Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ kiềm đến độ bền kéo của vật liệu composite cốt sợi ngắn thủy tinh
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ kiềm đến độ bền kéo của vật liệu composite cốt sợi ngắn thủy tinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_nong_do_kiem_den_do_ben_keo_cua_vat.pdf
Nội dung text: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ kiềm đến độ bền kéo của vật liệu composite cốt sợi ngắn thủy tinh
- NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ KIỀM ĐẾN ĐỘ BỀN KÉO CỦA VẬT LIỆU COMPOSITE CỐT SỢI NGẮN THỦY TINH TO STUDY THE EFFECT OF ALKALI CONCENTRATION TO THE TENSILE STRENGTH OF SHORT FIBER REINFORCED COMPOSITE MATERIAL OF GLASS PGS. TS Đỗ Thành Trung, Lưu Văn Tiến Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, mẫu thử độ bền kéo bằng vật liệu composite nền nhựa poliamid cốt sợi ngắn thủy tinh 30% (PA66-30GF) được chế tạo theo tiêu chuẩn ISO – 527, sau đó đem mẫu thử ngâm trong dung dịch kiềm có nồng độ pH=7,0; pH=8,0; pH=9,5; pH=11,5; pH=12,5 và pH=13,0 trong khoảng thời gian là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng và 5 tháng. Sau khoảng thời gian ngâm trên, các mẫu thử được kiểm tra độ bền kéo trên máy thử kéo Instron Series 3367. Các kết quả cho thấy, cùng một khoảng thời gian như nhau, nồng độ pH càng tăng thì mẫu ngâm trong dung dịch có độ bền kéo càng giảm. Trong cùng nồng độ pH, thời gian ngâm càng lâu, thì độ bền kéo của vật liệu càng giảm. Mức độ giảm của độ bền kéo phụ thuộc vào tùy từng nồng độ pH và thời gian ngâm. Từ khóa: Độ bền kéo, vật liệu composite, ảnh hưởng của nồng độ pH ABSTRACT In this paper, the author has developed prototype in tensile strength composite material of polyamide short glass fiber reinforced (PA66-30GF) ISO - 527 , then proceed to soak sample in solution alkaline pH levels of 7.0; pH = 8.0; pH = 9.5; ph = 11.5; pH = 12.5 and pH = 13.0 for a period of 1 month, 2 months, 3 months, 4 months and 5 months. After a soaking time on, the samples are tested on tensile pull test machine Instron series 3367. The results show that around the same time, increasing the pH then immersed in liquid form with tensile strength decreases. In the same the pH, the longer soaking time, the tensile strength of the material decreases. The extent of the reduction depends on the tensile strength depending on the pH and immersion time. Key word: Tensile strength, composite material, effect of concentration on pH 1. GIỚI THIỆU Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trong những thập niên gần đây, sự ra đời và phát triển của vật liệu composite đang chiếm một vị trí nổi trội trong các ngành công nghiệp chế tạo. Các sản phẩm được chế tạo từ vật liệu được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực và có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vật liệu composite. Trong nghiên cứu trước đây, TS. Nguyễn Nhật Trinh đã nghiên cứu ảnh hưởng của thông số chế tạo đến độ bền vật liệu polymer composite gia cường vải polyeste trên cơ sở nhựa phenolfomandehit [1]. