Nghiên cứu đề xuất quy trình hàn thép cacbon và thép không gỉ sử dụng phương pháp hàn TIG

pdf 15 trang phuongnguyen 1220
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đề xuất quy trình hàn thép cacbon và thép không gỉ sử dụng phương pháp hàn TIG", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_de_xuat_quy_trinh_han_thep_cacbon_va_thep_khong_g.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu đề xuất quy trình hàn thép cacbon và thép không gỉ sử dụng phương pháp hàn TIG

  1. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH HÀN THÉP CACBON VÀ THÉP KHÔNG GỈ SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP HÀN TIG 1Đặng Thiện Ngôn, 2Nguyễn Trung Dũng 1Khoa Cơ Khí, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh. 2Khoa Cơ Khí, trường Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh. Email: 1ngondt@hcmute.edu.vn; 2trungdunghui@yahoo.com TÓM TẮT Sự tham gia của các kim loại khác nhau trong một kết cấu đã được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như hóa dầu, hóa chất. chủ yếu để đạt được tính chất cơ học tốt của vật liệu hoặc là khối lượng riêng thấp hoặc chống ăn mòn tốt của vật liệu thứ hai. Tuy nhiên hiệu quả của hàn kim loại khác nhau đã đặt ra một thách thức lớn về công nghệ do sự khác biệt về tính chất cơ nhiệt và hóa học của vật liệu trong liên kết khi hàn hai vật liệu. Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu các kết quả nghiên cứu quy trình hàn hai vật liệu khác nhau là thép cacbon A516 Grade 65 và thép không gỉ austenit A240M 316L theo tiêu chuẩn ASTM. Vật liệu đắp là TG-S309L (AWS A5.9 ER309L) và hàn bằng điện cực không nóng chảy trong môi trường khí trơ (GTAW/TIG). Sau khi hàn, mẫu hàn được kiểm tra bằng kỹ chụp ảnh phóng xạ và siêu âm với kết quả là các khuyết tật phổ biến như nứt, thiếu ngấu, thiếu thấu và rỗ khí không xuất hiện trong mối hàn. Từ khóa: hàn hai kim loại, quy trình hàn, GTAW, ASTM A516 Gr65, ASTM A240 316L ABSTRACT The involvement of different metals in a structure has been widely used in the industries. Primarily to achieve better mechanical properties of the materials or the low specific weight or good corrosion resistance or good electrical properties of the second material. However, the effect of different metals welded posed a major challenge of technology because differences in thermal, mechanical and chemistry properties of materials in welded joint two materials are mild steel A516 Grade 65 and austenitic stainless steel A240M 316L, the filler metal used is TG -S309L stainless steel of Kobelco (AWS class: A5.9 ER309L) and appropriate welding process was selected as Gas Tungsten Arc Welding (GTAW/TIG). After welding, technical non-destructive testing (radiographic testing and ultrasonic testing) have been conducted. Resul the common welding defects, such as: cracks, lack of penetration