Nghiên cứu, đề xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lý và phù hợp với điều kiện từng vùng từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa – Vũng Tàu

pdf 7 trang phuongnguyen 3370
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu, đề xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lý và phù hợp với điều kiện từng vùng từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa – Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_de_xuat_mat_cat_ngang_de_bien_hop_ly_va_phu_hop_v.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu, đề xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lý và phù hợp với điều kiện từng vùng từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MẶT CẮT NGANG ĐÊ BIỂN HỢP LÝ VÀ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TỪNG VÙNG TỪ QUẢNG NGÃI ĐẾN BÀ RỊA – VŨNG TÀU TS. Trần Thanh Tùng GS.TS Phạm Ngọc Quý PGS. TS Đỗ Tất Túc Tóm tắt: Nghiên cứu, đề xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lý và phù hợp với điều kiện từng vùng từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa – Vũng Tàu là một nội dung quan trọng trong Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng đê biển và công trình thủy lợi vùng cửa sông ven biển (Dự án giai đoạn II). Đề tài tập trung vào việc phân loại, đề xuất các dạng mặt cắt ngang hợp lý cho các vùng, xây dựng bộ số liệu điều kiện biên và đưa ra tiêu chuẩn an toàn áp dụng cho các tỉnh từ Quảng Ngãi tới Bà Rịa – Vũng Tàu. Các kết quả của đề tài sẽ đóng góp vào việc cập nhật Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế đê biển ở Việt Nam. 1. Đặt vấn đề cửa sông ven biển quy mô nhất từ trước đến Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển rất nay. Kết quả giai đoạn 1 của chương trình [3] dài, tỷ lệ giữa đường bờ biển so với diện tích đã góp phần quan trọng vào việc nâng cấp, lục địa là rất lớn. Hệ thống đê biển của ta hình hiện đại hóa hệ thống đê biển từ Quảng Ninh thành từ rất sớm, được xây dựng, bồi trúc và đến Quảng Nam. Nghiên cứu, đề xuất mặt cắt phát triển theo thời gian và do rất nhiều thế hệ ngang đê biển hợp lý và phù hợp với điều kiện người Việt Nam thực hiện. Chính vì vậy, đê từng vùng từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa – Vũng không thành tuyến mà là các đoạn nằm giữa Tàu là nội dung kế tiếp của chương trình trong các cửa sông. Hệ thống đê hình thành là kết giai đoạn 2, phục vụ trực tiếp nghiên cứu, đề quả của quá trình đấu tranh với thiên nhiên, xuất, tính toán thiết kế đê biển cho vùng mở đất của ông cha chúng ta. duyên hải nam Trung Bộ. Những nghiên cứu về biển, ven biển và cửa 2. Hiện trạng hệ thống đê biển khu vực sông trong 30 năm qua đã đóng góp đáng kể nghiên cứu cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước như Các tuyến đê biển từ Quảng Ngãi đến Bà khai thác dầu khí, xây dựng cảng biển, bảo vệ Rịa – Vũng Tàu chủ yếu được xây dựng tại chủ quyền nhưng so với yêu cầu thì còn rất các vùng đất thấp: đầm, vịnh, hoặc một số cửa nhiều bất cập nhất là sau cơn bão số 7 (cơn sông. Tổng chiều dài tuyến đê, kè biển từ bão có tên Damrey) cuối tháng 9 năm 2005 Quảng Ngãi đến Vũng Tàu khoảng 288,86 km với cấp 12 đổ độ vào Thanh Hoá đã làm cho trong đó có 265,24 km đê biển và đê cửa sông, nhiều tuyến đê biển của Hải Phòng, Nam đê đầm phá. Với nhiệm vụ chủ yếu là ngăn Định, Thanh Hoá bị vỡ, tràn và sạt lở mặn, giữ ngọt, chống lũ tiểu mãn, lũ sớm bảo nghiêm trọng. Những bất cập nảy sinh sau bão vệ sản xuất đồng thời đảm bảo tiêu thoát lũ số 7 và các thiên tai khác