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của các thông số công nghệ chế tạo như nhiệt độ, lực ép và tỉ phần vải nhựa nền đến độ bền cơ học của vật liệu polymer composite (PC) trên cơ sở nhựa phenolfomandehit (PF) được gia cường vải dệt thoi xơ polyeste (PET). Vải thí nghiệm: Vải làm cốt gia cường cho vật liệu PC là vải kỹ thuật kết cấu kiểu dệt thoi vân điểm do Công ty Hualon Việt Nam sản xuất, nguyên liệu 100% xơ polyeste philamăng (PET). Nhựa nền phenolfomandehit (PF) dạng novolac do Viện hóa Trung tâm ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Quân sự sản xuất. Đề tài trình bày kết quả thực nghiệm cho thấy các thông số công nghệ chế tạo nhiệt độ, lực ép và tỉ phần cấu tử ảnh hưởng đến độ bền cơ học vật liệu PC gia cường vải polyeste trên cơ sở nhựa PF. Sử dụng phần mềm toán học Design-Experts cho phép xác định nhanh và chính xác các thông số công nghệ chế tạo tối ưu nhằm đạt được độ bền vật liệu PC lớn nhất. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của vật liệu PC, dẫn đến yêu cầu về chất lượng cao và động thời giá thành hạ. Tận dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có, dồi dào trong 1
- nước, nghiên cứu của TS. Đào Thị Thu Loan chế tạo vật liệu composite trên nền nhựa polyethylene và mùn cưa [2]. Trong nghiên cứu này, TS. Đào Thị Thu Loan đã nghiên cứu chế tạo vật liệu composite từ mùn cưa và nhựa polyethylene tỷ trọng cao và ảnh hưởng của điều kiện gia công đến tính chất sản phẩm composite. Nghiên cứu cải thiện độ bám dính giữa nhựa nền HDPE và mùn cưa nhằm cải thiện tính năng của vật liệu bằng cách sử dụng chất tương hợp MAPE. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng mùn cưa đến tính chất sản phẩm composite, ảnh hưởng của kích thước hạt mùn cưa đến tính chất sản phẩm composite và nồng độ phụ gia ổn định nhiệt gia công tối ưu ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm composite. Bằng phương pháp thực nghiệm, người nghiên cứu đã chế tạo thành công composite nền nhựa HDPE độn trấu, mùn cưa bằng phương pháp tạo compound trong thiết bị ép đùn hai trục vít và tạo mẫu composite trong thiết bị đúc tiêm. Nhiệt độ ép đùn (vùng trộn) tối ưu là 160oC với tốc độ quay trục vít 50 vòng/phút. Nhiệt độ đúc tiêm tối ưu là 180oC ở áp suất 800 bar. Sử dụng chất tương hợp MAPE đã cải thiện độ tương hợp giữa nhựa nền và trấu, mùn cưa từ đó cải thiện các tính chất cơ lý của composite trấu, mùn cưa như độ bền kéo, độ bền uốn và độ bền va đập cũng như độ kháng nước. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì yêu cầu của các sản phẩm từ PC ngày càng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và nguyên vật liệu hơn. Đề tài “Nghiên cứu, chế tạo vật liệu composite trên cơ sở nhựa polylefin và bột gỗ, ứng dụng làm vật liệu xây dựng, kiến trúc nội - ngoại thất”[3] được TS. Nguyễn Vũ Giang - Viện Kỹ thuật nhiệt đới thực hiện năm 2013. Theo TS. Nguyễn Vũ Giang, ở trong nước cũng đã có một số công trình sử dụng vật liệu này để chế tạo vật liệu xanh thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, do bột gỗ chưa được xử lý trước, nên khả năng tương tác với nền nhựa chưa tốt, sản phẩm vẫn có độ hút nước cao. Nếu sử dụng phương pháp truyền thống (ép sâu, tạo lớp liên tục ), chỉ chế tạo được các vật liệu có hình dạng đơn giản, không chế tạo được các vật liệu có các hình dạng phức tạp: Mặt cong, độ rỗng, hay vật liệu trang trí nội thất, chi tiết phụ tùng ôtô và các vật liệu khác, như vỏ tivi Đề tài đã sử dụng thành công khâu mạch, vật liệu nano gia cường, phụ gia, nano silica làm tăng tính kết dính giữa 2 pha của vật liệu là bột gỗ và nhựa bằng những chất biến tính bề mặt, cho phép sản phẩm có thể điều chỉnh theo yêu cầu sử