and porosity not appear in weld Keyword: Welding differing materials,welding process, GTAW, ASTM A516 Gr65, ASTM A240 316L 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc tham gia của các kim loại khác nhau trong cùng một kết cấu nói chung là một thách thức lớn về công nghệ vì sự khác biệt trong các tính chất lý tính, cơ tính và phương pháp luyện kim của các kim loại cơ bản. Đây chính là vấn đề khó khăn khi sử dụng hai kim loại khác nhau (ở đây là thép cacbon và thép không gỉ) để chế tạo các kết cấu cơ khí bằng phương pháp hàn. Mặc dù những vấn đề liên quan đến hàn các vật liệu khác nhau là rất hạn chế, xuất phát từ các vấn đề như tính chịu nhiệt, khả năng chống ăn mòn. Thép không gỉ austenit là thép hợp kim cao làm tăng khả năng chịu nhiệt, khả năng chống ăn mòn và tăng độ bền của kết cấu. Thép cacbon thấp và trung bình là thép dễ dàng gia công bằng các quá trình cơ khí và hàn. Trong các tiêu chuẩn AWS D1.1, AWS D1.6 và ASME IX việc hàn hai kim loại khác nhau được đề cập đến với các thông số khá tổng quát và phạm vi giá trị khá rộng. Do vậy, việc xác định các qui trình hàn phù
  2. hợp cho hai vật liệu với mác cụ thể là một khó khăn do đòi hỏi số lượng lớn thí nghiệm và chi phí đo kiểm cao. Xét về tính hàn, hầu hết kim loại khác chủng loại có sự khác biệt đáng kể về nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, lý tính. Chúng khác biệt nhau về mặt cấu tạo mạng tinh thể và thông số mạng. Trong bài báo này chúng tôi đã phân tích về tính hàn của thép không rỉ như: nứt nóng kim loại mối hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt, giòn kim loại mối hàn thép chịu nhiệt và thép bền nhiệt ở nhiệt độ cao, suy giảm cơ tính thép không gỉ austenit do hệ số giãn nở nhiệt lớn, hiện tượng phá hủy liên kết hàn thép austenit do ăn mòn tinh giới và phá hủy liên kết hàn thép không gỉ austenit do ăn mòn dưới ứng suất.Từ đó chúng tôi đề xuất thành công quy trình hàn hai vật liệu là thép cacbon A516 Gr65 và thép không rỉ austenit A240 316L, tiêu chuẩn được áp dụng là AWS D1.1, D1.6. Với quy trình hàn này chúng tôi đã lựa chọn được vật liệu đắp cho hai vật liệu này là TG-S309L của hãng Kobelco; phân tích sự khác biệt về lý tính của hai vật liệu này như tính dẫn nhiệt và tính dãn nở nhiệt từ đó đề xuất trình tự thực hiện mối hàn đính, kích thước mối hàn đính cho liên kết hàn; tìm ra được dải thông số hàn phù hợp cho hai vật liệu này như cường độ dòng điện hàn, vận tốc hàn, lưu lượng khí bảo vệ để khống chế năng lượng đường (nhiệt đầu vào) trong giới hạn cho phép. 2. CÔNG NGHỆ HÀN HAI KIM LOẠI KHÁC NHAU 2.1 Đặc điểm hàn hai kim loại khác nhau Thép khác chủng loại có thể được hàn bằng hầu hết quá trình hàn thông dụng. Với thép có cùng nhóm tổ chức kim loại, có thể sử dụng chế độ và công nghệ hàn như khi hàn thép cùng chủng loại. Trong trường hợp thép khác nhóm tổ chức kim loại, cần