đã đi đến những chính vụ nhanh. Hệ thống đê biển hiện nay nhìn nhận mới về cách ứng phó với thiên tai, được thiết kế chịu được bão cấp 9 tổ hợp với đặc biệt là hệ thống đê kè biển của Việt Nam triều trung bình, nghĩa là cũng mới chỉ chống một cách bài bản, đầy đủ, toàn diện hơn. chọi được các thiên tai ở mức độ nhất định tuỳ Chính vì vậy, Bộ Nông Nghiệp và PTNT theo tầm quan trọng về dân sinh, kinh tế từng đã và đang chủ trì thực hiện Chương KHCN khu vực được bảo vệ [1,2]. Nhưng thực chất xây dựng đê biển và công trình thủy lợi vùng cũng chỉ những hệ thống đê biển ở Bắc Bộ và 25
  2. Bắc Trung Bộ mới đạt tiêu chuẩn thiết kế này, - Các điều kiện biên cho bài toán thiết kế còn hầu hết các tuyến đê biển và đê cửa sông đê biển chưa hoàn chỉnh ở các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa – Vũng - Kết cấu công trình đê chưa phù hợp Tàu theo những thống kê ở trên đều chỉ được - Công nghệ thi công còn hạn chế xây dựng manh mún, không theo một tiêu Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu các chuẩn nào cả, và thường là những tuyến đê rất mặt cắt ngang đê biển hợp lý với từng loại đê nhỏ và ngắn. Hầu hết các tuyến đê biển khu và phù hợp điều kiện thực tế từng vùng, tiến vực này do người dân đắp một cách tự phát, tới chuẩn hoá các thành phần bảo vệ đê biển, nên mặt cắt đê khá nhỏ không đảm bảo ổn sử dụng các vật liệu địa phương theo hướng định. Một số tồn tại chính của các tuyến đê giảm giá thành xây dựng, thuận tiện trong sản biển từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa – Vũng Tàu xuất; thi công và duy tu bảo dưỡng đê biển và có thể được tổng kết như sau: đề xuất các phương pháp tạo bãi trước đê . Hiện có 186,75km/265,24 km đê biển, đê nhằm tăng cường khả năng ổn định của hệ cửa sông có chiều rộng mặt đê < 3m gây khó thống đê. khăn cho giao thông, cứu hộ đê; 3. Phương pháp tiếp cận . Mới chỉ có một vài đoạn đê được cứng Đê biển được xem là một công trình phục hóa mặt cho phép lũ tràn qua và giao thông, vụ đa mục tiêu với nhiệm vụ quan trọng nhất còn 218,26 km đê chưa được gia cố, cứng hóa là đảm bảo an toàn tính mạng con người và là thường bị sạt lở. công trình phục vụ cho các hoạt động phát . Mới chỉ có 24 km đê thuộc Quảng Ngãi, triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đặc Bình Định, Bình Thuận được bảo vệ 3 mặt, biệt trong khi nhà nước đã có chiến lược biển còn lại đa số mái đê chưa được gia cố. Việt Nam tới năm 2020. Như vậy “mặt cắt . Đa số các tuyến đê không có dải cây hợp lý” là mặt cắt đảm bảo cho tuyến đê an chống sóng phía ngoài. Một số ít đoạn có cây toàn trước các tác động của tự nhiên có xem chống sóng nhưng khá thưa. Một số tuyến các xét các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật và môi cây bị chặt phá làm ao nuôi tôm. trường cho thời điểm hiện tại và dự báo được . Chưa bố trí đủ các đường tràn, cống xả các phát triển tương lai. Hay nói một cách chưa đủ kích thước cần thiết nên năng lực tiêu khác phải xây dựng tiêu chuẩn an toàn cho thoát lũ nội đồng của đê chưa đảm bảo, gây một vùng cụ thể dựa trên các điều kiện tự úng ngập, xói lở. nhiên, dân sinh, kinh tế và kỹ thuật ở thời Cùng với sự phát triển kinh tế, độ an toàn điểm hiện tại và định hướng phát triển trong của các công trình bảo vệ bờ cũng phải nâng cao. tương lai để đề xuất những tổ hợp mặt cắt hợp Cần có phương pháp luận để đánh giá sự rủi ro lý cho vùng đó. Chính vì vậy, cách tiếp cận của công trình theo tần suất. Đây là một hướng của đề tài sẽ như sau: mới đối với người thiết kế công trình bảo vệ bờ. 1. Thu