dụng. Cùng với việc lưới hóa nhựa nền, hình thành các liên kết ngang giữa các phân tử nhựa nền và bột gỗ, giúp tăng các tính chất của vật liệu composite và độ bền thời tiết của vật liệu. Với lịch sử phát triển phong phú của mình, vật liệu composite đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới biết đến. Với xu thế phát triển bền vững, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, nhóm nghiên cứu Wan Azizah Wan Abdul Rahman, Lee Tin Sin, Abdul Razak Rahma [4] đã nghiên cứu chế tạo khung cửa sổ với thiết kế rỗng bằng vật liệu composite. Để năng cao chất lượng sản phẩm, ngoài việc nghiên cứu, pha trộn giữa hai thành phần chính là nền và cốt, các nhà chế tạo còn nghiên cứu đến quá trình phun ép chế tạo sản phẩm. Trong nghiên cứu của Hamdy Hassan, Nicolas Regnier, Guy Defaye [5] đã nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí các cổng làm lạnh đến năng suất, chất lượng sản phẩm trong quá trình ép phun. Sau khi nghiên cứu phương pháp chế tạo nhằm năng cao chất lượng sản phẩm, các nhà khoa học còn nghiên cứu các ảnh hưởng của điều kiện sử dụng nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng và đưa ra khuyến cáo để khai thác, sử dụng sản phẩm hiệu quả nhất. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ bền kéo của vật liệu copomsite nền ABS cốt sợi ngắn thủy tinh và hạt thủy tinh được nghiên cứu bởi S. Hashemi [6] cho thấy khi nhiệt độ tăng tuyến tính, thì ứng suất kéo cũng như mô đun đàn hồi giảm. Tỷ lệ giảm của ứng suất và mô đun đàn hồi tùy thuộc vào tỉ lệ sợi thủy tinh cũng như chiều dài sợi. Qua các công trình nghiên cứu trên, có rất nhiều công trình nghiên cứu các yếu tố đầu vào như: sự kết hợp giữa các thành phần nền và cốt theo hướng giá thành hạ, tận dụng nguồn vật liệu sẵn có, tiết kiệm năng lượng, hay các phương pháp để chế tạo các sản phẩm từ composite cho chất lượng cao. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu nhằm nâng cao tuổi thọ của sản phẩm chế tạo từ composite bởi các tác động từ các yếu tố môi trường và thời gian sử dụng. Trong nghiên cứu này, sự ảnh hưởng của môi trường kiềm và thời gian đến độ bền kéo của vật liệu composite sẽ được nghiên cứu chi tiết. Từ kết quả nghiên cứu ta có thể tìm ra nguyên nhân của quá trình đồng thời 2
- làm cơ sở để tìm ra phương pháp nhằm tăng thêm độ bền kéo của vật liệu PC. Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ kiềm đến độ bền kéo của vật liệu composite cốt sợi ngắn thủy tinh” sẽ nghiên cứu sự thay đổi về độ bền kéo của vật liệu PC khi làm việc trong môi trường có nồng độ kiềm khác nhau theo mức thời gian khác nhau. Từ kết quả nghiên cứu ta có thể tìm ra nguyên nhân của quá trình đồng thời làm cơ sở để tìm ra phương pháp nhằm tăng thêm độ bền kéo của vật liệu PC. 2. MÔ PHỎNG VÀ THÍ NGHIỆM Trong nghiên cứu này, vật liệu composite nền nhựa poliamid cốt sợi ngắn thủy tinh (PA66- 30GF) được chế tạo thành mẫu thử kéo theo tiêu chuẩn ISO 527 với hình dạng và kích thước như như hình 1 [7], để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ kiềm đến độ bền kéo, các mẫu thử được ngâm trong dung dịch kiềm có nồng độ pH=7,0; pH=8,0; pH=9,5; pH=11,5; pH=12,5 và pH=13,0 trong khoảng thời gian là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng và 5 tháng. Hình 1: Mẫu thử kéo theo tiêu chuẩn ISO 527 Sau khoảng thời gian trên, tiến hành kiểm tra độ bền kéo của mẫu thử kéo trên máy thử kéo Instron Series 3367 với điều kiện thí nghiệm: Độ ẩm 55%, nhiệt độ phòng 25oC, tốc độ kéo là 50 mm/phút và chiều dài kẹp là 110 – 115 (mm). Từ các kết quả thử kéo ta, tiến hành thu thập xử lí số liệu tính toán giá trị lực kéo lớn nhất, độ giãn dài, dung sai lớn nhất và nhỏ nhất như hình 2 3