chọn chế độ và công nghệ hàn sao cho kim loại cơ bản bị nung nóng chảy tối thiểu. Những yếu tố quyết định lựa chọn quá trình hàn, vật liệu hàn, chế độ hàn và khả năng làm việc sau này của liên kết hàn là [1]: + Những vấn đề liên quan đến tính hàn khi hàn thép khác chủng loại. + Tính khác của bản thân kim loại mối hàn do mức độ hợp kim hóa của kim loại cơ bản nóng chảy khác với kim loại đắp. + Sự hình thành vùng đường chảy (là vùng bao gồm đường chảy và lớp kim loại mối hàn và lớp vùng ảnh hưởng nhiệt liền kề có thành phần hóa học thay đổi). Đó là các lớp kết tinh và biến dạng có độ bền và tính dẻo thấp. + Sự hình thành ứng suất dư trong liên kết hàn mà không thể loại bỏ được bằng phương pháp nhiệt luyện do các kim lạoi cơ bản có điều kiện nhiệt luyện lẫn hệ số giãn nở nhiệt khác nhau. Những yếu tố trên có ảnh hưởng đến sự hình thành khác nhau về mặt thành phần hóa học, tổ chức kim loại và cơ tính của liên kết hàn. 2.2 Các biện pháp công nghệ khi hàn thép cacbon A516 Gr65 và thép không gỉ A240 316L Khi hàn thép cacbon A516 Gr65 và thép không gỉ A240 316L có thể áp dụng các biện pháp công nghệ sau: Trong quá trình hàn khuếch tán có thể làm tăng lượng cacbon và ôxy trong vùng ảnh hưởng nhiệt. Cùng với các tạp chất có hại, chúng tạo thành các cùng tinh có nhiệt độ nóng chảy thấp. Vì vậy khi hàn trong một lớp hàn bố trí hai đường hàn thì đường hàn phía tấm thép cacbon sẽ được hàn trước, như vậy đường hàn này sẽ như một lớp đệm ngăn không cho cacbon từ tấm thép cacbon khuếch tán quá nhiều vào vùng kim loại mối hàn. Giảm trị số năng lượng đường (nhiệt đầu vào), cụ thể trong quá trình hàn khi hàn cần giảm trị số 2
  3. cường độ dòng điện hàn, giảm điện áp hàn bằng cách giảm chiều dài hồ quang. Khi hàn các đường hàn phía tấm thép cacbon sử dụng dòng điện hàn nhỏ hơn so với đường hàn phía tấm thép không gỉ. Giảm tiết diện mối hàn, lượng kim loại cơ bản hòa tan vào mối hàn. Để giảm tiết diện mối hàn và lượng kim loại cơ bản hòa tan vào mối hàn chúng ta cần giảm đường kính dây hàn phụ, khống chế việc dao động của mỏ hàn không lớn hơn ba lần đường kính dây hàn phụ, nhất là khi hàn các đường hàn phía tấm thép cacbon. 3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH HÀN THÉP CACBON A516 GR65 VÀ THÉP KHÔNG GỈ A240 316L Để chế tạo mẫu hàn chúng tôi đề xuất qui trình công nghệ chế tạo mẫu hàn giáp mối tấm thép cacbon – thép không gỉ bằng phương pháp hàn TIG gồm 4 nguyên công như sau: 3.1 Chuẩn bị mẫu hàn. 3.1.1 Kích thước chi tiết mẫu Để đáp ứng cho mục tiêu các mẫu chi tiết được sử dụng trong đào tạo và nghiên cứu kỹ thuật kiểm tra khuyết tật mối hàn bằng phương pháp siêu âm và X quang, mối ghép hàn sẽ là mối ghép giáp mí vát mép chữ V với chiều dày ≥ 6mm. Với kích thước ngoại quan của chi tiết mẫu được đề xuất như sau: Với T = 10mm; L =200mm; W =250 mm Hình 1. Kích thước mẫu hàn [10] 3.1.2 