan sát gần chúng nhất nhưng không làm chúng náo loạn, chỉ có môn học này mới cho phép mô tả những ứng xử đôi khi thầm kín nhưng rất có ý nghĩa khi đụng tới những thay đổi giữa các cộng đồng. Về những con tinh tinh trong tự nhiên Các công trình nghiên cứu của Jane Goodall và Toshida Nídida về các nhóm tinh tinh, của Gombe và Mahale, rồi của Bill McGrew về nhiều nhóm ở Đông Phi, Trung Phi và Sénégal, hay hiện nay, của các công trình tôi đang tiến hành trong nhiều nhóm ở Côte d’Ivoire, hay của Andrew Witten và các đồng nghiệp của ông mới đây đã tổng hợp trong tạp chí Nature (6). Những công trình này đã cung cấp cơ sở chủ yếu để có thể đặt ra những vấn đề văn hóa. Họ đã làm rõ được 39 biến thể ứng xử và nhân tạo (không phải tự nhiên) không thể giải thích bằng những nhân tố di truyền hay sinh thái, trong bảy quần thể tinh tinh, từ cơ sở dữ kiện lớn nhất chưa bao giờ được thực hiện về chủ đề này. Tuy các nhà tập tính học Nhật Bản đã nghiên cứu loài khỉ macaque từ những năm 50 thật, nhưng những bó dữ kiện và câu hỏi nêu ra chỉ nổi lên từ từ. Việc đổi cách tiếp cận về một cộng đồng (chuyên đề), sau đó là giữa các cộng đồng (nhưng không phải do các nhà nghiên cứu và với những phương pháp khác nhau), và hiện nay, giữa các nhóm khác nhau với những mục tiêu và phương pháp giống nhau, đã cho phép đề cập những biến đổi ứng xử theo tình huống. Bởi vì, xin nhấn mạnh điểm này, đối với văn hóa cũng như đối với nhận thức, đó không phải là những khả năng nội tại, mà điều quan trọng là những thành tựu được cập nhật hóa của một xã hội trong những khuôn khổ xã hội và sinh thái. Tuyệt đại đa số những nhà tập tính học đều mô tả những con vật bị bắt (do họ tập trung vào những vấn đề điểm và có thể nắm được trong những khuôn khổ này: bắt chước, truyền thụ ). Nhưng khi người ta chọn một sự chấp nhận không phổ biến của văn hóa - nói cách khác, khi những biến đổi truyền thống không thể tách khỏi những ý nghĩa tập thể đối với 4
  5. tác nhân (khỉ hay người) (7) - chỉ có những tư liệu tình huống, đúng hơn, chỉ ở những động vật tiến hóa trong các bối cảnh xã hội và sinh thái của chúng, mới có thể có ý nghĩa. Loài mà tôi đặc biệt quan tâm là loài tinh tinh thông thường, gần gũi nhất với con người về mặt khả năng cũng như thực hiện. Nó là loài sử dụng công cụ nhiều nhất. Nhờ những năng lực tinh thần và ứng xử, tinh tinh đen lại cho chúng ta một mô hình quý giá để hiểu những dữ kiện cổ xưa. Không phải là một mô hình lý giải, giải thích, mà là mô hình dễ hiểu. Thật vậy, và điều này đã có từ lúc đầu, chính những con tinh tinh đã tương đối khác với người cổ và không để đem thay thế cho những mô hình ngây thơ hay tộc người học thường được sử dụng. Trên thực tế, tinh tinh cung cấp cho chúng ta khả năng phát triển nhiều kiểu suy nghĩ và đề án khoa học. Kiểu đầu tiên là về những ứng xử riêng biệt, như việc sử dụng một số dụng cụ có ở các họ người cổ và ở một số nhóm dạng người hiện thời (những hòn đá để đập vỡ quả hồ đào hay những chiếc đũa để câu mối) (8). Trong trường hợp này, phương pháp có thể được coi là khảo cổ học tập tính (étho archéologique) khi thông tin thu được ở các nhóm tinh tinh hiện nay được một hệ vấn đề khảo cổ qui định. Nó so sánh và, do đó, chuyển những tri thức về một tư liệu sống và phong phú vào một tư liệu cổ khác và có thiếu sót. Kiểu thứ hai, chung hơn và khó bác bỏ hơn, là đối chiếu tư liệu tri thức rộng lớn hơn và có thể so sánh với những mục đích tìm hiểu những hiện tượng giống nhau ở tinh tinh và ở các họ người cổ. Những truyền thống kỹ thuật của tinh tinh là về những gì? Chúng có thể có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh khảo cổ học hay nhân học không? Những cách nhìn có tính chung hơn ấy cho phép ra khỏi khuôn khổ chặt chẽ của chủ nghĩa chức năng và phiến diện về thời tiền sử cổ xưa. Tóm lại, có thể xem xét phương pháp này theo hai hướng: một hệ vấn đề nhân học áp dụng cho loài khỉ; một mô hình tập tính học (khỉ) áp dụng vào con người và trước con người. Tính động vật chống lại tính người? Thêm vào hai cách nhìn khoa học ấy còn có cách nhìn thứ ba tương ứng với một số hệ quả khám phá cần phát triển khi áp dụng một mô hình động vật vào những ứng xử con người. Trong nghiên cứu y học, mô hình động vật được biện minh trên những cơ sở 5