- Hình 2: Biểu đồ kéo mẫu có nồng độ pH=7,0 sau 3 tháng Ngoài ra, để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ pH đến cấu trúc của vật liệu, tiến hành chụp ảnh mẫu thử kéo dưới kính hiển vi điện tử quét SEM Jeol 5410 LV để phân tích bề mặt của mẫu như hình 3 Hình 3: Kính hiển vi điện tử quét SEM Jeol 5410 LV 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH Qua quá trình thử kéo mẫu, lực kéo lớn nhất được tổng hợp như bảng 4.1. Nhìn chung, khi nồng độ kiềm tăng từ pH=7,0 đến pH=13,0 thì lực kéo lớn nhất của vật liệu comsite PA66-30GF giảm xuống đáng kể và mức độ thay đổi phụ thuộc vào từng thời gian ngâm. Bên cạnh đó, khi cùng nồng độ pH, thời gian ngâm càng lâu thì lực kéo lớn nhất cũng giảm gần như tuyến tính như bảng 1 4
- Bảng 1: Tổng hợp kết quả kéo mẫu PA66-GF30 (kgf) Nồng độ 7,0 8,0 9,5 11,5 12,5 13,0 Thời gian (tháng) 1 67,97 66,34 66,20 63,93 63,61 63,46 2 66,63 64,91 64,37 62,43 61,64 60,34 3 65,29 63,48 62,53 60,94 59,68 57,23 4 63,95 62,05 60,70 59,44 57,71 54,12 5 62,61 60,63 58,86 57,94 55,74 51,00 3.1 Khảo sát sự ảnh hưởng theo thời gian Từ số liệu thực nghiệm, dùng phần mềm SigmaPlot 8.0 vẽ biểu đồ biễu diễn mối quan hệ giữa ứng suất kéo theo thời gian như hình 4 Hình 4: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi ứng suất kéo mẫu thử kéo PA66-30GF theo thời gian Từ số liệu thực nghiệm, biểu đồ hình 4, kết hợp với phương pháp bình phương nhỏ nhất, ta tìm được phương trình hồi quy theo thời gian ngâm như sau: (1) Thời gian 1 tháng y()c 0,858x 73,703 (2) Thời gian 2 tháng y()c 1,019x 72,967 (3) Thời gian 3 tháng y()c 0,7982x 70,613 (4) Thời gian 4 tháng y()c 1,169x 73,656 (5) Thời gian 5 tháng y()c 1,755x 74,001 5
- 3.2 Khảo sát sự ảnh hưởng theo nồng độ pH Từ số liệu thực nghiệm, dùng phần mềm SigmaPlot 8.0 vẽ biểu đồ biễu diễn mối quan hệ giữa ứng suất kéo theo nồng độ pH như hình 5 Hình 5: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi ứng suất kéo mẫu thử kéo PA66-30GF theo nồng độ Từ số liệu thực nghiệm, biểu đồ hình 5, kết hợp với phương pháp bình phương nhỏ nhất, ta tìm được phương trình hồi quy theo nồng độ pH như sau: (7.0) Nồng độ pH=7,0 y()c 1,34x 69,31 (8.0) Nồng độ pH=8,0 y()c 1,428x 67,766 (9.5) Nồng độ pH=9,5 y()c 1,834x 68,334 (11.5) Nồng độ pH=11,5 y()c 1,498x 65,43 (12.5) Nồng độ pH=12,5 y()c 1,968x 65,58 (13) Nồng độ pH=13,0 y()c 3,113x 66,569 Kết quả này có nhiều điểm chung với công trình nghiên cứu trước đó của tác giả Nguyễn Nhật Trinh Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong bài “Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số chế tạo đến độ bền vật liệu polymer compozit gia cường vải polyester trên cơ sở nhựa phenolformandehit” được đăng trên Tạp Chí Khoa Học Và Công Nghệ Các Trường Đại Học Kỹ Thuật – Số 70-2009. Để làm rõ nguyên nhân của hiện tượng trên, ta xét mẫu thử kéo ngâm trong dung dịch kiềm có nồng độ pH=13,0. Sau thời gian ngâm 1 tháng, ứng suất kéo giảm còn 30,39 (MPa), giảm 9,1% so với ứng suất kéo của mẫu thử kéo ban đầu. Điều này xảy ra là do dung dịch kiềm làm giảm mối liên kết giữa mặt