Thiết kế mối ghép Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo tác giả lựa chọn chiều dày chi tiết mẫu T=10 vì vậy kiểu mối ghép là mối hàn giáp mối vát cạnh chữ V có các kích thước như sau. T = 10 - Chiều dày kim loại cơ bản b = 1.0±0.5 - Khe hở chân c = 1.0±0.5 - Bề mặt chân α = 270±3 - Góc vát Hình 2. Kích thước mối ghép [5] 3.1.3 Lựa chọn vật liệu. Vật liệu cơ bản:Vật liệu cơ là thép cacbon A516 Grade 65 và thép không gỉ austenit A240M 316L theo tiêu chuẩn ASTM. Vật liệu đắp (dây hàn phụ): Ký hiệu TG-S309L của hãng Kobelco (tương dương với tiêu chuẩn của hiệp hội hàn Mỹ AWS A5.9 ER309L. 3
  4. 3.2 Hàn đính. 3.2.1 Trình tự và kích thước mối hàn đính Hàn đính cần tiến hành lần lượt tại hai đầu của mối ghép hàn, sau đó hàn đính vào giữa mối ghép hàn theo trình tự như vậy cho hết toàn bộ mối ghép. Nếu hàn đính bắt đầu từ một đầu của mối ghép hàn và kết thúc ở đầu còn lại thì các tấm phôi sẽ có xu hướng kéo vào nhau Hình 3. Trình tự thực hiện và làm cho khe hở giữa hai tấm sẽ bị giảm ở cuối mối ghép hàn. mối hàn đính [5] Về khoảng cách giữa các mối hàn đính khi hàn thép không rỉ cần được rút ngắn hơn so với khi hàn thép cacbon. Bởi vì khả năng giãn nở nhiệt của thép không rỉ lớn hơn thép cacbon thấp. Khoảng cách giữa các mối hàn đính được cho trong bảng 1: Bảng 1: Khoảng cách giữa các môi hàn đính [5] Chiều dày tấm thép (mm) Khoảng cách mối hàn đính (mm) Chiều dài mối hàn đính (mm) 1 – 1,5 30 - 60 5 - 7 2 - 3 70 - 120 5 - 10 4 - 6 120 - 160 10 - 15 > 6 150 - 200 20 - 30 3.2.2 Xử lý biến dạng hàn Khi hàn thép không rỉ thì biến dạng khi hàn sẽ lớn hơn khi hàn thép cacbon thấp. Để xử lý biến dạng trong quá trình hàn chúng tôi sử dụng phương pháp biến dạng ngược. Có nghĩa là sau khi hàn mối hàn giáp mối tấm thì liên kết hàn sẽ bị biến dạng góc một góc β. Vì vậy sau khi hàn đính xong tiến hành tạo biến dạng có chiều ngược với biến dạng do quá trình hàn gây ra. a. Trước khi hàn b. Sau khi hàn Hình 4. Tạo biến dạng ngược trước khi hàn [5] 3.3 Hàn. 3.3.1 Các thông số hàn. Khi hàn thép cacbon A516 Gr65 và thép không gỉ A240 316L với vật liệu đắp là TG-S309L đường kính dây hàn phụ 2,4mm thì các thông số hàn chính được giới hạn như sau: [5,8] + Năng lượng đường lớn nhất: q max= 1.5 kJ/mm + Cường độ dòng điện hàn: Ih = 130-160 A + Điện áp hàn: Uh = 16-18 V max 0 + Nhiệt độ giữa các đường hàn: Tip = 120 C 4
  5. 3.3.2 Trình tự bố trí các lớp hàn và đường hàn Để hoàn thiện một mối hàn vát cạnh chữ V, thông thường bố trí 3 lớp hàn: - Lớp chân. - Lớp đắp. - Lớp phủ. Từ đó chúng tôi bố trí các lớp hàn và thứ tự các đường hàn như hình 5: Hình 5. Bố trí các lớp hàn và thứ tự hàn các đường hàn Trong hình 5-11: Lớp chân: đường hàn n. Lớp đắp: đường hàn n+1,n+2,n+3 và n+4. Lớp phủ: đường hàn n+5,n+6 và n+7. 