Nghiên cứu dùng dầu dừa làm nhiên liệu cho động cơ diesel
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu dùng dầu dừa làm nhiên liệu cho động cơ diesel", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nghien_cuu_dung_dau_dua_lam_nhien_lieu_cho_dong_co_diesel.pdf
Nội dung text: Nghiên cứu dùng dầu dừa làm nhiên liệu cho động cơ diesel
- Tên bài báo: Nghiên cứu dùng dầu dừa làm nhiên liệu cho động cơ diesel (*) Ao Hùng Linh Trong những năm gần đây dầu thực vật được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu làm nhiên liệu thay thế nhiên liệu truyền thống. Ở nước ta, cây dừa là hình ảnh quen thuộc với người dân. Dầu dừa thường được sử dụng trong thực phẩm, mỹ phẩm. Hiện nay hàng năm chúng ta sản xuất trên 100 000 tấn dầu dừa chiếm 3,4 % tổng sản lượng của thế giới. Khái niệm dầu dừa làm nhiên liệu cho động cơ diesel còn rất mới do chưa được nghiên cứu đầy đủ.Dưới đây là nội dung tìm hiểu bước đầu về khả năng dùng dầu dừa làm nhiên liệu cho động cơ diesel. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là dầu dừa được bán ở thị trường. Chọn 3 mẫu dầu dừa ở 3 cơ sở khác nhau. Tiến hành thực nghiệm để tìm ra giải pháp khi sử dụng dầu dừa trên động cơ diesel. Qua kết quả kiểm tra các chỉ tiêu nhiên liệu của dầu dừa cho thấy chỉ số cetan của dầu dừa gần bằng diesel, nhiệt trị thấp hơn diesel 15%. Điều này làm cho động cơ họat động với công suất thấp hơn khi dùng DO và có tiếng gõ. Trở ngại lớn nhất là độ nhớt của dầu dừa lớn hơn diesel khoảng 10 lần. Do vậy khi khi sử dụng dầu dừa làm nhiên liệu phải làm giảm độ nhớt về gần độ nhớt của DO. Trong công trình này các giải pháp được chọn là pha loãng dầu dừa bằng cồn ethanol và sấy nóng. Với giải pháp pha loãng có được 6 nghiệm thức. Trong khuôn khổ bài báo chỉ xin trình bày kết quả của 1 nghiệm thức là mẫu LN3. Kết quả kiểm tra cho thấy dầu dừa ở nhiệt độ từ 800C- 1000C có độ nhớt tương đương diesel. Dựa trên sự tìm hiểu về sự liên hệ nhiệt độ và độ nhớt nhiệt độ sấy nóng dầu dừa là 800C đã được chọn. Từ đó tác giả đã thiết kế bộ sấy nóng dầu dừa để sử dụng dầu dừa thô (mẫu DD1).
- Kết quả kiểm tra trên động cơ Vinappro DS - 60R khi sử dụng nhiên liệu diesel và mẫu dầu dừa nghiệm thức LN3 cho được đồ thị như sau Đồ thị so sánh Ne, ge của động cơ khi sử dụng DO và Mẫu LN 3 Kết quả cho thấy ở tốc độ 2000 – 2200 vòng / phút công súât động cơ khi dùng mẫu LN3 gần bằng DO. Ở tốc độ 1000 vòng/ phút thì công suất cao hơn DO, điều này tương ứng với suất tiêu hao nhiên liệu cao hơn DO.
- Với mẫu dầu dừa thô (mẫu DD1), khi sử dụng bộ sấy nóng cho được kết quả: Đồ thị so sánh Ne, ge của động cơ khi sử dụng DO và Mẫu DD1 Ở tốc độ 2100 vòng / phút tiêu hao nhiên liệu của động cơ khi dùng nhiên liệu dầu dừa thô( mẫu DD1) ngang bằng DO. Tiếp tục nghiên cứu tiêu hao dầu bôi trơn bằng cách cho động cơ họat động 20 giờ, sau đó kiểm tra lượng hao hụt dầu bôi trơn. Kết quả cho thấy khi sử dụng dầu dừa ít hao dầu bôi trơn khoảng 15% so với khi dùng nhiên liệu DO.
- Quan trọng là lượng khí thải lúc dùng dầu dừa hàm lượng HC chỉ bằng 2/7 so với khi dùng DO. Điều này là lợi điểm về mặt môi trường nhất là vấn đề ô nhiễm đang là mục tiêu kiểm tra khắt khe của chính phủ. HC(%) 66 70 60 50 40 HC(%) 30 21 20 6 10 0 DO LN3 DD1 Biều đồ so sánh hàm lượng HC trong khí thải Dầu dừa là nhiên liệu đầy hứa hẹn bởi tiềm năng dừa ở nước ta rất lớn. Diện tích trồng dừa ở nước ta khoảng 250 000 hécta. Việc phát triển dừa làm nhiên liệu không quá khó như các lọai nhiên liệu hóa thạch tuy nhiên thời gian dừa cho trái từ 3-4 năm. Tiêu hao nhiên liệu dầu dừa lớn hơn DO nhưng có lợi điểm là ít ô nhiễm. Giá thành nhiên liệu dầu dừa ở nước ta cao hơn diesel nhưng nếu xem đây là nhiên liệu thì giá sẽ giảm do có chính sách từ phía Nhà nước. (*) Luận văn cao học khóa 2003 ngành khai thác và bảo trì Ôtô trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN PGS.TS NGUYỄN LÊ NINH
- BÀI BÁO KHOA HỌC THỰC HIỆN CÔNG BỐ THEO QUY CHẾ ĐÀO TẠO THẠC SỸ Bài báo khoa học của học viên có xác nhận và đề xuất cho đăng của Giảng viên hướng dẫn Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH và TÁC GIẢ Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ĐỂ CÓ BÀI BÁO KHOA HỌC TỐT, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN! Thực hiện theo MTCL & KHTHMTCL Năm học 2016-2017 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.