phân chia pha dẫn đến độ bền kéo của vật liệu giảm. Đồng thời, trong môi trường kiềm, do PA có chứa nhóm chức ester, dưới tác động của dung dịch kiềm nhóm ester sẽ bị xà phòng hóa và đứt mạch hòa tan vào dung dịch chủ yếu ở lớp bề mặt tiếp xúc làm giảm độ bền kéo của vật liệu. Sau thời gian ngâm 2 tháng, ứng suất kéo giảm còn 29,3 (MPa), giảm 3,59% so với ứng suất kéo sau thời gian ngâm 1 tháng. Từ số liệu trên chứng tỏ quá trình xà phòng hóa vẫn tiếp tục diễn ra, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với thời gian 1 tháng. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm của ứng suất kéo ở thời gian 3 tháng chỉ giảm 0,65% so với tháng thứ hai đã cho thấy, trong khoảng thời gian này, ứng suất kéo giảm không đáng kể. Điều này không có nghĩa là quá trình bị xà phòng hóa không diễn ra mà do sau thời gian ngâm trong dịch 2 tháng, những nhấp nhô bề mặt, bọt khí 6
- đã bị quá trình xà phòng hóa san bằng nên sự thay đổi của ứng suất kéo giảm không đáng kể so với mẫu thử kéo ở tháng thứ hai. Ngược lại, sau thời gian ngâm trong dung dịch 4 tháng, ta thấy ứng suất kéo giảm lại bắt đầu giảm mạnh (giảm 4,73% so với tháng thứ ba). Kết quả này là do quá trình xà phòng hóa diễn ra khắp bề mặt vật liệu. Ứng suất kéo của mẫu thử kéo giảm mạnh xuống còn 24,23 (MPa) sau thời gian ngâm 5 tháng, giảm 12,59% so với mẫu thử kéo 4 tháng và giảm 27,53% so với mẫu thử kéo ban đầu. Điều này chứng tỏ quá trình xà phòng hóa diễn ra vô cùng mạnh mẽ và xâm nhập sâu vào bên trong vật liệu. 3.3 Phân tích bề mặt mẫu thử kéo dưới kính hiển vi điện tử quét SEM Jeol 5410 LV Để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ pH đến cấu trúc của vật liệu, tiến hành chụp ảnh mẫu thử kéo dưới kính hiển vi điện tử quét SEM Jeol 5410 LV để phân tích bề mặt của mẫu. Quan sát ảnh SEM ở hình 6 ta có thể thấy vật liệu composite PA66-30GF sau khi ngâm trong dung dịch có nồng độ pH=13,0 trong thời gian 1 tháng thì trên bề mặt tế vi của vật liệu nhẵn hơn và rõ hơn không còn các sợi tua bám trên bề mặt so với bề mặt tế vi chưa qua xử lý. Điều này chứng minh trong quá trình ngâm vật liệu qua dung dịch NaOH, quá trình xà phòng hóa xảy ra mạnh mẽ làm mài mòn các nhấp nhô trên bề mặt, đồng thời xâm nhập vào bên trong cấu trúc của vật liệu. Chính vì vậy, khi đó độ bền kéo của vật liệu giảm xuống rõ rệt. Hình 6: Ảnh SEM bề mặt trước và sau khi ngâm trong dung dịch pH=13-1 tháng a) mẫu chưa ngâm b) mẫu pH=13 – 1 tháng So sánh ảnh SEM trên hình 7 ta có thể thấy vật liệu composite PA66-30GF sau khi ngâm trong dung dịch có nồng độ pH=7,0 trong thời gian 5 tháng thì trên bề mặt tế vi của vật liệu nhẵn hơn và rõ hơn không còn các sợi tua bám trên bề mặt so với bề mặt tế vi chưa qua xử lý. Điều này chứng minh trong quá trình ngâm vật liệu, nước cũng làm giảm mối liên kết giữa mặt phân chia pha dẫn đến đô bền kéo của vật liệu giảm. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này này không đáng kể. Hình 7: Ảnh SEM bề mặt trước và sau khi ngâm trong dung dịch pH=7,0 - 5 tháng b) mẫu pH=7 – 5 tháng a) mẫu chưa ngâm So sánh ảnh SEM trên hình 8 ta có thể thấy vật liệu composite PA66-30GF sau khi ngâm trong dung dịch có nồng độ pH=7,0 trong thời gian 5 tháng và dung dịch pH=13,0 trong thời gian 1 7