3.4 Kiểm tra mối hàn Sau khi hàn xong, mẫu hàn được kiểm tra bằng phương pháp kiểm tra không phá hủy bao gồm: - Kiểm tra mẫu hàn bằng phương pháp chụp ảnh phóng xạ (RT). - Kiểm tra mẫu hàn bằng phương pháp siêu âm (UT). 4. HÀN THỰC NGHIỆM Để kiểm nghiệm quy trình hàn này chúng tôi thực nghiệm trên năm mẫu hàn có ký hiệu S1 - C1, S2– C2, S3– C3, S4– C4 và S5– C5. Các bước thực hiện như sau: 4.1 Chuẩn bị mẫu hàn. Bƣớc 1: Cắt phôi mẫu Từ bản vẽ mối ghép hàn (hình 6) tiến hành cắt phôi. Trong thực tế thép cacbon chúng ta có thể cắt bằng ngọn lửa khí cháy, còn thép không gỉ cắt bằng máy cắt plasma. Để đảm bảo độ chính xác và tránh bị ảnh hưởng nhiệt do cắt phôi bằng ngọn lửa khí cháy và plasma, vì vậy tác giả chọn cắt phôi mẫu bằng máy cắt tôn thủy lực với kích thước 250x100x10. Mỗi mẫu hàn có 01 tấm phôi thép cacbon và 01 tấm phôi thép không gỉ (hình 7). 5
  6. A. Thép không gỉ A240 316L B. Thép cacbon A516 Grade 65 Hình 6. Kích thước mối ghép hàn Hình 7. Kích thước và phôi mẫu sau khi cắt 6
  7. Bƣớc 2: Vát cạnh phôi mẫu Như phân tích ở bước 1, nhằm tránh bị ảnh hưởng nhiệt nên tác giả sử dụng máy phay để vát cạnh tấm phôi mẫu một góc 270±30. Sau khi phay xong dùng máy mài cầm tay để tạo kích thước bề mặt chân là 1.0±0.5. Kích thước cạnh vát của tấm thép cacbon thấp và của tấm thép không rỉ như hình 8. Hình 8. Kích thước vát cạnh phôi mẫu Bƣớc 3: Làm sạch Trước khi hàn sử dụng máy mài tay loại bỏ dầu mỡ, gỉ sắt, lớp vảy thép cán và các vết bẩn khác một khoảng 25 mm từ mép vát và làm sạch cả hai mặt của tấm phôi mẫu. Hình 9. Làm sạch tấm phôi mẫu 4.2 Hàn đính. Bƣớc 1: Hàn đính - Phương pháphàn: TIG - Máy hàn: TIG Daihen OTC Accutig 300P - Kí hiệu điện cực hàn: EWTh- 2 - Đường kính điện cực hàn: Ø2,4 mm 7
  8. - Dây hàn phụ: TG-S309L, Kobelco Ø2,4 mm - Cường độ dòng điện hàn: Ih = 140 A. - Khí bảo vệ: Argon - Lưu lượng khí: 12 lít/phút - Cực tính: DCEN - Góc độ mỏ hàn và dây hàn phụ theo hình 10. Hình 10. Góc độ mỏ hàn và dây hàn phụ khi hàn đính Để đảm bảo độ phẳng và khe hở mối ghép, sử dụng đồ gá để kẹp chặt phôi mẫu khi hàn đính. Hình 11. Đồ gá sử dụng khi hàn đính - Kích thước, khoảng cách và thứ tự mối hàn đính theo hình 11. Hình 11. Kích thước, khoảng cách và thứ tự mối hàn đính Bƣớc 2: Tạo biến dạng ngƣợc Sau khi hàn đính xong, tiến hành tạo biến dạng ngược mẫu hàn một góc là β=150 (góc β xác định bằng thực nghiệm). 8
  9. Hình 12. Tạo biến dạng ngược mẫu hàn Bƣớc 3: Mài lõm điểm đầu và điểm cuối các mối hàn đính Sau khi tạo biến dạng ngược xong, dùng máy mài cầm tay mài lõm điểm đầu và điểm cuối các mối hàn đính. 4.3 Hàn. Trình tự bố trí các lớp hàn và kích thước mối hàn: Hình 13. Trình tự bố trí các lớp hàn và kích thước mối hàn Bƣớc 1: Hàn lớp chân(đƣờng hàn 1) - Tiêu chuẩn áp dụng: AWS D1.1 và D1.6 - Thông số hàn: Xem bảng 3 - Góc độ mỏ hàn và dây hàn phụ: theo hình 10. Hình 14. Hàn lớp chân mẫu hàn C1-S1 Kiểm tra nhiệt độ giữa các đường hàn: Sau khi kết thúc mỗi đường hàn cần kiểm soát nhiệt độ giữa các đường hàn. Nhiệt độ lớn nhất giữa các đường hàn không được vượt quá 1200C [8]. Sau khi hàn xong đường hàn 1 của lớp chân, dùng máy mài cầm tay kết hợp bàn chải công nghiệp làm sạch bề mặt trước khi hàn lớp hàn đắp. Bƣớc 2: Hàn lớp đắp Hàn đƣờng hàn 2, 3, 4 và 5 - Tiêu chuẩn áp dụng: AWS D1.1 và D1.6 - Thông số hàn: Xem bảng 2. 9