thập các tài liệu thiết kế, thi công đê Do đó nghiên cứu xác định cơ chế phá hoại đê cửa sông và đê biển tại các địa phương trong biển, xác định tổ hợp giữa các thành phần, kết cấu vùng nghiên cứu, diễn biễn đê cửa sông và đê của đê phù hợp với từng địa phương sẽ giúp cho biển trong những năm gần đây kết hợp với các việc nâng cấp, xây dựng mới hệ thống đê biển ổn điều kiện thời tiết, sóng gió để đánh giá các định lâu dài cho tương lai. thông số bao gồm dạng mặt cắt, kết cấu đê, Những vấn đề lớn cần đặt ra trong nghiên cao trình đỉnh, tình hình cũng như nguyên cứu đê biển bao gồm: nhân hư hỏng của mỗi cấp đê, loại đê theo các - Tiêu chuẩn thiết kế đê biển hiện nay còn tiêu chuẩn hiện hành. nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế 2. Đề xuất các tổ hợp mặt cắt đê cửa sông - Căn cứ để lựa chọn tiêu chuẩn an toàn, và đê biển (một tổ hợp mặt cắt đê cửa sông và tần suất thiết kế đê chưa cụ thể cho từng vùng đê biển bao gồm kết cấu hình học, kết cấu các 26
  3. thành phần của đê, vật liệu sử dụng, kết cấu 3. Xây dựng và đề xuất các tổ hợp mặt cắt bảo vệ mái, cao trình đỉnh đê). Kế thừa có đê cửa sông và đê biển. Sử dụng các kết quả chọn lọc các kết quả của các công trình nghiên nghiên cứu trước và kết quả tính toán các tổ cứu của thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc hợp mặt cắt đê cửa sông và đê biển, xác định biệt là các tiêu chuẩn ngành, hướng dẫn thiết cơ chế phá hoại và lưu lượng nước tràn (nếu kế đê biển và đê cửa sông, các đề tài, dự án có có). Trên cơ sở đó so sánh, phân tích và lựa liên quan về đê cửa sông và đê biển do trường chọn các mặt cắt hợp lý cho từng vùng. Đại học Thuỷ Lợi, Đại học Xây dựng, Viện 4. Đề xuất các tổ hợp mặt cắt hợp lý, các Khoa học Thủy Lợi Việt Nam, v.v thực giải pháp tạo bãi trước phù hợp với điều kiện hiện và kết quả các đề tài khác trong chương kinh tế, kỹ thuật, các điều kiện đặc thù về tự trình đê biển được thực hiện song song với đề nhiên, văn hóa, xã hội và xây dựng hướng dẫn tài này và điều kiện cụ thể của mỗi địa áp dụng. phương mà đề xuất các tổ hợp mặt cắt đê cửa Phương pháp tiếp cận trên được sơ đồ hoá sông và đê biển. tại hình vẽ 1 dưới đây. Đê chống Đê trực diện biển lũ tiểu mãn Đê biển Đê cửa sông Đê bảo vệ TP Đê cho tràn Mục tiêu: Nguyên nhân - Chọn mặt cắt hợp lý Ở biển tốt, xấu MỰC NƯỚC, (cao trình đỉnh, mái, bảo vệ) SÓNG, - Có quy trình thiết kế LƯU LƯỢNG Ở cửa sông Điều tra hiện trạng Điều kiện Điều kiện Điều kiện Kinh tế Xã hội Tự nhiên Cống tiêu Thoát nước tràn vào Tiêu thoát trong đồng Tràn có cửa Thoát nước mưa nội đồng Hình 1-Sơ đồ phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu đề xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lý cho các tỉnh từ Quảng Ngãi tới Bà Rịa – Vũng Tàu 4. Một số mặt cắt ngang đê biển điển kiện làm việc tương ứng của chúng được lấy hình đề xuất trong nghiên cứu theo kết quả phân loại đê trong nghiên cứu Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là đề xuất ra của đề tài, bao gồm a) đê trực diện với biển và các dạng mặt cắt ngang đê biển (về mặt hình học b) đê vùng cửa sông, đê bao trong vùng vịnh và dạng kết cấu) phù hợp với điều kiện làm việc đầm phá. Thiết kế mặt cắt ngang đê biển hợp của từng loại đê và với điều kiện tự nhiên, dân lý cần được xem xét trong mối liên hệ mật sinh kinh tế tương ứng của một số khu vực tiêu thiết với công tác quy hoạch không gian xây biểu đã được phân loại trong đề tài. dựng và vùng bảo vệ của đê biển. Tuy nhiên Các loại đê, vùng bảo vệ bởi đê và điều trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài, 27