- tháng thì trên bề mặt tế vi của vật liệu nhẵn hơn, rõ hơn không còn các sợi tua bám trên bề mặt so với bề mặt tế vi chưa qua xử lý và có đô bền kéo gần bằng nhau. Điều này chứng vật liệu composite PA66-30GF chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi dung dịch kiềm. Hình 8: Ảnh SEM bề mặt sau khi ngâm trong dung dịch pH=13-1 tháng và pH=7,0-5 tháng b) mẫu pH=13 – 1 tháng b) mẫu pH=7 – 5 tháng 4. KẾT LUẬN Trong bài báo này, mẫu thử kéo từ vật liệu composite PA66-30GF đã được chế tạo theo tiêu chuẩn ISO 527 và tiến hành ngâm trong dung dịch kiềm có nồng độ pH=7,0; pH=8,0; pH=9,5; pH=11,5; pH=12,5 và pH=13,0 trong khoảng thời gian là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng và 5 tháng sau đó tiến hành kiểm tra độ bền kéo của mẫu, các kết luận đã được rút ra: o Ở cùng một khoảng thời gian như nhau, nồng độ pH càng tăng thì mẫu ngâm trong dung dịch có độ bền kéo càng giảm. o Tùy thuộc vào nồng độ pH khác nhau, mà mức giảm độ bền kéo của vật liệu cũng khác nhau. o Trong cùng nồng độ pH, thời gian ngâm càng lâu, thì độ bền kéo của vật liệu càng giảm o Mức độ giảm của độ bền kéo tùy thuộc vào thời gian ngâm. Trong giai đoạn tiếp theo, đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng của thành phần sợi thủy tinh, sự ảnh hưởng của chiều dài sợi thủy tinh và sự ảnh hưởng của các thành phần phụ gia khác đến sức bền kéo của vật liệu composite. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Nhật Trinh. Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số chế tạo đến độ bền vật liệu polymer composite gia cường vải polyeste trên cơ sở nhựa phenolfomandehit. Tạp chí Khoa học và Công Nghệ các trường Đại học Kỹ thuật, số 70, 2009. [2] Đào Thị Thu Loan, Trần Thị Thu Hằng. Nghiên cứu chế tạo vật liệu composite trên nền nhựa polyethylene và mùn cưa. Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật trường ĐH Đà Nẵng, 2013. [3] Nguyễn Vũ Giang. Nghiên cứu, chế tạo vật liệu composite trên cơ sở nhựa polylefin và bột gỗ, ứng dụng làm vật liệu xây dựng, kiến trúc nội - ngoại thất. Viện Kỹ thuật nhiệt đới, 2013. [4] Wan Azizah Wan Abdul Rahman, Lee Tin Sin, Abdul Razak Rahmat. Injection moulding simulation analysis of natural fiber composite window frame. Journal of materials processing technology, 197 (2008) 22–30. [5] Hamdy Hassan, Nicolas Regnier, Guy Defaye. A 3D study on the effect of gate location on the cooling of polymer by injection molding. International Journal of Heat and Fluid Flow, Volume 30, Issue 6, December 2009, Pages 1218 – 1229. [6] S. Hashemi. Effect of temperature on tensile properties of injection molded short glass fibre and glass bead filled ABS hybrids. London Metropolitan Polymer Centre, London Metropolitan University, 20 July 2015. 8
- [7] TCVN 4501-4 :2009 XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 9
- BÀI BÁO KHOA HỌC THỰC HIỆN CÔNG BỐ THEO QUY CHẾ ĐÀO TẠO THẠC SỸ Bài báo khoa học của học viên có xác nhận và đề xuất cho đăng của Giảng viên hướng dẫn Bản tiếng Việt ©, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH và TÁC GIẢ Bản quyền tác phẩm đã được bảo hộ bởi Luật xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nghiêm cấm mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phát tán nội dung khi chưa có sự đồng ý của tác giả và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. ĐỂ CÓ BÀI BÁO KHOA HỌC TỐT, CẦN CHUNG TAY BẢO VỆ TÁC QUYỀN! Thực hiện theo MTCL & KHTHMTCL Năm học 2016-2017 của Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.