  10. - Góc độ mỏ hàn và dây hàn phụ khi hàn đường hàn 2, 4 theo hình 15: Hình 15. Góc độ mỏ hàn và dây hàn phụ khi hàn đường hàn 2, 4. - Góc độ mỏ hàn và dây hàn phụ khi hàn đường hàn 3, 5 theo hình 16: Hình 16. Góc độ mỏ hàn và dây hàn phụ khi hàn đường hàn 3, 5 Hình 17. Mẫu hàn C1 - S1 sau khi hàn lớp đắp. Bƣớc 3: Hàn lớp phủ mặt trƣớc (Hàn đƣờng hàn 6 và 7) - Tiêu chuẩn áp dụng: AWS D1.1 và D1.6 - Thông số hàn: Xem bảng 2. - Góc độ mỏ hàn và dây hàn phụ khi hàn đường 6 xem hình 15. - Góc độ mỏ hàn và dây hàn phụ khi hàn đường 7 xem hình 16. Hình 18. Mẫu hàn sau khi hàn lớp phủ mặt trước 10
  11. Bƣớc 4: Mài rãnh mặt sau của mối hàn. Để hàn đường hàn 8 của mặt sau mẫu hàn, cần phải tiến hành mài rãnh phần mặt sau của mẫu hàn. Kích thước của rãnh mài như hình 19 và rãnh sau khi mài như hình 20. Hình 19. Kích thước rãnh mài a. Trước khi mài b. Sau khi mài Hình 20. Mặt sau đường hàn mẫu hàn C1-S1 Bƣớc 5: Hàn lớp phủ mặt sau Hàn đƣờng hàn 8: - Tiêu chuẩn áp dụng: AWS D1.1 và D1.6. - Thông số hàn: Xem bảng 2. - Góc độ mỏ hàn và dây hàn phụ: hình 16. Hình 21. Mặt sau mẫu hàn sau khi hàn đường hàn 8 11
  12. Bảng 2. Bảng tổng hợp các thông số trung bình của chế độ hàn Dây hàn phụ Dòng điện Năng Nhiệt độ Phương Điện Tốc độ Đường Đường lượng giữa các pháp Cực Ampe áp hàn hàn Ký hiệu kính đường đường hàn hàn tính (A) (Vôn) (mm/phút) (mm) (KJ/mm) (0C) Nhiệt độ 1 TIG ER309L 2,4 DCEN 140 15.6 154 0.85 môi trường 2 TIG ER309L 2,4 DCEN 145 15.8 160 0.86 80 3 TIG ER309L 2,4 DCEN 150 16 156 0.92 105 4 TIG ER309L 2,4 DCEN 145 15.8 122 1.13 108 5 TIG ER309L 2,4 DCEN 150 16 127 1.13 115 6 TIG ER309L 2,4 DCEN 150 16 115 1.25 105 7 TIG ER309L 2,4 DCEN 150 16 135 1.07 110 8 TIG ER309L 2,4 DCEN 150 16 152 0.95 98 9 TIG ER309L 2,4 DCEN 150 16 126 1.14 90 Các mẫu hàn hoàn thành. Hình 22. Hình ảnh các mẫu hàn hoàn thành. 4.4 Kiểm tra. Các mẫu chi tiết sau khi chế tạo được kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp X quang (RT) và siêu âm (UT). Kết quả kiểm tra như sau: Bảng 4. Kết quả kiểm tra các chi tiết mẫu Ký hiệu mẫu Phƣơng pháp RT Phƣơng pháp UT S1 - C1 Không khuyết tật Không khuyết tật S2 - C2 Không khuyết tật Không khuyết tật S3 - C3 Không khuyết tật Không khuyết tật S4 - C4 Không khuyết tật Không khuyết tật S5 - C5 Không khuyết tật Không khuyết tật 12