  6. sinh học. Nhưng trong quan niệm được đưa ra ở đây, mô hình có tính mở và toàn bộ, về cả sinh học, xã hội học, văn hóa và nhận thức, và do đó có thể làm sụp đổ một số lớn giả định về sự khác biệt lớn con người động vật bao giờ cũng được nói trong các khoa học con người. Những khác biệt ấy dựa vào tư tưởng nhị nguyên phương Tây, coi tính người thể hiện ở chỗ ngắt, ở sự đối lập với tính động vật trong những biểu hiện khác nhau, dù là bác học hay dân gian. Thậm chí người ta có thể nói rằng nhân học văn hóa một phần lớn dựa vào sự đối lập của tính động vật và với tự nhiên ấy trong cả TK XX. Nhưng sự phân chia hiện đang bị phản bác này đã và đang được dùng làm cơ sở cho những câu hỏi của chúng ta: sự sống, một con vật, một con người, tự nhiên hay văn hóa là gì. Tư duy tương phản ấy đã cấu trúc một cách phong phú thời tiền sử và cho phép có những khám phá và những lý giải có hiệu quả. Nhưng từ khoảng ba mươi năm nay, nó đánh dấu một sự dậm chân tại chỗ và không thể giải thích những quan sát của tập tính học hay những dữ kiện tinh vi của thời tiền sử. Nếu như chủ nghĩa nhị nguyên và một tư duy bản thể không ăn nhập với những dữ kiện ứng xử và người ta phải tìm ra những cái thay thế, thì đó là vì chúng dựa vào một số khái niệm triết học đã có, làm tiền đề cho tính người. Trái lại, chúng tôi tìm hiểu hiện tượng văn hóa theo cách nhìn về quá trình, về tiến hóa mà không phải theo quan điểm bản thể luận quen thuộc. Bản thể luận ngây thơ của các khoa học tự nhiên (kể cả tiền sử học) ngày nay không thích hợp nữa. Theo tôi, cần triệt để hóa ít nhiều các quan điểm, cần nhắc lại có bao nhiêu hiện thực văn hóa và xã hội đã thay đổi như những hiện tượng lịch sử, không phải bất biến và có tính sinh học, có bao nhiêu sự xung đột kỳ lạ mà người ta thấy hiện nay giữa các khoa học nhận thức và các khoa học sinh học đã dựa vào những hình thức của thuyết giản ước đang có lợi thế trước tình trạng không có một lý thuyết về cái xã hội và sự tiến hóa của nó. Tiền sử học và nhân học - đáng lẽ là những khoa học đầu tiên có khả năng trả lời câu hỏi về sự tiến hóa của tính phức hợp xã hội và văn hóa - thì lại đang nằm im. Chính các nhà sinh học hay các nhà tâm lý học đang lên tiếng và cố đưa ra những sự tổng hợp lớn (9). Theo tôi, đó là dấu hiệu của tình trạng không thể quản lý 6
  7. được các môn học, các khảo sát và các chủ đề theo chiều ngang, cũng như các hiện tượng phức hợp. Phản ứng với tình trạng này như thế nào đây? Theo hai đường hướng khác nhau: đường hướng của một khoa học luận phê phán khiến chúng ta xác định lại những hình thức chuyển dịch có thể có giữa các khoa học, và đường hướng - như chúng tôi đã nói - đề cao những công trình tự nhiên chủ nghĩa và kinh nghiệm về chủ đề này. Hai đường hướng này đồng thời tôn nhau lên với một sự nghiên cứu các phương thức về tính khoa học của các khoa học có liên quan. Về lịch sử như một cách chống đối Những dữ kiện tập tính học và khảo cổ học mà tôi thu thập từ 1988 ở các rừng Tây Phi đã được xem xét dưới những góc nhìn hết sức khác nhau, nhưng cũng dựa vào một quan điểm rõ ràng và vững chắc, có thể nói là theo hiện tượng luận, coi trọng việc nghiên cứu các quá trình, các hoạt động cũng như các sản phẩm vật chất trong lịch sử các xã hội. Một xã hội, dù là của con người hay của động vật, là tổng của những động thái bên trong cũng như toàn bộ những liên hệ, những tác động ngược, do nó xác định với môi trường tiến hóa của nó. Chống lại những xu hướng quy giảm (thành di truyền, nhận thức hay