  4. đề mục chỉ tập trung xem xét các khía cạnh thêm tại các báo cáo chuyên đề của đề tài [4]. liên quan đến việc lựa chọn mặt cắt ngang đê 4.1 Đê trực diện với biển mà thôi. Nhìn chung tùy theo từng vị trí mà Đê trực diện với biển (đê biển) chỉ chiếm một mặt cắt ngang đê biển hợp lý phải giải một tỷ trọng nhỏ trong vùng nghiên cứu. Việc quyết được một cách hài hòa, đảm bảo lợi nghiên cứu lựa chọn dạng đê trực diện với dụng tổng hợp một hoặc nhiều yếu tố kết hợp biển chủ yếu dựa trên cơ sở kế thừa có chọn (thường là xung đột với nhau) sau đây: lọc các nghiên cứu đi ở trước trong và ngoài Nhiệm vụ bảo vệ (chống ngập lụt, xói nước. Các dạng mặt cắt điển hình đề xuất lở, ngăn mặn) của khu vực dân cư và cơ sở hạ trong nghiên cứu bao gồm: tầng kinh tế a) Đê trực diện với biển, không tràn nước, Nhiệm vụ tiêu thoát lũ nội đồng bảo vệ khu dân cư, cơ sở hạ tầng, khu du lịch có Nhiệm vụ đảm bảo giao thông trong kết hợp đường giao thông (hình 2). Dạng mặt vùng, liên vùng (đê kết hợp giao thông) cắt này được thiết kế nhằm lợi dụng kết hợp Yêu cầu về đảm bảo an toàn, ổn định đường giao thông ven biển ở phía cơ trong, cơ của bản thân công trình bảo vệ (đê) ngoài và đỉnh đê. Nhằm đảm bảo an toàn giao Chi phí xây dựng và vận hành thông đê dạng này thường có cao trình đỉnh cao Yêu cầu về tính bền vững và khả năng (lượng sóng tràn qua đê trong bão nhỏ), mái thích ứng với biến đổi khí hậu phía trong bảo vệ bằng kết cấu đơn giản, thân Dưới đây sẽ trình bày một cách tóm tắt các thiện với môi trường (như mái cỏ). Dạng mặt dạng mặt cắt ngang điển hình, được nghiên cắt đê này được áp dụng ở nơi có không gian đủ cứu đề xuất trong đề tài. Chi tiết về các dạng rộng, có thể lợi dụng một phần mặt cắt đê cho mặt cắt ngang điển hình này có thể tham khảo các mục đích dân sinh khác. Hình 2. Đê biển dạng mái nghiêng, không tràn nước có kết hợp đường giao thông b) Đê dạng tường đứng bảo vệ khu dân cư, cơ sở hạ tầng, khu du lịch có diện tích đất hạn chế. Để tiết kiệm không gian mặt cắt đê thường vỡ dưới tác dụng của sóng và nước dâng do có dạng tường đứng phù hợp với những khu bão, với mặt cắt ngang đủ rộng để có thể tạo vực đặc biệt như thành phố hoặc khu vực phải ra không gian cho mục tiêu lợi dụng tổng xây dựng công trình dạng tường đứng như cầu hợp như xây dựng các cơ sở hạ tầng trên đê, cảng, bến tàu biển. Loại đê này thường gây ra nơi lánh nạn. Mặt cắt ngang của đê an toàn xói bãi trước nhiều hơn so với dạng đê mái cao có cấu tạo rất rộng, mái thoải đặc biệt là nghiêng. Tùy theo từng vị trí mà đê có thể cho mái phía trong (khoảng 1/30) với mục đích phép một lượng sóng tràn nhất định. Vì là kết giảm thiểu tác động của dòng chảy tràn qua cấu cứng nên dạng công trình này yêu cầu địa đê (do vậy mà không thể gây vỡ) và đồng chất đất nền cao, cần gia cố khi đất nền không thời tạo điều kiện xây dựng các cơ sở hạ đủ sức chịu tải. tầng dân sinh trên đê. Mái đê phía trong c) Đê an toàn cao và thân thiện với môi thường được bảo vệ đơn giản, thân thiện với trường sinh thái (hình 3). Đê là dạng không môi trường phù hợp cho các mục đích dân tràn nước có mức độ an toàn cao, không thể sinh. 28