  13. Hình ảnh mẫu hàn mẫu hàn S1 - C1 được chụp trên phim X quang. Hình 23. Hình ảnh mẫu hàn S1 - C1 trên phim X quang Báo cáo kiểm tra siêu âm mẫu hàn S1 - C1. Hình 24. Báo cáo kiểm tra siêu âm mẫu hàn C1 – S1. 5. KẾT LUẬN - Với bài báo này chúng tôi đã xây dựng được quy trình công nghệ hàn hai vật liệu thép cacbon A516 Gr65 và thép không rỉ austenit A240 316L bằng phương pháp hàn TIG. Từ những nghiên cứu về ứng xử của thép cacbon và thép không rỉ khi hàn TIG và tính hàn của hai vật liệu này chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp quan trọng để thực hiện quá trình hàn. - Đưa ra các thông số hàn để thực hiện thành công quá trình hàn hai vật liệu thép cacbon – thép không rỉ. Cụ thể chúng tôi đã tìm ra được các thông số chế độ hàn như: cường độ dòng điện hàn, điện áp hàn, vận tốc hàn hợp lý để khống chế nhiệt độ giữa các đường hàn và năng lượng đường không vượt quá giới hạn cho phép. - Chọn được vật liệu đắp (dây hàn phụ) phù hợp cho hàn hai vật liệu thép cacbon thấp A516 Gr65 và thép không rỉ austenit A240 316L. - Kết quả kiểm tra không phá hủy các mẫu hàn đều không có khuyết tật đã chứng minh rằng việc chế tạo mẫu hàn theo quy trình hàn đã đề xuất là đáng tin cậy. 13
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Ngô Lê Thông.Công nghệ hàn điện nóng chảy. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2005. [2] PGS.TS. Hoàng Tùng,PGS.TS. Nguyễn Thúc Hà, TS. Ngô Lê Thông, KS. Chu Văn Khang. Sổ tay hàn. NXB Khoa học Kỹ thuật, 2007. [3] PGS.TS. Nguyễn Thúc Hà, TS. Bùi Văn Hạnh, Ths. Võ Văn Phong. Giáo trình công nghệ hàn. NXB Giáo Dục Việt Nam, 2009. [4] Trần Đình Toại. Nghiên cứu công nghệ hàn liên kết nhôm – thép bằng quá trình hàn TIG. Luận án tiến sĩ kỹ thuật cơ khí, 2013. [5] The Avesta Welding Manual Practice and Products for Stainless Steel Welding [6] Kobeco Welding Handbook, Kobe Steel, Ltd. Welding Company. [7] Wichan Chuaiphan, Somrerk Chandra – ambhom, Satian Nitawach, Banleng Sonil. Dissimilar WeldingBetween AISI 304 Stainless Steel and AISI 1020 Carbon Steel Plate,Aplied Mechanics and Materials Vols. 268-270 (2013) pp 283-290. [8] Standard codes AWS D1.1 2010, AWS D1.6 2006, AWS A5.1, AWS A5.9 [9] Standard codes ASME IX 2010, ASME B31.8-2010 [10] International Atomic Energy Agency. Guidebook for the Fabrication of Non-Destructive Testing (NDT) Test Specimens - Training Course Series No. 13. IAEA, 2001 [11] John E. Bringas, Handbook of Comparative World Steel Standards, 3rd Edition. ASTM International, 2004. XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN 14
  15. BÀI BÁO KHOA HỌC THỰC HIỆN CÔNG BỐ THEO QUY CHẾ ĐÀO TẠO THẠC SỸ Bài báo khoa học của học viên có xác nhận và đề xuất cho đăng của Giảng viên hướng dẫn Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH và TÁC GIẢ Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ĐỂ CÓ BÀI BÁO KHOA HỌC TỐT, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN! Thực hiện theo MTCL & KHTHMTCL Năm học 2016-2017 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.