văn hóa) có nghĩa là không định sẵn trước những kiểu giải thích có thể có và duy trì sự phong phú và tính phức hợp của chúng đến mức có thể cho những hiện tượng được quan sát. Tóm lại, nếu tôi tập trung công việc của mình từ nhiều năm nay vào văn hóa, thì đó là vì ngoài lợi ích nội tại của vấn đề này, sự thống trị của các kịch bản sinh học và huyền thoại của sự tiến hóa con người là có tính gần như phổ quát. Do đó, cần trả lại cho những sự kiện xã hội và văn hóa vị trí của chúng, không phải như những đối tượng sản xuất phụ của những quyết định sinh học hay sinh thái, không phải như những hiện tượng phụ, mà như những động thái được các khoa học con người phát triển nhiều mô hình và lý thuyết cho chúng để cai quản những trật tự phức hợp cao hơn. Tuy vậy, cần phải có một sự quan tâm đặc biệt tới bản chất của các dữ kiện (công cụ tiền sử hay của loài khỉ, những thay đổi về ứng xử, những biểu tượng tượng trưng ), để tránh mọi sự hổ lốn, mọi sự khái quát hóa quá đáng. Công việc giải mã các dữ kiện, đánh giá bản chất và, cuối cùng, đánh giá 7
  8. sự cân bằng của chúng, là không thể bỏ qua được khi so sánh những dữ kiện tập tính học, tiền sử học và nhân học. Cũng không nên hiểu lầm về những đối tượng mà chúng ta phân tích, về những thang phân tích hay những sự khái quát hóa có thể dự tính. Đương nhiên, người ta không trực tiếp xem xét về văn hóa mà là về những nét cụ thể (vật chất, xã hội tượng hình ) hay những thuộc tính văn hóa (tính hệ thống, tính truyền thụ, qui chuẩn hóa ). Văn hóa là một cấu trúc khoa học ở cấp đầu tiên, nó tự diễn giải, tự hiểu, tự lý giải qua những ứng xử và những đối tượng có thể đo được. Do bản chất vĩnh cửu của chúng, các giả tượng và các kỹ thuật trên thực tế là lối vào tốt nhất để tìm hiểu những ý nghĩa chức năng và tiến hóa của văn hóa. Nó mở ra những đường vòng quan trọng gắn liền với chính bản chất của các sự kiện, với tính vật chất của chúng, nhưng cũng cho phép đề cập những vấn đề phức hợp xung quanh những ý nghĩa nội tại (nhất là của loài khỉ) của những truyền thống, và làm điều này trong những môi trường xã hội rất khác với những môi trường của các xã hội người (những môi trường của các xã hội khỉ thì không có tượng trưng, cũng không có ngôn ngữ) (10). VIỆT CHUNG dịch ___ 1. Những động vật dạng người là những con khỉ có thân hình to lớn, đi bốn chân trên những đốt ngón tay và lòng bàn chân, không có đuôi, có một bộ não to: orang - outang, tinh tinh, gorille, gibbon 2. Các họ người là những họ linh trưởng bao gồm con người, gorille và tinh tinh. Về mặt tiến hóa, các họ người xuất hiện cách đây 7 triệu năm, và sau đó chia thành hai họ nhỏ: các họ paniné sinh ra gorille và tinh tinh, và các họ người bao gồm australopitheques, rồi các homo. Người ta gọi siêu họ khỉ có thân hình to lớn là có dạng người. Chúng có thể treo mình trên cây 3. Đồ đá cũ (từ - 35000 đến - 8000 năm) chia thành nhiều vùng văn hóa tùy theo kỹ nghệ đá. Đó là thời kỳ Néandertal biến mất và con người hiện đại (sapiens sapiens) trở thành đại diện duy nhất của loài người. 8
  9. 4. F Sigaut, 25 năm nghiên cứu công nghệ thời tiền sử, Juan les Pins (hội thảo), ADPCA, 1991. 5. F.Joulian, Người hóa và khỉ: một thân tộc "phản tự nhiên", Diogene, No 180, 1997. 6. A.Whiten và các tác giả khác, Chimpanzee cultures, Nature, No 399, 1999. 7. Để có một định nghĩa mạnh, xem F.Joulian, Các kỹ thuật thân thể và các truyền thông tinh tinh, Terrain, No 34, 2000; M.Godelier, Những văn hóa nào cho những loài khỉ nào?, trong Văn hóa có tính tự nhiên không? Errance, 1998. 8. F.Joulian, Nguồn gốc con người, mối và tinh tinh, La Recherche, No 347, 2001. 9. J.Diamond, Con tinh tinh thứ ba. Tiểu luận về sự tiến hóa và tương lai của động vật người, Gallimard, 2000. 10. F.Joulian, Tinh tinh đánh cắp văn hóa như thế nào?, Bailland, sẽ xuất bản. Nguồn: Tạp chí VHNT số 309, tháng 3-2010 Tác giả: Fréderic Joulian 9