  5. Hình 3. Dạng mặt cắt ngang của đê an toàn cao, thân thiện với môi trường 4.2 Đề xuất mặt cắt ngang đê cửa sông hóa và bề rộng lấy theo tiêu chuẩn giao thông. Đê cửa sông chịu tác động tổ hợp của cả lũ Nhìn chung đê dạng này có kết cấu tương tự sông và các yếu tố biển. Đối với khu vực như đê biển. Thân đê được đắp bằng đất sét duyên hải miền Trung thì mực nước thiết kế hoặc đất thịt để gia tăng mức độ ổn định thấm. của đê cửa sông chịu ảnh hưởng nhiều của lũ Đê không cho phép nước tràn qua, tuy nhiên sông. Do vậy bên cạnh các tải trọng từ phía sóng tràn có thể cho phép ở một mức độ nhất biển (sóng, triều và nước dâng) thì khi tính định tùy theo vị trí. Mái đê phía đồng do vậy toán thiết kế đê cửa sông cần phải đặc biệt có thể được bảo vệ bằng các kết cấu đơn giản xem xét đầy đủ các ảnh hưởng của dòng chảy hoặc trồng cỏ. sông, đặc biệt là đối với đoạn nằm sâu hơn b) Đê cho phép nước tràn qua. Đây là dạng trong đất liền. Khác với đê biển, đê cửa sông mặt cắt của đê ngăn mặn mùa khô nhưng cho có thời gian ngâm nước kéo dài do vậy các phép lũ nội đồng tràn qua đê tăng khả năng vấn đề ổn định thấm qua nền và thân đê cũng tiêu thoát lũ ra biển. Do vậy đê có cao trình cần được quan tâm. Ở nhiều nơi cửa sông có khá thấp và được lấy chủ yếu theo đặc điểm cấu tạo địa chất là các lớp trầm tích dày, yếu thủy triều của từng khu vực. Về mặt kết cấu do vậy vấn đề xử lý nền đê và lựa chọn mặt thì đê cần được gia cố chống xói cả ba mặt cắt ngang với dạng kết cấu phù hợp cũng là đảm bảo được nước tràn từ phía đồng và sóng một vấn đề quan trọng trong thiết kế. tràn ở mức độ nhất định từ phía biển. Do thân Đặc biệt trong vùng nghiên cứu đê cửa đê làm việc trong điều kiện chênh lệch mực sông ở một số nơi còn cho phép nước tràn qua nước không cao do vậy yêu cầu ổn định thấm đỉnh để tăng khả năng tiêu thoát lũ nội đồng. của đất đắp không cao so với loại đê không Kết cấu gia cố trên mặt cắt ngang đê do vậy tràn nước. cũng cần phải được lựa chọn thích hợp để c) Đê cửa sông trên nền đất yếu (hình 4). chịu được dòng chảy tràn. Đây là dạng mặt cắt ngang áp dụng cho đê Ngoài ra đối với các cửa sông lớn, sóng do đắp mới ở ven vùng vịnh, đầm phá trên nền gió và sóng thứ cấp do tàu thuyền qua lại (khi đất trầm tích yếu, nơi không có sẵn nguồn lưu lượng tàu thuyền lưu thông lớn) có thể tạo đất đắp có chất lượng cho thân đê. Kết cấu hiệu ứng đáng kể tác động lên đê. Vấn đề này thân đê thường được gia cố thêm (chẳng hạn cũng cần được quan tâm đúng mức vì đây có bằng vải địa kỹ thuật) nhằm đẩy nhanh cố thể là nguyên nhân trực tiếp gây xói mái phía kết, tăng cường độ, giảm lún. Ngoài ra dạng ngoài dẫn đến hư hỏng đê. mặt cắt ngang của đê này thường có cấu tạo Các dạng mặt cắt ngang điển hình của đê phù hợp với việc thi công nhiều đợt, nhiều cửa sông được tóm tắt như sau: giai đoạn nhằm chờ cố kết. Tuy nhiên do a) Đê không cho phép nước tràn qua, đỉnh mức độ kiên cố dạng mặt cắt này không cao, đê kết hợp đường giao thông. Đây là dạng đê vì vậy chỉ nên dùng bảo vệ cho những vùng bảo vệ khu vực dân sinh, kinh tế quan trọng sản xuất nông nghiệp có giá trị thấp, không vùng cửa sông. Kết cấu đỉnh đê được cứng có dân cư. 29
  6. Hình 4 Đê cửa sông đắp mới trên nền đất yếu, nơi không có đất tại chỗ để đắp đê 5. Kết luận và kiến nghị nhằm giải quyết hài hòa các xung đột lợi ích Tính chất phức tạp của các yếu tố động lực trong xây dựng đê biển ở vùng nghiên cứu học cùng với sự đa dạng và xung đột lợi ích cũng cần được xem xét một cách thấu đáo và của các hoạt động dân sinh kinh tế ven biển toàn diện hơn. Cần xem đây là tiêu chí quan vùng duyên hải miền Trung đang thực sự là trọng trong đánh giá tính hợp lý của các giải một thách thức to lớn đối với công tác thiết kế pháp về mặt cắt ngang đê biển. xây dựng đê biển ở nước ta. Trong phạm vi + Các nghiên cứu trong thời gian tới về mặt nghiên cứu, vấn đề đề xuất mặt cắt ngang đê cắt ngang đê biển trong khu vực nghiên cứu, biển hợp lý đã được giải quyết và đưa ra các đặc biệt là đối với đê cửa sông, đê trong vùng dạng mặt cắt ngang điển hình áp dụng cho các vịnh và đầm phá cần phải mang tính hệ thống, tỉnh ở khu vực nghiên cứu. Các dạng mặt cắt gắn kết chặt chẽ với quy hoạch không gian ngang đề xuất cho các tỉnh trong vùng nghiên các tuyến đê và quy hoạch vùng bảo vệ của đê cứu đã có sự gắn kết với các điều kiện biên trong đó bao gồm cả những cồn cát, đụn cát tự cũng như điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của nhiên ven biển. từng vùng và đặc biệt là điều kiện làm việc + Để phục vụ tốt hơn nữa cho công tác đặc thù của từng loại đê biển. thiết kế xây dựng đê ở vùng cửa sông vùng Nghiên cứu đã tiến hành phân loại và đề duyên hải miền Trung, cần có thêm những xuất các dạng mặt cắt ngang điển hình đối với nghiên cứu để làm rõ hơn về quy luật và đặc đê trực diện với biển (3 loại) và đê vùng cửa điểm của các quá trình động lực học và hình sông (3 loại). Phương pháp xác định cao trình thái chi phối ở khu vực này (đặc biệt là các đê cửa sông hợp lý đã bước đầu giải quyết vấn đề liên quan đến tương tác giữa dòng chảy được bài toán lựa chọn cao trình đê cửa sông sông và các yếu tố biển). tối ưu về mặt kinh tế và làm cơ sở cho các + Để xác định phạm vi áp dụng tiêu chuẩn nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu cũng đã thiết kế đê biển, đê cửa sông thì phải xác định hoàn tất việc nghiên cứu thí điểm xác định cao được ranh giới giữa đê sông và đê cửa sông. trình đê tối ưu về mặt kinh tế cho hệ thống đê Đây là vấn đề phức tạp vì ranh giới này phụ cửa sông hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ, làm ví thuộc rất lớn vào tổ hợp các điều kiện biên lũ dụ minh họa cho việc áp dụng phương pháp sông, triều cường, nước dâng do bão, nước luận đã nêu [4]. Qua quá trình nghiên cứu, đề tài biển dâng cũng như điều kiện địa hình lòng cũng đã kiến nghị số vấn đề cần tiếp tục được sông, hình thái cửa sông và công trình trên xem xét đối với đê biển miền Trung như sau: sông. Do vậy cần có những nghiên cứu sâu + Vấn đề lợi dụng tổng hợp đa mục tiêu hơn về vấn đề này. 30
  7. Tài liệu tham khảo 1. Quy phạm phân cấp đê QPTL.A6-77 Vụ kỹ thuật -1977. 2. Tiêu chuẩn “Hướng dẫn thiết kế đê biển ”14 TCN 130-2002, Hà Nội 2002. 3. Tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho Chương trình củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển ban hành kèm theo quyết định 57 /QĐ-BNN-KHCN, ngày 8-1-2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4. Các báo cáo chuyên đề và báo cáo tổng kết đề mục của đề tài “Nghiên cứu, đề xuất mặt cắt ngang đê biển hợp lý và phù hợp với điều kiện từng vùng từ Quảng Ngãi đến Bà Rịa – Vũng Tàu”, 2011. Abstract Recommendation of dike cross sections suitable for various local boundary conditions of provinces from Quang Ngai to Ba Ria – Vung Tau Recommendation of dike cross sections suitable for various local boundary conditions of provinces from Quang Ngai to Ba Ria – Vung Tau is an important subproject under Scientific Technology Program of MARD to rehabilitate and upgrade sea dike and hydraulic structures at estuary and coastal areas (Phase II). The subproject is focusing on proposing of dike cross sections suitable for various local boundary conditions of provinces from Quang Ngai to Ba Ria – Vung Tau. Together with proposal safety standard and accompanying boundary conditions, which are part of this subproject, this will contribute to new technical design guidelines for sea dikes in Vietnam. 31